CHỨNG ĐẠO GIẢI THOÁT THEO CON ĐƯỜNG NGUYÊN THỦY - BÁT CHÁNH ĐẠO LÀ NHƯ THẾ NÀO ?

phuongle

Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
Tham gia
21 Thg 8 2020
Bài viết
75
Điểm tương tác
10
Điểm
8
CHỨNG ĐẠO LÀ CHỨNG CÁI VÔ LẬU, HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ VẾT NHƠ TRÊN 4 CHỖ THÂN, THỌ, TÂM, PHÁP
LÀ ĐOẠN DIỆT ĐIỂM YẾU CỦA BẢN THÂN.


ĐIỂM YẾU NẰM Ở 4 CHỖ THÂN, THỌ , TÂM & PHÁP.
  • THÂN: dục, phải ghê tởm vì dục sinh bệnh tật. Hoặc nếu có tật nguyền bẩm sinh hay do tai nạn thì dùng chính sự khiếm khuyếtđó để vượt lên số phận, điển hình là nhân vật Nick vujick
  • BỆNH TẬT (THỌ): phải dùng chính bệnh dai dẳng của mình để dùng nghị lực để diệt cho hết bệnh. Không phải là ham sống mà diệt bệnh là một đức hạnh của người tu sĩ lẫn cư sĩ. Lấy đối tượng là bệnh tật để rèn luyện ý chí
  • TÂM: tâm hay giận dữ, oán hận, tham vô bờ bến, ưa thích dục lạc, ích kỷ, xảo quyệt,... dùng chính đối tượng tâm tiêu cực để đoạn diệt hoàn toàn, không hề khởi lên bất kì cảm xúc nào nữa nhờ trí hiểu biết đúng bản chất sự vật, sự việc.
  • NHẬN THỨC LẦM LẠC TRONG TƯ DUY VÀ BẢO THỦ, CỐ CHẤP (ÁC PHÁP)

Từ khi mới lọt lòng mẹ thì đã mang theo cái tâm phàm phu do đã huân tập từ quá nhiều đời sống trước nên gọi cái ngu si
ở TÂM là ngu bẩm sinh
Còn cái ngu ở Ý thức là ngu do tự huân tập và cố chấp, cố bảo vệ cái sai của chính mình.
Tuy nhiên, trên thực tế đôi khi cũng tội nghiệp vì thật sự không biết mình đang sai và không có ai chỉ bảo ( vạn vật vô tri vô giác đều từ vô mình mà sinh ra hành động ).
Còn lại, nếu biết đó là sai mà tự lý luận để bào chữa thì thật hết thuốc chữa.

Ví dụ: hoàn cảnh sống tiêu cực, xung quanh ở gần những người rựu chè, hút sách
Và cho rằng những hành động đó là thú vị, sống ý nghĩa nên dễ bắt chước, học đòi thói quen xấu.
Nếu đổ lỗi do môi trường sống nên bị ô nhiễm và an phận cho rằng mình là nạn nhân thì đó là tà tư duy, nếu trong gia đình
người nhà hút thuốc nên cho rằng mình cũng như vậy là lẽ thường tình thì thật mù quáng.

  • Hoàn cảnh xấu được gọi là NGOẠI PHÁP
  • Còn cái Nhận thức khi tiếp xúc với hoàn cảnh xấu thì gọi là ÁC PHÁP ( trong nhận thức )
  • Cái hành động nhận biết và quyết tâm đoạn diệt Ác pháp gọi là THIỆN PHÁP ( thiện Vô lậu )
Bậc A La Hán giải thoát là nhờ quyết tâm hành thiện Vô lậu từng giây, từng giây thông qua tất cả hành động, cử chỉ để
giám sát tổng quát toàn thân, dùng Ý thức tỉnh thức liên tục nhằm soi rọi lậu hoặc vi tế.
Ví dụ: đang bước đi, bỗng nhiên tốc độ nhanh hơn, ý thức phát giác ra ngay và soi sét rất kỹ xem hành động bước nhanh hơn
bình thường đó có phải do tham, muốn đi cho lẹ, cho xong việc hay không. Nếu có thì lập tức tự kiểm điểm, sợ hãi trước
hành động phạm giới luật của bản thân.

Ví dụ khác: khi đang nhìn trước mặt, có một người ăn mặc đẹp thoáng qua, ánh mắt bị hút về người đó thì Ý thức phát hiện
ra hành động này thì xuất phát từ tâm còn dục, còn ham thích cái đẹp nên phải cảm thấy xấu hổ, thấy bản thân phạm lỗi, còn
những lỗi nhỏ này thì tu muôn đời vẫn không khác gì phàm phu, càng gay gắt trước từng lỗi nhỏ vi tế mới quét sạch lậu được.
Do đó, không thể hết lậu hoặc bằng cách ngồi thiền vì chỉ khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài mới nhận thức được cái tâm
mình còn bị vướn mắc với thế tục hay không. Khi ngồi thiền, tâm tham muốn diệt suy nghĩ, khi ý thức lắng xuống thì một trạng
thái hỷ lạc do ảo giác sinh ra sẽ che mờ hết lý trí, khi đó sẽ ảo tưởng rằng mình không ham thích, phiền não gì nữa nhưng
thực chất là đang đắm chìm trong cái trạng thái hỷ lạc, cũng tệ hại y như một kẻ say rựu hay phê thuốc phiện vậy.

Ác pháp trong nhận thức là thứ nguy hiểm nhất. Tại sao?

Đầu tiên, định nghĩa Pháp là gì ?

Đây là thuật ngữ vô cùng thâm sâu, khi hiểu ra sẽ thấy tất cả con người đều sống trong thiện pháp & ác pháp luân phiên liên tục

Mỗi con người bình thường thì có: mắt - tai - mũi - lưỡi - thân - ý
tương ứng với: sắc - thanh - hương - vị - xúc - pháp

Bản thân mỗi bộ phận nó làm nhiệm vụ ghi nhận thông tin từ bên ngoài và 5 nguồn mắt - tai - mũi - lưỡi - thân gửi dữ liệu thô
đến não để Ý thức xử lý và đánh giá sự vật, sự việc. Ví dụ dễ hiểu là khi con mắt nhìn một vật thể, chẳng hạn như một bông hoa
thì con mắt nó ghi nhận cái khối dữ liệu đó, hình dạng như vậy, có sự khác biệt về màu sắc so với những thứ xung quanh như vậy,
dữ liệu thô đó được gửi đến trung tâm não và Ý thức sẽ lập tức nhận biết đó là màu hồng, đó là hình dạng tròn.
Như vậy, Ý thức đóng vai trò quyền lực nhất của con người.
Nhưng tiếc thay, con người không hiểu hết oai lực của Ý thức, họ chỉ tưởng rằng Ý thức là để nhận biết chứ không biết sự thật
rằng Ý thức nó hoàn toàn có thể làm chủ toàn bộ cơ thể, ra lệnh cho cơ thể phải thực hiện như ý muốn.
Khoa học đến hôm nay ( năm 2020 ) vẫn chỉ kết luận mọi sự vận hành trong cơ thể đều do tiềm thức kiểm soát
Sự thực đúng như vậy, tiềm thức ( Phật giáo nguyên thủy gọi là tưởng thức ) nắm quyền kiểm soát hết từ việc phân chia tế bào,
vận hành hệ hô hấp, nhịp tim, hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch,.... cho đến từng tâm niệm khởi lên trong đầu.
Tiềm thức là tai sai của nghiệp lực vì nó ấn định cho một con người phải sống, phải suy nghĩ theo cái cách đã được nghiệp lực sắp đặt.
Nhưng may mắn thay, con người có được Ý thức, chính Ý thức giúp nhận biết được ta đang sống bèo dạt mây trôi theo lực đẩy luân hồi sanh tử
và cũng chính Ý thức là con đường duy nhất để giành lại năng lực làm chủ sự sống chết.
" Thiên thượng thiên hạ
Duy ngã độc tôn
Nhất thiết thế gian
Sinh lão bệnh tử"
Câu tuyên ngôn độc lập của Đức Phật Thích Ca sau khi giác ngộ đã khẳng định, chỉ có con đường vô ngã ( đoạn tận lậu hoặc trên thân, tâm và trí )
là con đường độc nhất để thoát khỏi định mệnh sinh tử bằng chính năng lực của Ý thức.
Dùng Ý thức để đoạn tận tham ưu của chính nó và trong tâm.

Mỗi con người bình thường thì có: mắt - tai - mũi - lưỡi - thân - ý
tương ứng với: sắc - thanh - hương - vị - xúc - pháp

trở lại, Ý thức tương ứng với Pháp, vậy Pháp ở đây có nghĩa là NHẬN THỨC

Nhận thức lệch lạc sẽ dẫn đến các ác pháp sau đây:

- Tự nhận thức hướng đến dục & phiền não: không chỉ cái tâm tự khởi lên tâm niệm mà cái Ý thức tự nó tư duy 1 cách xa đọa, tự hướng đến dục và phiền não.
Chẳng hạn như đang ngồi thảnh thơi, tự kiếm chuyện khởi nghĩ trong đầu xemm lát nữa ăn gì, tối nay đi đâu chơi,...
Phật Thích Ca đã khẳng định Ý thức làm chủ, mà làm chủ kiểu xa đọa như này thì vô lượng kiếp mãi chìm trong cõi chết chóc.
Ý thức mà không tư duy đúng thì như 1 thuyền trưởng tự lái thuyền đâm vào vách đá. Do đó, lớp đầu tiên cần phải học & thấu hiểu
là đánh thẳng vào cái nhận thức sai lệch để Ý thức nó tỉnh ngộ trước, sau đó mới quay vào trong dòm thẳng vào diễn biến của từng tâm niệm.
Còn Ý thức nó chấp nhận điều đó là bình thường, là đúng thì chỉ tiếp tay cho cái tâm.
Ví dụ: ý thức đã cho rằng uống rựu, hút thuốc là lãng tử, là một phong cách sống thật chất, thật ngầu, thật đàn ông đích thực, sành đời,...
thì dĩ nhiên sẽ tiếp tay cho cái tâm ham thích hưởng dục lạc rồi.
Do đó, cái vết dơ đầu tiên là Ý thức đắm nhiễm dơ thô thiển, liên hệ đến tham, sân, si , mạn , nghi thông qua thời gian dài sống vô tư lự

- Không biết những thứ cần phải biết: hoàn toàn không biết gì hết, không hiểu như thế nào trước diễn biến của ý thức và tâm của mình, chỉ đơn giản là
cho rằng mọi thứ đều diễn ra theo quy luật của nó, không cần suy nghĩ nhiều cho mệt óc. Người không tu thì có quyền nghĩ vậy, nhưng những ai có ý định
muốn làm chủ chính mình thì dứt khoát không được lơ là, hiểu cạn cợt như vậy.
Do đó, lớp đầu tiên của bát chánh đạo là đánh thẳng vào cái ác pháp này, để biết mình cần chú tâmm đào sâu vào những gì

- Biết những thứ thuộc về kiến chấp, triết lý chỉ đúng cho một bộ phận, không đưa đến giải thoát: ông Phật Thích Ca không hề nói gì liên quan đến lý luận hay văn thơ
để cho cảm thấy yêu đời, lý tưởng hóa cái khổ mà chỉ thẳng những gì cần thực hiện cho đúng đối tượng chứ không phải kiểu đại trà, ai nghe cũng đều hạnh phúc.
Đời là khổ là ấn định tuyệt đối, nếu chưa thấy đúng như vậy, còn có cái hạnh phúc thì mãi mãi không bao giờ có động lực quyết chiến tận cùng với sinh tử.
Người đời hiển nhiên không thể thấy đời là khổ được, vì luân phiên sướng, khổ liên tục nên sống tốt , không gây hại cho xã hội là xem như thành tựu 1 kiếp người tử tế rồi.

- Ngộ nhận cái biết của mình là đúng và ôm chặt lấy nó: sau khi xả tâm tham, sân, si thô rồi, tâm đỡ tán loạn thì sẽ nhận ra ngay tất cả những
hiểu biết thuộc về thế tục đều là lầm chấp, không đưa đến giải thoát, chỉ toàn níu kéo ở lại với thế gian.

Tại vì cái tâm nó chứa 5 thứ: Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi là do huân tập từ vô lượng kiếp
Còn cái Ý thức tự nó cũng bị ô nhiễm do tự nó suy tư những thứ độc hại, giống như thêm dầu vào lửa vậy.
Ví dụ: đối với Tâm Sân giận, Cái tâm nó vốn có sẵn cái sân và cái ý thức nó lại càng ngu hơn nữa, nó suy tư làm cách nào để tàn sát đối thủ thảm hại hơn cho hả dạ.
Thuật ngữ " Tác ý" chính là tư duy, khởi lên tư duy, suy xét, phân tích trong đầu bằng ý thức.
Tiếc thay, con người không biết mình đang tư duy tác ý hướng đến cổ xúy cái tâm độc địa nên ngày càng lún sâu và mù quáng
Cái tâm được ví như 1 người mẹ già cằn cõi ( vì đã sống lâu năm qua vô lượng kiếp )
Cái Ý thức là đứa con được chào đời trong kiếp này
Muốn hướng đến giải thoát thì Cái Ý thức phải làm sạch nó trước, rồi mới chỉ bảo cho mẹ nó đoạn trừ chất độc địa đã ngấm sâu


Do đó mới khẳng định rằng, nhận thức mà sai thì chắc chắn kéo theo hành động sai, hành động sai thì giống như đi lạc
hướng, sẽ không bao giờ đi đến được bờ bên kia để giải thoát.

Ác pháp xuất hiện liên tục trong đầu, thông qua từng phiền não.
Một sự khó chịu, không hài lòng, phấn khích, lo âu,... dù thoáng qua thì nó cũng là hiện diện của ÁC PHÁP
Không được bỏ qua từng cái suy nghĩ nhỏ nhặt, một chút phiền não thoáng qua cũng phải nhận ra nó một cách rõ ràng
Hãy thẳng thắng với chính bản thân thì ý thức sẽ luôn giúp nhận ra vì ý thức là Ý căn ( Ý căn có nhiệm vụ giúp con người
phát hiện ra phiền não )
Khi sử dụng Ý thức để nhận ra và quyết tâm đoạn diệt cái tâm độc địa này thì mới tiến tới làm chủ tâm được.

Tự suy luận sai lệch để trốn khổ: không cho rằng đó là khổ để vượt lên trên cái khổ, để đoạn diệt cái khổ vì
cái khổ là điểm yếu cần bị tiêu diệt, thay vào đó lại lý luận để lương lẹo, không dám đối mặt với điểm yếu của chính mình

Ví dụ: cho rằng không có sinh, không có diệt và lý luận rằng cái khổ không có thực
đó là một tư duy lầm lạc và bảo thủ, cái kết dẫn đến sự nhu nhược, bạc nhược, thui chột hoàn toàn ý chí
Hãy nhìn đời sống về già của các thiền sư để quán xét
Ngồi trên xe lăn, bị liệt, không cử động được, phải nhờ người khác chăm sóc.
Đó chẳng phải là điểm yếu của bản thân hay sao, sao lại sống ích kỷ như vậy, sao lại lý luận rằng đó không phải là khổ
hay thậm chí cho rằng người khác chăm sóc mình là đạo nghĩa. Sự thật là người khác chăm sóc vất vả, mất thời gian, công sức
của người khác và bản thân phải chịu "nhục" vì không làm chủ được mình. Ngồi thiền để làm gì để rồi khi quy luật lão,bệnh, tử
ập đến cũng y như người đời. Nếu vậy thì thay gì thời gian ngồi thiền để kiếm tiền cho nhiều vào, để cuối đời vào viện dưỡng
lão, vung tiền ra cho xứng công người chăm sóc, như vậy e là còn có ý nghĩa hơn là ngồi bất động để đẻ ra những lý lẽ mơ hồ,
chỉ để che đậy cho sự né tránh sự thật của chính mình.

Đừng quên rằng Tổ sư của Thiền lý luận là 1 tay luật sư, họ đẻ ra cái nền tảng lý luận để phá nát con đường bát chánh đạo
của Đức Thích Ca Mâu Ni vì đâu ? Vì là con người phàm tục, còn mang nặng cái tâm tham lam, muốn "chứng đạo" nhanh
nên mới nghĩ ra cái lý lẽ phá hoại chân lý " khổ, tập, diệt, đạo" , cho rằng chỉ cần hiểu cái lý lẽ xong là thành Phật.
Đừng mắc bẫy tà kiến như vậy để tự hủy hoại ý chí của chính mình.

Nhận thức Thiện Pháp khác nhau qua cấp độ:

Cấp độ 1: Diệt tham, sân , si thô ( Diệt Dục thô & Ác pháp )

Còn sống trong các đối tượng, 5 căn tiếp xúc, giao duyên với 5 trần thì mượn đối tượng để quán xét nhằm giành lại quyền
làm chủ tư duy, mọi nhận thức hướng đến diệt dục và diệt phiền não thôi.

Ví dụ 1: khi tiếp xúc với 1 người, họ thô lỗ, nói oan cho mình. Mình bị 1 giây phiền não. Sau đó mình dùng lý trí để quán
xét xem tại sao người đó nói như vậy, mình có sai ở đâu hay không, đặt mình vào hoàn cảnh người đó xem cái lý họ đúng
phần nào hay không, nếu hoàn cảnh thực dù mình đúng nhưng vẫn có chút gì gây hại đến người xung quanh thì tìm giải pháp
để không lập lại sự việc chướng ngại cho mình, cho người nữa. Quán xét kiểu vậy gọi là xả tâm, mục đích là dạy dỗ cái tâm
để cái tâm nó đừng cố bảo vệ cái tôi, cái tâm nó luôn có khuynh hướng tự tôn, tự bào vệ danh dự của mình khi người khác chạm
tới. Trongg giai đoạn còn đối đãi với xã hội thì luôn xử lý mọi việc thấu tình hợp lý. Không phải nhân nhượng hoàn toàn kẻo
bị leo lên đầu ngồi, như vậy thì khổ lại chồng thêm khổ và tai hại hơn là sự nhân nhượng của mình lại gây hậu quả tai hại
khác. Khi quán xét thấu đáo như vậy thì cái tâm sẽ dần xa lìa tánh nổi nóng & bảo thủ sanh khởi mỗi khi gặp môi trường xấu.

Cấp độ 2: Có điều kiện thuận lợi để nhập thất, độc cư để xả sạch Ngã ( Đoạn tận dục (tham vi tế ) và bất thiện pháp )

Khi niệm thô đã nguội mà làm chur được cái tâm, thuần phục được cái tâm giống như thuần hhóa 1 con thú hoang dã.
Kết quả đạt được là khi đối mặt với môi trường xấu cái tâm nó không hốt hoảng, không nổi sân, không mê mờ
mà lúc nào cũng tỉnh táo để nhìn nhận sự việc thấu tình đạt lý để được an ổn bằng giải pháp cụ thể thì đã xem là làm chủ tâm.

Nếu có điều kiện, sắp xếp ổn thỏa chuyện gia đình thì thập nhất, độc cư để đoạn tận ngã, xả sạch tâm phàm phu

Cái nhận thức của đoạn tận ngã khác với các cách nhận thức ở giai đoạn 1 vì nó phải tiến tới xả luôn những niệm vô cùng vi tế

Ví dụ như khi còn giao duyên, mình thấy một người đang có hành động sai, chẳng hạn như đang cố ép tâm ngồi thiền sai
Khi ép tâm không khởi nghĩ, sau 1 lát tràn ngập trong trong hỷ lạc do tiềm thức tạo ra, họ thấy thích thú và họ nghĩ đó là đúng
Ở giai đoạn 1, mình nhận thức và biết rõ như vậy không phải con đường chánh pháp
Nhưng ở giai đoạn 2 này thì không nhận thức như vậy nữa mà phải xả luôn cái chấp của chính mình, dù mình biết mình đã nghĩ đúng nhưng phải nhận thức tuyệt đối là : " chưa chứng đạo thì có đúng cũng chỉ là phàm phu, bỏ luôn cái chấp vào cái đúng của mình đi"
Như vậy, cái bám chặt vào tư tưởng của chính mình được gọi là tham danh vi tế.
Giải thích dễ hiểu theo cách của minh triết là: " mỗi người đều có hành tướng ( lối sống, lối tư duy ) của riêng họ, không ai giống ai, cái cách của mình cho dù đúng nhưng nó đúng với mình mà thôi, áp dụng cho người khác chắc gì phù hợp, có khi gây trở ngại cho họ, trong khi bản thân chưa giải thoát, còn chìm trong biển máu của định mệnh mà lo được cho ai, phải buông luôn cái luận này đi vì đây là còn lo chuyện thế gian và còn tự cho mình là đúng là còn chấp ngã"

Ví dụ đối với tình thương, khi còn sống bên ngoài thì dùng tình thương để hóa giải tâm sân và tham, nhưng đến giai đoạn
quyết tử với giặc sinh tử thì phải buông vì thân này còn gì đâu mà thương yêu đối tượng nào nữa, sự thật luôn phũ như vậy, rồi thân này cũng còn đống tro bẩn thỉu, ngồi trong này việc duy nhất là xả sạch tâm để quyết chiến với cái tâm niệm lý luận theo kiểu người thế gian của chính mình mà thôi. Dứt khoát không để cái kiểu lý luận theo luân thường đạo lý của người đời trói chặt mình ở lại trong kiếp luân hồi khổ đau này nữa, phải đoạn tuyệt tất cả sự trói buột của thế gian, không yêu thương, không vướng bận, không suy tư gì nữa. Chiến thắng được rồi thì nguyện đền đáp công ơn của người thế gian đã giúp đỡ mình bằng sự hòa bình giống lính ra trận quyết thắng để đền ơn cho dân bằng nền độc lập, hòa bình.
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

phuongle

Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
Tham gia
21 Thg 8 2020
Bài viết
75
Điểm tương tác
10
Điểm
8
TIỂU THỪA CÓ CHẤP NGÃ HAY KHÔNG ?

Con đường bát chánh đạo có 8 lớp
Từ lớp đầu tiên là Chánh Kiến đến lớp Chánh tinh tấn là BẮT BUỘC PHẢI SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐỂ QUÉT SẠCH THAM, SÂN, SÔ THÔ
Pháp ở đây là phương pháp thực hành ở trong nhận thức, tư duy để tự quán xét cái tâm của chính bản thân mình


Toàn bộ các phương pháp đều nhắm vào việc tự bản thân tư duy mà thôi, ông Phật ổng dạy cho cách để tự tư duy chứ không phải bắt buộc phải tư duy y chang nhau. Cái định hướng chung là quét sạch tham, sân, si thô.

Ví dụ: để đạt được kết quả là đoạn tận phiền não, mỗi cá nhân đều có phiền não khác nhau, có người thì còn vướn bận thế gian, còn yêu thường khăn khít với gia đình, còn ôm ấp quá khứ, còn nhớ da diết người thân đã mất nên khó dứt bỏ, trong khi người khác thì họ không có bị dính mắc điểm yếu này mà họ lại bị phiền não ở chỗ khác, ví dụ phiền não là khi ai nói gì đó động chạm tới cái tôi là gân cổ lên cãi tới cùng, không kiềm chế được cảm xúc.

Do đó, mỗi cá nhân đều phải TỰ MÌNH nhận thức mức độ tham vọng và phiền não của bản thân để tự áp dụng cách tư duy,quán xét để xả tâm cho riêng mình.

Ví dụ thế này để dễ hiểu, tất cả mọi người đều phải hoàn thành 12 năm học để có bằng tốt nghiệ. Cái kết quả là có kiến thức chung và sau đó phải tự đi chuyên sâu để phát triển nghề nghiệp kiếm sống và đạt được 1 cuộc sống hạnh phúc

Cái đích đến cuối cùng là đạt được cuộc sống hạnh phúc
Nhưng mỗi cá nhân đâu ai đi theo con đường giống hệt nhau đâu
Có người học xong ra làm bác sĩ, kỹ sư, nhà giáo, nhà nghiên cứu,...

Chánh pháp nguyên thủy của Phật Thích Ca là dạy cho tự đứng trên đôi chân của mình, tự mình tư duy để tự mình thuần phục cái tâm từ hoang dã đi đến ngoan ngoãn, không phản đối, không lý luận mỗi khi ý thức khởi nghĩ điều gì. Ý muốn là tâm đồng lòng làm theo
Khi đó là hoàn thành lớp Chánh Tinh tấn.

Do đó, nếu không hiểu thấu suốt thì chắc chắn bị lầm đường lạc lối ngay, có thể rất nhiều tu sĩ theo con đường nguyên thủy bị lầm tưởng rằng áp dụng những pháp hành là đi tới chứng đạo nhưng sự thực không phải vậy, thực hành tư duy để xét nét, kiểm điểm bản thân để xả tâm tiêu cực là mục đích chính cần hướng tới.


Ý nghĩa của Thân Hành Niệm là thông qua tất cả hành động trên thân (vốn có đầy dục vọng ) và trong Tâm ( đầy tham vọng và phiền não ) và trong Ý ( ý thức nhận thức ngu xuẩn, lầm lạc, bảo thủ, mờ mịch không biết mình nghĩ vậy là đúng hay sai )
Tự mình nhìn thẳng vô 3 chỗ đó để phát hiện ra cái tâm nó còn tham, sân, si như thế nào để biết đường diệt.

Còn Sang lớp Chánh Niệm thì đã buông luôn Thiện Pháp rồi.

Ví dụ như sau để dễ hiểu: một đứa trẻ bắt đầu đi học lớp 1
Đứa trẻ đó phải học đánh vần, ghép từng chữ cái với nhau , học đọc, học viết từng nét bút một
Nhưng đến khi đọc hiểu trôi trãi được rồi thì đứa trẻ đó đã trưởng, đã có khả năng đọc hiểu rõ ràng thì dĩ nhiên nó đâu cần phải đánh vần từng chữ nữa nhưng nó vẫn luôn biết cách đọc hiểu rõ ràng.

Thiện pháp của Phật Thích Ca dạy cho pháp thiện ( phương pháp tự tư duy để quán xét và xả sạch tâm )
Sau khi nhận biết cái tâm đã xả li được thâm, sân, si rồi và kết quả đạt được là cái tâm ngoan ngoãn, hiền khô như cục đất, không còn ham muốn thứ gì nữa, không còn bất cứ tiêu cực gì nữa thì người tu sĩ đã đạt được thành quả là làm chủ được cái tâm rồi. Họ sẽ tiến tới giai đoạn chánh niệm để đoạn tận lậu hoặc vi tế là chứng đạo

Giai đoạn Chánh Niệm không hề giống như cách Thiền Tứ Niệm Xứ mà các thiền sư dạy đâu.
Chánh Niệm là lớp đã xả bỏ hoàn toàn niệm tham, sân, si thô, không còn phiền não, không ham muốn gì nữa nên CÁI TÂM TỰ NÓ PHÁT RA SỰ DŨNG MÃNH, TINH TẤN, một tinh thần ý chí ngút ngàn để tự tâm nó quét sạch các chướng ngại trên thân ( thân có bệnh tự nó chữa lành bệnh ), tâm còn vi tế gì tiêu cực cũng tự nó quét, tự tâm phát ra thất giác chi, trong đó có xả giác chi là tự tâm nó có năng lực xả chứ không phải còn tư duy quán xét gì nữa. Tự tâm khi đó không còn luyến tiếc một thứ gì trên đời, kể cả cái thân này cũng không còn muốn giữ nữa.

Đối với người tu sĩ đang tu tập, chưa đạt được tâm thanh tịnh, lìa dục & ác pháp thì không hiểu nổi, không hình dung nổi cái trạng thái xả khi đã vào Chánh Niệm nó vi diệu như thế nào đâu.
Người phàm phu đọc kinh sách thì chỉ tưởng tượng ra pháp tu tứ niệm xứ là dùng ý thức để cảm nhận khắp cùng cơ thể, rồi tự nhìn vào cái tâm,... sai nghiêm trọng rồi.
Giai đoạn tư duy, quán xét là còn ở Chánh Tinh Tấn.

Tóm lại, con đường chánh pháp nguyên thủy vận dụng thiện pháp để quét sạch thâm, sân , si thô, để đạt được tâm thanh tịnh, xa lìa dục và phiền não. Sau đó không còn chấp pháp nào nữa mà tự tâm thanh tịnh nó đoạn trừ dục, ác pháp vi tế để đủ năng lực vào Chánh định và tiến tới giải thoát.

Cần phải tự tư duy rất nhiều, tự mình ngộ ra thì mới thực sự hiểu rõ bản chất chính mình
Lời gốc của Đức Thích Ca ngắn gọn nhưng thâm sâu vô cùng, đó là lý do sau lớp Chánh Kiến và Chánh tư Duy, phải tự tư duy từ những căn bản của Chánh Kiến để ngộ ra.
Nếu ngắn gọn quá thì dễ hiểu lầm, khiến cho mọi người đi sai hướng
Còn nếu giải nghĩa chi tiết hết mọi thứ, mọi người không tự tư duy thì không phát triển chánh tư duy được.
Do đó, những gì mình chia sẻ chi tiết trong chủ đề này có thể coi là "ác pháp" vì đã ngăn cản sự tư duy của chính mỗi người, giống như nói ra đáp án. trước đây mình đã suy nghĩ rất nhiều, rất vất vả, suy nghĩ tối ngày sáng đêm mới hiểu rõ ý nghĩa của chữ " pháp ", hiểu xong là sâu chuỗi được đường lối và định hướng cốt lõi của con đường tu tâm, thân, trí.
Chúc mn phát triển Chánh Tư Duy.
 
Last edited:

phuongle

Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
Tham gia
21 Thg 8 2020
Bài viết
75
Điểm tương tác
10
Điểm
8
18 LOẠI CẠM BẪY KHI HÀNH THIỀN

Hiện nay, nhiều người biết đến Thiền như một môn đạt được mục đích gì đó.
Tuy nhiên, sau 1 thời gian hầu hết sẽ bị dính vào 1 trong các cạm bẫy sau đây.

Chia thành 3 nhóm:

Sắc Tưởng:
khi hướng tâm đến một cõi giới vô hình, không có thực thì trong lúc hành thiền sẽ có ảo giác thấy rõ hình ảnh thiên đàng, địa ngục, thấy phật,,, thấy thánh, thần,... Có 6 loại trong nhóm này, sắc tưởng, thanh tưởng, huơng tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng. Điển hình là khi niệm phật, niệm 1 câu thần chú ngắn như om ma ni pad mi hum rất nhiều lần để ý thức bị gieo vào trong câu niệm thì tưởng thức bắt đầu hiện ra, và tưởng rằng thấy những hình ảnh như vậy là sẽ được vãng sanh tây phương cực lạc sau khi chết!

Hỷ tưởng: Điển hình là mấy thầy luyện mật tông bên tây tạng, miên, lào, thái,.... khi tập trung cao độ vào bài thần chú để diệt ý thức thì nhóm tưởng này hiện ra. Hỷ tưởng cũng có 6 loại nhỏ, trong đó có loại thần thông như biết tâm niệm người khác, nghe, thấy không giới hạn và thực hiện được 1 số pháp thuật như bay lên không trung. Ngoài ra còn có loại tạo cảm giác hỷ lạc vô cùng thích thú, khiến cho thiền sinh bị cám dỗ, ngồi rất lâu mà không muốn thoát ra.. Trong các cuốn sách của tác giả Nguyên Phong dịch, ví dụ cuốn hành trình về phương Đông, có những tình tiết về huyền thuật tây tạng. Những thứ đó là công phu luyện tưởng của các thầy chuyên bùa chú thuật.

Pháp tưởng: Điển hình là thiền tông, khi ức chế diệt ý thức thì bị pháp tưởng xâm chiếm hết lý trí, sau đó toàn lý luận, nói những điều như người cõi trên, lý giải kinh sách như thác đổ, nói tràn giang đại hải, cái gì trên đời cũng am hiểu. Để ý sẽ thấy có rất nhièu người mở miệng ra là toàn lý luận như kinh sách với các từ ngữ uyên bác, giải thích cao siêu còn hơn các triết gia. Nếu đã từng đọc kinh sách lý luận của các thiền sư thì sẽ nảy ra vô vàn kiến giải như kiểu đã hiểu thông suốt lời lẽ trong kinh sách. Pháp tưởng nuôi lớn cái tôi, cái bản ngã, và sẽ mãi mãi cố chấp vào những kiến giải của bản thân. Nếu chưa từng đọc kinh sách của các thiền sư thì khi bị tưởng áp đảo sẽ tự nó kiến giải đủ thứ trên trời dưới đất, vượt ra khỏi vũ trụ, đến với các cõi giới siêu hình,....

Ngoài 3 nhóm tưởng trên, khi ngồi thiền còn dễ mắc vào bệnh sau đây:
- Thay đổi kiểu thở gây rối loạn hô hấp
- Bị si, say say, mê mờ, không tỉnh táo, nửa tỉnh nửa mơ do ức chế tâm khiến thể xác mệt mỏi
- Nguy hại nhất là bị thần kinh khi tưởng thức chiếm hoàn toàn não bộ, gây hiên tượng mộng du

Nguy hại vô cùng vì khi đã bị dính mắc vào 3 nhóm tưởng này.
Các bẫy này do tiềm thức tạo ra, xuất phát từ tâm tham đắm của người đời.
Ngoài đời thì tham tiền, tham hưởng dục lạc
Tới chừng biết đến Thiền thì lại ham hỷ lạc, khinh an

Cái hỷ lạc do ngồi thiền thật ra cũng tởm lợm không thua gì dục lạc của trần thế
Ví dụ: hút thuốc thì phê pha được vài phút
Uống rựu thì Chill được vài giờ, tương tự các chất kích thích khác thì cũng làm say đắm được vài giờ. Còn ngồi thiền để hưởng hỷ lạc thì kéo dài thậm chí còn lâu hơn.

Nói chung là tự do tín ngưỡng và cũng tự do chọn lựa, không thể ngăn cấm hay đánh giá gì khi một người đã thích ngồi thièn. Cái sự cố chấp, bảo thủ rất lớn. Không bao giờ tiếp thu gì thêm nữa. Cứ cắm đầu ngồi 1 thời gian, thấy cảnh tượng gì lạ là nghĩ mình chắc sắp đắc đạo, khai mở được năng lực gì đó hơn người.

Cái hiểu này 100% xuất phát từ tâm tham mà ra.
Có không ít người lên mạng thấy kiểu thiền tiếp nhận năng lượng vũ trụ,...
lập tức tâm tham sinh khởi và mong muốn bản thân mình có được năng lực cho hơn người
chẳng hạn khai mở con mắt thứ ba đồ, để thành siêu nhân đồ...

Trong thuật ngữ của tạng kinh nguyên thủy thì gọi là tưởng thức
Dịch nghĩa là TIỀM THỨC, theo cách gọi của phương Tây
Trong não bộ có 3 phần, Ý thức, Tiềm thức và Thức thức ( của bậc tu chứng Tứ Thiền trong Tứ Thánh Định của con đường Bát Chánh Đạo ).
Tiềm thức sẽ luôn tạo ra dục vọng và đáp ứng dục vọng cho con người khi con người khởi lên mong muốn. Khi muốn thấy cảnh giới thiên đàn, thì Tiềm thức tạo ra ảo giác thiên đàng.

Và cũng có không ít ngồi thiền để mong hiểu được ý nghĩa kinh sách thâm sâu, vi diệu
và dĩ nhiên cũng không ít muốn thành Phật nhờ ngồi thiền ( chắc nghĩ rằng nhập sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền là dành cho người phàm phu. Sự thật là có 4 loại thiền như vậy nhưng của ngoại đạo chứ không phải chánh pháp của Đức Thích Ca Mâu Ni ).

LÒNG THAM CON NGƯỜI nó chứa đựng rất nhiều dã tâm.
Ví dụ: Chánh pháp của Đức Thế Tôn là Tứ Diệu Đế
Còn con người ( cụ thể là từ Trung Quốc ) thì lại đập phá nát Chánh Pháp, cho rằng Không có Khổ - Tập - Diệt - Đạo, chỉ cần hiểu như vậy là rốt ráo chứng đạo giải thoát ngay liền, khỏi cần tu tập gì cả. Sau đó, tư tưởng này được in thành kinh sách để tụng niệm và gieo vào đầu phật tử những giáo điều mơ hồ, trừu tượng, không còn biết Con đường Nguyên thủy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là như thế nào nữa.
 
Last edited:

phuongle

Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
Tham gia
21 Thg 8 2020
Bài viết
75
Điểm tương tác
10
Điểm
8
2 LẦM TƯỞNG NGHIÊM TRỌNG KHI THIỀN THEO CÁCH CỦA NGOẠI ĐẠO.

Thiền theo cách ngoại đạo là gì ?

Là tất cả những kiểu thiền của các thiền sư ngày nay, không phải con đường thiền xả tâm của Đức Thích Ca Mâu Ni đều là ngoại đạo. Sau đây là các lầm tưởng tai hại:


1. Bám đuôi theo hơi thở - Nương vào hơi thở để trốn khổ - Để tìm cầu sự bình yên.

Cách các thầy dạy là: hãy tạm gác lại các âu lo, suy tư trong cuộc sống, thả lỏng và kéo tâm quay về với thực tại, khi đó sẽ cảm nhận hơi thở 1 cách nhẹ nhàng và an ổn, sau đó sẽ cảm nhận toàn thân một cách an lạc, chỉ còn biết giây phút hiện tại, không nghĩ về quá khứ và cũng không nghĩ gì tới tương lai. Chỉ biết khoảnh khắc hiện tại tuyệt diệu.

Lý do tại sao sai: khi bám vào hơi thở thì lập tức sẽ diệt ý thức. Ý thức là công cụ để nhận biết tất cả mọi vấn đề trên cái thân này, khi ý thức bị neo chặt vô hơi thở, đu bám theo hơi thở ra vào hay bụng phình lên xẹp xuống thì y thức bị giam vào đối tượng hơi thở hoặc độ rung động của thân. Khi đó ý thức sẽ không còn nghĩ ngợi chuyện gì khác. Và lập tức rơi vào hỷ tưởng nên cơ thể cảm thấy hỷ lạc, khinh an.

Một lúc sau thì lọt vào KHÔNG, không ngơ, không còn biết một cái gì nữa. Y như trạng thái sắp vào giấc ngủ. Hãy để ý những người ngồi thiền mà nhắm mắt xem, một lát sau là họ bị xiêu quẹo, nghiêng qua nghiêng lại, bất ngờ bị gục 1 cái mà khi đó mới biết nãy giờ mình bị mất tiêu cái nhận thức như mới tỉnh dậy sau 1 giấc ngủ ngắn. Và dĩ nhiên, sau đó vẫn tối dạ chứ làm gì khôn ra nổĩ. Nghiện thiền là 1 cái bệnh ham hỷ lạc mà thôi. Cứ ngồi xuống là mong muốn nhiếp tâm lẹ lẹ để vào trạng thái hỷ lạc, khinh an và tự cho rằng như vậy là đã định ( nghĩ là không còn vọng tưởng là định ). Có người còn nghĩ rằng thiền là ngủ còn ngủ là thiền sâu nữa chứ :(

Thiền chánh pháp của Phật Thích Ca không hề dạy kiểu đu bám hơi thở như vậy đâu.
Phật dạy tập trung tư tưởng để đối diện với vấn đề và suy tư, quán xét cho bằng được cái vấn đề đang gây khổ cho mình. Ví dụ trong công việc gặp khó khăn gì thì tịnh tâm để SUY NGHĨ GIẢI PHÁP chứ không phải để tạm gác lại âu lo. Trong khi các dòng thiền thì lại đi tìm cầu cái sự an lạc trên thân thể và tinh thần. Đi ngược hoàn toàn với phương pháp bản lĩnh đương đầu của Chánh Pháp.

2. Dùng một câu niệm Phật để neo ý thức vào đó - Hướng tâm tới cảnh giới đó.

Người đời khi gặp khổ thì " mượn rựu giải sầu ", còn người tu theo kiểu này thì mượn cái cảnh giới siêu hình để trốn khổ, cho quên đi cái khổ. Nhưng cái chướng ngại gây khổ đó có hết không? Dĩ nhiên là làm sao hết được. Giống như 1 tảng đá chắn đường đi, không tìm cách xê dịch nó hoặc tìm lối đi khác mà ngồi xuống cầu cho sau này chết đi thì không còn phải chịu những cảnh khổ bị tảng đá án đường như hiện tại nữa.

1 kiểu diệt ý thức khác là thiền vô vi, niệm 1 câu niệm Phật trong đầu mà lắng nghe độ rung của âm thanh, kiểu như khi âm thanh hết thì ý thức sẽ lắng xuống, lắng tới mức hết biết gì nữa.

1 kiểu diệt ý thức còn siêu việt hơn nữa là tưởng tượng rằng năng lượng vũ trụ, từ trường, hay năng lượng đang hấp thụ vào não thông qua đỉnh đầu. Cố gồng để đừng cho suy nghĩ gì khởi lên cho dòng năng lượng chảy vào :(

bên cạnh đó, còn có những hội nhóm tự cho rằng đang hành thiền tứ niệm xứ theo cách của Đức Phật. Ngồi cảm nhận quan sát từng niệm khởi và... không làm gì hết, tự nó đi! Hành động này là kiểu thấy niệm vọng tưởng thì cứ làm lơ nó rồi 1 lát sau sẽ tự vắng lặng.



Thật là nhu nhược và mù quáng hết sức tưởng tượng. Nên phân biệt rõ, mấy ông thiền sư họ lý tưởng hóa cái khổ để không đối mặt trực diện với cái khổ bằng những kiểu lý luận rất thuyết phục. Những kiểu lý luận này sẽ làm mai một trí hiểu biết và ý chí vươn lên trong mỗi con người mà thôi. Hãy tỉnh táo, sáng suốt đừng phí 1 kiếp đời chỉ làm những việc không đi tới đâu.
 
Last edited:

phuongle

Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
Tham gia
21 Thg 8 2020
Bài viết
75
Điểm tương tác
10
Điểm
8
NGƯỜI CƯ SĨ THEO CHÁNH PHÁP NGUYÊN THỦY ÁP DỤNG CHÁNH TƯ DUY NHƯ THẾ NÀO
ĐỂ KHÔNG BAO GIỜ BỊ KHỔ TÂM TRONG CUỘC SỐNG.


Hôm nay khi đi tới quán cà phê để làm việc, tôi chứng kiến một bà lão hàng xóm ( kế vách quán cà phê ). Bà lão này già rồi nhưng nóng tánh, khó tánh vô cùng. Con cái bả cho quán cà phê này thuê nhà để kinh doanh nhưng khách đông, đậu xe trước cửa nhà bả dù chưa có chiếm hết lối đi nhưng cứ hễ khách mới chưa kịp đậu nữa là bả chửi lớn tiếng là để xe trước nhà rồi làm sao ra vô ).

Trong tình huống này thì chắc chỉ có người chủ thuê nhà là khó xử vì sợ khách bị chửi oan thôi.

Nếu tôi là chủ nhà thì tôi sẽ áp dụng chánh tư duy như sau:

Tôi tự hiểu rõ rằng:

Tình huống bà già khó tính này gây khó dễ cho việc làm ăn của mình là một chướng ngại, đó là KHỔ.

Nguyên nhân của khổ là do yếu tố khách quan, diện tích đỗ xe hẹp nên khi xe đông không có chỗ để thì sinh ra việc làm phiền tới bà lão này khi nhân viên giữ xe chưa kịp sắp xếp. Nếu là một người dễ tình thì chắc chắn không cảm thấy khó chịu đến nỗi khẩu nghiệp như này, riêng bà già là trường hợp thật là bình thường, tánh sân của bả ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của mình.
Nếu mình cảm thấy khó chịu thì mình đã để các nguyên tố tập hợp lại và khiến mình khổ nhiều hơn. Các yếu tố có thể tập hợp lại là: bà chửi khách và khách lớn tiếng lại, gia đình bả xào xáo lấy lại mặt bằng thì mất công lắm. Đó là KHỔ TẬP

KHỔ DIỆT là giải pháp: chỉ cần sắp xếp công việc cho nhân viên để chủ động là xong, ít nhất không lập lại tình trạng gây án chỗ trước nhà bà lão là êm chuyện, có thể tiếp tục kinh doanh và tận hưởng cuộc sống

Thế đấy, người cư sĩ chỉ cần tư duy đúng bản chất vấn đề là không bao giờ bị khổ tâm vì đã đánh thẳng vào cái gốc gây khổ đó là tâm sân.
 

phuongle

Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
Tham gia
21 Thg 8 2020
Bài viết
75
Điểm tương tác
10
Điểm
8
BÀI VIẾT NÀY COPY TỪ MỘT CÂU CHUYỆN CÓ THẬT ĐỂ CÁC CƯ SĨ THỰC HÀNH CHÁNH TƯ DUY THEO CHÂN LÝ KHỔ - TẬP - DIỆT -- ĐẠO.

THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH NÓI GÌ VỀ NHỮNG NỖI ĐAU CỦA ĐỨA TRẺ BÊN TRONG BẠN?
Ngày 27/5/1998, trong một buổi vấn đáp thiền sư Thích Nhất Hạnh đã nghe nỗi lòng của một người tột cùng đau khổ: bị cha lạm dụng tình dục suốt 5 năm, 30 năm sau vết thương vẫn còn đó.
Nỗi lòng của con người khốn khổ đó được chia sẻ như sau: Kính thưa Thầy, câu hỏi của con có liên quan đến khổ đau của con. Con không biết phải hỏi như thế nào.
Lúc con còn nhỏ, cha của con là một người nghiện rượu. Ông ta đã dạy con tất cả những gì về tình dục và đã lạm dụng con. Ông ta đã lạm dụng con trong suốt năm năm.
Con không thể nói với Ông ta về nỗi khổ lớn lao này và lúc lên hai mươi tuổi, con đã tự tử. Con đã bị hôn mê trong nhiều tháng và nằm bệnh viện khoảng một năm.
Chuyện này đã xảy ra cho con cách đây khoảng ba mươi năm. Con đã làm đủ cách để chữa trị vết thương trong con nhưng vẫn không thể chữa trị được. Và cuối cùng con mất hết niềm tin tưởng vào đời sống, nơi con người.
Con luôn luôn sống với tâm hành khổ đau của con, con không sống bằng trái tim. Trong khóa tu, mỗi khi sinh hoạt với một nhóm người con cứ muốn gào thét lên vì sự đau đớn đó.
Thưa Thầy, làm thế nào để có thể chấp nhận tình thương trong cuộc sống? Làm sao để thiết lập lại đức tin trong cuộc đời con?
Và bên dưới là lời đáp của của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Dù đã cách đây 22 năm nhưng đến nay lời của thiền sư vẫn nguyên tính thời sự, và có lẽ sẽ mãi không bao giờ giá trị đó mất đi bởi rất nhiều người trong chúng ta vẫn luôn "mang một đứa bé bị thương ở trong mình"...
Nhiều người trong chúng ta mang một đứa bé bị thương ở trong. Nhưng vì chúng ta quá bận rộn, không có thì giờ để trở về chăm sóc đứa bé bị thương tích trong ta và giúp cho đứa bé ấy được trị liệu. Khi ta đã bị thương tích sâu đậm như là một đứa bé, ta mất hết niềm tin và tình thương và càng khó tiếp nhận tình thương của người khác.
Tôi luôn luôn khuyến khích những người bạn của tôi sắp xếp đời sống hàng ngày của họ một cách khéo léo để có thì giờ trở về với chính mình và chăm sóc đứa bé bị thương tích của họ. Đây là sự thực tập hết sức quan trọng.
Nhiều người trong chúng ta biết rằng ta có một đứa bé bị thương trong lòng, nhưng ta rất sợ trở về đối diện với đứa bé bị thương ấy. Khối sầu khổ trong ta quá lớn, nó bao trùm hết tâm tư ta và vì vậy ta thường muốn trốn chạy chính ta; ta trốn chạy về hướng tiêu thụ, rượu chè, nghiện game, tìm kiếm tình dục, bận rộn v.v..
Dầu có chút thời giờ, ta cũng không muốn trở về ngôi nhà của chính ta. Ta trốn chạy bằng cách đọc tiểu thuyết, xem phim ảnh và chuyện trò v.v..
Nhưng với sự thực tập này, ta được khuyên là nên trở về với ngôi nhà của chính mình và tập chăm sóc đứa trẻ bị thương tích ấy trong ta, mặc dầu đây là một việc khó làm.
Ta cần những sự hướng dẫn để khi thực tập, ta không bị tràn ngập bởi những niềm đau, nỗi khổ trong ta. Ta nên có sự hiểu biết đúng đắn về đứa trẻ để ta k ở tư thế, vai trò nạn nhân đổ lỗi cho mọi người & hoàn cảnh.
Với năng lượng của chánh niệm, ta có thể trở về và ôm ấp đứa bé bị tổn thương trong ta.
Tôi có một số đệ tử đã từng bị thương tích khi còn là một đứa bé. Tôi dạy cho các đệ tử của tôi thực tập trở về nhận diện, ôm ấp và nói chuyện với đứa bé bị thương của mình với năng lượng của chánh niệm.
''Em bé dễ thương của tôi ơi, tôi đang có mặt đây cho em. Tôi sẽ chăm sóc em thật tốt. Tôi biết rằng em đau khổ quá nhiều. Tôi quá bận rộn và bỏ bê em. Bây giờ tôi đã học được cách trở về để chăm sóc em. Tôi hứa từ nay về sau, tôi sẽ không bỏ bê em nữa.''
Quý vị phải nói chuyện với đứa bé của quý vị nhiều lần trong ngày. Chỉ có cách thực tập đó mới đem lại sự trị liệu và chuyển hóa cho quý vị mà thôi. Ta đã bỏ rơi đứa bé trong ta quá lâu. Vì vậy quý vị phải lập tức trở về thực tập thiết lập lại truyền thông với đứa bé.
Hãy ôm đứa bé vào lòng với tất cả sự trìu mến và hứa rằng từ nay trở đi sẽ không bao giờ phụ bạc, bỏ rơi bé nữa.
Nếu quý vị có một Tăng thân dễ thương - người nào cũng thực tập đàng hoàng, vững chãi, thì sự thực tập của quý vị sẽ dễ dàng hơn. Nếu ta là người mới thực tập- lại tu tập một mình, không có sự yểm trợ của Tăng thân, thì sự thực tập của ta khó khăn gấp trăm ngàn lần.
Có lẽ đứa bé bị thương tích của ta là sự tiếp nối của nhiều thế hệ trong quá khứ. Có thể cha mẹ và ông bà nội, ông bà ngoại đã có những vấn đề tương tự; chính họ cũng có đứa bé bị thương tích trong lòng nhưng vì không biết cách chăm sóc, nên họ đã truyền lại đứa bé ấy lại cho ta.Sự thực tập của ta là để chấm dứt sự luân hồi đồi bại ấy.
Nếu ta trị liệu được đứa bé bị thương trong ta, thì ta sẽ giải phóng, tha thứ được người đã lạm dụng ta, đã làm ta điêu đứng, sầu khổ. Nếu ta biết chế tác năng lượng chánh niệm, hiểu biết và thương yêu cho đứa bé bị thương của ta, thì ta sẽ bớt khổ thật nhiều.
Người ta khổ vì trong lòng họ thiếu chất liệu hiểu biết và thương yêu. Khi ta chế tác ra được năng lượng của chánh niệm, chánh định, thì năng lượng hiểu biết và thương yêu chắc chắn có mặt.
Bởi vì trong niệm có định và trong định có tuệ. Và khi trong ta có được những nguồn năng lượng ấy rồi, thì ta sẽ cho phép ta được thương, được chăm sóc.
Trước đó, ta nghi ngờ tất cả. Nhưng bây giờ với năng lượng của từ bi, ta đã có thể thiết lập lại được sự truyền thông và liên hệ giữa ta với người ta thương và với nhiều người khác.
( Nguồn sưu tầm)
Khuyến khích cả nhà tìm hiểu & chữa lành tổn thương đứa trẻ bên trong bạn để luôn hp & bình an.
THANKS. I LOVE YOU SO MUCH.

==================


Dựa trên tình huống này ở thời điểm đặt câu hỏi và đã hiểu rõ về Tứ diệu đế thì các cư sĩ có thể tư duy quán xét như sau:

Quay lại vấn đề của chính bản thân:
"Lúc con còn nhỏ, cha của con là một người nghiện rượu. Ông ta đã dạy con tất cả những gì về tình dục và đã lạm dụng con. Ông ta đã lạm dụng con trong suốt năm năm."

Như vậy ngay từ nhỏ đã bị tổn thương tinh thần và thể xác, thời gian bị "đọa địa ngục" là 5 năm.
Đó là một nghịch cảnh gây ra KHỔ.

Nguyên nhân & diễn biến của khổ ( Khổ Tập )

- Bản tính người bố còn mang nặng tâm địa của thú vật nên hành xử có phần thô thiển và mất nhân tính
- Khổ vào Thân trước tiên, sau đó tập hợp các khổ tác động vào TÂM ( gây ra tổn thương tinh thần ), và THỌ ( bị tổn thương thể xác ) và PHÁP ( nghịch cảnh là ông bố thú tính và cái tư duy tiêu cực mãi mãi đeo bám suốt cuộc đời, sẽ sinh sân hận khi nghe những câu chuyện tương tự và có thể tự mình sẽ xiêng kẻ nào có hành động gây khổ cho nạn nhân khác giống mình )

- Giải pháp diệt tận KHỔ ( Diệt đế ): ông bố này dù có công tạo ra mình nhưng mình vốn chỉ là một khối nghiệp lực đã sai ngay từ khi bắt đầu bị đày vào bào thai. Do đó, cái nghịch cảnh trong quá khứ là công bằng vì trước đó mình cũng gây tội gì nghiêm trọng lắm nên bị đày đọa trong ngục tù tận cùng của khổ suốt nhiều năm. Cho đến hôm nay, khi đã biết chân lý thì KHỔ đã tận.

Bố đã chết đồng nghĩa nghịch cảnh gây KHỔ đã mất, bây giờ chỉ còn lại cái nghịch cảnh là vết hằn trong tâm trí. Bản thân mình đã trả nghiệp xong rồi.
Nghịch cảnh đã không giết chết mình được, và mình hiện không bị bệnh tật gì trong quãng thời gian bị lạm dụng.
Quá khứ đã bị chôn vùi, những ám ảnh đó là hình phạt mình đáng phải trả và cũng đã trả xong. Từ đây đến cuối đời sẽ không còn gây lệ lụy lên thân nữa.

Cái gốc KHỔ ban đầu là tác động lên THÂN trong quá khứ đã tận diệt
Cái đau đớn thể xác (THỌ) trong quá khứ cũng đã tận diệt,
Cái đối tượng gây khổ đã tận diệt ( bố đã chết ) và nhận thức ( PHÁP ) hiện đã hiểu lý lẽ nên cái nhận thức xưa cũ gây tiêu cực đã tận diệt.
Hiện chỉ còn cái Tâm tự vằn vặt mình trong hiện tại nhất định phải bị diệt vì đó là mệnh lệnh, không phải lời thỉnh cầu gì cả, lệnh của Ý thức là phải thực thi. Bằng chứng xác đáng là hiện nay mình có bệnh tật gì nữa đâu.

Cái tôi, cái bản ngã, cái danh dự trong TÂM là thứ gây ra khổ tâm ở thời điểm hiện tại. Cụ thể là gây ra nỗi sợ hãi khi tiếp xúc với người lạ và sợ người khác tội nghiệp cho mình, thấy mình thật đáng thương hại. Tự cái tâm nó sinh ra chứ cái Ý thức không có sinh ra. Ý thức chỉ nhận biết cái tâm nó khởi lên phiền não mà thôi. Nên Ý thức cần chỉnh đốn lại rằng:
Từ giờ trên thế gian này không ai làm tổn thương tinh thần mình được nữa. Người chết đã chết vĩnh viễn. và bản thân mình khi chết thì cũng đã vĩnh viễn không còn nhớ lại những ký ức kinh hoàng nữa, chỉ còn đống bụi hôi thối. Còn ôm áp cái ký ức dơ bẩn này là ngu, cuộc sống còn bao điều ý nghĩa để đạt mà không làm lại đi hướng về quá khứ.
Phải bỏ cái tôi bị quá khứ đeo bám này như cách từ bõ cái thân xác này, dù cái tâm không muốn bỏ những quy luật ai cũng phải bỏ, cái xác thân này phải lụi tàn, cái tôi nằm trong não bộ và cảm nhận được cái tôi nhờ Ý thức, khi não bộ tàn thành một đống phế thải thì cái tôi cũng mất vĩnh viễn theo.
Do đó, chân lý mãi mãi là chân lý, cái tôi này chắc chắn phải bị đoạn diệt vậy ngay bây giờ giữ nó làm gì cho khổ nữa. XẢ BỎ CÁI TÔI chứa đựng quá khứ dơ bẩn là việc hiển nhiên phải làm, không muốn làm thì định mệnh cũng sẽ làm, không ai ngoại lệ được.

Sau khi quán xét thì cái tôi diệt , khổ TÂM đoạn diệt.

Như vậy đã hoàn thành DIỆT ĐẾ, phá tan toàn bộ khối khổ gồm: thân xác, cảm giác đau đơn trên thân, ám ảnh trên thân và tư duy tiêu cực trong trí.

Cả quãng đời còn lại mình luôn sống trong đạo đế và vĩnh viễn không còn điều gì khiến mình khổ được nữa.
 

phuongle

Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
Tham gia
21 Thg 8 2020
Bài viết
75
Điểm tương tác
10
Điểm
8
CHỮ TẬP TRONGG TỨ DIỆU ĐẾ NGHĨA LÀ GÌ ?

Tứ diệu đế là chân lý của Đức Thế Tôn ( Thích Ca Mâu Ni )
Tứ diệu đế là: KHỔ - TẬP - DIỆT - ĐẠO

Chữ TẬP này có hai nghĩa, một là nghĩa dài hạn và hai là nghĩa ngay lập tức

NGHĨA DÀI HẠN

Đó là sự huânn tập, góp gió thành bão của rất rất nhiều quá khứ để tạo nên cái thói quen không thể chống cự lại được. Thói quen đó có thiện và có ác.

Có những thứ bắt buộc như sự sống: hơi thở là bắt buộc, không thở là chết, thở cũng là một hành động thói quen mà những con người phàm phu bị bắt buộc phải làm.

Có những thứ do tự làm mình nghiện mà thành: nghiện cái gì cũng đều là dơ bẩn. Có người người gái gú, cờ bạc, rựu chè, sưu tầm những thứ đồ trang sức.... Những cái tham thô thiển như vậy thì dễ nhận ra, tuy nhiên có những cái tham "tao nhã" hơn lại có vẻ được người đời ca tụng,, ví dụ: uống trà, thưởng thức hoa cảnh, đàm đạo, ngắm trăng...

Đời không bỏ mà lại còn tham muốn có thêm đạo, bởi thế mới đẻ ra cái kiểu lý luận: " cầm trên tay 1 tách trà, uống trong chánh niệm, biết mình đang uống đám mây, đang uống nước suối, thấy hình ảnh , nghe âm thanh tiếng róc rách nước chảy,...." lý luận thì nghe có vẻ hay ho lắm nhưng bản chất vẫn là ham dục, nghiện trà,, thèm muốn uống trà thì cũng có khác gì thèm thuốc lá, rựu chè đâu. Cái miệng thì nói đạo lý, minh triết chứ cái tâm suy cho cùng vẫn là thèm khát,, ham thích sự đời mà thôi.

Một cái ý nghĩ , một cái cảm nhận, cảm xúc đều là huân tập, đều góp vào một vết dơ bản
Sau 1 thời gian dài thì chúng nó gộp lại thành 1 khối dơ bẩn khổng lồ
hoặc có thể hình dung thế này, cứ mỗi lần ý muốn khởi nghĩ ham thích một thứ vật chất hay tinh thần nào đó thì ngay lúc đó đã tạo ra 1 thằng giặc, sau 1 thời gian rất dài thì nó tụ tập lại thành 1 đội quân khổng lồ, đội quân thần chết để lùa ta xuống mồ.

Do đó, chữ TẬP với nghĩa dài hạn chính là sự ngu si, không biết rằng chỉ cần mình khởi lên 1 ý nghĩ, cảm xúc tốt hay xấu về 1 sự việc nào đó, làm một hành động nào đó có chủ ý thì đều là đang tự tạo ra những cái ác, mỗi ngày một ít, sau 1 thời gian thì tập họp lại thành 1 khối nghiệp lực gọi là cám dỗ, phiền não.
Cám dỗ đại diện cho tâm tham muốn và cái tôi tự coi mình là quan trọng ( bản ngã )
Phiền não đại diện cho tất cả tiêu cực trong tâm: cứ gặp sự việc là lập tức bị nghiệp lực khuấy động làm cho tâm nổi sân hận, bực tức, không kiểm soát được.


NGHĨA NGAY LẬP TỨC:

Đúng theo phân loại, ngay lập tức là cái KẾT QUẢ.
Một con người thì ai cũng có 4 nơi:
1. Toàn thân thể thuộc về dục vọng, nhu cầu căn bản
2. Cảm giác thuộc về thân hoặc bệnh tật
3. Cảm xúc thuộc về tâm
4. Nhận thức với thế giới bên ngoài thuộc về trí

Khi 1 cái khổ khởi lên ở 1 trong 4 nơi đó thì 3 thằng kia lập tức tập hợp lại ngay.
Ví dụ: nhìn thấy 1 cô gái đẹp

Thì cái dục đó khởi lên ở Nhận thức trước tiên, tại vì nhận thức như vậy là hấp dẫn, là đẹp nên nó mới lập tức huy động cái cảm xúc khởi lên theo. Sau khi cảm xúc khởi lên thì cảm giác toàn thân khởi lên và sinh dục trong thân huân tập và khởi lên. Trong thân cảm thấy rạo rực. Và như thế sẽ gom lại thành 1 khối lớn dần, lớn dần không ngừng. Sau đó đẻ ra hành động dâm dục là cái kết quả.

Như vậy, một thằng sinh khởi thì ngay liền 3 thằng kia tụ tập lại ngay. Đó là TẬP ở nghĩa KẾT QUẢ NGAY LẬP TỨC.
 

phuongle

Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
Tham gia
21 Thg 8 2020
Bài viết
75
Điểm tương tác
10
Điểm
8
BÀI QUÁN ĐOẠN TẬN SẮC DỤC NÀY RẤT HAY. ĐÚNG TINH THẦN DÙNG LÝ TRÍ ĐỂ QUÁN XÉT NÊN MÌNH ĐĂNG LẠI TẠI ĐÂY ĐỂ LÀM TƯ LIỆU LUYỆN TẬP.
MỤC ĐÍCH: DIỆT BẢN NGÃ - XẢ SẠCH TÂM HAM MUỐN, MONG CẦU VÀ PHIỀN NÃO.

-> Xả cái chấp thân: Do chăm chút bản thân, do ham muốn cái thân xác này được hưởng lạc thú ở đời
nên mới ham thích sắc dục, thấy trai/ gái có ngoại hình lôi cuốn là bị nghiệp lực ( vốn đã huân tập vô lượng kiếp sống ) cám dỗ ngay.
-> Càng đọc nhiều,, càng ngẫm nhiều, càng chiêm nghiệm để ghê tởm thân xác " bọc phân " này càng xả bỏ cái chấp thân.
-> Xả được cái chấp thân thì sẽ xả được cái chấp vào tâm ( tam độc của tâm là thích sướng, ghét khổ , cầu an )
=================

TÔ ĐIỂM BẢN THÂN LÀM CHÚNG SINH ĐIÊN ĐẢO CHÍNH LÀ ĐANG TẠO NGHIỆP XẤU.
Người thường chải chuốt hình dáng chính là đang tự tạo nghiệp xấu. Nếu bôi son trét phấn vào môi, vào má hồng hồng đỏ đỏ, rồi cho rằng như vậy rất có ý nghĩa, nhưng thật ra đây là sự thể hiện sự điên đảo của chúng sinh làm cho người khác sinh lòng tà.
Nếu bôi son trét phấn vào môi vào má hồng hồng đỏ đỏ, cho rằng làm như vậy rất có ý nghĩa, song thật ra thì chẳng có ý nghĩa gì cả, mà chỉ là thể hiện sự điên đảo của chúng sinh.
Nếu quý vị còn thích đẹp đẽ, xinh xắn, mỹ quan thì hẳn thói quen (ham sắc) chưa trừ.
Người có đẹp lộng lẫy đến đâu, cũng chỉ là bọc da thối. Người xấu xí tới đâu cũng chỉ là bọc da thối. Bên ngoài tuy không giống nhau nhưng bên trong thì một thứ, chẳng gì đẹp đẽ hay xấu xí. Nếu càng tìm bên trong càng thấy toàn là máu, mủ, đờm, dãi, nhớp nhúa. Xét đến năm tạng, thì toàn là phân và nước tiểu. Bên ngoài đẹp đẽ, bên trong thối không thể chịu được, có gì khác đâu? Cần gì mình phải chấp trước vào cái thân này chớ! Người ngu si thì chú ý vẻ đẹp bên ngoài, chấp trước vào cái tướng đẹp đẽ mỹ miều, rồi ghét bỏ cái tướng xấu xí. Ðây chẳng phải là ngu si sao?
Không Truy Cầu: Không truy cầu thì sẽ không khởi ý niệm dâm dục. Dâm dục là do mình có mong cầu. Con gái mong con trai, con trai mong cầu bạn gái, đó là thứ truy cầu kẻ đối phương. Không những chỉ cầu thôi mà còn truy, theo đuổi nữa, giống như cái khoan, cứ nhắm về phía trước mà khoan. Nếu không có sở cầu, thì làm sao còn ý niệm tà dâm? Một chàng trai tuấn tú, một cô gái xinh xắn bất quá chỉ là hai bị thịt hôi hám mà thôi. Tại sao tham luyến chứ? Nếu không có sở cầu thì mình không sao phạm giới dâm này.
"Dã dung hối dâm" có nghĩa là chải chuốt hình dáng là khiến kẻ khác sinh lòng dâm. Ví dụ như người con gái bôi phấn thoa son, trang điểm thật lộng lẫy, đây chính là khêu gợi, khiến người khác trông thấy liền sinh lòng tà vậy. Thế nên người nữ tốt nhất là để dung mạo tự nhiên, không cần phải tô son điểm phấn. Nếu bôi son trét phấn vào môi vào má hồng hồng đỏ đỏ, cho rằng làm như vậy rất có ý nghĩa, song thật ra thì chẳng có ý nghĩa gì cả, mà chỉ là thể hiện sự điên đảo của chúng sinh—sự điên đảo của chúng sinh chính là ở điểm này vậy!
Người con trai đứng trước người đẹp như Tây Thi chẳng hạn, nếu theo phép quán "sọ đầu lâu", tự nhiên sẽ hết động tâm.Người con gái khi gặp một chàng trai anh tuấn như Phan An năm xưa, nếu theo phép quán "xương trắng", cũng chẳng động tâm. Nếu không có pháp đó thì mỗi khi gặp gái đẹp, trai anh tuấn, cái tâm liền chạy lăng xăng, như vượn leo, như ngựa chạy, không biết như thế nào mới đúng. Chỉ vì không đủ định lực, thành thử uổng phí mất Ðạo nghiệp, thật đáng tiếc biết bao!
Lao đầu vào chuyện yêu đương tình ái lúc mình chưa trưởng thành chững chạc thì cũng hệt vậy (lúa chưa chín mà vội ngắt). Và dù rằng đây là việc tệ hại nhất, người ta ai cũng cho việc trai gái hẹn hò, yêu đương lãng mạn là việc hợp thời, đúng mốt nhất. Thật là quan niệm điên đảo về tình yêu. Đáng buồn thay!
Trích "Khai thị về ái dục"
Hòa Thượng Tuyên Hóa

121824745_713497986218392_7115736337278055697_n.jpg
 
Last edited:

phuongle

Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
Tham gia
21 Thg 8 2020
Bài viết
75
Điểm tương tác
10
Điểm
8
NHẬT KÝ SAU KHI CON NGỪƠI CHẾT
- Vào một ngày, khi người không còn nữa, đứng cạnh thân xác đang nguội lạnh, cứng đờ người đã thấy... Người ghét ta, nhảy múa vui mừng, người thương ta, nước mắt rưng rưng.
- Ngày Động Quan...thân thể ta nằm sâu dưới lòng đất. Người ghét ta, nhìn nấm mộ niềm vui hiện rõ. Người thương ta, chẳng nỡ quay đầu nhìn lần cuối.
- Ba tháng sau, thân xác ta đang dần trương sình, bốc mùi hôi thối, thuở còn sống ta vô cùng ghét côn trùng, giờ đây giòi bọ đang nhăm nhi cái thân mà ta cả đời nâng niu, tàn sát sinh mạng để cung phụng cho nó đủ thức ngon, mặc đẹp, đắp vào bao nhiêu tiền của.
- Một năm Sau: Thân thể của ta đã rã tan…nấm mộ của ta mưa bay gió thổi...ngày giỗ ta, họ vui như trẩy hội, mở tiệc hội họp ca nhạc, ăn uống linh đình. Người ghét ta, lâu lâu trong buổi trà dư tửu hậu nhắc đến tên ta...họ vẫn còn bực tức. Người thương ta, khi đêm khuya vắng lặng, khóc thầm rơi lệ tìm ai bày tỏ.
- Vài năm sau: Ta không còn thân thể nữa, chỉ còn lại một ít xương tàn. Người ghét ta, chỉ nhớ mơ hồ tên ta, họ đã quên mất gương mặt của ta. Người yêu thương ta, khi nhớ về ta có chút trầm lặng. Cuộc sống xô bồ dần dần làm phai mờ đi tất cả.
- Vài Chục Năm Sau...nấm mộ của ta hoang tàn không người nhang khói, quan tài nơi ta nằm đã mục nát, chỉ còn một mảng hoang vu. Người ghét ta, đã già lú cũng quên ta rồi. Người yêu thương ta, cũng tiếp bước ta đi vào nấm mộ.
- Đối Với Thế Giới Này... Ta đã hoàn toàn trở thành hư vô, không ai biết ta từng tồn tại, bạn bè, đồng nghiệp, người thân, mỗi người một nơi, kẻ già, người chết, những gì ta dùng đã mất, những gì ta để lại rơi vào tay kẻ khác.
Ta phấn đấu, hơn thua, tranh giành cả đời, cũng không mang theo được nhành cây ngọn cỏ. Tiền tài, gia sản mà tôi cố giữ, cố thủ đoạn, mưu mô để có cũng không mang được một phần hư danh, vinh dự hão huyền nào.
- Ta nhận ra sống trên đời này, bất luận là giàu sang phú quý hay bần tiện nghèo nàn. Khi nhắm mắt, xuôi tay phải bỏ lại tất cả, trả hết cho đời. Cái ta mang theo được, chính là cái ta đã cho đi là đạo đức là sự lương thiện. Bất giác ta có chút ân hận, lòng lâng lâng một nỗi buồn khó tả, cứ da diết, da diết mãi không thôi. Bao nhiêu phồn hoa, thoáng qua phút chốc. Trăm năm sau, chỉ còn lại một nắm nấm mộ vô danh.

121625455_205640054305705_2105028518095116300_n.jpg
121588266_205640094305701_6676839587269351396_n.jpg
122037041_205640070972370_4834570100752809169_n.jpg
 

phuongle

Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
Tham gia
21 Thg 8 2020
Bài viết
75
Điểm tương tác
10
Điểm
8
Trong Tây Du Kí, có tập Tôn Ngộ Không đứng trên bàn tay của Như Lai Phật Tổ và kiêu ngạo rằng không có nơi nào trong tam giới mà khỉ ta không tới được. Phật Tổ bảo rằng nếu Ngộ Không bay ra khỏi lòng bàn tay của Phật thì Ngộ Không chiến thắng. Sau một phen nhào lộn rất xa, tưởng như đến tận chân trời, tới một nơi chưa ai đi đến được thì mới phát giác, dù đi xa tới đâu chăng nữa vẫn không thoát ra khỏi cái bãn ngã tự cao, tự đại, tự chấp vào chính mình.

Theo lẽ thường tình, một người càng có nhiều tri thức thì cái tôi càng lớn. Họ sẽ bám chặt vào cái hiểu của mình và tự cho rằng như vậy là đúng đắn nhất, mọi thứ khác không có ý nghĩa.

Tri thức là những hiểu biết góp nhặt của thiên hạ (được số đông công nhận thì tạm xem là đúng) Ví dụ một người nhặt một cục đá, đem về đốt nhang cầu khẩn và bảo đây là đá thần, rất linh thiêng, sau đó người người kéo tới cầu khẩn và cục đá vô tri vô giác đó trở thành một tri thức về sự mầu nhiệm của tâm linh. Dĩ nhiên, vẫn có khối người lí trí không tin vào những chuyện không có căn cứ như vậy. Bản chất của Tri thức đa phần chỉ mang tính thời điểm và dựa vào quan điểm mỗi cá nhân, từ đó gây ra mâu thuẫn và nuôi lớn cái tôi cố chấp vào quan điểm của chính mình.

Mặt khác, Trí thức có ý nghĩa khác hoàn toàn, một người Trí thức là họ nhìn thấy mọi mâu thuẫn được tạo ra do bất đồng về cách nhìn nhận một tri thức và quan trọng nhất là cách ứng xử để không bị cuốn vào vòng xoáy của sự cố chấp sinh ra bởi lòng tự tôn của chính mình.
Một người có trí thức đứng trước một Tri thức mà bản thân mình chưa hiểu rõ sẽ không vội bác bỏ mà chỉ tôn trọng quan điểm của người khác chứ không phán xét một cách nông cạn.

SAU ĐÂY VÍ DỤ VỀ MỘT TRƯỜNG HỢP ĐỂ THẤY BẢN NGÃ (CÁI TÔI) LỚN BIỂU HIỆN NHƯ THẾ NÀO QUA SUY NGHĨ VÀ HÀNH ĐỘNG THỰC TẾ.
Câu chuyện như sau:


Tình cờ, Trên 1 nhóm facebook mình thấy nhiều thành viên đăng bài viết hỏi lý do tại sao khi ngồi thiền gặp những trường hợp như thấy ánh sáng, thấy như cơ thể run lên, và đủ thứ trạng thái kì lạ khác,....
Để trả lời câu hỏi này không phải đơn giản nói trong một hai câu là hiểu được. Tuy nhiên, khi mình đăng lên thì gặp một quản trị nhóm xóa bài vì đơn giản họ không hiểu. (họ bảo chỉ xem qua 2 giây thấy không hiểu nên xóa liền chứ không thèm đọc xem nội dung thế nào).

Cái tôi lớn có nghĩa là CHỈ COI TRỌNG BẢN THÂN mà thôi, không cần biết quan điểm của người xung quanh như thế nào, chỉ cần không như những gì mình hiểu biết là bác bỏ ngay. Nhân vật quản trị viên xóa bài viết của mình là một người đi truyền bá, dạy cho học viên những thứ tốt đẹp nhưng hãy nhìn cách họ hành xử để thấy trái ngược hoàn toàn.

Đây là Link FB của quản trị của nhóm diễn đàn này dạy Yoga kiểu Ấn độ. Người có cái tôi cực đoạn và đi ngược hoàn toàn với những lời hay ý đẹp mà bản thân đi truyền bá.

Xem qua cách trả lời của người này, dễ thấy rằng những người ngồi thiền họ không hề thay đổi gì trong cách tư duy, nhận xét về 1 sự việc. Cứ hễ không như mình hiểu thì bác bỏ ngay liền. Càng tích lũy những cái hiểu biết xa rời thực tế thì càng nuôi lớn bãn ngã (sự tự cao, tự đại, chỉ cho rằng mình đúng)
  • Ngồi thiền để hướng tới những điều tốt đẹp chỉ là lý thuyết suông: (Lấy ví dụ là người quản trị viên này thôi nhé, không quơ đũa cả nắm.) Thực tế cách họ hành động thì ngược lại hoàn toàn ,chỉ mới nghe thoáng qua đã vội kết luận và còn cho rằng đó là những thứ hầm bà lằng, rối rắm trong khi bản thân mình không hiểu đã vội phán như đúng rồi.
  • Cái tôi quá lớn: họ tự cho rằng họ không hiểu thì ai cũng không hiểu. Cụ thể họ dạy về luân xa nên họ thấy nói về Luân xa là dễ hiểu.
  • Chỉ giỏi đi tiếp thị nên tư tưởng của họ hướng đến marketing kiếm khách: kiểu thương mại thực dụng để kiếm học viên. Nội dung quảng cáo thì khua môi múa mép, nào là tâm trí tỉnh táo, suy nghĩ rõ ràng (nhưng thực tế đụng chuyện là cái tôi nổi lên đùng đùng, lập tức phản bác bất kỳ ai nói gì ngoài phạm vi hiểu biết của họ và quan trọng là chẳng cần biết thực hư thế nào). Bên cạnh đó, cái gọi là "loại bỏ cảm xúc tiêu cực, giúp ổn định tinh thần" thực chất chỉ là lớp vỏ ngụy tạo, sử dụng sự lười tiếp thu cộng với bảo thủ để phớt lờ mọi thứ xung quanh và gọi đó là loại bỏ tiêu cực. Giống như một người yếm thế, tự thu mình vào một lớp vỏ để không va chạm với chuyện gì trong cuộc sống.
Qua tình huống này, có thể kết luận rằng:
- Việc ngồi thiền không hề giúp tăng sự hiểu biết sự việc một cách thấu tình hợp lý. Ngồi lâu chỉ khiến đóng băng tư duy và càng bám chặt vào những thứ mơ hồ, trừu tượng, sống lập dị theo cái khuôn mẫu tự mình vẽ ra.
- Hãy tránh xa những lời mời chào về các khóa dạy làm sạch, khai mở luân xa này nọ vì nhồi nhét vào đầu những thứ mơ hồ không hề giúp ích gì trong việc làm chủ cái tôi và cách ứng xử khôn khéo.
- Nuôi lớn bản ngã (cái tôi sĩ diện, cố chấp) bằng những thứ kiến thức mơ hồ, trừu tượng và không xem ai ra gì
 

Đính kèm

  • mode lam quyen.PNG
    mode lam quyen.PNG
    37.9 KB · Xem: 210
  • dao duc gia.PNG
    dao duc gia.PNG
    129.2 KB · Xem: 214
  • thanh vien hoang mang.PNG
    thanh vien hoang mang.PNG
    458.7 KB · Xem: 208
Last edited:

phuongle

Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
Tham gia
21 Thg 8 2020
Bài viết
75
Điểm tương tác
10
Điểm
8
// CHIA SẺ KINH NGHIỆM XẢ TÂM - PHẦN 1.

Nếu tóm tắt đường lối nguyên thủy thì chỉ gom 4 từ sau đây: " DIỆT NGÃ - XẢ TÂM "

Đường lối của Nguyên thủy không hề giống với bất cứ pháp môn nào cả, dòng thiền minh sát tuệ của miến điện sai hoàn toàn so với Chánh Pháp của Đức Thế Tôn vì hành động của là ỨC CHẾ TÂM chứ không phải xả tâm. Những người hành thiền dùng ý thức để quan sát hành động nội thân hơi thở, phình xẹp để trói ý thức vô hành động đó và khiến cho cái nhận biết không có phát hiện ra đối tượng khởi lên trong tâm. Do đó, thiền sẽ không hề xả được tâm và cũng không có đạo lực vì họ chỉ ngắm nhìn cái thân mà thôi, nhìn hết kiếp này luôn vẫn không có gì thay đổi cả.

1. Chánh pháp:

thuật ngữ này không nên dịch là những pháp môn chân chánh vì nếu dịch như vậy thì mọi người sẽ lầm tưởng rằng pháp môn này là do cá nhân ông Phật Thích Ca đặt ra. Nếu hiểu như vậy sẽ không thấy được con đường tổng quan. Bởi vì, con đường Bát Chánh Đạo có 8 lớp, ngay lớp đầu tiên, Đức Thế Tôn đã truyền thừa lại những chân lý mà lẽ ra phải đạt tới Tam minh mới hiểu thì ngay từ lớp Chánh kiến đã được học để suy ngẫm và chiêm nghiệm rồi.
Ví dụ: Chân lý Khổ - Tập - Diệt - Đạo là thuộc về tuệ tam minh.
Đây là một thắng trí, sử dụng thắng trí đó để làm chủ tâm trước tiên. Khi làm chủ tâm được rồi thì sẽ có đạo lực để tiến tới làm chủ thọ ( bệnh tật ) và cuối cùng là làm chủ Pháp ( làm chủ sự sống chết ). Thắng trí có nghĩa là hiểu biết chiến thắng được định mệnh. Định mệnh nó sắp đặt sẵn những tình huống để con người nuôi lớn cái tôi ngã mạn, cái tánh tham dục, ưa thích hưởng thụ và phiền não. Nhưng nhờ cái hiểu biết thắng trí sẽ nhận ra ngay và không để mình bị ngu , không để mình khởi lên những suy nghĩ tiêu cực, những tâm trạng phiền não và dục vọng nữa.

Ví dụ: khi ngửi mùi cà phê thì 1 người bình thường nếu thích uống cà phê họ sẽ khởi lên cái thọ thích thú, ham thích và từ đó tâm ham muốn uống 1 ly cà phê cho đã ghiền, cuối cùng họ sẽ hành động là đi mua 1 ly cà phê. Quá dễ hiểu là người đó đã bị định mệnh sai khiến, họ đã không thắng được cám dỗ, họ không làm chủ được cái tâm của họ và dĩ nhiên họ sẽ không thể nào làm chủ để cái bệnh tật khi bệnh tật kéo đến.

Còn với thắng trí, người cư sĩ sẽ nhận ra ngay, đây là khổ, đây là cám dỗ để nuôi lớn cái chấp ngã ( chấp vào dục vọng của thân ), cái ngã này sẽ dìm mình trong biển máu nếu mình nuôi lớn nó bằng cách buông xui chìm vào cám dỗ. Khi suy tư, quán xét như vậy thì sẽ xả được cái chấp ngã và cái tâm ham ăn hốt uống. Bên cạnh đó, có thể quán thực phẩm bất tịnh để thấu hiểu càng ăn uống nhiều thì càng bệnh tật nhiều vì cái thân này là dục, càng ăn nhiều thì càng phân chia tế bào nhiều, từ đó gia tăng tỷ lệ phát sinh gốc tự do gây ung thư và các bệnh hiểm nghèo.
Khi quán xét như vậy thì cái tâm nó xả li, ghê tởm thực phẩm và sẽ xả cái tâm ham ăn ra khỏi tâm. Khi cái tâm nó gớm cái ăn uống rồi thì nó không bao giờ khởi lên thèm nữa, lúc đó nhìn thấy thực phẩm không bao giờ thèm muốn ăn nữa. Ăn chỉ để sống là đủ. Đối với người cư sĩ thì vẫn ăn đủ 2 bữa hoặc 3 bữa nếu còn phải tùy thuận trong gia đình. Tốt nhất là ăn chay , rau củ quả, cá, nên ăn đồ hấp, luộc và không ăn thịt )
 

phuongle

Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
Tham gia
21 Thg 8 2020
Bài viết
75
Điểm tương tác
10
Điểm
8
2. Chánh kiến và Chánh tư duy là hàng đầu

Chánh tư duy là khi bản thân mình làm một việc, mình sẽ biết trước những kết quả xảy ra và do đó tâm không sinh ra những tâm trạng tiêu cực.

comemnt vo nghia - cong kich.PNG

Ví dụ: Khi tôi viết những chia sẻ như thế này, với chánh tư duy, tôi biết chính xác sẽ có khả năng những người không hiểu nhảy vào bình luận công kích này nọ.. Lý do đơn giản theo Nhân quả, tôi tạo nhân là tạo ra những nội dung này, và hiển nhiên sẽ kéo theo NHIỀU cái quả khác nhau. Trong đó, sẽ luôn có những quả bị sâu, bị hỏng hóc, đó là cơ hội tốt để phát triển tư duy, càng tư duy để hiểu thấu đáo thì tâm càng vững vàng.

Khi đó tôi sẽ tư duy trong đầu như sau:
- Sẽ có các nhóm người xem bao gồm:
  • Hoàn toàn mới, chưa hiểu gì về những điều này: nhóm này sẽ khách quan xem và suy ngẫm
  • Trái với những điều họ biết: họ từng biết những tri thức không giống mình nên khi gặp ý kiến khác sẽ phớt lờ, bỏ qua hoặc không hiểu
  • Định kiến nặng: nhóm này bám chặt vào định kiến cá nhân của họ (thích lý luận, hiếu chiến và lười động não) nhóm này sẽ đóng chặt cánh cửa tư duy. Với nhóm này sẽ không cần thuyết phục vì nếu thuyết phục sẽ tốn thời gian của bản thân và đó là 1 việc vô bổ vì sẽ không mang lại lợi ích gì. Chánh pháp là dựa trên lẽ thật, chỉ phù hợp với những người lý trí, biết tư duy, xem xét đúng sai ở nhiều góc độ. Do đó, những người chỉ bám chặt vào cái hiểu của họ là những người có bản ngã lớn,cái tôi lớn thì tuyệt đối không cần lý giải.
Khi hiểu rõ như vậy, gặp những trường hợp không hiểu thì tâm không sinh khởi chướng ngại và vẫn tiếp thản nhiên để tiếp tục chia sẻ cho những người lý trí. Khi Chánh tưu duy phát triển thì luôn hiểu rõ bản chất của mọi sự vật, sự việc và từ đó không bị những thứ chướng ngại do chính hành động mình tạo ra.
 
Last edited:

phuongle

Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
Tham gia
21 Thg 8 2020
Bài viết
75
Điểm tương tác
10
Điểm
8
theo cái hiểu của mình thì chính bạn đã tự cho cái điều mình nói là chân lý và tất cả những gì mà người khác đưa ra ( commen ) trao đổi cùng bạn đều là sai và thấp kém trong tư duy ...
Điều này chứng tỏ bạn cũng đã dính mắc vào chính cái định kiến của chính mình, tự ngã cho mình là chánh lý . chánh kiến ....đúng với tư duy nghiền ngẫm về chân lý giải thoát ..
những nhóm mà bạn nêu ra đấy là tự bạn suy luận rồi cố chấp vào đó để tự khẳng định mình.
với mình đơn giản khi tham gia trao đổi cùng bạn là hỏi trực tiếp điều bạn nêu ra , ví dụ tôi hỏi về tham thoại đầu , nhưng bạn đã né tránh và không thực sự trao đổi về điều đó , bạn đã né tránh và lái sang những vẫn đề không liên quan đến câu hỏi mà mình cần đượ bạn giải đáp. đáng lẽ mình cũng để bạn tiếp tục công việc của mình , song những gì bạn nói đã đủ khẳng định tự tâm bạn cho mình một cái ý thức là mình luôn đúng và người vào đây trò chuyện sẽ rơi vào một vào trong ba nhóm bạn đã nếu ra.
cũng đã lâu không muốn đôi co biện luận làm gì , song bạn phải thực sự nói đúng với những gì gọi là giải thoát giác ngộ như bạn đã đưa ra cái chủ đề này . tất nhiên tôi hiểu bạn đang thực hành theo Nguyên Thủy , cho nên đào sâu vào tham thoại đầu là bạn không thể vì chắc chắn rằng bạn không hề là người tham thoại đầu. chỉ hi vọng được nghe nhưng lời tương đồng giải thoát giữa Nguyên Thủy và Tham Thoại đầu từ sự chứng ngộ chân chánh của bạn.

Tôi không giải thích vì chính xác tôi biết tham thoại đầu sẽ dẫn đến ngõ cụt , nhưng nhưng tôi đã nói ngay từ đầu,, những ai chấp nặng vào quan điểm của mình thì tôi sẽ không giải thích vì họ sẽ khônngn chịu hiểu, càng giải thích thì chẳng có ích lợi gì. Bạn đã xem video đầu tiên tôi chỉ ra bằng chứng rõ ràng trong sách hay chưa? Nếu chưa thì chứng tỏ bạn có lắng nghe đâu mà muốn giải thích ?
TÔI NÓI THẰNG RA LÀ THAM THOẠI ĐẦU sẽ không đưa đến giải thoát gì cả, ngay từ đầu bạn đã không tin rồi ( thông qua một bài chi tiết) mà bây giờ bạn nói là tôi tránh né ?
bài viết giải thích rất dài nhưng bạn có chịu hiểu đâu
Bạn hãy hỏi những người hành theo pháp đó xem họ đạt được CỤ THỂ những gì thì mới biết chính xác.
Còn tôi nói xong bạn ngồi đó tưởng tượng thì sao mà ra được phải không?
Hoặc bạn cứ làm theo ý bạn, cứ ngồi đó rồi tham thoại đầu rồi quay lại đây nói lên kết quả mà bạn thấy, chứ bạn chỉ dựa trên suy luận thì sao lại trách người khác?
TÓM LẠI, BẠN HÃY THỰC HÀNH RỒI BÁO CÁO KẾT QUẢ CHỨ ĐỪNG CHỈ BẮT NGƯỜI KHÁC GIẢI THÍCH TRONG KHI BẢN THÂN HOÀN TOÀN CHƯA THẤY ĐƯỢC TÂM TRẠNG, CẢM NHẬN TRONG KHOẢNH KHẮC ĐÓ, bạn không suy luận được nỗi đâu, chỉ có thực hành rồi mới biết đường mà hiểu.
Bạn không hề tự mình nếm tri mà muốn người khác diễn tả mùi vị thì thử hỏi làm sao mà bạn hiểu được?

Bạn nói chúng tôi tránh né là hoàn toàn sai vì thông tin liên hệ của chúng tôi đã public công khai từ rất lâu, ai muốn hỏi điều gì cũng liên lạc được.
Phone liên lạc: 0947-409-918

Tuy nhiên, trước khi hỏi BẠN PHẢI TỰ HÀNH THEO PHÁP MÔN THAM THOẠI ĐẦU
SAU ĐÓ, Bạn tự trả lời các câu hỏi sau đây:

1. Bạn đã tự thực hành hay chưa, hãy mô tả chi tiết cách thức thực hành?
1. Hãy liệt kế cụ thể những gì bạn cảm nhận khi bạn tham thoại đầu?
2. Hãy chỉ ra cái kết quả cuối cùng bạn muốn đạt được từ tham thoại đầu?
3. Những người đi trước họ đạt được gì theo pháp môn này?
4. Bạn biết đường lối nguyên thủy đạt được giải thoát là giải thoát những gì hay không mà muốn tìm điểm chung với kiểu thiền tham thoại đầu?
5. Bạn đã đọc và hiểu rõ chứng đạo theo Nguyên thủy là làm chủ thân-bệnh tật-tâm và tư duy hay chưa, còn tham thoại đầu mục đích làm chủ được 4 chỗ than-thọ-tâm-pháp hay không mà bạn muốn tìm điểm chung?

Chừng nào bạn tự trả lời được thì bạn mới biết chỗ vướng mắc chính xác,
khi chính bạn hỏi đúng trạng thái thì tôi sẽ trả lời cho bạn thông hiểu trạng thái đó thực hư là thế nào. Khi đó bạn sẽ hiểu chỉnh xác điều bạn muốn giải tỏa. Còn đằng này, bạn đi hỏi những điều bạn đang cố bảo vệ thì tôi nói gì bạn cũng tìm kẻ hở để bắt bẻ mà thôi. Bản thân bạn đang muốn tìm cách Thiền đã nhanh đạt được mục tiêu nào đó, trong khi ngay từ đầu chúng tôi đã chỉ rõ ràng, rành mạch những cách làm dẫn đến tai hại, dẫn đến các hiện tượng ảo giác và lầm lạc, cố chấp khi ngộ ra những loại kiến giải theo kinh sách.

noi co sach mach co chung.PNG


Bạn bảo là chúng tôi không trả lời vậy hồi âm này là gì? và sau đó sao không thấy bạn hỏi gì tiếp theo mà bây giờ đi bắt bẽ là không trả lời ? Bạn đọc hồi âm mà vẫn không hiểu là chúng tôi đã bác bỏ cách làm này vì nó dẫn đến nguy hiểm à? Bạn cố ép chúng tôi phải trả lời là tham thoại đầu có điểm tốt mới vừa lòng hả dạ hay sao?

Bản thân bạn có cắt ái li gia, một lòng tu hành, xả bỏ tất cả hay chưa mà lại mong muốn đạt được cảnh giới cao nhất giống các bậc thánh tăng? Nếu bạn 1 lòng quyết tâmm thì chắc chắn cũng không có mặt online mà đi bắt bẽ này nọ rồi. Trong hồi âm trước tôi cũng đã trả lời rõ ràng là những thánh tăng theo pháp môn ngoại đạo họ cũng từ bỏ tất cả mới đạt được tại sao bạn không đọc rõ từng câu mà giờ lại đi bảo là không trả lời vậy nhỉ?

Nếu bạn không chịu dành thời gian để đọc trước mà đi hỏi thì làm sao có thể trả lời vắn tắt để mà hiểu được.
  • Chúng tôi đã chỉ rõ đó là TAI HẠI nhưng bạn lại muốn tìm điểm chung thì bạn nghĩ điểm chung là gì ở đây?
  • Bạn có thực sự muốn hiểu hay chỉ muốn nghe những gì mình đang theo đuổi (tham thoại đầu) ?
  • Chúng tôi biết rõ nó dẫn đến sai mà bạn có vẻ muốn chúng tôi dạy bạn cách tham thoại đầu ?
  • Nếu bạn không tin thì sao bạn không đi hỏi những thầy bà đang tham thoại đầu và theo họ chứ sao lại đi tìm người đã bác bỏ nó vì biết nó dẫn đến nguy hại?
Mặt khác, bạn nghĩ chúng tôi không hiểu vậy bạn hãy chủ động trả lời 5 câu hỏi trên trước đi thì mới thấy được chỗ cần thảo luận. Đằng này, tôi thấy bạn chăm chăm vào chỗ không tán đồng trong khi về phía bạn không đưa ra những nội dung chi tiết gì thì thảo luận kiểu gì?

Nếu bạn thực sự muốn hiểu vậy bạn hiểu đường lối của Chánh pháp hay chưa, bạn chưa nắm được thông tin mà người khác đã trình bày trước đó rất chi tiết rồi mà lại nôn nóng muốn hiểu thì hiểu kiểu gì đây?
Nói dễ hiểu là chúng tôi biết cách lầm như vậy sẽ khiến bị điên loạn, bây giờ bạn lại đi hỏi làm như vậy có gì tốt lành hay không thì trả lời thế nào để bạn vừa lòng? Không lẽ nói dối qua loa kiểu như :" cũng là 1 đường lối giải thoát, chúc thành công". Chúng tôi không làm như vậy, những gì biết rõ thì sẽ không mập mờ. Ai không hiểu thì dấn thân làm đi rồi sẽ biết chỗ hỏi chính xác.

Chúng tôi vì tùy thuận bằng lòng nên khuyên bạn cứ thực hành theo những gì bạn cho là đúng đi rồi mới có cái để mà hỏi đáp.

Ví dụ: bạn đã làm và ngồi mãi vẫn không thấy gì thay đổi thì khi đó mới hiểu tại sai tôi khẳng định sẽ dẫn đến đường cùng, hoặc ngồi riết rồi nhớ lại những lời lẽ trong kinh sách rồi ngộ ra này cái nọ thì mới hiểu tại sao đó gọi là PHÁP TƯỞNG.

Còn bản thân bạn bây giờ có nghe tôi giải thích mà không chịu dấn thân làm,, không hề trải nghiệm mà muốn hỏi trước thì tôi đành bó tay mà thôi. Giống như bạn không biết nếu cứ đi thẳng sẽ đến điểm cuối cùng như thế nào mà bạn lại dò hỏi thì chúng tôi trả lời bạn cũng có tin được đâu. Cụ thể chính tôi đã xác nhận tham thoại đầu sẽ dẫn đến 1 trong các loại tưởng, nếu có người tìm cầu học hỏi thì bạn đã hỏi thêm "tưởng" như vậy nguy hiểm thế nào?
Đằng này bạn phớt lờ, bạn chỉ muốn nghe những điều ủng hộ cho tham thoại đầu mà thôi.

Bạn trách người khác không trả lời nhưng quên rằng chính bạn có định hình được điểm đến như thế nào đâu mà người khác diễn tả được. Bản thân bạn còn không biết hành động tham thoại đầu sẽ đạt được cái gì thì người khác có nói gì đi nữa bạn cũng có tin đâu, nhưng nếu người khác bảo là tham thoại đầu sẽ nhanh thành phật hoặc có thần thông chắc bạn sẽ tin ngay và đồng ý ngay vì tâm tham vẫn còn đấy.

Đường lối của Chánh pháp nguyên thủy không hề giống với bất cứ suy luận, pháp môn nào của người phàm tục tự chế ra, không hề giống với đại thừa, tối thượng thừa hay bất cứ pháp môn hành thiền nào cả. Dĩ nhiên tham thoại đầu là 1 pháo môn do người trần mắt thịt đẻ ra, không phải của Đức Thế Tôn nên không hề có điểm chung gì ở đây. Tôi thừa hiểu rõ bạn mong muốn có điểm chung nhưng ngay từ đầu tôi thấy bạn quá thích thú với tham thoại đầu và tôi biết rõ nó dẫn đến các tai hại của các nhóm tưởng như đã đề cập trong 3 video. Bạn có xem hết chưa mà bảo là phớt lờ?

Tôi khẳng định không hề giống. Nếu bạn đủ lý trí, biết lắng nghe để mở rộng tư duy thì ngay từ bài đầu tiên của chủ đề đã hiểu mục đích rõ ràng là giải thoát thân- thọ- tâm - pháp rồi. Đằng này bạn có đọc và chiêm nghiệm hay không mà bây giờ lại nói rằng mong chỉ ra điểm chung với Tham thoại đầu ?

Còn về trường hợp tôi đưa ra ví dụ, bạn thấy người được đề cập họ có đóng góp gì được hay không, hay họ chỉ chấp vào pháp môn của họ rồi phán như đúng rồi? Họ cũng như bạn, bám chặt vào pháp môn của họ và hoàn toàn không có điểm chung gì để thảo luận
Bản thân họ không hề xem ( họ ngứa tay vào xem chơi cho vui rồi phán lung tung), không hề biết tôi đang nói gì mà họ phán thì rõ ràng đó là hành vi hiếu chiến và công kích.

NHỮNG GÌ TÔI KHẲNG ĐỊNH SAI, KHÔNG ĐÚNG VỚI CHÁNH PHÁP VÌ TÔI BIẾT CHẮC CHẮN ĐƯỜNG LỐI NGUYÊN THỦY. ĐÓ LÀ ĐẠO ĐỨC KHÔNG NÓI DỐI. Tôi biết rõ chính xác nên mới khẳng định chứ không phải như trường hợp của Nick kia, không hề hiểu đường lối của Nguyên Thủy như thế nào mà áp đặt theo cái hiểu cá nhân của họ..

@vienquang6 xem hành vi của hai Nick này để khách nhận xét nhé.
Một người đặt câu hỏi, đã trả lời nhưng không đúng như những gì mong muốn được nghe nên chuyển qua bắt bẽ. Còn một thành viên khác thì hoàn toàn không xem, không hiểu nhưng cũng nhảy vào phán xét và không hề có tính chất xây dựng.
 
Last edited:

phuongle

Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
Tham gia
21 Thg 8 2020
Bài viết
75
Điểm tương tác
10
Điểm
8
Cái gì mà hai hành vi vậy bạn; mới có mở lời chào hỏi mà đã muốn cà khịa rồi sao. nếu bạn không muốn chúng tôi chào hỏi mà lại thích ngéo tay hoặc ngoắc chân thì cứ ới một tiếng. bằng không thì việc bạn bạn cứ tiến hành, chớ để ý đến tiếng ong, ve làm gì , hễ cứ không để ý , cứ chánh niệm mà làm việc của mình thì không sao , chẳng hay cứ giơ tay chụp dựt ... thì nó quay lại đốt cho sưng.... híc thì đừng trách ....híc...
Nếu bạn còn lòng tự trọng thì chấm dứt việc cái kiểu nói móc ở đây, đây là chia sẻ về đường lối Chánh pháp, li dục li ác pháp, không hợp thì đi chỗ khác mà tham dự.
 

phuongle

Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
Tham gia
21 Thg 8 2020
Bài viết
75
Điểm tương tác
10
Điểm
8
VÔ NGÃ LÀ GÌ | SỐNG TRONG VÔ NGÃ LÀ NHƯ THẾ NÀO ?

  • Vô ngã không phải là một trạng thái thuộc về cảm giác trên thân mà cơ thể cảm nhận được
  • Vô ngã không phải là kiểu không còn phân biệt đúng sai, phải trái, không cần biết gì chuyện xung quanh
  • Vô ngã không phải kiểu xuất hồn để chỉ còn lại cái xác như pho tượng
  • Vô ngã lại càng không phải những khái niệm mơ hồ, trừu tượng, xa rời thực tế hay phải chết đi mới có được.
  • Và dĩ nhiên, vô ngã không phải là kết quả của việc ngồi thiền hay lý luận nương theo các lý thuyết của người đời suy nghĩ ra.

VÔ NGÃ THEO CHÁNH PHÁP ( ĐÚNG Ý CỦA ĐỨC THÍCH CA MÂU NI ) LÀ CÁCH TƯ DUY CÓ ĐẠO ĐỨC, LUÔN NGHĨ ĐỒNG THỜI CHO BẢN THÂN VÀ CHO NGƯỜI XUNG QUANH ĐỂ TÌM RA CÁCH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THẤU TÌNH ĐẠT LÝ. KHI ĐÓ, TÂM TRẠNG XẢ BỎ HOÀN TOÀN CÁC CHƯỚNG NGẠI.

Vô ngã là một lối sống đạo đức toàn thiện dành cho tất cả mọi người mong muốn sự bình yên cho chính mình và không ảnh hưởng đến người khác.
Do đó, những ai có suy nghĩ ích kỷ, thần tượng những tư tưởng kiểu " mình không vì mình trời chu đất diệt " thì chắc chắn đó là tà kiến.

Tất cả những kiểu tư duy không nhìn thẳng vào vấn đề để giải quyết thấu đáo, hợp tình hợp lý mà phớt lờ đi, bơ đi, không ngó tới để cho quên hoặc mượn những cái pháp trốn né như nhiếp tâm vào khoảnh khắc hiện tại để cho quên đi quá khứ cũng đều là tà kiến.
Ví dụ: ngồi thiền tĩnh lặng, cho quên hết quá khứ, neo chặt suy nghĩ vào hiện tại để chỉ còn biết hiện tại, có niệm nào khởi lên đều phớt lờ đi, không cần suy nghĩ để tự nó đi qua. Cái kiểu suy nghĩ này là vô đạo đức, không đúng lời gốc dạy của Đức Thế Tôn.

Đức Thích Ca Mâu Ni không hề dạy bám chặt vô hiện tại để cho không bị các niệm chi phối, cũng không bao giờ dạy không cần để ý, cứ để tự nhiên cho niệm khởi rồi nó tự đi mất.
Trong bài kinh " Nhất Dạ Hiền", bài kệ chỉ rõ rằng " Quá khứ không truy tìm, tương lai không ước vọng, chỉ có pháp hiện tại, tuệ quán chính là đây".

Người đời không hiểu ý nghĩa, hiểu lầm rằng "pháp hiện tại" là bám lấy khoảng khắc hiện tại mà thôi, những gì thuộc về quá khứ hay tương lai đều không bận tâm tới. Suy nghĩ này là kiểu tránh né, sợ suy nghĩ khởi lên nên trốn trong cái vỏ bọc tĩnh lặng, thanh thản ở thời điểm hiện tại mà thôi.

Thực tế, đúng lời dạy là không hề bám lấy bất cứ thứ gì, cứ để tâm khởi niệm tự nhiên, không gò bó hay nhiếp vô bất cứ hành động nào hết. Ví dụ: đang ngồi quán xét tâm thì 1 niệm trong quá khứ khởi lên, đó là mình đang thiếu nợ một người, niệm này khiến cho tâm dao động, thì ngay đó sẽ quán xét và hiểu rõ đây là một hành động thiếu đạo đức của chính mình, phải ngừng cái việc ngồi quán lại, đi kiếm tiền liêm chính để trả nợ. Khi được trả nợ thì tâm hoàn toàn thanh thản, không còn dính bận. Khi tự suy tư biết nghĩ cho mình cho người như vậy mới đúng là chánh tư duy vô ngã.

Do đó, vô ngã là một lối sống đạo đức toàn diện, luôn nghĩ làm thế nào để giải quyết chướng ngại xảy ra để thỏa đáng cho mình và cho người trên tinh thần đôi bên cùng thấy hợp tình hớp lý để tâm hoàn toàn không còn bị áy náy, ray rứt gì nữa, xả sạch vương vấn thì tự tâm thanh thản hoàn toàn tự nhiên chứ không phải sử dụng bất kì hình thức nào để cho suy nghĩ không khởi lên.

Thứ hai, Vô ngã là hiểu rõ thiện và ác, tư duy thiện và ác không giống với cái nghĩ của người đời.
Thiện là tư duy và hành động để giải quyết vấn đề một cách thỏa đáng
còn Ác là giải quyết không triệt để, khiến tâm còn ray rứt, vướn bận hoặc gây ra các hậu quả cho môi trường, cho người khác.

Ví dụ thực tế: như mọi người đã thấy, trong chuyênn đề này, có những người cố tình chống phá.
Tư duy Vô ngã chính là biết rõ hành vi của người này là ác.
Và hành động giải quyết triệt để để ngăn chặn hành vi này tiếp diễn là thiện.
Nếu không hành động gì cả thì đó là hành vi thiếu đạo đức, không có trách nhiệm với những gì mình đã nói.

tu duy theo chanh phap.PNG


Khi sống trong Vô ngã là bất cứ ý nghĩ nào khởi lên cũng đều hiểu thấu đáo để có hành động tương ứng nhằm diệt cái ác. Ví dụ: một suy nghĩ ác khởi lên thuộc về tâm phiền não thì phải đem cái đề tài gây phiền não ra quán xét cho thông suốt. Nếu một suy nghĩ thuộc về ngoại cảnh bên ngoài thì phải xoắn tay áo lên để hành động chứ không phải lúc nào cũng ngồi yên để suy tư. Cốt lõi là khi gặp chướng ngại thì phải tư duy quán xét và hành động sao cho thấu tình đạt lý để bản thân không còn bị dày vò.

Nếu chỉ nghĩ cho người khác thì tự làm mình khổ thêm, nếu chỉ nghĩ cho mình thì không bao giờ diệt ngã-xả tâm trọn vẹn vì đang làm theo sự sai khiến của cái tâm ích kỷ vốn có. Chỉ có nghĩ đồng thời cho cả hai thì mới xả tâm trọn vẹn và đạt đến sự thanh thản viên mãn. Đó chính là lý trung đạo, không thiên về hướng nào mà luôn cân bằng để bản thân và môi trường sống đều được an lạc.

KẾT QUẢ CỦA LỐI SỐNG ĐẠO ĐỨC - TỬ TẾ - BIẾT NGHĨ CHO MÌNH CHO NGƯỜI LÀ GÌ?

Đó là làm chủ được cái tâm. Làm chủ đề cái tâm thì mới làm chủ được cái bệnh tật và nếu có điều kiện thuận lợi, thì có thể hoàn tất con đường Chánh Định.
Còn chưa làm chủ được cái tâm, biểu hiện qua các hành vi sau

- Suy nghĩ cục bộ, ích kỷ, không hiểu thấu đáo mà chỉ mới nghĩ sao để tốt cho bản thân mình còn người khác , môi trường xung quanh thì không cần nghĩ tới. Ví dụ: Ham thích tranh luận bằng cách chấp vào các sách vở, pháp môn của mình mà không cần hiểu người khác suy nghĩ thế nào, tại sao họ lại nghĩ như vậy, với suy nghĩ đó sẽ dẫn đến kết quả gì,.....
- Tự tâm còn khởi lên dục vọng và phiền não nhưng trí không có trạch ra cái hiểu để đoạn tật mà niệm chỉ lặn sau đó lại khởi lên tiếp
- Ý thức khởi lên nhưng trong tâm lại tự lý luận ngược lại và ý thức bị thua, ví dụ: muốn thức dậy nhưng cái tâm ham ngủ lại cãi lại, không thắng nỗi cái tâm ham thích hưởng lạc.
- Đi siêu thị hay mua sắm thì còn mua đủ thứ, còn ham muốn đủ thứ vật chất
- Nhìn thấy 1 đối tượng lập tức ngó qua chỗ khác để tránh né, không dám nhìn thẳng vì sợ tâm sinh ra ham muốn hoặc phiên não

Cái tâm vẫn còn như vậy thì nó vẫn còn hoang dại và sẽ không bao giờ thực hành được các pháp làm chủ bệnh của Chánh pháp.

Tóm lại, sống trong vô ngã là sống đạo đức, đàng hoàng, tử tế, luôn nghĩ đồng thời cho mình và cho môi trường sống xung quanh. Kết quả là luôn trong tinh thần an lạc, không vướng bận sự đời.
ĐẠO ĐẾ CHÍNH LÀ LUÔN SỐNG TỬ TẾ THEO ĐẠO ĐỨC LÀM MỘT NGƯỜI LƯƠNG THIỆN.
Sống tử tế là điều thiện mà tất cả mọi người đều có thể thực hiện để luôn sống chang hòa cùng nhau chứ không phải là pháp tu chỉ dành cho tu sĩ xuất gia.
 
Last edited:

phuongle

Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
Tham gia
21 Thg 8 2020
Bài viết
75
Điểm tương tác
10
Điểm
8
ta lại thấy bạn là chính cống ngoại đạo thì có.
Thứ nhất là dùng tài liệu và sách vở thế gian , ngoại đạo để minh chứng phật pháp.
Thứ hai là dùng cái tâm phàm phu mà lại nói là vô ngã của thánh nhân thì đúng là nực cười.
ta nhớ mang máng câu chuyện trong đạo phật thế này :
có một anh chàng muón xin vị trụ trì được làm bồ tát ngồi trên tòa sen , vị trụ trì đồng ý nhưng có một điều kiện là cho dù thấy gì cũng không được làm gì , nói gì thì sẽ đồng ý cho làm , hai người nhất trí và vị kia lên ngồi tòa .. một lúc sau có một trưởng giả giàu có đến thắp hương khấn vái .. tron lúc đó để rơi túi tiền ra ngoài nhưng lúc đứng dậy quay ra thì chẳng biết gì , tuy là vị kia vẫn thấy nhưng nhớ lời dặn... vẫn im lặng, được một lúc sau , có một người nghèo khổ đến quỳ lạy xin được thánh thần phật , bồ tát cứu hộ vì nhà nghèo mà chồng lại đang đi biển , ngoài khơi lúc này có bão lớn , con nhỏ thì ốm đau nhưng chẳng có tiền ... lúc định đứng dậy thì tay quờ phải túi tiền của vị kia bị rơi , lòng mừng vô hạn. nhưng chưa kịp mừng thì vị kia quay trở lại và nhận ra túi tiền của mình bị người kia nhặt được , thế là cuộc cãi vã nổ ra và giằng xé đến hồi náo loạn căng thẳng vì ai cũng nói là túi tiền của mình... thấy sự thật rõ ràng , lòng không kìm nổi, vị kia vội mở mắt , quát nạt chứng minh là túi tiền của vị trưởng giả để rơi , thế là người kia đành phải trả lại túi tiền cho vị ....
một lúc sau vị trụ trì bước ra thấy được sư thật thì bèn nện cho vị xin làm trụ trì mấy cái tát và đuổi ra ngoài với lý do là ngu si đã can thiệp vào nhân quả của chúng sinh và giải thích rằng. vị trưởng giả có mất chút tiền thì chẳng sao , nhưng nếu người nghèo kia không có số tiền kia thì vô cùng khốn khổ, hiện tại lấy gì để cứu con bệnh tật , lo lắng mọi sự trong nhà , mà điều này nếu có đến cũng là theo tự nhiên nhân quả của hai người , chính cái tâm bản ngã lớn lao của vị kia cho rằng mình là chánh quân tử nhưng thực chất là ngu si chẳng hiểu gì cả ...
cho nên cái mà anh bạn nói vô ngã phía trên là thuộc hàng ngu si chưa phải là vô ngã trong phật đạo.
lại nữa chưa chi đã cho là mình thì chánh pháp rồi tỏ vẻ cái quyền ... đấy cũng là híc...
TRONG CÁI THẤY CHỈ LÀ THẤY, TRONG CÁI NGHE CHỈ LÀ NGHE....


Bạn làm ơn đi chỗ khác mà triết lý, đừng đem mấy câu chuyện bịa đặt ra để tranh cãi một cách vô bổ.

Bạn hãy trích dẫn một nội dung mà tôi copy từ nơi khác xem, quân tử thì đừng có bịa đặt, hãy nói có sách mách có chứng, hãy trích dẫn cái nguồn gốc của những trí thức mà chúng tôi trình bày xem. nếu không dẫn chứng được thì tự tố cáo mình tội vu khống nhé :)))

Ở đây chúng tôi đang nói về đạo đức, biết nghĩ cho mình cho người. Chúng tôi thừa hiểu bạn chấp nặng vào kinh sách nên sẽ không hiểu được đâu. Đừng có vào đây rồi buông ra những lời thừa thải, hãy nhìn tiêu đề " Giải thoát theo con đường Chánh pháp", chánh pháp là những đạo đức dành cho mọi người, đó đó bạn gửi bài viết của chúng tôi cho một người khách quan bên ngoài, không có tu hành theo pháp môn nào cả xem chúng tôi nhận định như vậy có hợp tình hợp lý hay không thì bạn tự hiểu, vậy nhé. Bạn gửi cho 1 người khách quan xemm và trích dẫn nguyên văn nhận xét của họ vào đây thì mới có tư cách khách quan, minh bạch để đóng góp.

Còn nếu muốn tranh luận thì liên hệ số điện thoại của chúng tôi để mà trình bày,, đừng có hành xử nơi công cộng làm phiền đến người khác, đó là đạo đức đối nhân xử thế cơ bản nhất của một người lương thiện.
Hãy làm người tử tế trước khi muốn làm thánh.
 
Last edited:

phuongle

Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
Tham gia
21 Thg 8 2020
Bài viết
75
Điểm tương tác
10
Điểm
8
ta đã nói rất rõ mà cú cư loay hoay cái gì vậy? cái mà cu nói là chỉ để cho người chưa biết gì về phật pháp nghe mà chỉ thích nghe lời tán tụng của họ, nay ta hỏi lại thì cu lại nổi tự ái là sao?
GiỜ ta là một người chưa biết gì về phật pháp hỏi cu thì cu trả lời nhé.
Giải thoát theo con đường Chánh pháp LÀ GIẢI THOÁT CÁI GÌ?
Sao lại gọi là GIẢI THOÁT THEO CON ĐƯỜNG CHÁNH PHÁP?
Hiện nay cu đã giải thoát được những gì để gọi là Giải thoát theo con đường Chánh pháp ?
hoi nhung dieu ngo ngan.PNG


Bạn có kỹ năng lướt web cơ bản hay không?
Bạn có đọc cái chủ đề dài ngoằn ở trang 1 hay không?
Sao lại hỏi những câu mà người khác đã trình bày chi tiết?
Chúng tôi không tiếp những người có lời nói khiếm nhã, miệng là để nói ngôn ngữ thiện luơng và ăn sạch chứ không phải phát ngôn dơ bẩn như vậy :) bản chất bạn đang cố tình quấy rối chứ không có thật tâm muốn hỏi gì cả, chúng tôi thừa hiểu.
Bản thân mình không hiểu thì sống có đạo đức là im lặng để những người biết suy ngẫm lời gốc Phật dạy. Đừng có những hành động quấy rối, làm tốn không gian trình bày của chủ đề.
Một người sống tử tế nghe nói vậy đã thấy hành động của mình là đang quấy phá và biết tự rút lui.
Đây là hồi âm cuối cùng của chúng tôi đối với trường hợp của bạn. Mọi vấn đề liên hệ số phone để nghiêm túc trao đổi như những người có đạo đức.
 
Last edited:

phuongle

Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
Tham gia
21 Thg 8 2020
Bài viết
75
Điểm tương tác
10
Điểm
8
A ha sao lại đóng tội vào người ta vậy , ta đang trò chuyện và thảo luận về phật pháp cùng ngươi mà ngươi thì lại cho ta quấy rối là sao?
hay là không trả lời được những câu hỏi cụ thể mà ta đưa ra vì nó không phải là câu hỏi chân chánh để đưa đến giải thoát giác ngộ theo con đường chánh pháp mà ngươi nói hả?
Đừng nhìn vào phong cách , ngôn ngữ thể hiện mà phải thấy được nội dung vấn đề người ta nêu ra là để nhằm mục đích gì có đi đúng theo tinh thần học hỏi về Đạo Phật hay không. ta cũng đâu rảnh rỗi để nói chuyện ngoài vấn đề tu học, nếu đi giảng đạo mà chỉ có những anh gà rù nói sao nghe và tin vậy thì chắc thầy sướng trong bụng lắm nhỉ.híc..
chúng sinh vốn cang cường , muốn truyền dạy thì chính mình phải đạt giải thoát đã, nay chưa chi đã đòi kiện tụng kêu ca .. sao chi bằng cứ tiếp tục thuyết giảng , biết đâu lại chuyển được cái tâm người nghe ..hahahahaahahahahaa...

Chúng tôi đợi phản hồi của các thành viên trong Ban quản lý khách quan về vụ việc này.
Trưởng thành rồi thì suy nghĩ chính chắn trước lời nói của mình, không hiểu thì đừng làm khó dễ người khác. Chúng tôi đợi phản hồi để giải trình cụ thể và chất vấn trực tiếp trước hội đồng để mọi người khách quan nghiêm túc xử lý minh bạch. Việc cù nhây với một thái độ vô lễ, cố ý chống phá là vô ích, chúng tôi đợi chất vấn cụ thể để đi đến quyết định cuối cùng Và chúng tôi sẽ không cần ở lại khi tình trạng này không được giải quyết thỏa đáng.
 
Last edited:

phuongle

Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
Tham gia
21 Thg 8 2020
Bài viết
75
Điểm tương tác
10
Điểm
8
PHẦN 2: VÔ NGÃ - GIẢI THÍCH MỘT SỐ HIỂU LẦM TRONG THUẬT NGỮ.

Trong chủ đề kỳ trước, tôi có chia sẻ về phương pháp Sống đạo đức, tử tế để làm chủ tâm và luôn sống trong tinh thần an ổn nhờ suy nghĩ thấu đáo, biết phân biệt đâu là thiện để phát huy, đâu là ác cần phải từ bỏ.

Những người bình thường đọc xong là hiểu ý ngay, còn những người bị chấp nặng vào những tri thức đã có trong đầu ( nhất là mấy tư tưởng trong nhà thiền lập dị, đi tới chỗ không còn phân biệt đúng sai phải trái ) thì không thể mở não ra để tư duy được. Họ đọc trong cái tâm thế vạch lá tìm sâu, xem coi có chỗ nào sai so với sách vở là nhảy vào phán xét ngay cho đã cái miệng chứ bản thân không có chỉ rõ được sự khác biệt là gì. Đó không phải là cách hành xử của một người có vốn sống, một người biết cách sống đạo đức là dù thấy ý kiến, quan điểm không giống với cái hiểu của mình thì một là bỏ qua luôn, tôn trọng sự riêng tư của họ, hai là xem rõ và tư duy xem tại sao người này lại hiểu như vậy, cái hiểu này nó dẫn đến kết quả gì, nếu hiểu theo cách của mình thì mình giải quyết vấn đề cụ thể trong cuộc sống ra sao,.... qua đó, dù không cùng quan điểm nhưng chỉ cần biết tư duy là đều giúp bản thân mở rộng sự hiểu biết thấu đáo cặn kẽ hơn nữa."
Xem những bình luận phản bác, tôi hiểu rõ tại sao họ lại không thể hiểu được sống tử tế là thế nào.

Và đây là chính xác những gì khiến họ không tài nào tiếp thu được.

Thứ nhất, bị mắc kẹt trong cái định nghĩa hạn hẹp của từ ngữ

Đi đem cái cố định trong sách vở hoặc người khác nói và bị dính chặt vào đó mà không cần xem xét, suy tư tính hợp lý của cái lý thuyết đó để xem nó đúng với trường hợp nào, nó sẽ gây rắc rối ở trường hợp nào. Mặt khác, hiểu sai lệch về ý nghĩa của từ Chánh pháp. Hiểu lầm lạc theo kiểu tách rời ra, chánh chắc là đúng, còn pháp là phương pháp nên ghép lại chánh pháp là một phương pháp đúng đắn, cố định do ai đó đặt ra và bây giờ đang áp đặt mình phải làm theo như vậy.

Đó là một cái hiểu vô cùng nông cạn của những người chỉ hiểu qua mặt nghĩa đen, họ tưởng rằng chánh pháp là đang phân chia rạch gòi với tà pháp.

Khi nghiền ngẫm sẽ thấy, chánh pháp là một định hướng để một người đối xử tử tế với chính mình và với mọi người xung quanh. Định hướng nó khác với áp đặt một cách thức cụ thể.

Hãy nhớ lại một sự việc gần nhất khiến tâm bị phiền não, có phải chính bạn đã giải quyết rắc rối đó thỏa đáng, hợp tình hợp lý chho cả đôi bên thì mọi chuyện được giải quyết suông sẻ, không còn tranh chấp, chướng ngại gì nữa hay không?

Thì chánh pháp có ý nghĩa là một hướng giải quyết để đôi bên cùng thấy thỏa đáng, cách giải quyết cụ thể như thế nào để thỏa đáng thì phải còn tự tư duy để đi đến cách làm cụ thể.

Người đời hay có kiểu nghe thoáng qua và bắt bẻ ngay là đang cố ý áp đặt họ phải làm theo.

Ví dụ để dễ hiểu: một người mẹ đang thấy hai đứa con mình tranh giành nhau 1 cục kẹo.

Người mẹ này tư duy rằng mình cần giải quyết để cả hai đứa đều thấy vui vẻ. Thì cái định hướng để cả hai đều vui vẻ đó gọi là chánh pháp vì nếu chỉ giải quyết cho 1 đứa vui còn đứa kia bị thiệt thòi thì thế nào cũng khóc bù lu bù loa lên và bản thân mình cũng không được an ổn vì hai đứa con đang khổ sở. Khi đã có định hướng thì người mẹ này sẽ áp dụng một trong các giải pháp sau:

- Bẻ đôi viên kẹo cho mỗi đứa một nửa, thế là hai đứa đều vui vẻ hòa đồng lại và bản thân được an ổn.
- Lấy them một cây kẹo để chia đều
- Lấy lại viên kẹo đó, và chỉ cho cả hai đứa ăn kẹo sẽ bị sâu răng, gây đau đớn ( nếu đứa con đó đủ hiểu )…

Như vậy, việc tư duy thế nào là phải tự thân động não dựa trên tình hình hiện có, đặc tính những đứa trẻ ra sao.

Người khác họ đọc ba chớp ba nháng là tự phán xét ngay liền rằng chánh pháp là đang ép buộc họ phải tuân lệnh làm theo một cách nhất định nào đó, không làm theo là bị xử bắn.

Một từ ngữ bị hiểu lầm nghiêm trọng thứ hai là từ Vô ngã.

Ngã chính là tự coi mình là quan trọng, không cần quan tâm đến ý kiến của người, tự cao so với người khác hoặc tự ti khi đứng trước người khác. Ngã là sự ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho riêng mình. Như vậy Vô Ngã nghĩa là: Không còn ích kỷ, không còn cái tôi thì còn lại cái gì? Không còn cái tôi thì dĩ nhiên còn lại CÁI CHUNG chứ chẳng lẽ còn lại cái đầu trống rỗng, không còn nhận biết như một người mất hồn. Cái chung đó chính là cái suy nghĩ công bằng, hợp lý cho cả mình và cho cả người khác.

Nếu để ý, trên cái bảng văn hóa làm việc ở trong mấy công ty, sẽ thấy có một câu là: “ đặt cái chung lên trên cái tôi”, ý nghĩa câu này cũng chính là vô ngã.

Ví dụ: làm việc trong 1 công ty, thấy người khác giỏi hơn hoặc người khác thị phi, nói xấu sau lưng mình,…. Nếu cái tôi lớn thì thế nào cũng nổi nóng đùng đùng lên, ăn thua đủ với ai chơi xỏ mình. Còn đặt cái chung lên trên cái tôi nghĩa là biết suy nghĩ cho công ty, biết nghĩ cho người khác và biết nghĩ cho bản thân ( nếu mình trả thù họ thì chỉ khiến mâu thuẫn ngày càng lớn hơn, thế nào cũng có kẻ ra đi vì càng thù nhau càng nghĩ cách trả đũa nhau, nếu tự ái bỏ việc chuyển qua chỗ khác thì chắc gì nơi đó không có tiểu nhân. Cái chung là cái lợi ích của toàn thể, một toàn thể tồn tại thì tự nó sẽ đào thải những chất cặn bã, độc tố giống như cơ thể ăn vào thì thải cặn bã ra vậy. Những người không có năng lực ắt tự động bị đào thải theo quy luật sinh tồn của tự nhiên. Mình biết nghĩ cho sự tồn tại và phát triển nên mình không bận tâm tới thị phi không phải mình không biết người khác làm việc xấu, mình biết rất rõ nhưng vì biết quá rõ nên không bị dao động nữa. Công ty tồn tại thì mình tồn tại và nâng cao năng lực để có ích cho công ty, đó là điều thiện cho bản thân vì kỹ năng, kinh nghiệm là hữu ích để mưu sinh trong mọi hoàn cảnh.)

Như vậy, vô ngã nghĩa là không còn ích kỷ, không còn chỉ biết nghĩ cho bản thân nữa mà luôn hiểu biết tổng thể để dung hòa sao cho an ổn cho chính mình và môi trường xung quanh cũng được an ổn.

Hiện nay, kinh sách, thuyết giảng,… quá nhiều, như một đám rừng và phần lớn định nghĩa chữ Vô ngã là một cảnh giới siêu phàm nào đó chứ không phải thuần phục vào cái tôi dễ tự ái, ích kỷ, tham lam, phiền não, luôn muốn giành lấy điều tốt cho bản thân mà không cần nghĩ tới người khác.

Thứ hai, bị lậm sâu nặng vào định kiến của các thầy đi trước nên làm người lương thiện chưa xong đã học đòi làm thánh

Theo lẽ thường, khi mình quá hâm mộ ai đó thì họ nói cái gì mình cũng mặc định cho là đúng mà không cần suy xét cái đúng đó là đúng chỉ với một đối tượng, hoàn cảnh hay đúng cho tất cả, có ngoại lệ gì hay không,..... ) đến nỗi quên mất hoàn cảnh hiện tại của các thầy như nào, các thầy đang ở nơi chuyên tu có quyền đưa ra cái triết lý kiểu như: "cứ bơ hết sự đời, không cần suy xét, không cần phân biệt là giải thoát". Ngừoi cư sĩ không thể áp dụng những triết lý như thế này vào cuộc sống để tránh gây rắc rối.

Cái lý luận này nghe có vẻ chí lí nhưng chí lí cho một mình thầy mà thôi, hoặc cho những ai không còn giao duyên với xã hội nữa. Nó hoàn toàn có thể phát sinh vấn đề rắc rối khi một người còn trách nhiệm với gia đình và xã hội. Ví dụ như sau để hiểu rõ: khi dắt xe ra đường, ta lấy nón bảo hiểm để đội, khi đi tới cột đèn đỏ, ta dừng xe lại", một người tử tế, có đạo đức hiểu rõ rằng đây là hành động thiện, nó bảo vệ an toàn cho tánh mạng và đúng với luật pháp nhằm giảm tối đa rủi ro tai nạn giao thông cho mình và cho mọi người.

Nếu không còn phân biệt đúng sai, chẳng lẻ nhìn thấy đèn đỏ thì nghĩ trong đầu "đèn đỏ hay xanh thì có gì khác nhau đâu", nghĩ vậy xong tiếp tục chạy vô kỷ luật. Qua đó mới thấy, cái suy nghĩ không cần phân biệt đúng sai để giải thoát sẽ dễ dẫn tới giải thoát khỏi mặt đất để lên bàn thờ ngồi :)

Chưa kể, một người càng có nhiều định kiến, càng cố bám vào cái triết lý xa rời cuộc sống thì lại càng nuôi lớn cái tánh hiếu thắng, thích tranh luận, phản bác ngay khi thấy người khác nói điều gì không đúng "trong sách vở".

Thứ ba, mỗi con người đều có nhận biết, nhận thức và cần nuôi dưỡng cái nhận thức mang lại điều lành cho bản thân và không gây ảnh hưởng tới người khác

Một người tử tế là người biết rõ mình đang nhận thức như vậy là đúng hay sai. Nghĩ Đúng,hành động đúng sẽ dẫn đến sự thanh thản trong tâm hồn, hoàn toàn không gây ra chướng ngại gì khiến bản thân phải bị khổ tâm và đồng thời không gây ra hệ lụy gì cho người khác, cho môi trường sống. Còn những người đã bị nhồi vào đầu toàn những lý luận mơ hồ thì họ KHÔNG nghĩ vậy, họ lại nghĩ rằng, diệt luôn cái nhận thức đúng sai đó đi là giải thoát. Các bạn, những người bình thường, sống đàng hoàng tử tế có chấp nhận một lối suy nghĩ không khác gì cục đất, cục đá như vậy hay không?

Một con người mà không còn phân biệt đúng sai, không còn biết suy nghĩ, hành động mình đang làm sẽ dẫn đến những kết quả gì, không biết một thứ gì hết, không phân biệt gì hết thì khác gì tự cách li mình với xã hội!?

Một người lý trí họ sống chang hòa với xã hội và phát triển cái nhận thức của mình để ngày càng sắc sảo, đanh thép với chính mình, từ đó mọi sự việc gì khởi lên trong tâm đêù nhận ra ngay và hiểu thấu suốt cái sự việc đó, sau khi dùng tư duy đạo đức để đồng thời hiểu cho mình,cho người khác và hành động cụ thể thì đương nhiên giải tỏa hoàn toàn cái điểm yếu của bản thân và kết quả là thanh thản, an lạc một cách tự nhiên nhờ liên tục huấn luyện cái tâm.

Ví dụ: một người lí trí nhận thức rõ ràng rằng:

" tôi đang bị mất căn bản ở môn học này.
Nguyên nhân khiến tôi bị mất căn bản là ......
Nếu tiếp tục cái sự việc mất căn bản sẽ dẫn đến hậu quả là ......
Giải pháp thiết thực tôi cần làm là ......
Kế hoạch cụ thể tôi cần làm để thoát dốt là .....
Cách giải quyết này có làm ảnh hưởng đến ai hay không .....
Sau khi xem xét tường tận. Ngay bây giờ tôi cần bắt tay vào hành động. "

Sau 1 thời gian quyết tâm nỗ lực, tôi biết rõ tôi đã lấy lại căn bản và tôi đang tiến bộ từng ngày. Tôi biết rõ tôi không còn lo lắng, bất an, sợ hãi. Tôi nhận thức rõ lợi ích của hành động quyết tâm khắc phục điểm yếu của tôi là một việc thiện. Sau này khi có bất kì một sự việc nào khiến tôi bất an thì tôi sẽ tiếp tục tư duy có đạo đức để không tự làm khổ tâm chính mình và việc thiện của tôi không ảnh hưởng đến người khác. "

Nhờ sự hiểu biết thấu đáo sự việc gây ra rắc rối và nhờ tư duy + hành động đạo đức, tôi biết rõ ràng tự thân mình đã giải quyết vấn đề một cách khôn khéo, tự thân tâm trí cảm thấy nhẹ nhõm, giải thoát thực sự, không mơ hồ trừu tượng, giải pháp này trình bày ra ai cũng hiểu được và thấy hợp lý, ai cũng có thể tham khảo để tự vận dụng phương pháp sống đạo đức cho bản thân họ.

Tóm lại, khi đọc sách hoặc nghe bất cứ lời giảng nào hãy nghe trong sự sáng suốt để dùng tư duy suy xét khách quan, không để bản thân bị ám thị một cách thụ động, không nên tự chấp nhận những điều mà mình chưa kiểm chứng.

Thứ tư, hiểu cao siêu nhưng vẫn không thoát khỏi cái sự ích kỷ - chỉ nghĩ cho cá nhân mình

Phần lớn hành động của con người đều có động cơ thúc đẩy từ cái tâm. Cái tâm như thế nào thì suy nghĩ, hành động theo cái hướng đó.

Ví dụ 1: Chắc chắn nhiều lần trong đời, ai cũng từng hối hận vì một hành động sai của chính mình. Khi suy ngẫm lại để điều tra cái tâm trạng trong khoảnh khắc làm sai với cái tâm trạng trong lúc điềm tĩnh để suy xét lại sẽ thấy rõ điều này. Vd chơi thân với một người bạn, đối xử tốt với họ, tới 1 ngày thấy họ chơi thân với người khác thì tâm trạng khó chịu khởi lên. Nhờ rèn luyện cái nhận biết để phân biệt nên lập tức biết ngay trong tâm mình có khởi lên sự ích kỷ, muốn sở hữu cho riêng mình liền.

Ví dụ 2: Khi đang nói chuyện với người khác và xảy ra mâu thuẫn, mình đã lớn tiếng nói nặng nói nhẹ, sau đó điềm tĩnh lại sẽ thấy trong cái tâm trạng tiêu cực nổi nóng đó bản thân không điều khiển được, toàn bộ lời nói đều do cái tâm điều khiển chứ không phải ý thức điều khiển, tự cái tâm nó khiến xổ ra những lời nặng nhẹ mà sau đó chỉ khi bình tĩnh lại mới tự nhận thấy những lời đó thật quá lời, gây tổn thương cho người khác.

Người thường không có luyện tâm thì chỉ khi xong việc rồi mới hối hận, còn người biết sống đạo đức thì nhận biết rõ cái tâm mình hiện tại nó đang ở trạng thái nào, nếu nó đang giận thì biết ngay nó đang giận, khi nhận biết như vậy thì đã ngăn chặn trước , không cho bản thân phát ngôn ra những lời khó nghe. Nhờ sống đạo đức nên sẽ tự thân biết mình đang ích kỷ, cái tâm nó đang muốn chiến thắng cho nó mà thôi, cần phải thay đổi cách tư duy để dung hòa giữa bản thân và đối tượng bên ngoài.

Ví dụ 3: Nghiện ngập là một hành động thiếu tử tế với chính mình và người khác, say xỉn xong sẽ dẫn tới hành vi mất kiểm soát và dễ gây tai nạn, hơn nữa dính vô nghiện ngập không bỏ được. Nghiện là một hành động ác cần bỏ. Nếu trong 1 bàn tiệc, người khác mời rựu thì tư duy đạo đức để cả mình và người khác không bị thiệt, đó là diện cớ phải lái xe, bị bất an, hồi hộp,.. nên chỉ uống tí xíu tượng trưng mà thôi. Hành động này là tử tế, không làm hại bản thân và không làm bẽ mặt người khác. Do đó được an ổn…..
Biết suy nghĩ như vậy là không có ích kỷ, không có chỉ biết cho bản thân hoặc chỉ biết cho người khác ( nể tình người khác mà làm hại mình, nếu tai nạn xảy ra, ôm đầu máu về báo hại cho gia đình thì đã tự làm khổ thân xác này và làm khổ gia đình mình.

Thứ năm, lầm tưởng giác ngộ là khai mở năng lực siêu việt nào đó

Con người vốn có cái tánh tham lam, còn tham nên thế nào cũng mong muốn mình đạt được một quyền năng nào đó cho xứng đáng với công sức bỏ ra.

Giác ngộ là ngộ ra cái lối sống đạo đức, tử tế với chính mình, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh, hiểu biết đúng theo lẽ thật để làm chủ cái tâm. Chắc hẳn không ít nghĩ rằng phải khổ luyện dữ lắm, phải khổ hạnh, hành xác đủ kiểu mới có được năng lực cao siêu. Thực chất, khi hiểu ra thì đơn giản vô cùng. Nhờ ý thức được bản thân đang suy nghĩ có đạo đức hay không là đã thực hiện phương pháp làm chủ cái tâm khi nó nổi cơn hoang dã rồi. Khi biết rõ cái tâm đang bị ô nhiễm, quyết tâm từ bỏ cái ích kỷ, tham lam, phiền não thì sau 1 thời gian cái tâm nó nguội, chịu nghe lời ý thức, không tự ý khởi lên các cung bậc tiêu cực nữa, ý thức bảo gì thì tâm phục và làm theo một cách đạo đức với chính mình và với mọi người.

Ví dụ: khi thân mình mang bệnh tật, nếu mình cảm thấy khổ sở, đau đớn, cảm thấy đời thật bất công thì đó là đang làm khổ mình, nếu mình khiến người nhà phải hầu hạ cơm nước, thăm nuôi mình là mình làm khổ người xung quanh, mình không thể sống thiếu đạo đức như vậy, giải pháp là mình phải chuyển cái nghiệp bệnh này để không làm khổ thân và liên ngụy người xung quanh nữa.

Thứ sáu, Sống đạo đức là sống tử tế THẤU TÌNH ĐẠT LÝ NHÂN QUẢ

ở cấp độ căn bản, một người thực hành sống đạo đức, biết suy nghĩ cho mình và cho người khác ở một phạm vi nhỏ để từ bỏ cái tính ích kỷ (chỉ nghĩ cho mình) và tăng cường khả năng tư duy, nhìn nhận sự việc thấu tình hợp lý đời thường.

Lưu ý quan trọng: Đối với một người mới bắt đầu luyện kỹ năng làm chủ tâm trí thì thực hành sống đạo đức hợp theo cái lý của đời thường, đời thường là sự đời, cách giải quyết hữu tình của người thế gian. Mới nhập môn thì dĩ nhiên phải học và làm ở bậc căn bản sau đó mới tăng dần đến để hướng tới đạt lý Nhân quả.

Hai người có một biểu hiện nhìn bề ngoài có vẻ thanh thản giống nhau nhưng thực ra nội tâm khác biệt hoàn toàn.

Ví dụ gần gũi: có hai đứa học sinh cùng học dở môn toán, người thứ nhất lười học và không có ý chí cải thiện kết quả học tập của bản thân nên nhìn những bài tập Toán không hiểu, không hề biết cách giải nên đâm ra chán nản và bỏ học. Khi bỏ học thì người sinh này cảm thấy thanh thản vì đã giải thoát được môn Toán, không còn bị nhức đầu vì những con số nữa.

Mặt khác, người học sinh kia ý thức được rõ rang mình đang học rất yếu môn này, mình cần phải nỗ lực tìm kiếm sự giúp đỡ từ giáo viên để học thêm, người này tích cực áp dụng các phương pháp học và làm bài tập chăm chỉ hơn từng ngày.Sự tiến bộ rõ rang theo thời gian. Ban đầu giải 1 bài tập mất 1 tiếng, sau đó giải 1 bài tập chỉ mất 30 phút và dần dần sự nhạy bén, thành thạo đã giúp cho người học sinh này chỉ cần nhận biết bài toán là hiêur ngay mình có khả năng giải được, khi đó người học sinh chăm chỉ và nỗ lực này đã gặt hái được thành tựu là sự thanh thản trong tâm hồn, không còn sợ hãi trước môn Toán nữa.

Như vậy, có thể nhận thấy rằng, bề ngoài hai người đều thanh thản nhưng trong đầu họ thì khác hoàn toàn, một người bỏ cuộc để được thảnh thơi, một người quyết tâm vượt khó, tiêu diệt được nỗi sợ hãi bằng một kế hoạch hành động cụ thể nên giờ đây đã trở nên giỏi giang, không hề bận tâm gì nữa. Người học sinh kia “chạy trốn khó khăn” kia trước mắt thì được thanh thản đấy nhưng cái gốc dốt môn Toán vẫn còn trong mình và suốt đời vẫn dốt môn Toán, đừng đối mặt với môn Toán nữa thì người đó được thanh thản còn khi bị bắt buộc phải đối mặt thì nỗi sợ sẽ tái phát. Còn người học sinh vượt khó kia cả đời anh ta hoàn toàn thanh thản, mốn Toán không thể tác động làm anh ta khổ tâm phiền não được nữa.

Trở lại ví dụ về sự Thanh thản của hai đường lối “ Không phân biệt “ và “ Quyết tâm hiểu thấu đáo để mãi mãi không còn bị tác động”

Một người thường họ suy luận và tự ám thị vào đầu mình cái tư tưởng: “còn so sánh, còn phân biệt, còn thấy đúng sai ,…. Là còn bị vướng vào sự đời, do đó cứ buông sạch sẽ hết đi là được giải thoát”, vì nghĩ như vậy nên họ buông hết tất cả để tâm thanh thản, không còn lo nghĩ gì nữa.

Một bậc thánh thì không hề suy nghĩ như vậy, trong đầu của bậc thánh là một sự nhạy bén, sáng suốt, hiểu thấu cái chân lý của Nhân quả nên họ không bị vướng mắc sự đời, vì hiểu thấu nên nhận biết rõ và cái tâm không hề bị dao động gì cả. “

Muốn đi đến cái chỗ mà tâm không hề dao động thì bắt buộc phải trái qua một chặn đường tư duy rất nhiệt tình với ý chí phải hiểu thông suốt mọi sự việc theo đúng cái giai đoạn hiện tại của mình.

Mình đang sống trong gia đình, còn mang nặng trách nhiệm với gia đình và xã hội thì mình cần phải theo cái đạo đức của xã hội, thấu tình đạt lý xã hội

Mình không còn vướng bận chuyện gia đình nữa thì mình theo cáid dạo đức của Nhân quả, thấu tình đạt lý Nhân quả

Cái lý của xã hội có tình người trong đó vì con người là động vật hữu tình nên làm gì cũng nên có tình thương xót. Còn cái lý của Nhân quả khác hoàn toàn.

Ví dụ cụ thể như sau:
Thấy một người ăn trộm cho bị dân làng đánh chết.
Cái lý của xã hội là do con người có lòng thương xót đồng loại nên họ mới nghĩ rằng người ăn trộm này dù gì cũng đáng thương, không nên hành động nặng tay như vậy.

Do đó, đạo đức theo xã hội là hãy nương tay, cho một cơ hội hoàn lương.
Cái lý của Nhân quả thì không hề như vậy! Tại sao thiên tai ở đúng khu vực này mà chỗ khác chưa bị? Tại sao có những đứa trẻ mới sinh ra đã mang bệnh hiểm nghèo, chúng nó chưa kịp làm điều gì ác mà phải gánh cái họa bệnh tật trong khi người khác không bị bệnh đó ? ….

Không thể đem cái hiểu thiện, ác, đúng, sai theo cách hiểu của người đời để lý giải cho những sự việc được sắp đặt bởi định mệnh (nhân quả) được vì con người vốn là những người nhỏ bé trước định mệnh, có ai biết chắc chắn ngày mai chuyện gì xảy đến với mình hay không?

Nhân quả không hề có cái gọi là tình người, nó là sự sắp xếp sẵn và mãi mãi không bao giờ kết thúc. Chân lý của Nhân quả chính là: Khi một hành động được tạo ra thì lập tức sẽ tạo ra rất nhiều cái kết quả, và mỗi cái kết quả được tạo ra đó lại tiếp tục móc nối, xâu chuỗi với nhau để đẻ ra tiếp vô số cái kết quả mới nữa, cái hành trình đẻ ra kết quả không giới hạn đó sẽ mãi mãi không bao giờ kết thúc. Với sự nhận thức có giới hạn của con người thì mỗi chúng ta sẽ không thể nào biết được mình đã gây ra chuyện gì. Ví dụ: hang ngày một người xách nước từ một con song đem về nhà, trên đường đi, cái bình đựng nước của họ bị rò rỉ và đổ nước xuống một vị trí, sau một thời gian, chỗ đó mọc lên một cây cây dừa và đến 1 ngày cây dừa đó rụng trái dừa trúng đầu một người khách vãng lai đi ngang qua đường. Như vậy, cái người xách nước kia có biết được mình đã góp phần tạo ra cây dừa đó và cái chết của người xa lạ này lại có một phần lỗi do mình gây ra đâu. Xã hội không ai biết và không ai bắt tội anh ta cả nhưng Nhân quả thì khác, nhân quả nó đã sắp đặt cái việc anh ta mang nước di chuyển hang ngày sẽ phát sinh sự rò rỉ nước và cái nguyên nhân này là một thành tố quan trọng để tạo ra cái kết quả là tiếp sức đủ dưỡng chất cho cây dừa mọc lên. Người xách nước hoàn toàn không hề ý thức được mình làm điều “ác” nhưng nhân quả nó đâu có tình người, nó cứ sắp đặt như vậy sẵn hết rồi đấy, người xách nước này dù vô tình nhưng Nhân quả đã ghi tội anh ta là giết người rồi, với cái tội giết người này sẽ dẫn tới cái bản án là anh ta bị bệnh hiểm nghèo, là tai nạn không lường trước ở tuổi xx nào đó.

Nếu con người có khả năng nhìn thấy được cái luồng đi của mạng nhện Nhân quả và biết được những hành động tưởng như vô hại của mình nhưng lại là điều ác theo cách sắp đặt của Nhân quả thì đâu có ai làm, còn đằng này chúng ta chỉ nhận thức được cái quy luật Nhân quả nó vận hành như thế, định nghĩa1 hành động là Thiện hay Ác được ghi trong cuốn sổ của Nhân quả mà không ai biết được cả, không hề giống như cái cách định nghĩa Thiện, Ác của người đời.

Người đời định nghĩa Thiện hay ác là có chứa cái tình người trong đó còn Nhân quả là không hề như vậy, không có tình người gì cả, vòng đời của vạn vật chỉ là một cái sắp đặt sẵn của một kẻ vô tình, cứ cho vận mọi thứ vận hành để đẻ ra kết quả mãi mãi không có hồi kết vậy thôi!

Ở bài đầu tiên, tôi chia sẻ về việc sống đạo đức, thấu tình đạt lý, có người đặt câu hỏi rất hay, họ hỏi rằng cái lý đó là tùy cách cảm nhận của mỗi người, như vậy làm sao biết được thế nào là hợp lý hay đó chỉ là cái hợp lý từ phía 1 người nhận định mà thôi.

Hỏi như vậy là chính xác trong cái bối cảnh là đang sống chang hòa với xã hội, còn mặc chiếc áo của một công dân có trách nhiệm với gia đình và xã hội. chính vì còn sống chung đụng trong xã hội thì cái lý cũng nên thuận theo cái lý của số đông, mà số đông thì cái lý của họ có chứa tình người nên nó là tương đối. Ví dụ: một Sát thủ giết người, giết cả nhà luôn, nhưng chỉ vì chưa tới tuổi bị tử hình nên chỉ bị tù khoảng chừng 20 năm. Cái lý của xã hội có chứa tình người nên tòa án xét xử có chứa cái khoan hồng, bao dung trong đó, bản thân mình còn sống trong xã hội thì mình cũng chấp thuận nương theo số đông chứ mình đâu có chống lại số đông. Vì tạm nương theo số đông nên mình không có gây hấn với ý kiến của số đông nên mình được an ổn.

Làm những việc nhỏ là tử tế với những người xung quanh trước cho quen, để tập từ bỏ cái tâm hoang dại trước rồi mới hiểu được cái quy luật khắc nghiệt của định mệnh.

Khi mình không còn sống chung với gia đình, mình là người xuất gia, quyết lòng giải thoát thì cái lý phải theo cái lý của Nhân quả. Mà cái Lý Nhân quả nó đâu hề giải quyết theo kiểu có tình người.

Quay lại ví dụ về người ăn trộm chó, theo cái lý của Nhân quả, Nhân quả không hề có tình thương xót ở đây, Nhân quả nó đã sắp đặt sẵn cái kết là người này sẽ bị đánh chết vào thời điểm……Người ngoài không có tư cách phán xét gì ở đây cả vì số phận đã được nhân quả sắp đặt sẵn rồi, không còn phán xét gì nữa mà chỉ đơn giản là chấp nhận sự thật đã gieo nhân thì gặp quả, không cần biết cái quả đó có xứng đáng với cái nhân hay không, giống như định mệnh sắp đặt chết vì ăn trộm thì dù ăn trộm chiếc dép lào hay một viên kim cương thì việc bị đánh chết cũng công bằng như nhau.

Khi hiểu đúng theo “luật của Nhân quả” thì còn gì nữa mà so sánh, phân biệt, phán xét, đúng, sai,… còn chấp cái gì nữa đâu mà tâm không được thanh thản trước mọi sự việc xảy đến với mình hay với vạn vật xung quanh.

Chính vì con người không có nhìn thấy được chính xác đã gieo cái nhân gì mà ngày nay gặt cái quả này nên ông Phật Thích Ca không thể giải thích Nhân quả cho con người hiểu được, vì họ có thấy được quá khứ ( những chuyện bản thân đã gây ra ở tiền kiếp) đâu mà nói họ tin được. Vì không thể chứng minh bằng cái bằng chứng cụ thể được, chỉ có thể nhận thức được mọi việc xảy đến trong tương lai đều là kết quả mà cái định mệnh đã sắp đặt sẵn hết rồi, cẩn thận là đức tính tốt để giảm tối đa rủi ro, chứ nếu bản thân đã được xắp đặt sẵn là đang chạy xe trên đường bị một cơn gió mạnh thổi qua làm lật xe té chết thì cũng vui vẻ chấp nhận nên tâm thanh thản hoàn toàn, không còn thấy bất công, khổ sở, thương tiếc gì nữa.

[ Còn tiếp...]​

--------
Phần tiếp theo: PHẦN 3- VÔ NGÃ : HIỂU ĐÚNG VỀ CHUYỂN NGHIỆP
 
Last edited:

phuongle

Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
Tham gia
21 Thg 8 2020
Bài viết
75
Điểm tương tác
10
Điểm
8
TRAO DỒI TỪ VÔ LƯỢNG HƯỚNG ĐẾN GIẢI THOÁT.

Trong tác phẩm Vợ Nhặt của một Nhà văn Việt Nam, mô tả hoàn cảnh rất khó khăn thời chiến, người người chết vì đói, xác chết chất đầy như rơm rạ. Có một gia đình của nhân vật chính, người con trai cưu mang một người phụ nữ trong cơn hoạn nạn, khi về nhà, bà mẹ của anh ta dọn một mâm cơm bằng cám và cả nhà vừa ăn vừa tấm tắt khen ngon đáo để.

Đoạn này chính xác mô tả về tình thương vô lượng trong phương pháp phát triển lòng từ nhằm tiêu diệt tất cả các vướng bận trong tâm.

Xem xét kỹ tình huống trên, ta sẽ thấy rằng:
  • Định nghĩa thương của người thế gian thường dẫn đến sự đau khổ, bởi vì nếu thương theo kiểu ích kỷ, chỉ nhắm tới việc sở hữu cho riêng mình thì khi đối tượng khiến mình thương thay đổi (trở mặt hoặc mất đi, hao hụt, vơi đi) sẽ khiến cho bị khổ tâm. Nếu thương theo kiểu khởi lên cảm xúc quá độ, đau khổ lây khi trước cảnh khổ đau, thương tâm của người khác thì cũng dẫn đến tự làm khổ chính mình và cũng có giải quyết gì giúp người khác được đâu. Một tình thương nhỏ bé sẽ nghĩ rằng hoàn cảnh gia đình này quá bất hạnh, con người khổ tới nỗi phải ăn cám, không những thế mà đồng bào chết như rơm rạ quá thương tâm, càng suy nghĩ theo cái hướng đó thì sẽ càng bị khổ tâm, thương tâm đến đau lòng xót dạ (khóc lóc, bi lụy). Kết quả của hướng suy nghĩ như vậy sẽ dẫn đến tự làm khổ tâm chính mình mà có làm gì để cải thiện hoàn cảnh được đâu.
  • Tình Thương VÔ LƯỢNG có ý nghĩa khác hoàn toàn, đó là trong tất cả nghịch cảnh đều hướng đến sự giải thoát trong tâm bằng ý nghĩ đúng đắn, thương là luôn nghĩ lạc quan chứ không phải xát muối vào vết thương đang rỉ máu ( ví dụ thấy một người đang khóc, mình khóc chung với họ là đang khiến họ khổ nhiều hơn nữa vì mình đã vô tình nhấn mạnh rằng họ thật sự đang bị tổn thương rất nhiều). Mặt khác, Thương người mà tự khiến bản thân phải khổ tâm là không đúng. Người giải thoát bằng tình thương vô lượng không phải là người có trách nhiệm gắn chặt với cuộc sống như cách làm của người thế gian vì còn nghĩa vụ, bổn phận y như người thế gian thì sao gọi là giải thoát.
Ví dụ quan trọng để thấy cái tâm từ vô lượng khác hoàn toàn với tâm từ theo định nghĩa của thế gian:

Thấy một con ốc sên đang bò trên mặt đường, tự tay bóc nó đặt lên cây vì sợ nó bị xe cán.

- Một người phàm có biết được hành vi của mình sẽ dẫn đến điều gì hay không?
- Tự con óc sên đang bò trên đường chưa chắc nó bị cán chết sớm hay muộn hơn so với bỏ lên cây , biết đâu bỏ lên cây bị con vật khác làm thịt lẹ hơn nữa.
Do đó, người phàm không tài nào biết chắc chắn hành vi của mình sẽ dẫn đến chuyện gì cả. Cái định nghĩa nhân từ của người đời là dựa trên tình cảm trước mắt mà thôi, chứ làm sao biết được Nhân quả đã sắp đặt sẵn hết rồi.

Con ốc sên nó được sinh ra từ Nhân quả, trong quá khứ nó đã huân tập những nghiệp gì thì Nhân quả đã sắp xếp cho nó sẽ trả cái nghiệp của chính nó. Bản thân mình có biết nó sẽ gặp chuyện gì đâu, mình hành động can thiệp vào nó, biết đâu Nhân quả đã sắp đặt sẵn con ốc sên sẽ bị chết vì đang bò trên đường, tiếp theo gặp một người có lòng nhân từ theo kiểu thế gian bắt lên bỏ lên cây, sau đó bị con rắn nuốt chửng. Như vậy, cái hành động màn người phàm tưởng rằng mình đã làm việc thiệc thật ra là đang đi đúng cái mạch diễn biến do Nhân quả sắp xếp sẵn mà thôi.
Vì vô minh, ta lầm tưởng rằng việc làm của ta là 1 điều thiện, nhưng ta khiến nó bị chết trước khi nó chết theo đúng trình tự thì sau khi con ốc sên đó chết đi, nó vẫn tiếp tục bị trôi lăn theo nghiệp lực mới và dĩ nhiên có sự can thiệp của ta và chính ta đã bị vướn vào cái mạch nghiệp lực đã tạo ra mới của con ốc sên. Do đó, vì thương nên không bị vướn vào vòng nghiệp lực của đối tượng khác, không tự tạo thêm nghiệp ác trong tâm là thực hiện lòng từ vô lượng.

KẾT QUẢ CỦA VIỆC TRAO DỒI TÌNH THƯƠNG VÔ LƯỢNG

  • TÂM HỒN LUÔN THANH THẢN, BẤT ĐỘNG TRƯỚC MỌI NGHỊCH CẢNH. TÂM THANH TỊNH LÀ GIẢI THOÁT, LUÔN SỐNG TRONG TÂM THANH TỊNH LÀ XẢ TÂM HOÀN TOÀN TỰ NHIÊN.
  • TÂM TRẠNG NHƯ THẾ NÀO thì cái hiểu biết sẽ như thế đó. Một người có tâm hiếu chiến thì họ luôn luôn nghĩ ra những ý tưởng làm sao để chiến thắng, một người có tâm sầu bi, thương xót thì dễ bị tình trạng nhìn đầu cũng thấy u ám, bi quan, sầu não. Còn một người có tâm thanh tịnh, thương tất cả sẽ luôn nghĩ theo hướng tích cực dù đang ở hoàn cảnh tận cùng của khổ đau. Ví dụ: khi bị cụt một cánh tay, người có tình thương vô lượng sẽ nghĩ đây là chuyện quá nhỏ, vẫn còn một tay là quá hạnh phúc, nếu cụt hết tay chân thì vẫn hạnh phúc vì còn có mắt để nhìn, não để suy nghĩ và vẫn có thể làm những việc có ích cho đời được,…. Nếu bị mù thì vẫn thấy hạnh phúc vì tai còn nghe,….
  • Khi tâm đã thanh tịnh trước mọi nghịch cảnh đến với mình hay đến với mọi người xung quanh thì đó chính là Chánh Định. Không cần phải ngồi thiền, không cần hít thở, tập trung nhiếp tâm gì cả, sống giữa mọi nghịch cảnh mà tâm vẫn luôn thanh tịnh nhờ thành tựu viên mãn lòng từ vô lượng là chứng đạo.
  • Khi tâm thanh tịnh thì có đạo lực của tâm thanh tịnh ( Định lực ), sức định vững chắc, kiên cố trên nền tảng Công bằng, bình đẳng của Nhân quả. Khi đó thực hiện các lệnh làm chủ như trở bàn tay.
Lưu ý! Không còn động tâm trước nghịch cảnh là nhờ đã thấu hiểu theo hướng tích cực chứ không phải phớt lờ, vô cảm , không hề để ý tới môi trường xung quanh.

SỰ KHÁC BIỆT CỦA THƯƠNG HẠN HẸP VÀ THƯƠNG VÔ LƯỢNG

  • TÌNH THƯƠNG THEO KIỂU THẾ GIAN KHÔNG DẪN ĐẾN GIẢI THOÁT, mà chỉ dễ khiến tự làm khổ mình hơn nữa.
  • TÌNH THƯƠNG VÔ LƯỢNG là luôn nghĩ theo hướng tốt lành, lạc quan, đã gọi là thương thì phải nghĩ tốt, nghĩ tích cực mới đúng, chứ thương mà suy nghĩ xong lại càng khổ tâm hơn thì sao gọi là thương. Phải dựa trên đúng sự thật, đúng bản chất cộng thêm luôn giữ vững lập trường là mọi thứ trên đời đều đang vận hành công bằng, bình đẳng do Nhân Quả đã tạo.
ỨNG DỤNG TÌNH THƯƠNG VÔ LƯỢNG ĐỂ QUÁN XÉT XẢ TÂM

  • Khi đứng trước cảnh khổ của chính mình hoặc của người khác: dù khổ tận cùng vẫn tìm cho ra 1 điểm sáng, lạc quan, chỉ cần có một điểm như vậy là quá đủ, giống như một người đang bị dòng nước lũ cuốn trôi, khi họ bám được vào một cái phao thì như vậy là quá đủ, quá may mắn, quá hạnh phúc rồi. Trên đời này không có gì quý giá hơn sự thanh thản trong tinh thần. Đã biết rõ quy luật công bằng, chính mình đã gây tội trong quá khứ , nhưng trước đây do bị vô mình, không hề biết sẽ có hậu quả như hôm nay, bây giờ đã hết vô minh sao lại còn tự làm mình khổ, khổ là lại tự gieo cái nghiệp ác ( thù oán cuộc đời, than thân trách phận, nổi sân hận với số phận, bần cùng sanh đạo tặc,… ) nữa sao. Có cơm ăn cơm, ăn để đủ sống, có lá cây ăn lá cây, thậm chí chỉ còn có cỏ vẫn ăn cỏ được.

    TÙY theo hoàn cảnh đang có những gì, ví dụ đang ở diện đói, điều kiện còn có đất, có sức lao động thì phấn đấu lên hộ nghèo rồi lên hộ khá. (Sử dụng động lực là vượt nghịch cảnh, xem nghịch cảnh như một đối tượng chướng ngại để diệt chứ không phải dùng động lực đến từ dục. Dục nó cũng tạo ra một động lực nhưng lực này sẽ nuôi lớn cái tham. Ví dụ một người lấy cái dục lạc hưởng thụ làm động lực làm giàu thì người đó hoàn toàn có thể đạt được mục đích nhưng dĩ nhiên đã tự đi lệch xa con đường làm chủ tâm, còn một người lấy cái nghèo làm đối tượng để diệt, diệt vì đây là hành động trên nền tảng đạo đức, tình thương vô lượng không để mình làm gánh nặng của xã hội thì khi vượt lên được cái khổ cái tâm họ vẫn không bị tiếp tục làm nô lệ cho cái tham.)

    Trường hợp nghịch cảnh không còn đổi đời được thì vẫn thấy thoải mái trong điều kiện thiếu thốn một cách an ổn. Ăn nhiều mệt bụng, ăn cao lương chỉ dễ rước bệnh tật, cái ăn là cái tầm thường, nhỏ nhặt.
    Nếu tất cả điểm sáng đều bị nghịch cảnh diệt hết thì ánh sáng cuối đường hầm đó là chính là TÂM THANH TỊNH HOÀN TOÀN NHỜ CHẤP NHẬN SỰ CÔNG BẰNG CỦA NHÂN QUẢ. Khi đã mất tất cả mọi công cụ để cố gắng mưu sinh, bương trải thì vẫn còn 1 điểm tựa không bao giờ mất được, đó chính là cái tâm thanh tịnh hoàn toàn, khi đã bị nghịch cảnh dìm tới tận cùng mà vẫn không giết được thì tất cả mọi sự lo toang, phiền não của đời người đã kết thúc, sang hèn, sướng khổ, đúng sai,.. chẳng còn ý nghĩa gì nữa, tất cả chỉ còn sự công bằng vốn được đĩnh sẵn. Chấp nhận chân lý đó và buông xả sạch sự bám víu vào bản thân hay vào bất cứ thứ gì khác. Khi đã Diệt sạch Ngã và xả hết tất cả tâm trạng thì vào trạng thái Định bất động tâm và sống trong tâm trạng này đến khi chứng đạo.
    Người hiểu được sự thanh thản và oai lực của tâm thanh thản thì không hề lo lắng gì bệnh tật. Tâm sân hận, ích kỷ nhiều mới dễ bệnh tật, còn khi đã thanh thản thì chỉ cần áp dụng pháp chỉ - ra lệnh ( hướng tâm ) là bệnh gì cũng khỏi. Như vậy, tình thương vô lượng trước cảnh khổ của mình là suy nghĩ lạc quan, vui vẻ chấp nhận và thích nghi để không tiếp tục tự mình làm mình khổ tâm. Khi thấy người khác khổ, không nhất giúp đỡ bằng vật chất nếu bản thân còn chưa đủ ăn, hãy hiểu đúng theo luật công bằng của nhân quả, hơn nữa mỗi cá nhân ai cũng có khả năng tự thích nghi theo cái cách của chính họ chứ không cần phải dạy họ cách suy nghĩ, cách sống gì cả. Chỉ cần tôn trọng khả năng sinh tồn của con người là sẽ tôn trọng tất cả mọi người đang trong cảnh khốn khó ( không được tội nghiệp người khác vì họ hoàn toàn có thể tự nghĩ ra cách đột phá để xoay chuyển tình thế ngoạn mục hơn ai hết.)
  • Dùng Lòng Từ Vô Lượng để phá tâm Sân: sân được sinh ra do sự mâu thuẫn về lợi ích (tham được nhận nhiều vật chất hoặc danh lợi) hoặc do chạm vào cái tôi, lòng tự ái của bản ngã. Ví dụ: thấy một người hút thuốc, phả khói ra xung quanh. Cái sân được tạo ra vì Ý thức biết được rằng khói thuốc có hại và người này đang làm chuyện ác, vô trách nhiệm.
    Một người tỉnh thức là người biết mình đang suy nghĩ điều gì và ý nghĩ này đang nuôi lớn điều gì. Người tỉnh thức biết rõ họ đang suy tư dựa trên những kiến thức sách vở, kiến thức đó đang nuôi lớn sự phân biệt đúng sai, sự phân biệt đúng sai sẽ đẻ ra tâm sân khi mình thấy đúng còn người khác thấy sai.)
    Khi tự khởi lên ý nghĩ trách móc người khác sai thì sẽ tự nuôi lớn tâm sân. Do đó, áp dụng lòng từ vô lượng là sẽ suy nghĩ như sau: “người này vô minh nên gây hại cho môi trường, hành động vô mình này sẽ nhận lấy quả báo về sau một cách công bằng. Giải pháp tốt nhất là đi chỗ khác ngồi, không để bản thân hít khói thuốc độc hại là tự thương mình, nếu nổi giận là tự làm hại mình. Thương tất cả là không làm lớn chuyện, không gây sự chướng ngại với những người vô mình. Giống như thấy 1 người đang say rựu, mình có nói gì thì họ vẫn KHÔNG BAO GIỜ thừa nhận họ đang say, do đó. hành vi góp ý là hành động ác, có thể mang lại sự nguy hiểm cho mình và gây chướng ngại cho người khác. Nguời thế gian họ hay suy nghĩ rằng mình khuyên người khác là một việc làm đúng, tuy nhiên khi khuyên mà người khác không nghe họ lại dễ sinh ra phiền não. Còn người có tâm từ vô lượng thì họ hiểu rõ Nhân quả công bằng, mỗi người đều sinh ra từ Nhân quả nên họ sẽ tự xoay sở theo cách Nhân quả xui khiến họ, từ đó đập tan mọi sự ghét bỏ đối với mọi người, mọi sự việc.
    Để hiểu rõ tại sao mỗi người đều được Nhân quả sắp đặt sẵn. Hãy nhìn tất cả hành tinh, đất, đá, hạt bụi trong hệ mặt trời này. Tất cả mọi thứ đều quay xung quanh nó và quay xung quanh mặt trời. Nếu xem mặt trời là Nhân quả hiện hình thì tất cả mọi thứ đều tự quay xung quanh nó theo vòng đời sinh,lão,bệnh,tử. Khi một cục đá nó bị bể ra thì rất nhiều hạt đá nhỏ, bụi bặm vẫn tiếp tục quay xung quanh nó và quay xung quanh mặt trời theo sự sắp đặt sẵn không bao giờ kết thúc. Ta là con người, ta có ý thức nên ta có khả năng can thiệp vào cái vòng quay định mệnh của đối tượng khác. Khi ta can thiệp vào một hòn đá đang quay. Ta khiến nó bị vỡ ra trước khi định mệnh nó bị vỡ thì những mảnh vỡ mới của nó vẫn tiếp tục tự quay theo cái sự sắp đặt mới của nhân quả và có dính liếu tới ta và chính ta sẽ bị cuốn vô cái guồng xoay vì vô tình tạo nghiệp.

    Lòng từ vô lượng là không tiếp tục tạo thêm nghiệp để tâm luôn bất động trước mọi sự việc nhờ thoát ra khỏi sự trói buộc trong tư tưởng yêu thương hạn hẹp và vô minh của thế gian.

    Tâm Từ Vô lượng sẽ dẫn đến giải thoát, thanh thản, bản thân không bị khổ nữa và vì thương người khác nên không làm khổ người khác, nhờ có lòng từ mình được giải thoát khỏi sự trói buộc trong tư tưởng hữu hạn, được thanh thản tuyệt đối , an ổn, không bị chướng ngại trước bất kỳ hoàn cảnh nào.)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên