Chuyện thiền

MinhTâm

Registered
Phật tử
Tham gia
4 Thg 6 2015
Bài viết
139
Điểm tương tác
34
Điểm
28
Sức mạnh khen ngợi (Thích thiện Phước wưw.chuahoiphuoc.net)

Nghe nói Thiền sư Huệ khôi có lần ngồi thiền trong động, thì có một con quỷ không đầu đi đến. Nếu như người thường thấy thì nhất định sợ hồn quỷ nhập vào thân, nhưng Thiền sư Huệ khôi vẫn không thay đổi sắc mặt, nói với quỷ không đầu rằng :” Ngươi vốn là quỷ không đầu, cho nên không biết nhứt đầu, thật là cảm thấy dễ chịu”.

Quỷ không đầu nghe xong liền biến mất.

Lại có lần trong động của nói Thiền sư Huệ khôi xuất hiện một con quỷ không có mình mà lại có tay chân, Thiền sư Huệ khôi nói với quỷ không đầu rằng :” Ngươi không có mình cho nên không biết cái đau về ngũ tạng, lục phủ, đây thật là hạnh phúc”.

Quỷ không mình nghe xong đột nhiên biến mất.

Như thế, quỷ không miệng xuất hiện trước mặt. Thiền sư Huệ khôi nói:” Không có miệng thì tốt lắm, tránh được tội nghiệp ác khẩu, hai lưỡi”.

Quỷ không có mắt hiện ở trước mặt. Thiền sư Huệ khôi liền nói:” Ngươi không có mắt, thì rất tốt, tránh được tâm phiền não khi nhìn”.

Quỷ không tay xuất hiện, Thiền sư Huệ khôi liền nói:” Ngươi không có tay, thì rất tốt, tránh được tội trộm cắp, đánh người…”

Ít lâu sau những hồn quỷ không còn xuất hiện đến trước , Thiền sư Huệ khôi nữa.

11415_zps3290a924.gif


Đây thật là gặp người nói chuyện người, thấy quỷ nói chuyện quỷ. Đây không phải vì châm biếm để hý luận, ai có thể nghĩ được, ngay cả quỷ cũng vui mừng khi được người khen ngợi.

Tâm mà thường hay khen ngợi người khác là một tâm trạng lành mạnh. Còn người mà hay hay khen ngợi người khác thì có thể khẳng định là một người có trí huệ siêu phàm, rộng lượng.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

MinhTâm

Registered
Phật tử
Tham gia
4 Thg 6 2015
Bài viết
139
Điểm tương tác
34
Điểm
28
Không có thời gian để già (Thích Thiện Phước)

Thiền sư Đại Trí vân du, tham học 20 năm, cuối cùng về đến bên sư phụ là Thiền sư Phật Quang.

“ 20 năm nay pháp thể của Sư phụ có được an khang không ? “ Đại Trí hỏi.

“ Rất tốt, rất tốt, dạy học, thuyết pháp, trước thuật, chép kinh. Ta mỗi ngày đều như thế, chỉ có bận rộn là được nhiều an lạc “. Phật Quang nói.

“ Mỗi ngày đều như thế mà bận rộn sao ? Sư phụ ! Thầy bận rộn như thế sao không thấy già chết ? “Đại Trí hỏi.

“ Hi hi … Ta không có thời gian để mà già “.Phật Quang đáp.

nen-gia-1.jpg


Già suy đương nhiên là chỉ tuổi xuân không còn nữa, cảnh tử vong dần đến.

Thân thể tuy có già suy nhưng tâm chúng ta thì linh minh trống rỗng vượt khỏi tất cả, chúng ta có thời gian đâu mà già, lại có cái gì khiến cho chúng ta già ư ?
 

MinhTâm

Registered
Phật tử
Tham gia
4 Thg 6 2015
Bài viết
139
Điểm tương tác
34
Điểm
28
Ý nghĩa của Thiền. ( Thích Thiện Phước)

Thiền là một loại văn hóa tuy xưa nhưng vẫn không lỗi thời.

Thiền là một loại trí huệ cao sâu, tuy có thành phần Triết học nhưng không phải là Triết học.

Thiền tuy bắt nguồn từ tôn giáo, nhưng lại đả phá tánh thần quyền và quỵ lụy, đem thần thánh và tự nhiên bình thường thân thiết dung hợp lại.

Thiền là tôn giáo không có ngôn thuyết. “Không lập văn tự, truyền ngoài giáo điển, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”., đây là trung tâm và đặc điểm của thiền.

Thiền đả phá những khuông mẫu văn tự rườm rà trong truyền thống tôn giáo, vượt khỏi phạm vi ngoại tướng, lấy người làm căn bản quan trọng để thể ngộ hội tâm, siêu việt hẳn cảm tánh và lý tánh.

Thiền là một loại thể nghiệm trong tầng sâu của tâm linh, tuy đạo lý đó vô hình nhưng không dễ dàng vượt qua, nhưng sau khi vượt qua thiền ngộ tức là cảnh giới chơn thật bất hư.

Thiền là một trạng thái tồn tại sanh mạng, tuy thấy giản dị trong cuộc sống bình thường của con người, nhưng trên thực tế tức là một sự tồn tại không thể nghĩ bàn.

Thiền đạo tự nhiên, thiền chỗ nào cũng hiện diện:

“ Xanh xanh trúc biết chính là Bát nhã.
Ngào ngạt hoa vàng đều là chân đế”.

Trong đại tự nhiên một gốc cây, một ngọn cỏ, dù người hay sự việc đều là những diệu cảnh để thiền giả thâm nhập thiền quán.

Sự truyền thừa này đã được kéo dài trên ngàn năm, hàm chứa trí huệ của vô số người.

Người tham thiền rất đông, ảnh hưởng rộng rãi đến phạm vi các lãnh vực xã hội, đủ để trở thành một đặc sắc của truyền thống văn hóa dân tộc.

Thiền là một tài sản phong phú mà nhơn loại phải có, không chỉ quá khứ mới như thế mà hiện tại và tương lai cũng như vậy.Bắt đầu từ đời Đường, thiền tông lưu bố khắp nơi. Đến đời nhà Minh, thiền tong đã trở thành văn hóa Phật giáo Đông Á và là một pháp môn của tôn giáo. Nguồn thiền đã lưu bố khắp các quốc gia Đại thừa Phật giáo, ảnh hưỡng rất lớn đến sinh hoạt văn hóa các dân tộc và bao quát luôn cả Việt Nam. Đến thời cận đại lại lưu truyền sang Tây Âu, đối với tôn giáo, văn hóa, kinh tế … mọi lĩnh vực đều có sự ảnh hưỡng bất đồng.

Tiết tấu sinh hoạt của con người thời hiện đại, đang trong tiến trình khẩn trương cao độ. Trầm trọng hơn là nguy cơ sanh tồn trong phạm vi đầy dẫy áp lực và cạnh tranh, khiến cho chúng ta rất mệt nhọc bôn ba. Nhấn thế mà nhận ra suối nguồn tuông chảy, cội cây xanh tươi mãi trong dòng tâm thức của mỗi con người. Do tâm mê dắm vào ngoại cảnh, luôn luôn đem tâm linh và ngoại cảnh tách biệt nhau, vì vậy cuộc sống trở nên nặng nề mệt mõi, khiến cho chúng ta khó mà thể hội được đầy đủ ý vị của thiền cơ trong đời sống hằng ngày.

Thật ra, Thiền ở bên thân chúng ta, thiền là bản tánh tự tâm của chúng ta, thiền là cảnh giới lìa ý niệm, ngay nơi tâm mà khế nhập. Có thiền rồi chúng ta sẽ có một cái nhìn mới hơn về tự tâm. Có thiền chúng ta từ đây có thể trãi qua một trạng thái tồn tại khác của sanh mạng. có thiền, có thể khiến cho tâm linh của chúng ta cởi bỏ mọi rang buộc một cách triệt để. Có thiền, chúng ta sẽ đối mặt thẳng vào sự sanh tử, và nhất định có phần tự tại thong dong vượt khỏi thường tình. Thiền, có thể gọi là thuốc mầu linh đơn rất tốt để chửa trị căn bệnh tâm linh thời hiện đại.


CedvLHJ.jpg
 

MinhTâm

Registered
Phật tử
Tham gia
4 Thg 6 2015
Bài viết
139
Điểm tương tác
34
Điểm
28
* Tiếp khách như thế. ( Thích Thiện Phước)

Triệu Vương ở thành Triệu Châu đi đến lễ bái Thiền sư Triệu Châu Tùng Thẫm. Thiền sư Tùng Thẫm chỉ nằm ở trên giường mà tiếp chuyện Triệu Vương:

“Ông đến thăm tôi, nhưng tôi thật là không xuống giường tiếp đãi, xin chớ lấy làm lạ”.

Triệu Vương không chỉ không thấy làm lạ, mà đối với Thiền sư Triệu Châu càng kính trọng.

Ngày thứ hai Triệu Vương lại sai một tướng quân đến tặng lễ vật. Thiền sư Triệu Châu một khi nghe tướng quân đến liền lật đật xuống giường đích thân ra tận ngoài cửa tiếp rước.

Sau việc đó, các đệ tử hỏi Sư phụ:

“Hôm trước Triệu Vương đến, Thầy còn không thèm xuống giường, lần này bộ hạ của Triệu Vương đến, vì sao Thầy phải ra tận ngoài cửa để đón chứ?”.

- “Ta tiếp khách có phân biệt thượng trung hạ ba đẳng cấp khác nhau.

Hạng thứ nhất, ta ở trên giường dùng bản lai diện mục để tiếp đãi.

Hạng thứ hai, ta xuống giường đến nhà khách để tiếp đãi.

Hạng thứ ba, ta dùng lễ thế tục, ra tận ngoài cửa để nghinh tiếp”. Thiền sư Triệu Châu giải thích.

201306171142017.jpg


Thiền sư Triệu Châu đã thấy được thiền tức là lẽ sống, lẽ sống tức là thiền, đạo lý tiếp khách cũng thoát tục.

Người căn cơ bậc thượng khi đăng đường nhập thất, huệ nhãn sáng suốt, trực khế bổn nguyên, cho nên không động bổn tòa cũng tức là tiếp đãi.

Người căn cơ bậc trung, tuy đã đăng đường nhưng chưa nhập thất, vì mới thể ngộ sơ sơ chưa thấu triệt bổn nguyên, nên ở tại khách đường mà tiếp đãi.

Người căn cơ bậc hạ, đích thân ra đến ngoài cửa thiền, tuy nghe thiền danh nhưng chưa thấy thiền diện, nên đành ra tận ngoài sơn môn để tiếp đãi.

Người ở thế gian tiếp khách phần nhiều đem thân phận khách đến để tham chiếu, còn Thiền sư tiếp khách thì lấy thiền ngộ để tham chiếu. Cùng là tiếp khách nhưng cảnh giới có khác.


..........................———————————————
 

MinhTâm

Registered
Phật tử
Tham gia
4 Thg 6 2015
Bài viết
139
Điểm tương tác
34
Điểm
28
* Tên trộm gặp Hòa thượng lười (Thích Thiện Phước)

Lúc thiền sư Vô Tướng mới lim dim ngủ trên giường thì có một tên trộm đột nhập thiền phòng. Tên trộm lục lạo mọi nơi mà không tìm được một thứ gì có giá trị hắn bèn thở dài.

Lúc hắn chuẩn bị ra đi thì Thiền sư nói:

- “Này ông bạn, sẵn tiện kéo cánh cửa đóng dùm bần đạo nhé”.

Tên trộm thất kinh, nhưng cố lấy lại bình tỉnh:

-“ Hứ! Ông đúng là Hòa thượng lười, có cửa đâu mà nhờ người khác đóng, thật quái gở, chùa của ông chả có mốc xì gì đáng giá cả !”.

Thiền sư nói:

-“Ông bạn này thật quá đáng ! Tiền bạc tôi khổ công hà tiện dành dụm để mua đồ, vậy đâu có dễ dàng để cho ông lấy chứ ?”.

Tên trộm gặp phải vị Hòa thượng lười này, thật bó tay thôi ! Vì vậy hắn hậm hực giúp thiền sư đóng cứa rồi đi ra.

Người nghèo mà an phận nơi đạo, thì có một phần thong dong giải thoát, người thường không thể bì kịp. Nếu như tâm của bạn bị các sự vật trói buộc quá chặt, thì nên thả lỏng, thả lỏng.


nen-ten-trom.jpg
 

MinhTâm

Registered
Phật tử
Tham gia
4 Thg 6 2015
Bài viết
139
Điểm tương tác
34
Điểm
28
Hiểu được nhân duyên. (Thích Thiện Phước)

Thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm từng ở dưới tòa của Thiền sư Thạch Đầu Hy Thiên mà được ấn chứng tâm ấn. Về sau ở dưới tòa của Thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất được triệt ngộ.

Một hôm, có học tăng thỉnh Thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm khai thị:

“ Đệ tử không hiểu rõ việc lớn sanh tử, xin thầy từ bi khai thị”.

Thiền sư Dược Sơn nói:

“Ta đối với ngươi giảng một câu không khó, nếu như ngươi thể hội được thì tốt, nhưng nếu ngay nơi lời nói đó mà khiến ngươi so đo, thì chính lafl ỗi của ta. Không bằng cả hai đều không nên mở lời, để khỏi hệ lụy kia đây”.

Học tăng hỏi:

“Trước khi Tổ sư Đạt ma đến Trung Quốc, nơi này có thiền không ?”.

Thiền sư Dược Sơn đáp:

“Có”.

Học tăng hỏi:

“ Trong khoản thời gian này có thiền rồi, thì Đại Sư Đạt Ma đến đây để làm gì ?”

Dược Sơn đáp: “Vì có nên mới đến”.

Kho báu người người vốn có, chỉ vì không có người chỉ điểm. Đạt Ma không cam long thấy kho báu để không, cho nên xa xôi ngàn dặm đến để khai quật kho báu.

Biết rõ điều có thể làm được thì làm, đó là trí; biết rõ không thể làm được mà làm, thì phải thế nào ?


nen-2-vi.jpg
 

MinhTâm

Registered
Phật tử
Tham gia
4 Thg 6 2015
Bài viết
139
Điểm tương tác
34
Điểm
28
Tìm một chỗ ngồi.

Đại học sĩ Tô Đông Pha và Thiền Sư Phạt Ấn thường cùng nhau đàm thuyền, luận đạo.

Một hôm, Thiền sư đăng đàn thuyết pháp, khi Tô Đông Pha đến thì đã hết chỗ ngồi. thiền sư từ xa trông thấy Tô Đông Pha đến, bổng nói lớn:

Mọi người đã ngồi hết chỗ, ở đây không còn chỗ cho ông ngồi đâu.

Tô Đông Pha nói:

- Nếu không còn chỗ ngồi, vậy hco tôi mượn thân tứ đại, ngũ uẩn của thiền sư để làm chỗ ngồi.

- Ông quả quyết muốn lấy thân ta để làm chỗ ngồi, nếu không ngồi được thì phải tháo ngọc đáy ngay thắc lưng để lại bổn tự. Tô Đông Pha đồng ý. Thiền sư nói:

- Bốn đại của ta vốn không, năm uẩn chẳng có, vậy học sĩ ông muốn ngồi chỗ nào ?

Tô Đông Pha tịch lời đành phải mở ngọc đái để lại rồi ra về.

Bốn đại, năm uẩn là từ ngữ chỉ cho thân người trong Phật giáo. Nghĩa là thân người do bấn đại đất, nước, gió, lửa, và năm uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức hòa hợp mà thành, chú thật không có tự tánh. Thiền sư Phật Ấn chỉ đưa ra bốn đại và năm uẩn thể tánh của nó là không thật có, nhưng lạ là Tô Đông Pha hiểu được và chịu thua.


Sac-thu.gif
 

MinhTâm

Registered
Phật tử
Tham gia
4 Thg 6 2015
Bài viết
139
Điểm tương tác
34
Điểm
28
Mùi hương của quế.

Thiền sư Tổ Tâm Hối Đường pháp hiệu là Bảo Giác, người họ Ổ quê ở Nam Hùng Quãng Đông, thường ngày kết giao thân thiết Thiền sư Hoàng Long Huệ Nam và Thái Sử Hoàng Đình Kiên – Hoàng Sơn Cốc.
Một hôm, Hoàng Sơn Cốc đến xin chỉ bày con đường tắt để vào đạo. Thiền sư Hối Đường nói: “Khổng Tử có câu: ‘Các trò tưởng ta có điều gì bí ẩn giấu chăng?. Ta không giấu các trò’. Ta cũng vậy, đối với các vị không hề có sự che giấu. Thái Sử cho là thế nào?”
Hoàng Sơn Cốc vừa định mở lời, Thiền sư Hối Đường liền nói: “Không phải, không phải”.
Hoàng Sơn Cốc mờ mịt.
Về sau hai người cùng nhau đi dạo trên núi, đang lúc mùa hoa quế nở, cả một ngọn núi đều tỏa hương thơm ngào ngạt.
Thiền sư Hối Đường hỏi: “Có ngửi được mùi hoa quế nở không?”
Hoàng Sơn Cốc đáp: “Có”.
Thiền sư Hối Đường liền điểm hóa rằng: “Ngươi xem ta đối với ngươi đâu có chút nào che giấu”.
Ngay lúc ấy sự mê mờ của Hoàng Sơn Cốc bỗng dưng tiêu tan, liền đến trước Thiền sư sụp lại nói: “Tâm lượng thật rộng lớn của Hòa thượng là như thế”.
Thiền sư Hối Đường cười rằng: “Chẳng qua là mời Hoàng Công đến nhà mà thôi”.

Hoa quế nở nhiều rồi
Hương thiền bay khắp chốn
Xanh xanh trúc biếc đều là bát nhã
Ngan ngát hoa vàng đều là diệu đế.
Thật ra ở trong sinh hoạt hằng ngày đều có mùi hương vây quanh, hoặc ẩn hoặc hiện, nhưng đậm lợt do tâm.




clip_image082.jpg
 
T

Tuan14@

Guest
Bước thứ nhất để đạt tới sự thông thái là im lặng. thứ hai là biết lắng nghe người khác nói.
 

MinhTâm

Registered
Phật tử
Tham gia
4 Thg 6 2015
Bài viết
139
Điểm tương tác
34
Điểm
28
Ánh trăng soi đường về.

Có một vị Thiền su sống trong một am tranh chật hẹp, đời sống rất là giản dị. Một hôm trời tối, thiền sư đi giảng kinh ở ngoài trở về, có tên trộm vào am Ngài.

Nhờ ánh sáng trăng mà tên trộm nhìn thấy thiền sư đã về đến, vì không còn chạy kịp nên rất lo lắng, không biết phải làm thế nào đây ?

Thấy thiền sư đi với hai tay không và vẻ mặt vui vẻ thì tên trộm nghĩ:” Bây giờ phải tẩu thoát thôi, bằng không để ông ấy bắt thì nguy, và đây là y phục của ông và mình lấy mặc ngay.

Tên trộm quơ lấy y phục mặc vào rồi tháo chạy. thiền sư nhìn thấy tên trộm dưới ánh trăng liền cảm động thở dài :” Đáng tiế là ta không thể đem trăng để đứ ông đi mà chỉ nhờ ánh trăng soi đường về của ông thôi !”.

trang-2.jpg


Cốt chuyện này rất hay nhưng không phải là hay ở văn tự và hay là chúng ta có thể cảm nhận tâm cảnh của một thiền giả, tâm cảnh kia quả là rất đẹp. Thiền khiến cho thiền sư được sự ưu mỹ, lời nói kia không hcir xuất phát từ hình tướng, mà còn có lòng từ bi trong ấy.

Đáng tiếc là tâm của chúng ta chỉ có một chút nguyệt quang, còn nguyệt quang của thiền sư soi chiếu cả thế giới, sự khoan dung và tỉnh mịch đầy khắp không cùng.

Cái đáng để học lòng khoan dung và từ bi ấy vậy.
 

MinhTâm

Registered
Phật tử
Tham gia
4 Thg 6 2015
Bài viết
139
Điểm tương tác
34
Điểm
28
Dùng sợi chỉ để thuyết pháp.

Một thiền sư thấy một cội tùng già cành lá sum xuê, tán là như cây dù ngài liền quyết định nghỉ ngơi ở trên.

Về sau lại có nhiều chim khách làm tổ xung quanh, thần thái ngài rất tự tại hòa thuận rất dễ mến, mọi người nhân đó gọi ngài là thiền sư O Khòa (ổ quạ).

Một hôm người thị giả tên là Hội Thông ở bên cạnh thiền sư, muốn ra đi. Lúc từ biệt ra đi, thiền sư hỏi: “ Ngươi định đi đâu ?”.

Hội Thông trả lời :” Con là người xuất gia theo Phật. Thế nhưng từ trước tới giờ Hòa thượng chưa từng dạy con lời nào, cho nên ocn định đi nơi khác để tham học Phật pháp”.

Thiền sư cười khà khà nói :” Ôi tưởng chuyện gì … chư nói về Phật pháp thì ta đây có chút đỉnh”.

Hội Thông hỏi :” Phật pháp của hòa thượng là thế nào ?”.

Thiền sư bèn rút một sợi chỉ trên chiếc ca sa đang mặc hướng về Hội Thông thổi phù một cái. Hội Thông liền lãnh hội được ý chỉ của Phật pháp.
Đối với thiền mà nói, khổ não chính là do chúng sanh không rõ tự tâm là Phật tâm. Cho nên không luận là ngôn ngữ hay hành động đều chỉ bày cho chúng sanh khơi mở cái bảo tạng nguồn thiền vốn có của mình.

Thiền sư Ô Khòa này chính là dung hành động của thân thể để thân thiết chỉ bày cho thị giả Hội Thông, khiến tâm an tỉnh trở lại, lấy tự nhiên làm thầy, lấy tự thân làm thầy.




images-3.jpg
 

MinhTâm

Registered
Phật tử
Tham gia
4 Thg 6 2015
Bài viết
139
Điểm tương tác
34
Điểm
28
Thong dong nhập thiền.

Có một vị đệ tử trong chùa đêm ngày nỗ lực tham thiền, liền đến trước Sư phụ thỉnh giáo làm thế nào mới ngộ thiền. Sư phụ giao cho đệ tử một cái hồ lô và muối thô một nắm nói :” Con hãy mút nước đầy vào sau đó đem muối bỏ vào để nó mau tan ra”.

Đệ tử làm theo, trải qua thời gian rất lâu, ông ta đổ mồ hôi ôm hồ lô chạy về nói :” Nước quá đầy, lắc không được, miệng hồ lô quá nhỏ, không có cách gì thò tay vào để quậy cho muối mau tan !”. “ Đổ một ít nước, thì lắc được “. Sư phụ nói.

Thế là đệ tử đổ đi một ít nước, chỉ cần lắc một lát là muối liền tan hết.

“ Dụng công là tốt, nhưng tham thiền cũng phải thong dong. Nếu không thì cũng giống như hồ lô đựng đầy nước không thể lắc hay quậy thì muối chẳng thể hòa tan”. Sư phụ nói.

nen-thien.jpg


Thong dông là Đạo, vào Đạo thong dong là vậy.
 

MinhTâm

Registered
Phật tử
Tham gia
4 Thg 6 2015
Bài viết
139
Điểm tương tác
34
Điểm
28
Uống trà bàn Thiền.

Hòa Thượng Tùng sơn và Bàng cư sĩ cùng uống trà.

Cư sĩ nâng tách trà lên nói :” Ai nấy đều có phần, vì sao nói không được ?”.

Hòa thượng nói :” Nhân vì mọi người đều có cho nên nói không được”.

Cư sĩ lại hỏi :” Đã là như thế, ông huynh vì sao nói được ?”.

Hòa thượng đáp :” Nhưng ta không thể không nói ra”.

Cư sĩ gật đầu nói :” Đương nhiên, đương nhiên”.

Hòa thượng liền bưng tách trà uống, cư sĩ hài lòng nói :” Lão huynh hcir lo tự mình, vì sao mà không mời khách cùng uống ?”.

Hòa thượng giả vờ không biết, nói :” Mời ai ?”.

Cư sĩ chỉ vào lỗ mũi của mình nói :” Ông Bàng”.

Hòa thượng nói :” Hà tất phải gọi”.

Về sau thiền sư Đan Hà nghe nói việc này. Ngài liền bảo :” Nếu như không phải là Tùng Sơn, thì những việc hiễm này sẽ bị ông igaf làm đảo loạn một Tăng rồi”.

Cư sĩ Bàng Uẩn nghe lời này xong, liền nhờ người chuyển lời cho Thiền sư Đan Hà :” Vì sao không ngay lúc này nâng tách trà lên uống mà lãnh hội”.


nen-khach.jpg
 

MinhTâm

Registered
Phật tử
Tham gia
4 Thg 6 2015
Bài viết
139
Điểm tương tác
34
Điểm
28
Phòng trống.

Tỳ kheo Na Tiên nói năng linh hoạt khéo léo, khiến cho vua Di Lan Đà rất là tôn kính. Một hôm vua Di Lan Đà đến trước mặt Tỳ kheo Na Tiên nói: “Con mắt, lỗ tai, lỗ mũi và cái lưỡi đều là của Thầy chăng?”.

Tỳ kheo Na Tiên cười đáp :” Đều không phải”.

Vua Di Lan Đà lại hỏi :” Thế thì chỉ có thân thể thôi sao, hay là ý mới thật là của thầy ?”.

Tỳ kheo Na Tiên cười đáp :” Đều không phải”.

Vua Di Lan Đà lại không hiểu :” Thế thì Thầy ở đâu ?”.

Tỳ kheo Na Tiên mĩm cười hỏi lại :” Cửa sổ, cửa lớn, gạch, ngói, giường, ghế, cây, cột đều là cái phòng chăng ?”.

Vua Di Lan Đà im lặng giây lâu đáp :” Đều không phải”.

Tỳ kheo Na Tiên liền hỏi :” Thế thì cái phòng ở chỗ nào ?”

Vua Di Lan Đà bổng dưng tỏ ngộ.

Trong các khái niệm về sinh hoạt của chúng ta, chúng ta cũng là chỉ nương vào kháu niệm sinh hoạt. Sauk hi làm trống trơn cái khái niệm thì chúng ta phát hiện ra cái tâm trống rỗng không ngăn ngại, màn ó chính là diện mục xưa nay, là cội nguồn trạng thái của sinh mạng.





 

MinhTâm

Registered
Phật tử
Tham gia
4 Thg 6 2015
Bài viết
139
Điểm tương tác
34
Điểm
28
Tỉnh dậy.

9.jpg


Thế gian này có quá nhiều chuyện phiền não, vì vậy rất nhiều người đi gặp Phật Tổ cùng hỏi về một vấn đề.

“ Con nên làm thế nào mới không còn những phiền muộn ?”.

Phật Tổ cho đáp án đều như nhau :” Chỉ cần buông tay, con sẽ không phiền não nữa “.

Có một người thanh niên, cho rằng mình thông minh nên tỏ ý không phục, bèn đi gặp Phật tổ và hỏi: “Trên thế gian này có hàng ngàn hàng vạn người, thì sẽ có hàng ngàn hàng vạn điều phiền não. Nhưng, người hco họ giải pháp đều hoàn toàn như nhau, vậy đó chẳng khác gì buốn cười lắm hay sao ?”

Phật Tổ không nổi giận, chỉ hỏi ngược lại chàng thanh niên :” Buổi tối con ngủ có thường hay nằm mơ không ?”

“ Đương nhiên là có !”. Chàng trai trả lời.

“ Vậy, mỗi buổi tối nằm mơ, giấc mơ đều như nhau không ?” – Phật Tổ lại hỏi.

“ Đương nhiên là khác nhau rồi”. Chàng trai trả lời, “con ngủ hàng ngàn, hang vạn lần, thì sẽ mơ hàng ngàn, hang vạn lần giấc mơ”.

Phật Tổ mĩm cười nói :” Nhưng cách kết thúc giấc mơ, đều như nhau cả. Đó là : Tỉnh dậy “.
 

MinhTâm

Registered
Phật tử
Tham gia
4 Thg 6 2015
Bài viết
139
Điểm tương tác
34
Điểm
28
Thật không phải là đồ vật.

Đại sư Liên Trì khi đang viết sách Thập Thiện Hạnh, có một vị Tăng du phương đến hỏi đại sư Liên Trì: “Nghe nói thiền thì không có việc gì đáng khen, không có việc gì đáng chê. Vậy lúc này Ngài viết sách để làm gì?”.

Đại sư Liên Trì đáp :” Năm uẩn rang buộc không có cảnh dừng, bốn đại bôn ba không gì bằng. Vậy ông sao có thể không nói thiện ác”.

Vị Tăng du phương không phục lại bài bác :” Bốn đại vốn không, năm uẩn chẳng có, các pháp thiện ác rốt ráo chẳng phải thiền”.

Đại sư Liên Trì nói :” Giả trang làm người biết việc phần nhiều tự cho mình là đúng, nhưng ngươi cũng không phải đồ thật, vậy làm thế nào ? Ngoài thiện ác ra, lại luận bàn về người khác thì như thế nào ?”. Vị Tăng du phương nghe nói không ngăn nổi sự giận tức, bèn khởi tâm sân hận đến nổi xanh mặt.

Sư Liên Trì nói :” Sao ngươi không lau sạch những ô uế trên mặt đi”.


s4a7K3Z.jpg


Tăng du phương tuy nói không sai, nhưng thiền thì đâu có thể nương vào công phu môi mép hư giả để vượt qua.

Nói đúng hơn, con người thật không phải “đồ vật”, nhưng vì sao nghe đến điểm này, lại không nhẫn nhịn được mà còn khởi sân si ?


 

MinhTâm

Registered
Phật tử
Tham gia
4 Thg 6 2015
Bài viết
139
Điểm tương tác
34
Điểm
28
Âm thanh của một bàn tay.
Kennin là Mokurai, Im Lặng Sấm Sét, Mokurai có một chú bé hầu cận tên là Toyo. Toyo chỉ mới mười hai tuổi. Toyo thấy những đệ tử khác mỗi sáng và chiều vào phòng Thầy để thụ giáo tham thiền (hay là sự chỉ dẫn từng người nhận công án để chận đứng sự lang thang của tâm thức). Toyo cũng tham thiền.

Mokurai bảo:

- Hãy đợi ít lâu. Con còn nhỏ lắm. Nhưng chú bé quyết ý.

Vì thế cuối cùng Mokurai phải làm vừa lòng chú.

nm.jpg


Một buổi chiều, bé Toyo vào giờ riêng, đến cửa phòng tham thiền của thầy.

Chú đánh chuông báo hiệu sự có mặt của mình, chú cung kính cúi đầu đảnh lễ 3 lần ngoài cửa rồi bước vago pgofng im lặng kính trọng ngồi trước mặt Thầy.

Mokurai hỏi:

- Con nghe được âm thanh của hai bàn tay vỗ vào nhau. Bây giờ con hãy chỉ cho Thầy âm thanh của một bàn tay.

Toyo cúi đầu bái chào Thầy rồi về phòng riêng của chú soi xét việc này. Từ cửa sổ của phòng chú nghe tiếng nhạc của các Geisha xa xa bên ngoài. A ! Ta có rồi, chú reo lên.

Chiều hôm sau, Mokurai bảo chú minh giải âm thanh của một bàn tay. Toyo bắt đầu chơi nhạc của các Geisha.


Mokurai bảo:

- - Không, không. Cái đó không bao giờ đúng. Đó không phải là âm thanh của một bàn tay.
Con chưa được chi cả.

Nghĩ rằng như thế sẽ chấm dứt chơi nhạc. Toyo rời chỗ ở đến một chỗ khác.

Chú lại trầm tư:

Cái gì có thể là âm thanh của một bàn tay ?

Chợt chú nghe được tiếng róc rách của ngước chảy. chú nghĩ:

- Ta được rồi ! Khi Tuyo đến gặp Thầy, chú bắt chước tiếng róc rách của nước chảy.

Mokurai hỏi:

- Cái gì thế ? Đó là tiếng nước chảy. Không phải là âm thanh của một bàn tay. Hãy cố nữa.

Vô ích. Toyo trầm tư suy nghĩ âm thanh của một bàn tay. Chú nghe tiếng thở dài của gió. Nhưng âm thanh này cũng bị từ chối.

. Chú nghe tiếng thở dài của chim cú. Nhưng âm thanh này cũng bị từ chối.

Âm thanh của một bàn tay Không phải là âm thanh của những con châu chấu.

Hơn 10 lần Toyo viếng thăm Mokurai với những âm thanh khác nhau. Tất cả đều không phải.

Gần một năm trời Toyo suy lự lung lắm về âm thanh của một bàn tay, có thể là cái gì .

Cuối cùng Toyo bước vào sự thiền định thật sự và siêu việt với tất cả các âm thanh. Sau đó chú giảng giải:

Ta không còn sưu tập nữa vì ta đã được âm thanh không âm thanh.

Toyo đã chứng ngộ được âm thanh của một bàn tay,
 

MinhTâm

Registered
Phật tử
Tham gia
4 Thg 6 2015
Bài viết
139
Điểm tương tác
34
Điểm
28
Được viên kim cương trong con đường lầy.


Gudo là Sư phụ của hoàng Đế. Tuy nhiên, Gudo thường rong chơi một mình như một tên ăn mày lang thang.

Một hôm Gudo đang trên con đường đến Edo, trung tâm văn hóa và chính trị của một thủ phủ, Gudo đến một làng nhỏ tên là Takenaka. Trời chiều và mưa rơi nặng hạt, Gudo bị ướt như chuột lột. Đôi dép rơm của Gudo tả tơi. Gu do để ý có bốn năm đôi dép trong cửa sổ một nông gia ở gần làng và định mua một đôi.

Thiếu phụ dâng dép cho Gudo, thấy Gudo bị ướt quá, mời Gudo nghỉ lại nhà trong đếm đó. Gudo nhận lời, cảm ơn nàng. Gudo bước vào nhà, đọc kinh trước bàn thờ gia đình. Rồi thiếu phụ giới thiệu mẹ và các con nàng với Gudo, thấy cả nhà đều buồn, Gudo hỏi có việc gì quấy, thiếu phụ đáp:

- Ông chồng tôi là một người đánh bạc và nghiện rượu. Khi ăn, anh ấy uống rượu và trở thành thô lỗ. Khi thua, anh ấy mượn tiền của nhiều người khác.

Đôi khi say quá, anh ấy không về nhà nổi. Tôi có thể làm được gì bây giờ ?

Gudo nói:

- Tôi sẽ giúp chồng chị. Đây là một ít tiền. Chị hãy mua cho tôi một hủ rượu và một ít đồ ăn ngon. Rồi chị có thể đi nghỉ. Tôi sẽ thiền định trước bàn thờ.


Vào khoảng nữa đêm người đàn ông về, say mèm, hắn kêu lè nhè:

- Nè bà ơi, tôi đã về nè. Bà có gì cho tôi ăn không ?

Gudo nói:

- Tôi có món cho anh ăn. Tôi bị mưa ướt không đi được, vợ anh tử tế mời tôi ở lại đây đêm nay. Đáp lại, tôi mua một ít rượu và cá này, anh có thể dung được.

Người đàn ông vui mừng. Hắn lập tức uống rượu và ngã dài xuống nền nhà ngủ thếp đi. Gudo ngồi thiền định bên cạnh hắn.

Sáng hôm sau khi người chồng thức dậy, hắn quên mọi chuyện hôm qua. Hắn hỏi Gudo:

- Ông là ai ? Ông ở đâu tới đây ?

- Gudo vẫn thiền định đáp:

Tôi là Gudo ở Kyoto và tôi đến Edo.

Người đàn ông rất hổ thẹn. Anh ta cung kính xin lỗi vị Thầy của hoàng Đế.

Gudo mĩm cười giảng giải:

Mọi sự ở đời đều vô thường. Đời người chóng vánh. Nếu anh tiếp tục cờ bạc và uống rượu, anh sẽ không còn thời giờ để làm được việc gì, và anh còn gây khổ cho gia đìng nữa.

Người chồng chợt tỉnh trong cơn mộng. anh ta nói:

Ngài dạy chí phải. Làm sao tôi đền đáp được lời dạy kỳ diệu của ngài ! Hãy để tôi mang đồ tiễn ngài một đoạn đường.

Gudo chấp thuận:

Nếu anh muốn.

Hai người bắc đầu đi. Sauk hi họ đi được 3 dậm đường. Gudo bảo anh quay trở về. Anh tax in Gudo:

Xin cho đi 5 dặm nữa.

Hai người tiếp tục đi. Gudo nhắc:

Bây giờ anh có thể trở về.

Anh ta đáp:

Xin mười dặm nữa.

Khi mười dặm đã qua. Gudo bảo:

Bây giờ anh hãy về đi.

Tôi sẽ theo ngài trọn quảng đời còn lại của tôi, anh ta tuyên bố.

Trong những Thiền Sư hiện đại ở Nhật, một bậc thầy nổi bậc trong truyền thừa là người hắc đạo của Gudo. Danh hiệu của ông là Munan (Vô Quy), người không bao giờ trở về.



Nen-Loi-tri-an.jpg
 

thienvienchontam.com

Registered
Phật tử
Tham gia
12 Thg 11 2015
Bài viết
33
Điểm tương tác
16
Điểm
8
Pháp môn bất nhị

Âm thanh của một bàn tay.
Kennin là Mokurai, Im Lặng Sấm Sét, Mokurai có một chú bé hầu cận tên là Toyo. Toyo chỉ mới mười hai tuổi. Toyo thấy những đệ tử khác mỗi sáng và chiều vào phòng Thầy để thụ giáo tham thiền (hay là sự chỉ dẫn từng người nhận công án để chận đứng sự lang thang của tâm thức). Toyo cũng tham thiền.

Mokurai bảo:

- Hãy đợi ít lâu. Con còn nhỏ lắm. Nhưng chú bé quyết ý.

Vì thế cuối cùng Mokurai phải làm vừa lòng chú.

nm.jpg


Một buổi chiều, bé Toyo vào giờ riêng, đến cửa phòng tham thiền của thầy.

Chú đánh chuông báo hiệu sự có mặt của mình, chú cung kính cúi đầu đảnh lễ 3 lần ngoài cửa rồi bước vago pgofng im lặng kính trọng ngồi trước mặt Thầy.

Mokurai hỏi:

- Con nghe được âm thanh của hai bàn tay vỗ vào nhau. Bây giờ con hãy chỉ cho Thầy âm thanh của một bàn tay.

Toyo cúi đầu bái chào Thầy rồi về phòng riêng của chú soi xét việc này. Từ cửa sổ của phòng chú nghe tiếng nhạc của các Geisha xa xa bên ngoài. A ! Ta có rồi, chú reo lên.

Chiều hôm sau, Mokurai bảo chú minh giải âm thanh của một bàn tay. Toyo bắt đầu chơi nhạc của các Geisha.


Mokurai bảo:

- - Không, không. Cái đó không bao giờ đúng. Đó không phải là âm thanh của một bàn tay.
Con chưa được chi cả.

Nghĩ rằng như thế sẽ chấm dứt chơi nhạc. Toyo rời chỗ ở đến một chỗ khác.

Chú lại trầm tư:

Cái gì có thể là âm thanh của một bàn tay ?

Chợt chú nghe được tiếng róc rách của ngước chảy. chú nghĩ:

- Ta được rồi ! Khi Tuyo đến gặp Thầy, chú bắt chước tiếng róc rách của nước chảy.

Mokurai hỏi:

- Cái gì thế ? Đó là tiếng nước chảy. Không phải là âm thanh của một bàn tay. Hãy cố nữa.

Vô ích. Toyo trầm tư suy nghĩ âm thanh của một bàn tay. Chú nghe tiếng thở dài của gió. Nhưng âm thanh này cũng bị từ chối.

. Chú nghe tiếng thở dài của chim cú. Nhưng âm thanh này cũng bị từ chối.

Âm thanh của một bàn tay Không phải là âm thanh của những con châu chấu.

Hơn 10 lần Toyo viếng thăm Mokurai với những âm thanh khác nhau. Tất cả đều không phải.

Gần một năm trời Toyo suy lự lung lắm về âm thanh của một bàn tay, có thể là cái gì .

Cuối cùng Toyo bước vào sự thiền định thật sự và siêu việt với tất cả các âm thanh. Sau đó chú giảng giải:

Ta không còn sưu tập nữa vì ta đã được âm thanh không âm thanh.

Toyo đã chứng ngộ được âm thanh của một bàn tay,

Hoc pháp môn "Bất Nhị" trong kinh "Duy Ma Cật" thì hiểu được câu âm thanh của một bàn tay.

Nghe trọn bộ kinh Duy Ma Cật tại địa chỉ sau: http://thienvienchontam.com/thich-t...iep-mp3/duy-ma-cat-thuyet-nghe-truc-tiep-mp3/
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên