Chánh - Tà

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
CHÁNH – TÀ

Kinh văn: .....“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

Lại nữa, có chúng sanh ở trong nhóm chánh, có tướng trạng gì, có nhân duyên gì?

Các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:

- Như Lai là vua các pháp, là bậc Chí tôn của các pháp. Cúi mong Thế Tôn hãy thuyết nghĩa này cho các Tỳ-kheo. Chúng con nghe xong sẽ vâng làm.

Thế Tôn dạy: Các Thầy khéo suy nghĩ ! Ta sẽ vì các Thầy phân biệt nghĩa này.

Các Tỳ-kheo đáp: Xin vâng, Thế Tôn!

Các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy. Thế Tôn bảo:

- Người ở nhóm chánh, sẽ do năm việc mà biết. Đã thấy năm việc thì biết người này trụ ở nhóm chánh. Thế nào là năm? Đáng cười thì cười, đáng hoan hỷ thì hoan hỷ, đáng khởi tâm từ thì khởi tâm từ, đáng xấu hổ thì xấu hổ, nghe lời lành liền để ý lắng nghe. Nên biết người này đã ở nhóm chánh, trụ ở nhóm chánh. Như thế, các Tỳ-kheo, nên học điều này.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.”

Lời bình:

Chánh – Tà là cặp phạm trù đối đãi, tùy thuộc vào quốc gia, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo mà có sự nhận thức khác nhau, không có khuôn mẫu chung nhất định.

Trong một đất nước những gì pháp luật không cấm thì được làm ( gọi là CHÁNH ), theo tôn giáo thì những gì pháp luật cho phép nhưng tôn giáo lại cấm ( tôn giáo gọi đó là TÀ )

Ví dụ : Pháp luật không cấm ăn thịt heo, uống rượu nhưng đạo Phật thì lại cấm. Nhưng người theo hồi giáo thì lại cấm ăn thịt heo nhưng lại cho ăn các loại thịt khác...

Cuộc sống luôn biến động, thân tâm luôn vô thường, ranh giới giữa Chánh - Tà đôi khi lại rất nhạy cảm và mong manh. Nhiều lúc chúng ta tự nghĩ mình là người của chánh phái, nhưng thực tế thì không hẳn như vậy. Nên điều cần thiết là luôn lấy năm tiêu chuẩn của Thế Tôn để kiểm tra chánh hay tà, tự mình biết và chắc chắn mọi người đều biết. Nên cải tà quy chánh, bỏ việc dữ làm lành là việc cần thực thi trong đời sống của những người con Phật.

St và tùy bút.
 
  • Like
Reactions: VQ6

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
CHÁNH – TÀ

Kinh văn: .....“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

Lại nữa, có chúng sanh ở trong nhóm chánh, có tướng trạng gì, có nhân duyên gì?

Các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:

- Như Lai là vua các pháp, là bậc Chí tôn của các pháp. Cúi mong Thế Tôn hãy thuyết nghĩa này cho các Tỳ-kheo. Chúng con nghe xong sẽ vâng làm.

Thế Tôn dạy: Các Thầy khéo suy nghĩ ! Ta sẽ vì các Thầy phân biệt nghĩa này.

Các Tỳ-kheo đáp: Xin vâng, Thế Tôn!

Các Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy. Thế Tôn bảo:

- Người ở nhóm chánh, sẽ do năm việc mà biết. Đã thấy năm việc thì biết người này trụ ở nhóm chánh. Thế nào là năm? Đáng cười thì cười, đáng hoan hỷ thì hoan hỷ, đáng khởi tâm từ thì khởi tâm từ, đáng xấu hổ thì xấu hổ, nghe lời lành liền để ý lắng nghe. Nên biết người này đã ở nhóm chánh, trụ ở nhóm chánh. Như thế, các Tỳ-kheo, nên học điều này.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.”

Lời bình:

Chánh – Tà là cặp phạm trù đối đãi, tùy thuộc vào quốc gia, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo mà có sự nhận thức khác nhau, không có khuôn mẫu chung nhất định.

Trong một đất nước những gì pháp luật không cấm thì được làm ( gọi là CHÁNH ), theo tôn giáo thì những gì pháp luật cho phép nhưng tôn giáo lại cấm ( tôn giáo gọi đó là TÀ )

Ví dụ : Pháp luật không cấm ăn thịt heo, uống rượu nhưng đạo Phật thì lại cấm. Nhưng người theo hồi giáo thì lại cấm ăn thịt heo nhưng lại cho ăn các loại thịt khác...

Cuộc sống luôn biến động, thân tâm luôn vô thường, ranh giới giữa Chánh - Tà đôi khi lại rất nhạy cảm và mong manh. Nhiều lúc chúng ta tự nghĩ mình là người của chánh phái, nhưng thực tế thì không hẳn như vậy. Nên điều cần thiết là luôn lấy năm tiêu chuẩn của Thế Tôn để kiểm tra chánh hay tà, tự mình biết và chắc chắn mọi người đều biết. Nên cải tà quy chánh, bỏ việc dữ làm lành là việc cần thực thi trong đời sống của những người con Phật.

St và tùy bút.
Bạn cũng nên đăng thêm cho người đọc biết: thế nào là đáng cười, đáng hoan hỷ, đáng khởi tâm từ, đáng xấu hổ.
Không định nghĩa ra thì không biết đường để xác định.
Kính nhờ!
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Nguyên Chiếu xin mạo muội trình bày tiếp, có gì quý Thầy và các đạo hữu góp ý thêm:

1/Đáng cười thì cười ( chánh ngữ): Khi ta gặp một việc gì hoặc ai đó làm gì chưa đúng hoặc chưa trùng với suy nghĩ của mình thì mình đừng vội cười, vì trong cái mình nghĩ đó chưa chắc đã đúng.

Ví dụ: Khi gặp một đám tang thì mình không nên cười, hoặc khi gặp một người vì cứu người gặp nạn mà thân thể, quần áo bị bẩn thì mình không nên cười.

2/Đáng hoan hỷ thì hoan hỷ ( chánh kiến ): Khi có một người làm sai việc gì đó, có tỏ lòng sám hối hoặc không biết họ làm sai thì mình cũng hoan hỷ bỏ qua, không chấp vào những việc làm sai đó.

Ví dụ: Khi một người hằng ngày chỉ biết ăn chơi, nhậu nhẹt cả tháng nhưng hôm nay họ thấy nhậu không có lợi ích , vài ngày nhậu 1 lần, rồi từ từ mỗi tháng ăn nhậu 1 lần, rồi từ từ bỏ luôn thì mình phải hoan hỷ với những bước tiến bộ đó, đừng có gắng ép họ phải bỏ ngay lập tức, nếu như vậy sẽ phản tác dụng.

3/Đáng khởi tâm từ thì khởi tâm từ (chánh tư duy) : Khi thấy một hoàn cảnh nào đó khăn hay một con vật nào bị mắc bẫy, chúng ta liền khởi tâm từ giúp đỡ họ hoặc giúp con vật ra khỏi cái bẫy đó.

Ví dụ: Khi thấy 1 người tàn tật đang đi bán hàng ngoài trời nắng, hàng thì còn nhiều, mặc dù mình không cần đến món hàng đó nhưng nếu có đủ điều kiện để mua thì mình mua giúp họ, sau đó mình đem món hàng đó tặng cho người cần.

4/Đáng xấu hổ thì xấu hổ ( chánh mạng ) : Khi một người làm sai hoặc không biết mình làm sai nhưng đã được khuyên bảo, nhắc nhở thì phải biết xấu hổ, biết tàm quý để tiến bộ hơn trong tương lai.

Ví dụ : Một người làm nghề đồ tể, sau khi nghe lời Phật làm đồ tể là gây nghiệp ác, sẽ đọa vào địa ngục, liền đổi nghề khác mà mưu sinh.

5/Nghe lời lành liền để ý lắng nghe ( chánh nghiệp) : Khi một người nghe một bài Pháp về làm việc thiện giúp ích cho đời, đọc bài Kinh biết lời Phật dạy...liền lắng nghe và thực hành , đó là người chánh, người có căn lành với Phật pháp.

Ví dụ: Khi nghe một bài giảng Pháp, chúng ta thấy bài giảng đó nói về cái tiêu cực của tham sân si, làm cho chúng ta đọa vào 3 đường dữ người đó liền thấu hiểu và thực hành, từ bỏ tham sân si.

Như vậy Phật dạy những người thực hành việc trên là những người chánh , nếu trong cuộc sống mà ai cũng là người chánh thì sẽ không có khổ đau. Vì vậy an lạc hay khổ đau là do chúng ta lựa chọn, chẳng phải vì ai ban phước hay giáng họa, mọi thứ sẽ theo quy luật nhân quả.
 
Last edited:
  • Like
Reactions: VQ6

minhthien

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 6 2018
Bài viết
124
Điểm tương tác
90
Điểm
28
quan trọng là chuẩn mực , khi nào thì mới "đáng"

"Đáng xấu hổ thì xấu hổ " chẳng hạn , người có trí và người nhiều vô minh đánh giá xấu hổ khác nhau ....

một khi đánh giá xong thì mọi chuyện mới tiếp tục xảy ra

không có chánh niệm thì đánh giá sự việc theo cảm tính , tiềm thức .... mà mấy cái đó thì đầy vô minh
 
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên