Căn Bản Trung Quán Luận- Thánh Thiên Bồ Tát chú giải

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
7063

Nhân duyên sinh các pháp
Tôi nói tức là không.
Cũng gọi là giả danh
Cũng là nghĩa Trung đạo.
Chưa từng có một pháp
Không từ nhân duyên sinh
Vì thế tất cả pháp
Chúng thảy đều là không.
Pháp từ nhân duyên sinh,
Tôi nói tức là không (không tự tánh).
Long Thọ Bồ Tát




CĂN BẢN TRUNG QUÁN LUẬN- LONG THỌ BỒ TÁT- THÁNH THIÊN BỒ TÁT CHÚ GIẢI

Phẩm thứ 24: QUÁN VỀ BỐN ĐẾ
(Gồm 40 kệ)

Hỏi: Phá bốn điên đảo, thông đạt bốn đế, chứng đắc bốn quả Sa-môn.

Nếu tất cả đều không

Không sinh cũng không diệt
Như vậy tức không có
Pháp của bốn Thánh đế.
Do không có bốn đế
Nên thấy khổ, đoạn tập
Chứng diệt và tu đạo
Việc như vậy đều không.
Vì các việc ấy không
Nên không bốn đạo quả
Vì không có bốn quả
Người đắc hướng cũng không.
Nếu không tám Hiền Thánh
Tức không có Tăng bảo
Vì không có bốn đế
Cũng không có Pháp bảo.
Do không Pháp, Tăng bảo
Cũng không có Phật bảo
Như thế người nói “không”

Tức là phá Tam bảo.

*Nếu tất cả thế gian đều không, không có gì hết, tức nên không sinh không diệt.
-Do không sinh không diệt tức không có bốn Thánh đế. Vì sao?
-Vì từ tập đế sinh khổ đế.
-Tập đế là nhân, khổ đế là quả.
-Diệt khổ tập đế gọi là diệt đế.
-Pháp tu hành có thể đưa đến diệt đế gọi là đạo đế.
-Đạo đế là nhân, diệt đế là quả.
-Như vậy bốn đế có nhân có quả.
-Nếu không sinh không diệt thì không có bốn đế.
-Bốn đế không có thì không có việc thấy khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo.
-Việc thấy khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo không có, tức không có bốn quả Sa-môn.
-Bốn quả Sa-môn không có thì không có bốn hướng bốn đắc quả.
-Nếu không có tám bậc Hiền Thánh ấy thì không có Tăng bảo.
-Lại vì bốn đế không có nên Pháp bảo cũng không có.
-Nếu không có Pháp bảo, Tăng bảo, thì làm sao có Phật bảo.
-Tỏ ngộ pháp gọi là Phật, không có pháp thì sao có Phật.
-Vậy ông nói các pháp đều không là phá hoại Tam bảo.

Lại nữa,

Pháp “không” hoại nhân quả

Cũng hủy hoại tội phước
Cũng lại hủy hoại hết

Tất cả pháp thế gian.

*Nếu người thọ pháp không tức phá hoại tội phước và quả báo của tội phước, cũng phá hoại pháp thế gian. Vì có các lỗi như vậy, nên các pháp không thể là không?

Đáp:
Ông nay thật không thể

Biết không, nhân duyên không
Cùng biết về nghĩa không

Nên tự sinh ưu não.

*Ông không hiểu thế nào là “tướng không”, “do nhân duyên gì nên nói không”, cũng “không hiểu về nghĩa không”. Vì “không thể nhận biết rõ như thật về nghĩa không”, nên sinh ra nghi nạn như thế.


Lại nữa,
Chư Phật nương hai đế

Vì chúng sinh thuyết pháp
Một dùng thế tục đế
Hai đệ nhất nghĩa đế.

Nếu người không thể biết
Phân biệt nơi hai đế
Tức nơi pháp Phật sâu

Không biết nghĩa chân thật.

*Thế tục đế là tánh không của tất cả pháp, nhưng vì thế gian điên đảo, nên sinh pháp hư vọng, đối với thế gian cho đó là thật.
-Các Hiền Thánh đã nhận biết đúng về tánh điên đảo, nên biết tất cả pháp đều không, là không sinh.
-Đối với Thánh nhân thì đệ nhất nghĩa đế ấy gọi là thật.
-Chư Phật nương nơi hai đế ấy, vì chúng sinh thuyết pháp.
-Nếu người không thể phân biệt đúng như thật về hai đế, tức đối với pháp Phật thâm diệu không nhận biết về nghĩa thật.
-Nếu cho hết thảy pháp không sinh là đệ nhất nghĩa đế, không cần thế tục đế thứ hai thì nói như vậy cũng không đúng. Vì sao?

Nếu không nương tục đế

Không đắc nghĩa đệ nhất
Không đắc nghĩa đệ nhất

Thì không đắc Niết-bàn.

*Đệ nhất nghĩa đế đều “nhân nơi ngôn thuyết”. Ngôn thuyết là thế tục.
-Do vậy, nếu không nương nơi thế tục thì nghĩa đệ nhất không thể nêu bày.
-Nếu không đạt được nghĩa đệ nhất, thì làm sao đến được Niết-bàn.
-Vì thế các pháp tuy không sinh nhưng có hai đế.

Lại nữa,

Không thể chánh quán “không”

Kẻ độn căn tự hại
Như không giỏi chú thuật

Không khéo bắt rắn độc.

*Nếu người căn độn, không khéo hiểu về pháp không, vì sai lầm đối với không, nên sinh ra tà kiến.
-Như vì lợi mà bắt rắn độc, nhưng không thành thạo cách thức bắt, trở lại bị rắn hại.
-Lại như muốn dùng chú thuật nhưng không thể khéo thành thạo, trở lại tự làm hại.
-Người căn độn quán pháp không cũng như vậy.

Lại nữa,

Thế Tôn biết pháp ấy

Tướng sâu xa vi diệu
Độn căn không thể đạt

Vì vậy không muốn nói.

*Do pháp sâu xa vi diệu, không phải là đối tượng lãnh hội của hàng căn độn, nên Đức Thế Tôn không muốn nêu giảng.

Lại nữa,

Ông cho tôi chấp không

Mà vì tôi nêu lỗi
Nhưng lỗi nay ông nói

Đối với “không” không có.

*Ông cho tôi chấp không nên vì tôi nêu ra lỗi lầm, nhưng tánh không mà tôi nói, thì không ấy cũng lại không, nên không có các lỗi như thế.

Lại nữa,

Do vì có nghĩa “không”

Tất cả pháp được thành
Nếu không có nghĩa không

Tất cả tức không thành.

*Do có nghĩa không nên tất cả các pháp thế gian và xuất thế gian đều thành tựu.
-Nếu không có nghĩa không thì đều không thành tựu.

Lại nữa,

Nay ông tự có lỗi

Mà đổ lỗi cho tôi
Giống như người cỡi ngựa

Tự quên ngựa mình cỡi.

*Ông đối với pháp có, có lỗi nhưng không thể tự nhận biết, lại thấy lỗi nơi pháp không, khác nào người cỡi ngựa lại quên mất con ngựa mình đang cỡi. Vì sao?

Nếu ông thấy các pháp

Quyết định là có tánh
Tức là thấy các pháp

Không nhân cũng không duyên.

*Ông nói các pháp có tánh định (có tự tánh) nếu như vậy tức là thấy các pháp không nhân không duyên. Vì sao?
-Vì nếu pháp đã quyết định có tánh, tức nên không sinh không diệt, pháp như vậy đâu cần nhân duyên.
-Nếu các pháp từ nhân duyên sinh, tức không có tánh.
-Còn các pháp quyết định có tánh thì không nhân duyên.
-Vậy nếu cho các pháp quyết định trụ nơi tự tánh là không đúng. Vì sao?

Tức là phá nhân quả

Tạo, người tạo, pháp tạo
Cũng lại phá tất cả

Sinh, diệt của muôn vật.

*Nếu các pháp có tánh định thì không có các sự như nhân quả v.v...

Như kệ nói:

Nhân duyên sinh các pháp

Tôi nói tức là không.
Cũng gọi là giả danh
Cũng là nghĩa Trung đạo.
Chưa từng có một pháp
Không từ nhân duyên sinh
Vì thế tất cả pháp
Chúng thảy đều là không.
Pháp từ nhân duyên sinh,

Tôi nói tức là không.

*Vì sao? Vì phải đầy đủ các duyên hòa hợp thì pháp mới sinh.
-Pháp ấy thuộc các nhân duyên nên không có tự tánh.
-Vì không có tự tánh nên là không.
-Không ấy cũng lại không.
-Chỉ vì nhằm dắt dẫn chúng sinh nên mượn danh tự để nêu bày.
-Lìa hai biên có, không nên gọi là trung đạo.
-Pháp ấy không có tánh nên không được nói là có, cũng không có không nên không được nói là không.
-Nếu pháp có tánh tướng thì không đợi các duyên mới có, nhưng nếu không đợi các duyên thì không có pháp.
-Thế nên không có pháp chẳng không.
-Trên kia ông cho pháp không có lỗi, lỗi ấy nay trở lại nơi ông. Vì sao?

Nếu tất cả chẳng không
Tức không có sinh diệt
Như thế thì không có
Pháp của bốn Thánh đế.

*”Nếu tất cả các pháp mỗi mỗi thứ đều có tánh chứ chẳng không” tức không có sinh diệt.
-Vì không có sinh diệt tức không có pháp bốn Thánh đế. Vì sao?

Nếu không từ duyên sinh
Làm sao mà có khổ
Vô thường là nghĩa khổ
Tánh định, không vô thường.

*Nếu không từ duyên sinh thì không có khổ. Vì sao?
-Vì kinh nói vô thường là nghĩa khổ.
-Nếu khổ có tánh định thì làm sao có vô thường, vì nó không bỏ tự tánh.

Lại nữa,

Nếu khổ có tánh định
Do đâu từ tập sinh
Vì vậy không có tập
Vì phá bỏ nghĩa không.

*Nếu khổ có tánh định thì không thể lại sinh, vì trước đã có.
-Nếu như vậy thì không có tập đế, do hủy hoại nghĩa không.
Lại nữa,

Khổ nếu có tánh định
Tức không thể có diệt
Vì ông chấp tánh định
Tức phá nơi diệt đế.

*Khổ nếu có tánh định tức không thể diệt. Vì sao?
-Vì tánh định thì không diệt.

Lại nữa,

Khổ nếu có tánh định
Tức không có tu đạo
Nếu đạo nên tu tập
Tức không có tánh định.

*Pháp nếu nhất định có thì không có việc tu đạo. Vì sao?
-Vì pháp nếu thật có tức là thường.
-Thường thì không thể tăng thêm.
-Nếu đạo có thể tu thì đạo tức không có tánh định.

Lại nữa,

Nếu không có khổ đế
Cùng không tập, diệt đế
Đạo có thể diệt khổ
Rốt ráo đến chốn nào.

*Các pháp nếu trước đã có tánh định thì không có khổ, tập, diệt đế.
-Vậy hiện tại con đường diệt khổ, cuối cùng đưa đến chốn diệt khổ nào?

Lại nữa,

Nếu khổ định có tánh
Trước đến giờ không thấy
Nơi nay làm sao thấy
Vì tánh ấy không khác.

*Nếu trước đây khi là phàm phu không thể thấy tánh khổ, thì nay cũng không thể thấy. Vì sao?
-Vì không thấy tánh định.

Lại nữa,

Như thấy khổ không đúng
Đoạn tập cùng chứng diệt
Tu đạo và bốn quả
Là cũng đều không đúng.

*Như tánh của khổ đế trước khi tu không thấy, sau khi tu cũng không thể thấy.
-Như vậy cũng không thể có việc đoạn tập, chứng diệt, tu đạo. Vì sao?
-Vì tánh của tập đế từ trước giờ không đoạn, nay cũng không thể đoạn, vì tánh ấy cố định không thể đoạn.
-Diệt đế từ trước giờ không chứng, nay cũng không thể chứng, vì từ trước giờ không chứng.
-Đạo từ trước giờ không tu, nay cũng không thể tu, vì từ trước giờ không tu.
-Thế nên, bốn thứ hành thấy, đoạn, chứng, tu của bốn Thánh đế đều không thể có.
-Vì bốn thứ hành không có nên bốn đạo quả cũng không có. Vì sao?

Tánh của bốn đạo quả
Trước nay không thể đắc
Tánh các pháp nếu định
Nay sao có thể đắc.

*Các pháp nếu có tánh định, thì bốn quả Sa-môn trước giờ chưa đắc nay làm sao có thể chứng đắc.
-Nếu có thể chứng đắc thì tánh của các pháp không định.
Lại nữa,

Nếu không có bốn quả
Thì không người đắc hướng
Vì không có tám Thánh
Tức không có Tăng bảo.

*Vì không có bốn quả Sa-môn, nên không có người chứng đắc quả và người hướng đến chứng đắc quả.
-Do không có tám bậc Hiền Thánh ấy, nên không có Tăng bảo.
-Nhưng kinh nói tám bậc Hiền Thánh gọi là Tăng bảo.

Lại nữa,

Không có bốn Thánh đế
Cũng không có Pháp bảo
Không Pháp bảo, Tăng bảo
Làm sao có Phật bảo.

*Hành bốn Thánh đế chứng đắc pháp Niết-bàn.
-Nếu không có bốn Thánh đế thì không có Pháp bảo.
-Nếu không có Tăng bảo, Pháp bảo thì làm sao có Phật bảo?
-Ông dùng các nhân duyên như thế để “nói các pháp có tánh định (có tự tánh), tức là hủy hoại Tam bảo.”
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.

Hỏi: Luận chủ tuy phá bỏ các pháp, nhưng đạo rốt ráo là quả vị Chánh đẳng Bồ-đề Vô thượng phải có. Nhân nơi đạo ấy nên gọi là Phật chăng?
Đáp: Ông nói tức không nhân
Bồ-đề mà có Phật
Cũng lại không nhân Phật
Mà có quả Bồ-đề.
*Ông nói các pháp có tánh định (tự tánh), thì không thể “nhân nơi Bồ-đề có Phật”, “không nhân nơi Phật có Bồ-đề”, vì hai tánh ấy là thường định.
Lại nữa,
Tuy lại siêng tinh tấn
Tu hành đạo Bồ-đề
Nếu trước không Phật tánh
Thì không thể thành Phật.
*Do trước không có tánh, như sắt không có tánh vàng, thì tuy dùng đủ cách luyện nấu cũng không thành vàng.
Lại nữa,
Nếu các pháp chẳng không
Không người tạo tội phước
Chẳng không thì tạo gì
Vì tánh ấy là định.
*Nếu các pháp chẳng không (tự tánh), thì trọn không có người tạo tội phước. Vì sao?
-Vì tánh của tội phước trước đã định, lại không có tác nghiệp và tác giả.
Lại nữa,
Ông ở trong tội phước
Cho không sinh quả báo
Tức là lìa tội phước
Mà có các quả báo.
*Theo ông, đối với nhân duyên của tội phước đều không có quả báo.
-Vậy có thể lìa nhân duyên của tội phước là có quả báo. Vì sao?
-Vì quả báo không đợi phải có nhân mới sinh ra.


Hỏi: “Lìa tội phước” có thể “không có quả báo thiện ác”, chỉ từ “tội phước” “nên có” “quả báo thiện ác chăng”?
Đáp:
Nếu cho từ tội phước
Mà sinh ra quả báo
Quả từ tội phước sinh
Vì sao nói chẳng không.
*Nếu “lìa tội phước” không có “quả thiện ác”, như vậy làm sao nói quả chẳng không.
-Nếu như vậy thì “lìa tác nghiệp, tác giả” tức “không có tội phước”.
-Thế nên ông trước nói các pháp chẳng không, việc ấy là không đúng.
Lại nữa,
Ông phá tất cả pháp
Các nhân duyên nghĩa không
Tức phá nơi thế gian
Các pháp hiện có khác.
*Ông nếu phá nghĩa đệ nhất không [tự tánh] của pháp do nhân duyên sinh tức là phá hết thảy pháp thế tục. Vì sao?
Nếu phá nơi nghĩa không
Tức nên không tạo tác
Không tạo mà có tạo
Không tạo gọi tác giả.
*“Nếu phá nghĩa không [tự tánh]” thì tất cả “quả đều không có tạo tác, không có nhân”.
-Lại không tạo mà [sẵn] có tạo.
-Lại, “tất cả tác giả đều không [tự tánh]” nên “có đối tượng hành tác”.
-Lại, “lìa tác giả” tức “nên có nghiệp, có quả báo, có người thọ quả báo”.
-Nhưng các việc ấy đều không đúng,
-Vì thế không nên phá bỏ không [tự tánh].
Lại nữa,
Nếu có tánh quyết định (nếu có tự tánh)
Vô số tướng thế gian
Tức chẳng sinh chẳng diệt
Thường trụ không biến hoại.
*Nếu các pháp có tánh định, thì vô số tướng của thế gian như trời, người, súc sinh, vạn vật đều nên chẳng sinh chẳng diệt, thường trụ không hoại. Vì sao?
-Vì đã có thật tánh không thể biến đổi.
-Nhưng hiện thấy vạn vật mỗi mỗi đều có tướng đổi khác, sinh diệt biến dịch.
-Thế nên các pháp không thể có tánh định (các pháp không thể có tự tánh).
Lại nữa,
Nếu không có nghĩa không [tự tánh]
Chưa đắc, không thể đắc
Cũng không đoạn phiền não
Cũng không có khổ hết.
*“Nếu không có pháp không [tự tánh]” tức “đối với các công đức hiện có của thế gian và xuất thế gian, người chưa có được đều không thể có được, cũng không có người đoạn trừ phiền não, cũng không có việc khổ hết”. Vì sao?
-Vì do có tánh định. (vì có tự tánh)
Thế nên trong kinh nói:
Nếu thấy pháp nhân duyên
Tức có thể thấy Phật
Thấy khổ, tập, diệt, đạo.
*Nếu người thấy tất cả pháp từ các duyên sinh, thì người ấy có thể thấy pháp thân Phật, tăng thêm trí tuệ, thấy bốn Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.
-Thấy bốn Thánh đế chứng đắc bốn Thánh quả, dứt hết các phiền não.
-Do thế, không nên phá nghĩa không [tự tánh].
-Nếu phá nghĩa không [tự tánh] tức là phá pháp nhân duyên, phá pháp nhân duyên tức là phá Tam bảo.
-Nếu phá Tam bảo tức là tự phá mình.
Căn Bản Trung Quán Luận Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Nagarjuna.jpg


Phẩm thứ 18: QUÁN VỀ PHÁP
(Gồm 12 kệ)
Hỏi: Nếu các pháp đều rốt ráo không, không sinh không diệt, gọi là thật tướng của các pháp, vậy làm sao ngộ nhập?
Đáp: Diệt tâm chấp ngã và ngã sở, nên được trí tuệ nhận biết hết thảy pháp là không, không có ngã, đó gọi là ngộ nhập.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Làm sao nhận biết các pháp vô ngã?
Đáp: Nếu ngã là năm ấm
Ngã tức là sinh diệt
Nếu ngã khác năm ấm
Không phải tướng năm ấm.
Nếu như không có ngã
Thì đâu có ngã sở
Vì diệt ngã, ngã sở
Gọi được trí vô ngã.
Người được trí vô ngã
Tức gọi là thật quán
Người được trí vô ngã
Người ấy là hy hữu.
Trong ngoài ngã, ngã sở
Diệt hết không còn gì
Nên các thọ cũng diệt
Thọ diệt tức thân diệt.
Do nghiệp, phiền não diệt
Gọi đó là giải thoát
Nghiệp, phiền não không thật
Nhập không, hý luận diệt.
Chư Phật hoặc nói ngã
Hoặc nói về vô ngã
Trong thật tướng các pháp
Không ngã, không vô ngã.
Thật tướng của các pháp
Tâm hành, ngôn ngữ dứt
Không sinh cũng không diệt
Tịch diệt như Niết-bàn.
Tất cả thật chẳng thật
Cũng thật cũng chẳng thật
Chẳng thật chẳng chẳng thật
Đó gọi pháp chư Phật.
Tự biết không theo người
Tịch diệt không hý luận
Không khác không phân biệt
Đó tức là tướng thật.
Nếu pháp từ duyên sinh
Chẳng tức, chẳng khác nhân
Thế nên gọi thật tướng
Chẳng đoạn cũng chẳng thường.
Chẳng một cũng chẳng khác
Chẳng thường cũng chẳng đoạn
Đó gọi chư Thế Tôn
Giáo hóa vị cam lồ.
Nếu Phật không xuất thế
Pháp Phật đã diệt tận
Trí chư Phật-bích-chi
Từ nơi xa lìa sinh.
*Có người nói thần ngã có hai thứ:
- Hoặc năm ấm tức là ngã.
-Hoặc lìa năm ấm có ngã.
-Nếu năm ấm tức là ngã, thì ngã ấy tức là tướng sinh diệt,
-Như trong kệ nói: Nếu ngã là năm ấm, Tức là tướng sinh diệt. Vì sao?
-Vì sinh rồi hoại diệt.
-Do tướng sinh diệt nên năm ấm là vô thường.
-Như năm ấm vô thường, thì hai pháp sinh diệt cũng là vô thường. Vì sao?
-Vì sinh diệt cũng sinh rồi hoại diệt, nên vô thường.
-Ngã nếu là năm ấm, vì năm ấm vô thường nên ngã cũng tức là vô thường theo tướng sinh diệt.
-Nhưng chỉ là việc ấy không đúng.
-Nếu lìa năm ấm có ngã, thì ngã tức không có tướng năm ấm.
-Như trong kệ nói:
Nếu ngã khác năm ấm,
Thì không tướng năm ấm.
-Nhưng lìa năm ấm lại không có pháp.
-Nếu lìa năm ấm có pháp, thì do tướng gì pháp gì mà có?
-Nếu cho ngã như hư không, lìa năm ấm mà có, thì cũng không đúng. Vì sao?
-Như trong phẩm Quán sáu chủng đã phá về tướng hư không.
-Không có pháp nào mới gọi là hư không.
-Nếu cho do có tin nên có ngã, việc ấy cũng không đúng. Vì sao?
-Vì tin có bốn thứ:
(1) Việc hiện trước mắt đáng tin.
(2) Do so sánh nhận biết nên đáng tin. Như thấy khói nhận biết là có lửa.
(3) Do thí dụ nên đáng tin. Như đất nước không có thâu thạch thì dùng vàng để dụ.
(4) Lời của Hiền Thánh nói đáng tin.
-Như nói có địa ngục, có trời, có châu Uất-đơn-việt (Châu Bắc-câu-lô) tuy không trông thấy nhưng tin lời Thánh nên biết có.
-Còn ngã này đều không nằm trong bốn thứ tin kia.
-Nơi sự việc hiện thấy không có.
-Trong so sánh nhận biết cũng không có. Vì sao?
-Vì so sánh nhận biết là trước đã thấy sau mới so sánh nhận biết.
-Như người trước thấy lửa có khói, nên sau chỉ thấy khói tức biết có lửa.
-Còn nghĩa của ngã thì không như vậy.
-Có ai trước thấy ngã cùng với năm ấm hợp, sau nhân thấy năm ấm nên biết có ngã.
-Hoặc cho có ba cách so sánh để nhận biết:
(1) Như gốc.
(2) Như phần tàn dư.
(3) Cùng trông thấy.
-Như gốc: Là như trước thấy lửa có khói, nay thấy khói nhận biết như gốc là có lửa.
-Như phần tàn dư: Là như nấu cơm, một hạt chín, nên biết các hạt còn lại cũng chín.
-Cùng trông thấy: Là như mắt thấy người từ chỗ này đi đến chỗ kia, cũng thấy người ấy đi.
-Mặt trời cũng như thế. Từ phương Đông hiện ra đi đến phương Tây, tuy không thấy nó đi, nhưng do người có tướng đi nên biết mặt trời cũng có đi.
-Như vậy những tri giác khổ vui, ưa ghét, cũng phải có chỗ nương dựa,
-Như thấy dân chúng thì biết tất là nương dựa nơi vua.
-Ba cách so sánh ấy đối với ngã đều không đúng. Vì sao?
-Vì như ông nói cùng nhau tin: Vì trước thấy người hợp với pháp đi nên đến được phương khác, nên sau thấy mặt trời từ Đông sang Tây nên biết mặt trời có đi.
-Nhưng thực tế không có ai vì trước thấy năm ấm cùng với ngã hợp,
-Nên sau nhân thấy năm ấm nên biết có ngã?
-Vì thế theo cách so sánh cùng nhận biết cũng không có ngã.
-Trong lời Thánh nhân nói cũng không có ngã. Vì sao?
-Vì lời Thánh nhân nói đều trước do mắt thấy sau mới nói.
-Lại, các Thánh nhân nói những việc khác đáng tin, nên biết như nói về địa ngục v.v... cũng đáng tin, nhưng về ngã thì không như vậy.
-Không có việc trước thấy ngã rồi sau nói về ngã.
-Do đó tìm ngã theo trong các thứ tin như bốn trường hợp nêu trên đều không thể có được.
-Vì tìm ngã không thể có được nên ngã không có, vì thế lìa năm ấm không riêng có ngã.
-Lại nữa, trong phẩm Quán sáu căn đã nói:
-Thấy, người thấy, vật được thấy, đều bị phá, nên ngã cũng bị phá bỏ như vậy.
-Lại, mắt thấy pháp thô hãy còn không được, huống gì là những nhớ tưởng hư vọng v.v… mà thấy có ngã.
-Vì thế nên biết là không có ngã.
-Nhân có ngã nên có ngã sở, nếu không có ngã thì không có ngã sở.
-Do tu tập tám Thánh đạo phần diệt trừ nhân duyên của ngã và ngã sở, nên được trí tuệ quyết định không có ngã, ngã sở.
-Lại, không có ngã, ngã sở, đối với đệ nhất nghĩa cũng không thể có được.
-Người có trí nhận biết không có ngã, ngã sở, nên có thể thấy các pháp đúng thật.
-Hàng phàm phu do bị ngã, ngã sở ngăn che mắt tuệ, nên không thể thấy chân thật.
-Nay Thánh nhân không có ngã, ngã sở nên các phiền não cũng diệt.
-Các phiền não diệt nên có thể thấy thật tướng của các pháp.
-Ngã, ngã sở bên trong, bên ngoài diệt, nên các thọ cũng diệt.
-Các thọ diệt nên vô lượng thân sau đều diệt. Đó gọi là Niết-bàn vô dư.
---------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Thế nào là Niết-bàn hữu dư?
Đáp: Các phiền não và nghiệp diệt nên gọi là tâm được giải thoát.
-Các phiền não nghiệp ấy đều từ nhớ tưởng phân biệt sinh, không có thật.
-Các nhớ tưởng, phân biệt đều từ hý luận sinh.
-Đạt được thật tướng của các pháp rốt ráo không thì các hý luận tức diệt.
-Đó gọi là nói về Niết-bàn hữu dư.
-Pháp thật tướng như vậy, Phật dùng Nhất thiết trí quán xét căn cơ của chúng sinh, mỗi mỗi vì họ thuyết giảng.
-Có khi nói có ngã, có khi nói vô ngã.
-Nếu đối với người tâm chưa thuần thục, chưa có phần Niết-bàn, không nhận biết sợ tội, thì Phật vì họ nói có ngã.
-Hoặc đối với người đắc đạo, nhận biết các pháp không, chỉ giả gọi là ngã, thì Đức Phật nói ngã, cũng không có lỗi.
-Lại, đối với người có phước đức như bố thí, trì giới v.v... biết chán lìa khổ não của sinh tử, nhưng sợ Niết-bàn tịch diệt vĩnh viễn,
-Thì Phật vì họ giảng nói các pháp vô ngã, chỉ do nhân duyên hòa hợp, khi sinh là không sinh, khi diệt là không diệt.
-Thế nên vì họ nói vô ngã, chỉ giả danh nói có ngã.
-Lại, đối với người đắc đạo nhận biết vô ngã, không rơi vào đoạn diệt, nên nói vô ngã, cũng không có lỗi. Vì vậy trong kệ nói:
Chư Phật nói có ngã,
Cũng nói về vô ngã.
-Nếu ở trong chân thật thì không nói ngã, phi (chẳng) ngã.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Nếu vô ngã là thật, chỉ do thế tục nên nói có ngã, thì có lỗi gì?
Đáp: “Nhân phá pháp ngã” nên có vô ngã, chứ ngã quyết định không thể có được, huống gì là vô ngã.
-“Nếu quyết định có vô ngã” tức là “đoạn diệt”, sinh khởi tham chấp.
-Như trong Kinh Bát Nhã nói: “Bồ- tát không hành nơi hữu ngã, không hành nơi vô ngã”.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Nếu không nói ngã, phi ngã (chẳng ngã), không, chẳng không, thì pháp Phật nói cái gì?
Đáp: Phật nói thật tướng của các pháp.
-Trong thật tướng thì không có đường ngôn ngữ diệt các tâm hành.
-Tâm do duyên giữ tướng sinh, vì quả báo của nghiệp đời trước nên có, tâm ấy không thể thấy các pháp như thật, thế nên nói tâm hành diệt.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Nếu tâm của các phàm phu không thể thấy đúng thật, nhưng tâm Thánh nhân thì có thể thấy được thật tướng. Vì sao nói tất cả tâm hành diệt?
Đáp: Thật tướng của các pháp tức là Niết-bàn.
-Niết-bàn gọi là diệt. Diệt ấy là hướng tới Niết-bàn nên cũng gọi là diệt.
-Nếu “tâm là thật đâu cần tu ba môn giải thoát là không, vô tướng, vô nguyện”, và trong các thiền định vì sao cho “định diệt tận là bậc nhất”?
-Lại cuối cùng cũng quy về Niết-bàn vô dư.
-Do thế nên biết tất cả tâm hành đều là hư dối, vì hư dối nên diệt.
-Thật tướng của các pháp là vượt ngoài các tâm số pháp, không sinh không diệt, tướng tịch diệt như Niết-bàn.
----------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Trong kinh nói các pháp từ xưa nay tướng tịch diệt tức là Niết-bàn, vì sao đây lại nói là như Niết-bàn?
Đáp: Người chấp trước pháp phân biệt pháp có hai thứ:
-Là pháp thế gian và pháp Niết-bàn.
-Nói Niết-bàn là tịch diệt chứ không nói thế gian là tịch diệt.
-Trong Luận này nói tánh của tất cả pháp là không, là tướng tịch diệt.
-Vì người chấp trước pháp không hiểu rõ nên lấy Niết-bàn làm dụ.
-Như ông nói tướng Niết-bàn là không, là vô tướng, tịch diệt, không hý luận, thì hết thảy pháp thế gian cũng như vậy.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Nếu Phật không nói ngã, phi ngã (chẳng ngã), các tâm hành diệt, đường ngôn ngữ dứt, thì làm sao khiến mọi người nhận biết được thật tướng của các pháp?
Đáp: Chư Phật có vô lượng diệu lực phương tiện nhận biết các pháp không có tướng quyết định, nhưng vì hóa độ chúng sinh nên hoặc nói tất cả thật, hoặc nói tất cả không thật, hoặc nói tất cả thật không thật, hoặc nói tất cả không phải thật không phải không thật.
-Tất cả thật: Là suy tìm đạt đến thật tánh của các pháp, đều hội nhập nơi đệ nhất nghĩa, một tướng bình đẳng đó là vô tướng.
-Như các dòng nước, màu sắc, mùi vị khác nhau, khi vào biển cả thì đồng một sắc một vị.
-Tất cả không thật: Là các pháp khi chưa hội nhập nơi thật tướng, phân biệt quán xét mỗi mỗi pháp đều không thật có, chỉ do các duyên hòa hợp nên có.
-Tất cả thật không thật: Là chúng sinh có ba hạng trên, giữa, dưới.
-Hạng trên xem tướng của các pháp không phải thật không phải không thật.
-Hạng giữa xem tướng của các pháp tất cả thật, tất cả không thật.
-Hạng dưới trí lực cạn nên xem tướng của các pháp một ít thật một ít không thật.
-Xem Niết-bàn là pháp vô vi không hoại nên thật.
-Xem sinh tử là pháp hữu vi hư giả nên không thật.
-Tất cả không phải thật không phải không thật:
-Là vì phá thật không thật, nên nói chẳng phải thật chẳng phải không thật.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Ở các xứ khác, Đức Phật nói là xa lìa không phải có, không phải không. Sao ở đây nói không phải có, không phải không là lời Phật dạy?
Đáp: *Ở xứ khác vì phá bốn lớp tham chấp nên nói như thế.
-Còn trong Luận này thì bốn câu ấy không có hý luận, nghe Phật nói thì đắc đạo.
-Thế nên nói không phải thật, không phải không thật.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Nhận biết Phật vì nhân duyên nên nói bốn câu ấy. Lại, người nhận biết được thật tướng của các pháp là do tướng gì để có thể nhận biết? Lại, thế nào là thật tướng?
Đáp: *Là nếu có thể không theo người khác.
-Không theo người khác là tuy nếu gặp ngoại đạo hiện thần thông nói:
-Đây là đạo lý, đây là “phi đạo” (chẳng đạo), thì tự tin nơi tâm mình không theo lời họ.
-Cho đến thấy họ biến hiện thân, tuy không nhận biết đó không phải là Phật, nhưng vì đã khéo hiểu rõ về thật tướng nên tâm không xoay chuyển.
-Trong đây, không có pháp có thể lấy, có thể bỏ, nên gọi là tướng tịch diệt.
-Vì tướng tịch diệt nên không hý luận và không có đối tượng hý luận.
-Hý luận có hai: Một là ái luận. Hai là kiến luận.
-Ở đây không có hai thứ hý luận ấy.
-Hai thứ hý luận không có, nên không có nhớ tưởng phân biệt. Không có tướng khác theo nhớ tưởng phân biệt, đó gọi là thật tướng.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Nếu các pháp đều không há không rơi vào đoạn diệt chăng? Lại, nếu chẳng sinh chẳng diệt thì hoặc rơi vào thường kiến chăng?
Đáp: Không phải vậy.
-Trên đã nói thật tướng là không hý luận, tâm tướng tịch diệt, dứt đường ngôn ngữ.
-Ông nay còn tham vướng chấp giữ tướng, đối với pháp thật tướng còn có lỗi thấy đoạn, thường.
-Người tỏ ngộ được thật tướng nói các pháp từ các duyên sinh, “không tức là nhân” “cũng không khác nhân”.
-Vì vậy là không đoạn vô thường.
-Nếu quả khác với nhân tức là đoạn.
-Nếu quả không khác với nhân là thường.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Nếu hiểu như vậy thì có lợi ích gì?
Đáp: *Nếu người hành đạo có thể thông đạt được nghĩa ấy, tức đối với tất cả pháp không thấy một, không thấy khác, không thấy đoạn, không thấy thường.
-Được như vậy thì có thể diệt các phiền não hý luận, thường được sự an vui nơi Niết-bàn.
-Do vậy nói chư Phật dùng vị cam lồ giáo hóa chúng sinh.
-Như thế gian nói được uống nước cam lồ của trời thì không bị già bệnh chết, không có các sự suy não.
-Pháp thật tướng này là vị cam lồ đích thật.
-Phật nói thật tướng có ba loại:
-Nếu đạt được thật tướng của các pháp, dứt trừ các phiền não, gọi là pháp Thanh văn.
-Nếu sinh tâm đại bi phát tâm vô thượng, gọi là Đại thừa.
-Hoặc vào thời kỳ không có Phật ra đời và gặp thời không có pháp Phật, hàng Phật-bích-chi nhân ưa chuộng cảnh giới tịch tĩnh nên phát sinh trí.
-Hoặc Phật độ chúng sinh rồi vào Niết-bàn vô dư, pháp để lại cũng diệt tận, đời trước nếu có người đắc đạo nên được đạo, do quán chút ít về nhân duyên chán lìa, một mình đi vào rừng núi, xa lìa cảnh giới ồn náo mà đắc đạo, đó gọi là Phật-bích-chi.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Phẩm thứ 12: QUÁN VỀ KHỔ​
(Gồm 10 kệ)
Có người nói: Tự tạo cùng tha tạo
Cùng tạo, không nhân tạo
Nói các khổ như vậy
Nơi quả tức không đúng.
*Có người nói: Khổ não do tự mình tạo, hoặc nói do người khác tạo, hoặc nói cũng tự mình tạo cũng do người khác tạo. Hoặc nói không có nhân tạo ra khổ.
-Bốn thứ tạo ra khổ như vậy đối với quả khổ đều không đúng.
-Vì chúng sinh do các duyên nên gây ra khổ.
-Nhàm chán khổ, muốn cầu tịch diệt, không biết nhân duyên đích thực của khổ, nên mới có bốn thứ hiểu không đúng như trên.
-Thế nên nói đối với quả khổ đều không đúng. Vì sao?
Khổ nếu tự mình tạo
Thì không từ duyên sinh
Nhân vì có ấm này
Mà có ấm kia sinh.
*Nếu khổ do tự mình tạo thì không phải từ các duyên sinh ra.
-Do tự tức là từ tự tánh sinh ra, việc ấy là không đúng. Vì sao?
-Vì nhân nơi thân năm ấm trước nên có thân năm ấm sau sinh.
- Vì vậy thân năm ấm khổ, không được tự tại.

Hỏi: Nếu nói do thân năm ấm trước tạo ra thân năm ấm này, đó là do người khác tạo?
Đáp: *Việc ấy là không đúng. Vì sao?
Nếu cho năm ấm này
Khác với năm ấm kia
Như thế tức nên nói
Khổ do người khác tạo.
*Nếu thân năm ấm này so với thân năm ấm trước khác nhau, hay thân năm ấm trước so với thân năm ấm này khác nhau, thì có thể nói khổ do người khác tạo.
-Như chỉ với vải khác nhau nên có thể lìa chỉ có vải.
-Nếu lìa chỉ không có vải, tức vải không khác chỉ.
-Như vậy, thân năm ấm kia khác với thân năm ấm này, thì có thể lìa thân năm ấm này có thân năm ấm kia.
-Nếu lìa thân năm ấm này không có thân năm ấm kia, tức thân năm ấm này không khác thân năm ấm kia.
-Do vậy không nên nói khổ từ người khác tạo ra.

Hỏi: Tự tạo ra là người, người tự tạo khổ, rồi tự nhận lấy khổ?
Đáp: Nếu người tự tạo khổ
Lìa khổ đâu có người
Mà cho là người kia
Có thể tự tạo khổ.
*Nếu cho người tự tạo khổ, vậy lìa khổ của thân năm ấm, thì riêng ở xứ nào có người mà có thể tự tạo khổ để có thể nói đó là người tạo nhưng không thể nói được.
-Vì thế nên biết khổ không phải do người tự tạo.
-Hoặc cho người này không tự tạo khổ, nhưng người khác tạo ra khổ đem đến cho người này thì cũng không đúng. Vì sao?
Nếu khổ, người khác tạo
Đem đến cho người này
Nên nếu lìa nơi khổ
Đâu có người thọ khổ.
*Nếu người khác tạo ra khổ đem đến trao cho người này, vậy nếu lìa năm ấm này thì đâu có người ấy để thọ khổ.
Lại nữa,
Khổ nếu người kia tạo
Đem trao cho người này
Lìa khổ đâu có người
Có thể trao khổ ấy.
*Nếu cho người kia tạo ra khổ đem đến trao cho người này, vậy lìa khổ của năm ấm thì đâu có người kia tạo khổ đem đến cho người này.
-Nếu có việc ấy hãy nên nói rõ tướng của nó.
Lại nữa,
Tự tạo nếu không thành
Sao người kia tạo khổ
Nếu người kia tạo khổ
Cũng tức là tự tạo.
*Theo vô số nhân duyên suy tìm thì khổ do tự mình tạo không thành để nói do người khác tạo cũng không đúng. Vì sao?
-Vì kia đây cùng đối đãi nhau mới thành.
-Nếu người kia tạo khổ, thì đối với chính họ cũng gọi là tự tạo khổ.
-Tự tạo khổ thì trước đã phá.
-Ông đã nhận lý tự tạo khổ không thành, nên nói người khác tạo cũng không thành.
Lại nữa,
Khổ không gọi tự tạo
Pháp không tự tạo pháp
Kia không có tự Thể
Đâu có kia tạo khổ.
*Tự tạo khổ không đúng. Vì sao?
-Vì như lưỡi đao không thể tự cắt nó.
-Như vậy pháp không thể tự tạo ra pháp.
-Thế nên khổ không thể tự tạo ra khổ.
-Khổ do người khác tạo cũng không đúng. Vì sao?
-Vì lìa khổ thì không có tự tánh của người kia.
-Nếu lìa khổ mà có tự tánh của người kia thì mới có thể nói người kia tạo ra khổ.
-Nhưng người kia cũng tức là khổ thì làm sao khổ tự tạo ra khổ.

Hỏi: Nếu tự tạo và người khác tạo không đúng thì có thể cùng tạo chăng?
Đáp: Nếu đây kia khổ thành
Nên có cùng tạo khổ
Đây kia hãy còn không
Huống gì không nhân tạo.
*Tự tạo, người khác tạo hãy còn có lỗi, huống gì là không có nhân tạo, không có nhân mà tạo ra khổ lại càng nhiều lỗi, như trong phẩm tác nghiệp, tác giả đã nói rõ.
Lại nữa,
Không chỉ nói nơi khổ
Bốn thứ nghĩa không thành
Tất cả vạn vật ngoài
Bốn nghĩa cũng không thành.
*Trong pháp Phật tuy nói năm thọ ấm là khổ, nhưng có ngoại đạo cho khổ thọ là khổ.
-Vì thế nên nói:
Không chỉ nói nơi khổ,
-Bốn thứ nghĩa không thành (khổ tự tạo, người khác tạo, cùng tạo và không nhân tạo), mà hết thảy vạn vật bên ngoài như đất, nước, núi, cây v.v... cũng đều không thành.

 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
61e4d25645d28f72899b22e8274a2fac.jpg

Phẩm thứ 2: QUÁN VỀ ĐI ĐẾN
(Gồm 25 kệ)
Hỏi: Thế gian mắt thấy ba thời có hành tác. Thời đã đi, thời chưa đi, thời đang đi. Vì có hành tác ấy nên biết có các pháp.
Đáp: Đã đi không có đi
Chưa đi cũng không đi
Lìa đã đi, chưa đi
Khi đi cũng không đi.
*Đã đi không có đi, vì đã đi rồi.
-Nếu lìa đi có hành tác đi, việc ấy là không đúng.
-Chưa đi cũng không đi, vì chưa có pháp đi.
-Còn lúc đang đi là một nửa đi một nửa chưa đi, vì không lìa đã đi và chưa đi. (Nên cũng không có đi).

Hỏi: Xứ động tức có đi
Ở đấy lúc có đi
Chẳng phải đã chưa đi
Nên khi đi là đi.
*Tùy theo chỗ hành tác cất bước, ở đấy nên có đi. Mắt thấy trong khi đi có hành tác đi, còn trong khi đã đi thì hành tác đi đã diệt, trong khi chưa đi thì chưa có hành tác đi. Vì thế nên biết khi đang đi là có đi.
Đáp: Làm sao khi đang đi
Mà lại có pháp đi
Nếu lìa nơi pháp đi
Lúc đi không thể có.
*Trong khi đi có pháp đi, việc ấy là không đúng. Vì sao?
-Vì lìa pháp đi thì khi đi không thể có được.
-Nếu lìa pháp đi mà có khi đi thì nên nói trong lúc đi có đi, như trong hộp có trái cây.
Lại nữa,
Nếu nói khi đi đi
Người ấy tức có lỗi
Lìa đi có khi đi
Khi đi một mình đi.
*Nếu cho trong sự đã đi, chưa đi không có đi, khi đang đi thật có đi, thì người nói ấy tức có lỗi, vì nếu lìa pháp đi mà có thời gian đi, đó là không cùng nhân đối đãi. Vì sao?
-Vì nếu nói khi đi có đi, đó tức là hai, nhưng thật sự không phải.
-Thế nên không được nói lìa đi có thời gian đi.
Lại nữa,
Nếu khi đi có đi
Thì có hai loại đi
Một gọi là khi đi
Hai là đi khi đi.
*Nếu cho trong khi đang đi có đi là có lỗi.
-Đó là có hai thứ đi khác nhau:
-Một là nhân đi nên có khi đi.
-Hai là trong khi đi có đi.

Hỏi: Nếu có hai thứ đi thì có lỗi gì?
Đáp: Nếu có hai pháp đi
Tức có hai người đi
Do lìa nơi người đi
Pháp đi không thể được.
*Nếu có hai pháp đi, tức có hai người đi. Vì sao?
-Vì nhân nơi pháp đi nên có người đi.
-Vậy một người mà có hai thứ đi, thành hai người đi, việc ấy là không đúng.
-Thế nên khi đi cũng không có đi.

Hỏi: Lìa người đi không có pháp đi là có thể như thế. Nay trong ba thời quyết định là có người đi chăng?
Đáp: Nếu lìa nơi người đi
Pháp đi không thể được
Do không có pháp đi
Sao có người đi được.
*Nếu lìa nơi người đi thì pháp đi không thể có được.
-Vậy nay vì sao ở trong pháp không đi lại nói trong ba thời quyết định có người đi?
Lại nữa,
Người đi tức không đi
Người không đi, không đi
Lìa người đi, không đi
Không người thứ ba đi.
*Không có người đi. Vì sao?
-Vì nếu có người đi tức có hai loại:
Hoặc người đi.
Hoặc người không đi.
*Nếu lìa hai loại đó ra thì không có loại người đi thứ ba.

Hỏi: Nếu người đi đi thì có lỗi gì?
Đáp: Nếu nói người đi đi
Vì sao có nghĩa ấy
Nếu lìa nơi pháp đi
Người đi không thể được.
*Nếu cho nhất định có người đi dùng pháp đi, việc này là không đúng. Vì sao?
-Vì lìa pháp đi thì người đi không thể có được.
-Nếu lìa người đi, nhất định có pháp đi.
-Tức người đi có thể dùng pháp đi.
-Nhưng thật sự thì không như vậy.
Lại nữa,
Nếu người đi có đi
Tức có hai thứ đi
Một là người đi đi
Hai là pháp đi đi.
*Nếu cho người đi dùng pháp đi thì mắc hai lỗi:
-Ở trong một người đi mà có hai đi:
Một là do pháp đi thành người đi.
Hai là do người đi thành pháp đi.
*Nghĩa là người đi thành rồi, sau mới dùng đến pháp đi, việc ấy là không đúng.
-Thế nên trước nói trong ba thời nhất định có người đi dùng pháp đi, việc ấy là không đúng.
Lại nữa,
Nếu cho người đi đi
Người ấy tức có lỗi
Lìa đi có người đi
Nói người đi có đi.
*Nếu ai nói người đi dùng pháp đi thì người ấy có lỗi, vì cho lìa pháp đi có người đi. Vì sao?
-Vì nói người đi dùng pháp đi, thế là trước có người đi, sau mới có pháp đi. Việc ấy là không đúng.
-Vì thế trong ba thời không có người đi.
-Lại nữa, nếu nhất định có đi, có người đi, tức nên có sự phát khởi ban đầu, nhưng ở trong ba thời tìm sự phát động ấy đều không thể có được. Vì sao?
Trong đã đi không phát
Trong chưa đi không khởi
Trong khi đi không phát
Thì xứ nào phát khởi?
*Vì sao trong ba thời không có phát khởi?
Khi chưa phát không đi
Cũng không có đã đi
Cả hai cần phát khởi
Chưa đi sao có phát?
Không đi không chưa đi
Cũng lại không lúc đi
Tất cả không phát khởi
Do đâu mà phân biệt?
*Nếu người chưa phát khởi cất bước thì không có lúc đi, cũng không có đã đi.
-“Nếu có phát khởi thì phải phát khởi ở hai nơi là nơi đang đi và đã đi”, nhưng cả hai đều không đúng.
-Vì khi chưa đi nên chưa có phát khởi.
-Trong khi chưa đi thì đâu có phát khởi?
-Vì phát khởi không có nên không có đi.
-Không có đi nên không có người đi, đâu phân biệt được đã đi, chưa đi, đang đi.

Hỏi: Nếu không có đi, không có người đi, tức nên có trụ, người trụ?
Đáp: Người đi tức không trụ
Người không đi không trụ
Lìa người đi không đi
Không người thứ ba trụ.
*Nếu có trụ, có người trụ, thì phải là người đi trụ, hoặc người không đi trụ.
-Nếu lìa hai người ấy thì phải có người thứ ba trụ. Sự việc này là không đúng.
-Người đi thì không trụ, vì đi chưa ngừng.
-Trái với đi gọi là trụ.
-Người không đi cũng không trụ. Vì sao?
-Vì nhân nơi pháp đi diệt mới có trụ, còn không đi tức không trụ.
-Lìa người đi và người không đi lại không có người thứ ba trụ.
-Nếu có người thứ ba trụ, tức ở giữa người đi và người không đi.
-Vì thế không được nói người đi trụ.
Lại nữa,
Người đi nếu sẽ trụ
Làm sao có nghĩa này
Nếu nên lìa nơi đi
Người đi không thể được.
*Ông cho người đi trụ, việc ấy là không đúng. Vì sao?
-Vì lìa pháp đi, người đi không thể có được.
-Nếu người đi ở trong tướng đi, làm sao nên có trụ?
-Vì đi và trụ là trái nhau.
Lại nữa,
Đi chưa đi không trụ
Khi đi cũng không trụ
Pháp hành chỉ hiện có
Đều đồng với nghĩa đi.
*Nếu cho người đang đi trụ thì người ấy phải trụ trong khi đang đi, đã đi, chưa đi.
-Nhưng cả ba xứ ấy đều không có trụ.
-Thế nên ông nói người đi có trụ, việc ấy là không đúng.
-Như phá pháp đi và pháp trụ, thì phá pháp hành và pháp chỉ cũng như vậy.
-Hành là như từ hạt lúa nối tiếp đến mầm, chồi, lá v.v...
-Chỉ là hạt lúa diệt, nên mầm, chồi, lá diệt.
-Nối tiếp nên gọi là hành.
-Đoạn dứt nên gọi là chỉ.
-Lại như vô minh duyên các hành cho đến già chết, đó gọi là hành.
-Vô minh diệt nên các hành v.v… diệt, đó gọi là “chỉ” (dừng).

Hỏi: Ông tuy đã dùng nhiều môn phá bỏ đi và người đi, trụ và người trụ, nhưng mắt thấy có đi, có trụ chăng?
Đáp: *Những điều do mắt thịt thấy là không thể tin.
-Nếu thật sự có đi và người đi, vì do một pháp thành hay là do hai pháp thành, cả hai đều có lỗi. Vì sao?
Pháp đi tức người đi
Việc ấy là không đúng
Pháp đi khác người đi
Việc ấy cũng không đúng.
*Nếu pháp đi và người đi là một, việc ấy là không đúng.
-Pháp đi khác người đi, cũng không đúng.

Hỏi: Một và khác có lỗi gì?
Đáp: Nếu cho nơi pháp đi
Cũng tức là người đi
Thì người làm, việc làm
Việc ấy tức là một.
Nếu cho nơi pháp đi
Có khác với người đi
Lìa người đi có đi
Lìa đi có người đi.
*Như thế cả hai đều có lỗi như trên. Vì sao?
-Vì nếu pháp đi tức là người đi, như thế là rối loạn, phá nhân duyên, là nhân nơi đi nên có người đi, nhân nơi người đi nên có đi.
-Lại đi gọi là pháp, người đi gọi là người, thì người thường, pháp vô thường.
-Nếu người và pháp là một, thì cả hai cùng nên là thường, hoặc cả hai cùng nên là vô thường.
-Nói một, có lỗi như vậy.
-Nếu người và pháp khác nhau thì trái nhau:
-Chưa có pháp đi, nên có người đi.
-Chưa có người đi, nên có pháp đi, không cùng đợi nhau, nhờ nhau.
-Một pháp diệt nên một pháp còn lại.
-Nói người và pháp khác nhau cũng có lỗi như vậy.
Đi, người đi là hai
Nếu pháp một, khác thành
Hai môn đều không thành
Làm sao mà có thành.
*Nếu người đi và pháp đi là có, hoặc do một pháp thành, hay do khác pháp thành, cả hai đều không thể được, như trước đã nói không có pháp thứ ba thành.
-Nếu cho có thành, nên nói đó là nhân duyên thành, chứ không có đi, không có người đi.
-Nay sẽ nói lại:
Nhân đi biết người đi
Không thể dùng đi ấy
Trước không có pháp đi
Nên không người đi, đi.
*Theo do pháp nào để biết người đi?
-Người đi ấy không thể dùng pháp đi ấy. Vì sao?
-Vì khi chưa có đi và pháp đi thì không có người đi, cũng không có khi đi, đã đi, chưa đi.
-Như trước có người và có thành ấp, sau mới có chỗ đi đến.
-Còn pháp đi và người đi thì không như vậy.
-Vì người đi nhân nơi pháp đi mới thành.
-Pháp đi nhân nơi người đi mới thành.
Lại nữa,
Nhân đi biết người đi
Không thể dùng đi khác
Ở trong một người đi
Không có hai sự đi.
*Tùy nơi pháp đi nào để biết người đi?
-Người đi ấy không thể dùng pháp đi khác. Vì sao?
-Vì trong một người đi, không thể có được hai pháp đi.
Lại nữa,
Quyết định có người đi
Không thể dùng ba (thời) đi
Không quyết định người đi
Cũng không dùng ba (thời) đi.
Pháp đi định, bất định
Người đi không dùng ba (thời)
Thế nên đi, người đi
Nơi chốn đi đều không.
*Quyết định gọi là vốn thật có, không nhân nơi pháp đi sinh ra.
-Pháp đi tức là thân động.
-Ba thứ đi là chưa đi, đã đi và khi đi.
-Nếu quyết định có người đi thì tuy lìa pháp đi nên có người đi, không nên có trụ dừng.
-Do đó nói quyết định có người đi thì người đi không thể dùng ba thời đi.
-Nếu người đi không quyết định, không quyết định gọi là vốn thật không có, thì chỉ nhân nơi pháp đi được gọi là người đi.
-Do không có pháp đi nên không thể dùng ba thời đi (Chưa đi, đã đi, khi đi).
-Nhân nơi pháp đi nên có người đi.
-Nếu trước không có pháp đi thì không có người đi, làm sao nói không quyết định có người đi dùng ba thời đi.
-Như người đi thì pháp đi cũng như vậy.
-Nếu trước lìa người đi vẫn quyết định có pháp đi, tức không nhân nơi người đi mà có pháp đi.
-Vì thế người đi không thể dùng ba thời nơi pháp đi.
-Nếu quyết định không có pháp đi thì người đi dùng gì để đi?
-Tư duy quán sát như vậy, thì thấy pháp đi, người đi và nơi chốn đi, đều nhờ nhau đợi nhau mà thành.
-Nhân nơi pháp đi nên có người đi.
-Nhân nơi người đi nên có pháp đi.
-Và nhân nơi người đi cùng pháp đi đó nên có nơi chốn có thể đi, không thể nói là nhất định có, không thể nói là nhất định không.
-Thế nên quyết định biết ba pháp đều hư vọng, là không, không sở hữu, chỉ có tên giả, như huyễn như hóa.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Nagarjuna.jpg

Phẩm thứ 3: QUÁN VỀ SÁU TÌNH (Căn)
(Gồm 8 kệ)
Hỏi: Trong kinh nói có sáu căn. Đó là:
Mắt, tai cùng mũi, lưỡi
Thân, ý là sáu căn
Sáu căn như mắt v.v… này
Hành sáu trần như sắc v.v…
*Trong đây, mắt là căn bên trong, sắc là trần bên ngoài. Mắt có thể thấy sắc, cho đến ý là căn bên trong. Pháp là trần bên ngoài. Ý có thể nhận biết pháp.
Đáp: Không phải vậy. Vì sao?
Mắt ấy tức không thể
Tự thấy Thể của mình
Nếu không thể tự thấy
Làm sao thấy vật khác.
*Mắt ấy không thể thấy được tự Thể. Vì sao?
-Vì như đèn có thể tự chiếu, cũng có thể chiếu được vật khác.
-Mắt nếu là tướng thấy, thì mắt cũng có thể tự thấy và cũng nên thấy vật khác.
-Nhưng thật sự thì không như vậy.
Thế nên trong kệ nói:
Nếu mắt không tự thấy
Sao thấy được vật khác.

Hỏi: Mắt tuy không tự thấy nhưng có thể thấy vật khác. Như lửa có thể đốt vật khác nhưng không thể tự đốt?
Đáp: Lửa dụ tức không thể
Thành nơi mắt thấy pháp
Đi, chưa đi, khi đi
Đáp chung cho việc này.
*Ông tuy nêu dụ về lửa, nhưng không thể thành nơi mắt thấy pháp.
-Việc ấy đã giải đáp trong phẩm Đi Đến: Như trong khi đã đi thì không có đi.
-Trong khi chưa đi thì không có đi.
-Trong khi đang đi thì không có đi.
-Như vậy, lửa đã đốt, chưa đốt, đang đốt đều không có đốt.
-Như vậy, đã thấy, chưa thấy, đang thấy đều không có tướng thấy.
Lại nữa,
Thấy nếu khi chưa thấy
Thì không gọi là thấy
Nói thấy, có thể thấy
Việc ấy tức không đúng.
*Mắt chưa xúc đối sắc thì không thể thấy.
-Khi ấy không gọi là thấy.
-Nhân nơi xúc đối sắc mới gọi là thấy.
-Vì thế trong kệ nói: Khi chưa thấy không thấy, làm sao cho mắt thấy có thể thấy.
-Lại nữa, hai xứ đều không thấy pháp. Vì sao?
Thấy không thể có thấy
Chẳng thấy cũng không thấy
Nếu đã phá nơi thấy
Tức là phá người thấy.
*Cái thấy (kiến) không thể thấy. Trước đã nêu về lỗi.
-Chẳng phải thấy cũng không thấy, vì không có tướng thấy.
-Nếu không có tướng thấy làm sao có thể thấy?
-Pháp thấy không có nên người thấy cũng không có. Vì sao?
-Vì nếu lìa pháp thấy, có người thấy, thì người không có mắt cũng nên dùng các căn khác để thấy được.
-Nếu do pháp thấy thấy, thì trong cái thấy có tướng thấy, còn người thấy thì không có tướng thấy.
-Thế nên trong kệ nói:
Nếu đã phá nơi thấy
Tức là phá người thấy.
Lại nữa,
Lìa thấy không lìa thấy
Người thấy không thể được
Do không có người thấy
Sao có thấy, được thấy.
*Nếu có thấy thì người thấy tức không thành, nếu không thấy thì người thấy cũng không thành.
-Người thấy không có làm sao có thấy (chủ thể thấy) và được thấy (đối tượng được thấy).
-Nếu không có người thấy thì ai có thể dùng pháp thấy để phân biệt sắc bên ngoài.
Do đó trong kệ nói:
Do không có người thấy
Sao có thấy, được thấy.
Lại nữa,
Do thấy, được thấy không
Bốn pháp như thức… không
Các duyên như bốn thủ
Làm sao mà có được?
*Vì cái thấy và pháp được thấy không có, nên bốn pháp là thức, xúc, thọ, ái đều không có, vì ái không có nên mười hai nhân duyên phần như bốn thủ v.v… cũng không có.
Lại nữa,
Tai, mũi, lưỡi, thân, ý
Tiếng cùng với người nghe
Nên biết nghĩa như thế
Đều đồng như trên nói.
*Như pháp thấy và được thấy đều không, vì chúng thuộc các duyên nên không quyết định (không tự tánh).
-Ngoài ra, năm căn như tai v.v... và năm trần như tiếng v.v... nên biết cùng đồng một nghĩa như thấy và được thấy, nên không nêu riêng.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Nagarjuna.jpg

Phẩm thứ 4: QUÁN VỀ NĂM ẤM
(Gồm 9 kệ)
Hỏi: Kinh nói có năm ấm, việc ấy là thế nào?
Đáp: Nếu lìa nơi nhân sắc
Sắc tức không thể được
Nếu nên lìa nơi sắc
Thì nhân của sắc không.
*Nhân của sắc là như vải nhân nơi chỉ mà có, trừ chỉ ra thì không có vải, trừ vải ra thì không có chỉ. Vải như là sắc, chỉ là nhân.

Hỏi: Nếu lìa nhân của sắc mà có sắc thì có lỗi gì?
Đáp: Lìa nhân sắc có sắc
Sắc ấy tức không nhân
Không nhân mà có sắc
Điều đó tức không đúng.
*Như lìa chỉ mà có vải, vải ấy tức không có nhân, không nhân mà có pháp là việc thế gian chưa từng có.

Hỏi: Pháp Phật, pháp ngoại đạo, pháp thế gian đều có pháp không có nhân. Như trong pháp Phật nói có ba thứ vô vi, vô vi là thường nên không có nhân. Trong pháp ngoại đạo thì cho hư không, thời gian, phương hướng, thần, vi trần, Niết-bàn là thường. Còn pháp thế gian thì cho hư không, thời gian, phương hướng, không xứ nào là không có. Thế nên chúng là thường, thường thì không có nhân. Sao ông nói thế gian không có pháp nào không có nhân?
Đáp: *Những pháp không có nhân ấy chỉ có trên ngôn thuyết, còn tư duy phân biệt thì đều là không có.
-Nếu pháp từ nhân duyên có, thì không nên nói là không nhân.
-Nếu có pháp không từ nhân duyên, tức như tôi đã nói trên: “Là việc thế gian chưa từng có”.

Hỏi: Có hai thứ nhân: Một là nhân tác. Hai là nhân ngôn thuyết. Pháp không có nhân ấy là không có nhân tác, nhưng có nhân ngôn thuyết để người ta nhận biết?
Đáp: *Tuy có nhân ngôn thuyết, nhưng việc ấy là không đúng.
-Vì như hư không, như trong phẩm Sáu Chủng sau đây sẽ luận phá.
-Còn các sự khác đến phần sau sẽ luận phá.
-Lại nữa, việc hiện trước mắt hãy đều có thể phá, huống gì vi trần v.v… là pháp không thể thấy.
-Do đó nói có pháp không do nhân duyên sinh là việc thế gian chưa từng có.

Hỏi: Nếu lìa sắc mà có nhân của sắc thì có lỗi gì?
Đáp: Nếu lìa sắc có nhân
Tức là nhân không quả
Nếu nói nhân không quả
Tức không có điều đó.
*Nếu trừ quả của sắc, chỉ có nhân của sắc, thì đó là nhân không quả.

Hỏi: Nếu không quả mà có nhân thì có lỗi gì?
Đáp: *Không quả mà có nhân là điều thế gian không từng có. Vì sao?
-Vì do sinh quả nên gọi là nhân.
-Nếu không sinh quả sao gọi là nhân?
-Lại nữa, nếu trong nhân không quả, thì sao các vật lại không từ phi nhân sinh ra?
-Việc này như đã phá trong phẩm Quán Nhân Duyên.
-Thế nên không có nhân không quả.
Lại nữa,
Nếu đã có sắc rồi
Tức không dùng nhân sắc
Nếu đã không có sắc
Cũng không dùng nhân sắc.
*Hai xứ có nhân của sắc tức đều không đúng.
-Nếu trong nhân trước đã có sắc, thì không gọi là nhân của sắc.
-Nếu trong nhân trước không có sắc, cũng không gọi là nhân của sắc.

Hỏi: Nếu cả hai xứ đều không đúng, vậy chỉ có sắc không nhân thì có lỗi gì?
Đáp: Không nhân mà có sắc
Việc ấy trọn không đúng
Vì thế người có trí
Không nên phân biệt sắc.
*Nếu trong nhân có quả, trong nhân không quả, việc ấy hãy còn không thể có được huống gì là không nhân mà có sắc.
-Thế nên nói: “Không nhân mà có sắc,
Việc ấy trọn không đúng.
Vì thế người có trí,
Không nên phân biệt sắc”.
-Phân biệt gọi là phàm phu, do vô minh ái nhiễm, tham đắm sắc, sau đấy do tà kiến sinh tâm phân biệt hý luận nói trong nhân có quả, không có quả v.v... Nay ở trong đó tìm kiếm sắc không thể thủ đắc.
-Do đó, người trí không phân biệt.
Lại nữa,
Nếu quả giống nơi nhân
Việc ấy tức không đúng
Quả nếu không giống nhân
Việc ấy cũng không đúng.
*Nếu quả cùng nhân giống nhau, việc ấy là không đúng, vì nhân tế mà quả thô.
-Sắc và lực của nhân, quả đều khác.
-Như vải mà giống chỉ thì không gọi là vải, vì chỉ nhiều mà vải có một, nên không được nói nhân quả giống nhau.
-Nhưng nếu nhân quả không giống nhau thì cũng không đúng.
-Như chỉ gai không thể dệt thành lụa, chỉ thô không thể dệt thành vải mịn.
-Do đó không được nói nhân quả không giống nhau.
-Cả hai nghĩa đều không đúng, nên biết không có sắc, không có nhân của sắc.
Thọ ấm và tưởng ấm
Hành ấm và thức ấm
Cùng tất cả pháp khác
Đều đồng nơi sắc ấm.
*Bốn ấm (thọ, tưởng, hành, thức) và tất cả pháp cũng đều nên tư duy như vậy để luận phá.
Nay người tạo luận muốn khen ngợi nghĩa không nên nói kệ:
Nếu như có người hỏi
Lìa không mà muốn đáp
Tức là không thành đáp
Cùng đồng nơi nghi kia.
Nếu có người vấn nạn
Lìa không nêu lỗi kia
Thì không thành vấn nạn
Cùng đồng nơi người nghi.
*Nếu người nào trong khi nghị luận đều có chỗ chấp của mình, lìa nơi nghĩa không để hỏi đáp, thì đều không thành hỏi đáp, trái lại đồng nơi chỗ nghi với người kia.
-Như người này nói bình là vô thường, người kia hỏi lại vì sao vô thường?
-Nếu đáp vì từ nhân vô thường sinh thì đáp như vậy không gọi là đáp. Vì sao?
-Vì trong nhân duyên cũng nghi không biết là thường hay vô thường, thế là đồng với chỗ nghi của người kia.
-Nếu người vấn nạn muốn nói về lỗi kia, không dựa nơi nghĩa không mà nói các pháp vô thường, thì không gọi là vấn nạn. Vì sao?
-Vì người kia sẽ nói ông nhân nơi vô thường để phá cái thường của tôi, thì tôi cũng nhân nơi thường để phá vô thường của ông.
-Nếu thật vô thường thì không có nghiệp báo.
-Các pháp như mắt, tai v.v... sinh diệt trong từng niệm cũng không có phân biệt.
-Có các lỗi như vậy nên đều không thành vấn nạn, lại đồng với chỗ nghi của người kia.
-Nếu dựa nơi nghĩa không để phá thường thì không có lỗi đó. Vì sao?
-Vì người ấy không chấp giữ lấy tướng không.
-Thế nên nếu muốn hỏi muốn đáp, thường phải dựa nơi nghĩa không, huống gì là người muốn cầu tướng tịch diệt xa lìa các khổ lại không dựa nơi nghĩa không sao?
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Nagarjuna.jpg

Phẩm thứ 5: QUÁN VỀ SÁU CHỦNG
(Gồm 8 kệ)
Hỏi: Sáu chủng (Cũng gọi là sáu giới) đều có tướng nhất định. Do có tướng nhất định nên có sáu chủng chăng?
Đáp: Tướng không khi chưa có
Thì không pháp hư không
Nếu trước có hư không
Tức là không có tướng.
*Nếu khi chưa có tướng hư không, trước đã có pháp hư không:
-Thì hư không đó tức không tướng. Vì sao?
-Vì xứ không có sắc gọi là tướng hư không.
-Sắc là pháp tạo tác vô thường,
-Nếu khi sắc chưa sinh, chưa sinh thì không diệt, bấy giờ không có tướng hư không.
-“Nhân nơi sắc” nên có xứ “không sắc”, xứ không sắc ấy gọi là tướng hư không.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Nếu không có tướng mà có hư không thì có lỗi gì?
Đáp: Là pháp không có tướng
Tất cả xứ không có
Ở trong pháp vô tướng
Tướng tức không có tướng.
*Nếu ở trong “pháp thường vô thường” tìm pháp “vô tướng thì không thể có được”.
-Như Luận giả nói: “Là có là không” làm sao nhận biết đều có tướng?
-Nên sinh, trụ, diệt là tướng hữu vi.
-Không sinh, trụ, diệt là tướng vô vi.
-Hư không nếu không có tướng thì không có hư không.
-Nếu cho hư không “trước không có tướng”, nhưng sau “tướng cùng đến” thì cũng không đúng.
-Vì “nếu trước không có tướng” thì không có pháp để có thể làm tướng. Vì sao?
Trong có tướng, không tướng
Tướng tức không chỗ trụ
Lìa có tướng, không tướng
Xứ khác cũng không trụ.
*Ví như có đầu có sừng, đuôi thẳng có lông, dưới cổ bầu thòng xuống, đó gọi là tướng con bò.
-Nếu lìa các tướng ấy thì không có con bò.
-Nếu không có bò thì các tướng không có chỗ trụ.
-Thế nên nói ở trong pháp không tướng, tướng tức không chỗ hiện.
-Trong pháp có tướng, tướng cũng không trụ, vì trước đã có tướng.
-Như tướng lửa không trụ trong tướng nước,
-Vì trước đó nước đã có tướng.
-Lại nữa, nếu trong không tướng, tướng trụ:
-Tức là không có nhân.
-Không có nhân gọi là không có pháp.
-Nhưng có tướng là tướng chủ thể và tướng đối tượng,thường nhờ đối đãi nhau mà có.
-Lìa pháp có tướng, không tướng,
-Lại không có xứ thứ ba có thể có tướng.
Vì thế trong kệ nói:
Lìa có tướng, không tướng
Xứ khác cũng không trụ.
Lại nữa,
Vì pháp tướng không có
Pháp được tướng cũng không
Pháp được tướng không có
Pháp tướng cũng lại không.
*Vì tướng không chỗ trụ, nên không có pháp được tướng (Tướng của đối tượng).
-Vì pháp được tướng không có, nên pháp tướng (Tướng chủ thể) cũng không. Vì sao?
-Vì “nhân nơi tướng chủ thể” mà có tướng đối tượng.
-“Nhân nơi tướng đối tượng” mà có tướng chủ thể.
-Hai bên đối đãi nhau.
Nên không tướng chủ thể
Cũng không tướng đối tượng
Lìa hai tướng chủ, đối
Lại cũng không có vật.
*Ở trong nhân duyên suy tìm gốc ngọn về tánh quyết định của pháp tướng chủ thể,
-Pháp tướng đối tượng đều không thể thủ đắc.
-Vì hai loại pháp ấy đều không thể có,
-Nên tất cả pháp đều không.
-Hết thảy pháp đều gồm thâu vào tướng chủ thể và tướng đối tượng.
-Hoặc tướng chủ thể làm tướng đối tượng.
-Hoặc tướng đối tượng làm tướng chủ thể.
-Như lửa lấy khói làm tướng.
-Khói cũng lại lấy lửa làm tướng.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Nếu không có pháp có tức nên có pháp không?
Đáp: Nếu không có cái có
Làm sao có cái không
Có không đã không có
Thì ai biết có không.
*Phàm vật gì hoặc tự hoại, hoặc bị cái khác hoại, bấy giờ gọi là không.
-Như vậy cái không ấy không tự có nhưng từ có nên có.
-Vì vậy nói: Nếu không có cái có. Làm sao có cái không.
-Những thứ mắt thấy, tai nghe hãy còn không thể có được, huống gì là vật không có.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Do không có cái có nên cái không cũng không. Như vậy nên có người nhận biết về có không ấy chăng?
Đáp: *Nếu có người nhận biết, vậy người nhận biết đối với có mà biết hay đối với không mà biết?
-Nhưng có và không đều đã bị phá, thì người nhận biết cũng đồng bị phá.
Vì vậy biết hư không
Cũng chẳng phải có, không
Chẳng phải tướng chủ, đối
Năm giới kia như không.
-Như hư không, theo nhiều cách tìm tướng của nó, nhưng không thể thủ đắc, năm giới kia (đất, nước, lửa, gió và thức) cũng như vậy.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Hư không không ở đầu, không ở cuối, vì sao phá hư không trước hết?
Đáp: *Đất, nước, lửa, gió do các duyên hòa hợp sinh nên dễ phá.
-Thức do nhân duyên của khổ, vui, nên biết về vô thường biến dị, cũng dễ phá.
-Riêng hư không thì không có tướng như vậy, nhưng vì phàm phu hy vọng cho là thật có, cho nên phá trước.
-Lại nữa, hư không có khả năng giữ gìn bốn đại.
-Bốn đại làm nhân duyên nên có thức.
-Vì vậy trước phá phần căn bản thì các thứ khác tự phá.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.

Hỏi: “Người thế gian đều thấy rõ các pháp là có là không”, vì sao riêng một mình ông ngược lại với thế gian nói là không thấy gì cả?
Đáp: Trí cạn thấy các pháp
Hoặc có tướng, không tướng
Như vậy không thể thấy
Pháp an ổn diệt kiến.
*Nếu người chưa đắc đạo, không thấy thật tướng của các pháp.
-Do nhân duyên của kiến và ái nên tạo vô số hý luận.
-Khi thấy pháp sinh khởi thì cho là có, chấp giữ lấy tướng nói là có.
-Khi thấy pháp diệt thì gọi là đoạn, chấp giữ lấy tướng nói là không.
-Người trí thấy các pháp sinh khởi liền diệt trừ kiến chấp không.
-Thấy các pháp diệt liền dứt trừ kiến chấp có.
-Vì thế đối với tất cả pháp tuy có chỗ thấy, nhưng chúng đều như huyễn như mộng.
-Cho đến kiến chấp về đạo vô lậu hãy còn diệt trừ, huống gì các kiến chấp khác.
-Do đó nếu không thấy được pháp an ổn diệt hết mọi kiến chấp thì còn thấy có thấy không.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.

 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Nagarjuna.jpg
Phẩm thứ 6: QUÁN VỀ NHIỄM, NGƯỜI NHIỄM
Hỏi: Trong kinh nói tham dục, sân giận, ngu si là căn bản của thế gian. Tham dục có các thứ tên: Đầu là ái. Tiếp là chấp trước. Tiếp nữa là nhiễm. Tiếp nữa là dâm dục. Tiếp nữa là tham dục. Các tên gọi như thế chúng là kiết sử, nương dựa nơi chúng sinh. Chúng sinh gọi là người nhiễm. Tham dục gọi là pháp nhiễm. Vì có pháp nhiễm, người nhiễm nên có tham dục. Sân giận và ngu si cũng như vậy. Có pháp sân giận tức có người sân giận. Có pháp ngu si tức có người ngu si. Do nhân duyên của ba độc ấy nên khởi ba nghiệp. Do nhân duyên của ba nghiệp nên khởi thành ba cõi. Thế nên có tất cả pháp?
Đáp: Kinh tuy nói có tên gọi ba độc, nhưng tìm tánh thực của chúng thì không thể thủ đắc. Vì sao?
Nếu lìa nơi pháp nhiễm
Trước tự có người nhiễm
Nhân người nhiễm dục đó
Nên sinh nơi pháp nhiễm.
Nếu không có người nhiễm
Làm sao có pháp nhiễm
Hoặc có hoặc không nhiễm
Người nhiễm cũng như vậy.
*Nếu trước quyết định có người nhiễm tức không còn phải nhiễm,
-Vì người nhiễm trước đã nhiễm rồi.
-“Nếu trước quyết định không có người nhiễm thì lại cũng không nên khởi nhiễm”,
-“Vì cần phải trước có người nhiễm”, “sau đấy mới có khởi nhiễm”.
-Nếu trước không có người nhiễm thì không có người thọ nhiễm.
-Pháp nhiễm cũng như vậy.
-Nếu trước lìa người nhiễm mà nhất định có pháp nhiễm,
-“Đây tức là không nhân”, làm sao có thể khởi nhiễm.
-Giống như lửa không có củi.
-Nếu trước đó nhất định không có pháp nhiễm thì không có người nhiễm.
Do đó trong kệ nói:
Hoặc có hoặc không nhiễm
Người nhiễm cũng như vậy.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Nếu pháp nhiễm và người nhiễm trước sau đối đãi nhau phát sinh, việc ấy không thể được, vậy nó cùng sinh ra trong một lúc thì có lỗi gì?
Đáp: Người nhiễm cùng pháp nhiễm
Đều thành thì không đúng
Người nhiễm, pháp nhiễm hợp
Tức không có cùng đợi.
*Nếu pháp nhiễm và người nhiễm cùng thành một lúc thì không cùng chờ, không nhân nơi người nhiễm có pháp nhiễm.
-Không nhân nơi pháp nhiễm có người nhiễm.
-Hai thứ như vậy là có thể thường, vì chúng không nhân đâu để thành.
-Nếu thường thì có nhiều lỗi, không có phương pháp gì để giải thoát được.
Lại nữa, nay sẽ dùng pháp một và khác để phá pháp nhiễm và người nhiễm:
Người nhiễm, pháp nhiễm một
Pháp một làm sao hợp
Người nhiễm, pháp nhiễm khác
Pháp khác làm sao hợp.
*Pháp nhiễm và người nhiễm hoặc do một pháp hợp lại hay do khác pháp hợp lại?
-Nếu là một thì không hợp. Vì sao?
-Vì một pháp làm sao tự hợp.
-Như đầu ngón tay không thể chạm đầu ngón tay.
-Nếu do khác pháp hợp là cũng không thể được. Vì sao?
-Vì hai bên đã thành khác nhau.
-Nếu đã thành khác nhau thì không cần phải hợp, vì tuy hợp mà vẫn khác.
Lại nữa, một và khác đều không được. Vì sao?
Nếu một pháp có hợp
Lìa bạn nên có hợp
Nếu khác pháp có hợp
Lìa bạn cũng nên hợp.
*Nếu pháp nhiễm và người nhiễm là một gượng gọi là hợp:
-Tức nên lìa nhân duyên khác vẫn có pháp nhiễm và người nhiễm.
-Lại nữa, nếu là một thì cũng không nên có hai tên gọi là nhiễm và người nhiễm.
-Nhiễm là pháp, người nhiễm là người.
-Nếu người và pháp là một thì là đại loạn.
-Nếu pháp nhiễm và người nhiễm đều khác mà nói hợp, thì không cần các nhân duyên khác vẫn có hợp. -Nếu khác nhau mà hợp thì tuy xa cũng nên hợp.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Một không thể hợp, điều đó có thể như thế. Còn như mắt thấy sắc là hai pháp khác nhau cùng hợp?
Đáp: Nếu khác mà có hợp Nhiễm, người nhiễm thì sao?
Hai tướng ấy trước khác
Sau đấy nói tướng hợp.
*Nếu nhiễm và người nhiễm trước đã quyết định có tướng khác mà sau hợp thì cũng không hợp. Vì sao? -Vì hai tướng ấy trước đã khác, sau chỉ gượng nói là hợp, thật sự là không hợp.
Lại nữa,
Nếu nhiễm cùng người nhiễm
Trước đều thành tướng khác
Mà đã thành tướng khác
Vì sao nói là hợp?
*Nếu nhiễm và người nhiễm trước đều thành tướng riêng biệt, nay ông do đâu gượng nói là tướng hợp?
Lại nữa,
Tướng khác không có thành
Cho nên ông muốn hợp
Tướng hợp trọn không thành
Mà lại nói tướng khác.
*Ông đã nói pháp nhiễm và người nhiễm tướng khác không thành, nên lại nói tướng hợp.
-Trong tướng hợp có lỗi là pháp nhiễm và người nhiễm không thành.
-Ông vì muốn thành lập tướng hợp nên lại nói tướng khác.
-Ông tự cho là quyết định nhưng nói ra bất định. Vì sao?
Vì tướng khác chẳng thành
Tướng hợp tức chẳng thành
Ở trong tướng khác nào
Mà muốn nói tướng hợp.
*Do trong đây nói nhiễm và người nhiễm tướng khác không thành,
-Nên nói tướng hợp cũng không thành,
-Ông ở trong tướng khác nào mà muốn nói tướng hợp.
Lại nữa,
Như thế nhiễm, người nhiễm
Chẳng phải hợp, chẳng hợp
Các pháp cũng như thế
Chẳng phải hợp, chẳng hợp.
*Như tham nhiễm thì sân giận, ngu si cũng như vậy.
-Như ba độc thì tất cả phiền não, tất cả pháp cũng như vậy.
-Chẳng phải trước, chẳng phải sau, chẳng phải hợp, chẳng phải tan.
-Tất cả đều do nhân duyên hợp thành.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Nagarjuna.jpg

Phẩm thứ 7: QUÁN VỀ BA TƯỚNG
(Gồm 35 kệ)
Hỏi: “Kinh nói pháp hữu vi có ba tướng là sinh, trụ, diệt”. “Vạn vật do pháp sinh nên sinh, do pháp trụ nên trụ, do pháp diệt nên diệt. Thế nên có các pháp chăng?”
Đáp: *Không phải như vậy. Vì sao?
-Vì ba tướng không có quyết định.
-Ba tướng ấy vì chúng là hữu vi có thể làm tướng hữu vi, hay chúng là vô vi có thể làm tướng hữu vi.
-Cả hai cách đều không đúng. Vì sao?
Nếu sinh là hữu vi
Tức nên có ba tướng
Nếu sinh là vô vi
Sao gọi tướng hữu vi?
*“Nếu sinh pháp” là hữu vi, nên có ba tướng là sinh, trụ, diệt. Việc ấy không đúng. Vì sao?
-Vì ba tướng ấy cùng trái nhau.
-Trái nhau là tướng sinh chỉ tương ưng với pháp sinh.
-Tướng trụ chỉ tương ưng với pháp trụ. Tướng diệt chỉ tương ưng với pháp diệt.
-Nếu khi pháp sinh thì không nên có tướng trụ diệt trái với nó.
-Nếu cùng một lúc thì không đúng, như sáng tối không cùng có.
-Vì vậy, sinh không thể là pháp hữu vi. Tướng trụ, diệt cũng như vậy.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.

Hỏi: “Nếu sinh không phải là hữu vi”, nếu là vô vi thì có lỗi gì?
Đáp: *“Nếu sinh là vô vi” làm sao có thể cùng với pháp hữu vi làm tướng. Vì sao?
-Vì pháp vô vi là vô tánh, “nhân diệt hữu vi” nên gọi là vô vi.
-Thế nên nói chẳng sinh chẳng diệt là tướng của vô vi.
-Lại nó không có tự tướng, do đó là vô pháp, không thể vì pháp làm tướng.
-Như sừng thỏ lông rùa không thể vì pháp làm tướng.
-Vì thế sinh không phải là vô vi. Trụ, diệt cũng như vậy.
Lại nữa,
Ba tướng tụ hoặc tán
Đều không thể có tướng
Làm sao nơi một xứ
Một lúc có ba tướng?
*Tướng sinh, trụ, diệt ấy, hoặc mỗi mỗi tướng có thể vì pháp hữu vi làm tướng.
-Hoặc hòa hợp lại có thể cùng với pháp hữu vi làm tướng. Cả hai cách đều không thể được. Vì sao?
-Vì nếu là mỗi mỗi tướng riêng thì ở trong một xứ hoặc có tướng ấy, hoặc có tướng không.
-Như khi sinh thì có tướng sinh không có tướng trụ, diệt.
-Khi trụ thì có tướng trụ không có tướng sinh, diệt.
-Khi diệt thì có tướng diệt không có tướng sinh, trụ.
-Còn nếu hòa hợp, thì ba tướng ấy là pháp trái nhau, làm sao cùng trong một lúc có đủ ba tướng.
-Nếu cho ba tướng lại có ba tướng thì cũng không đúng. Vì sao?
Nếu cho sinh, trụ, diệt
Lại có tướng hữu vi
Đấy tức là vô cùng
Nếu không, không hữu vi.
*Nếu cho sinh, trụ, diệt, lại có tướng hữu vi, sinh lại có sinh, có trụ, có diệt.
-Như vậy ba tướng lại còn có ba tướng, thế thì vô cùng.
-“Nếu ba tướng lại không có ba tướng nữa”, thì “ba tướng ấy tức không gọi là pháp hữu vi”, “cũng không thể vì pháp hữu vi làm tướng”.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.


Hỏi: Ông nói ba tướng là vô cùng, việc ấy là không đúng. Sinh, trụ, diệt tuy là hữu vi nhưng không phải là vô cùng. Vì sao?
Chỗ sinh của sinh sinh
Sinh nơi gốc sinh kia
Chỗ sinh của gốc sinh
Lại sinh nơi sinh sinh.
*Khi pháp sinh thì chung cả tự Thể có bảy pháp cùng sinh: Một là pháp. Hai là sinh. Ba là trụ. Bốn là diệt. Năm là sinh sinh. Sáu là trụ trụ. Bảy là diệt diệt.
-Trong bảy pháp ấy, gốc sinh thì trừ tự Thể, có thể sinh ra sáu pháp.
-Sinh sinh có thể sinh ra gốc sinh. Gốc sinh có thể sinh ra sinh sinh.
-Vì thế, ba tướng tuy là hữu vi nhưng không phải là vô cùng.
Đáp: Nếu cho là sinh sinh
Có thể sinh gốc sinh
Sinh sinh từ gốc sinh
Sao sinh gốc sinh được.
*“Nếu sinh sinh ấy có thể sinh ra gốc sinh”, thì “sinh sinh ấy không gọi là từ gốc sinh sinh ra”. Vì sao?
-Vì sinh sinh ấy đã từ gốc sinh sinh ra làm sao có thể sinh ra gốc sinh.
Lại nữa,
Nếu cho là gốc sinh
Có thể sinh nơi sinh
Gốc sinh từ kia sinh
Làm sao sinh sinh sinh.
* “Nếu cho gốc sinh có thể sinh ra sinh sinh”, thì “gốc sinh ấy không gọi là từ sinh sinh sinh ra”. Vì sao?
-Vì gốc sinh ấy đã từ sinh sinh sinh ra, làm sao có thể sinh ra sinh sinh.
-Pháp sinh sinh nên sinh ra gốc sinh, nhưng nay sinh sinh không thể sinh ra gốc sinh, vì sinh sinh chưa có tự Thể, làm sao có thể sinh ra gốc sinh.
-Thế nên gốc sinh không thể sinh ra sinh sinh.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.

Hỏi: Như đèn tự chiếu sáng
Cũng chiếu sáng vật kia
Pháp sinh cũng như thế
Tự sinh và tha sinh.
Như đèn vào nhà tối chiếu sáng mọi vật, đèn cũng có thể tự chiếu sáng mình. Sinh cũng như vậy, có thể sinh ra cái kia, cũng có thể tự sinh mình?
Đáp: Nói như vậy là không đúng. Vì sao?
Trong đèn tự không tối
Trụ xứ cũng không tối
Phá tối mới là chiếu
Không tối thì không chiếu.
Thể của đèn tự không tối. Chỗ ánh sáng chiếu đến cũng không tối. Vì tối sáng cùng trái nhau. Phá bóng tối nên gọi là chiếu sáng. Không có bóng tối thì không có chiếu sáng, đâu được nói đèn tự chiếu sáng cũng chiếu sáng vật kia.


Hỏi: “Khi sinh sinh ấy sinh ra, không phải trước, không phải sau có thể sinh ra gốc sinh”. Chỉ khi sinh sinh sinh ra là có thể sinh ra gốc sinh?
Đáp: Nói như vậy là không đúng. Vì sao?
Nếu khi sinh sinh sinh
Có thể sinh gốc sinh
Sinh sinh còn chưa có
Lấy gì sinh gốc sinh.
*Nếu cho khi sinh sinh sinh ra, có thể sinh ra gốc sinh, có thể như thế,
-Nhưng thật sự khi ấy sinh sinh chưa có thì lấy gì sinh ra gốc sinh.
-Thế nên khi sinh sinh sinh ra, không thể sinh ra gốc sinh.
Lại nữa,
Nếu khi gốc sinh sinh
Có thể sinh sinh sinh
Gốc sinh còn chưa có
Làm sao sinh sinh sinh.
*”Nếu cho ngay khi gốc sinh sinh ra, có thể sinh ra sinh sinh, có thể như thế”, nhưng thật sự khi ấy gốc sinh chưa có.
-Vì thế khi gốc sinh sinh ra không thể sinh sinh sinh.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.


Hỏi: Như đèn tự chiếu sáng
Cũng chiếu sáng vật kia
Pháp sinh cũng như thế
Tự sinh và tha sinh.
Như đèn vào nhà tối chiếu sáng mọi vật, đèn cũng có thể tự chiếu sáng mình. Sinh cũng như vậy, có thể sinh ra cái kia, cũng có thể tự sinh mình?
Đáp: Nói như vậy là không đúng. Vì sao?
Trong đèn tự không tối
Trụ xứ cũng không tối
Phá tối mới là chiếu
Không tối thì không chiếu.
*Thể của đèn tự không tối. Chỗ ánh sáng chiếu đến cũng không tối.
- Vì tối sáng cùng trái nhau.
-Phá bóng tối nên gọi là chiếu sáng.
-Không có bóng tối thì không có chiếu sáng, đâu được nói đèn tự chiếu sáng cũng chiếu sáng vật kia.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.

Hỏi: Đèn ấy không phải khi chưa khởi có chiếu sáng, cũng không phải khi thắp rồi có chiếu sáng, chính ngay khi đang thắp sáng là có thể tự chiếu sáng và chiếu sáng vật khác?
Đáp: Làm sao khi đèn sáng
Có thể phá bóng tối
Đèn này khi mới thắp
Không thể đến chỗ tối.
*Đèn ngay khi thắp là một nửa sinh một nửa chưa sinh, Thể của đèn chưa thành tựu, làm sao có thể phá bóng tối?
-Lại, đèn không thể đến chỗ bóng tối, như người bắt được giặc mới gọi là phá giặc.
-Nếu cho đèn tuy không đi đến bóng tối, nhưng có thể phá bóng tối, nói vậy thì cũng không đúng. Vì sao?
Đèn nếu chưa đến tối
Mà có thể phá tối
Đèn ở tại nơi này
Tức phá hết thảy tối.
*Nếu đèn có năng lực, không đi đến bóng tối nhưng có thể phá bóng tối: Thì ở xứ này thắp đèn có nên phá hết bóng tối ở tất cả xứ khác, là cùng không đi đến nhau.
-Lại nữa, đèn không thể chiếu sáng mình và chiếu sáng vật kia. Vì sao?
Nếu đèn tự chiếu được
Cũng chiếu được vật kia
Thì tối cũng tự tối
Và làm tối vật kia.
*Nếu đèn và tối trái nhau mà đèn có thể tự chiếu sáng mình cũng chiếu sáng vật kia,
-Thì tối cùng với đèn trái nhau cũng có thể tự che tối mình cùng che tối vật kia.
-Nếu tối cùng với đèn trái nhau không thể tự che tối mình và che tối vật kia.
-Đèn và tối trái nhau cũng không thể tự chiếu sáng mình cùng chiếu sáng vật kia.
-Thế nên ông lấy đèn làm thí dụ là không đúng.
-Nhân duyên phá bỏ tướng sinh chưa trọn nay sẽ nói tiếp:
Sinh ấy nếu chưa sinh
Sao có thể tự sinh
Nếu sinh đã tự sinh
Sinh rồi đâu sinh nữa.
*Khi sinh ấy tự sinh là đã sinh rồi mà tự sinh hay là chưa sinh mà tự sinh?
-Nếu chưa sinh mà tự sinh thì không có pháp, không pháp thì sao có thể tự sinh?
-Nếu cho sinh đã sinh tức là đã thành, thì không cần sinh nữa.
-Như việc đã làm xong thì không phải làm nữa.
-Hoặc đã sinh, hoặc chưa sinh cả hai đều không sinh, nên là pháp không sinh.
-Ông trước nói tướng sinh giống như đèn, có thể tự sinh cũng sinh vật kia, việc ấy là không đúng.
-Trụ và diệt cũng như vậy.
Lại nữa,
Chẳng phải đã sinh, sinh
Chẳng phải chưa sinh, sinh
Khi sinh cũng chẳng sinh
Trong đến đi đã đáp.
*Sinh là các duyên hòa hợp nên có sinh.
-Trong khi đã sinh không có tác dụng nên không sinh.
-Trong khi chưa sinh không có tác dụng nên không sinh.
-Trong khi đang sinh cũng không đúng.
-Lìa pháp sinh khi sinh là không thể được.
-Lìa khi sinh thì pháp sinh cũng không thể được, làm sao khi sinh có sinh.
-Việc ấy đã giải đáp trong phẩm Đi Đến.
-Pháp đã sinh không thể sinh. Vì sao? Vì đã sinh rồi lại sinh.
-Như vậy lần lượt tức là vô cùng, như việc đã làm rồi lại làm nữa.
*Lại nữa, nếu pháp đã sinh rồi lại sinh, thì lấy pháp sinh gì để sinh?
-Nếu tướng sinh ấy chưa sinh mà nói sinh rồi lại sinh tức tự trái với điều mình nói. Vì sao?
-Vì tướng sinh chưa sinh mà ông cho là sinh.
-Nếu chưa sinh mà cho là sinh thì pháp ấy hoặc có thể sinh rồi lại sinh, hoặc có thể chưa sinh mà sinh.
-Trước đây ông nói sinh rồi sinh tức là bất định.
*Lại nữa, như đốt cháy rồi không nên lại đốt cháy nữa. Đã đi rồi không nên đi lại nữa.
-Do các nhân duyên như vậy nên biết sinh rồi không thể sinh, pháp chưa sinh cũng không sinh. Vì sao?
-Vì pháp nếu chưa sinh thì không cùng hòa hợp với các duyên sinh ra.
-Nếu không cùng hòa hợp với các duyên sinh ra nó thì không có pháp sinh.
-Nếu pháp chưa cùng hòa hợp với các duyên sinh ra nó mà vẫn sinh, như vậy là pháp không tạo tác tức là tạo tác, pháp không đi tức là đi, pháp không nhiễm tức là nhiễm, pháp không sân giận tức là sân giận, pháp không ngu si tức là ngu si.
-Như thế tức phá hoại hết thảy pháp thế gian.
-Do đó pháp chưa sinh thì chẳng sinh.
*Lại nữa, nếu pháp chưa sinh mà sinh thì ở thế gian những pháp chưa sinh đều nên sinh.
-Hết thảy phàm phu chưa sinh tâm Bồ-đề, nay nên sinh pháp Bồ-đề bất hoại.
-Các vị A-la-hán không còn phiền não, nay nên sinh phiền não.
-Thỏ v.v… không có sừng, nay đều nên mọc sừng.
-Đấy chỉ là những sự việc không đúng.
-Thế nên, biết pháp chưa sinh cũng không sinh.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.


Hỏi: Pháp chưa sinh không sinh vì chưa đủ duyên, không có tác nghiệp, không có tác giả, không có thời gian, không có phương hướng nên không sinh. Nếu có đủ duyên, có tác nghiệp, có tác giả, có thời gian, có phương hướng hòa hợp thì pháp chưa sinh sẽ sinh. Do thế, nếu nói tất cả pháp chưa sinh đều không sinh là không đúng?
Đáp: *Nếu nói pháp có duyên, có thời gian, có phương hướng hòa hợp nên sinh,
-Thì trước đã có cũng chẳng sinh, trước không có cũng chẳng sinh, trước đã có và không có cũng chẳng sinh.
-Ba cách ấy như trước đã phá.
-Do vậy, đã sinh cũng chẳng sinh, chưa sinh cũng chẳng sinh, đang khi sinh cũng chẳng sinh. Vì sao?
-Vì phần đã sinh thì chẳng sinh, phần chưa sinh cũng chẳng sinh, như trước đã đáp.
*Lại nữa, nếu lìa sinh, có lúc sinh, tức nên lúc sinh có sinh.
-Nhưng lìa sinh không có lúc sinh, vì vậy lúc sinh cũng chẳng sinh.
-Lại nữa, nếu nói lúc sinh có sinh, thì có lỗi là hai sinh:
-Một là do sinh nên gọi là lúc sinh.
-Hai là do trong lúc sinh gọi là sinh.
-Cả hai đều không đúng, vì không có hai pháp là thời gian và pháp sinh, làm sao có hai sinh?
-Thế nên lúc sinh cũng chẳng sinh.
*Lại nữa, pháp sinh chưa phát khởi tức không có lúc sinh.
-Lúc sinh không có thì sinh dựa vào đâu?
-Do thế không được nói lúc sinh có sinh.
-Suy tìm như vậy, biết pháp đã sinh không sinh, pháp chưa sinh không sinh, lúc sinh không sinh,
-Vì không có sinh nên sinh không thành.
-Tướng sinh không thành nên tướng trụ và diệt cũng không thành.
-Tướng sinh, trụ, diệt không thành nên pháp hữu vi không thành.
-Vì thế trong kệ nói: Như đã giải đáp trong mục đã đi, chưa đi, lúc đi.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.


Hỏi: “Tôi không nói nhất định sinh rồi sinh, chưa sinh sinh, lúc sinh sinh”. Tôi chỉ nói do “các duyên hòa hợp nên có sinh”?
Đáp: *Ông tuy có nói như vậy nhưng điều ấy không đúng. Vì sao?
Nếu cho lúc “sinh sinh”
Việc ấy đã không thành
“Sao nói các duyên hợp
Bấy giờ mới được sinh”.
*Nói lúc sinh có sinh, điều này đã dùng nhiều lý do để phá.
-Nay ông do đâu lại nói do các duyên hòa hợp nên có sinh?
-Các duyên đầy đủ và không đầy đủ đều bị phá như đã phá tướng sinh.
Lại nữa,
Nếu pháp các duyên sinh
Tức là tánh tịch diệt
Thế nên sinh, lúc sinh
Cả hai đều tịch diệt.
*Pháp do các duyên sinh tức không tự tánh nên tịch diệt.
-Tịch diệt gọi là không, không có tướng đây kia, dứt đường ngôn ngữ, bặt hết hý luận.
-Các duyên có nghĩa như “nhân nơi sợi tơ” mà có vải, “nhân nơi cây lát” mà có chiếu.
-“Nếu tơ tự có tướng nhất định” thì không thể từ gai mà ra.
-“Nếu vải tự có tướng nhất định” thì không thể từ tơ mà có.
-“Nhưng thật sự là từ tơ có vải, từ gai có tơ”.
-“Vậy nên tơ cũng không có tánh nhất định”, vải cũng không có tánh nhất định.
-Như đốt cháy và bị đốt cháy, do nhân duyên hòa hợp thành, không có tự tánh.
-“Bị đốt cháy không có nên đốt cháy cũng không có”.
-Đốt cháy không có nên bị đốt cháy cũng không có.
-Tất cả pháp cũng như vậy.
*Thế nên pháp do các duyên sinh, không có tự tánh.
-Không có tự tánh nên không, như dợn nắng không thật.
-Vì vậy trong kệ nói: “Sinh cùng với lúc sinh, Cả hai đều tịch diệt”.
-Tức không thể nói lúc sinh có sinh.
-Tuy ông đã dùng đủ cách thức để nhằm thành lập tướng sinh, nhưng đều là hý luận, không phải là tướng tịch diệt.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.

Hỏi: Nhất định có ba đời khác biệt. Pháp ở đời vị lai có thể sinh, đủ nhân duyên liền sinh. Vì sao nói không sinh?
Đáp: Nếu có pháp chưa sinh
Mới nói là có sinh
Pháp này trước đã có
Đâu cần phải sinh nữa.
*Nếu trong đời vị lai “có pháp chưa sinh-mới sinh”,
-Nếu pháp ấy trước đã có cần gì sinh nữa.
-Tức pháp đã có không thể lại sinh.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.

Hỏi: “Pháp ở đời vị lai tuy có nhưng không phải như tướng hiện tại”. Do có tướng hiện tại nên gọi là sinh chăng?
Đáp: *Tướng hiện tại không có trong vị lai.
-Nếu không có thì sao nói pháp vị lai có thể sinh nên sinh?
-Nếu pháp đã có thì không gọi là vị lai, nên gọi là hiện tại.
-Nhưng hiện tại thì không thể lại sinh.
-Như vậy pháp đã có hay không có trong đời vị lai đều không sinh, cho nên chẳng sinh.
Lại nữa, ông cho lúc sinh có sinh, cũng có thể sinh vật kia. Nay sẽ nói tiếp.
Nếu nói lúc sinh sinh
Là có đối tượng sinh
Thì đâu lại có sinh
Mà sinh ra sinh ấy.
*Nếu pháp sinh trong lúc sinh có thể sinh vật kia thì sinh ấy là cái gì sinh ra?
Nếu cho lại có sinh
Sinh sinh tức không cùng
Lìa sinh sinh có sinh
Các pháp đều tự sinh.
*Nếu sinh ấy lại có sinh thì sinh tức vô cùng.
-Nếu sinh ấy lại không sinh cái khác mà chỉ tự sinh, thì hết thảy pháp cũng đều có thể tự sinh.
-Nhưng thật sự thì không phải như vậy.
Lại nữa,
Có pháp không thể sinh
Không pháp cũng không sinh
Có, không cũng không sinh
Nghĩa này trước đã nói.
*Phàm sinh hiện có là đã có pháp có sinh, hay không có pháp có sinh, hay vừa có vừa không có pháp có sinh? Tất cả đều không đúng.
-Việc ấy trước đã nói. Lìa ba việc ấy lại không có sinh. Thế nên các pháp là không sinh.
Lại nữa,
Nếu các pháp khi diệt
Lúc ấy không thể sinh
Pháp nếu là không diệt
Trọn không có việc ấy.
*Nếu pháp có tướng diệt thì pháp ấy không thể sinh. Vì sao?
-Vì hai tướng sinh, diệt trái nhau.
-Một là có tướng diệt, nên biết pháp là diệt.
-Hai là có tướng sinh, nên biết pháp là sinh.
-Hai tướng là pháp trái nhau, cùng có trong một lúc là không đúng.
-Vì thế pháp có tướng diệt thì không thể sinh.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.

Hỏi: Nếu pháp có tướng diệt thì không thể sinh, vậy pháp không có tướng diệt thì có thể sinh chăng?
Đáp: *Tất cả pháp hữu vi, niệm niệm biến diệt, không một pháp nào không diệt.
-Lìa pháp hữu vi quyết định không có pháp vô vi.
-Pháp vô vi chỉ có danh tự, vì vậy nói đó là pháp không diệt.
-Thật ra trọn không có pháp nào là pháp không diệt.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.

Hỏi: Nếu pháp không sinh thì có trụ chăng?
Đáp: Pháp không trụ, chẳng trụ
Pháp trụ cũng chẳng trụ
Khi trụ cũng không trụ
Không sinh làm sao trụ?
*Pháp không trụ thì không trụ, vì không có tướng trụ.
-Pháp trụ cũng không trụ. Vì sao?
-Vì đã có trụ, “nhân nơi đi” nên có trụ.
-“Nếu pháp trụ trước đã có thì không thể lại trụ”.
-Còn pháp không trụ cũng không trụ, vì không tướng trụ.
-Lúc trụ cũng không trụ, lìa trụ, không trụ, lại không có lúc trụ.
-Thế nên lúc trụ cũng không trụ.
-Như vậy suy tìm tất cả xứ trụ đều không thể được.
-Không trụ tức là không sinh.
-Nếu không sinh làm sao có trụ?
Lại nữa,
Nếu các pháp lúc diệt
Đó tức chẳng nên trụ
Nếu các pháp không diệt
Tức không có việc ấy.
*Nếu pháp có tướng diệt, pháp ấy không có tướng trụ. Vì sao?
-Vì trong một pháp lại có hai tướng trái nhau.
-Một là tướng diệt. Hai là tướng trụ.
-Một xứ cùng một lúc có hai tướng trụ và diệt, việc ấy là không đúng.
-Vì thế không thể nói “pháp của tướng diệt” “có trụ”.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.

Hỏi: Nếu pháp không diệt thì nên có trụ chăng?
Đáp: Không có pháp nào là pháp không diệt. Vì sao?
Tất cả pháp hiện có
Đều là tướng già chết
Trọn không thấy có pháp
Lìa già, chết có trụ.
*Tất cả pháp khi sinh là đã có sự vô thường luôn gắn liền.
-Vô thường có hai là già và chết.
-Như vậy, hết thảy pháp luôn có già chết, nên không có lúc trụ.
Lại nữa,
Trụ không tự tướng trụ
Cũng không tướng khác trụ
Như sinh không tự sinh
Cũng không tướng khác sinh.
*Nếu có pháp trụ là tự tướng trụ hay nhờ tướng khác trụ?
-Cả hai đều không đúng.
-Nếu tự tướng trụ tức là thường.
-Hết thảy pháp hữu vi từ các duyên sinh.
-Nếu pháp trụ tự trụ thì không gọi là pháp hữu vi.
-Trụ, nếu là tự tướng trụ, thì pháp cũng nên là tự tướng trụ.
-Như mắt không thể tự thấy mắt, trụ cũng như vậy.
-Nếu do tướng khác trụ, thì trụ lại có trụ, tức là vô cùng.
*Lại nữa, thấy pháp khác sinh tướng khác, không thể không “nhân nơi pháp khác mà có tướng khác”.
- Vì tướng khác bất định, nên “nhân nơi tướng khác mà trụ”, việc ấy là không đúng.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.

Hỏi: Nếu không trụ thì nên có diệt chăng?
Đáp: *Không có diệt. Vì sao?
Pháp đã diệt, không diệt
Chưa diệt cũng không diệt
Lúc diệt cũng không diệt
Không sinh sao có diệt?
*Nếu pháp đã diệt thì không diệt, do trước đã diệt.
-Pháp chưa diệt cũng không diệt, vì lìa tướng diệt.
-Lúc diệt cũng không diệt,
-Vì lìa đã diệt và chưa diệt thì lại không có lúc diệt.
-Suy tìm pháp diệt như vậy tức biết pháp là không sinh, không sinh làm sao có diệt.
Lại nữa,
Pháp nếu đã có trụ
Tức là không thể diệt
Pháp nếu không có trụ
Là cũng không thể diệt.
*Nếu pháp nhất định trụ thì không có diệt. Vì sao?
-Vì còn có tướng trụ.
-Nếu pháp trụ mà diệt tức có hai tướng là tướng trụ và tướng diệt.
-Thế nên không thể nói trong trụ có diệt,
-Như sinh và tử không thể cùng có trong một lúc.
-Nếu pháp không trụ thì cũng không có diệt. Vì sao?
-Vì lìa tướng trụ.
-Nếu lìa tướng trụ tức không có pháp, không có pháp làm sao diệt.
Lại nữa,
Pháp ấy vào thời ấy
Không nơi lúc ấy diệt
Pháp ấy vào thời khác
Không nơi thời khác diệt.
*Nếu pháp có tướng diệt, pháp ấy là tự tướng diệt hay tướng khác diệt?
-Tức cả hai đều không đúng. Vì sao?
-Vì như sữa không ở nơi lúc là sữa diệt.
-Tùy lúc có sữa, tướng sữa trụ trong một thời nhất định.
-Lúc không phải sữa cũng không diệt,
-Vì nếu không phải sữa thì không thể nói là sữa diệt.
Lại nữa,
Như tất cả các pháp
Tướng sinh không thể được
Do không có tướng sinh
Tức cũng không tướng diệt.
*Như trước suy tìm tướng sinh của tất cả pháp không thể có được,
-Tức bấy giờ không có tướng diệt.
-Phá sinh nên không sinh, không sinh làm sao có diệt.
-Nếu ông còn chưa vừa ý, nay sẽ nói tiếp lý do phá bỏ tướng diệt.
Nếu pháp là thật có
Tức là không có diệt
Không nên nơi một pháp
Mà có tướng có, không.
*Các pháp lúc có suy tìm tướng diệt không thể được. Vì sao?
-Vì làm sao trong một pháp vừa có tướng vừa không có tướng.
-Như ánh sáng và ảnh không cùng một xứ.
Lại nữa,
Nếu pháp là không có
Tức là không có diệt
Vì như đầu thứ hai
Không có nên không đoạn.
*Pháp nếu không có thì không có tướng diệt.
-Như đầu thứ hai, cánh tay thứ ba đều không có, nên không thể đoạn dứt.
Lại nữa,
Pháp không tự tướng diệt
Tướng khác cũng không diệt
Như tự tướng không sinh
Tướng khác cũng không sinh.
*Như trước nói tướng sinh, sinh không tự sinh, cũng không từ cái khác sinh.
-Nếu do tự thể tự sinh là không đúng,
-Vì hết thảy vật đều từ các duyên sinh.
-Như đầu ngón tay không thể tự chạm đầu ngón tay,
-Như vậy sinh không thể tự sinh.
-Từ các khác sinh cũng không đúng. Vì sao?
-Vì sinh chưa có nên không thể từ cái khác sinh.
-Vì sinh ấy không có nên không có tự thể.
-Tự thể không nên tha thể cũng không.
-Do vậy từ cái khác sinh cũng không đúng.
-Pháp diệt cũng như thế.
-Không do tự tướng diệt, không do tướng khác diệt.
Lại nữa,
Sinh, trụ, diệt không thành
Nên không có hữu vi
Pháp hữu vi không có
Sao có được vô vi.
*Ông trước nói có tướng sinh, trụ, diệt nên có pháp hữu vi.
-Vì có pháp hữu vi nên có pháp vô vi.
-Nay lấy lý suy tìm ba tướng ấy đều không thể thủ đắc,
-Như thế làm sao có được pháp hữu vi?
-Như trước đã nói không có pháp vô tướng.
-Pháp hữu vi không có làm sao có được pháp vô vi?
-Tướng vô vi là chẳng sinh, chẳng trụ, chẳng diệt,
-Tức dừng tướng hữu vi nên gọi là tướng vô vi,
-Chứ vô vi tự nó không có tướng riêng.
-Nhân nơi ba tướng hữu vi nên có tướng vô vi.
-Như lửa lấy nóng làm tướng.
-Đất lấy cứng làm tướng.
-Nước lấy ướt làm tướng.
-Còn vô vi thì không như vậy.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.

Hỏi: Nếu sinh, trụ, diệt ấy rốt ráo là không có, vì sao trong luận lại nói đến danh tự ấy?
Đáp:
Như huyễn cũng như mộng
Như thành Càn-thát-bà
Sinh, trụ, diệt đã nói
Tướng chúng cũng như thế.
*Tướng sinh, trụ, diệt không có tánh quyết định,
-Vì phàm phu tham đắm cho là có các tướng quyết định.
-Các Hiền Thánh vì thương xót muốn ngăn dứt các kiến chấp điên đảo ấy,
-Nên trở lại dùng các danh tự phàm phu đã chấp trước để nói cho họ hiểu.
-Ngôn ngữ danh tự tuy đồng nhưng tâm các vị lại khác.
-Như vậy, các Ngài nói có tướng sinh, trụ, diệt không nên có vấn nạn.
-Giống như huyễn hóa tạo ra, không nên trách vì sao như vậy.
-Không nên ở trong đó sinh tưởng lo, mừng, chỉ nên dùng mắt thấy.
-Như những điều trông thấy trong mộng, không nên tìm sự thật,
-Vì chúng chỉ như thành ảo, khi mặt trời mọc lên thì hiện ra nhưng không có thật,
-Chỉ giả dùng danh tự, không lâu liền biến mất.
-Tướng sinh, trụ, diệt cũng như vậy.
-Phàm phu phân biệt cho là có.
-Bậc trí suy tìm tức không thể thủ đắc.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Nagarjuna.jpg
Phẩm thứ 8: QUÁN VỀ TÁC, TÁC GIẢ
Hỏi: Hiện có tác nghiệp, tác giả và sự vật được tạo tác, ba việc ấy hòa hợp nên có quả báo. Thế nên có tác nghiệp và tác giả thật chăng?
Đáp: *Ở trên trong mỗi phẩm đã phá bỏ tất cả pháp không còn pháp nào.
-Như phá bỏ ba tướng, ba tướng không có nên không có pháp hữu vi.
-Pháp hữu vi không có nên không có pháp vô vi.
-Pháp hữu vi, vô vi không có nên tất cả pháp đều không, không có tác nghiệp và tác giả.
-Nếu là pháp hữu vi thì trong hữu vi đã phá.
-Nếu là pháp vô vi thì trong vô vi đã phá, không nên hỏi nữa.
-Nhưng tâm chấp trước của ông quá sâu, lại hỏi nữa, nên sẽ nói tiếp.
Quyết định có tác giả
Không quyết định tạo nghiệp
Quyết định không tác giả
Không tạo nghiệp không định.
*Nếu trước đã quyết định có tác giả, tức quyết định có tác nghiệp, thì không thể tạo tác.
-Nếu trước đã quyết định không có tác giả, tức quyết định không có tác nghiệp, thì cũng không thể tạo tác. Vì sao?
Nghiệp quyết định không tạo
Nghiệp ấy không tác giả
Tác giả định không tạo
Tác giả cũng không nghiệp.
*Nếu trước đã quyết định có tác nghiệp, thì không cần phải có tác giả,
-Lại lìa tác giả nên có tác nghiệp, chỉ là sự không đúng.
-Nếu trước quyết định có tác giả, thì không thể lại có tác nghiệp,
-Lại lìa tác nghiệp nên có tác giả, chỉ là sự không đúng.
-Thế nên trước đã quyết định có tác giả, đã quyết định có tác nghiệp, thì không thể có tạo tác.
-Trước không quyết định có tác giả, không quyết định có tác nghiệp, thì cũng không thể có tạo tác.
-Vì sao? Vì xưa nay vốn không.
-Có tác giả, có tác nghiệp hãy còn không thể tạo tác, huống gì là không có tác giả, không có tác nghiệp. Lại nữa,
Nếu định có tác giả
Cũng định có tác nghiệp
Tác giả cùng tác nghiệp
Tức rơi vào không nhân.
*Nếu trước quyết định có tác giả, quyết định có tác nghiệp,
-Ông cho là tác giả có tạo tác, tức là không có nhân.
-Lìa tác nghiệp có tác giả, lìa tác giả có tác nghiệp, tức không từ nhân duyên mà có.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: “Nếu không từ nhân duyên” mà có tác giả có tác nghiệp, thì có lỗi gì?
Đáp: “Nếu rơi vào không nhân”
Tức không nhân không quả
Không tác, không tác giả
Không pháp được tạo tác.
Nếu không pháp được tạo
Thì không có tội phước
Vì tội phước đều không
Báo tội phước cũng không.
Không quả báo tội phước
Cũng không có Niết-bàn
Các sự việc tạo tác
Đều không, không có quả.
*“Nếu rơi vào kiến chấp không nhân”, cho tất cả pháp không nhân không quả.
-Pháp có thể sinh ra pháp khác gọi là nhân, pháp được sinh ra gọi là quả.
-Nhân và quả không có nên không có tác nghiệp, không có tác giả, cũng không có pháp được tạo tác, cũng không có tội phước.
-Tội phước không có nên cũng không có quả báo của tội phước và đạo Niết-bàn.
-“Do đó không thể từ không nhân sinh ra”.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Nếu tác giả bất định tạo tác nghiệp bất định thì có lỗi gì?
Đáp: *Một sự không có hãy còn không thể khởi tác nghiệp, huống gì cả hai sự (tác giả và tác nghiệp) đều không có.
-Ví như người biến hóa dùng hư không làm nhà là chỉ có ngôn thuyết, nhưng không có tác giả, không có tác nghiệp.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Nếu không có tác giả, không có tác nghiệp, nên không thể có vật được tạo tác. Còn nay có tác giả, có tác nghiệp, thì nên có tạo tác chăng?
Đáp: Tác giả định, bất định
Không thể tạo hai nghiệp
Tướng có, không trái nhau
Một xứ tức không hai.
*“Tác giả quyết định và không quyết định không thể tạo hai nghiệp là quyết định và không quyết định”.
-Vì sao? Vì có và không có là trái nhau.
-Ở một xứ không thể có hai.
-Có là quyết định, không là không quyết định.
-Một người chỉ làm một việc, làm sao có cả có - không.
Lại nữa,
Có chẳng thể tạo không
Không chẳng thể tạo có
Nếu có tác, tác giả
Lỗi ấy trước đã nói.
*Nếu có tác giả nhưng không có tác nghiệp thì đâu có thể làm gì.
-Nếu không có tác giả nhưng có tác nghiệp, cũng không thể có sự tạo tác. Vì sao?
-Vì như trước nói có tác giả, nhưng nếu trước đã có tác nghiệp thì tác giả đâu còn làm gì.
-Nhưng nếu trước không có tác nghiệp thì tác giả làm sao làm được.
-Như vậy là phá cả nhân duyên tội phước, quả báo.
Thế nên trong kệ nói:
Có chẳng thể tạo không,
Không chẳng thể tạo có.
*Nếu có tác nghiệp và tác giả thì lỗi ấy như trước đã nói.
Lại nữa,
Tác giả không tạo định
Cũng không tạo bất định
Cùng nghiệp định, bất định
Lỗi ấy như trước nói.
*Nghiệp định đã phá, nghiệp bất định cũng phá, nghiệp định bất định cũng đã phá.
-Nay muốn phá chung cùng trong một lúc nên nói kệ ấy.
-Vì vậy tác giả không thể tạo ba thứ nghiệp.
-Nay ba thứ tác giả cũng không thể tạo tác nghiệp. Vì sao?
Tác giả định, không định
Cũng định cũng không định
Không thể tạo nơi nghiệp
Lỗi ấy như trước nói.
*Tác giả quyết định, không quyết định, cũng quyết định cũng không quyết định, không thể tạo tác nghiệp. Vì sao?
-Vì nhân duyên của ba thứ lỗi như trước.
-Trong đây nên nói rộng, như vậy khắp mọi xứ tìm tác giả và tác nghiệp đều không thể thủ đắc.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Nếu nói không có tác nghiệp, không có tác giả, thì rơi vào kiến chấp không nhân chăng?
Đáp: *Nghiệp ấy từ các duyên sinh, giả gọi là có, không có tự tánh quyết định, không như lời ông nói. Vì sao?
Nhân nghiệp có tác giả
Nhân tác giả có nghiệp
Nghĩa thành nghiệp như vậy
Lại không có việc khác.
*Nghiệp trước không có quyết định, nhân nơi người khởi nghiệp.
- Nhân nơi nghiệp có tác giả.
-Tác giả cũng không có quyết định.
-Nhân có tạo tác nghiệp mà gọi là tác giả.
-Hai việc ấy hòa hợp nên thành tác nghiệp và tác giả.
-Nếu từ hòa hợp sinh thì không có tự tánh.
-Do không có tự tánh nên không.
-Không thì không sinh.
-Chỉ tùy theo kẻ phàm phu nhớ tưởng phân biệt nên nói có tác nghiệp, có tác giả.
-Trong đệ nhất nghĩa thì không có tác nghiệp, không có tác giả.
Lại nữa,
Như phá tác, tác giả
Thọ, thọ giả cũng vậy
Và tất cả các pháp
Cũng nên phá như thế.
*Như tác nghiệp và tác giả không được lìa nhau.
-Do không lìa nhau nên không quyết định.
-Không quyết định nên không có tự tánh.
-Thọ nhận và người thọ nhận cũng như vậy.
-Thọ nhận là thân năm ấm, người thọ nhận là người.
-Như vậy, lìa người không có năm ấm, lìa năm ấm không có người, chỉ từ các duyên sinh.
-Như thọ nhận và người thọ nhận, tất cả pháp khác cũng đều phá bỏ như vậy.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Nagarjuna.jpg


Phẩm thứ 9: QUÁN VỀ BẢN TRỤ

(Gồm 12 kệ)
Hỏi: Có người nói:
Các căn như mắt, mũi…
Các pháp như khổ, vui…
Ai có việc như vậy
Tức gọi là bản trụ.
Nếu không có bản trụ
Ai có pháp như mắt…
Vì vậy cho nên biết
Trước đã có bản trụ.
*Các căn như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân mạng, gọi là các căn như mắt, tai v.v... Thọ khổ, thọ vui, thọ không khổ không vui, và các tâm, tâm sở như tưởng, tư, ức niệm v.v... gọi là pháp khổ vui. Có Luận sư nói: Trước khi chưa có mắt, tai v.v... phải có bản trụ (Tức thần ngã, ngã), nhân nơi bản trụ ấy các căn như mắt, tai v.v... mới được tăng trưởng. Nếu không có bản trụ thì thân và các căn như mắt, tai v.v… nhân đâu sinh ra và được tăng trưởng?
Đáp: Lìa các căn như mắt…
Và các pháp khổ, vui…
Trước đã có bản trụ
Lấy gì để biết được?
*Nếu lìa các căn như mắt, tai v.v... các pháp như khổ, vui v.v... mà trước đã có bản trụ, thì lấy gì để nói được, lấy gì để có thể biết được?
-Các pháp bên ngoài như bình, như áo v.v... do căn như mắt v.v... để biết được.
-Các pháp bên trong lấy khổ vui để nhận biết được.
-Như trong kinh nói: Có thể hủy hoại là tướng của sắc. Có thể thọ nhận là tướng của thọ. Có khả năng nhận biết là tướng của thức.
-Ông nói lìa mắt, tai và khổ, vui v.v…, trước đã có bản trụ, thì lấy gì biết được để nói có bản trụ ấy?

Hỏi: Có Luận sư nói: Hơi thở ra vào, xem, nhìn, mạng sống, tư duy, khổ, vui, ghét, yêu, động phát v.v... đó là tướng trạng của thần ngã (bản trụ). Nếu không có thần ngã thì làm sao có tướng như hơi thở ra vào v.v... Do thế, nên biết lìa các căn như mắt, tai, các pháp, khổ, vui, trước đã có bản trụ?
Đáp: *Thần ngã ấy nếu có tức nên ở trong thân, như cột trụ ở giữa các vách tường, nếu ở ngoài thân thì như người mặc áo giáp.
-Lại, nếu ở trong thân thì thân không thể hủy hoại, vì có thần ngã thường trụ trong nó, nhưng thật sự là không đúng, thế nên nói thần ngã ở trong thân chỉ là lời nói hư dối không thật.
-Nếu thần ngã ở ngoài thân, bao che thân như áo giáp, thì thân không thể thấy gì, vì thần ngã đã che kín chặt toàn thân và thân cũng không thể bị hủy hoại.
-Nhưng nay thấy đúng là thân bị hủy hoại.
-Do đó, nên biết lìa khổ vui, mắt tai, trước đó không có pháp gì khác.
-Nếu cho khi cắt tay, thần ngã co rút vào trong, không thể cắt được.
-Khi cắt đầu, thần ngã co rút vào trong, không thể chết, nhưng thật sự là có chết.
-Vậy nên biết lìa khổ vui, trước đó có thần ngã, chỉ là lời nói hư dối không thật.
-Lại nữa, nếu nói thân lớn thì thần ngã lớn, thân nhỏ thì thần ngã nhỏ.
-Như đèn lớn thì ánh sáng lớn, đèn nhỏ thì ánh sáng nhỏ.
-Như vậy là thần ngã tùy thuộc theo thân vô thường không thể là thường.
-Nếu tùy thuộc theo thân thì khi thân không có tức thần ngã cũng không có.
-Như đèn tắt thì ánh sáng mất.
-Nếu thần ngã vô thường tức đồng với mắt tai, khổ vui, vô thường.
-Do vậy, nên biết lìa mắt, tai trước đã không có thần ngã riêng biệt.
-Lại nữa, như người bị bệnh phong cuồng không được tự tại, việc không nên làm mà làm.
-Nếu có thần ngã là chủ của những hành tác, thì vì sao nói không được tự tại?
-Nếu bệnh phong cuồng không xúc não thần ngã, thì có thể lìa thần ngã vẫn riêng có sự tạo tác.
-Nhiều thứ suy tìm như vậy, thấy lìa các căn như mắt, tai v.v..., các pháp như khổ vui v.v..., trước không có bản trụ.
-Nếu quả quyết cho lìa các căn như mắt, tai v.v..., các pháp như khổ, vui v.v... trước đã có bản trụ, thì việc ấy không có. Vì sao?
Nếu lìa căn mắt, tai
Mà có sẵn bản trụ
Cũng nên lìa bản trụ
Mà có căn mắt, tai.
*Nếu bản trụ lìa các căn như mắt, tai v.v..., các pháp như khổ, vui v.v... đã có trước thì nay các căn như mắt, tai v.v…, các pháp như khổ, vui v.v… cũng có thể lìa bản trụ mà có.

Hỏi: Hai việc ấy cùng lìa là có thể như thế, nhưng chỉ cần có bản trụ chăng?
Đáp: Do pháp biết có người
Do người biết có pháp
Lìa pháp sao có người
Lìa người sao có pháp?
*Pháp là mắt tai, khổ vui v.v... người là bản trụ.
-Ông cho do có pháp nên biết có người, do có người nên biết có pháp.
-Nay lìa pháp là mắt tai thì đâu có người? Lìa người thì đâu có pháp là mắt, tai v.v...?
Lại nữa,
Tất cả căn như mắt v.v…
Thật không có bản trụ
Các căn như mắt, tai v.v…
Phân biệt tướng khác nhau.
*Nơi các căn như mắt, tai v.v..., các pháp như khổ, vui v.v..., thật không có bản trụ.
-Do mắt duyên sắc sinh ra nhãn thức, vì nhân duyên hòa hợp nên biết có các căn như mắt, tai v.v... không phải do bản trụ nên biết.
Vì thế trong kệ nói:
Tất cả căn như mắt v.v...,
Thật không có bản trụ.
*Các căn như mắt, tai v.v... đều tự có khả năng phân biệt, nhận biết.

Hỏi: Nếu các căn như mắt v.v…
Không có bản trụ kia
Thì mỗi căn như mắt
Làm sao nhận biết trần?
*Nếu tất cả các căn như mắt, tai v.v…, các pháp như khổ, vui v.v…, không có bản trụ, thì nay mỗi mỗi căn làm sao có thể nhận biết về trần?
-Vì các căn như mắt, tai v.v… không có tư duy, không thể có sự nhận biết, nhưng thật là có nhận biết về trần.
-Vậy nên biết lìa các căn như mắt, tai v.v... còn có cái có khả năng nhận biết trần cảnh?
Đáp: Nếu như vậy là trong mỗi mỗi căn đều có mỗi sự nhận biết hay chỉ có một sự nhận biết ở trong các căn? Cả hai đều có lỗi. Vì sao?
Sự thấy là sự nghe
Sự nghe tức sự nhận
Các căn đều như thế
Tức nên có bản trụ.
*Nếu sự thấy tức là sự nghe, sự nghe tức là sự thọ nhận, vậy là một thần ngã.
-Như thế các căn như mắt, tai v.v... trước phải có bản trụ.
-Đối với sắc, tiếng, mùi, vị, không có sự nhận biết nhất định.
-Hoặc có thể dùng mắt nghe tiếng, như người ở giữa sáu hướng, tùy ý thấy nghe.
-Nếu sự nghe và sự thấy là một, thì đối với các căn như mắt, tai v.v... đều tùy ý thấy nghe.
-Nhưng sự việc ấy là không đúng.
Nếu thấy nghe đều khác
Người thọ nhận cũng khác
Khi thấy cũng nên nghe
Như vậy nhiều thần ngã.
*Hoặc sự thấy, sự nghe, sự thọ nhận khác nhau, tức khi thấy cũng có thể nghe. Vì sao?
-Vì lìa sự thấy là có sự nghe.
-Như vậy ở trong mũi, lưỡi, thân thần ngã phải hành động cùng một lúc.
-Nếu như vậy thì người một mà thần ngã nhiều, vì tất cả căn cùng một lúc nhận biết các trần.
-Nhưng thật sự thì không như vậy.
-Thế nên sự thấy, nghe, thọ nhận không thể có tác dụng cùng một lần với nhau.
Lại nữa,
Các căn như mắt, tai v.v…
Các pháp như khổ, vui v.v…
Chúng từ các đại sinh
Đại kia không thần ngã.
*Nếu người nói lìa các căn như mắt, tai v.v..., các pháp như khổ, vui v.v... riêng có bản trụ, thì việc này trước đã phá bỏ.
-Nay các căn như mắt, tai v.v… đã nhân nơi bốn đại, nhưng trong bốn đại ấy cũng không có bản trụ.

Hỏi: Nếu các căn như mắt, tai v.v..., các pháp như khổ, vui v.v... không có bản trụ, thì có thể như thế. Nhưng các căn như mắt, tai v.v..., các pháp như khổ, vui v.v... phải có?
Đáp: Nếu các căn như mắt v.v…
Các pháp như khổ, vui v.v…
Đều không có bản trụ
Thì mắt v.v… cũng nên không.
*Nếu các pháp như mắt tai, khổ vui v.v… không có bản trụ, thì ai có các căn như mắt, tai v.v… ấy, duyên vào đâu mà có?
-Thế nên mắt, tai v.v... cũng không.
Lại nữa,
Mắt, tai không bản trụ
Nay, sau cũng lại không
Do ba đời không có
Không có không phân biệt.
*Tư duy suy tìm bản trụ ở nơi mắt, tai v.v... trước không, nay, sau cũng không.
-Nếu ba đời không, tức là không sinh, là tịch diệt, không nên vấn nạn.
-Nếu không có bản trụ thì làm sao có các căn như mắt, tai v.v...?
-Hỏi – Đáp như vậy là hý luận diệt.
-Hý luận diệt nên các pháp tức không.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Nagarjuna.jpg
Phẩm thứ 10: QUÁN VỀ ĐỐT CHÁY, BỊ ĐỐT CHÁY
(Gồm 16 kệ)
Hỏi: Phải có thọ nhận và người thọ nhận. Như lửa đốt cháy và củi bị đốt cháy. Đốt cháy là người thọ nhận, bị đốt cháy là thọ nhận, tức là năm ấm?
Đáp: *Việc ấy là không đúng. Vì sao?
-Vì đốt cháy và bị đốt cháy đều không thành.
-Đốt cháy và bị đốt cháy hoặc do một pháp thành, hoặc do hai pháp thành, cả hai đều không thành.

Hỏi: Nên gác lại pháp một khác. Nếu nói không có đốt cháy và bị đốt cháy thì làm sao nay lấy tướng một và tướng khác để phá? Như lông rùa sừng thỏ không có, làm sao có thể phá? Thế gian mắt thấy việc thật có, rồi sau mới có thể tư duy. Như có vàng sau đấy mới có thể luyện, có thể dũa. Nếu không có đốt cháy và bị đốt cháy thì không thể lấy pháp một khác để suy nghĩ. Nếu ông (Luận chủ) chấp nhận có pháp một khác, nên biết là có đốt cháy và bị đốt cháy. Nếu chấp nhận có tức là đã có?
Đáp: *Tùy thuận theo ngôn thuyết của thế tục để nói, nên không có lỗi.
-Đối với đốt cháy và bị đốt cháy, hoặc nói một, hoặc nói khác cũng như vậy, không gọi là chấp thọ.
-Nếu lìa ngôn thuyết của thế tục tức nên không có đối tượng để bàn luận.
-Nếu không nói đốt cháy và bị đốt cháy làm sao có đối tượng để phá?
-Nếu không có nói nêu, tức nghĩa không thể sáng tỏ.
-Như có Luận giả muốn phá có không, phải nói về có không, nhưng không phải do nói có không mà tâm chấp thọ có không ấy.
-Đây chỉ là tùy thuận theo ngôn thuyết của thế gian để nói, nên không có lỗi.
-Nếu miệng nói ra tức có tâm chấp thọ, vậy miệng ông nói ra là tự phá.
-Nói đốt cháy, bị đốt cháy cũng như vậy, tuy có ngôn thuyết nhưng không có chấp thọ.
-Thế nên dùng pháp một khác để suy nghĩ về đốt cháy bị đốt cháy, cải hai đều không thành. Vì sao?
Nếu đốt là bị đốt
Thì tác, tác giả, một
Nếu đốt khác bị đốt
Lìa bị đốt có đốt.
*Đốt cháy là lửa, bị đốt cháy là củi.
-Tác giả là người, tác là nghiệp.
-Nếu đốt cháy, bị đốt cháy là một, thì tác nghiệp và tác giả nên là một.
-Nếu tác nghiệp và tác giả là một, thì thợ gốm và cái bình là một.
-Tác giả là thợ gốm, tác nghiệp là cái bình, thợ gốm không phải cái bình, cái bình không phải thợ gốm, làm sao là một?
-Do tác nghiệp và tác giả chẳng một, nên đốt cháy và bị đốt cháy cũng chẳng là một.
-Nếu cho một không được thì có thể khác, khác cũng không đúng. Vì sao?
-Vì nếu đốt cháy và bị đốt cháy là khác nhau, thì có thể lìa bị đốt cháy là có đốt cháy riêng.
-Phân biệt đây là bị đốt cháy, đây là đốt cháy, xứ xứ lìa bị đốt cháy đều nên có đốt cháy.
-Nhưng thật sự thì không phải.
-Vì thế nên biết đốt cháy, bị đốt cháy khác nhau cũng không thể được.
Lại nữa,
Nếu luôn cháy như vậy
Chẳng nhân bị cháy sinh
Tức không dùng công đốt
Lửa cũng không tác dụng.
*Nếu đốt cháy, bị đốt cháy khác nhau, thì đốt cháy không cần đợi có vật bị đốt cháy mà nó thường cháy.
-Nếu thường cháy thì tự trụ trong tự thể, không cần đợi có nhân duyên, nhân công tức không.
-Nhân công là người bảo vệ lửa làm cho nó cháy.
-Nhân công ấy hiện vẫn có, vì thế nên biết lửa không khác vật bị đốt cháy.
-Lại nữa, nếu đốt cháy khác với vật bị đốt cháy, thì đốt cháy tức không có tác dụng, và lìa vật bị đốt cháy thì lửa đốt cháy cái gì?
-Nếu như vậy thì lửa tức không có tác dụng.
-Lửa không có tác dụng, việc ấy là không có.

Hỏi: Vì sao lửa không từ nhân duyên sinh, nhân công cũng không?
Đáp: Cháy không đợi vật cháy
Tức không từ duyên sinh
Lửa nếu luôn luôn cháy
Nhân công tức nên không.
*Đốt cháy và vật bị đốt cháy khác nhau, tức không đợi vật bị đốt cháy mới có đốt cháy.
-Nếu không đợi vật bị đốt cháy mà vẫn cháy thì không có pháp cùng làm nhân với nhau.
-Thế nên không từ nhân duyên sinh.
-Lại nữa, nếu đốt cháy khác vật bị đốt cháy thì có thể thường đốt cháy.
-Nếu thường đốt cháy thì có thể lìa vật bị đốt cháy, riêng thấy có sự đốt cháy, không cần nhân công nhen lửa. Vì sao?
Nếu ông cho khi cháy
Gọi là vật bị cháy
Bấy giờ chỉ có củi
Cái gì đốt, vật đốt?
*Nếu cho trước có củi, khi cháy gọi là vật bị đốt cháy, thì sự việc ấy không đúng.
-Nếu lìa đốt cháy, riêng có vật bị đốt cháy, vì sao nói khi cháy gọi là bị đốt cháy?
Lại nữa,
Nếu khác thì không đến
Không đến tức không cháy
Không cháy thì không diệt
Không diệt tức thường trụ.
*Nếu đốt cháy khác với vật bị đốt cháy, thì đốt cháy không thể đi đến vật bị đốt cháy. Vì sao?
-Vì không cùng đợi nhau để thành.
-Nếu đốt cháy không cùng đợi nhau để thành, thì nó tự trụ trong tự thể đâu cần vật bị đốt cháy.
-Thế nên không đi đến.
-Nếu không đi đến thì không đốt cháy vật bị đốt cháy. Vì sao?
-Vì không có không đi đến vật bị đốt cháy mà có thể đốt cháy.
-Nếu không đốt cháy thì không diệt, nên thường trụ trong tự tướng.
-Việc ấy là không đúng.

Hỏi: Cháy, vật bị cháy khác
Hay đến vật bị cháy
Như đây đến người kia
Người kia đến người này.
*Đốt cháy và bị đốt cháy khác nhau, nhưng đốt cháy có thể đi đến bị đốt cháy, như nam đến với nữ, như nữ đến với nam?
Đáp: Nếu cho cháy, bị cháy
Cả hai đều lìa nhau
Như vậy cháy có thể
Đến với vật bị cháy.
*Hoặc lìa đốt cháy mà có bị đốt cháy, hoặc lìa bị đốt cháy mà có đốt cháy, cả hai đều tự thành, như vậy tức nên đốt cháy đi đến bị đốt cháy.
-Nhưng thật sự thì không như thế. Vì sao?
-Vì thật sự lìa đốt cháy không có bị đốt cháy.
-Lìa bị đốt cháy không có đốt cháy.
-Nên ông nêu thí dụ lìa nam có nữ, lìa nữ có nam là không đúng.
-Thí dụ không thành nên đốt cháy không đi đến bị đốt cháy.

Hỏi: Đốt cháy và bị đốt cháy cùng đối đãi mà có. Nhân bị đốt cháy nên có đốt cháy. Nhân đốt cháy nên có bị đốt cháy. Hai pháp cùng đối đãi mà thành?
Đáp: Nếu nhân bị cháy, cháy
Nhân cháy có bị cháy
Pháp nào định có trước
Mà có cháy, bị cháy?
*Nếu nhân nơi bị đốt cháy, đốt cháy được thành, cũng có thể nhân nơi đốt cháy, bị đốt cháy được thành,
-Như vậy trong ấy hoặc trước nhất định đã có bị đốt cháy, mới nhân nơi bị đốt cháy mà thành đốt cháy.
-Hoặc trước nhất định đã có đốt cháy, mới nhân nơi đốt cháy mà thành bị đốt cháy.
-Nay nếu nhân nơi bị đốt cháy mà đốt cháy thành, tức trước có bị đốt cháy sau mới có đốt cháy, không cần đợi đốt cháy mà có bị đốt cháy. Vì sao?
-Vì bị đốt cháy có trước, đốt cháy có sau.
-Nếu đốt cháy không đốt cháy vật bị đốt cháy, tức là vật bị đốt cháy không thành.
-Lại vật bị đốt cháy không ở xứ nào khác ngoài đốt cháy.
-Nếu vật bị đốt cháy không thành thì đốt cháy cũng không thành.
-Nếu trước có đốt cháy, sau có vật bị đốt cháy mới đốt cháy, thì cũng có lỗi như trên.
-Thế nên, đốt cháy và bị đốt cháy cả hai nhân đợi nhau đều không thành.
Lại nữa,
Nếu nhân bị cháy, cháy
Cháy đã thành lại thành
Như vậy trong bị cháy
Tức không có đốt cháy.
*Nếu muốn nói nhân nơi vật bị đốt cháy mà thành đốt cháy, thì đốt cháy đã thành lại thành đốt cháy nữa. Vì sao?
-Vì đốt cháy tự trụ trong tự thể đốt cháy của nó.
-Nếu đốt cháy không tự trụ trong tự thể của nó mà từ vật bị đốt cháy mới thành, thì không có việc ấy.
-Do đấy nói có đốt cháy là từ vật bị đốt cháy mà thành.
-Nay thì đốt cháy đã thành rồi lại thành nữa, như vậy là có lỗi.
-Lại có lỗi là vật bị đốt cháy không có đốt cháy. Vì sao?
-Vì vật bị đốt cháy lìa đốt cháy tự trụ trong tự thể của nó.
-Vì thế nên biết không có việc đốt cháy và vật bị đốt cháy nhân nơi nhau, đợi nhau.
Lại nữa,
Nếu pháp nhân đợi thành
Pháp ấy thành đối đãi
Nay không nhân đối đãi
Cũng chẳng thành pháp gì.
*Nếu pháp nhân nơi đối đãi nhau mà thành, thì pháp ấy trở lại thành pháp nhân gốc đối đãi nhau.
-Như vậy quyết định tức không có hai việc nhân gốc.
-Như nhân nơi bị đốt cháy mà thành đốt cháy, trở lại nhân nơi đốt cháy mà thành bị đốt cháy.
-Như thế cả hai đều vô định, vô định nên không thể có được. Vì sao?
Nếu pháp do đợi thành
Chưa thành sao đối đãi
Nếu thành rồi đối đãi
Thành rồi, cần gì đợi.
*Nếu pháp nhân nơi đối đãi thành thế thì pháp ấy trước chưa thành.
-Chưa thành thì không có, không có thì làm sao nói là nhân nơi đối đãi.
-Nếu pháp ấy trước đã thành, đã thành rồi cần gì nhân nơi đối đãi.
-Như vậy cả hai đều không nhân nơi đối đãi nhau.
-Thế nên ông trước nói nhân nơi đốt cháy và bị đốt cháy đối đãi nhau mà thành là không có việc ấy.
Vì thế,
Nhân bị cháy, không cháy
Không nhân cũng không cháy
Nhân cháy không bị cháy
Không nhân, không bị cháy.
*Nhân nơi đối đãi, bị đốt cháy, đốt cháy không thành.
-Không nhân nơi đối đãi, bị đốt cháy, đốt cháy cũng không thành.
-Bị đốt cháy cũng như vậy.
-Nhân nơi đốt cháy hay không nhân nơi đốt cháy, thì bị đốt cháy đều không thành.
-Lỗi này trước đây đã nói.
Lại nữa,
Cháy không từ đâu đến
Xứ cháy cũng không cháy
Bị cháy cũng như vậy
Như phẩm Đi Đến nói.
*Đốt cháy không ở phương khác đi đến vào trong vật bị đốt cháy.
-Trong vật bị đốt cháy cũng không có đốt cháy, vì chẻ củi tìm lửa đốt cháy là không thể có được.
-Vật bị đốt cháy cũng như vậy, không từ xứ khác đi đến vào trong đốt cháy.
-Trong đốt cháy cũng không có vật bị đốt cháy.
-Như đốt cháy rồi không đốt cháy.
-Chưa đốt cháy cũng không đốt cháy.
-Đang đốt cháy cũng không đốt cháy.
-Nghĩa ấy như đã nói trong phẩm Đi Đến.
Thế nên:
Bị cháy không phải cháy
Lìa bị cháy, không cháy
Cháy không có bị cháy
Trong cháy, không bị cháy.
*Trong bị cháy không cháy. Vật bị đốt cháy tức không phải đốt cháy. Vì sao?
-Vì bị lỗi cho đốt cháy và bị đốt cháy là một, như trước đã nói về tác nghiệp và tác giả là một.
-Lìa bị đốt cháy không có đốt cháy, vì bị lỗi là thường đốt cháy.
-Đốt cháy không có bị đốt cháy.
-Trong đốt cháy không có bị đốt cháy.
-Trong bị đốt cháy không có đốt cháy, vì có lỗi là đốt cháy và bị đốt cháy khác nhau.
-Nên cả ba cách đều không thành.

Hỏi: Vì sao nói đốt cháy và bị đốt cháy?
Đáp: *Vì như nhân nơi bị đốt cháy nên có đốt cháy.
-Như vậy là nhân nơi thọ nên có người thọ nhận.
-Thọ gọi là năm ấm, người thọ nhận là người.
-Đốt cháy và bị đốt cháy không thành, nên thọ và người thọ nhận cũng không thành. Vì sao?
Do pháp cháy, bị cháy
Nói pháp thọ, người thọ
Và nói tất cả pháp
Như nói bình và áo.
*Như bị đốt cháy không phải là đốt cháy.
-Như vậy thọ không phải là người thọ nhận, vì có lỗi tác nghiệp và tác giả là một.
-Lại lìa thọ không có người thọ nhận, vì khác nhau thì không thể được, vì lỗi có hai thứ khác nhau, tức cả ba đều không thành.
-Như ngoài thọ và người thọ nhận, tất cả các pháp như áo, bình v.v... đều đồng như trước nói, đều là không sinh, rốt ráo là không.
Thế nên,
Nếu người nói có ngã
Các pháp đều tướng khác
Nên biết người như thế
Không đắc vị pháp Phật.
*Các pháp từ xưa đến nay vốn không sinh, tướng là rốt ráo vắng lặng.
-Thế nên cuối phẩm nói kệ như trên.
-Nếu người nói về tướng ngã như chúng Độc-tử-bộ, chủ trương không được nói sắc tức là ngã, không được nói lìa sắc là ngã, mà ngã ở trong tạng Bất Khả Thuyết thứ năm.
-Còn như chúng Tát-bà-đa-bộ nói tướng của mỗi mỗi pháp là thiện, là bất thiện, là vô ký, là hữu lậu, là vô lậu, là hữu vi, là vô vi, mỗi mỗi sai khác.
-Những người như vậy không hiểu được tướng vắng lặng của các pháp, dùng lời Phật tạo đủ thứ hý luận.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Nagarjuna.jpg
Phẩm thứ 11: QUÁN VỀ BẢN TẾ
Hỏi: Kinh Vô Bản Tế nói: Chúng sinh qua lại trong đường sinh tử, nhưng nơi bản tế là không thể có được. Ở đây đã nói có chúng sinh, có sinh tử. Thế do nhân duyên gì lại nói bản tế không thể có được?
Đáp: Như lời Đại Thánh nói
Bản tế không thể đắc
Sinh tử không có đầu
Cũng lại không chung cuộc.
*Thánh nhân có ba hạng:
(1) Ngoại đạo có năm thần thông.
(2) A-la-hán, Phật-bích-chi.
(3) Đại Bồ-tát được thần thông.
*Phật là tối thượng đối ba hạng đó, nên gọi là Đại Thánh.
-Lời Phật nói không có điều gì không thật.
-Sinh tử không có bắt đầu. Vì sao?
-Vì sinh tử trước sau đều không thể đạt được, nên nói là không có bắt đầu.
-Ông cho không có bắt đầu và sau cùng thì có thể có lúc giữa, cũng không đúng. Vì sao?
Nếu không có đầu, cuối
Lúc giữa làm sao có
Cho nên lúc giữa này
Và trước, sau cũng không.
*Nhân giữa và sau cùng nên mới có bắt đầu.
-Nhân bắt đầu và giữa nên có sau cùng.
-Nếu không có ban đầu và sau cùng thì làm sao có giữa?
-Trong sinh tử không có bắt đầu, khoảng giữa, rốt sau.
-Thế nên nói trước sau đều không thể có được. Vì sao?
Nếu khiến trước có sinh
Sau mới có già chết
Không già chết có sinh
Không sinh có già chết.
Nếu trước có già chết
Mà sau thì có sinh
Như vậy là không nhân
Không sinh có già chết.
*Chúng sinh sinh tử, nếu trước có sinh, dần dần có già, rồi sau chết,
-Như vậy khi sinh không có già chết.
-Đúng pháp phải có sinh mới có già chết, có già chết mới có sinh.
-Lại không già chết mà sinh, đó là điều không đúng.
-Vì nhân nơi sinh nên có già chết.
-“Nếu trước già chết” rồi sau sinh, thì “già chết ấy không có nhân”, vì sinh ở sau.
-Lại không sinh thì đâu có già chết.
-“Nếu cho sinh già chết trước sau không thể được”, thì “sinh già chết cùng có trong một lúc”, cũng có lỗi. Vì sao?
Sinh và nơi già chết
Không thể cùng một lúc
Khi sinh tức có chết
Cả hai đều không nhân.
*Nếu nói sinh già chết cùng có trong một lúc thì không đúng. Vì sao?
-Vì khi sinh tức có chết.
-Đúng pháp khi sinh thì có, khi chết thì không có.
-Nên nếu nói khi sinh có chết, việc ấy là không đúng.
-Nếu cùng trong một lúc sinh thì không có sự nương nhau,
-Như hai sừng của con bò cùng trong một lúc xuất hiện chứ không nương nhau.
Thế nên,
Nếu trước sau cùng lúc
Đều là việc không đúng
Vì sao mà hý luận
Cho có sinh già chết.
*Suy nghĩ về sinh già chết, cả ba đều có lỗi,
-Nên nói sinh già chết tức là không sinh, rốt ráo không.
-Ông nay vì sao cứ tham chấp hý luận cho sinh già chết có tướng quyết định?
Lại nữa,
Các nhân quả hiện có
Pháp tướng tướng đối tượng
Thọ nhận, người thọ nhận
Tất cả pháp hiện có.
Không phải chỉ sinh tử
Bản tế không thể được
Hết thảy pháp như thế
Bản tế cũng đều không.
*Hết thảy pháp là tất cả nhân quả, tướng chủ thể và tướng đối tượng, thọ nhận và người thọ nhận v.v... đều không có bản tế, không phải chỉ sinh tử là không có bản tế. Ở đây vì mở bày tóm lược nên chỉ nói sinh tử không có bản tế.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Nagarjuna.jpg
Phẩm thứ 13: QUÁN VỀ HÀNH (Gồm 9 kệ)
Hỏi: Như trong kinh Phật nói
Hư dối vọng chấp tướng
Do vọng chấp các hành
Nên gọi là hư dối.
Trong kinh Phật nói: Hư dối tức là vọng chấp giữ tướng. Chỉ có sự thật duy nhất là Niết-bàn, không phải tướng do vọng chấp giữ. Do nơi kinh nói, nên biết có các hành là do hư dối vọng chấp giữ tướng?
Đáp: Hư dối vọng chấp giữ
Trong đó chỗ chấp gì
Phật nói việc như vậy
Nhằm khai thị nghĩa không.
*Nếu vọng chấp giữ tướng pháp tức là hư dối, vậy trong các hành cái gì là đối tượng chấp giữ? Nên biết Phật nói như vậy là nhằm nói về nghĩa không.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Làm sao nhận biết tất cả các hành đều là nghĩa không?
Đáp: *Tướng của tất cả các hành là hư vọng nên không.
-Các hành sinh diệt không dừng, không có tự tánh nên không.
-Các hành gọi là năm ấm, vì từ hành sinh, nên năm ấm gọi là hành.
-Năm ấm này đều hư vọng không có tướng nhất định. Vì sao?
-Vì như sắc trong thời kỳ hài nhi không phải là sắc trong thời kỳ bò lồm cồm.
-Sắc trong thời kỳ bò lồm cồm không phải là sắc trong thời kỳ biết đi.
-Sắc trong thời kỳ biết đi không phải là sắc trong thời kỳ thiếu niên.
-Sắc trong thời kỳ thiếu niên không phải là sắc trong thời kỳ thanh niên.
-Sắc trong thời kỳ thanh niên không phải là sắc trong thời kỳ lão niên.
-Như sắc biến đổi không dừng trong từng niệm niệm như vậy, nên phân biệt tìm tánh quyết định của nó là không thể được.
-Vì vậy nói sắc trong thời kỳ hài nhi cho đến sắc trong thời kỳ lão niên là một hay là khác, cả hai đều có lỗi. Vì sao?
-Vì nếu sắc trong thời kỳ hài nhi tức là sắc trong thời kỳ bò lồm cồm, cho đến sắc trong thời kỳ lão niên, như thế tức là một sắc,
-Đều là hài nhi chứ không có sắc trong thời kỳ bò lồm cồm, cho đến sắc trong thời kỳ lão niên.
-Lại như nắm đất nếu luôn là nắm đất thì trọn không làm thành bình được. Vì sao?
-Vì sắc đất là luôn nhất định.
-“Nếu sắc trong thời kỳ hài nhi” khác với ‘”sắc trong thời kỳ bò lồm cồm”
-Thì hài nhi không làm thiếu nhi, thiếu nhi không làm hài nhi. Vì sao?
-Vì hai sắc khác nhau.
-Như vậy sắc của đồng tử, thiếu niên, tráng niên, lão niên, không thể tương tục, không còn có pháp thân thuộc, không cha không con.
-Nếu như vậy chỉ có thời kỳ hài nhi nên được cha làm mẹ, còn các thời kỳ khác như bò lồm cồm, thiếu nhi cho đến lão niên không còn phần gì trong đó.
-Thế nên nói sắc hài nhi cho đến sắc lão niên là một, là khác đều có lỗi.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Sắc tuy không nhất định, nhưng sắc hài nhi diệt rồi tương tục lại sinh cho đến sắc lão niên nên không có các lỗi như trên?
Đáp: *Nói sắc hài nhi diệt rồi tương tục sinh là nó diệt rồi tương tục sinh hay là không diệt mà tương tục sinh?
-Nếu diệt rồi làm sao tương tục, vì không có nhân, như có củi bị đốt, nhưng vì lửa tắt nên không còn tương tục.
-Nếu sắc hài nhi không diệt mà tương tục, tức sắc hài nhi không diệt thường ở trong bản tướng cũng không tương tục.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Tôi không nói diệt hay không diệt nên tương tục sinh. Tôi chỉ nói nó không dừng nên tương tợ sinh, nên nói là tương tục sinh?
Đáp: *Nếu như vậy tức đã có sắc nhất định, lại sinh ra.
-Như thế nên có ngàn vạn thứ sắc.
-Nhưng việc ấy là không đúng, nên cũng không có tương tục.
-Như thế tất cả xứ tìm sắc không thấy có tướng định.
-Phật chỉ theo ngôn thuyết thế tục nên nói có sắc,
-Giống như thân cây chuối, tìm lõi cứng của nó không thể có được, chỉ có bẹ lá.
-Như vậy, người trí tìm thấy sắc ấm niệm niệm biến diệt,
-Lại không có sắc thật có thể thủ đắc.
-Các loại hình sắc, tướng sắc không dừng trụ,
-Tương tợ thứ lớp sinh, khó có thể phân biệt.
-Như phân biệt tìm sắc cố định của ngọn đèn sáng, không thể có được.
-Từ sắc cố định ấy lại có sắc sinh ra, là không thể có được.
-Vì thế sắc không có tánh nên không,
-Chỉ theo ngôn thuyết thế tục nên nói có sắc.
-Thọ cũng như vậy.
-Người trí theo các thứ quán sát thấy thọ như thứ lớp tương tợ sinh diệt,
-Khó có thể phân biệt nhận biết, như dòng nước tương tục chảy,
-Chỉ biết qua tri giác, nên nói ba thọ ở nơi thân.
-Vì vậy, nên biết nói về thọ đồng như nói về sắc.
-Tưởng là nhân nơi danh tướng phát sinh.
-Nếu lìa danh tướng thì không sinh.
-Thế nên Đức Phật dạy phân biệt nhận biết tướng của danh tự gọi là tưởng,
-Không phải quyết định là tưởng đã có trước, nhưng là do các duyên sinh, không có tánh định.
-Vì không có tánh định nên như bóng theo hình,
-Nhân nơi hình có bóng, không hình thì không bóng.
-Bóng không có tánh quyết định,
-Nếu bóng quyết định có thì lìa hình nên có bóng,
-Nhưng thật sự thì không như vậy.
-Vì thế, bóng từ duyên sinh không có tự tánh, nên không thể có được.
- Tưởng cũng như vậy,
-Chỉ nhân nơi danh và tướng bên ngoài, thuận theo ngôn thuyết thế tục nên nói có tưởng.
-Thức là nhân nơi sắc, tiếng, mùi, vị, xúc v.v... và mắt, tai, mũi, lưỡi, thân v.v... phát sinh.
-Do các căn như mắt, tai v.v... sai biệt, nên thức có khác nhau.
-Thức ấy là ở nơi sắc, là ở nơi mắt, hay là ở giữa sắc và mắt, không có quyết định nhất,
-Chỉ khi sinh rồi mới nhận biết cảnh trần, nhận biết người này nhận biết người kia.
-Thức nhận biết người này chính là thức nhận biết người kia, hay là khác với thức nhận biết người kia.
-Hai điều ấy khó có thể phân biệt.
-Như nhãn thức, nhĩ thức cũng khó có thể phân biệt.
-Vì khó phân biệt nên hoặc nói là một hoặc nói là khác,
-Không có phân biệt quyết định, chỉ là từ các duyên sinh.
-Phân biệt như nhãn thức v.v... nên không, không có tự tánh.
-Như người kỹ xảo ngậm một hạt ngọc, lấy ra rồi lại đem chỉ cho người khác,
-Tức sinh nghi không biết đó là hạt ngọc như cũ hay lại có khác.
-Thức cũng như vậy, sinh rồi lại sinh.
-Vậy nó là thức cũ hay là thức khác.
-Vì thế nên biết vì thức không dừng trụ,
-Nên không có tự tánh, hư dối như huyễn.
-Các hành cũng như vậy.
-Các hành là thân hành, miệng hành, ý hành.
-Hành có hai thứ là hành tịnh và hành bất tịnh.
-Thế nào là bất tịnh? Tức tham chấp, não hại chúng sinh, gọi là bất tịnh.
-Nói lời thật, không tham chấp, không não hại chúng sinh, gọi là tịnh, hoặc tăng hoặc giảm.
-Người hành tịnh thì sinh vào nẻo người, trời cõi dục, trời cõi sắc, trời cõi vô sắc,
-Thọ quả báo hết rồi tức giảm, trở lại tạo nghiệp nên gọi là tăng.
-Người hành bất tịnh cũng như vậy, sinh vào các nẻo địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, A-tu la,
-Thọ quả báo hết rồi tức giảm, trở lại tạo nghiệp nên gọi là tăng.
-Do thế nên các hành có tăng có giảm, không dừng trụ.
-Như người có bệnh, tùy nghi chữa trị thích hợp thì bệnh khỏi,
-Nếu không chữa trị thích hợp thì bệnh trở lại tăng.
-Các hành cũng như vậy, có tăng có giảm, nên không quyết định.
-Chỉ thuận theo ngôn thuyết thế tục nói có các hành.
-Nhân nơi thế đế nên được thấy đệ nhất nghĩa đế.
-Đó là Vô minh duyên các Hành.
-Từ các Hành nên có Thức chấp trước.
-Do Thức chấp trước nên có Danh sắc.
-Từ Danh sắc nên có Sáu nhập.
-Từ Sáu nhập có Xúc. Từ Xúc có Thọ. Từ Thọ có Ái. Từ Ái có Thủ. Từ Thủ có Hữu. Từ Hữu có Sinh. Từ Sinh có Lão tử, ưu bi khổ não, ân ái xa lìa khổ, oán thù gặp nhau khổ v.v...
- Các khổ như vậy đều lấy hành làm gốc.
-Phật tùy theo Thế đế nên nói:
-Nếu đạt được đệ nhất nghĩa đế, phát sinh trí tuệ chân chánh thì Vô minh dứt.
-Vô minh dứt nên các Hành cũng không tích tập.
-Các hành không tích tập nên kiến đế,
-Do kiến đạo đoạn trừ thân kiến, nghi, giới cấm thủ, cùng do tư duy đoạn trừ tham, sân, nhiễm sắc, nhiễm vô sắc, trạo cử và vô minh.
-Do sự đoạn trừ ấy nên từng phần từng phần đoạn dứt.
-Đó là Vô minh, các Hành, Thức, Danh sắc, Sáu nhập, Xúc, Thọ, Ái, Thủ, Hữu, Sinh, Lão tử, ưu bi khổ não, ân ái xa lìa khổ, oán thù gặp nhau khổ v.v... đều diệt.
-Do diệt ấy nên thân năm ấm hoàn toàn diệt, lại không còn sót gì, duy chỉ có không,
-Vì thế Đức Phật muốn chỉ rõ nghĩa không nên nói các hành hư dối.
-Lại nữa, các hành không tánh nên hư dối, vì hư dối nên không.
Như kệ nói:
Vì các pháp có khác
Biết đều là vô tánh
Pháp vô tánh cũng không
Nên tất cả pháp không.
*Các pháp không có tánh. Vì sao?
-Vì các pháp tuy sinh nhưng không trụ nơi tự tánh, nên là không tánh.
-Như hài nhi nhất định trụ trong tự tánh thì trọn không trở thành đứa bé bò lồm cồm cho đến tuổi già.
-Nhưng hài nhi thứ lớp tương tục có tướng khác hiện ra thành có đứa bé bò lồm cồm cho đến tuổi già.
-Do đó nói vì thấy các pháp có tướng khác, nên biết chúng là không tánh.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hỏi: Nếu các pháp không tánh tức có pháp không tánh. Nói vậy thì có lỗi gì?
Đáp: *Nếu không tánh thì làm sao có pháp, làm sao có tướng? Vì sao?
-Vì không có cội gốc.
-Chỉ vì phá tánh định nên nói không tánh.
-“Pháp không tánh này nếu có” thì “không gọi là tất cả pháp không”.
-“Nếu tất cả pháp không”, làm sao có pháp không tánh.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Các pháp nếu không tánh
Vì sao nói hài nhi
Cho đến lúc tuổi già
Có nhiều thứ tướng khác?
Các pháp nếu không tánh thì không có tướng khác. Nhưng ông (Luận chủ) nói có các tướng khác (Hài nhi cho đến tướng tuổi già), thế là có tánh của các pháp. Nếu không có tánh của các pháp, làm sao có tướng khác ấy?
Đáp: Nếu các pháp có tánh
Làm sao mà được khác
Nếu các pháp không tánh
Làm sao mà có khác?
*Nếu các pháp quyết định có tánh, làm sao có thể được tánh khác,
-Vì gọi là quyết định có thì không thể biến đổi,
-Như vàng ròng thì không thể biến đổi.
-Lại như tánh tối không biến đổi thành sáng, tánh sáng không biến đổi thành tối.
Lại nữa,
Pháp ấy tức không khác
Pháp khác cũng không khác
Như trẻ không thành già
Già cũng không thành trẻ.
*Nếu nói pháp có khác thì phải có tướng khác.
-Vậy tức pháp ấy làm ra khác hay có pháp khác làm ra khác?
-Cả hai đều không đúng.
-Vì nếu pháp ấy tự làm ra khác,
-Thì già có thể làm già, nhưng thật sự thì già không tự làm già.
-Nếu có pháp khác làm ra khác,
-Thì già so với tráng niên khác, tráng niên có thể làm già.
-Nhưng thật sự tráng niên không làm già.
-Nên cả hai đều có lỗi.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Nếu pháp ấy tức khác, như mắt hôm nay thấy tuổi trẻ, trải qua ngày tháng năm biến đổi thành già. Như vậy có lỗi gì?
Đáp: Nếu pháp ấy tức khác
Thì sữa nên thành lạc
Lìa sữa có pháp gì
Có thể tạo nên lạc?
*Nếu pháp ấy tức khác thì sữa nên tức là lạc, lại không cần nhân duyên.
-Việc ấy là không đúng. Vì sao?
-Vì sữa và lạc có các thứ tướng khác nhau.
-Sữa không tức là lạc, thế nên pháp ấy không tức là pháp khác.
-Nếu cho có pháp khác làm ra khác thì cũng không đúng,
-Vì lìa sữa thì có vật gì làm thành lạc.
-Tư duy như vậy, nhận biết pháp ấy không tự làm khác,
-Pháp khác cũng không ra làm khác, không nên có chấp thiên lệch.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------



Hỏi: Phá đồng, phá dị, nhưng còn có cái không. Không ấy tức là pháp chăng?
Đáp: Nếu có pháp chẳng không
Tức nên có pháp không
Thật không pháp chẳng không
Đâu được có pháp không.
*Nếu có pháp chẳng không làm nhân cho nhau nên có pháp không.
-Nhưng từ trước giờ đã dùng vô số nhân duyên để phá pháp chẳng không.
-Pháp chẳng không không có thì không có cùng đối đãi, không có cùng đối đãi thì đâu có pháp không.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Ông nói pháp chẳng không không có, nên pháp không cũng không có. Nếu như vậy tức ở đây nói không là chỉ cho việc không có cùng đối đãi nên không nên chấp có. Nếu có đối tức nên có tướng đối đãi. Nếu không đối tức không có tướng đối đãi. Tướng đối đãi không nên tức vô tướng. Vì vô tướng nên chấp không. Như vậy tức là nói về không?
Đáp: Đại Thánh nói pháp không
Để lìa các kiến chấp
Nếu lại chấp có không
Chư Phật không thể độ.
*Đức Đại Thánh vì phá trừ sáu mươi hai thứ tà kiến và các phiền não như vô minh, ái, thủ v.v... nên nói không.
-Nếu người đối với không lại sinh kiến chấp, thì người ấy là không thể giáo hóa.
-Ví như có bệnh nên phải uống thuốc mới trị khỏi.
-Nếu thuốc trở lại sinh bệnh thì không thể chữa trị.
-Như lửa từ nơi củi mà ra, dùng nước có thể diệt.
-Nếu lửa từ nước mà ra thì lấy gì để diệt.
-Ở đây Phật nói không ví như nước có thể diệt tắt các phiền não là lửa.
-Có người vì tội nặng, tâm tham chấp sâu dày, trí tuệ chậm kém
-Nên đối với không sinh ra kiến chấp hoặc cho là có không, hoặc cho là không có không.
-Nhân nơi chấp có không ấy trở lại khởi phiền não.
-Nếu dùng không để hóa độ người ấy, tức người ấy sẽ nói:
-Tôi từ lâu đã biết không ấy.
-“Nếu lìa không” thì không có đạo Niết-bàn.
-Như kinh nói lìa ba môn không, vô tướng, vô tác mà được giải thoát thì chỉ có ngôn thuyết.
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Nagarjuna.jpg
Phẩm thứ 14: QUÁN VỀ HỢP (Gồm 8 kệ)
Trên kia, trong phẩm phá sáu căn đã nói sự thấy, vật được thấy và người thấy đều không thành. Vì ba sự ấy không có pháp khác nên không hợp. Nghĩa không hợp nay sẽ nói.
Hỏi: Vì sao ba sự như mắt v.v… (mắt, sắc và ngã) không hợp?
Đáp: Thấy, được thấy, người thấy
Ba ấy đều khác phương
Ba pháp khác như vậy
Trọn không có lúc hợp.
*Thấy là nhãn căn. Được thấy là sắc trần. Người thấy là ngã.
-Ba sự ấy đều ở nơi xứ khác nên hoàn toàn không có khi hợp.
-Xứ khác là mắt ở trong thân, sắc ở ngoài thân, còn ngã (hay thức) hoặc nói ở trong thân, hoặc nói ở khắp tất cả xứ, thế nên không hợp.
-Lại nữa, nếu cho có pháp thấy (sự thấy) thì hợp căn trần mà thấy hay không hợp mà thấy?
-Cả hai đều không đúng. Vì sao?
-Vì nếu hợp mà thấy, thì tùy xứ có sắc trần ở đó nên có nhãn căn và có ngã (hoặc thức).
-Việc ấy là không đúng, vì thế không hợp.
-Nếu không hợp mà thấy, thì nhãn căn, sắc trần và ngã (hoặc thức) đều ở nơi xứ khác nhau cũng có thể thấy, nhưng thật sự là không thấy. Vì sao?
-Vì như nhãn căn ở đây không thấy được cái bình ở xứ xa.
-Do đó hợp hay không hợp đều không thấy.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Ngã, ý, căn và trần, bốn sự ấy hợp lại nên có sự nhận biết sinh, có thể nhận biết được vạn vật như áo, bình, xe v.v..., vì thế nên biết có sự thấy, vật được thấy và người thấy?
Đáp: *Việc ấy ở trong phẩm Sáu Căn (Sáu Tình) đã phá. Nay sẽ nói lại.
-Như ông nói do bốn sự hợp nên có sự nhận biết sinh.
-Vậy sự nhận biết ấy vì thấy các vật như áo, bình v.v... rồi mới sinh hay là chưa thấy mà sinh?
-Nếu đã thấy mà sinh, thì sự nhận biết ấy là vô dụng.
-Nếu chưa thấy mà sinh, thì căn trần chưa hợp làm sao có sự nhận biết sinh.
-Nếu cho bốn sự ấy cùng hợp nhau trong một lúc mà có sự nhận biết sinh ra thì cũng không đúng.
-Nếu trong một lúc sinh ra thì không có cùng đối đãi. Vì sao?
-Vì trước có bình, tiếp có thấy, sau sự nhận biết mới sinh ra.
-Còn cùng trong một lúc thì không có trước sau.
-Vì sự nhận biết không nên sự thấy, vật được thấy và người thấy cũng không.
-Như vậy, các pháp chỉ như huyễn hóa, như chiêm bao, không có tướng định, thì đâu có hợp, vì không hợp nên không.
Lại nữa,
Nhiễm cùng với bị nhiễm
Người nhiễm cũng lại thế
Các nhập, phiền não khác
Đều cũng lại như thế.
*Như thấy, được thấy và người thấy không có hợp,
-Nên pháp nhiễm, bị nhiễm và người nhiễm cũng nên không có hợp.
-Như nói về ba pháp sự thấy, vật được thấy và người thấy, nên biết nói về sự nghe, vật được nghe, người nghe, các nhập khác cũng như vậy.
-Như nói về pháp nhiễm, bị nhiễm, người nhiễm, nói về pháp giận, bị giận và người giận, và các phiền não khác v.v... cũng như vậy.
Lại nữa,
Pháp khác nên có hợp
Thấy cùng không có khác
Vì tướng khác không thành
Nên thấy làm sao hợp?
*Phàm vật đều do khác nên có hợp,
-Nhưng tướng khác như sự thấy, vật được thấy và người thấy không thể có được, thế nên không có hợp.
Không phải chỉ pháp thấy
Tướng khác không thể được
Tất cả pháp hiện có
Đều cũng không tướng khác.
-Không phải chỉ sự thấy, vật được thấy và người thấy, ba sự ấy không thể có được tướng khác mà hết thảy pháp đều không có tướng khác.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Vì sao không có tướng khác?
Đáp: Khác, nhân nơi khác, khác
Khác lìa khác không khác
Nếu pháp do nhân sinh
Pháp ấy không khác nhân.
*Ông cho khác thì cái khác ấy “nhân nơi pháp khác” nên gọi là khác,
-Nếu lìa pháp khác thì không gọi là khác. Vì sao?
-Vì nếu pháp từ các duyên sinh ra thì pháp ấy không khác với nhân của nó.
-Nhân hoại thì quả cũng hoại.
-Như nhân nơi kèo cột nên có nhà, thì nhà không khác với kèo cột.
-Kèo cột hoại thì nhà cũng hoại.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Nếu “có pháp quyết định khác” thì có lỗi gì?
Đáp: Nếu lìa từ khác, khác
Nên ngoài khác có khác
Lìa từ khác, không khác
Thế nên không có khác.
*Nếu lìa từ nơi cái khác mà có pháp khác, tức có thể lìa các cái khác vẫn có pháp khác.
-Nhưng thật sự là lìa từ nơi cái khác không có pháp khác, thế nên không có các cái khác.
-Như lìa năm ngón tay khác mà có nắm tay khác,
-Thì nắm tay khác ấy có thể có khác đối với các vật khác như áo, bình v.v...
-Nhưng nay lìa năm ngón tay khác thì không thể có nắm tay khác.
-Vì thế nắm tay khác đối với áo, bình v.v... không có pháp khác.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Trong kinh của tôi (?) nói tướng khác không từ các duyên sinh, vì phân biệt tướng chung nên nói có tướng khác. Nhân nơi tướng khác nên có pháp khác?
Đáp: Trong khác không tướng khác
Trong không khác cũng không
Vì không có tướng khác
Tức không đây kia khác.
*Ông nói vì phân biệt tướng chung nên có tướng khác,
-Nhân nơi tướng khác nên có pháp khác.
-Nếu như vậy tướng khác ấy từ các duyên sinh.
-Như thế tức là nói pháp từ các duyên sinh.
-Tướng khác ấy lìa pháp khác thì không thể có được.
-Tướng khác phải nhân nơi pháp khác mà có, không thể một mình thành.
-Hiện nay trong pháp khác không có tướng khác. Vì sao?
-Vì trước đã có pháp khác thì đâu cần tướng khác.
-Trong “pháp không khác” cũng “không có tướng khác”. Vì sao?
-Vì “nếu tướng khác” ở trong “pháp không khác”
-Thì không gọi là pháp không khác.
-Nếu “cả hai xứ đều không” tức không có tướng khác.
-Tướng khác không nên pháp này pháp kia cũng không.
-Lại nữa, vì pháp khác không nên cũng không có hợp.
Pháp ấy không từ hợp
Pháp khác cũng không hợp
Người hợp cùng lúc hợp
Pháp hợp cũng đều không.
*Tự Thể của pháp ấy không hợp, do là một Thể.
-Như một ngón tay không tự hợp.
-Pháp khác cũng không hợp vì khác nhau.
-Việc khác nhau đã thành thì không cần hợp.
-Tư duy như vậy tức pháp hợp không thể có được.
-Vì thế nên nói người hợp, lúc hợp và pháp hợp đều không thể có được.
Căn Bản Trung Quán Luận – Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Nagarjuna.jpg
Phẩm thứ 15: QUÁN VỀ CÓ, KHÔNG (Gồm 11 kệ)
Hỏi: Các pháp đều có tánh riêng vì có lực dụng. Như bình có tánh của bình, vải có tánh của vải. Tánh ấy khi các duyên hợp thì xuất hiện chăng?
Đáp: Trong các duyên có tánh
Việc ấy tức không đúng
Tánh từ các duyên xuất
Tức gọi pháp tạo tác.
*Nếu các pháp có tánh thì không thể từ các duyên xuất hiện. Vì sao?
-Vì nếu từ các duyên xuất hiện tức là pháp tạo tác, không có tánh nhất định.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Nếu tánh của các pháp từ các duyên khởi tác thì có lỗi gì?
Đáp: Tánh nếu là tác giả
Làm sao có nghĩa ấy
Tánh gọi là vô tác
Không đợi pháp khác thành.
*Như vàng lẫn với đồng thì không phải vàng ròng.
-Như vậy nếu các pháp có tánh thì không cần các duyên.
-Nếu từ các duyên xuất hiện, nên biết không có tánh chân thật.
-Lại, tánh nếu quyết định thì không cần đợi cái khác mới xuất hiện,
-Không phải như dài ngắn, đây kia không có tánh định, nên phải đợi cái khác mới có.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Các pháp nếu không có tự tánh thì nên có tha tánh chăng?
Đáp: Nếu pháp không tự tánh
Làm sao có tha tánh
Tự tánh nơi tha tánh
Cũng gọi là tha tánh.
*Tánh của các pháp từ các duyên khởi tác, cũng nhân nơi đối đãi mới thành, nên không có tự tánh.
-Nếu vậy, tha tánh đối với tha cũng là tự tánh, cũng từ các duyên sinh, cũng đối đãi nên cũng không có tha tánh.
-Vì không có tha tánh, làm sao nói các pháp từ tha tánh sinh, vì tha tánh cũng là tự tánh.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Nếu lìa tự tánh, tha tánh mà có các pháp thì có lỗi gì?
Đáp: Lìa tự tánh, tha tánh
Đâu có được pháp gì
Nếu có tự, tha tánh
Các pháp tức được thành.
*Ông cho lìa tự tánh, tha tánh vẫn có pháp, việc ấy là không đúng.
-Nếu lìa tự tánh, tha tánh tức không có pháp. Vì sao?
-Vì có tự tánh, tha tánh thì pháp thành.
-Như thể của bình là tự tánh đối với áo là tha tánh.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Nếu dùng tự tánh, tha tánh phá pháp có thì nay nên có cái không?
Đáp: Có nếu đã không thành
Không làm sao thành được
Nhân nơi có pháp có
Có hoại gọi là không.
*Nếu ông đã nhận pháp có không thành thì cũng nên nhận pháp không cũng không. Vì sao?
-Vì pháp có hoại diệt nên gọi là không, không ấy nhân nơi có hoại diệt mà có.
Lại nữa,
Nếu người thấy có, không
Thấy tự tánh, tha tánh
Như thế là không thấy
Nghĩa thật của pháp Phật.
*Nếu người chấp trước sâu nơi các pháp, tất cần tìm cái có thấy.
-Nếu phá bỏ tự tánh tức lại thấy tha tánh.
-Nếu phá bỏ tha tánh tức thấy có.
-Nếu phá bỏ có tức thấy không.
-Nếu phá không thì hoang mang ngờ vực.
-Nếu là người lợi căn tâm chấp trước nhẹ, vì biết diệt hết các kiến chấp nên được an ổn, lại không sinh ra bốn thứ hý luận (Có, không, cũng có cũng không, chẳng có chẳng không), người ấy tức thấy được nghĩa chân thật của pháp Phật.
-Thế nên nói kệ trên.
Lại nữa,
Phật hay diệt có không
Như hóa Ca-chiên-diên
Trong kinh Ngài đã dạy
Lìa có cũng lìa không.
*Trong kinh San Đà Ca Chiên Diên, Phật vì vị ấy nói về nghĩa chánh kiến là lìa có, lìa không.
-Nếu trong các pháp quyết định có chút ít, thì Phật đã không phá có, không.
-Nếu chỉ phá có thì người cho là không.
-Phật thông đạt thật tướng của các pháp, nên nói có và không đều không.
-Vì thế ông nên bỏ kiến chấp có, không ấy.
Lại nữa,
Nếu pháp thật có tánh
Sau tức chẳng nên khác
Tánh nếu có tướng khác
Việc ấy trọn không đúng.
*Nếu các pháp quyết định có tánh thì trọn không nên biến khác. Vì sao?
-Vì nếu quyết định có tự tánh thì không thể có tướng khác như trên đã nêu dụ về vàng thật.
-Hiện tại thấy các pháp có tướng khác, nên biết chúng không có tướng nhất định.
Lại nữa,
Nếu pháp thật có tánh
Làm sao có thể khác
Nếu pháp thật không tánh
Làm sao có thể khác?
*Nếu pháp quyết định có tánh làm sao có thể biến khác.
-Nếu pháp không có tánh tức là không có tự thể, làm sao có thể biến khác?
Lại nữa,
Định có tức chấp thường
Định không tức chấp đoạn
Vì vậy người có trí
Không nên chấp có không.
*Nếu pháp quyết định có tướng có
-Thì trọn không có tướng không, đó tức là thường. Vì sao?
-Vì như nói ba đời, trong đời vị lai có tướng pháp, pháp ấy đi đến đời hiện tại, chuyển vào đời quá khứ,
-“Trước sau không bỏ tướng gốc”, đó tức là thường.
-Lại nói trong nhân trước có quả, thế cũng là thường.
-Nếu nói quyết định có pháp không,
-Thì không ấy tất trước có nay không, đó tức là đoạn diệt.
-Đoạn diệt là không có nhân nối tiếp.
-Do hai thứ kiến chấp ấy tức xa lìa pháp Phật.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Cớ gì “nhân nơi có” sinh thường kiến. “Nhân nơi không” sinh đoạn kiến?
Đáp: Nếu pháp có tánh định
Chẳng phải không tức thường
Trước có mà nay không
Đó tức là đoạn diệt.
*Nếu tánh của pháp quyết định có,
-Tức là tướng có không phải là tướng không, trọn không thể là không.
-Nếu không tức không phải có, tức là pháp không, lỗi này trước đã nói.
-Như vậy là rơi vào thường kiến.
-Nếu pháp trước có, hoại diệt mà thành không, đó gọi là đoạn diệt. Vì sao?
-Vì “có không” thể là không.
-Ông cho có không đều có tướng định.
-Nếu chấp đoạn, chấp thường, thì phá bỏ các việc của thế gian như cho là không có tội phước.
-Vì thế nên bỏ hai thứ chấp ấy.
Căn Bản Trung Quán Luận- Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải



------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Nagarjuna.jpg
Phẩm thứ 16: QUÁN VỀ BUỘC, MỞ (Gồm 10 kệ)
Hỏi: Sinh tử không phải hoàn toàn không có cội gốc, ở trong đó nên có chúng sinh qua lại, hoặc các hành qua lại. Vậy ông do nhân duyên gì nói chúng sinh và các hành đều không, không có qua lại?
Đáp: Nói các hành qua lại
Thường không thể qua lại
Vô thường cũng không thể
Chúng sinh cũng như vậy.
*Các hành qua lại trong sáu đường sinh tử, là tướng thường qua lại, hay là tướng vô thường qua lại?
-Cả hai đều không đúng.
-Nếu tướng thường qua lại,
-Thì không có sinh tử nối tiếp, do đã quyết định, nên tự tánh dừng trụ.
-Nếu do tướng vô thường qua lại,
-Thì cũng không có sinh tử qua lại nối tiếp, do không quyết định, do không có tự tánh.
-Nếu nói chúng sinh qua lại thì cũng có lỗi như vậy.
Lại nữa,
Nếu chúng sinh qua lại
Trong ấm, giới, các nhập
Năm thứ cầu đều không
Thì có ai qua lại.
*Sinh tử và năm ấm, mười tám giới, mười hai nhập là một nghĩa.
-Nếu chúng sinh ở trong ấm, giới, nhập này qua lại thì như trong phẩm Đốt cháy, bị đốt cháy đã nêu.
-Theo năm cách cầu tìm không thể có được.
-Vậy ai ở trong ấm, giới, nhập mà có qua lại?
Lại nữa,
Nếu từ thân đến thân
Qua lại tức không thân
Nếu như không có thân
Tức không có qua lại.
*Nếu nói chúng sinh qua lại,
-Vậy chúng sinh có thân qua lại hay là không có thân mà qua lại?
-Cả hai đều không đúng. Vì sao?
-Vì nếu có thân qua lại, thì từ một thân đến một thân,
-Như vậy thì kẻ qua lại không có thân.
-Lại, nếu trước đã có thân, thì không thể lại từ thân đi đến thân.
-Nếu trước không có thân, tức là không có.
-Nếu không có thì làm sao có sinh tử qua lại?
Căn Bản Trung Quán Luận- Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải

------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Kinh nói có Niết-bàn, diệt hết thảy khổ. Diệt đây là các hành diệt hay là chúng sinh diệt?
Đáp: *Cả hai đều không đúng. Vì sao?
Các hành nếu bị diệt
Việc ấy trọn không đúng
Chúng sinh nếu bị diệt
Việc ấy cũng không đúng.
*Ông nói hoặc các hành diệt, hoặc chúng sinh diệt, việc ấy trước đã đáp rồi.
-Các hành không có tánh, chúng sinh cũng không có tánh, dùng đủ cách để suy tìm về sinh tử qua lại không thể được.
-Thế nên các hành không diệt, chúng sinh cũng không diệt.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Nếu như vậy thì không có trói buộc, không có giải thoát, vì căn bản không thể có được?
Đáp: Tướng sinh diệt các hành
Không buộc cũng không mở
Chúng sinh như trước nói
Không buộc cũng không mở.
*Ông cho các hành và chúng sinh có buộc có mở, việc ấy là không đúng.
-Các hành niệm niệm sinh diệt, tức không thể có buộc mở.
-Chúng sinh như trước đã nói, theo năm cách suy tìm tướng chúng sinh không thể có được, vậy làm sao có buộc mở?
Lại nữa,
Nếu thân gọi là buộc
Có thân tức không buộc
Không thân cũng không buộc
Vậy nơi nào có buộc.
*Nếu cho thân năm ấm gọi là buộc,
-Nhưng nếu chúng sinh trước đã có thân năm ấm thì không thể buộc. Vì sao?
-Vì một người có hai thân.
-Không thân cũng không thể buộc. Vì sao?
-Vì nếu không thân tức không có năm ấm.
-Không có năm ấm tức là không, làm sao có thể buộc.
-Như vậy có thân, không thân đều không trói buộc.
Lại nữa,
Nếu bị buộc trước buộc
Tức nên buộc bị buộc
Nhưng trước thật không buộc
Như phẩm Đi Đến đáp.
*Nếu cho bị buộc trước có buộc, tức nên buộc, bị buộc.
-Nhưng thật sự lìa bị buộc, trước không buộc.
-Thế nên không được nói chúng sinh có buộc.
-Hoặc nói chúng sinh là bị buộc. Năm ấm là buộc.
-Hoặc nói các phiền não trong năm ấm là buộc, còn ngoài năm ấm là bị buộc.
-Việc ấy là không đúng. Vì sao?
-Vì nếu lìa năm ấm trước có chúng sinh, tức có thể do năm ấm buộc chúng sinh,
-Nhưng thật sự thì lìa năm ấm không có riêng chúng sinh.
-Hoặc lìa năm ấm có riêng phiền não, thì có thể do phiền não buộc năm ấm.
-Nhưng thật sự lìa năm ấm không có riêng phiền não.
-Lại nữa, như trong phẩm Đi Đến đã nói, đã đi không đi, chưa đi không đi, lúc đi không đi, như vậy chưa buộc không buộc, đã buộc không buộc, khi buộc không buộc.
-Lại nữa, cũng không có mở. Vì sao?
Buộc thì không có mở
Không buộc cũng không mở
Khi buộc mà có mở
Buộc mở tức cùng lúc.
*Buộc thì không có mở. Vì sao?
-Vì đã buộc.
-Không buộc cũng không mở. Vì sao?
-Vì không có buộc.
-Nếu cho khi buộc có mở thì buộc và mở cùng một lúc, việc ấy là không đúng.
-Lại buộc và mở trái nhau.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Có người tu đạo, hiện nhập Niết-bàn được giải thoát, vì sao nói không?
Đáp: Nếu không thọ các pháp
Ta sẽ đắc Niết-bàn
Nếu người nghĩ như thế
Trở lại bị trói buộc.
*Nếu người nào nghĩ: “Ta xa lìa thọ nhận, chứng đắc Niết-bàn”, người ấy tức là thọ nhận sự trói buộc.
Lại nữa,
Không lìa nơi sinh tử
Mà có riêng Niết-bàn
Nghĩa thật tướng như thế
Làm sao có phân biệt.
*Trong đệ nhất nghĩa, thật tướng của các pháp không nói lìa sinh tử có riêng Niết-bàn.
-Như kinh nói: “Niết-bàn tức sinh tử, sinh tử tức Niết-bàn”.
-Như thế trong thật tướng của các pháp làm sao nói đó là sinh tử, đó là Niết-bàn?
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
nagarjuna-nagas2.JPG

Phẩm thứ 17: QUÁN VỀ NGHIỆP
Hỏi: Ông tuy dùng đủ thứ lý để phá các pháp, nhưng nghiệp quyết định phải có, vì nó có thể khiến cho tất cả chúng sinh thọ nhận quả báo. Như trong kinh nói: “Hết thảy chúng sinh đều theo nghiệp mà sinh. Người ác vào địa ngục, người tu phước sinh nơi xứ trời, người hành đạo thì được Niết-bàn”. Thế nên tất cả pháp không nên nói không, nghĩa là có nghiệp.
Người hay hàng phục tâm
Lợi ích cho chúng sinh
Đó gọi là từ thiện
Gieo quả báo hai đời.
*Con người có ba thứ độc não hại người khác nên sinh hành.
-Người thiện trước đã tự diệt ác, vì thế nên nói hàng phục tâm mình, tạo lợi ích cho người khác.
-Tạo lợi ích cho người khác là hành bố thí, trì giới, nhẫn nhục v.v... không não hại chúng sinh.
-Đó gọi là tạo lợi ích cho người khác, cũng gọi là từ thiện phước đức, cũng gọi đó gieo hạt giống của quả an vui cho đời này, đời sau.
Lại nữa,
Đại Thánh nói hai nghiệp
Tư và từ Tư sinh
Trong tướng riêng nghiệp ấy
Vô số phân biệt nói.
*Đại Thánh lược nói nghiệp có hai thứ: Một là nghiệp tư. Hai là nghiệp từ tư sinh.
-Hai nghiệp này như trong A-tỳ-đàm đã nói rộng (Gọi là tư nghiệp và tư dĩ nghiệp).
Phật nói về tư nghiệp
Đó gọi là ý nghiệp
Nghiệp từ tư sinh khởi
Tức là nghiệp thân khẩu.
*Tư là tâm sở pháp.
-Trong các tâm sở pháp, tư có khả năng phát khởi sự tạo tác nên gọi là nghiệp.
-Nhân nơi tư ấy nên khởi nghiệp thân, nghiệp khẩu bên ngoài.
-Tuy cũng nhân nơi các tâm và tâm sở pháp khác nên có tạo tác, nhưng chỉ tư là gốc của sự tạo tác, nên nói tư là nghiệp.
-Nghiệp ấy nay sẽ nói về tướng.
Thân nghiệp và khẩu nghiệp
Nghiệp tác, nghiệp không tác
Trong bốn nghiệp như thế
Cũng thiện cũng bất thiện.
Từ dụng sinh phước đức
Sinh tội cũng như vậy
Và Tư là bảy pháp
Rõ tướng của các nghiệp.
*Khẩu nghiệp có bốn thứ, thân nghiệp có ba thứ, đó là bảy nghiệp.
-Bảy thứ nghiệp ấy có hai thứ sai biệt là nghiệp tác và nghiệp vô tác.
-Khi hành tác gọi là nghiệp tác.
-Khi đã tạo rồi, nó vẫn luôn theo đuổi phát sinh, gọi là nghiệp vô tác.
-Hai thứ nghiệp tác và vô tác ấy lại có thiện và bất thiện.
-Bất thiện là không dứt ác. Thiện là dứt bỏ ác.
-Lại có từ dụng sinh phước đức.
-Như thí chủ bố thí cho người thọ nhận, nếu người thọ thí thọ dụng thì thí chủ được hai thứ phước:
-Một là phước từ sự bố thí sinh. Hai là phước từ sự thọ dụng sinh.
-Như người dùng mũi tên bắn vào một người khác, nếu mũi tên giết chết người kia thì bị hai thứ tội:
-Một là tội từ bắn sinh. Hai là tội từ tác dụng giết chết người kia.
-Nếu bắn nhưng không giết chết, thì người bắn chỉ mắc một tội bắn, không mắc tội giết,
-Vì bắn không có tác dụng.
-Thế nên trong kệ nói:
Tội phước từ dụng sinh.
-Như vậy gọi là sáu thứ nghiệp.
-Nghiệp thứ bảy là tư. Bảy nghiệp ấy là phân biệt về tướng của nghiệp.
-Do nghiệp ấy nên có quả báo của đời nay đời sau.
-Vì thế quyết định có nghiệp có quả báo, các pháp không nên nói là không.
Đáp: Nghiệp trụ đến thọ báo
Nghiệp ấy tức là thường
Nếu diệt tức không nghiệp
Làm sao sinh quả báo?
*Nghiệp nếu trụ cho đến khi thọ nhận quả báo đó tức là thường.
-Việc ấy là không đúng. Vì sao?
-Vì nghiệp là tướng sinh diệt, trong một niệm hãy còn không dừng trụ, huống gì là đến khi thọ nhận quả báo [thường trụ].
-Nếu cho nghiệp diệt, diệt tức không, làm sao có thể sinh quả báo?
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Như mầm chồi nối tiếp
Đều từ hạt giống sinh
Từ đó mà sinh quả
Lìa hạt không nối tiếp.
Từ hạt có nối tiếp
Từ nối tiếp có quả
Trước hạt sau có quả
Chẳng đoạn cũng chẳng thường.
Như vậy từ tâm đầu
Tâm pháp nối tiếp sinh
Từ đó mà có quả
Lìa tâm không nối tiếp.
Từ tâm có nối tiếp
Từ nối tiếp có quả
Trước nghiệp sau có quả
Chẳng đoạn cũng chẳng thường.
*Như từ hạt lúa có mầm, từ mầm có cành lá nối tiếp nhau.
-Từ sự nối tiếp ấy mà có quả sinh.
-Lìa hạt lúa thì không có nối tiếp sinh.
-Thế nên từ hạt lúa có sự nối tiếp, từ sự nối tiếp mà có quả,
-Vì trước là hạt lúa sau là có quả, nên chẳng đoạn cũng chẳng thường.
-Như dụ về hạt lúa, nghiệp quả cũng như vậy.
-Tâm ban đầu khởi tội phước cũng như hạt lúa.
-Nhân nơi tâm ban đầu ấy, các tâm tâm sở pháp khác nối tiếp sinh, cho đến khi thọ nhận quả báo.
-Do trước nghiệp sau quả nên chẳng đoạn cũng chẳng thường.
-Nếu lìa nghiệp mà có quả báo tức có đoạn thường.
-Nhân duyên và quả báo của nghiệp thiện là:
Tạo thành được phước đức
Là mười nghiệp đạo trắng
Vui năm dục hai đời
Là báo của nghiệp trắng.
Bạch là thiện sạch.
*Nhân duyên thành tựu phước đức là từ mười nghiệp đạo bạch, là nghiệp không giết hại, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không nói hai lưỡi, không nói thô ác, không nói lời vô ích, không ganh ghét, không sân giận, không tà kiến, đó gọi là thiện.
-Từ nghiệp thân miệng ý thiện sinh ra quả báo là được danh, lợi của đời này và đời sau sinh nơi chốn giàu sang trong nẻo trời người. Bố thí, cung kính v.v... tuy có vô số phước đức, nhưng lược nói thì gồm thâu trong mười nghiệp đạo thiện?
Đáp: Nếu như ông phân biệt
Về lỗi tức rất nhiều
Vì thế điều ông nói
Nơi nghĩa tức không đúng.
*Nếu vì nghiệp và quả báo nối tiếp mà dùng hạt lúa làm thí dụ, thì lỗi lầm ấy là quá nhiều, nhưng ở đây không nói rộng.
-Ông nêu dụ về hạt lúa, dụ ấy không đúng. Vì sao?
-Vì hạt lúa có xúc chạm, có hình tướng, có thể thấy, có nối tiếp.
-Tôi suy nghĩ về việc ấy hãy còn chưa chấp nhận lời nói đó,
-Huống gì tâm và nghiệp là thứ không có xúc chạm, không có hình tướng, không thể thấy,
-Sinh diệt không dừng trụ, mà muốn cho nó nối tiếp là việc không đúng.
*Lại nữa, nếu từ hạt lúa có mầm v.v… nối tiếp, là hạt lúa diệt rồi mới nối tiếp hay là không diệt mà nối tiếp?
-Nếu hạt lúa diệt rồi nối tiếp, là “không có nhân”.
-Nếu hạt lúa không diệt mà nối tiếp, thì từ hạt lúa ấy thường sinh các lúa.
-Nếu như vậy là một hạt lúa tức sinh ra tất cả lúa trong thế gian, việc ấy là không đúng.
-Thế nên nói nghiệp và quả báo nối tiếp là không đúng.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Nay lại nên nói tiếp
Thuận nghĩa quả báo nghiệp
Chư Phật, Phật-bích-chi
Hiền Thánh đều tán thán.
Đó là: Pháp không mất như khoán
Nghiệp như nợ tài vật
Tánh ấy là vô ký
Phân biệt có bốn thứ.
Kiến đế chưa đoạn được
Chỉ tư duy mới đoạn
Là do pháp không mất
Các nghiệp có quả báo.
Nếu kiến đế đoạn được
Nhưng nghiệp đến tương tợ
Tức nên phá bỏ nghiệp
Là lỗi lầm như thế.
Tất cả các hành nghiệp
Tương tợ, không tương tợ
Một cõi mới thọ nhận
Khi ấy báo riêng sinh.
Hai thứ nghiệp như thế
Thọ quả báo đời này
Hoặc nói thọ báo rồi
Nhưng nghiệp còn như cũ.
Hoặc đạt quả rồi diệt
Hoặc chết rồi mới diệt
Ở trong ấy phân biệt
Hữu lậu và vô lậu.
Pháp không mất:
Nên biết như giấy hợp đồng (Khoán).
Nghiệp như giữ lấy vật.
*Pháp không mất này hệ thuộc nơi ba cõi dục, sắc, vô sắc và không hệ thuộc.
-Nếu phân biệt về ba tánh thiện, bất thiện, vô ký, thì nó chỉ là vô ký.
-Nghĩa vô ký ấy trong A-tỳ-đàm đã nói rộng.
-Tánh vô ký này kiến đế (Kiến đạo) không đoạn được.
-Từ một quả đến một quả, trong đó, do tư duy (Tu đạo) mới đoạn.
-Các nghiệp vì vậy do pháp không mất ấy nên có quả sinh.
-Nếu kiến đế (Kiến đạo) đoạn được thì bị cái lỗi phá nghiệp,
-Vì nghiệp đến khi thọ quả báo tương tợ liền không còn nữa.
-Việc này trong A-tỳ-đàm đã nói rộng.
*Lại nữa, pháp không mất là đối với các nghiệp tương tợ, không tương tợ nơi một cõi,
-Khi mới thọ thân thì quả báo riêng sinh nơi thân hiện tại, vì khi này nghiệp đã hết.
-Ở thân hiện tại, từ nghiệp lại sinh nghiệp.
-Nghiệp ấy có hai thứ nặng nhẹ, tùy nghiệp nặng mà thọ báo.
-Hoặc có người nói nghiệp thọ báo rồi nhưng nghiệp vẫn còn,
-Vì không phải niệm niệm diệt,
-Nên nếu vượt từ quả này qua quả kia thì diệt, hoặc chết rồi thì diệt.
-Tu- đà-hoàn vượt qua quả rồi diệt.
-Các phàm phu và A-la-hán thì chết rồi diệt.
-Trong đó, phân biệt có hữu lậu và vô lậu,
-Các vị Hiền Thánh từ Tu-đà-hoàn trở lên, nên phân biệt hữu lậu và vô lậu.
Đáp:*Nghĩa vừa nói đều không tránh khỏi lỗi chấp đoạn chấp thường.
-Vì thế không nên chấp giữ.

Hỏi: Nếu như vậy thì không có nghiệp và quả báo?
Đáp: Tuy không cũng chẳng đoạn
Tuy có cũng chẳng thường
Quả báo nghiệp không mất
Đó là lời Phật dạy.
*Ý nghĩa được nói ở Luận này là lìa nơi đoạn thường. Vì sao?
-Vì nghiệp rốt ráo là không, là tướng tịch diệt,
-Tự tánh lìa có không, thì có pháp gì để đoạn, có pháp gì để mất.
-Do nhân duyên điên đảo, có sinh tử qua lại cũng vô thường. Vì sao?
-Vì nếu pháp từ điên đảo khởi thì hư vọng không thật,
-Không thật nên chẳng phải thường.
*Lại nữa, vì tham chấp điên đảo không nhận biết tướng thật.
-Nói nghiệp không mất đó là lời Phật nói.
Lại nữa:
Các nghiệp vốn không sinh
Do không có tánh định
Các nghiệp cũng không diệt
Do vì chúng không sinh.
Nếu như nghiệp có tánh
Thì gọi đó là thường
Không tạo cũng gọi nghiệp
Thường thì không thể tạo.
Nếu có nghiệp chẳng tạo
Chẳng tạo mà có tội
Không đoạn nơi phạm hạnh
Nhưng có lỗi bất tịnh.
Như vậy phá tất cả
Pháp ngôn ngữ thế gian
Tạo tội và làm phước
Cũng không có sai khác.
Nếu nói nghiệp quyết định
Mà tự có tánh ấy
Thì thọ quả báo rồi
Tức nên lại thọ nữa.
Nếu các nghiệp thế gian
Từ nơi phiền não sinh
Phiền não ấy không thật
Nên nghiệp đâu có thật.
*Trong đệ nhất nghĩa thì các nghiệp không sinh. Vì sao?
-Vì nghiệp không có tánh.
-Do nhân duyên không sinh tức nên không diệt,
-Không phải do thường nên không diệt.
*Nếu không như vậy thì tánh của nghiệp nên quyết định có.
-Nếu nghiệp quyết định có tánh tức là thường.
-Nếu thường thì không tạo nghiệp. Vì sao?
-Vì pháp thường là không thể tạo tác.
-Lại nữa, nếu có nghiệp không tạo tác, thì người khác tạo tội, người này chịu quả báo.
-Lại người kia đoạn bỏ phạm hạnh mà người này có tội.
-Như vậy thì phá bỏ pháp thế gian.
-Nếu trước đã có tự tánh, thì mùa đông không nên nghĩ đến việc mùa xuân, mùa xuân không nên nghĩ đến việc mùa hạ.
-Tức có các lỗi như vậy.
*Lại nữa, làm phước và tạo tội tức không có sai khác.
-Khởi các hành bố thí, giữ giới v.v... gọi là làm phước.
-Khởi các hành sát sinh, trộm cắp v.v... gọi là tạo tội.
-Nếu không tạo tác mà có nghiệp thì không có phân biệt.
*Lại nữa, nghiệp ấy nếu quyết định có tánh,
-Tức trong một lúc thọ quả báo rồi lại nên thọ nữa.
-Thế nên ông nói do pháp không mất nên có nghiệp báo tức có các lỗi như vậy.
-Lại nữa, nếu nghiệp từ phiền não khởi, phiền não ấy không có quyết định, chỉ từ tưởng nhớ phân biệt mà có.
-Nếu phiền não không thật thì nghiệp làm sao có thật. Vì sao?
-Vì nhân (phiền não) không có tánh, nên nghiệp cũng không tánh.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Nếu các phiền não và nghiệp không tánh, không thật, vậy quả báo nơi thân hiện có phải là thật? Đáp: Các phiền não và nghiệp
Là nhân duyên của thân
Phiền não các nghiệp không
Huống gì nơi các thân.
*Các bậc Hiền Thánh nói phiền não và nghiệp là nhân duyên có thân.
-Trong ấy ái có thể làm tươi nhuần sinh.
-Nghiệp có thể tạo ra quả báo ba bậc thượng trung hạ tốt xấu, sang hèn.
-Nay mỗi mỗi suy tìm về phiền não và nghiệp không có quyết định (tự tánh), huống gì là các thân quả có quyết định , vì quả theo nhân duyên.
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Ông tuy dùng các nhân duyên để phá nghiệp và quả báo, nhưng kinh nói có người khởi nghiệp, vì có người khởi nghiệp nên có nghiệp có quả báo?
Như nói: Bị vô minh che lấp
Bị kiết ái trói buộc
Nhưng nơi tác giả gốc
Chẳng một cũng chẳng khác.
Trong Kinh Vô Thỉ nói: Chúng sinh vì vô minh che lấp, kiết ái trói buộc nên qua lại trong sinh tử từ vô thỉ thọ vô số khổ vui.
-Người thọ nhận hôm nay đối với người tạo nghiệp trước kia chẳng tức là cũng chẳng khác.
-Nếu tức là thì người tạo tội phải thọ làm thân bò, nhưng người không làm bò, bò không làm người.
-Nếu khác thì mất hết quả báo của nghiệp, rơi vào không nhân, không nhân tức đoạn diệt.
-Thế nên người thọ quả báo hôm nay đối với người tạo nghiệp trước kia chẳng một cũng chẳng khác?
Đáp: Nghiệp không từ duyên sinh
Không từ phi duyên sinh
Vì vậy tức không có
Chủ thể sinh khởi nghiệp.
Không nghiệp, không tác giả
Sao có nghiệp sinh quả
Nếu như không có quả
Đâu có người thọ quả.
*Nếu không có nghiệp, không có người tạo nghiệp, thì đâu có từ nghiệp sinh quả báo.
-Nếu không có quả báo làm sao có người thọ quả báo?
-Nghiệp có ba thứ (Là thiện, bất thiện, vô ký. Hoặc tội, phước và nghiệp bất động),
-Trong năm ấm giả gọi đó là người, là tác giả, do nghiệp ấy nên sinh vào xứ thiện ác, gọi là quả báo.
-Nếu người khởi nghiệp hãy còn không có, huống gì là có nghiệp, có quả báo và người thọ quả báo.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hỏi: Ông tuy dùng vô số cách để phá nghiệp, quả báo và người khởi nghiệp, nhưng hiện tại thấy chúng sinh tạo nghiệp thọ quả báo, việc ấy như thế nào?
Đáp: Như Phật dùng thần thông
Hóa ra người biến hóa
Người biến hóa như thế
Lại biến tạo người hóa.
Như người biến hóa đầu
Đó gọi là tác giả
Người biến hóa đã tạo
Do tức gọi là nghiệp.
Các phiền não và nghiệp
Tác giả và quả báo
Đều như huyễn và mộng
Như dợn nắng, tiếng vang.
*Như lực thần thông của Phật tạo ra người biến hóa.
-Người biến hóa ấy lại biến hóa ra người biến hóa khác.
-Các người biến hóa như vậy không có thật sự, nhưng mắt có thể thấy.
-Lại người biến hóa ấy nghiệp khẩu nói pháp, nghiệp thân bố thí v.v..., nghiệp ấy tuy không thật nhưng mắt có thể thấy.
-Như vậy thân sinh tử, tác giả và nghiệp cũng nên biết như thế.
-Các phiền não gọi là ba độc, phân biệt có chín mươi tám sử (tùy miên), chín kiết, mười triền, sáu cấu v.v... tức vô lượng các phiền não như thế.
-Nghiệp gọi là nghiệp thân miệng ý, đời nay đời sau phân biệt nghiệp có thiện, bất thiện, vô ký.
-Quả báo khổ, quả báo vui, quả báo không khổ không vui.
-Có nghiệp hiện báo (chịu quả báo nơi đời hiện tại), nghiệp sinh báo (chịu quả báo nơi đời sau), nghiệp hậu báo (chịu quả báo trong đời sau nữa), vô lượng tác giả như thế v.v… là người khởi tạo các nghiệp phiền não và người thọ quả báo.
-Quả báo là thân năm ấm vô ký từ nghiệp thiện bất thiện sinh.
-Các nghiệp như vậy đều không, không có tánh, như huyễn, như mộng, như tiếng vang, như dợn nắng.

 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
nagarjuna-nagas2.JPG
Phẩm thứ 19: QUÁN VỀ THỜI (Gồm 6 kệ)
Hỏi: Phải có thời gian, vì nhân nơi đối đãi nên thành. Nhân có thời quá khứ tức có thời hiện tại, vị lai. Nhân nơi thời hiện tại nên có thời quá khứ, vị lai. Nhân nơi thời vị lai nên có thời quá khứ, hiện tại. Các pháp trên, giữa, dưới, một và khác cũng nhân nơi đối đãi nên có?
Đáp: Nếu nhân thời quá khứ
Có vị lai, hiện tại
Vị lai và hiện tại
Phải có trong quá khứ.
*Nếu nhân nơi thời quá khứ nên có thời hiện tại, vị lai, tức ở trong thời quá khứ phải có thời hiện tại, vị lai. Vì sao?
-Vì tùy theo xứ của đối tượng nhân mà có pháp thành.
-Xứ ấy phải có pháp ấy.
-Như nhân nơi đèn nên có ánh sáng thành, tùy xứ có đèn phải có ánh sáng.
-Như vậy nhân nơi thời quá khứ mà thành thời hiện tại, vị lai, tức trong thời quá khứ phải có thời hiện tại vị lai.
-Nếu trong thời quá khứ đã có thời hiện tại vị lai, thì cả ba thời đều gọi là thời quá khứ. Vì sao?
-Vì thời hiện tại vị lai có trong thời quá khứ.
-Nếu tất cả thời đều là quá khứ thì không có thời hiện tại vị lai, vì đều là quá khứ.
-Nếu không có thời hiện tại vị lai thì cũng tức không có thời quá khứ. Vì sao?
-Vì thời quá khứ nhân nơi thời hiện tại vị lai nên có, gọi là thời quá khứ.
-Như nhân nơi thời quá khứ nên thành thời hiện tại vị lai, như vậy cũng có thể nhân nơi thời hiện tại vị lai mà thành thời quá khứ.
-Nay đây vì không có thời hiện tại vị lai, nên thời quá khứ cũng không có.
-Do đó trước nói, nhân nơi thời quá khứ nên thành thời hiện tại vị lai, việc ấy là không đúng.
-Nếu cho trong thời quá khứ không có thời hiện tại vị lai, nhưng lại nói nhân nơi thời quá khứ nên thành thời hiện tại vị lai, việc ấy là không đúng. Vì sao?
Nếu trong thời quá khứ
Không vị lai, hiện tại
Thời vị lai, hiện tại
Làm sao nhân quá khứ.
*Nếu thời hiện tại vị lai không có ở trong thời quá khứ, thì làm sao nói nhân nơi thời quá khứ nên thành thời hiện tại vị lai. Vì sao?
-Vì nếu ba thời đều có tướng khác thì không thể nhân nơi cùng đối đãi mà thành.
-Như áo, bình v.v... mỗi vật tự thành riêng, không cùng nhân nơi đối đãi.
-Nhưng nay không nhân nơi thời quá khứ thì thời hiện tại vị lai không thành.
-Không nhân nơi thời hiện tại thì thời quá khứ vị lai không thành.
-Không nhân nơi thời vị lai thì thời quá khứ hiện tại không thành.
-Ông trước nói trong thời quá khứ tuy không có thời hiện tại vị lai, nhưng nhân nơi thời quá khứ mà thành thời hiện tại vị lai, việc ấy là không đúng.

Hỏi: Nếu không nhân nơi thời quá khứ mà vẫn thành thời hiện tại vị lai thì có lỗi gì?
Đáp: Không nhân thời quá khứ
Tức không thời vị lai
Cũng không thời hiện tại
Thế nên không hai thời.
*Không nhân nơi thời quá khứ thì không thành thời hiện tại vị lai. Vì sao?
-Vì nếu không nhân nơi thời quá khứ mà có thời hiện tại, thì ở xứ nào có thời hiện tại?
-Vị lai cũng như vậy. Nếu không nhân nơi thời quá khứ mà có thời vị lai, vậy ở xứ nào có thời vị lai?
-Thế nên không nhân nơi thời quá khứ thì không có thời hiện tại, vị lai.
-Như vậy, vì chúng cùng đối đãi mà có nên thật không có thời.
Do nghĩa lý như vậy
Tức biết hai thời kia
Trên, giữa, dưới, một khác
Các pháp ấy đều không.
*Do nghĩa như vậy nên biết hai thời hiện tại vị lai kia cũng tức không có, và các pháp trên, giữa, dưới, một, khác v.v... cũng đều không có.
-Như nhân nơi trên nên có giữa dưới, lìa trên thì không có giữa dưới.
-Nếu lìa trên mà có giữa dưới, thì không phải cùng nhân đối đãi nhau.
-Nhân nơi một nên có khác.
-Nhân nơi khác nên có một.
-Nếu một là thật có thì không cần nhân nơi khác mà có.
-Nếu khác thật có thì không cần nhân nơi một mà có.
-Các pháp như thế cũng nên phá như thế.

Hỏi: Như vì có năm tháng ngày giờ phút giây sai biệt nên biết có thời chăng?
Đáp: Thời trụ không thể đạt
Thời đi cũng không đạt
Nếu thời không thể đạt
Làm sao nói tướng thời.
Nhân vật nên có thời
Lìa vật đâu có thời
Vật hãy còn không có
Huống gì lại có thời.
*Thời nếu không trụ thì không thể thủ đắc. Thời trụ cũng không.
-Nếu thời không thể có được làm sao nói tướng của thời?
-Nếu không có tướng của thời tức không có thời.
-Chỉ nhân nơi vật sinh nên gọi là thời.
-Vậy nếu lìa vật thì không có thời.
-Trên đây đã dùng nhiều nhân duyên để phá các vật.
-Vật không có nên đâu có thời.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
nagarjuna-nagas2.JPG
Phẩm thứ 20: QUÁN VỀ NHÂN QUẢ
(Gồm 24 kệ)
Hỏi: Các nhân duyên hòa hợp hiện có quả sinh, nên biết quả ấy từ các duyên hòa hợp mà có?
Đáp: Nếu các duyên hòa hợp
Mà có quả sinh ra
Trong hòa hợp đã có
Đâu cần hòa hợp sinh.
*Nếu cho các nhân duyên hòa hợp nên có quả sinh, thì quả ấy tức trong hòa hợp đã có mà lại từ hòa hợp sinh, việc ấy là không đúng. Vì sao?
-Vì quả trước đã có thể định rõ thì không phải từ hòa hợp sinh.

Hỏi: Trong các duyên hòa hợp tuy không có quả, nhưng quả từ các duyên sinh thì có lỗi gì?
Đáp: Nếu các duyên hòa hợp
Trong ấy không có quả
Làm sao từ các duyên
Hòa hợp để sinh quả.
*Nếu từ các duyên hòa hợp tức quả sinh, thì trong hòa hợp ấy không có quả nhưng từ hòa hợp sinh, việc ấy là không đúng. Vì sao?
-Vì nếu vật không có tự tánh, vật ấy trọn không sinh.
Lại nữa,
Nếu các duyên hòa hợp
Trong ấy đã có quả
Trong hòa hợp nên có
Nhưng thật không thể được.
*Nếu từ trong các duyên hòa hợp đã có quả, vậy nếu quả ấy là sắc nên mắt có thể thấy, nếu quả ấy là phi sắc nên ý có thể nhận biết.
-Nhưng thật sự trong hòa hợp, quả không thể có được, nên mắt và ý không thể thấy biết.
-Thế nên trong các duyên hòa hợp có quả, việc ấy là không đúng.
Lại nữa,
Nếu các duyên hòa hợp
Trong đó không có quả
Thế thì các nhân duyên
Đồng với phi nhân duyên.
*Nếu trong các nhân duyên hòa hợp không có quả, vậy các nhân duyên tức đồng với phi nhân duyên.
-Như sữa là nhân duyên của lạc, nếu trong sữa không có lạc, trong nước cũng không có lạc, như vậy sữa và nước đồng nhau, tức không nên nói lạc từ sữa mà ra.
-Vì thế nói trong các duyên hòa hợp không có quả, việc ấy là không đúng.

Hỏi: Nhân vì quả tạo nhân xong thì diệt, nhưng có nhân quả mới sinh, nên không có lỗi như vậy?
Đáp: Nhân làm nhân cho quả
Tạo nhân rồi thì diệt
Nhân ấy có hai Thể
Một cùng, một tức diệt.
*Nếu nói nhân cùng với quả tạo nhân xong thì diệt, thì nhân ấy tức có hai thể:
-Một là làm nhân cho quả.
-Hai là nhân diệt.
-Việc ấy là không đúng, vì một pháp mà có hai thể.
-Vậy nên nói nhân cùng với quả tạo nhân xong rồi diệt là không đúng.

Hỏi: Nếu cho nhân không cùng với quả tạo nhân xong rồi diệt, nhưng cũng có quả sinh, thì có lỗi gì?
Đáp: Nếu nhân không cùng quả
Tạo nhân xong rồi diệt
Nhân diệt mà quả sinh
Quả ấy tức không nhân.
*Nếu nhân ấy không cùng với quả tạo nhân xong rồi diệt, nhân diệt nhưng có quả sinh, thì quả ấy tức không có nhân. Việc ấy là không đúng. Vì sao?
-Vì hiện thấy hết thảy quả, không quả nào là không có nhân.
-Vì thế ông nói nhân không cùng với quả tạo nhân xong rồi diệt, nhưng cũng có quả sinh là không đúng.

Hỏi: Khi các duyên hợp mà có quả sinh thì có lỗi gì?
Đáp: Nếu khi các duyên hợp
Mà có quả sinh thì
Sinh ấy cùng được sinh
Tức là một lúc có.
*Nếu khi các duyên hợp có quả sinh, thì chủ thể sinh và vật được sinh cùng có trong một lúc, việc ấy là không đúng. Vì sao?
-Vì như cha con không thể cùng trong một lúc sinh.
-Vì vậy nói khi các duyên hợp có quả sinh, việc ấy là không đúng.

Hỏi: Nếu trước có quả sinh sau các duyên hợp thì có lỗi gì?
Đáp: Nếu trước có quả sinh
Rồi sau các duyên hợp
Đây tức lìa nhân duyên
Gọi là quả không nhân.
*Nếu các duyên chưa hợp, trước đã có quả sinh, việc ấy là không đúng.
-Vì quả ấy lìa nhân duyên, tức gọi là quả không nhân.
-Vì thế ông nói các duyên chưa hợp, trước đã có quả sinh thì việc ấy là không đúng.

Hỏi: Cho nhân diệt biến làm quả thì có lỗi gì?
Đáp: Nếu nhân biến làm quả
Nhân tức đi đến quả
Đó là nhân sinh trước
Đã sinh rồi lại sinh.
*Nhân có hai thứ:
-Một là nhân sinh trước.
-Hai là nhân cùng sinh.
-Nếu nhân diệt biến làm quả là nhân sinh trước, nên trở lại sinh nữa, chỉ là việc không đúng. Vì sao?
-Vì vật đã sinh không thể lại sinh nữa.
-Nếu cho nhân ấy tức biến làm quả, thì cũng không đúng. Vì sao?
-Vì nếu nhân tức là quả, thì không gọi là biến.
-Nếu biến thì không gọi tức là.

Hỏi: Nhân không diệt hết, chỉ diệt trên danh tự, nhưng thể của nhân biến làm quả, như nắm đất biến làm bình, chỉ mất tên nắm đất mà tên bình sinh ra chăng?
Đáp: Nắm đất diệt trước mà có bình sinh ra thì không gọi là biến.
-Lại thể của nắm đất không chỉ riêng sinh ra mỗi bình, mà bồn, chậu v.v... cũng đều từ nắm đất sinh ra.
-Nếu nắm đất chỉ có tên thì không thể biến làm bình.
-Biến là như sữa biến làm lạc.
-Thế nên ông nói tên của nhân tuy diệt nhưng biến làm quả, việc ấy là không đúng.

Hỏi: Nhân tuy diệt mất nhưng có thể sinh quả, thế nên có quả tức không có lỗi như vậy chăng?
Đáp: Làm sao nhân diệt mất
Mà có thể sinh quả
Lại nếu nhân tại quả
Làm sao nhân sinh quả.
*Nếu nhân diệt mất rồi làm sao sinh quả.
-Nếu nhân không diệt mà cùng với quả hợp thì làm sao có thể lại sinh quả.

Hỏi: Nhân ấy có khắp nơi quả nên quả sinh?
Đáp: Nếu nhân có khắp quả
Còn sinh những quả gì
Nhân thấy, không thấy quả
Cả hai đều không sinh.
*Nhân ấy nếu không thấy quả hãy còn không thể sinh quả, huống gì là thấy.
-Nếu nhân tự không thấy quả thì không thể sinh quả. Vì sao?
-Vì nếu không thấy quả, quả tức không tùy theo nhân.
-Lại, trong nhân trước chưa có quả làm sao sinh quả.
-Nếu nhân trước thấy quả thì không thể lại sinh nữa, vì quả đã có.
Lại nữa,
Nếu nói nhân quá khứ
Đối với quả quá khứ
Quả vị lai, hiện tại
Tức là trọn không hợp.
Nếu nói nhân vị lai
Đối với quả vị lai
Quả hiện tại quá khứ
Tức là trọn không hợp.
Nếu nói nhân hiện tại
Đối với quả hiện tại
Quả vị lai quá khứ
Tức là trọn không hợp.
*Quả quá khứ không cùng với nhân quá khứ hiện tại vị lai hợp.
-Quả vị lai không cùng với nhân vị lai hiện tại quá khứ hợp.
-Quả hiện tại không cùng với nhân hiện tại vị lai quá khứ hợp.
-Như vậy ba thứ quả trọn không cùng với nhân quá khứ hiện tại vị lai hợp.
Lại nữa,
Nếu như không hòa hợp
Nhân làm sao sinh quả
Nếu như có hòa hợp
Nhân làm sao sinh quả.
*Nếu nhân quả không hòa hợp thì không có quả.
-Nếu không có quả làm sao nhân có thể sinh quả.
-Nếu cho nhân quả hòa hợp thì nhân có thể sinh quả là cũng không đúng. Vì sao?
-Vì nếu quả ở trong nhân tức trong nhân đã có quả, làm sao lại sinh quả.
Lại nữa,
Nếu nhân không, không quả
Nhân sao thể sinh quả
Nếu nhân chẳng không, quả
Nhân sao thể sinh quả.
*Nếu trong nhân không quả, vì không có quả nên nhân ấy là không, làm sao nhân ấy sinh quả.
-Như người không mang thai làm sao có thể sinh con.
-Nếu trong nhân trước đã có quả, quả đã có nên không thể lại sinh.
Lại nữa, nay sẽ nói về quả:
Quả chẳng không chẳng sinh
Quả chẳng không chẳng diệt
Do vì quả chẳng không
Nên chẳng sinh chẳng diệt.
Quả không nên chẳng sinh
Quả không nên chẳng diệt
Do vì quả là không
Nên chẳng sinh chẳng diệt.
*Quả nếu chẳng không thì không thể sinh, không thể diệt. Vì sao?
-Vì quả nếu trước đã quyết định có ở trong nhân thì không cần phải sinh nữa.
-Vì sinh không nên không diệt.
-Như thế vì quả chẳng không nên không sinh không diệt.
-Nếu cho vì quả không nên có sinh có diệt là cũng không đúng. Vì sao?
-Vì quả nếu không, không gọi là không hiện có, làm sao có sinh diệt.
-Do thế nói vì quả không nên không sinh không diệt.
-Lại nữa, nay dùng một và khác để phá nhân quả.
Nhân và quả là một
Việc ấy trọn không đúng
Nhân và quả nếu khác
Việc ấy cũng không đúng.
Nếu nhân quả là một
Sinh và được sinh một
Nếu nhân quả là khác
Nhân tức đồng phi nhân.
Nếu quả định có tánh
Nhân làm sao được sinh
Nếu quả định không tánh
Nhân làm sao được sinh.
Nhân không sinh ra quả
Tức không có tướng nhân
Nếu không có tướng nhân
Thì cái gì sinh quả.
Nếu từ các nhân duyên
Mà có hòa hợp sinh
Hòa hợp tự không sinh
Làm sao sinh ra quả.
Vì thế quả không từ
Duyên hợp, không hợp sinh
Nếu như không có quả
Xứ nào có pháp hợp.
*Pháp hòa hợp là các duyên, không thể sinh ra từ tự Thể.
-Tự Thể không nên làm sao có thể sinh quả.
-Vì thế quả không từ duyên hợp sinh, cũng không từ không hợp sinh.
-Nếu không có quả thì xứ nào có pháp hòa hợp.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên