Báo Hiếu: Phát tâm triều Ngũ Đài Sơn

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<CENTER><B>BÁO HIẾU: PHÁT TÂM TRIỀU NGŨ ĐÀI SƠN</B>
<I>(Trích: Sơ Lược Tiểu Sử ngài Hư Vân Hòa Thượng,
soạn giả Thanh Lan Võ Ngọc Thành, trang 12- 23)</I></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đến năm <B>bốn mươi ba tuổi</B>, tính ra Sư cắt ái từ thân xuất gia đã hai mươi năm. Nhưng tự kiểm, tự xét thấy đạo nghiệp chưa thành, mãi "tùy phong phiêu lãng" <I>(theo gió mà trôi đi đây đó, bất định hướng)</I>. Rất lấy làm hổ thẹn. Sư bèn định trở lại Ngũ Đài Sơn miền Nam Hải và phát tâm "triều đài" để báo ơn cha mẹ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ở Phổ Đà mấy tháng, trong khi tĩnh tọa, Sư có thấy chút ít thắng cảnh. Nay phát tâm triều đài để báo ân phụ mẫu, nên bắt đầu ngày mồng một tháng bảy (tại đây - Phổ Đà Sơn Tự, Pháp Hoa Am), Sư khởi hành ý nguyện bằng cách đi ba bước lạy một lạy, lạy thẳng như vậy đến khi nào tới Ngũ Đài Sơn mới thôi dùng (làm một cuộc hành hương đi bộ về chùa Phổ Đà ở núi Ngũ Đài).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lúc ấy, cũng có một ít thiền sư là Biến Châm, Thu Nhung, Giác Thưa cùng đồng chí hướng trong việc này để về triều Ngũ Dài Sơn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Mỗi ngày đi không được bao nhiêu dặm đường, họ phải mất khá nhiều thời giờ và mệt nhọc mới qua khỏi Triều Châu, Tô Châu và Thường Châu. Đến đây, mấy thiền sư kia thối bước. Sư một mình tiếp tục đến Nam Kinh lễ tháp ngài Đầu Dung, tối Sư vào tháp, rồi qua sông, ngưng tại Bổ Khẩu để đến lễ Sư Tử Sơn Tự và qua năm ở đó.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>Bốn mươi bốn tuổi</B>: Từ núi Sư Tử, Sư bắt đầu đi vào tỉnh Hà Nam. Trải qua các nơi như Phụng Dương, Hàn Châu, Côn Sơn, Thiếu Lâm Tự... và đến Lạc Dương chùa Bạch Mã.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Từ sáng sơm tinh sương Sư bắt đầu cuộc hành trình cho đến tối mới nghỉ, dù mưa hay nắng, tối hay sáng. Cứ đi, cứ lại, nhất tâm niệm Quán Thế Âm Bồ tát thánh hiệu, bất kể khổ vui, no đói và không lúc nào Sư không vui vẻ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đến tháng Chạp, Sư đến bến Thiếu Ngự trên sông Hoàng Hà. Sau khi đi ngang qua lăng vua Quan Vũ, ngày đầu đến đây, Sư ngụ tại lữ quán, đợi hôm sau qua sông.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi đi sang đến bờ bên kia sông trời đã tối, Sư đành phải dừng bước. Khổi nỗi, nơi ấy không có nhà cửa dân cư chi hết, bốn phía vắng tanh. Bên vệ đường chỉ có một cái chòi tranh, hoang vắng mà lại xiêu vẹo. Bèn vào đó tá túc qua đêm. Một mình ngồi kiết già. Đêm về khuya, khí trời càng lạnh, tuyết lớn lại xuống đầy khắp nơi, cao gần một thước, ngồi trông ra như một biển rộng mênh mông trắng xóa, không còn thấy đường lối nào cả. Chòi không cửa, mặc tình gió lồng, lại không có một khúc cây, mảnh ván để kê ngồi. Tình cảnh thật là nguy khốn, thêm bụng đói đã mấy hôm, chỉ còn một hơi thở, nhưng chánh niệm thì bất vong. Không một bóng người và cũng không còn phân biệt Đông, Tây, Nam, Bắc gì nữa.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trước chỗ đất ngồi còn khô để ngồi niệm Phật, lần lần tuyết thấm, lạnh thấu xương. Lều tranh lại xiêu đi, rốt lại, phải chèo queo thu hình vào một góc mà chịu. Tuyết cứ xuống, lạnh càng ghê, bụng lại càng đói... Một ngày, hai ngày, ba ngày, tuyết cứ xuống không ngừng. Đói, lạnh, lần lần Sư vào trạng thái hôn mê. Đến ngày thứ sáu, xế trưa tuyết mới ngừng rơi. Sư hơi nhìn thấy bóng mặt trời, nhưng tay chân đã rũ liệt, không còn trở mình dậy nổi. Sư đã bệnh nặng rồi, cứ nằm mê man. Qua ngày thứ bảy, một người ăn mày đi đến chòi, thấy Sư nằm trên tuyết, người ấy lại gần hỏi thăm, Sư không đáp được.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Biết Sư bị tuyết lạnh thành bệnh, người ăn mày vạch hết tuyết rồi tháo phên chòi đốt lửa nấu cháo màu vàng (gạo lức) cho Sư ăn. Được hơ lửa ấm áp, ăn cháo gạo vàng, Sư tỉnh lại, tỏ lời cám ơn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Người ăn mày hỏi: "Từ đâu đến?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư đáp: "Từ Nam Hải".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Đi đâu?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Triều Ngũ Đài Sơn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói xong, Sư lại hỏi người ăn mày tên họ gì?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đáp: "Họ Văn tên Cát".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Văn Cát đi đâu?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Từ Ngũ Đài Sơn lại đây để đi về Tràng An.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Mừng rỡ, Sư hỏi tiếp:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">-Đã là người ở Ngũ Đài Sơn, thì có qua lại chùa không?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Có chứ. Người nào ở Ngũ Đài Sơn cũng đều biết tôi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Từ đây đến Ngũ Đài Sơn, đường đi còn phải trải qua những nơi nào? Theo hướng nào?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Phải qua Mạnh Huyện, Hoài Khánh, Huỳnh La, Lãnh Tân, Châu Thái, Cốc Thái, Nguyên Tỉnh, Đại Châu, Nga Khẩu, rồi mới đến Ngũ Đài Sơn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trước khi vào Ngũ Đài Sơn, nếu qua Bí Ma Nhạc, tại Nam phương thì gặp ở đây một vị Tăng ẩn danh, pháp danh Thanh Nhất, tu hành rất tốt, đức hạnh thâm hảo.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư hỏi tiếp:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Theo đường ấy đến Ngũ Đài, đường bộ dài bao nhiêu?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Độ hai ngàn dặm.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sáng hôm sau, trời tạnh hẳn, Văn Cát lấy tuyết nấu cháp gạo vàng, chỉ tay vào nồi tuyết, Văn Cát hỏi Sư:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Ở Nam Hải có thứ này không?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Không?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Vậy lấy gì uống?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Lấy nước.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Một chập sau, tuyết tan trong nồi, Văn Cát hỏi:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Cái này là gì?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư làm thinh không đáp<SUP><B>(1)</B></SUP>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Người ăn mày hỏi:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Ông bái danh sơn để làm gì?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Lúc sanh ra, tôi không được thấy mặt mẹ. Nay tôi triều sơn là để báo ơn sâu dày này.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Ông mang hành lý như thế, đường xa, trời lạnh, tuyết rơi như thế này, biết bao giờ mới đạt được chí nguyện? Vậy xin khuyên ông không cần bái hương nữa.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Ân nhân khuyên rất phải. Nhưng thệ nguyện đã quyết, tôi không cần biết gì đến năm tháng xa gần gì cả.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Thệ nguyện của ông thật là hiếm có và khó thành. Nhưng không sao, nếu ông đã quyết chí thì nên thừa lúc khí trời hơi đổi tốt này mà theo dấu chân đi tới, dù tuyết chưa tan và đường sá chưa thể tìm ra. Cách đây hai mươi dặm có núi Tiểu Kim Sơn, đi thêm hai mươi dặm nữa là tới Mạnh Huyện. Ở đấy có chùa, ông có thể xin vào đó cư trú được.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói xong, người ăn mày từ biệt chống gậy ra đi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vì tuyết còn nhiều và phủ dày mặt đất, nên Sư không thể lạy được mà cứ vừa đi vừa bái, theo dấu chân của Văn Cát.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi đến chùa Kim Sơn nhỏ (Tiểu Kim Sơn), trình giới điệp chứng minh mình là Sư Tăng, Sư xin tạm trú qua đêm. Ngày hôm sau, trời ráo nhiều, Sư lên đường, vừa đi, vừa lạy đến Mạnh Huyện. Rồi từ Mạnh Huyện đến Hoài Khánh. Gần đến chùa Hồng Phước thì gặp một ông lão đi tới. Ông Đức Lâm thấy Sư vừa đi vừa lại, ông đến tiếp đón lấy hành lý và mời Sư vào chùa. Ông lão gọi đồ đệ, đưa hành lý của Sư vào trong, rồi ân cần lo cơm nước đãi Sư.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ăn xong, ông liền hỏi: "Sư Ông từ đâu bái hương tới đây?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư thuật lại lời nguyện và việc mình đã làm từ chùa Phổ Đà, đến nay đã được hai năm rồi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong khi đàm đạo, biết Sư xuất gia ở chùa Cổ Sơn, ông lão bất giác rơi lệ bảo:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Tôi có hai người bạn tu Thiền. một người quê ở Hành Dương, một người quê ở Phúc Châu. Ba chúng tôi cùng làm bạn "Triều Ngũ Đài Sơn" và cùng ở trụ trì Ngũ Đài Sơn ngót ba mươi năm. Sau đó cùng chia tay, ai về quê nấy. Đến nay lâu rồi tin tức vắng bặt, không biết sanh tử ra sao? Nay nghe ông nói tiếng Giang Tây, lại là Phật tử ở chùa Cổ Sơn, tôi in như thấy lại những bạn đồng thuyền khi xưa mà lòng nao nao bất giác động niệm. Tôi nay đã tám mươi lăm tuổi rồi. Chùa này nguyên rất là phong phú. Năm gần đây có hơi thất mùa, nhưng lần này tuyết xuống nhiều, sáng năm ắt được mùa to. Nếu có thể, xin ông ở lại trụ trì chùa này.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cảm lòng thanh thật chí thiết của ông lão, Sư phải miễn cưỡng lưu lại chùa này đến hết năm.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>Bốn mươi lăm tuổi</B>: Sáng ngày mồng hai tháng Giêng Giáp Thân, Sư từ giả chùa Hồng Phước, tiếp tục lạy hương đi lần đến Phủ Hoài Khánh. Rồi lại trở về chùa ngủ một đêm. Sáng này mồng ba mới từ biệt ông Đức Lâm để lên đường. Ông lão khóc ròng. Không chịu rời Sư. Phải trân trọng hẹn sau này sẽ tái ngộ và cáo biệt ra đi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hôm ấy, đến phủ Hoài Khánh, đến chùa Nam Hải ở trong thành, nhưng chùa không chịu cho trình điệp văn, không nhận cho ngủ nhờ qua đêm, Sư liền ra khỏi thành, tạm ngủ bên lề đường. Đêm ấy, bụng phát đau kịch liệt không sao ngủ được.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sáng ra, Sư vẫn phải thức sớm và tiếp tục hành trình vừa đi vừa lạy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đến chiều, người Sư lạnh run. Đêm đó Sư bị bệnh kiết lỵ. Tuy nhiên, sáng ra Sư vẫn tức sớm, cố bái hành đến ngày thứ mười ba, leo tận ngọn núi Hoàng Sa thì tay chân đã mỏi rời. Trên núi thấy có tòa miếu cổ đổ nát, không có nóc. Mệt quá, không còn cất bước được nữa, Sư bèn lê thân vào miếu cổ tạm nghỉ. Sức kiệt, không ăn uống được, đi không nổi, ngày đêm đi đồng mười bận. Sư cảm thấy tay chân nặng như chì, muốn giở, giở không lên. Núi hẻo lánh, không một ai qua lại. Sư dành nằm chờ tử thần mà không một chút gì phiền muộn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nằm, thở thoi thóp, đêm ấy đúng là đêm rằm, trăng rất sáng, trời khuya sương lạnh rơi lác đác. Đến nửa đêm, Sư chợt mở mắt ngó về phía Tây, thấy có bóng người đang thổi lửa làm cho ánh sáng bừng lên. Ngờ cho là bọn cướp. Nhưng nhìn kỹ lại hồi lâu, Sư thấy Văn Cát, vị cứu tinh của mình năm ngoái lù lù đi tới. Mừng quá, Sư gọi to: "Văn tiên sinh!"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nghe kêu Văn Cát cầm lửa lại soi rồi hỏi: "Đại sư phụ, sao hãy còn ở đây?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư bèn đem thuật lại sự việc mình vừa trải qua. Văn Cát ngồi xuống, an ủi mấy lời và cho Sư uống một chén nước ấm. Uống xong Sư tiếp ngủ ngay.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đêm nay, gặp lại Văn Cát, Sư thấy thanh tịnh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sáng hôm sau, Văn Cát đem quần áo của Sư đi giặt và thay cho quần áo sạch, đồng thời cũng mang đến một chén thuốc bảo Sư uống, rồi nấu cháo gạo vàng cho Sư ăn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ăn xong cháo, hạn xuất, người thấy nhẹ nhỏm. Sư thấy hết bệnh và ngồi lên được, cầm tay Văn Cát nói:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Hai phen nguy hiểm, nhờ ông cứu thoát, tôi cảm ân vô cùng!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Chuyện nhỏ có gì đâu.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Một lần nữa, Văn Cát khuyên Sư bãi việc lạy hương, vì đường còn xa mà thân mới vừa thoát bệnh, không sao đi đến đích được.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư quả quyết: "Dù chết, tôi cũng đành, tôi không muốn sai nguyện báo hiếu".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Lòng hiếu của ông kiên cố quá!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư liền hỏi:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Tiên sinh từ đâu đến?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Từ Trường An.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Rồi còn đi đâu nữa?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">-Nay tôi trở về Ngũ Đài Sơn đây!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Tiếc quá, tôi còn bệnh, lại phải vừa đi vừa lạy, làm sao theo chân ông được?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Văn Cát nói:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Đấy! Tôi xem ông từ cuối năm ngoái, vừa đi vừa lạy, đến nay đi có được bao nhiêu dặm đường. Thế thì đến bao giờ, năm nào mới đi đến nơi được? Thân ông lại chẳng được khỏe, thì quyết nhiên khó mà tiến hành nổi chuyện này. Vậy một lần nữa, Cát này xin khuyên ông chẳng cần nhất định phải lạy nữa làm chi. Cứ đi lên mà triều lễ Ngũ Đài Sơn là cũng đủ rồi vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nhìn Văn Cát, mắt hiền lành, rồi đáp:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Thâm cảm lời khuyên chí tình và lòng tốt của ông. Nhưng từ khi lọt lòng mẹ ra đời, tôi chưa thấy mặt người. Sinh tôi ra còn nằm trong bọc, là mẹ tôi đã qua đời rồi. Vì sanh tôi mà mẹ tôi chết! Cha tôi, duy có một tôi là đứa con độc nhất, thế mà rốt cuộc tôi lìa bỏ gia đình, bỏ trốn đi. Cha tôi vì tôi mà từ quan, tuổi thọ giảm mất và chết lần mòn, tôi cũng không thấy mặt lại. Cha mẹ như trời cao biển rộng. Long tôi luôn thắc mắc không yên suốt mấy chục năm trường. Vì đó mà tôi phát nguyện siêng triều Ngũ Đài Sơn để cầu chư Bồ tát, chư Phật gia bị, độ cho vong linh cha mẹ tôi sớm thoát khỏi, sớm sinh về cõi Tịnh Độ hoặc cho thiên tai ngàn sau trước mắt..., nếu tôi chẳng đến được thánh cảnh Ngũ Đài Sơn, tôi cũng chẳng dám thối lui trọng nguyện này. Nếu chẳng may thân này có chết đi, thì hồn này vẫn tiếp tục lạy cho đến Ngũ Đài Sơn mới thôi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Văn Cát cười hoan hỷ và nói:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thật là hiếu tâm kiên cố! Nay tôi về Ngũ Đài Sơn, cũng không có chuyện gì gấp. Tôi xin thay ông mang hành lý, làm bạn đường đưa ông đi. Ông cứ việc vừa đi vừa lạy thì được nhẹ nhàng, có thể đi nhiều và xa hơn, mà tâm ông cũng chẳng phải chia chẻ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Nếu được như thế thì công đức của ông vô lượng. Tôi mà đi lạy đến được Ngũ Đài Sơn, tôi nguyện đem công đức này một nửa hồi hướng cho cha mẹ tôi sớm chứng Bồ đề, còn một nửa xin dâng ông để đáp lại lòng tốt của ông, ý ông thế nào?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Chẳng dám! Ông là người con hiếu thảo, chuyện tôi làm là thuận tiện đường đi, ông chẳng cần nói chuyện ơn nghĩa.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thế là ông Văn Cát ở giúp đỡ săn sóc Sư trong bốn hôm là lành bệnh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>GHI CHÚ</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">(1): <I>Một bài học rất thâm thúy. Nước và tuyết khác tên, khác tướng, nhưng thể đồng, không gì sai khác. Cũng như Phàm - Thánh, Tâm - Thức, Sanh Tử - Niết Bàn. Chúng sanh với Phật tuy hai nhưng vốn là một thôi.</I></P>
</span></span>
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sáng ngày mười chín tháng Giêng, Sư tuy còn yếu, nhưng bắt đầu lên đường lạy hương, theo sau là Văn Cát. Từ đó, việc mang hành lý và làm cơm ăn đều do Văn Cát đảm đang. Mọi vọng tưởng lo âu ở Sư ngưng hết.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>Ngoài không có lụy về vật chất, trong không có vọng niệm</B> nên bệnh Sư hết lần, thân thể ngày càng mạnh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sáng sớm đến chiều tối, Sư vừa đi vừa lạy được hơn bốn mươi lăm dặm mà chẳng thấy mệt nhọc gì cả.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đến cuối tháng Ba, Sư đến chùa Nam Tường, huyện Thái Cốc, vào làm lễ viên Tri Khách mới vừa gặp mặt, Sư cúi đầu làm lễ. Tri Khách ngó Văn Cát rồi hất hàm hỏi:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Vị này có phải đi với Sư không?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư đem tự sự trình bày, Tri Khách quát tháo bảo:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Sư xuất môn hành cước mà không thức thời vụ. Nhè cái năm miền Bắc thất mùa, thiên hạ đói khổ mà lại triều sơn. Ông là quan to chi chi mà có người phục thị như thế? Muốn cầu hưởng phước thì cần gì phải đi xa làm chi? Ông có thấy cửa chùa nào mà lại có khách tục đến trình điệp văn để xin tá túc chưa?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nghe lời mắng của Tri Khách, Sư không dám trả lời, bèn nhận lỗi và cáo từ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tri Khách liền bảo:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Sao lại cáo từ? Sư cứ tự tiện vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nghe thế Sư hỏi:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Giá như tôi để Văn tiên sinh đây ra khách điếm nghỉ, còn tôi ở lại làm rầy nhà chùa một phen có được chăng?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Được chứ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Văn Cát liền đề nghị với Sư:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Từ đây đến Ngũ Đài Sơn đường không còn xa mấy. Tôi trở về trước đó, ông thư thả đi sau. Còn hành lý của Sư, thì không bao lâu sẽ có người thay ông mang lên núi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư hết sức cầm Văn Cát ở lại mà không được. Lấy bạc đền ơn, ông cười, khước từ... rồi cáo từ mà đi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Văn Cát đi rồi, viên Tri Khách đổi sắc mặt, vui vẻ mời Sư vào nhà hậu, thổi lửa pha trà và bổn thân nấu mì mời Sư dùng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thật là một cử chỉ lạ lùng. Nhìn chung quanh không thấy một ai. Sư lại không hiểu gì nữa, bèn hỏi:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Bạch Sư, ở đây thường trú được bao nhiêu tiểu chúng?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Tôi ở xa lâu năm, mới về trụ trì chùa này chưa bao lâu, nhưng gặp lúc hạn hán liên miên, nên chỉ có một mình tôi ở lại đây. Lương thực cũng chỉ có chừng này. Bao nhiêu cử động của tôi nãy giờ đối với ông, như nấu trà, luộc mì, chỉ là chuyện giỡn chơi vậy thôi, xin chớ lấy làm lạ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư vô cùng khó chịu, khó cười dở dang và cũng không biết ông Tri Khách là người thế nào.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư làm thinh, cố gắng gượng ăn nửa chén mì rồi liền đứng lên cáo từ ra đi một mạch, không để ý gì tới lời lưu khách của nhà chùa.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư đi ngay ra phố tìm các nhà trọ để kiếm ông Văn Cát. Nhưng con chim đã bay mất đâu rồi! Đêm ấy nhằm mười tám tháng Tư, trăng sáng. Sư muốn đuổi theo cho kịp Văn Cát, nên đang đêm cứ nhắm hướng phủ Thái Nguyên bái hương tiến lần. Vì lòng hối hả, gấp rút, đi trong sương đêm nên sáng hôm sau Sư thấy tâm nóng, đầu nhức, lỗ mũi chảy máu cam rất nhiều. Mặc dù thế, Sư cũng tiếp tục đi và lạy luôn. Đến ngày hai mươi thì tới núi Hoàng Thổ Câu, chùa Bạch Vân.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vị Tri Khách chùa này, thấy miệng Sư chảy máu, không chấp việc trình điệp văn, mà chỉ cho ở tạm một đêm đó thôi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sáng hôm sau, Sư lên đường bái lạy đi lần vào thành Thái Nguyên, đến chùa Cực Lạc. Lại một phen nữa, Sư bị mắng nhiếc rất thậm tệ, nên không trình điệp văn và tiếp tục việc bái hương của mình.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngày hai mươi hai, sáng sớm đang bái hương trên đường đi ra cửa Bắc, Sư gặp một vị tăng thanh niên, pháp danh Vạn Hiền. Nhìn Sư chăm chỉ bước lại gần, vị tăng này chào hỏi rất lễ phép, rồi mời Sư đi ngay về chùa đồng thời mang cả hành lý hộ cho Sư.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Về đến phương trượng, tăng thanh niên này tự tay pha trà, dọn cơm thết đãi Sư rất cung kính như đối với cha chú.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong lúc uống trà đàm đạo, Sư hỏi:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Hòa thượng như vừa mới ngoài hai mươi tuổi, và cũng không phải là người xứ này. Vì cớ sao lại đến đây trụ trì?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Bạch Thượng Tọa, cha tôi ở tỉnh này, làm quan đã lâu năm, sau sang phủ Bình Dương nhậm chức. Vì quá cang trực nên bị gian thần hãm hại. Mẹ tôi uất ức, lại tự vận chết theo. Tôi nuốt nước mắt xuất gia. Các quan và thân sĩ ở địa phương này là bạn bè cũ của cha tôi và được người giúp đỡ rất nhiều, nên đón tôi về đây ở chùa này. Tôi cũng không muốn ở đây lâu, mà chỉ muốn vân du học hỏi trên đường đạo. Nay gặp được ngài, nhìn qua tôi biết là người tiên phong đạo cốt mà lòng rất mến mộ và ý dịnh mời ngài ở lại đây với tôi để tôi được chỉ dạy trên bước đường tu hành.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư cũng không ngại cho vị Hòa thượng trẻ tuổi này biết rõ nguyên do của mình phát nguyện lạy hương. Nghe xong, vị trụ trì rất thiết tha, tin tưởng và cố van nài Sư ở lại chùa. Sư khước từ, nhưng vì cảm mến lòng tử tế của vị Hòa thượng trẻ, nên phải lưu lại đến mười hôm sau mới đi, không nhận y vật, lữ phí của vị trụ trì cúng dường.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi Sư từ biệt lên đường bái hương, chính thân vị trụ trì trẻ này mang lấy bàn hương đưa ngoài mười dặm rồi mới gạt nước mắt trở về chùa.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bấy giờ Sư hướng về phía Hòa Châu vừa đi vừa lạy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Một buổi sớm mai, khi Sư ở giữa đường lạy hương thì phía sau có một cỗ xe ngựa chạy đến. Nhưng lạ là xe cứ thủng thỉnh đi rất lâu mà không chịu vượt lên. Thấy thế, Sư bèn nép sát qua một bên lề đường nhường cho xe chạy. Xe cũng không lướt tới, mà trên xe có một ông quan bước xuống, đến gần Sư và hỏi:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Đại sư ở trên đường lạy lễ gì đây?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư bèn đem sự tình ra thưa.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vị quan này cũng là người ở Huyện Tương như Sư, ăn nói rất nhã nhặn hiền lành, nên hai bên trò truyện rất vui vẻ. Vị quan nhân bảo:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Tôi hiện ở tại chùa Bạch Vân, núi Nga Khẩu. Đại sư triều đài, thế nào cũng đi ngang qua đó. Vậy bao nhiêu hành lý của Đại sư, sẵn xe, tôi xin đưa hết đến đó trước cho <I>(đúng như lời Văn Cát nói lúc trước về sự giúp đỡ bất ngờ này)</I>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư rất cám ơn và nhận lời ngay. Rồi cùng nhau bái biệt.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đến trung tuần tháng Năm, Sư đến chùa Bạch Vân. Bấy giờ mới hay người nhận đưa hộ hành lý của mình trước kia là một võ quan đang chỉ huy một doanh trại đóng tại đây.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Gặp lại nhau, hai bên rất mừng rỡ. Sư được mời ngày vào doanh trại và được tiếp đãi ân cần. Nghỉ đó ba ngày, Sư cáo biệt. Vị võ quan tặng rất nhiều lễ vật và tiền lộ phí. Sư hết sức cám ơn và không nhận gì hết. Vị quan liền cho binh sĩ mang hành lý và cả đồ vật và tiền bạc đưa trước tới chùa Hiển Thông là nơi mà Sư phải đến.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sau khi chia tay, rảnh rang, nhẹ nhàng, Sư cứ đi lạy lần đến núi Khê Phong. Bí Ma Nham rồi Oa Long Đông. Các nơi này, phong cảnh núi non, cây nước, có rất nhiều dấu tích lạ lùng nói ra không hết. Nhưng vì phận sự hiếu đạo nên Sư không thể dừng lại để ngắm xem được.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vào hạ tuần tháng Năm, Sư lạy đến chùa Hiển Phong. Công việc đầu tiên của Sư khi đến đây là đi lễ bái các chùa trong vùng và hỏi thăm tiên sinh Văn Cát. Ai cũng lắc đầu, không một ai biết gì về nhân vật này. Ít hôm sau, nhân đàm đạo với một vị Sư già, nói về chuyện này, vị lão tăng chắp tay kính cẩn nói: "Đó là đức Văn Thù Bồ Tát hóa thân vậy".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư như chợt tỉnh, cúi xuống lạy giữa thinh không tạ ơn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sáng hôm sau, suốt hai ngày liền, Sư tái khởi hương lạy đến Đài phía Đông luôn đêm ấy trăng sáng đẹp, sao trong, gió mát. Sư lạy tiếp cho đến nhà đá, dâng hương cầu nguyện. Nơi thạch thất này, Sư sáng tối lễ Phật tụng kinh và ngồi Thiền luôn bảy ngày mới xuống để lễ Hang Thần Na La Diên.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bây giờ lương khô đã hết, Sư phải trở về chùa Hiển Thông.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vào kế hôm đó, chuẩn bị xong đâu đó, Sư bắt đầu bái hương lên núi Hoa Nghiêm và qua đêm ở đó. Sáng lại tiếp tục đi và lạy qua Đài phía Bắc và cũng qua đêm ở đó.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hôm sau, Sư lạy qua Đài phía Tây, nghỉ ở đó một ngày và sau khi lễ Phật xong, trở về chùa Hiển Thông.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tiếp đó, ngày hôm sau, Sư lạy qua Đài phía Nam. Nơi đây Sư cầu nguyện, tụng kinh và nhập thất luôn bảy ngày.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Xong đâu đó, Sư từ giã xuống đài và lạy về chùa Hiển Thông để tham gia Đài Phật Hộ trong sáu tháng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chính đây là đích của Sư để cầu nguyện chư Phật gia hộ cứu độ song thân được siêu sinh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đến đây, cái nguyện "Vừa đi vừa lạy" đến Ngũ Đài Sơn của Sư đã chấm dứt sau ba năm khó nhọc trên đoạn đường dài xuyên rừng, leo núi, trèo đèo, vượt sông, qua biển.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong ba năm ấy, theo lời Sư thuật, trừ những lúc tật bệnh làm khốn khổ, gió tuyết trở ngại không bái hương được, ngoài ra thì <B>Sư nhất tâm chánh niệm</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Còn khi lễ bái dặm trường, trải đủ gian nan, nguy hiểm, lòng Sư luôn hoan hỷ. <B>Nhờ đó mà xét nghiệm thêm được tâm mình. Càng ở trong cảnh đắng cay, khổ nhọc, càng thấy tâm an. Nhân đó mà giác ngộ được lời người xưa đã nói: "Tiêu được một phần tập khí, liền được một phần quang minh. Nhận chịu được một phần phiền não, chứng được chút ít phần Bồ Đề"</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>(Lịch tận gian nan tâm sinh hoan hỷ. Mỗi mỗi tạ cảnh nghiệm tâm, dữ tận khổ xứ dũ giác tâm an. Nhân thử tài ngộ cổ nhân sở vị: "Tiêu đắc nhất phần tập khí, đắc nhất phần quang minh. Nhẫn đắc nhất phần phiền não, tiện chứng thiểu phần Bồ đề).</I></P>
</span></span>
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<CENTER><B>TRÊN BƯỚC ĐƯỜNG VÂN DU</B></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>1. NỘI DU</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><i>(Triều sơn, lễ chùa, nhiễu tháp, bái tượng, thăm lăng, quan chiêm cổ tích lịch sử, miếu điện, đền thờ...)</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nói:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Từ núi Phổ Đà đến tỉnh Triết Giang, rồi đến Trung Châu là những tỉnh, những địa phương ở khoảng giữa nước Tàu. Đến sông Hoàng Hà, đến núi Thái Hùng, thì thắng địa danh sơn nói ra không hết.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sách Du Ký từ xưa đã nói rõ, tả nhiều, đọc thấy rất sướng khoái. Nhưng lại không sao bằng được, thích thú và say sưa hơn, là khi tự thân mình trải qua những cảnh đó. Như vậy mới khoái hoạt (Thân tại cảnh, mắt thấy tai nghe).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Như Ngũ Đà Sơn là thanh hương thắng cảnh, ngài Văn Thù phóng quang ngàn trượng núi lạnh, muôn năm tích tuyết, cầu đá quá ngang lầu các treo trên khoảng không, thì chẳng phải chỗ khác mà có được, và có bằng được.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vì trong thời kỳ "lạy hương", nhiệm vụ báo hiếu chưa xong, Sư tôi chưa kịp thưởng ngoạn. Nhưng sau khi đã hoàn nguyện, Sư tôi có đi xem một vài nơi. Tại sao? Vì rằng mình chẳng muốn cho "Non thiêng cười mình" vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thế là sau khi Đại hội viên mãn, Sư tới Đạo Lao Đỉnh bái Trí Tuệ Đăng (đài Trí Tuệ). Đêm đầu không thấy gì. Đêm thứ hai Sư thấy ở chót Bắc Đài một hòn lửa bay sang Trung Đài và rơi ngay đó, tách ra nhiều cục lửa nhỏ không đều. Cũng trong đêm ấy, Sư còn thấy trên Trung Đài ba hòn lửa khác bay lên bay xuống, và ở trên Bắc Đài nhiều hòn lửa hiện ra bốn năm chỗ, cũng lớn nhỏ khác nhau.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sau đó, Sư làm lễ bái tạ Văn Thù Bồ tát rồi xuống núi, do đèo Hoa Nghiêm hướng về phương Bắc mà tới cảnh giới Đại Danh Hỗn Nguyên. Ở đây, Sư dừng bước triều Bắc Nhạc, Hằng Sơn, rồi qua Hồ Phong Khẩu và thẳng lên Nhà Bia đá khắc chữ "Sóc phương đệ nhất sơn" là ngọn núi thứ nhất ở phương Bắc.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Những bia đá dẫy đầy ở trong khoảng trời này, Sư kính cẩn tiến hương.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Xong, xuống núi, lại đến Bình Dương phủ triều hang Nam Bắc Tiên Quật.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phía thành Nam có đền thờ vua Nghiêu rất tráng lệ. Từ đó, Sư đi lần xuống phía Nam. Tới Bồi Châu, Lư Nhân lễ miếu thờ Hán Thọ Đình Hầu Quan Võ, tức miếu thờ Quan Công thời Tam Quốc. Rồi từ đó, Sư lại qua sông Huỳnh Hà, vượt ải Đồng Quan vào đến Hiệp Tây tới Hoa Am, leo núi Thái Hoa, lễ miếu Tây Nhạc Hoa Sơn và trải qua các nơi như đất Phan Tỏa, đất Thiền Xích Tràng, núi Bách Xích Giáp và ngài Lão Quân Lê Câu... dẫy đầy danh lam thắng cảnh kể không sao xiết.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư trụ lại nơi này tám ngày mà lòng còn chưa thỏa, chưa muốn rời. Nhưng vì lòng hâm mộ bậc Thánh Bá Di Thúc Tề nên Sư sang chơi núi Thủ Dương để nhớ tiết tháo của hai vị thánh đã không ăn lúa nhà Châu, nhịn đói mà thác và gởi nắm xương tàn ở đây.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tiếp tục cuộc hành trình, Sư đến phía Tây Nam đất Thiểm Tây lên Hương Sơn vào lễ Quán Thế Âm Tự và thăm lăng vua Trang Vương. Rồi Sư vào địa giới tỉnh Cam Túc, trải qua các nơi như Kinh Bình, Xuyên Bình đi lần đến núi Không Động... thì sắp sửa hết năm nên Sư trở về chùa Hương Sơn để qua năm vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư đã <B>bốn mươi sáu tuổi</B> (vào năm Quang Tự thứ 11). Sau tiếp Sư rời khỏi Hương Sơn, do ngả Đại Khanh vào đất Thiểm Tây, rồi trải qua các nơi Diệu Châu, Tam Nguyên, lần đến Hàm Dương để quan chiêm cây Cam Đường lịch sử của ông tướng Phi Lợi Trường Quang minh đời nhà Đường. Đời nhà Châu (Trung Quốc), có ông quan tên là Thiệu Bá thường lấy phần chánh dạy dân. Dân mến đức người đến kính mến cả cây Cam Dương (tức cây lê) là nơi Thiệu Bá che chòi bên gốc cây để ở, khi đi kinh lý miền Nam. Có sách ghi: Thiệu Bá làm quan rất thanh liêm, hằng chăm lo cho đời sống dân. Nhân dân thương mến ông như cha mẹ. Lúc sống, ông có trồng trước nhà một cây cam đường, thường ngày tự tay săn sóc và rất quý nó. Khi ông từ quan và mất đi, dân chúng nhớ ơn, bảo tồn cây cam này như lúc ông còn tại thế. Do đó có câu ca dao:
<p style="padding-left: 56px;"><I>Cam Đường quan Bá Thiệu Nam
Trăm năm người mất, cây cam đường còn</I>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sang đến thành Tràng An, tường thành rất kiên cố và hùng vĩ, cổ tích rất nhiều.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong thành, từ chùa Từ Ân với ngọn tháp Đại Hạn bảy tầng và những danh bia từ đời Đường về sau cùng với bia Cảnh Giáo đời đại Tần là một rừng bia trên bảy trăm tấm ở trước Cung Phủ Học. Ở phía Đông thành là Bá Kiển trên sống Bé, một câu cầu bảy mươi hai nhịp <I>(arches)</I> vòng cung như cái cầu vòng. Trên đỉnh cầu là đình Chiết Liễu và một chỗ gọi là Dương Quang Tam Diệp <I>(Do đó, cây cầu này cũng được gọi là Chiết Liễu Kiều - cây cầu, nơi mà người xưa hay đưa nhau đến đây tổ chức một bữa tiệc trước khi tiễn biệt nhau. Và khi chia tay lại bẻ một nhành liễu trao cho người đi, cầm khi lên ngựa)</I>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đến chùa Hoa Nghiêm thì vào nhiễu tháp Đỗ Thuận Hòa thượng và tháp Thanh Lương Quốc sư. Xong sang viếng chùa Ngưu Đầu, chùa Hưng Quốc để lễ bái tháp Huyền Trang Pháp sư (Đường Tam Tạng Trần Huyền Trang).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đến núi Chung Nam (ở phía Đông Ngũ Đài Sơn), đất Hương Cổ Pha, vào chùa Bảo Tràng, đất Bạch Thủy Lãm. Chỗ này có hai vị thánh tăng Ấn Độ trụ trì.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sang phía Nam Ngũ Đài Sơn, có nhiều thảo am, phong cảnh rất đẹp. Sư gặp các vị Thượng nhân như Giác Lăng, Dã Khai, Pháp Nhẫn, Phổ An, Pháp Tánh, mấy vị này lưu Sư ở lại trụ trì nơi này và Sư cũng kết cỏ làm môn am ở đó hai năm, tham cứu kinh điển được nhiều lợi ích.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Một hôm, đêm mùng một tháng Ba, trời khuya thanh tịnh, sau khi lên chánh điện làm lễ, Sư bỗng thấy một bầy sao bay loạn xạ trên không. Một chập sau, một cái sao chổi thật to hiện ra một hồi lâu mới lặn. Chẳng rõ đó là điềm gì?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>Năm bốn mươi chín tuổi</B> (Quang Tự thứ 14): Đã hơn hai năm Sư ở mao bồng (am tranh) cùng với các vị sư tu họac, tham cứu và thảo luận có rất nhiều điều hay ích lợi cho đường tu hành. Đông chí phương, Sư bèn xuống núi, rời am cỏ đến Thúy Vân Sơn, lễ chùa Hoàng Dụ, thăm chùa Thảo Đường đạo tràng xưa kia của Pháp sư Cưu Ma La Thập ở. Rồi lại qua núi Thanh Hoa, núi Mậu Ấn lễ chùa Tịnh Nghiệp, viếng tháp của Tổ Đạo Tuyền.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hôm sau đi chơi núi Thái Bạch cao một trăm lẻ tám dặm, vài tiết tháng Sáu mà tuyết không tan. Sau đó đến lễ các chùa Nhị Bản, Đại Bản và đỉnh núi Long Trì, ở đây có một suối nước chia làm bốn dòng chảy vào một vùng rộng lớn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư lại đi sang Tý Ngọ trấn, Hán Trung phủ (tức Nam Trịnh) nơi mà xưa kia Hán Cao Tổ Lưu Bang (Hớn Bái Công) lập đàn bái tướng, phong Hàn Tín lại Đại nguyên nhung, ban cho ấn kiếm phá Sở lập nên nhà Hán. Liền đó Sư đến Ban Thành miếu Gia Cát Lượng và thăm các thắng cảnh Trương Phi vạn niên đăng. Kiếp tiếp qua phía sau Long Động đến Thiên Hùng Quan, Tiểu Nam Vi lễ chùa Bát Vu, thăm Kiến Môn Quan, Bạch Mã Quan và lăng quân sư Bàng Thống.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư theo con đường sạn đạo vào Tứ Xuyên, huyện Tử Đồng, thăm miếu Văn Xương. Giữa đường, trải qua Thất Khúc Sơn, cửa Phúc Thủy, Kiếm Môn Quan... có những ngọn núi cao chót vót, vách đá cheo leo ngăn cản. Hai bên sườn núi có những ngọn đá chong lên như gươm đúng như lời thiên hạ nói: Một người đứng trên cửa ải với bao ngọn gươm tua tủa như kia, thì dầu có muôn người cũng không thể nào phá mà vào ải được.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bên trên núi có thành Khương Duy, tức chỗ Khương Bá Ước trước kia đóng binh. Rồi tiếp đó là con đường sạn đạo lởm chởm khi đi như lên trời xanh; nơi mà xưa kia Hàn Tín giả vờ cho tường Phàn Khoái ra tu sửa để đưa quân ra khỏi Hán Trung đánh Hạng Võ. Nhưng thật ra đó là kế sách trùng tu sạn đạo để âm thầm bí mật điều quân ra ngả Trần Thương "ám độ Trần Thương", thình lình đánh úp nơi Tam Tần Vương, đưa đại bộ binh Hán ra khỏi Hán Trung cùng Hạng Võ tranh hùng để lập nên nhà hán cho Lưu Bang.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kế đó Sư đến Nam Tân Đô, đất Quảng Hán và ở lại chùa Bản Quang ăn Tết.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Năm này, Sư vào Tứ Xuyên, chiếc thân cô độc, ba y, một bát, ngoài ra không vướng víu ràng buộc nào làm phiền lụy cả. Tự cảm thấy bồi hồi trong khoảng thời gian cao mây núi chập chùng và cũng những cảnh này làm cho tâm hồn Sư thêm trong sạch.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sau Tết, từ chùa Bảo Quang, Sư khởi hành đi vào Thành Đô, lễ chùa Chiêu Giác, viện Văn Thù, chùa Thảo Đường, Cung Thanh Hương, rồi trải qua đất Hoa Dương, Sư đi về phía Nam xuống huyện My Sơn, huyện Bồng Nhã và đến chân núi Nga My có chùa Phục Hổ và động Cử Lão. Lên đỉnh Nga My dâng hương và qua đêm luôn ở đó.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thắng cảnh ở đây thật nhiều, kể ra không xiết.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>2. XUẤT NGOẠI</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đến tháng Năm, Sư vượt sông Lô trên một cây cầu làm bằng dây sắt (loại cầu treo lơ lửng giữa thinh không). Cầu chơ vơ dài hơn ba mươi trượng. Đi trên cầu này, vừa lung lay, vừa rung chuyển, cao và ngộp, người ta tự nhiên có lòng khiếp sợ. Người lưng mật ắt khó qua được cây cầu này! Qua cầu xong, Sư hướng về hướng Tây tiến bước, lần đến một vùng bao la đất rộng mà người ít oi thưa thớt. Càng đi sâu vào, cảnh càng vắng vẻ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Từ đây, phong cảnh, nhân vật, địa danh đều khác.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nơi đất rộng người thưa này, trải qua các vùng Đà Tiễn Lô, Lý Đường, Ba Đường, rồi Sát Mộc Đa, Thạc Đốc, qua A Lan Đà và đến Hiệp Lý. Đây là lãnh thổ của các mán Hán, Tạng, Phiên, Mông và những bộ lạc Giao, Đồng v.v... ở chung lộn nhau. Ngôn ngữ phức tạp, tuy chịu chánh thể Trung Hoa, nhưng một trăm người giỏi lắm là một vài người biết nói và hiểu tiếng Trung Quốc, đa số theo Lạt Ma giáo.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Qua khỏi Giang Đức (tức Thái Chiên), Sư đặt chân lên cảnh giới của Tây tạng (Tibet), cái nóc nhà của thế giới, như người phương Tây đã nói: "Le toit du monde".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ở vùng Lý Đường có núi thần là Công Cát, thánh địa của các vị Lạt Ma.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ở Ba Đường phần nhiều là non cao hiểm trở. Ở Sát Mộc Đa có nhiều sông ngòi. Vượt hai con sông, Sư đến thủ đô Lạp Tát <I>(Lhassa)</I> là trung khu Toàn Tạng chánh giáo.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cung Đạt Bố Lạp <I>(Potala)</I> điện vũ trang nghiêm, vách vàng chói mắt, cao mười ba tầng. Là nơi tọa sàng của đức Phật sống Đạt Lai. Nơi đây số các vị sư Lạt Ma có đến hai vạn. Gần đó có ba ngôi chùa lớn, mỗi chùa có cả ngàn tu sĩ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vì ngôn ngữ bất đồng, Sư chỉ đến các chùa dâng hương và một phen vào cung làm lễ đức Hoạt Phật.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Rời Lạp Tát <I>(Lhassa)</I>, Sư đi về hướng Tây đến Công Cát, Giang Thảo, Nhật Khách Tắc (tức Trác Thập Luân Bố = Tachilumpo). Nơi đây có một chùa rất lớn cũng gọi là chùa Tachilumpo, kiến trúc rất đẹp, khuôn viên địa thế rất đẹp, bao la, hùng vĩ và kiên cố. Đó là nơi các nhà lãnh tụ chánh trị và tôn giáo Hậu Tạng, tức Phật sống Ban Thiền Lạt Ma. Số sư tăng Lạt Ma ở đây có đến năm, bảy ngàn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kể ra từ Tứ Xuyên vào cảnh giới Tây Tạng, Sư đã đi gần một năm. Khi mặt trời ló dạng là Sư lên đường, hoặc trời xuống đất thì dừng chân nghỉ. Leo đèo, trèo núi, qua sống lội suối, băng rừng... có khi cả năm, ba ngày không gặp một người, chim chóc, muông thú đều khác lạ mà ở Trung Quốc không thấy. Phong tục dân tình lại càng khác nữa.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Các nhà sư Lạt Ma không giữ giới, phần nhiều ăn thịt trâu, dê, bò. Y phục thì phân hai màu vàng và đỏ, tuy theo tông phái.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>Năm mươi tuổi</B>: Sư không muốn ở Tây Tạng nữa. Bắt đầu mùa Xuân, Sư đi xuống phía Nam để đi Ấn Độ. Sư đi lần đến Mao Đồng, cửa ngõ thứ nhất từ Tây Tạng sang Ấn Độ, vượt qua không biết bao nhiêu ngọn núi, trùng trùng, điệp điệp, không biết là tên gì, nhưng toàn thể có tên là Hy Mã Lạp Sơn (Himalaya) hay Tuyết Sơn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cảm cảnh tuyết trắng phủ bốn mùa, Sư làm bài thơ:
<CENTER><TABLE BORDER CELLSPACING=2 BORDERCOLOR="#FF0000" <CELLPADDING=12 WIDTH=550>
<TD WIDTH=150 HEIGHT=120><P align="justify">Hà vật hoành thiên tế
Tình không nhập vọng trung
Gió bang ngân thế giới
Vô dị ngọc lung linh.</TD><TD WIDTH=150 HEIGHT=120><P align="justify"><I>Luật ngang vạch vòm biếc
Trời quang rõ xa trông
Trắng phau ngời thế giới
Vốn khác ngọc lung linh.</I></TD></TABLE></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vừa đi vừa ngâm nga, Sư đi lần đến thành Dương Phủ, triều lễ các cổ tích Phật, rồi đi xuống phía Nam để mà ngồi thuyền sang Tích Lan (Ceylan). Nơi đây Sư đi thăm các Thánh địa, rồi đáp tàu đi Miến Điện (Birmanie), triều bái Tháp Vàng (Đạt Kim Tháp) và đến Mã Lai - Miến, Kiết Đế Lợi chiêm ngưỡng một tảng đá rất lớn lạ thường, nổi và có nhiều màu sắc, mặt lại bằng phẳng mà lúc nào cũng có đông đảo người đến hành hương. Người ta bảo đây là tảng đá do ngài Tôn giả Mục Kiền Liên mang về đặt ở đó.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đến tháng Bảy, Sư khởi trình về Trung Quốc, theo ngả Vân Nam.</P></span></span>
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên