Chơn và Vọng

Chơn Không

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 11 2017
Bài viết
15
Điểm tương tác
1
Điểm
3
Kính quý Thiện Tri Thức.

Mình có điều khó hiểu xin hỏi:

Chơn và vọng không rời.- Chơn là Vọng; Vọng là Chơn. Không lấy- không bỏ.- Ai học Đạo cũng biết như thế…

Nhưng mình không hiểu ở chỗ:

• Lấy cái gì để biết như trên ? Ý căn ? Cái Trí- não hay cái gì ?

• Cái đó thuộc về Vọng hay Chơn ? (Nếu cái đó là Chơn thì chắc chắn là sai !)

Vậy còn lại là Vọng. Vọng là sai lầm… Ở tại cái sai lầm… tư duy, quán chiếu, thiền định v.v… Thành ra được cái trên .- nói là Chơn. Té ra như nói sai cộng sai là đúng !

Như vậy:

Từ đầu đến giữa là Vọng. Sau cùng đẻ ra Chơn.- Nghĩ hoài không ra !

Mong người giác ngộ hữu duyên chỉ giúp.

Kính
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

TamTâmVôHữuĐắc

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 8 2017
Bài viết
189
Điểm tương tác
49
Điểm
28
Kính quý Thiện Tri Thức.

Mình có điều khó hiểu xin hỏi:

Chơn và vọng không rời.- Chơn là Vọng; Vọng là Chơn. Không lấy- không bỏ.- Ai học Đạo cũng biết như thế…

Nhưng mình không hiểu ở chỗ:

• Lấy cái gì để biết như trên ? Ý căn ? Cái Trí- não hay cái gì ?

• Cái đó thuộc về Vọng hay Chơn ? (Nếu cái đó là Chơn thì chắc chắn là sai !)

Vậy còn lại là Vọng. Vọng là sai lầm… Ở tại cái sai lầm… tư duy, quán chiếu, thiền định v.v… Thành ra được cái trên .- nói là Chơn. Té ra như nói sai cộng sai là đúng !

Như vậy:

Từ đầu đến giữa là Vọng. Sau cùng đẻ ra Chơn.- Nghĩ hoài không ra !

Mong người giác ngộ hữu duyên chỉ giúp.

Kính

Nếu xét ngay tâm con người thức thứ 6 là tư tưởng luôn luôn vọng kể cả bạn đang ngủ nó cũng đang vọng, nhưng cái biết của bạn tức cái trí không biết nên nói không có vọng nên tưởng là chơn, chỉ khi nào bạn ngồi thiền vào được tầng thiền thứ 4 "xả niệm thanh tịnh địa" thì cái thức của bạn chuyển thành trí tức bạn chỉ còn cái biết, mọi ý niệm suy tư ngừng hết. lúc này tâm bạn là chơn, nhưng cái chơn này là cái chơn không chấp trước tức tôi thấy cái tivi thì chỉ biết là cái tivi chứ không có tư duy tư tưởng về nó, nhưng cái chơn này chưa phải là chơn tâm phật tánh tại sao tại vì tâm bạn chưa thấy được thực tướng của nó nếu chỉ dừng lại ở đây thì bạn đã chứng A La Hán, còn khi nào bạn thấy được thực tướng của các pháp là vô tướng không sanh, không diệt, không thêm không bớt, không đến không đi thì lúc đó bạn đã có cái thấy của như Lai tức có Phật Nhãn, lúc này mới dám nói là chơn vọng hòa hợp hay là một.

- Lý ví dụ cho dễ hiểu: như nhẫn, dây chuyện, vòng lắc dưới con mắt phàm phu của ta tức nhục nhãn thì phân biệt nó là 3 thứ khác nhau, nhưng dưới con mắt trí tuệ của Phật thì thấy chỉ có một thứ đó là chất vàng, còn cao siêu hơn nữa là thấy nó không thức có chẳn qua do nhân duyên mà nó có mặt tức nhìn thấu vào bản chất của nó chỉ là những hạt vật chất do phi hạt trong không gian hội đủ duyên tứ đại + với tâm thức của đối tượng nhìn nó thì chấp nó có mặt. đó chính là cái thấy của Phật nhãn đó bạn. nên mới nói không có chơn, mà cũng không có vọng gì cả tất cả chỉ là cái tâm giả tạm của ta tạo ra và chấp lấy nó có thôi.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính quý Thiện Tri Thức.

Mình có điều khó hiểu xin hỏi:

Chơn và vọng không rời.- Chơn là Vọng; Vọng là Chơn. Không lấy- không bỏ.- Ai học Đạo cũng biết như thế…

Nhưng mình không hiểu ở chỗ:

• Lấy cái gì để biết như trên ? Ý căn ? Cái Trí- não hay cái gì ?

• Cái đó thuộc về Vọng hay Chơn ? (Nếu cái đó là Chơn thì chắc chắn là sai !)

Vậy còn lại là Vọng. Vọng là sai lầm… Ở tại cái sai lầm… tư duy, quán chiếu, thiền định v.v… Thành ra được cái trên .- nói là Chơn. Té ra như nói sai cộng sai là đúng !

Như vậy:

Từ đầu đến giữa là Vọng. Sau cùng đẻ ra Chơn.- Nghĩ hoài không ra !

Mong người giác ngộ hữu duyên chỉ giúp.

Kính

Kính chào Bạn Chơn Không và các Bạn.

V/đ này theo VQ thấy:

* Đối với người chưa học Phật, thì tất cả pháp đều "vọng" mà thấy là "Chơn".- Đây là Vô minh. (chúng ta không bàn đến).

* Đối với người đã "học sâu" vào giáo lý Phật, mới thấy được: Chơn và vọng không rời.- Chơn là Vọng; Vọng là Chơn. Không lấy- không bỏ.

+ Khi đến được trình độ này, họ thấy được "Vọng" là biến tướng của "Chơn".

Tại sao lại thấy được như vậy ?

Lấy cái gì để biết như trên ?

Ý căn ?

Cái Trí- não hay cái gì ?

Cái đó thuộc về Vọng hay Chơn ?

Xin thưa.- Đó là chúng ta dùng HUYỄN TRÍ để thấy được.

Sau đây mời các Bạn, cùng VQ thảo luận về cái "Huyễn Trí" này....

Kính mời.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Kính quý Thiện Tri Thức.

Mình có điều khó hiểu xin hỏi:

Chơn và vọng không rời.- Chơn là Vọng; Vọng là Chơn. Không lấy- không bỏ.- Ai học Đạo cũng biết như thế…

Nhưng mình không hiểu ở chỗ:

• Lấy cái gì để biết như trên ? Ý căn ? Cái Trí- não hay cái gì ?

• Cái đó thuộc về Vọng hay Chơn ? (Nếu cái đó là Chơn thì chắc chắn là sai !)

Vậy còn lại là Vọng. Vọng là sai lầm… Ở tại cái sai lầm… tư duy, quán chiếu, thiền định v.v… Thành ra được cái trên .- nói là Chơn. Té ra như nói sai cộng sai là đúng !

Như vậy:

Từ đầu đến giữa là Vọng. Sau cùng đẻ ra Chơn.- Nghĩ hoài không ra !

Mong người giác ngộ hữu duyên chỉ giúp.

Kính

Xin hỏi bạn Chơn Không,

1. "Ai học Đạo cũng biết" - "Chơn và vọng không rời.- Chơn là Vọng; Vọng là Chơn. Không lấy- không bỏ"

Vậy theo ý bạn danh từ "Đạo" biếu đạt cho cái gì ?

- Nếu biếu đạt cho đạo lý "không lấy - không bỏ" thì Đạo này còn kẹt nơi Không, chẳng phải là chân Đạo. Tại sao ? như Hư không vô sở hữu, Đạo cũng thế; chẳng lấy một pháp nên chẳng chướng ngại pháp khác; chẳng bỏ một pháp nên chẳng chướng ngại các pháp; cũng chẳng có cho rằng không có pháp; cũng chẳng cho rằng "không lấy, không bỏ" nên mới thật là "không lấy, không bỏ".

- Nếu biểu đạt cho đạo lý "chơn và vọng không rời; chân là vọng, vọng là chân" thì chẳng phải vô phân biệt, chẳng phải chân Đạo. Tại sao ? ví như Hư không, Đạo cũng thế; chẳng khởi chơn, chẳng khởi vọng, nên chẳng cho chân là vọng; chẳng cho vọng là chân; cũng chẳng phải không biết; cũng chẳng phải tự cho rằng mình biết; cũng chẳng khởi danh; chẳng đối tướng khởi danh; cũng chẳng phải không rõ danh tướng. Tuy là bặt ngôn tuyệt lời; mà đối với lời, với ngôn vẫn ứng khởi ngôn lời chẳng có trụ chấp.

+ "ứng khởi ngôn lời" tức là khởi vọng, khởi chân; sao nói chẳng khởi ? Bởi tùy duyên khởi; chẳng phải tư niệm khởi; chẳng phải tự khởi; chẳng phải vô duyên khởi; chẳng phải tư lương khởi; chẳng phải quán xét khởi; nên nói không khởi.

+ Lại khởi rồi hoàn không; chẳng có tướng khởi; chẳng kẹt cái khởi; chẳng cho - chẳng là; vẫn thường như trước nên nói không khởi.

2. Biết thì chẳng phân biệt nên biết đúng như thật. Nay ở nơi biết mà phân biệt "chơn, vọng" ấy là lỗi !.

Cho nên ta biết, Phật biết; cái năng (khả năng biết) là đồng; mà trong cái biết lại khởi phân biệt; ấy là lỗi !

Dùng cái gì để biết thì chỉ cần tự quay lại chính mình; chẳng phải hướng ra ngoài mà tìm lời giải.

3. Cái đó thuộc vọng hay thuộc chân ? Vì phân biệt nương cái biết nên thành ra lập danh từ "chơn, vọng".

Nay trong sạch cái biết thì biết này chẳng hiểu "chơn, vọng" nào ? để mà "thuộc về"; như thế thì được tự tại.

/* Mấy lời dư thừa, chẳng dính dáng gì đến thế gian; đối với sự thật hành thì chẳng chút lợi ích; đọc xong rồi thôi; ấy là "phản bổn hoàn nguyên", "tự ngộ, tự tu, tự thành Phật Đạo".

 

Chơn Không

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 11 2017
Bài viết
15
Điểm tương tác
1
Điểm
3
Xin cảm ơn Quý Thiện hữu tri thức đã chia sẻ.

Xin cho hỏi thêm: Thế nào là dùng Huyễn Trí để biết Chơn - Vọng ?

Lại hỏi thêm: Dùng cái gì để biết thì chỉ cần tự quay lại chính mình; chẳng phải hướng ra ngoài mà tìm lời giải.

Như vậy. Lời giải ở trong mình là chỗ nào ? Căn, trần ? hay thức ?

Kính

 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Xin cảm ơn Quý Thiện hữu tri thức đã chia sẻ.

Xin cho hỏi thêm: Thế nào là dùng Huyễn Trí để biết Chơn - Vọng ?

Lại hỏi thêm: Dùng cái gì để biết thì chỉ cần tự quay lại chính mình; chẳng phải hướng ra ngoài mà tìm lời giải.

Như vậy. Lời giải ở trong mình là chỗ nào ? Căn, trần ? hay thức ?

Kính


Bạn dùng cái gì để hỏi thì lấy cái đó mà tự xoay lại cái đó !
 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Kính quý Thiện Tri Thức.

Mình có điều khó hiểu xin hỏi:

Chơn và vọng không rời.- Chơn là Vọng; Vọng là Chơn. Không lấy- không bỏ.- Ai học Đạo cũng biết như thế…

Nhưng mình không hiểu ở chỗ:

• Lấy cái gì để biết như trên ? Ý căn ? Cái Trí- não hay cái gì ?

• Cái đó thuộc về Vọng hay Chơn ? (Nếu cái đó là Chơn thì chắc chắn là sai !)

Vậy còn lại là Vọng. Vọng là sai lầm… Ở tại cái sai lầm… tư duy, quán chiếu, thiền định v.v… Thành ra được cái trên .- nói là Chơn. Té ra như nói sai cộng sai là đúng !

Như vậy:

Từ đầu đến giữa là Vọng. Sau cùng đẻ ra Chơn.- Nghĩ hoài không ra !

Mong người giác ngộ hữu duyên chỉ giúp.

Kính
Theo mình thì lấy cái biết để biết, cái biết này từ đâu có.nó có là do niệm sau giác niệm trước, niệm trước mê niệm sau giác biết vọng lìa vọng tâm tức chơn.cả chơn và vọng đều không có
 

TamTâmVôHữuĐắc

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 8 2017
Bài viết
189
Điểm tương tác
49
Điểm
28


Kính chào Bạn Chơn Không và các Bạn.

V/đ này theo VQ thấy:

* Đối với người chưa học Phật, thì tất cả pháp đều "vọng" mà thấy là "Chơn".- Đây là Vô minh. (chúng ta không bàn đến).

* Đối với người đã "học sâu" vào giáo lý Phật, mới thấy được: Chơn và vọng không rời.- Chơn là Vọng; Vọng là Chơn. Không lấy- không bỏ.

+ Khi đến được trình độ này, họ thấy được "Vọng" là biến tướng của "Chơn".

Tại sao lại thấy được như vậy ?

Lấy cái gì để biết như trên ?

Ý căn ?

Cái Trí- não hay cái gì ?

Cái đó thuộc về Vọng hay Chơn ?

Xin thưa.- Đó là chúng ta dùng HUYỄN TRÍ để thấy được.

Sau đây mời các Bạn, cùng VQ thảo luận về cái "Huyễn Trí" này....

Kính mời.

- Theo mình thì Huyễn là mộng, mà mộng là ảo không thật, tức dùng cái ảo để biết cái ảo thì cũng đều là ảo cả, cũng gống như khi mặt nước yên lặng thì thấy bóng trăng mà cứ tưởng là bóng trăng là mặt trăng thật, nhưng khi nước đọng tức tâm vọng thì bóng trăng mất lúc này mới biết là bóng trăng là ảo. Cũng vậy cái gì tất cả còn trong nhận thức, nhận biết, còn trong phân biệt đối đãi là ảo ảnh, không thật.

- Ngược lại "Huyễn trí" là "chơn thực trí" đã là chơn thực trí thì "Bất khả tư nghì" không thể nghĩ bàn lìa xa ngôn ngữ của thế gian, "Phàm sở hữu tướng giai thị vô vọng" tức phàm cái gì có hình tướng thảy điều hư ảo giả tạo thì làm sao có khả năng thấy được thực tướng của các pháp.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Như Huyễn Tam Muội.

Kính các Bạn.

Pháp môn "Huyễn Trí" này liên quan đến Kinh Như Lai Viên Giác.- Chương Phổ Hiền.

Trong đó. Hành giả dùng 4 phương pháp Phản vọng quy Chơn. Như sau:

1. Dùng Huyễn Tâm để ly Huyễn Cảnh.

2. Dùng Huyễn Trí để ly Huyễn Tâm.

3. Dùng Huyễn Không để ly Huyễn Trí.

4. Cái "Huyễn Không" cũng ly luôn, thì Viên Giác Diệu Tâm (chơn) tự hiện.

Đức Phật dạy: Ta dụng thân như huyễn, dụng pháp Như Huyễn, độ chúng hữu tình Như huyễn.

* Pháp của Phật là Như Huyễn, nhưng đây là trí huệ Phật dĩ huyễn độ Chơn",- Nên gọi là Huyễn Trí (Kinh điển Phật) .

* Nương theo kinh điển (huyễn trí) quán chiếu để trừ "huyễn Tâm", hết Huyễn Tâm" mà vào "Huyễn Không", Xã Huyễn Không, thì Viên Giác Diệu Tâm hiện.

* Đây không phải sai với sai thành đúng. Mà là ly huyễn thì Chơn hiện.

Tu theo phương pháp này gọi là Tu Như Huyễn Tam Muội.

Kính

 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Kính quý Thiện Tri Thức.

Mình có điều khó hiểu xin hỏi:

Chơn và vọng không rời.- Chơn là Vọng; Vọng là Chơn. Không lấy- không bỏ.- Ai học Đạo cũng biết như thế…

Nhưng mình không hiểu ở chỗ:

• Lấy cái gì để biết như trên ? Ý căn ? Cái Trí- não hay cái gì ?

• Cái đó thuộc về Vọng hay Chơn ? (Nếu cái đó là Chơn thì chắc chắn là sai !)

Vậy còn lại là Vọng. Vọng là sai lầm… Ở tại cái sai lầm… tư duy, quán chiếu, thiền định v.v… Thành ra được cái trên .- nói là Chơn. Té ra như nói sai cộng sai là đúng !

Như vậy:

Từ đầu đến giữa là Vọng. Sau cùng đẻ ra Chơn.- Nghĩ hoài không ra !

Mong người giác ngộ hữu duyên chỉ giúp.

Kính


“Này Kashyapa, thí dụ, ông cọ xát hai que củi với nhau làm sinh ra lửa và hai que củi ấy cũng bị thiêu rụi ngay trong tiến trình sinh lửa. Cũng như thế, này Kashyapa, vọng tưởng phân biệt đích thực làm phát sinh năng lực thành đạt trí Bát nhã và trí Bát nhã chứng ngộ tức thì tiêu diệt vọng tưởng phân biệt đích thực.”


Chào bạn Chơn Không, nếu bạn tìm hiểu mối tương quan đối đãi nhau và biết được bản chất 'Bất nhị' của nó tức là bạn đã 'thấy' được Chơn Không, biết được cái tên nick của bạn nghĩa là gì :icon_smile:

Ví dụ khi bạn nằm mơ rồi tỉnh dậy. Vậy là bạn đã biết mình vừa nằm mơ, đúng không? Tại sao biết? là vì bạn đã tỉnh dậy và thấy đây là thế giới thật, mới biết cái thế giới trong mơ đó là giả ảo. Như vậy là do có THẬT mới có GIẢ. Điều này quá dễ hiểu, ai cũng biết.
Giờ đến lúc khó hiểu đây, bạn hãy tập trung nhé: Dựa vào đâu để cho rằng đây là Thật nếu không biết kia là Giả? Đó là nhờ có Giả mới nói cái kia là Thật. Vậy đã rõ: nhân có Thật mới biết Giả, nhân có Giả mới cho rằng Thật.

Vì chúng không tự có mà do cái kia có nên xét về bản chất thì chúng là như nhau. Phật giáo có cụm từ 'vô nhất bất nhị' để nói đến mối tương quan đối đãi, tức là về mặt hiện tượng thì chúng không phải là một (vô nhất) nhưng về mặt bản chất thì chúng không phải là hai thứ khác nhau (bất nhị). Vì chúng ta đi tìm bản chất của vạn pháp nên phải nhấn mạnh đến tính chất 'Bất nhị'. Xưa kia Trang Tử có nằm mơ thấy mình là con bướm, tỉnh dậy thấy mình là con người nên không biết mình là người hay là bướm. Đây là cách nói ngụ ý về bản chất của sự vật, mang tính triết lý sâu xa chứ không phải ông ta bị hoang tưởng đâu nhé :D

Nếu bạn đã hiểu thì các cặp đối lập nhau đều có mối tương quan đối đãi nhau như vậy, chung quy đều là do tâm tạo cả. Tâm thức của bạn có sự so sánh và phân biệt mà chia thành hai mặt đối đãi nhau. Ví dụ bạn nhìn thấy cái nhà ở trước mặt, vậy xét kỹ xem cái gì sinh ra nó? Thật ra nó từ những cái không phải nhà hợp lại, lại nữa, trước khi ở đó có cái nhà thì ở đó đã không có cái nhà và sau này nó mất đi thì cũng là không có nhà. Cứ vậy mà xem xét thì thấy hóa ra do có ý niệm 'không có' mới sinh ra ý niệm 'có' và ngược lại cũng vậy...

Thiên hạ đều biết tốt là tốt,
Thì đã có xấu rồi.
Đều biết lành là lành,
Thì đã có cái chẳng lành rồi.

Bởi vậy

Có với không cùng sinh
Khó với dễ cùng thành
Cao với thấp cùng chiều
Giọng với tiếng cùng họa
Trước và sau cùng theo.

(Đạo đức kinh)



Chơn và Vọng cũng vậy, đều do tâm tạo, nó so sánh phân biệt mà ra. Vì có Chơn nên có Vọng, vì có Vọng nên mới có Chơn. Cả hai như hai mặt trái và mặt phải của cùng một đồng tiền. Chơn Không chính là đồng tiền đó, vì là 'bất khả tư nghì, bất khả thuyết' nên chúng ta đành phải tạm thuyết theo cú thứ 3 hoặc thứ 4: vừa là Chơn vừa là Vọng, không phải Chơn cũng không phải Vọng. Nói theo kiểu cú 3 vì cũng giống như 2 mặt của cùng một đồng tiền, chúng đều có bản chất là đồng tiền cả thôi. Còn nói theo cú 4 thì cũng được, vì đồng tiền là đồng tiền chứ không thể chia tách thành 2 được nên hình ảnh in trên bề mặt không phải là đồng tiền (hai bề mặt có hai hình ảnh khác nhau nhưng đồng tiền vẫn là một)

Tóm lại, những gì gọi là 'Chơn' trong kinh sách đều tạm nói chứ nó không đúng nghĩa là Chơn Không đâu nhé :D


Phật bảo A-nan: “Căn và trần đồng một nguồn, cột và mở không phải hai, cái thức phân biệt là luống dối như hoa đốm giữa hư không. A-nan, nhân cái trần, mà phát ra cái biết của căn, nhân cái căn, mà có ra cái tưởng của trần, tướng phần sở kiến và kiến phần năng kiến đều không có tự tánh, như những hình cây lau gác vào nhau. Vậy nên nay ông chính nơi tri kiến, lập ra tướng tri kiến thì tức là gốc vô minh; chính nơi tri kiến, không có tướng tri kiến, thì đó là Vô lậu Chân tịnh Niết-bàn, làm sao trong ấy lại còn có vật gì khác.”

(Kinh Lăng Nghiêm tr 453-457 Tâm Minh dịch)
 

tt_chuyenphapluan

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
6 Thg 8 2010
Bài viết
1,020
Điểm tương tác
193
Điểm
63
[FONT=&quot]CHƠN VỌNG
Bây giờ chúng ta nói thêm về những pháp đang diễn ra trong hiện tại. Những cái đang thực sự diễn ra trong hiện tại là cái gì? H[/FONT]
[FONT=&quot]ãy chỉ ra một cái gì đó đi! Ví dụ chúng ta đang khởi lên một tâm, tức khắc có người bảo đó là vọng. Còn nếu tâm không khởi, liền bảo đó là chơn. Nếu tâm không khởi là tịnh chỉ, là định, là chơn thì tại sao Đức Phật lại bảo có tà định? Định cũng có chánh định, có tà định. Vậy thì khi tâm không khởi, cũng có tâm không khởi là chánh mà cũng có tâm không khởi là tà. Khi tâm khởi, ví dụ như khởi tư duy thì vẫn có chánh tư duy và tà tư duy, khởi niệm thì có chánh niệm và tà niệm. Cho nên khởi cũng có chơn, vọng, chánh, tà. Vậy thì sao mình cứ muốn không khởi và cố gắng để mà không khởi? Không khởi dễ bị rơi vào thụ động tiêu cực chứ có phải hay đâu.
Chúng ta cần nhớ một điều: khởi là khởi, khởi thì liền giác, chứ đừng “chụp mũ” cho nó là chơn hay vọng. Nếu cái gì khởi mà quý vị cũng cho là vọng thì không đúng, nhưng khi đang vọng mà mình thấy rõ thực tướng của vọng, vậy là chơn. Thấy rõ vọng tức là chơn chứ ngay lúc đó không có cái chơn nào khác.
“Vô minh thật tánh tức Phật tánh
Huyễn hoá không thân tức Pháp thân”.

Hoặc là:
“Đoạn trừ phiền não trùng tăng bệnh
Xu hướng chơn như tổng thị tà”

Nếu biết cái gì là chơn như thì cần gì phải tìm kiếm? Còn tìm kiếm tức chưa thấy nên chẳng qua chỉ là tìm cái chơn như trong vọng ảo của mình mà thôi. Chính khi thấy rõ vọng như thật là vọng thì ngay đó đã là chơn như rồi. Có đúng vậy không? Không chơn giác thì làm sao biết được vọng? Và biết rõ vọng một cách trung thực thì sao lại chẳng chơn?
Cho nên, vấn đề không phải là chơn hay vọng mà là có thấy, có tuệ tri được tướng trạng, thực tánh của pháp ấy hay không? Có thấy được pháp chân đế hay không? Còn lánh vọng cầu chơn chính là đang khởi vọng, đó là một sai lầm rất lớn chứ không phải con đường tuệ giác.[/FONT]

[FONT=&quot]
Trích "Thực tại hiện tiền"[/FONT]
 

TamTâmVôHữuĐắc

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 8 2017
Bài viết
189
Điểm tương tác
49
Điểm
28
[FONT=&quot]CHƠN VỌNG
Bây giờ chúng ta nói thêm về những pháp đang diễn ra trong hiện tại. Những cái đang thực sự diễn ra trong hiện tại là cái gì? H[/FONT]
[FONT=&quot]ãy chỉ ra một cái gì đó đi! Ví dụ chúng ta đang khởi lên một tâm, tức khắc có người bảo đó là vọng. Còn nếu tâm không khởi, liền bảo đó là chơn. Nếu tâm không khởi là tịnh chỉ, là định, là chơn thì tại sao Đức Phật lại bảo có tà định? Định cũng có chánh định, có tà định. Vậy thì khi tâm không khởi, cũng có tâm không khởi là chánh mà cũng có tâm không khởi là tà. Khi tâm khởi, ví dụ như khởi tư duy thì vẫn có chánh tư duy và tà tư duy, khởi niệm thì có chánh niệm và tà niệm. Cho nên khởi cũng có chơn, vọng, chánh, tà. Vậy thì sao mình cứ muốn không khởi và cố gắng để mà không khởi? Không khởi dễ bị rơi vào thụ động tiêu cực chứ có phải hay đâu.
Chúng ta cần nhớ một điều: khởi là khởi, khởi thì liền giác, chứ đừng “chụp mũ” cho nó là chơn hay vọng. Nếu cái gì khởi mà quý vị cũng cho là vọng thì không đúng, nhưng khi đang vọng mà mình thấy rõ thực tướng của vọng, vậy là chơn. Thấy rõ vọng tức là chơn chứ ngay lúc đó không có cái chơn nào khác.
“Vô minh thật tánh tức Phật tánh
Huyễn hoá không thân tức Pháp thân”.

Hoặc là:
“Đoạn trừ phiền não trùng tăng bệnh
Xu hướng chơn như tổng thị tà”

Nếu biết cái gì là chơn như thì cần gì phải tìm kiếm? Còn tìm kiếm tức chưa thấy nên chẳng qua chỉ là tìm cái chơn như trong vọng ảo của mình mà thôi. Chính khi thấy rõ vọng như thật là vọng thì ngay đó đã là chơn như rồi. Có đúng vậy không? Không chơn giác thì làm sao biết được vọng? Và biết rõ vọng một cách trung thực thì sao lại chẳng chơn?
Cho nên, vấn đề không phải là chơn hay vọng mà là có thấy, có tuệ tri được tướng trạng, thực tánh của pháp ấy hay không? Có thấy được pháp chân đế hay không? Còn lánh vọng cầu chơn chính là đang khởi vọng, đó là một sai lầm rất lớn chứ không phải con đường tuệ giác.[/FONT]

[FONT=&quot]
Trích "Thực tại hiện tiền"[/FONT]

Chào Bạn tt_chuyenphapluan mình có vấn đề này muốn hỏi bạn, bài viết của Bạn rất đúng theo Đạo Phật mình không có ý để phản biện, nhưng có một vài vấn đề khó hiểu như sau:

-1- Tổ Huệ Năng khi nghe một câu kệ trong kinh là "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" nghĩa là nên sanh tâm mình vào nơi không có trụ chấp, theo như câu kệ này thì nó mâu thuẩn với bài viết của Bạn, vì mình hiểu câu này ý dạy nên đem tâm mình khi vọng khởi lên không cho nó trụ chấp vào bất cứ cái gì "Vô Sở" điều này có nghĩa là mình có ý thức kiềm chế tâm mình không cho nó chạy lăng tăn bậy bạ mà phải bảo nó dừng vào nơi nào và không ảnh hưởng gì với hình tướng bên trong và ngoài thân mình.

- Lấy ví dụ nhé : như tôi ra đường gặp một cô gái đẹp ăn bận hở hang thì tâm tôi liền khởi lên 2 niềm liền : Niệm tà trước là tôi muốn sở hữu cô ta rồi sau đó tôi lại hồi quang phản chiếu theo Đạo và khởi niệm chánh ngăn lại là Cái đẹp của cô ta theo thời gian rồi cũng bị vô thường trở thành bà già xấu xí thôi, hoặc quán bất tịnh thân hình cô ta tuy đẹp nhưng trong người cô ta chứa toàn thứ ô huế v..v.. Vậy thì trường hợp này làm sao mà mình Ưng vô sở trụ được tức là thấy cô gái đẹp như không thấy. còn Nhi sanh kỳ tâm: cô gái đẹp như vậy làm sao mà không khởi vọng tâm được?

-2- Vấn đề thứ 2 là hàng này tôi thấy vọng tâm tôi nó khởi lên rất nhanh khi mà tôi chưa kịp kiềm chế nó được? Khi mà tôi nơi trang nghiêm như chùa chiền thanh tịnh tôi tự nhủ với tâm mình là không được khởi tâm tà nha? ý vậy mà nó không nghe cứ khởi lên ầm ầm. không biết có cách nào kiềm được. tôi liền quán tưởng kinh Kim Cang của Phật là tất cả điều như nhau chẳn qua do tâm mình phân biệt tốt xấu chánh tà thôi, nên cho mày nghĩ bậy thổi mai đi, nếu quán như vậy thì tự nhiên tâm tôi nó không khởi nữa.
 

chieuquan

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
3 Thg 2 2016
Bài viết
125
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Chào Bạn tt_chuyenphapluan mình có vấn đề này muốn hỏi bạn, bài viết của Bạn rất đúng theo Đạo Phật mình không có ý để phản biện, nhưng có một vài vấn đề khó hiểu như sau:

-1- Tổ Huệ Năng khi nghe một câu kệ trong kinh là "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" nghĩa là nên sanh tâm mình vào nơi không có trụ chấp, theo như câu kệ này thì nó mâu thuẩn với bài viết của Bạn, vì mình hiểu câu này ý dạy nên đem tâm mình khi vọng khởi lên không cho nó trụ chấp vào bất cứ cái gì "Vô Sở" điều này có nghĩa là mình có ý thức kiềm chế tâm mình không cho nó chạy lăng tăn bậy bạ mà phải bảo nó dừng vào nơi nào và không ảnh hưởng gì với hình tướng bên trong và ngoài thân mình.

- Lấy ví dụ nhé : như tôi ra đường gặp một cô gái đẹp ăn bận hở hang thì tâm tôi liền khởi lên 2 niềm liền : Niệm tà trước là tôi muốn sở hữu cô ta rồi sau đó tôi lại hồi quang phản chiếu theo Đạo và khởi niệm chánh ngăn lại là Cái đẹp của cô ta theo thời gian rồi cũng bị vô thường trở thành bà già xấu xí thôi, hoặc quán bất tịnh thân hình cô ta tuy đẹp nhưng trong người cô ta chứa toàn thứ ô huế v..v.. Vậy thì trường hợp này làm sao mà mình Ưng vô sở trụ được tức là thấy cô gái đẹp như không thấy. còn Nhi sanh kỳ tâm: cô gái đẹp như vậy làm sao mà không khởi vọng tâm được?

-2- Vấn đề thứ 2 là hàng này tôi thấy vọng tâm tôi nó khởi lên rất nhanh khi mà tôi chưa kịp kiềm chế nó được? Khi mà tôi nơi trang nghiêm như chùa chiền thanh tịnh tôi tự nhủ với tâm mình là không được khởi tâm tà nha? ý vậy mà nó không nghe cứ khởi lên ầm ầm. không biết có cách nào kiềm được. tôi liền quán tưởng kinh Kim Cang của Phật là tất cả điều như nhau chẳn qua do tâm mình phân biệt tốt xấu chánh tà thôi, nên cho mày nghĩ bậy thổi mai đi, nếu quán như vậy thì tự nhiên tâm tôi nó không khởi nữa.

Xuân về thì hoa tự nở, bướm thấy hoa nở đến hút mật có sao đâu bạn.
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Chào Bạn tt_chuyenphapluan mình có vấn đề này muốn hỏi bạn, bài viết của Bạn rất đúng theo Đạo Phật mình không có ý để phản biện, nhưng có một vài vấn đề khó hiểu như sau:

-1- Tổ Huệ Năng khi nghe một câu kệ trong kinh là "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" nghĩa là nên sanh tâm mình vào nơi không có trụ chấp, theo như câu kệ này thì nó mâu thuẩn với bài viết của Bạn, vì mình hiểu câu này ý dạy nên đem tâm mình khi vọng khởi lên không cho nó trụ chấp vào bất cứ cái gì "Vô Sở" điều này có nghĩa là mình có ý thức kiềm chế tâm mình không cho nó chạy lăng tăn bậy bạ mà phải bảo nó dừng vào nơi nào và không ảnh hưởng gì với hình tướng bên trong và ngoài thân mình.

- Lấy ví dụ nhé : như tôi ra đường gặp một cô gái đẹp ăn bận hở hang thì tâm tôi liền khởi lên 2 niềm liền : Niệm tà trước là tôi muốn sở hữu cô ta rồi sau đó tôi lại hồi quang phản chiếu theo Đạo và khởi niệm chánh ngăn lại là Cái đẹp của cô ta theo thời gian rồi cũng bị vô thường trở thành bà già xấu xí thôi, hoặc quán bất tịnh thân hình cô ta tuy đẹp nhưng trong người cô ta chứa toàn thứ ô huế v..v.. Vậy thì trường hợp này làm sao mà mình Ưng vô sở trụ được tức là thấy cô gái đẹp như không thấy. còn Nhi sanh kỳ tâm: cô gái đẹp như vậy làm sao mà không khởi vọng tâm được?

-2- Vấn đề thứ 2 là hàng này tôi thấy vọng tâm tôi nó khởi lên rất nhanh khi mà tôi chưa kịp kiềm chế nó được? Khi mà tôi nơi trang nghiêm như chùa chiền thanh tịnh tôi tự nhủ với tâm mình là không được khởi tâm tà nha? ý vậy mà nó không nghe cứ khởi lên ầm ầm. không biết có cách nào kiềm được. tôi liền quán tưởng kinh Kim Cang của Phật là tất cả điều như nhau chẳn qua do tâm mình phân biệt tốt xấu chánh tà thôi, nên cho mày nghĩ bậy thổi mai đi, nếu quán như vậy thì tự nhiên tâm tôi nó không khởi nữa.

Bạn hiểu sai như vậy rất nguy hiểm :D Ngay cái tên nick của bạn 'Vô Hữu Đắc' mà bạn cũng không hiểu, nó cũng như 'Vô Sở Trụ' vậy đó. Vì không có gì là thật có nên không có gì để đắc, vì không thật có nên không có chỗ để trụ. Còn kinh sách khuyên đừng để tâm chạy lăng tăn bậy bạ là có ý khác: vì tất cả do tâm tạo nên mọi thứ đều là huyễn ảo. Giống như khi bạn nằm mơ rồi tưởng thế giới trong mơ là thật, thế là bị cuốn theo nó mãi thì có đúng không?

Còn khi nói do tâm mình phân biệt tốt xấu chánh tà là để hiểu được bản chất của chúng, chứ trong cuộc sống thì chúng ta vẫn phải phân biệt tốt xấu, chánh tà chứ không thì loạn lên à :D Cũng giống như ngày nay khoa học xác nhận rằng vạn vật đều do các nguyên tử hợp thành nên cái gì cũng có bản chất như nhau (cùng do các nguyên tử cấu tạo nên) nhưng đâu phải vì vậy mà cho rằng mọi thứ đều như nhau trong cuộc sống hàng ngày...
 

nhãn đầu mùa

Registered
Phật tử
Tham gia
10 Thg 11 2013
Bài viết
294
Điểm tương tác
99
Điểm
43
Chào Bạn tt_chuyenphapluan mình có vấn đề này muốn hỏi bạn, bài viết của Bạn rất đúng theo Đạo Phật mình không có ý để phản biện, nhưng có một vài vấn đề khó hiểu như sau:

-1- Tổ Huệ Năng khi nghe một câu kệ trong kinh là "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" nghĩa là nên sanh tâm mình vào nơi không có trụ chấp, theo như câu kệ này thì nó mâu thuẩn với bài viết của Bạn, vì mình hiểu câu này ý dạy nên đem tâm mình khi vọng khởi lên không cho nó trụ chấp vào bất cứ cái gì "Vô Sở" điều này có nghĩa là mình có ý thức kiềm chế tâm mình không cho nó chạy lăng tăn bậy bạ mà phải bảo nó dừng vào nơi nào và không ảnh hưởng gì với hình tướng bên trong và ngoài thân mình.

- Lấy ví dụ nhé : như tôi ra đường gặp một cô gái đẹp ăn bận hở hang thì tâm tôi liền khởi lên 2 niềm liền : Niệm tà trước là tôi muốn sở hữu cô ta rồi sau đó tôi lại hồi quang phản chiếu theo Đạo và khởi niệm chánh ngăn lại là Cái đẹp của cô ta theo thời gian rồi cũng bị vô thường trở thành bà già xấu xí thôi, hoặc quán bất tịnh thân hình cô ta tuy đẹp nhưng trong người cô ta chứa toàn thứ ô huế v..v.. Vậy thì trường hợp này làm sao mà mình Ưng vô sở trụ được tức là thấy cô gái đẹp như không thấy. còn Nhi sanh kỳ tâm: cô gái đẹp như vậy làm sao mà không khởi vọng tâm được?

-2- Vấn đề thứ 2 là hàng này tôi thấy vọng tâm tôi nó khởi lên rất nhanh khi mà tôi chưa kịp kiềm chế nó được? Khi mà tôi nơi trang nghiêm như chùa chiền thanh tịnh tôi tự nhủ với tâm mình là không được khởi tâm tà nha? ý vậy mà nó không nghe cứ khởi lên ầm ầm. không biết có cách nào kiềm được. tôi liền quán tưởng kinh Kim Cang của Phật là tất cả điều như nhau chẳn qua do tâm mình phân biệt tốt xấu chánh tà thôi, nên cho mày nghĩ bậy thổi mai đi, nếu quán như vậy thì tự nhiên tâm tôi nó không khởi nữa.


Híc...!
"Người đời học nói-->Con học làm thinh
Người đời học văn minh-->Con học đạo đức
Người đời theo kiến thức-->Con học Đạo huyền vi
Người đời mê si-->Con học tỉnh thức
Người đời học nhớ-->Con tập cách quên

Người Đời ngó lên-->Con tập nhìn xuống
Người đời ham muốn-->Con tập xả ly
Người đời sân si-->Con tập hòa ái
Người đời tự đại-->Con học khiêm từ

Người đời khư khư-->Con hành đại xả
Người đời muôn ngả-->Con một con đường
Người đời vô thường-->Con về nẻo giác.
Sen mọc từ bùn mà Sen thơm ngát!"

Ôm một cục thế này mà còn nói vô đắc hahahahaahahahahaa.....lại còn bình vời luận Pháp Bảo Đàn Kinh nữa mới ..... hahahahahahahahaahhaha...
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Bạn hiểu sai như vậy rất nguy hiểm :D Ngay cái tên nick của bạn 'Vô Hữu Đắc' mà bạn cũng không hiểu, nó cũng như 'Vô Sở Trụ' vậy đó. Vì không có gì là thật có nên không có gì để đắc, vì không thật có nên không có chỗ để trụ. Còn kinh sách khuyên đừng để tâm chạy lăng tăn bậy bạ là có ý khác: vì tất cả do tâm tạo nên mọi thứ đều là huyễn ảo. Giống như khi bạn nằm mơ rồi tưởng thế giới trong mơ là thật, thế là bị cuốn theo nó mãi thì có đúng không?

Còn khi nói do tâm mình phân biệt tốt xấu chánh tà là để hiểu được bản chất của chúng, chứ trong cuộc sống thì chúng ta vẫn phải phân biệt tốt xấu, chánh tà chứ không thì loạn lên à :D Cũng giống như ngày nay khoa học xác nhận rằng vạn vật đều do các nguyên tử hợp thành nên cái gì cũng có bản chất như nhau (cùng do các nguyên tử cấu tạo nên) nhưng đâu phải vì vậy mà cho rằng mọi thứ đều như nhau trong cuộc sống hàng ngày...

Vấn đề là ý thức và lý trí vẫn "chậm hơn" nghiệp lực - sức mạnh thúc đẩy hành vi của thói quen.

Trong khi chúng ta tìm cách kiểm soát và huấn luyện hành vi của chúng ta cho hài hòa với hoàn cảnh thực tế - lúc mà chúng ta nhận thức; thì hoàn cảnh đã thay đổi.

Đạo Phật là muốn người ta đạt tới chỗ " rũ sạch a tỳ nghiệp", chứ chẳng phải cứ nhận thức được sự vật vốn "không" mà đối cảnh "tham, sân, si" vẫn cứ nổi lên ầm ầm đâu bạn Doccoden.

 

Bình Đẳng Giác

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
4 Thg 10 2015
Bài viết
522
Điểm tương tác
221
Điểm
43
Chào Bạn tt_chuyenphapluan mình có vấn đề này muốn hỏi bạn, bài viết của Bạn rất đúng theo Đạo Phật mình không có ý để phản biện, nhưng có một vài vấn đề khó hiểu như sau:

-1- Tổ Huệ Năng khi nghe một câu kệ trong kinh là "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" nghĩa là nên sanh tâm mình vào nơi không có trụ chấp, theo như câu kệ này thì nó mâu thuẩn với bài viết của Bạn, vì mình hiểu câu này ý dạy nên đem tâm mình khi vọng khởi lên không cho nó trụ chấp vào bất cứ cái gì "Vô Sở" điều này có nghĩa là mình có ý thức kiềm chế tâm mình không cho nó chạy lăng tăn bậy bạ mà phải bảo nó dừng vào nơi nào và không ảnh hưởng gì với hình tướng bên trong và ngoài thân mình.

- Lấy ví dụ nhé : như tôi ra đường gặp một cô gái đẹp ăn bận hở hang thì tâm tôi liền khởi lên 2 niềm liền : Niệm tà trước là tôi muốn sở hữu cô ta rồi sau đó tôi lại hồi quang phản chiếu theo Đạo và khởi niệm chánh ngăn lại là Cái đẹp của cô ta theo thời gian rồi cũng bị vô thường trở thành bà già xấu xí thôi, hoặc quán bất tịnh thân hình cô ta tuy đẹp nhưng trong người cô ta chứa toàn thứ ô huế v..v.. Vậy thì trường hợp này làm sao mà mình Ưng vô sở trụ được tức là thấy cô gái đẹp như không thấy. còn Nhi sanh kỳ tâm: cô gái đẹp như vậy làm sao mà không khởi vọng tâm được?

-2- Vấn đề thứ 2 là hàng này tôi thấy vọng tâm tôi nó khởi lên rất nhanh khi mà tôi chưa kịp kiềm chế nó được? Khi mà tôi nơi trang nghiêm như chùa chiền thanh tịnh tôi tự nhủ với tâm mình là không được khởi tâm tà nha? ý vậy mà nó không nghe cứ khởi lên ầm ầm. không biết có cách nào kiềm được. tôi liền quán tưởng kinh Kim Cang của Phật là tất cả điều như nhau chẳn qua do tâm mình phân biệt tốt xấu chánh tà thôi, nên cho mày nghĩ bậy thổi mai đi, nếu quán như vậy thì tự nhiên tâm tôi nó không khởi nữa.

Kính bạn.Lục tổ chỉ bảo như thế này:
Khởi tâm tức là vọng,tịnh tâm tại vọng trung,niệm chánh chẳng tam chướng( tham,sân,si)
Tà khở phiền não tới,chánh tới phiền não trừ,chánh tà đều chẳng chấp,thanh tịnh đến cùng tột(theo mình thì đó là ưng vô sở trụ nhi sanh kì tâm đó ạ)
ở trường hợp 2 thì bạn cũng làm đúng rồi vọng thì cứ kệ nó thôi chẳng quan tâm là được
 

TamTâmVôHữuĐắc

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 8 2017
Bài viết
189
Điểm tương tác
49
Điểm
28
Kính bạn.Lục tổ chỉ bảo như thế này:
Khởi tâm tức là vọng,tịnh tâm tại vọng trung,niệm chánh chẳng tam chướng( tham,sân,si)
Tà khở phiền não tới,chánh tới phiền não trừ,chánh tà đều chẳng chấp,thanh tịnh đến cùng tột(theo mình thì đó là ưng vô sở trụ nhi sanh kì tâm đó ạ)
ở trường hợp 2 thì bạn cũng làm đúng rồi vọng thì cứ kệ nó thôi chẳng quan tâm là được

Tịnh tâm tại vọng trung có phải câu này ý tổ nói là mặt dù có 2 niệm chánh, tà khởi đến ta không quan tâm và quán tưởng chúng cũng chỉ là niệm khởi lên để khắc chế lẫn nhau còn tâm ta thì cứ chính giữa trung gian mà tịnh không chấp bên nào hết phải không Bạn?

Xin hỏi bạn thêm là sao trong lúc mình hành thiền muốn vào định tịnh tâm những không biết vọng tưởng ở đây có cứ kéo đến miên mang, rồi thì phải suy nghĩ về nó, khi ngừng được vọng tưởng thì lại rơi vào trạng thái thùy miêm hoặc hôn trầm, vì có lần mình bị bệnh cảm cúm người hơi mệt và mình hành thiền cứ theo tâm thức tưởng ra có một luồng ánh sáng trong đi bất tận trong không gian, tâm mình cứ theo đó mãi, tới khi mệt tâm dừng thì tự nhiên mình cảm giác vào được thiền định tâm yên, và cảm thấy thoải mái yên tịnh vô cùng, khi xả ra tới giờ thì không được vào trạng thái đó lần thứ 2,còn đa số hành thiền điều kiểu như thiền quán.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Kính quý Thiện Tri Thức.

Mình có điều khó hiểu xin hỏi:

Chơn và vọng không rời.- Chơn là Vọng; Vọng là Chơn. Không lấy- không bỏ.- Ai học Đạo cũng biết như thế…

Nhưng mình không hiểu ở chỗ:

• Lấy cái gì để biết như trên ? Ý căn ? Cái Trí- não hay cái gì ?

• Cái đó thuộc về Vọng hay Chơn ? (Nếu cái đó là Chơn thì chắc chắn là sai !)

Vậy còn lại là Vọng. Vọng là sai lầm… Ở tại cái sai lầm… tư duy, quán chiếu, thiền định v.v… Thành ra được cái trên .- nói là Chơn. Té ra như nói sai cộng sai là đúng !

Như vậy:

Từ đầu đến giữa là Vọng. Sau cùng đẻ ra Chơn.- Nghĩ hoài không ra !

Mong người giác ngộ hữu duyên chỉ giúp.

Kính

Chào bạn Chơn Không

Một nhóm ngôn từ vô danh tướng đối tượng, vô tri kiến chủ thể pha lý pháp tạp nham bất đồng vô dị như thế không thể là VẤN ĐỀ!!!? Vấn đề chưa rõ thì làm sao kết luận hề hề, "Từ đầu đến giữa là vọng. Sau cùng đẻ ra chơn" (Không có cái "kết luận" này thì chỗ "nghĩ hoài không ra" ắt chẳng sanh)

Hề hề, Trừng Hải



 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên