Các bài học nên lưu ý trên đường tu theo Phật

Tịnh Tiến

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 7 2016
Bài viết
39
Điểm tương tác
25
Điểm
8
Khi đức Phật chứng ngộ đạo quả cao thượng. Bài pháp đầu tiên Phật dạy là Tứ Diệu Đế. Nếu chúng ta muốn được như Phật thì cứ xem lại quá trình đức Phật đã làm những gì khi còn tại thế.

Kinh điển ghi lại rất nhiều, xen lẫn đủ kiểu, cho nên để phân biệt cái này gần đúng nhất thì ta phải học rất nhiều kinh điển cũng như nghe giảng giải của các vị đi trước rất nhiều.

Như phần Tứ Đế, chỉ cần phần này có lẻ cũng đủ ta đạt được an lạc ngay trong hiện tại và mai sau.
Sau đó để phát triển con đường tu hơn, ta quán xét 37 phẩm trợ đạo trong đó quan trọng mà tôi thấy cần lưu tâm là Bát Chánh Đạo và Tứ Niệm Xứ. Vì tôi thấy 2 phần này vô cùng quan trọng, nó là tiền đề, là đòn bẩy cũng như là cán cân đo cho các vấn đề ta gặp phải.

Ta nói ta tu theo Phật nhưng Phật dạy cái gì mà ta thấy khó quá lại cho qua, ta đi tìm cái gì dễ dễ để tu thì cũng được đó, tuy nhiên nó đã là không phải của Phật dạy thì chứng cái gì đó cũng dễ dễ, dĩ nhiên không phải là kết quả như đúng mục đích mà chúng ta đề ra.

Mọi sự thành công đều không dể dàng, ngay cả xã hội cũng vậy, và trong đạo cũng không khác đi được. Cứ bám cái dễ dễ để mong cầu cái khó khó thì điều này quá không đúng rồi.

Sẳn lòng đón tiếp những ai cùng tu tập, học hỏi lẫn nhau !!!


(Nói trước để 2 hạng người này không nhọc công viết bài nghĩ rằng cho tôi đọc, khuyên tôi: đó là 2 hạng người tôi sẽ không lưu tâm bài viết cũng như không đọc qua. Một là nguồn bệnh, hai là kẻ bị lây bệnh. Vậy cho khoẻ đi ha)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Khi đức Phật chứng ngộ đạo quả cao thượng. Bài pháp đầu tiên Phật dạy là Tứ Diệu Đế. Nếu chúng ta muốn được như Phật thì cứ xem lại quá trình đức Phật đã làm những gì khi còn tại thế.

Kinh điển ghi lại rất nhiều, xen lẫn đủ kiểu, cho nên để phân biệt cái này gần đúng nhất thì ta phải học rất nhiều kinh điển cũng như nghe giảng giải của các vị đi trước rất nhiều.

Như phần Tứ Đế, chỉ cần phần này có lẻ cũng đủ ta đạt được an lạc ngay trong hiện tại và mai sau.
Sau đó để phát triển con đường tu hơn, ta quán xét 37 phẩm trợ đạo trong đó quan trọng mà tôi thấy cần lưu tâm là Bát Chánh Đạo và Tứ Niệm Xứ. Vì tôi thấy 2 phần này vô cùng quan trọng, nó là tiền đề, là đòn bẩy cũng như là cán cân đo cho các vấn đề ta gặp phải.

Ta nói ta tu theo Phật nhưng Phật dạy cái gì mà ta thấy khó quá lại cho qua, ta đi tìm cái gì dễ dễ để tu thì cũng được đó, tuy nhiên nó đã là không phải của Phật dạy thì chứng cái gì đó cũng dễ dễ, dĩ nhiên không phải là kết quả như đúng mục đích mà chúng ta đề ra.

Mọi sự thành công đều không dể dàng, ngay cả xã hội cũng vậy, và trong đạo cũng không khác đi được. Cứ bám cái dễ dễ để mong cầu cái khó khó thì điều này quá không đúng rồi.

Sẳn lòng đón tiếp những ai cùng tu tập, học hỏi lẫn nhau !!!


(Nói trước để 2 hạng người này không nhọc công viết bài nghĩ rằng cho tôi đọc, khuyên tôi: đó là 2 hạng người tôi sẽ không lưu tâm bài viết cũng như không đọc qua. Một là nguồn bệnh, hai là kẻ bị lây bệnh. Vậy cho khoẻ đi ha)

cháu chào chú tịnh tiến cháu muốn hỏi chút,trong bát chánh đạo tri phần thứ nhất là chánh kiến.chú có thể cho cháu biết thế nào là chánh kiến ạ? cháu muốn được nghe định nghĩa và cái hiểu nơi chú về cái định nghĩa ấy
 

Tịnh Tiến

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 7 2016
Bài viết
39
Điểm tương tác
25
Điểm
8
cháu chào chú tịnh tiến cháu muốn hỏi chút,trong bát chánh đạo tri phần thứ nhất là chánh kiến.chú có thể cho cháu biết thế nào là chánh kiến ạ? cháu muốn được nghe định nghĩa và cái hiểu nơi chú về cái định nghĩa ấy

Chào Bình Đẳng Giác (Giác) !

Hiện nay muốn biết 1 định nghĩa không khó ha. Lên Google là ra cả. Tuy nhiên với Tịnh Tiến thì Tịnh Tiến biết Chánh Kiến là sự thấy biết sáng suốt, rõ ràng minh bạch.

Nhờ có chánh kiến nên ta phân định được đâu là cái cần thiết, cần học, cần tu, cần nương tựa...Nói chung chung thiên về vấn đề tu học thì đó là sự học hỏi sáng suốt, không mê tín, không mập mờ, không huyền ảo, không bằng niềm tin, phải bằng sự phân tích để thấy rõ ràng nhất vấn đề cần biết.

Đó là Chánh Kiến mà Tịnh Tiến nương tựa !
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Chào Bình Đẳng Giác (Giác) !

Hiện nay muốn biết 1 định nghĩa không khó ha. Lên Google là ra cả. Tuy nhiên với Tịnh Tiến thì Tịnh Tiến biết Chánh Kiến là sự thấy biết sáng suốt, rõ ràng minh bạch.

Nhờ có chánh kiến nên ta phân định được đâu là cái cần thiết, cần học, cần tu, cần nương tựa...Nói chung chung thiên về vấn đề tu học thì đó là sự học hỏi sáng suốt, không mê tín, không mập mờ, không huyền ảo, không bằng niềm tin, phải bằng sự phân tích để thấy rõ ràng nhất vấn đề cần biết.

Đó là Chánh Kiến mà Tịnh Tiến nương tựa !

vâng ạ.vậy là chánh kiến là sự thấy biết sáng suốt,rõ ràng minh bạch được xây dựng bằng sự phân tích (chánh tư duy)vấn đề cần biết.vậy chánh kiến tức là trung đạo con đường xuất thế mà Phật đã tìm ra,nhưng sao cháu không vào được?.
 

Tịnh Tiến

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 7 2016
Bài viết
39
Điểm tương tác
25
Điểm
8
vâng ạ.vậy là chánh kiến là sự thấy biết sáng suốt,rõ ràng minh bạch được xây dựng bằng sự phân tích (chánh tư duy)vấn đề cần biết.vậy chánh kiến tức là trung đạo con đường xuất thế mà Phật đã tìm ra,nhưng sao cháu không vào được?.

- Đức Phật khi tìm thấy con đường giác ngộ giải thoát ngay sao đó Phật đã thuyết giảng không giấu giếm điều gì trong 45 năm hoằng pháp độ sinh.
- Đức Phật hoàn toàn chỉ đưa ra lời dạy, kiến thức và mở ra tất cả những gì mà con người thắc mắc về con đường giải thoát. "Ta chỉ là người thầy dẫn đường, các con phải tự mình đi thôi".
- Vậy có thể thấy không phải chúng ta không vào được con đường này mà là chúng ta không chịu đi mà thôi. Con đường đã mở, kiến thức đã có, còn khả năng hiểu và đi ra sao là do chúng ta chứ. Làm sao đức Phật có thể lôi kéo ta đi vào được.
- Vậy nếu Giác muốn đi, tôi đang đi đây, đi còn chậm và run lắm. Có Giác đi cùng tôi sẽ có thể đi nhanh và vững hơn vì có bạn trên đường.
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
- Đức Phật khi tìm thấy con đường giác ngộ giải thoát ngay sao đó Phật đã thuyết giảng không giấu giếm điều gì trong 45 năm hoằng pháp độ sinh.
- Đức Phật hoàn toàn chỉ đưa ra lời dạy, kiến thức và mở ra tất cả những gì mà con người thắc mắc về con đường giải thoát. "Ta chỉ là người thầy dẫn đường, các con phải tự mình đi thôi".
- Vậy có thể thấy không phải chúng ta không vào được con đường này mà là chúng ta không chịu đi mà thôi. Con đường đã mở, kiến thức đã có, còn khả năng hiểu và đi ra sao là do chúng ta chứ. Làm sao đức Phật có thể lôi kéo ta đi vào được.
- Vậy nếu Giác muốn đi, tôi đang đi đây, đi còn chậm và run lắm. Có Giác đi cùng tôi sẽ có thể đi nhanh và vững hơn vì có bạn trên đường.
hi đi chậm và run có phải là vì chưa thấy biết rõ ràng minh bạch có phải không ạ,cháu muốn hỏi tiếp là chú làm thế nào hay lấy gì để phân tích vấn đề một cách rõ ràng nhất?.trong kinh tương ưng bộ nam tông đức Phật có dạy :Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh tư duy? Này các Tỷ-kheo, chính là xuất ly tư duy, vô sân tư duy, vô hại tư duy. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh tư duy.vậy chú có thể nói cho cháu biết về xuất ly tư duy được không ạ

Nếu chưa thấy rõ ràng minh bạch thì cháu không đi cùng đâu,chú bảo nếu có cháu đi cùng thì sẽ đi nhanh hơn và vững vàng hơn có phải là chú để cháu đi trước dò đường không vì con đường không rõ ràng minh bạch mà hi (cháu nói chêu chú thôi)
 

Tịnh Tiến

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 7 2016
Bài viết
39
Điểm tương tác
25
Điểm
8
hi đi chậm và run có phải là vì chưa thấy biết rõ ràng minh bạch có phải không ạ,cháu muốn hỏi tiếp là chú làm thế nào hay lấy gì để phân tích vấn đề một cách rõ ràng nhất?.trong kinh tương ưng bộ nam tông đức Phật có dạy :Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh tư duy? Này các Tỷ-kheo, chính là xuất ly tư duy, vô sân tư duy, vô hại tư duy. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh tư duy.vậy chú có thể nói cho cháu biết về xuất ly tư duy được không ạ

- Đi chậm để nhìn thấu đáo (Tịnh rồi Tiến). Giác có thể thấy ở đây nhiều người chạy như bay, đôi khi Tịnh Tiến cũng bay, nhưng may gặp được duyên lành nên chậm lại kịp thời.
- Run là do lớn tuổi. Nhận thấy càng lớn tuổi càng khó tu vì nhìn xung quanh, các vị cao niên 70, 80, 90 nói Phật pháp với họ như kể chuyện nước ngoài vậy. Tịnh Tiến cũng sợ mình đến tuổi đó thì không còn là run mà là liệt luôn rồi. Liệt tâm tư ấy, thế thì tu gì nữa mà tu đây.

"làm thế nào hay lấy gì để phân tích vấn đề một cách rõ ràng nhất?"
- Với Tiến thì Tiến sẽ thông qua các phân tích cả khách quan và chủ quan của mọi người. Từ đó góp nhặt cho mình, vì chủ quan và khách quan đều là thông tin cần xem xét khi mà mình chưa thể điều phục tâm mình cũng như trí tuệ chưa mở bung ra hết.
- Thông qua các nghi vấn, qua các thông tin tự thân mình có được và khả năng nhận thức của mình đặt hết vào một vấn đề rồi từ đó vấn đề sẽ sáng tỏ, sáng đến mức vượt trên hiểu biết của mình thì lúc đó chỉ trách mình phước trí mòn nên chưa đủ hiểu. Và từ đây chậm lại đi tìm thêm các khía cạnh khác chiêm nghiệm, trải nghiệm thì cái khúc mắc trước đó ắt hẳn sẽ tiếp tục được soi sáng.
- Như khi nghe 1 vị sư giảng, nghe 1 lần bảo đảm chưa hiểu hết, tự thân Tiến thấy vậy, Tiến nghe 1 bài giảng khoảng 5 lần không phải cùng thời điểm mà chia ra tuỳ lúc, bài nào hay thì nghe hoài luôn. Vì mỗi khi nghe Pháp, Tiến thấy rất an lạc.

Nói trước với Giác điều này, hiện nay Tiến chưa muốn đi sâu vào các định nghĩa, trước là ngoài mặt đã vì Tiến còn tại gia, nói các định nghĩa sâu xa của Xuất Gia e rằng chưa đến lúc. Vì Tiến nhận thấy Tại Gia mà đi tu tập của người Xuất Gia thì dể sanh tâm ngạo mạn, như muốn mình đi dạy thiên hạ vậy. Vì ngưỡng cửa xuất gia còn chưa dám bước qua kia mà.

Thế cho nên nói về Chánh Tư Duy, cứ từ mặt chữ mà dịch rồi nương theo đó tiến lên sau. Tư duy là sự suy nghĩ. Vậy cần phải có sự suy nghĩ sáng suốt. Vì nếu không vậy sẽ dẫn đến sự diễn giải lệch lạc khi phát ngôn, khi hành.

Tiến hiểu Chánh Tư Duy là vậy, còn sâu hơn, xin để dịp khác.
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
- đi chậm để nhìn thấu đáo (tịnh rồi tiến). Giác có thể thấy ở đây nhiều người chạy như bay, đôi khi tịnh tiến cũng bay, nhưng may gặp được duyên lành nên chậm lại kịp thời.
- run là do lớn tuổi. Nhận thấy càng lớn tuổi càng khó tu vì nhìn xung quanh, các vị cao niên 70, 80, 90 nói phật pháp với họ như kể chuyện nước ngoài vậy. Tịnh tiến cũng sợ mình đến tuổi đó thì không còn là run mà là liệt luôn rồi. Liệt tâm tư ấy, thế thì tu gì nữa mà tu đây.

"làm thế nào hay lấy gì để phân tích vấn đề một cách rõ ràng nhất?"
- với tiến thì tiến sẽ thông qua các phân tích cả khách quan và chủ quan của mọi người. Từ đó góp nhặt cho mình, vì chủ quan và khách quan đều là thông tin cần xem xét khi mà mình chưa thể điều phục tâm mình cũng như trí tuệ chưa mở bung ra hết.
- thông qua các nghi vấn, qua các thông tin tự thân mình có được và khả năng nhận thức của mình đặt hết vào một vấn đề rồi từ đó vấn đề sẽ sáng tỏ, sáng đến mức vượt trên hiểu biết của mình thì lúc đó chỉ trách mình phước trí mòn nên chưa đủ hiểu. Và từ đây chậm lại đi tìm thêm các khía cạnh khác chiêm nghiệm, trải nghiệm thì cái khúc mắc trước đó ắt hẳn sẽ tiếp tục được soi sáng.
- như khi nghe 1 vị sư giảng, nghe 1 lần bảo đảm chưa hiểu hết, tự thân tiến thấy vậy, tiến nghe 1 bài giảng khoảng 5 lần không phải cùng thời điểm mà chia ra tuỳ lúc, bài nào hay thì nghe hoài luôn. Vì mỗi khi nghe pháp, tiến thấy rất an lạc.

Nói trước với giác điều này, hiện nay tiến chưa muốn đi sâu vào các định nghĩa, trước là ngoài mặt đã vì tiến còn tại gia, nói các định nghĩa sâu xa của xuất gia e rằng chưa đến lúc. Vì tiến nhận thấy tại gia mà đi tu tập của người xuất gia thì dể sanh tâm ngạo mạn, như muốn mình đi dạy thiên hạ vậy. Vì ngưỡng cửa xuất gia còn chưa dám bước qua kia mà.

Thế cho nên nói về chánh tư duy, cứ từ mặt chữ mà dịch rồi nương theo đó tiến lên sau. Tư duy là sự suy nghĩ. Vậy cần phải có sự suy nghĩ sáng suốt. Vì nếu không vậy sẽ dẫn đến sự diễn giải lệch lạc khi phát ngôn, khi hành.

Tiến hiểu chánh tư duy là vậy, còn sâu hơn, xin để dịp khác.

hì kinh nam tông gần gũi dễ hiểu mà chú chúng ta cứ từ chữ nghĩa mà dịch,theo chú thì tư duy chính là cái sự suy nghĩ,còn như phần lời dạy của Phật mà cháu chích trong kinh tuơng ưng bộ thì Phật dạy chánh tư duy là xuất ly tư duy vậy chả phải là xuất ly sự suy nghĩ đó sao ạ.vậy là suy nghĩ không dùng được rồi,thế thì dùng cái jk để thấy rõ ràng minh bạch đây? Chú biết không?
 

Tịnh Tiến

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 7 2016
Bài viết
39
Điểm tương tác
25
Điểm
8
hì kinh nam tông gần gũi dễ hiểu mà chú chúng ta cứ từ chữ nghĩa mà dịch,theo chú thì tư duy chính là cái sự suy nghĩ,còn như phần lời dạy của Phật mà cháu chích trong kinh tuơng ưng bộ thì Phật dạy chánh tư duy là xuất ly tư duy vậy chả phải là xuất ly sự suy nghĩ đó sao ạ.vậy là suy nghĩ không dùng được rồi,thế thì dùng cái jk để thấy rõ ràng minh bạch đây? Chú biết không?

- Đúng là kinh điển gần gủi, nhưng không dể hiểu. Không dể hiểu ở đây ý nói các kinh điển dùng tiếng nước ngoại hoặc kinh điển dùng câu từ ẩn ý. Còn như được dịch ra tiếng thuần Việt thì dể rồi.
- Như vầy nhé, nếu nói Chánh Tư Duy là xuất ly tư duy, vậy giờ giải thích xuất ly tư duy như Giác vừa nói trên ấy. Nhưng nếu nói Suy Nghĩ không dùng được thì không ổn lắm. Vì sự tư duy luôn có trong mỗi người, chuyện xuất ly tư duy theo Tiến thì chỉ có bậc đã chứng quả, tuy chưa phải là quả cao nhất.
- Tiến chưa chứng quả gì cả, chỉ đang tầm cầu học hỏi mà thôi, cho nên không dám bàn đến cái cao siêu hơn như cái gọi là Xuất Ly Tư Duy. Giác cũng trích đoạn rồi ấy, Xuất Ly Tư Duy, Phật dạy cho hàng tỳ kheo, còn Tiến chỉ là cư sĩ, chỉ muốn thảo luận ở mức độ này, những mức độ mà Tiến hiểu và có khả năng làm được.

Còn nếu chỉ cần thông qua mặt chữ nghĩa thì chắc Giác cũng biết Chánh Tư Duy theo Nam Phạn dịch là: xuất ly tư duy, vô sân tư duy, vô hại tư duy. Còn Đại Thừa thì là từ bỏ mọi chấp trước. Chúng ta thấy rõ là tuỳ vào mức độ nhận thức mỗi người mà dịch ra.

Cũng như nói Trí Bát Nhã vậy, định nghĩa dể lắm nhưng hầu như chỉ là đem định nghĩa ra nói với nhau, chẳng ai thấu rõ Trí Bát Nhã là gì, vậy thì bàn sâu để làm chỉ, không khéo lại bất hoà.

Tiến chỉ đơn thuần hiểu Chánh Tư Duy như kể trên cộng với các phương thức tu tập khác để từ đó làm nền tảng cho sự suy nghĩ của mình. Vì hầu như không lúc nào mà suy nghĩ không khởi lên khi lục căn tiếp xúc lục trần.

Cho nên không thể đáp lại câu hỏi "vậy là suy nghĩ không dùng được rồi,thế thì dùng cái jk để thấy rõ ràng minh bạch đây? Chú biết không?"

Đáp: Không biết. Vì rằng Tiến vẫn đang dùng suy nghĩ qua các phân tích mà biết đúng sai vậy.

(Lưu ý: Nếu không phiền lắm thì Giác viết tiếng Việt đúng nghĩa giùm. Vì Tiến sợ cách viết tuổi teen đôi khi đọc không hiểu. Thấy mấy đứa ở nhà viết mà đọc không hiểu nỗi.)
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
- Đúng là kinh điển gần gủi, nhưng không dể hiểu. Không dể hiểu ở đây ý nói các kinh điển dùng tiếng nước ngoại hoặc kinh điển dùng câu từ ẩn ý. Còn như được dịch ra tiếng thuần Việt thì dể rồi.
- Như vầy nhé, nếu nói Chánh Tư Duy là xuất ly tư duy, vậy giờ giải thích xuất ly tư duy như Giác vừa nói trên ấy. Nhưng nếu nói Suy Nghĩ không dùng được thì không ổn lắm. Vì sự tư duy luôn có trong mỗi người, chuyện xuất ly tư duy theo Tiến thì chỉ có bậc đã chứng quả, tuy chưa phải là quả cao nhất.
- Tiến chưa chứng quả gì cả, chỉ đang tầm cầu học hỏi mà thôi, cho nên không dám bàn đến cái cao siêu hơn như cái gọi là Xuất Ly Tư Duy. Giác cũng trích đoạn rồi ấy, Xuất Ly Tư Duy, Phật dạy cho hàng tỳ kheo, còn Tiến chỉ là cư sĩ, chỉ muốn thảo luận ở mức độ này, những mức độ mà Tiến hiểu và có khả năng làm được.

Còn nếu chỉ cần thông qua mặt chữ nghĩa thì chắc Giác cũng biết Chánh Tư Duy theo Nam Phạn dịch là: xuất ly tư duy, vô sân tư duy, vô hại tư duy. Còn Đại Thừa thì là từ bỏ mọi chấp trước. Chúng ta thấy rõ là tuỳ vào mức độ nhận thức mỗi người mà dịch ra.

Cũng như nói Trí Bát Nhã vậy, định nghĩa dể lắm nhưng hầu như chỉ là đem định nghĩa ra nói với nhau, chẳng ai thấu rõ Trí Bát Nhã là gì, vậy thì bàn sâu để làm chỉ, không khéo lại bất hoà.

Tiến chỉ đơn thuần hiểu Chánh Tư Duy như kể trên cộng với các phương thức tu tập khác để từ đó làm nền tảng cho sự suy nghĩ của mình. Vì hầu như không lúc nào mà suy nghĩ không khởi lên khi lục căn tiếp xúc lục trần.

Cho nên không thể đáp lại câu hỏi "vậy là suy nghĩ không dùng được rồi,thế thì dùng cái jk để thấy rõ ràng minh bạch đây? Chú biết không?"

Đáp: Không biết. Vì rằng Tiến vẫn đang dùng suy nghĩ qua các phân tích mà biết đúng sai vậy.

(Lưu ý: Nếu không phiền lắm thì Giác viết tiếng Việt đúng nghĩa giùm. Vì Tiến sợ cách viết tuổi teen đôi khi đọc không hiểu. Thấy mấy đứa ở nhà viết mà đọc không hiểu nỗi.)

Vâng thưa chú cháu thường viểt lời nói và ý nghĩa song song với nhau,cháu không biết chú bảo viết tiếng Việt đúng nghĩa dùm là như thế nào ạ,mong chú nói rõ ra để cháu chỉnh sửa.nếu lời nói của cháu tối nghĩa thì chú cứ hỏi lại ý của cậu là gì? cháu sẽ trình bày lại rõ ràng hơn để tiện cho việc chao đổi.
chở lại với chỗ cháu và chú chao đổi.cháu nói '' vậy là suy nghĩ không dùng được rồi '' bởi vì theo cháu hiểu sự suy nghĩ hay suy lường thường là bị vướng vào thường kiến và đoạn kiến,hình như cái này trong kinh nam tông đức Phật cũng có dạy thì phải?.để làm rõ hơn nay cháu lại hỏi chú về tà tư duy,nếu chánh tư duy là xuất ly tư duy,vô sân tư duy,vô hại tư duy.vậy tà tư duy theo cháu chính là tư duy,hữu sân tư duy,hữu hại tư duy '' cháu hiểu tà tư duy như vậy có phải không ạ ?''
về vấn đề dùng cái gì khác ngoài sự suy nghĩ mà có thể thấy biết rõ ràng minh bạch.cháu mong chú sẽ cũng cháu đi một chuyến đến đại thừa xem có tìm được lời giải không ạ.
 

Tịnh Tiến

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 7 2016
Bài viết
39
Điểm tương tác
25
Điểm
8
Vâng thưa chú cháu thường viểt lời nói và ý nghĩa song song với nhau,cháu không biết chú bảo viết tiếng Việt đúng nghĩa dùm là như thế nào ạ,mong chú nói rõ ra để cháu chỉnh sửa.nếu lời nói của cháu tối nghĩa thì chú cứ hỏi lại ý của cậu là gì? cháu sẽ trình bày lại rõ ràng hơn để tiện cho việc chao đổi.
chở lại với chỗ cháu và chú chao đổi.cháu nói '' vậy là suy nghĩ không dùng được rồi '' bởi vì theo cháu hiểu sự suy nghĩ hay suy lường thường là bị vướng vào thường kiến và đoạn kiến,hình như cái này trong kinh nam tông đức Phật cũng có dạy thì phải?.để làm rõ hơn nay cháu lại hỏi chú về tà tư duy,nếu chánh tư duy là xuất ly tư duy,vô sân tư duy,vô hại tư duy.vậy tà tư duy theo cháu chính là tư duy,hữu sân tư duy,hữu hại tư duy '' cháu hiểu tà tư duy như vậy có phải không ạ ?''
về vấn đề dùng cái gì khác ngoài sự suy nghĩ mà có thể thấy biết rõ ràng minh bạch.cháu mong chú sẽ cũng cháu đi một chuyến đến đại thừa xem có tìm được lời giải không ạ.

- Ý viết đúng tiếng Việt như "jk" cứ nên viết "gì" thì hay hơn ha. Chỉ là vậy thôi. Tại đọc bài Giác ghi thấy giống mấy đứa ở nhà chợt nhớ và nhắc vậy thôi.

- Đúng là kinh tạng Nykaza có ghi vậy (thường và đoạn kiến) nhưng cũng không hoàn toàn đúng như đang nói ở đây. Cái đó chỉ xảy ra khi ta chấp trước thôi. Mà sao gọi là chấp trước ? Giác hiểu không, cùng nói về Chấp xem sao nha.

- Nhân sự việc này, Tiến muốn hỏi Giác là: Giác đang thắc mắc về mặt kiến thức, hay ở chổ Giác không hiểu để tu tập ? Nếu là kiến thức, có lẻ Tiến không tiện nói nhiều thêm vì rằng kiến thức thì nhiều, bàn sâu mà chưa qua thực hành để thực nghiệm thì dể gây đụng chạm. Nếu là chổ cần tu tập thì thiết nghĩ ta khoan hãy đi sâu, cứ đợi đến lúc đụng thực hành vấp phải thì ắt hẳn câu hỏi của Giác sẽ khác đi.
- Giác có thể thấy, diễn đàn gây nhau vì hơn thua kiến thức đó. Họ đưa ra rất nhiều thông tin để rôi do không đồng về Tông phái và không mở lòng tiếp thu nên cải hoài, Tiến không muốn dính vào nó.
- Giác cứ đem đi chổ nào để học hỏi cũng được. Riêng chỉ đích danh Đại Thừa thì Giác cứ đi, Tiến ở đây ngó qua thôi. Vì hơn chục lần trò chuyện với người Đại Thừa thì họ sẽ phản ứng với câu hỏi mà Tiến gặp là:
1. Đừng hỏi họ nhiều quá, họ không trả lời được sẽ nỗi sân đấy. Vì họ theo niềm tin là chính mà.
2. Hỏi họ 1 lúc, họ sẽ trả lời "cứ tin vậy đi". Cuối cùng mình vẫn không biết tại sao mà lại bắt mình tin mà không lời giải đáp.

Đó là 2 dạng người Đại Thừa khi giao tiếp với họ. Hi vọng không phải ai cũng vậy của Đại Thừa.
Tiến thì chẳng công nhận cái gì gọi là Đại hay Tiểu thừa. Đức Phật không có dạy điều đó chỉ có các Tổ sư Trung Quốc dạy như vậy. Cho nên Giác cẩn trọng khi giao tiếp "vượt tuyến".
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Kính bác tịnh tiến!

tapchoi82 cháu sau khi tìm hiểu thì biết bác nhiều tuổi rồi nên đổi cách xưng hô, mong bác mở lượng hoan hồng mà không để bụng những gì cháu đã viết hì hì..

Cháu có đọc qua những gì bác viết thì cũng có vài chổ thắc mắc vì duyên theo văn tự thì ắt có chổ hiểu, chổ không

bác có nói về người tin theo đại thừa như sau:

1. Đừng hỏi họ nhiều quá, họ không trả lời được sẽ nỗi sân đấy. Vì họ theo niềm tin là chính mà.
2. Hỏi họ 1 lúc, họ sẽ trả lời "cứ tin vậy đi". Cuối cùng mình vẫn không biết tại sao mà lại bắt mình tin mà không lời giải đáp.

Cháu có chút kiến giải muốn làm sáng tỏ chổ này:

1. Cháu được biết chữ TIN cũng chia làm nhiều loại, không hiểu mà Tin theo thì gọi là mê tín, hiểu mà tin theo gọi là chánh tín, Thấy đúng sự thật mà Tin nhận gọi là Thật tín thì cũng không còn gì để gọi tin hay không vì đã thấy biết như thật. vì vậy mình theo Pháp nào tức là chổ chánh tín của mình đến đâu thì tin theo đến đấy, tức mình rõ ràng đến đâu thì theo đến đấy, vậy thì theo cháu thấy khi mới bắt đầu biết đạo Phật ai cũng nương theo lời phật mà tin theo niềm tin của chính mình!

2. Có thể bác gặp vài người mê tín mà bác sinh nghi hoặc chăng? nếu hỏi đúng người thấy biết như thật thì chẵng bão "cứ tin vậy đi" như bác nói đâu, cháu nghĩ rằng họ sẻ nói "cứ học sẻ hiểu" hoặc "Thấy được sẽ biết" hì hì...

Thời đức Phật tại thế chắc ngài cũng không phân Đại thừa, tiểu thừa làm gì, vì vốn chỉ là Phật Thừa, cái gọi đại tiểu là do lòng người phân biệt mà nói, tuy có tên đại, tiểu nhưng cùng gọi là PHẬT thừa, vi Phật là gốc, đại, tiểu là cành, cành to gọi đại, cành nhỏ gọi tiểu, cùng cái cây thì ai cũng rõ vì người thường cũng biết ĐẠO PHẬT có ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA vốn là ĐẠO PHẬT! vậy thì tự bản chất của Pháp nó tự phân biệt lẫn nhau, các pháp tự khác nhau nên tự Phân Biệt với nhau, ĐẠi tức lớn, Tiểu tức nhỏ điều này rỏ ràng ai ai cũng biết Vậy!

Vậy cháu viết mấy lời mong được cùng bác bàn luận diệu nghĩa để người người cùng được sáng tỏ!
 

Tịnh Tiến

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Thg 7 2016
Bài viết
39
Điểm tương tác
25
Điểm
8
Kính bác tịnh tiến!

tapchoi82 cháu sau khi tìm hiểu thì biết bác nhiều tuổi rồi nên đổi cách xưng hô, mong bác mở lượng hoan hồng mà không để bụng những gì cháu đã viết hì hì..

Cháu có đọc qua những gì bác viết thì cũng có vài chổ thắc mắc vì duyên theo văn tự thì ắt có chổ hiểu, chổ không

bác có nói về người tin theo đại thừa như sau:



Cháu có chút kiến giải muốn làm sáng tỏ chổ này:

1. Cháu được biết chữ TIN cũng chia làm nhiều loại, không hiểu mà Tin theo thì gọi là mê tín, hiểu mà tin theo gọi là chánh tín, Thấy đúng sự thật mà Tin nhận gọi là Thật tín thì cũng không còn gì để gọi tin hay không vì đã thấy biết như thật. vì vậy mình theo Pháp nào tức là chổ chánh tín của mình đến đâu thì tin theo đến đấy, tức mình rõ ràng đến đâu thì theo đến đấy, vậy thì theo cháu thấy khi mới bắt đầu biết đạo Phật ai cũng nương theo lời phật mà tin theo niềm tin của chính mình!

2. Có thể bác gặp vài người mê tín mà bác sinh nghi hoặc chăng? nếu hỏi đúng người thấy biết như thật thì chẵng bão "cứ tin vậy đi" như bác nói đâu, cháu nghĩ rằng họ sẻ nói "cứ học sẻ hiểu" hoặc "Thấy được sẽ biết" hì hì...

Thời đức Phật tại thế chắc ngài cũng không phân Đại thừa, tiểu thừa làm gì, vì vốn chỉ là Phật Thừa, cái gọi đại tiểu là do lòng người phân biệt mà nói, tuy có tên đại, tiểu nhưng cùng gọi là PHẬT thừa, vi Phật là gốc, đại, tiểu là cành, cành to gọi đại, cành nhỏ gọi tiểu, cùng cái cây thì ai cũng rõ vì người thường cũng biết ĐẠO PHẬT có ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA vốn là ĐẠO PHẬT! vậy thì tự bản chất của Pháp nó tự phân biệt lẫn nhau, các pháp tự khác nhau nên tự Phân Biệt với nhau, ĐẠi tức lớn, Tiểu tức nhỏ điều này rỏ ràng ai ai cũng biết Vậy!

Vậy cháu viết mấy lời mong được cùng bác bàn luận diệu nghĩa để người người cùng được sáng tỏ!

- Nếu như tapchoi82 cứ giữ thái độ này, Tiến sẽ sẳn lòng cùng đàm đạo. Với cái níck xanh dương ấy gắn danh hiệu ThànH Viên Danh Dự thì không nên nói những lời lẻ lăng tăng.

- Tôi chẳng hẹp hòi nhỏ nhen gì mà không cùng đàm đạo, chỉ là vì có lẻ ở tuổi này không thích hợp cho mấy ngôn từ đùa giởn, mà lại đi lấy Phật pháp ra đùa nên thật tôi muốn né xa là vậy.

- Tôi cũng giỡn, giỡn để thấy mình trẻ ra, nhưng giỡn không để người đối diện ứa gan, ấm ức để rồi đấu khẩu qua lại, mệt lắm, thời gian tu tập có còn bao nhiêu đâu đâu.

"Hôm nay đủ khoẻ để viết bài này
Mai kia có còn viết được gì chăng."

- Về vấn đề Đại Thừa và 2 hạng người đó, như tôi đã nói, tôi không quơ đủa cả nắm, tôi cũng đã ghi là Không hi vọng ai của Đại Thừa cũng vậy, tôi vẫn biết Đại Thừa đáng kính bắt nguồn từ Nam Phạn, tôi chỉ sợ và lo lắng với ai thuộc Đại Thừa đặt niềm tin( theo tôi biết là Đại Thừa từ Trung Quốc là đặt nặng cái này) hàng đầu mà quên hết những gì Phật dạy. Như tapchoi82 vừa phân tích như trên, tôi hoàn toàn đồng ý cả.

- Ngay chính diễn đàn này, có vị ở danh xưng Đièu Hành, thấy họ đối đáp đến phúc cuối lại lôi niềm tin ra kết chuyện. Thế có phải do không đủ kiến thức nên dùng chiêu đó để bảo vệ chính mình, sợ thua thiệt ? Với tôi ai hơn tôi Phật pháp đúng nghĩa tôi lại mừng, vì ít ra có chổ để học tiếp. Thế mà tại sao cứ phải sợ thua. ?

"Thời đức Phật tại thế chắc ngài cũng không phân Đại thừa, tiểu thừa làm gì, vì vốn chỉ là Phật Thừa, cái gọi đại tiểu là do lòng người phân biệt mà nói, tuy có tên đại, tiểu nhưng cùng gọi là PHẬT thừa, vi Phật là gốc, đại, tiểu là cành, cành to gọi đại, cành nhỏ gọi tiểu, cùng cái cây thì ai cũng rõ vì người thường cũng biết ĐẠO PHẬT có ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA vốn là ĐẠO PHẬT! vậy thì tự bản chất của Pháp nó tự phân biệt lẫn nhau, các pháp tự khác nhau nên tự Phân Biệt với nhau, ĐẠi tức lớn, Tiểu tức nhỏ điều này rỏ ràng ai ai cũng biết Vậy!"

Tiến không đồng ý điểm này, có lẻ tapchoi82 vẫn còn mơ hồ về cái gọi là Đại, Tiểu thừa chăng.
- Tapchoi82 không thể xác nhận Phật có chia vậy không nên đã nói "Chắc Ngài....." có gì khúc mắc chăng ?
- Ví dụ cái cây có ám chỉ Tiểu là cảnh nhò, Đại là cành to, về mặt nghiã đen thì đã phân biệt to nhỏ cho nên nghĩa bóng nói Tiểu nhỏ hơn Đại là tôi không đồng ý. Tuy nhiên ai phân biệt sao tuỳ họ. Tôi chỉ nêu ra quan điểm, cách nhìn của tôi.

Với tôi pháp nào dạy người tu tập theo hướng Phật Thích Ca đã 45 năm trụ thế hoằng truyền là tôi học, tôi tìm hiểu. Còn nói ra điều gì mà tôi hỏi lại, tôi đặt nghi vấn mà không giải thích được rồi cứ bảo tôi tin đi là tôi không dám trò chuyện nữa. Gặp các đạo hữu ở các chùa thường thấy kiểu này nên cũng mệt.

Vấn đề Đại Tiểu xin ngưng ở đây, nói thêm e rằng đụng chạm nhiều. Thôi thì ta chỉ nên trao đổi phương pháp tu học của nhau cũng như thắc mắc nào đó trên đường tu tập là hay nhất rồi vậy.
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
- Nếu như tapchoi82 cứ giữ thái độ này, Tiến sẽ sẳn lòng cùng đàm đạo. Với cái níck xanh dương ấy gắn danh hiệu ThànH Viên Danh Dự thì không nên nói những lời lẻ lăng tăng.

- Tôi chẳng hẹp hòi nhỏ nhen gì mà không cùng đàm đạo, chỉ là vì có lẻ ở tuổi này không thích hợp cho mấy ngôn từ đùa giởn, mà lại đi lấy Phật pháp ra đùa nên thật tôi muốn né xa là vậy.

- Tôi cũng giỡn, giỡn để thấy mình trẻ ra, nhưng giỡn không để người đối diện ứa gan, ấm ức để rồi đấu khẩu qua lại, mệt lắm, thời gian tu tập có còn bao nhiêu đâu đâu.

"Hôm nay đủ khoẻ để viết bài này
Mai kia có còn viết được gì chăng."

- Về vấn đề Đại Thừa và 2 hạng người đó, như tôi đã nói, tôi không quơ đủa cả nắm, tôi cũng đã ghi là Không hi vọng ai của Đại Thừa cũng vậy, tôi vẫn biết Đại Thừa đáng kính bắt nguồn từ Nam Phạn, tôi chỉ sợ và lo lắng với ai thuộc Đại Thừa đặt niềm tin( theo tôi biết là Đại Thừa từ Trung Quốc là đặt nặng cái này) hàng đầu mà quên hết những gì Phật dạy. Như tapchoi82 vừa phân tích như trên, tôi hoàn toàn đồng ý cả.

- Ngay chính diễn đàn này, có vị ở danh xưng Đièu Hành, thấy họ đối đáp đến phúc cuối lại lôi niềm tin ra kết chuyện. Thế có phải do không đủ kiến thức nên dùng chiêu đó để bảo vệ chính mình, sợ thua thiệt ? Với tôi ai hơn tôi Phật pháp đúng nghĩa tôi lại mừng, vì ít ra có chổ để học tiếp. Thế mà tại sao cứ phải sợ thua. ?

"Thời đức Phật tại thế chắc ngài cũng không phân Đại thừa, tiểu thừa làm gì, vì vốn chỉ là Phật Thừa, cái gọi đại tiểu là do lòng người phân biệt mà nói, tuy có tên đại, tiểu nhưng cùng gọi là PHẬT thừa, vi Phật là gốc, đại, tiểu là cành, cành to gọi đại, cành nhỏ gọi tiểu, cùng cái cây thì ai cũng rõ vì người thường cũng biết ĐẠO PHẬT có ĐẠI THỪA, TIỂU THỪA vốn là ĐẠO PHẬT! vậy thì tự bản chất của Pháp nó tự phân biệt lẫn nhau, các pháp tự khác nhau nên tự Phân Biệt với nhau, ĐẠi tức lớn, Tiểu tức nhỏ điều này rỏ ràng ai ai cũng biết Vậy!"

Tiến không đồng ý điểm này, có lẻ tapchoi82 vẫn còn mơ hồ về cái gọi là Đại, Tiểu thừa chăng.
- Tapchoi82 không thể xác nhận Phật có chia vậy không nên đã nói "Chắc Ngài....." có gì khúc mắc chăng ?
- Ví dụ cái cây có ám chỉ Tiểu là cảnh nhò, Đại là cành to, về mặt nghiã đen thì đã phân biệt to nhỏ cho nên nghĩa bóng nói Tiểu nhỏ hơn Đại là tôi không đồng ý. Tuy nhiên ai phân biệt sao tuỳ họ. Tôi chỉ nêu ra quan điểm, cách nhìn của tôi.

Với tôi pháp nào dạy người tu tập theo hướng Phật Thích Ca đã 45 năm trụ thế hoằng truyền là tôi học, tôi tìm hiểu. Còn nói ra điều gì mà tôi hỏi lại, tôi đặt nghi vấn mà không giải thích được rồi cứ bảo tôi tin đi là tôi không dám trò chuyện nữa. Gặp các đạo hữu ở các chùa thường thấy kiểu này nên cũng mệt.

Vấn đề Đại Tiểu xin ngưng ở đây, nói thêm e rằng đụng chạm nhiều. Thôi thì ta chỉ nên trao đổi phương pháp tu học của nhau cũng như thắc mắc nào đó trên đường tu tập là hay nhất rồi vậy.

Kính bác Tịnh Tiến!

Bác còn chổ chưa đồng ý với cháu thì bác cháu ta nên bàn luận tiếp chổ này để ai cũng được lợi ích chứ? vì nếu không bàn tiếp thì cháu theo ý cháu, bác theo ý bác vậy có gì chung để mọi người cùng được lợi ích?

Cháu có ví dụ thế này : Ngày xưa Phật trồng một cái cây cho đời, lúc đó thì mới trồng cho nên chỉ có 1 thân và vài ba lá, sau này dần dần cây phát triển tức nó thành cây đại thụ có nhiều cành nhánh, bây giờ bảo chỉ cái cây ngày xưa mới là quý còn cây bây giờ nó tuy to nhưng nhiều cành lại lắm sâu già sắp chết thì không quý bằng ngày trước? đây chỉ là 1 ý tưởng phân biệt giữa cái thấy cây còn nhỏ và cây lúc lớn mà nói, giống như việc so sánh hiện tại và quá khứ mà phát sinh cái gọi là sướng hơn, hay khổ hơn, chứ ngay lúc đang khổ, hay đang sướng cũng chẵng thể biết khổ hơn, hay sướng hơn hì hì...

Điều này có nghĩa tiểu, đại là 1, tùy theo chổ thích của mỗi người mà cho rằng cái này hay hơn cái kia.

Theo cháu nghĩ vốn dĩ là cây tức nó có từng giai đoạn phát triển, sinh, lão, bệnh, tử ắt không tránh được, lý này đương nhiên nhưng không mấy ai muốn tin sự thật hì hì...

Cây già chết, để lại hạt, hạt lại thành cây, nếu xét theo đường đi của quá trình thì gọi là 1, thì nhân quả tức 1, có nhân có quả cũng là 1 đường mà thôi. mà tất cả những chổ để quán đều phải nương nơi thực tại tối hậu, tức là cái thời điểm gọi là hiện tại, mà hiện tại thì có nghĩa là nương vào quá khứ, tương lai mà lập nghĩa, có nghĩa rằng sau này con cái nó đặt mình lên thì mình được lên, nó bỏ xuống thì mình được xuống hì hì...

Chổ kiến giải của cháu như thế, xin bác cho ý kiến !
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43

- Ý viết đúng tiếng Việt như "jk" cứ nên viết "gì" thì hay hơn ha. Chỉ là vậy thôi. Tại đọc bài Giác ghi thấy giống mấy đứa ở nhà chợt nhớ và nhắc vậy thôi.

- Đúng là kinh tạng Nykaza có ghi vậy (thường và đoạn kiến) nhưng cũng không hoàn toàn đúng như đang nói ở đây. Cái đó chỉ xảy ra khi ta chấp trước thôi. Mà sao gọi là chấp trước ? Giác hiểu không, cùng nói về Chấp xem sao nha.

- Nhân sự việc này, Tiến muốn hỏi Giác là: Giác đang thắc mắc về mặt kiến thức, hay ở chổ Giác không hiểu để tu tập ? Nếu là kiến thức, có lẻ Tiến không tiện nói nhiều thêm vì rằng kiến thức thì nhiều, bàn sâu mà chưa qua thực hành để thực nghiệm thì dể gây đụng chạm. Nếu là chổ cần tu tập thì thiết nghĩ ta khoan hãy đi sâu, cứ đợi đến lúc đụng thực hành vấp phải thì ắt hẳn câu hỏi của Giác sẽ khác đi.
- Giác có thể thấy, diễn đàn gây nhau vì hơn thua kiến thức đó. Họ đưa ra rất nhiều thông tin để rôi do không đồng về Tông phái và không mở lòng tiếp thu nên cải hoài, Tiến không muốn dính vào nó.
- Giác cứ đem đi chổ nào để học hỏi cũng được. Riêng chỉ đích danh Đại Thừa thì Giác cứ đi, Tiến ở đây ngó qua thôi. Vì hơn chục lần trò chuyện với người Đại Thừa thì họ sẽ phản ứng với câu hỏi mà Tiến gặp là:
1. Đừng hỏi họ nhiều quá, họ không trả lời được sẽ nỗi sân đấy. Vì họ theo niềm tin là chính mà.
2. Hỏi họ 1 lúc, họ sẽ trả lời "cứ tin vậy đi". Cuối cùng mình vẫn không biết tại sao mà lại bắt mình tin mà không lời giải đáp.

Đó là 2 dạng người Đại Thừa khi giao tiếp với họ. Hi vọng không phải ai cũng vậy của Đại Thừa.
Tiến thì chẳng công nhận cái gì gọi là Đại hay Tiểu thừa. Đức Phật không có dạy điều đó chỉ có các Tổ sư Trung Quốc dạy như vậy. Cho nên Giác cẩn trọng khi giao tiếp "vượt tuyến".

-THƯA CHÚ theo cháu hiểu về chấp trước thì chấp trước gồm có ngã chấp và pháp chấp.ngã chấp thì chính là chấp vào cái thấy biểt mà ta cho là sáng suốt của ta và pháp chấp là chấp cảnh có tướng xấu,đẹp,yêu gét vv... tức năng sở sanh đối đãi,trên cảnh sanh tâm nhiễm trước.si mê chạy 2 đầu
-cháu thảo luận với chú mục đích là chao đổi nhằm có thể hiểu rõ hơn lời dạy của Phật để y pháp tu hành.pháp môn mà cháu đang theo Sư tổ có dạy thấy nghe tụng niệm là tiểu thừa,ngộ lý hiểu nghĩa là trung thừa,y pháp tu hành là đại thừa ( thừa tức là hành) cho nên cháu muốn trước khi hành mình phải hiểu nghĩa lý trước thì mới có thể y pháp tu hành (tâm hành )
-cháu mời bác gé qua đại thừa cùng là vì cháu tu theo đại thừa,định dùng cái sự hiểu biết nơi cháu trình bày ra để cùng chú chao đổi thêm mong tìm được chút ích lợi cho cả hai bên trên bước được tu hành.nhưng chú từ chối thì thôi vậy hì.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
-THƯA CHÚ theo cháu hiểu về chấp trước thì chấp trước gồm có ngã chấp và pháp chấp.ngã chấp thì chính là chấp vào cái thấy biểt mà ta cho là sáng suốt của ta và pháp chấp là chấp cảnh có tướng xấu,đẹp,yêu gét vv... tức năng sở sanh đối đãi,trên cảnh sanh tâm nhiễm trước.si mê chạy 2 đầu
-cháu thảo luận với chú mục đích là chao đổi nhằm có thể hiểu rõ hơn lời dạy của Phật để y pháp tu hành.pháp môn mà cháu đang theo Sư tổ có dạy thấy nghe tụng niệm là tiểu thừa,ngộ lý hiểu nghĩa là trung thừa,y pháp tu hành là đại thừa ( thừa tức là hành) cho nên cháu muốn trước khi hành mình phải hiểu nghĩa lý trước thì mới có thể y pháp tu hành (tâm hành )
-cháu mời bác gé qua đại thừa cùng là vì cháu tu theo đại thừa,định dùng cái sự hiểu biết nơi cháu trình bày ra để cùng chú chao đổi thêm mong tìm được chút ích lợi cho cả hai bên trên bước được tu hành.nhưng chú từ chối thì thôi vậy hì.

Chào đạo hữu Bình Đẳng Giác

Hê hê, định nghĩa thuật ngữ thì phải am tường rõ ràng văn tự (chữ Phạn hay Hán Việt), gốc rễ (tông phái) và vận hành (tư tưởng theo tương quan quả, nhân và duyên); nếu chưa am tường thì chớ nên...định nghĩa. Ví như hai nhóm chữ "ngã chấp" và "pháp chấp" nó bao hàm cả cửu bộ kinh lẫn thập nhị bộ kinh nói về Nghĩa Học (nhưng với Nghĩa Hành thì như ngài Huệ Năng dạy chỉ cần thông đạt 36 phép đối).
Ngã chấp tập trung trong chín bộ kinh thuộc tạng Pali nói về...cái rốn của vũ trụ tức TA, CỦA TA; còn pháp chấp ở trong 12 bộ kinh thuộc Hán tạng thì nói về VÔ MINH nghĩa của TAM DIỆU MINH tức TRẬT TỰ của vũ trụ thời hồng hoang hỗn độn. Một đời người trung bình không có trí não của bác học thì chỉ có thể nghiên cứu trên văn tự về Pali tạng hay Hán tạng mà thôi, hề hề.

Gặp kiếm sĩ thì võ vô đệ nhị (kết quả là...sứt đầu mẻ trán)
Gặp kiếm sư thì văn vô đệ nhất (chung cuộc là...điên điên tỉnh tỉnh tức hết điên thì tỉnh hết tỉnh thì như...khùng)

HỀ HỀ...

Mến, Lê Văn
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Chào đạo hữu Bình Đẳng Giác

Hê hê, định nghĩa thuật ngữ thì phải am tường rõ ràng văn tự (chữ Phạn hay Hán Việt), gốc rễ (tông phái) và vận hành (tư tưởng theo tương quan quả, nhân và duyên); nếu chưa am tường thì chớ nên...định nghĩa. Ví như hai nhóm chữ "ngã chấp" và "pháp chấp" nó bao hàm cả cửu bộ kinh lẫn thập nhị bộ kinh đó là về Nghĩa Học (nên với Nghĩa Hành thì như ngài Huệ Năng dạy chỉ cần thông đạt 36 phép đối).
Ngã chấp tập trung trong chín bộ kinh thuộc tạng Pali nói về...cái rốn của vũ trụ tức TA, CỦA TA; còn pháp chấp ở trong 12 bộ kinh thuộc Hán tạng thì nói về VÔ MINH nghĩa của TAM DIỆU MINH tức TRẬT TỰ của vũ trụ thời hồng hoang hỗn độn. Một đời người trung bình không có trí não của bác học thì chỉ có thể nghiên cứu trên văn tự về Pali tạng hay Hán tạng mà thôi, hề hề

Gặp kiếm sĩ thì võ vô đệ nhị (kết quả là...sứt đầu mẻ trán)
Gặp kiếm sư thì văn vô đệ nhất (chung cuộc là...điên điên tỉnh tỉnh tức hết điên thì tỉnh hết tỉnh như...khùng)

HỀ HỀ...

Mến, Lê Văn

Nói riêng về Thiền Tông, bất lập văn tự mà con nghiên cứu rừng ngử lục cũng mờ cả mắt rồi còn nói chi biển kinh, luật, luận... Ôi trời! Phật Pháp thật là vô biên càng đi càng ra biển lớn, hì hì...

Gặp kiếm sĩ thì võ vô đệ nhị (kết quả là...sứt đầu mẻ trán)
Gặp kiếm sư thì văn vô đệ nhất (chung cuộc là...điên điên tỉnh tỉnh tức hết điên thì tỉnh hết tỉnh như...khùng)

Đến giai đoạn nào thì pháp dụng ở chổ đó mà sư phụ, trẻ thích ganh đua, già thích an nhàn, cũng chỉ là 1 đường thôi sư phụ hì hì...
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Nói riêng về Thiền Tông, bất lập văn tự mà con nghiên cứu rừng ngử lục cũng mờ cả mắt rồi còn nói chi biển kinh, luật, luận... Ôi trời! Phật Pháp thật là vô biên càng đi càng ra biển lớn, hì hì...

Hề hề, cư sĩ Phật tử theo Thiền tôn thì chỉ cần học một bài...Vô Tướng Tụng thì thông đạt biển lớn chỉ là một giọt nước trong ly; Phật tử xuất thế gian thì chỉ cần am tường 36 phép đối mà thấy vũ trụ vô biên là tự tại.

Nói chớ nên tự mình định nghĩa nghĩa là nên đọc lại Tự điển Phật học chớ không phải...không dùng định nghĩa. Cẩn trọng, hề hề

Mến, Trừng Hải
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Đến giai đoạn nào thì pháp dụng ở chổ đó mà sư phụ, trẻ thích ganh đua, già thích an nhàn, cũng chỉ là 1 đường thôi sư phụ hì hì...

Muốn khởi DỤNG thì phải viên thông nghĩa KHÔNG. Chưa thông đạt chữ KHÔNG mà nói vạn pháp thì mọi lời đều VÔ DỤNG, hề hề, tức không có...DỤNG.

Mến, Trừng Hải
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Chào đạo hữu Bình Đẳng Giác

Hê hê, định nghĩa thuật ngữ thì phải am tường rõ ràng văn tự (chữ Phạn hay Hán Việt), gốc rễ (tông phái) và vận hành (tư tưởng theo tương quan quả, nhân và duyên); nếu chưa am tường thì chớ nên...định nghĩa. Ví như hai nhóm chữ "ngã chấp" và "pháp chấp" nó bao hàm cả cửu bộ kinh lẫn thập nhị bộ kinh nói về Nghĩa Học (nhưng với Nghĩa Hành thì như ngài Huệ Năng dạy chỉ cần thông đạt 36 phép đối).
Ngã chấp tập trung trong chín bộ kinh thuộc tạng Pali nói về...cái rốn của vũ trụ tức TA, CỦA TA; còn pháp chấp ở trong 12 bộ kinh thuộc Hán tạng thì nói về VÔ MINH nghĩa của TAM DIỆU MINH tức TRẬT TỰ của vũ trụ thời hồng hoang hỗn độn. Một đời người trung bình không có trí não của bác học thì chỉ có thể nghiên cứu trên văn tự về Pali tạng hay Hán tạng mà thôi, hề hề.

Gặp kiếm sĩ thì võ vô đệ nhị (kết quả là...sứt đầu mẻ trán)
Gặp kiếm sư thì văn vô đệ nhất (chung cuộc là...điên điên tỉnh tỉnh tức hết điên thì tỉnh hết tỉnh thì như...khùng)

HỀ HỀ...

Mến, Lê Văn

vâng cháu cám ơn bác đã góp ý,chỗ bác nói không phải cháu không nghĩ đến.nhưng vấn đề là ta đang chao đổi với ai? mà có cách diễn đạt cho nó hợp lý để có thể dễ nghe dễ hiểu không thì làm sao chao đổi được ạ.mà chỗ cháu trình bày rõ ràng đã có ghi ''theo cháu hiểu là '' chứ không có nói ''ai đó nói là'' mục đích là để chao đổi từ đó có thể thấy được chỗ hiểu sai của mình.
mà cháu nói thật cháu có theo dõi nhiều bài bác viết nhưng cháu chẳng hiểu cái gì cả .chắc là do bác đã đạt đến chánh ngữ xuất thế rồi sự suy nghĩ của cháu chẳng thể nào hiểu được hi hi thật đáng tiếc
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên