Bồ Tát

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<CENTER>Chương Tám
<B>BỒ TÁT</B>
<I>(Trích sách: Phật Pháp Căn Bản, tác giả: Minh Không,
Trung Tâm Magnolia, California xuất bản lần thứ hai tháng 6-2006, trang 162-169)</I></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bồ tát nguyên chữ là Bồ đề (giác) Tát đỏa (hữu tình, chúng sanh), có nghĩa là vị đã giác ngộ. Có hai bậc Bồ tát:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">1. Những vị Bồ tát đã giác ngộ, không còn bị vướng trong vòng sinh tử luân hồi, nhưng do hạnh nguyện vẫn trở lại cõi Ta bà để hướng dẫn chúng sanh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">2. Những người đang đi trên con đường Bồ tát đại, tu học và thực tập Bồ tát hạnh để tiến đến quả vị Bồ tát, tạm gọi là "tu sinh Bồ tát".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ở đây sẽ bàn về tu sinh Bồ tát.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nếu nói rằng mục đích ta tu hành là để giải thoát cho riêng mình thì nghe không được ổn, vì không phải riêng vì chúng ta mà tất cả chúng sanh đều muốn xa lánh khổ đau và mong cầu hạnh phúc. Vả lại ta đã sanh tử trải qua vô lượng kiếp ở cõi Ta bà thì tất cả chúng sanh hầu như ai cũng đã từng là người thân của ta trong một hoặc nhiều kiếp. Bởi thế, ta không thể bỏ mặc chúng sanh và chỉ lo giải thoát cho riêng mình. Đó là lý do chính hành giả chọn Bồ tát đạo.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đặc điểm nổi bậc của Bồ tát đạo là lấy chúng sanh làm đối tượng để tu tập, nghĩa là hành giả - tu sinh Bồ tát - phát nguyện tu tập vì chúng sanh, để lợi lạc cho chúng sanh. Nói cách khác hành giả tu hạnh Bồ tát phải lấy thế gian làm đối tượng, vì ngoài chúng sanh, ngoài thế gian ra, không ai có thể thành tựu quả vị Phật hoặc Bồ tát. Tuy nhiên ta không thể làm lợi ích gì cho chúng sanh được nếu không có đủ khả năng, cũng như nếu không biết bơi thì đành chịu bất lực đứng ở bờ sông nhìn kẻ bất hạnh bị dòng nước cuốn đi mặc dù có ý muốn cứu vớt họ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bồ tát đạo đòi hỏi động cơ đúng đắn khi bước vào con đường tu hành là trước hết phát Bồ đề tâm, tức là phát nguyện cầu Phật quả viên mãn để tự lợi (giải thoát cho mình) và lợi tha (sau đó mới lợi lạc cho chúng sanh). Và sau đó hành sáu hạnh Ba la mật, pháp tu của tu sinh. Bồ tát. <I>(Có nơi nói đến mười pháp Ba la mật, tức là Lục độ Ba la mật và phương tiện thiện xảo, nguyện, lực, trí huệ bản nguyện. Bốn Ba la mật sáu cùng là theo hệ thống Tây Tạng)</I>.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) <B>Phát Bồ Đề Tâm</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phát Bồ đề tâm nghĩa là phát nguyện tu hành trở thành Phật, vị toàn giác, để việc cứu giúp chúng sanh được hữu hiệu tối đa. Bồ đề tâm đòi hỏi và cũng sẽ phát triểm tâm Xả, Từ và Bi; đây là ba tâm đối trị ba độc Tham, Sân, Si.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tâm Xả là tâm bình đẳng, nhìn thấy ta cũng như tất cả chúng sanh đều như nhau không khác, ở chỗ không một ai mà không bị bệnh phiền não (Tham, sân, si) trói buộc, vì nếu không vậy thì họ đã không có mặt ở cõi Ta bà. Một điểm tương đồng nữa là chẳng một ai muốn lãnh chịu khổ đau, trong khi đó chẳng mấy ai mà không mong cầu hạnh phúc.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phải có tâm Xả vì chúng sanh bình đẳng trên phương diện là đều có khả năng thành Phật như nhau.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">- Nếu có tâm Xả, không phân biệt kẻ thân/sơ hoặc người/thú, thì mới dễ phát triển tâm Từ - lòng thương yêu muốn mang lại hạnh phúc cho chúng sanh.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">- Khi đặt mình vào hoàn cảnh của chúng sanh khác, ta mới thông cảm được phần nào tâm trạng của họ. Sự thông cảm này cộng với tâm Xả và tâm Từ là những yếu tố để phát triển tâm Bi - lòng bi mẫn thương xót muốn giải cứu chúng sanh khỏi cảnh khổ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngoài ra, Bồ đề tâm ở ý nghĩa tuyệt đối chính là tánh Không.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Có một yếu tố ta cần nghiệm xét. Con người ta thói thường chỉ lo cho thân mình mà ít khi quan tâm đến người khác. Nhưng trái với thế tục, người tu hành hoặc những người có lương tâm làm việc gì cho mình thì có thể không tận tâm, nhưng nếu làm cho người khác hoặc cho người thân thì tâm lý chung là, có thể vì lòng thương yêu người thân của mình hoặc vì sự quan tâm đến người khác, ta sẽ muốn và gắng sức hoàn tất công việc một cách kỹ lưỡng, chu đáo. Chẳng hạn như trường hợp những sinh viên chăm chỉ học hành mong đỗ đạt để làm hài lòng bố mẹ. Tương tự, nếu tu hành để giải thoát cho chính mình thì phần nhiều chúng ta dễ lâm vào tình trạng lười biếng, giải đãi, khó lòng kiểm soát được. Nhưng vì đã biết sự liên hệ mật thiết giữa mình và chúng nên nên tu sinh Bồ tát (người tu hành chính chắn đương nhiên phải có lương tâm) không thể buông thả biếng nhác được, mà ngược lại vị tu sinh Bồ tát sẽ nỗ lực tinh tấn tu tập mong sớm cứu độ chúng sanh đang trầm luân trong biển khổ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">"Cứu độ" không có nghĩa là chở, cõng chúng sanh ra khỏi dòng sanh tử. Trải qua vô lượng kiếp trôi lăn trong bể khổ, cho đến bây giờ chúng ta vẫn quanh quẩn ở đây, đám mây vô minh vẫn dày đặc, chẳng có vị Phật hoặc Bồ tát nào dẹp hộ chúng ta đám mây đó, hoặc chở cõng chúng ta ra khỏi cõi Ta bà, họ chỉ có thể hướng dẫn, chỉ cho chúng sanh con đường để đi. Cho nên khi nói tu hạnh Bồ tát để "độ" chúng sanh, ta nêu hiểu rằng muốn thực hiện công việc này cốt yếu là ta phải có khả năng, tức là phải "tự độ" trước. Và đừng quên rằng, chúng ta cũng là "chúng sanh" đang bị dòng thác sanh tử cuốn trôi không làm sao cưỡng lại được. Bởi vậy lấy thế gian, chúng sanh làm đối tượng tu hành chỉ là một phương tiện tâm lý; vì <B>không phải là tu sinh Bồ tát độ thế gian mà phải nó ngược lại là để nhờ thế gian độ tu sinh Bồ tát</B>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cũng theo luật duyên khởi, tất cả các chúng sanh trong trời đất đều có sự tương quan với nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp nương tựa lẫn nhau để sinh tồn, cho nên nói là cứu giúp chúng sanh tức là tự cứu giúp chính mình vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) <B>Sáu hạnh Ba la mật</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sáu hạnh Ba la mật gồm có: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Định và Huệ. Tu sinh Bồ tát cần phải trang bị đầy đủ cả Phước lẫn Huệ - phát triển Định và Huệ là tu Huệ, phát triển Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục là tu Phước.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ba la mật nghĩa là toàn hảo hoặc vượt qua bờ bên kia (độ), vượt từ bờ Mê qua bến Giác, chuyển từ vô minh đến Niết bàn. Sáu Ba la mật là sáu pháp (hạnh) dùng làm phương tiện để vượt qua bờ bên kia, nhưng lại phải dựa vào chúng sanh, thế gian để thực hành. Và điểm quan trọng cần được nêu lên ở đây là khi thực hành năm hạnh Ba la mật: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, định, bắt buộc phải có sự hiện diện của Huệ Ba la mật, vì nếu không thì bố thí, trì giới..., định sẽ chỉ là bố thí, trí giới,... định theo nghĩa thế tục và chỉ tạo phước thế gian, không đúng với nghĩa Bồ tát và hạnh Ba la mật, và như thế sẽ không phát triển được trí huệ.
<P style="TEXT-INDENT: 66pt; TEXT-ALIGN: justify">a. <B>Bố Thí</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bố thí có các loại: tài thí (vật chất của cải), vô úy thí (niềm an vui khỏi lo sợ) và Pháp thí (hướng dẫn tâm linh).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Có thể việc bố thí mang lại lợi lạc và hạnh phúc cho chúng sanh, nhưng xét theo luật nhân quả ta sẽ thấy có những khía cạnh khác. Luật nhân quả bảo đảm rằng không có gì bỗng nhiên mất đi hoặc có được mà không có nguyên do, theo lẽ đó nếu không có sẵn phước thì vì lý do này hay lý do khác người nhận sẽ không thể nhận được quà bố thí của người cho. Nếu người nhận kém phước thì sẽ chỉ nhận được một phần, còn vô phước thì sẽ không được gì cả. Thí dụ khi ta gởi quà về Việt Nam cho thân nhân bạn bè, không phải là tất cả ai cũng nhận được đầy đủ, mà ta thấy rõ là có người nhận được đầy đủ, có người nhận được một phần món quà, có người chẳng nhận được gì cả - đó là tùy theo phước của mỗi cá nhân. "Phước" có nghĩa là những việc tốt đẹp đã từng làm trước đây mà có lợi lạc cho người khác, trong trường hợp này phước của người nhận là những việc bố thí họ đã từng gây tạo trong quá khứ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vậy người nhận chỉ nhận lãnh lại phước mà họ đã từng gieo, và người bố thí thật ra đang tạo phước cho chính họ sau này. Thế thì chỉ có hiện tượng bố thí, người cho và kẻ nhận, chứ không thật sự có việc bố thí.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhờ bố thí, tu sinh Bồ tát sẽ giảm trừ được tâm Tham và đấy cũng là dịp để tạo phước, vị tu sinh Bồ tát có thể phát triển trí huệ trong khi bố thí bằng cách chú ý quan sát cái tâm, thiện hay bất thiện, trước khi bố thí, trong khi bố thì và sau khi bố thí - có so đo trước khi bố thí hay không, có cầu mong đền đáp hay không, có hối hận sau khi bố thí hay không, thái độ có ân cần hay không v.v... Nhân quả sẽ ra sao, thí dụ, khi bố thí tâm trạng của tu sinh Bồ tát như thế nào (nhân) thì sẽ dẫn đến quả Bồ tát. Và tu sinh Bồ tát quán tánh Không của người cho, việc bố thí và kẻ nhận.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thực hành tâm hạnh bố thí không phải để cải thiện thế gian, dẹp sạch nạn nghèo đó, mà là để tu sinh Bồ tát quen thuộc với tâm Xả để sẵn sàng buông bỏ những gì đang có - thân thể, tài sản, kể cả công đức (hồi hướng là cách bố thí công đức). Và bố thí cũng là một cách để đền đáp công ơn của những người có thể đã từng là ân nhân của ta trong kiếp quá khứ. Đồng thời, ba tâm Xả, Từ và Bi sẽ tăng trưởng vì nếu thiếu tâm bình đẳng (Xả) và lòng thương xót thì việc bố thí sẽ khó lòng thực hiện.
<P style="TEXT-INDENT: 66pt; TEXT-ALIGN: justify">b. <B>Trì Giới</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nghĩa là cảnh giác, ngăn chận và xả bỏ những hành vi thân, ngữ, ý bất thiện.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tu sinh Bồ tát trì giới ở cấp độ <B>thô</B>, chẳng hạn như tránh hành hung hoặc sỉ nhục kẻ khác qua thân và ngữ, tức là không làm hại kẻ khác, không làm họ tổn thương, không khơi động làm sinh khởi tâm thù hận của họ. Điều này được hiểu rộng ra là qua sự trí giới, tu sinh Bồ tát mang lại sự vô úy và an lạc cho kẻ khác.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chỉ vì bám víu vào thân thể, bảo vệ quan kiến của mình và muốn nâng cao cái <I>tôi</I> lên, nên phát sinh tâm tham, sân, si, tuy lúc đó chưa làm hại ai những ngay khi tâm tham, sân, si mới móng khởi trong tâm có nghĩa là đã phạm luật rồi. Bởi vậy, tu sinh Bồ tát ở cấp độ <B>tế</B> bằng cách xả bỏ cái <I>tôi</I>, thân tôi, thiên kiến của tôi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngoài ra, thái độ, oai nghi, cử chỉ của mình do thiếu kiểm soát cũng có thể gây ra sự phiền lòng, bực bội cho kẻ khác, nên không phải là tu sinh Bồ tát chỉ phải giữ năm giới luật căn bản là đủ, mà thái độ hòa ái và sự quan tâm đối với những người xung quanh cũng là một hình thức trì giới. Chẳng những vậy, tu sinh Bồ tát sẽ phạm giới "si" nếu không tỉnh thức trong các động cơ và hành vi của mình ngay cả những lúc không có ai bên cạnh.
<P style="TEXT-INDENT: 66pt; TEXT-ALIGN: justify">c. <B>Nhẫn Nhục</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong thuận cảnh, tu sinh Bồ tát không lấy lời khen hoặc sự thành công là vui sướng, và gặp nghịch cảnh, những sự khó khăn hoặc thất bại không là tu sinh Bồ tát bất mãn. Có sự bất mãn hay vui sướng là do sự đánh giá sự vật qua cái nhìn sai lầm cùng với cái <I>tôi</I> chủ động, cộng với sự thiếu kiên nhẫn và kém chịu đựng. Thiếu kiên nhẫn và kém chịu dựng chính là tâm Sân, bởi vậy tu sinh Bồ tát thực hành hạnh nhẫn nhục, cũng là đẻ giảm trừ tâm Sân.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trước hết là những vấn đề đơn giản như nóng lạnh, mưa gió, bệnh hoạn, v.v... chúng cũng là những đề tài để tu sinh Bồ tát thực hành hạnh nhẫn nhục.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng sanh thiếu hiểu biết về luật nhân quả và các định luật khác, nên khi gặp chuyện thì thói thường là lấy oán báo oán, dĩ nhiên cách thức giải quyết vấn đề như vậy sẽ chỉ làm hận thù chồng chất thêm lên - đó không phải là cách hành xử của tu sinh Bồ tát. Tu sinh Bồ tát phải tránh gây tạo ác nghiệp cho mình và kẻ khác, bởi vậy tu hạnh nhẫn nhục để lợi lạc cho mình và chúng sanh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhưng nhẫn nhục không có nghĩa là nghiến răng đè nén, chịu đựng sự bực bội đau khổ của mình. Song hành với nhẫn nhục cần phải có trí huệ - sự hiểu biết về các định luật Ta bà như nhân quả, vô thường..., phải có từ, bi, hỷ, xả, cùng với sự hiểu biết về những tai hại của sân hận, thiếu kiên nhẫn và những lợi ích của nhẫn nhục. Chính trí huệ này sẽ đối trị và làm tiêu tan sự bất mãn và tâm sân hận.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Muốn thực hành hạnh nhẫn nhục cho hữu hiệu, tu sinh Bồ tát cần cảnh giác đẻ nhận biết sự phản ứng sinh khởi ngay khi chạm mặt với nghịch cảnh, thuận cảnh, những sự trái ý, kẻ thù v.v..., và tu sinh Bồ tát dựa theo định luật để quán chiếu <I>(xem phần Thực Hành trong chương Tu Tập).</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bước đầu của vị tu sinh Bồ tát là phát bốn lời thệ nguyện sau đây:
<p style="padding-left: 56px;"><I>Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ.
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn
Phật pháp vô lượng thệ nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trên lý thuyết, thời gian tu hành để thành đạt Phật đạo vô thượng kéo dài gần như là vô tận, như vậy nếu không có đức tính kiên nhẫn phi thường thì không thể thành công được. Chúng sanh vô biên thì chắc chắn thì không bao giờ độ cho hết được, nhưng khi tu sinh Bồ tát phát nguyện sẵn sàng không quản ngại cứu độ hết thảy chúng sanh thì ý chí kiên nhẫn của tu sinh Bồ tát đang được bồi đắp, tăng cường lên vậy. Lấy đức tính kiên nhẫn phi thường này làm bạn đồng hành thì tu sinh Bồ tát mới có thể vững tiến trên con đường Bồ tát đạo, đoạn trừ được phiền não.
<P style="TEXT-INDENT: 66pt; TEXT-ALIGN: justify">d. <B>Tinh Tấn</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đi trên con đường tâm linh có nghĩa là lội ngược lại với dòng thường tình, bởi vậy sự mệt mỏi và tâm biếng nhác là mối đe dọa rất lớn, dễ làm ta thối chí trong việc tu hành. Tu sinh Bồ tát cần phải có hạnh tinh tấn - sự nỗ lực chuyên cần với tâm thích thú khi thực hành - để ngăn chận, không cho sự thoái chí xảy ra.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Có những lối để trợ giúp tu sinh Bồ tát tinh tấn:
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">- Quán chiếu những lợi ích của việc tu hành để gây tâm thích thú,
đây là cách tự sách tấn mình (thúc mình tấn tới).
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">- Quán chiếu những tai hại nếu để việc tu hành bị lui sụt, đây là cách tự cảnh giác mình.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">- Tự nhắc nhở những gì cần phải thành tựu bằng cách hàng này lập đi lập lại lời pát nguyện của mình.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">- Cố gắng duy trì đều đặn việc tu tập.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">- Cần phải luôn nhớ rằng mình có "trọng trách" tu hành để lợi lạc cho chúng sanh.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">- Hạnh tinh tấn bao gồm Tứ Chánh Cần, đã được bàn trong phần Chánh Tinh Tấn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Muốn thực hành các hạnh Ba la mật một cách liên tục và nghiêm túc, cần phải có hai yếu tố hỗ trợ, <B>chánh niệm</B> (tỉnh thức): một khía cạnh của chánh niệm là khả năng bám chặt và an trú trên đối tượng, tâm không rời không quên đối tượng; <B>cảnh giác</B>: tâm luôn luôn kiểm soát động cơ của các hành vi thân, ngữ, ý và canh phòng vấn đề rơi vào tình trạng trạo cử/hôn trầm.
<P style="TEXT-INDENT: 66pt; TEXT-ALIGN: justify">e. <B>Định</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trạng thái tâm hoàn toàn an trú trên đối tượng, tâm hoàn toàn trong vòng kiểm soát không bị giao động, và ô nhiễm tạm thời vắng mặt. Chướng ngại cho sự định tâm là tâm bám chấp sự việc thế gian, bởi vậy điều kiện tiên quyết là phát triển tâm Xả. Định đưa tâm vào trạng thái ổn định, không lăng xăng, và nó là dụng cụ cần thiết cho thiền Quán để phát triển trí huệ. <I>(Xem chương Tu Tập)</I>
<P style="TEXT-INDENT: 66pt; TEXT-ALIGN: justify">f. <B>Huệ</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trí huệ giải thoát, thấy thực tại <I>như nó là</I>, nhận biết vạn pháp vốn tánh Không. <I>(Xem các chương Vô Ngã và Tu Tập)</I>
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(3) <B>Kết Luận</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Có thể nói việc phát nguyện Bồ tát là một vấn đề tâm lý, hay phương tiện thiện xảo, thúc đẩy tu sinh Bồ tát tinh tấn nghiêm túc, và như vậy dẽ dễ kiềm chế để tình trạng thối thất xảy ra. Do đó, chẳng những đoạn đường tu hành sẽ được thâu ngắn và những khó khăn bị suy giảm, mà những biến chứng như tham cầu, ngã mạn v.v... sẽ được ngăn ngừa một cách hữu hiệu. Ngoài ra, lấy chúng sanh làm trọng tâm trong mọi hành vi thân, ngữ, ý có nghĩa là cái <I>tôi</I> là phần phụ, đứng ở đàng sau, ở dưới, bởi thế đặt chúng sanh lên trên cũng là một phương tiện để buông xả, làm tiêu mòn dần cái <I>tôi.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tánh Không được quan sát trong các hạnh Bồ thí, trì giới, nhẫn nhục để phát triển trí tuệ. Nói chung, cả sáu hạnh đều giúp tu sinh Bồ tát tích tụ cả hai loại phước và huệ. Riêng hạnh trì giới và nhẫn nhục chẳng qua là hình thức giữ giới để tu sinh Bồ tát tự bảo vệ lấy chính mình tránh gây tạo nghiệp. Nói tóm lại, thực hành Bồ tát đạo vừa tích lũy phước đức, vừa phát triển trí huệ, như vậy người được lợi lạc chính là tu sinh Bồ tát. Lấy chúng sanh/thế gian làm đối tượng, tu sinh Bồ tát hành sáu hạnh Ba la mật để tăng trưởng và nuôi dưỡng tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả, đoạn trừ tâm tham, sân, si, phát triển trí huệ giải thoát và thể nhập tánh Không.</P>
</span></span>
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(4) <B>Ba Mươi Bảy Pháp Hành Bồ Tát Đạo</B> <I>(37 Practices of Bodhisattvas)</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>Con đem thân, ngữ, ý chí tâm đảnh lễ vị đạo sư vô thượng và thủ hộ chú, ngài Quán Tự Tại Bồ tát. Trong khi quán chiếu sự bất lai bất khứ của vạn pháp, ngài chuyên tâm nỗ lực đem lại lợi lạc cho chúng sanh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chư Phật toàn giác, cội nguồn của tất cả sự an vui hạnh phúc, sinh khởi nhờ ở sự thành tựu các giáo lý tối thắng. Sự thành tựu này lại tùy thuộc vào sự hiểu biết về các pháp hành đạo, bởi vậy Ta (Gyelsay Togmay Sango) sẽ giảng giải về pháp hành Bồ tát đạo.</I><P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">1. <I><B>Nhờ duyên lành ta được thân người quý hiếm với đầy đủ sự tự do và may mắn, vậy hãy chuyên cần học hỏi (văn), suy tư (tư) và thiền quán (tu) bất kể ngày đêm để giải thoát cho chính mình và chúng sanh khỏi biển khổ cõi luân hồi - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Thân người rất khó được (xem chương Vấn Đáp), cơ hội gặp Phật pháp rất khó, được hoàn cảnh thuận tiện để tu học cũng rất khó. Do đó, ta phải ngày đêm chuyên cần văn, tư, tu.|
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">2. <I><B>Vì quyến luyến (tâm tham) người thân, ta bị khuấy động như sóng nước; vì hận ghét (tâm sân) kẻ thù, ta bị thiêu đốt như lửa cháy. Và trong bóng tối của sự hỗn độn (tâm si), ta không hiểu những gì cần nên làm và những gì không nên làm. Hãy rời bỏ quê cha đất tổ - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Tham và Sân làm tâm ta luôn luôn giao động phiền não. Si làm tâm ta mờ tối nên không nhận biết được hành động của ta, thường phát xuất từ động cơ tham, sân, si, sẽ gây ác và thiện nghiệp (cả hai đều là ràng buộc); đồng thời ta cũng không biết đường nào hướng đến giải thoát. Những gì là ta, thuộc về ta, là những cái cần phải xả bỏ vì chúng là nguyên nhân gây ra tham ái, sân hận và si mê.|
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">3. <I><B>Xa lánh đối tượng xấu ác, phiền não sẽ dần giảm thiểu. Gìn giữ không để thất niệm, các pháp thiện sẽ tự nhiên tăng trưởng. Với tâm trong sáng, hiểu biết và đức tin ở giáo lý sẽ phát triển. Hãy tu tập nơi thanh vắng - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Đối tượng xấu ác tạo điều kiện thuận lợi cho tham, sân, si phát khởi. Duy trì sự cảnh giác, tỉnh thức - chánh niệm - để ngăn ngừa những tai hại (tham, sân, si) và phát triển những tốt lành (từ, bi, hỷ xả, trí huệ). Không bị giao động, tâm sẽ trở nên trong sáng.|
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">4. <I><B>Thân bằng quyến thuộc lâu năm vẫn sẽ phải chia tay. Tài sản tạo dựng bằng mồ hôi nước mắt cũng sẽ phải bỏ lại. Thần thức khách trọ trong căn nhà thân xác, rồi sẽ phải ra đi. Đừng bám víu vào kiếp sống này - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Sự vật sanh diệt, hợp tan vì tất cả đều phải tuân theo luật vô thường, bởi thế không có gì sẽ thuộc về ta mãi mãi. Ngay cả thân xác là vật ta yêu quí nhất nhưng rồi đến lúc ta cũng sẽ phải bỏ lại.|
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">5. <I><B>Liên hệ với bạn xấu sẽ gia tăng tâm tham, sân, si và làm sút giảm sự học hỏi, suy tư và tu tập. Và họ sẽ làm tâm từ bi của ta thối thất. Hãy tránh xa bạn xấu - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|"Bạn xấu" ở đây nên được hiểu là <I>bạn thế tục</I>, nó bao hàm cả "bạn tốt" (thường chỉ "tốt" theo nghĩa thế tục) và tốt/xấu hay thiện/ác (đã bàn qua trong các chương trước), ít nhiều cả hai đều gây tổn hại cho tâm đạo của ta.|
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">6. <I><B>Nương cậy nơi bạn đạo, lỗi lầm của ta sẽ tiêu trừ và đức hạnh của ta sẽ viên mãn như trăng tròn. Hãy quý trọng các vị đạo sư hơn cả thân xác mình - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Chỉ có bạn đạo và các vị đạo sư mới có thể hướng dẫn ta biết cách bỏ con đường <I>tà</I> và đi theo con đường <I>chánh</I>. Có được thân người là quý hiếm, nhưng cơ hội gặp được đạo sư còn quý hiếm hơn gấp bội.|</span></span></P>
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">7. <I><B>Bị trói buộc trong ngục tù của luân hồi sanh tử, làm sao những vị trời phàm tục có thể mang lại sự hộ trì cho ta được? Bởi vậy có quy y thì hãy quy y nơi Tam Bảo (Phật, Pháp, Thánh Tăng - chân sư) nơi nương tựa chân chật - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Các tầng trời cao thấp vẫn chưa thoát ra khỏi cõi Ta bà, bởi vậy các vị trời cũng bị trói buộc trong ngục tù của luân hồi sanh tử và chìm đắm trong vô minh như chúng ta. Tôn thờ các vị thần tiên, các vị trời để cầu mong sự hộ trì hoặc ân phước từ họ chỉ gây thêm sự ràng buộc, không thể giải quyết được vấn đề. Tam Bảo chỉ cho ta con đường từ trong bóng tối (vô minh) ra chỗ ánh sáng (trí huệ), nhờ đó mới thoát khỏi ngục tù của luân hồi sanh tử (Ta bà - khổ). Bởi vậy chỉ có Tam Bảo là nơi nương tựa chân thật.|
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">8. <I><B>Đấng Điều ngự Trượng phu từng nói tất cả những nỗi thống khổ không thể tả trong ba đường ác (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh) đều là hậu quả của ác nghiệp. Bởi vậy dù có mất mạng, ta quyết không làm điều xấu ác - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Gây tạo ác nghiệp là do ta không giữ giới và hậu quả của nó là sự khổ đau không thể tả xiết. Bởi vậy thà mất mạng còn hơn là phá giới.|
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">9. <I><B>Như giọt sương trên đầu ngọn cỏ, lạc thú trong ba cõi (dục, sắc, vô sắc) chỉ thoảng trong thoáng chốc rồi tan biến. Hãy phấn đấu đạt đến trạng thái tối thượng vĩnh hằng giải thoát - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Chẳng có thú vui, hạnh phúc nào trên thế gian là bền vững, chân thật, hiểu rõ vô thường sẽ là động cơ thức đẩy ta nỗ lực tu hành.|
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">10. <I><B>Khi những bà mẹ từng thương yêu ta từ vô thủy đang bị khổ đau, thì hạnh phúc của riêng mình có lợi ích gì? Bởi vậy muốn cứu độ vô lượng chúng sanh phải đào luyện chí hướng vị tha - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Trải qua vô lượng kiếp, hầu như ai cũng từng là người mẹ đã thương yêu và chăm sóc ta bất kể khó nhọc. Ta không thể đành tâm chỉ lo cho hạnh phúc của riêng mình.|
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">11. <I><B>Tất cả khổ đau đều khởi sự ước muốn hạnh phúc cho riêng bản thân, trong khi chư Phật toàn giác xuất phát từ tâm vị tha. Bởi vậy hãy đánh đổi hạnh phúc của ta lấy sự khổ đau của chúnh sanh - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Hành động thân, ngữ, ý do ngã chủ động là nguyên nhân gây tạo nghiệp và cầu mong hạnh phúc cho riêng bản thân chỉ làm cho cái <I>ngã</I> tăng trưởng thêm. Theo luật nhân quả, ta chẳng thể gánh lấy nghiệp hay sự khổ đau cho một ai, tuy nhiên hành động phát xuất từ tâm vị tha sẽ làm cho cái ngã suy yếu, và như vậy chẳng những ta sẽ giảm bớt được việc tạo nghiệp mà còn dễ dàng tiến bước trên con đường đạo.|
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">12. <I><B>Mặc dù có kẻ vì lòng tham không cùng thúc đẩy hắn trộm cắp hoặc bảo kẻ khác chiếm đoạt hết tài sản của ta, hãy dâng hiến cho hắn thân xác, của cải và công đức ta góp nhặt được trong quá khứ, hiện tại và tương lai - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Khi bị trộm cướp, ta nên hiểu là chẳng có gì thật sự mất mát hay xui xẻo vì theo luật nhân quả, nếu ta không từng gây nghiệp thì ta không phải nhận lãnh hậu quả. Đồng thời kẻ trộm cũng từng là hiền mẫu của ta trong những kiếp trước nào đó, bởi vậy dâng hiến tất cả cho hắn là cơ hội để ta đền đáp công ơn to lớn này.| (<I>Lưu ý: Từ câu 12 đến 17, ta áp dụng các cách thức của pháp hành Bồ tát đạo trong những trường hợp <B>không thể tránh được</B> chứ không phải là ta khuyến khích và đề cao tội ác. Ta phải tránh khơi động tâm tham, sân, si của kẻ khác vì không khéo ta sẽ tạo cơ hội cho họ gây nghiệp. Những bài kệ này chủ yếu giúp chúng ta chuyển hóa tâm sân thành tâm từ bi.</I>)
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">13. <I><B>Mặc dù có kẻ muốn chém đầu ta trong khi ta không hề làm điều gì sai trái, hãy phát tâm từ bi thọ nhận tất cả tội ác của họ - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Nếu không có cách nào tránh khỏi bị bạo hành, ta quán xét những lý do sau đây:
<BR>-Theo luật nhân quả, ta đã từng tạo nghiệp này, và bây giờ phải trả ngiệp.
- Đáng thương cho kẻ hại ta vì họ đang tạo nghiệp ác, và cũng theo luật nhân quả họ sẽ phải nhận lãnh hậu quả như ta vậy.
- Ta sẵn sàng thọ nhận tội ác của kẻ hại ta, vì có thể họ đã từng là cha/mẹ của ta trong tiền kiếp.|
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">14. <I><B>Mặc dù có kẻ tuyên cáo cho cả ngàn thế giới những chuyện xấu xa về ta, ta hãy hoàn trả lại với tâm từ bi bằng cách tuyên dương những đức tính của họ - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Chẳng những ta không đếm xỉa đến tánh xấu ác của kẻ hại ta và đối xử ngược lại với tâm từ bi mà ta phải nên nhận biết những đức tính tốt của họ nữa.|
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">15. <I><B>Mặc dù có kẻ phỉ báng chế nhạo ta giữa công cộng, trước đám đông, hãy cúi lạy và tôn kính họ, xem họ như một vị đạo sư - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Ngoài việc ta phải trả nghiệp, những kẻ gây tổn hại cho ta lại là những người tạo phương tiện cho ta tu tập, bởi vậy họ chính là thầy của ta.|
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">16. <I><B>Mặc dù kẻ mà ta chăm sóc thương yêu như con xem ta như kẻ thù, hãy đối xử với họ như một bà mẹ hiều yêu thương đứa con bệnh hoạn - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Chắc chắn ta cũng đã từng là kẻ bất nhân như thế và có thể trong trường hợp này, ta đã từng gieo ân oán với họ. Dĩ nhiên nếu không vì vô minh (bệnh hoạn) thì chẳng ai lại hành xử như vậy.|
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">17. <I><B>Nếu có kẻ ngang hàng hoặc thấp kém hơn, chỉ vì kiêu mạn, lại đi dèm pha ta, hãy tôn kính đặt họ, như ta đặt vị tôn sư, lên đỉnh đầu - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">18. <I><B>Mặc dù sống trong nghèo khó và thường xuyên bị khinh miệt, cũng như mắc bệnh hiểm nghèo và bị tà ma quấy rối, nhưng ta không chút sờn lòng. Hãy gánh nhận tội ác và khổ đau của chúng sanh - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Sự nghèo khó, tật bệnh, bị khinh miệt, tai họa v.v... đều là những hậuquả của những việc xấu ác ta đã gây ra, bơi vậy ta phải can đảm nhận lãnh chứ không thể đổ thừa cho hoàn cảnh hoặc cho ai được.
<BR>Pháp Cho và Nhận (Tonglen = hứng chịu tội ác và khổ đau của chúng sanh và hoàn lại bằng hạnh phúc của mình) được các thầy Tây Tạng đặc biệt chú trọng vì nó rất hữu hiệu trong việc chuyển hóa tâm. Thí dụ khi bị bệnh, ta có thể quán như sau: mong rằng tật bệnh này sẽ tịnh hóa được tật bệnh của chúng sanh, như vậy không ai sẽ phải trải qua bệnh khổ như tôi, và mong cầu rằng tật bệnh của tôi sẽ đánh đổi lại hạnh phúc và sức khỏe của chúng sanh.|</P>
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">7. <I><B>Bị trói buộc trong ngục tù của luân hồi sanh tử, làm sao những vị trời phàm tục có thể mang lại sự hộ trì cho ta được? Bởi vậy có quy y thì hãy quy y nơi Tam Bảo (Phật, Pháp, Thánh Tăng - chân sư) nơi nương tựa chân chật - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Các tầng trời cao thấp vẫn chưa thoát ra khỏi cõi Ta bà, bởi vậy các vị trời cũng bị trói buộc trong ngục tù của luân hồi sanh tử và chìm đắm trong vô minh như chúng ta. Tôn thờ các vị thần tiên, các vị trời để cầu mong sự hộ trì hoặc ân phước từ họ chỉ gây thêm sự ràng buộc, không thể giải quyết được vấn đề. Tam Bảo chỉ cho ta con đường từ trong bóng tối (vô minh) ra chỗ ánh sáng (trí huệ), nhờ đó mới thoát khỏi ngục tù của luân hồi sanh tử (Ta bà - khổ). Bởi vậy chỉ có Tam Bảo là nơi nương tựa chân thật.|
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">8. <I><B>Đấng Điều ngự Trượng phu từng nói tất cả những nỗi thống khổ không thể tả trong ba đường ác (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh) đều là hậu quả của ác nghiệp. Bởi vậy dù có mất mạng, ta quyết không làm điều xấu ác - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Gây tạo ác nghiệp là do ta không giữ giới và hậu quả của nó là sự khổ đau không thể tả xiết. Bởi vậy thà mất mạng còn hơn là phá giới.|
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">9. <I><B>Như giọt sương trên đầu ngọn cỏ, lạc thú trong ba cõi (dục, sắc, vô sắc) chỉ thoảng trong thoáng chốc rồi tan biến. Hãy phấn đấu đạt đến trạng thái tối thượng vĩnh hằng giải thoát - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Chẳng có thú vui, hạnh phúc nào trên thế gian là bền vững, chân thật, hiểu rõ vô thường sẽ là động cơ thức đẩy ta nỗ lực tu hành.|
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">10. <I><B>Khi những bà mẹ từng thương yêu ta từ vô thủy đang bị khổ đau, thì hạnh phúc của riêng mình có lợi ích gì? Bởi vậy muốn cứu độ vô lượng chúng sanh phải đào luyện chí hướng vị tha - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Trải qua vô lượng kiếp, hầu như ai cũng từng là người mẹ đã thương yêu và chăm sóc ta bất kể khó nhọc. Ta không thể đành tâm chỉ lo cho hạnh phúc của riêng mình.|
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">11. <I><B>Tất cả khổ đau đều khởi sự ước muốn hạnh phúc cho riêng bản thân, trong khi chư Phật toàn giác xuất phát từ tâm vị tha. Bởi vậy hãy đánh đổi hạnh phúc của ta lấy sự khổ đau của chúnh sanh - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Hành động thân, ngữ, ý do ngã chủ động là nguyên nhân gây tạo nghiệp và cầu mong hạnh phúc cho riêng bản thân chỉ làm cho cái <I>ngã</I> tăng trưởng thêm. Theo luật nhân quả, ta chẳng thể gánh lấy nghiệp hay sự khổ đau cho một ai, tuy nhiên hành động phát xuất từ tâm vị tha sẽ làm cho cái ngã suy yếu, và như vậy chẳng những ta sẽ giảm bớt được việc tạo nghiệp mà còn dễ dàng tiến bước trên con đường đạo.|
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">12. <I><B>Mặc dù có kẻ vì lòng tham không cùng thúc đẩy hắn trộm cắp hoặc bảo kẻ khác chiếm đoạt hết tài sản của ta, hãy dâng hiến cho hắn thân xác, của cải và công đức ta góp nhặt được trong quá khứ, hiện tại và tương lai - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Khi bị trộm cướp, ta nên hiểu là chẳng có gì thật sự mất mát hay xui xẻo vì theo luật nhân quả, nếu ta không từng gây nghiệp thì ta không phải nhận lãnh hậu quả. Đồng thời kẻ trộm cũng từng là hiền mẫu của ta trong những kiếp trước nào đó, bởi vậy dâng hiến tất cả cho hắn là cơ hội để ta đền đáp công ơn to lớn này.| (<I>Lưu ý: Từ câu 12 đến 17, ta áp dụng các cách thức của pháp hành Bồ tát đạo trong những trường hợp <B>không thể tránh được</B> chứ không phải là ta khuyến khích và đề cao tội ác. Ta phải tránh khơi động tâm tham, sân, si của kẻ khác vì không khéo ta sẽ tạo cơ hội cho họ gây nghiệp. Những bài kệ này chủ yếu giúp chúng ta chuyển hóa tâm sân thành tâm từ bi.</I>)
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">13. <I><B>Mặc dù có kẻ muốn chém đầu ta trong khi ta không hề làm điều gì sai trái, hãy phát tâm từ bi thọ nhận tất cả tội ác của họ - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Nếu không có cách nào tránh khỏi bị bạo hành, ta quán xét những lý do sau đây:
<BR>-Theo luật nhân quả, ta đã từng tạo nghiệp này, và bây giờ phải trả ngiệp.
- Đáng thương cho kẻ hại ta vì họ đang tạo nghiệp ác, và cũng theo luật nhân quả họ sẽ phải nhận lãnh hậu quả như ta vậy.
- Ta sẵn sàng thọ nhận tội ác của kẻ hại ta, vì có thể họ đã từng là cha/mẹ của ta trong tiền kiếp.|
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">14. <I><B>Mặc dù có kẻ tuyên cáo cho cả ngàn thế giới những chuyện xấu xa về ta, ta hãy hoàn trả lại với tâm từ bi bằng cách tuyên dương những đức tính của họ - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Chẳng những ta không đếm xỉa đến tánh xấu ác của kẻ hại ta và đối xử ngược lại với tâm từ bi mà ta phải nên nhận biết những đức tính tốt của họ nữa.|
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">15. <I><B>Mặc dù có kẻ phỉ báng chế nhạo ta giữa công cộng, trước đám đông, hãy cúi lạy và tôn kính họ, xem họ như một vị đạo sư - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Ngoài việc ta phải trả nghiệp, những kẻ gây tổn hại cho ta lại là những người tạo phương tiện cho ta tu tập, bởi vậy họ chính là thầy của ta.|
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">16. <I><B>Mặc dù kẻ mà ta chăm sóc thương yêu như con xem ta như kẻ thù, hãy đối xử với họ như một bà mẹ hiều yêu thương đứa con bệnh hoạn - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Chắc chắn ta cũng đã từng là kẻ bất nhân như thế và có thể trong trường hợp này, ta đã từng gieo ân oán với họ. Dĩ nhiên nếu không vì vô minh (bệnh hoạn) thì chẳng ai lại hành xử như vậy.|
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">17. <I><B>Nếu có kẻ ngang hàng hoặc thấp kém hơn, chỉ vì kiêu mạn, lại đi dèm pha ta, hãy tôn kính đặt họ, như ta đặt vị tôn sư, lên đỉnh đầu - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">18. <I><B>Mặc dù sống trong nghèo khó và thường xuyên bị khinh miệt, cũng như mắc bệnh hiểm nghèo và bị tà ma quấy rối, nhưng ta không chút sờn lòng. Hãy gánh nhận tội ác và khổ đau của chúng sanh - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Sự nghèo khó, tật bệnh, bị khinh miệt, tai họa v.v... đều là những hậuquả của những việc xấu ác ta đã gây ra, bơi vậy ta phải can đảm nhận lãnh chứ không thể đổ thừa cho hoàn cảnh hoặc cho ai được.
<BR>Pháp Cho và Nhận (Tonglen = hứng chịu tội ác và khổ đau của chúng sanh và hoàn lại bằng hạnh phúc của mình) được các thầy Tây Tạng đặc biệt chú trọng vì nó rất hữu hiệu trong việc chuyển hóa tâm. Thí dụ khi bị bệnh, ta có thể quán như sau: mong rằng tật bệnh này sẽ tịnh hóa được tật bệnh của chúng sanh, như vậy không ai sẽ phải trải qua bệnh khổ như tôi, và mong cầu rằng tật bệnh của tôi sẽ đánh đổi lại hạnh phúc và sức khỏe của chúng sanh.|</P>
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">19. <I><B>Dù ta có nổi tiếng và được mọi người trọng vọng và giàu có tương đương với Tỳ sa môn thiên vương (vị trời chủ về tài sản), hãy nhận rõ sự phù phiếm của danh lợi, chẳng có gì đáng để ta tự phụ - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Có được danh vọng, tiền của là ta đang hưởng những phước lành đã gây tạo từ trước. Tuy nhiên tạo được phước lành không phải chỉ do ở tự khả năng của mình mà còn phải hội đủ các đìeu kiện thuận lợi khắc nữa, đồng thời cả phước lẫn họa đều là những trói buộc - bởi thế không có gì đáng tự phụ. Ngoài ra, sự giàu sang phú quí là những yếu tố thuận lợi cho tâm kiêu mạn sinh khởi. Và cũng theo luật nhân quả, nhân bao nhiêu thì quả bấy nhiêu, thêm vào đó là sự chi phối của luật vô thường, bởi vậy hưởng danh lợi đến một lúc nào đó cũng phải hết.|
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">20. <I><B>Khi mà tâm sân hận, kẻ thù bên trong (nội ma) chưa khống chế được, thì dù có chinh phục được những kẻ thù bên ngoài, nội ma sẽ gia tăng thêm mà thôi. Bởi vậy hãy điều phục tâm bằng hai đạo quân Từ và Bi - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Chinh phục được kẻ thù bên ngoài sẽ làm gia tăng tâm tham, sân, si của ta. Mà tham, sân, si là kẻ thù bên trong, chúng mới là kẻ thù nguy hại, chúng là nguyên do trói buộc ta trong ngục tù luân hồi sanh tử, khổ đau bất tận. Kẻ thù bên ngoài chỉ có thể gây khổ đau cho ta trong một lúc nào đó, có khi lúc khác họ lại là bạn hữu, người thân của ta nữa.|
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">21. <I><B>Thụ hưởng dục lạc cũng chẳng khác gì uống nước muối, càng say đắm ta càng thèm khát. Hãy buông bỏ những gì gây ra tham ái ngày - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Chiều theo và thỏa mãn hoặc đè nén dục lạc không phải là những giải pháp tận trừ tham ái mà ta phải trừ gốc rễ của nó, tức là nguyên nhân, những gì gây ra tham ái.|
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">22. <I><B>Vạn pháp chỉ là những phản ảnh của tâm. Từ khởi thủy, bản tánh tâm không hề bị chấp trước trong các biên kiến (cực đoan vọng tưởng). Hãy hiểu biết điều này như thế, và đừng dể tâm bị lôi cuốn vào vòng nhị nguyên năng sở đối đãi (chủ thể và đối tượng) - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Vạn pháp là phản ảnh của tâm với vạn pháp được nhận biết qua sự suy diễn của tâm. Tâm suy diễn mọi thứ qua lăng kính của nó, đó là kiến thức, những giá trị hay đở, tốt xấu trong "hồ sơ (Tưởng uẩn)". Và tùy thuộc vào các dữ kiện này mà các thứ tình cảm nổi lên, lôi cuốn ta vào vòng năng sở đối đãi.|
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">23. <I><B>Khi đối diện với các đối tượng hấp dẫn, dù thấy chúng đẹp đẽ như cầu vòng giữa hạ, nên biết rằng chúng không có tự tánh và hãy xả bỏ luyến ái chấp thủ - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Một vật có thể đẹp đẽ đối với ta nhưng lại xấu xa đối với người khác. Như vậy, tự sự vật không mang giá trị gì cả nhưng ta lại gán đặt giá trị cho chúng, và qua các giá trị này tâm luyến ái chấp thủ sinh khởi. Lại nữa, sự vật chỉ là tên gọi, do duyên sinh, và chúng vô thường, bởi thế không có lý do gì để bám chấp.|
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">24. <I><B>Mọi hình thức khổ đau đều như mộng ảo tựa như cái chết của đứa con trong giấc ngủ mơ của bà mẹ. Chấp cắc huyễn ảnh là thực sẽ làm nhọc tâm ta. Bởi vậy khi gặp nghịch cảnh, hãy xem chúng như ảo huyễn - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Nghịch cảnh có thể gây khổ đau có khi đến mức độ cùng cực như bà mẹ mất đứa con. Tuy nhiên nếu đó chỉ là giấc mơ, thì bà mẹ chẳng mất mát gì cả; mọi hình thức khổ đau cũng thế, chúng đều như mộng ảo. Hạnh phúc và khổ đau đều do duyên khởi, chúng không có tự tánh,bởi vậy chúng chỉ là ảo huyễn.|
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">25. <I><B>Kẻ tầm cầu giác ngộ có khi phải thí bỏ cả thân mạng. Vậy cần gì phải để ý đến vật chất bên ngoài. Hãy bố thí mà không cầu sự đền đáp - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Xét theo nhân quả và nghiệp thì không thật có bố thí. Người cho đang tạo phước cho chính họ, trong khi người nhận đang nhận lại phước mà họ đã tạo. Khi bố thí mà không cầu mong đền đáp thì ta không vướng vào <I>ngã</I>, không mắc vào nhân quả.|
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">26. <I><B>Nếu không giữ giới ta không thể gặt hái được thành quả gì cho chính mình, đừng nói chi đến ước muốn làm lợi ích chúng sanh, điều này thật đáng buồn cười. Bởi vậy hãy trì giới mà không có ự mong cầu của thế gian - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Thành quả chính là khả năng, nếu không có khả năng thì không thể giúp ích gì cho kẻ khác. Đạo đức là một thành quả của tu hành, được phát triển qua việc nghiêm trì giới luật. Nếu không có đạo đức thì hướng dẫn kẻ khác vun bồi đạo đức (tu hành) là điều phi lý.|
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">27. <I><B>Đối với những vị Bồ tát muốn vun bồi công đức, thì những kẻ hãm hại họ lại là những bảo vật quý giá. Bởi vậy hãy tu hạnh nhẫn nhục với tâm vô hận thù - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Có những lý do cho thấy kẻ hãm hại ta là bảo vật quý giá:
<BR>- Ta đang trả nghiệp thì phải mang ơn kẻ giúp mình trả nghiệp.
- Xét theo luật nhân quả thì để tâm hận thù là sai lầm.
- Đây cũng là dịp để ta phát triển tâm từ, bi, hỷ, xả.
- Họ chỉ là kẻ bị điều kiện (khổ, duyên khởi) thúc đẩy, chứ không thật có ai hãm hại ai (vô gã).|
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">28. <I><B>Ngay như hàng Thanh văn và Độc giác, chỉ mong cầu tự giác, cũng gắng công tu tập miên mật như đang khẩn trương dập tắt lửa cháy trên đầu. Bởi vậy nỗ lực tinh tấn để lợi lạc cho chúng sanh là căn nguyên của mọi thiện căn - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Quán sâu xa về vô thường và các định luật chính là yếu tố trợ giúp cho tinh tấn. Một lần nữa, chúng sanh là đối tượng của các hành giả Bồ tát đạo, cho chúng sanh và vì chúng sanh sẽ làm suy yếu cái ngã, do đó nó là căn nguyên của mọi thiện căn.|
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">29. <I><B>Nên biết rằng các phiền não đều bị tiêu trừ bởi thiền chỉ và thiền quán. Hãy luyện tập định tâm đẻ siêu việt bốn tầng vô sắc định - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Gốc rễ của phiền não sẽ bị tận trừ bởi thiền (chánh tinh tấn, chánh định/thiền chỉ, chánh niệm/thiền quán). Thiền quán mang lại trí huệ tận trừ phiền não nhưng nó cần có sự hỗ trợ của thiền chỉ, và cả hai phải có sự hỗ trợ của tinh tấn.|
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">30. <I><B>Có năm Ba la mật mà thiếu trí huệ Ba la mật thì không thể dẫn đến đạo quả. Bởi vậy hãy tập luyện các phương tiện thiện xảo cùng với trí huệ mà không phân biệt chấp trước vào ba cõi - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Thực hành bất cứ môn gì cũng đều phải có trí huệ đi kèm. Trí huệ sẽ duy trì sự quân bình của các pháp hành, giữ cho ta khỏi đi lệch lạc ra ngoài trung đạo, và như vậy tránh được vấn đề phân biệt chấp trước.|</P>
</span></span>
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">31. <I><B>Nếu không chịu tự quán xét lỗi lầm, tức là ta chỉ mang danh là hành giả mà không có thực hành. Bởi vậy, hãy luôn luôn quán xét và loại trừ lỗi lầm của mình - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Tu hành nghĩa là luôn luôn tự quán xét để nhận biết những gì là lỗi lầm, rồi phải gắng loại trừ chúng bằng cách điều chỉnh, sửa đổi cái tâm. Đến chùa, tụng kinh, niệm Phật, học hỏi kinh điển chỉ là phần hình thức, vì nếu không tự quán xét để thanh lọc thân tâm thì không phải là hành giả.|
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">32. <I><B>Nếu vì sự thôi thúc của phiền não mà ta phơi bày lỗi lầm của một vị Bồ tát, thì chính ta tự hại mình. Bởi vậy, hành giả trên con đường Đại thừa không nên nói đến lỗi lầm của những hành giả Bồ tát khác - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Khi bới móc lỗi lầm của kẻ khác, thường thường đó là do lòng khinh ghét (sân) hoặc sự thích thú (tham - kiêu mạn) thấy họ tệ hại, thua kém ta. Việc làm này chỉ tăng cường thêm cho tham, sân, si và cái <I>ngã</I> của ta - tức là mình tự hại mình.|
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">33. <I><B>Danh lợi chỉ gây ra sự tranh chấp và làm cho việc học hỏi, suy tư và tu tập suy thoái. Bởi vậy hãy từ bỏ, đừng dính mắc đến thân quyến, bạn hữu, những mối tương quan, thí chủ v.v... - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Dù ta sống cuộc đời tu hành cũng không thể không có những mối liên hệ. Khi đặt nặng sự quan trọng (bám chấp) ở sự liên hệ với thí chủ, thân quyến, bạn hữu v.v..., danh lợi và tranh chấp dễ sinh khởi. "Đừng dính nắc" không phải là cắt đứt các mối tương quan, mà ở đây có nghĩa là tuy có mối tương quan nhưng ta không bám chấp vào chúng.|
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">34. <I><B>Ác khẩu làm xáo động tâm trí kẻ khác và làm hư hoại Bồ tát hạnh. Bởi vậy hãy tránh những lời lẽ khắc nghiệt gây ra sự bất an cho kẻ khác - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Lời nói xấu ác có ba loại:
<BR>(1) Nó do tâm tham, sân, si chủ động. Bởi vậy Bồ tát hạnh bị hư hoại.
(2) Làm kẻ kác bất an.
(3) Ta gây thêm cái nghiệp làm xáo động tâm trí kẻ khác.|
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">35. <I><B>Phiền não một khi đã được huân tập thì thật khó ngăn chận bằng các pháp đối trị. Hãy trang bị bằng các vệ binh chánh niệm và tỉnh giác để diệt trừ những phiền não như tham ái ngay khi chúng sinh khởi - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Ta không nên để dĩ vãng và các thứ tình cảm lôi cuốn làm ta miệt mài trôi lăn theo chúng (thất niệm), vì chìm đắm trong đó chỉ nuôi dưỡng thêm cho tham, sân, si. Công việc của người tu hành là khi chúng vừa sinh khởi là phải chận bắt (tỉnh giác) và gạt bỏ ngay vì đó là lúc chúng con non yếu rất dễ diệt trừ.|
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">36. <I><B>Nói tóm lại, bất luận đang làm gì, ta phải tự hỏi: "Tâm ta đang ở trạng thái nào?" hãy luôn luôn giữ chánh niệm và tỉnh giác để lợi lạc cho chúng sanh- Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Tóm lại có hai điểm quan trọng:
<BR>- Luôn luôn kiểm soát tâm (chánh niệm).
- Bồ tát đạo lấy chúng sanh làm đối tượng tu hành, bởi vậy tất cả hành vi của hành giả đều phải có chú tâm làm lợi lạc cho chúng sanh.
<BR>Ngược lại, chú tâm làm lợi lạc cho chúng sanh là động lực giúp ta dễ chánh niệm và tỉnh giác. Đồng thời khi có chánh niệm và tỉnh giác (không có phiền não, tham, sân, si) trong các hành động (thân, ngữ, ý) lợi ích cho chúng sanh thì đấy mới thật sự là hành động vị tha <I>(altruistic)</I> trong sạch.|
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">37. <I><B>Giải trừ nỗi thống khổ của vô lượng chúng sanh, thấu suốt sự thuần tịnh của ba cõi. Hãy dùng công hạnh (công đức của những nỗ lực này) để hồi hướng đến giác ngộ - Đây là pháp hành Bồ tát đạo.</B></I>
<p style="padding-left: 56px;">|Trong việc tu hành, ta phải phát triển và cân bằng hai yếu tố: <B>Bồ đề tâm</B> (giải trừ nỗi thống khổ của vô lượng chúng sanh) và <B>trí huệ</B> (thấu suốt sự thuần tịnh của ba cõi). Và vì mục đích tối hậu của ta là giác ngộ (để lợi ích chúng sanh), nên việc quan trọng không kém là ta phải ngăn chận không để những công đức này thất thoát bằng cách "hồi hướng đến giác ngộ".|
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>Ta (Gyelsay Togmay Sango) đã soạn ba mươi bảy Pháp hành Bồ Tát, cho tất cả những ai muốn đi trên con đường Bồ tát, theo lời giảng giải ý nghĩa kinh điển, mật điển và luận của chư vị Tổ sư.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vì trí tuệ kém cỏi cũng như sự hiểu biết thiếu sót, nên lời lẽ ta không được văn hoa hấp dẫn đối với các học giả, tuy nhiên ta đã dựa trên kinh điển và giáo huấn của các bậc Tổ sư, nên ta cho rằng các pháp hành Bồ tát đạo này không có gì sai trái.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tuy nhiên những đại hạnh của các vị Bồ tát thật khó lường cho những kẻ tâm trí thô thiển như ta. Con cúi xin các ngài lượng thứ cho những khuyết điểm chẳng hạn như sự mâu thuẫn và ý nghĩa thiếu mạch lạc.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Xin đem công đức này nguyện chúng sanh đạt được Bồ đề tâm (chí hướng vị tha, chân đế lẫn tục đế) và nhờ đó sẽ trở thành Bồ tát Quán Tự Tại, vị Bồ tát thoát khỏi hai kiến chấp, chấp thế gian và chấp an lạc (xuất thế gian).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bài Ba mươi bảy pháp hành Bồ tát đạo do Tỳ kheo Thogme, một luận sư về kinh điển và lý giải, trước tác để tự lợi và lợi tha trong một hang động ở Ngulchu Rinchen.</I>
</span></span>
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên