Các Pháp Môn Khác Nhau

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
27545300_2002248046655789_3722816816490983268_n.jpg


Kinh văn: (Chữ in đậm là Kinh văn)

Bấy giờ, Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Bồ Tát Trí Thủ rằng: Phật tử ! Ở trong Phật pháp, trí là trên hết. Tại sao Như Lai hoặc vì chúng sinh khen ngợi bố thí, hoặc khen ngợi trì giới, hoặc khen ngợi nhẫn nhục, hoặc khen ngợi tinh tấn, hoặc khen ngợi thiền định, hoặc khen ngợi trí huệ, hoặc lại khen ngợi từ bi hỷ xả, mà chẳng chỉ dùng một pháp để được giải thoát, thành Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Giảng giải: (Chữ thường là giảng giải)

Sau khi Bồ Tát Pháp Thủ nói bài kệ rồi thì lúc đó, Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi hướng về Bồ Tát Trí Thủ để thỉnh pháp, bèn hỏi : "Phật tử ! Ở trong Phật pháp, trí huệ là pháp môn hàng đầu. Tại sao Phật có lúc khen ngợi pháp môn lục độ ? Có lúc lại khen ngợi pháp môn tứ vô lượng tâm ? Ðây là đạo lý gì ? Xin Ngài từ bi khai thị". Hoặc vì chúng sinh khen ngợi pháp môn bố thí. Bố thí có ba :
1. Bố thí tài : Lại phân ra nội tài và ngoại tài. Nội tài tức là thân tâm tánh mạng, đầu mắt tủy não, đây là tài sản trong thân. Ngoại tài tức là vàng bạc châu báu, đất nước vợ con, đây là tài sản ngoài thân.
2. Bố thí pháp : Tức là vì chúng sinh giảng Kinh nói pháp, giáo hóa tất cả chúng sinh, khiến cho họ lìa khổ được vui, chấm dứt sinh tử.
3. Bố thí vô uý : Tức là khi chúng sinh gặp hoạn nạn, hoặc sinh mạng bị uy hiếp, hoặc tinh thần bị bức bách, rất sợ hãi. Lúc đó dùng đủ phương pháp để khuyên nhủ, để an ủi, dạy họ đừng sinh tâm sợ hãi.
Hoặc là vì chúng sinh khen ngợi pháp môn trì giới. Trì giới tức là giữ quy cụ, tức cũng là ngừa ác phòng quấy. Ba ngàn oai nghi, tám vạn tế hạnh, đều bao quát ở trong giới luật. Giới tức là đừng làm các điều ác, làm các điều lành. Phàm là việc lợi ích chúng sinh, đều có thủy có chung, làm cho viên mãn, tuyệt đối đừng đầu cọp đuôi rắn, phế bỏ giữa đường. Ðối với việc chẳng có lợi cho chúng sinh, thì tuyệt đối đừng làm. Bằng không thì tổn người lợi mình, hành vi như thế chẳng phải là hành Bồ Tát đạo. Người hiện nay, đa số đều là ích kỷ lợi mình, cho nên dẫn đến gia đình không hòa, xã hội không an. Người với người không thể hòa bình với nhau, đều có tư tưởng không tốt. Vì đạt được mục đích, bất chấp thủ đoạn, do đó mà tạo thành thế giới bất an, chiến tranh bùng nổ. Nếu mọi người đều giữ:
1. Không sát sinh.
2. Không trộm cắp.
3. Không tà dâm.
4. Không nói dối.
5. Không uống rượu.
Năm giới căn bản nầy, thì thế giới nhất định sẽ hòa bình. Còn có giới bát quan trai (giới cư sĩ), giới sa di mười giới.
Hoặc vì chúng sinh khen ngợi pháp môn nhẫn nhục, nhẫn nhục có ba :
1. Sinh nhẫn : Tức là nhẫn thọ người phỉ báng, hãm hại, tha thứ cho họ, khoan hồng cho họ, do đó có câu : "Lấy đức báo oán", hoặc "lấy thành đãi nhau", thì tự nhiên sẽ cảm hóa họ, hòa bình với nhau.
2. Pháp nhẫn : Tức là nhẫn thọ mưa gió nóng lạnh của thiên nhiên, hoặc đói khát …
3. Vô sinh pháp nhẫn : Tức là trong tâm an định, chẳng có vọng tưởng, tức là chẳng thấy có chút pháp sinh, chẳng thấy có chút pháp diệt, nhẫn nơi tâm. Pháp vô sinh tức là lý chân như, nhẫn tức là trí huệ.
Hoặc vì chúng sinh khen ngợi pháp môn tinh tấn. Tinh tấn có hai :
1. Thân tinh tấn : Tức là siêng tu giới định huệ, chẳng phạm sát, trộm, dâm.
2. Tâm tinh tấn : Tức là tiêu diệt tham sân si, chẳng khởi hoặc tạo nghiệp thọ báo. Tóm lại, tinh tấn thì chẳng giải đãi. Học Phật pháp như thuyền đi ngược dòng, chẳng tiến thì lùi. Một ngày chẳng tu hành, thì đạo nghiệp sẽ thối lùi, cho nên phải ngày tinh tấn, đêm tinh tấn, một ngày sáu thời thường tinh tấn, đây là điều kiện của người tu đạo.
Hoặc vì chúng sinh khen ngợi pháp môn thiền định. Thiền là tiếng Phạn, đầy đủ là thiền na. Ðịnh là tiếng Tàu, đầy đủ là chánh định. Danh từ nầy vừa tiếng Phạn và tiếng Tàu hợp lại, thiền định là gì ? Tức là tĩnh lự. Tĩnh là vắng lặng, lự là tư lự, nghĩa là đình chỉ mọi vọng tưởng của ý thức, lúc đó tâm sẽ thanh tịnh; đến cảnh giới một niệm không sinh, một niệm không diệt, thì là lúc trí huệ giải thoát, tức cũng là khai ngộ. Do đó:

"Vọng niệm không sinh là thiền
Ngồi thấy bản tánh là định»,

Đây là chú giải về thiền định. Ngồi thiền, ngồi đến lúc hỏa hầu, thì sẽ rõ tâm thấy tánh, tức cũng là phát minh chân tâm của mình, nhìn thấy chân tánh của mình. Chân tâm là tâm thanh tịnh, chân tánh là Phật tánh.
Hoặc vì chúng sinh khen ngợi pháp môn Bát Nhã. Bát Nhã dịch là trí huệ. Thời xưa dịch Kinh có năm quy định không dịch, tức là :
1. Bí mật.
2. Tôn trọng.
3. Ða hàm.
4. Thuận cổ.
5. Thử phương vô.

Bát Nhã có ba :
1. Văn tự Bát Nhã : Dùng văn tự để nói rõ đạo lý thật tướng Bát Nhã và quán chiếu Bát Nhã.
2. Quán chiếu Bát Nhã : Có Kinh điển văn tự rồi, thì phải quán sát chiếu soi, mới thấu hiểu nghĩa chân thật của Kinh điển.
3. Thật tướng Bát Nhã : Thấu hiểu chân lý rồi, thì biết đạo lý các pháp thật tướng. Bát Nhã là phá các tướng, thấu hiểu tất cả pháp tánh vốn không; cho nên tu tất cả công đức đều khiến cho viên mãn.
Hoặc lại khen ngợi từ bi hỷ xả bốn tâm vô lượng. Từ là gì ? Tức là ban vui cho tất cả chúng sinh. Bi là gì ? Tức là cứu khổ cho tất cả chúng sinh. Hỷ là gì ? Tức là thấy được người làm điều thiện, hoặc người ta vui, thì mình sinh hoan hỉ. Xả là gì ? Tức là xả bỏ tâm thương ghét, oán thân đều bình đẳng, đối đãi kẻ oán người thân đều như nhau. Hành Bồ Tát đạo thì trước hết phải dùng bốn pháp nhiếp (Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự), sau đó đầy đủ bốn tâm vô lượng, thì mới có thể làm sự nghiệp lợi người. Người học Phật pháp, đây là pháp môn căn bản, phải thiết thực mà làm, bằng không thì quay lưng lại với giáo nghĩa Phật pháp, chẳng có tinh thần hy sinh tiểu ngã để hoàn thành đại ngã.
Tuy nhiên ở trước Phật khen ngợi lục độ và bốn tâm vô lượng, song, pháp môn nhiều như thế, chúng sinh thủy chung chẳng y một pháp mà được thoát khỏi tam giới, liễu sinh thoát tử, chứng thành vô thượng chánh đẳng chánh giác. Ðây đều là nguyên nhân gì ? Xin Ngài hãy từ bi giải đáp.

Bấy giờ, Bồ Tát Trí Thủ dùng kệ đáp rằng.

Lúc đó, Ðại Bồ Tát Trí Thủ dùng kệ để trả lời những vấn đề mà Bồ Tát Văn Thù đã hỏi.

Phật tử rất hy hữu
Biết được tâm chúng sinh
Theo nghĩa Ngài đã hỏi
Lắng nghe nay tôi nói.


Bồ Tát Trí Thủ nói : "Phật tử ! Ngài rất là ít có, Ngài có đại trí huệ, Ngài là thượng thủ trong các đại Bồ Tát. Ngài đại biểu cho chúng sinh để hỏi pháp, vì Ngài khéo biết được tâm niệm của tất cả chúng sinh. Bây giờ tôi căn cứ theo những vấn đề Ngài đã hỏi, mà nói rõ nghĩa lý. Xin Ngài hãy chú ý lắng nghe".

Các Đạo Sư quá khứ
Hiện tại và vị lai
Chẳng có nói một pháp
Mà khiến người đắc đạo.


Ðời quá khứ, đời hiện tại, đời vị lai, ba đời chư Phật Ðại Ðạo Sư, chẳng phải nói một pháp môn, mà là nói tám vạn bốn ngàn pháp môn. Chẳng có vị Phật nào chỉ nói một pháp môn, mà có thể khiến cho chúng sinh chứng đắc quả vị Phật Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Phật biết tâm chúng sinh
Căn tánh đều khác nhau
Tùy theo sự độ được
Như vậy mà nói pháp.


Có câu :

"Chúng sinh có bao nhiêu thứ tâm
Như Lai đều biết đều thấy",

Cho nên Phật biết tâm chúng sinh. Căn tánh của chúng sinh đều khác nhau. có người hoan hỉ pháp môn nầy, có người hoan hỉ pháp môn kia. Phật hoàn toàn biết được tâm chúng sinh, người đáng dùng thân gì độ được, thì thị hiện thân đó để nói pháp, khiến cho họ được độ. Pháp của Phật nói ra, là tùy theo căn tánh của chúng sinh mà nói tất cả các pháp, do đó "theo bệnh cho thuốc", tức cũng là vì người nói pháp.

Người tham khen bố thí
Người huỷ phạm khen giới
Người nhiều sân khen nhẫn
Người lười khen tinh tấn.


Nếu gặp chúng sinh xan tham chẳng xả bỏ, thì vì họ giảng giải công đức bố thí, khen ngợi lợi ích của sự bố thí. Bố thí nhìn trước mắt là trực tiếp bố thí cho người, kỳ thật gián tiếp là bố thí cho mình. Do đó, "Trước hành gió xuân, sau được mưa thu". Nhà nho nói: "Mình giúp người, thì người giúp mình", đây là đạo lý nhân quả. Sau đó lấy thân làm phép tắc, bố thí tất cả để cứu giúp người nghèo khổ, khiến cho họ hoan hỉ, dần dần sẽ cảm hoá, thì họ mới sinh tâm trắc ẩn, mà đồng tình thọ nạn khổ của chúng sinh.
Nếu gặp chúng sinh chẳng giữ gìn giới luật, thì hãy vì họ khen ngợi sự quan trọng của giới luật như thế nào. Do đó :

«Vật chẳng có dụng cụ
Làm sao thành vuông tròn.
Người chẳng có quy cụ
Thì chẳng thành Thánh hiền».

Trước hết mình phải giữ giới luật, tơ hào đừng cẩu thả, làm như thế thì lâu dần sẽ khiến cho người cảm động, biết giữ giới là hành vi của Phật giáo đồ phải có.
Nếu gặp chúng sinh sân hận quá nặng thì khen ngợi pháp môn nhẫn nhục quan trọng như thế nào. Ai ai cũng nhẫn nhục, thì thiên hạ chẳng có chiến tranh. Người xưa có nói :

"Nhẫn nại thì an
Biết đủ thì vui".

Đây là nói về kinh nghiệm, khiến cho họ nhẫn nại nơi tư tưởng, thiệt thòi là triết lý chiếm tiện nghi, sửa đổi hành vi của họ, phải từ từ để khuyên nhủ. Bằng không, sẽ phát sinh tác dụng ngược trở lại, khéo léo trở thành vụng về. Người có tâm sân hận, thì tâm lý chẳng chánh thường, như có việc chẳng như ý bèn oán trời trách người, hận đến xương tủy, hy vọng đối phương hoành tử, chết chẳng toàn thân. Hoặc ngồi máy bay thì bị nổ, máu thịt bắn rơi lung tung, chết chẳng có đất chôn thân, như thế mới giải nỗi hận trong tâm. Thứ người nầy đều là tâm lý biến thái, cho nên phải tìm cách cải đổi tư tưởng của họ, chỉ có một biện pháp là vì họ giảng giải về đạo lý nhân quả báo ứng.
Nếu gặp chúng sinh giải đãi chẳng chịu tu hành, thì đừng trực tiếp phê bình họ là người giải đãi; bằng không thì họ sẽ nổi giận mà khởi tác dụng ngược trở lại, ngược lại càng chẳng lạy Phật, chẳng tụng Kinh, chẳng tham thiền, chẳng trì chú. Cho nên họ chẳng muốn làm việc, thì phải tự động trợ giúp họ làm. Do đó, có câu : "Gần xích thì đỏ, gần mực thì đen", lâu dần thì họ sẽ cảm động, chẳng còn giải đãi. Những người tu hành ở chùa Kim Sơn đều dậy sớm ngủ trễ, dụng công tu hành. Ngày ăn một bữa, đêm ngủ ngồi. Tại sao phải tu khổ hạnh như thế. Vì muốn đắc được đại trí huệ, minh bạch thế gian là pháp hữu vi, là vô thường, khổ, không, vô ngã. Thấu hiểu được pháp xuất thế là pháp vô vi, là thường, lạc, ngã, tịnh. Như thế mới liễu sinh thoát tử, ra khỏi ba cõi. Sau đó khen ngợi pháp môn tinh tấn rất quan trọng, cường điệu tinh tấn là chìa khóa khai ngộ.

Ý loạn khen thiền định
Ngu si khen trí huệ
Bất nhân khen từ mẫn
Nộ hại khen đại bi.


Nếu gặp chúng sinh tâm ý tán loạn, thì nên hướng về họ giảng giải thiền định, hay khống chế vọng tưởng là phương pháp tốt nhất, sẽ khiến cho họ tâm tịnh như nước, trí huệ sẽ hiện tiền. Chủ yếu là thân thể lực hành thì mới diệu dụng của thiền định. Pháp môn thiền chẳng phải nói mà là pháp môn thực hành. Do đó, có câu : "Như người uống nước, nóng lạnh tự biết", cứ nói mà không làm thì chẳng ích gì. Khiến cho tâm họ điều phục rồi thì mới khen ngợi sự diệu dụng của thiền định; quá khứ bao nhiêu vị Tổ đều do thiền định mà khai ngộ.
Nếu gặp chúng sinh ngu si, thì ngàn vạn đừng bao giờ nói họ chẳng có trí huệ. Phải khuyên họ nên học Phật pháp, xem nhiều Kinh điển, trì chú niệm Phật, lâu dần thì sẽ đắc được trí huệ. Phải hàm súc một điểm để khai đạo, không thể nói thẳng rằng : "Anh quá ngu si ! Tại sao không học Phật pháp»? Nếu nói như thế, thì việc chẳng thành công, họ sẽ phật ý, chẳng tinh tấn học tập. Trước hêt hãy vì họ khen ngợi trí huệ là pháp môn chủ yếu. Bất cứ tu pháp môn gì, nếu chẳng có trí huệ thì đừng nói đến, căn bản chẳng được thành tựu.
Nếu gặp chúng sinh chẳng có nhân từ, thì hãy dùng tâm từ để giáo hóa họ, khiến cho họ có hành vi thương xót chúng sinh, đồng tình chịu khổ nạn, bố thí cho người nghèo khổ. Ðối với họ nói về sự giúp đỡ người là gốc của sự an vui, là việc an vui nhất trong thiên hạ. Do đó: "Làm thiện là vui nhất» vậy, sự an vui nầy chẳng có gì sánh bằng. Ðừng có quá ích kỷ, tư tưởng nầy chẳng thể chấp nhận được.
Nếu gặp chúng sinh thích phát nộ hận, hoặc thích sát sinh hại mạng, thì hãy hướng về họ khen ngợi tầm quan trọng của tâm đại bi. Người tu đạo, nhất định phải có tâm đại bi, bằng không thì dù tu đến trình độ nào, tuyệt đối chẳng thành tựu. Tại sao ? Vì chẳng có đức hạnh. Dùng đức hạnh để cảm hoá người, dùng tâm thành để đối đãi người, đây là điều kiện bắt đầu tu đạo. Tôi thường nói :

«Hãy nhận thật lỗi mình
Đừng nói lỗi người khác
Lỗi người tức lỗi mình
Đồng thể gọi đại bi".

Đây là chú giải về tâm đại bi. Một khi họ khởi tâm đại bi, thì hòa bình nhân từ đối đãi với tất cả chúng sinh, chẳng có tâm giết hại chúng sinh. Phàm là động vật có trí giác, đều tham sống sợ chết, cũng có thể nói là thiên tánh. Con kiến còn tham sống, hà huống là trâu bò dê gà chó mèo ? Ðời nầy bạn giết nó, thì đời sau nó giết bạn, oán oán báo với nhau, vĩnh viễn chẳng kết thúc. Nếu ai ai cũng có tâm đại bi, đừng giết hại, thì thế giới sẽ hoà bình, chẳng có chiến tranh. Tại sao có chiến tranh ? Vì giết hại quá nặng, Cổ đức có nói : "Muốn thế giới chẳng có kiếp đao binh, thì chúng sinh đừng ăn thịt". Cho nên giới thứ nhất trong năm giới là không giết hại, không giết hại mới có lòng từ bi.

Sầu lo thời khen hỉ
Tâm cong khen ngợi xả
Lần lược tu như vậy
Dần đủ các Phật pháp.


Nếu gặp chúng sinh sầu lo, thì khen ngợi pháp môn hoan hỉ an vui, phải nghịch đến thuận thọ, tất cả phải nghĩ cho ra, phải buông xả tất cả, thì tự nhiên chẳng có việc gì phải sầu lo.
Thời xưa có người, hằng ngày đều sầu lo, trong tâm thường nghĩ : "Chẳng biết trời lúc nào sập xuống ? Chẳng biết lúc nào đất hãm xuống ? Tương lai biết làm thế nào»? Ðây tức là :

“Thiên hạ vốn chẳng có việc
Mà người lo, cứ lo xa“.

Người thời nay, vốn chẳng có việc gì để lo, nhưng họ cũng sầu lo, sầu lo con gái của mình chừng nào tốt nghiệp đại học, chừng nào đậu bác sĩ ? chừng nào kết hôn ? Lúc nào sẽ sinh con. Gặp những người nầy thì nói với họ :

«Tự cổ thần tiên vô biệt pháp
Chỉ sinh hoan hỉ bất sinh sầu»

Hoan thiên hỷ địa thì mới trăm bệnh không sinh. Bây giờ y học đề xướng mỗi ngày cười ba lần, là thuốc làm cho thân khỏe mạnh. Người xưa nói :

«Quan phong tế nguyệt, tảo mộc hân hân
Nộ phong tật vũ, cầm điểu thê thê".

Cho nên nói:

«Trời đất không thể một thời chẳng có hòa khí;
Tâm người không thể một khắc không có thần vui".

Bạn hãy nhìn xem, ở trong cửa chùa, một khi bước vào thì thấy Bồ Tát Di Lặc mở miệng cười với bạn, khiến cho bạn sinh hoan hỉ vui tươi, mà quên đi tất cả phiền não.
Nếu gặp chúng sinh tâm cong vạy chẳng thẳng, thì hãy vì họ khen ngợi công đức xả bỏ. Xả bỏ đi tâm cong vạy, biến thành tâm ngay thẳng, do đó "tâm thẳng là đạo tràng». Người tâm cong vạy, thì bất cứ gặp việc gì cũng đều có đủ mánh khóe, bày kế hại người, chuyên làm việc giết người chẳng thấy máu.
Như ở trước nói về pháp môn lục độ và từ bi hỷ xả, phải lần lược y theo pháp tu hành, như thế thì dần dần sẽ đầy đủ tất cả các Phật pháp.

Như trước xây nền móng
Sau đó tạo nhà cửa
Thí và giới cũng vậy
Là gốc hạnh Bồ Tát.


Giống như xây nhà cửa, thì trước hết phải lập nền móng cho thật vững chắt, nền móng chẳng vững chắc, thì chẳng được lâu bền, đây là đạo lý tự nhiên. Tường vách cũng phải vững chắc, bằng không thì có thể dễ nghiêng ngã. Nền móng xây tốt rồi, thì xây phòng ốc sẽ rất vững chắt. Nếu ở sa mạc xây nhà cửa mà chẳng có nền móng, thì nghĩ sẽ biết ngay, chịu chẳng được gió mưa, chẳng lâu thì sẽ ngã sập. Người tu đạo thì phải dùng bố thí và trì giới để làm nền móng tu hành, nếu chẳng có bố thí và trì giới làm nền móng, thì đạo nghiệp chẳng thành tựu. Do đó, Bồ Tát dùng bố thí và trì giới làm gốc rễ hành Bồ Tát đạo. Như vậy mới có thể thành tựu đạo nghiệp.

Ví như xây thành quách
Để bảo hộ dân chúng
Nhẫn và tấn cũng vậy
Phòng hộ các Bồ Tát.


Ví như xây thành quách, thì phải xây thành đô ở ngoài thành, như vậy sẽ bảo hộ tác dụng với nhau. Do đó: "Thành trong ba dặm, quách ngoài bảy dặm". Tại sao phải xây thành quách ? Vì muốn bảo vệ tánh mạng và tài sản của dân chúng được an toàn, bảo vệ kẻ địch xâm lược. Nhẫn nhục và tinh tấn, cũng như thế, là bảo hộ Bồ Tát sơ phát bồ đề tâm, không bị địch vô minh công phá, không bị ma lười biếng xâm lược. Nếu hay nhẫn nhục thì sẽ chiến thắng kẻ địch vô minh. Nếu hay tinh tấn thì sẽ chiến thắng vua lười biếng giải đãi.

Ví như đại lực vương
Cả nước đều nguỡng vọng
Định huệ cũng như vậy
Chỗ Bồ Tát nương tựa.


Ví như ông vua có thế lực lớn, ông ta cai trị hết toàn vẹn lãnh thổ, đất nước đều mưa hoà gió thuận, quốc thái dân an, nhân dân cơm no áo ấm, an cư lạc nghiệp, cho nên đối với ông vua có đạo đức rất là ngưỡng mộ, kính ngưỡng. Tu thiền định và trí huệ cũng như vậy. Ðịnh huệ hai độ là pháp chánh, còn các pháp khác là trợ pháp. Do đó, Bồ Tát hành Bồ Tát đạo phải nương tựa pháp môn định huệ để tu hành, có định có huệ thì nhất định thành tựu quả vị Phật.

Cũng như chuyển luân vương
Ban vui cho tất cả
Bốn lượng tâm cũng vậy
Ban vui các Bồ Tát.


Cũng giống như chuyển luân Thánh vương, hay ban đủ thứ khoái lạc cho tất cả nhân dân, dân chúng thiếu gì thì vua khiến cho họ đắc được thứ đó, tại sao lại được như thế ? Vì ông ta có châu như ý. Châu như ý nầy là một trong bảy báu. Bảo châu nầy từ đâu mà có ? là trực tiếp từ hư không rơi xuống. Vì chuyển luân Thánh vương, thuở xưa tại nhân địa thì tu phước tu huệ, phước huệ đầy đủ, cho nên đời nầy đầy đủ ba mươi hai tướng, đủ thứ sự trang nghiêm. Nếu chẳng làm chuyển luân Thánh vương thì sẽ thành Phật làm tổ. Ðức Phật Thích Ca từ bỏ ngôi vị chuyển luân Thánh vương, vào nuí tuyết tu hành, mới chứng đắc Phật quả vô thượng chánh đẳng chánh giác. Lúc vua chuyển luân vương quán đảnh (kế thừa ngôi vua, dùng nước bốn biển để quán đảnh, cử hành nghi thức), thì tự nhiên từ hư không rơi xuống bảy báu, làm đồ lễ mừng. Châu như ý là một trong bảy báu. Gián tiếp là quả tim của chim đại bàng cánh vàng. Khi chim đại bàng cảnh vàng chết, thì thịt và cốt đều tán hoại, chỉ có quả tim của nó còn nguyên vẹn, ánh sáng rực rỡ. Rồng lấy được hạt châu nầy giữ gìn thì phá được ngàn năm tối. Vua chuyển luân đắc được gọi là châu như ý, hay cứu được tất cả nạn. Hạt châu nầy ai ai cũng đều có, tức là diệu minh châu tâm, bất quá mọi người chẳng dùng được mà thôi.
Từ bi hỷ xả bốn vô lượng tâm cũng như thế, hay ban cho Bồ Tát tất cả sự khoái lạc. Phàm là người có giác ngộ mà còn muốn trợ giúp người khác, tức là Bồ Tát. Người chẳng có giác ngộ mà trợ giúp người khác, tức là hành Bồ Tát đạo, chưa phải là Bồ Tát. Bồ Tát có thể ba ngàn ngày chẳng ăn cơm, ai có thể làm được thì người đó là Bồ Tát. Làm Bồ Tát phải trải qua sự thử thách, mới có tư cách làm Bồ Tát, chứ chẳng phải tùy tùy tiện tiện thì có thể làm Bồ Tát được. Chẳng phải nói, thọ Bồ Tát rồi, tức là Bồ Tát. Ðây bất quá là bước đầu tiên, bắt đầu hướng về con đường Bồ Tát mà thôi.

Bấy giờ, Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Bồ Tát Hiền Thủ rằng : Phật tử ! Các đức Phật Thế Tôn, chỉ dùng một thừa mà được giải thoát. Tại sao nay thấy tất cả cõi Phật, có đủ thứ sự khác nhau, nào là thế giới, chúng sinh giới, thuyết pháp, điều phục, thọ lượng, quang minh, thần thông, chúng hội, giáo nghĩa, pháp trụ thế, đều khác nhau. Không có vị nào không đủ tất cả Phật pháp, mà thành tựu Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Sau khi Bồ Tát Trí Thủ nói bài kệ xong rồi, thì lúc đó, Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi hướng về Bồ Tát Hiền Thủ thỉnh pháp, hỏi rằng : "Phật tử ! Mười phương ba đời tất cả chư Phật Thế Tôn, đều dùng một thừa pháp (Phật thừa) mà được thoát khỏi ba cõi, tại sao hiện tại thấy tất cả cõi Phật, tất cả sự việc đều khác nhau ? Ðây là đạo lý gì ? Xin Ngài hãy từ bi khai thị.
Nào là thế giới có đủ thứ khác nhau, có thế giới ô nhiễm, giống như thế giới Ta Bà, lại có đời ác năm trược. Có thế giới thanh tịnh, như thế giới Cực Lạc. Cõi Phật có lớn có nhỏ. Sở y sơn hà đại địa nhà cửa phòng ốc, y báo thọ báo cũng chẳng giống nhau. Có cái hình tròn, có cái hình vuông. Có thế giới dùng vàng làm đất, có cõi nước dùng đất đá làm đất. Có thế giới thành tựu bằng hoa sen, có thế giới thành tựu bằng lưu ly. Mỗi đạo tràng của mỗi vị Phật, có đủ thứ sự trang nghiêm khác nhau. Có thế giới thì thanh tịnh, có thế giới thì dơ dáy. Có thế giới có Phật ra đời, có thế giới chẳng có Phật ra đời. Có thế giới là kiếp trụ, có thế giới thời gian rất dài. Có thế giới là kiếp chuyển biến, có đủ thứ sự khác nhau.
Ở trong chúng sinh giới lại có đủ thứ chúng sinh, cũng đều khác nhau. Phật thuyết pháp để điều phục chúng sinh, cũng có đủ thứ khác nhau. Thọ lượng của Phật có dài, có ngắn. Giống như Phật Nguyệt Diện. Sau khi thành Phật rồi, trong một ngày đêm bèn vào Niết Bàn. Phật Tu Phiến Ða, sáng sớm thành Phật, thì buổi tối vào Niết Bàn. Phật Phạm Thanh, tuổi thọ là mười ức tuổi. Phật A Di Ðà có tuổi thọ vô lượng vô biên A Tăng Kỳ Kiếp. Quang minh của Phật cũng khác nhau, thần thông cũng khác nhau, chúng hội cũng khác nhau, nghĩa thức thuyết giáo cũng khác nhau, pháp trụ thế cũng khác nhau. Mỗi thứ đều có tướng khác nhau. Song, chẳng có vị Phật nào chẳng đầy đủ lục độ vạn hạnh tất cả Phật pháp mà thành vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Các vị ! Các vị có biết công dụng của lục độ chăng ? Bố thí độ xan tham, trì giới độ huỷ phạm, nhẫn nhục độ sân hận, tinh tấn độ giải đãi, thiền định độ tán loạn, trí huệ độ ngu si. Phải biết có trí huệ rồi, thì lập tức tiêu diệt ngu si. Chúng ta học Phật pháp tức là học trí huệ. Trí huệ tức là chánh tri chánh kiến, ngu si tức là tà tri tà kiến. Phật pháp là chánh tri chánh kiến, ngoại đạo là tà tri tà kiến. Thiện tri thức là chánh tri chánh kiến, ác tri thức là tà tri tà kiến. Phàm là dạy bạn chịu thiệt thòi tức là thiện tri thức; dạy bạn chiếm tiện nghi tức là ác tri thức. Hy vọng mọi người gần gũi bậc thiện tri thức, xa lìa bậc ác tri thức.

Bấy giờ, Bồ Tát Hiền Thủ dùng kệ đáp rằng.

Lúc đó, vị đại Bồ Tát Hiền Thủ dùng bài kệ để trả lời những vấn đề Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi:

Văn Thù pháp thường vậy
Pháp Vương chỉ một pháp
Tất cả bậc Vô Ngại
Một thừa dứt sinh tử.


Bồ Tát Hiền Thủ nói : "Ðại Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi ! Phật pháp thường thường là như vậy. Pháp Vương (Phật) đều dùng một thừa pháp mà thành tựu Phật quả. Tất cả hiền Thánh nhân (Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát) chẳng có chướng ngại, các Ngài đều dùng một thừa pháp để liễu sinh thoát tử, thoát khỏi luân hồi ba cõi".

Thân tất cả chư Phật
Chỉ là một pháp thân
Một tâm một trí huệ
Sức vô uý cũng vậy.


Thân tướng của mười phương ba đời tất cả chư Phật, tuy nhiên là vô lượng, nhưng pháp thân là một, do đó:

"Mười phương Phật ba đời
Đều cùng một pháp thân".

Một pháp thân là tận hư không, khắp pháp giới. Pháp thân của mỗi vị Phật, tuy đầy khắp pháp giới, nhưng hổ tương chẳng chướng ngại. Phật tâm giống nhau, Phật trí giống nhau, do đó : "Phật Phật đạo đồng". Mười lực và bốn vô sở uý của chư Phật cũng đều như thế, chẳng có gì khác biệt.
Mười lực tức là :
1. Trí lực biết xứ phi xứ.
2. Trí lực biết nghiệp báo ba đời.
3. Trí lực biết các thiền giải thoát tam muội.
4. Trí lực biết các căn thắng liệt.
5. Trí lực biết đủ thứ giải.
6. Trí lực biết đủ thứ giới.
7. Trí lực biết tất cả chí xứ đạo.
8. Trí lực biết thiên nhãn vô ngại.
9. Trí lực biết vũ trụ vô lậu.
10. Trí lực biết vĩnh đoạn tập khí.

Bốn vô sở uý :
1. Nhất thiết trí vô sở uý.
2. Lậu tận vô sở uý.
3. Thuyết chướng đạo vô sở uý.
4. Thuyết tận khổ đạo vô sở uý.

Như gốc hướng bồ đề
Hết thảy tâm hồi hướng
Được cõi nước như vậy
Chúng hội và thuyết pháp.


Giống như Phật ở tại nhân địa phát tâm bồ đề, hướng về Bồ Ðề. Khi hành Bồ Tát đạo, thì đem tất cả công đức hồi hướng cho pháp giới chúng sinh. Phát tâm bồ đề gì thì tương lai sẽ đắc được cõi nước đó. Tất cả chư Phật thuở quá khứ cũng pháp tâm bồ đề, sau đó phát đủ thứ nguyện, vì chúng sinh hồi hướng. Ví như Phật A Di Ðà phát bốn mươi tám đại nguyện, nguyện thế giới của Ngài chẳng có các thứ khổ, chỉ hưởng các thứ vui. Nguyện mười phương thế giới chúng sinh, đều sinh về cõi nước của Ngài. Ðây đều là tại nhân địa phát nguyện, mới đắc được pháp hội thuyết pháp như vậy.

Tất cả các cõi Phật
Trang nghiêm đều viên mãn
Tùy chúng sinh tu khác
Như vậy thấy khác nhau.


Hết thảy tất cả cõi nước chư Phật, đều rất trang nghiêm viên mãn, mà còn sáng lạng. Tùy theo chúng sinh tu hành pháp môn khác nhau, nên cảnh giới thấy cũng chẳng giống nhau. Bổn lai cảnh giới của Phật chẳng có khác biệt, vì tâm chúng sinh khác nhau, nên thấy cũng khác nhau.

Cõi Phật và thân Phật
Chúng hội và lời nói
Các Phật pháp như vậy
Chúng sinh chẳng thấy được.


Cõi nước Phật, chúng sinh nhìn đều thấy cảnh giới khác nhau, song, bổn thể cõi Phật đều như nhau. Pháp thân của Phật, chúng sinh hoàn toàn không thể thấy được, tức là chúng hội thuyết pháp và tất cả lời nói, như vậy đủ thứ Phật pháp khác nhau, chúng sinh không thể thấu hiểu được.

Khi tâm đã thanh tịnh
Các nguyện đều đầy đủ
Người thấu suốt như vậy
Mới thấy được nơi đây.


Trừ khi tâm chúng sinh đã thanh tịnh, chẳng còn vọng tưởng, chẳng còn phiền não. Tại nhân địa phát đủ thứ nguyện lực, và tu hành đủ thứ pháp môn, đều đầy đủ viên mãn. Người tâm thanh tịnh như thế, nguyện cũng đầy đủ, mới có đại trí huệ thông đạt vô ngại. Ðối với cõi nước và cảnh giới của Phật, cùng với sự thuyết pháp giáo hóa chúng sinh, tất cả lời nói tam muội, mới minh bạch được, mới thấy được Phật.

Tùy tâm chúng sinh thích
Và nhờ sức nghiệp quả
Thấy khác nhau như vậy
Do oai thần của Phật.


Phật quán sát tất cả nhân duyên, để giáo hóa chúng sinh. Tùy theo tâm ưa thích của chúng sinh, mà nói pháp chúng sinh hoan hỉ. Do đó có câu:

«Muốn khiến vào Phật trí
Trước dùng câu dục móc".

Muốn khiến cho người đắc được trí huệ của Phật, thì trước hết phải tùy thuận ý muốn trong tâm của chúng sinh để giáo hóa, từ từ khiến cho họ vào sâu Tạng Kinh, mà đắc được trí huệ như biển. Tuy nhiên tùy theo tâm chúng sinh ưa thích, nhưng phải quán sát sức nghiệp quả báo ứng của chúng sinh, họ căn tánh gì, thì nói pháp đó. Do đó: "Vì người nói pháp". Chúng sinh khác nhau, thấy cảnh giới khác nhau, đây là do đại oai thần lực của Phật.

Cõi Phật chẳng phân biệt
Chẳng ghét cũng chẳng thương
Chỉ tùy tâm chúng sinh
Thấy đặc thù như vậy.


Cõi nước của mười phương ba đời tất cả chư Phật, vốn chẳng có phân biệt, ở trong cõi nước chư Phật, chẳng có tâm ghét hận, cũng chẳng có tâm luyến ái, chỉ tùy theo tâm chúng sinh, nên thấy có đặc thù, đây là vì nghiệp quả khác nhau của chúng sinh, cho nên thấy cũng khác nhau.

Do đó nơi thế giới
Chỗ thấy đều khác nhau
Chẳng phải các Như Lai
Bậc Đại Tiên có lỗi.


Ðủ thứ nhân duyên ở trên, ở trong tất cả thế giới, tất cả chúng sinh thấy đều khác nhau. Ðây chẳng phải là lỗi của tất cả các Như Lai và Ðại Tiên (Phật), cố ý để mê hoặc chúng sinh, mà là nghiệp lực của chúng sinh khác nhau, nên chỗ thấy khác nhau.

Tất cả các thế giới
Người đáng được giáo hóa
Được thấy Nhân Trung Hùng
Các Phật pháp như vậy.


Ở trong tất cả thế giới, hết thảy tất cả chúng sinh đáng được Phật giáo hóa, thì họ thường thường thấy được Nhân Trung Hùng (Phật), Phật là Ðại hùng đại lực đại từ bi, cho nên điện Phật (chánh điện) gọi là "Đại hùng bảo điện". Pháp của chư Phật là như vậy.

Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Giảng Giải

Hòa Thượng Tuyên Hóa (Tổ Sư Giác Ngộ Đời Thứ 9 Của Quy Ngưỡng Thiền Tông)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
27545300_2002248046655789_3722816816490983268_n.jpg


Kinh văn: (Chữ in đậm là Kinh văn)

Bấy giờ, Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Bồ Tát Trí Thủ rằng: Phật tử ! Ở trong Phật pháp, trí là trên hết. Tại sao Như Lai hoặc vì chúng sinh khen ngợi bố thí, hoặc khen ngợi trì giới, hoặc khen ngợi nhẫn nhục, hoặc khen ngợi tinh tấn, hoặc khen ngợi thiền định, hoặc khen ngợi trí huệ, hoặc lại khen ngợi từ bi hỷ xả, mà chẳng chỉ dùng một pháp để được giải thoát, thành Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Giảng giải: (Chữ thường là giảng giải)

Sau khi Bồ Tát Pháp Thủ nói bài kệ rồi thì lúc đó, Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi hướng về Bồ Tát Trí Thủ để thỉnh pháp, bèn hỏi : "Phật tử ! Ở trong Phật pháp, trí huệ là pháp môn hàng đầu. Tại sao Phật có lúc khen ngợi pháp môn lục độ ? Có lúc lại khen ngợi pháp môn tứ vô lượng tâm ? Ðây là đạo lý gì ? Xin Ngài từ bi khai thị". Hoặc vì chúng sinh khen ngợi pháp môn bố thí. Bố thí có ba :
1. Bố thí tài : Lại phân ra nội tài và ngoại tài. Nội tài tức là thân tâm tánh mạng, đầu mắt tủy não, đây là tài sản trong thân. Ngoại tài tức là vàng bạc châu báu, đất nước vợ con, đây là tài sản ngoài thân.
2. Bố thí pháp : Tức là vì chúng sinh giảng Kinh nói pháp, giáo hóa tất cả chúng sinh, khiến cho họ lìa khổ được vui, chấm dứt sinh tử.
3. Bố thí vô uý : Tức là khi chúng sinh gặp hoạn nạn, hoặc sinh mạng bị uy hiếp, hoặc tinh thần bị bức bách, rất sợ hãi. Lúc đó dùng đủ phương pháp để khuyên nhủ, để an ủi, dạy họ đừng sinh tâm sợ hãi.
Hoặc là vì chúng sinh khen ngợi pháp môn trì giới. Trì giới tức là giữ quy cụ, tức cũng là ngừa ác phòng quấy. Ba ngàn oai nghi, tám vạn tế hạnh, đều bao quát ở trong giới luật. Giới tức là đừng làm các điều ác, làm các điều lành. Phàm là việc lợi ích chúng sinh, đều có thủy có chung, làm cho viên mãn, tuyệt đối đừng đầu cọp đuôi rắn, phế bỏ giữa đường. Ðối với việc chẳng có lợi cho chúng sinh, thì tuyệt đối đừng làm. Bằng không thì tổn người lợi mình, hành vi như thế chẳng phải là hành Bồ Tát đạo. Người hiện nay, đa số đều là ích kỷ lợi mình, cho nên dẫn đến gia đình không hòa, xã hội không an. Người với người không thể hòa bình với nhau, đều có tư tưởng không tốt. Vì đạt được mục đích, bất chấp thủ đoạn, do đó mà tạo thành thế giới bất an, chiến tranh bùng nổ. Nếu mọi người đều giữ:
1. Không sát sinh.
2. Không trộm cắp.
3. Không tà dâm.
4. Không nói dối.
5. Không uống rượu.
Năm giới căn bản nầy, thì thế giới nhất định sẽ hòa bình. Còn có giới bát quan trai (giới cư sĩ), giới sa di mười giới.
Hoặc vì chúng sinh khen ngợi pháp môn nhẫn nhục, nhẫn nhục có ba :
1. Sinh nhẫn : Tức là nhẫn thọ người phỉ báng, hãm hại, tha thứ cho họ, khoan hồng cho họ, do đó có câu : "Lấy đức báo oán", hoặc "lấy thành đãi nhau", thì tự nhiên sẽ cảm hóa họ, hòa bình với nhau.
2. Pháp nhẫn : Tức là nhẫn thọ mưa gió nóng lạnh của thiên nhiên, hoặc đói khát …
3. Vô sinh pháp nhẫn : Tức là trong tâm an định, chẳng có vọng tưởng, tức là chẳng thấy có chút pháp sinh, chẳng thấy có chút pháp diệt, nhẫn nơi tâm. Pháp vô sinh tức là lý chân như, nhẫn tức là trí huệ.
Hoặc vì chúng sinh khen ngợi pháp môn tinh tấn. Tinh tấn có hai :
1. Thân tinh tấn : Tức là siêng tu giới định huệ, chẳng phạm sát, trộm, dâm.
2. Tâm tinh tấn : Tức là tiêu diệt tham sân si, chẳng khởi hoặc tạo nghiệp thọ báo. Tóm lại, tinh tấn thì chẳng giải đãi. Học Phật pháp như thuyền đi ngược dòng, chẳng tiến thì lùi. Một ngày chẳng tu hành, thì đạo nghiệp sẽ thối lùi, cho nên phải ngày tinh tấn, đêm tinh tấn, một ngày sáu thời thường tinh tấn, đây là điều kiện của người tu đạo.
Hoặc vì chúng sinh khen ngợi pháp môn thiền định. Thiền là tiếng Phạn, đầy đủ là thiền na. Ðịnh là tiếng Tàu, đầy đủ là chánh định. Danh từ nầy vừa tiếng Phạn và tiếng Tàu hợp lại, thiền định là gì ? Tức là tĩnh lự. Tĩnh là vắng lặng, lự là tư lự, nghĩa là đình chỉ mọi vọng tưởng của ý thức, lúc đó tâm sẽ thanh tịnh; đến cảnh giới một niệm không sinh, một niệm không diệt, thì là lúc trí huệ giải thoát, tức cũng là khai ngộ. Do đó:

"Vọng niệm không sinh là thiền
Ngồi thấy bản tánh là định»,

Đây là chú giải về thiền định. Ngồi thiền, ngồi đến lúc hỏa hầu, thì sẽ rõ tâm thấy tánh, tức cũng là phát minh chân tâm của mình, nhìn thấy chân tánh của mình. Chân tâm là tâm thanh tịnh, chân tánh là Phật tánh.
Hoặc vì chúng sinh khen ngợi pháp môn Bát Nhã. Bát Nhã dịch là trí huệ. Thời xưa dịch Kinh có năm quy định không dịch, tức là :
1. Bí mật.
2. Tôn trọng.
3. Ða hàm.
4. Thuận cổ.
5. Thử phương vô.

Bát Nhã có ba :
1. Văn tự Bát Nhã : Dùng văn tự để nói rõ đạo lý thật tướng Bát Nhã và quán chiếu Bát Nhã.
2. Quán chiếu Bát Nhã : Có Kinh điển văn tự rồi, thì phải quán sát chiếu soi, mới thấu hiểu nghĩa chân thật của Kinh điển.
3. Thật tướng Bát Nhã : Thấu hiểu chân lý rồi, thì biết đạo lý các pháp thật tướng. Bát Nhã là phá các tướng, thấu hiểu tất cả pháp tánh vốn không; cho nên tu tất cả công đức đều khiến cho viên mãn.
Hoặc lại khen ngợi từ bi hỷ xả bốn tâm vô lượng. Từ là gì ? Tức là ban vui cho tất cả chúng sinh. Bi là gì ? Tức là cứu khổ cho tất cả chúng sinh. Hỷ là gì ? Tức là thấy được người làm điều thiện, hoặc người ta vui, thì mình sinh hoan hỉ. Xả là gì ? Tức là xả bỏ tâm thương ghét, oán thân đều bình đẳng, đối đãi kẻ oán người thân đều như nhau. Hành Bồ Tát đạo thì trước hết phải dùng bốn pháp nhiếp (Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự), sau đó đầy đủ bốn tâm vô lượng, thì mới có thể làm sự nghiệp lợi người. Người học Phật pháp, đây là pháp môn căn bản, phải thiết thực mà làm, bằng không thì quay lưng lại với giáo nghĩa Phật pháp, chẳng có tinh thần hy sinh tiểu ngã để hoàn thành đại ngã.
Tuy nhiên ở trước Phật khen ngợi lục độ và bốn tâm vô lượng, song, pháp môn nhiều như thế, chúng sinh thủy chung chẳng y một pháp mà được thoát khỏi tam giới, liễu sinh thoát tử, chứng thành vô thượng chánh đẳng chánh giác. Ðây đều là nguyên nhân gì ? Xin Ngài hãy từ bi giải đáp.

Bấy giờ, Bồ Tát Trí Thủ dùng kệ đáp rằng.

Lúc đó, Ðại Bồ Tát Trí Thủ dùng kệ để trả lời những vấn đề mà Bồ Tát Văn Thù đã hỏi.

Phật tử rất hy hữu
Biết được tâm chúng sinh
Theo nghĩa Ngài đã hỏi
Lắng nghe nay tôi nói.


Bồ Tát Trí Thủ nói : "Phật tử ! Ngài rất là ít có, Ngài có đại trí huệ, Ngài là thượng thủ trong các đại Bồ Tát. Ngài đại biểu cho chúng sinh để hỏi pháp, vì Ngài khéo biết được tâm niệm của tất cả chúng sinh. Bây giờ tôi căn cứ theo những vấn đề Ngài đã hỏi, mà nói rõ nghĩa lý. Xin Ngài hãy chú ý lắng nghe".

Các Đạo Sư quá khứ
Hiện tại và vị lai
Chẳng có nói một pháp
Mà khiến người đắc đạo.


Ðời quá khứ, đời hiện tại, đời vị lai, ba đời chư Phật Ðại Ðạo Sư, chẳng phải nói một pháp môn, mà là nói tám vạn bốn ngàn pháp môn. Chẳng có vị Phật nào chỉ nói một pháp môn, mà có thể khiến cho chúng sinh chứng đắc quả vị Phật Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Phật biết tâm chúng sinh
Căn tánh đều khác nhau
Tùy theo sự độ được
Như vậy mà nói pháp.


Có câu :

"Chúng sinh có bao nhiêu thứ tâm
Như Lai đều biết đều thấy",

Cho nên Phật biết tâm chúng sinh. Căn tánh của chúng sinh đều khác nhau. có người hoan hỉ pháp môn nầy, có người hoan hỉ pháp môn kia. Phật hoàn toàn biết được tâm chúng sinh, người đáng dùng thân gì độ được, thì thị hiện thân đó để nói pháp, khiến cho họ được độ. Pháp của Phật nói ra, là tùy theo căn tánh của chúng sinh mà nói tất cả các pháp, do đó "theo bệnh cho thuốc", tức cũng là vì người nói pháp.

Người tham khen bố thí
Người huỷ phạm khen giới
Người nhiều sân khen nhẫn
Người lười khen tinh tấn.


Nếu gặp chúng sinh xan tham chẳng xả bỏ, thì vì họ giảng giải công đức bố thí, khen ngợi lợi ích của sự bố thí. Bố thí nhìn trước mắt là trực tiếp bố thí cho người, kỳ thật gián tiếp là bố thí cho mình. Do đó, "Trước hành gió xuân, sau được mưa thu". Nhà nho nói: "Mình giúp người, thì người giúp mình", đây là đạo lý nhân quả. Sau đó lấy thân làm phép tắc, bố thí tất cả để cứu giúp người nghèo khổ, khiến cho họ hoan hỉ, dần dần sẽ cảm hoá, thì họ mới sinh tâm trắc ẩn, mà đồng tình thọ nạn khổ của chúng sinh.
Nếu gặp chúng sinh chẳng giữ gìn giới luật, thì hãy vì họ khen ngợi sự quan trọng của giới luật như thế nào. Do đó :

«Vật chẳng có dụng cụ
Làm sao thành vuông tròn.
Người chẳng có quy cụ
Thì chẳng thành Thánh hiền».

Trước hết mình phải giữ giới luật, tơ hào đừng cẩu thả, làm như thế thì lâu dần sẽ khiến cho người cảm động, biết giữ giới là hành vi của Phật giáo đồ phải có.
Nếu gặp chúng sinh sân hận quá nặng thì khen ngợi pháp môn nhẫn nhục quan trọng như thế nào. Ai ai cũng nhẫn nhục, thì thiên hạ chẳng có chiến tranh. Người xưa có nói :

"Nhẫn nại thì an
Biết đủ thì vui".

Đây là nói về kinh nghiệm, khiến cho họ nhẫn nại nơi tư tưởng, thiệt thòi là triết lý chiếm tiện nghi, sửa đổi hành vi của họ, phải từ từ để khuyên nhủ. Bằng không, sẽ phát sinh tác dụng ngược trở lại, khéo léo trở thành vụng về. Người có tâm sân hận, thì tâm lý chẳng chánh thường, như có việc chẳng như ý bèn oán trời trách người, hận đến xương tủy, hy vọng đối phương hoành tử, chết chẳng toàn thân. Hoặc ngồi máy bay thì bị nổ, máu thịt bắn rơi lung tung, chết chẳng có đất chôn thân, như thế mới giải nỗi hận trong tâm. Thứ người nầy đều là tâm lý biến thái, cho nên phải tìm cách cải đổi tư tưởng của họ, chỉ có một biện pháp là vì họ giảng giải về đạo lý nhân quả báo ứng.
Nếu gặp chúng sinh giải đãi chẳng chịu tu hành, thì đừng trực tiếp phê bình họ là người giải đãi; bằng không thì họ sẽ nổi giận mà khởi tác dụng ngược trở lại, ngược lại càng chẳng lạy Phật, chẳng tụng Kinh, chẳng tham thiền, chẳng trì chú. Cho nên họ chẳng muốn làm việc, thì phải tự động trợ giúp họ làm. Do đó, có câu : "Gần xích thì đỏ, gần mực thì đen", lâu dần thì họ sẽ cảm động, chẳng còn giải đãi. Những người tu hành ở chùa Kim Sơn đều dậy sớm ngủ trễ, dụng công tu hành. Ngày ăn một bữa, đêm ngủ ngồi. Tại sao phải tu khổ hạnh như thế. Vì muốn đắc được đại trí huệ, minh bạch thế gian là pháp hữu vi, là vô thường, khổ, không, vô ngã. Thấu hiểu được pháp xuất thế là pháp vô vi, là thường, lạc, ngã, tịnh. Như thế mới liễu sinh thoát tử, ra khỏi ba cõi. Sau đó khen ngợi pháp môn tinh tấn rất quan trọng, cường điệu tinh tấn là chìa khóa khai ngộ.

Ý loạn khen thiền định
Ngu si khen trí huệ
Bất nhân khen từ mẫn
Nộ hại khen đại bi.


Nếu gặp chúng sinh tâm ý tán loạn, thì nên hướng về họ giảng giải thiền định, hay khống chế vọng tưởng là phương pháp tốt nhất, sẽ khiến cho họ tâm tịnh như nước, trí huệ sẽ hiện tiền. Chủ yếu là thân thể lực hành thì mới diệu dụng của thiền định. Pháp môn thiền chẳng phải nói mà là pháp môn thực hành. Do đó, có câu : "Như người uống nước, nóng lạnh tự biết", cứ nói mà không làm thì chẳng ích gì. Khiến cho tâm họ điều phục rồi thì mới khen ngợi sự diệu dụng của thiền định; quá khứ bao nhiêu vị Tổ đều do thiền định mà khai ngộ.
Nếu gặp chúng sinh ngu si, thì ngàn vạn đừng bao giờ nói họ chẳng có trí huệ. Phải khuyên họ nên học Phật pháp, xem nhiều Kinh điển, trì chú niệm Phật, lâu dần thì sẽ đắc được trí huệ. Phải hàm súc một điểm để khai đạo, không thể nói thẳng rằng : "Anh quá ngu si ! Tại sao không học Phật pháp»? Nếu nói như thế, thì việc chẳng thành công, họ sẽ phật ý, chẳng tinh tấn học tập. Trước hêt hãy vì họ khen ngợi trí huệ là pháp môn chủ yếu. Bất cứ tu pháp môn gì, nếu chẳng có trí huệ thì đừng nói đến, căn bản chẳng được thành tựu.
Nếu gặp chúng sinh chẳng có nhân từ, thì hãy dùng tâm từ để giáo hóa họ, khiến cho họ có hành vi thương xót chúng sinh, đồng tình chịu khổ nạn, bố thí cho người nghèo khổ. Ðối với họ nói về sự giúp đỡ người là gốc của sự an vui, là việc an vui nhất trong thiên hạ. Do đó: "Làm thiện là vui nhất» vậy, sự an vui nầy chẳng có gì sánh bằng. Ðừng có quá ích kỷ, tư tưởng nầy chẳng thể chấp nhận được.
Nếu gặp chúng sinh thích phát nộ hận, hoặc thích sát sinh hại mạng, thì hãy hướng về họ khen ngợi tầm quan trọng của tâm đại bi. Người tu đạo, nhất định phải có tâm đại bi, bằng không thì dù tu đến trình độ nào, tuyệt đối chẳng thành tựu. Tại sao ? Vì chẳng có đức hạnh. Dùng đức hạnh để cảm hoá người, dùng tâm thành để đối đãi người, đây là điều kiện bắt đầu tu đạo. Tôi thường nói :

«Hãy nhận thật lỗi mình
Đừng nói lỗi người khác
Lỗi người tức lỗi mình
Đồng thể gọi đại bi".

Đây là chú giải về tâm đại bi. Một khi họ khởi tâm đại bi, thì hòa bình nhân từ đối đãi với tất cả chúng sinh, chẳng có tâm giết hại chúng sinh. Phàm là động vật có trí giác, đều tham sống sợ chết, cũng có thể nói là thiên tánh. Con kiến còn tham sống, hà huống là trâu bò dê gà chó mèo ? Ðời nầy bạn giết nó, thì đời sau nó giết bạn, oán oán báo với nhau, vĩnh viễn chẳng kết thúc. Nếu ai ai cũng có tâm đại bi, đừng giết hại, thì thế giới sẽ hoà bình, chẳng có chiến tranh. Tại sao có chiến tranh ? Vì giết hại quá nặng, Cổ đức có nói : "Muốn thế giới chẳng có kiếp đao binh, thì chúng sinh đừng ăn thịt". Cho nên giới thứ nhất trong năm giới là không giết hại, không giết hại mới có lòng từ bi.

Sầu lo thời khen hỉ
Tâm cong khen ngợi xả
Lần lược tu như vậy
Dần đủ các Phật pháp.


Nếu gặp chúng sinh sầu lo, thì khen ngợi pháp môn hoan hỉ an vui, phải nghịch đến thuận thọ, tất cả phải nghĩ cho ra, phải buông xả tất cả, thì tự nhiên chẳng có việc gì phải sầu lo.
Thời xưa có người, hằng ngày đều sầu lo, trong tâm thường nghĩ : "Chẳng biết trời lúc nào sập xuống ? Chẳng biết lúc nào đất hãm xuống ? Tương lai biết làm thế nào»? Ðây tức là :

“Thiên hạ vốn chẳng có việc
Mà người lo, cứ lo xa“.

Người thời nay, vốn chẳng có việc gì để lo, nhưng họ cũng sầu lo, sầu lo con gái của mình chừng nào tốt nghiệp đại học, chừng nào đậu bác sĩ ? chừng nào kết hôn ? Lúc nào sẽ sinh con. Gặp những người nầy thì nói với họ :

«Tự cổ thần tiên vô biệt pháp
Chỉ sinh hoan hỉ bất sinh sầu»

Hoan thiên hỷ địa thì mới trăm bệnh không sinh. Bây giờ y học đề xướng mỗi ngày cười ba lần, là thuốc làm cho thân khỏe mạnh. Người xưa nói :

«Quan phong tế nguyệt, tảo mộc hân hân
Nộ phong tật vũ, cầm điểu thê thê".

Cho nên nói:

«Trời đất không thể một thời chẳng có hòa khí;
Tâm người không thể một khắc không có thần vui".

Bạn hãy nhìn xem, ở trong cửa chùa, một khi bước vào thì thấy Bồ Tát Di Lặc mở miệng cười với bạn, khiến cho bạn sinh hoan hỉ vui tươi, mà quên đi tất cả phiền não.
Nếu gặp chúng sinh tâm cong vạy chẳng thẳng, thì hãy vì họ khen ngợi công đức xả bỏ. Xả bỏ đi tâm cong vạy, biến thành tâm ngay thẳng, do đó "tâm thẳng là đạo tràng». Người tâm cong vạy, thì bất cứ gặp việc gì cũng đều có đủ mánh khóe, bày kế hại người, chuyên làm việc giết người chẳng thấy máu.
Như ở trước nói về pháp môn lục độ và từ bi hỷ xả, phải lần lược y theo pháp tu hành, như thế thì dần dần sẽ đầy đủ tất cả các Phật pháp.

Như trước xây nền móng
Sau đó tạo nhà cửa
Thí và giới cũng vậy
Là gốc hạnh Bồ Tát.


Giống như xây nhà cửa, thì trước hết phải lập nền móng cho thật vững chắt, nền móng chẳng vững chắc, thì chẳng được lâu bền, đây là đạo lý tự nhiên. Tường vách cũng phải vững chắc, bằng không thì có thể dễ nghiêng ngã. Nền móng xây tốt rồi, thì xây phòng ốc sẽ rất vững chắt. Nếu ở sa mạc xây nhà cửa mà chẳng có nền móng, thì nghĩ sẽ biết ngay, chịu chẳng được gió mưa, chẳng lâu thì sẽ ngã sập. Người tu đạo thì phải dùng bố thí và trì giới để làm nền móng tu hành, nếu chẳng có bố thí và trì giới làm nền móng, thì đạo nghiệp chẳng thành tựu. Do đó, Bồ Tát dùng bố thí và trì giới làm gốc rễ hành Bồ Tát đạo. Như vậy mới có thể thành tựu đạo nghiệp.

Ví như xây thành quách
Để bảo hộ dân chúng
Nhẫn và tấn cũng vậy
Phòng hộ các Bồ Tát.


Ví như xây thành quách, thì phải xây thành đô ở ngoài thành, như vậy sẽ bảo hộ tác dụng với nhau. Do đó: "Thành trong ba dặm, quách ngoài bảy dặm". Tại sao phải xây thành quách ? Vì muốn bảo vệ tánh mạng và tài sản của dân chúng được an toàn, bảo vệ kẻ địch xâm lược. Nhẫn nhục và tinh tấn, cũng như thế, là bảo hộ Bồ Tát sơ phát bồ đề tâm, không bị địch vô minh công phá, không bị ma lười biếng xâm lược. Nếu hay nhẫn nhục thì sẽ chiến thắng kẻ địch vô minh. Nếu hay tinh tấn thì sẽ chiến thắng vua lười biếng giải đãi.

Ví như đại lực vương
Cả nước đều nguỡng vọng
Định huệ cũng như vậy
Chỗ Bồ Tát nương tựa.


Ví như ông vua có thế lực lớn, ông ta cai trị hết toàn vẹn lãnh thổ, đất nước đều mưa hoà gió thuận, quốc thái dân an, nhân dân cơm no áo ấm, an cư lạc nghiệp, cho nên đối với ông vua có đạo đức rất là ngưỡng mộ, kính ngưỡng. Tu thiền định và trí huệ cũng như vậy. Ðịnh huệ hai độ là pháp chánh, còn các pháp khác là trợ pháp. Do đó, Bồ Tát hành Bồ Tát đạo phải nương tựa pháp môn định huệ để tu hành, có định có huệ thì nhất định thành tựu quả vị Phật.

Cũng như chuyển luân vương
Ban vui cho tất cả
Bốn lượng tâm cũng vậy
Ban vui các Bồ Tát.


Cũng giống như chuyển luân Thánh vương, hay ban đủ thứ khoái lạc cho tất cả nhân dân, dân chúng thiếu gì thì vua khiến cho họ đắc được thứ đó, tại sao lại được như thế ? Vì ông ta có châu như ý. Châu như ý nầy là một trong bảy báu. Bảo châu nầy từ đâu mà có ? là trực tiếp từ hư không rơi xuống. Vì chuyển luân Thánh vương, thuở xưa tại nhân địa thì tu phước tu huệ, phước huệ đầy đủ, cho nên đời nầy đầy đủ ba mươi hai tướng, đủ thứ sự trang nghiêm. Nếu chẳng làm chuyển luân Thánh vương thì sẽ thành Phật làm tổ. Ðức Phật Thích Ca từ bỏ ngôi vị chuyển luân Thánh vương, vào nuí tuyết tu hành, mới chứng đắc Phật quả vô thượng chánh đẳng chánh giác. Lúc vua chuyển luân vương quán đảnh (kế thừa ngôi vua, dùng nước bốn biển để quán đảnh, cử hành nghi thức), thì tự nhiên từ hư không rơi xuống bảy báu, làm đồ lễ mừng. Châu như ý là một trong bảy báu. Gián tiếp là quả tim của chim đại bàng cánh vàng. Khi chim đại bàng cảnh vàng chết, thì thịt và cốt đều tán hoại, chỉ có quả tim của nó còn nguyên vẹn, ánh sáng rực rỡ. Rồng lấy được hạt châu nầy giữ gìn thì phá được ngàn năm tối. Vua chuyển luân đắc được gọi là châu như ý, hay cứu được tất cả nạn. Hạt châu nầy ai ai cũng đều có, tức là diệu minh châu tâm, bất quá mọi người chẳng dùng được mà thôi.
Từ bi hỷ xả bốn vô lượng tâm cũng như thế, hay ban cho Bồ Tát tất cả sự khoái lạc. Phàm là người có giác ngộ mà còn muốn trợ giúp người khác, tức là Bồ Tát. Người chẳng có giác ngộ mà trợ giúp người khác, tức là hành Bồ Tát đạo, chưa phải là Bồ Tát. Bồ Tát có thể ba ngàn ngày chẳng ăn cơm, ai có thể làm được thì người đó là Bồ Tát. Làm Bồ Tát phải trải qua sự thử thách, mới có tư cách làm Bồ Tát, chứ chẳng phải tùy tùy tiện tiện thì có thể làm Bồ Tát được. Chẳng phải nói, thọ Bồ Tát rồi, tức là Bồ Tát. Ðây bất quá là bước đầu tiên, bắt đầu hướng về con đường Bồ Tát mà thôi.

Bấy giờ, Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Bồ Tát Hiền Thủ rằng : Phật tử ! Các đức Phật Thế Tôn, chỉ dùng một thừa mà được giải thoát. Tại sao nay thấy tất cả cõi Phật, có đủ thứ sự khác nhau, nào là thế giới, chúng sinh giới, thuyết pháp, điều phục, thọ lượng, quang minh, thần thông, chúng hội, giáo nghĩa, pháp trụ thế, đều khác nhau. Không có vị nào không đủ tất cả Phật pháp, mà thành tựu Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Sau khi Bồ Tát Trí Thủ nói bài kệ xong rồi, thì lúc đó, Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi hướng về Bồ Tát Hiền Thủ thỉnh pháp, hỏi rằng : "Phật tử ! Mười phương ba đời tất cả chư Phật Thế Tôn, đều dùng một thừa pháp (Phật thừa) mà được thoát khỏi ba cõi, tại sao hiện tại thấy tất cả cõi Phật, tất cả sự việc đều khác nhau ? Ðây là đạo lý gì ? Xin Ngài hãy từ bi khai thị.
Nào là thế giới có đủ thứ khác nhau, có thế giới ô nhiễm, giống như thế giới Ta Bà, lại có đời ác năm trược. Có thế giới thanh tịnh, như thế giới Cực Lạc. Cõi Phật có lớn có nhỏ. Sở y sơn hà đại địa nhà cửa phòng ốc, y báo thọ báo cũng chẳng giống nhau. Có cái hình tròn, có cái hình vuông. Có thế giới dùng vàng làm đất, có cõi nước dùng đất đá làm đất. Có thế giới thành tựu bằng hoa sen, có thế giới thành tựu bằng lưu ly. Mỗi đạo tràng của mỗi vị Phật, có đủ thứ sự trang nghiêm khác nhau. Có thế giới thì thanh tịnh, có thế giới thì dơ dáy. Có thế giới có Phật ra đời, có thế giới chẳng có Phật ra đời. Có thế giới là kiếp trụ, có thế giới thời gian rất dài. Có thế giới là kiếp chuyển biến, có đủ thứ sự khác nhau.
Ở trong chúng sinh giới lại có đủ thứ chúng sinh, cũng đều khác nhau. Phật thuyết pháp để điều phục chúng sinh, cũng có đủ thứ khác nhau. Thọ lượng của Phật có dài, có ngắn. Giống như Phật Nguyệt Diện. Sau khi thành Phật rồi, trong một ngày đêm bèn vào Niết Bàn. Phật Tu Phiến Ða, sáng sớm thành Phật, thì buổi tối vào Niết Bàn. Phật Phạm Thanh, tuổi thọ là mười ức tuổi. Phật A Di Ðà có tuổi thọ vô lượng vô biên A Tăng Kỳ Kiếp. Quang minh của Phật cũng khác nhau, thần thông cũng khác nhau, chúng hội cũng khác nhau, nghĩa thức thuyết giáo cũng khác nhau, pháp trụ thế cũng khác nhau. Mỗi thứ đều có tướng khác nhau. Song, chẳng có vị Phật nào chẳng đầy đủ lục độ vạn hạnh tất cả Phật pháp mà thành vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Các vị ! Các vị có biết công dụng của lục độ chăng ? Bố thí độ xan tham, trì giới độ huỷ phạm, nhẫn nhục độ sân hận, tinh tấn độ giải đãi, thiền định độ tán loạn, trí huệ độ ngu si. Phải biết có trí huệ rồi, thì lập tức tiêu diệt ngu si. Chúng ta học Phật pháp tức là học trí huệ. Trí huệ tức là chánh tri chánh kiến, ngu si tức là tà tri tà kiến. Phật pháp là chánh tri chánh kiến, ngoại đạo là tà tri tà kiến. Thiện tri thức là chánh tri chánh kiến, ác tri thức là tà tri tà kiến. Phàm là dạy bạn chịu thiệt thòi tức là thiện tri thức; dạy bạn chiếm tiện nghi tức là ác tri thức. Hy vọng mọi người gần gũi bậc thiện tri thức, xa lìa bậc ác tri thức.

Bấy giờ, Bồ Tát Hiền Thủ dùng kệ đáp rằng.

Lúc đó, vị đại Bồ Tát Hiền Thủ dùng bài kệ để trả lời những vấn đề Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi:

Văn Thù pháp thường vậy
Pháp Vương chỉ một pháp
Tất cả bậc Vô Ngại
Một thừa dứt sinh tử.


Bồ Tát Hiền Thủ nói : "Ðại Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi ! Phật pháp thường thường là như vậy. Pháp Vương (Phật) đều dùng một thừa pháp mà thành tựu Phật quả. Tất cả hiền Thánh nhân (Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát) chẳng có chướng ngại, các Ngài đều dùng một thừa pháp để liễu sinh thoát tử, thoát khỏi luân hồi ba cõi".

Thân tất cả chư Phật
Chỉ là một pháp thân
Một tâm một trí huệ
Sức vô uý cũng vậy.


Thân tướng của mười phương ba đời tất cả chư Phật, tuy nhiên là vô lượng, nhưng pháp thân là một, do đó:

"Mười phương Phật ba đời
Đều cùng một pháp thân".

Một pháp thân là tận hư không, khắp pháp giới. Pháp thân của mỗi vị Phật, tuy đầy khắp pháp giới, nhưng hổ tương chẳng chướng ngại. Phật tâm giống nhau, Phật trí giống nhau, do đó : "Phật Phật đạo đồng". Mười lực và bốn vô sở uý của chư Phật cũng đều như thế, chẳng có gì khác biệt.
Mười lực tức là :
1. Trí lực biết xứ phi xứ.
2. Trí lực biết nghiệp báo ba đời.
3. Trí lực biết các thiền giải thoát tam muội.
4. Trí lực biết các căn thắng liệt.
5. Trí lực biết đủ thứ giải.
6. Trí lực biết đủ thứ giới.
7. Trí lực biết tất cả chí xứ đạo.
8. Trí lực biết thiên nhãn vô ngại.
9. Trí lực biết vũ trụ vô lậu.
10. Trí lực biết vĩnh đoạn tập khí.

Bốn vô sở uý :
1. Nhất thiết trí vô sở uý.
2. Lậu tận vô sở uý.
3. Thuyết chướng đạo vô sở uý.
4. Thuyết tận khổ đạo vô sở uý.

Như gốc hướng bồ đề
Hết thảy tâm hồi hướng
Được cõi nước như vậy
Chúng hội và thuyết pháp.


Giống như Phật ở tại nhân địa phát tâm bồ đề, hướng về Bồ Ðề. Khi hành Bồ Tát đạo, thì đem tất cả công đức hồi hướng cho pháp giới chúng sinh. Phát tâm bồ đề gì thì tương lai sẽ đắc được cõi nước đó. Tất cả chư Phật thuở quá khứ cũng pháp tâm bồ đề, sau đó phát đủ thứ nguyện, vì chúng sinh hồi hướng. Ví như Phật A Di Ðà phát bốn mươi tám đại nguyện, nguyện thế giới của Ngài chẳng có các thứ khổ, chỉ hưởng các thứ vui. Nguyện mười phương thế giới chúng sinh, đều sinh về cõi nước của Ngài. Ðây đều là tại nhân địa phát nguyện, mới đắc được pháp hội thuyết pháp như vậy.

Tất cả các cõi Phật
Trang nghiêm đều viên mãn
Tùy chúng sinh tu khác
Như vậy thấy khác nhau.


Hết thảy tất cả cõi nước chư Phật, đều rất trang nghiêm viên mãn, mà còn sáng lạng. Tùy theo chúng sinh tu hành pháp môn khác nhau, nên cảnh giới thấy cũng chẳng giống nhau. Bổn lai cảnh giới của Phật chẳng có khác biệt, vì tâm chúng sinh khác nhau, nên thấy cũng khác nhau.

Cõi Phật và thân Phật
Chúng hội và lời nói
Các Phật pháp như vậy
Chúng sinh chẳng thấy được.


Cõi nước Phật, chúng sinh nhìn đều thấy cảnh giới khác nhau, song, bổn thể cõi Phật đều như nhau. Pháp thân của Phật, chúng sinh hoàn toàn không thể thấy được, tức là chúng hội thuyết pháp và tất cả lời nói, như vậy đủ thứ Phật pháp khác nhau, chúng sinh không thể thấu hiểu được.

Khi tâm đã thanh tịnh
Các nguyện đều đầy đủ
Người thấu suốt như vậy
Mới thấy được nơi đây.


Trừ khi tâm chúng sinh đã thanh tịnh, chẳng còn vọng tưởng, chẳng còn phiền não. Tại nhân địa phát đủ thứ nguyện lực, và tu hành đủ thứ pháp môn, đều đầy đủ viên mãn. Người tâm thanh tịnh như thế, nguyện cũng đầy đủ, mới có đại trí huệ thông đạt vô ngại. Ðối với cõi nước và cảnh giới của Phật, cùng với sự thuyết pháp giáo hóa chúng sinh, tất cả lời nói tam muội, mới minh bạch được, mới thấy được Phật.

Tùy tâm chúng sinh thích
Và nhờ sức nghiệp quả
Thấy khác nhau như vậy
Do oai thần của Phật.


Phật quán sát tất cả nhân duyên, để giáo hóa chúng sinh. Tùy theo tâm ưa thích của chúng sinh, mà nói pháp chúng sinh hoan hỉ. Do đó có câu:

«Muốn khiến vào Phật trí
Trước dùng câu dục móc".

Muốn khiến cho người đắc được trí huệ của Phật, thì trước hết phải tùy thuận ý muốn trong tâm của chúng sinh để giáo hóa, từ từ khiến cho họ vào sâu Tạng Kinh, mà đắc được trí huệ như biển. Tuy nhiên tùy theo tâm chúng sinh ưa thích, nhưng phải quán sát sức nghiệp quả báo ứng của chúng sinh, họ căn tánh gì, thì nói pháp đó. Do đó: "Vì người nói pháp". Chúng sinh khác nhau, thấy cảnh giới khác nhau, đây là do đại oai thần lực của Phật.

Cõi Phật chẳng phân biệt
Chẳng ghét cũng chẳng thương
Chỉ tùy tâm chúng sinh
Thấy đặc thù như vậy.


Cõi nước của mười phương ba đời tất cả chư Phật, vốn chẳng có phân biệt, ở trong cõi nước chư Phật, chẳng có tâm ghét hận, cũng chẳng có tâm luyến ái, chỉ tùy theo tâm chúng sinh, nên thấy có đặc thù, đây là vì nghiệp quả khác nhau của chúng sinh, cho nên thấy cũng khác nhau.

Do đó nơi thế giới
Chỗ thấy đều khác nhau
Chẳng phải các Như Lai
Bậc Đại Tiên có lỗi.


Ðủ thứ nhân duyên ở trên, ở trong tất cả thế giới, tất cả chúng sinh thấy đều khác nhau. Ðây chẳng phải là lỗi của tất cả các Như Lai và Ðại Tiên (Phật), cố ý để mê hoặc chúng sinh, mà là nghiệp lực của chúng sinh khác nhau, nên chỗ thấy khác nhau.

Tất cả các thế giới
Người đáng được giáo hóa
Được thấy Nhân Trung Hùng
Các Phật pháp như vậy.


Ở trong tất cả thế giới, hết thảy tất cả chúng sinh đáng được Phật giáo hóa, thì họ thường thường thấy được Nhân Trung Hùng (Phật), Phật là Ðại hùng đại lực đại từ bi, cho nên điện Phật (chánh điện) gọi là "Đại hùng bảo điện". Pháp của chư Phật là như vậy.

Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Giảng Giải

Hòa Thượng Tuyên Hóa (Tổ Sư Giác Ngộ Đời Thứ 9 Của Quy Ngưỡng Thiền Tông)

Này bạn hiền.

Người học Phật phải biết "Như Thị" là Tâm Tánh của người Giác Ngộ thì làm gì có chuyện tùy căn cơ, hay tùy bệnh cho thuốc.

Người học Phật phải biết "Như Thị Ngã Văn" là Tâm Tánh của Ananda là người chưa Giác Ngộ thì mới có Phật này không Phật kia.

Người học Phật phải biết "Bản Lai Vô Nhất Vật" là Tâm Tánh của người Giác Ngộ thấy Phật hay Phàm là HUYỄN thì làm gì có chuyện tùy căn cơ HUYỄN, hay tùy HUYỄN bệnh cho thuốc.

Thành thật cảm ơn
 

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
27750320_890980241074177_3094368763052376277_n.jpg


Niềm Tin là điều quan trọng nhất trong Phật Giáo. Là Thiện Căn gốc rễ điều lành đi đến con đường giải thoát. Sau đây mình sẽ trích Kinh Điển của hai hệ phái Bắc Tông và Nam Tông cho thấy Niềm Tin quan trọng như thế nào.

LÒNG TIN LÀ GỐC RỄ ĐIỀU LÀNH SANH RA CÁC CÔNG ĐỨC

* Kinh Hoa Nghiêm: "Như người có tay, vào trong núi báu, tự do lấy ngọc; người có lòng tin cũng vậy, vào trong Phật pháp, tự do lấy của báu vô lậu."

* Kinh Tâm Địa Quán: "Như người không tay tuy đến núi báu, không lấy được gì. Người không lòng tin, dầu gặp Tam bảo cũng không ích gì."

* Luận Đại Trí Độ: "Phật pháp như biển cả, phải có lòng tin mới vào được."

* Kinh Tiểu Địa Quán: "Vào biển Phật pháp, lấy lòng tin làm gốc; qua sông sanh tử, lấy giới pháp làm thuyền."

* Kinh Đại Bát Niết Bàn: "Người có lòng tin mà không hiểu giáo lý thì dễ tăng trưởng vô minh mờ ám, người hiểu giáo lý mà không lòng tin thì dễ tăng trưởng tà kiến. Cho nên lòng tin và hiểu biết phải cùng đủ mới làm cội gốc tu hành."

* Kinh Lăng Nghiêm: "Tin chơn lý thường trú gọi là lòng tin."

* Kinh Đại Bát Niết Bàn: "Lòng tin làm nhân cho nghe pháp, nghe pháp làm nhân cho lòng tin."

* Kinh Đại Bát Niết Bàn: "Nhân duyên được nghe chánh pháp, là gần gũi bạn lành; nhân duyên gần gũi bạn lành đó là lòng tin vậy. Phát được lòng tin có hai nhân duyên là: nghe pháp và suy nghĩ nghĩa lý của pháp."

* Luận Khởi Tín: "Nói lòng tin có 4 món:

- Một là lòng tin cội gốc, nghĩa là ưa nghĩ pháp chơn như.
- Hai là tin đức Phật có vô lượng công đức, thường nhớ gần gũi, cúng dường, cung kính phát khởi căn lành để cầu xin nhất thế trí.
- Ba là tin Pháp có nhiều lợi ích, thường nhớ tu hành cho rốt ráo.
- Bốn là tin Tăng hay tu hành hạnh lợi mình và người, thường ưa gần gũi các vị Bồ tát cầu học hạnh như thật."

* Kinh Niết Bàn:

"- Lòng tin lại có 2 món: một là từ nghe mà sanh, hai là từ nghĩ mà sanh. Những người từ nghe sanh mà chẳng từ nghĩ sanh, thì gọi là lòng tin chẳng đầy đủ.

- Còn có 2 món nữa: một là tin có Đạo, hai là tin có chứng Đạo. Lòng tin người nào chỉ tin có Đạo mà chẳng tin có các người chứng Đạo, ấy gọi là lòng tin chẳng đầy đủ."

* Kinh Đại Bảo Tích:"Có lòng tin mới là Phật tử, vậy nên kẻ trí phải thường gần gũi người có lòng tin."

* Kinh Đại Bát Niết Bàn:" Đại tín tâm tức là Phật tánh, Phật tánh tức là Như Lai."

* Kinh Phạm Võng: "Đứng đầu tất cả hạnh là đức tin, vì cội gốc các đức vậy."

* Kinh Đại Trang Nghiêm: "Tất cả các công đức, đức tin là sứ mạng; trong các của báu, của đức tin đứng đầu."

* Luận Thập Trụ Tỳ Bà Sa:" Nếu người trồng căn lành, nghi thời hoa chẳng nở; lòng tin được trong sạch, hoa nở liền thấy Phật."

* Kinh Hoa Nghiêm: "Nếu được nghe một câu pháp chưa từng nghe, sanh lòng rất vui mừng, còn hơn được bao nhiêu ngọc báu đầy trong tam thiên đại thiên thế giới."

* Kinh Hoa Nghiêm: "Tin là nguồn Đạo, mẹ công đức, nuôi lớn tất cả các pháp lành, dứt trừ lưới nghi, thoát dòng ái, mở chỉ Niết Bàn, đạo Vô thượng; tin lòng trong sạch không dơ bẩn, dứt trừ kiêu mạn gốc cung kính, là của thứ nhất trong kho Pháp, là tay trong sạch lãnh các hạnh; tin hay huệ thí tâm không tham; tin hay vui mừng vào Phật pháp; tin hay thêm lớn trí công đức; tin hay quyết đến cõi Như Lai; tin khiến các căn lành sáng suốt; tin sức bền chắc không thể hư; tin hay dứt hẳn gốc phiền não; tin hay hướng về Phật công đức; tin đối cảnh giới không tham lam, xa lìa các nạn, được không nạn; tin hay vượt khỏi các đường ma, thị hiện đạo Vô thượng giải thoát; tin chẳng phá hư giống công đức; tin hay nuôi lớn cây Bồ đề; tin hay thêm ích trí tối thượng; tin hay thị hiện tất cả Phật."

* Kinh Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Sumana nói "Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích này cho thiện nam tử có lòng tin. Thế nào là năm?

1. Các Thiện nhân, các Chân nhân, trước hết có lòng thương tưởng đến vị có lòng tin, không có như vậy đối với vị không có lòng tin;

2. Khi đến thăm, trước hết họ đến thăm vị có lòng tin, không có như vậy đối với vị không có lòng tin;

3. Khi chấp nhận, họ chấp nhận (các món ăn) trước hết từ những người có lòng tin, không từ những người không có lòng tin;

4. Họ thuyết pháp trước hết cho những người có lòng tin, không cho những người không có lòng tin;

5. Người có lòng tin, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên cõi lành, cõi Trời.

Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm lợi ích cho thiện nam tử có lòng tin. Ví như, này các Tỷ-kheo, trên khoảnh đất tốt, tại ngã tư đường, có cây bàng to lớn là chỗ nương tựa cho các loài chim chung quanh. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, thiện nam tử có lòng tin là chỗ nương tựa cho quần chúng, cho các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, cho nam cư sĩ và cho nữ cư sĩ.

Như cây bàng to lớn,
Với cành, lá, trái cây,
Với thân, rễ, đầy trái,
Làm chỗ trú loài chim.
Tại trú xứ thoải mái,
Các con chim làm tổ,
Cần bóng mát, hứng mát,
Cần trái cây, ăn trái.
Cũng vậy, vị trì giới,
Người có lòng tịnh tín,
Khiêm nhường và nhu thuận,
Hiền hòa, lời từ tốn,
Tánh tình thật dịu hiền,
Vị đoạn tham, đoạn sân,
Ðoạn si, không lậu hoặc,
Là ruộng phước ở đời.
Họ đến người như vậy,
Họ thuyết pháp, người ấy
Ðoạn trừ mọi khổ đau,
Vị ấy ở tại đây,
Hiểu biết Chánh pháp ấy,
Viên bản nhập Niết-bàn,
Hoàn toàn không lậu hoặc.

* Trong Tương Ưng Bộ tập 1, chương 10, phần Alavaka cũng nói:
"Lòng tin đối người đời,
Là tài sản tối thượng.
Chánh pháp khéo hành trì,
Ðem lại chơn an lạc.
Chân lý giữa các vị,
Là vị ngọt tối thượng.
Phải sống với trí tuệ,
Ðược gọi sống tối thượng."

* Kinh Kìtàgiri, Trung Bộ nói: “Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng trí tuệ được hoàn thành lập tức. Nhưng này các Tỷ-kheo, trí tuệ được hoàn thành nhờ học từ từ, hành từ từ, thực tập từ từ.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là trí tuệ được hoàn thành nhờ học từ từ, hành từ từ, thực tập từ từ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, một vị có lòng tin đi đến gần; sau khi đến gần, vị ấy tỏ sự kính lễ; sau khi tỏ sự kính lễ, vị ấy lóng tai; sau khi lóng tai, vị ấy nghe pháp; sau khi nghe pháp, vị ấy thọ trì pháp; sau khi thọ trì, vị ấy suy tư ý nghĩa các pháp được thọ trì; sau khi suy tư ý nghĩa, các pháp được chấp thuận; sau khi các pháp được chấp thuận, ước muốn sanh khởi; sau khi ước muốn sanh khởi, vị ấy nỗ lực; sau khi nỗ lực, vị ấy cân nhắc; sau khi cân nhắc, vị ấy tinh cần. Do tinh cần, vị ấy tự thân chứng được sự thật tối thượng, và với trí tuệ thể nhập sự thật ấy, vị ấy thấy.

Nhưng này các Tỷ-kheo, nếu không có lòng tin ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự đến gần ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có tỏ sự kính lễ ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự lóng tai ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự nghe pháp ấy, thời này Tỷ-kheo, không có sự thọ trì pháp ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự suy tư ý nghĩa ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự chấp thuận pháp ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự ước muốn ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự nỗ lực ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự cân nhắc ấy, thời này các Tỷ-kheo không có sự tinh cần ấy. Này các Tỷ kheo, ở đây, các Ông đã đi vào phi đạo. Này các Tỷ-kheo, ở đây, các Ông đã đi vào tà đạo. Thật là quá xa, này các Tỷ-kheo, các kẻ ngu này đã đi ra ngoài Pháp và Luật này."
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
27750320_890980241074177_3094368763052376277_n.jpg


Niềm Tin là điều quan trọng nhất trong Phật Giáo. Là Thiện Căn gốc rễ điều lành đi đến con đường giải thoát. Sau đây mình sẽ trích Kinh Điển của hai hệ phái Bắc Tông và Nam Tông cho thấy Niềm Tin quan trọng như thế nào.

LÒNG TIN LÀ GỐC RỄ ĐIỀU LÀNH SANH RA CÁC CÔNG ĐỨC

* Kinh Hoa Nghiêm: "Như người có tay, vào trong núi báu, tự do lấy ngọc; người có lòng tin cũng vậy, vào trong Phật pháp, tự do lấy của báu vô lậu."

* Kinh Tâm Địa Quán: "Như người không tay tuy đến núi báu, không lấy được gì. Người không lòng tin, dầu gặp Tam bảo cũng không ích gì."

* Luận Đại Trí Độ: "Phật pháp như biển cả, phải có lòng tin mới vào được."

* Kinh Tiểu Địa Quán: "Vào biển Phật pháp, lấy lòng tin làm gốc; qua sông sanh tử, lấy giới pháp làm thuyền."

* Kinh Đại Bát Niết Bàn: "Người có lòng tin mà không hiểu giáo lý thì dễ tăng trưởng vô minh mờ ám, người hiểu giáo lý mà không lòng tin thì dễ tăng trưởng tà kiến. Cho nên lòng tin và hiểu biết phải cùng đủ mới làm cội gốc tu hành."

* Kinh Lăng Nghiêm: "Tin chơn lý thường trú gọi là lòng tin."

* Kinh Đại Bát Niết Bàn: "Lòng tin làm nhân cho nghe pháp, nghe pháp làm nhân cho lòng tin."

* Kinh Đại Bát Niết Bàn: "Nhân duyên được nghe chánh pháp, là gần gũi bạn lành; nhân duyên gần gũi bạn lành đó là lòng tin vậy. Phát được lòng tin có hai nhân duyên là: nghe pháp và suy nghĩ nghĩa lý của pháp."

* Luận Khởi Tín: "Nói lòng tin có 4 món:

- Một là lòng tin cội gốc, nghĩa là ưa nghĩ pháp chơn như.
- Hai là tin đức Phật có vô lượng công đức, thường nhớ gần gũi, cúng dường, cung kính phát khởi căn lành để cầu xin nhất thế trí.
- Ba là tin Pháp có nhiều lợi ích, thường nhớ tu hành cho rốt ráo.
- Bốn là tin Tăng hay tu hành hạnh lợi mình và người, thường ưa gần gũi các vị Bồ tát cầu học hạnh như thật."

* Kinh Niết Bàn:

"- Lòng tin lại có 2 món: một là từ nghe mà sanh, hai là từ nghĩ mà sanh. Những người từ nghe sanh mà chẳng từ nghĩ sanh, thì gọi là lòng tin chẳng đầy đủ.

- Còn có 2 món nữa: một là tin có Đạo, hai là tin có chứng Đạo. Lòng tin người nào chỉ tin có Đạo mà chẳng tin có các người chứng Đạo, ấy gọi là lòng tin chẳng đầy đủ."

* Kinh Đại Bảo Tích:"Có lòng tin mới là Phật tử, vậy nên kẻ trí phải thường gần gũi người có lòng tin."

* Kinh Đại Bát Niết Bàn:" Đại tín tâm tức là Phật tánh, Phật tánh tức là Như Lai."

* Kinh Phạm Võng: "Đứng đầu tất cả hạnh là đức tin, vì cội gốc các đức vậy."

* Kinh Đại Trang Nghiêm: "Tất cả các công đức, đức tin là sứ mạng; trong các của báu, của đức tin đứng đầu."

* Luận Thập Trụ Tỳ Bà Sa:" Nếu người trồng căn lành, nghi thời hoa chẳng nở; lòng tin được trong sạch, hoa nở liền thấy Phật."

* Kinh Hoa Nghiêm: "Nếu được nghe một câu pháp chưa từng nghe, sanh lòng rất vui mừng, còn hơn được bao nhiêu ngọc báu đầy trong tam thiên đại thiên thế giới."

* Kinh Hoa Nghiêm: "Tin là nguồn Đạo, mẹ công đức, nuôi lớn tất cả các pháp lành, dứt trừ lưới nghi, thoát dòng ái, mở chỉ Niết Bàn, đạo Vô thượng; tin lòng trong sạch không dơ bẩn, dứt trừ kiêu mạn gốc cung kính, là của thứ nhất trong kho Pháp, là tay trong sạch lãnh các hạnh; tin hay huệ thí tâm không tham; tin hay vui mừng vào Phật pháp; tin hay thêm lớn trí công đức; tin hay quyết đến cõi Như Lai; tin khiến các căn lành sáng suốt; tin sức bền chắc không thể hư; tin hay dứt hẳn gốc phiền não; tin hay hướng về Phật công đức; tin đối cảnh giới không tham lam, xa lìa các nạn, được không nạn; tin hay vượt khỏi các đường ma, thị hiện đạo Vô thượng giải thoát; tin chẳng phá hư giống công đức; tin hay nuôi lớn cây Bồ đề; tin hay thêm ích trí tối thượng; tin hay thị hiện tất cả Phật."

* Kinh Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Sumana nói "Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích này cho thiện nam tử có lòng tin. Thế nào là năm?

1. Các Thiện nhân, các Chân nhân, trước hết có lòng thương tưởng đến vị có lòng tin, không có như vậy đối với vị không có lòng tin;

2. Khi đến thăm, trước hết họ đến thăm vị có lòng tin, không có như vậy đối với vị không có lòng tin;

3. Khi chấp nhận, họ chấp nhận (các món ăn) trước hết từ những người có lòng tin, không từ những người không có lòng tin;

4. Họ thuyết pháp trước hết cho những người có lòng tin, không cho những người không có lòng tin;

5. Người có lòng tin, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên cõi lành, cõi Trời.

Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm lợi ích cho thiện nam tử có lòng tin. Ví như, này các Tỷ-kheo, trên khoảnh đất tốt, tại ngã tư đường, có cây bàng to lớn là chỗ nương tựa cho các loài chim chung quanh. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, thiện nam tử có lòng tin là chỗ nương tựa cho quần chúng, cho các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, cho nam cư sĩ và cho nữ cư sĩ.

Như cây bàng to lớn,
Với cành, lá, trái cây,
Với thân, rễ, đầy trái,
Làm chỗ trú loài chim.
Tại trú xứ thoải mái,
Các con chim làm tổ,
Cần bóng mát, hứng mát,
Cần trái cây, ăn trái.
Cũng vậy, vị trì giới,
Người có lòng tịnh tín,
Khiêm nhường và nhu thuận,
Hiền hòa, lời từ tốn,
Tánh tình thật dịu hiền,
Vị đoạn tham, đoạn sân,
Ðoạn si, không lậu hoặc,
Là ruộng phước ở đời.
Họ đến người như vậy,
Họ thuyết pháp, người ấy
Ðoạn trừ mọi khổ đau,
Vị ấy ở tại đây,
Hiểu biết Chánh pháp ấy,
Viên bản nhập Niết-bàn,
Hoàn toàn không lậu hoặc.

* Trong Tương Ưng Bộ tập 1, chương 10, phần Alavaka cũng nói:
"Lòng tin đối người đời,
Là tài sản tối thượng.
Chánh pháp khéo hành trì,
Ðem lại chơn an lạc.
Chân lý giữa các vị,
Là vị ngọt tối thượng.
Phải sống với trí tuệ,
Ðược gọi sống tối thượng."

* Kinh Kìtàgiri, Trung Bộ nói: “Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng trí tuệ được hoàn thành lập tức. Nhưng này các Tỷ-kheo, trí tuệ được hoàn thành nhờ học từ từ, hành từ từ, thực tập từ từ.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là trí tuệ được hoàn thành nhờ học từ từ, hành từ từ, thực tập từ từ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, một vị có lòng tin đi đến gần; sau khi đến gần, vị ấy tỏ sự kính lễ; sau khi tỏ sự kính lễ, vị ấy lóng tai; sau khi lóng tai, vị ấy nghe pháp; sau khi nghe pháp, vị ấy thọ trì pháp; sau khi thọ trì, vị ấy suy tư ý nghĩa các pháp được thọ trì; sau khi suy tư ý nghĩa, các pháp được chấp thuận; sau khi các pháp được chấp thuận, ước muốn sanh khởi; sau khi ước muốn sanh khởi, vị ấy nỗ lực; sau khi nỗ lực, vị ấy cân nhắc; sau khi cân nhắc, vị ấy tinh cần. Do tinh cần, vị ấy tự thân chứng được sự thật tối thượng, và với trí tuệ thể nhập sự thật ấy, vị ấy thấy.

Nhưng này các Tỷ-kheo, nếu không có lòng tin ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự đến gần ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có tỏ sự kính lễ ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự lóng tai ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự nghe pháp ấy, thời này Tỷ-kheo, không có sự thọ trì pháp ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự suy tư ý nghĩa ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự chấp thuận pháp ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự ước muốn ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự nỗ lực ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự cân nhắc ấy, thời này các Tỷ-kheo không có sự tinh cần ấy. Này các Tỷ kheo, ở đây, các Ông đã đi vào phi đạo. Này các Tỷ-kheo, ở đây, các Ông đã đi vào tà đạo. Thật là quá xa, này các Tỷ-kheo, các kẻ ngu này đã đi ra ngoài Pháp và Luật này."

Này bạn hiền.

Tiếc quá..........tiếc quá.........

Lý ra bạn phải biết Đức Phật và Chư Tổ nói nhiều như vậy mà bạn vẫn chưa có cái TỰ TIN vào bạn là Phật phải không?????......

Sự thật là Đức Phật và Chư Tổ TIN bạn là Phật mà bạn lại không TIN Đức Phật và Chư Tổ TIN bạn là Phật??????

Sao bạn không tự hỏi bạn có TIN vào Chúa Trời nói rước con chiên sau khi chết lên Thiên Đàng không?

Nói một cách khác Con chiên TIN vào lời nói Chúa Trời!
Còn bạn thì không những không TIN vào lời nói con chiên, mà cũng không TIN lời nói Đức Phật và Chư Tổ.

Như vậy. Dám chắc với bạn Copy&Paste lời nói Đức Phật và Chư Tổ dài thòng như vậy bao nhiêu năm rồi cũng chẳng có ích lợi gì cho Niềm Tin của bạn.

Kết Luận.

Copy&Paste, Tu Hành theo lời nói Đức Phật và Chư Tổ không thể tăng trưởng Niềm Tin của bạn là Phật.

Nói một cách khác.
Copy&Paste, Tu Hành theo lời nói Đức Phật và Chư Tổ không thể làm cho bạn giác ngộ bạn là Phật.

Nói một cách khác.
Bạn là Phật! Cũng như Vàng là Vàng!
Copy&Paste Tu Hành không thể tăng trưởng Niềm Tin làm cho bạn thành Vàng.

Tại sao bạn là Phật Tử lại không TIN Đức Phật và Chư Tổ nói vậy nhỉ?

Tiếc quá..........tiếc quá

Thành thật cảm ơn
 

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Thực Hành Pháp Mới Giải Thoát

20663994_1912202752365545_1057810422335906003_n.jpg


Kinh văn: (Chữ in đậm là Kinh văn)

Bấy giờ, Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Bồ Tát Cần Thủ rằng : Phật tử ! Phật giáo là một, sao có chúng sinh thấy được, chẳng lập tức đoạn trừ tất cả các phiền não trói buộc, để được giải thoát. Nhưng nơi sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn, dục giới, sắc giới, vô sắc giới, vô minh tham ái, chẳng có khác biệt. Vậy thì Phật giáo nơi các chúng sinh, hoặc có lợi ích, hoặc không có lợi ích.

Giảng giải: (Chữ thường là giảng giải)

Sau khi Bồ Tát Mục Thủ nói bài kệ xong rồi, thì lúc đó Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi hướng về Bồ Tát Cần Thủ thỉnh pháp, hỏi rằng : "Phật tử ! Giáo Pháp của Phật nói, chỉ có một. Hết thảy chúng sinh thấy Phật nghe pháp đều như nhau. Tại sao có chúng sinh nghe pháp, thì lập tức đoạn được tất cả phiền não ? Tại sao có chúng sinh nghe pháp, mà không thể lập tức đoạn trừ tất cả phiền não ? Ðây là nhân duyên gì ? Nếu đoạn trừ tất cả phiền não trói buộc, thì sẽ thoát khỏi phiền não, chẳng có tình ái, không bị năm uẩn, các pháp trói buộc. Song, uẩn có hình sắc, uẩn có lãnh thọ, uẩn có tư tưởng, uẩn có hành vi, uẩn có phân biệt. Lại có tam giới : Dục giới, sắc giới, vô sắc giới, và vô minh, ái, tham. Chúng sinh trong tam giới đều như nhau, chẳng có phân biệt. Mà giáo pháp của Phật là một, vì sao giáo hoá tất cả chúng sinh, người có được lợi ích thì sẽ lập tức đoạn trừ được vô minh và tham ái mà thoát khỏi tam giới ? Song, có những chúng sinh cũng nghe Phật thuyết pháp như nhau, tại sao chẳng đắc được lợi ích, chẳng thoát khỏi được tam giới ? Ðây là đạo lý gì ? Xin Ngài từ bi diễn nói đạo lý nầy".

Bấy giờ, Bồ Tát Cần Thủ dùng kệ đáp rằng.

Lúc đó, Ðại Bồ Tát Cần Thủ dùng bài kệ để trả lời những câu hỏi của Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi.

Phật tử khéo lóng nghe
Nay tôi như thật đáp
Có người sớm giải thoát
Có người khó thoát khỏi.


Bồ Tát Cần Thủ nói : "Phật tử ! xin Ngài hãy chú ý lóng nghe, bây giờ tôi căn cứ theo vấn đề của Ngài, thật thật mà trả lời. Hoặc có những chúng sinh nghe pháp môn của Phật nói, thì mau chóng đắc được giải thoát. Ðây là nguyên nhân gì ? Vì trong quá khứ thì họ đã gieo trồng căn lành, nên căn lành tăng trưởng, hoặc đã chín mùi, cho nên một khi nghe được Phật nói pháp, thì sớm sẽ đắc được giải thoát. Ðây là vì trồng đủ căn lành, mới có sự thành tựu như thế. Hoặc có chúng sinh, trong quá khứ chẳng gieo trồng căn lành, bây giờ mới nghĩ trồng căn lành, tuy nghe được Phật nói pháp, nhưng cũng không thể lập tức đoạn trừ tất cả phiền não trói buộc, chẳng dễ gì thoát khỏi tam giới, chẳng thể lập tức đắc được giải thoát».

Nếu muốn cầu trừ diệt
Vô lượng các tội ác
Nên ở trong Phật pháp
Dũng mãnh thường tinh tấn.


Giả sử có chúng sinh hy vọng sớm trừ diệt vô minh phiền não, và mê hoặc tham ái, và tất cả vô lượng vô biên tội lỗi nghiệp ác, thì nên đối với Phật pháp dũng mãnh tinh tấn. Chẳng những một thời tinh tấn, mà luôn luôn tinh tấn. Do đó, có câu : "Ngày sáu thời luôn luôn thường tinh tấn". Thân tinh tấn thì chẳng làm các việc sát hại, trộm cắp, tà dâm. Tâm tinh tấn thì chẳng có tâm tham sân si. Tóm lại, thân tinh tấn là siêng tu giới định huệ; tâm tinh tấn là diệt trừ tham sân si. Tức là phải dũng mãnh tinh tấn tiến về trước, đừng giải đãi thối lùi về sau. Như thế thì sẽ đoạn trừ tất cả vô minh và tham ái, đắc được giải thoát.
Gốc rễ phiền não của chúng sinh, là do tham sân si mà ra. Khi ba độc nầy phát sinh tác dụng, thì đối với thân sẽ có hành vi sát hại, trôm cắp, tà dâm; đối với miệng thì nói dối .v.v… các nghiệp ác. Không sát hại tức là giới sân; phàm là có tư tưởng giết hại đều là do sân hận mà ra. Chẳng trộm cắp tức là giới tham; phàm là sinh ý niệm trộm cắp, đều là do tham lam mà ra. Không tà dâm tức là giới si; phàm là sinh tâm dâm đều là do ngu si mà ra. Tức nhiên biết công dụng của giới, thì phải tu định học. Ðịnh là gì ? Tức là chẳng khởi tâm động niệm, chẳng có vọng tưởng. Trước hết bắt đầu trong đời sống hằng ngày, đi đứng nằm ngồi, bốn oai nghi lớn phải luôn luôn cẩn thận, đừng tham, đừng ái, thì tự nhiên tâm sẽ vắng lặng như nước, chẳng có sóng. Sau đó tham thiền đả tọa, tụng Kinh lễ Phật, thì thân tâm sẽ thanh tịnh; lúc đó, một niệm không sinh, một hạt bụi không nhiễm, thì tự nhiên trí huệ sẽ hiện tiền, đây tức là huệ.
Chân tâm thanh tịnh của chúng ta, giống như tấm gương, bất quá bị bụi trần (vô minh) che lấp, mất đi ánh sáng không thể chiếu vật được. Chúng ta dụng công phu (tu hành) là tẩy trừ bụi bặm trên tấm gương, thì tự nhiên sẽ hiện ra ánh sáng, chiếu soi mọi vật, cho nên Thần Tú Ðại Sư nói :

"Thời thời thường lau chùi
Đừng để dính bụi bặm».

Ví như đốm lửa nhỏ
Củi ướt khiến lửa tắt
Ở trong giáo pháp Phật
Người giải đãi cũng thế.


Giống như dùng lửa nhỏ để thiêu đốt củi ướt? thì lửa đó sẽ tắt sớm. Tại sao ? Vì phần nước của củi ướt đó, thắng hơn tánh lửa, lửa chẳng có sức thiêu đốt, cho nên bị tắt. Ở trong Phật giáo, nếu giải đãi chẳng tu hành thì cũng giống như đạo lý đốm lửa nhỏ thiêu đốt củi ướt, chẳng có sự thành công. Lửa nhỏ là đại biểu chẳng tinh tấn tu hành, củi ướt là đại biểu cho nghiệp chướng sâu nặng. Nếu tu hành chút chút, thì làm sao tiêu trừ nghiệp nặng ? Làm sao sinh ra lửa trí huệ ? Làm sao dứt hẳn vô minh tham ái ? Vì bạn vốn chẳng muốn đoạn trừ, cho nên chẳng dụng công tu hành. Nếu bạn dũng mãnh tinh tấn, tuyệt đối chẳng giải đãi, thì tất cả phiền não sẽ tiêu trừ sạch sẽ.
Lửa nhỏ không thể thiêu đốt củi ướt, song, củi khô, sẽ rất dễ dàng thiêu đốt, nghĩa là vô minh và tham ái của chúng ta bị lửa lớn trí huệ thiêu sạch. Phàm là người giải đãi chẳng tu hành, thì cũng giống như đạo lý lửa nhỏ thiêu đốt củi ướt.

Như dùi cây lấy lửa
Chưa được mà dừng nghỉ
Tánh lửa theo đó diệt
Người giải đãi cũng vậy.


Giống như dùi cây để lấy lửa, dùng hòn đá dùi ở trên gỗ, lâu dần thì sẽ được lửa. Song, dùi một lúc, lửa sắp phát hiện thì dừng nghỉ một chặp, lại dùi một lúc rồi nghỉ, như thế thì lửa cũng theo đó mà diệt mất, vĩnh viễn chẳng sinh ra lửa. Học Phật pháp cũng đồng đạo lý đó, tinh tấn một lúc, giải đãi một lúc, tinh tấn giải đãi, chẳng quán triệt thủy chung, thì không thể có sự thành tựu.
Người tu hành, tinh tấn lại tinh tấn, sẽ có một phút cuối cùng nào đó sẽ khai ngộ. Ðáng tiết người tu hành, đến một giây phút cuối cùng nào đó, thì cảm thấy quá mệt mỏi, dừng nghỉ một chặp, sang ngày mai lại tinh tấn cũng chẳng muộn. Biết đâu tại một niệm đó, bèn mất đi cơ hội khai mở ngũ nhãn lục thông, Do đó có câu :

"Tất cả là khảo nghiệm.
Nhìn xem bạn làm thế nào ?
Trước mắt chẳng nhận thức
Hãy luyện lại từ đầu".

Tức là đạo lý nầy. Nghĩ muốn dùi cây lấy lửa, khi lửa chưa hiện mà dừng nghỉ thì chẳng hy vọng lấy được lửa. Muốn cầu được lửa thì lại dùi tiếp. Dùi đến lúc lửa sắp hiện, thì lại dừng nghỉ, do đó lại mất đi cơ hội, lại phải dùi lại từ đầu.

Như người cầm ngọc châu
Không dùng vật tiếp bóng
Trọn không thể được lửa
Người giải đãi cũng vậy.


Giống như có người tay cầm nhật châu. Nhật châu là kính lồi (kính lúp), hay hấp thu ánh sáng mặt trời, thành điểm cháy. Ðem điểm cháy chiếu vào vật dễ cháy, thì sẽ sinh ra lửa. Nếu chỉ có kính lồi và ánh sáng mặt trời, mà chẳng có đồ dễ bốc cháy, thì dù có chiếu thời gian bao lâu cũng chẳng sinh ra lửa. Cho nên nói, không dùng vật tiếp bóng (điểm cháy) thì chẳng thể nào được lửa. Nhật châu đại biểu cho Phật pháp, vật dễ cháy đại biểu cho tinh tấn. Người học Phật pháp giải đãi làm biếng chẳng tinh tấn, thì chẳng thể nào thành tựu. Tóm lại, phiền não chẳng dứt thì trí huệ không hiện. Tại sao chúng ta phải tu đạo ? Tức là dứt phiền não, cầu trí huệ. Có trí huệ rồi thì chẳng còn tạo nghiệp, chẳng thọ quả báo.

Như mặt trời nắng gắt
Trẻ con nhắm đôi mắt
Bảo lạ sao không thấy
Người giải đãi cũng vậy.


Ví như mặt trời nắng gay gắt, chiếu khắp đại địa. Song, trẻ con nhắm mắt lại, còn nói "Tôi chẳng nhìn thấy mặt trời màu đỏ". Chúng nhắm mắt lại thì làm sao mà nhìn thấy mặt trời ? Một số chúng sinh biết có Phật pháp, mà chẳng chịu tu hành, cũng giống như thế, thật là đáng thương xót ! Mặt trời đại biểu cho Phật pháp, trẻ con vô tri đại biểu cho chúng sinh ngu si, nhắm mắt đại biểu cho giải đãi. Mặt trời chiếu khắp đại địa, chẳng có chỗ nào mà không chiếu tới, song, nhắm mắt, cho nên chẳng thấy mặt trời. Ở trong Phật giáo, minh bạch đạo lý Phật pháp mà chẳng nương theo pháp tu hành, thì giống như nhắm mắt, chẳng thấy mặt trời, là lý giống nhau.

Như người không tay chân
Muốn dùng cỏ làm tên
Bắn phá khắp đại địa
Người giải đãi cũng vậy.


Giống như có người chẳng có tay, cũng chẳng có chân, song, tâm nghĩ muốn dùng cỏ hoang làm mũi tên để bắn phá đại địa. Vọng tưởng đó có phải là người ngu nói mộng chăng ? Làm sao có thể thành sự thật ? Việc vốn chẳng làm được. Người giải đãi chẳng tu hành cũng như thế, không thể nào thành tựu.
Chẳng có tay chân tức là chẳng tu hành, mà muốn dùng tên trí huệ để bắn phá tất cả vô minh. Ðó chẳng phải là người ngu vọng tưởng chăng ? Chẳng có chân tay thì làm sao mà dương cung bắn tên ? Làm sao mà tiến về trước lùi về sau ? Ngày ngày giải đãi, ngày ngày phóng dật, tâm khỉ ý ngựa thu chẳng được, chẳng có giới lực, chẳng có định lực, chẳng có huệ lực, thì làm sao mà khai ngộ.

Như dùng một sợi lông
Để lấy hết nước biển
Muốn khiến cạn sạch khô
Người giải đãi cũng vậy.


Giống như dùng nơi đầu một sợi lông, muốn lấy sạch nước biển, khiến cho khô cạn. Trừ khi có thần thông thì miễn bàn tới, bằng không thì vốn chẳng thể nào làm được. Ðây là nói nhận thức được một chút đối với Phật pháp, thì nghĩ muốn đắc được lợi ích lớn. Ðây chẳng phải là vọng tưởng chăng ? Suốt ngày giải đãi chẳng tu hành, thì làm sao mà phá trừ vô minh, phiền não, chấp trước, vọng tưởng, tham ái, mê hoặc ? Cứ nghĩ tìm tiện nghi, phí sức ít, thu hoạch nhiều. Phải biết thiên hạ chẳng có việc chẳng mệt nhọc mà được thu hoạch, do đó có câu :

"Trồng trọt một phần
Thì thu hoạch một phần".

Chẳng thể nào ở trên trời rớt bánh xuống, vốn chẳng thể nào có việc đó. Người giải đãi chẳng tinh tấn tu hành, thì giống như ngu si dùng đầu một sợi lông lấy hết nước biển.

Lại như kiếp lửa cháy
Muốn dùng chút nước mắt
Ở trong nơi Phật pháp
Người giải đãi cũng vậy.


Lại giống như lúc kiếp lửa nổi dậy, đất đai đều bị thiêu đốt, biến thành lò lửa lớn. Muốn dùng một giọt nước để dập tắt kiếp lửa, thì chẳng thế nào làm được. Ở trong Phật giáo mà chẳng tu hành, thì cũng giống như muốn dùng chút nước để dập tắt kiếp lửa, chẳng thế nào được. Nếu như một xe củi cháy, chỉ dùng một ly nước để cứu hỏa thì có dập tắt được lửa chăng ? Người giải đãi chẳng tinh tấn thì cũng như thế.
Thời gian kiếp hoại sẽ phát sinh một lần nạn lửa lớn. Nạn lửa nầy chẳng những huỷ diệt địa cầu, mà thiêu hủy trời Sơ Thiền, tức là sắc giới Phạm Chúng Thiên, Phạm Phụ Thiên, Ðại Phạm Thiên, cho nên gọi là kiếp lửa. Tại sao lại có kiếp lửa như thế ? Vì đến thời kỳ kiếp hoại, tâm của con người quá xấu xa, nghiệp chướng quá nặng, Long vương phẫn nộ chẳng mưa xuống, đại địa nóng bức, cỏ cây chẳng sinh trưởng. Lúc đó, hư không xuất hiện bảy mặt trời, đồng thời chiếu xuống đại địa. Nước biển cũng khô cạn, do đó phát sinh lửa lớn, một khi thiêu, sẽ thiêu hủy đến cõi Phạm Thiên. Khi hai mươi tiểu kiếp lửa qua rồi, thì đến kiếp không, đại địa tất cả đều không, chẳng còn vật gì cả. Khi hai mươi tiểu kiếp không qua rồi, thì đến kiếp thành, bắt đầu dần dần thành tựu địa cầu. Trải qua hai mươi tiểu kiếp rồi, thì người trời ở cõi trời Quang Âm lại du hành đến địa cầu. Lúc đó, nước cam lồ ở địa cầu rất ngọt, người trời uống quá nhiều nên bị say, mất đi thần túc thông, không thể trở về trời được nữa, cho nên mới ở lại thế gian, trở thành thủy tổ của loài người. Ðây là trụ kiếp bắt đầu.

Như người nhìn hư không
Ngồi yên chẳng lay động
Mà nói bay đi khắp
Người giải đãi cũng vậy.


Giống như có người, nhìn thấy hư không, ngồi yên ở đó mà thân chẳng lay động, bèn nói : "Tôi có thể đằng vân giá vũ đi đến hư không, hết thảy chỗ hư không, đều có dấu chân của tôi», đạo lý nầy (ngoại trừ Phật Bồ Tát) chẳng có. Hư không đại biểu cho Phật pháp, ngồi yên đại biểu cho giải đãi. Thấy được Phật pháp mà chẳng tu hành Phật pháp, thì quả vị gì cũng chẳng đắc được. Người chẳng tu hành mà tự mình còn nói : "Tôi chứng được tứ quả A La Hán, hoặc tôi chứng được thập địa Bồ Tát". Ðây là tự mình chụp mũ cho mình, tự mình an ủi mình, tức cũng là tự mình lừa gạt người.
Giống như vào thời vua A Dục, có vị Tỳ Kheo Ðại Thiên, tự mình chẳng chứng quả mà lừa gạt đệ tử nói y đã chứng quả. Ðây là ngồi yên chẳng lay động mà nói dối là bay đi khắp, là chẳng có sở thành tựu.
Những ví dụ ở trên rất là quan trọng. Chúng ta học Phật pháp phải cần độc mặc niệm, để làm cảnh sách. để tỉnh chính mình, không thể qua loa, thời khắc phải nhận chân tu hành, không thể giải đãi. Học Phật pháp phải tự cường bất tức, cung hành thực tiễn. Phải thấu triệt là cây to từng ngày từng ngày lớn lên, La Mã là từng ngày từng ngày kiến trúc, Phật pháp là từng ngày từng ngày tu thành. Do đó, có câu : "Người có chí, việc sẽ thành». Tu một phút thì có một phút công đức, công đức tròn thì tự nhiên sẽ thành tựu. Do đó có câu :

Khối sắt mài thành kim
Công đáo tự nhiên thành.

Bấy giờ, Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Bồ Tát Pháp Thủ rằng : Phật tử ! Như Phật nói, nếu có chúng sinh thọ trì chánh pháp, tất sẽ dứt trừ tất cả phiền não. Tại sao có người thọ trì chánh pháp, mà chẳng dứt trừ phiền não. Theo thế lực của tham sân si, theo ngạo mạn, theo sự che đậy, theo sự căm phẫn, theo sự oán hận, theo sự đố kị, theo sự keo kiệt, theo sự lừa dối, theo sự xiểm nịnh xoay chuyển, không rời nơi tâm, người hay thọ trì pháp, tại sao lại ở trong tâm hành khởi các phiền não ?

Sau khi Bồ Tát Cần Thủ nói bài kệ xong rồi, thì lúc đó Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi hướng về Bồ Tát Pháp Thủ để thỉnh pháp bèn hỏi : "Phật tử ! Trước kia Phật đã từng nói, nếu như có chúng sinh hay thọ nơi tâm, trì nơi thân, theo pháp tu hành, thì sẽ hoàn toàn dứt trừ hết thảy tất cả phiền não. Vậy tại sao có chúng sinh hay thọ trì chánh pháp, mà phiền não chẳng dứt trừ, vô minh không thể phá trừ ? Ðây là đạo lý gì ? Hy vọng Ngài hãy khai thị".
Một số người tu hành, thọ trì chánh pháp, song, tâm tham vẫn chưa dứt, tâm sân cũng chưa dứt, tâm si càng chưa dứt. Chẳng những chưa dứt mà còn chạy theo nó, lại chạy theo cống cao ngã mạn, lại chạy theo phiền não che đậy. Có lỗi chẳng dám nhận, chẳng dám sám hối, sợ người biết, như thế sẽ che đậy tội nghiệp, vĩnh viễn chẳng tiêu trừ. Lại chạy theo phẫn nộ phiền não, tâm chẳng bình là phẫn, phẫn cực điểm là oán, oán đến cực điểm là hận, hận đến cực điểm là phiền, phiền đến cực điểm là phát ra. Phát ra lửa vô minh, thiêu trụi lý trí, cảm tình dụng sự, sẽ nổi giận, tạo thành hậu quả bất lương, bèn mất đi đạo nghiệp. Lại chạy theo đố kị, tức là hận người ta có, cười người không có. Phàm là cùng học, cùng làm, cùng hành, cùng tu, với nhau đều có tâm lý đố kị. Vì người có tâm tranh cường háo thắng, đều muốn hơn người, muốn thắng hơn người khác, bằng không thì tâm ma tác quái, phát sinh đố kị. Lại chạy theo keo kiệt không xả bỏ, tức là chẳng bố thí, chẳng có tâm từ bi, chẳng những chẳng đồng tình sự khổ của người khác, ngược lại còn nói những lời không tốt. Lại chạy theo lừa dối, tức là trong không sinh ra có, chẳng nói lời thật. Hoặc là khêu chọc thị phi, phỉ báng danh dự của người khác, tạo khẩu nghiệp thì tương lai sẽ đoạ vào địa ngục cắt lưỡi. Lại chạy theo xiểm nịnh, tức là nịnh bợ kẻ khác, đây là tác phong của kẻ tiểu nhân. Người tu hành chánh pháp không nên có những hành vi như thế. Nhưng bị những thế lực đó xoay chuyển, đây là nguyên nhân gì ? Chẳng có chúng sinh nào có thể lìa khỏi tâm mà thọ trì chánh pháp. Tại sao chẳng những chẳng dứt phiền não, ngược lại còn sinh ra rất nhiều phiền não ? Ðạo lý nầy tôi thật chẳng hiểu, xin Ngài hãy giải thích cho rõ ràng, cứu kính là nguyên nhân gì ?

Bấy giờ, Bồ Tát Pháp Thủ dùng kệ đáp rằng.

Lúc đó, vị đại Bồ Tát Pháp Thủ dùng bài kệ để trả lời những vấn đề Bồ Tát Văn Thù đã hỏi.

Phật tử khéo lắng nghe
Ngài hỏi như thật nghĩa
Chẳng phải là đa văn
Vào được pháp Như Lai.


Bồ Tát Pháp Thủ nói : "Phật tử ! xin Ngài hãy chú ý lắng nghe, tôi dùng chân tâm để trả lời những đạo lý mà Ngài đã hỏi. Chân thật nghĩa quý chẳng tại nhiều, mà tại tinh". Tuy nhiên, hay tụng Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Pháp Hoa, Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Kim Cang, Kinh Viên Giác .v.v... nhưng chẳng y pháp tu hành, thì chẳng lợi ích gì. Giống như nói nhiều món ăn ngon mà không ăn, thì kết quả vẫn đói bụng. Ví như người làm ở ngân hàng, hằng ngày đếm tiền mà mình chẳng có xu nào. Học Phật pháp chẳng phải cậy nhờ đa văn, để có thể vào được trong pháp môn của Như Lai. Giống như Ðề Bà Ðạt Ða và Tỳ Kheo Thiện Tịnh đều có trí huệ, lại đa văn. Nhưng ngược lại họ phỉ báng Phật pháp, kết quả hai người lúc còn sống đọa vào địa ngục, tức là lúc còn sống, bị hãm vào dưới đất.

Như người trôi trong nước
Sợ chìm mà chết khát
Nơi pháp chẳng tu hành
Đa văn cũng như vậy.


Giống như có người trôi ở trong nước lớn, tâm sinh sợ hãi, sợ bị nước lớn chìm chết, trong miệng rất khát nước cũng chẳng dám uống nước, thà chết khát cũng chẳng uống. Chúng sinh đối với pháp của Phật nói, chỉ có thọ trì, nghiên cứu, minh bạch, nhưng chẳng tu hành, thì chẳng có lợi ích gì. Ða văn cũng như đạo lý đó; bác quảng đa văn, nhưng là lý luận ở ngoài da, chẳng phải công phu thật tế, cũng chẳng phải tu hành pháp môn cơ bản. Do đó có câu :

«Nói một trượng, không bằng hành một thước".

Giống như nằm trên giường mà học kỹ thuật bơi lội, nghiên cứu rất thấu triệt minh bạch, nhưng khi vào trong nước để bơi lội thì tay chân tán loạn, nhẹ thì uống một bụng nước, còn nặng thì nguy hiểm tánh mạng, đây là nói rõ lý luận và kinh nghiệm sai cách nhau mười vạn tám nghìn dặm.
Phật pháp tức là nước lớn. Chúng sinh trôi ở trong nước, tức là nghiên cứu Phật pháp. Sợ bị nước lớn chìm chết, tức là vô minh. Chẳng muốn xả bỏ phiền não, tức là chẳng dám uống nước, cho nên nói nơi pháp chẳng tu hành, đa văn cũng như vậy.

Như người bày cỗ ngon
Mình đói mà chẳng ăn
Nơi pháp chẳng tu hành
Đa văn cũng như vậy.


Giống như có người bày cỗ tiệc, thức ăn rất ngon, mà lúc mình đói cũng chẳng ăn thức ăn ngon đầy bổ dưỡng. Giống như người đối với Phật pháp chẳng nhận chân tu hành, chỉ nghiên cứu văn tự Bát Nhã, nghiên cứu đi, nghiên cứu lại, biết rất nhiều đạo lý. Song, chẳng chịu tu hành, thì có lợi ích gì ? Ða văn cũng như vậy. Nói tóm lại, nói thì hay, nói thì giỏi, mà chẳng tu hành thì chẳng phải đạo.

Như người khéo chế thuốc
Mình bệnh chẳng cứu được
Nơi pháp chẳng tu hành
Đa văn cũng như vậy.


Giống như có vị lương y, khéo bắt mạch. khéo chế thuốc, theo chứng bệnh mà hốt thuốc, thuốc đến thì bệnh khỏi, có công cải tử hồi sinh, bất cứ nghi nan tạp chứng, đều có thể diệu thủ hồi xuân, tế thế cứu dân. Song, lúc mình có bệnh thì bó tay không chữa được, chẳng có biện pháp, tay chân tán loạn, chẳng biết uống thuốc gì cho hết bệnh. Tại sao ? Vì đầu óc của mình đã chẳng còn sáng suốt, giống như tuy đao nhọn sắc bén, nhưng không thể cắt cái cán của mình. Ở trong Phật pháp, tham đồ đa văn, chẳng chịu tu hành thì giống như đạo lý vị lương y trị chẳng được bệnh của chính mình.

Như người đếm châu báu
Mình chẳng có một đồng
Nơi pháp chẳng tu hành
Đa văn cũng như vậy.


Giống như có người, hằng ngày thế người ta tính đếm của cải châu báu, thế người ta quản lý tiền bạc, song, mình chẳng có đồng nào, cho đến nửa đồng cũng chẳng có. Ở trong Phật pháp, chỉ biết học nghĩa lý trong Kinh điển, mà chẳng chịu y pháp tu hành, không thể đoạn dục khử ái, thì thật tế chẳng có ích gì. Ða văn tức là đếm châu báu, cuối cùng vẫn nghèo cùng. Phật giáo hóa chúng sinh, khiến cho họ tu hành chánh pháp, nếu nhận chân tu hành, thì nhất định đắc được lợi ích. Còn nếu chẳng tu hành, thì nhất định chẳng đắc được lợi ích, cho nên nói thực hành mới là đạo.

Như người sinh cung vua
Mà chịu đói chịu lạnh
Nơi pháp chẳng tu hành
Đa văn cũng như vậy.


Giống như có người, sinh vào cung của nhà vua, có thể làm thái tử, giàu có bốn biển, quyền nắm thiên hạ. Song, ở trong cung vua, chịu đói chịu khát, chịu lạnh. Có đạo lý chăng ? Tức nhiên sinh vào nhà phú quý, thì sao lại chịu đói chịu lạnh ? Ðây là việc không thể có. Ở trong Phật pháp, chẳng chịu tu hành, chỉ biết nghĩa lý, biết vừa nhiều lại rộng, mà chẳng cung hành thật tiễn, thì cũng chẳng ích gì. Nghiên cứu Phật pháp, biết một chút hành một chút mới có đại dụng. Do đó có câu :

Tri hành hợp nhất.

Giống như người què và người đui. Người què thì thấy mà chẳng đi được. Người đui thì chẳng thấy mà đi được. Nếu hai người hợp làm một, giúp đỡ lẫn nhau, thì sẽ đạt được mục đích. Học Phật pháp, tín giải hành chứng đều quan trọng, như xe bốn bánh mới có thể đến bờ bên kia. Bốn bánh mà thiếu một, thì chẳng thể nào được, ngừng lại giữa đường, không thể tiến về trước, do đó "giữa đường phế bỏ", như thế thì công lao lúc trước bị phế bỏ. Ða văn mà chẳng tu hành, cũng như sinh vào nhà vua mà chịu đói chịu lạnh.

Như điết tấu âm nhạc
Người nghe mình chẳng nghe
Nơi pháp chẳng tu hành
Đa văn cũng như vậy.


Giống như người điết, diễn tấu âm nhạc là để cùng với người khác thưởng thức, người ta nghe hay, êm tai mà chính mình chẳng nghe, tấu hay hoặc dở, mình chẳng biết. Âm nhạc giống như Phật pháp, có người biết Phật pháp là tốt, song, mình tu hành hay không tu hành, mình chẳng biết. Người điết tấu âm nhạc, hợp hay chẳng hợp nhạc phổ ? Âm luật đi đều chăng ? Mình chẳng biết, nơi Phật pháp ham cầu đa văn, mà chẳng chú trọng tu hành, thì cũng giống như người điết tấu âm nhạc chẳng khác.

Như mù vẽ hình tượng
Họ thấy mình chẳng thấy
Nơi pháp chẳng tu hành
Đa văn cũng như vậy.


Giống như người mù loà (vô minh rất nặng), hay vẽ rất nhiều hình tượng, song, chính mình chẳng thấy, chỉ để cho người khác thưởng thức. Nghe được Phật pháp, minh bạch Phật pháp, mà chẳng chịu tu hành, tham cầu bác học đa văn, thì cũng giống như người mù vẽ hình tượng, thật là đáng thương xót.

Ví như người lái thuyền
Mà chết ở trong biển
Nơi pháp chẳng tu hành
Đa văn cũng như vậy.


Giống như nhà hàng hải, sống ngày nầy tháng nọ ở trên biển, lấy biển làm nhà, có kỹ thuật lèo lái, có kinh nghiệm đi thuyền. Ông ta trên biết thiên văn, dùng vị trí sao đẩu, có thể ở trong biển cả đêm tối, biết được phương hướng; dưới biết địa lý, dùng sự lưu động và nhan sắc của nước biển, thì biết nơi nào có đá ngầm, nơi nào có nước xoáy, biết được rất rõ ràng, song, lại chết ở trên biển, tại sao ? Vì kỹ thuật chưa đến cực điểm, cho nên dễ phát sinh nạn biển mà mất mạng. Người học Phật, chỉ nói khẩu đầu thiền, hay nói mà chẳng tu hành, chỉ cầu đa văn mà chẳng chịu tu hành, thì giống như nhà hàng hải, chết ở trên biển, ông ta không thể liễu sinh thoát tử.

Như nơi ngã tư đường
Rộng nói những điều tốt
Mình chẳng có thật đức
Chẳng tu cũng như vậy.


Giống như có người ở tại ngã tư đường, diễn nói dạy người làm nhiều việc lành, khuyên người khắp bố thí, khiến người tu phước tu huệ. Nói rất hay, đầu đầu thị đạo, cái nào cũng có lý. Song, chính họ chẳng có đức chẳng có hạnh, bèn mất đi giá trị lãnh đạo hiệu chiêu. Chúng ta người tu đạo, mình có đức hạnh chân thật thì nói pháp mới khởi tác dụng. Ðức hạnh chân thật từ đâu đến ? là từ chỗ tự lợi lợi tha mà đến. Tóm lại, phải lợi ích kẻ khác, phải trợ giúp kẻ khác. Ðây tức là từ bi thế trời tuyên hóa, thành thật vì nước cứu dân. Mỗi cử chỉ hành động đều phải lợi ích chúng sinh, như thế mới sung mãn thật đức của mình. Nếu đối với Phật pháp, chỉ nói mà không tu hành thì cũng như thế. Bên ngoài khuyên người thì tốt, mà bên trong mình chẳng có thật đức, cũng chẳng ích gì.
Trong Ðại Trí Ðộ Luận có nói : "Ða văn biện huệ khéo lời lẽ, khéo nói các pháp chuyển tâm người, mình không như pháp hành bất chánh, ví như mây sấm mà chẳng mưa. Bác học đa văn có trí huệ, nói chậm lời thô chẳng khéo léo, không thể hiển phát tạng pháp bảo, ví như có mây chẳng sấm mưa. Chẳng rộng học vấn chẳng trí huệ, không thể nói pháp chẳng tu hành tốt, là pháp sư tồi chẳng hổ thẹn, ví như chẳng mây chẳng sấm mưa».Ở trong Sa Bà Luận có nói :

«Ða văn biết được pháp
Đa văn hay lìa tội
Đa văn xả vô nghĩa
Đa văn đắc Niết Bàn».

Ða văn là một đức tốt. Tôn giả A Nan là bậc nhất đa văn. Ngài đời đời kiếp kiếp tu pháp môn đa văn, cho nên ký ức của Ngài rất mạnh. Lúc Phật còn ở đời, nói tất cả Kinh điển, một khi lọt qua tai Ngài, thì một chữ cũng không sót. Nhưng Ngài chẳng biết tu hành, cho nên chẳng có định lực. Một ngày nọ, Ngài A Nan khất thực đến trước cửa nhà nữ Ma Ðăng Già, thì bị cô ta dùng chú Phạm Thiên làm mê hoặc, dẫn vào trong phòng, chút nữa là phá giới thể. Trong đường tơ kẽ tóc thì Bồ Tát Văn Thù đi đến (phụng mạng của Phật) dùng pháp lực của Chú Lăng Nghiêm, khiến cho Ngài A Nan tỉnh lại, cứu khỏi nạn nữ. Do đó có thể chứng minh, Ða Văn chẳng phải là pháp cứu kính, có lúc chẳng vượt qua đặng sự khảo nghiệm.

Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Giảng Giải

Hòa Thượng Tuyên Hóa (Tổ Sư Giác Ngộ Đời Thứ 9 Của Quy Ngưỡng Thiền Tông)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên