Bài Thơ "Phí Nhàn Ca" Của Ngài Hám Sơn Đại Sư

Bạch Vân Nhi

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (thán
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2009
Bài viết
2,518
Điểm tương tác
888
Điểm
113
Địa chỉ
CANADA

Bài Thơ "Phí Nhàn Ca"
Của Ngài Hám Sơn Đại Sư
(chuaminhthanh.com)

明•憨山大師:費閑歌
講道容易體道難
雜念不除總是閑
世事塵勞常罣礙
深山靜坐也徒然
Phiên Âm
Giảng đạo dung dị thể đạo nan
Tạp niệm bất trừ tổng thị nhàn
Thế sự trần lao thường quái ngại
Thâm sơn tĩnh toạ dã đồ nhiên
Diễn nghĩa
Giảng đạo rất dễ nhưng thể hội được chân lý của đạo mới là điều khó
Nếu như không diệt trừ được tạp niệm thì thật là vô ích
Thường bị thế sự trần lao trói buộc
Ngồi thiền tĩnh toạ nơi rừng sâu núi thẳm cũng có ích gì

出家容易守規難
信願全無總是閑
淨戒不持空費力
縱然落髮也徒然
Phiên âm
Xuất gia dung dị thủ quy nan
Tín nguyện toàn vô tổng thị nhàn
Tịnh giới bất trì không phí lực
Túng nhiên lạc phát dã đồ nhiên
Diễn nghĩa
Xuất gia thì dễ nhưng gìn giữ thanh quy pháp tắc trong chùa là việc rất khó
Tu hành mà không tín tâm không nguyện lực thì chỉ là việc vô ích
Người tu mà không nghiêm trì giới luật thì tu hành làm chi cho phí sức
Cạo đầu như vậy thì có ích gì

修行容易遇師難
不遇明師總是閑
自作聰明空費力
盲修瞎練也徒然
Phiên âm
Tu hành dung dị ngộ sư nan
Bất ngộ minh sư tổng thị nhàn
Tự tác thông minh không phí lực
Manh tu hạt luyện dã đồ nhiên
Diễn nghĩa
Tu hành thì dễ nhưng gặp được minh sư là việc không dễ chút nào
Không gặp được minh sư thì thật là khó để có thể thuận duyên tu tập
Tự cho mình là thông minh tài giỏi, chỉ là người không biết trời cao đất rộng
Cuối cùng chỉ như là người mù dò đường tu hành, thật là uổng công vậy

染塵容易出塵難
不斷塵勞總是閑
情性攀緣空費力
不成道果也徒然
Phiên âm
Nhiễm trần dung dị xuất trần nan
Bất đoạn trần lao tổng thị nhàn
Tình tánh phan duyên không phí lực
Bất thành đạo quả dã đồ nhiên
Diễn nghĩa
Nhiễm trần rất dễ, xuất trần thì thật là khó
Tu hành mà không đạo bỏ được trần lao thì có ích gì
Tình đời tập khí thế gian nếu không bỏ thì tu hành chỉ là việc làm phí sức
Không thành đạo quả chỉ là việc đương nhiên

聽聞容易實心難
悔慢師尊總是閑
自大貢高空費力
聰明蓋世也徒然
Phiên âm
Thính văn dung dị thật tâm nan
Hối mạn sư tôn tổng thị nhàn
Tự đại cống cao không phí lực
Thông minh cái thế dã đồ nhiên
Diễn nghĩa
Nghe kinh thính pháp thì dễ nhưng thật tâm lắng nghe mới là việc khó
Coi thường hổn xược thầy tổ thật là không ra gì
Tự đại cống cao ngã mạn thì có làm việc gì cũng chỉ là phí sức
Thông minh cái thế hơn người chẳng ích gì

學道容易悟道難
不下工夫總是閑
能信不行空費力
空空論說也徒然
Phiên âm
Học đạo dung dị ngộ đạo nan
Bất hạ công phu tổng thị nhàn
Năng tín bất hành không phí lực
Không không luận thuyết dã đồ nhiên
Diễn nghĩa
Học Đạo thì dễ ngộ được Đạo thật là khó
Nếu như không hạ thủ công phu cố gắng tu tập thì cũng chẳng được gì
Tin nhưng không làm chỉ là việc vô ích
Chỉ chuyên nói không nói suông, thật là uổng công tu học

閉關容易守關難
不肯修行總是閑
身在關中心在外
千年不出也徒然
Phiên âm
Bế quan dung dị thủ quan nan
Bất khẳng tu hành tổng thị nhàn
Thân tại quan trung tâm tại ngoại
Thiên niên bất xuất dã đồ nhiên
Diễn nghĩa
Bế quan thì dễ nhưng bế quan thời gian tu tập bao lâu mới là chuyện khó
Bế quan mà không chuyên tâm tu hành thì có ích gì
Thân thì bế quan nhưng tâm thì ở ngoài
Có bế quan ngàn năm cũng không cách nào ngộ được Đạo chỉ là uổng công

念佛容易信心難
心口不一總是閑
口念彌陀心散亂
喉嚨喊破也徒然
Phiên âm
Niệm Phật dung dị tín tâm nan
Tâm khẩu bất nhất tổng thị nhàn
Khẩu niệm Di Đà tâm tán loạn
Hầu lung hảm phá dã đồ nhiên
Diễn nghĩa
Niệm Phật thì rất dễ nhưng khởi được tín tâm mới là chuyện khó
Miệng niệm mà tâm không niệm, niệm như vậy chỉ là vô ích
Miệng niệm Di Đà mà tâm thì luôn tán loạn
Thì niệm có khan cổ vỡ họng cũng chỉ uổng công thôi.

拜佛容易敬心難
意不虔誠總是閑
五體虛懸空費力
頭顱磕破也徒然
Phiên âm
Bái Phật dung dị kính tâm nan
Y bất kiền thành tổng thị nhàn
Ngũ thể hư huyền không phí lực
Đầu lô khái phá dã đồ nhiên
Diễn nghĩa
Lễ Phật thì dễ nhưng khởi được chân tâm cung kính là rất khó
Lễ Phật mà tâm ý không chí thành thì cũng như không
Cuối sát năm vóc lễ lạy đều chỉ là việc làm phí sức
Dập đầu vỡ tráng lễ lạy cũng chỉ uổng công thôi

誦經容易解經難
口誦不解總是閑
能解不依空費力
日誦萬卷也徒然
Phiên âm
Tụng kinh dung dị giải kinh nan
Khẩu tụng bất giải tổng thị nhàn
Năng giải bất y không phí lực
Nhật tụng vạn quyển dã đồ nhiên
Diễn nghĩa
Tụng Kinh thì dễ nhưng giải nghĩa được Kinh mới là khó
Miệng thì tụng niệm mà hoàn toàn không hiểu thì cũng như không thôi
Có thể giải nghĩa mà không y theo để tu hành thì cũng chỉ là việc làm phí sức
Mỗi ngày tụng hàng vạn cuốn Kinh cũng chỉ uổng công thôi.
Thích Tâm Mãn diễn nghĩa

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2011
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Kính cô Bạch Vân Nhi !

Những bài thơ này rất giá trị.

Theo chocon, nếu để ở đây, box Vườn Hoa Giao Lưu _ Phòng Thư Giãn _ Thi ca về cuộc sống e rằng không xứng tầm với TƯ LIỆU
Chocon đề nghị cô di chuyển đến GIÁO LÝ CĂN BẢN THIỀN TÔNG.

Kính đề nghị !
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính chị Bạch-Vân-Nhi và Chocconxauxi!
Phiên âm
Nhiễm trần dung dị xuất trần nan

Bất đoạn trần lao tổng thị nhàn
Tình tánh phan duyên không phí lực
Bất thành đạo quả dã đồ nhiên
Diễn nghĩa
Nhiễm trần rất dễ, xuất trần thì thật là khó
Tu hành mà không đạo bỏ được trần lao thì có ích gì
Thưa! hình như chử " đạo" ở đây không đúng . Xin sư tỷ, sư huynh chỉ dạy cho em .

Kính
bangtam
 

choconxauxi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2011
Bài viết
1,025
Điểm tương tác
371
Điểm
83
Chị bangtam tinh ý lắm !
Bái phục ! Bái phục

:icon_irre:
 

Bạch Vân Nhi

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (thán
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2009
Bài viết
2,518
Điểm tương tác
888
Điểm
113
Địa chỉ
CANADA
Kính chị Bạch-Vân-Nhi và Chocconxauxi!
Phiên âm
Nhiễm trần dung dị xuất trần nan

Bất đoạn trần lao tổng thị nhàn
Tình tánh phan duyên không phí lực
Bất thành đạo quả dã đồ nhiên
Diễn nghĩa
Nhiễm trần rất dễ, xuất trần thì thật là khó
Tu hành mà không đạo bỏ được trần lao thì có ích gì
Thưa! hình như chử " đạo" ở đây không đúng . Xin sư tỷ, sư huynh chỉ dạy cho em .
Kính
bangtam
Chị bangtam tinh ý lắm !
Bái phục ! Bái phục
:icon_irre:
Các bạn iu wí BVN chỉ biết "Sao Y Bản chánh" nên potay.com
http://chuaminhthanh.com/web/giaoduc/p2_articleid/854
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
[NEN="http://i1240.photobucket.com/albums/gg499/hoatihon/hoatigon2.jpg"]





Thiền sư Hám Sơn :


to Ham Son.jpg


Nhục thân Thiền sư Hám Sơn


Hám Sơn (1546-1623) (zh. hānshān) là một đại sư Phật giáo trong Thiền Tông và Tịnh Độ tông. Ông được mệnh danh là một trong 4 vị "thánh tăng" đời nhà Minh (Trung Hoa) (ba vị còn lại là Tử Bá hiệu Ðạt Quán, Liên Trì và Ngẫu Ích). Sư Hám Sơn là người để lại rất nhiều bài giảng dành cho mọi tầng lớp người trong xã hội bấy giờ.
Sau khi nhập diệt, sư đã để lại nhục thân không bị hư thối. Nhục thân của sư được đặt tại Tào Khê cùng với nhục thân của thiền sư Huệ Năng và thiền sư Đan Điền hiện nay thuộc chùa Hoa Nam huyện Thiều Quang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Lược sử
Đại sư Hám Sơn (hay còn gọi là Hám Sơn Đức Thanh) tên tục là Thái Đức Thanh, hiệu Trừng Ấn. Snh ngày 5 tháng 11 năm 1546 tại Toàn Tiêu, thuộc Châu Phủ Chúc Trừ nay thuộc về tỉnh An Huy. Vào sinh nhật đầu tiên (thôi nôi) sư đột nhiên bị bệnh trầm kha không chữa nổi. Mẹ ông đã phát nguyện với Phật Quán Thế Âm tại chùa là nếu ông thoát chết thì sẽ cho ông được xuất gia. Quả nhiên bệnh thuyên giảm. Thuở thơ ấu sư rất thường tư lự về nguyên do của vòng sinh tử. Trong toàn bộ cuộc đời sư có khỏe nhưng không được mạnh vì thường bị các mụt nhọt lớn hành hạ thân xác.

Năm 11 tuổi, ông thuyết phục được người cha vốn không muốn cho con mình đi tu cho phép làm một sa di tại chùa Báo Ân nhưng vẫn chưa được chính thức xuất gia vì có sự ngăn trở của gia đình cho đến khi 19 tuổi mới được xuống tóc.

Năm 1571 sư bắt đầu hành cước vân du truyền giảng đạo pháp ở nhiều nơi.

Nhân một hôm đi hành kinh rồi nhập định. Sư không còn thấy thân tâm mình ở đâu nữa. Việc khai ngộ tâm tánh khiến sư viết lên bài kệ:

Khoảnh khắc nhất niệm, tâm cuồng ngưng
Căn trần nội ngoại, đều thấu suốt
Thân bay độc phá, thái hư không
Vạn tượng sum la, từ đây diệt.

Năm đó sư được ba mươi mốt tuổi. Từ đây, ông đã vân du nhiều nơi và viết ra nhiều tác phẩm về Phật học. Đến năm 1595, nhân một vu cáo vì tranh chấp đất đai chùa Hải Ấn, ông bị giam cầm tra tấn ép cung dã man bắt ông nhận tội lấy 3000 lạng vàng công quỹ nhưng số tiền đó đã được chứng minh qua sổ sách triều đinh là được dùng trong việc cứu đói ở Sơn Đông (1593). Sau cùng, sư chỉ bị xử tội xây chùa trái phép, ông bị buộc hoàn tục lưu đày đến Lôi Châu (thuộc biên giới tỉnh Quảng Châu) vào tháng 11 năm 1596.

Trong lúc bị lưu đày, mặc dù đã hoàn tục nhưng ông vẫn tiếp tục công việc giảng pháp, chú giải và in ấn kinh sách Phật giáo. Cũng tại Quảng Châu, ông đã tiến hành giải hòa cho một xung đột có thể gây chết nhiều sinh linh giữa người Quảng Đông và các lái buôn Phúc Kiến. Nhờ việc này mà ông được tổng đốc Quảng Châu cho phép về và trùng tu lại Tổ đình Thiền tông ở Tào Khê (nơi Lục Tổ Huệ Năng đã từng hoằng pháp).

Năm 1606 nhân việc Thái tử nhà Minh sinh con trai, ông được tạm thời xá tội. Trong lúc này, ông vẫn phải ở lại tiếp tục hoằng pháp tại Tào khê và Quảng Đông cho đến khi lệnh chính thức ân xá ban (1610). Sau đó, ông đến Khuôn Sơn. Năm 1614 ông cạo tóc và sử dụng lại cà sa.

Năm 1622 ông về chùa Hoa Nam Tào Khê và thị tịch tại đó nhằm ngày 5 tháng 11.

http://chuahoangphap.com.vn/news.php?id=315








[/NEN]
 

tt_chuyenphapluan

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
6 Thg 8 2010
Bài viết
1,020
Điểm tương tác
193
Điểm
63
Lời của Đại sư Hám Sơn dạy môn đệ

Lời của Đại sư Hám Sơn dạy môn đệ


Lời của Đại sư Hám Sơn dạy môn đệ

Dạy Lương Trọng Thiên
Lương Tứ Tướng tự là Trọng Thiên, theo Lão nhân đi cả năm. Lão nhân mến tâm ông chất trực, khẳng khái. Mỗi lần thấy việc bất bình, chẳng kể làm được hay không, nếu là việc nghĩa có thể làm thì ông buông bỏ thân mạng mà gánh vác.
Mỗi lần như thế, lão nhân đều trách ông nông nổi, vì có đạo thể mà thiếu công hàm dưỡng, gìn giữ đức hạnh, như cỡi tuấn mã mà không có dây cương, chẳng khỏi bị ngã ngựa.
Lão nhân sắp đi, đưa nhau lên thuyền Thiều Dương, ông thỉnh pháp ngữ để sửa mình. Tôi bèn viết lời này gởi ông. Tôi bảo:
- Lương Tử có đạo, chất trực không quanh co, đây là gốc đạo vậy. Khẳng khái gần như dũng mãnh, hấp tấp gần như từ bi, quên mình để theo là không lượng sức. Chẳng xét rõ quyền biến, chẳng tìm gốc mà lo ngọn, đều do khí sốc nổi sai khiến, chẳng phải do đạo lực phát ra. Thánh nhân đời xưa giao thiệp với đời, có “thể và dụng” hoàn toàn, nên ứng xử đúng lúc như gương sáng soi rõ đẹp xấu, cân nhắc để định khinh trọng, thật chẳng lạm dụng khí huyết. Lương Tử từ nay về sau, trước hết nên tẩy trừ tập khí, dụng tâm sâu vào đạo, đem câu “Bổn lai vô nhất vật” của Lục Tổ đặt trong ngực, giờ giờ khắc khắc để ý chỗ niệm khởi, không luận thiện ác, cứ đem thoại đầu đập một phát, ngay đó tiêu vong. Ông hãy miên miên mật mật, đem thoại đầu này làm bổn mạng nguyên thần, lâu ngày thuần thục tự nhiên tâm cảnh rỗng rang. Hễ gặp động tĩnh lăng xăng thì thoại đầu hiện tiền liền, tức là chiếu dụng phân minh chẳng loạn, định lực gìn giữ, tự không rơi trong giới lỗ mãng thô phù, chẳng chuyển theo gót người. Tức là đọc sách viết văn cũng không ngại bổn tham. Đọc xong, viết xong, buông xuống thì lại trở về Bổn lai vô nhất vật, tự nhiên trong ngực bình bình bén sát, lâu ngày chợt thấy vốn không tâm thể, như ở trong kho quang minh, khắp các lỗ chân lông đều là sự nghiệp lợi sanh, lại còn thân mạng nào để buông bỏ? Dụng tâm như thế, gìn giữ trưởng dưỡng, tâm tính sẽ hiện tiền, xem sách tức cùng thánh nhân tâm tâm soi chiếu, viết văn là từ tự tánh tuôn ra. Đây là việc đúng khả năng của bậc trượng phu khẳng khái. Nghĩa là chốt cửa đã được vào khớp, đã được ứng dụng vô cùng, thì chỗ kiến lập công nghiệp đều thành bất hủ.
Lương Tử đã có căn bản, lại lo gì mà chẳng làm đi!
Dạy Lưu Trọng An
Tôi ở Ngũ Dương, một thuở có chúng đi theo, gặp được Lưu Tử, xương cứng, khí vận hồn hậu, có thể bảo là xưa đã đủ duyên Bát-nhã, có chủng tử gần với đạo. Tôi sắp đi Nam Nhạc, Lưu Tử đưa đến thuyền, xin chỉ dạy, thưa :
- Đệ tử đạo tâm rất tha thiết, nhưng vì tập khí cũ nồng hậu, bị vọng tưởng quấy nhiễu, không thể buông bỏ ngay mà hướng thượng. Mong Thầy chỉ dạy.
Tôi bảo:
- Ông biết vọng tưởng thì vọng tưởng tự nó không thể quấy rối. Đã gọi là vọng tưởng thì vốn không có thể thật, ví như hoa đốm ở hư không, đâu thể kết thành trái ở hư không được? Do ông không đạt vọng tưởng vốn là không, cho nó là pháp thực, cùng nó đối đãi, niệm niệm chen lẫn, dồn dập tuyệt không có lúc một niệm dừng nghỉ. Thế thì chỉ do vọng tưởng làm chủ mà bổn thể bị chôn vùi, vì thế thấy đến đạo rất khó. Há ông không thấy tăng hỏi Cổ Đức:

- Lúc vọng tưởng chẳng dừng thì thế nào?
Cổ Đức nói:
- Vọng tưởng chẳng ác.
Lục Tổ ở trên hội ngài Hoàng Mai, chỉ nói câu: “Bổn lai vô nhất vật”.
Ông từ hôm nay dụng công phu, chỉ nên đem câu Bổn lai không làm
thoại đầu, trong mười hai giờ thiết tha tham cứu. Chỉ cần xem chỗ khởi của vọng tưởng, chớ lưu chuyển theo nó, ngay đó đánh một cái, tự nhiên quét sạch mọi dấu vết.
Dạy Thiền nhân Song Luân Chiếu
Thiền nhân Song Luân Chiếu đến tham vấn. Lại bảo: “Sắp ẩn cư trong núi, riêng tham cứu việc hướng thượng, xin Lão nhân pháp trụ núi”.
Nhân đó dạy rằng:
- Cổ nhân trụ núi là chỗ bỏ thân mạng lớn, đâu phải việc nhỏ, chuyên yếu khéo dụng tâm mình. Pháp dụng tâm, đơn đề một niệm hướng thượng. Phải thẳng hướng chỗ Phật Tổ chẳng dung, đứng vững gót chân. Kế đó cần đem hết tất cả tri kiến, lời huyền, tiếng diệu tạp độc trong lòng, nhất tề mửa bỏ. Tiếp đó biết được bổn thể trọn không một pháp. Chẳng thể bị bóng dáng tập khí vọng tưởng làm phát sanh các thứ cảnh giới, làm hoặc loạn chánh niệm. Rồi cần phải khán thoại đầu bổn tham. Như công án “Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, cái gì là bổn lai diện mục?” của Lục Tổ, cực lực đưa lên nhắc nhỏm. Nếu có tất cả ác tập hiện tiền, liền đem một lời “Bổn lai không” khán phá. Cần chẳng được theo nó lưu chuyển, tương tục, cắn chặt hàm răng.
Chỗ này nhất định nắm đứng, mới chẳng bị nó cướp đoạt. Dụng tâm như thế, mới là giờ giờ tỉnh tỉnh, chỗ chỗ ra sức, nếu dụng tâm ra sức thái quá, thì tâm giải đãi sanh, liền khởi hôn trầm nặng nề. Lúc này chỉ cần mau chóng vận dụng tinh thái. Chẳng thể rơi vào trong hang ổ hôn trầm, phải mau trì chú. Nương sức chú này, đủ địch ma này. Vì trong tàng thức tập khí ác nhiều đời, nay bị thoại đầu bức bách xuất hiện biến hóa thành cảnh giới vô cùng. Tất cả cảnh ma từ vọng tưởng sanh. Tất cả hôn trầm từ tán loạn sanh, chính ngay lúc dụng tâm, chợt có một niệm tán loạn liền rơi vào hôn trầm. Đây phải khéo biết. Tứ liệu giản “tịch tịch, tỉnh tỉnh” của Vĩnh Gia rất là thiết yếu. Cổ nhân dụng tâm, chỉ đem một câu thoại đầu bổn tham dựa chắc như vách sắt, núi bạc; Nếu đem chỗ một niệm không sanh cũng là đắc lực, chẳng nên cho là hội được cứu cánh. Ngay đến công phu nhậm vận hồn nhiên chẳng nhờ tư duy, một niệm hoát nhiên thân tâm như thoát không, chỉ mới là chỗ công phu bắt tay vào, cũng chưa là cứu cánh. Nếu đến đây, có thể tự nhiên khinh an tự tại liền sanh hoan hỷ. Nhưng đây là việc bổn phận của mình, chưa có gì kỳ đặc. Nếu sanh ý tưởng kỳ đặc liền rơi vào ma hoan hỷ, rồi khởi tri giải cuồng điên vô cớ. Cửa này rất nguy hiểm. Lão nhân chỗ này đều có thử cả. Xưa nói:
Cây khô trước núi nhiều đường tẻ
Người đi đến đấy thảy sa đà.
Khô mộc nham tiền thố lộ đa
Hành nhân đáo thử tận sa đa
Chẳng phải là việc nhỏ, cho dù có sức vượt qua các thứ cảnh giới, chính nên tu hành, chính nên bảo hộ, chưa phải là đến nhà. Nếu cho đây là đủ, liền khởi các thứ niệm về chuyện ngũ dục thế gian. Cửa này rất khó qua. Trăm người chỉ qua được một, hai. Sở dĩ chẳng đến được ruộng đất cổ nhân, chính là lỗi lầm được ít cho là đủ. Dù người học các ông khổ tâm một đời được đến đất này, nếu bị ác tập này lôi kéo, vẫn là đọa lạc trong hầm sanh tử, công phu lúc trước vất bỏ hết, chẳng đáng buồn sao? Chuyện như thế, lời cổ nhân ghi chép không ít. Lão nhân lược nêu lên, vì trong đời mạt pháp khó được người học đạo chân chính, và cũng vì từng làm khách lãng tử, đáng thương! Đại khái người xưa trụ núi chẳng phải nuôi dưỡng sự biếng lười mong khoái hoạt, mà riêng vì việc lớn sanh tử của chính mình, do đó chạy vào núi lạnh muôn trùng, tạo kế sống, không có gì khéo léo. Nếu tại đây lần lữa qua ngày, hao phí thời gian, há chẳng đáng buồn sao? Tuy nhiên dụng tâm sai biệt đã tự biết rồi. Trong núi những cảnh duyên huyễn biến trước mắt như nước chảy, gió thổi, vượn hú, chim hót, mây trôi, sương giăng; khua động ở trước, lại bị ồn náo tạp nhạp. Lời “Thấy đạo quên núi” của Vĩnh Gia cần phải xem kỹ.
Lão nhân ban đầu lúc ở Long Môn Ngũ Đài, dưới núi lạnh vạn trượng, trong khối băng tuyết như chôn người chết, núi lạnh thấu cả ngũ tạng, chỉ có một hơi thở nhỏ nhiệm, nhìn theo trong băng ra vào. Đến đây phản quan, tìm chỗ một niệm khởi của tự tâm trọn chẳng thể được. Cảnh này chính là duyên trợ đạo, lại lúc gió lớn nổi lên, tiếng rít cuồng nộ ở muôn hang, ngày đêm chẳng dừng, rồi tuyết tan, khe suối chảy, tiếng như sấm rền. Lại dường như thiên binh vạn mã phóng chạy. Cảnh giới tạp loạn như thế, ban đầu rất khó chống chọi. Nhân nghĩ người xưa có nói: “Nghe tiếng nước ba mươi năm không chuyển ý căn, có thể cho vào đạo”. Lão nhân bèn phát phẫn, ngồi ngay trên cầu độc mộc, trọn ngày nghe tiếng nước. Ban đầu om sòm rất khó tiêu, lâu dần quả thật hốt nhiên tịch diệt. Từ đây tất cả cảnh giới đều tịch diệt. Nghĩa là vạn cảnh vốn nhàn, chỉ người tự ồn náo. Đây lại là dụng công phu đệ nhất của đạo nhân trụ núi. Thiền nhân nhớ lấy, chớ bỏ qua.

Tác giả bài viết: Ni sư Hạnh Huệ dịch
Nguồn tin:
thuongchieu.net
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 3 2012
Bài viết
1,216
Điểm tương tác
403
Điểm
83

Bài Thơ "Phí Nhàn Ca"
Của Ngài Hám Sơn Đại Sư
(chuaminhthanh.com)

..........
........

染塵容易出塵難
不斷塵勞總是閑
情性攀緣空費力
不成道果也徒然
Phiên âm
Nhiễm trần dung dị xuất trần nan
Bất đoạn trần lao tổng thị nhàn
Tình tánh phan duyên không phí lực
Bất thành đạo quả dã đồ nhiên
Diễn nghĩa
Nhiễm trần rất dễ, xuất trần thì thật là khó
Tu hành mà không đạo bỏ được trần lao thì có ích gì
Tình đời tập khí thế gian nếu không bỏ thì tu hành chỉ là việc làm phí sức
Không thành đạo quả chỉ là việc đương nhiên

..........
......

Thích Tâm Mãn diễn nghĩa

Kính chị Bạch-Vân-Nhi và Chocconxauxi!
Phiên âm
Nhiễm trần dung dị xuất trần nan

Bất đoạn trần lao tổng thị nhàn
Tình tánh phan duyên không phí lực
Bất thành đạo quả dã đồ nhiên
Diễn nghĩa
Nhiễm trần rất dễ, xuất trần thì thật là khó
Tu hành mà không đạo bỏ được trần lao thì có ích gì
Thưa! hình như chử " đạo" ở đây không đúng . Xin sư tỷ, sư huynh chỉ dạy cho em .

Kính
bangtam
[NEN="http://www.diendanphatphap.com/diendan/attachment.php?attachmentid=6096&d=1332808388"]




Kính chị bangtam !

Hoàng Trí đồng ý với chị, câu trên "Bất đoạn trần lao" nghĩa là "Chẳng bỏ trần lao (phiền não)", cho nên nếu để nguyên văn lời dịch thì ý nghĩa bị đảo ngược hết trơn.

Chúng ta thấy những bài kệ này nhất quán ở chỗ Tổ Hám Sơn khuyên chúng ta phải tinh tấn tu hành, chăm diệt trừ phiền não, chứ Tổ không có nói chuyện "cao xa".

Câu dịch trên nếu không có chữ ĐẠO thì mới đúng ý tác giả :

"Tu hành mà không bỏ được trần lao thì có ích gì"

Kính !





[/NEN]
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Hoàng-Trí kính!
bangtam xin phép được thưa là có thể :" Tam sao, thất bổn" cũng không chừng, mà bangtam lại không biết Hán-Văn. Nên cũng xin được lưu
lại bản dịch để tra cứu, nghiền ngẩm học hỏi thêm. Cho nên chữ Đạo nầy bt lại càng không dám bỏ. Nhưng người xưa nói : "Thấy chữ như thấy người". Vậy bangtam kính xin được bài tỏ tấm lòng thành đến ngài Hám-Sơn trước, sau là kính dâng các Tiền-Bối bằng 4 câu vịnh theo ngài Hám-Sơn như:
Xuất trần rất dễ, nhiễm trần khó
Bởi việc trần lao không lấy, bỏ
Vốn chẳng mảy bụi, đâu cần sức
Có đạo chi thành để nói cho.

Kính xin các Tiền-Bối chỉ dạy thêm cho bangtam.


Kính
bangtam
 

tt_chuyenphapluan

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
6 Thg 8 2010
Bài viết
1,020
Điểm tương tác
193
Điểm
63
Thơ Hám Sơn Ðại Sư
(Dạy Tâm Văn Thiền Sư)


Bổn lai tự tánh lượng như không

Kiến sắc văn thanh thọ quá phong

Đản sử phù vân tiên tán tận

Kỷ tằng nhất vật trước kỳ trung.


Tạm dịch:

Tư tánh xưa nay rỗng như không

Thấy sắc nghe tiếng: gió qua cây

Chỉ khiến mây trôi tan hết sạch

Nào hề có vật bám vào đây!


Diễn nghĩa:

Bản lai tự tánh của mình vốn rộng lớn vô ngằn mé, vô hình tướng--như hư không
vậy. Kẻ tu hành phải dựa vào tự tánh mà tu: đừng dựa vào, chấp nhất vào, truy đuổi theo âm thanh, sắc đẹp, danh vọng, quyền thế - phải coi mọi thứ như gió thổi qua cây: vô thường lắm! Con đường tu cuối cùng là gạn sạch hết cáu bẩn của tự tâm, bỏ đi tập quán hư xấu; lúc đó cũng giống như mây trôi tan hết thì mặt trời tự tánh sẽ hiển lộ. Công phu thật chỉ do đánh tan hết sạch tội lỗi, thói hư. Lúc đó, triệt ngộ thì sẽ biết xưa nay tự tâm rỗng rang, chưa hề có chứa vật gì, chưa hề dính mắc vật gì.

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên