Bệnh tu "kiến tánh."

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 7 2016
Bài viết
226
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Nay thân có bệnh nằm một nơi,
Tánh thì chưa thấy, Đạo cách vời !
Gom góp lời thừa chư Phật Tổ,
Tự mình cảnh sách, kết duyên thôi !​

Nam mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát.
Nam mô Thường Bất Khinh Bồ Tát.
Nam mô Hoan Hỷ Địa Bồ Tát
Nam mô Hộ pháp chư Tôn Bồ Tát.
Nam mô Đại thừa Tối Thắng Pháp.

Tiểu thừa phá ngã chấprơi vào pháp chấp.
Trung thừa phá pháp chấprơi vào không chấp.
Đại thừa phá không chấp mới có thể thấy được chỗ trụ của Phật từ xưa đến này.

Kỳ thực, ngã chấp và pháp chấp đều không thể phá, duy chỉ có không chấpcó thể phá.

Người tu Tiểu Thừa và Trung thừa nhận lầm bốn bệnh "chỉ, tác, nhậm, diệt" là pháp môn dụng công; nhận lầm bốn tướng "ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả" là bản thể của tự tánh.

A/ 4 BỆNH:

1. Chỉ bệnh: Lấy tất cả tư tưởng miễn cưỡng ngưng trụ không khơi dậy, như nước biển không khởi sóng, không nổi tí bọt nước nào. Đoạn lục căn, thanh tịnh ít dục dứt thánh quên trí, đều là bệnh này.
Phật tánh chẳng phải do chỉ mà hợp.

2. Tác bệnh: Bỏ vọng giữ chân, đem một niệm xấu đổi thành một niệm tốt. Bội trần hiệp giác, bội giác hiệp trần. Phá một phần vô minh, chứng một phần pháp thân.
Phật tánh chẳng do tác mà đắc.

3. Nhậm bệnh (bệnh mặc kệ): Tư tưởng khởi cũng mặc, diệt cũng mặc. Không đoạn sanh tử, không cầu Niết Bàn; không chấp vào tất cả tướng, không trụ vào tất cả tướng. Chiếu mà thường lặng, lặng mà thường chiếu, đối cảnh vô tâm.
Phật tánh chăng phải do nhậm mà có.

4. Diệt bệnh: Đem tất cả tư tưởng đoạn sạch sành sanh, trống trơn trống lốc, đồng với cây đá một thứ.
Phật tánh chẳng phải do diệt mà có.

B/ 4 TƯỚNG:

1. Ngã tướng: tức là ngã chấp, người tu Tiểu thừa lúc đoạn lục căn, "tiểu ngã" đã diệt, nhập vào cảnh giới "đại ngã". Lúc này tâm lượng rộng lớn, đầy đủ cảnh tượng của vũ trụ, thanh tịnh tịch diệt.

2. Nhân tướng: tức là pháp chấp, khởi niệm sau dùng để phá niệm trước. Ví như niệm trước có ngã thì bèn khởi niệm sau "không nhân ngã" để phá, kế đó lại khởi một niệm để phá cái niệm "không nhân ngã" này. Tiếp nối như vậy, cho đến vô ngã nhưng cái thấy phá vẫn còn, đó là nhân tướng.

3. Chúng sanh tướng: cũng là pháp chấp, phàm là cảnh giới chưa đến của ngã tướng và nhân tướng, đó là chúng sanh tướng. Cái gọi là "niệm trước đã diệt, niệm sau chưa khởi, ở giữa chính là" là nó vậy.

4. Thọ giả tướng: tức là không chấp, tất cả tư tưởng đều đã đình chỉ, tất cả thiện ác thị phi đều đã quên mất. Trong đó trống không, không có sở hữu, như đồng với mạng căn. Lục tổ Huệ Năng nói là "vô ký không", Nhị thừa nhận lầm là cảnh giới của Niết Bàn. Ký thực đó tức là vô thỉ vô minh, Thiền tông gọi là "hang ổ của vô mình" đó đều là cảnh giới của tướng này.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Rất hay đó Bạn.

hoa-ngay-cua-me-6.jpg


VQ chờ nghe thêm.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Nay thân có bệnh nằm một nơi,
Tánh thì chưa thấy, Đạo cách vời !
Gom góp lời thừa chư Phật Tổ,
Tự mình cảnh sách, kết duyên thôi !​

Nam mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát.
Nam mô Thường Bất Khinh Bồ Tát.
Nam mô Hoan Hỷ Địa Bồ Tát
Nam mô Hộ pháp chư Tôn Bồ Tát.
Nam mô Đại thừa Tối Thắng Pháp.

Người tu Tiểu Thừa và Trung thừa nhận lầm bốn bệnh "chỉ, tác, nhậm, diệt" là pháp môn dụng công; nhận lầm bốn tướng "ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả" là bản thể của tự tánh.

A/ 4 BỆNH:

1. Chỉ bệnh: Lấy tất cả tư tưởng miễn cưỡng ngưng trụ không khơi dậy, như nước biển không khởi sóng, không nổi tí bọt nước nào. Đoạn lục căn, thanh tịnh ít dục dứt thánh quên trí, đều là bệnh này.
Phật tánh chẳng phải do chỉ mà hợp.

2. Tác bệnh: Bỏ vọng giữ chân, đem một niệm xấu đổi thành một niệm tốt. Bội trần hiệp giác, bội giác hiệp trần. Phá một phần vô minh, chứng một phần pháp thân.
Phật tánh chẳng do tác mà đắc.

3. Nhậm bệnh (bệnh mặc kệ): Tư tưởng khởi cũng mặc, diệt cũng mặc. Không đoạn sanh tử, không cầu Niết Bàn; không chấp vào tất cả tướng, không trụ vào tất cả tướng. Chiếu mà thường lặng, lặng mà thường chiếu, đối cảnh vô tâm.
Phật tánh chăng phải do nhậm mà có.

4. Diệt bệnh: Đem tất cả tư tưởng đoạn sạch sành sanh, trống trơn trống lốc, đồng với cây đá một thứ.
Phật tánh chẳng phải do diệt mà có.

hay, ý bạn cũng giống ý tôi, lúc trước mình có đăng mấy bài của các vị tổ sư thiền nói về bệnh thiền nhưng chẳng có ích gì? hy vọng bạn thổi 1 làn gió mới vào trong diễn đàn để mấy ông Tổ trong diễn đàn thức tỉnh lại mình chỉ làm phàm phu chưa kiến tánh. A di đà Phật!
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
hay, ý bạn cũng giống ý tôi, lúc trước mình có đăng mấy bài của các vị tổ sư thiền nói về bệnh thiền nhưng chẳng có ích gì? hy vọng bạn thổi 1 làn gió mới vào trong diễn đàn để mấy ông Tổ trong diễn đàn thức tỉnh lại mình chỉ làm phàm phu chưa kiến tánh. A di đà Phật!

ta tu ta kiến tánh hay điên điên gì mặc ta, sao ông lại quan tâm vậy. Ta tự biết mình đi đâu, ta biết mình nói gì, vậy kiến tánh hay không cần làm gì. Ông tu thích làm phàm phu là chuyện của ông, còn ta thích làm tổ làm phật là chuyện của ta. Hơi đâu ông nhọc lòng vậy. Để dành sức lực đó niệm vài bài kinh, học , nghe thêm ít chánh pháp tốt hơn không. Còn dư thừa tinh lực thì theo ta đàm đạo. Lo chi cho nhọc công. Còn dư xíu lòng từ bi nên vì người chưa đến được đạo mà chỉ đường đi. Từ bi đơn giản là thế ông lại cầu chi xa
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
ta tu ta kiến tánh hay điên điên gì mặc ta, sao ông lại quan tâm vậy. Ta tự biết mình đi đâu, ta biết mình nói gì, vậy kiến tánh hay không cần làm gì. Ông tu thích làm phàm phu là chuyện của ông, còn ta thích làm tổ làm phật là chuyện của ta. Hơi đâu ông nhọc lòng vậy. Để dành sức lực đó niệm vài bài kinh, học , nghe thêm ít chánh pháp tốt hơn không. Còn dư thừa tinh lực thì theo ta đàm đạo. Lo chi cho nhọc công. Còn dư xíu lòng từ bi nên vì người chưa đến được đạo mà chỉ đường đi. Từ bi đơn giản là thế ông lại cầu chi xa

vậy VNBN cũng vì những người kiến tánh như ngươi mà rời bỏ diễn đàn. Ngươi còn chưa thấy xấu hổ sao? Xưng ta với bạn đạo không thấy mình ngã chấp cao lắm sao? Người điên thấy ngượng mồm lắm khi xưng hô như vậy. A di đà Phật!
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
vậy VNBN cũng vì những người kiến tánh như ngươi mà rời bỏ diễn đàn. Ngươi còn chưa thấy xấu hổ sao? Xưng ta với bạn đạo không thấy mình ngã chấp cao lắm sao? Người điên thấy ngượng mồm lắm khi xưng hô như vậy. A di đà Phật!

ông chỉ vì chữ ta mà lại bỏ qua cả rừng đạo lý, thật tiếc lắm thay, cũng vì thế ông học kinh phật chỉ lấy chữ mà không lấy lý. Người tu hành phải có chí của bậc trượng phu, nếu chỉ vài lời trái tai nghịch nhỉ mà bỏ đi cả rừng đạo lý, thì đi cũng chẳng tiếc. Xưa ta vào diễn đàn cũng một lòng vì đạo, gặp khó chẳng lùi, đem tâm cầu đạo mà tiếp nhận cả lời trái tai hay thuận tai. Hắn lâu như thế mà chỉ vì vài lời ta nói lại bỏ đi thì chẳng đáng để học đạo vô thượng. Hắn thích đi thì tùy, ta chẳng giữ làm gì. Giữ lại cũng chỉ là một đống rác
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 7 2016
Bài viết
226
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Cảm ơn các đạo hữu đã ủng hộ,

Mình xin phép được sửa bài, để viết thêm vào đó, cho mọi người tiện theo dõi thay vì trả lời đề tài.

A Di Đà Phật !
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
ông chỉ vì chữ ta mà lại bỏ qua cả rừng đạo lý, thật tiếc lắm thay, cũng vì thế ông học kinh phật chỉ lấy chữ mà không lấy lý. Người tu hành phải có chí của bậc trượng phu, nếu chỉ vài lời trái tai nghịch nhỉ mà bỏ đi cả rừng đạo lý, thì đi cũng chẳng tiếc. Xưa ta vào diễn đàn cũng một lòng vì đạo, gặp khó chẳng lùi, đem tâm cầu đạo mà tiếp nhận cả lời trái tai hay thuận tai. Hắn lâu như thế mà chỉ vì vài lời ta nói lại bỏ đi thì chẳng đáng để học đạo vô thượng. Hắn thích đi thì tùy, ta chẳng giữ làm gì. Giữ lại cũng chỉ là một đống rác

haaaaaaaa, ngươi điên ngay ngươi sẽ nói như thế này. Đúng là bệnh kiến tánh này giữa ngươi và muathularung và latuan đều giống như nhau, triệu chứng bệnh cũng giống như nhau. haaaaaaaaa. Nguoidien nói để ngươi sửa cái tánh ngã mạn sân si của ngươi nhưng vì cái tánh sâu dày đó ngươi đâu có nhận ra đâu. Trong mắt ngươi là Tổ mà có xem ai là gì đâu? Ba cái trò phương tiện bôi tro trét trấu vào mặt tổ đó thì ai mà làm chẳng được. Nói nhăng nói cuội, nói ngang tàng không lý lẽ chửi rủa chê bai bạn đạo như vậy ai mà làm không được. Sao mãi cứ tìm vui trong cái vô minh ngã mạn cố chấp của mình như vậy. Ngươi tu đạo chỉ học hỏi được những thứ bẩn thỉu hôi tanh như vậy sao? A di đà Phật!
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
haaaaaaaa, ngươi điên ngay ngươi sẽ nói như thế này. Đúng là bệnh kiến tánh này giữa ngươi và muathularung và latuan đều giống như nhau, triệu chứng bệnh cũng giống như nhau. haaaaaaaaa. Nguoidien nói để ngươi sửa cái tánh ngã mạn sân si của ngươi nhưng vì cái tánh sâu dày đó ngươi đâu có nhận ra đâu. Trong mắt ngươi là Tổ mà có xem ai là gì đâu? Ba cái trò phương tiện bôi tro trét trấu vào mặt tổ đó thì ai mà làm chẳng được. Nói nhăng nói cuội, nói ngang tàng không lý lẽ chửi rủa chê bai bạn đạo như vậy ai mà làm không được. Sao mãi cứ tìm vui trong cái vô minh ngã mạn cố chấp của mình như vậy. Ngươi tu đạo chỉ học hỏi được những thứ bẩn thỉu hôi tanh như vậy sao? A di đà Phật!

nếu ông muốn học đạo mà nghe những lời cao thượng, thì khi trước ta nhét một đống vào ông đấy, sao không thấy ông ngộ được gì. Ta khuyên ông học bát nhã, ông đã làm được chưa. Lúc đó ta dùng từ nhẹ nhàng khuyên nhủ để được gì, ông vẫn như thế. Nay ta đã được cái ta muốn, thì ta sống tùy tâm ta vậy. Ông nghe cũng được không nghe cũng thế. Ta chẳng vì ông mà thay được bản tâm này, ông cũng vì lời ta nói mà ngộ đạo. Vậy ta xưng hô đạo hữu với ông có ích gì, còn thua cả người không biết gì nhưng tùy tâm mà nhậm vận vậy. Lời thật thì mích lòng thế thôi. Đạo lý đơn giản đến lạ ký, tiên trách kỷ hậu trách nhân. Ông chỉ cố chấp vào lời ta nói để được gì chăng, Những viên đạn nguy hiểm thường được bọc đường. Người trí tuệ thì liếm đường nhưng không dính đạn, người cố chấp thì ăn đạn khi chưa nếm được đường, người bình thường thì ăn cả đường và đạn
 

latuan

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
15 Thg 4 2015
Bài viết
1,256
Điểm tương tác
409
Điểm
83
haaaaaaaa, ngươi điên ngay ngươi sẽ nói như thế này. Đúng là bệnh kiến tánh này giữa ngươi và muathularung và latuan đều giống như nhau, triệu chứng bệnh cũng giống như nhau. haaaaaaaaa. Nguoidien nói để ngươi sửa cái tánh ngã mạn sân si của ngươi nhưng vì cái tánh sâu dày đó ngươi đâu có nhận ra đâu. Trong mắt ngươi là Tổ mà có xem ai là gì đâu? Ba cái trò phương tiện bôi tro trét trấu vào mặt tổ đó thì ai mà làm chẳng được. Nói nhăng nói cuội, nói ngang tàng không lý lẽ chửi rủa chê bai bạn đạo như vậy ai mà làm không được. Sao mãi cứ tìm vui trong cái vô minh ngã mạn cố chấp của mình như vậy. Ngươi tu đạo chỉ học hỏi được những thứ bẩn thỉu hôi tanh như vậy sao? A di đà Phật!

Cái lão nguoidienhocphat1 này! Bệnh của mình không lo cứ đi khám bệnh cho người để mà làm gì? Ai mà viễn vông cầu kiến tánh như lão và một vài con mọt sách cả nghĩ chứ!
Thôi đi chơi lâu cũng không vui lâu. Ta ...
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
nếu ông muốn học đạo mà nghe những lời cao thượng, thì khi trước ta nhét một đống vào ông đấy, sao không thấy ông ngộ được gì. Ta khuyên ông học bát nhã, ông đã làm được chưa. Lúc đó ta dùng từ nhẹ nhàng khuyên nhủ để được gì, ông vẫn như thế. Nay ta đã được cái ta muốn, thì ta sống tùy tâm ta vậy. Ông nghe cũng được không nghe cũng thế. Ta chẳng vì ông mà thay được bản tâm này, ông cũng vì lời ta nói mà ngộ đạo. Vậy ta xưng hô đạo hữu với ông có ích gì, còn thua cả người không biết gì nhưng tùy tâm mà nhậm vận vậy. Lời thật thì mích lòng thế thôi. Đạo lý đơn giản đến lạ ký, tiên trách kỷ hậu trách nhân. Ông chỉ cố chấp vào lời ta nói để được gì chăng, Những viên đạn nguy hiểm thường được bọc đường. Người trí tuệ thì liếm đường nhưng không dính đạn, người cố chấp thì ăn đạn khi chưa nếm được đường, người bình thường thì ăn cả đường và đạn

Ngươi học bát nhã không đến nơi đến chốn, kinh lăng nghiêm kinh duy ma cật thì đọc còn không hiểu gì hết, nói năng thì xằng bậy, không biết bao nhiêu mà cứ tỏ ra giỏi. Ngươi điên kêu ngươi trích dẫn cái chổ trong kinh nói mà ngươi không trích được. Kinh nào mà nói tào lao như ngươi vậy, có đâu mà trích. Đúng là bệnh nặng quá rồi. Haaaaaaaaaa. Về nhà mà lo công phu tu tâm sửa tánh đi chứ đứng đó mà mơ mộng điên đão đảo điên. Thật là tội nghiệp. Người điên thấy ngươi là cái thùng rỗng kêu to giống cái lão muathularung. Một lần nhìn lại mình đi kẻo quá muộn. A di đà Phật!
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Ngươi học bát nhã không đến nơi đến chốn, kinh lăng nghiêm kinh duy ma cật thì đọc còn không hiểu gì hết, nói năng thì xằng bậy, không biết bao nhiêu mà cứ tỏ ra giỏi. Ngươi điên kêu ngươi trích dẫn cái chổ trong kinh nói mà ngươi không trích được. Kinh nào mà nói tào lao như ngươi vậy, có đâu mà trích. Đúng là bệnh nặng quá rồi. Haaaaaaaaaa. Về nhà mà lo công phu tu tâm sửa tánh đi chứ đứng đó mà mơ mộng điên đão đảo điên. Thật là tội nghiệp. Người điên thấy ngươi là cái thùng rỗng kêu to giống cái lão muathularung. Một lần nhìn lại mình đi kẻo quá muộn. A di đà Phật!

:D được rồi, vậy giờ ông thích kinh nào. Ta cùng ông nói kinh, đề mục do ông chọn. Chư vị trong diễn đàn làm giám khảo. Cùng nhau mà học kinh
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
:D được rồi, vậy giờ ông thích kinh nào. Ta cùng ông nói kinh, đề mục do ông chọn. Chư vị trong diễn đàn làm giám khảo. Cùng nhau mà học kinh

Hãy trả lời câu hỏi bữa trước người điên hỏi ngươi đi. A di đà Phật!
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Hãy trả lời câu hỏi bữa trước người điên hỏi ngươi đi. A di đà Phật!

xin lập lại câu hỏi :D giờ ta và ông cùng nói chuyện kinh sách :D không bàn hý luận, nếu có mích lòng xin bỏ qua
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Bây giờ không nhớ rõ nó nằm chổ nào. người điên chỉ nhớ rõ hôm đó hỏi ngươi rất nhiều lần giữa đại chúng kêu ngươi trich chổ nào trong kinh lăng nghiêm mà ngươi nói tầm bậy như vậy, người điên hỏi nhiều lần nhưng ngươi im ru ah. A di đà Phật!
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Bây giờ không nhớ rõ nó nằm chổ nào. người điên chỉ nhớ rõ hôm đó hỏi ngươi rất nhiều lần giữa đại chúng kêu ngươi trich chổ nào trong kinh lăng nghiêm mà ngươi nói tầm bậy như vậy, người điên hỏi nhiều lần nhưng ngươi im ru ah. A di đà Phật!

:D ta đã chĩ rõ ông đó là phẩm viên thông rồi còn gì :D đó là khi ông sơ kiến tánh, tức cái thấy, cái nghe chân thật của mình, rồi từ đó mà tu tập để sống được đến khi nó viên thông. Khi đó ông sẽ chứng được ngũ thông. Phật gọi đó là vô sanh pháp nhẫn. Cái đức phật muốn chỉ ra là cái thấy cái nghe trước nay chúng ta biết đều là sai lầm. Ở đó đức phật muốn chỉ chỗ bất nhị của vạn pháp cho chúng ta thấy. Ở trong kinh điển đại thừa đó là đại định, khác với tiểu thừa của phật giáo nguyên thủy.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
:D ta đã chĩ rõ ông đó là phẩm viên thông rồi còn gì :D đó là khi ông sơ kiến tánh, tức cái thấy, cái nghe chân thật của mình, rồi từ đó mà tu tập để sống được đến khi nó viên thông. Khi đó ông sẽ chứng được ngũ thông. Phật gọi đó là vô sanh pháp nhẫn. Cái đức phật muốn chỉ ra là cái thấy cái nghe trước nay chúng ta biết đều là sai lầm. Ở đó đức phật muốn chỉ chỗ bất nhị của vạn pháp cho chúng ta thấy. Ở trong kinh điển đại thừa đó là đại định, khác với tiểu thừa của phật giáo nguyên thủy.

heeeeeeeeeeeee, cái ngươi điên nói là ngươi trích câu văn nào trong phẩm đó hay trong bộ kinh đó mà giống như những cái câu ngươi nói tầm bậy đó. Nguoidien hoi nguoi nhiều lần mà sao đến giờ ngươi vẫn còn né tránh và chuyển qua nói cái khác vậy? A di đà Phật!
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
heeeeeeeeeeeee, cái ngươi điên nói là ngươi trích câu văn nào trong phẩm đó hay trong bộ kinh đó mà giống như những cái câu ngươi nói tầm bậy đó. Nguoidien hoi nguoi nhiều lần mà sao đến giờ ngươi vẫn còn né tránh và chuyển qua nói cái khác vậy? A di đà Phật!

ông muốn ta trích nguyên phẩm viên thông cho ông đọc sao. Được thôi việc đó dễ mà
"Bấy giờ Quán Thế Âm Bồ-tát từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ dưới chân Phật mà bạch Phật rằng :
"Bạch đức Thế Tôn, con nhớ vô số kiếp về trước, có đức Phật ra đời hiệu là Quán Thế Âm, con từ nơi đức Phật ấy mà phát tâm Bồ-đề, Ngài dạy con từ nghe, suy nghĩ và tu tập mà vào Tam-ma-địa. Con vâng lời Phật dạy, ban đầu từ trong cái nghe để tâm quán nhập, vào dòng tánh nghe viên thông, xả bỏ ngoại trần. Trần sở nhập (đối với căn là năng nhập) đã vắng lặng thì hai tướng động tịnh rõ thật không phát sanh.

Như vậy lần lượt tăng tiến, nên tướng năng văn sở văn đều hết; năng văn sở văn hết mà không trú lại nơi đó nên năng giác sở giác cũng không ; không giác cùng tột viên mãn nên năng không sở không toàn diệt. Tướng sanh diệt đã diệt thì bản tánh tịch diệt hiện bày, bỗng nhiên vượt khỏi thế gian và xuất thế gian, sáng suốt cùng khắp mười phương, được hai thứ thù thắng : Một là trên hợp với bổn diệu giác tâm của mười phương chư Phật, cùng chư Phật đồng một Từ lực, cứu độ chúng sanh ; hai là dưới hợp với tất cả chúng sanh trong lục đạo mười phương, cùng chúng sanh đồng một lòng bi ngưỡng (bi ngưỡng vô thượng Bồ-đề).

Bạch đức Thế Tôn ! do con cúng dường đức Quán Thế Âm Như Lai, nhờ Ngài trao dạy cho con pháp tu như huyễn văn huân văn tu Kim-cang-tam-muội, mà được cùng chư Phật đồng một từ lực, nên làm cho thân con được thành tựu 32 tướng ứng thân, hiện vào các quốc độ. Bạch Thế Tôn :

1. Nếu có các Bồ-tát vào Tam-ma-địa, tinh tấn tu hành đạo nghiệp vô lậu, mà tánh thắng giải được hiện tiền viên mãn, thì con hiện ra thân Phật đà vì họ nói pháp, khiến đặng giải thoát.

2. Nếu có các hàng Hữu học tu phép tịch tịnh diệu minh mà tâm thắng giải được hiện tiền viên mãn, thì con ở trước người đó hiện thân Độc giác vì họ nói pháp, khiến được giải thoát.

3. Nếu có các hàng Hữu học đoạn trừ Mười hai nhân duyên, do Mười hai nhân duyên đoạn trừ mà thắng tánh thắng diệu hiện bày viên mãn, thì con ở trước người đó hiện thân Duyên giác vì họ nói pháp, khiến đặng giải thoát.

4. Nếu có các hàng Hữu học chứng được tánh Không của Tứ đế, tu Đạo đế và vào Diệt đế mà thắng tánh hiện bày viên mãn, thì con ở trước người kia hiện thân Thanh văn vì họ nói pháp, khiến đặng giải thoát.

5. Nếu có các chúng sanh muốn tâm đặng tỏ ngộ, không phạm vào cảnh trần ngũ dục và muốn thân thanh tịnh, thì ở trước người kia con hiện thân Phạm vương vì họ nói pháp, khiến đặng giải thoát.

6. Nếu có các chúng sanh muốn làm vị Thiên chủ thống lãnh chư thiên, thì ở trước người kia con hiện thân Đế Thích vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

7. Nếu có các chúng sanh muốn thân được tự tại dạo đi khắp mười phương, thì ở trước người kia con hiện thân trời Tự tại vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

8. Nếu có các chúng sanh muốn thân được tự tại bay đi giữa hư không, thì ở trước người kia con hiện thân trời Đại Tự tại vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

9. Nếu có các chúng sanh muốn thống lãnh các quỸ thần, cứu hộ cõi nước, thì ở trước người kia con hiện thân Thiên đại tướng quân vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

10. Nếu có các chúng sanh ưa thống lãnh thế giới, bảo hộ chúng sanh, thì ở trước người kia con hiện thân Tứ Thiên vương vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

11. Nếu có các chúng sanh ưa sinh về thiên cung để sai sử quỷ thần, thì ở trước người kia con hiện thân thái tử con của Tứ Thiên vương vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

12. Nếu có các chúng sanh muốn làm Vua cõi người, thì con ở trước người kia hiện thân Vua mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

13. Nếu có các chúng sanh muốn làm chủ giòng họ danh tiếng, thế gian kính nhường, thì ở trước người kia con hiện thân trưởng giả mà vi họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

14. Nếu có các chúng sanh muốn đàm luận những lời hay, giữ mình trong sạch, thì ở trước người kia, con hiện thân cư sĩ mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

15. Nếu có các chúng sanh muốn cai trị cõi nước, chia đoán các bang ấp, thì ở trước người kia, con hiện Thân Tể quan mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

16. Nếu có các chúng sanh thích toán số, chú thuật, sống tự nhiếp hộ thân tâm, thì ở trước người kia con hiện thân Bà-la-môn mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

17. Nếu có người con trai muốn học pháp xuất gia, giữ gìn giới luật, thì ở trước người kia, con hiện thân Tỳ-kheo mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

18. Nếu có người con gái muốn học pháp xuất gia, giữ gìn cấm giới, thì ở trước người kia, con hiện thân Tỳ-kheo-ni mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

19. Nếu có người con trai muốn thọ trì ngũ giới, thì ở trước người kia con hiện thân Ưu-bà-tắc mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

20. Nếu có người con gái muốn thọ trì ngũ giới, thì ở trước người kia, con hiện thân Ưu-bà-di mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

21. Nếu có người con gái lập thân trong nội chánh để tu tề gia quốc, thì ở trước người kia, con hiện thân nữ chúa, quốc phu nhân, mệnh phu, đại cô, mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

22. Nếu có chúng sanh không bị hoại năm căn, thì ở trước người kia, con hiện thân đồng nam mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

23. Nếu có người xử nữ ( người nữ sống độc thân) không cầu sự xâm bạo, thì ở trước người kia, con hiện thân đồng nữ mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

24. Nếu có chư Thiên, muốn thoát khỏi loài Trời, thì con hiện thân Trời mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

25. Nếu có các loài Rồng muốn ra khỏi loài Rồng, thì con hiện ra thân Rồng mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

26. Nếu có loài Dược-xoa, muốn thoát khỏi loài mình, thì ở trước họ, con hiện thân Dược-xoa mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

27. Nếu có loài Càn-thát-bà, muốn thoát khỏi loài mình, thì ở trước họ, con hiện thân Càn-thát-bà mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

28. Nếu có loài A-tu-la muốn thoát khỏi loài mình, thì ở trước họ, con hiện thân A-tu-la mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

29. Nếu có loài Khẩn-na-la muốn thoát khỏi loài mình, thì ở trước họ, con hiện thân Khẩn-na-la mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

30. Nếu có loài Ma-hê-la-già muốn thoát khỏi loài mình, thì ở trước họ, con hiện thân Ma-hê-la-già mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

31. Nếu có các chúng sanh thích làm Người mà tu nghiệp nhơn làm Người, thì ở trước họ, con hiện thân Người mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

32. Nếu có các hàng phi nhân hoặc loại có hình, loại không binh hình, loại có tưởng, loại không tưởng... mà muốn thoát khỏi loải mình, thì ở trước họ, con hiện các loài đó mà vì họ nói pháp, khiến đặng thành tựu.

Ấy là Ba mươi hai ứng thân thanh tịnh nhiệm mầu, hiện vào các quốc độ, đều do sức diệu lực vô tác của pháp Tam-muội văn huân văn tu mà được thành tựu tự tại.
Bạch đức Thế Tôn ! con lại do sức diệu lực vô tác của pháp văn huân văn tu Kim-cang-tam-muội ấy, mà được cùng với tất cả chúng sanh trong mười phương ba đời, sáu đạo đồng một bi ngưỡng, nên khiến các chúng sanh ở nơi thân tâm con được 14 món công đức vô úy.

14 MÓN CÔNG ĐỨC VÔ ÚY

Một là, do con không quán theo âm thanh mà chỉ quán cái tâm năng quán, nên khiến cho chúng sanh khổ não trong mười phương kia liền đặng giải thoát, khi con quán đến âm thanh của họ.
Hai là, do xoay tri kiến hư vọng về nơi chân tánh, mà khiến cho các chúng sanh dù vào lửa lớn không bị đốt cháy.

Ba là, do quán cái nghe xoay về nơi chơn tánh, nên khiến cho các chúng sanh dù nước lớn trôi mà không chết đuối.

Bốn là, do diệt hết vọng tưởng, tâm không sát hại, nên khiến cho các chúng sanh vào các nước quỉ, không bị quỉ hại.

Năm là, do huân tu văn căn, thành tựu văn tánh, cả sáu căn đều tiêu dung về bản tánh, đồng như cái nghe, cái tiếng, nên có thể khiến cho các chúng sanh sắp bị hại, dao kiếm gãy từng đoạn, khiến các binh khí chạm vào thân như cắt dòng nước, như thổi ánh sáng, bản tánh không hề lay động.

Sáu là, do huân tập tánh nghe đặng tinh minh sáng suốt soi cả pháp giới, thì các chỗ tối tăm không thể giữ toàn tính được, nên có thể khiến cho chúng sanh dầu ở gần bên quỉ Dạ-xoa, La-sát, Cưu-bàn-trà, Tỳ-xá-già, Phú-đôn-na v.v... mà chúng không thể trông thấy.

Bảy là, do tánh âm thanh đã viên thoát, sự thấy nghe đã xoay trở lại vào tự tánh, rời các cảnh trần hư vọng nên có thể khiến cho chúng sanh những thứ cùm, dây, gông, xiềng không thể dính vào mình được, không bị gông xiềng trói buộc.

Tám là, do diệt âm trần, viên văn căn phát sanh năng lực từ tế cùng khắp, nên có thể khiến cho chúng sanh đi qua đường hiểm, giặc không thể cướp được.

Chín là, du huân tu tánh nghe, xa lìa trần cảnh, không bị sắc trần lôi kéo nên có thể khiến cho
những chúng sanh đã xa rời tâm tham dục.

Mười là, do thuần một thật tướng của âm thanh, không còn tiền trần, căn và cảnh đều viên dung, không có năng sở đối đãi, nên có thể khiến cho tất cả chúng sanh nóng giận, rời bỏ tâm giận hờn.

Mười một là, do tiêu dung trần tướng xoay về tánh bản minh, thì pháp giới cùng thân tâm sáng suốt vô ngại như ngọc lưu ly, nên có thể khiến cho những kẻ bất tín (A-diên-ca) ngu ngốc, u mê, xa lìa ngu ám.

Mười hai là, do viên dung các căn hình, trở về tánh nghe, vẫn an trú nơi đạo tràng bất động mà khắp vào các thế gian, tuy không hủy hoại thế giới, mà thường hiện làm Pháp vương tử bên mỗi đức Phật, để cúng dường 10 phương Như Lai nhiều như số vi trần. Vậy nên có thể khiến cho cả pháp giới những chúng sanh không con, muốn cầu con trai thì đặng sanh con trai phước đức trí huệ.

Mười ba là, do sáu căn viên mãn thông suốt, sáng tối không hai, trùm hiện mười phương thế giới trong đại viên cảnh Không Như lai tạng, vâng lãnh pháp môn thâm diệu bí mật của mười phương Như Lai, số như vi trần không hề thiếu sót, nên có thể khiến trong pháp giới những chúng sanh muốn cầu con gái, được sanh con gái, tướng tốt đoan chánh ; phước đức dịu dàng, mọi người đều yêu kính.

Mười bốn là, các vị Pháp vương tử (Bồ-tát) ước số 62 hằng sa, hiện ở thế giới, trong Tam thiên Đại thiên thế giới gồm có trăm ức mặt trời, mặt trăng nay đều là những vị tu hành Chánh pháp, chỉ bày mô phạm giáo hóa chúng sanh, tuỳ thuận chúng sanh mỗi vị có những phương tiện trí huệ không đồng.

Do con tu tập nhĩ môn viên thông, phát minh diệu tánh, thân tâm vi diệu bao trùm khắp pháp giới, nên có thể khiến cho chúng sanh trì niệm danh hiệu của con cùng chúng sanh trì niệm danh hiệu của 62 hằng hà sa số vị Pháp vương tử đó, phước đức của hai bên bằng nhau không khác.

Bạch Thế Tôn, một danh hiệu của con mà cùng với nhiều danh hiệu kia không khác, ấy là bởi con tu tập chứng đặng Chơn viên thông vậy.

Ấy gọi là 14 sức thí vô úy, đem phước lực thí cho khắp cả chúng sanh.
Bạch Thế Tôn, lại do con tu nhĩ căn viên thông, chứng đạo vô thượng, nên thành đặng bốn món diệu đức không thể nghĩ nghì, chẳng dụng ý mà tự nhiên thành tựu.

BỐN MÓN DIỆU ĐỨC

Một là, do con đầu tiên chứng được văn tánh vi diệu, tánh ấy rất tinh minh, thoát ngoài năng văn sở văn, không bị sự thấy, nghe, hiểu biết phân cách mà dùng thành một tánh bản giác thanh tịnh viên mãn, nên con có thể hiện ra rất nhiều hình dung tốt đẹp, nói ra không lường thần chú bí mật : Hoặc hiện một đầu, ba đầu cho đến 84.000 tay kiết ấn ; hoặc hiện hai mắt, ba mắt cho đến 84.000 con mắt trong sáng. Những hình dung ấy hoặc từ có, oai có, định có, huệ có để cứu độ chúng sanh không chút gì ngăn ngại.

Hai là, do con tu tập văn, tư, tu, tam muội, thoát khỏi sáu trần không còn trở ngại, ví như tiếng thâu qua vách, cho nên con hay hiện mỗi mỗi hình dung, tụng mỗi mỗi bài chú, mà hình dung và bài chú ấy đều đem bố thí sức vô úy cho chúng sanh, nhân đó mười phương quốc độ đều gọi con là Bố thí Vô úy.

Ba là, do con tu tập nhĩ căn được thanh tịnh viên thông, nên hễ qua thế giới nào thì đều khiến chúng sanh ở đó xả thân mạng, tài bảo đó để cầu con thương xót.

Bốn là, do con chứng được Phật tâm rốt ráo, nên có thể đem các món trân bảo cúng dường mười phương Như Lai và chúng sanh trong pháp giới lục đạo, cầu vợ được vợ, cầu con được con, cầu tam muội được tam muội, cầu sống lâu được sống lâu, cho đến cầu Đại Niết-bàn được Đại Niết-bàn.

Nay Phật hỏi viên thông thì con do tu tập Nhĩ môn, được tam muội viên chiếu, tâm duyên các pháp một cách tự tại, nhân nhập tánh lưu, chứng Tam-ma-địa thành tựu Bồ-đề ấy là thứ nhất.
Bạch Thế Tôn, đức Phật kia tán thán con khéo đặng pháp môn viên thông, nên trong đại hội của Ngài con đặng thọ ký tên là Quán Thế Âm. Do con quán nghe cả mười phương đều viên minh, cho nên có danh hiệu Quán Âm khắp các thế giới.

II. ĐẠI Ý NHĨ CĂN VIÊN THÔNG

Viên thông nghĩa là viên mãn dung thông. Bản tánh của muôn sự muôn vật vốn là viên mãn dung thông, chơn như bình đẳng. Bất cứ từ một vật nào mà chứng được bản tánh đó cũng đều gọi là chứng viên thông.

Bồ-tát Quán Thế Âm, một danh hiệu ấy đã phổ biến khắp cả mười phương, muôn loài, chẳng mấy ai mà chẳng nghe chẳng biết ; như thế cũng đủ tỏ tâm đại từ bi, đức cứu độ của Bồ-tát lớn lao biết chừng nào !

Nhưng sao lại gọi bằng danh hiệu Quán Thế Âm ? Ở nơi chúng sanh thì biết đặng tiếng tăm là do nghe, biết đặng màu sắc là do thấy v.v... đã thành một định lệ không thể chuyển đổi qua cách khác lạ nghe sắc hay thấy tiếng được.

Trái lại, Bồ-tát tu hành cũng đồng trong sự nghe tiếng đó mà không chiều theo thanh trần giả dối, vọng tưởng đảo điên, không để tâm bị hôn mê theo căn và cảnh, mà chỉ chú tâm suy tầm tánh nghe chơn thật, không sanh diệt, viên chiếu mười phương, lúc ngủ chũng như lúc thức, khi động cũng như khi tĩnh, chẳng có lúc nào gián đoạn tính nghe, cho nên không một tiếng gì mà không tỏ rõ.

Tiếng của muôn loài từ ngàn phương đưa đến đều hiện bày trong tâm trí viên minh của Bồ-tát và hợp với trí ấy còn có nguyện lực đại bi, cho nên trong mười phương hễ có chúng sanh nào nhứt tâm niệm danh hiệu Bồ-tát thời Bồ-tát liền quán biết, quán biết thì liền giải thoát, lẽ cảm ứng tự nhiên không thể nghĩ nghì.

Nếu xét kỸ chỗ nhân địa tu hành của các vị Bồ-tát, thì đều phải phát tâm Bồ-đề, tu theo Phật giáo trải qua sự nghe học Phật pháp, rồi sự suy nghĩ, tu tập, vậy sau mới đầu đủ căn bản trí, hậu đắc trí mà chứng thành quả vị diệu giác, Ngài Quán Thế Âm Bồ-tát cũng thế. Nhưng có khác chăng là chỉ khác nơi pháp môn phương tiện mà thôi.

Hai mươi bốn vị Thánh trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, mỗi vị do mỗi pháp môn mà tu chứng viên thông. Ở đây Ngài Quán Thế Âm do tu nhĩ căn mà chứng ngộ. Trong sự tu hành này, trước hết ly trần, rồi thoát căn, rồi tận giác, rồi diệt không mà sau chơn tánh tịch diệt của Như Lai tạng mới đặng hoàn toàn hiện rõ.

Tóm lại, từ mới khởi công phu tu tập đến đây, trước do thô sau mới đến tế, nhưng cũng đều ở trong tướng sanh diệt cả. Như tướng động tịnh của cảnh trần diệt thì căn năng văn sanh, văn căn diệt thì giác huệ sanh, giác huệ diệt thì không tướng sanh, mà Như Lai tạng tánh hay Niết-bàn diệu tâm thì không phải là tướng sanh diệt ấy, cho nên khi năng không, sở không, ngã không, pháp không rồi mà tướng hai không ấy cũng không nữa mới hiển hiện tánh chơn tịch diệt của Như Lai tạng một cách đầy đủ.

Thật ra, tánh chơn tịch diệt là đồng thể của chúng sanh và Phật, chư Phật thì thường an trú trong tánh ấy, Bồ-tát thì chứng nhập tánh ấy mà chúng sanh thì mê lầm tánh ấy. Nhưng vì là đồng thể cho nên đến khi Bồ-tát chứng được thì liền phát sanh diệu dụng thù thắng và nói rộng ra là được 32 ứng thân, 14 món vô úy, 4 món diệu dụng bất tư nghì, mà nói tóm lại thì có 2 món thù thắng :

Một là được Từ lực đồng với chư Phật, và hai là Tâm Bi ngưỡng đồng với chúng sanh. Vì chứng bốn giác tâm cùng Phật đồng thể nên hay đồng một từ lực, vì chứng bốn giác tâm cùng chúng sanh đồng thể nên hay đồng một bi ngưỡng. Cho hay từ lực do tâm bổn giác huân tập, thành Phật do đó, độ sanh do đó, mà Bồ-tát thành tựu 32 ứng thân khắp các căn cơ để giáo hóa cũng do đó vậy.

32 ỨNG THÂN

1. Hiện thân Phật đà để nói pháp viên đốn Phật thừa, giáo hóa hạng người tu Bồ-tát mà chơn trí vô lậu chưa hoàn toàn pháp hiện, tuy đã nhập Tam-ma-địa rồi nhưng chưa phải hết tu.

2. Hiện thân Độc giác nói pháp tịch tĩnh cho hạng ngườ tu hạnh Độc giác tự ngộ theo lý nhân duyên.

3. Hiện thân Duyên giác nói pháp Thập nhị nhân duyên lưu chuyển và hoàn diệt, để giáo hóa hàng hữu học
có tâm mong đoạn trừ 12 nhân duyên để thoát khỏi sự sanh tử luân hồi trong ba cõi.

4. Hiện thân Thanh văn nói pháp sanh diệt Tứ đế, Vô sanh Tứ đế, Vô lượng Tứ đế, Vô tác Tứ đế, để giáo hóa hàng hữu học có tâm mong cầu chứng tánh Chơn không của Tứ đế nhập tịch diệt Niết-bàn.

5. Hiện thâm Phạm vương nói pháp ly dục cho những chúng sanh trông mong được thân tâm trong sạch không phạm đến ngũ dục.

6. Hiện thân trời Đế-thích nói pháp Thập thiện cho những người muốn làm chủ, thống lãnh Chư thiên.

7. Hiện thân trời Tự-tại hay Tha-hóa-tự-tại thiên ở chót cõi Dục để nói pháp cho những chúng sanh muốn có thần thông tự tại đi khắp mười phương.

8. Hiện thân trời Đại-tự-tại hay Ma-hê-thủ-la-thiên ở chót cõi Sắc để nói pháp giáo hóa cho những chúng sanh muốn có thần thông bay đi giữa hư không, chẵng bị chướng ngại.

9. Hiện thân Đại tướng quân hay Vi-đà-thiên-tướng, (thần tướng của Đế-thích), để nói pháp giáo hóa cho những chúng sanh có tâm muốn thống lãnh quỉ thần, cứu hộ các quốc độ.

10. Hiện thân Tứ-thiên-vương để nói pháp giáo hóa cho những chúng sanh có tâm thống trị bảo hộ chúng sanh.

11. Hiện thân Thái tử của Tứ-thiên-vương để nói pháp giáo hóa cho những chúng sanh ưa sanh ở Thiên cung, sai sử tất cả quỉ thần.
Bảy ứng thân trên (từ 5 - 11) đều hiện về cõi trời. Các cõi trời trong Dục giới phần nhiều đều lấy pháp Thập thiện làm căn bản, rồi tùy theo chỗ Thập thiện hơn kém mà cảm báo thân khác nhau, nên Bồ-tát cũng tùy đó nói pháp Thập thiện sâu cạn để giáo hóa.

12. Hiện thân Quốc vương để đem ngũ giới, Thập thiệp giáo hóa cho các chúng sanh muốn tạo nhân lành để được phúc báo an lạc.

13. Hiện thân Trưởng giả đủ tài, đủ trí, đủ đức, giào sanh vị cả, trên chuộng dưới yêu, để giáo hóa cho các chúng sanh muốn làm chủ tể trong các dòng họ sanh quý, mọi người kính vì.

14. Hiện thân cư sĩ, chánh tín Tam Bảo, thanh tịnh tu hành, để giáo hóa chúng sanh muốn sống một đời sống trong sạch không tham trước.

15. Hiện thân Tể quan đại thần tài đức liêm chính để giáo hóa chúng sanh muốn quả quản trị pháp đóan việc xóm làng, cõi nước theo Chánh pháp.

16. Hiện thân Bà-la-môn thông minh phạm hạnh để giáo hóa chúng sanh ưa thuật số, đạo học, bỏ tánh kiêu mạn.

17. Hiện thân vị Tỳ-kheo giữ trọn oai nghi, giới luật để giáo hóa các hàng nam tử có tâm xuất gia giữ giới.

18. Hiện thân Tỳ-kheo-ni giới luật thanh tịnh, để giáo hóa các hàng nữ nhơn có chí muốn xuất gia giữ giới.

19. Hiện thân Ưu-ba-tắt, để giáo hóa các hàng nam tử pháp tâm quy y thọ năm giới.

20. Hiện thân Ưu-bà-di, để giáo hóa các hàng con gái phát tâm quy y thọ năm giới.

21. Hiện thân hậu nhi, mạng phụ v.v... đoan trang nết đức, để giáo hóa các người con gái rèn luyện việc nội chánh, giúp nhà lợi nước.

22. Hiện thân kẻ đồng nam (người đàn ông không phạm vào sự dâm dục), để giáo hóa các chúng sanh từ nhỏ đến lớn không phạm dâm sự, xu hướng pháp xuất thế.

23. Hiện thân người đồng nữ (người đàn bà không phạm vào sự dâm dục), để giáo hóa các người con gái có chí tu hành, không ưng sự giá thú dâm bạo.
Mười hai ứng thân trên đây (12 - 23) đều hiện trong cõi người. Hoặc làm người thế gian, hoặc làm tại gia Phật tử, hoặc xuất gia Phật tử để tùy cơ giáo hóa khiến các chúng sanh ấy hiện tại trọn nên các sự lợi lạc, tương lai thành tựu đạo Bồ-đề.

24. Hiện thân Trời, để nói pháp xuất ly dạy các hàng Chư thiên có tâm mong thoát khỏi loài trời. Bởi vì phúc báo Chư thiên còn ở trong vòng sanh tử hữu lậu, tâm nhơn ngã chưa dứt, mê chấp còn nhiều, tham dục đương nặng, chưa khỏi sự thống khổ đối đầu, nên rất đáng nhàm chán.

25. Hiện thân loài Rồng, để khuyến hóa các loài Rồng muốn thoát khỏi quả báo thân Rồng nhiều thống khổ.

26. Hiện thân quỷ Dược-xoa, để khuyến hóa các loài Dược-xoa thoát khỏi quả báo Dược-xoa nhiều thống khổ.

27. Hiện thân quỷ Càn-thát-bà, để khuyến hóa các hàng Càn-thát-bà muống thoát khỏi quả báo Càn-thát-bà thống khổ.

28. Hiện thân thần A-tu-la, để khuyến hóa những A-tu-la muốn thoát khỏi quả báo A-tu-la thống khổ.

29. Hiện thân thần Cẩn-na-la, để khuyến hóa những Cẩn-na-la muốn thoát khỏi quả báo Cẩn-na-la thống khổ.

30. Hiện thân thần Ma-hê-la-già, để khuyến hóa những Ma-hê-la-già muốn thoát khỏi quả báo Ma-hê-la-già thống khổ.

31. Hiện thân người, để giáo hóa phép tu nhân đạo cho những kẻ muốn giữ mãi thân người, không bị chuyển sanh qua thân cõi khác, vì ở nhân đạo vui khổ đồng đều, trong tương lai lại dễ gặp Phật pháp nên dễ tu hành.

32. Hiện thân phi nhân hoặc loài hữu tướng, vô tướng, hữu hình, vô hình, để giáo hóa chúng ấy thoát khỏi quả báo ở các loài ấy.

Chín loại ứng thân Trời, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Khẩn-na-la, Ma-hê-la-già, Người và phi nhân... là Bồ-tát tùy theo các loài trời hay không phải trời, người hay tương tự người mà hiện đủ thân trong các loài ấy, giáo hóa họ đặng thoát các báo thân thống khổ.

Chúng sanh đương ở trong mê mờ, tùy nghiệp chuyển các nào thì chịu cách nấy, nếu không nhờ Bồ-tát hiện thân giáo hóa, chuyển đổi nghiệp nhân, thì khó bề thoát khổ mà hưởng sự an vui theo ý muốn.
Vì thế mà Bồ-tát ứng hiện 32 thân khắp các quốc độ, để giáo hóa không chút ngừng ngại, như ngọc Ma-ni hiện đủ các màu sắc mà vốn vô tâm không lay động.

Lại chư Phật và chúng sanh giác tâm vốn đồng, mà chúng sanh thì bị hành tướng cách ngại, cảnh giới xao ly, chấp huyễn thân làm thật thân, chấp vọng cảnh làm chơn cảnh, nên mới có mọi điều lo sợ.

Trái lại, Bồ-tát đã hiệp tánh bản diệu giác tâm, thấy muốn loài đồng một thể tánh tâm nguyên, đồng một thân tâm, không có loài nào khác ngoài, không có cảnh chi khác, tự mình thanh tịnh không còn vọng tưởng, diệt hết tập khí sát, đạo, dâm, vọng. nên có thể khiến các chúng sanh dầu lâm cảnh hoạn nạn mà nhớ đến danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm, tức khắc tâm ấy liền đồng với tâm trở thành từ bi tâm, xoay cảnh tai nạn thành ra cảnh an lạc, ấy là Bồ-tát đem công đức vô úy thí cho mười phương chúng sanh, đó là 14 món vô úy.

14 MÓN VÔ ÚY

Khiến chúng sanh khổ não, xưng danh Bồ-tát Quán Âm liền đặng giải thoát.
Khiến chúng sanh rủi vào lửa không bị lửa đốt.
Khiến chúng sanh rủi vào nước không bị chìm.
Khiến chúng sanh rủi vào chỗ quỷ không bị quỷ hại.
Khiến chúng sanh rủi gặp binh qua, đao trượng không bị đâm nát.

Khiến chúng sanh dẫu ở bên ác quỷ mà ác quỷ không trông thấy.
Khiến chúng sanh lỡ phạm cấm chết không bị gông xiềng kiềm hãm.
Khiến chúng sanh đi qua đường hiểm không bị giặc cướp.
Khiến chúng sanh đa dục được ly dục.
Khiến chúng sanh đa sân được ly sân.

Khiến chúng sanh đa si được ly si.
Khiến chúng sanh cầu con trai sanh con trai phước đức trí tuệ.
Khiến chúng sanh cầu con gái được sanh con gái nhu thuận.
Khiến chúng sanh chỉ niệm danh hiệu Bồ-tát mà phước ngang với người niệm vô số vô lượng danh hiệu Bồ-tát khác.

Tóm lại, 32 ứng thân là Bồ-tát cùng chư Phật đồng một từ lực ; 14 món vô úy là Bồ-tát cùng với chúng sanh đồng một tâm bi ngưỡng và tất cả đều do sức vô duyên từ của Bồ-tát mà thành tựu. Tuy vậy, nơi Bồ-tát thì do vô duyên từ mà tự nhiên ứng, nhưng nơi chúng sanh phải do tự lực thiên căn mới thành, thế nên với chúng sanh đã phát thiện căn thì liền có Bồ-tát hiện thân thuyết pháp. Với chúng sanh khổ nạn một lòng bi ngưỡng xưng danh thì liền cảm đến Bồ-tát thí đức vô úy. Một khi tự lực, tha lực đã viên mãn như vậy thì sự cảm ứng tất được rõ ràng.

Ngoài các diệu dụng nêu trên, ngài Quán Thế Âm còn chứng được bốn món diệu đức không thể nghĩ nghì, nghĩa là sau khi chứng được quả Vô thượng Bồ-đề, bi và trí đầy đủ thì tự nhiên không cần tâm niệm phân biệt nghĩ nghì mà vẫn thành tựu được phương tiện khéo léo độ sanh.

Do ngài Quán Thế Âm đã chứng đặng văn tánh viên diệu, lìa tánh thấy nghe hư vọng, trong tánh giác đồng thể thì một thân tức nhiều thân, nhiều thân tức một thân, nên tùy nghi hiện ra thân hình từ một đầu đến nhiều đầu, từ hai tay đến nhiều tay, từ hai mắt đến nhiều mắt, khi hiện dáng từ bi, khi hiện dáng oai hùng, khi hiện dáng thiền định, khi hiện dáng trí tuệ và nói ra vô lượng thần chú để cứu độ chúng sanh. Đó là điều bất tư nghì thứ nhất.

Hiện mỗi hình đọc mỗi mỗi bài chú, mà hình và chú ấy đều đem lại cho chúng sanh sức vô úy. Đó là điều bất tư nghì thứ hai.

Hay cảm đến chúng sanh, khiến họ xả bỏ thân mạng, tài sản cúng dường mà không sanh lòng tiếc nuối. Đó là điều bất tư nghì thứ ba.

Từ lực vô biên, thí tâm rộng lớn, Ngài Quán Thế Âm chẳng những cúng dường chư Phật mà còn bố thí khắp tất cả chúng sanh, cầu con thì đặng con, cầu vợ đặng vợ, cho đến cầu Đại Niết-bàn đặng Đại Niết-bàn. Đó là điều bất tư nghì thứ tư.

Như thế nên gọi Ngài là Quán Thế Âm, vì hay tầm thanh cứu khổ ; cũng gọi Ngài là Vị Thí Vô Úy, vì hay cứu vớt sự sợ hãi cho chúng sanh."
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
haaaaaaaaaaaa, nguoidien chỉ cần ngươi trích 1 câu trong đó mà nó giống với câu ngươi nói tầm bậy đó. Đừng có lấp liếm nữa. A di đà Phật!
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
haaaaaaaaaaaa, nguoidien chỉ cần ngươi trích 1 câu trong đó mà nó giống với câu ngươi nói tầm bậy đó. Đừng có lấp liếm nữa. A di đà Phật!

vẫn như thế, ta đọc hết tất cả mới gom lại được vài câu. Ông lại kêu ta đem một chút nước gião để pha vào nước cốt. Thật là ngu hết biết :D
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên