4 con đường dẫn đến Chân Lý.

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Chùa Phước Thành

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 6 2013
Bài viết
121
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mưu ni Phật.

Kính thưa các bậc Tôn Túc trên diễn đàn, và Quý Đạo hữu.

Hôm nay, chúng con những người tu học ở Chùa Phước Thành, kính gửi đến quý vị, một chủ đề nhỏ.- Chủ yếu là để được "tâm sự", và học hỏi nơi các Bậc thiện Tri thức, ngỏ hầu tự điều chỉnh định hướng tu trì và tìm về đúng nơi cần đến trên lộ trình Tu nhân- Thành Phật.

Đó là Chủ đề:

[MOVUP]4 CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN CHÂN LÝ.[/MOVUP]

Kính mong được các Bậc thiện Tri thức, từ bi góp ý, chia sẻ trong tinh thần Kiến hòa đồng giải.

Kính.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/congivuihon_zpsec79e129.jpg"].





























....
[/NEN]
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Xin mở đầu bằng bài thơ của soạn giả Huyền Linh, sông Hậu:
[MOVUP]BỐN CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN CHÂN LÝ[/MOVUP]
<p style="padding-left: 56px;"><I>Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Sau khi thành đạo, ngài đi cứu đời
Khởi đầu ngài đến Vườn Nai
Tìm năm người bạn cùng ngài tu xưa.
Kiều Trần Như kính cẩn thưa
Cần cầu học pháp chơn thừa giải mê
Phật đà hoan hỷ vào đề
Ấy pháp Tứ Đế nói về bốn chơn
Khổ, Tập, Diệt, Đạo quả nhơn
Tập nhơn, Khổ quả mỏi mòn tử sinh
Luân hồi sáu nẻo linh đinh
Đạo nhơn, Diệt quả được sinh Niết Bàn
Hết khổ hết kiếp lầm than
Mới hay Tứ Đế pháp này diệu thay
"Tứ Diệu Đế" pháp là thầy
Các Thánh đệ tử từ nay tu thành
"Tứ Thánh Đế" ấy pháp lành
Là người con Phật nên hành theo đây.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kính mời quí vị tiếp theo tùy ý.
<span></span>
 

Chùa Phước Thành

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 6 2013
Bài viết
121
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Chân Lý là gì ?

Kính cảm ơn Quý Đạo hữu hoatihon, ĐH Tuấn Tú đã vào khuyến khích.

Vâng. Trước khi vào chủ đề. Chúng con kính mong được quý vị góp ý:

* Thế nào là CHÂN LÝ (trong Đạo Phật) ?

* Thế nào là CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN CHÂN LÝ (của Đạo Phật) ?

Kính.
 

Thế Hùng

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 10 2012
Bài viết
422
Điểm tương tác
196
Điểm
43
Kính cảm ơn Quý Đạo hữu hoatihon, ĐH Tuấn Tú đã vào khuyến khích.

Vâng. Trước khi vào chủ đề. Chúng con kính mong được quý vị góp ý:

* Thế nào là CHÂN LÝ (trong Đạo Phật) ?

* Thế nào là CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN CHÂN LÝ (của Đạo Phật) ?

Kính.

Kính lễ Thầy "chùa Phước Thành" !

Trước hết chúng con xin cám ơn Thầy đã mở chủ đề này.

Thưa Thầy _ theo chúng con _ mọi người ai cũng tự định nghĩa cho mình một Chân lý, thì Chân lý vô cùng đa dạng. Bây giờ chúng ta bỏ qua "Chân Lý của thiên hạ", chúng ta gói gọn lại CHỈ TRONG ĐẠO PHẬT.

Về câu hỏi 1 :

* Thế nào là CHÂN LÝ (trong Đạo Phật) ?

_ Phật tử là người đi tìm Chân Lý trong khi chưa hề biết Chân Lý là gì !
_ Không biết thì làm sao định nghĩa ? Qua những bài học giáo lý chăng ?
_ Trong đạo Phật chỉ có một Chân Lý duy nhất hay là nhiều Chân Lý ? Lý do ?

Trên đây là những câu hỏi "ăn theo" câu hỏi 1, kính xin Thầy và các bậc tiền bối giải nghi cho chúng con.

Kính !
 
P

phamvandung57

Guest
Trả lời Chùa Phước Thành

Kính lễ Thầy "chùa Phước Thành" !

Trước hết chúng con xin cám ơn Thầy đã mở chủ đề này.

Thưa Thầy _ theo chúng con _ mọi người ai cũng tự định nghĩa cho mình một Chân lý, thì Chân lý vô cùng đa dạng. Bây giờ chúng ta bỏ qua "Chân Lý của thiên hạ", chúng ta gói gọn lại CHỈ TRONG ĐẠO PHẬT.

Về câu hỏi 1 :

* Thế nào là CHÂN LÝ (trong Đạo Phật) ?

_ Phật tử là người đi tìm Chân Lý trong khi chưa hề biết Chân Lý là gì !
_ Không biết thì làm sao định nghĩa ? Qua những bài học giáo lý chăng ?
_ Trong đạo Phật chỉ có một Chân Lý duy nhất hay là nhiều Chân Lý ? Lý do ?

Trên đây là những câu hỏi "ăn theo" câu hỏi 1, kính xin Thầy và các bậc tiền bối giải nghi cho chúng con.

Kính !

Chân Lý chẳng bao giờ được nói ra. Đã nói ra được thì chẳng phải Chân Lý
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/KINHLE_zps6ee0612f.jpg"].








































....
[/NEN]
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào các Bạn chùa Phước Thành,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->Chào bạn Thế Hùng,
Chào tất cả các Bạn,

d/đ xin góp ý.

* Thế nào là CHÂN LÝ (trong Đạo Phật) ?

Vì d/đ hiểu Chân Lý là nền tảng. Cho nên, chúng ta đi tìm Chân Lý của đạo Phật là chúng ta đi tìm một nền tảng vững chắc để tiến tu Phật Pháp. Và nền tảng vững chắc - để từ đó chúng ta tiến tu Phật Pháp - không bị trở ngại là phải thoát _ ra khỏi cõi trần.

Vì như lời đức Phật Thích Ca giảng trong quyển 2 kinh Thủ Lăng Nghiêm thì chỉ có các vị A-la-hán tu theo Phật đạo - ra khỏi cõi trần, vào Bồ tát thừa - tu tập tiếp để đạt quả Vô thượng Bồ đề.

Còn các vị Bất-hồi-tâm-độn-a-la-hán tu theo pháp các vị trời. Nghĩa là từ cõi trần tiến tu lên - không tu thoát khỏi cõi trần - thì vẫn có lúc phải trở vào lại vòng luân hồi.

Và theo chỗ d/đ học hiểu - thì CHÂN LÝ (trong Đạo Phật) chỉ có một. Nhưng phương tiện giúp chúng ta đi tìm CHÂN LÝ (trong Đạo Phật) thì lại rất nhiều. Cho nên, chúng ta tha hồ lựa chọn.


Còn bạn Thế Hùng nói : “Phật tử là người đi tìm Chân Lý trong khi chưa hề biết Chân Lý là gì !” Thì quả thật là buồn muốn rơi nước mắt…

Vì chỗ hiểu của d/đ là do từ sự tìm hiểu những bài học giáo lý của đức Phật Thích Ca và một vài vị Tổ được truyền thừa y bát - nhiều nhất là Tổ Huệ Năng. Cho nên, đối với d/đ tìm hiểu giáo lý của đức Phật Thích Ca - là điều căn bản của người tu học Phật đạo



* Thế nào là CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN CHÂN LÝ (của Đạo Phật)

Theo chỗ học hiểu của d/đ - thì con đường dẫn đến Chân Lý (của Đạo Phật) là lời dạy cách tu thoát cõi trần - qua sông sanh tử.

d/đ hiểu như vậy. Xin chia sẻ,
Thân kính
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính lễ quý thầy, quý sư-cô cùng các bậc trên trước !
Kính thưa, các bậc trên trước đã cho phép thì con xin được trình bày là :
* Thế nào là CHÂN LÝ (trong Đạo Phật) ?
- Thưa, nói về sự thật của các pháp, là chân lý trong Đạo Phật.
_ Phật tử là người đi tìm Chân Lý trong khi chưa hề biết Chân Lý là gì !
_ Không biết thì làm sao định nghĩa ? Qua những bài học giáo lý chăng ?
- Thưa, Nếu biết được thật thể của các Pháp thì sẽ định nghĩa được chân lý, mà đôi khi, không đòi hỏi phải học giáo lý.

_ Trong đạo Phật chỉ có một Chân Lý duy nhất hay là nhiều Chân Lý ? Lý do ?
- Thưa, trong Đạo Phật chỉ có một (chân lý là sự thật). Đã là sự thật của chân lý thì không có lý do.
bangtam đã thưa xong, kính xin được chỉ dạy.
bangtam xin hết lời.

Kính
bangtam
 

Chùa Phước Thành

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 6 2013
Bài viết
121
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Tổng hợp Khái Niệm Chân Lý.

Kính thưa Quý Thiện Tri Thức.

Vâng. Chúng con xin tập hợp lại những Khái Niệm Chân Lý đã được nêu ra:

1. Tứ Thánh Đế là Chân lý chắt thật của Đạo Phật ( tuấn Tú)

2. Trong đạo Phật chỉ có một Chân Lý duy nhất hay là nhiều Chân Lý ? Lý do ? (Thế Hùng)

3. Chân Lý chẳng bao giờ được nói ra. Đã nói ra được thì chẳng phải Chân Lý (Phạm văn Dũng 57)

4. CHÂN LÝ (trong Đạo Phật) chỉ có một. Nhưng phương tiện giúp chúng ta đi tìm CHÂN LÝ (trong Đạo Phật) thì lại rất nhiều. (cô Diệu Đức)

5. Nếu biết được thật thể của các Pháp thì sẽ định nghĩa được chân lý, mà đôi khi, không đòi hỏi phải học giáo lý.(Băng Tâm).

Chúng con xin được cảm ơn một mùa bội thu Tri Thức giải thoát.
Kính thưa quý Vị. Riêng đối với hai câu trả lời của Ngài Thế Hùng và ngài phamvandung57 có những điểm đặc biệt hơn, nên chúng con kính xin các ngài cho phép chúng con thay lời quý ngài mà nói rõ hơn, nếu có gì chưa phải, kính xin quý Ngài vui lòng bổ túc....

Dạ:

* Đối với câu :Trong đạo Phật chỉ có một Chân Lý duy nhất hay là nhiều Chân Lý ? Lý do ? (Thế Hùng).

- Với câu hỏi này.- Chúng con được thấy trong nghi thức Hồng danh Sám hối có câu :

"Nhị đế dung thông Tam Muội Ấn".- Nghĩa là 2 Đế (tức là hai chân lý) Tục Đế và Chân Đế được dung thông không chướng ngại nhau, đó là sự ấn chứng của Tam Muội.

Như vậy, thì "dường như" trong Đạo Phật có hai Chân lý là:

a). Chân Lý về mặt Tục Đế.( hay có thể gọi là Chân Lý Tương Đối)
b). Chân lý về mặt Chân Đế. .( hay có thể gọi là Chân Lý Tuyệt Đối)

Lý do Phật dạy có hai chân lý là vì do trình độ căn cơ của chúng sanh khác nhau ,nên Phật phương tiện nói một sự việc gần giống như Chân lý, hay gọi là Chân lý bậc 1 nhằm đưa dần chúng đệ tử thưở sơ cơ. Thí dụ :phật dạy, Pháp Thập Thiện, luật Nhơn Quả, luân hồi v.v....

Kính thưa ngài Thế Hùng chúng con nói như thế có phải không ạ ?

* Đối với câu .- Chân Lý chẳng bao giờ được nói ra. Đã nói ra được thì chẳng phải Chân Lý (Phạm văn Dũng 57)

- Đối với câu đáp này. Phải chăng ý của ngài là Chân Lý Tuyệt đối, không thể nói bằng lời, mà phải thực chứng bằng THIỀN ĐỊNH ?

 

hungcom

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 8 2009
Bài viết
726
Điểm tương tác
342
Điểm
63
Kính các bậc Thiện Hữu Tri Thức ! cùng tất cả các bạn !

Xin cho hungcom được phát biểu đôi lời góp vui. Sau đây chỉ là những tư kiến nhất thời mong được chỉ giáo thêm :

1. Chân Lý chẳng bao giờ được nói ra. Đã nói ra được thì chẳng phải Chân Lý (Phạm văn Dũng 57)

Bạn phamvandung57 thường hay sử dụng "tử ngữ" (câu nói chết), bạn đọc ở đâu đó câu này _ dĩ nhiên là có phần nào đúng đắn _ nhưng khi bạn dùng riêng nó thì là BIÊN KIẾN (thấy một phía).

Chính đức Phật Thích Ca đã dùng nhiều lời lẻ thí dụ (trong suốt mấy mươi năm) để lần chỉ cho chúng ta nhận ra Chân lý. Và thực tế là rất rất nhiều đệ tử của đức Thích Ca đã nương theo lời giảng dạy của Phật mà chứng ngộ Chân Lý.

Phải biết rằng với kẻ Mê thì dù lập lại nguyên văn lời của Tổ _ nhưng không đúng lúc đúng nơi _ thì lời ấy vẫn sáo rỗng (như con két bập bẹ tiếng người). Còn bậc Giác Ngộ thì dù nói hay nín cũng vẫn không làm sai lạc ý nghĩa của Chân Lý.

Chúng ta có nhớ chăng, trong Kinh Kim Cang đức Phật có dạy "NHƯ LAI GIẢ THỊ CHƯ PHÁP NHƯ NGHĨA" (Tất cả các pháp, không pháp nào mà chẳng có chứa NHƯ) Vẫn có vị Tổ nói rằng "Gánh nước bữa củi cũng là Thiền cơ diệu dụng" kia mà ! Như thế thì phân tích tìm hiểu diễn giảng về Chân lý há có thể lìa NHƯ được hay sao ?

Cho nên khi phát biểu rằng "nói ra thì mất Chân lý rồi" là câu nói BIÊN KIẾN. Chân lý không mất đi đâu bao giờ, chỉ có tâm trí chập chờn của chúng ta "khi tỏ khi mờ" cho nên có lúc nhận ra có lúc không nhận ra đấy thôi.

2. Nếu biết được thật thể của các Pháp thì sẽ định nghĩa được chân lý, mà đôi khi, không đòi hỏi phải học giáo lý.(Băng Tâm).

hungcom tán thán câu phát biểu của chị bangtam. Thảo luận Giáo lý Phật pháp thì phải như thế, phải động não, phải nói thật lòng những suy nghĩ của mình; có như thế mới tiến bộ được. Còn cứ "vác" đại một câu, "phang" vô diễn đàn (để chứng tỏ mình không câm, mình cũng biết thưa thốt) thì không ích lợi gì cho mình cho người cả.

3. Phật tử là người đi tìm Chân Lý trong khi chưa hề biết Chân Lý là gì ! (Thế Hùng).

Vâng thưa anh Thế Hùng. Tuy chúng ta chưa biết Chân Lý, nhưng Giáo lý đạo Phật có diễn giảng đầy đủ về Chân Lý. Chúng ta học, ghi nhận rồi tu hành; với thành tâm, với kiên trì, chúng ta sẽ đi từ lý thuyết suông đến thực chứng (như những gì Phật đã dạy).

4. Trong đạo Phật chỉ có một Chân Lý duy nhất hay là nhiều Chân Lý ? Lý do ? (Thế Hùng)

Thưa anh Thế Hùng ! Theo Giáo Lý đạo Phật thì có thể nói có 3 Chân Lý mà hành giả tùy theo căn cơ của mình sẽ có thể đạt đến.

..........1. _ Chân lý thứ nhất là NHÂN VÔ NGÃ (không có TÔI), TÔI chỉ là một tập thể ngũ uẩn (Sắc, Thọ, Tưởng Hành, Thức) 5 thứ này làm cho ta lầm tưởng có một CÁI TÔI, thực ra TÔI chỉ như đụn cát trên sa mạc (do nhiều hạt cát tạm thời định hình như thế, chỉ 5 phút sau lại có một đụn cát khác gần đó) TÔI chỉ như dòng nước dưới chân cầu (dòng nước hiện tại không là dòng nước trước đây).
Học Giáo lý ta biết được điều này, nhưng bằng vào nhiều công phu hỗ trợ khác (như Thiền định, suy tư, làm công quả, cứu giúp mọi người, .....) một lúc nào đó như trái chín cây chờ cơn gió thoảng qua để rơi rụng. Trái rơi rụng dụ cho chứng quả A La Hán, đây là Chân lý thứ nhất trong đạo Phật.

.........2._ Chân lý thứ hai là PHÁP VÔ NGÃ (hay còn gọi là VẠN PHÁP HƯ HUYỄN), những Phật tử có căn cơ Đại Thừa được dạy HƯỚNG CHÚNG SINH MÀ LÀM PHẬT SỰ, ban đầu thì thấy vô vàn rối rắm khó khăn, chuốt phiền não cũng nhiều, nhưng nếu công đức đầy đủ thì sẽ nhận ra KHÔNG CÓ GÌ RỐI REN, KHÔNG CÓ GÌ PHIỀN NÃO, TẤT CẢ CHỈ LÀ HƯ ẢNH. Lúc đó hành giả sẽ được một sự an ổn bất khả tổn hoại, hành giả đã thực chứng Chân lý thứ hai của đạo Phật VẠN PHÁP HƯ HUYỄN (quả vị Bồ tát Bất thối).

.........3._ Chân lý thứ ba là Chân lý Tuyệt đối, Tuyệt đối vì không thấy CÓ HAI (sự khác biệt đối đải giữa Động và Tịnh, giữa Thanh và Trược, giữa Niết Bàn và Vô Minh, .....). Chỗ này gọi là thấy VẠN PHÁP NHƯ HUYỄN.
Thấy thế giới vô minh này tuy loạn động đó nhưng vẫn ẫn chứa cái TRẬT TỰ THANH BÌNH, tuy GIẢ HUYỄN đó nhưng vẫn có gốc CHÂN THƯỜNG.

Đến được với Chân lý thứ ba này hành giả được gọi ĐÃ TOÀN GIÁC

Chính Chân Lý Tuyệt đối này mới là điều đức Phật mong muốn cho chúng ta lấy đó làm đích đến duy nhất.

Còn cái Chân lý thứ nhất và Chân lý thứ nhì là Chân lý chưa tròn đủ (bất viên), chỉ là "trạm trung chuyển" _ HÓA THÀNH _ mà thôi !

Kính !
 
P

phamvandung57

Guest
Trả lời Hungcom

Kính các bậc Thiện Hữu Tri Thức ! cùng tất cả các bạn !

Xin cho hungcom được phát biểu đôi lời góp vui. Sau đây chỉ là những tư kiến nhất thời mong được chỉ giáo thêm :

1. Chân Lý chẳng bao giờ được nói ra. Đã nói ra được thì chẳng phải Chân Lý (Phạm văn Dũng 57)

Bạn phamvandung57 thường hay sử dụng "tử ngữ" (câu nói chết), bạn đọc ở đâu đó câu này _ dĩ nhiên là có phần nào đúng đắn _ nhưng khi bạn dùng riêng nó thì là BIÊN KIẾN (thấy một phía).

Chính đức Phật Thích Ca đã dùng nhiều lời lẻ thí dụ (trong suốt mấy mươi năm) để lần chỉ cho chúng ta nhận ra Chân lý. Và thực tế là rất rất nhiều đệ tử của đức Thích Ca đã nương theo lời giảng dạy của Phật mà chứng ngộ Chân Lý.

Phải biết rằng với kẻ Mê thì dù lập lại nguyên văn lời của Tổ _ nhưng không đúng lúc đúng nơi _ thì lời ấy vẫn sáo rỗng (như con két bập bẹ tiếng người). Còn bậc Giác Ngộ thì dù nói hay nín cũng vẫn không làm sai lạc ý nghĩa của Chân Lý.

Chúng ta có nhớ chăng, trong Kinh Kim Cang đức Phật có dạy "NHƯ LAI GIẢ THỊ CHƯ PHÁP NHƯ NGHĨA" (Tất cả các pháp, không pháp nào mà chẳng có chứa NHƯ) Vẫn có vị Tổ nói rằng "Gánh nước bữa củi cũng là Thiền cơ diệu dụng" kia mà ! Như thế thì phân tích tìm hiểu diễn giảng về Chân lý há có thể lìa NHƯ được hay sao ?

Cho nên khi phát biểu rằng "nói ra thì mất Chân lý rồi" là câu nói BIÊN KIẾN. Chân lý không mất đi đâu bao giờ, chỉ có tâm trí chập chờn của chúng ta "khi tỏ khi mờ" cho nên có lúc nhận ra có lúc không nhận ra đấy thôi.

2. Nếu biết được thật thể của các Pháp thì sẽ định nghĩa được chân lý, mà đôi khi, không đòi hỏi phải học giáo lý.(Băng Tâm).

hungcom tán thán câu phát biểu của chị bangtam. Thảo luận Giáo lý Phật pháp thì phải như thế, phải động não, phải nói thật lòng những suy nghĩ của mình; có như thế mới tiến bộ được. Còn cứ "vác" đại một câu, "phang" vô diễn đàn (để chứng tỏ mình không câm, mình cũng biết thưa thốt) thì không ích lợi gì cho mình cho người cả.

3. Phật tử là người đi tìm Chân Lý trong khi chưa hề biết Chân Lý là gì ! (Thế Hùng).

Vâng thưa anh Thế Hùng. Tuy chúng ta chưa biết Chân Lý, nhưng Giáo lý đạo Phật có diễn giảng đầy đủ về Chân Lý. Chúng ta học, ghi nhận rồi tu hành; với thành tâm, với kiên trì, chúng ta sẽ đi từ lý thuyết suông đến thực chứng (như những gì Phật đã dạy).

4. Trong đạo Phật chỉ có một Chân Lý duy nhất hay là nhiều Chân Lý ? Lý do ? (Thế Hùng)

Thưa anh Thế Hùng ! Theo Giáo Lý đạo Phật thì có thể nói có 3 Chân Lý mà hành giả tùy theo căn cơ của mình sẽ có thể đạt đến.

..........1. _ Chân lý thứ nhất là NHÂN VÔ NGÃ (không có TÔI), TÔI chỉ là một tập thể ngũ uẩn (Sắc, Thọ, Tưởng Hành, Thức) 5 thứ này làm cho ta lầm tưởng có một CÁI TÔI, thực ra TÔI chỉ như đụn cát trên sa mạc (do nhiều hạt cát tạm thời định hình như thế, chỉ 5 phút sau lại có một đụn cát khác gần đó) TÔI chỉ như dòng nước dưới chân cầu (dòng nước hiện tại không là dòng nước trước đây).
Học Giáo lý ta biết được điều này, nhưng bằng vào nhiều công phu hỗ trợ khác (như Thiền định, suy tư, làm công quả, cứu giúp mọi người, .....) một lúc nào đó như trái chín cây chờ cơn gió thoảng qua để rơi rụng. Trái rơi rụng dụ cho chứng quả A La Hán, đây là Chân lý thứ nhất trong đạo Phật.

.........2._ Chân lý thứ hai là PHÁP VÔ NGÃ (hay còn gọi là VẠN PHÁP HƯ HUYỄN), những Phật tử có căn cơ Đại Thừa được dạy HƯỚNG CHÚNG SINH MÀ LÀM PHẬT SỰ, ban đầu thì thấy vô vàn rối rắm khó khăn, chuốt phiền não cũng nhiều, nhưng nếu công đức đầy đủ thì sẽ nhận ra KHÔNG CÓ GÌ RỐI REN, KHÔNG CÓ GÌ PHIỀN NÃO, TẤT CẢ CHỈ LÀ HƯ ẢNH. Lúc đó hành giả sẽ được một sự an ổn bất khả tổn hoại, hành giả đã thực chứng Chân lý thứ hai của đạo Phật VẠN PHÁP HƯ HUYỄN (quả vị Bồ tát Bất thối).

.........3._ Chân lý thứ ba là Chân lý Tuyệt đối, Tuyệt đối vì không thấy CÓ HAI (sự khác biệt đối đải giữa Động và Tịnh, giữa Thanh và Trược, giữa Niết Bàn và Vô Minh, .....). Chỗ này gọi là thấy VẠN PHÁP NHƯ HUYỄN.
Thấy thế giới vô minh này tuy loạn động đó nhưng vẫn ẫn chứa cái TRẬT TỰ THANH BÌNH, tuy GIẢ HUYỄN đó nhưng vẫn có gốc CHÂN THƯỜNG.

Đến được với Chân lý thứ ba này hành giả được gọi ĐÃ TOÀN GIÁC

Chính Chân Lý Tuyệt đối này mới là điều đức Phật mong muốn cho chúng ta lấy đó làm đích đến duy nhất.

Còn cái Chân lý thứ nhất và Chân lý thứ nhì là Chân lý chưa tròn đủ (bất viên), chỉ là "trạm trung chuyển" _ HÓA THÀNH _ mà thôi !

Kính !
Tôi khuyên bạn nên đi khám khoa tâm thần càng sớm càng tốt. Để lâu thì hết thuốc chữa đó
 
P

phamvandung57

Guest
"- Đối với câu đáp này. Phải chăng ý của ngài là Chân Lý Tuyệt đối, không thể nói bằng lời, mà phải thực chứng bằng THIỀN ĐỊNH ?"
Đúng thế:
Khi Đức Phật trải qua 49 ngày đêm thiền định, Ngài đã chứng ngộ được chân lý. Ngài đã khẳng định mọi chúng sinh đều có đầy đủ Đức Tướng Trí huệ Như Lai như mình. nhưng Ngài rất băn khoăn là không biết làm sao để cho mọi chúng sinh đều biết được việc này. Vì mọi ngôn ngữ thế gian không thể diễn tả nổi cái chân lý mà Ngài đã thực chứng. Nhưng khi nhìn về quá khứ của chư Phật , Ngài biết chư Phật có dùng phương tiện để độ chúng sinh nên Ngài quyết định nói Pháp . Song suốt 49 năm nói Pháp cuối cùng thì Ngài vẫn nói rằng: " Người nào nói Như Lai có thuyết pháp, người ấy phỉ báng Phật ".Cũng vì thế mà trong kinh có nói : phàm là lời nói đều không có nghĩa thật;
Sau này các Tổ lại nói : người chứng ngộ thì như người uống nước nóng, lạnh tự biết. Cho nên chân lý chỉ có thể thông qua chứng nghiệm bản thân mà không thể nói ra được bằng lời. Còn tất cả những gì nói tới chân lý đó chỉ là con đường hướng tới chân lý. Chính vì thế Đức Phật nói: Mọi người hãy tự thắp đuốc lên mà đi. Nói thêm rằng đường đi tới chân lý thì chỉ có một , nhưng có rất nhiều phương tiện, ai quen dùng thứ gì thì mình tự chọn, dù trăm người đi bằng trăm phương tiện cũng chỉ đi trên một con đường mà thôi
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào các Bạn,

d/đ muốn chia sẻ thêm với các Bạn về điều d/đ được nghe giảng để các Bạn tham khảo

<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Tuy trong ngôn ngữ của người đời thì Chân lý và Chơn lý có thể dùng lẫn lộn với nhau. Nhưng trong giáo lý của Phật thì vì có giảng nói về cái hư cái thật. Cho nên, trong đạo Phật - Chân lý và Chơn Lý là hai cái khác nhau.

Vì đi tìm Chơn Lý là đi tìm cái chơn cái thật. Còn đi tìm Chân Lý - là đi tìm nền tảng vững chắc để sự tiến tu Phật Pháp không bị thối lui.

Ví dụ như sự chứng ngộ của đức Phật Thích Ca sau khi trải qua 49 ngày đêm thiền định là chứng ngộ CHÂN LÝ để giúp chúng sanh tu đạt quả Phật. Vì khi đức Phật Thích Ca đạt quả Phật [từ vô lượng kiếp] là Ngài đã chứng ngộ CHƠN LÝ rồi
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Kính cảm ơn Quý Đạo hữu hoatihon, ĐH Tuấn Tú đã vào khuyến khích.

Vâng. Trước khi vào chủ đề. Chúng con kính mong được quý vị góp ý:

* Thế nào là CHÂN LÝ (trong Đạo Phật) ?

* Thế nào là CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN CHÂN LÝ (của Đạo Phật) ?

Kính.

Chào bạn chùa Phước Thạnh

Hơi muộn nhưng cũng xin được tham gia

Thế nào là CHÂN LÝ (trong Đạo Phật) ?

Theo tôi hiểu thì Chân Lý trong Đạo Phật chính là những sự vật_hiên tượng không chịu ảnh hửong bởi vô thường thì là Chân Lý

Thế nào là CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN CHÂN LÝ (của Đạo Phật) ?

Con đường dẫn đến Chân Lý chính là những phuơng thức giúp ta nhận ra được bản tánh thường hằng của Tâm ,để đạt đến trí huệ Bát Nhã,qua đó ta mới nhận thức được bản chất thật sự của mọi sự vật_hiện tượng.
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Minh-Định kính !
Thế nào là CHÂN LÝ (trong Đạo Phật) ?

Theo tôi hiểu thì Chân Lý trong Đạo Phật chính là những sự vật_hiên tượng không chịu ảnh hửong bởi vô thường thì là Chân Lý
Thưa Minh-Định ! Có phải tiền bối muốn nói : "Chỉ có Tâm "mê mờ" mới thấy tất cả tướng đều phải chịu sự ảnh hưởng bởi Vô-Thường v.v...
Cho nên Chân-Lý vốn đã nằm ngay nơi sự vật, hiện tượng vô thường rồi phải không tiền bối ?
Kính xin được chỉ dạy.

Kính
bangtam
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Kính cảm ơn Quý Đạo hữu hoatihon, ĐH Tuấn Tú đã vào khuyến khích.

Vâng. Trước khi vào chủ đề. Chúng con kính mong được quý vị góp ý:

* Thế nào là CHÂN LÝ (trong Đạo Phật) ?

* Thế nào là CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN CHÂN LÝ (của Đạo Phật) ?

Kính.

Kính thầy và các Bạn chùa Phước Thành

Kính các Bạn trong Diễn Đàn

spl đã theo dõi chủ đề và xin thành thật cảm ơn sự chỉ dạy của tất cả các Bạn , về Chân lý .SPL nghĩ rằng mỗi người đã nói lên một hay nhiều khía cạnh của Chân Lý trong đạo Phật

Nhân có ý kiến của bạn Băng Tâm , nên SPL xin được góp ý theo ý kiến của bạn Băng Tâm

Nếu biết được thật thể của các Pháp thì sẽ định nghĩa được Chân lý , mà đôi khi , không đòi hỏi phải học giáo lý
[/QUOTE]

Vì bản thân spl chưa BIẾT ( có phải bạn Băng Tâm muốn nói CHỨNG ) được thật thể của các pháp , nên SPL chỉ đưa ra một trong những Lời Dạy của Đức Phật về Chân lý .Và cũng vì Bạn Chùa Phước Thành đã hỏi câu 1 :" Thế nào là chân lý trong đạo Phật ?" thì câu hỏi này đã hàm nghĩa nói về Lời Dạy của đức Phật .Vì chúng ta nếu chưa chứng ngộ thì chúng ta nói về lời dạy của đức Phật về chân lý
Theo spl thì đạo Phật dạy chân lý quan trọng :

KHÔNG CÓ CÁI GÌ CÓ THỂ NẮM BẮT ĐƯỢC

Vì sao ? Vì năm uẩn của chúng sinh đều tánh Không , hay không có thực thể
Sắc - Thọ - Tưởng - Hành - Thức

Câu hỏi thứ hai :Thế nào là con đường dẫn đến Chân lý ?
Quán lý không của năm uẩn , có thể là một trong những con đường dẫn đến chân lý

Có thể trả lời
Đạo Phật dạy chân lý : Mười hai Nhân Duyên
Vô minh - Hành - Thức - Danh sắc- Lục nhập- Lục Xúc -Thọ - Ái - Thủ -Hữu -Sanh -Tử

Vì Bạn Chùa Phước Thành không hỏi chân lý cao nhất nên thiết nghĩ câu trả lời này không phải là chưa đạt đến .
Xin kính góp lời cùng Bạn Chùa Phước Thành và các bạn
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Minh-Định kính !

Thưa Minh-Định ! Có phải tiền bối muốn nói : "Chỉ có Tâm "mê mờ" mới thấy tất cả tướng đều phải chịu sự ảnh hưởng bởi Vô-Thường v.v...
Cho nên Chân-Lý vốn đã nằm ngay nơi sự vật, hiện tượng vô thường rồi phải không tiền bối ?
Kính xin được chỉ dạy.

Kính
bangtam

Cám ơn bạn Băng-Tâm đã chỉ dạy.

Theo minhđịnh hiểu,chân lý chính là 1 sự thực tuyệt đối mà không chịu tác động bởi bất cứ 1 hoàn cảnh khách quan hay chủ quan nào(duyên khởi),nó tồn tại do tự thân nó.

Hìhhiì,còn vấn đề bạn Băng Tâm nêu lên: Cho nên Chân-Lý vốn đã nằm ngay nơi sự vật, hiện tượng vô thường rồi phải không,cái này lại thuộc vấn đề Như và Huyễn rồi...

Thân.
 

Thế Hùng

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 10 2012
Bài viết
422
Điểm tương tác
196
Điểm
43


* Đối với câu :Trong đạo Phật chỉ có một Chân Lý duy nhất hay là nhiều Chân Lý ? Lý do ? (Thế Hùng).

- Với câu hỏi này.- Chúng con được thấy trong nghi thức Hồng danh Sám hối có câu :

"Nhị đế dung thông Tam Muội Ấn".- Nghĩa là 2 Đế (tức là hai chân lý) Tục Đế và Chân Đế được dung thông không chướng ngại nhau, đó là sự ấn chứng của Tam Muội.

Như vậy, thì "dường như" trong Đạo Phật có hai Chân lý là:

a). Chân Lý về mặt Tục Đế.( hay có thể gọi là Chân Lý Tương Đối)
b). Chân lý về mặt Chân Đế. .( hay có thể gọi là Chân Lý Tuyệt Đối)

Lý do Phật dạy có hai chân lý là vì do trình độ căn cơ của chúng sanh khác nhau ,nên Phật phương tiện nói một sự việc gần giống như Chân lý, hay gọi là Chân lý bậc 1 nhằm đưa dần chúng đệ tử thưở sơ cơ. Thí dụ :phật dạy, Pháp Thập Thiện, luật Nhơn Quả, luân hồi v.v....

Kính thưa ngài Thế Hùng chúng con nói như thế có phải không ạ ?

* Đối với câu .- Chân Lý chẳng bao giờ được nói ra. Đã nói ra được thì chẳng phải Chân Lý (Phạm văn Dũng 57)

- Đối với câu đáp này. Phải chăng ý của ngài là Chân Lý Tuyệt đối, không thể nói bằng lời, mà phải thực chứng bằng THIỀN ĐỊNH ?


Kính cám ơn lời giải thích của "chùa Phước Thành", cám ơn cô Diêu Đức, cám ơn anh hungcom ! Nhờ các vị mà Thế Hùng đã học được rất nhiều điều.

Riêng đối với câu :


Chân Lý chẳng bao giờ được nói ra. Đã nói ra được thì chẳng phải Chân Lý (Phạm văn Dũng 57)

Sao Thế Hùng thấy nó "Y CHANG" câu nói đầu tiên của ông Lão tử trong quyển Đạo Đức Kinh :

[FONT=&quot]道可道非常道

Đạo khả đạo _ phi Thường đạo.

Đạo (Chân lý) mà nói ra được thì không phải Chân lý _ Thường Đạo.


Đây là sự trùng hợp ngẩu nhiên chăng ?
Hay là "những tâm hồn lớn thường gặp nhau" ?

Phải chăng sự không phân biệt thế nào là Chân lý Phật giáo, đã khiến cho anh phamvandung57 thường hay nhập nhằng _ xem ông Lão Tử, ông Krisnamurti cũng là những bậc Giác Ngộ (như Phật) ?

Kính !
[/FONT]
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Tôi khuyên bạn nên đi khám khoa tâm thần càng sớm càng tốt. Để lâu thì hết thuốc chữa đó

Có lẻ bạn phamvandung57 nên áp dụng câu này cho mình.

H/p nói thiệt đó ! Gương xưa đã có :

1. Thi sĩ Bùi Giáng đọc rất nhiều sách Thiền, rồi những tác phẫm về sau của Ông đầy "Thiền ngữ", tác phẫm cuối cùng của Ông thì nói bậy, tục tỉu "hết chỗ nói" (nhưng vì ông bỏ tiền ra in thì nhà in chỉ biết "trung thực" với bản thảo, bên Văn hóa Thông tin kiểm duyệt thì thấy "đây là quyền tự do ngôn luận của Thiên Tài" cho nên không can thiệp).

Và rồi người dân thường thấy một "dị nhân" lang thang trên hè phố với cả đống thuốc an thần (do Dưỡng trí viện Biên Hòa cấp).

2. Đại dịch giả Trúc Thiên (người đã dịch Thiền Luận, Sáu cửa vào động Thiếu Thất, ...v...v....). Sự uyên bác của Ông thì "không chê vào đâu được", nhưng vì "lậm Thiền" dẫn đến có một vài câu phát ngôn bừa bãi _ TỔN ĐỨC _ khiến cho Ông bị Ung Thư vòm họng, chết trong đau đớn.

Hai vị trên sau khi bỏ xác thì đi về đâu ? Chắc các bạn cũng có thể đoán ra, người chết trong đau đớn thường đi về đâu ? Người chết vì điên điên loạn loạn thì sẽ đi về đâu ?

Hắc phong rất không muốn có những thành viên, Phật tử "chỉ ăn Thiền ngữ mà no", để rồi sau này khi hối hận thì đã muộn màng (chứ không phải thù ghét gì anh phamvandung57 cả).

Kính !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên