Ảnh hưởng của Phật giáo đến các giá trị đạo đức XH của người Việt

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

lele

Trưởng Ban Tin Tức
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 10 2006
Bài viết
1,366
Điểm tương tác
77
Điểm
48
Ảnh hưởng của Phật giáo
đến các giá trị đạo đức XH

của người Việt

Trong suốt quá trinh hình thành và phát triển, Phật giáo Việt Nam đã có nhiều đóng góp đáng kể đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của dân tộc trên nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục.
1. Phật giáo trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt

Trong suốt quá trinh hình thành và phát triển, Phật giáo Việt Nam đã có nhiều đóng góp đáng kể đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của dân tộc trên nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục. Có thể nói, Phật giáo được xem là một trong những nhân tố quan trọng góp phần định hình nên các quan niệm, chuẩn mực, hệ giá trị đạo đức trong xã hội. Trong hệ thống giáo lý Phật giáo, chúng ta có thể tìm thấy những cơ sở lý luận xác thực cho vấn đề đạo đức xã họi, hướng con người tói Chân, Thiện, Mỹ.

Ta biết rang, khi xem xét bất kỳ tôn giáo nào với tư cách là một hình thái ý thức xã hội độc lập với các hình thái ý thức xã hội khác, dễ dàng nhận thấy nó chứa đựng không ít các nội dung đạo đức, bao gồm giá trị, chuẩn mực, lý tưởng đạo đức….Điều này được thể hiện rõ nét ở đạo Phật. Có thẻ thấy, bên cạnh những giá trị đặc thù như bảo vệ niềm tin tôn giáo thiêng liêng, Phật giáo khi du nhập vào Việt Nam còn đề cập đến những chuẩn mực đạo đức mang tính xã hội như hiếu thảo cha mẹ, trung thực, nhân ái, hướng tới cái thiện, tránh xa điều ác…Toàn bộ những giá trị này được kết tinh, thể hiện tập trung trong nội dung giáo lý của Phật giáo thông qua hai cấp độ nhận thức là trình độ tâm lý và tình độ hệ tư tưởng.

Tuy nhiên, người Việt tiếp nhận Phật giáo từ tâm lý, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, dựa vào đó mà lọc bỏ, kế thwfaf, phát huy các quan niệm, tư tưởng, chuẩn mực đạo đức sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội. Do đó, nội dung cũng như tính chất, đặc điểm của giáo dục Phật giáo không thể không chịu sự quy định của các yếu tố tự nhiên và xã hội.

Xuất phát điểm là nước sản xuất nông nghiệp cộng với tính chất kahwcs nghiệt của điều kiện tự nhiên như thiên tai, hạn hán, mất mùa nên người Việt rất trọng sự đoàn kết, gắn bó cộng đồng cũng như sự thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Bên cạnh đó còn phải nhắc đến tinh thần trong lao động cần cù, tiết kiệm trong lao động sản xuất. Có thể khẳng định đây chính là một trong những giá trị căn bản mà khi nhắc đến đạo đức xã hội của người Việt, chúng ta không thể không nhắc đến. Sự hình thành hệ giá trị của dân tộc Việt Nam ngaoif ra còn gắn liền với tiến trình vận động, phát triển của lịch sử, văn hóa, tôn giáo, chính trị, nghệ thuật… Do nằm ở vị trí địa lý chiến lược, là đầu mối giao thông quốc tế quan trọng cùng sự giàu có về tài chánh nguyên thiên nhiên nên Việt Nam trong lịch sử đã luôn là mục tiêu xâm lược, tranh giành của nhiều quốc gia. Lẽ dĩ nhiên, để bảo vệ độc lập chủ quyền, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của dân tộc, người Việt luôn huonwgstoiws các lợi ích cộng đồng, cùng nhàu bảo vệ các tría trị chung. Do đó, trong nấc thạng giá trị xã hội, việc ưu tiên các giá trị cộng đồng hay nói cách khác là đề cao các giá trị đạo đức xã hội là đặc điểm nổi bật trong đời sống dân tộc Việt Nam.

Có thể nói, những đặc điểm cơ bản trên đây của xã hội Việt Nam là cơ sở thực tiễn quan trọng để các giá trị đạo đức Phật giáo thực sự bén rễ, nảy sinh trong lòng dân tộc Việt Nam.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải lưu ý đến tính chất đặc thù của Phật giáo trong việc truyền tải các nội dung đạo đứdudeens các cá nhân, xã hội so với một số hình thái ý thức xã hội khác. Đạo đức tôn giáo có đặc điểm là những qui phạm, điều răn, cấm đoán…thuộc hệ thống giáo lý tôn giáo ngoài việc khuyến khích hướng thiện còn tạo ra sự đan xen giữa hy vọng và sợ hãi. Chẳng hạn trong một số trường hợp, khi tu hành đạt đến năng lực “ tự giác”, con người hành động có đạo đức chủ yếu là do triết lý đạo đức tôn giáo đã thẩm thấu vào họ, trở thành nhân sinh quan trong cuộc sống.

Như vậy, khởi nguồn từ những lý do trên đây, đạo phật trong suốt quá trình thăng trầm lịch sử lâu đời, đã khẳng định chân giá trị đích thực đối với sự nghiệp sáng tạo và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống như: hiền hòa, lễ độ, kiên nhẫn, vị tha, độc lập tự chủ, thương yêu đùm bọc lẫn nhau… có thể nói, với tư cách là một tôn giáo, triết thuyết thì Phật giáo chứa đựng nhiều nội dung mang tính giáo dục sâu sắc. Hơn nữa, Phật giáo còn đảm nhiệm vai trò là một chủ thuyết đạo đức, tham gia tích cực vào việc xác lập, định hình nên hệ thống giá trị đạo đức trong xã hội. Tuy vậy, khi xem xét vấn đề giáo dục đạo đức xã hội của Phật giáo Việt Nam nhất thiết phải lưu ý đến những đặc trưng mang tính dân tộc, quy định tính chất, nội dung, cách thức giáo dục.

Trong khi đó, về mặt thực tiễn, Phật giáo Việt Nam đã từng đảm nhiệm xuất sắc vai trò giáo dục giá trị, đạo đức xã hội. Do hoàn cảnh lịch sử quy định, Phật giáo trong suốt quá trình tồn tại, phát triển đã khong ngừng thể hiện vai trò giáo duc, định hướng giá trị, đạo đức xã hội. Tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của tưng thời khác nhau mà ảnh hưởng của Phật giáo đối với vấn đề giáo dục giá trị và đạo đức xã hội cũng khác nhau.

2. Các giá trị đạo đức xã hội dưới ảnh hưởng của Phật giáo


Trước khi đạo Phật du nhập vào Việt Nam, đã tồn tại một số tín ngưỡng tôn giáo dân gian như thờ Mẫu, thờ Thành Hoàng, Thổ đại, thờ cúng tổ tiên… thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của xã hội, Phật giáo cùng với quá trình du nhập đã giải đáp được những băn khoăn mang tính triết lý nhân sinh mà tín ngưỡng dân gian chưa thể giải đáp như: nguồ gốc con người, ýnghĩa cuộc sống, vấn đề họa phúc trong cuộc đời … Với những tư tưởng về “vô thường, vô ngã”, “từ, bi, hỷ, xả”, “nghiệp chướng, luân hồi”, “nhân quả”… Phật giáo đã phần nào đáp ứng nhu cầu về tâm linh của người dân lúc bấy giờ. Do đó, Phật giáo đã nhanh chóng tạo lập được cơ sở thực tiễn vững chắc cho sự tồn tại và phát triển của mình trên đất nước Việt Nam. Cùng với quá trình du nhập và phát triển đó, những chuẩn mực đạo đức Phật giáo cũng xâm nhập và tác động nhất định đến nền đạo đức của dân tộc Việt Nam. Đạo đức Phật giáo đã góp phần bổ khuyết những giá trị đạo đức mới, phù hợp với tâm lý, đạo đức của người Việt, làm phong phú và sâu sắc thêm hệ giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.

Có thể nói, đạo đức Phật giáo đã thực sự ăn sâu vào đạo lý truyền thống dân tộc, ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý, lối sống, phong tục, tập quán của con người. Người Việt tiếp nhận Đạo Phật không phải chỉ là nội dung triết lý ẩn chứa trong đó, mà quan trọng hơn là những hành vi đạo đức mưng tính thiện. Họ tiếp thu Phật giáo không phải với tư cách là một hệ tư tưởng với các giáo lý cao siêu, mà là những điều rất gần hũi với tâm tư, tình cảm của mình. Chẳng hạn Phật dạy công bằng, bác ái, từ, bi, hỷ, xả, không oán ghét, thù hận …rất gần với tâm lý, bản sắc văn hóa Việt Nam. Phật giáo vì thế từ yếu tố ngoại sinh đã phát triển tương đối rộng rãi, hòa nhập với nền văn hóa dân tộc, tác động mạnh mẽ đến nếp sống của mỗi con người cũng như cộng đồng dân tộc.

Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử qui định nên người Việt tiếp nhận Phật giáo khong phải ở những luận thuyết trừu tượng, cao siêu mà chỉ đi vào những nội dung mang tính thực tiễn, vận dụng để giải quyết những vấn đề cuộc sống. Điều này phần nào giải thích hiện tượng một bộ phận người dân Việt Nam không hiểu một cách tường tận những triết lý cao siêu của nhà Phật về vô thường, vô ngã, thập nhị nhân duyên, tứ diệu đế, nghiệp báo, luân hồi …nhưng họ vẫn tự coi mình là tín đồ Đạo Phật. Hầu như người dân Việt nào cũng tin rằng: sống có đạo đức thì sẽ gặt hái được những điều thiện, điều tốt; sống vô đạo đức, trái luân thường đạo lý, ắt sẽ bị quả báo. Đại đa số người dân không thuộc kinh Phật ngoài mấy câu niệm “Nam mô A Di Đà Phật”, hay “Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát” song họ đều cảm thấy rất mãn nguyện, hướng tới Đức Phật với niềm tin mọi đau khổ, bất trắc sẽ được diệt trừ. Điều này đã được GS. Trần Văn Giàu khẳng định trong “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam – Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1980” như sau: “Tín ngưỡng Phật giáo phổ biến trong đại đa số nhân dân. Người dân không biết gì về triết lý cao xa của Phật mà chỉ biết cầu phúc, chỉ biết chuyện quả báo, luân hồi. Từ lâu rồi, triết lý Phật giáo trở thành một thứ đạo đức học từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn là hạt nhân, chúng sinh có thể hiểu và làm được, không cao xa, rắc rối như triết lý Phật giáo nguyên thuỷ. Tu nhân tích đức ở kiếp này để an vui, hưởng phúc ở kiếp sau” (tr. 495)

Phật giáo đã thực sự đi vào đời sống đạo đức của người Việt thông qua chức năng giáo dục, hướng con người tới các giá trị tốt đẹp, nhân văn. Người Việt Nam tìm đến với đạo Phật không chỉ vì nhu cầu tâm linh, cảm thấy thư thái an lạc nơi cửa Phật mà còn vì những nội dung đạo đức xã hộ được ẩn chứa trong đạo lý Phật giáo.

Trước hết, đối tượng giáo dục mà Phật giáo hướng tới trong lĩnh vực đạo đức xã hội chính là con người tới tư cách là chủ thể chịu trách nhiệm đối với chính cuộc đời của mình.

Thuyết nhân quả của Phật giáo đã chỉ ra rằng: con người tự chịu trách nhiệm về hạnh phúc hay khổ đau bằng hành v I của chính mình chứ không phải do may rủi, định mệnh hay thân linh trừng phạt. Giá trị của thuyết này chính là việc khẳng định con người làm chủ được cuộc sống của mình, đặt con người vào đúng vị trí, vai trò của nó trong xã hội. Trên cơ sở đó, đạo đức Phật giáo giúp con người phát huy hết những đặc tính ưu việt, giảm thiếu những nhân tố đưa tới sự bất lọi cho bản thân, gia đình, xã hội.

Điều này cũng ó nghĩa là đối tượng của giáo dục Phật giáo là con người trong các hoàn cành sống của nó. Vượt ra ngoài sự phân biệt chủng tộc, ranh giới địa lý hay văn hóa, giáo dục Phật giáo lấy con người trong các mối quan hệ xã hội làm đối tượng cũng như là mục đích. Chính vì thế, giáo dục Phật giáo nhấn mạnh đến giá trị làm chủ bản thân của con người. Nỗ lực để hoàn thiện, tự mình đứng lên, không cầu cạnh hay bất cứ môt japs lực nào khi bản thân đang là chủ nhân của hcinhs mình thực sự. Bởi lẽ, một khi đánh mất giá trị làm chủ bản thân, con người dễ dàng bị cám dỗ trước những cạm bẫy của đạo đức suy thoái. Khi đặt con người ở vị trí trung tâm của học thuyết, Phật giáo cũng đồng thời khẳng định những giá trị mang tính nhân văn chứa dựng trong giáo lý Phật giáo.

Từ việc xác định đối tượng trên đây, Phật giáo cũng đề cập đến mục đích chủ yếu của giáo dục Phật giáo. Trước hết, đạo Phật hướng đến việc giải thoát con nguowifk hỏi vô minh, phiền não, giác ngộ thành Phật. Xã hội lý tưởng mà Phật giáo hướng tới đó là thế giới Tịnh độ, bình đẳng, hòa bình an vui “ tưởng y y chí, tưởng thực thực lai”

Tuy vậy, không phải đạo Phật khuyên con người hướng tới một thế giới an lạc hư ảo nào mà đó chính là cuộc sống hiện thực này. Đối với đạo Phật, muốn thay đổi cuốc sống từ khổ đau đến an vui, hạnh phúc thì không gì hơn là chuyển hóa nội tâm theo luật nhân quả, lý duyên sinh của vũ trụ để an lạc hạnh phúc ở hiện đời. Mục đích của Phật giáo là hướng dẫn, chỉ dạy cho con người con đường khai mở tâm thức, phát triển trí tuệ trực giác, hướng đến giác ngộ giải thoát.

Như vậy, trong hệ giá trị đạo đức xã hội của người Việt, các giá trị điển hình là : tinh thần yêu nước, lòng thường người sâu sắc, tinh thần đoàn kết, tinh thần lao động cần cù, tiết kiệm. Trong các giá trị đó, nổi bật nhất là tinh thần yêu nước. Có thể nói, chủ nghĩa yêu nước

Là chuẩn mực dạo đức cao nhất, đừng đầu trong thang bậc giá trị truyền thống, gắn liền với tâm thức của mỗi người Việt Nam. Yêu nước đó còn là dặt lợi ích của đất nước, của nhân dân lên lợi ích cá nhân, luôn chắm lo xây dựng và bảo vệ đất nước, có ý thức giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc. Đối với mỗi người dân Việt Nam, tinh thần yêu nước là nguyên tắc đạo đức và chính trị, một tình cảm xã hội mà cốt lõi của nó là lòng trung thành với Tổ quốc, lòng tự hào cùng với ý chí bảo vệ lợi ích của Tổ quốc.

Do đó, khi Phật giáo hòa nhập vào đời sống văn hóa đạo đức của người Việt, nhiều giá trị đạo đức của Phật giáo đã gắn kết, hài hòa với itnh thần yêu nước tốt đẹp của người Việt. Tư tưởng “ cứu khổ cứu nạn” xuất phát từ tâm từ bi, hướng thiện của Phật giáo rất phù hợp với truyền thống giết giặc, trừ gian của dân tộc Việt Nam.

Không những thế, tư tưởng trên đây của Phật giáo còn được cụ thể hóa trong đạo đức của người Việt, thể hiện qua trường phái Thiền tong( Việt Nam là giải phóng con người khỏi những đau khổ trong cuộc sống thực tại, bảo vệ “ quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc” của mỗi con người.

Giáo lý từ bi của nhà Phật khi gặp gỡ, giao thoa với tinh thần yêu nước, lòng thương người của người Việt đã góp phần tạo dựng nên một nếp nghĩ, một cách sống, một giá trị đạo đức trong đời sống của người Việt Nam.

Trong đối nhân xử thế hằng ngày, người Việt vẫn luôn tâm niệm “ thương người như thể thương thân”, luôn trọng nghĩa tình, xem nó lên trên hết “ vì tình vì nghĩa ai vì đĩa xôi đầy”. Chữ “tình” chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống đạo đức của người dân Việt Nam… Không chỉ giới hạn trong tình cảm gia đình, hàng xóm mà còn đối với cả kẻ thù. Trong lịch sử đã không ít trường hợp với những tù binh chiến tranh, luôn được đối xử tử tế, được mở đường hiếu sinh, được cấp đầy đủ quân lương khi về nước. Tinh thần thương người của dân tộc Việt Nam còn được nâng lên thành những chuẩn tắc trong bộ luật của Nhà nước… Đó thực sự là cơ sở thực tiễn quan trọng để những giá trị đạo đức Phật giáo hào nhập, bén rễ trong lòng dân tộc Việt Nam. Đạo đức Phật giáo đã hòa quyện vào chủ nghĩa yêu nucows, hai chữ “ từ bi” của nhà Phật đã hòa với hai chữ “ nhân nghĩa” của người Việt.

Triết lý của đạo Phật về Phật tính bình đẳng, tư tưởng từ bi đối với nhân sinh mang mọt giá trị tư tưởng, đức nhân bản sâu sắc, có giá trị tích cực đối với quần chúng nhân dân lao động. Người dân Việt Nam tìm thấy trong Phật giáo những giá trị đạo đức mang tính mẫu mực, phù hợp tâm lý, cốt cách người Việt. Đó là tư tưởng nhân đạo, tinh thần bác ái, tinh thần cứu khổ, cứu nạn, hướng lọi trừ hại, vì cuộc sống bình yên của con người. Có thể nói, nhờ sự tương hợp ở một mức độ nhất định giữa đạo đức Phật giáo và đạo đức truyền thống người Việt mà Phật giáo đã có những đóng góp trong việc hình thành tâm lý,đạo đức nhân cách của người Việt….

Ta biết rằng, đạo đức Phật giáo trong thời Lý – Trần đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhân cách con người thời đại này,đặc biệt là giai cấp cầm quyền phong kiến đương thời.Những nội dung tư tưởng của Phật giáo đã cung cấp những chỉ dẫn quan trọng cho các nhà tư tưởng,người cần quyền trong các triều đại này trong việc quản lí đất nước,vận dụng một cách sáng tạo những giáo lí Phật giáo vào đời sống thực tiễn,hoàn cảnh cụ thể của người Viêt.

Hơn thế, đạo đức Phật giáo còn tác động đến việc tu dưỡng,rèn luyện đạo đức của vua quan cho tới nhân dân.Chịu ảnh hưởng của luân lý Phật giáo,các vua quan trong triều đình đều ý thức phải trau dồi đạo đức,phải biết học hỏi,lắng nghe ý kiến của nhân dân.Các vua nhà Lý –Trần đã sống một cuộc đời đạo hạnh,yêu nước thương nhân sâu sắc,thể hiện đạo hiếu sinh và triết lý từ bi của nhà Phật.Đó cũng chính là một trong những mục đích mà đạo Phật hướng tới trong vấn đề giáo dục đạo đức xã hội.Trong quá trình tồn tại,hội nhập với nền văn hóa Việt Nam,với những nội dung giáo lý sâu sắc,Phật giáo còn nhằm đào tạo một mẫu người lý tưởng dấn thân vào xã hội. Đó là con người Bồ tát đa hạnh.

Nếu Nho giáo lấy “Vua thánh Tôi hiền” làm chuẩn mực cho một xã hội lý tưởng,đạo đức thì Phật giáo tâm niệm sống từ bi,đạo hạnh theo Phật giáo là chuẩn mực đạo đức cao nhất. Một ông vua lý tưởng theo quan niệm của Phật giáo hầu như mang những đặc điểm,cốt cách của một ông Phật từ bi.Theo đó,trong quan niệm của người Việt, một nhà cầm quyền muốn đem lại hạnh phúc thật sự cho nhân dân,cần thiết phải có tinh thần vô ngã,”tự giác giác tha”. Có quên mình thì từ vị trí cao nhất trong xã hội, những người cai trị đất nước mới có thể thấu hiểu chân thực cuộc sống của dân chúng,thông cảm với nỗi vất vả, khó khăn của nhân dân… Và chính điều này thể hiện sâu sắc vai trò của Phật giáo trong việc giáo dục,đào tạo nên những con người có tài năng ,phẩm chất đạo đức cho đất nước.Nhờ đó mà “với những nhà chính trị có từ tâm và những người xuất gia biết lo giáo dục sự thực hành đạo từ bi trong dân chúng,đời sống xã hội thời Lý trở thành thuần từ và đẹp đẽ”

Như vậy, ở đây Phật giáo đã trở thành triết lý sống của người dân Việt Nam,từ tầng lớp trên lãnh đạo đất nước cho đến đông đảo các tầng lớp trong xã hội.Có thể nói,Phật giáo với những giá trị từ bi,hỉ xã,cứu khổ cứu nạn,thuyết nhân quả,nghiệp báo,luân hồi… Khi du nhập với Việt Nam,gặp gỡ thế giới quan và nhân sinh quan của người dân bản địa chứa đụng nhiều yếu tố tích cực ,đạo đức Phật giáo đã có ảnh hưởng sâu rộng đến đạo đức truyền thống của dân tộc.Phật giáo nói chung,đạo đức Phật giáo nói riêng,trên cơ sở phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội,đới sống văn hóa tinh thần dân tộc, đã thâm nhập sâu sắc vào tâm hồn người dân Việt Nam,khẳng định sức sống lâu bền trong lịch sử.

Ngay từ khi mới vào Việt Nam,Phật giáo đã tìm thấy sự hài hòa với các tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc và được tổng hợp chặt chẽ ngay với chúng.Đạo đức Phật giáo với học thuyết nhân quả,nghiệp báo,quan niệm nhân sinh, tư tưởng từ bi,cứu khổ ,cứu nạn… hoàn toàn phù hợp với tư tưởng,tình cảm,nguyện vọng của người dân Việt Nam.Tư tưởng đạo đức Phật giáo đã kết hợp với những giá trị đạo đúc truyền thống Việt Nam,kiến tạo nên những đạo đức riêng biệt của đạo đức Việt Nam.Mối quan hệ giữa đạo đức Phật giáo với đạo đức truyền thống Việt Nam vì thế là mối quan hệ tương hỗ,gắn chết chặt chẽ lẫn nhau.Một mặt,Phật giáo ảnh hưởng đến đạo đức xã hội của người Việt, góp phần cũng cố những giá trị truyền thống,mặc khác, đạo đức dân tộc đóng vai trò là nền tảng,chi phối đạo đức Phật giáo.Đạo đức Phật giáo muốn tồn tại,bén rễ đòi hỏi phải thích nghi,hòa nhập với đạo đức dân tộc.

Chúng ta có thể thất rõ điều này khi so sánh triết lý đạo đức trong Phật giáo với giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.Đối với đạo đức người Việt,lòng nhân ái,thương yêu con người giới hạn chủ yếu ở cộng đồng,quốc gia dân tộc.Trong khi đó ở đạo Phật,từ bi mang ý nghĩa thương vô hạn hướng tới hết thảy chúng sinh(hữu tình và vô tình).Đó là một tình thương không biên giới,vượt khỏi hạn định về đẳng cấp,dân tộc quốc gia…Về điểm này,đạo đức Phật giáo đã góp phần bổ sung và làm phong phú thêm giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc,

Không chỉ vậy,cơ sơ của triết lý từ bi của đạo Phật là Phật tính bình đẳng ở mọi chúng sinh.Còn truyền thống nhân ái,thương người ở đạo đức dân tộc bắt nguồn và hun đúc từ đầu trong quá trình đấu tranh bảo vệ nền đọc lập dân tộc,tinh thần đoàn kết chống kẻ thù chung dân tộc.

Cũng chính vì thế mà triết lý từ bi nơi đạo Phật đã đạt tới triết lý cao siêu và có tính chất hệ thống.Còn lòng nhân ái,thương người,tương trợ lẫn nhau của đạo đức truyền thống Việt Nam biểu hiện ở mức tâm lý xã hội được hình thành nên bởi những điều kiện về địa lý,lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Như vậy, đạo Phật trong quá trình du nhập đã không gây nên một sự đảo lộn,một sự phủ định những giá trị tinh thần,những phong tục tập quán truyền thống của cộng đồng người Việt.Gắn với truyền thống đạo đức người Việt,từ trong lịch sử,đạo Phật luôn xuất hiện,đồng hành cùng với dân tộc trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước.Hơn thế,dường như những nội dung giáo lý Phật giáo đã thẩm thấu ,hòa nhập vào tâm thức người Việt,có thể khẳng định rằng,những tư tưởng về đạo đức của Phật giáo đã góp phần làm phong phú,sâu sắc hơn những giá trị đạo đúc truyền thống của dân tộc.Đạo đức Phật giáo cùng với đạo đức truyền thống dân tôc đã gắn kết ,hòa quyện với nhau,tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của dân tôc Việt Nam.

Không chỉ riêng nội dung tư tưởng đạo đức xã hội mà tính chất và phương pháp giáo dục đặc thù của Phật giáo còn ảnh hưởng tới đời sống tinh thần của người Việt.Chính những yếu tố này đã góp phần khẳng định vị trí,vai trò của Phật giáo trong lòng dân tộc Việt Nam.

Chúng ta đều biết,Phật giáo chủ trương bình đẳng,đem tình yêu thương đến với mọi người “nhất thiết chúng sinh giai hữu Phât tính”(tất cả chúng sinh đều có Phật tính).Đề cao tinh thần bình đẳng giữa người với người là một nét tiến bộ trong đạo Phật và khi áp dụng quan niệm này vào lĩnh vực giáo dục chúng ta mới cảm nhận được sâu sắc giá trị của đạo Phật.

Phật giáo quan niệm “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính” hay là “Phật là Phật đã thành,chúng sinh là Phật sẽ thành”.Điều này cu4ngc ó nghĩa là, tất cả mọi người đều bình đẳng về mặt nghiệp báo,luân hồi và về phương diện thành tựu chính quả… không kể chủng tính,chức nghiệp cao thấp,đều dựa vào nghiệp báo của bản thân để quyết định tử luân hồi,cơ hội,điều kiện để đạt thành chính quả là như nhau.Giá trị của tư tưởng bình đẳng của Phật giáo ở đây chính là đường lối giáo dục bình dẳng không phân biệt.Trong lĩnh vực giáo dục đạo đức xã hội,tư tưởng trên đây của Phật giáo thực sự có ý nghĩa,khi thừa nhận Phật tính nơi con người.Theo đó,bất kỳ ai cũng có khả năng hướng thiện,có đạo đức nếu biết cách tu dưỡng rèn luyện…Trong khuôn khổ của chế độ phong kiến Việt Nam,khi mà người phụ nữ vẫn phải chịu đựng nhiều thua thiệt thì tư tưởng giáo dục không phân biệt của Phật giáo thực sự mang tính nhân đạo sâu sắc.Đó cũng chính là một trong những lý do khiến Phật giáo có thể nhanh chóng hòa nhập với bản sắc văn hóa truyền thống của dân tôc.

Tóm lại, thông qua Phật giáo chúng ta có thể tìm thấy nhiều nội dung tư tưởng mang tính giáo dục sâu sắc.Mục tiêu giáo dục của đạo Phật là con người giác ngộ,con người có năng lực tự giải thoát để đạt tới hạnh phúc.Có thể nói,Phật giáo đã mang đến một quan niệm tiến bộ,bình đẳng vả đề cao vai trò của con người trong hoạt động thực tiễn.Tuy nhiên,cũng theo Phật giáo,trong quá trình vươn lên hoàn thiện mình,con người cần phải nắm vững quy luật khách quan,phải có những phương thức hành dộng đúng dắn,hợp qui luật hay còn gọi là gắn liền với đạo đức.Giới còn là phương tiện dẫn dắt con người vượt khỏi song mê,bể khổ,luân hồi,tới chốn an lạc,giải thoát.Không chỉ vậy,giới còn là điều liện tối quan trọng trong việc tu tập thiền định.Do vậy,giữ giới cũng đồng nghĩa với việc con người tự rèn luyện,trau dồi đạo đức.Nghiên cứu Ngũ giới,chúng ta thấy đấy là những nguyên tắc đạo đức cơ bản mà Phật đặt ra cho các Phật tử thực hành.Ngũ giới góp phần hướng tới con người đi dến sự hoàn thiện trong tư tưởng,hành vi,bồi dưỡng nhân cách theo nhân sinh quan Phật giáo.

Ngũ giới của đạo Phật bao gồm :Không sát sinh,không trộm cắp,không gian dâm,không nói dối,không uống rượu.Có thể thấy,những nội dung mà Ngũ giới đề cập đến không chỉ có ý nghĩa nuôi dưỡng lòng từ bi,nhân đạo ở mỗi cá nhân mà còn hướng tới việc xây dựng một xã hội đạo đức,ổn định.

Một mặt, Ngũ giới co tác dụng ngăn ngừa những mầm mống nguy hại đến tư cách đạo đức con người,mặc khác,khơi gợi những hành vi tốt phát triển…Có thể thấy,Ngũ giới bao hàm đầy đủ,toàn diện ba mặt “Thể dục,trí dục,đức dục” trong việc hình thành nhân cách con người.

Vấn đề đạo đức xã hội mà Phật giáo hướng đến không hoàn toàn bó hẹp trong phạm vi quan hệ giữa người với người,cá nhân với xã hội mà còn trong chính mối quan hệ giữa con người với tự nhiên hay còn gọi là đạo đức sinh thái.Chẳng hạn,ở giới luật thứ nhất :không sát sinh,chúng ta đã thấy ý nghĩa của giới này đối với vấn đề bảo vệ môi trường,bảo vệ động vật quý hiếm,giữ cân bằng sinh thái.

Không những vậy,lý luận về ngũ giới còn có ý nghĩa thiết thực trong việc thiết lập trật tự,an ninh cộng đồng,đảm bảo một nếp sống lành mạnh,tiến bộ cho toàn xã hội…Và chính ở điểm này,Phật giáo khẳng định ưu thế vượt trội của nó trong việc giáo dục đạo đức xã hội.Thông qua ngũ giới,Phật giáo Việt Nam đã thể hiện vai trò định hướng cho các cá nhân,xã hội trong việc thoát bỏ cái ác,cái xấu hướng đến các giá trị Chân Thiện,Mỹ.

Gần gũi với Ngũ giới là Thập thiện,cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức xã hội,bao gồm:

1 Không sát sinh:Không làm tổn hại đến các động vật có sinh mạng
2 Không trộm cắp:Không chiếm làm của mình những vật không thuộc về mình
3 Không tà dâm: Giữ phẩm hạnh
4 Không nói dối :Nói lời thành thực
5 Không nói ác: Nói lòi hòa nhã
6 Không nói hai lưỡi: Không nói khiêu khích,ly gián
7 Không nói thêu dệt: Nói ngay thẳng,không nói những lời phù phiếm,vô nghĩa
8 Không tham dục: Không tahm cầu quá mức,phải biết “thiêu dục tri tức”
9 Không nóng giận :Giữ tâm,bình thản,ôn hòa,mọi việc làm đều suy nghĩ chin chắn
10. Không tà kiến: Xử lý mọi việc không mê muội,dung lý trí xem xét kỹ càng

Như vậy, Phật giáo trong suốt quá trình lịch sử đã ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với vấn đề giáo dục đạo đức xã hội.Quan diểm nhân quả, nghiệp báo,luân hồi của nhà Phật,hàm chứa nôi dung giáo dục rất lớn.Con người theo quan niệm đạo Phật nếu gieo nhân lành sẽ được quả lành,gieo nhân ác sẽ được quả ác.Do đó,nó góp phần nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân tồn tại trong xã hội.Giáo lý Phật giáo có tác dụng điều chỉnh ý thức và hành vi đạo đức cho con người,nâng đỡ,khơi dậy tình thương yêu,đức vị tha,làm điều thiện, trách điều ác…Không chỉ áp dụng trong giới Phật tử mà những nôi dung mang tính đạo đức của Phật giáo còn có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với xã hội…Luật nhân quả nhấn mạnh vào trách nhiệm của từng cá nhân đối với các hành vi đạo đức,con người vì sợ quả báo,sợ bị đầy xuống địa ngục nên họ cố gắng làm thiện,tránh ác,tu nhân tích đức.Điều này góp phần hoàn thiện đạo đức cho từng cá nhân cũng như có lợi cho việc xây dựng một nền đạo đức tốt đẹp trong xã hội.

Không chỉ vậy, luận thuyết của nhà Phật về đạo đức còn chỉ ra cho con người thấy rằng: con người phải chịu trách nhiệm về hành động của mình kể cả sau khi chết,vì chết theo quan niệm của đạo Phật mới chỉ là chấm dứt một kiếp sống mà thôi.Quan niệm này sẽ có tác dụng hạn chế được lối sống buông thả,ích kỷ,đề cao cá nhân,dẫn đến tham lam,tàn bạo,bất chấp đạo lý để thỏa mãn dục vọng cá nhân.

Tóm lại, nội dung giáo lý Phật giáo thể hiện một triết lý về sự công bằng,giáo dục con người phải biết sống lành mạnh,khuyến khích con người làm nhiều việc tốt,việc thiện,lánh xa điều ác,tránh làm những việc bất nhân phi nghĩa để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp nơi trần thế.Chính những giá trị đạo đức trên đây mà Phật giáo ngày càng có vị trí vững chắc trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam,khẳng định sức sống lâu bền của nó đối với dân tộc Việt Nam.

3. Kết luận

Có thể thấy những biến đổi xã hội hiện nay đã khiến các giá trị bị tác động không nhỏ.Sự phân hóa giàu nghèo diễn ra nhanh chóng,xuất hiện lối sống thuần túy chạy theo lợi ích vật chất,lãng quên các giá trị tinh thần,chạy theo danh vọng tiền tài mà quên lãng việc hoàn thiện nhân cách.Đạo đức Phật giáo trong trường hợp này đóng vai trò không kém phần quan trọng đến sự hình thành đạo đức con người.

Có thể khẳng định rằng,từ trong lịch sử dân tộc,Phật giáo Việt Nam đã có nhiều đóng góp trong việc hình thành những quan niệm rất tích cực,nhân bản.Những giá trị và chuẩn mực đạo đức mà Phật giáo đề cập đến đã đi vào cuộc sống và được duy trì cho đến tận ngày nay.

Chẳng hạn như giá trị mà Phật giáo đề cao thực sự hữu ích trong cuộc sống hiện đại ẩn chứa nhiều nguy cơ làm khuynh đảo các gía trị trong xã hội.Từ bi sẽ làm cho con người không trở nên vị tha,nhân ái,khoan dung độ lượng có tác dụng làm thúc tỉnh lương tâm mỗi con người…Đời sống hiện thực với những rủi to,bất trắc đã khiến con người ngày càng hướng về các giá trị,lời khuyên đạo đức của đức Phật để cân bằng tâm lý.Tri thức Phật giáo trong chừng mực nhất định đã áp dụng được nhu cầu tâm lý của con người Việt Nam hiện đại.Chính vì lẽ đó mà nhiều phạm trù đạo đức của Phật giáo vẫn tiếp tục được lưu trữ,sử dụng cho đến nay.Tư tưởng từ bi,hỷ xã,cứu khổ,cứu nạn của nhà Phật vẫn được người Việt tiếp thu và phát huy trong điều kiện kinh tế thị trường.Những qui tắc đạo đức Phật giáo có nét tương đồng với chuẩn tắc đạo đức xã hội vẫn đang được nhiều người tin theo,định hướng cho họ đời sống thực tiễn.Không những thế,với chủ trương “Phật pháp với đời sống,đời sống với Phật giáo”,đạo Phật ngày nay đã bổ sung những tri thức,chuẩn mực đạo đức phù hợp với thời đại…Điều này cũng đã góp phần làm phong phú nền đạo đức truyền thống của người Việt Nam…Người Việt hướng tới đức Phật với đức tâm thành kính,tạo thành sức mạnh tâm linh,tinh thần giúp họ vượt qua những trắc trở,cám dỗ đễ đạt đến cuộc sống tốt đẹp,chân thiện.Khi mà cơ chế thị trường vẫn đang bộc lộ những mặt tiêu cực của nó thì Phật giáo với những qui tắc,chuẩn mực đạo đức cộng với niềm tin đạo đức riêng mình vẫn còn có những tích cực,là chỗ dựa tinh thần trong quần chúng nhân dân.

Hơn thế,đạo Phật với nội dung giáo lý của mình đã hình thành trong tín đồ quan niệm về một trật tự đạo đức, một xã hội tươi đẹp.Lý tưởng đó đã trở thành động lực thôi thúc các cá nhân Phật tử hướng đến những hành động tốt đẹp, trong đó con người đã hoàn toàn dứt bỏ được các dục vọng, ham muốn cá nhân. Và mẫu người lý tưởng mà đạo Phật xây dựng với phong cách đạo đức từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha cũng chính là mẫu người xã hội hiện đại cần đến.

Tóm lại, công cuộc đổi mới ở nước ta hiện đang tạo ra những biến quan trọng trên các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục…

Do đó, Phật giáo Việt Nam cũng đã có những thay đổi thích hợp với yêu cầu của thời đại và chức năng giáo dục đạo đức xã hội cũng có những nét mới. Vai trò của Phật giáo Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục đạo đức xã hội cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.


PHAN THỊ THU HẰNG - HVPGVN

<!--123-->​
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên