Câu đố Phật pháp

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong này có mục "Đố vui giải trí" mà không có ai tham gia. Tôi xin đố một câu dưới đây:
<p style="padding-left: 56px;">Sáu anh em ở một nhà
Anh cả nhiệm vụ Tổng Đà chỉ huy
Năm em bố trí phân vi
Phận mình báo cáo việc chi rõ ràng.
<BR>Đố là việc gì?
<BR>Kính mời...</span></span>
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Cuối năm đăng câu đố Phật pháp.
Đầu năm vẫn không có người đáp!?
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Tuấn-Tú kính !
Sáu anh em ở một nhà
Anh cả nhiệm vụ Tổng Đà chỉ huy
Năm em bố trí phân vi
Phận mình báo cáo việc chi rõ ràng.

Đố là việc gì?

Dạ đó là việc của ý-thức nè ! hè hè !

Kính
bangtam
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Tuấn-Tú kính !

Dạ đó là việc của ý-thức nè ! hè hè !

Kính
bangtam
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói chung chung vậy sao được! Phải giải thích rõ ràng những việc làm của sáu anh em như thế nào? Và kinh nào nói về nhiệm vụ của anh cả (anh ý)!?
</span></span>
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính tiền-bối Tuấn-Tú !
Nói chung chung vậy sao được! Phải giải thích rõ ràng những việc làm của sáu anh em như thế nào? Và kinh nào nói về nhiệm vụ của anh cả (anh ý)!?
<!-- BEGIN TEMPLATE: level_postbit_info -->

Dạ ! Như bangtam đã từng được nghe dạy :
1- Nhãn-thức
2- Nhĩ-thức
3- Tỹ-thức
4- Thiệt-thức
5- Thân-thức
6- Ý-thức
Thưa , "Duy tâm là (Ý-thức) cũng gọi là "cái biết" đứng đầu các pháp ". Vì có tâm (ý-thức) mới có :

a)- Nhãn-thức __ Để nhìn thấy, thí dụ : " Ngây chóc ngày mùng một tết, có một ông kia, (thấy) mình trả lời ngắn gọn quá, ổng bèn la mình. Thưa ! bangtam nhìn dòng chữ, thấy bị la, thì cái thấy (biết) bị la, là sở trường của mắt thấy.

b)- Nhĩ-thức __Thì chuyên về nghe, thí dụ : Nghe tiếng pháo tết nổ, nghe bác kia la mình v.v... (nghe biết) là sở-trường của tai nghe.

c)- Tỹ-thức __ Là lổ-mũi , đồng thời hít thở , mủi còn (biết) phân-biệt mùi hôi hay mùi thơm, là sở-trường của lổ mũi.

d)- Thiệt-thức __ Là chỉ cái biết về lưỡi, mặn, lạt, chua, ngọt v.v... lưỡi đều (biết), và cũng là nơi phát ra âm-thanh để diển-tả Ý-thức, là sở-trường của lưỡi.

đ)- Thân-thức __ Là cảm-giác khắp toàn thân, thí dụ : (biết) nóng, lạnh, tê rần rần, cứng, mềm v.v... là sở-trường của thân-thể khi xúc-chạm.

e)- Ý-thức __ Là suy-nghĩ phân-biệt, thí-dụ như: Các hình ảnh (suy-nghĩ, phân-biệt) trong gương (ý-thức), mà hình ảnh không ngoài gương (ý-thức) mà có. Nhưng hình ảnh không phải là gương.

Thưa tiền-bối ! 5 cái (biết) trên, không ngoài cái (biết) trong Ý-thức (mà chúng ta thường hay dựa vào cảnh vật để phân biệt), nên bangtam mới dám nói chung chung trong một chử ý-thức mà thôi. (với lại hôm qua bangtam bận quá, kính mong tiền-bối thương mà bỏ qua cho những điều sơ-ý của bangtam nhe tiền-bối !). hihi!
Thưa ! bangtam đã trình bày xong, kính xin tiền-bối chỉ dạy thêm.

Kính
bangtam



<!-- Level & Class System v3.0 - Show EXP & SP gained -->
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trả lời trúng rồi, chấm 10 điểm nhưng trừ hai điểm vì lỗi chính tả, còn tám điểm.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Có biết câu kinh nào nói về ý thức không!?
</span></span>
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính tiền-bối Tuấn-Tú !
còn tám điểm.

Có biết câu kinh nào nói về ý thức không!?
Thưa ! Chánh-Pháp của đức Phật để lại rõ-ràng nhứt là Bát-Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm-Kinh, gồm có hai trăm mấy chục chử, nhưng bao gồm toàn bộ Ý-thức hư dối từ thấp đến vi-tế cao tột.

Còn như bangtam ngày nay. Một khi đã hiểu : Nhãn, nhĩ, tỹ, Thiệt, Thân là 5 giác-quan, nằm trong sự điều-hành của Ý-thức, thì ngay nơi Ý-thức của bangtam là câu kinh nói về Ý-thức rõ ràng hơn hết.
Kính thưa tiền-bối ! một lần nữa kính xin tha thứ cho lỗi sơ-ý của bangtam nhe ! hihi!
(tại vì bangtam đang bận công việc nhà . hihi !)

Kính
bangtam
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Trả lời cũng không đúng "ý" của tôi! Thôi để điểm danh: Bạch Vân Nhi, Hắc Phong, suongphale, hoatihon (cho đủ bộ Ngũ Long công chúa).
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính Tuấn-Tú tiền-bối !
Trả lời cũng không đúng "ý" của tôi! Thôi để điểm danh: Bạch Vân Nhi, Hắc Phong, suongphale, hoatihon (cho đủ bộ Ngũ Long công chúa).
<!-- BEGIN TEMPLATE: level_postbit_info -->Thưa !bangtam trả lời " không đúng ý" tiền-bối, là quá đúng rồi, tại vì bangtam không hề nói đúng theo "ý" tiền-bối ! hihi!

Kính
bangtam
<!-- Level & Class System v3.0 - Show EXP & SP gained -->
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<p style="padding-left: 56px;"><I>1. <B>Ý dẫn đầu các pháp
Ý làm chủ, ý tạo</B>
Nếu với ý ô nhiễm
Nói lên hay hành động
Khổ não bước theo sau
Như xe, chân vật kéo.

2. Ý dẫn đầu các pháp
Ý làm chủ, ý tạo
Nếu với ý thanh tịnh
Nói lên hay hành động
An lạc bước theo sau
Như bóng, không rời hình.</I>
<BR>Kinh Pháp Cú 1 và 2 nói về anh "Ý".</p>
</span></span>
 

Bạch Vân Nhi

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (thán
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2009
Bài viết
2,518
Điểm tương tác
888
Điểm
113
Địa chỉ
CANADA
Pháp Cú - Câu 1
Việc làm của bản thân ta
Do tâm, do ý tạo ra, dẫn đầu
Nói năng, hành động trước sau
Ý mà ô nhiễm: khổ đau theo kề
Tựa như là cái bánh xe
Theo chân con vật kéo lê trên đường


Pháp Cú - Câu 2
Việc làm của bản thân ta
Do tâm, do ý tạo ra, dẫn đầu
Nói năng, hành động trước sau
Ý mà thanh tịnh: dạt dào niềm vui
Và bao hạnh phúc trên đời
Theo ta như bóng khắp nơi theo hình

 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<p style="padding-left: 56px;">Có bài thơ nói về sáu anh em:
<BR><I>Sắc chi cũng không chinh được mắt
Mắt tự do ngắm vật trong ngoài
Đẹp không vọng niệm mê say
Xấu không khơi ý chê bai gớm nhờm.
<BR>Tiếng chi cũng chẳng làm tai mến
Tai tự do nghe tiếng dở hay
Dở không buồn ghét nơi tai
Hay không buộc phải chuyển lay trong lòng.
<BR>Mùi chi cũng chẳng lung được mũi
Mũi tự do để ngửi các mùi
Thơm không làm nảy ý vui
Hôi không thể khiến cho khơi lòng buồn.
<BR>Vị chi cũng chẳng sờn được lưỡi
Lưỡi tự do nếm thử các vì
Ngon không làm mến ưa chi
Dở không sanh khởi ý gì chán chê.
<BR>Cọ đụng chẳng làm mê thân xác
Thân tự do đụng các lạnh nồng
Lạnh nồng chẳng nhiễm được lòng
Cứng mềm không thể trói tròng nơi tâm.
<BR>Vật chi cũng chẳng làm động ý
Ý tự do xử trí vật danh
Giàu nghèo, thương ghét chẳng sanh
Có không cũng chẳng khiến tình chắp nê.
<BR>Cảnh không thể làm mê tâm ý
Tâm tự do tự trị lấy mình
Trong sanh tử, vượt tử sanh
Tuy mang xác tục mà tình thần tiên.</I>
</span></span>
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đố quý vị: Ngũ phần Pháp thân là những gì? Kính mời...!
</span></span>
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Đố quý vị: Ngũ phần Pháp thân là những gì? Kính mời...!

Theo như: Từ điển Phật Quang

Ngũ phần pháp thân: (五分法身) Cũng gọi Vô lậu ngũ uẩn, Vô đẳng đẳng ngũ uẩn (Phạm: Asamasama-paĩcaskandha). Năm thứ công đức đầy đủ trong tự thể của Phật và A la hán.

Có hai cách giải thích. A. Theo cách giải thích của Nam Tông: Câu xá luận quang kí quyển 1, phần cuối, nêu và giải thích 5 phần pháp thân là:
1. Giới thân (Phạm: Zìla-skandha), cũng gọi Giới uẩn, Giới chúng, Giới phẩm. Tức là thân nghiệp và ngữ nghiệp vô lậu.
2. Định thân (Phạm: Samàdhiskandha), cũng gọi Định uẩn, Định chúng, Định phẩm. Tức là 3 Tam muội không, vô nguyện và vô tướng của bậc Vô học.
3. Tuệ thân (Phạm:prajĩà-skandha), cũng gọi Tuệ uẩn, Tuệ chúng, Tuệ phẩm. Tức là chính kiến, chính tri của bậc Vô học.
4. Giải thoát thân (Phạm: Vimuktiskandha), cũng gọi Giải thoát uẩn, Giải thoát chúng, Giải thoát phẩm. Tức là thắng giải tương ứng với chính kiến.
5. Giải thoát tri kiến thân (Phạm: Vimukti-jĩàna-darzana-skandha), cũng gọi Giải thoát sở kiến thân, Giải thoát tri kiến uẩn, Giải thoát tri kiến chúng, Giải thoát tri kiến phẩm. Tức là tận trí, vô sinh trí của bậc Vô học. Trong đó, Giải thoát thân và Giải thoát tri kiến thân hợp lại gọi chung là Giải tri kiến.

Bởi vì tận trí và vô sinh trí của bậc Vô học PG.Nam Tông là giải thoát tri kiến. Trong giáo đoàn Phật giáo, điều này vốn được coi là pháp môn ngăn dứt những dục vọng của nhục thể và tinh thần, giúp cho tâm tĩnh lặng, trí tuệ sáng suốt để ngay từ trong tất cả sự trói buộc mà được giải thoát.

B. Theo cách giải thích của Đại thừa. Trong Đại thừa nghĩa chương quyển 20, phần đầu, ngài Tuệ viễn giải thích năm phần pháp thân như sau:

1. Giới thân: Chỉ cho Giới pháp thân Như lai đã xa lìa hết thảy lỗi lầm của 3 nghiệp thân, khẩu, ý.
2. Định thân: Trong Định pháp thân của Như lai, chân tâm vắng lặng, tự tính không động, xa lìa tất cả vọng niệm.
3. Tuệ thân: Tuệ pháp thân của Như lai thể chân tâm tròn sáng, tự tính sáng tỏ, quán xét thấu suốt hết thảy pháp tính, tức chỉ cho trí căn bản.
4. Giải thoát thân: Giải thoát pháp thân của Như lai tự thể không bị câu thúc, giải thoát khỏi tất cả sự trói buộc.
5. Giải thoát tri kiến thân: Giải thoát tri kiến pháp thân của Như lai tự thể chứng biết xưa nay vốn thanh tịnh vô nhiễm, đã thực sự giải thoát.

II.

Về danh nghĩa của Ngũ phần pháp thân thì sách đã dẫn trên giải thích rằng :

Phần tức là nhân, vì 5 thứ nói trên là nhân để thành thân, nên gọi là phần;

Pháp là tự thể, vì 5 thứ trên là tự thể của bậc Vô học nên gọi là pháp; lại nữa, pháp nghĩa là khuôn phép, mà 5 thứ trên là khuôn phép để thành thân nên gọi là pháp;

Thân tức là thể, 5 thứ trên là thể của chư Phật, cho nên gọi là thân; thân cũng có nghĩa là chỗ tích tụ mọi công đức, vì thế gọi là thân.

Về thứ tự của Ngũ phần pháp thân thì rất rõ ràng, từ giới sinh định, từ định phát tuệ, do tuệ mà được giải thoát, do giải thoát mà có giải thoát tri kiến. Giới, định, tuệ là căn cứ theo nhân mà đặt tên, còn giải thoát và giải thoát tri kiến thì căn cứ theo quả mà đặt tên, tuy nhiên, cả 5 thứ đều là công đức của Phật.

Theo luận Câu xá quyển 1, thì giới uẩn thuộc về sắc uẩn, 4 uẩn còn lại thuộc về hành uẩn.

Thỉnh quan âm kinh sớ của ngài Trí khải thì cho rằng: Nếu chuyển được 5 ấm sắc, thụ, tưởng, hành, thức thì lần lượt có thể được Ngũ phần pháp thân: Giới thân, định thân...

III.

Ngoài ra, trong Ngũ phần pháp thân của Mật giáo, thì Giới chỉ cho Tam muội da giới: Chúng sinh và Phật không hai, 6 đại vô ngại; Định chỉ cho tâm đại quyết định, an trụ trong chúng sinh và Phật không hai; Tuệ chỉ cho trí tuệ tự giác rõ suốt lí 6 đại vô ngại; Giải thoát chỉ cho địa vị tự ngộ, rõ suốt lí 6 đại vô ngại, xa lìa mọi chấp trước mà được giải thoát;

Giải thoát tri kiến chỉ cho sự thấy biết sau khi chứng ngộ không còn bị các chấp trước trói buộc.

Nguồn: [X. kinh Tạp a hàm Q.24, 47; kinh Trường a hàm Q.9; kinh Tăng nhất a hàm Q.2, 18, 29; kinh Tăng già la sát sở tập Q.hạ; kinh Quán Phổ hiền hành pháp; kinh Bồ tát anh lạc Q.thượng; Phật địa kinh luận Q.4].

***************************
***************************
Viết cho diễn đàn:

CP cảm tạ bác T.T đã đem ngũ phần pháp thân ra để tham khảo. Từ ngữ Phật học Hán Việt thì không thể nào hiểu cho hết, khi hiểu nghĩa rồi thì tóm lại chỉ là những từ thật đơn giản trong Vi Diệu Pháp Môn. Hi hi.

Ngũ phần pháp thân từ ngữ Phật học đã giải thích khá rõ rệt trong từ điển Phật Quang, Vậy Bác Tuấn Tú nghĩ sao! về nghĩa "giải thoát" và "giải thoát tri kiến". Hàng ngày trong thời trì kinh, niệm Phật trong phần tán hương để có tán thán 5 phần pháp hương.

Vậy thời hương nào là hiện tại trong đời tu hành ?

Thân kính, CP.
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Xin gửi bài này đến các bạn và bác Tuấn Tú nói riêng, hi hi.

Hỏi: Trích dẫn này, ai là tác giả?

“Ê, ông kia”. Lúc đầu tôi không biết gọi ai, tới chừng thấy họ ngoắc, tôi cũng cười vui vẻ dạ. Họ hỏi:
- Thầy tu ở đây hả?

- Dạ, tôi tu ở đây.

- Buồn không?


- Dạ, cũng không buồn gì. Lúc đầu buồn một chút, giờ quen nên hết buồn rồi.

Họ nói chuyện một cách gần gũi bình thường vậy đó. Trước khi ra về, họ rút tiền ra cho:

- Thầy nhận lấy mua bánh ăn.

Tôi vui vẻ nói:
- Trên núi bánh đâu đây mà mua, đem cúng dường Hòa thượng đi.


Sau lần tiếp xúc ấy, trong đầu tôi không có khái niệm gì, không hề nghĩ tại sao Phật tử lại gọi quý thầy như vậy. Tôi chỉ thấy tấm lòng của họ rất thương mình, thấy mình còn nhỏ nên ngoắc lại cho bánh cho tiền. Chuyện đó rất bình thường.


Bây giờ gặp mình, ai cũng gọi Hòa thượng, cũng xá chào. Nếu có người nào ngoắc như xưa:


“Ông ơi, lại đây”, thử xem lúc đó trong bụng mình có cái gì cộm cộm lên không?


Nếu có tức là phiền não nó bò ra. Mình cất kỹ đâu không biết, bây giờ nó bò ra thành đối tác.


Hỏi: Nội dung này ý Hòa Thượng muốn nhắc chúng ta về tâm sở nào?


Nói trúng hai không trúng cp cũng cám ơn hết...!

Thân. CP
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cám ơn chú Cầu Pháp đã trả lời câu hỏi có phần chính xác.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chú hỏi về Ngũ Phần Hương, trong việc trì tụng hàng ngày đều có tụng bài kệ:
<p style="padding-left: 56px;"><I>Giới hương, Định hương, dữ Huệ hương
Giải thoát, Giải thoát tri kiến hương
Quang minh vân đài biến pháp giới
Cúng dường Tam Bảo khắp mười phương.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong đó, muốn kiến tạo pháp thân thì Giới là điều kiện tiên quyết trong Tam Vô Lậu Học, rồi mới có các phần sau. Không có giới thì định không thành, định không thành thì Huệ không sanh, thì làm sao mà có giải thoát các trí kiến gồm thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ và giới cấm thủ. Khi Phật nhập Niết Bàn, ông A Nan hỏi Phật lấy gì làm thầy, Phật bảo lấy giới làm thầy. Vì thế trong Ngũ Phần hương này, ta thấy Giới được đặt trên hết.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Con mắt này (<B>. <SUP>.</SUP> .</B>) là nhân cho ba yếu tố Giới, Định, Tuệ và thêm hai quả là: giải thoát và giải thoát tri kiến.
</span></span>
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng ta ai cũng biết viết tên "Phật" bằng chữ hoa như: Phật giáo, Phập pháp, Phật tử v.v..., vậy mà có những người con Phật khi vào diễn đàn viết bài, trong bài viết của mình đã không viết hoa chữ Phật.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Để nhắc nhở các vị đó, tôi xin đố quý vị có những chữ Phật nào không viết hoa chỉ các trạng thái của tâm?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kính.
</span></span>
 

Bạch Vân Nhi

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (thán
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2009
Bài viết
2,518
Điểm tương tác
888
Điểm
113
Địa chỉ
CANADA

Chúng ta ai cũng biết viết tên "Phật" bằng chữ hoa như: Phật giáo, Phập pháp, Phật tử v.v..., vậy mà có những người con Phật khi vào diễn đàn viết bài, trong bài viết của mình đã không viết hoa chữ Phật.
Để nhắc nhở các vị đó, tôi xin đố quý vị có những chữ Phật nào không viết hoa chỉ các trạng thái của tâm?
Kính
.

Bác Tuấn Tú kính ! Vì BVN không thấy tuổi của Bác nên gọi như thế Bác có phật lòng không ạ ! Đây là câu trả lời "những chữ Phật nào không viết hoa chỉ các trạng thái của tâm ? " . Nếu Bác phật ý thì cho xin lỗi nhé ? Và cảm ơn sự nhắc nhở tế nhị của Bác mong ai đó biết lỗi mà sửa cho đúng để tỏ lòng tôn kính Phật .
Thân,
BVN

 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Bác Tuấn Tú kính ! Vì BVN không thấy tuổi của Bác nên gọi như thế Bác có phật lòng không ạ ! Đây là câu trả lời "những chữ Phật nào không viết hoa chỉ các trạng thái của tâm ? " . Nếu Bác phật ý thì cho xin lỗi nhé ? Và cảm ơn sự nhắc nhở tế nhị của Bác mong ai đó biết lỗi mà sửa cho đúng để tỏ lòng tôn kính Phật .

Thân,

BVN

"phật lòng, phật ý" là đúng rồi!

Trong ngũ giới có giới thứ tư là "Vọng ngữ", tôi đã nói thật tuổi của tôi qua hai câu thơ của cụ Nguyễn Công Trứ (73 tuổi). Vì không muốn cho mọi người chấp vào đó mà tỏ lòng tôn kính, nên tôi không kê khai, muốn bình đẳng trong giao tiếp, gọi nhau là "bạn" hay "đạo hữu" hoặc gọi tên (nickname cũng là tên giả), và dễ dàng hòa điệu với các giới trẻ nên tôi dùng ngôn ngữ hiện đại cho vui... Mong quý vị đừng bận tâm đến chuyện này nữa!

Kính.
 

Bạch Vân Nhi

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (thán
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2009
Bài viết
2,518
Điểm tương tác
888
Điểm
113
Địa chỉ
CANADA
"phật lòng, phật ý" là đúng rồi!
Trong ngũ giới có giới thứ tư là "Vọng ngữ", tôi đã nói thật tuổi của tôi qua hai câu thơ của cụ Nguyễn Công Trứ (73 tuổi). Vì không muốn cho mọi người chấp vào đó mà tỏ lòng tôn kính, nên tôi không kê khai, muốn bình đẳng trong giao tiếp, gọi nhau là "bạn" hay "đạo hữu" hoặc gọi tên (nickname cũng là tên giả), và dễ dàng hòa điệu với các giới trẻ nên tôi dùng ngôn ngữ hiện đại cho vui... Mong quý vị đừng bận tâm đến chuyện này nữa!
Kính.
Bác Tuấn Tú ơi ! Kính lão đắc Pháp mà , thôi thì kêu Huynh nha ? Gọi Bác là tỏ lòng kính trọng nên viết hoa , vậy xin đố chỉ riêng Bác Tuấn Tú thôi . "những chữ Bác nào không cần viết hoa"
 
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên