Ấn tống kinh sách được 10 điều lợi ích

T

tritung

Guest
Ấn tống kinh sách được 10 điều lợi ích


1. Từ trước đã gây tội lỗi, nếu tội nhẹ thì liền tiêu mất, còn tội nặng thì trở thành nhẹ.

2. Thường được Thiên thần ủng hộ, giúp đỡ khỏi tai nạn, bệnh truyền nhiễm, tai nạn nước lụt, lửa cháy, giặc cướp, chiến tranh, lao ngục.

3. Đối với kẻ oán thù trước kia, đều nhờ pháp lợi ích mà được giải thoát, khỏi khổ về nạn báo thù.

4. Quỷ dạ xoa, quỷ ác không thể xen vào làm tổn hại và rắn độc, cọp đói cũng không thể làm hại.

5. Tâm được an ổn, ngày không gặp sự nguy hiểm, đêm chẳng thấy chiêm bao dữ, sắc mặt sáng ngời, sức mạnh dồi dào, việc làm được ích lợi tốt.

6. Lòng thành hiến dâng pháp, dầu không cầu mong nhưng sự ăn mặc tự nhiên đầy đủ, gia đình hòa thuận, hưởng phước lộc lâu dài.

7. Lời nói, việc làm được Người, Trời hoan hỷ, mặc tình đến nơi nào cũng được nhiều người vui mừng yêu thương, tôn trọng, cung kính, lễ lạy,

8. Người ngu trở thành bậc trí, kẻ bệnh hoạn trở thành khỏe mạnh, người khốn khổ trở thành hưởng phước, kẻ mang thân phụ nữ nhanh chóng trở thành thân nam.

9. Trọn lìa ác đạo, sanh về cõi lành, tướng mạo xinh đẹp, bản tính vốn khôn hơn người thường, hưởng phước lộc đặc biệt hơn ai hết.

10. Hay làm cho tất cả chúng sanh gieo trồng căn lành, vì tâm chúng sanh mà làm thửa ruộng phước lớn, được vô lượng thắng quả, sanh về chỗ thường được thấy Đức Phật, nghe pháp, thẳng đến mở rộng tâm huệ, đích thân chứng lục thông, chóng được thành Phật.

Người in kinh đã có công đức thù thắng như nói trên, cho nên phàm khi gặp chúc thọ đem phẩm vật tặng chúc mừng khỏi tai nạn, khỏi tai họa, cầu phước, tiến cử nhân tài, đều phải hoan hỷ mạnh dạn thực hành bố thí cúng dường.

Phát tâm tịnh tài Ấn tống Kinh Sách
 

muathularung

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 8 2014
Bài viết
263
Điểm tương tác
102
Điểm
43
...

Ấn tống kinh sách được 10 điều lợi ích


1. Từ trước đã gây tội lỗi, nếu tội nhẹ thì liền tiêu mất, còn tội nặng thì trở thành nhẹ.

2. Thường được Thiên thần ủng hộ, giúp đỡ khỏi tai nạn, bệnh truyền nhiễm, tai nạn nước lụt, lửa cháy, giặc cướp, chiến tranh, lao ngục.

3. Đối với kẻ oán thù trước kia, đều nhờ pháp lợi ích mà được giải thoát, khỏi khổ về nạn báo thù.

4. Quỷ dạ xoa, quỷ ác không thể xen vào làm tổn hại và rắn độc, cọp đói cũng không thể làm hại.

5. Tâm được an ổn, ngày không gặp sự nguy hiểm, đêm chẳng thấy chiêm bao dữ, sắc mặt sáng ngời, sức mạnh dồi dào, việc làm được ích lợi tốt.

6. Lòng thành hiến dâng pháp, dầu không cầu mong nhưng sự ăn mặc tự nhiên đầy đủ, gia đình hòa thuận, hưởng phước lộc lâu dài.

7. Lời nói, việc làm được Người, Trời hoan hỷ, mặc tình đến nơi nào cũng được nhiều người vui mừng yêu thương, tôn trọng, cung kính, lễ lạy,

8. Người ngu trở thành bậc trí, kẻ bệnh hoạn trở thành khỏe mạnh, người khốn khổ trở thành hưởng phước, kẻ mang thân phụ nữ nhanh chóng trở thành thân nam.

9. Trọn lìa ác đạo, sanh về cõi lành, tướng mạo xinh đẹp, bản tính vốn khôn hơn người thường, hưởng phước lộc đặc biệt hơn ai hết.

10. Hay làm cho tất cả chúng sanh gieo trồng căn lành, vì tâm chúng sanh mà làm thửa ruộng phước lớn, được vô lượng thắng quả, sanh về chỗ thường được thấy Đức Phật, nghe pháp, thẳng đến mở rộng tâm huệ, đích thân chứng lục thông, chóng được thành Phật.

Người in kinh đã có công đức thù thắng như nói trên, cho nên phàm khi gặp chúc thọ đem phẩm vật tặng chúc mừng khỏi tai nạn, khỏi tai họa, cầu phước, tiến cử nhân tài, đều phải hoan hỷ mạnh dạn thực hành bố thí cúng dường.

Phát tâm tịnh tài Ấn tống Kinh Sách

Ấn tống kinh sách Phật đạo thì cực kỳ tốt. nhưng tốt như những điều bạn nói ở trên là THAM - SÂN - SI. đừng có mà phổ biến theo kiểu ông mất của nọ bà chò của kia. Người Phật Tử không hiểu ấn tống kinh sách như bạn nghĩ
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Tiền bối kính !

Ấn tống kinh sách Phật đạo thì cực kỳ tốt. nhưng tốt như những điều bạn nói ở trên là THAM - SÂN - SI. đừng có mà phổ biến theo kiểu ông mất của nọ bà chò của kia. Người Phật Tử không hiểu ấn tống kinh sách như bạn nghĩ

Thưa tiền bối ! Ấn tống kinh Phật là nghĩ đến caí lơị ích chung mà không tham giữ tiền cuả cho riêng mình, điêù nầy đáng tán thán thì THAM ở chổ nào ?

Ấn tống kinh Phật là nghĩ đến caí lơị ích chung cho tất cả ngưoì thân kẻ sơ đều thấm nhuần Phật Pháp mà mau thăng tiến trên con đường giaỉ thoát thì SÂN ở chổ nào ? Trong khi bố thí tiền cuả đầy như ngàn nuí thì được phước baú vô lượng, nhưng không bằng 1 chút xiú phước baú cuả ngươì đem lời Đức Phật daỵ đến mọi người, vì đó là Công-Đức.

Ngưoì naò bỏ công sức và tiền cuả để ấn tống kinh Phật là đã làm cho mình cùng mọi ngưoì đi ngựoc dòng ngu si (vô minh) giúp cho nhà nhà an vui thì đất nước giaù mạnh, lân bang noi theo 5 châu thaí bình, thì taị sao goị là SI ?
Thưa, việc thiện lành cuả NHÂN khiến đưa đến QUẢ thù thắng mà bangtam vưà kể ra quá rõ ràng. Kính mong tiền bối góp lời chỉ daỵ.

Kính
bangtam
 

muathularung

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 8 2014
Bài viết
263
Điểm tương tác
102
Điểm
43
...

Thưa tiền bối ! Ấn tống kinh Phật là nghĩ đến caí lơị ích chung mà không tham giữ tiền cuả cho riêng mình, điêù nầy đáng tán thán thì THAM ở chổ nào ?

Ấn tống kinh Phật là nghĩ đến caí lơị ích chung cho tất cả ngưoì thân kẻ sơ đều thấm nhuần Phật Pháp mà mau thăng tiến trên con đường giaỉ thoát thì SÂN ở chổ nào ? Trong khi bố thí tiền cuả đầy như ngàn nuí thì được phước baú vô lượng, nhưng không bằng 1 chút xiú phước baú cuả ngươì đem lời Đức Phật daỵ đến mọi người, vì đó là Công-Đức.

Ngưoì naò bỏ công sức và tiền cuả để ấn tống kinh Phật là đã làm cho mình cùng mọi ngưoì đi ngựoc dòng ngu si (vô minh) giúp cho nhà nhà an vui thì đất nước giaù mạnh, lân bang noi theo 5 châu thaí bình, thì taị sao goị là SI ?
Thưa, việc thiện lành cuả NHÂN khiến đưa đến QUẢ thù thắng mà bangtam vưà kể ra quá rõ ràng. Kính mong tiền bối góp lời chỉ daỵ.

Kính
bangtam

Trước hết nói cái điều cơ bản nhất cho người có câu hỏi. Tại sao sau khi đăng bài ấn tống kinh sách của TRITUNG thì bị khóa ních ngay? chẳng lẽ có sự lỡ lầm ở ban tổng quản?
Điều thứ 2; đáng lẽ không muốn nói, nhưng làm thế không đành. vì phải cố gắng dùng lời thiết thực mà lại phải " chan hòa " thì thật có phần hơi cưỡng bức một chút, nhưng không sao.
Con sóc cứ suốt ngày nhảy nhót chuyền hết cành này đến cành kia không bao giờ ngưng nghỉ.Thấy cây nào cũng có quả ngọt thơm ngon hề hề. Giáo pháp của đức Phật như rừng cây đó, nhưng là cái quả không giống như cái quả của con sóc mong muốn. cái quả trong giáo pháp của Đức Phật là ở nơi cội rễ, không ở trên cành lá.
Hãy dừng nhảy lại đi, chuyên thâm vào một tạng kinh mà hành trì cho chân thật.
Nếu tự mình thấu được mấy lời kinh này:
Bồ tát ,phi bồ tát, thị danh bồ tát
Chúng sanh, phi chúng sanh, thị danh chúng sanh
Pháp, phi pháp, phi phi pháp
và câu nữa là : phước đức, chẳng phải phước đức ấy gọi phước đức nhiều.
Nếu thấu hiểu mấy câu này thì tự mình không có câu hỏi như trên nữa.
Còn không thì vào LUẬN ĐẠI TRÍ ĐỘ mà Ngài V/Q6 đang giảng, học cho kỹ, nếu không rõ chỗ nào nhờ Thầy V/Q chỉ dạy cho.
Dạo này tôi không có điều kiện vào diễn đàn như trước. nếu không có trả lời thì mong thông cảm nhé
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113

Trước hết nói cái điều cơ bản nhất cho người có câu hỏi. Tại sao sau khi đăng bài ấn tống kinh sách của TRITUNG thì bị khóa ních ngay? chẳng lẽ có sự lỡ lầm ở ban tổng quản?
Điều thứ 2; đáng lẽ không muốn nói, nhưng làm thế không đành. vì phải cố gắng dùng lời thiết thực mà lại phải " chan hòa " thì thật có phần hơi cưỡng bức một chút, nhưng không sao.
Con sóc cứ suốt ngày nhảy nhót chuyền hết cành này đến cành kia không bao giờ ngưng nghỉ.Thấy cây nào cũng có quả ngọt thơm ngon hề hề. Giáo pháp của đức Phật như rừng cây đó, nhưng là cái quả không giống như cái quả của con sóc mong muốn. cái quả trong giáo pháp của Đức Phật là ở nơi cội rễ, không ở trên cành lá.
Hãy dừng nhảy lại đi, chuyên thâm vào một tạng kinh mà hành trì cho chân thật.
Nếu tự mình thấu được mấy lời kinh này:
Bồ tát ,phi bồ tát, thị danh bồ tát
Chúng sanh, phi chúng sanh, thị danh chúng sanh
Pháp, phi pháp, phi phi pháp
và câu nữa là : phước đức, chẳng phải phước đức ấy gọi phước đức nhiều.
Nếu thấu hiểu mấy câu này thì tự mình không có câu hỏi như trên nữa.
Còn không thì vào LUẬN ĐẠI TRÍ ĐỘ mà Ngài V/Q6 đang giảng, học cho kỹ, nếu không rõ chỗ nào nhờ Thầy V/Q chỉ dạy cho.
Dạo này tôi không có điều kiện vào diễn đàn như trước. nếu không có trả lời thì mong thông cảm nhé

Vậy thì ấn tống mà không ấn tống tức là "Ấn tống".
Nghỉa là "vô tâm ấn tống".
Có nhiều người cho rằng ấn tống kinh sách là cúng dường pháp, và cúng dường pháp thì được vô lượng công đức.
Theo tôi thì
Cúng dường Phật là phục vụ chúng sanh.
Cúng dường Pháp là hiểu chỉ một câu kinh cho tới tận cùng rốt ráo.
Cúng dường Tăng là hòa đồng trong "Lục đạo" (sáu đường).
 

muathularung

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 8 2014
Bài viết
263
Điểm tương tác
102
Điểm
43
...

Cúng dường Pháp là hiểu chỉ một câu kinh cho tới tận cùng rốt ráo.


IV. GIÁ TRỊ ĐỘC ĐÁO NHỮNG BÀI PHÁP CỦA LÂM TẾ

Lâm Tế có lối nói pháp khiến tóc tai ta phải dựng đứng, trợn mắt, nhằm cách mạng đập tan hiển lộ nên sự thật, lắm lúc sự thật nầy phũ phàng như chính cái phũ phàng mà ta đang lặn hụp. Lâm Tế muốn lột trần cuối cùng tất cả, những giả dối con người đang trang sức phết tô để dệt nên một thần tượng phi lý, tôn thờ theo chủ nghĩa của lừa lọc. Lâm Tế còn đập vỡ tung những hình tướng con người qui phục. Vì hình tướng chỉ là lớp sơn bên ngoài tự nó phải tiêu hủy.
“Bậc đạo nhân chân chánh tuyệt không nắm Phật, không nắm Bồ Tát La Hán, cũng không nắm ba cõi thù thắng, quyết nhiên không câu chấp vào ngoại vật, thì trước mắt chánh pháp, vào lửa không phỏng, vào nước không chìm, vào ba đường địa ngục như dạo vườn cảnh, vào ngạ quỉ súc sanh mà chẳng thọ báo, vào sắc giới chẳng bị sắc mê hoặc, vào thanh giới chẳng bị thanh mê hoặc, vào vị giới chẳng bị vị mê hoặc, vào xúc giới chẳng bị xúc mê hoặc, vào pháp giới chẳng bị pháp mê hoặc".
Sáu căn của con người khi đối diện với trần cảnh thường khởi ra những tham đắm nên phải trôi lăn trong tử sinh, nếu xoay chuyển tất cả cửa ngõ bên ngoài để quán chiếu vào thể tánh thì mới có thể đi vào đâu nơi đó thành niềm an lạc, nếu điều này không được thực ngộ thì muôn kiếp làm kẻ sống trong phù vân nổi chìm, không chỗ dừng cho tương lai.
Tìm đến tư tưởng của Lâm Tế phải buông bỏ tất cả những ý niệm dù ngay hai chữ buông xả, bặt hết mọi ngôn từ, đừng tìm kiếm tra hỏi những thuật ngữ trong ấy, mà cần nhất thoát ra ngoài dính mắc thì mới có thể cảm nhận được sự thâm sâu và tấm lòng từ không bờ bến mà ngài để lại cho chúng ta. Ngài phá tung tất cả để đưa cho ta thấy đàng sau đó còn lại một cái gì mà trong ngôn từ, trong ý niệm không có.
“Cứ tự nhiên mà động dụng, mặc áo ăn cơm, cần đi cứ đi, cần ngồi cứ ngồi, đừng mảy may tâm niệm nào cầu Phật quả. Quí ông cho rằng đạo có tu có chứng, chớ nói nhảm. Đặt ra tu chứng là tạo nghiệp sanh tử. Ông nói sáu đạo muôn hạnh cùng tu, ta thấy toàn là nghiệp. Cầu Phật, cầu Pháp là tạo nghiệp địa ngục. Cầu Bồ Tát cũng là tạo nghiệp. Coi kinh coi giáo cũng là tạo nghiệp. Phật với Tổ Sư đều là người vô sự. Quí ông nói có đạo tu được, có pháp chứng được. Đạo nào mà tu? Pháp nào mà chứng? Chỗ thọ dụng của ông nay còn thiếu hụt vật gì chứ? Mà bồi đắp vào đâu chứ?”
Lối nói Pháp này của Lâm Tế làm chúng ta phải khiếp sợ trước những dụng ngữ không bị giới hạn ở định mức nào. Nhưng có ai dám bảo nó không tìm ẩn cả sự giải phóng con người ra khỏi triền phược trong ấy? Chúng ta vốn bị nhốt kín quá nhiều ngay trong quan niệm, trong mọi hệ lụy không phút nào độc lập tự do một cách toàn triệt, đâu đâu cũng ngăn cách, lôi kéo, làm sao tìm thấy được con đường thênh thang rộng mở không có mưa phùn nắng quái. Nếu không nhờ vào phương cách, san bằng tiêu hủy những ngăn ngại vi tế, dù đó là biểu tượng hình tướng, thì chặng đường nầy hãy còn đong đưa lẩn quẩn. Lâm Tế từng chặt tan dù đó là Phật là Tổ, với Lâm Tế ngôn từ từng gây khổ đau cho con người, tạo nên những xung đột phi lý trong nội tại và tạo ý thức chỉ biện luận so đo. Nếu không vượt ra ngoài những trì trệ ngăn cách này, sẽ phải lạc lối ngay, khó mà tìm lại được. “Nầy quí ông cầu chân lý ! muốn ngộ vào chánh tông (Thiền) chớ để thiên hạ phỉnh mình. Trong cũng như ngoài, gặp chướng ngại nào cứ đạp ngã ngay, gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ, gặp La Hán hoặc họ hàng thân thiết giết hết. Chớ ngần ngại, đó là con đường độc nhất để giải thoát. Đừng để bất cứ ngoại vật nào trói buộc mình, hãy vượt lên, hãy bước qua, hãy tự do. Tôi thấy suốt trong thiên hạ những vị gọi là cầu đạo, không ông nào đến với tôi tự do và độc lập hết. Hễ gặp việc tôi đạp nhào hết, không cần biết họ đến với tôi bằng cách nào. Họ ỷ mạnh tay, tôi chặt đứt tay, họ ỷ giỏi nói, tôi bóp câm miệng, họ ỷ tinh mắt, tôi đập đui mắt. Quả thật bao năm rồi chưa một ông nào đơn độc đối diện với tôi, hoàn toàn tự do, hoàn toàn độc lập. Ông nào cũng mắc phải như nhau những trò lừa dối không đâu của hàng cổ đức. Tôi không có gì để cho quí vị. Tất cả những gì tôi có thể làm được là tùy bịnh mà cho thuốc, là giải phóng cho quí vị tất cả triền phược.”
“Này chư vị cầu chân lý, hãy tỏ ra đôc lập tự cường. Tôi trân trọng đặt vấn đề ấy với quí vị. Suốt năm mười năm gần đây, tôi chỉ nhờ có vậy mà chưa được gì hết. Người ta đến với tôi toàn là người ma, những súc sanh cổ quái vất vưởng bờ tre, rừng bụi, đồng hoang cỏ dại, điên khùng gặp gì cắn nấy, dơ dáy thối tha. Quí vị loài ở hang, sao dám hoang phí của tín thí? Quí vị đáng gọi là sư sao khi còn vọng tưởng điên đảo như vậy? Tôi nói cho biết, không Phật, không Pháp, không tu, không chứng ! Quí vị tìm gì ở nhà láng giềng? Đó là trên đầu ghép thêm một cái đầu mượn ! Quí vị thiếu gì?”
“Quí vị cầu chân lý, những gì quí vị thọ dụng hiện giờ đây có khác gì với chư Phật chư Tổ đâu. Nhưng quí vị không tin tôi mãi đi tìm bên ngoài. Đừng mê tưởng như vậy. Không có gì ở ngoài, mà cả bên trong vẫn không có gì nắm giữ được. Quí vị chấp theo lời tôi nói, nhưng thà dứt tuyệt tất cả tham cầu, đừng làm gì hết.”
Trích: LÂM TẾ VÀ CON ĐƯỜNG TÌM ĐẾN GIÁC NGỘ
nguồn Thư viện Hoa Sen
 

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
Không về, không đi...

Ấn tống kinh sách Phật đạo thì cực kỳ tốt. nhưng tốt như những điều bạn nói ở trên là THAM - SÂN - SI. đừng có mà phổ biến theo kiểu ông mất của nọ bà chò của kia. Người Phật Tử không hiểu ấn tống kinh sách như bạn nghĩ

Tàn thu... tiết trở lạnh rồi,
"Hạc già run rẩy giữa đồi cây khô"...
Nhưng không hối tiếc bao giờ...
"Tịch Quang tịnh độ... không về, không đi..."!
 

muathularung

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 8 2014
Bài viết
263
Điểm tương tác
102
Điểm
43
Kính Thầy

Tàn thu... tiết trở lạnh rồi,
"Hạc già run rẩy giữa đồi cây khô"...
Nhưng không hối tiếc bao giờ...
"Tịch Quang tịnh độ... không về, không đi..."!

Thầy vẫn khỏe chứ ạ! học trò cảm phục lòng bi mẫn mà Thầy đã dành cho diễn đàn..
Học trò luôn chúc Thầy có một sức khỏe tốt, và mong muốn Thầy thường xuyên giúp đỡ mọi người trên bước đường tu học
 

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
Chúng sinh!

Thầy vẫn khỏe chứ ạ! học trò cảm phục lòng bi mẫn mà Thầy đã dành cho diễn đàn..
Học trò luôn chúc Thầy có một sức khỏe tốt, và mong muốn Thầy thường xuyên giúp đỡ mọi người trên bước đường tu học

Chúng sinh!
***
I. Đặt vấn đề:
“Chúng sinh không phải là chúng sinh, tạm gọi là chúng sinh…” (Kinh Kim Cang). Diệu nghĩa ở đây là gì?
II. Nội dung:
1. Thế nào là chúng sinh?
Chúng sinh là thuật ngữ chỉ cho các loài: Hữu tình, vô tình, hữu sắc, vô sắc, hữu tưởng, vô tưởng, phi hữu tưởng, phi vô tưởng…
2. Phân tích:
- Chúng sinh hữu tình là những chúng sinh có tình thức như những chúng sinh ở cõi Dục.
- Chúng sinh vô tình là những chúng sinh không có tình thức như: Đất đá cỏ cây…
- Chúng sinh hữu sắc là những chúng sinh lưu trú trong Dục giới và Sắc giới.
- Chúng sinh vô sắc là những chúng sinh lưu trú trong Vô sắc giới và những chúng sinh lưu trú trong tâm chúng ta như: Vui, buồn, thương, ghét, thích, chán, giận, hờn…
- Chúng sinh hữu tưởng là những chúng sinh có tư tưởng…
- Chúng sinh vô tưởng là những chúng sinh lưu trú ở cảnh trời vô tưởng (Sắc giới thiên).
- Chúng sinh phi hữu tưởng là những chúng sinh ở cõi trời Ngũ tịnh cư Sắc giới (Vô phiền, Vô nhiệt, Thiện kiến, Thiện hiện, Sắc cứu cánh).
- Chúng sinh phi vô tưởng là những chúng sinh ở trời phi tưởng phi phi tưởng.
3. Nhận xét:
- Ngoại trừ chúng sinh vô tình (Đất đá cỏ cây…) tất cả những chúng sinh còn lại đều có tánh Phật… vì thế, tất cả chúng sinh này đều sẽ thành Phật trong tương lai.
- Tuy những chúng sinh vô tình (đất đá cỏ cây…) không có Phật tánh, nhưng cũng có những trường hợp: Có những chúng sinh trong cõi vô hình không có sắc ấm, chỉ có 4 ấm (thọ, tưởng, hành, thức) mượn sắc thể vô tình (Đất đá cỏ cây…) làm sắc ấm… cho nên đã có những trường hợp: Hòn đá, cây cổ thụ… có khả năng “xuất quỷ nhập thần”! Những chúng sinh này cũng có tánh Phật… nên trong tương lai, chúng cũng có thể thành Phật! Vì những lý do trên nên:
- Tất cả chúng sinh đều sẽ thành Phật trong tương lai (Chúng sinh không phải chúng sinh…).
- Hiện tại cái Phật của tất cả chúng sinh chưa xuất hiện liên tục… cho nên hiện tại, tất cả chúng sinh là chúng sinh (tạm gọi là chúng sinh…).
III. Kết luận:
* Những lúc chúng sinh có cái nhìn trong sáng khách quan… lúc ấy: Chúng sinh là Chư Phật… nên chúng sinh chẳng phải chúng sinh!
* Cái Phật của chúng sinh chưa xuất hiện liên tục… nên hiện tại: Chúng sinh tạm gọi là chúng sinh!
Đây chính là diệu nghĩa của câu: “Chúng sinh chẳng phải chúng sinh, tạm gọi là chúng sinh…” (Kinh Kim Cang).
 

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
Cúng Dường!
***
* Tại sao “Phụng sự chúng sinh là cúng dường Chư Phật”?
Để hiểu được “diệu nghĩa” này, chúng ta hãy cùng nhau phân tích!
1.Thế nào là chúng sinh?
Chúng sinh là thuật ngữ gọi chung cho tất cả những sinh vật còn luân chuyển trong thập đạo (lục đạo và tứ thánh đạo).
* Tại sao tứ thánh cũng là chúng sinh?
Phàm, thánh… là cặp song sinh, không tồn tại độc lập; chư thánh vì ý nghiệp chưa sạch… nên chư thánh cũng là chúng sinh! Chỉ có chư Như lai Phật thế tôn (tam nghiệp hằng thanh tịnh) mới không phải là chúng sinh!
2.Thế nào là cúng dường?
Cúng dường là thuật ngữ xuất phát từ chữ “cung dưỡng”: Cung cấp vật chất để nuôi thân, để trưởng dưỡng tinh thần đạo đức, cung cấp đạo lý để trưởng dưỡng Phật tánh.
3. Tại sao “phụng sự chúng sinh là cúng dường Chư Phật”?
- Ngoại trừ một số chúng sinh vô tình… không có 4 ấm (thọ, tưởng, hành, thức) chỉ có pháp tánh, không có Phật tánh… nên không thể thành Phật! Những chúng sinh có “tâm pháp ấm” (thọ, tưởng, hành, thức) đều có Phật tánh; vì thế, những chúng sinh này đều có thể thành Phật trong tương lai! Nếu chúng ta tùy duyên phương tiện vận dụng những phương pháp thích hợp… giúp cho Phật tánh có sẵn trong mỗi chúng sinh phát huy tác dụng thì “cái Phật tàng ẩn trong mỗi chúng sinh” sẽ xuất hiện nhiều hơn trong cuộc đời này. Đây là ý nghĩa của câu “phụng sự chúng sinh là cúng dường Chư Phật”!
- Những chúng sinh lưu trú trong tâm thức chúng ta là những tâm lý vui buồn thương ghét thích chán giận hờn… nó liên tiếp xuất hiện, làm cho chúng ta không cảm nhận được “pháp vị Niết bàn” trong cõi đời này! Nếu chúng ta sống như lời Phật dạy: Không ăn phi thời và tạp thực; không mong cầu danh lợi quyền lực… sống “thiểu dục tri túc” (ít ham muốn, biết đủ), không sinh tâm mắc kẹt ở bất kỳ một khái niệm nào… thì những tâm lý vui buồn thương ghét thích chán giận hờn… sẽ không còn xuất hiện… lúc đó, cái Phật trong mỗi chúng ta sẽ xuất hiện nhiều hơn… trong kiếp sống này. Thực hành lời dạy của Phật… là “cung cấp pháp thực”; Những tâm lý vui buồn thương ghét thích chán giận hờn… là những chúng sinh lưu trú trong tâm thức chúng ta. Những chúng sinh lưu trú trong tâm thức chúng ta không còn xuất hiện… vì đã “triêm nhuần pháp thực”; vì thế, cái Phật trong mỗi chúng ta xuất hiện nhiều hơn trong đời sống. Đây là ý nghĩa của câu “phụng sự chúng sinh là cúng dường Chư Phật”!
Tóm lại: Chư Phật ra đời chỉ vì một mục đích duy nhất là giúp chúng sinh trở về với “cái Phật sẵn có trong mỗi chúng sinh”; vì thế, chúng ta tạo điều kiện để cho cái Phật trong chúng ta và cái Phật trong những chúng sinh hữu duyên phát huy tác dụng… là hành động báo đáp 4 ơn nặng, là thật sự cúng dường mười phương chư Phật. Đây là ý nghĩa của câu “phụng sự chúng sinh là cúng dường Chư Phật”!
 

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
Ý nghĩa làm giàu trong đạo Phật!

Cúng Dường!
***
* Tại sao “Phụng sự chúng sinh là cúng dường Chư Phật”?
Để hiểu được “diệu nghĩa” này, chúng ta hãy cùng nhau phân tích!
1.Thế nào là chúng sinh?
Chúng sinh là thuật ngữ gọi chung cho tất cả những sinh vật còn luân chuyển trong thập đạo (lục đạo và tứ thánh đạo).
* Tại sao tứ thánh cũng là chúng sinh?
Phàm, thánh… là cặp song sinh, không tồn tại độc lập; chư thánh vì ý nghiệp chưa sạch… nên chư thánh cũng là chúng sinh! Chỉ có chư Như lai Phật thế tôn (tam nghiệp hằng thanh tịnh) mới không phải là chúng sinh!
2.Thế nào là cúng dường?


Cúng dường là thuật ngữ xuất phát từ chữ “cung dưỡng”: Cung cấp vật chất để nuôi thân, để trưởng dưỡng tinh thần đạo đức, cung cấp đạo lý để trưởng dưỡng Phật tánh.
3. Tại sao “phụng sự chúng sinh là cúng dường Chư Phật”?
- Ngoại trừ một số chúng sinh vô tình… không có 4 ấm (thọ, tưởng, hành, thức) chỉ có pháp tánh, không có Phật tánh… nên không thể thành Phật! Những chúng sinh có “tâm pháp ấm” (thọ, tưởng, hành, thức) đều có Phật tánh; vì thế, những chúng sinh này đều có thể thành Phật trong tương lai! Nếu chúng ta tùy duyên phương tiện vận dụng những phương pháp thích hợp… giúp cho Phật tánh có sẵn trong mỗi chúng sinh phát huy tác dụng thì “cái Phật tàng ẩn trong mỗi chúng sinh” sẽ xuất hiện nhiều hơn trong cuộc đời này. Đây là ý nghĩa của câu “phụng sự chúng sinh là cúng dường Chư Phật”!
- Những chúng sinh lưu trú trong tâm thức chúng ta là những tâm lý vui buồn thương ghét thích chán giận hờn… nó liên tiếp xuất hiện, làm cho chúng ta không cảm nhận được “pháp vị Niết bàn” trong cõi đời này! Nếu chúng ta sống như lời Phật dạy: Không ăn phi thời và tạp thực; không mong cầu danh lợi quyền lực… sống “thiểu dục tri túc” (ít ham muốn, biết đủ), không sinh tâm mắc kẹt ở bất kỳ một khái niệm nào… thì những tâm lý vui buồn thương ghét thích chán giận hờn… sẽ không còn xuất hiện… lúc đó, cái Phật trong mỗi chúng ta sẽ xuất hiện nhiều hơn… trong kiếp sống này. Thực hành lời dạy của Phật… là “cung cấp pháp thực”; Những tâm lý vui buồn thương ghét thích chán giận hờn… là những chúng sinh lưu trú trong tâm thức chúng ta. Những chúng sinh lưu trú trong tâm thức chúng ta không còn xuất hiện… vì đã “triêm nhuần pháp thực”; vì thế, cái Phật trong mỗi chúng ta xuất hiện nhiều hơn trong đời sống. Đây là ý nghĩa của câu “phụng sự chúng sinh là cúng dường Chư Phật”!
Tóm lại: Chư Phật ra đời chỉ vì một mục đích duy nhất là giúp chúng sinh trở về với “cái Phật sẵn có trong mỗi chúng sinh”; vì thế, chúng ta tạo điều kiện để cho cái Phật trong chúng ta và cái Phật trong những chúng sinh hữu duyên phát huy tác dụng… là hành động báo đáp 4 ơn nặng, là thật sự cúng dường mười phương chư Phật. Đây là ý nghĩa của câu “phụng sự chúng sinh là cúng dường Chư Phật”!

Ý nghĩa làm giàu trong đạo Phật…
*****
“Phật là đấng phước trí vẹn toàn” vì thế, là Phật tử… chúng ta có bổn phận phải “làm giàu Phước đức và Trí tuệ”.
• Thế nào là làm giàu Phước đức?
Thực hành bố thí Balamật là làm giàu Phước đức.
1/ Thế nào là Balamật? Thế nào là bố thí Balamật?
- Balamật là rốt ráo đến bờ bên kia: Không mắc kẹt ở bất kỳ một khái niệm nào.
- Bố thí Balamật là tạo điều kiện giúp đỡ chúng sinh một cách vô tư: Không mắc kẹt ở chủ thể, đối tượng và pháp trung gian (tài vật thí, pháp thí…).
2/ Có mấy cách bố thí?
Thông thường, có 5 cách bố thí là tài vật thí, pháp thí, vô úy thí, thân thí, tâm thí…
- Tài vật thí: Bố thí tiền bạc, của cải, vật chất, cơm ăn, áo mặc…
- Pháp thí: Bố thí phương pháp như chỉ dẫn phương pháp mưu sinh, chỉ dẫn phương pháp thoát khổ được vui, chỉ dẫn cách thực hành “Giới pháp” để ổn định nội tâm, chỉ dẫn cách thực hành “Định pháp” để được thanh thản nhẹ nhàng…
- Vô úy thí: Chia xẻ “Huệ pháp” để không còn lo sợ luân hồi sinh tử, chia xẻ “Giải thoát pháp” để không còn lo sợ viễn vông, chia xẻ “Giải thoát tri kiến” để không còn lo sợ thế gian xiềng xích.
- Thân thí: Như đóng góp sức lao động để làm những việc giúp đỡ chúng sinh như giúp người phu xe đẩy xe lên dốc; nhặt mảnh chai vỡ, gai chông, đá, gạch… rơi rớt giữa đường; đóng góp công sức làm những công tác từ thiện xã hội…
- Tâm thí: Như suy nghĩ tìm cách cải thiện đời sống chúng sinh; suy nghĩ tìm cách dẫn dắt chúng sinh hữu duyên giác ngộ tu hành; suy nghĩ tìm cách làm cho đất nước yên bình, chúng sinh an lạc…
Nếu chúng ta siêng năng thực hành bố thí Balamật… thì phước đức sẽ ngày thêm tăng trưởng. Đây chính là phương pháp “làm giàu Phước đức”!
• Thế nào là làm giàu Trí tuệ?
Thực hành trí tuệ Balamật… là làm giàu Trí tuệ.
1/ Thế nào là trí tuệ Balamật?
Trí tuệ Balamật là nhận biết rõ ràng nhưng không lưu lại dấu vết trong tâm.
2/ Bồ tát địa thứ 6 (Trí tuệ Balamật) có phải là Phật… hay không?
Không! Bồ tát địa thứ 6… thực hành “trí tuệ Balamật” nhưng ý nghiệp chưa được lọc sạch… hơn nữa, còn mắc kẹt ở pháp hành là “pháp trí tuệ Balamật”… nên chưa xứng tánh thanh tịnh (thanh tịnh chưa liên tục); vì thế, Bồ tát địa thứ 6… không phải là Như lai Phật thế tôn!
3/ Phải như thế nào… mới là Như lai Phật thế tôn?
Nếu thực hành “trí tuệ Balamật” siêu xuất khái niệm: Phương tiện tùy duyên để tiêu mòn ý nghiệp (Phương tiện Balamật - địa thứ 7), quyết tâm kiềm chế tam nghiệp (thân, miệng, ý) mặc dù ý nghiệp chưa sạch (Nguyện Balamật - địa thứ 8), nỗ lực để tiêu mòn ý nghiệp (Lực Balamật - địa thứ 9), tập hợp kinh nghiệm để tiêu mòn mầm biến động của nội tâm (Trí Balamật – địa thứ 10), nhìn chúng sinh bằng cặp mắt bình đẳng: Tạo điều kiện để cho cái Phật của chính mình và cái Phật của chúng sinh hữu duyên phát huy tác dụng (Giác Balamật – Đẳng giác địa thứ 11), đến khi nào thực sự thể hiện sự bình đẳng hoàn toàn… không phân biệt đẳng cấp, không háo danh háo thắng, không bảo thủ cố chấp, không phong kiến gia trưởng… (Hạnh Balamật – Diệu giác địa thứ 12). Đến đây, ý nghiệp mới hoàn toàn được lọc sạch (tam nghiệp hằng thanh tịnh), như thế là nhập Phật địa… viên mãn Bồ đề… là Như lai Phật thế tôn.
4/ “Thập địa Bồ tát được quán đảnh thành Phật” (Kinh Niết bàn); vậy “Thập địa Phật thế tôn” có phải là “Như lai Phật thế tôn”… hay không?
“Thập địa Phật thế tôn” là “Phật thị hiện” (Phật diễn xuất) không phải là “Như lai Phật thế tôn” vì ý nghiệp chưa hoàn toàn được lọc sạch.
Tóm lại: Là Phật tử… để sớm viên mãn Bồ đề, chúng ta phải “làm giàu Phước đức và làm giàu Trí tuệ”.
1/ Thực hành “Bố thí Balamật là làm giàu Phước đức”:
- Chúng Bồ tát thị hiện Tỳ kheo… vì phải làm gương dẫn dắt chúng sơ cơ học đạo… nên phải chấp trì Sadi giới và Tỳ kheo giới… tuy không có của cải để thực hành bố thí, nhưng nếu quên mình trong công tác giáo hóa chúng sinh… giúp chúng sinh thoát khổ được vui, giúp chúng sinh giác ngộ tu hành… như thế là đã thực hành bố thí Balamật.
- Chúng Bồ tát phải tự mưu sinh… chỉ chấp trì giới Bồ tát; vì thế, chúng Bồ tát này có đủ điều kiện để thực hành tài vật thí, pháp thí, vô úy thí, thân thí, tâm thí.
Vì thế cho nên: Cả hai chúng Bồ tát đều có thể làm giàu Phước đức!
2/ Thực hành “Trí tuệ Balamật là làm giàu trí tuệ”. Cả hai chúng Bồ tát nếu tỏ ngộ… thì nên thực hành “hạnh thường bất khinh”; không khinh cái Phật của chính mình, không khinh cái Phật của chúng sinh, tạo điều kiện để cho cái Phật của chính mình và cái Phật của chúng sinh hữu duyên phát huy tác dụng! Đây là cách “làm giàu Trí tuệ” tốt nhất… giúp chúng ta sớm viên mãn Bồ đề, trang nghiêm Phật trí!
(Tài liệu tham khảo: Kinh Đại Bát Nhã, Kinh Pháp Hoa, Kinh Niết Bàn, Kinh Hoa Nghiêm).
 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10 Thg 12 2012
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63
Cúng Dường!
***
* Tại sao “Phụng sự chúng sinh là cúng dường Chư Phật”?
Để hiểu được “diệu nghĩa” này, chúng ta hãy cùng nhau phân tích!
1.Thế nào là chúng sinh?
Chúng sinh là thuật ngữ gọi chung cho tất cả những sinh vật còn luân chuyển trong thập đạo (lục đạo và tứ thánh đạo).
* Tại sao tứ thánh cũng là chúng sinh?
Phàm, thánh… là cặp song sinh, không tồn tại độc lập; chư thánh vì ý nghiệp chưa sạch… nên chư thánh cũng là chúng sinh! Chỉ có chư Như lai Phật thế tôn (tam nghiệp hằng thanh tịnh) mới không phải là chúng sinh!
.....

Kính Sư uudamhoahoi !

Xin Sư giải thích rõ "tứ Thánh" là gồm những vị nào. (Nếu có thể được, xin Sư cho biết nguồn.)

Kính !
 

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
Thoát ly sinh tử!

Kính Sư uudamhoahoi !

Xin Sư giải thích rõ "tứ Thánh" là gồm những vị nào. (Nếu có thể được, xin Sư cho biết nguồn.)

Kính !

Gửi Mục Đồng!
Tứ Thánh ở đây là tứ Thánh Đạo, vừa rồi tôi đã trả lời nhưng cúp điện nên tìm lại không thấy, thôi thì tôi xin gửi cho bạn bài "Thoát ly sinh tử"; bài này trước đây tôi đã gửi đến TX Ngọc Khánh cùng với bài "Thoát ly sinh tử nghiệp", mong bạn thông cảm!
Nam mô Hoan Hỉ tạng Bồ tát Ma ha tát!

Thoát ly sinh tử!
***
Thoát ly sinh tử không phải là không còn sinh tử… mà là tự tại vô ngại với sinh tử: Tự tại vô ngại với “Thập đạo giới”!
Để tự tại vô ngại với “Thập đạo giới”, chúng ta phải rèn luyện để thoát ly “lao tù thập đạo niệm”.
• Thế nào là “thập đạo niệm”?
Khi tâm thức chúng ta dừng lặng, chúng ta là Như lai; khi tâm thức chúng ta biến động, nếu chúng ta kiềm chế được thì chúng ta là Thánh, nếu chúng ta không kiềm chế được thì chúng ta là Phàm; Thánh Phàm là cặp song sinh…. không tồn tại độc lập! Vì thế, Thánh đạo niệm (Thinh văn đạo niệm, Duyên giác đạo niệm, Bồ tát đạo niệm, Phật đạo niệm) và Phàm đạo niệm (Địa ngục đạo niệm, Ngạ quỷ đạo niệm, Cầm thú đạo niệm, Atula đạo niệm, Nhân đạo niệm, Thiên đạo niệm) hình thành 10 đạo niệm… 10 đạo niệm này là căn bản dẫn sinh vào trong 10 đạo giới (10 cảnh giới sinh tử).
1. Thế nào là Địa ngục đạo niệm?
Khi ta khởi tâm kích động chiến tranh, tàn sát đối phương… mong cầu quyền lực; ác tâm này thôi thúc chúng ta, hành phạt chúng ta… khiến chúng ta “ăn không ngon miệng, ngủ không yên giấc”. Đây chính là Địa ngục đạo niệm!
2. Thế nào là Ngạ quỷ đạo niệm?
Ngạ quỷ là Ma quỷ đói. Khi chúng ta khởi tâm chiếm đoạt vật chất, của cải… của người khác; hoặc vì tham quyền lực mà chúng ta phát động chiến tranh… đưa chúng sinh đến cảnh nhà tan cửa nát, đói khát lang thang… tâm niệm này thôi thúc, hành phạt chúng ta khiến chúng ta “ăn không ngon miệng, ngủ không yên giấc”. Đây chính là Ngạ quỷ đạo niệm!
3. Thế nào là Cầm thú đạo niệm?
Khi chúng ta khởi tâm “mạnh được yếu thua”, đấu đá nhau… không kể nghĩa nhân, không còn liêm sỉ; tâm niệm này thôi thúc chúng ta, hành phạt chúng ta khiến chúng ta “ăn không ngon miệng, ngủ không yên giấc”. Đây chính là Cầm thú đạo niệm!
4. Thế nào là Atula đạo niệm?
Nếu chúng ta vì “ngon miệng, béo thân” mà ăn thịt chúng sinh; nhân danh “khai hóa chúng sinh” mà đánh giết chúng sinh; nhân danh đất nước, dân tộc… mà xâm chiếm đất nước của dân tộc khác… tâm niệm này chiếm ưu thế… hành phạt chúng ta “ăn không ngon miệng, ngủ không yên giấc”. Đây chính là Atula đạo niệm (niệm đạo Quỷ Thần)!
5. Thế nào là Nhân đạo niệm?
Nếu chúng ta có lòng nhân từ, thường tạo điều kiện giúp đỡ chúng sinh, nhưng còn tự hào về việc làm của mình… và không tích cực lắm! Tâm niệm này chiếm ưu thế trong đời sống , khiến chúng ta “ăn không ngon miệng, ngủ không yên giấc”. Đây chính là Nhân đạo niệm (niệm đạo Người)!
6. Thế nào là Thiên đạo niệm?
Nếu chúng ta có lòng nhân từ, tích cực giúp đỡ chúng sinh, nhưng còn tự hào về việc làm của mình; Tâm niệm này chiếm ưu thế trong đời sống… khiến chúng ta “ăn không ngon miệng, ngủ không yên giấc”. Đây chính là Thiên đạo niệm (niệm đạo Trời)!
7. Thế nào Thinh văn đạo niệm?
Nếu chúng ta “chán khổ Tabà”, tìm đến nơi thanh vắng… sống theo lời Phật dạy, mong cầu “Niết bàn tịch diệt”. Đây chính là Thinh văn đạo niệm (niệm đạo Thinh văn)!
8. Thế nào là Duyên giác đạo niệm?
Nếu chúng ta “ngộ lý vô thường”… tìm nơi thanh vắng để “dưỡng tánh, tu tâm”; mong cầu trở về với cái “chân thường tĩnh lặng”. Đây chính là Duyên giác đạo niệm (niệm đạo Duyên giác)!
9. Thế nào là Bồ tát đạo niệm?
Nếu chúng ta “lầm tưởng tánh bản lai là không”… liều mạng trong công tác dẫn dắt chúng sinh giác ngộ tu hành. Đây chính là Bồ tát đạo niệm (niệm đạo của Bồ tát chưa giác ngộ tánh bản lai)!
10. Thế nào là Phật niệm đạo?
Nếu chúng ta “ngộ được tánh bản lai là tánh không hai” (không mắc kẹt ở Nhị nguyên đối đãi), có cái nhìn bình đẳng đối với tất cả chúng sinh: Không khinh cái Phật của chúng ta, không khinh cái Phật của chúng sinh, tạo điều kiện cho cái Phật của chúng ta và cái Phật của chúng sinh hữu duyên phát huy tác dụng! Đây chính là Phật đạo niệm (niệm đạo Phật của chúng Bồ tát đã giác ngộ đã ngộ tánh bản lai)!
• Nếu mắc kẹt ở “mười đạo niệm”… chúng ta sẽ không thoát ly được sinh tử, có phải vậy không?
Đúng vậy, chúng ta cần phải “thoát ly lao tù thập đạo niệm”… như thế, chúng ta mới có thể thích nghi trong mọi hoàn cảnh; nếu chúng ta thích nghi tốt trong mọi hoàn cảnh… như thế là chúng ta đã thoát ly sinh tử!
Tóm lại:
“ Thoát khỏi lao tù thập đạo niệm” là căn bản mà chúng ta cần phải thực hiện; Nếu chúng ta còn mắc kẹt ở bất kỳ một khái niệm nào… thì chúng ta sẽ bị hành phạt cho đến khi nào sáng mắt mới thôi! Nếu đã thật sự sáng mắt… chúng ta sẽ không dại gì mà “làm tù nhân của khái niệm”! Vĩnh viễn “thoát khỏi lao tù khái niệm” là vĩnh viễn thoát ly sinh tử!
Ghi chú:
- Hãy giúp nhau tháo gỡ những mâu thuẫn… để cho thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc!
- Đừng vì những kiến chấp vu vơ… mà tổn hại chúng sinh!
- “Đại Bồ tát còn 10 thứ Ma nghiệp” (Kinh Hoa Nghiêm) vì thế, chúng ta cần phải cẩn thận… để không phải hối tiếc về sau!
31/ 10/ 2014 ( 08/09 ‘nhuần’ Giáp Ngọ)
 

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
Tiện đây tôi xin gửi thêm cho bạn bài "Thoát ly sinh tử nghiệp".

Thoát ly sinh tử nghiệp!
***
I. Đặt vấn đề: Có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề thoát ly sinh tử nghiệp.
Sinh tử nghiệp là gì? Có mấy phương pháp thoát ly sinh tử nghiệp?
II. Nội dung:
1. Định nghĩa: “ Thoát ly sinh tử nghiệp là không còn gây tạo nghiệp sinh tử, là kiềm chế được tam nghiệp (thân, miệng, ý) mặc dầu ý nghiệp chưa hoàn toàn lọc sạch.
2. Phân tích: Có 3 phương pháp để “thoát ly sinh tử nghiệp” là: Phương pháp né tránh, phương pháp liều mạng và phương pháp tùy duyên.
* Phương pháp né tránh:
Một ly nước đục nếu để yên, không bị chao động… thì nước sẽ lắng trong; một cây cổ thụ nếu đốn sát mặt đất… thì sẽ không nhìn thấy thân cây và nhành lá; vì thế, có người cho rằng: Cách ly và khắc kỷ (đốn chặt) thì sẽ giải quyết được vấn đề sinh tử. Đây là “phương pháp né tránh” để “thoát ly sinh tử nghiệp”. Tuy nhiên, ly nước được lắng trong… nhưng cặn cấu… còn ở dưới đáy, nên khi bị khuấy động thì ly nước sẽ bị đục trở lại; cây cổ thụ tuy bị đốn sát mặt đất… không nhìn thấy thân cây và nhành lá, nhưng theo thời gian rồi nó lại “đâm chồi nẩy lộc”… có khi còn phát tán sum suê hơn lúc chưa bị đốn chặt…
* Phương pháp liều mạng:
Một số người “lầm nhận tánh bản lai là không”, “mắc kẹt ở cái không”… nên chủ trương liều mạng để trở về với “cái gọi là tánh bản lai”, để “thoát ly sinh tử nghiệp”… nhưng vì “mắc kẹt ở cái không” nên đã có những hành động quá khích… vì thế, không kiềm chế được tam nghiệp (thân, miệng, ý) do đó khó mà thoát khỏi sinh tử nghiệp.
* Phương pháp tùy duyên:
Nếu đã thật sự “liễu ngộ tánh bản lai” thì sẽ tỏ ngộ được tri kiến trong sáng khách quan (tri kiến Phật) có sẵn trong tất cả chúng sinh: Có cái nhìn bình đẳng đối với tất cả các đối tượng chúng sinh, không khinh cái Phật của chính mình, không khinh cái Phật của tất cả chúng sinh, tùy duyên phương tiện tạo điều kiện giúp cho cái Phật của chính mình và cái Phật của chúng sinh hữu duyên phát huy tác dụng thì dễ dàng kiềm chế tam nghiệp (thân, miệng, ý); vì thế, có thể dễ dàng thoát ly sinh tử nghiệp.
3. Nhận xét: Như trên đã phân tích:
* Phương pháp né tránh chỉ tạm thời “thoát ly sinh tử nghiệp” ở những nơi yên tĩnh, nhưng không có một nơi nào hoàn toàn yên tĩnh trên cõi đời này… vì thế, “phương pháp né tránh” để “thoát ly sinh tử nghiệp”… không phải là phương pháp tối ưu.
* Phương pháp liều mạng vì “chưa liễu ngộ tánh bản lai”… bị mắc kẹt ở “cái không” nên đã có những hành động quá khích… gây tạo ác nghiệp, vì thế sẽ không dễ dàng “thoát khỏi sinh tử nghiệp”.
* Phương pháp tùy duyên nhìn chúng sinh bằng cặp mắt bình đẳng… nên “ngã và pháp” sẽ ngày mỗi tiêu mòn; vì thế, có thể dễ dàng “thoát ly sinh tử nghiệp”.
III. Kết luận:
* Thoát ly sinh tử nghiệp bằng “phương pháp né tránh”… chỉ là biện pháp tạm thời, vì thực tế: Không có một nơi nào hoàn toàn yên tĩnh trên cõi đời này!
* Thoát ly sinh tử nghiệp bằng “phương pháp liều mạng”: Vì bị mắc kẹt ở “cái không”… nên dẫn đến quá khích, do đó: Khó mà thoát ly sinh tử nghiệp!
* Thoát ly sinh tử nghiệp bằng “phương pháp tùy duyên”… đối xử bình đẳng đối với tất cả chúng sinh: “Không khinh cái Phật của chúng ta, không khinh cái Phật của tất cả chúng sinh, tạo điều kiện để cho cái Phật của chúng ta và cái Phật của chúng sinh hữu duyên phát huy tác dụng”! Đây là phương pháp tốt nhất… giúp cho chúng ta kiềm chế tam nghiệp (thân, miệng, ý) mặc dù ý nghiệp chưa hoàn toàn lọc sạch! Vì thế, “phương pháp tùy duyên” là phương pháp tốt nhất… giúp chúng ta thoát ly sinh tử nghiệp!
Không Như Phế Liệu 24/10/2014 (01/09 (nhuần) Giáp Ngọ).
 

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
Tùy Duyên
***
“Đại Bồ tát vận dụng Thập Vô tận cú… để dẫn dắt chúng sinh” (Kinh Lăng Già).
“Nếu có chúng sinh nào… không tin pháp này thì nên vận dụng những phương pháp khác để dẫn dắt…” (Kinh Pháp Hoa / phẩm Chúc lụy).
Vì thế, chúng ta không nên quá cứng ngắt với một phương pháp nào (pháp môn nào); chúng ta phải biết tùy duyên vận dụng những phương pháp thích hợp để thuyết phục những chúng sinh lưu trú trong tâm thức của chúng ta… như thế, chúng ta mới có đủ kinh nghiệm để dẫn dắt chúng sinh trong pháp giới giác ngộ tu hành… siêu xuất trần lao, trang nghiêm tịnh địa.
* Thế nào là tùy duyên?
Tùy theo tuệ lực, nguyện lực, nghiệp lực, đối tượng chúng sinh và tùy theo hoàn cảnh, môi trường… mà chúng ta vận dụng những phương pháp thích hợp để giúp chúng ta và chúng sinh hữu duyên tiêu mòn và đoạn tận ý nghiệp.
I. Tuệ lực: Tuệ lực là động lực giúp chúng ta có những nhận định chính xác về thân, tâm và cảnh (tâm cảnh, ngoại cảnh) từ chỗ từng phần đến chỗ toàn phần. Tuệ lực hình thành 4 loại tuệ là: Tuệ minh giải, Tuệ tri kiến, Tuệ song chiếu và Tuệ vô thượng.
* Thế nào là Tuệ minh giải?
Tuệ minh giải là Tuệ giúp chúng ta biết chắc chắn rằng:
1.Thân tứ đại giả hợp… vay mượn từ 4 thứ đại diện là đất, nước, lửa, khí; nó không tồn tại liên tục: Sinh ra rồi lớn, rồi già… rồi đau, rồi chết, rồi qua một đời; nó không phải là một cái gì cố định; vì thế, chúng ta đừng bắt buộc nó phải là một cái gì…
2. Cái suy nghĩ của chúng ta thì: Thoáng vui rồi lại đến buồn; thương rồi lại ghét… ghét thương não lòng; cuộc đời vất vả long đong, bởi vì suy nghĩ lung tung đó mà; nghĩ suy… không phải là ta, vì nó thay đổi bôn ba không ngừng; nó như “con ngựa không cương”, nếu không theo nó… không vương vấn gì; mới mong thoát khỏi sân si, mới mong không khởi ai bi… mơ hồ; mới mong thoát khỏi đôi bờ; Đạo, đời… hai nẻo… không về, không đi!
3. Cảnh: Cảnh bên ngoài (ngoại cảnh) và cảnh lưu trú trong ở trong tâm thức (tâm cảnh) duyên sinh… hình thành những đợt sóng liên tiếp: Một sóng vừa nhô… vạn sóng theo, như đàn rắn lượn khắp hồ ao… ánh trăng tan nát, hồ ao đục… nước hồ… không ảnh hiện trăng sao; “cảnh trong tâm thức” mở cửa đón rước cảnh ở bên ngoài (ngoại cảnh) bày mưu tính kế để đánh úp chúng ta, chúng ta cần phải cảnh giác; nếu con thuyền (tuệ giác) mong manh và người lái thuyền (tri kiến trong sáng khách quan) không thiện nghệ (kinh nghiệm chưa có đủ) thì con thuyền khó mà cập bến an toàn!
- Cảnh bên ngoài (ngoại cảnh) liên tiếp thay đổi, nó không phải là một cái gì cố định… vì thế, chúng ta không nên bắt buộc nó phải là một cái gì!
- Cảnh bên trong tâm thức là ảnh chiếu của ngoại cảnh và ảnh lưu trú mà tâm thức đã dung nạp từ vô thỉ… nó sinh rồi diệt, diệt rồi sinh, nó không phải là một cái gì cố định… vì thế, chúng ta không nên chạy theo nó… đồng thời, chúng ta cũng không nên xua đuổi nó, vì... nếu chúng ta cố ý xua đuổi nó… thì khái niệm về nó sẽ đậm nét hơn… giam nhốt chúng ta, khiến chúng ta mãi lẫn quẫn trong “lao tù khái niệm”, làm sao chúng ta có được những cảm giác nhẹ nhàng thanh thản!
Nếu chúng ta xác định được rõ ràng như vậy… và khi chúng ta đối diện nhị cảnh (ngoại cảnh và tâm cảnh), chúng ta không chạy theo nó… và cũng không xua đuổi nó… thì “cái gọi là Như Lai” có sẵn trong mỗi chúng ta sẽ phát huy tác dụng… lúc đó, chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ nhàng bay bổng! Đây chính là pháp vị Niết bàn, đây chính là lúc mà “cái gọi là Đạo” có sẵn trong mỗi chúng ta xuất hiện. Vì lý do này cho nên: Chúng ta không nên khởi tâm tìm kiếm Đạo, khởi tâm tìm kiếm… Đạo xa nghìn trùng; buông xả… không mong… Đạo liền xuất hiện!
* Thế nào là “Tuệ tri kiến”?
Dựa vào Tuệ minh giải, chúng ta phát hiện được 2 món không (nhị không) là Ngã không và Pháp không.
1. Ngã không (Ta không):
Cái mà chúng ta nhận lầm là ta… nó không phải là ta, vì nó không tồn tại liên tục! Nếu chúng ta không mắc kẹt ở “những cái ta sinh diệt” thì chúng ta sẽ không còn mắc kẹt ở bất kỳ một khái niệm nào… lúc đó, “cái không sinh diệt” sẽ xuất hiện. Cái không sinh diệt là cái “thật ta”(chân ngã), nó là cái mà chúng ta quen gọi là “bản lai diện mục”, là “chân như”…
2. Pháp không:
Các pháp không tồn tại liên tục: Pháp hữu vi, pháp vô vi, pháp hữu tướng, pháp vô tướng… tất cả đều là pháp đối đãi sinh diệt!
Mặc dù “chân như vô vi” là “bản lai diện mục”… bất biến trong dòng thiên biến, nhưng nếu chúng ta mắc kẹt ở cái gọi là “bản lai diện mục”, mắc kẹt ở cái gọi là “chân như” thì nó sẽ trở thành “pháp sinh diệt”! Pháp phương tiện cũng như vậy… nó không phải là thật pháp, nó như “ngón tay chỉ mặt trăng”! Chúng ta phải nương theo ngón tay chỉ… để thấy mặt trăng (nhất thiết Tuđala giáo… như tiêu nguyệt chỉ), chúng ta “không nên lầm tưởng ngón tay là mặt trăng”! Vì thế cho nên: Thật pháp còn phải xả… huống là phi pháp! (Pháp thượng ưng xả… hà huống phi pháp…/ Kinh Kim Cang).
Nếu xác định được rõ ràng như vậy… đồng thời chúng ta “kiềm chế được thân nghiệp và khẩu nghiệp” ở bất cứ nơi nào và tại bất kỳ thời điểm nào… như thế là “Tuệ tri kiến” đã khai mở!
* Thế nào là “Tuệ song chiếu”?
Dựa vào “Tuệ tri kiến”, chúng ta “kiềm chế được thân nghiệp và khẩu nghiệp” ở bất cứ nơi nào và tại bất kỳ thời điểm nào. Vì thế, ý nghiệp bị cô lập (không có cơ hội phát triển)… cho nên, chúng ta từng bước “kiềm chế được ý nghiệp”. Khi tam nghiệp (thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp) được kiềm chế ở bất kỳ nơi nào và tại bất cứ thời điểm nào (mặc dầu ý nghiệp chưa hoàn toàn được lọc sạch)… như thế là “Tuệ song chiếu” đã khai mở!
* Thế nào là “Tuệ vô thượng”?
Dựa vào “Tuệ song chiếu”… chúng ta hành đạo trên đất chúng sinh… đến khi “ý nghiệp được hoàn toàn lọc sạch” ở bất cứ nơi nào và tại bất kỳ thời điểm nào… như thế là “Tuệ vô thượng” đã khai mở, viên thành vô thượng đạo!
II. Nguyện lực:
Nguyện lực là động lực giúp chúng ta tiến mãi không ngừng (bất thoái chuyển) đến cứu cánh bồ đề vô thượng. Bồ đề có 3 loại là Tiểu Bồ đề, Đại Bồ đề và Vô thượng Bồ đề.
1. Tiểu Bồ đề:
Tiểu Bồ đề là Bồ đề (giác ngộ) của chúng Nhị thừa (thinh văn thừa và Duyên giác thừa) chỉ cầu thoát khổ cho riêng mình… với chủ trương “trầm không, thủ tịch”… mong cầu “Niết bàn tịch diệt”.
2. Đại Bồ đề:
Đại Bồ đề là Bồ đề (giác ngộ) của chúng “Bồ tát lầm nhận tánh bản lai là không”, tích cực dấn thân độ tận chúng sinh… với mong cầu được sớm thành Phật đạo.
3. Vô thượng Bồ đề:
Vô thượng Bồ đề là Bồ đề (giác ngộ) của chúng “Bồ tát tỏ ngộ tánh bản lai” xử dụng tri kiến Phật (tri kiến trong sáng khách quan) nhìn chúng sinh bằng cặp mắt bình đẳng: Không khinh cái Phật của chính mình, không khinh cái Phật của chúng sinh; tạo điều kiện để cho cái Phật của chính mình và cái Phật của chúng sinh hữu duyên phát huy tác dụng! Không khởi tâm mong cầu bất kỳ một điều gì… vì biết rằng: Khởi tâm mong cầu thì “ma nghiệp” liền xuất hiện!
III. Nghiệp lực:
Nghiệp lực là động lực dẫn dắt chúng ta vào trong thập đạo (lục đạo và tứ thánh đạo). Nghiệp lực hình thành từ tam nghiệp (thân, miệng, ý); có 3 loại nghiệp lực là ác nghiệp lực, thiện nghiệp lực và giải thoát nghiệp lực.
1. Ác nghiệp lực:
Ác nghiệp lực là sức mạnh của nghiệp ác… lôi kéo chúng ta vào 3 con đường ác là Địa ngục, Ngạ quỷ (ma đói) và Cầm thú.
2. Thiện nghiệp lực:
Thiện nghiệp lực là sức mạnh của nghiệp thiện… dẫn dắt chúng ta vào 3 con đường thiện là Atula (Quỷ thần), Người, Trời.
3. Giải thoát nghiệp lực:
Giải thoát nghiệp lực là sức mạnh của nghiệp giải thoát… dẫn dắt chúng ta vào 4 thánh đạo là Thinh văn , Duyên giác (Độc giác), Bồ tát và Phật khái niệm.
Tùy theo từng loại nghiệp… chúng ta vận dụng những phương tiện thích hợp… giúp chúng ta và chúng sinh ra khỏi “lao tù thập đạo” (lục đạo và tứ thánh đạo). Chúng ta “không nên áp đặt một phương pháp nào”: Học sinh lớp nào… xử dụng kiến thức lớp nấy… không nên cưỡng cầu!
IV. Đối tượng chúng sinh:
* Kinh Pháp Hoa / phẩm phương tiện thứ 2:… Xá Lợi Phất thỉnh Phật thuyết pháp, nhưng Phật không nhận lời… đến khi 5000 người “tăng thượng mạn” ra khỏi hội chúng, Phật mới nhận lời thuyết pháp, tại sao Phật lại hành động như vậy… Phật có thiên vị hay không?
Kinh Pháp Hoa là kinh pháp giúp chúng ta “khai, thị, ngộ, nhập tri kiến Phật” (tri kiến trong sáng khách quan); có thông qua Bát Nhã (tỏ ngộ tánh bản lai) mới có thể lĩnh hội giáo nghĩa Pháp Hoa. Nếu học Bát Nhã… mắc kẹt ở cái không… thì không thể “tỏ ngộ tánh bản lai”, những thành phần “tăng thượng mạn” bị mắc kẹt ở cái không (không tỏ ngộ tánh bản lai) nên không thể nào lĩnh hội được giáo nghĩa Pháp Hoa; vì thế, Phật phải đợi cho 5000 người “tăng thượng mạn” ra khỏi hội chúng… Phật mới nhận lời thuyết pháp. Đây là bài học “ứng cơ thuyết pháp”, chúng ta phải học tập theo Phật: Tùy trình độ của mỗi đối tượng chúng sinh… chúng ta vận dụng những phương pháp thích hợp để dắt dìu… không nên cưỡng lý! Để biết được trình độ của mỗi chúng sinh… chúng ta chỉ cần tiếp xúc nói chuyện với họ… như thế chúng ta mới có thể xử dụng những phương pháp thích hợp với họ, giúp họ từng bước “thoát khỏi lao tù khái niệm”… trở về với cái Phật có sẵn trong mỗi con người họ, chính cái Phật có sẵn trong mỗi con người của họ… đã, đang và sẽ dẫn dắt họ… không phải là chúng ta dẫn dắt họ, mà chúng ta chỉ đóng vai trò “đánh thức cái Phật của họ”, chúng ta không nên tự hào! Được như thế, tri kiến Phật trong chúng ta sẽ liên tục phát huy tác dụng, như thế mới có thể hoàn thành sứ mệnh: “Hành Như lai sứ, tác Như lai sự”!
V. Hoàn cảnh sống:
“Có thực mới vực được đạo”… nếu chúng ta “cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc” cũng khó mà tiến tu! Nếu chúng sinh “cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc”… ngày ngày “ đầu tắt mặt tối” vì cơm áo… thì những lý thuyết cao siêu đối với họ đều vô tác dụng; vì thế, cải thiện hoàn cảnh sống là yếu tố quan trọng… giúp chúng ta và chúng sinh hữu duyên “tiến tu giải thoát”, vì lý do này cho nên: “Phước Huệ song tu là đôi cánh” giúp chúng ta an toàn bay đến chân trời giải thoát. “Phật là đấng phước trí vẹn toàn”, vì thế chúng ta phải kết hợp tu phước và tu trí: Phước Trí hợp tu… giúp chúng ta tiến mãi không ngừng, không bao giờ bị dẫn sinh vào Tam đồ ác đạo (trừ trường hợp thị hiện độ sinh).
- Thấy rõ tri kiến Phật (tri kiến trong sáng khách quan) có sẵn trong chúng ta và tất cả chúng sinh. Tạo điều kiện để cho tri kiến Phật có sẵn trong ta và tất cả chúng sinh hữu duyên… phát huy tác dụng… đây là tu trí! Để cho Trí tuệ ngày càng tăng trưởng, chúng ta cần phải có cái nhìn bình đẳng đối với tất cả chúng sinh, không bảo thủ cố chấp, không phong kiến gia trưởng…
- Cải thiện môi trường sống, giúp chúng sinh bớt đi những khổ đau và bất hạnh… đây là tu phước… giúp chúng ta và chúng sinh hữu duyên tiến tu đến khi viên thành Phật đạo.
VI. Môi trường sống:
Chúng sinh được sinh ra trên cõi đời này chỉ có 2 lý do là đòi nợ hoặc trả nợ (trường hợp thị hiện độ sinh rất ít); vì thế, chúng ta phải tùy thuận môi trường (không chạy theo cũng không chống đối). Nếu thuận duyên, thuận cảnh… thì “Pháp phục nghiêm thân, hành hóa độ sinh”; nếu nghịch duyên, nghịch cảnh…thì nên ẩn cư… tùy duyên dẫn dắt chúng sinh hữu duyên, không nên liều mạng! Nếu ra đời không gặp Phật pháp… phải tu mò… thường phải liều mạng để có kinh nghiệm; nếu ra đời gặp được Phật pháp, tỏ ngộ Phật pháp… thì nên hành đạo tùy duyên! Tùy duyên: Không mắc kẹt ở một khái niệm nào… thì Đạo sẽ xuất hiện, đây là Phật đạo, là Vô thượng đạo! Quá khích liều mạng đấu tranh, đây là Atula đạo (Quỷ thần đạo), không vào được Phật đạo… cần phải cảnh giác để không lãng phí một đời tu học!
Tóm lại:
Tùy duyên là hạnh Phật, nếu tỏ ngộ được “Tri kiến Phật” (tri kiến trong sáng khách quan) có sẵn trong mỗi chúng ta và tất cả chúng sinh… và thực hành “hạnh thường bất khinh” thì chúng ta sẽ tiến mãi không ngừng… đến khi viên thành Phật đạo.
 

uudamhoahoi

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
17 Thg 8 2014
Bài viết
118
Điểm tương tác
22
Điểm
28
Thần Thông!
***
* Thế nào là thần thông?
Thần trí trong sáng… không mắc kẹt ở bất kỳ một khái niệm nào… gọi là thần thông.
* Biết được quá khứ, tương lai… có phải là thần thông hay không?
- Biết được quá khứ, tương lai… nếu biết vận dụng để giúp cho cho chúng ta và chúng sinh hữu duyên thành tựu giải thoát từ chỗ từng phần đến chỗ toàn phần thì đó là thần thông thật sự.
- Biết được quá khứ, tương lai… nếu lợi dụng nó để mưu cầu danh lợi quyền lực sắc tướng tình cảm… thì đó không phải là thần thông, vì đã bị “mắc kẹt ở khát vọng”!
* Thế nào là “thần giao cách cảm”?
Khi chúng ta tưởng nhớ một người nào đó một cách liên tục thì “sóng điện tưởng” sẽ đủ mạnh để phủ “sóng điện tưởng” đến khu vực của người kia; nếu lúc đó, người kia “không tạp tưởng” thì sẽ nhận được tín hiệu giống như giấc chiêm bao vậy… đây là hiện tượng “thần giao cách cảm”.
* Thần giao cách cảm có lợi ích gì cho chúng ta hay không?
- Nếu chúng ta kiềm chế được tam nghiệp (nghiệp của thân, nghiệp của miệng, nghiệp của ý) thì “thần giao cách cảm” sẽ giúp chúng ta tiêu mòn và đoạn tận ý nghiệp, đồng thời chúng ta có đủ yếu tố để giúp cho chúng sinh hữu duyên giác ngộ tu hành.
- Nếu chúng ta chưa kiềm chế được tam nghiệp thì chúng ta có thể bị ảo giác dẫn đến mắc bệnh thần kinh, hoặc chúng ta có thể bị các thế lực khác trong cõi hữu hình hoặc vô hình khống chế biến chúng ta thành nô lệ… cần phải cảnh giác!
* Có thần thông là đã đắc đạo… có phải không?
Không khẳng định được, vì ma quỷ cũng có thần thông!
* Thần thông của chư Thánh… có chính xác hay không?
Ý nghiệp của chư Thánh chưa hoàn toàn lọc sạch… nên ảo giác có thể phát sinh dựa vào những tưởng nhớ quá khứ, dựa vào những say đắm hiện tại, dựa vào những khát vọng tương lai… vì thế, cái gọi là thần thông của chư Thánh không hoàn toàn chính xác! Chỉ có thần thông của chư Phật (tam nghiệp hằng thanh tịnh) mới đáng tin cậy!
* Làm thế nào để không bị ảo giác?
Không tưởng nhớ quá khứ, không say đắm hiện tại, không khát vọng tương lai… sẽ không bị ảo giác; Ngoài ra, phải ngủ đủ 6 → 8 giờ mỗi ngày đêm thì sẽ không bị nóng não, không bị nóng não thì sẽ không bị ảo giác.
Kết luận:
Thần thông không phải là những ảo giác vô căn cứ mà là “thần trí tỉnh táo” nhận biết rõ ràng nhưng không mắc kẹt ở bất kỳ một khái niệm nào, nó chính là “Phật trí” giúp cho chúng ta soi sáng bước chúng ta đi để cho chúng ta không sa hầm sụp hố… tiến thẳng đến “Bồ đề Vô thượng” đồng thời chúng ta có đủ kinh nghiệm để dẫn dắt chúng sinh hữu duyên giác ngộ tu hành an trú “Niết bàn bất ly sinh tử”.
 
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên