Các chủ đề đi ngược: Văn hóa Phật Giáo.

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Website truyền thông Phật giáo không thể cướp - giết - hiếp

I. Đọc một trang web mà chúng ta không thấy hướng thượng, an lạc mà toàn cảm thấy bực bội vì những thông tin tiêu cực thì cái lỗi này nằm ở Ban biên tập

"Cướp giết hiếp" là một thuật ngữ báo chí mới được "sáng tạo" gần đây để chỉ tính chất tiêu cực, loạn xạ của truyền thông xã hội Việt Nam trong những năm gần đây. Báo chí hiện tại đầy dẫy những tin tức giật gân, gây sốc nhằm lôi kéo độc giả. Trong các buổi họp mặt tôi có dịp anh Điệp Văn, giám đốc hãng phim Sen Việt và trao đổi về vấn đề này. Anh cũng đồng ý với góc nhìn của tôi và nói thêm rằng truyền thông Phật giáo cũng bắt đầu chịu ảnh hưởng hiện tượng này.


Bằng chứng là trong năm 2012 đã xảy rất nhiều sự kiện Phật giáo ồn ào tốn không biết bao nhiêu giấy mực như Sư Pháp Định khóa môi Đàm Vĩnh Hưng, clip Đường Tông thỉnh bao cao su… và gần đây nhất là sự việc bức ảnh Đức Phật ôm thiếu nữ khỏa thân. Hầu hết các sự việc này được các trang báo mạng, website trong ngoài Phật giáo khai thác rất triệt để.

Chuyện không muốn cũng đã xảy ra bài viết này tôi không có ý định đào bới chuyện cũ mà muốn phân tích để thấy rằng đối với truyền thông Phật giáo, nếu không biết làm hoặc làm qua loa thì rất nguy hiểm. Truyền thông vốn dĩ là một phương tiện sắc bén để truyền bá giáo lý Phật đà lại trở thành vũ khí phá hoại nền tảng đạo pháp.

II. Nghệ thuật "câu view"!

View hay Page View là số lượt tải của một trang web. Càng có nhiều lượt xem, độc giả càng đông thì độ phổ biến trang web càng lớn. Đây là niềm vui của những người làm báo mạng.

Giật tít là để thu hút sự quan tâm của độc giả là điều rất bình thường. Trong thế giới internet, giật tít để câu view cũng không có gì lạ. Sự việc chỉ trở nên quá đà khi chúng ta vì quá mong muốn tăng lượt đọc mà cố tình giật tít đăng bài một cách vô đạo đức đánh vào thị hiếu rẻ tiền tầm thường của độc giả. Những bài viết dạng này thỏa mãn được tính tò mò nhưng kích thích sự bạo động của độc giả và đi ngược lại phong tục tập quán, truyền thống văn hóa Phật giáo.

Không như báo giấy, báo mạng còn có sự tương tác với độc giả. Một bài viết được viết ra với mục đích chỉ trích cá nhân hoặc cố tình cực đoan một phía sẽ luôn nhận được rất nhiều bình luận tranh cãi ở cả hai phe, phe chỉ trích và phe bị chỉ trích. Cố nhiên với tư cách là người làm truyền thông, sự việc càng được chú ý tranh cãi kịch liệt thì người tung tin càng thành công.

Tuy vậy, xét về mặt kỹ thuật, câu view bằng hình thức này rất hạ đẳng. Những người làm web chuyên nghiệp luôn thuộc nằm lòng câu nói "nội dung là vua". Ý nói để một trang web đến được với độc giả điều quan trọng nhất vẫn là nội dung. Nếu nội dung mang lại lợi lạc đích thực thì không sợ gì lượt xem không cao.

III. Tướng tự tâm sinh

Đạt được sự quan tâm bình luận góp ý của độc giả là hạnh phúc của những người làm truyền thông. Nhưng điều ít ai biết là chính trang web khi đăng những bài viết như thế sẽ vô tình tạo ra một lớp độc giả tìm đến với tâm lý mong mỏi những bài viết theo kiểu "hý luận thiền môn". Điều này rất nguy hiểm vì nó nuôi dưỡng những mầm mống bất thiện. Nó tạo ra một mảnh đất màu mỡ để cỏ rác tha hồ mọc. Nó làm mục rỗng nên tảng đạo Pháp từ bên trong.

Đạo Phật mình có câu: "Hữu tâm vô tướng, tướng tự tâm sinh, hữu tướng vô tâm tướng tùng tâm diệt" nghĩa là tâm là gốc, nếu giữ được tâm trong sáng thì hình tướng bên ngoài sẽ đẹp đẽ, bằng tâm xấu ác thì không sớm thì muộn sẽ lộ ra hình tướng bên ngoài. Đọc một trang web mà chúng ta không thấy hướng thượng, an lạc mà toàn cảm thấy bực bội vì những thông tin tiêu cực thì cái lỗi này nằm ở Ban biên tập. Độc giả bình thường sẽ không chú ý nhưng nếu là Phật tử thuần thành, có tu học sẽ phần nào hiểu được tâm ý và trình độ tu tập của Ban biên tập.

Không phải cứ thuộc một trăm bài thơ đường là biết làm thơ. Không phải cứ rành rẽ về kỹ thuật, chuyên môn là có tự mình làm một trang web Phật giáo. Làm website Phật giáo mà không tu tập trì giới thì giống như người chột dẫn kẻ mù không sớm thì muộn cũng sẽ lạc đường.

Cách thu hút độc giả như trên bạo phát bạo tàn bởi nó không dựa trên một căn bản vững bền. Chúng ta quý trọng một con người bởi tâm hồn của người ấy, chúng ta đọc và tìm hiểu một trang web là vì nội dung ẩn tàng bên trong nó. Và cũng chỉ có những người đến với chúng ta vì tâm hồn cao đẹp mới đích thực là những người bạn đáng quý.

VI. Tâm bình thế giới bình

Nhiều admin, Ban Biên Tập website Phật giáo có trao đổi với tôi rằng nếu là cái xấu của Phật giáo thì mình nói ra, tuy đau lòng nhưng giống như phẫu thuật cắt khối u ung thư nếu không chịu đựng thì không thể lành bệnh. Không phải là tôi không đồng ý với ý kiến này. Nhưng tôi cho rằng cái quan trọng là cách làm. Nếu làm với tâm mong cầu danh lợi khác hẳn với việc làm với tâm từ bi.

Viết báo, làm web với tâm mong cầu chắc chắn chúng ta sẽ bất chấp thủ đoạn để được danh lợi, quan tâm đến bề nổi dĩ nhiên sẽ thiếu sót phần đóng góp cho đạo pháp và xã hội.

Với lòng từ bi chúng ta không chỉ biết chỉ trích mà còn biết bao dung những lỗi lầm. Với lòng từ bi chúng ta có thể tha thứ những thiếu sót, tìm hiểu nguyên nhân bởi có hiểu mới có thương mới biết chấp nhận. Xét cho cùng xã hội cũng có người xấu kẻ tốt, sự việc nào cũng có hai mặt phải trái. Nếu chỉ chăm chăm xét lỗi người thì tất sẽ tìm thấy điều uế trược. Người có công phu đầy đủ tự dưng sẽ nhìn thấy khía cạnh tích cực của sự việc từ đó mở ra con đường tốt đẹp, đưa ra được giải pháp thấu đáo vẹn toàn.

Tôi cho rằng những người làm công tác truyền thông Phật giáo đích thực là những vị Bồ tát trụ thế muốn đem ánh sáng Phật pháp biến nhân gian thành tịnh độ. Cõi tịnh độ đích thực không phải với cảnh trí nghiêm lệ mà được xây dựng bởi tâm thanh tịnh của chúng sanh. Tâm bình thế giới bình vậy!

Làm truyền thông Phật giáo dễ mà khó; dễ vì chỉ cần có một tấm lòng với đạo pháp là đủ; khó là vì truyền thông có sức ảnh hưởng rất lớn đến xã hội, một bước lỡ lầm thì cái hại cũng không thể nào kể hết. Đối với quý vị trong ban biên tập thì càng cần phải hiểu rõ sứ mạng của mình để cân nhắc, cẩn trọng không thể để website truyền thông Phật giáo ngày càng "cướp - giết - hiếp"!


Tác giả: Người Áo Lam/Nguồn: Daophatngaynay.com
********************
**
*
Lạm bàn trong Diễn đàn Online ngày nay, xem trích dẫn:
Không như báo giấy, báo mạng còn có sự tương tác với độc giả. Một bài viết được viết ra với mục đích chỉ trích cá nhân hoặc cố tình cực đoan một phía sẽ luôn nhận được rất nhiều bình luận tranh cãi ở cả hai phe, phe chỉ trích và phe bị chỉ trích. Cố nhiên với tư cách là người làm truyền thông, sự việc càng được chú ý tranh cãi kịch liệt thì người tung tin càng thành công.
Tôi cảm thấy đoạn văn của Tác giả viết thật là đúng, những chủ đề có tính cách cởi mở, tham khảo học tập, hoặc là sự lợi ích chung cho cộng đồng thì hình như không được sự quan tâm cho lắm. Chỉ được một, hai thành viên đồng cảm.
Nhưng đa số thì chỉ thích bàn chuyện không có lập trường (bàn chuyện trên mây) hoặc là các bài viết để chỉ trích với nhau thì rất giao động...!?

Không phải cứ thuộc một trăm bài thơ đường là biết làm thơ. Không phải cứ rành rẽ về kỹ thuật, chuyên môn là có tự mình làm một trang web Phật giáo. Làm website Phật giáo mà không tu tập trì giới thì giống như người chột dẫn kẻ mù không sớm thì muộn cũng sẽ lạc đường.
Đoạn văn này cũng trùng nghĩa với thành ngữ "Hí luận thiền môn", ai đã từ lâu mơ tưởng giữa ban ngày. Hay lấy những bài kệ ngộ đạo của Thánh Nhân đem ra bàn luận rồi cứ tưởng đâu mình cũng là Thánh thì cố gắng tỉnh giác và tự quán chiếu lại mình coi, có chứng ngộ như chư liệt vị Thánh Nhân chưa...!

Hy vọng các bạn sẽ hiểu thêm về nội dung của Tác giả. Bất luận là tu pháp môn nào của Phật Giáo. Tông phái nào không có Giới Định và Huệ thì không phải là một người Phật tử chân chính tu theo Giáo lý Phật Giáo.
===================------------------------==============
Bình luận về nội dung: Website truyền thông Phật giáo không thể cướp - giết - hiếp ?
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
“Nghiên cứu” Phật học của Nguyễn Ước: xuyên tạc?
12/03/2013 21:11:00 Minh Thạnh
<!--<vte:include file="templates/xhtml/box/font_size.tpl" />--><!-- style="width:360px;" -->
thumbnail.php

Trong khuôn khổ các bài viết về hộ pháp, sau các trường hợp như đối với Vi Vi Võ Hùng Kiệt, Duy Tuệ, Thanh Hải.., trong bài viết này, xin được đề cập đến Nguyễn Ước, một người làm công việc nghiên cứu triết học, trong đó có nhiều sách và bài viết về Phật học.

Điều đáng nói là các tác phẩm “nghiên cứu” Phật học của Nguyễn Ước đã bắt đầu có ảnh hưởng nhất định đối với giới Phật giáo, được một số cây bút Phật giáo tham khảo, trích dẫn, có trường hợp tác phẩm của Nguyễn Ước được lưu trữ trên các trang mạng Phật giáo.

Vì vậy, chúng tôi thấy cần thiết phải lưu ý bạn đọc về tác giả này, trước hết là nội dung các tác phẩm “nghiên cứu” triết học Phật giáo của ông ta. Trong các tác phẩm của mình, Nguyễn Ước có xuyên tạc Phật giáo hay không, câu trả lời cuối cùng là của chính bạn đọc. Ở đây, chúng tôi chỉ bước đầu lưu ý đến một số chi tiết cho thấy quả là có điều bất bình thường trong “nghiên cứu” triết học của Nguyễn Ước.

I. Nguyễn Ước, ông là ai?
Theo Wikipedia tiếng Việt, Nguyễn Ước sinh năm 1947 tại Hàm Hoà, Quảng Ninh, Quảng Bình.
Năm 1966, học trường Cao đẳng Sư phạm Qui Nhơn, được 3 tháng thì bị nhà trường cho nghỉ học với lý do không đủ sức khoẻ. Từ đó, dạy học tư thục, và ghi danh theo học Đại học Luật khoa Sài Gòn rồi Đại học Luật khoa Huế. Tới năm 1970, Nguyễn Ước trúng tuyển vào Đại học Sư phạm Huế, ban Việt Hán và học thêm ở Đại học Văn khoa Huế; tốt nghiệp năm 1974.
Năm 1989, Nguyễn Ước vượt biên, tới đảo Galang, Indonesia vào tháng 6.

Xuất thân từ một gia đình Công giáo đạo dòng, thuở thiếu thời Nguyễn Ước đã sinh hoạt tập thể các hội đoàn Thiên Chúa Giáo như Hùng tâm Dũng chí, Thiếu nhi Thánh thể và sau đó Thanh Sinh Công.
Từ năm 1970 tới 1974, ông là thành viên năng động của Ủy ban Công lý và Hoà bình, Công giáo Tiến hành, Cơ quan Xã hội Caritas thuộc Tòa Tổng Giám mục Tổng giáo phận Huế, và là Chủ tịch Liên đoàn Sinh viên Công giáo Đại học Huế (1972); đồng thời là chuyên viên phát triển xã hội cho Cơ quan Xã hội Caritas Việt Nam, Ủy ban Tái thiết Việt Nam (COREV) của Giám mục Nguyễn văn Thuận, Cơ quan Xã hội Tin lành Á châu tại Sài Gòn.

Năm 1974, Nguyễn Ước làm Phó Chủ tịch tại Thừa Thiên Huế của Phong trào Nhân dân Chống Tham nhũng do Linh mục Trần Hữu Thanh phát động, một phong trào đối đầu có yếu tố bạo lực.
Nguyễn Ước viết báo từ năm 1965, gồm cả dịch và sáng tác, trong đó có nhiều tác phẩm phổ biến giáo lý đạo Ca tô La Mã. “Trăng Huyết” là quyển tiểu thuyết sáng tác của Nguyễn Ước được giới phê bình nhắc đến nhiều.

Viết về Phật giáo, Nguyễn Ước có quyển Cẩm nang sống thiền và một phần nội dung chính trong quyển Đại cương triết học Đông Phương.
Đại cương triết học Đông Phương có nội dung xuyên tạc, bôi nhọ Phật giáo. Quyển Cẩm nang sống thiền chúng tôi chưa có dịp đọc.
Cách xuyên tạc, bôi nhọ Phật giáo của Nguyễn Ước có phần giống với Duy Tuệ, Thanh Hải…, nhưng cũng có phần khác.
Giống là ở chỗ Nguyễn Ước cũng tỏ vẻ làm như am hiểu, mến mộ Phật giáo, có nhiều chỗ đánh giá cao, nhưng để rồi phê bình nói xấu, bôi nhọ ở những chỗ khác, khéo léo gài đặt lẻ tẻ, tách rời vào nội dung “công trình nghiên cứu”.

Khác là ở chỗ Nguyễn Ước tập trung một lãnh vực là Mật tông, trong khi Duy Tuệ, Thanh Hải thì chỗ nào công kích xuyên tạc Phật giáo được là làm, không phân biệt.

So với Duy Tuệ, Thanh Hải…, Nguyễn Ước tỏ vẻ trí thức hơn, khoa học hơn, nhưng không hề chừng mực, đôi chỗ lại không kém phần thô bạo, táo tợn.

Đại cương Triết học Đông Phương là một phần trong bộ sách Triết học gồm 3 quyển độc lập, do nhà xuất bản Tri thức xuất bản tại Hà Nội năm 2009 (2 quyển còn lại là Các chủ đề triết học Đại cương Triết học Tây Phương).

Bộ sách này bán tương đối chạy. Đến nay, nhiều nhà sách lớn ở TPHCM đã không còn sách trên kệ. Một phần do sách trình bày đẹp, in giấy trắng tốt.

Quyển Đại cương triết học Đông phương dày 575 trang, khổ 16 x 24 cm, như thế là khá đồ sộ. Là sách triết Đông in vào thời điểm đầu thế kỷ XXI, chúng tôi vẫn nghĩ Đại cương Triết học Đông Phương của Nguyễn Ước sẽ gồm những nội dung triết Đông mà những quyển sách trước đây không có như triết học Ba Tư, Triết học Nhật Bản, Triết học Triều Tiên…, những phần mà các tựa sách triết học Đông Phương xuất bản tại Việt Nam trước đây chưa có dịp đề cập tới.

Tuy nhiên, quyển Đại cương Triết học Đông phương của Nguyễn Ước không có gì khác mấy so với những bộ sách triết học Đông Phương cũ hơn ở Việt Nam, nghĩa là chủ yếu chỉ gồm triết học Trung Quốc và Triết học Ấn Độ.

Đọc xong Đại cương Triết học Đông Phương của Nguyễn Ước, người đọc mới thấy thật ra cấu trúc của nó mất bình thường. Nói đây là quyển sách về triết học Phật giáo thì đúng hơn. Một tỷ lệ khá lớn nội dung sách dành cho Phật giáo. Sách có 9 chương (gồm cả dẫn nhập), thì đã có 4 chương dành cho Phật giáo (Phật giáo thời kỳ đầu, Đại Thừa, Mật Tông, Thiền Tông). Trong đó, khá nhiều trang dành cho Mật Tông, một tông phái tương đối ít phổ biến của Phật giáo, khi mà nhiều tông phái lớn khác của Phật giáo chỉ được nhắc tới qua loa (như Tịnh Độ Tông). Nhìn vào mục lục, người đọc sẽ có vẻ khó hiểu, nhưng đọc hết quyển sách, thì thấy ngay thâm ý của tác giả. Nguyễn Ước dành nhiều trang cho Mật Tông Phật giáo không phải là điều chi bất thường, mà là để có không gian mà bôi nhọ, đả kích Phật giáo.
Điều mà Nguyễn Ước
muốn nhấn mạnh khi tổ chức không gian nội dung đó là Mật tông Phật giáo gắn với tình dục, với khiêu dâm, với dâm đãng…

II. Xuyên tạc Mật tông là tình dục, khiêu dâm

Nội dung nói Mật tông Phật giáo (gồm cả Kim Cương thừa) là tình dục, khiêu dâm nằm rải rác trong suốt chương Mật tông (chương 8) từ trang 432 đến 497, sách Đại cương Triết học Đông Phương.
Để đi ngày vào vấn đề, chúng ta xét việc Nguyễn Ước bác bỏ lập luận của Hòa thượng Thích Thanh Kiểm (Lược sử Phật giáo Ấn Độ). Theo Hòa thượng Thích Thanh Kiểm có hiện tượng lai tạp, theo “tà giáo”, làm mất hẳn “bản lai thần tướng của Phật giáo”.

Còn Nguyễn Ước thì cho đó là “rõ ràng bị hiểu sai lạc nhất” Nguyễn Ước viết (trang 459): “Chính ở cấp độ hình dung hóa các đam mê mà hành giả thực hành cái nổi tiếng được gọi là “Yoga tính dục”. Trong Kim cương thừa, đây là thành phần rõ ràng bị hiểu sai lạc nhất. Ngay cả cố Hòa thượng Thích Thanh Kiểm (1921-2000), tiến sĩ Văn học (Phật giáo khoa) Đại học Rissho tokyo, cũng đã viết trong Lược sử Phật giáo Ấn Độ, t. 246, rằng:

“Từ khoảng giữa thế kỷ thứ X trở về sau, vì “Kim Cương Thừa” kết hợp với phái Sàkta của Ấn Độ giáo, nên phái này bày đặt ra nhiều lối hành pháp theo tà giáo, dần dần đi vào vòng đọa lạc, lấy chủ nghĩa khoái lạc, dục vọng cho là diệu lý chí chân, làm mất hẳn bản lai thần tướng của Phật giáo”.
Thực tế, Yoga tính dục không dính líu gì tới sinh hoạt tính dục vì cứu cánh khoái cảm nhục dục. Hiểu một cách hoàn toàn đơn giản, nó chỉ liên quan tới tính vô thường trong các đam mê. Và thông thường, nó cũng không dính líu gì tới hình thức giao cấu như trong một loại nghi lễ theo truyền thống Shakti, cách riêng của Mật giáo Ấn Độ. Thường lệ nhất, nó là quán tưởng do hành giả thực hiện một mình trong đó Từ Bi được hình dung như là năng lượng nam và Trí huệ được hình dung như là năng lượng nữ; cả hai được nhận thức một cách hoàn toàn tưởng tượng như là đang hoạt động tính dục tới cực điểm hợp nhất.
Sự hợp nhất của cả hai năng lượng nam nữ được hiểu là biểu hiện cho tính chất phi nhị nguyên của chúng và của con người với vũ trụ. Quả thật, yoga tính dục của Phật giáo Mật tông là sự thao tác và vận dụng các biểu tượng trong quán tưởng. Về khía cạnh này, nó tương tự với chủ nghĩa thần bí tính dục được tìm thấy, thí dụ trong hình thức Ấn Giáo thờ thần Vishnu và cả trong chủ nghĩa thần bí về chú rể của Công giáo thời Trung Cổ.

Ở đây, nội hàm mang tính tổng thể của triết học Phật giáo là cái nhìn thấu suốt và minh triết – được biểu hiện bằng đối tác nữ trong hoạt động này – chỉ dẫn tới cứu cánh tâm linh khi nó hòa hợp với hành động thích đáng của phương tiện thiện xảo, được biểu hiện bằng đối tác nam. Theo truyền thống Phật giáo, tính dục vượt tầm kiểm soát là nguyên nhân của khát khao thèm muốn (tanha: ái), cái là một nguồn căn của khổ não. Do đó, đối với Mật tông, vấn đề mang tính thách đố là dấn mình vào sinh hoạt tính dục mà không do bởi động cơ thèm muốn. Người Mật tông cho rằng chính tính dục “vô ái, atanha” dẫn tới cái nhìn thấu suốt, và thêm nữa, tới sự hợp nhất giữa minh triết và hành động”.

Như vậy, theo Nguyễn Ước, tính dục không phải là một “tà giáo” ngoại lai, mà chính là thuộc tính tự thân của Mật giáo, là “tính dục “vô ái, attanha”, theo cách diễn giải của ông ta.

Ngay dưới nội dung vừa trích Nguyễn Ước viết tiếp phần lý giải bổ sung:Khiêu dâm (sách báo phim ảnh porno hoặc xuân hình xuân truyện) biến tính dục thành đối tượng để sở hữu và hưởng thụ. Do đó, khiêu dâm khích lệ trạng thái phân biệt: tính dục không còn “nội tại” để tận hưởng mà là “ngoại tại để truy hoan.

Hãy chú ý cách cực kỳ đối lập của tính dục Mật tông vì đó là hành động phá vỡ trạng thái phân biệt có tính quy ước. Nếu cái tôi giả tạo của bạn không phá vỡ thì trong chừng mực liên quan tới cuộc đời, bạn vẫn còn là khán giả. “Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời” (TTKh). Và khi tính dục được nhìn theo cách dự khán thì nó vẫn là khiêu dâm: nó là cái để được khao khát, thèm muốn và hưởng lạc.
Khi không có ý nghĩa hoặc cảm giác về cái tôi tách biệt, hoạt động tính dục hoàn toàn là hành động tự nhiên của người trong cuộc, của kẻ dấn mình vào quá trình hòa hợp lên tới cực điểm như nhất và “phi nhị nguyên”, một trải nghiệm tức thời trong trạng thái tương liên nối kết của con người và vũ trụ như một toàn bộ”.

Phần kết luận thì nằm ở đây, nhưng quan điểm cho Mật tông là tính dục thì nằm rải rác trong cả chương sách.
Nguyễn Ước viết ở trang 446 đến trang 449:

III. “Tính dục mật giáo
Nếu chỉ dựa vào các văn bản Tantra hiện có, ta khó có thể thông giải chủ ý của tính dục Mật giáo vì những hàm ý của nó được bảo mật cho kẻ phải được tôn sư trực tiếp điểm đạo. Thao tác tính dục có tính nghi lễ của Mật giáo bao gồm những loại cử chỉ tính dục khác nhau, và hình như những mô tả chúng trong các văn bản – thí dụ Kama Sutra – nhằm làm người đọc không biết hư thực về những gì xảy ra. Một số học giả đề nghị nên thông giải một cách biểu tượng những mô tả ấy tuy chúng hoàn toàn đúng với hiện thực thể lý. Một số khác cho rằng những mô tả chúng chỉ nhằm cung cấp kịch bản hướng dẫn cho hành giả Mật giáo thâm nhập trong khi quán tưởng hình dung hóa.

Vấn đề là nếu theo cách thông giải thứ hai, thì liệu rằng các nghi lễ giao phối tính dục được mô tả một cách quá rộng rãi và phóng túng ấy có thể xảy ra một cách phàm tục theo nghĩa đen không. Chúng bao gồm cử chỉ giao hợp như một nghi lễ điểm đạo và tiến dâng lên các thần linh, diễn ra giữa chồng và vợ, đôi khi có sự tham gia của tôn sư như một cặp ba và thậm chí hòa trộn tinh dịch của cả ba. Tuy thế, trong Mahaninana Tantra, việc thực hành nghi lễ tính dục được định rõ là chỉ nên thể hiện với vợ hay chồng mà thôi, không đề cập tới người khác đẳng cấp với mình, hoặc với kỹ nữ hay tôn sư.

Từ điểm nhìn triết học
Nếu nghi thức tính dục Mật giáo làm tâm trí trầm lắng qua việc chú ý tới hơi thở hoặc êm đềm quan sát sự phát sinh các cảm xúc và ý nghĩ, hoặc sự xuất thần của nam lẫn nữ trong cực điểm giao hoan, thế thì tại sao nó không có tác dụng hữu ích trong quá trình thăng hoa thực tại, nhận thức về trạng thái quân bình các năng lượng đực và cái trong cuộc sống, qua sự thưởng ngoạn và đánh giá hoạt động tính dục của thân xác?
Tính dục Mật giáo, nói cho cùng, là một hình thức Yoga được thực hành có đối tác; người nam được điểm đạo nhờ tinh xuất của người nữ. Shiva được thể hiện như kẻ có người phối ngẫu là Shakti, mà cùng với tính cách nữ thần, còn mang ý nghĩa tổng quát của quyền năng nữ. Ở mặt này, Shiva và Shakti tiêu biểu một cặp tính dục với hình ảnh quyện chặt vào nhau của sinh thực khí lingam đực và yoni cái. Ở mặt khác, Shiva được nhìn như một tu sĩ khổ hạnh, cách ly với mọi quan tâm tình dục và đời sống gia đình. Vậy, làm thế nào nhà tu khổ hạnh lại liên quan tới sinh hoạt tính dục?

Có lẽ phải hiểu các yếu tố quân bình và kiểm soát tính dục theo phương cách kỷ luật tự giác. Trong quá trình theo đuổi khổ hạnh, Shiva có cả khả năng sử dụng quyền năng của tính dục. Hoạt động tính dục có thể được nhìn như một lĩnh vực của đời sống trong đó có những lực mạnh mẽ mà nếu được am hiểu thích đáng và kiểm soát thỏa đáng, chúng sẽ đem tới những phúc lợi tâm linh. Cái chúng ta có ở đây là sự đồng hóa quá trình vũ trụ với các lực hình thành và uốn nắn cá thể mỗi người. Và như thế, sinh hoạt tính dục chẳng những không bị khước từ mà còn được sử dụng như một phương thế để thăng hoa.

So với triết Tây
Tây phương cho tới nay, nhìn từ viễn cảnh hẹp hòi, cho rằng sự can dự vào sinh hoạt tính dục chẳng những không là thành phần của suy tưởng tôn giáo hoặc triết học mà còn tầm thường hóa hai lãnh vực ấy, đồng thời nó không mang ý nghĩa trọng đại như trong Mật giáo.

Đạo đức học Tây phương cân nhắc các định chuẩn có thể dùng để biện minh cho hành động cá thể. Cách thể hiện chúng ta dùng luận cứ Luật Tự nhiên, theo đó một hành động được đánh giá là đúng khi nó phù hợp với cứu cánh hoặc cùng đích đã được xác định là hợp lý, do Thượng đế thiết lập trong bối cảnh cứu cánh tổng thể của thế giới như một toàn bộ. Nói cách khác, hành động của cá nhân được đánh giá theo sự phô bày hoặc hiện hữu phù hợp với hoặc chống lại cứu cánh tổng thể của vũ trụ. Và như thế, nỗ lực của đạo đức học là đặt hành động của cá nhân ngay hàng thẳng lối với cùng đích của vũ trụ.

Trong Mật giáo, hành động tính dục được đánh giá là phương cách của cá thể con người tham dự vào các lực phổ quát và thể hiện chúng. Dù là Shiva và Shakti hay từ bi và trí huệ của Phật giáo Mật tông, hành động tính dục mang nhân tính sâu xa và là tâm điểm của vũ trụ quan – hành động chủ động và nhận thức đặc thù của cá nhân sẽ dẫn tới nhận thức phổ quát về vũ trụ.

Thượng đế của Tây phương mang hình ảnh một người nam và trong các văn bản xưa nay, được dùng với đại danh từ giống đực. Hiện trạng đó gây thành vấn đề nan giải về ngữ pháp cho những người theo chủ nghĩa bình đẳng giới tính muốn Thượng đế được diễn tả trung tính. Trong khi đó, đấng tối cao của Ấn giáo có đủ cả hai mặt nam nữ, và Phật giáo thì không đặt vấn đề Thượng đế.

Theo các luận cứ mang tính Luật Tự nhiên của Tây Phương, cứu cánh của sinh hoạt tính dục và biện minh duy nhất hướng thượng của nó là để thụ thai con cái, cách riêng trong quan niệm khắc kỷ của hôn nhân Thiên Chúa giáo, kể cả quan niệm nghiêm ngặt về tính dục của Nho giáo Trung Hoa. Ngược lại, trong Mật giáo, nội hàm của hành động tính dục – qua hình ảnh của sinh thực khí, tranh tượng phù điêu, giao hợp nam nữ, lễ hội hoan lạc và thần linh phồn thực – bao gồm sự phán chiếu và hợp nhất với vũ trụ. Vì thế, nó được đánh giá hoàn toàn khác với mục đích chỉ để thụ thai hoặc đơn thuần hưởng thụ khoái lạc thân xác. Trong chiều hướng con người tiểu vũ trụ sống giữa đại vũ trụ, nó quả thật góp phần nâng cao nhân tính”.

Để nhấn mạnh đến vai trò của Mật Tông – Kim Cương thừa theo Phật giáo. Nguyễn Ước viết về một cách lý giải về chuyển pháp luân (trang 450):

Một khi hiểu pháp luân, ta sẽ có khái niệm về sự xuất hiện của Kim cương thừa. Trong Phật giáo, pháp luân tượng trưng cho giáo pháp của Đức Phật, vẽ theo hình bánh xe có tám nhánh, tiêu biểu cho Bát chánh đạo. Kim cương thừa thường được xem là cỗ xe chính thứ 3 (thừa) của Phật giáo, cùng với hai cỗ xe kia là Tiểu thừa mà đại biểu là Thượng tọa bộ (Theravada) và Đại thừa.

Quan điểm ấy xuất phát từ truyền thuyết cho rằng pháp luân được đích thân Đức Phật chuyển ba lần:
Lần chuyển pháp luân thứ nhất tại Lộc Uyển, Varanasi. Đức Phật giảng pháp đầu tiên sau khi ngài đạt chánh quả. Nội dung chính gồm Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, v.v… trong đó có bộ kinh quan trọng và chủ yếu là A tì đạt ma (A tì đàm) ghi bằng tiếng Pali, đưa tới các bộ phái Tiểu thừa (Nguyên thủy, Hinayana) mà tới hôm nay chỉ còn Thượng tọa bộ (Theravada).

Lần chuyển pháp luân thứ hai tại Linh Thứu Sơn, một ngọn núi ở gần Vương Xá. Đức Phật giảng pháp gồm các bộ kinh quan trọng về Không tính, đưa tới giáo pháp Đại thừa (Mahayana).
Lần chuyển pháp luân thứ ba tại Xá vệ quốc, ở tịnh xá Kỳ thọ Cấp Cô Độc. Đức Phật giảng pháp về Phật tính của hết thảy các sinh linh, đưa tới giáo pháo Kim cương thừa (Vajrayana)”.

Khởi nguyên và sự phát triển của Kim Cương thừa trong lịch sử Phật giáo được Nguyễn Ước miêu tả như sau (trang 452):

Tuy được triển khai từ truyền thống Đại Thừa, ban đầu tại Đông bắc Ấn Độ khoảng thế kỷ 8, Kim Cương thừa thay vì có mặt trong các tu viện Đại Thừa, lại xuất hiện giữa các nam nữ tu sĩ khổ hạnh sống lang thang bên rìa cộng đoàn Phật giáo. Họ là những siddha (tất đạt: thành tựu giả), sở đắc huyền thuật (siddhi), đi đây đi đó, vừa rao giảng tư tưởng của Đức Phật vừa sống phạm giới như uống rượu, ăn thịt, đôi khi sử dụng một dạng nghi lễ có liên quan tới sinh hoạt tính dục, v.v…

Dù cốt lõi vẫn là các luận điểm Đại thừa theo kiến giải sâu xa của Long Thọ và Vô Trước về bộ kinh Bát nhã Ba la mật, cùng với Phật pháp thời kỳ đầu, Kim Cương thừa còn kết hợp với tôn giáo tự nhiên của Ấn Độ, ảnh hưởng nghi thức tác pháp của Bà La Môn, liên kết những yếu tố yoga, lấy thêm những phương pháp tu học huyền bí có tính bí truyền và tương tác với Mật giáo. Quan trọng nhất là ảnh hưởng từ Tây bắc Ấn Độ với nhiều biểu tượng về cực quang – ánh sáng rực rỡ - cũng như ảnh hưởng của Bắc Ấn về việc tôn thờ nữ thần Shakti và tính dục.

Kim cương thừa được gọi là Mật tông vì tín đồ phải sinh hoạt thành từng nhóm, trực tiếp được sự hướng dẫn cũng có tính bí truyền của một một siddha trong vai trò tôn sư hay đạo sư (guru). Đối với các học giả, có thể gọi Mật tông là giai đoạn phát triển thứ ba của Phật giáo Đại thừa, sau giai đoạn thứ nhất là Bát nhã (Trung quán tông) và giai đoạn thứ hai là Duy Thức (Duy Thức tông)”.

Nhiều biểu tượng của Mật Tông cũng được Nguyễn Ước miêu tả là có tính chất tính dục (trang 464):

Yantra là một hình thức biểu đồ thần bí được Mật tông Phật giáo sử dụng trước cả Mật giáo Ấn Độ, như một điểm trọng tâm của quán tưởng và thờ phượng. Tương phản với Manđala, các yantra thường thể hiện những biểu tượng đôi khi lấy từ cảnh giới tính dục với ý chỉ cuộc khiêu vũ của vũ trụ và hoạt động sáng tạo vẫn tiếp diễn.
Các yantra được vẽ trên mặt đất, trên quần áo hoặc gạch đá, để làm đối tượng thờ phượng (puja), thiền định (dhyana) như một thần linh (devata) trong tự nó. Đôi khi việc thực hành quán linh ảnh của Mật tông có sử dụng tới yantra, qua đó, người thành thạo có thể rút năng lượng và phẩm tính từ đồ biểu đang được quán bằng cách đồng hóa mình, về mặt tâm lý, với ý nghĩa nội tại của yantra ấy”.

Tăng Ni tu theo Mật tông như thế, Nguyễn Ước miêu tả là sống thành đoàn trong rừng (trang 468):


Các nam nữ đạo sư đa dạng của Kim cương thừa cùng với đệ tử lập thành cốt lõi của một cộng đồng Mật tông được phát triển đầy đủ. Có những đạo sư là tăng sĩ sống trong rừng, đi theo một hình thức sửa đổi nào đó, trong đó, có một số nét không giống với lối sống chính thống, đã làm thành đặc tính của các siddha thời kỳ đầu.

Kế đến, có những phối hợp các kiểu mẫu của lối sống truyền thống có tính tu viện hơn (bao gồm sự liên hệ mật thiết với Nhất thiết hữu bộ và việc nghiên cứu kinh tạng) với các kiểu mẫu đặc biệt mang tính Kim cương thừa hơn. Tuy vậy, không một bộ phái nào sở hữu độc quyền một kiểu sống và có nhiều hành giả Mật tông di động qua lại giữa cả hai”.

Miêu tả Mật tông xuyên tạc như thế, rồi Nguyễn Ước lại chép miệng, nói rằng “Chẳng đặng đừng” (trang 495):


Truyền thống tín ngưỡng và phong tục của người Việt rất dè dặt, hầu như chẳng đặng đừng, khi đề cập tới yếu tố tính dục trong sinh hoạt tôn giáo. Tuy thế, trong chương này, ở nhiều nơi không thể tránh, chúng ta đã bàn tới hoạt động tính dục như một nghi lễ hợp nhất trong Mật giáo Ấn Độ và như một phương pháp hình dung quán tưởng trong Mật tông Phật giáo. Một phần vì trongTantra, chủ đề tính dục có vị trí khác với trong bất cứ triết thuyết Tây phương nào, và cũng vì nó góp phần tạo nên bối cảnh trên đó nổi bật các chủ đề có mặt ở đó để làm cho mọi hành động và cảm xúc của con người liên quan tới cái nhìn tổng thể về thực tại như một toàn bộ”. http://www.phattuvietnam.net/dienda...n-cứu”-phật-học-của-nguyễn-ước-xuyên-tạc.html
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Đừng “tâm linh hóa” một cách tùy tiện


<STYLE>st1\:*{behavior:url(#ieooui) }</STYLE>
GN - Gần đây rộ lên hiện tượng “tâm linh hóa” trong xã hội, gây ngộ nhận cho không ít người về giá trị thiêng liêng của tín ngưỡng, tôn giáo đích thực.


1. Đôi khi một ý tưởng, sự việc gì đó không có căn cứ, nhưng liên quan đến người đã khuất, nhân duyên không giải thích được đều được cho là “tâm linh”. Và hễ thuộc về tâm linh thì không cần phải giải thích gì, vì tâm linh đồng nghĩa với… huyền bí!

2.Trong báo Tuổi Trẻ ngày 26-3 có bài “Đốt tranh như... hóa vàng”, nói về ý tưởng của một người và được sự đồng thuận của của một số người là sẽ tổ chức triển lãm đi kèm nghi thức hóa tranh (đốt tranh) dự kiến thuộc chương trình Cung nghinh ngọc tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông và Đại lễ cầu siêu ở Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn ở tỉnh Quảng Trị.

3.Việc đốt tranh sau triển lãm, ở phương diện cá nhân, có thể coi đó là suy nghĩ riêng của một hoặc một nhóm người, và điều đó thiết nghĩ cũng không cần phải quan tâm nhiều. Ý tưởng đó có thể “hay”, “lạ” với một ai đó, nhưng việc gắn nó với giá trị nhân văn sâu sắc, tâm linh như ý kiến của ông Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch thì e rằng không phù hợp và gượng ép.


4.Tục đốt vàng mã có nguồn gốc từ Trung Quốc, ảnh hưởng và tồn tại trong dân gian Việt Nam qua nhiều đời. Với truyền thống tâm linh như đạo Phật, tục đốt vàng mã đã được chư tôn đức Hòa thượng tiền bối thời chấn hưng Phật giáo nghiên cứu, phân tích rất kỹ và xếp vào mê tín dị đoan, cần được giảm trừ và loại bỏ.

5.Dù gì, tấm lòng của bất cứ ai đối với những người đã khuất, đặc biệt là anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc là đáng trân trọng. Tuy nhiên, không nên lạm xưng thiện ý ấy để hợp thức hóa, càng không nên “tâm linh hóa” ý tưởng “rất lạ” lạ lùng như vậy.

6.Triển lãm là việc tốt. Sau triển lãm, nếu có thể nên tổ chức bán đấu giá, sử dụng nguồn thu này để một phần chăm sóc thêm mộ phần các liệt sĩ, chia sẻ với thân nhân của những liệt sĩ đang gặp khó khăn, hoặc giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh, ảnh hưởng chất độc dioxin… mà còn rất nhiều, rất cần tấm lòng của tất cả mọi người may mắn có cơ thể lành lặn, khỏe mạnh, được hưởng những điều kiện sống của đất nước thời bình. Thiết nghĩ đó mới là việc làm có ý nghĩa nhân văn, phù hợp với tinh thần của Phật hoàng Trần Nhân Tông và Đại lễ cầu siêu sắp tới.

Nghi thức thỉnh tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông và Đại lễ cầu siêu cần sự tham dự của nhiều người, mở rộng cho tất cả những ai có tâm, có tấm lòng hướng về các giá trị văn hóa, tâm linh thiêng liêng, hướng về các liệt sĩ đã nằm xuống vì nền hòa bình của đất nước.

Nghi lễ tôn giáo căn bản là tùy thuộc vào tâm thành và năng lượng cầu nguyện.

7.Nơi đó không phù hợp cho sự trình diễn các ý tưởng kỳ quặc. Người làm văn hóa, nhất là trong vai trò quản lý Nhà nước cần phải tỉnh táo, không nên dùng chiếc áo “nhân văn”, nhất là “tâm linh” để choàng lên các ý tưởng, sự việc một cách tùy tiện và cảm tính.​
Thích Giác Tri http://giacngo.vn/thoisu/cauchuyentrongtuan/2013/03/31/16560A/

****************************************************
****************************************************
Forum:

1. Đôi khi một ý tưởng, sự việc gì đó không có căn cứ, nhưng liên quan đến người đã khuất, nhân duyên không giải thích được đều được cho là “tâm linh”. Và hễ thuộc về tâm linh thì không cần phải giải thích gì, vì tâm linh đồng nghĩa với… huyền bí!

Cho tới câu...

7.Nơi đó không phù hợp cho sự trình diễn các ý tưởng kỳ quặc. Người làm văn hóa, nhất là trong vai trò quản lý Nhà nước cần phải tỉnh táo, không nên dùng chiếc áo “nhân văn”, nhất là “tâm linh” để choàng lên các ý tưởng, sự việc một cách tùy tiện và cảm tính....?

Trân trọng kính mời bạn tham khảo thêm ý tưởng về khoản cách giữa Tâm linh và văn hóa thời đại ngày nay.

Thân kính, cp.

 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Tu hoài mà chỉ tới... cái bếp

<TABLE class=ctcPictureTable border=0 cellSpacing=0 cellPadding=0 align=left><TBODY><TR><TD></TD></TR></TBODY></TABLE>
GN - Câu này đáng cho người ta giật mình chứ không đơn thuần là câu nói đùa.

Nhiều Phật tử đi chùa thường nói nửa đùa nửa thật: “Không sợ thầy trụ trì mà sợ bà nhà bếp!”. Quả thật, khi vào chùa thì nơi dễ mích lòng nhất chính là cái nhà bếp và những vị giữ nhiệm vụ làm cho người khác “ấm lòng ấm dạ”.​

Nói “ấm lòng ấm dạ” bởi quý vị trong nhà bếp có trọng trách chăm sóc thức ăn thức uống cho Tăng chúng và Phật tử, khách khứa thập phương. Không thực sao vực được đạo. Cho nên không thể coi nhẹ vai trò của nhà bếp. Nhưng, không hiểu sao, trong nhiều căn bếp của các chùa lại thường xảy ra những tranh chấp, khó chịu, làm ảnh hưởng đến sự tu học của Tăng chúng, ảnh hưởng đến giao tế, niềm tin, sự gần gũi của Phật tử. Có khi người ta “bỏ” chùa chỉ vì ngại đối diện với những vị giữ bếp.​

Một ngôi chùa nọ có cô Phật tử nấu ăn rất ngon, ban đầu ai cũng khen. Nhưng rồi lâu ngày cô sinh ra “độc quyền”, không muốn ai cùng tham gia công tác nấu nướng. Có vài nhóm Phật tử khác cũng muốn làm công quả trong những ngày lễ, ngày rằm, để đổi món, đổi khẩu vị cho chùa, nhưng cô đều khó chịu. Thái độ của cô khiến người ta ngại. Thậm chí, chưa tới ngày lễ cô đã vội chạy tới nói với thầy trụ trì là để cô nấu, thầy nể nang phải gật đầu. Mãi rồi các vị Phật tử khác chẳng buồn tham gia nữa, hoặc nhiều vị rủ nhau đi nơi khác công quả, ít về thăm chùa như trước.​

Tình hình này có vẻ phổ biến, vì chùa nào cũng có những nhóm nấu ăn quen thuộc, lâu ngày dễ biến thành “công thần”, đến mức thầy trụ trì cũng phải e ngại. Nhất là đụng tới phụ nữ càng phiền phức hơn, nên thôi, ai nấu thầy cứ gật đầu cho xong. Nhưng chính vì không cai quản được những người trong bếp mà có khi nội bộ lộn xộn lúc nào không hay. Tại sao lại như vậy? Có gì liên quan giữa cái bếp và chuyện tu chuyện học của mọi người?​

Liên quan nhiều lắm. Bởi thức ăn nuôi dưỡng con người nên có khả năng tác động trực tiếp tới thân tâm. Và lực tác động này không chỉ xuất phát từ thành phần nguyên tố, dưỡng chất, hóa chất, sức nóng, độ lạnh, độ ẩm, kỹ thuật nấu v.v… mà còn xuất phát từ cái tâm của người nấu. Người nấu khởi tâm thế nào thì sẽ phát ra tần sóng thế ấy hòa vào thức ăn, làm biến đổi chất lượng của thức ăn, có nghĩa là người ăn sẽ chịu chi phối một phần từ đó.​

Điều này không hề mê tín. Có những điều kỳ diệu xảy ra khi chúng ta trì chú vào ly nước rồi đem cho bệnh nhân uống, có thể khỏi bệnh hoặc bớt bệnh. Năng lực của tâm là thế đó. Cho nên, năng lực tâm của người nấu ăn sẽ phóng thích vào thức ăn rồi bức xạ trở lại cho người ăn. Người vợ, người mẹ nấu ăn cho chồng con với cả trái tim yêu thương thì cả nhà sẽ ngon miệng hơn, hòa thuận, vui vẻ hơn. Còn người phụ nữ nào vào bếp với tâm lý bất đắc dĩ, khó chịu thì chắc chắn gia đình đó ít sum vầy, ít hạnh phúc. Ông bà mình cũng có câu: “Râu tôm nấu với ruột bầu - Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon” là ý nghĩa đó. Khi tâm người ta yêu thương dễ chịu với nhau thì dù món ăn có nghèo nàn giản đơn đi nữa ăn cũng thấy ngon. Ngược lại, có những gia đình khá giả mà bữa cơm như một cực hình. Ông bạn tôi thường than: “Vợ mình nấu cơm như trả nợ, xong bữa thì gõ đũa gọi chồng con ăn mau cho tôi dọn dẹp, thấy cái mặt bả là hết muốn ăn. Mấy chục năm trời như thế…”.​

Tôi có quen một vị sư, sư nói: “Bà Phật tử nào tánh tình khó chịu thì sư không cho vô chùa nấu ăn, Tăng chúng dễ động tâm, khó ngồi thiền”. Ở các thiền viện hoặc tu viện lớn cũng ít khi cho Phật tử bên ngoài vào nấu. Riêng Tăng chúng trong chùa khi chấp tác ở nhà bếp cũng được dạy giữ công phu nghiêm mật, không lơi lỏng chánh niệm. Có giữ chánh niệm thì mới không vọng tưởng lăng xăng, đem những tạp niệm vào thức ăn. Lặt rau thì biết lặt rau, vo gạo thì biết vo gạo… thế đã là tu. Hoặc vừa làm vừa niệm Phật, cũng rất hay, việc vẫn làm chính xác, tâm vẫn tu đàng hoàng. Những tông phái khác nhau có cách tu khác nhau, nhưng đều hiệu quả.​

Còn những nơi có kiểu tu sĩ hoặc Phật tử “công thần” ở nhà bếp thì thức ăn dễ bị nhiễm các loại tâm ganh tị, hơn thua với đồng nghiệp, hoặc cố gắng thi thố tài năng, rồi kiêu căng khi được khen, bực bội khi bị chê, chia phe chia phái, tranh giành chỗ đứng, tranh giành công lao… Phụ nữ có tính đó “hơi bị” nhiều hơn đàn ông. Nhất là phụ nữ “làm bạn” với “ông táo” càng bị sức nóng của lửa nung đốt. Và đặc biệt là phụ nữ về hưu, không còn việc làm của xã hội cho họ “chứng tỏ bản thân” nữa, thì họ thường xoay qua “chứng tỏ bản thân” trong bếp, nơi hoạt động cuối cùng của họ. Vì vậy tâm hơn thua, chấp ngã càng lớn hơn trước. Hiểu được tâm lý này thì sẽ không ngạc nhiên tại sao cái bếp luôn là nơi “khói lửa” trong chùa. Và có người đã trêu ghẹo một câu: “Tu hoài mà sao không thấy Niết-bàn, chỉ thấy tới… cái bếp”. Câu này đáng cho người ta giật mình chứ không đơn thuần là câu nói đùa.​

Và “khói lửa” từ tâm của họ sẽ chuyển sang tâm của người ăn thông qua thức ăn do họ nấu. Có chùa chúng Tăng lộn xộn, xích mích, khó tu, khó học. Có chùa Phật tử lăng xăng, bằng mặt mà chẳng bằng lòng… Nhìn nội bộ chùa mà thương. Tất nhiên, không phải đổ lỗi hết cho nhà bếp, nhưng cần phải thấy nhà bếp là nơi không kém quan trọng để lập lại quân bình cho cơ thể và tâm tánh, để người tu được hỗ trợ hơn. Dưỡng sinh cũng xuất phát từ sự quân bình này mà thôi. Dưỡng sinh từ cách ăn uống khoa học mà người nấu cần phải học hỏi, hiểu biết. Dưỡng sinh từ cách tu dưỡng tâm hồn, trạng thái, để chuyển hóa vào thức ăn. Có được “đôi cánh” này thì người nấu ăn sẽ là người hộ pháp đắc lực cho Tăng chúng và Phật tử. Và những vị nào được phân công ở vị trí này thì nên được đề cao trách nhiệm, chứ không nên xem nhẹ.​

Thầy trụ trì đồng thời cũng nên có sự phân công rõ ràng, luân phiên cho nhiều nhóm Phật tử, chứ đừng nể nang tập trung cho một số ít, hoặc cá nhân nào đó. Mỗi năm có 4 ngày rằm lớn và ngày lễ, tết, trai tăng, cúng thất v.v… trung bình phải 10 dịp nấu nướng linh đình. Nếu một người, một nhóm nấu mãi thì dễ sinh tính “công thần” và nhàm chán khẩu vị. Cứ lên lịch cho các nhóm để họ cùng tham gia. Nhóm A nấu rằm tháng Giêng, thì nhóm B nấu rằm tháng 4, nhóm C rằm tháng 7… Sau đó quay tua lại, đâu có khó. Hoặc trong một ngày rằm lớn đãi 1.000 người với 5 món thì có thể chia nhỏ để dễ thực hiện. Chẳng hạn, nhóm A phụ trách món súp, gỏi; nhóm B nấu cà ri, cơm dương châu; nhóm C nấu lẩu. Cả nhà cùng vui. Tôi từng đi dự buổi tiệc tất niên tại Báo Giác Ngộ TP.HCM, buffet hơn 20 món đều do quý cô Phật tử “không chuyên” phụ trách mà ngon và vui, đầy ấn tượng.​

Mỗi nhóm nấu một, hai món thôi, rồi cùng đem về bày biện, và cử người ra chăm sóc cho món của mình, chăm sóc cả khách ăn với nụ cười rất ư là “tiếp thị”. Khách chưa kịp gắp, quý cô đã gắp giùm, còn hỏi ngon không, ngon không. Chính vì chia nhỏ ra nên không ai bị dồn gánh nặng, nên thức ăn rất phong phú và chu đáo. Mỗi nhóm có tài riêng, góp lại rất hay, khẩu vị lạ, người ăn lẫn người nấu đều thỏa mãn. Diệu Kim

***
**
*
Diễn đàn:

Thật sự cảm nhận mà nói, bài viết của tác giả Diệu Kim, quả thật là thiết thực trong tâm lý cho những ai, tự coi mình là quan trọng, tự nghĩ không có mình thì không ai thay thế được. Và cũng tự nâng cao tâm tánh ngã mạn càng cao.​

Hể nói, chùa chiền, miễu thờ, nơi hội họp công cộng nghĩ gì quyền lợi cộng đồng mà làm, vì sự hoằng Pháp mà năng động thì mọi sự bình đẳng.​

Nhưng đâu phải vậy, cái tôi của con người thì quá lớn. Nhiều lúc mình có một chút đỉnh quyền hành thì quên mất cái hiện tại "mình là ai?".
Rồi sau đó, khi giận lên, đổ lỗi cho người này nọ làm không đúng, kẻ thì quá sai. Thật sự chính cái tâm mình sai mà không biết. Chỉ cần tìm nguyên do của Thân, khẩu, ý là hiểu thôi...​

Hồi lúc, mới biết Phật pháp tôi cũng thường đi "Thọ bát quan trai" 1 ngày, 1 đêm ở chùa. Không có người hướng dẫn, không ai giới thiệu làm cái gì trước, cái gì sau. Cho tới cách thức quỳ lạy cũng không biết. Thật là nan giải. Người làm phu hốt rác còn phải học cơ bản lại của đồng nghiệp mà, huống hồ nơi Phật tự, chùa chiền.​

Khi chập chững vào học đạo, bạn mới thấy là khó cải thiện cho mình và cũng khó hòa đồng với những ông chủ, bà chủ trong nhà bếp hay ngoài vườn nơi làm công quả...
Bạn sẽ tự hiểu thôi, và coi chừng là sẽ phỉ báng nói xấu những người làm công quả đó. Cho rằng quơ đủa cả nắm thì mất hay. Ở đâu cũng vậy. Cây nào cũng có lá sâu. Thì nhóm hội nào cũng có người tốt, người xấu.​

Tôi cũng từng bị đuổi thẳng khỏi nhà bếp, và cũng từng bị mắng thẳng nơi công cộng nhiều lần. Nếu bạn không khéo nhường nhịn, kham nhẫn thì bạn khó mà hòa đồng. Còn những ai làm sai thì họ sẽ nhận cái hậu quả, chớ đâu có phải là mình đâu, mà giận với hờn. Thân cp.​
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
“Chùa ông Trầm Bê” gây phản cảm



Nhiều ngôi chùa cổ ở tỉnh Trà Vinh sau khi được ông Trầm Bê đóng góp để trùng tu, sửa chữa thì cổng chùa lập tức mang tên ông, thậm chí hình ảnh gia đình ông còn tràn ngập nơi chánh điện!
Nhiều ngôi chùa cổ hàng trăm năm tuổi với kiến trúc độc đáo tại tỉnh Trà Vinh ít nhiều bị biến dạng sau khi doanh nhân Trầm Bê (cổ đông lớn của nhiều ngân hàng) “phát tâm xây dựng”.
chua%20ong%20Tram%20Be%201.jpg

Tranh vẽ gia đình ông Trầm Bê treo ngay lối vào chánh điện chùa Ba Sát - Ảnh: S.B
Tại huyện Trà Cú, có ít nhất ba ngôi chùa cổ là Vàm Ray, Ba Sát và Phnô-đung được nhiều bà con gọi là “chùa ông Trầm Bê” do trước cổng chùa và quanh chánh điện có ghi tên, hình ảnh, tranh vẽ, tượng của ông Trầm Bê và dòng họ của ông.

Vây khắp chánh điện

<TABLE style="WIDTH: 172.5pt; mso-padding-alt: 3.75pt 3.75pt 3.75pt 3.75pt; mso-cellspacing: 3.7pt; mso-table-lspace: 2.25pt; mso-table-rspace: 2.25pt; mso-table-anchor-vertical: paragraph; mso-table-anchor-horizontal: margin; mso-table-left: left; mso-table-top: -3.7pt" border=0 cellSpacing=5 cellPadding=0 width=230 align=right><TBODY><TR style="mso-yfti-irow: 0; mso-yfti-firstrow: yes; mso-yfti-lastrow: yes"><TD style="BORDER-BOTTOM-COLOR: #ebe9ed; PADDING-BOTTOM: 3.75pt; BORDER-TOP-COLOR: #ebe9ed; PADDING-LEFT: 3.75pt; PADDING-RIGHT: 3.75pt; BACKGROUND: #cfe6f9; BORDER-RIGHT-COLOR: #ebe9ed; BORDER-LEFT-COLOR: #ebe9ed; PADDING-TOP: 3.75pt">Số đông đồng thuận?
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trầm Bê cho biết ông có công trùng tu và xây dựng đến nay được bảy ngôi chùa. Ông xác nhận chuyện treo hình ảnh gia đình, tạc tượng cha mẹ và khắc chữ ghi tên các con xung quanh chánh điện là có thật. Ông khẳng định chuyện đó là do sự đồng ý của các sư sãi nhà chùa trong quá trình ghi nhận công lao ông trùng tu, xây dựng chứ ông không tùy tiện làm chuyện đó.
“Nhưng có nhiều cách tri ân, sao có thể đưa hình ảnh, tạc tượng dòng họ quanh chánh điện tôn nghiêm sẽ gây phản ứng đối với nhiều người?” - chúng tôi hỏi. ông Trầm Bê trả lời rằng có thể số ít phản ứng nhưng phần đông đồng thuận với ông về việc làm đó.
</TD></TR></TBODY></TABLE>Đầu tháng 4-2013, chánh điện chùa Phnô-đung (Giồng Lớn) tọa lạc tại xã Đại An (huyện Trà Cú) khánh thành sau một thời gian trùng tu, xây dựng. Ngày khánh thành, nhiều người đã lóa mắt khi thấy không như nét cổ kính của ngôi chùa hơn 300 năm tuổi, chùa Phnô-đung giờ đây được mạ vàng lấp lánh, phía trên cổng chùa và nhà tăng đều có ghi dòng chữ: “Gia đình ông Trầm Bê xây dựng năm 2007”.
Đi vào bên trong, nơi cửa chính của chánh điện tôn nghiêm là một bức ảnh to được lồng kính chụp năm thành viên gia đình ông Trầm Bê với những dòng chữ ghi gia đình ông “phát tâm xây dựng” chứ không phải trùng tu, sửa chữa hay nâng cấp. Tường bên phải chánh điện là những khuôn chữ chạm nổi khá to tên ba người con của ông Trầm Bê bằng tiếng Khmer và tiếng Việt. Còn trên vách tường bên trái chánh điện là hình tượng đúc đồng màu xám đen của ba người thân (cha mẹ) ông Trầm Bê đặt ngang hàng với tượng nữ thần Apsara. Mặt sau của chánh điện là một bản chạm chữ nổi bằng hai thứ tiếng ghi công đức của gia đình ông Trầm Bê “phát tâm xây dựng”.
Cách xã Đại An không xa là ngôi chùa cổ Vàm Ray với hàng trăm năm tuổi nằm trên địa phận xã Hàm Tân (huyện Trà Cú). Đây là ngôi chùa gần dinh thự của gia đình ông Trầm Bê nên được ông trùng tu, sửa chữa, nâng cấp quy mô và cũng có chạm nổi tên tuổi, hình ảnh của dòng họ ông Trầm Bê xung quanh chánh điện và bảng ghi công “phát tâm xây dựng” giống như chùa Phnô-đung. Theo sư Xô Phol sống lâu năm ở chùa Vàm Ray, sau khi trùng tu xây dựng, ngoài giữ lối kiến trúc, chùa “đổi mới” hoàn toàn. Tại chùa Ba Sát ở xã Đôn Châu (huyện Trà Cú), xung quanh chánh điện vàng rực cũng là những bảng công đức, hình ảnh, chạm tên dòng họ ông Trầm Bê. Riêng lối vào chánh điện không phải khuôn ảnh lồng kính như chùa Phnô-đung mà là tranh vẽ gia đình ông Trầm Bê.

Nhiều phật tử phàn nàn
Theo Thượng tọa Pháp Tấn - sư cả chùa Phnô-đung, ông Trầm Bê có công trùng tu, xây dựng ngôi chùa khoảng 10 tỉ đồng, ngoài ra chùa vận động thêm những nhà hảo tâm xây hàng cột xung quanh, mỗi cây có ghi tên thí chủ cúng dường cùng số tiền đóng góp. Riêng hình ảnh ông Trầm Bê được treo, tạc hình tượng gia đình ông quanh chánh điện là do cúng dường nhiều.

Khi được hỏi những hình ảnh quanh chánh điện của dòng họ ông Trầm Bê có bị dư luận phản ứng không, Thượng tọa Pháp Tấn nói: “Nhiều phật tử cũng than phiền, nhưng thí chủ cúng dường quá lớn nên không dám nói, sợ thí chủ buồn lòng”!
chua%20ong%20Tram%20Be%202.jpg

Hình ảnh gia đình ông Trầm Bê ngay chánh điện chùa Phnô-đung - Ảnh: S.Lâm
Một sư sống lâu tại chùa Phnô-đung cũng cho hay để hình ảnh, tạc tượng dòng họ ông Trầm Bê xung quanh chánh điện khiến không ít phật tử phàn nàn. Thực tế thời gian qua có nhiều du khách đến viếng chùa tỏ ra không hài lòng.

Một phật tử tên Thu - sống ở TP.HCM - cho biết gia đình ông Trầm Bê có công đức bỏ tiền trùng tu, sửa chữa nhiều ngôi chùa khiến nhiều người cảm kích, nhưng nên chọn cách ghi ơn cho phù hợp chứ chánh điện là nơi tôn nghiêm nhà Phật, đặt hình ảnh như vậy gây phản cảm.
Trong khi đó, lãnh đạo các xã có “chùa ông Trầm Bê” đều cho rằng sự việc không nằm trong thẩm quyền của xã. Ông Dương Văn Liêm, chủ tịch UBND xã Đôn Châu (huyện Trà Cú), nói việc chùa Ba Sát được nâng cấp, trùng tu, ghi hình, tạc tượng họ hàng của ông Trầm Bê như vậy xã không đủ thẩm quyền can thiệp. Tuy nhiên, theo quan điểm của ông Liêm, việc treo tượng, ghi công, ghi hình xung quanh chánh điện như vậy phải có sự thỏa thuận giữa ban quản trị nhà chùa và doanh nhân tài trợ.

Ông Liêm tiết lộ: “Ngoài việc trùng tu sửa chữa chùa Ba Sát, trước đây ông Trầm Bê cũng xin trùng tu xây dựng một ngôi chùa khác trên địa bàn nhưng sư sãi chùa và phật tử không chấp nhận thay đổi cấu trúc chùa cổ nên ông Trầm Bê không trùng tu, xây dựng”.
chua%20ong%20Tram%20Be%203.jpg

Cổng chùa Phnô-đung gắn biển lớn "Gia đình ông Trầm Bê xây dựng năm 2007" - Ảnh: S.B
Theo ông Trần Bình Trọng - trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh, phong tục tập quán của người Khmer luôn ghi nhận sự đóng góp của phật tử. Đối với ông Trầm Bê, do có đóng góp lớn đối với nhà chùa nên có sự chấp thuận của bà con phật tử và ban quản trị chùa mới treo hình, ghi tên, tạc tượng ông và dòng họ ở chánh điện.

Ông Trọng cho rằng hiện nay không chỉ chùa Khmer mà các chùa khác cũng ghi tên họ, ghi công đức người cúng dường. Việc trùng tu chùa phải đúng quy trình, không phá vỡ cảnh quan, kiến trúc.



<TABLE style="MARGIN: auto auto auto 3.7pt; WIDTH: 89.1%; mso-padding-alt: 0in 0in 0in 0in; mso-cellspacing: 3.7pt" border=0 cellSpacing=5 cellPadding=0 width="89%"><TBODY><TR style="HEIGHT: 59.6pt; mso-yfti-irow: 0; mso-yfti-firstrow: yes; mso-yfti-lastrow: yes"><TD style="BORDER-BOTTOM-COLOR: #ebe9ed; PADDING-BOTTOM: 3.75pt; BORDER-TOP-COLOR: #ebe9ed; PADDING-LEFT: 3.75pt; PADDING-RIGHT: 3.75pt; BACKGROUND: #cfe6f9; HEIGHT: 59.6pt; BORDER-RIGHT-COLOR: #ebe9ed; BORDER-LEFT-COLOR: #ebe9ed; PADDING-TOP: 3.75pt">Không được đặt tên và hình ảnh nơi chánh điện
HT.Danh Lung - sư cả chùa Chantarăngsây (TP.HCM), ủy viên HĐTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam - cho biết chuyện khắc tên để ghi nhớ công ơn của những người đóng góp cho nhà chùa của Phật giáo Nam tông Khmer không phải lạ, nhưng thường chỉ là bảng chữ nhỏ ghi tên và đặt ở nơi hợp lý chứ không phải trên chánh điện tôn nghiêm. Việc treo hình ảnh, tạc tượng, chạm khắc tên xung quanh chánh điện là không hợp với lối văn hóa nhà Phật. Đạo Phật dạy phật tử sống tốt đời đẹp đạo, chưa bao giờ dạy cho phật tử tính phô trương hay khoe khoang.
HT.Thạch Sok Xane - sư cả chùa Angkorajaborey (còn gọi chùa Âng, tỉnh Trà Vinh), Phó chủ tịch HĐTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam - nói rằng công đức của ông Trầm Bê được rất nhiều người ghi nhận. Phía ban quản trị và sư sãi ở các chùa chắc có sự thống nhất với nhau nên ông Trầm Bê mới được treo hình ảnh, tạc tượng, tên tuổi họ hàng của gia đình ông quanh chánh điện như vậy. Nhưng việc làm đó quả là “thấy kỳ”.
</TD></TR></TBODY></TABLE>​


S.Bình - Đ.Minh (Tuổi Trẻ)
http://giacngo.vn/vanhoa/phatgiao/2013/04/11/16D40B/
 

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên