4 con đường dẫn đến Chân Lý.

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính Tổng-Quản cùng Hắc-Phong,
Thưa, thật sự bangtam không thấy có dấu hiệu cống cao ngả mạng trong đoạn văn nầy:
Khi xưa Phật mới thành Đạo, mới chỉ có một mình mà đã nói lên một sự thật, lúc đó đã có ai là người biết về chân lý Phật đưa ra ? nhưng cuối cùng thì mọi người đã biết đó, chân lý Ngài đưa ra đã bao trùm lên mọi chúng sinh nơi quả đất này, và vẫn còn mãi mãi. nay người học theo Phật chẳng phải là làm thêm một cái gì mới mẻ được cả, chỉ là khẳng định lại những chân giá trị mà Đức Phật đã cho nhân loại biết. để tránh sự mê lầm mà vô tình đã hủy hoại Phật pháp trong tay những người mang danh tu học theo giáo lý Đức Phật.

Mà trái lại còn đáng quý nữa, vì có mấy ai học Phật mà đã có tinh thần Hộ Trì Chánh Pháp nầy, nhất là giới Phật tử tại gia.
Kính mong Hắc-Phong nghĩ lại.
bangtam xin hết lời.

Kính
bangtam
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Kính Tổng-Quản cùng Hắc-Phong,
Thưa, thật sự bangtam không thấy có dấu hiệu cống cao ngả mạng trong đoạn văn nầy:

Mà trái lại còn đáng quý nữa, vì có mấy ai học Phật mà đã có tinh thần Hộ Trì Chánh Pháp nầy, nhất là giới Phật tử tại gia.
Kính mong Hắc-Phong nghĩ lại.
bangtam xin hết lời.

Kính
bangtam

Vâng ! Chị bangtam thì không thấy, vì 2 lẻ :

1. Chị thường bận rộn việc nhà, nên không theo dõi kỹ mọi diễn biến trên diễn đàn.

2. Chị không đủ nhạy bén để hiểu rõ tâm ý của kẻ khác, h/p cũng không giỏi giang gì, nhưng đối với phamvandung57 thì rất dễ nhận ra. Cũng như maituan hiện tại chính là phamvandung57 đó chị có biết hay không ? Không biết chứ gì ? Riêng H/p thì đã nhận ra hắn ngay từ bài đầu tiên khi gia nhập diễn đàn.

(Hì hì ! Chính bản thân mình cũng đồng thời xài 2 nick mà lớn tiếng phản đối người khác).

Kính !
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Tôi thì mới vào diễn đàn, nhưng cũng có xem tất cả bài viết và thảo luận của mọi người với một người có cái tên phamvandung57. xét thấy người xem qua thì nghĩ con người này quả có mạnh mồm. nhưng nghĩ cho cùng thì chẳng có gì là sai với Phật Pháp cả. chỉ có điều có lẽ mọi người không đi cùng một con đường và cùng một chí tâm như người đó thì chắc hẳn sẽ có cái nghĩ khác là chuyện bình thường. nhưng càng ngày tôi thấy mấy người quản trị sao giống bọn Hitle thời Đức quốc xã thế. độc đoán chuyên quyền mà lại còn ít chữ , cụ thể như ngài Hắc Phong và ngài Hoangtri. mọi người cứ thử ra chợ quan sát một buổi thì rõ. hai người này sao giống mấy kẻ gác chợ hàng cá quá. đứng về câu chữ của một đoạn văn mà hiểu còn không đúng thì làm sao học được Kinh , lời Phật dạy.
nào là phạm nhân, chặt đầu, lở mồm long móng...
Eo ơi! người nhà Phật sao lại có cái thứ người kém cỏi như thế. Tôi thiết nghĩ hai người nói anh phamvandung57 sẽ rơi vào địa ngục ..vì do nhân quả. nhưng tôi thì nghĩ ngược lại, không khéo hai người sẽ bị trước cho mà xem. cái tội không hiểu Phật Pháp mà gắn tội cho người chân tu thì quả báo e rằng khiếp lắm. Nếu mọi người thấy anh phamvandung57 là kẻ phá đạo , tốt nhất hãy đem toàn bộ thảo luận giữa anh ấy với mọi người làm một tờ trình lên hội Phật giáo xem xét để biết rõ thực hư. nếu quả thực anh ta sai thì đành chịu tội thôi.( nhưng phải trung thực với nguyên bản thảo luận ) Còn những ai sai thì cũng tự mình biết phải làm thế nào.
-đừng có dùng từ chợ búa , giang hồ trong diễn đàn. Con dao sắc trong tay kẻ không có võ, chém người không được lắm khi lại tự chém mình cũng nên
Tôi không bênh vực ai cả chỉ là người thấy sao nói vậy. xin đừng gộp tôi với phamvandung57 nhé

Quả thật maituan và phamvandung57 là một (đây là bí quyết của người quản lý diễn đàn).

Nếu nick maituan mà biết sửa sai, ăn nói vào khuôn khép thì Ban Tổng Quản sẽ bỏ qua.

Đàng này vẫn ăn nói hồ đồ thì không thể để cho bạn lợi dụng sự tự do ngôn luận mà làm náo loạn diễn đàn được.

h/p đành phải khóa nick maituan luôn thôi, để không tiếp tục gây phiền não cho khách tham quan diễn đàn. Hình ảnh cãi cọ này thiệt không hay tí nào cả.

Bạn vin vào cụm từ "chặt đầu" mà cho là Tổng Quản nói chuyện như "hàng tôm hàng cá" là một điều sai lầm.Trong THÔNG BÁO KHÓA NICK Tổng Quản đã nói rằng :



hoangtri đã viết:
Đạo Phật không chỉ dạy quý Phật tử phải khiêm hạ, mà còn phải đưa CÁI BẢN NGÃ trở về con số không. Nếu một Phật tử càng tu CÁI NGÃ càng lớn thì chưa phải là Phật tử. Ở đây chúng ta thấy phamvandung57 phạm lỗi này nặng hơn lỗi Sát, Đạo, Dâm. Đây là lỗi Ba La Di rất nặng. Cho nên dầu bạn ấy đã nói lời từ giả Diễn đàn vẫn phải "chặt đầu" làm gương.

Bạn không hiểu Giới Luật trong đạo Phật thì hỏi lại, chứ không nên đem cái dốt của mình ra mà kích bác lung tung.

Trong bộ Tứ Phần Luật _ mà Chư Tăng thường hay tụng Giới hàng tháng _ vô đầu là 4 Giới Ba La Di, trong đó Giới Ba La Di thứ 4 là :

4. Tỳ-kheo nào, thật sự không chứng ngộ, mà tự mình tuyên bố rằng: "Tôi đã chứng đắc pháp của bậc thượng nhân. Tôi đã chứng nhập pháp thù thắng của thánh trí. Tôi biết pháp này. Tôi thấy pháp này". Vị ấy, vào một lúc khác, bị người cật vấn hoặc không bị cật vấn, muốn cho mình được thanh tịnh, nói như vầy: "Tôi thật sự không biết, không thấy, những đã nói là có biết có thấy. Đó là lời nói hư dối". Ngoại trừ tăng thượng mạn, Tỳ-kheo ấy là kẻ Ba-la-di, không được sống chung.

Bạn có biết Giới Ba-la-di nghĩa là gì hay không ?

Đức Phật có ví dụ rằng như cây chuối mà bị chặt đầu thì không thể đâm nhánh hay tược gì để sống tiếp tục nữa. Tỳ kheo mà phạm bốn Giới này gọi là 4 trọng Giới thì cuộc đời tu hành của vị ấy chấm dứt từ đó. Bị đuổi ra khỏi Tăng đoàn (Tẩn xích _ không được sống chung trong Giáo Hội nữa).

Cho nên Giới Ba la-di cũng còn được gọi là "Giới chặt đầu" hay là "Giới tẩn xích".

Xét vì maituan cũng vẫn ăn nói hàm hồ nên nay thay mặt diễn đàn H/p khóa nick luôn để trả sự bình yên cho diễn đàn.

Trân trọng thông báo !
 

lavinhcuong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
30 Thg 7 2010
Bài viết
803
Điểm tương tác
677
Điểm
93
Kính quý trưởng bối ! cùng tất cả các bạn !

Lavinhcuong có cách nghĩ khác với các bạn về Chủ đề "4 con đường dẫn đến Chân lý (theo đạo Phật)" như vầy, xin kính trình ra đây để quý bạn tham khảo :

1. Con đường Tiểu Thừa (hay con đường Nguyên Thủy).

Con đường này, nếu hành giả tu hành đúng đắn theo Giáo lý Nguyên Thủy thì cuối cùng sẽ đến Chân Lý Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi, nếu luận theo quả vị thì cứu cánh là quả vị A La Hán.

2. Con đường Quyền Thừa (hay Con đường của những vị Độc Giác).

Là những vị tự phát tâm tìm Chân Lý Giải Thoát Sinh Tử, họ không gia nhập tôn giáo nào cả nhưng bắt đầu từ thắc mắc "Sinh, Tử là gì ?" họ cứ mãi suy tư tìm kiếm ở những nơi hoang vắng tĩnh mịch, vô tình họ suy luận theo 12 nhân duyên (Thập Nhị Nhân Duyên) :

.......1._ Vì sao già chết (Lão Tử) ?
_ Vì có sanh ra mới có già chết, không sanh thì lấy gì già chết ! (Sanh)

.......2._ Vì sao có sanh ra ?
_ Vì có sự hòa hợp giữa Nam và Nữ ! (Hữu)

.......3._ Vì sao có sự hòa hợp giữa Nam và Nữ (Hữu) ?
_ Vì có ghi nhận, giữ chặt (Thủ)

.......4._ Vì sao có ghi nhận, giữ chặt (Thủ) ?
_ Vì có yêu thích (Ái)

.......5._ Vì sao có yêu thích (Ái) ?
_ Vì có ghi nhận cảm giác (Thọ)

.......6._ Vì sao có ghi nhận cảm giác (Thọ) ?
_ Vì có sự đụng chạm (Xúc)

.......7._ Vì sao có sự đụng chạm (Xúc) ?
_ Vì có cái nhận biết, phân biệt theo cảnh (Lục nhập)

.......8._ _ Vì sao có cái nhận biết, phân biệt theo cảnh (Lục nhập) ?
_ Vì có cảnh và những ý niệm "ăn theo" (Danh Sắc)

.......9._ Vì sao có cảnh và những ý niệm "ăn theo" (Danh Sắc) ?
_ Vì có CÁI BIẾT (Thức)

......10._ Vì sao có CÁI BIẾT (Thức) ?
_ Vì có sự chuyển động (Hành)

......11._ Vì sao có sự chuyển động (Hành) ?
_ Vì mê mờ (Vô minh)

......12._ Vì sao mê mờ (Vô minh) ?
_ Vì có Chết (Lão Tử)

12 nhân duyên này như một vòng tròn khép kín, không có lối thoát. Hành giả mãi tìm kiếm lối thoát vô tình lọt vào ĐỊNH, thấy CHÂN LÝ. Quả vị Bích Chi Phật.

3. Con đường Đại Thừa. Quả vị Bồ tát.

4. Con đường Nhất Thừa (hay còn gọi là Tối Thượng Thừa), quả vị Toàn Giác _ Phật.


Kính trình !
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
12 Thg 7 2007
Bài viết
635
Điểm tương tác
548
Điểm
93
Kính thưa mod lavinhcuong.

Thường thì chúng ta có thói quen là xem 4 Thừa mà mod vừa đưa ra là 4 chiếc xe:
Thinh văn thừa,
Duyên giác Thừa.
Bồ tát thừa.
Phật thừa.​

Dạ chiếc xe thì có thể tùy ý chạy trên đường nào cũng được...
 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
Kính anh lavinhcuong !

1. Em nhớ trong đạo Phật hãy còn Con đường Nhân Thiên (hay Nhân Thiên Thừa) mà sao không thấy anh nhắc đến ?

2. Trong bài trên, anh triễn khai sâu vào Con đường Duyên Giác (Duyên Giác Thừa) mà chỉ nói "phớt" qua về 3 con đường kia . Xin cho biết vì sao ?

Kính !
 

lavinhcuong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
30 Thg 7 2010
Bài viết
803
Điểm tương tác
677
Điểm
93
Kính anh lavinhcuong !

1. Em nhớ trong đạo Phật hãy còn Con đường Nhân Thiên (hay Nhân Thiên Thừa) mà sao không thấy anh nhắc đến ?

2. Trong bài trên, anh triễn khai sâu vào Con đường Duyên Giác (Duyên Giác Thừa) mà chỉ nói "phớt" qua về 3 con đường kia . Xin cho biết vì sao ?

Kính !

Chào Ngọc Tuấn !

1. Con đường Nhân Thiên (hay Nhân Thiên Thừa) vì sao không thấy nhắc đến ?

_ Vì chủ đề của chúng ta là "4 con đường dẫn đến Chân Lý" mà con đường Nhân Thiên (hay Nhân Thiên Thừa) thì không dẫn đến Chân Lý, cho nên không đề cập đến.

2. Vì sao chỉ mới triễn khai con đường Duyên Giác (tức Duyên Giác Thừa) ?

_ Vì ít có người đi con đường này.
_ Vì con đường này khá đơn giãn chỉ cần nói gọn như thế cũng đã tạm đủ.

___________

Thưa các bạn ! Bây giờ Cường trình bày trở lại "Con đường thứ nhất tức Con đường Tiểu Thừa cũng có thể gọi là Con đường đi đến Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi nhá !

1. Con đường Tiểu Thừa (hay con đường Nguyên Thủy).

Ngày xưa khi đức Phật chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác (Chân Lý Tối Thượng hay Chân Lý Tuyệt Đối) thì thế gian này chỉ toàn là Thần Tiên Ngoại đạo _ hoặc Đa Thần Giáo, hoặc Nhất Thần Giáo _ chứ không có ai vượt thoát Sinh Tử Luân Hồi để thực chứng Chân Lý Vô Ngã _ Chân Lý thứ nhất của Phật giáo.

Vì sao cả thế gian cả thế gian chìm đắm trong khổ đau ?
Vì sao cả đến những vị Trời cũng chẳng thoát ra khỏi vòng Sinh Tử Luân Hồi ?


_ Thưa, vì Lầm Ngã Tướng đấy thôi !

Ngoại đạo họ đều có thể biết : Thân xác này không phải là Ta, nhưng họ không hề biết cái phần tâm linh _ tức là Linh Hồn, hay Tiểu Ngã _ cũng không phải là Ta nốt.

Và đức Phật đã mở ra Con đường thứ nhất, tức Con đường đi đến Chân lý Vô Ngã, bằng vào những Giáo Lý : Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Giới Định Tuệ, Khổ, Không, Vô Thường, Vô Ngã......v...v.....

Ở Việt Nam có một vị Thượng Tọa tu hành rất tinh tấn, Ngài tuyên bố rằng chỉ có Tứ Diệu Đế là Chân lý duy nhất, tối thượng !

Cường không đồng ý với vị Thượng Tọa này, theo Cường thì giả sử hành giả không biết gì về những Giáo lý khác, mà chỉ cần học và biết rằng ngoài Sắc uẩn (thân xác) ra thì 4 uẩn kia _ phần tâm linh của mỗi một gồm Thọ Uẩn, Tưởng Uẩn, Hành Uẩn và Thức Uẩn _ cũng đều Giả Có, không bền. Chỉ cần quán sát và thâm nhập điều này thôi, hành giả vẫn có thể Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi được.

Tức là một phen bỏ xác thì tất cả Trời Thần đều không tìm thấy vị ấy đâu nữa, vì vị ấy đã nhập Niết Bàn rồi, mà Niết Bàn thì không có ở đâu trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới này cả !.

Niết Bàn chính là đích đến của "Con đường thứ nhất dẫn đến Chân Lý" trong đạo Phật.

"Ngũ Uẩn giai không" là Giáo lý tối yếu của Con đường thứ nhất này.







 

lavinhcuong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
30 Thg 7 2010
Bài viết
803
Điểm tương tác
677
Điểm
93
Chào các bạn !

Hôm nay chúng ta tìm hiểu thêm xem Giáo Lý "Ngũ Uẩn Giai Không" vì sao mà quan trọng đến thế ? Vì sao mà Cường dám nói là tối yếu cho những hành giả đi trên con đường thứ nhất ?.

Thưa các bạn ! Tất cả chúng ta đều biết, một con người thì không chỉ có xác thân mà thôi. Nếu một người chỉ có xác thân mà không có phần tâm linh bên trong thì ngày nay chúng ta gọi là "người thực vật" hay là "người chết não" và như thế thì có khác gì mấy so với người đã chết chứ ? Người này không còn là một con người nữa !

Cái phần tâm linh nó quan trọng là thế, mọi người thế gian và Ngoại Đạo gọi nó là "LINH HỒN". Nhưng đức Phật _ bậc Toàn Giác _ không xem Linh hồn là một cá thể thực có. Đức Phật thấy Linh Hồn thực ra chỉ là sự nhóm hợp của 4 thành phần :

1. Thành phần thứ nhất là Thọ, tức là sự ghi nhận cảm giác.
2. Thành phần thứ hai là Tưởng, tức là sau sự ghi nhận cảm giác còn có sự suy tưởng thêu dệt thêm vào, cũng như xe chạy cuốn theo bụi mù.
3. Thành phần thứ ba là Hành, tức sự chuyển động, sự sống, sự trôi chảy, sự liên tục để tạo ra hấp lực liên kết các thành phần với nhau, như trái đất quay thì có hấp lực kéo mặt trăng chạy theo (lực quán tính).
4. Thành phần thứ tư là Thức, một cái Biết giả tạo phát sinh, cũng như cầu vồng ngũ sắc xuất hiện trên trời, vốn chỉ là hiệu ứng của một số điều kiện như hơi nước, ánh sáng mặt trời chiếu vào và một khoảng không gian cần thiết để hiện ảnh.

Bốn cái này quấn kết với nhau tạo thành cái bản ngã riêng của mỗi một như những quả cầu tuyết lăn tròn trên triền dốc. Phật tử thì không bị lừa bởi cái thấy để cho rằng có những quả cầu lăn lông lốc, mà biết rằng, một chốc nữa đây tất cả sẽ rả tan ra thành nước.

Linh hồn đối với đạo Phật chỉ như những quả cầu tuyết, thấy thì như vậy nhưng thực chất là không, không có quả cầu nào cả.

quacautuyet_zps15fd08c6.jpg
 

lavinhcuong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
30 Thg 7 2010
Bài viết
803
Điểm tương tác
677
Điểm
93
Thưa các bạn !

Ngoại đạo vì cho Linh Hồn hay phần tâm thức bên trong một con người là thật, cho nên Ở LẠI với nó mà đi lòng vòng trong 6 nẽo luân hồi.

Họ có thể lên Thiên Đàng, hoặc là lên những tầng Trời cao nhất, nhưng dù ở tầng nào thì tuổi thọ cũng hữu hạn, một cuồn chỉ dù to đến đâu, kéo hoài cũng phải hết. Khi hết phước thì mọi cái tốt đẹp thượng diệu ở cảnh Trời ấy dần thay đổi, dần u ám và cuối cùng thì biến mất.
Những cảnh Trời tốt đẹp hiện ra là do chúng ta tạo Thiện Nghiệp, cái Thiện Nghiệp ấy chiêu cảm nên cảnh Thiện ấy, khi cảnh Thiện ấy đã hết duyên tồn tại thì những Ác Nghiệp đã lở vay tạo còn ngủ yên trong tiềm thức trổi dậy, những Ác Nghiệp này sẽ chiêu cảm những cảnh Ác (Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh). chuyện này sẽ "lặp đi lặp lại" trong vô lượng kiếp, như "con kiến bò quanh miệng chén", như trục piston trong máy nổ (đi lên rồi đi xuống, đi xuống rồi đi lên) chứ chẳng đi đâu được cả.

Cái đó gọi là Sinh Tử Luân Hồi ! Dù bạn thích cái Thiện hay thích cái Ác cũng đều tạo nên Nghiệp cả. Nghiệp Nhân đã tạo thì Nghiệp Quả sẽ đi theo sau như hình với bóng.

Bạn có thể đi đâu để thoát khỏi cái bóng của mình hay không ?

Thưa không ! dù ta có trốn trong hang sâu núi thẳm, dù ta có lên đến 28 tầng Trời, thì cái bóng nó cũng lẻo đẻo theo ta. Cái bóng chính là Nghiệp của ta đó.

Có cách nào thoát khỏi sự đeo bám dai dẳng ấy ?

Đơn giãn thôi _ với các vị đã Giác Ngộ _ KHÔNG CÒN HÌNH NỮA THÌ LÀM SAO CÓ BÓNG !

KHÔNG CÒN HÌNH không phải là chúng ta tàng hình, mà là phải học Giáo lý Phật pháp _ bài NGŨ UẨN GIAI KHÔNG này _ để nhận ra rằng :

_ Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức chỉ giả hợp (gọi là Ngũ Ấm), giả hợp nghĩa là không có thực chất, thực thể.

_ Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức chỉ tạo nên sự hiểu lầm, ngăn che không cho chúng ta thấy được điều chân thật.

_ Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức qua quá trình sống đã giả tạo nên một vành đai ngăn cách (Nghiệp), ngăn cách Ta và Không phải Ta.

Người nào phá vở cái vành đai ngăn cách giả tưởng ấy thì đâu có chỗ cho Nghiệp chướng đeo bám vào, người ấy không có Sắc, không có Thọ, không có Tưởng, không có Hành, không có Thức, hay nói khác đi, người ấy không còn LẦM Thân, không còn LẦM Tâm nữa, hết Vô Minh, đó là vị A La Hán.
 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5 Thg 8 2012
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
.......
Người nào phá vở cái vành đai ngăn cách giả tưởng ấy thì đâu có chỗ cho Nghiệp chướng đeo bám vào, người ấy không có Sắc, không có Thọ, không có Tưởng, không có Hành, không có Thức, hay nói khác đi, người ấy không còn LẦM Thân, không còn LẦM Tâm nữa, hết Vô Minh, đó là vị A La Hán.

Kính anh Cường !
Hết Vô minh thì là Giác Ngộ, đã là vị Giác Ngộ thì không có Ngã tướng, không có Ngã tướng thì vị nào cũng như vị nào, bình đẳng như nhau _ thậm chí là từ "bình đẳng" cũng không có.

Như thế, theo em thì có thể nào cùng là một đạo Phật với nhau, mà lại có 2, 3 Chân Lý ?
Cùng là đạo Phật với nhau, sao lại có chứng ngộ "nhỏ" và chứng ngộ "lớn" (quả vị Tiểu Thừa và quả vị Đại Thừa) ???

Kính !
 

lavinhcuong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
30 Thg 7 2010
Bài viết
803
Điểm tương tác
677
Điểm
93
Kính anh Cường !
Hết Vô minh thì là Giác Ngộ, đã là vị Giác Ngộ thì không có Ngã tướng, không có Ngã tướng thì vị nào cũng như vị nào, bình đẳng như nhau _ thậm chí là từ "bình đẳng" cũng không có.

Như thế, theo em thì có thể nào cùng là một đạo Phật với nhau, mà lại có 2, 3 Chân Lý ?
Cùng là đạo Phật với nhau, sao lại có chứng ngộ "nhỏ" và chứng ngộ "lớn" (quả vị Tiểu Thừa và quả vị Đại Thừa) ???

Kính !

Chào Ngọc Tuấn !

Thực ra thì Chư Phật chỉ muốn cho chúng ta nhận ra Chân Lý Tuyệt đối mà thôi, nhưng là chúng sinh mê muội đã vô lượng kiếp, chúng ta đã và sẽ không ai nhận ra được "điều Chân thật tột cùng" mà Phật đã chứng biết, nếu Phật không phương tiện "chẻ nhỏ Chân lý" _ phân "hành trình vạn dặm" ra thành từng đoạn ngắn, để cho chúng ta có thể đi theo Ngài mà không "ngán ngược", đó là những trạm nghỉ chân dọc đường _ mà đức Phật gọi là HÓA THÀNH.

Đúng như bạn nói : Không có Ngã tướng thì tất cả bình đẳng, thậm chí còn không có từ bình đẳng !
Nhưng với tuệ nhãn của đức Phật thì những vị A La Hán chưa thật sự dứt sạch phiền não _ Ngã tướng hãy còn _ cái này đạo Phật gọi là VI TẾ HOẶC.

Những vị A La Hán nếu thật sự dứt sạch Ngã tướng thì đã không nhất thiết phải Nhập Niết Bàn. Nhập Niết Bàn là thái độ chỉ chấp nhận "cái này", không chấp nhận "cái kia".

Chỉ chấp nhận "cái này", không chấp nhận "cái kia" là còn có "tư kiến", còn "tư kiến' là còn Ngã. Còn Ngã thì chưa thể bình đẳng với Chư Phật được.

.
 

lavinhcuong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
30 Thg 7 2010
Bài viết
803
Điểm tương tác
677
Điểm
93
Còn Ngã thì chưa thể bình đẳng với Chư Phật được.

Nếu hành giả muốn thật sạch Ngã Tướng, để đến được BÌNH ĐẲNG với chư Phật thì phải Nguyện đi tiếp theo con đường Chư Phật đã đi _ cũng giống như là đăng ký học tiếp lên Cấp 2, là đi theo con đường thứ ba dẫn đến Chân Lý. Không cần phải kinh qua con đường thứ 2, là Con đường Quyền Thừa mà hầu hết là những vị Độc Giác đi. (đã nói lướt qua rồi, nay không nhắc lại).

3. _ Con đường thứ ba dẫn đến Chân Lý _ cũng là Con đường Đại Thừa.

Con đường này bắt đầu khi hành giả phát tâm đi tiếp "Hành Trình Chân Lý". Phát tâm đi tiếp cho đến Toàn Giác thì được gọi là PHÁT BỒ ĐỀ TÂM. Phát tâm đi tiếp thì không thể nghỉ an nơi Niết Bàn nữa (những vị đang ở Tây Phương Cực Lạc mà phát tâm Bồ Đề thì không còn ở lại cõi Cực Lạc nữa) mà phải thát sinh vào những cõi Cực Khổ như Ta Bà này chẳng hạn.

Hành giả _ những vị Sơ phát tâm Bồ Tát _ dấn thân vào chốn trần ai, những cõi Khổ, không phải như đi du lịch, mà là đi Độ Sinh (theo như bổn nguyện).

Đi Độ Sinh thì phải gian khổ, vì Chúng sinh đa phần là Khổ (kể cả những người nhiều Thiện Nghiệp cũng còn Khổ).

Đi Độ Sinh thì phải gian khổ, vì chính gian khổ làm cho chúng sinh nhàm chán mới sinh tâm cầu thoát khổ, mới kiên trì thực hành những việc khó làm (tỉ dụ như phải Nhẫn Nhục những trường hợp ít ai nhẫn nổi).

Đi Độ Sinh thì phải gian khổ, vì chính gian khổ là chất liệu tốt nhất để tăng trưởng Bồ Đề tâm.
(như bùn lầy là môi trường tốt nhất cho sen hồng tươi tốt).

Đi Độ Sinh cũng chính là hành giả tự độ chính những "chúng sinh tâm" (còn ngủ quên) trong lòng hành giả. Cho nên độ người cũng là độ cho ta vậy !
 

Thế Hùng

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 10 2012
Bài viết
422
Điểm tương tác
196
Điểm
43
Kính anh Cường !

1. _ Theo anh, nếu hành giả phát tâm đi theo Con đường thứ ba (tức Con đường Đại Thừa) nhưng chưa có tu chứng gì hết (mới bắt đầu) có được không ?
2. _ Muốn tu theo Con đường Đại Thừa thì phải học những gì, hành những gì, phải vượt qua những trở ngại (ghềnh đá) gì ?
3. _ Hành giả đi Con đường Đại thừa phải tâm niệm như thế nào ? Thế nào là chứng đắc trong con đường này ? Hành giả sẽ được những quả vị gì ?

Kính xin anh chia sẻ !
 

lavinhcuong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
30 Thg 7 2010
Bài viết
803
Điểm tương tác
677
Điểm
93
Kính anh Cường !

1. _ Theo anh, nếu hành giả phát tâm đi theo Con đường thứ ba (tức Con đường Đại Thừa) nhưng chưa có tu chứng gì hết (mới bắt đầu) có được không ?
2. _ Muốn tu theo Con đường Đại Thừa thì phải học những gì, hành những gì, phải vượt qua những trở ngại (ghềnh đá) gì ?
3. _ Hành giả đi Con đường Đại thừa phải tâm niệm như thế nào ? Thế nào là chứng đắc trong con đường này ? Hành giả sẽ được những quả vị gì ?

Kính xin anh chia sẻ !

Chào Thế Hùng ! Cám ơn bạn đã hỏi.

1. _ Theo anh, nếu hành giả phát tâm đi theo Con đường thứ ba (tức Con đường Đại Thừa) nhưng chưa có tu chứng gì hết (mới bắt đầu) có được không ?

Ai cũng có thể theo "Con đường Đại Thừa", nhưng người thật sự phát Bồ Đề Tâm mới được thử thách nhiều hơn để tiến bộ, còn người không phát Bồ Đề Tâm thì chỉ là gieo duyên cho vị lai, chứ hiện tại không bị thử thách gì, rất chậm tiến bộ.

2. _ Muốn tu theo Con đường Đại Thừa thì phải học những gì, hành những gì, phải vượt qua những trở ngại (ghềnh đá) gì ?

Phải học tất cả Phật pháp, hành tất cả hạnh, vượt qua tất cả trở ngại.

3. _ Hành giả đi Con đường Đại thừa phải tâm niệm như thế nào ?

Phải tâm niệm :

_ Dù cho gặp khó khăn trở ngại như thế nào cũng quyết vượt qua để đi đến cuối đường là Toàn Giác.

_ Dù cho xác thân này có tan nát, dù cho thế giới này có tan biến đi, nguyện độ sinh (hướng về chúng sinh để làm Phật sự) mãi còn.

Thế nào là chứng đắc trong con đường này ?

Thực thấy cõi đời chỉ là cơn mộng ảo, thực thấy VẠN PHÁP ĐỀU HƯ HUYỄN.

Hành giả sẽ được những quả vị gì ?

A. Quả vị Bồ Tát _ từ Địa thứ nhất đến Địa thứ 7 (Bất thối) :

1. Hoan Hỉ địa (zh. 歡喜地, sa. pramuditā-bhūmi)
2. Li Cấu địa (zh. 離垢地, sa. vimalā bhūmi)
3. Phát Quang địa (zh. 發光地, sa. prabhākārī bhūmi)
4. Diệm Huệ địa (zh. 燄慧地, sa. arciṣmatī bhūmi)
5. Nan Thắng địa (zh. 極難勝地, sa. sudurjayā bhūmi)
6. Hiện tiền địa (zh. 現前地, sa. abhimukhī bhūmi)
7. Viễn Hành địa (zh. 遠行地, sa. dūraṅgamā bhūmi)

B. Không quan tâm đến quả vị gì.
 

lavinhcuong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
30 Thg 7 2010
Bài viết
803
Điểm tương tác
677
Điểm
93
4. Con đường Nhất Thừa (hay còn gọi là Tối Thượng Thừa), quả vị Toàn Giác _ Phật.

Kính các bạn !

Thực ra Tối Thượng Thừa chỉ là một phần của Con đường Nhất Thừa.

Sao gọi là Nhất Thừa ?

_ Vì bao gồm hết các Thừa, từ thấp nhất đến cao tột; từ Nhân Thiên Thừa trải qua các Thừa (Tiểu Thừa, Quyền Thừa, Đại Thừa) đến Tối Thượng Thừa.

Vì sao có con đường này ?

_ Vì đức Phật đã nói "chúng sanh có nhiều căn cơ (căn cơ Nhân Thiên, căn cơ Tiểu Thừa, căn cơ Đại Thừa) nhưng đặc biệt có những chúng sanh thuộc căn cơ "Bất Định Chủng Tánh".

Căn cơ "Bất Định Chủng Tánh" là sao ?

_ Là chúng sinh ấy nếu gặp Thần Tiên Ngoại Đạo thì cũng tu được, nếu thọ giáo với vị Sư Nguyên Thỉ thì cũng tiến bộ, nếu Quy Y với Chư Tăng Đại Thừa cũng cảm thấy như "cá gặp nước"; người này vì tương thích với mọi trình Giáo lý cho nên sẽ rất uổng phí công phu nếu họ chỉ gặp được Thần Tiên Ngoại Đạo, hay một trình giáo lý kiên cố chấp thủ.

_ Lại nữa vì Giáo Lý Tối Thượng Thừa thường không thích hợp với người độn căn, thì "Con Đường Nhất Thừa" vẫn tiếp độ cho họ tu hành được có tiến bộ.
 
C

chimanhvu

Guest
Cho hỏi đạo hữu lavinhcuong

Chào Thế Hùng ! Cám ơn bạn đã hỏi.



Ai cũng có thể theo "Con đường Đại Thừa", nhưng người thật sự phát Bồ Đề Tâm mới được thử thách nhiều hơn để tiến bộ, còn người không phát Bồ Đề Tâm thì chỉ là gieo duyên cho vị lai, chứ hiện tại không bị thử thách gì, rất chậm tiến bộ.



Phải học tất cả Phật pháp, hành tất cả hạnh, vượt qua tất cả trở ngại.



Phải tâm niệm :

_ Dù cho gặp khó khăn trở ngại như thế nào cũng quyết vượt qua để đi đến cuối đường là Toàn Giác.

_ Dù cho xác thân này có tan nát, dù cho thế giới này có tan biến đi, nguyện độ sinh (hướng về chúng sinh để làm Phật sự) mãi còn.



Thực thấy cõi đời chỉ là cơn mộng ảo, thực thấy VẠN PHÁP ĐỀU HƯ HUYỄN.



A. Quả vị Bồ Tát _ từ Địa thứ nhất đến Địa thứ 7 (Bất thối) :
1. Hoan Hỉ địa (zh. 歡喜地, sa. pramuditā-bhūmi)
2. Li Cấu địa (zh. 離垢地, sa. vimalā bhūmi)
3. Phát Quang địa (zh. 發光地, sa. prabhākārī bhūmi)
4. Diệm Huệ địa (zh. 燄慧地, sa. arciṣmatī bhūmi)
5. Nan Thắng địa (zh. 極難勝地, sa. sudurjayā bhūmi)
6. Hiện tiền địa (zh. 現前地, sa. abhimukhī bhūmi)
7. Viễn Hành địa (zh. 遠行地, sa. dūraṅgamā bhūmi)

B. Không quan tâm đến quả vị gì.
Đạo hữu nói cho tôi rõ cái gì là Bồ Đề Tâm? Phát Tâm Bồ Đề là phát cái gì? mà tôi thấy ai cũng nói , nhưng cụ thể thì không thấy nói là gì cả
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83

Đạo hữu nói cho tôi rõ cái gì là Bồ Đề Tâm? Phát Tâm Bồ Đề là phát cái gì? mà tôi thấy ai cũng nói , nhưng cụ thể thì không thấy nói là gì cả


<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<p style="padding-left: 56px;"><I>Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ,
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn,
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học,
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chỉ bốn điều trên thôi, đó chính là phát Bồ đề tâm! Cũng gọi là "Tứ hoằng thệ nguyện".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói rộng ra thì còn có "Mười điều nguyện vương" của Bồ tát Phổ Hiền nữa.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chim Anh vũ là một loài chim sống trên thế giới Cực Lạc của đức Phật A Di Đà, cùng với các loài chim quý khác, ngày đêm sáu thời tuyên nói các pháp, mà lại không biết phát Bồ đề tâm là gì hay sao? Hay biết mà không chịu tự mình nói ra, lại thưa hỏi người khác?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kính mời đọc một đoạn này, trích trong kinh "A Di Đà" văn vần, để biết lão già hủ lậu này không nói ngoa:
<p style="padding-left: 56px;"><I>Lại rằng" Xá Lợi! Lạc bang
Có chim kỳ diệu trắng, vàng, đỏ, xanh
Chim Khổng tước, Ca lăng, Bạch hạc
Anh võ (vũ) cùng Cộng mạng, Tần già
Ngày đêm sáu khắc xướng ca
Dịu dàng đủ tiếng thuần hòa phát âm
Diễn những pháp Ngũ căn, Ngũ lực
Thất Bồ đề, Bát chánh đạo phần
Diễn ca đạo pháp phân minh
Người nghe phơi phới thêm sanh căn lành
Đều niệm Phật, niệm Tăng, niệm Pháp...</I>
</span></span>
 

lavinhcuong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
30 Thg 7 2010
Bài viết
803
Điểm tương tác
677
Điểm
93
Đạo hữu nói cho tôi rõ cái gì là Bồ Đề Tâm? Phát Tâm Bồ Đề là phát cái gì? mà tôi thấy ai cũng nói , nhưng cụ thể thì không thấy nói là gì cả

Cám ơn bạn đã hỏi, cám ơn bác Tuấn Tú đã trả lời.

Thưa các bạn !

1. _ Một vị hành giả khi đắc quả A La Hán thì đã có Huệ nhãn, tức là thấy "Mình không phải là mình" (thậm chí nếu nói "mình chỉ là con số không" hãy còn chưa đúng).

Nhưng đối với các pháp thế gian và các pháp xuất thế gian thì vị A La Hán biết rất ít (mù mờ) và thường thì các Ngài không quan tâm "ba cái chuyện lẻ tẻ" ấy, các Ngài "bỏ qua" để nhập Niết Bàn.

Nếu một vị A La Hán nghe lời Phật quở "chồi khô mộng lép" mà dòm lại mình, thấy "ủa ! mình đã thành đạo, có thể tùy ý bỏ tất cả để vào Niết Bàn, điều này có giống như Phật chăng ? Sao Phật có thể giải tất cả nghi, hóa độ những chúng sanh cang cường khó giáo hóa, mà mình thì không thể ?, vậy có lẻ ta còn thiếu sót gì chăng ?"

Nghĩ như thế, vị A La Hán phát tâm "Không nhập Niết Bàn, mà sẽ tiếp tục tu học Phật pháp cho đến thành bậc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác mới thôi". Phát tâm như thế là PHÁT BỒ ĐỀ TÂM đó !

2. _ Có những Phật tử chưa chứng đắc quả vị gì cả, nhưng thâm cảm được nỗi thống khổ của những người thân thích hoặc không thân thích chung quanh, nỗi thống khổ của biết bao chúng sanh cõi Súc Sanh, cõi Ngạ Quỷ, cõi Địa Ngục, ....... mà quyết tâm phải làm cái gì để giải cứu khổ nạn cho tất cả.
Phật tử ấy nghe rằng "Đức Phật là vị đã từng vì bao chúng sinh đau khổ mà đi tìm phương giải khổ cho chúng sanh, và Ngài đã tìm được", thế là Phật tử ấy phát tâm quyết đi theo con đường của Phật tìm phương giải thoát khổ cho tất cả chúng sanh, ngày nào chưa được như Phật ngày ấy quyết không dừng đứng hay lui bước trước những trở ngại khó khăn.
Lập đại chí như thế là người ấy đã PHÁT BỒ ĐỀ TÂM.

Tuy nhiên để có thể được sự hỗ trợ tối đa từ Chư Phật, chư vị Long Thần Hộ Pháp, hành giả phải đối trước Phật đài phát lời thệ nguyện (Tứ hoằng thệ nguyện _ như bác Tuấn Tú đã đăng).

Đã Nguyện trước sự chứng minh của Chư vị Đại Giác, của Chư vị Long Thần Hộ Pháp thì hành giả phải khắc ghi những lời thề ấy trong lòng, quyết tâm làm theo.

Chớ không phải chỉ đọc như "con két", thệ nguyện xong rồi bỏ đó không nhớ đến nữa, quay trở về cuộc sống thường nhật vẫn "chứng nào tật nấy".

.......
 
C

chimanhvu

Guest
Kính Bác Tuấn Tú

<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<p style="padding-left: 56px;"><I>Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ,
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn,
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học,
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chỉ bốn điều trên thôi, đó chính là phát Bồ đề tâm! Cũng gọi là "Tứ hoằng thệ nguyện".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói rộng ra thì còn có "Mười điều nguyện vương" của Bồ tát Phổ Hiền nữa.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chim Anh vũ là một loài chim sống trên thế giới Cực Lạc của đức Phật A Di Đà, cùng với các loài chim quý khác, ngày đêm sáu thời tuyên nói các pháp, mà lại không biết phát Bồ đề tâm là gì hay sao? Hay biết mà không chịu tự mình nói ra, lại thưa hỏi người khác?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kính mời đọc một đoạn này, trích trong kinh "A Di Đà" văn vần, để biết lão già hủ lậu này không nói ngoa:
<p style="padding-left: 56px;"><I>Lại rằng" Xá Lợi! Lạc bang
Có chim kỳ diệu trắng, vàng, đỏ, xanh
Chim Khổng tước, Ca lăng, Bạch hạc
Anh võ (vũ) cùng Cộng mạng, Tần già
Ngày đêm sáu khắc xướng ca
Dịu dàng đủ tiếng thuần hòa phát âm
Diễn những pháp Ngũ căn, Ngũ lực
Thất Bồ đề, Bát chánh đạo phần
Diễn ca đạo pháp phân minh
Người nghe phơi phới thêm sanh căn lành
Đều niệm Phật, niệm Tăng, niệm Pháp...</I>
</span></span>


Nhưng theo Lục Tổ Thì:
Bồ-đề vốn không cây,
Gương sáng cũng chẳng đài.
Xưa nay không một vật,
Chỗ nào dính bụi bặm ?

(Bồ đề bổn vô thọ,
Minh cảnh diệc phi đài.
Bản lai vô nhất vật,
Hà xứ nhạ trần ai ?)
Xin được giảng nghĩa cho tường tỏ cùng với bài viết của Bác có gì khác biệt?
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Nhưng theo Lục Tổ Thì:
Bồ-đề vốn không cây,
Gương sáng cũng chẳng đài.
Xưa nay không một vật,
Chỗ nào dính bụi bặm ?

(Bồ đề bổn vô thọ,
Minh cảnh diệc phi đài.
Bản lai vô nhất vật,
Hà xứ nhạ trần ai ?)
Xin được giảng nghĩa cho tường tỏ cùng với bài viết của Bác có gì khác biệt?
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chim Anh vũ này lạ thiệt! Có lẽ vì cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà ít có người vãng sanh, nên mới <B>phát Bồ Đề tâm</B> trở xuống cõi Ta Bà này vấn đạo, thuyết pháp để trực tiếp độ chúng sanh về cõi Cực Lạc đấy mà!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chim Anh vũ ở cõi Ta bà chỉ biết hót thôi chứ không nói được tiếng người, vì sao mà đạo hữu lại nói được tiếng pháp âm vi diệu ở cõi này nhỉ! Có phải vì muốn độ người mà phát Bồ dề tâm hóa thân trở lại cõi Ta bà và lại đem pháp <B>"vô vi"</B> của Lục Tổ để đối chiếu với "Tứ Hoằng Thệ Nguyện" của đại sự Thật Hiền (nhớ vậy không biết đúng không nữa!?)
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trả lời như vậy đã đủ ý về phát Bồ đề tâm của chim Anh Vũ chưa!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Về bài kệ của Lục Tổ ấy! Trong diễn đàn này có nhiều lắm, chịu khó tìm đọc nhé, lão già rồi hay lú lẩn không còn nhớ nhiều và rõ lắm. Nói ít vậy, cho tâm trí được an (giống như bác Trừng Hải ấy, chỉ khác là tự mình an tâm chứ không cầu các danh hiệu chư Phật, Bồ tát, Tổ sư để giúp tâm mình được an khi tiếp xúc với đại chúng). Không nói tới bài kệ của ngài Thần Tú chủ trương "hữu vi", bài kệ của Lục tổ đại ý như vầy:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Bồ đề là tánh giác ngộ, không hình, không dạng, trống không chẳng phải là cây nên không có thọ (cội). Minh cảnh là tâm viên minh, bình đẳng phổ biến nên cũng trống không (vô tướng) thì làm gì có đài? Bổn lại tự tánh diệu giác của ta là Bổn lai diệu giác của chân tâm (gọi tắt là Bổn lai tâm, hay Phật tánh, Thiền tông gọi là Chánh pháp nhãn tàng, Liên tông gọi là Bổn tánh Di Đà và gì gì nữa đó...!) vốn trong sạch, vắng lặng, không thêm bớt, trống rỗng tự tại, nên không có một vật gì trong đó, thế thì làm sao có bụi (phiền não, tham, sân, si...) bám vào mà cần phải lau chùi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vậy bài kệ này là cảnh giới "trực ngộ" của đức Lục Tổ và được Ngũ Tổ Huỳnh Mai "ấn tâm" với câu "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm " trong kinh Kim Cang.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vậy ý của chim Anh vũ thế nào khi đem bài kệ của "vô vi" của Lục Tổ "chọi" với "Tứ Hoằng Thệ Nguyện" của đại sư Thật Hiền!? Bài kệ này của ngài Thật Hiền còn có bốn câu ở dưới nữa: "<B>Tự tánh</B> phiền não vô biên thệ nguyện độ...", cũng hợp với mấy câu: "Nào dè <B>tự tánh</B> mình vốn tự nhiên trong sạch..." của Lục Tổ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Mong được giải thích cặn kẻ cho mọi người rõ. Được như vậy mới xứng đáng là chim Anh vũ tuyên giảng pháp thiền của Lục Tổ!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Mệt rồi, tạm đủ cho hôm nay!? Xin lỗi vị đại diện chùa Phước Thành, vì trả lời câu hỏi của chim Anh vũ làm "lạc đề" bài viết của quý vị!</P>
</span></span>
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên