Cách nào để an lạc, khi bị ngoại đạo gây hấn?

Vạn Vấn

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
15 Thg 10 2018
Bài viết
439
Điểm tương tác
52
Điểm
28
Kính các quí thầy và các bạn.

Như đề bài đã nêu, các quý thầy và các bạn, khi bị những người giáo khác bôi nhọ và phỉ báng đạo phật, là một người theo đạo phật, nên đối sử như thế nào cho đúng? Từ bi hỷ xả... Đương nhiên, làm được là tốt, nhưng có phải người hiền thì sẽ bị lẫn áp? Càng nhân nhượng thì càng bị lẫn áp? Tính "sân" của tôi, đã nổi lên nhiều lần... Mong được sự chỉ dạy của các quý thầy cùng các bạn.

Vạn vấn.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Kính các quí thầy và các bạn.

Như đề bài đã nêu, các quý thầy và các bạn, khi bị những người giáo khác bôi nhọ và phỉ báng đạo phật, là một người theo đạo phật, nên đối sử như thế nào cho đúng? Từ bi hỷ xả... Đương nhiên, làm được là tốt, nhưng có phải người hiền thì sẽ bị lẫn áp? Càng nhân nhượng thì càng bị lẫn áp? Tính "sân" của tôi, đã nổi lên nhiều lần... Mong được sự chỉ dạy của các quý thầy cùng các bạn.

Vạn vấn.
Bạn có tâm hộ Pháp nhưng còn nổi "sân" là chưa ổn!
Đối với tôn giáo khác thì Bạn cứ ca ngợi điều lành của tôn giáo đó, lấy đó để khuyến tấn họ, đến một ngày nào đó họ sẽ thắc mắc ngay nơi cái họ đang theo và tìm đến Phật đạo. Hiểu biết có thể bất đồng nhưng đừng để hành động xấu của chúng ta bôi nhọa chính mình và cái mình đang theo.
 

Vạn Vấn

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
15 Thg 10 2018
Bài viết
439
Điểm tương tác
52
Điểm
28
Con cảm ơn thầy.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính Bạn Vạn Vấn.

Nhân câu hỏi của Bạn, VQ xin kể câu chuyện Tôn giả Phú Lâu Na.

Trong 10 Đại đệ tử Phật.

Tôn giả Phú Lâu Na đã được tôn xưng là người có tài thuyết pháp đứng vào bậc nhất.



Tôn giả Phú Lâu Na đã được tôn xưng là người có tài thuyết pháp đứng vào bậc nhất.

Có lần nọ, các vị Tỳ kheo đi giáo hóa mà bị trở ngại, Khi về họ gặp ngài Phú lâu Na và thưa:

- Thưa đại đức! Chúng tôi cũng đã từng đi bố giáo các nơi, nhưng chúng sinh thật là khó hóa độ. Đức Thế Tôn bảo chúng ta đem pháp vị cam lộ ban phát cho người đời, nhưng họ lại cho đó là gì dơ bẩn không thể nếm được. Họ ngu si, ương ngạnh, cố chấp, và chỉ lo mê đắm trong biển dục vọng. Họ chỉ biết sát sinh để cúng tế quỷ thần cầu phước mà không biết rằng họ đang tạo ra những nghiệp nhân cho ác đạo. Chúng ta cố đưa cánh tay từ bi ra để cứu vớt, nhưng họ nhất định không chịu ngoảnh đầu ngó lại. Thưa đại đức, không phải ai ai cũng có thể nhất thời đi được trên con đường rộng lớn của chân lí. Hãy cứ để họ đi theo con đường của họ. Một khi họ đã gánh chịu các đầy đủ các quả báo đau khổ, và khi nào nhân duyên đã chín mùi thì tự nhiên là họ sẽ biết quay đầu trở về...

Tôn giả Phú Lâu Na không chấp nhận thua hoàn cảnh xấu mà bỏ qua Tâm từ Hoằng Pháp, lợi sanh ...

Theo thông lệ hàng năm sau mùa an cư, Phật lại phân bố các đệ tử đến các địa phương truyền đạo. Trong danh sách các giáo khu Tôn giả thấy không có tên nước Duna. Phú Lâu Na hỏi Phật lý do, Phật cho hay nơi đó quá xa xôi hẻo lánh, đường đi hiểm trở, dân tình lại rất dã man bạo ngược. Vì ngại nguy hiểm đến tính mạng Tăng sĩ, nên Phật không ghi tên nước Duna vào danh sách và phân bố chúng đệ tử đi đến đó thuyết giáo. Phú Lâu Na xin Phật được đến đó bố giáo.

Phật hỏi: Ông không sợ nguy hiểm sao?

Phú Lâu Na bạch Phật:

· Bạch Đức Thế Tôn! Người xuất gia phải có chí thượng cầu hạ hóa, muốn thành tựu sự nghiệp dù ở lãnh vực nào, con người cần phải vượt qua khó khăn gian khổ, chông gai là điều kiện thử thách con người. Ánh sáng Phật pháp cần bình đẳng soi rọi khắp nơi. Có ánh sáng Phật pháp con người mới được cải thiện, bóng tối mê muội được đánh tan, nên con nguyện đến đó để thuyết pháp dù có thịt nát xương tan.

· Đức Phật hỏi: Nầy Phú Lâu Na! Giả sử đến Du Na người ta chửi rủa nhục mạ ông, thì ông nghĩ sao và xử lý bằng cách nào?

· Bạch Đức Thế Tôn! Họ vẫn còn tốt đối với con vì họ chỉ chửi mắng mà chưa đem gậy gộc để đánh con.

· Nếu họ dùng roi gậy đánh ông thì ông nghĩ sao?

· Con thấy họ vẫn còn tốt, vì họ chỉ mới rượt đuổi mà chưa gây thương tích cho con.

· Nếu họ dùng dao búa gây thương tích cho ông?

· Con vẫn còn cảm ơn họ vì họ còn lương tri chưa nở giết chết con.

· Nếu họ giết ông?

· Con lại cảm ơn họ bội phần, vì họ đã giúp con từ bỏ xác thân hư ảo, ô trược, sớm nhập Niết Bàn. Đó là một dịp may hiếm có, chết vì truyền bá chánh pháp, con sẵn sàng đón nhận mà không có gì ân hận.

Với những lời dũng cảm chưa từng nghe, Phật cảm động khen rằng:

· Nầy Phú Lâu Na! Ông là một con người can đảm xứng đáng là đệ tử của ta, hạnh tu đạo bố giáo nhẫn nhục của ông thật là siêu tuyệt hiếm có.

Đúng như Phật đánh giá, tại xứ Du Na Tôn giả không những không bị hề hấn gì mà sự nghiệp bố giáo lại đạt được kết quả rực rỡ. Ở Du Na chưa đầy một năm, Ngài đã thu vào giáo đoàn hơn 500 đệ tử và kiến lập khoảng 50 cảnh già lam. Phú Lâu Na xứng danh là thuyết pháp đệ nhất.

Kính Bạn Vạn Vấn. Tấm gương của Tôn giả Phú Lâu Na nếu chúng ta học theo được một vài... có lẻ sẽ giải quyết nan đề mà Bạn đưa ra.

Mến.
 

Vạn Vấn

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
15 Thg 10 2018
Bài viết
439
Điểm tương tác
52
Điểm
28
Nam mô bổ sư Thích Ca Mau Ni Phật.

Con xin được thụ giáo.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,435
Điểm tương tác
1,133
Điểm
113
Kính bạn VV 1 ly trà [smile]

trong Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh có nói tới 1 chỗ gọi là AN ỔN của TÂM - gọi là VIỄN LY ĐIÊN ĐẢO VỌNG TƯỞNG, ĐẠT TỚI CỨU CÁNH NIẾT BÀN

nói theo tinh thần phật giáo thì người ta hay gọi đó là BI TRÍ DŨNG ... cái DŨNG ở đây chính là sự kiên trì [smile] với hoạt động bổn nhiên của TÂM - bản nhiên thanh tịnh [smile] ...

đoạn kinh mà thày VQ nhắc tới cũng là 1 trường hợp thực hành theo hoạt động bổn nhiên thanh tịnh của tâm đó .. thí dụ: như có người gây hấn với mình ... mà cũng chẳng có gì .. 1 thời gian thì CÁI SỰ GÂY HẤN đó cũng QUA THÔI [smile] ... vì vậy trong chữ DÚNG đó .. có chữ NHỊN, có chữ BI .. có chữ TRÍ

nhưng cũng có nhiều trường hợp ngoài đời thì BI TRÍ DŨNG cũng có nhiều áp dụng khác nhau ... thí dụ như con mình nó làm chuyện sai trái, hỗn hào, ăn cắp, ăn trộm .. vv.. nếu như hỏng dám đối diện, hỏng dám an tâm làm việc dạy dỗ, chỉ bảo, có khi là trấn áp luôn .. thì đó cũng không phải là có BI và TRÍ ở trong đó ...

bởi vì: BI TRÍ, DUNG .. nếu nó hông hiện hữu nữa .. thì cũng không phải là BI TRÍ DŨNG .. cho nên trong BỒ TÁT ĐẠO . nhiều lúc thực hành giới luật nghiêm minh, đúng vẫn phải làm .. cũng không phải là ngoài BI TRÍ DŨNG [smile]

vì vậy tui nghĩ là chữ BI TRÍ DŨNG .. cũng không ngoài sự an ổn của TÂM .. viễn ly điên đảo vọng tưởng --> ĐAT TỚI CỨU CÁNH NIẾT BÀN đó ... còn việc làm thế nào .. cũng tùy theo cái gọi là ĐẠO NGHIỆP của mỗi người [smile]

ờ .. mà đúng hông ? [smile]
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Nhà không có gì ngoài những mẫu truyện về mấy ông già vui tính kể bạn nghe vài mẫu cho vui :D:D:D

******

Một thương gia đến tìm một nhà sư, ông hỏi: "Thưa thầy, nhiều khi con muốn buông bỏ hết vì quá mệt mỏi nhưng không được. Thầy có cách nào giúp con không?"

Nhà sư đưa cho ông một cốc tách trà và bảo ông cầm, đoạn ông liên tục rót nước sôi nóng vào tách, nước chảy tràn ra cả tay làm thương gia bị bỏng. Ông buông tay làm vỡ tách trà.

Lúc này nhà sư từ tốn nói: "Nếu con muốn buông bất cứ chuyện gì thì hãy buông ngay trước đó, chứ đừng để bị tai họa rồi mới buông thì đã trễ!"

* Thế nhưng, tại sao phải buông bỏ ngay từ đầu khi chưa biết chuyện sắp xảy ra tốt hay xấu?

******

Một cô gái đến tìm một nhà sư, cô hỏi: "Thưa thầy, con muốn buông một vài thứ mà không thể, con mệt mỏi quá."

Nhà sư đưa cho cô gái một tách trà và bảo cô cầm, đoạn ông liên tục rót nước sôi nóng vào tách, nước chảy tràn ra cả tay, làm cô bị bỏng, cô buông tay làm vỡ tách trà.



Lúc này nhà sư từ tốn nói: "Đau rồi tự khắc sẽ buông!"

* Thế nhưng, tại sao phải đợi tổn thương thật sâu rồi mới buông?

******

Một chàng trai đến tìm nhà sư, anh hỏi: "Thưa thầy con muốn buông bỏ tất cả nhưng con do dự quá, con mệt mỏi vô cùng".

Nhà sư đưa anh ta một cái tách trà và bảo anh cầm, đoạn ông rót đầy tách trà nóng, nước chảy tràn ra khiến tay chàng trai bỏng rát. Chàng trai đau quá nhưng vẫn không buông tay mà chuyển từ tay này sang tay kia cho đến khi nguội đi rồi uống và thấy rất ngon.

Lúc này nhà sư từ tốn nói: "Cứ đau là buông thì con đã bỏ lỡ những cái tốt đẹp sau đó rồi!"

* Tại sao cứ đau là phải buông trong khi còn có thể làm cho nó tốt đẹp hơn?

Câu chuyện để lại những suy ngẫm về việc buông bỏ của mỗi người. Trong cuộc sống này, không ai giống ai, không trường hợp nào giống trường hợp, quyết định buông bỏ hay không chỉ có thể dựa vào chính bản thân người trong cuộc. Tuy nhiên, nếu người trong cuộc có ý chí, nhẫn nại thì vạn sự có thể xoay chuyển theo chiều hướng tích cực hơn.

( Nguồn lượm lặt )
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,435
Điểm tương tác
1,133
Điểm
113
ha ha haha [smile] ....

nhiều khi ... CÁI THẤY ĐẦY ĐỦ cho chúng ta rất nhiều LỰA CHỌN --> CHO ĐẠO NGHIỆP [smile] --> Ở ĐỜI ... chỉ cần THẤY 1 TẤM LÒNG [smile]


Thấy sáng 1 thời (kiến minh chi thời)
thấy không phải sáng (kiến phi thị minh) --> chẳng phải sáng hoài .. duyên khởi duyên tan nên có tâm chuẩn bị

Thấy tối 1 thời (kiến ám chi thời)
thấy không phải tối (kiến phi thị ám) ---> thấy đen nhất là khi TÂM không còn HY VỌNG [smile]

Thấy không 1 thời (kiến không chi thời)
thấy không phải không (kiến phi thị không) --> thấy không 1 thời .. chẳng phải mãi không

Thấy tắc 1 thời (kiến tắc chi thời)
thấy không phải tắc (kiến phi thị tắc) --> cuối đường bưng bít .. cũng chẳng phải bít bưng


vạn pháp --> QUY --> TÂM

sợi chỉ ... xuyên xuốt

thấy bất giảm, tăng

như lý (ly tướng) --> THẬT --> KIẾN (Kinh Kim Cang - phẩm Như Lý Thật Kiến)


Cái THẤY ĐẦY ĐỦ

thấy cái không thấy (Bồ Đề Đạt Ma - thấy cái không thể thấy .. nghe cái chẳng thể nghe --> đó mới là chân lý)


Tri kiến --> bất sanh ( Kinh Kim Cang - phẩm Tri Kiến Bất Sanh)

hoa khai --> kiến --> PHẬT [smile]


này THỊT, XƯƠNG

ta --> không mang theo

khi ngã xuống ... không gieo tủi hờn [smile]

này về đây ....

nghe CÂU KINH ...... hoàiiiiiiiiiiiiiiiiii ... trong ĐÊM [smile]



Ờ mà đúng không ? [smile]



(1) kiến minh chi thời ... kiến phi thị minh .. kiến ám chi thời .. kiến phi thị ám .. kiến không chi thời kiến phi thị không .. kiến tắc chi thời .. kiến phi thị tắc --> KINH LĂNG NGHIÊM --> chỉ nguyên tắc --> THẤY TÂM [smile]
 
Last edited:

Vạn Vấn

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
15 Thg 10 2018
Bài viết
439
Điểm tương tác
52
Điểm
28
Bản thân tôi là một người phàm phu, trời sinh tính đã nóng như lửa... Tu tập bao nhiêu năm vẫn khó bỏ đi tính nóng nảy... Vẫn biết chuyện như gió thoảng, nhưng mà vẫn khó nhịn được, haizzz... Có đôi lúc thiếu chút nữa đã sử dụng "la hán phục ma quyền"... Có cách nào để bớt nóng nảy không ạ? Vì tính này là từ lúc sinh ra...
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,435
Điểm tương tác
1,133
Điểm
113
ha ha ha [smile]

đương nhiên là có .. bởi vì chúng ta làm gì cũng không ngoài 1 Ý THỨC ... ý thức làm nên tư tưởng, tư duy, lời nói và hành động ... của chúng ta

thì ông PHẬT cũng thế ... ổng cũng làm gì cũng hỏng ngoài 1 dòng ý thức hành động, tư tưởng, tư duy, lời nói ... CỦA ỔNG .. CỦA 1 ÔNG PHẬT --> bởi vì ổng là PHẬT nên gọi là --> TRI KIẾN PHẬT [smile]


và đó cũng là nội dung của KINH PHÁP HOA [smile]


.. cứ theo như KINH PHÁP HOA mà nói .. thì KHAI THỊ NGỘ NHẬP --> căn bản là xuất phát từ nội dung bao hàm của KINH PHÁP HOA --> bao gồm 7 chữ tức là KHAI THỊ NGỘ NHẬP TRI KIẾN PHẬT

*** vậy là 1 KINH đủ bao hàm tất cả nội dung tư duy, tư tưởng, hành động .. phương pháp .. trong dòng ý thức gọi là TRI KIẾN PHẬT RỒI [smile] --> phải hông [smile] ?

nghĩa đơn giản là khai thỉ những phương tiện, phương pháp đức Phật sử dụng, nhìn thấy "TRI KIẾN PHẬT" - nhận thức của đức PHẬT ở trong đó ... NGỘ RA ở nơi bản tâm của mình .. và NHẬP VÀO nơi sự lãnh hội đó [từng đó là các phẩm của Kinh Pháp Hoa từ đầu đến cuối]

cho nên ... tính nóng, bản chất của 1 thói quen .. cũng không ngoài cái TRI KIẾN mà chúng ta thường hay làm ... mà có thể nhiều khi những lúc đó, những thói quen, phương tiện, cách sử dụng ngôn ngữ, lời nói, hành động ... không đúng với cái PHƯƠNG TIỆN PHẬT TRI KIẾN ... mà đức Phật sử dụng chẳng hạn

chúng ta có thể phân biệt nó bằng hai trường hợp nền tảng chính:

1. nền tảng phản ứng, hành động, tư duy ngôn ngữ --> bằng BẢN NGÃ [smile]

2. nền tảng phản ứng, hành động tư duy ngôn ngữ --> bằng BẢN TÂM [smile]

người xưa thường hay nói ... đối cảnh KHÔNG TÂM chớ hỏi thiền ... và khi đối cảnh có tâm --> thì lại bảo là TRỰC CHỈ CHƠN TÂM

nên lời khuyên của họ cũng là DÙNG "CHƠN TÂM" mà suy tư, mà khám phá, mà đối xử, mà hành động [smile] .... chắc là (2) sẽ hay hơn (1) rất là nhiều [smile]


ờ mà đúng hông ? [smile]
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Bản thân tôi là một người phàm phu, trời sinh tính đã nóng như lửa... Tu tập bao nhiêu năm vẫn khó bỏ đi tính nóng nảy... Vẫn biết chuyện như gió thoảng, nhưng mà vẫn khó nhịn được, haizzz... Có đôi lúc thiếu chút nữa đã sử dụng "la hán phục ma quyền"... Có cách nào để bớt nóng nảy không ạ? Vì tính này là từ lúc sinh ra...
Đạo hữu nghe tham khảo và thử ứng dụng xem có lợi ích thực tế gì không
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Nhận ra chân lý thì tự nhiên thích ứng sống hợp chân lý. Người ta tự nhiên tùy thuận tự tại và chuyển hóa những thói quen do si mê từ trước thiên lệch đã huân vọng.

Chỉ sợ không thể tùy thời tự tại khế hợp với chân lý thường tại mà thôi. Kẻ đã khế hợp chẳng hỏi cần phải làm gì cả bởi nhất dụng toàn thể dụng. Tất thảy hành hoạt đều tự tại vô trụ.
 

thantanmadai

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 7 2019
Bài viết
91
Điểm tương tác
20
Điểm
28
Đạo hữu nghe tham khảo và thử ứng dụng xem có lợi ích thực tế gì không
nói thật lòng là khi mở lời nói về một Tăng Sĩ danh tiếng lẫy lừng thì rất ngại, nhưng đã là người theo Phật Đạo , nói lời chân thành dù có thế nào cũng là tấm lòng hướng về chân giải thoát.
tôi đã lắng nghe 6 phút đầu của video clip của Thầy Nhất Hạnh nói về đối trị với sân hận. theo cách hiểu của tôi thì cách mỗi lần tâm sân hận nổi lên là tay phải có một viên sỏi để nắm lấy rồi chú tâm vào hơi thở để đối trị với cơn giận , như thế là cách mà người thực sự nắm rõ yếu chỉ phật pháp sẽ không làm , bởi cần phải bám trụ vào viên sỏi mà không thể lúc nào trong túi cũng có sỏi , có khi chỉ có củ khoai chẳng hạn ;).. với lại để đối trị ngay tức khắc là phải nhận rõ bản chất vô thường và không thật của cái cơn giận để rồi an trụ vào cái tĩnh lặng vốn có của tâm mới thực sự là một pháp hay và lúc nào cũng có thể thực hành ngay được. còn như phải có sỏi rồi chánh niệm trên hơi thở thì khó kịp với cơn giận bùng nổ lắm.
Nếu là trong một hoàn cảnh có thời gian cho phép thì có thể thực hiện theo cách đó được , nhưng nếu vậy thì không thể gọi thành tựu giác ngộ giải thoát được
Trên thực tế chỉ cần tỉnh thức trong tất cả thời tất cả nơi, mỗi niệm khởi lên tâm đều nhận rõ bản mặt của nó , chỉ cần nhìn thấy nó thôi thì nó sẽ tự dần dần lặng lẽ biến mất . thí dụ nếu tâm còn nổi lên một niệm ái dục khi ngắm bức tranh người phụ nữ đẹp không thể cưỡng nổi, khi đó cơ quan tình dục sẽ phát động , lúc đó chỉ cần nhìn thấy nó đang vận động và theo dõi nó , tức thì nó sẽ lịm dần và biến mất ngay .
như vậy là chỉ cần nhận chân cơn thèm khát hay thịnh nộ với cái tâm sáng suốt định tĩnh ... thì chẳng cần phải đối trị gì hết , đó mới là phương pháp chân chánh đúng với tinh thần giải thoát....mà không cần phải nhờ sỏi hay khoai ....:):):)
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,435
Điểm tương tác
1,133
Điểm
113
ha ha hah [smile]

thật ra .. phương pháp của thầy NHẤT HẠNH nêu ra là CHÁNH NIỆM TỈNH THỨC, CHỈ QUÁN ... và những phương tiện TƯƠNG ƯNG = HƠI THỞ, KHÔNG NÓI, KHÔNG LÀM .. đều là những phương pháp phương tiện được đức Phật liệt kê trong Kinh Tương Ưng Bộ .. hay là Kinh Trường Bộ

- khi tâm quá xôn xao .. thì cần chỉ

- khi cần đối trị .. thì quán

- khi ta không muốn trở thành người nóng giận .. thì phải chánh niệm tỉnh thức, CHỈ NGUYỆN mình hỏng là người như vậy nữa [smile]

- và sự rút BỚT NĂNG LƯỢNG của CƠN GIẬN ... thì Tam Tổ Tăng Xán nói:

Ða ngôn đa lự,

--> Chuyển bất tương ưng.

Tuyệt ngôn tuyệt lự,

--> Vô xứ bất thông.

Dịch nghĩa:

Nói nhiều nghĩ nhiều,

Càng chẳng tương ưng.

Dứt nói dứt nghĩ,

Chỗ nào chẳng thông.


ờ mà đúng hông ? [smile]
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,435
Điểm tương tác
1,133
Điểm
113
ha ha ha ahh [smile]

KHỔ --> TẬP --> DIỆT --> ĐẠO

vậy chúng ta cứ coi thử đoạn TẬP quen thuộc trong kinh hay nói tới về TỨ NIỆM XỨ .. khi TẬP trên CHÁNH NIỆM HƠI THỞI [smile]

--> đã gọi là TẬP --> có nghĩa [smile] ... LỐI RA ĐÃ HÌNH THÀNH [smile]

trong Toán Học ... khi mà người ta vẽ Venn Diagram của 2 vòng tròn giao tiếp nhau (TẬP) ... nhưng khi chúng không còn GIAO TIẾP nhau nữa .. 2 vòng tròn riêng biệt nằm cách nhau --> thì gọi là MUTUALLY EXCLUSIVE [smile] --> đó chính là DIỆT [smile]



3) -- Có một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn thời có quả lớn, có lợi ích lớn. Thế nào là một pháp? Niệm hơi thở vô, hơi thở ra. Và này các Tỷ-kheo, niệm hơi thở vô, hơi thở ra, tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào thời có quả lớn, có lợi ích lớn?

4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến chỗ nhà trống, ngồi kiết-già, lưng thẳng, đặt niệm trước mặt;

vị ấy chánh niệm thở vô,

chánh niệm thở ra.


5) Thở vô dài, vị ấy rõ biết: "Tôi thở vô dài". Thở ra dài, vị ấy rõ biết: "Tôi thở ra dài". Thở vô ngắn, vị ấy rõ biết : "Tôi thở vô ngắn". Thở ra ngắn, vị ấy rõ biết: "Tôi thở ra ngắn".

6) "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô",

vị ấy tập.

"An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

7) "Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

8) "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập.

"Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

"An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập.

"An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

"Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

9) "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập.

"Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

"Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập.

"Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

"Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập.

"Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

10) "Quán vô thường, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập.

"Quán vô thường, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

"Quán ly tham, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập.

"Quán ly tham, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

"Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập.

"Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

"Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập.

"Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

11) Tu tập như vậy, này các Tỷ-kheo, làm cho sung mãn như vậy, niệm hơi thở vô, hơi thở ra thời có quả lớn, có lợi ích lớn.


Ờ mà đúng hông ? [smile]
 

thantanmadai

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 7 2019
Bài viết
91
Điểm tương tác
20
Điểm
28
ha ha ha ahh [smile]

KHỔ --> TẬP --> DIỆT --> ĐẠO

vậy chúng ta cứ coi thử đoạn TẬP quen thuộc trong kinh hay nói tới về TỨ NIỆM XỨ .. khi TẬP trên CHÁNH NIỆM HƠI THỞI [smile]

--> đã gọi là TẬP --> có nghĩa [smile] ... LỐI RA ĐÃ HÌNH THÀNH [smile]

trong Toán Học ... khi mà người ta vẽ Venn Diagram của 2 vòng tròn giao tiếp nhau (TẬP) ... nhưng khi chúng không còn GIAO TIẾP nhau nữa .. 2 vòng tròn riêng biệt nằm cách nhau --> thì gọi là MUTUALLY EXCLUSIVE [smile] --> đó chính là DIỆT [smile]



3) -- Có một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn thời có quả lớn, có lợi ích lớn. Thế nào là một pháp? Niệm hơi thở vô, hơi thở ra. Và này các Tỷ-kheo, niệm hơi thở vô, hơi thở ra, tu tập như thế nào, làm cho sung mãn như thế nào thời có quả lớn, có lợi ích lớn?

4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến chỗ nhà trống, ngồi kiết-già, lưng thẳng, đặt niệm trước mặt;

vị ấy chánh niệm thở vô,

chánh niệm thở ra.


5) Thở vô dài, vị ấy rõ biết: "Tôi thở vô dài". Thở ra dài, vị ấy rõ biết: "Tôi thở ra dài". Thở vô ngắn, vị ấy rõ biết : "Tôi thở vô ngắn". Thở ra ngắn, vị ấy rõ biết: "Tôi thở ra ngắn".

6) "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô",

vị ấy tập.

"An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

7) "Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

8) "Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập.

"Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

"An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập.

"An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

"Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập. "Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

9) "Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập.

"Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

"Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập.

"Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

"Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập.

"Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

10) "Quán vô thường, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập.

"Quán vô thường, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

"Quán ly tham, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập.

"Quán ly tham, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

"Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập.

"Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

"Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập.

"Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

11) Tu tập như vậy, này các Tỷ-kheo, làm cho sung mãn như vậy, niệm hơi thở vô, hơi thở ra thời có quả lớn, có lợi ích lớn.


Ờ mà đúng hông ? [smile]
hề hề chỉ một phát nhận chân là xong còn để mà làm việc chứ cứ ngồi mà vân vê hòn bi rồi nhằm hơi ra hơi vô thì hết ngày rồi mà cơm trưa còn chưa nấu được thì đói.hahahahahha
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Đây là cửa giáo hóa. Nghĩa là từ từ dẫn dắt để có thể tiếp thu được cái gọi là chánh nhân. Tự thắp đuốc lên mà đi!

Người ta đã có tín căn rồi lại chỉ phải đi học mẫu giáo chắc :eek::eek::eek::eek::eek:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,435
Điểm tương tác
1,133
Điểm
113
ha ha ha ha [smile]

người người có khổ ... đều muốn hỏi tới KHỔ --> NGUYÊN NHÂN HẾT KHỔ [smile]

thì TẬP chính là NGUYÊN NHẤN HẾT KHỔ


còn muốn nói CÓ TÂM [smile]

--> thì nhìn kỹ đi ... PHẬT PHÁP .. thì PHÁP NÀO chẳng có TÂM trong đó [smile]

đó mới chỗ ĐẠI DỤNG của PHẬT MÔN [smile] ... cũng vì vậy trong KINH PHÁP HOA ... KHAI THỊ NGỘ NHẬP TRI KIẾN PHẬT

thì phần KHAI --> bao hàm TẤT CẢ, ĐỦ LOẠI PHƯƠNG TIỆN [smile] --> người HỎNG KHAI "TÂM PHẬT" ... sao lại biết hết TẤT CẢ PHƯƠNG TIỆN [smile[


ờ mà đúng hông ? [smile]
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Đạo hữu nghe tham khảo và thử ứng dụng xem có lợi ích thực tế gì không
1. Bụt là chánh niệm, là năng lượng của chánh niệm.
Người có năng lượng chánh niệm nhiều gọi là Bụt, còn người không có năng lượng chánh niệm thì gọi là chúng sanh.
Năng lượng chánh niệm đang phát triển trong con người mình thì mình đang đi trên con đường thành Bụt.

2. Khi cơn giận tới, mình tự nói với mình "BỤT ƠI, CON ĐANG GIẬN, CON ĐANG KHỔ", "BỤT ƠI GIÚP CON VỚI" đó là bước đầu nuôi dưỡng năng lượng chánh niệm, " công nhận nó đang có mặt, mình đang đau khổ vì nó; mình nguyện sẽ chăm sóc nó và chuyển hóa nó". Sau đó "án binh bất động" - không nói gì hết, không làm gì hết và trở về với hơi thở để thực tập chánh niệm.

"Chánh niệm ôm ấp cái giận, như người mẹ ôm ấp đứa con đang khóc, bằng tất cả tình yêu thương, bằng tất cả sự chăm sóc."

3. Chế tác năng lượng chánh niệm – giúp mình có mặt trong giây phút hiện tại và biết được sự có mặt của những gì đang diễn ra.
  • Nhận diện hơi thở
  • Đi theo hơi thở
  • Ý thức toàn thân.
  • Buông thư toàn thân
  • Chế tác mừng vui (hỷ)
  • Chế tác hạnh phúc (lạc)
  • Ôm lấy nỗi khổ niềm đau
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
1. Bụt là chánh niệm, là năng lượng của chánh niệm.
Người có năng lượng chánh niệm nhiều gọi là Bụt, còn người không có năng lượng chánh niệm thì gọi là chúng sanh.
Năng lượng chánh niệm đang phát triển trong con người mình thì mình đang đi trên con đường thành Bụt.

2. Khi cơn giận tới, mình tự nói với mình "BỤT ƠI, CON ĐANG GIẬN, CON ĐANG KHỔ", "BỤT ƠI GIÚP CON VỚI" đó là bước đầu nuôi dưỡng năng lượng chánh niệm, " công nhận nó đang có mặt, mình đang đau khổ vì nó; mình nguyện sẽ chăm sóc nó và chuyển hóa nó". Sau đó "án binh bất động" - không nói gì hết, không làm gì hết và trở về với hơi thở để thực tập chánh niệm.

"Chánh niệm ôm ấp cái giận, như người mẹ ôm ấp đứa con đang khóc, bằng tất cả tình yêu thương, bằng tất cả sự chăm sóc."

3. Chế tác năng lượng chánh niệm – giúp mình có mặt trong giây phút hiện tại và biết được sự có mặt của những gì đang diễn ra.
  • Nhận diện hơi thở
  • Đi theo hơi thở
  • Ý thức toàn thân.
  • Buông thư toàn thân
  • Chế tác mừng vui (hỷ)
  • Chế tác hạnh phúc (lạc)
  • Ôm lấy nỗi khổ niềm đau
Nghe nói HT. Thích Nhất Hạnh có bị tai biến cách đây vài năm phải không đạo hữu?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên