Câu "Tất cả chúng sinh đều bình đẳng" là ở kinh nào?

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,435
Điểm tương tác
1,134
Điểm
113
ha ha ha [smile]

Ồ my goodness ... vậy thì lấy bất cứ KINH PHẬT NÀO cũng có câu nói đó ... mà HỎNG CẦN BẤT CỨ KINH PHẬT NÀO .. cũng vẫn có câu nói đó ...

hmmmm ... thôi hôm nay nói chuyện CÔ KHỜ [smile]

(1) Cô Khờ


Em hỏi anh có bao giờ
Con sông kia thôi ngừng trôi
Anh trả lời em rằng
Một ngày nắng hạ sông sẽ cạn khô
Em hỏi anh có khi nào
Đám mây kia thôi ngừng bay
Anh trả lời em rằng
Mây ngừng bay khi mưa đến bất chợt

Em hỏi anh có bao giờ
Anh thôi không còn yêu em
Anh trả lời em rằng
Cuộc tình chúng mình không bao giờ tan
Em hỏi anh đến khi nào
Anh đi chung đường người ta
Anh cười với em rằng
Tình yêu đôi ta mãi chung một đường

Nhưng sao hôm nay anh đã đi xa em rồi
Như con sông kia đến lúc cạn khô

Em đây ngây ngô khóc than đêm ngày

Mong sao nước mắt lấp đầy con sông kia - Hãy Trả Lời Em [smile]


cốc cốc cốc cốc [smile] .... Kinh Phật nói [smile]

A Nan! Sao gọi là Thế Giới Điên Đảo?

Do năng hữu sở hữu --> phân đoạn --> vọng sanh (phân đoạn sanh tử),

từ đó --> an lập Giới (Không gian);

từ chỗ --> chấp năng nhân sở nhân, năng trụ sở trụ, dời đổi chẳng ngừng --> nên vọng lập Thế (Thời gian).

Tam thế tứ phương hòa hợp lẫn nhau, chúng sanh biến hóa thành 12 loài.



cho nên .. nếu CÔ KHỜ gặp ông Phật thì cổ vẫn là ĐỐI TƯỢNG THUYẾT PHÁP của ông Phật ...

lý do: vì CÔ KHỜ cũng là 1 trong 12 loài chúng sanh [smile]




(ii) Kinh Nào cũng Có [smile] ---> và KHÔNG CẦN KINH NÀO cũng CÓ [smile]

Phật đạo tu hành tại tâm .... nên kinh Phật vốn là TÂM KINH [smile]

đã là TÂM KINH ... thì dù là có đọc kinh PHẬT hay hỏng đọc KINH PHẬT .. thì vẫn là dòng biến chuyển sinh động của hiện tượng vạn pháp xảy ra như vậy ... cho nên, cho dù CHẲNG NGHE KINH PHẬT nào, vẫn là THUYẾT PHÁP, PHÁP THUYỂT ... [smile]

nhược nhân dục liễu tri

tam thế --> NHỨT THIẾT Phật

ưng quán pháp giới tánh

Nhứt Thiết (tổng thể) --> duy --> tâm tạo [smile]



cho nên ... ông Phật mới nói là ta nói 49 năm vẫn chẳng nói 1 câu nào .. bởi vì KINH PHẬT vốn là TÂM KINH [smile] ... và bất kỳ lời kinh Phật nào cũng vẫn là KHAI THỊ về TÂM [smile]

hay nói 1 cách khác hơn .. TÂM --> chính là VÔ TỰ THIÊN THƯ [smile] --> và cũng là nội dung VÔ NGÔN của KINH PHẬT [smile]


(iii) 1 GIỌT NƯỚC TRONG BỂ LỚN [smile]


Đại Trí Độ nói .. Phật Pháp như BIỂN CẢ .. có thể

- vượt qua --> bằng TRÍ,

có thể

- nương vào --> bằng TÍN [smile]


thì các TRÚ XỨ, hai XỨ .. các cấp bậc thiền .. vốn là NHỮNG GIỌT NƯỚC trong THANH TỊNH HẢI [smile] --> BỂ GIẢI THOÁT [smile]

- DỨT SẠCH ĐIỀU TRỌNG YẾU trong đời [smile] --> như GIỌT NƯỚC rơi vào BỂ LỚN [smile]


. Khi quán tự thân đã xả ly năm triền cái ấy, hân hoan sanh; do hân hoan nên hỷ sanh; do tâm hoan hỷ, thân được khinh an; do thân khinh an, lạc thọ sanh; do lạc thọ, tâm được định tĩnh. Tỷ-kheo ly dục, ly ác pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.

---> Này Ðại vương, như một người nô lệ, không được tự chủ, lệ thuộc người khác, không được tự do đi lại. Người ấy, sau một thời gian, thoát khỏi cảnh nô lệ, được tự chủ, không lệ thuộc người khác, một người được giải thoát, được tự do đi lại. Người ấy nghĩ: “Ta trước kia bị cảnh nô lệ, không được tự chủ, lệ thuộc người khác, không được tự do đi lại. Nay ta thoát cảnh nô lệ, được tự chủ, không lệ thuộc người khác, một người được giải thoát, được tự do đi lại”. Người ấy nhờ vậy được sung sướng hoan hỷ.


ngày xưa ... khi Phật còn tại thế, giảng kinh mãi ngài Anan, nhớ nhiều, nhớ lâu mà hỏng hiểu ... nhưng mà gặp MA HA CA DIẾP nói chỉ có mỗi 1 CÂU --> lại hiểu ...

và từ đó được nhận THANH TỊNH TRUYỀN THỪA .. làm TỔ THIỀN TÔNG cũng là vì vậy [smile]

--> ỦA ... mà MA HA CA DIẾP nói gì vậy nhỉ [smile]


ờ mà đúng hông ?
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Xin hỏi các bác có bác nào biết câu "Tất cả chúng sinh đều bình đẳng" là ở kinh nào không? Em nghĩ là ở đây thiếu hoàn cảnh nói vì chúng sinh chỉ có thể bình đẳng nếu giới hạn trong một số khía cạnh cụ thể.
Đó là câu nói về sự thật cuối cùng về mỗi chúng sanh. Như Phật nói: ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành. Tức là tất cả chúng sanh đều sẽ là Phật, có năng lực như mọi Phật đã thành không khác.
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Đó là câu nói về sự thật cuối cùng về mỗi chúng sanh. Như Phật nói: ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành. Tức là tất cả chúng sanh đều sẽ là Phật, có năng lực như mọi Phật đã thành không khác.

Bạn nói OK,,, nhưng chẳng cần ở thời gian cuối cùng!

Hiện tiền,,, Nếu lìa tâm phân biệt và chấp trước của vọng thức; thì tất cả Pháp đều là Như Thị (bình đẳng rồi).///

Vậy làm sao lìa? Thì lìa 5 uẩn!
Làm sao lìa 5 uẩn? Thì soi sáng lại ta (5 uẩn)!
Cái gì soi sáng? Tánh biết soi sáng!
Tánh biết ở đâu? Vô niệm tức Chánh niệm... Thì tánh biết hiện tiền!

Đôi dòng giúp vui,,, cái Tôi này nói gì cũng... Trật
Cung kính.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,435
Điểm tương tác
1,134
Điểm
113
ha ha ha [smile]

vấn đề ở đây là TỰ TÁNH của "NHỮNG CÁI TÔI" vốn xảy ra .. trong quá trình nhân duyên ... và vì vậy:

- MỖI CHÚNG SANH hỏng phải là CÓ NĂNG LỰC --> NHƯ MỌI VỊ PHẬT [smile]

mà là SỰ TAN RÃ BIẾN HOẠI của THÂN MẠNG của mỗi chúng sinh --> là 1 CON ĐƯỜNG ĐAU KHỔ ... cho nên mới có BỂ KHỔ chứ [smile]

cho nên đánh đồng CÔNG ĐỨC là hỏng đúng [snile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Bạn nói OK,,, nhưng chẳng cần ở thời gian cuối cùng!

Hiện tiền,,, Nếu lìa tâm phân biệt và chấp trước của vọng thức; thì tất cả Pháp đều là Như Thị (bình đẳng rồi).///

Vậy làm sao lìa? Thì lìa 5 uẩn!
Làm sao lìa 5 uẩn? Thì soi sáng lại ta (5 uẩn)!
Cái gì soi sáng? Tánh biết soi sáng!
Tánh biết ở đâu? Vô niệm tức Chánh niệm... Thì tánh biết hiện tiền!

Đôi dòng giúp vui,,, cái Tôi này nói gì cũng... Trật
Cung kính.
Kakaka, thì vẫn cuối cùng đó thôi, cái kết quả nhất như đó bạn, chứ không phải là thời gian bao lâu!

Chỗ bạn nói về tánh biết thì nghe có vẻ dễ đó nhưng để được vậy thì không dễ đâu, thậm chí là hiện tiền ngoài Phật ra chưa ai làm được. Tuy không được toàn phần soi sáng nhưng chúng ta có thể soi sáng từng phần như các đệ tử Phật.

Tánh biết hiện tiền = Thường biết = biết nhưng không có tướng biết, không phụ thuộc vào pháp giới. Thì đó là Phật đó. Các vị Bồ tát lớn khi hạ sanh thành Phật mà còn trãi qua thời gian mù mờ (như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi là Thái Tử Tất Đạt Đa thì vẫn bị vô minh che lấp tánh biết ấy).


Trước khi thị hiện thành Phật, các vị Bồ Tát ấy đều đã Kiến Tánh rất lâu rồi, nhưng phải thực hành từ chỗ thấy đó lên pháp giới cho đến khi thấy trọn vẹn đầy đủ gốc rễ của tất cả hữu vi pháp ứng cấu với tự tánh mình thì mới phá bỏ hoàn toàn đám mây nhị nguyên mà nhất như thường biết.
 
Last edited:

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,435
Điểm tương tác
1,134
Điểm
113
ha ha ha [smile]

nghĩa của HIỆN TIỀN --> hỏng phải là THƯỜNG BIẾT (smile) --> khi mà cái KIẾP TRƯỢC chưa xong (smile) ... bởi vì định nghĩa này

--> chưa đủ NHỮNG NỘI DUNG BAO HÀM VI TẾ của "những gIọt nước trong BỂ THANH TỊNH LỚN" [smile]


cho nên ... THƯỜNG BIẾT --> nghĩa chính phải là "GIẢI THOÁT" ngay TẠI THÂN MẠNG NÀY, MẠNG CĂN NÀY, CÁI TÔI NÀY [smile] ... đó mới là nghĩa HIỆN TIỀN của "ĐƯƠNG THỂ TỨC KHÔNG" ---> tức là BỒ TÁT đạo [smile]


(i) Trí Tuệ Bát Nhã [smile] --> từng vòng .. từng vòng [smile]

duyên khởi NGÃ --> LẬP ... vì có NGÃ lập --> lại có AN LẬP GIỚI ... mới có PHÁP GIỚI và NGÃ SỞ

nên nói Tánh nói Không ... nhưng ở phương diện Bát Nhã .. thì trí tuệ Bát Nhã xuất hiện TỪNG VÒNG ... TỪNG VÒNG [smile]

---> mỗi một VÒNG .. là trong đó có biết bao nhiêu cái TÔI .. QUỐC ĐỘ sinh diệt biến dị [smile] ...



(ii) CÂY KHÔ ---> HỎNG "TƯƠI XANH" chỉ vì --> MỘT GIỌT

Hiện tượng vô thường đối với NGÃ và NGÃ SỞ ... duyên khởi dẫn đến CÂY KHÔ ....

nhưng cây khô đời nào lại ĐƯỢC TƯỚI XANH ... chỉ NHỜ 1 GIỌT NƯỚC [smile]

Trong Kinh Nguyên Thủy, ông Phật dặn dò kỹ lưỡng hiện tượng THÔ THẢO .. tức là CÂY KHÔ đâu phải XANH nhờ 1 giọt nước

mà phải là TƯỚI HOÀI .. MƯA DẦM THẤM ĐẤT ..

CÀN HUỆ ĐỊA có thấm nhuần ... thuần tịnh .. thì GỐC RỄ mới phát triển ...cành lá mới tốt tươi [smile]

đó mới là NGHĨA CHÍNH của THƯỜNG BIẾT [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Last edited:

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Xin hỏi các bác có bác nào biết câu "Tất cả chúng sinh đều bình đẳng" là ở kinh nào không? Em nghĩ là ở đây thiếu hoàn cảnh nói vì chúng sinh chỉ có thể bình đẳng nếu giới hạn trong một số khía cạnh cụ thể.

Hi hi... Chào bạn!

Thật ra câu " chúng sinh bình đẳng " là nói cái Lý tức Chân Lý hiển nhiên thôi ạ!

Như nói tay nắm với tay mở không khác vậy! Vì vốn hiển nhiên như vậy chứ có gì để luận giải đâu. Lúc nắm đâu phải lúc mở nhưng vẫn không khác gì :D:D:D:D
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Bạn nói OK,,, nhưng chẳng cần ở thời gian cuối cùng!

Hiện tiền,,, Nếu lìa tâm phân biệt và chấp trước của vọng thức; thì tất cả Pháp đều là Như Thị (bình đẳng rồi).///

Vậy làm sao lìa? Thì lìa 5 uẩn!
Làm sao lìa 5 uẩn? Thì soi sáng lại ta (5 uẩn)!
Cái gì soi sáng? Tánh biết soi sáng!
Tánh biết ở đâu? Vô niệm tức Chánh niệm... Thì tánh biết hiện tiền!

Đôi dòng giúp vui,,, cái Tôi này nói gì cũng... Trật
Cung kính.

Hi hi...

Giờ tiểu đệ mới lướt qua!

Cảm thấy hứng thú với trí tuệ đang hiện hành của lão huynh! Rất tuyệt!

Theo tiểu đệ thấy thì " Hiện Tiền" tức đã như thị bình đẳng rồi! Việc lìa với không lìa chỉ là lầm chấp với không lầm thôi!

Lầm gì??? 3 chữ: Tâm, ta, người?

Kinh nói: Tâm, Phật, chúng sinh!

Thật ra nói dính, lìa không chuẩn. Phải nói nhận ra mê lầm mới chính xác!
 

xversion1

Registered
Phật tử
Tham gia
1 Thg 4 2021
Bài viết
21
Điểm tương tác
7
Điểm
3
Địa chỉ
Phố thiên thai, đường bồng lai
Hi hi... Chào bạn!

Thật ra câu " chúng sinh bình đẳng " là nói cái Lý tức Chân Lý hiển nhiên thôi ạ!

Như nói tay nắm với tay mở không khác vậy! Vì vốn hiển nhiên như vậy chứ có gì để luận giải đâu. Lúc nắm đâu phải lúc mở nhưng vẫn không khác gì :D:D:D:D
Nếu là vấn đề hiểu pháp gián tiếp thì em biết. Nhưng ở đây em hỏi là vì em rất thường nghe mọi người bảo Phật nói "tất cả chúng sinh đều bình đẳng" mà em chưa hề đọc ở đâu thấy Phật nói cụ thể như vậy.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,435
Điểm tương tác
1,134
Điểm
113
ha ha ha [smile]

bi giờ có CÂU NÓI ĐÓ ở trong KINH ... thì CÂU NÓI ĐÓ cũng phải nói ra được NGHĨA của "CHÚNG SANH BÌNH ĐẲNG" là gì [smile] ... đúng chứ [smile]

- bi giờ chúng ta ĐI TÌM 1 CÂU NÓI --> mà hỏng cần VÔ VÀN Ý NGHĨA của CÂU NÓI ĐẤY ... thì đúng là không giống ĐANG ĐI TÌM TRONG KINH PHẬT [smile]

thì chỗ bình đẳng đó ... chính là TÂM [smile] ... là TÁNH [smile] ....

- CHÚNG SANH nào cũng có TÂM, và

- CHÚNG SANH nào cũng có TÁNH [smile]

vậy thôi mà đủ thứ BÌNH ĐẲNG ở trong đó rùi đó [smile]

- như sự bình đẳng trong dòng biến chuyển của thập nhị nhân duyên

- bình đẳng trong CĂN + TRẦN --> THỨC

- bình đẳng .... khi NGÃ LẬP .. NGÃ HOẠI

bởi vì vậy ... mới có những đặc tính đặc thù .. nhóm hợp của những pháp ... những vấn đề phật pháp được nói ra chứ [smile] ... chứ hỏng có BÌNH ĐẲNG .. thì ĐỐ AI MÀ LẬP LẠI và KIỂM CHỨNG được ? [smile]



(i) Lúc Thấy Khắp --> thì NHỎ NHƯ HẠT VI TRẦN

hạt bụi nào .... HÓA KIẾP --> thân --> tôi [smile]

để một mai .... VƯƠN HÌNH HÀI --> LỚN DẬY [smile]

lời bài hát quen thuộc của Trịnh Công Sơn ... và nó sở dĩ quen thuộc hơn với những người Việt Nam bởi vì nó mang tư duy phật giáo đã in sâu vào dòng biến chuyển lịch sử, văn hóa ... ngay cả ở mức độ --> NHỮNG HẠT VI TRẦN [smile]


đối với những người học hỏi phật giáo người ta thường hỏi ... BẢN NGÃ LÀ GÌ ? [smile]


(ii) Bản NGã là Gì ? [smile]

Lục Căn + Lục Trần --> Thức


Lục Trần là sắc thinh hương vị xúc pháp ... chính là những HẠT VI TRẦN NHỎ NHOI ẤY ... đối với dòng tuôn chảy trong TÁNH THỦY của THỨC (smile) ... làm nên hiện tượng

- Vọng Thân ... Vọng Tâm ... [smile]


(iii) Nhứt Niệm Vô Minh

" Bản giác tánh không, chẳng minh chẳng vô minh, tùy theo nghiệp thức biến hiện nên vô minh bắt đầu;

một niệm vô minh bỗng khởi,

thì bản giác lìa tánh không mà sanh vọng minh,

tánh không cũng lìa bản giác mà sanh ám muội.


Bản giác sanh vọng minh thì phát ra thức, chỗ trong lặng chẳng lay động của thức tinh (nguồn gốc của thức) tức là Thủy, tánh "không" sanh ám muội, kết tụ thành sắc, tức là Địa (trái đất)"



(iv) Những gì Yêu Mến trong Đời (smile) --> SỰ TỈNH THỨC

nhiều người thường hỏi ... BẢN NGÃ ở đâu ? ... cái TÔI ở đâu ? ... VỌNG THỨC VỌNG NGÃ là gì ?


Nếu đứng ở góc độ những vi trần .. thì sự tồn tại và kếp hợp cũng những hạt vi trần .. làm nên những cái TÔI ..... sanh ra những cái TÔI ở trong dòng NHẬN THỨC

thử CẦM 1 CÁI BÚA ... đi vòng quanh căn nhà mình ở ..

- cứ LẤY TAY ĐẬP HẾT ... tự nhiên ... nhận ra CÁI TÔI của MÌNH do LỤC TRẦN HÌNH THÀNH ... là những cái tôi nào ? ... và NGŨ ẤM MA được hình thành bởi NHỮNG CÁI TÔI --> do TỰ MÌNH ĐẬP VỠ ĐÓ (smile) ...

nó dẫn dòng THỨC NGHIỆP của người ta đi đến những VỌNG THỨC như thế nào ?

là con người ... đương nhiên ai cũng có những giác quan .. và những cảm thọ của các giác quan .. NHỨT NIỆM VÔ MINH tồn tại như 1 cái VÕNG LỚN ... THIÊN VÕNG ... bao trùm hết tất cả những con người sống trong thế giới HỮU TÌNH .... hữu tình với những cảm thọ của họ .. hữu tình với những SỞ HỮU của họ [smile]

và thế giới của những CON NGƯỜI HỮU TÌNH được sanh ra đó .... ở mức độ VI TRẦN quen thuộc đó .. là nơi những LUỒNG TẬP KHÍ SANH TỬ GIAO TRANH XUẤT HIỆN [smile]


bởi vì BẢN NGÃ .. VỌNG THỨC dẫn đến sự CHẤP TRÌ

sự CHẤP TRÌ ... dẫn đến sự AN LẠC

và những

sự CHẤP TRÌ ... hỏng còn dẫn đến AN LẠC [smile] ... khi người ta TÌM KHÔNG THẤY ... CẦU KHÔNG ĐƯỢC .. NGHĨ KHÔNG RA .. MONG ƯỚC thì mòn mỏi trông chờ [smile]

những HỦ TỤC ... những tư duy ... những cảm nhận ... hỏng còn đúng với hiện thực nữa [smile]


vì vậy ... sự TỈNH THỨC ở trong phật giáo, trong cái gọi là THANH TỊNH ĐẠO hỏng nằm ở chỗ ... hỏng có sự BIẾN HOẠI của những cái tôi, 1 niệm cũng không có .. mà chữ "VÔ" NIỆM mang hàm nghĩa của chữ "CHÁNH" .... CHÁNH NIỆM [smile]

Chân Lý ... phải là cụ thể ... phải chăng đây mới là CHỐN CỤ THỂ VÔ VÀN ? [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
ha ha ha [smile]

nghĩa của HIỆN TIỀN --> hỏng phải là THƯỜNG BIẾT (smile) --> khi mà cái KIẾP TRƯỢC chưa xong (smile) ... bởi vì định nghĩa này

--> chưa đủ NHỮNG NỘI DUNG BAO HÀM VI TẾ của "những gIọt nước trong BỂ THANH TỊNH LỚN" [smile]


cho nên ... THƯỜNG BIẾT --> nghĩa chính phải là "GIẢI THOÁT" ngay TẠI THÂN MẠNG NÀY, MẠNG CĂN NÀY, CÁI TÔI NÀY [smile] ... đó mới là nghĩa HIỆN TIỀN của "ĐƯƠNG THỂ TỨC KHÔNG" ---> tức là BỒ TÁT đạo [smile]


(i) Trí Tuệ Bát Nhã [smile] --> từng vòng .. từng vòng [smile]

duyên khởi NGÃ --> LẬP ... vì có NGÃ lập --> lại có AN LẬP GIỚI ... mới có PHÁP GIỚI và NGÃ SỞ

nên nói Tánh nói Không ... nhưng ở phương diện Bát Nhã .. thì trí tuệ Bát Nhã xuất hiện TỪNG VÒNG ... TỪNG VÒNG [smile]

---> mỗi một VÒNG .. là trong đó có biết bao nhiêu cái TÔI .. QUỐC ĐỘ sinh diệt biến dị [smile] ...



(ii) CÂY KHÔ ---> HỎNG "TƯƠI XANH" chỉ vì --> MỘT GIỌT

Hiện tượng vô thường đối với NGÃ và NGÃ SỞ ... duyên khởi dẫn đến CÂY KHÔ ....

nhưng cây khô đời nào lại ĐƯỢC TƯỚI XANH ... chỉ NHỜ 1 GIỌT NƯỚC [smile]

Trong Kinh Nguyên Thủy, ông Phật dặn dò kỹ lưỡng hiện tượng THÔ THẢO .. tức là CÂY KHÔ đâu phải XANH nhờ 1 giọt nước

mà phải là TƯỚI HOÀI .. MƯA DẦM THẤM ĐẤT ..

CÀN HUỆ ĐỊA có thấm nhuần ... thuần tịnh .. thì GỐC RỄ mới phát triển ...cành lá mới tốt tươi [smile]

đó mới là NGHĨA CHÍNH của THƯỜNG BIẾT [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
THƯỜNG BIẾT Là BIẾT luôn luôn. Chứ nếu lúc biết lúc không thì đâu thể gọi là thường biết.
Cái trí bát nhã của người thực hành Bồ Tát đạo thì là cái trí biết không phải thường biết nhưng cũng không phải cái biết của thức phân biệt sai lầm. Nó siêu vượt ý thức nhưng chưa đồng với trí biết của Phật.

THƯỜNG BIẾT LÀ TRÍ BIẾT THỰC TẠI HIỆN TIỀN KHÔNG LỆ THUỘC PHÁP TƯỚNG, là sự viên mãn của một người thực hành bát nhã.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,435
Điểm tương tác
1,134
Điểm
113
ha ha ha [smile]

cái THƯỜNG BIẾT mà you đang nói đến [smile] --> XA VỜI THỰC TẾ [smile] ... thiếu CỤ THỂ [smile]

hỏng tin YOU thử đưa ra vài dẫn chứng xem [smile] ... hỏng chừng YOU lại ĐANG TỰ CHẾ KINH nữa đó [smile]

---> bởi vì THIẾU CỤ THỂ ... là NÓI VÀI CÂU .. là SAI HẾT TRƠN à [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
ha ha ha [smile]

cái THƯỜNG BIẾT mà you đang nói đến [smile] --> XA VỜI THỰC TẾ [smile] ... thiếu CỤ THỂ [smile]

hỏng tin YOU thử đưa ra vài dẫn chứng xem [smile] ... hỏng chừng YOU lại ĐANG TỰ CHẾ KINH nữa đó [smile]

---> bởi vì THIẾU CỤ THỂ ... là NÓI VÀI CÂU .. là SAI HẾT TRƠN à [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
Kakakaka, Thường Biết là chỗ chứng ngộ của Đức Thích Ca Mâu Ni Phật. Thường biết đó không phải chỗ luận bàn của phàm phu, không phải chỗ luận bàn của thanh văn, duyên giác, không phải chỗ luận bàn của các bậc Bồ Tát lớn nhỏ. Cho nên đó là chỗ để tất cả các hạng bậc tìm hiểu học hỏi. Biết được chỗ đó thì sẽ không trụ phàm phu, không trụ nhị thừa, không trụ Bồ Tát Thừa,... mà nơi tất cả thừa đều tu tập đầy đủ, như nhân thừa, vẫn tu tập, như nhị thừa, vẫn tu tập, như Bồ Tát thừa, vẫn tu tập. Chỗ biết và thực hành như thế, gọi là bát nhã trí, là trí phương tiện mà thực hành thành tựu sẽ là Phật Trí = thường biết.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,435
Điểm tương tác
1,134
Điểm
113
ha ha ha [smile]

YOU đúng là KHÉO BỊA CHUYỆN ... rùi NÚP BÓNG PHẬT THỪA mà YOU tự chế ra [smile]

Khi quán tự thân đã xả ly năm triền cái ấy, hân hoan sanh; do hân hoan nên hỷ sanh; do tâm hoan hỷ, thân được khinh an; do thân khinh an, lạc thọ sanh; do lạc thọ, tâm được định tĩnh. Tỷ-kheo ly dục, ly ác pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.


thật ra THÁNH PHÀM YOU còn chưa biết phân biệt được tí nào cụ thể nữa [smile]

--> đúng là YOU là PHÀM PHU ... nhưng KHOÁI BỊA CHẾ ra PHẬT PHÁP [smile]


PHẬT ĐẢNH, THÁNH ĐẢNH

(iii) Phật Đảnh [smile]

.... hà hà [smile] ... .chuyện của 500 ANH EM [smile] --> đã nói từ ngày hôm qua ..


Ðó là lời cuối cùng Như Lai.

8. Rồi Thế Tôn nhập định Sơ thiền. Xuất Sơ thiền,

Ngài nhập Nhị thiền. Xuất Nhị thiền,

Ngài nhập Tam thiền. Xuất Tam thiền,

Ngài nhập Tứ thiền. Xuất Tứ thiền,

Ngài nhập định Không vô biên xứ. Xuất Không vô biên xứ,

Ngài nhập định Thức vô biên xứ. Xuất Thức vô biên xứ,

Ngài nhập định Vô sở hữu xứ. Xuất Vô Sở hữu xứ,

Ngài nhập định Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Xuất Phi tưởng phi phi tưởng xứ,

Ngài nhập Diệt thọ tưởng định.

Khi ấy tôn giả Ananda nói với tôn giả Anuruddha: - Thưa Tôn giả, Thế Tôn đã diệt độ. - Này Hiền giả Ananda, Thế Tôn chưa diệt độ. Ngài mới nhập Diệt thọ tưởng định. 9. Rồi xuất Diệt thọ tưởng định, Ngài nhập Phi tưởng phi phi tưởng xứ định. Xuất Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Ngài nhập Vô sở hữu xứ định. Xuất Vô sở hữu xứ, Ngài nhập Thức vô biên xứ định. Xuất thức Vô biên xứ, Ngài nhập Hư không vô biên xứ định. Xuất Hư không vô biên xứ, Ngài nhập định Tứ thiền. Xuất Tứ thiền, Ngài nhập định Tam thiền. Xuất Tam thiền, Ngài nhập định Nhị thiền. Xuất Nhị thiền, Ngài nhập định Sơ thiền. Xuất Sơ thiền, Ngài nhập định Nhị thiền. Xuất Nhị thiền, Ngài nhập định Tam thiền. Xuất Tam thiền, Ngài nhập định Tứ thiền. Xuất Tứ thiền, Ngài lập tức diệt độ.

ờ mà đúng hông ? [smile]
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
ha ha ha [smile]

YOU đúng là KHÉO BỊA CHUYỆN ... rùi NÚP BÓNG PHẬT THỪA mà YOU tự chế ra [smile]

Khi quán tự thân đã xả ly năm triền cái ấy, hân hoan sanh; do hân hoan nên hỷ sanh; do tâm hoan hỷ, thân được khinh an; do thân khinh an, lạc thọ sanh; do lạc thọ, tâm được định tĩnh. Tỷ-kheo ly dục, ly ác pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.


thật ra THÁNH PHÀM YOU còn chưa biết phân biệt được tí nào cụ thể nữa [smile]

--> đúng là YOU là PHÀM PHU ... nhưng KHOÁI BỊA CHẾ ra PHẬT PHÁP [smile]


PHẬT ĐẢNH, THÁNH ĐẢNH

(iii) Phật Đảnh [smile]


.... hà hà [smile] ... .chuyện của 500 ANH EM [smile] --> đã nói từ ngày hôm qua ..


Ðó là lời cuối cùng Như Lai.

8. Rồi Thế Tôn nhập định Sơ thiền. Xuất Sơ thiền,

Ngài nhập Nhị thiền. Xuất Nhị thiền,

Ngài nhập Tam thiền. Xuất Tam thiền,

Ngài nhập Tứ thiền. Xuất Tứ thiền,

Ngài nhập định Không vô biên xứ. Xuất Không vô biên xứ,

Ngài nhập định Thức vô biên xứ. Xuất Thức vô biên xứ,

Ngài nhập định Vô sở hữu xứ. Xuất Vô Sở hữu xứ,

Ngài nhập định Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Xuất Phi tưởng phi phi tưởng xứ,

Ngài nhập Diệt thọ tưởng định.

Khi ấy tôn giả Ananda nói với tôn giả Anuruddha: - Thưa Tôn giả, Thế Tôn đã diệt độ. - Này Hiền giả Ananda, Thế Tôn chưa diệt độ. Ngài mới nhập Diệt thọ tưởng định. 9. Rồi xuất Diệt thọ tưởng định, Ngài nhập Phi tưởng phi phi tưởng xứ định. Xuất Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Ngài nhập Vô sở hữu xứ định. Xuất Vô sở hữu xứ, Ngài nhập Thức vô biên xứ định. Xuất thức Vô biên xứ, Ngài nhập Hư không vô biên xứ định. Xuất Hư không vô biên xứ, Ngài nhập định Tứ thiền. Xuất Tứ thiền, Ngài nhập định Tam thiền. Xuất Tam thiền, Ngài nhập định Nhị thiền. Xuất Nhị thiền, Ngài nhập định Sơ thiền. Xuất Sơ thiền, Ngài nhập định Nhị thiền. Xuất Nhị thiền, Ngài nhập định Tam thiền. Xuất Tam thiền, Ngài nhập định Tứ thiền. Xuất Tứ thiền, Ngài lập tức diệt độ.

ờ mà đúng hông ? [smile]
Phật = Thường Biết, nên không có chỗ nào vô ký, việc nhập xuất như vậy, ngược xuôi tất cả,.... chỉ là thị hiện mà thôi. Khi ở cội Bồ Đề, Ngài đã làm được như vậy rồi chứ không phải đợi đến lúc nhập diệt mới làm được.

Cả đời này ông bạn cũng chưa thể đạt được sự thường biết đó đâu, đừng có mơ! kakakaka, nhập diệt thọ tưởng định đi rồi tính sau.
 
Last edited:

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,435
Điểm tương tác
1,134
Điểm
113
ha ha ha [smile]

đó là CHỖ YOU chẳng hiểu gì cả hết ... nghĩa của THƯỜNG BIẾT --> là NHIỀU NHƯ VẬY [smile]

còn khi YOU ĐÍA ra .. thì là CHỈ LÀ --> THƯỜNG BIẾT [smile] ... còn nghĩa và cụ thể của THƯỜNG BIẾT là gì thì YOU chẳng biết 1 tí gì [smile]

---> xong rùi LẠI NÚP 1 ĐỐNG NGHI [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
ha ha ha [smile]

đó là CHỖ YOU chẳng hiểu gì cả hết ... nghĩa của THƯỜNG BIẾT --> là NHIỀU NHƯ VẬY [smile]

còn khi YOU ĐÍA ra .. thì là CHỈ LÀ --> THƯỜNG BIẾT [smile] ... còn nghĩa và cụ thể của THƯỜNG BIẾT là gì thì YOU chẳng biết 1 tí gì [smile]

---> xong rùi LẠI NÚP 1 ĐỐNG NGHI [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
Thường biết thì đâu có chỗ nào đễ thành lập, kể ra đễ thành lập hả you?
Những cái đó, chỉ là cái dụng của người đã thường biết, kể ra bao nhiêu mới đủ?!
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,435
Điểm tương tác
1,134
Điểm
113
ha ha ha [smile]

ĐÍA hỏng nổi rùi NÚP CHỖ CÂU HỎI hả ? [smile]

đương nhiên THƯỜNG BIẾT ... phải có chỗ LẬP chứ [smile] .... chẳng lẽ mỗi lần SANH TỬ --> YOU hỏng biết gì sao ? [smile] .... xảy ra khi nào .. hồi nào .. lúc nào .. AI CHẾT [smile] hỏng thấy gì sao ?

như ÔNG PHẬT cũng thấy hết .. mới thấy rõ .. nhớ hết từng SANH MẠNG [smile] ... mới có TÚC MẠNG MINH chớ [smile]

lúc THẤY KHẮP --> thì NHỎ NHƯ HẠT VI TRẦN

người thấy nó thì là PHẬT

kẻ hỏng thấy --> thì là YOU [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
ha ha ha [smile]

ĐÍA hỏng nổi rùi NÚP CHỖ CÂU HỎI hả ? [smile]

đương nhiên THƯỜNG BIẾT ... phải có chỗ LẬP chứ [smile] .... chẳng lẽ mỗi lần SANH TỬ --> YOU hỏng biết gì sao ? [smile] .... xảy ra khi nào .. hồi nào .. lúc nào .. AI CHẾT [smile] hỏng thấy gì sao ?

như ÔNG PHẬT cũng thấy hết .. mới thấy rõ .. nhớ hết từng SANH MẠNG [smile] ... mới có TÚC MẠNG MINH chớ [smile]

lúc THẤY KHẮP --> thì NHỎ NHƯ HẠT VI TRẦN

người thấy nó thì là PHẬT

kẻ hỏng thấy --> thì là YOU [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
Dĩ nhiên là thấy biết hết chứ, kể nữa đi you. Hãy kể tất cả cái biết của Phật đi thì đó cũng là cái dụng của thường biết, chớ cho mỗi cái thấy biết là thường biết.

Biết hết nhưng không có chỗ lập, có chỗ lập thì đó là nhị pháp. Nói một cách khác chỗ lập của cái thường biết là không tất cả chỗ lập, trụ nơi bản tánh bản nhiên mà tương tác tức chẳng trụ nơi đâu cả.

Cho nên chỗ thường biết của you vẫn còn là phương tiện, chứ chưa phải cứu cánh nhé. Những cái biết phương tiện đó giúp ông giải thoát khỏi các cái thức biết sai lầm, nhưng nếu trụ vào những cái biết đó thì vào nhị thừa.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên