Buông xả vạn duyên chấp trì Phật hiệu

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Đó chính là bí quyết mà nhiều bậc tiền bối để lại và tuyên dương.

Buông xả vạn duyên và chấp trì Phật hiệu có mối quan hiệu bổ trợ cho nhau.
Khi buông bỏ vạn duyên thì giúp ta toàn tâm toàn ý nhiếp tâm vào câu Phật hiệu "Nam Mô A Di Đà Phật".
Khi chấp trì Phật hiệu giúp ta lấn át đi các ý niệm ngăn trở, vì công năng Phật hiệu là bất khả tư nghì. Nhưng đòi hỏi người tu phải chấp trì, mà muốn chấp trì tốt thì ắt phải buông bỏ vạn duyên. Chấp trì tốt rồi thì các duyên nghiệp tự nhiên được giảm nhẹ, bớt đi sự bám víu, dần dần tâm tư được thanh tịnh.

Cứ như thế, tâm chỉ chuyên Phật hiệu, quy về một hướng duy nhất là Cực Lạc, về với Đức A Di Đà Phật. Ắt sẽ vãng sanh!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Thapcuumuoi

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 7 2019
Bài viết
106
Điểm tương tác
26
Điểm
28
Đó chính là bí quyết mà nhiều bậc tiền bối để lại và tuyên dương.

Buông xả vạn duyên và chấp trì Phật hiệu có mối quan hiệu bổ trợ cho nhau.
Khi buông bỏ vạn duyên thì giúp ta toàn tâm toàn ý nhiếp tâm vào câu Phật hiệu "Nam Mô A Di Đà Phật".
Khi chấp trì Phật hiệu giúp ta lấn át đi các ý niệm ngăn trở, vì công năng Phật hiệu là bất khả tư nghì. Nhưng đòi hỏi người tu phải chấp trì, mà muốn chấp trì tốt thì ắt phải buông bỏ vạn duyên. Chấp trì tốt rồi thì các duyên nghiệp tự nhiên được giảm nhẹ, bớt đi sự bám víu, dần dần tâm tư được thanh tịnh.

Cứ như thế, tâm chỉ chuyên Phật hiệu, quy về một hướng duy nhất là Cực Lạc, về với Đức A Di Đà Phật. Ắt sẽ vãng sanh!
Bác à! bác nói thành Phật là điều không đơn giản muốn là được , vậy em nghĩ có thể là như thế , nên con người đang sống , đang phụ thuộc vào xã hội , cứ cho là độc thân đi thì cũng phải thuế thân, thuế đất , tiền điện , tiền nước ... ôi cả trăm thứ tiền vậy cần phải lao động , mà lao động thì cần phải suy nghĩ , nên hay không nên , làm như thế nào cho tốt, , liệu làm có đủ để trang trải.... vậy bác nói buông bỏ vạn duyên chỉ chấp trì Phật hiệu vậy lấy gì để giải quyết vấn đề cuộc sống đây. hơn nữa ông Phật Thích Ca chắc là không nói người học đạo phải bỏ công ăn việc làm để thành Phật , mà chắc ông áy nói là thành Phật để hạnh phúc an lạc nơi cuộc đời này thì phải?
Với lại, em nghe họ nói nếu mà đi xin ăn ở ngaòi đường nói là để tu đạo thì bị công an cho là lừa đảo bắt vô nhà giam thì e là hết đời đừng nói là vãng sanh chi đó . vậy bác có cách gì mà vẫn lao động được mà học thành Phật được ,như bác nói là niệm Phật để thành Phật đó . nếu được thế thì dan dỡ khổ khỏi phải cung cấp vật thực cho người tu , mà người tu cũng chủ động để được tu học theo hoàn cảnh của mình , như vậy lợi lạc cả xã hội lẫn bản thân phải không bác?
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Bác à! bác nói thành Phật là điều không đơn giản muốn là được , vậy em nghĩ có thể là như thế , nên con người đang sống , đang phụ thuộc vào xã hội , cứ cho là độc thân đi thì cũng phải thuế thân, thuế đất , tiền điện , tiền nước ... ôi cả trăm thứ tiền vậy cần phải lao động , mà lao động thì cần phải suy nghĩ , nên hay không nên , làm như thế nào cho tốt, , liệu làm có đủ để trang trải.... vậy bác nói buông bỏ vạn duyên chỉ chấp trì Phật hiệu vậy lấy gì để giải quyết vấn đề cuộc sống đây. hơn nữa ông Phật Thích Ca chắc là không nói người học đạo phải bỏ công ăn việc làm để thành Phật , mà chắc ông áy nói là thành Phật để hạnh phúc an lạc nơi cuộc đời này thì phải?
Với lại, em nghe họ nói nếu mà đi xin ăn ở ngaòi đường nói là để tu đạo thì bị công an cho là lừa đảo bắt vô nhà giam thì e là hết đời đừng nói là vãng sanh chi đó . vậy bác có cách gì mà vẫn lao động được mà học thành Phật được ,như bác nói là niệm Phật để thành Phật đó . nếu được thế thì dan dỡ khổ khỏi phải cung cấp vật thực cho người tu , mà người tu cũng chủ động để được tu học theo hoàn cảnh của mình , như vậy lợi lạc cả xã hội lẫn bản thân phải không bác?
Buông xả vạn duyên nghĩa là không chấp vào nhân duyên, chẳng hạn như người ta chửi mình thì mình chẳng tức giận trả đũa, thay vào đó ta nên nghĩ rằng cuộc đời này có gì là bền chắc, mọi thứ như phù du, như sương sáng, mới có đó rồi mất đó,... cho nên tâm ta buông xả chuyện đời. Cuộc đời giảm tạm, phúc chốc mọi thứ đều tan biến, thân xác ta cũng có ngày trở về với cát bụi, nào là danh lợi, chức quyền, tình yêu trai gái, cảnh đẹp,... đều sẽ tan biến, rồi ta cũng sẽ tan biến, và đến với một kếp khác như là một cuộc sống mới, một con người mới,... Đều do chấp nhân duyên rồi tạo nghiệp mà thành ra như thế.

Xuất gia cũng được, mà nếu tại gia thì làm mọi việc lợi ích với cái tâm buông xả đó bạn. Đấy là buông xả vạn duyên. Làm mọi việc theo bổn phận của cái thân này, hoặc làm việc nghĩa với tâm xả.
 

Thapcuumuoi

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 7 2019
Bài viết
106
Điểm tương tác
26
Điểm
28
Buông xả vạn duyên nghĩa là không chấp vào nhân duyên, chẳng hạn như người ta chửi mình thì mình chẳng tức giận trả đũa, thay vào đó ta nên nghĩ rằng cuộc đời này có gì là bền chắc, mọi thứ như phù du, như sương sáng, mới có đó rồi mất đó,... cho nên tâm ta buông xả chuyện đời. Cuộc đời giảm tạm, phúc chốc mọi thứ đều tan biến, thân xác ta cũng có ngày trở về với cát bụi, nào là danh lợi, chức quyền, tình yêu trai gái, cảnh đẹp,... đều sẽ tan biến, rồi ta cũng sẽ tan biến, và đến với một kếp khác như là một cuộc sống mới, một con người mới,... Đều do chấp nhân duyên rồi tạo nghiệp mà thành ra như thế.

Xuất gia cũng được, mà nếu tại gia thì làm mọi việc lợi ích với cái tâm buông xả đó bạn. Đấy là buông xả vạn duyên. Làm mọi việc theo bổn phận của cái thân này, hoặc làm việc nghĩa với tâm xả.
 

Thapcuumuoi

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 7 2019
Bài viết
106
Điểm tương tác
26
Điểm
28
dạ bác , vậy là mặc kệ cho đời nó nói gì thì nói, cha, mẹ có nhắc gì thì nhắc , thầy cô có giảng gì thì giảng ... cũng mặc kệ, chỉ cần miệng niệm như cái máy niệm Phật, với Phật hiệu là A Di Đà Phật liên tục như thế là được, còn đầu óc tay chân cứ làm gì, nghĩ gì thì làm thì nghĩ. cho đến khi bệnh tật kết thúc cuộc đời là có thể vãng sanh về cực lạc hả bác? hay là có bí quyết gì bác nói rõ cho em với . cám ơn bác nhiều
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
dạ bác , vậy là mặc kệ cho đời nó nói gì thì nói, cha, mẹ có nhắc gì thì nhắc , thầy cô có giảng gì thì giảng ... cũng mặc kệ, chỉ cần miệng niệm như cái máy niệm Phật, với Phật hiệu là A Di Đà Phật liên tục như thế là được, còn đầu óc tay chân cứ làm gì, nghĩ gì thì làm thì nghĩ. cho đến khi bệnh tật kết thúc cuộc đời là có thể vãng sanh về cực lạc hả bác? hay là có bí quyết gì bác nói rõ cho em với . cám ơn bác nhiều
Lúc công phu thì là như thế đó, buông xả tất cả, chấp trì Phật hiệu nối tiếp nhau. Quan trọng là bạn có chịu buông xuống tất cả để niệm Phật hay không thôi?!
 

Thapcuumuoi

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 7 2019
Bài viết
106
Điểm tương tác
26
Điểm
28
Lúc công phu thì là như thế đó, buông xả tất cả, chấp trì Phật hiệu nối tiếp nhau. Quan trọng là bạn có chịu buông xuống tất cả để niệm Phật hay không thôi?!
cái bác này thật hay. nói lúc công phu thì như thế đó , nhưng không nói rõ gì cả, là niệm như máy niệm mà đầu và tay chân vẫn cứ nghĩ và cứ làm tùy ý hay là thế nào , hay là miệng chỉ niệm như máy , vậy còn suy nghĩ thì nghĩ cái gì , vì không thể không nghĩ cái gì được , chỉ có người chết thì đầu mới không suy nghĩ thôi. mà nếu cứ niệm phật cả đời vậy không nghĩ gì thì lấy gì ăn .... như hôm trước em nói đó. mà dừng lại để lao động tư duy cuộc sống thì lại ngắt quãng vậy có được không?. bác dùng chữ niệm Phật có vẻ như chưa cụ thể lắm . chẳng lẽ một người 25 tuổi mà niệm phật như bác nói cho đến khi chết là khoảng 60 tuổi vậy là gần 40 năm khẳng lo làm gì cả , ai nuôi cho mà ăn , mà hết đời cũng chưa thành Phật mà cuối cùng cũng chỉ cầu cho đến một nơi mà mình chưa biết nó như thế nào cả, vậy có mơ hồ và uổng một kiếp làm người không bác. sao không theo cách mà thành Phật ngay tại cuộc đời này có phải hay hơn không bác? với lại em đọc bài bên kia bác đăng :
1. Về pháp môn: "Trực Chỉ Thiền chỉ có lợi cho bậc thượng thượng căn, hàng trung, hạ khó bề thể nhập (“Phi thượngthượng căn, thận vật khinh hứa” - Tổ ngữ). Còn môn Tịnh Độ thì lợi khắp cả ba căn. Hàng thượng thượng căn tu Tịnh Độ có thể hiện đời ngộ được bản tâm, chứng Niệm Phật tam muội, khi mạng chung sanh về Thượng phẩm. Dù kẻ tối hạ căn nếu chuyên niệm Phật cũng được đới nghiệp vãng sanh, lên ngôi Bất Thối. Khi đã vãng sanh, kề cận Di Đà, gần gũithánh chúng, thọ mạng vô biên kiếp, lo gì không ngộ chân tâm, chứng thánh quả! Vì sự lợi ích rộng rãi chắc chắn như thế, các ngài mới khuyên tu Tịnh Độ! "
em thấy hơi lạ và có thắc mắc.
Trực Chỉ Thiền chỉ có lợi cho bậc thượng thượng căn, vậy bậc thượng thượng căn là gì có phải là bậc tu ngay đời này thành Phật không? nếu đã vậy thì họ tu theo theo Tịnh Độ làm gì nữa. nếu đã có thể thành Phật được mà còn phải theo Tịnh Độ để vãng sanh về thượng phẩm làm gì nữa . còn nếu như hàng trung , hạ căn đều phải theo môn niệm phật hiệu chứ không thể theo trực chỉ thiền , vậy thế giới ngày nay hầu hết các quí thầy và phật tử đều cổ vũ theo niệm phật hiệu A Di Đà đều là hàng trung , hạ căn cả bác nhỉ. vậy chắc là chẳng ai có thể thành Phật hiện đời được đúng không bác? nhưng em lại thấy lạ hơn là các chùa nói theo Tịnh Độ lại không làm giống như là bác nói, họ làm cách khác, không có kêu gọi buông xả như bác để niệm phật hiệu , mà họ thích làm điều mà họ gọi là phước báu... nhưng mà thôi , kệ họ, bác thử nói xem có niệm phật hiệu mà thành Phật ngay tại đời này được không? hay niệm phật hiệu chỉ được quá giang sang bên Tây hưởng bảo hiểm thôi bác. em cám ơn bác nhiều
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
cái bác này thật hay. nói lúc công phu thì như thế đó , nhưng không nói rõ gì cả, là niệm như máy niệm mà đầu và tay chân vẫn cứ nghĩ và cứ làm tùy ý hay là thế nào , hay là miệng chỉ niệm như máy , vậy còn suy nghĩ thì nghĩ cái gì , vì không thể không nghĩ cái gì được , chỉ có người chết thì đầu mới không suy nghĩ thôi. mà nếu cứ niệm phật cả đời vậy không nghĩ gì thì lấy gì ăn .... như hôm trước em nói đó. mà dừng lại để lao động tư duy cuộc sống thì lại ngắt quãng vậy có được không?. bác dùng chữ niệm Phật có vẻ như chưa cụ thể lắm . chẳng lẽ một người 25 tuổi mà niệm phật như bác nói cho đến khi chết là khoảng 60 tuổi vậy là gần 40 năm khẳng lo làm gì cả , ai nuôi cho mà ăn , mà hết đời cũng chưa thành Phật mà cuối cùng cũng chỉ cầu cho đến một nơi mà mình chưa biết nó như thế nào cả, vậy có mơ hồ và uổng một kiếp làm người không bác. sao không theo cách mà thành Phật ngay tại cuộc đời này có phải hay hơn không bác?
Đơn giản lắm bạn ơi, khi niệm Nam Mô A Di Đà Phật thì tâm bạn liền biết rõ và ghi nhân "Nam Mô A Di Đà Phật", cứ như vậy tâm bạn nắm bắt và ghi nhận liên tục không gián đoạn Phật hiệu "Nam Mô A Di Đà Phật", tâm bạn phải buông bỏ ta bà thế giới này thì mới nhiếp tâm được. Lúc niệm mà lại nhớ việc này việc kia thì không thể nào thuần nhất được đâu bạn. Tâm ý bạn phải nắm bắt câu Phật hiệu như là đang kéo phăng một sợi dây, kéo hoài kéo hoài không gián đoạn, không chập chùng.

Tất nhiên bạn ở đời bạn còn kiếp sống, nuôi thân, nuôi gia đình thì đó là những bổn phận thì bạn cứ làm. Hơn nữa nếu có thời gian rãnh hoặc còn trẻ thì nghiên cứu thêm Kinh điển. Cốt yếu của Kinh Điển chỉ ra cuộc đời khổ, không, vô thường, vô ngã thì giúp bạn dễ dàng cỡi vạn duyên chuyên câu Phật hiệu.

Lúc làm việc nếu không dùng đầu óc thì bạn cũng có thể niệm Phật thầm trong tâm mình. Thường nhớ nhĩ về Cực Lạc như đã miêu tả trong Kinh. Làm như thế khiến tâm ta thuần nhất về mặt mục đích sống là chỉ quy về vãng sanh Cực Lạc chứ không về nẻo khác.


với lại em đọc bài bên kia bác đăng :
1. Về pháp môn: "Trực Chỉ Thiền chỉ có lợi cho bậc thượng thượng căn, hàng trung, hạ khó bề thể nhập (“Phi thượngthượng căn, thận vật khinh hứa” - Tổ ngữ). Còn môn Tịnh Độ thì lợi khắp cả ba căn. Hàng thượng thượng căn tu Tịnh Độ có thể hiện đời ngộ được bản tâm, chứng Niệm Phật tam muội, khi mạng chung sanh về Thượng phẩm. Dù kẻ tối hạ căn nếu chuyên niệm Phật cũng được đới nghiệp vãng sanh, lên ngôi Bất Thối. Khi đã vãng sanh, kề cận Di Đà, gần gũithánh chúng, thọ mạng vô biên kiếp, lo gì không ngộ chân tâm, chứng thánh quả! Vì sự lợi ích rộng rãi chắc chắn như thế, các ngài mới khuyên tu Tịnh Độ! "
em thấy hơi lạ và có thắc mắc.
Trực Chỉ Thiền chỉ có lợi cho bậc thượng thượng căn, vậy bậc thượng thượng căn là gì có phải là bậc tu ngay đời này thành Phật không? nếu đã vậy thì họ tu theo theo Tịnh Độ làm gì nữa. nếu đã có thể thành Phật được mà còn phải theo Tịnh Độ để vãng sanh về thượng phẩm làm gì nữa . còn nếu như hàng trung , hạ căn đều phải theo môn niệm phật hiệu chứ không thể theo trực chỉ thiền , vậy thế giới ngày nay hầu hết các quí thầy và phật tử đều cổ vũ theo niệm phật hiệu A Di Đà đều là hàng trung , hạ căn cả bác nhỉ. vậy chắc là chẳng ai có thể thành Phật hiện đời được đúng không bác? nhưng em lại thấy lạ hơn là các chùa nói theo Tịnh Độ lại không làm giống như là bác nói, họ làm cách khác, không có kêu gọi buông xả như bác để niệm phật hiệu , mà họ thích làm điều mà họ gọi là phước báu... nhưng mà thôi , kệ họ, bác thử nói xem có niệm phật hiệu mà thành Phật ngay tại đời này được không? hay niệm phật hiệu chỉ được quá giang sang bên Tây hưởng bảo hiểm thôi bác. em cám ơn bác nhiều

Thượng Căn tu pháp gì cũng được, tùy ý nguyện của họ. 13 vị Tổ Tịnh Độ Tông là bậc thượng căn hoàn toàn tu Thiền được nhưng họ vì mục đích cứu vớt hàng trung và hạ nên mới tu Tịnh Độ nhằm để phát khởi lòng tin về pháp niệm Phật, làm minh chứng cho họ thấy rằng Cực Lạc thế giới và Đức A DI Đà là có thật chứ không hề xa vời.

Bậc thượng thừa dễ dàng buông xả vạn sự, trí huệ nhạy bén, 1 đời ở thế giới này thì giải thoát khỏi sanh tử luân hồi. Bậc trung, hạ e rằng phải tốn nhiều đời, trô lăn và tái sanh nhiều lần. Ở Tây Phương Cực Lạc thì chỉ 1 đời sống tại đó, tất thảy đều giải thoát khỏi luân hồi sanh tử. Đó là điều khác biệt giữa Cực Lạc và thế giới này.

Thành Phật là chuyện lâu dài, trước mắt hãy tu để giải quyết vấn đề sanh tử luân hồi trước đã. Chừng nào bạn có thể nhập Niết Bàn bất cứ lúc nào bạn muốn thì mới có thể tính đến việc thành Phật!

Pháp môn niệm Phật này khó nhất là ở chữ "TÍN". Tôi thấy bạn không Tin được, thôi thì tu môn khác, quan trọng bạn có quyết tâm và kiên trì kiên cố như kim cang bất hoại, kham khổ thì vạn sự cũng thành.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,096
Điểm tương tác
685
Điểm
113
Thử tìm hiểu công phu "Buông xuống vạn duyên mà niệm một câu Phật hiệu"

Có hai vấn đề cần phải biện biệt:

1, Duyên là gì?

2, Như thế nào là "Niệm Phật hiệu"?

DUYÊN, theo Phật Quang tự điển thì DUYÊN gồm năm, Nhân duyên - Đẳng vô gián duyên - Sở duyên duyên - Tăng thượng duyên.
Như vậy chữ DUYÊN trong công phu buông xuống vạn duyên mà niệm một câu Phật hiệu không bao gồm Tăng thượng duyên vốn là nền tảng trợ duyên chủ yếu của Tịnh độ tông.
Vậy thì chỉ còn Nhân duyên, Đẳng vô gián duyên và Sở duyên duyên.

Cũng theo Phật Quang tự điển, thì
Nhân duyên: Nhân cũng là Duyên, Duyên cũng là Nhân và là nguyên nhân sanh ra quả báo. Nói theo kinh điển nguyên thủy thì nhân sanh "quả và báo" chính là Tác Ý/Cetana tức Nghiệp. Mà ngưng Cetana là Sơ thiền.
Đẳng vô gián duyên: là niệm niệm tương tục; ngưng niệm niệm tương tục lại chính là công phu thiền tông, Vô niệm-Vô tướng _ Vô trụ.
Sở duyên duyên: chỉ cho cảnh ở ngoài lúc tâm phan duyên; ngưng sở duyên tức đối cảnh vô tâm lại là công phu Vô tâm.

Vậy phải chăng công phu "Buông xuống vạn duyên" chỉ là một lời nói khác mà chẳng khác/bất nhất bất nhị giáo pháp Thiền na?

Hề hề, Trừng Hải
 
Last edited:

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,707
Điểm tương tác
773
Điểm
113
Thử tìm hiểu công phu "Buông xuống vạn duyên mà niệm một câu Phật hiệu"

Có hai vấn đề cần phải biện biệt:

1, Duyên là gì?

2, Như thế nào là "Niệm Phật hiệu"?

DUYÊN, theo Phật Quang tự điển thì DUYÊN gồm năm, Nhân duyên - Đẳng vô gián duyên - Sở duyên duyên - Tăng thượng duyên.
Như vậy chữ DUYÊN trong công phu buông xuống vạn duyên mà niệm một câu Phật hiệu không bao gồm Tăng thượng duyên vốn là nền tảng trợ duyên chủ yếu của Tịnh độ tông.
Vậy thì chỉ còn Nhân duyên, Đẳng vô gián duyên và Sở duyên duyên.

Cũng theo Phật Quang tự điển, thì
Nhân duyên: Nhân cũng là Duyên, Duyên cũng là Nhân và là nguyên nhân sanh ra quả báo. Nói theo kinh điển nguyên thủy thì nhân sanh "quả và báo" chính là Tác Ý/Cetana tức Nghiệp. Mà ngưng Cetana là Sơ thiền.
Đẳng vô gián duyên: là niệm niệm tương tục; ngưng niệm niệm tương tục lại chính là công phu thiền tông, Vô niệm-Vô tướng _ Vô trụ.
Sở duyên duyên: chỉ cho cảnh ở ngoài lúc tâm phan duyên; ngưng sở duyên tức đối cảnh vô tâm lại là công phu Vô tâm.

Vậy phải chăng công phu "Buông xuống vạn duyên" chỉ là một lời nói khác mà chẳng khác/bất nhất bất nhị giáo pháp Thiền na?

Hề hề, Trừng Hải
Đúng thế. Nếu người tu niệm Phật cầu vãng sanh Tây phương Cực Lạc Thế giới mà chẳng nương bổn nguyện Phật, chẳng tín cầu Phật lực gia trì thì khác nào ( chẳng thà ) như Thiền tông đốn ngộ, trực nhận Cực Lạc bản tâm.

Nương Tín để hành, nương Nguyện để giữ; thường hành tinh tấn vãng sinh mới có phần.
 

Thapcuumuoi

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 7 2019
Bài viết
106
Điểm tương tác
26
Điểm
28
Đơn giản lắm bạn ơi, khi niệm Nam Mô A Di Đà Phật thì tâm bạn liền biết rõ và ghi nhân "Nam Mô A Di Đà Phật", cứ như vậy tâm bạn nắm bắt và ghi nhận liên tục không gián đoạn Phật hiệu "Nam Mô A Di Đà Phật", tâm bạn phải buông bỏ ta bà thế giới này thì mới nhiếp tâm được. Lúc niệm mà lại nhớ việc này việc kia thì không thể nào thuần nhất được đâu bạn. Tâm ý bạn phải nắm bắt câu Phật hiệu như là đang kéo phăng một sợi dây, kéo hoài kéo hoài không gián đoạn, không chập chùng.

Tất nhiên bạn ở đời bạn còn kiếp sống, nuôi thân, nuôi gia đình thì đó là những bổn phận thì bạn cứ làm. Hơn nữa nếu có thời gian rãnh hoặc còn trẻ thì nghiên cứu thêm Kinh điển. Cốt yếu của Kinh Điển chỉ ra cuộc đời khổ, không, vô thường, vô ngã thì giúp bạn dễ dàng cỡi vạn duyên chuyên câu Phật hiệu.

Lúc làm việc nếu không dùng đầu óc thì bạn cũng có thể niệm Phật thầm trong tâm mình. Thường nhớ nhĩ về Cực Lạc như đã miêu tả trong Kinh. Làm như thế khiến tâm ta thuần nhất về mặt mục đích sống là chỉ quy về vãng sanh Cực Lạc chứ không về nẻo khác.



Thượng Căn tu pháp gì cũng được, tùy ý nguyện của họ. 13 vị Tổ Tịnh Độ Tông là bậc thượng căn hoàn toàn tu Thiền được nhưng họ vì mục đích cứu vớt hàng trung và hạ nên mới tu Tịnh Độ nhằm để phát khởi lòng tin về pháp niệm Phật, làm minh chứng cho họ thấy rằng Cực Lạc thế giới và Đức A DI Đà là có thật chứ không hề xa vời.

Bậc thượng thừa dễ dàng buông xả vạn sự, trí huệ nhạy bén, 1 đời ở thế giới này thì giải thoát khỏi sanh tử luân hồi. Bậc trung, hạ e rằng phải tốn nhiều đời, trô lăn và tái sanh nhiều lần. Ở Tây Phương Cực Lạc thì chỉ 1 đời sống tại đó, tất thảy đều giải thoát khỏi luân hồi sanh tử. Đó là điều khác biệt giữa Cực Lạc và thế giới này.

Thành Phật là chuyện lâu dài, trước mắt hãy tu để giải quyết vấn đề sanh tử luân hồi trước đã. Chừng nào bạn có thể nhập Niết Bàn bất cứ lúc nào bạn muốn thì mới có thể tính đến việc thành Phật!

Pháp môn niệm Phật này khó nhất là ở chữ "TÍN". Tôi thấy bạn không Tin được, thôi thì tu môn khác, quan trọng bạn có quyết tâm và kiên trì kiên cố như kim cang bất hoại, kham khổ thì vạn sự cũng thành.
Bác nói lạ thật, những vị đó chưa thành Phật , chỉ tu Tịnh Độ để vãng sanh , thì chưa chết thì làm gì biết là chắc chắn có thế giới cực lạc mà minh chứng được hả bác . nhưng mà em thắc mắc là đã có được thân người rồi lại có thể ngay nơi thế giới này có thể giải thoát sanh tử luân hồi lại không muốn lại muốn vãng sanh rồi mới giải thoát luân hồi sanh tử , vậy có khác chi là ở nhà cũng có bể tắm mà lại chạy đến khách sạn phải mất tiền mà tốn thời gian ... phải không bác. và nó có nghĩa khác với ở nhà một chút là tốn công sức với tiền bạc và thời gian kéo dài hơn nhưng được tiếng gọi là đi du lịch và tắm khách sạn phải không ạ.
còn chuyện Chừng nào bạn có thể nhập Niết Bàn bất cứ lúc nào bạn muốn thì mới có thể tính đến việc thành Phật! vậy có nghĩa là cái khoảng thời gian sau 49 ngày ngồi dưới gốc bồ đề đến lúc nhập niết bàn chi đó là Thái Tử Tất Đạt Đa chưa thành Phật, mà phải là sau lúc tắt thở mói gọi là nhập Niết Bàn thành Phật phải không ạ?
Với lại ở đời cái gì mà nghĩ được và thực hiện được là việc dễ làm , không khó , và việc gì mà phải tính thời gian lâu dài rồi từng bước thực hiện mới được ấy là việc khó đúng không ạ.
Cho nên em kém cỏi , em chọn việc dễ làm thôi ạ , nghĩa là em tin mấy cụ nói là có thể thành Phật ngay trong đời này được ạ. còn việc khó và lâu dài em không dám đảm đương, vì sợ nửa đường đứt gánh thì rơi xuống cái phịch, gãy lưng là đi đời luôn ạ.
Dạ em hỏi thêm bác một điều là có thể niệm Phật mà thành Phật ngay trong đời này không ạ?, nếu có thì như thế nào ạ . cám ơn bác hàng ngày chỉ bảo .
 

Thapcuumuoi

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 7 2019
Bài viết
106
Điểm tương tác
26
Điểm
28
Thử tìm hiểu công phu "Buông xuống vạn duyên mà niệm một câu Phật hiệu"

Có hai vấn đề cần phải biện biệt:

1, Duyên là gì?

2, Như thế nào là "Niệm Phật hiệu"?

DUYÊN, theo Phật Quang tự điển thì DUYÊN gồm năm, Nhân duyên - Đẳng vô gián duyên - Sở duyên duyên - Tăng thượng duyên.
Như vậy chữ DUYÊN trong công phu buông xuống vạn duyên mà niệm một câu Phật hiệu không bao gồm Tăng thượng duyên vốn là nền tảng trợ duyên chủ yếu của Tịnh độ tông.
Vậy thì chỉ còn Nhân duyên, Đẳng vô gián duyên và Sở duyên duyên.

Cũng theo Phật Quang tự điển, thì
Nhân duyên: Nhân cũng là Duyên, Duyên cũng là Nhân và là nguyên nhân sanh ra quả báo. Nói theo kinh điển nguyên thủy thì nhân sanh "quả và báo" chính là Tác Ý/Cetana tức Nghiệp. Mà ngưng Cetana là Sơ thiền.
Đẳng vô gián duyên: là niệm niệm tương tục; ngưng niệm niệm tương tục lại chính là công phu thiền tông, Vô niệm-Vô tướng _ Vô trụ.
Sở duyên duyên: chỉ cho cảnh ở ngoài lúc tâm phan duyên; ngưng sở duyên tức đối cảnh vô tâm lại là công phu Vô tâm.

Vậy phải chăng công phu "Buông xuống vạn duyên" chỉ là một lời nói khác mà chẳng khác/bất nhất bất nhị giáo pháp Thiền na?

Hề hề, Trừng Hải
Chào bác ! em đọc mấy lời của bác , chắc mấy điều đó có thể thực hành thành Phật ngay nơi hiện đời được phải không bác? vậy bác nói cho em thêm thêm một chút em học có được không ạ. cám ơn bác nhiều
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Đương thể tức Chân!
( Hoa Vô Tướng góp vui đôi lời)

Thực tại hiện tiền siêu việt ngôn ngữ và khái niệm. Không thể phủ định!

Dùng lời để đẹp lời, chỉ là thuốc, bệnh đối trị lẫn nhau.

5 hành uẩn vô thường nơi thực tại chân thường!

Tất thảy chỉ là một thể chân như! Đại viên cảnh trí luôn sẵn sàng vằng vặc không phải chờ tu mới thành.

"Thế gian mê lầm, lạc mất bản tâm, nhận mình là vật" - kinh Lăng Nghiêm.

"Chư Phật và tất thảy chúng sinh chỉ là 1 Tâm". - Tổ Hoàng Bá

Sóng tựa như có số lượng, sinh, diệt, Lưu chuyển nhưng thực chất chỉ là nước. Thể, tánh, dụng xưa nay đâu rời! Nhân quả biến ảo trong đại giác chẳng thể chấp là không. Phật, Pháp, Tăng xưa nay như thế !

Không thành, không hoại, không đầu, không cuối. "Không có Tam giới có thể ra, không có bồ đề có thể cầu. Chỉ Tâm, Tâm tự tại chớ ôm lòng lo buồn". - Đạo Tín

Bước một bước vẫn về chỗ cũ
Bất động đạo tràng, ức kiếp lăng xăng
Thảy đều Chân Như!
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Mình là CÁI GÌ!
Cho dù sanh tử luân hồi a tăng kỳ kiếp thì Mình cũng là CÁI ĐÓ.

Mình là VÀNG!

Cho dù thay đổi hình tướng a tăng kỳ kiếp thì Mình cũng là VÀNG.

Mình là PHẬT!

Chẳng lẽ sanh tử luân hồi a tăng kỳ kiếp (vãng sanh) thì Mình mới thành PHẬT????


SỐNG mà còn chưa TỰ BIẾT mình là gì???CHẾT (vãng sanh) mà lại biết được mình thành gì???

SỐNG lại không TIN mình là Phật???....Lại đi TIN mình CHẾT (vãng sanh) mới thành Phật???

Mình SỐNG là THẬT! Có LÝ nào CHẾT (vãng sanh) mới thành THẬT???


Có ai TIN??? Xưa nay có cái gì THÀNH cái gì?????
Có ai TIN??? Sắt THÀNH Vàng? Bàn THÀNH Ghế? Người chết THÀNH Phật?????



Chắc chỉ có VÔ MINH này mới TIN! Phải chết rồi mới THÀNH Phật.
 

Thapcuumuoi

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 7 2019
Bài viết
106
Điểm tương tác
26
Điểm
28
Vui quá vui quá! có thêm mấy bác vào nói lời dạy bảo thì quả là em đã bước vào được vườn tâm linh mà em mong ước, đúng là quí hơn nhặt được tiền ạ.
Mới có mấy hơm mà em đã học được những điều thật là hơn cả mấy năm tìm tòi cào bới trên in tờ nét ạ.
thứ nhất là bác VO- NHAT- BAT-NHI dạy cho điều niệm Phật hiệu, nếu tin được sau khi chết chắc chắn sẽ về thế giới Cực Lạc.
Thứ hai là Bác Trừng Hải nói cho biết
"Buông xuống vạn duyên mà niệm một câu Phật hiệu"
là nghĩa thế nào, và được bác gì đó có con số 3 mà nhìn giống như Ma nên bác ấy gọi là Ba Tuần ủng hộ và nhấn mạnh thêm để tín , nguyện rồi ráng mà chạy hay nhảy cho nhanh đến thế giới Cực Lạc.
Giờ có thêm bác HOA VÔ TƯỚNG nói về cái gì đó mà em chưa rõ lắm, hình như là nói về thể gì đó mà có tác dụng lớn lắm thì phải. nhưng em cũng mạnh dạn hỏi bác HOA VÔ TƯỚNG cái câu sóng với nước chi đó là tượng trưng cho cái gì vậy bác? nước là cái gì , và sóng là cái gì bác nói rõ giúp em được không?
Với lại em đọc sách Đạo Phật mà em quên tên sách mất rồi nhưng có chỗ nói là chúng sanh đều có Phật tánh đồng như chư Phật , nhưng cũng có chỗ nói là vì có vô minh nên mới mang thân người , thân thú ... vậy theo em nghĩ đang mang thân người chắc là vì vô minh nên có lẽ là phải tu thì phải, nhưng tu thế nào thì em chưa rõ lắm, còn mà như bác nói Tất thảy chỉ là một thể chân như! Đại viên cảnh trí luôn sẵn sàng vằng vặc không phải chờ tu mới thành. thì e là hơi ... quá một chút thì phải.
à mà có chỗ này em nói bác đừng bắt bẻ em nha. bác lấy tên là HOA VÔ TƯỚNG mà bác gắn một bông sen trắng vậy thì đâu còn là vô tướng nữa phải không bác, theo em nghĩ HOA VÔ TƯỚNG là không thể thấy được , mà chỉ có khi hoa mắt mấy đúng là HOA VÔ TƯỚNG thôi phải không bác.
Thật cám ơn bác Vo Minh! bác đã đưa ra những điều làm cho em phải trăn trở , mà đúng thật , có trăn trở , nghi ngờ hình như có vấn đề xảy ra trong tâm trí thì phải, bác tên là Vo Minh mà nói mấy điều e thật là người học đạo chắc nát óc mất , để em nghiên cứu đã nha bác , cám ơn các bác thật nhiều, kính chúc các bác mạnh khỏe khi nào có cơ hội em sẽ mời các bác uống CaFe mà em hay phục vụ cho các quí khách ạ.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Thử tìm hiểu công phu "Buông xuống vạn duyên mà niệm một câu Phật hiệu"

Có hai vấn đề cần phải biện biệt:

1, Duyên là gì?

2, Như thế nào là "Niệm Phật hiệu"?

DUYÊN, theo Phật Quang tự điển thì DUYÊN gồm năm, Nhân duyên - Đẳng vô gián duyên - Sở duyên duyên - Tăng thượng duyên.
Như vậy chữ DUYÊN trong công phu buông xuống vạn duyên mà niệm một câu Phật hiệu không bao gồm Tăng thượng duyên vốn là nền tảng trợ duyên chủ yếu của Tịnh độ tông.
Vậy thì chỉ còn Nhân duyên, Đẳng vô gián duyên và Sở duyên duyên.

Cũng theo Phật Quang tự điển, thì
Nhân duyên: Nhân cũng là Duyên, Duyên cũng là Nhân và là nguyên nhân sanh ra quả báo. Nói theo kinh điển nguyên thủy thì nhân sanh "quả và báo" chính là Tác Ý/Cetana tức Nghiệp. Mà ngưng Cetana là Sơ thiền.
Đẳng vô gián duyên: là niệm niệm tương tục; ngưng niệm niệm tương tục lại chính là công phu thiền tông, Vô niệm-Vô tướng _ Vô trụ.
Sở duyên duyên: chỉ cho cảnh ở ngoài lúc tâm phan duyên; ngưng sở duyên tức đối cảnh vô tâm lại là công phu Vô tâm.

Vậy phải chăng công phu "Buông xuống vạn duyên" chỉ là một lời nói khác mà chẳng khác/bất nhất bất nhị giáo pháp Thiền na?

Hề hề, Trừng Hải
Ngài phân tích cao siêu quá rồi, chữ duyên mà VNBN đề cập tới là các nhân duyên trong cõi ta bà này, mà chủ yếu là ám chỉ, các việc như danh lợi, tài sản, ngũ dục. Một người nếu đã ham thích các việc này, đeo đuổi các việc này thì làm sao mà vãng sanh. Trong thâm tâm người người niệm Phật phải biết đó là khổ, là vô thường chớ nên theo đuổi dài lâu! Cuộc đời như giấc chiêm bao, cái tôi cá nhân cũng không cố định, phúc chốc cái chết thì mọi thứ cá nhân ấy cũng chẳng còn. Thôi thì hãy buông xã các việc đó, chấp trì Phật hiệu cầu vãng sanh Cực Lạc một đời được giải thoát khỏi phải trôi lăn nhiều phen!
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Đúng thế. Nếu người tu niệm Phật cầu vãng sanh Tây phương Cực Lạc Thế giới mà chẳng nương bổn nguyện Phật, chẳng tín cầu Phật lực gia trì thì khác nào ( chẳng thà ) như Thiền tông đốn ngộ, trực nhận Cực Lạc bản tâm.

Nương Tín để hành, nương Nguyện để giữ; thường hành tinh tấn vãng sinh mới có phần.
Nguyện vãng sanh thì phải buông xả thê giới này, phải thấy nó là khổ, là vô thường chớ nên tầm cầu lâu dài trong đó. Nguyện vãng sanh mà cứ ôm khư danh lợi, tài sản, luyến ái,... thì tự mâu thuẫn chăng?

Lúc chết vẫn cứ ôm khư các việc của ta bà này thì làm sao nhất tâm bất loạn được!
Do đó, ngay từ bây giờ hãy tập sự buông bỏ để luyện tập sự nhất tâm. Có như vậy mới chắc phần vãng sanh!

Tóm lại, niệm Phật mà muốn được nhất tâm thì trong lúc đương niệm phải buông xã hết thảy các việc của ta bà.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Bác nói lạ thật, những vị đó chưa thành Phật , chỉ tu Tịnh Độ để vãng sanh , thì chưa chết thì làm gì biết là chắc chắn có thế giới cực lạc mà minh chứng được hả bác .
Chắc bạn chưa đọc hết lịch sử của 13 Tổ nên mới nói thế. Ngoài Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Phật tuyên pháp Tịnh Độ, còn có các vị cao tăng xuất chúng đã minh chứng cho sự tồn tại của Đức A Di Đà và Thế Giới Cực Lạc.

Như Ngài Thiện Đạo: "Một hôm, Sư bỗng bảo người rằng: "Thân này đáng chán, ta sắp về Tây!" Nói xong leo lên cây liễu trước chùa, chắp tay hướng về Tây chúc nguyện rằng: "Xin Phật và Bồ Tát tiếp dẫn con, khiến cho không mất chánh niệm, được sanh về Cực Lạc!"
Nguyện xong, gieo mình xuống nhẹ nhàng như chiếc lá rơi, ngồi kiết già ngay thẳng trên mặt đất. Đại chúng vội chạy đến xem thì ngài đã tắt hơi viên tịch."

Như Ngài Pháp Chiếu: Một đêm nọ ngài thấy vị đến bảo: "Hoa sen công đức của ông nơi ao thất bảo ở cõi Cực Lạc đã thành tựu. Ba năm sau là đúng thời kỳ hoa nở, ông nên chuẩn bị". Đến kỳ hạn, Đại Sư gọiTăng chúng lại căn dặn rằng: "Ta về Cực Lạc, mọi người phải gắng tinh tu!" Nói xong, ngài ngồi ngay yên lặng mà tịch.

Như Ngài Huệ Viễn: Năm Nghĩa Hy thứ mười hai, đêm ba mươi tháng bảy, ngài ngồi tịnh nơi Bát Nhã Đài. Lúc vừa mở mắt xuất định, bỗng thấy Phật A Di Đà thân sắc vàng đầy khắp hư không. Trong ánh viên quang hiện vô số hóa Phật, mỗi vị đều có Quán Âm, Thế Chí hầu hai bên tả hữu. Lại thấy nước chảy chia thành mười bốn ngọn quanh lộn lên xuống, phóng ra nhữngtia sáng đẹp, diễn nói các pháp: Khổ, Không, Vô Thường, Vô Ngã. Đức Phật bảo ngài rằng: "Ta dùng sức bản nguyệnđến đây an ủi ngươi. Sau bảy ngày, ngươi sẽ được sanh về Cực Lạc"


mà em thắc mắc là đã có được thân người rồi lại có thể ngay nơi thế giới này có thể giải thoát sanh tử luân hồi lại không muốn lại muốn vãng sanh rồi mới giải thoát luân hồi sanh tử , vậy có khác chi là ở nhà cũng có bể tắm mà lại chạy đến khách sạn phải mất tiền mà tốn thời gian ... phải không bác. và nó có nghĩa khác với ở nhà một chút là tốn công sức với tiền bạc và thời gian kéo dài hơn nhưng được tiếng gọi là đi du lịch và tắm khách sạn phải không ạ.

Điều này đúng nếu như đời này bạn tu giải thoát được, còn nếu chưa được thì bạn phải tiếp tục tái sanh và có thể rất nhiều kiếp sau bạn mới giải thoát được. Còn ở Cực Lạc là được giải thoát ngay tại đó, không phải chịu sự trôi lăn nào cả!

chuyện Chừng nào bạn có thể nhập Niết Bàn bất cứ lúc nào bạn muốn thì mới có thể tính đến việc thành Phật! vậy có nghĩa là cái khoảng thời gian sau 49 ngày ngồi dưới gốc bồ đề đến lúc nhập niết bàn chi đó là Thái Tử Tất Đạt Đa chưa thành Phật, mà phải là sau lúc tắt thở mói gọi là nhập Niết Bàn thành Phật phải không ạ?

Vậy là bạn chưa hiểu rồi, nhập Niết Bàn bất cứ lúc nào, tức là năng lực nhập Niết Bàn. Bạn có năng lực đó thì mới tính đến chuyện thành Phật. Đức Phật nhập xuất Niết Bàn bất cứ lúc nào mà Ngài muốn. Còn nhập Niết Bàn lần cuối cùng thì đó là nhập diệt, diệt độ!

Dạ em hỏi thêm bác một điều là có thể niệm Phật mà thành Phật ngay trong đời này không ạ?, nếu có thì như thế nào ạ . cám ơn bác hàng ngày chỉ bảo .
Đó là Thiền, Kiến Tánh trước, thành Phật sau. Kiến Tánh thì thẳng đến thành Phật, mà vãng sanh thì cũng thẳng đến thành Phật. Cái nào cũng được, tùy bạn chọn.

Niệm Phật chỉ cần Tín, Nguyện, Hạnh kiên cố là được.
Thiền thì tâm phải tự tại sanh tử mới ổn.
 
Last edited:

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Giờ có thêm bác HOA VÔ TƯỚNG nói về cái gì đó mà em chưa rõ lắm, hình như là nói về thể gì đó mà có tác dụng lớn lắm thì phải. nhưng em cũng mạnh dạn hỏi bác HOA VÔ TƯỚNG cái câu sóng với nước chi đó là tượng trưng cho cái gì vậy bác? nước là cái gì , và sóng là cái gì bác nói rõ giúp em được không?
Với lại em đọc sách Đạo Phật mà em quên tên sách mất rồi nhưng có chỗ nói là chúng sanh đều có Phật tánh đồng như chư Phật , nhưng cũng có chỗ nói là vì có vô minh nên mới mang thân người , thân thú ... vậy theo em nghĩ đang mang thân người chắc là vì vô minh nên có lẽ là phải tu thì phải, nhưng tu thế nào thì em chưa rõ lắm, còn mà như bác nói Tất thảy chỉ là một thể chân như! Đại viên cảnh trí luôn sẵn sàng vằng vặc không phải chờ tu mới thành. thì e là hơi ... quá một chút thì phải.
à mà có chỗ này em nói bác đừng bắt bẻ em nha. bác lấy tên là HOA VÔ TƯỚNG mà bác gắn một bông sen trắng vậy thì đâu còn là vô tướng nữa phải không bác, theo em nghĩ HOA VÔ TƯỚNG là không thể thấy được , mà chỉ có khi hoa mắt mấy đúng là HOA VÔ TƯỚNG thôi phải không bác.
Hê hê...

Chào lão ca!

Ý lộn!

Chào cửu muội!

Người xưa nói mong cầu tức trái! nên cầu giải thoát, giác ngộ, thành phật thành quỷ gì đó cũng đều là bệnh!

Chỉ là các bậc ĐẠI ĐỨC vì lòng từ bi thiết lập phương tiện trị bệnh ham cầu linh tinh chẵng bằng nhiếp thành ham cầu thành Phật cho nó oách.

Ngoài tự tâm Bản Lai ra chẵng có một pháp nhỏ bằng hạt bụi để mà được hay mất. Mê mất tự tâm tưởng thật có ta, người nên nhân quả huyễn mộng không ngừng thác loạn. ví như lúc ngủ mơ nhận mình là nhân vật trong mơ, trải qua vạn cơn mơ vẫn không thể thấu tỏ Vạn Tượng tức Chân Tâm. hì hì..

Nhận mình là thân người, thân thú.... "chỉ như nhận một bọt biển mà bỏ hết tất cả biển lớn" - Kinh Lăng Nghiêm.

Thật tế đại đạo - Tánh Hải Thanh Trừng : Không người, không trâu - Trăng xưa vằng vặc
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Đây là chuyên mục Tịnh Độ, chư vị bàn luận chuyên về Thiền Tông, xin về chuyên mục Thiền ạ?!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)

    TOP 5 Tài Thí

    Bên trên