Cốt yếu về Tịnh Độ Tông Cực Lạc (VNBN)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Lời mở: đây là chuyên mục thành viên tự viết bài, không có giá trị cho Phật Pháp nói chung, chỉ là quan điểm cá nhân của VNBN để VNBN lưu lại làm chỗ truy cập tài liệu và cũng như chia sẽ cho các bạn biết trước quan điểm cho dễ thảo luận. Trong chuyên mục này VNBN không thảo luận, bài viết của VNBN cũng chỉnh sửa mà không báo trước vì đây là bài riêng của VNBN không có thảo luận. Các bạn muốn thảo luận thì hãy copy những quan điểm trong đây của VNBN mà bạn cho rằng không đúng rồi đem ra chỗ hợp lí mở một chủ đề để thảo luận.



1a. NGUỒN GỐC TỊNH ĐỘ TÔNG NÓI CHUNG

Khởi phát từ các Kinh Điển nói về các thế giới ngoài thế giới ta bà này. Theo các Kinh Điển Bắc Tông thì vũ trụ bao la gồm rất nhiều cõi nước Phật Độ, mà ta thường nghe nói là hằng hà sa số các cõi nước Phật phân bố mười phương. Mỗi cõi nước sẽ có một vị Phật làm giáo chủ tuyên nói giáo pháp.

Có rất nhiều cõi Phật độ chúng ta chỉ nghe được tên gọi chứ không thấy nói chi tiết vì chúng ta hầu như không có duyên phần đến đó, những cõi nước Phật mà chúng ta có duyên phần đến đó, Đức Thích Ca Mâu Ni đều tuyên nói rõ ràng như: Cõi Tịnh Lưu Ly ở phương đông của Đức Phật Dược Sư, Cõi nước Cực Lạc ở phương Tây của Đức Phật A Di Đà, Cõi Diệu Hỷ của Đức Phật Vô Động, .... rất nhiều trong Kinh Điển Bắc Truyền.

Các cõi Phật độ được chia làm hai nhóm: nhóm cõi Tịnh Độ và nhóm cõi uế độ. Cõi Tịnh Độ thì trang nghiệm thanh tịnh không có các ác hoành hành do các đại nguyện của vị Phật làm giáo chủ kiến tạo mà hóa hiện nên. Cõi uế độ thì do nghiệp lực chúng sanh cộng hưởng với nhau mà tạo nên. Chư Phật bình đẳng, việc thành Phật ở cõi Tịnh độ hay uế độ hoàn toàn là do hạnh nguyện riêng của các vị Phật, không có sự thấp cao trong việc này. Chư Phật đều đồng trí tuệ và năng lực.

Chúng sanh từ cõi uế độ muốn sanh sang Tịnh Độ thì phải tu tập tương ứng với bổn nguyện của chư Phật làm giáo chủ cõi tịnh độ đó. Có những cõi rất trang nghiêm thanh tịnh mà chỉ có các Bậc A LA HÁN, Bồ Tát lưu trú; có những cõi thánh phàm cư ngụ, có những cõi chỉ Bồ Tát tự tại cư ngụ,...Do đó, một người đủ điều kiện hóa sanh cõi nước tịnh độ này không có có nghĩa là đủ điều kiện hóa sanh sang cõi nước tịnh khác, nó phải phụ thuộc vào bản nguyện của vị Phật làm giáo chủ cõi nước đó.

Còn dân chúng từ cõi tịnh độ sanh sang cõi uế độ thì đa phần đều là các Bồ Tát, vì rộng độ chúng sanh mà đến, chẳng phải phàm nhân!


1b. NGUỒN GỐC TỊNH ĐỘ CỰC LẠC NÓI RIÊNG

Cực Lạc là một trong số hằng hà sa số các cõi nước tịnh độ. Đây là một cõi có duyên rất nhiều với cõi nước ta bà này của chúng ta đang sinh sống.

Danh từ Cực Lạc thế giới xuất phát từ các Kinh: A Di Đà, Vô Lượng Thọ Phật, Quán Vô Lượng Thọ Phật, Niệm Phật Ba La Mật,... và có được nhắc đến trong rất nhiều Kinh Điển Bắc Truyền, nhất là là các pháp hội có mặt Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát.

Đức Phật A Di Đà là giáo chủ cõi nước Cực Lạc và bản thân Ngài cũng từng là chúng sanh trong cõi nước ta bà này, và Ngài đã phát 48 đại nguyện trong thế giới ta bà này. 48 đại nguyện này khi thành tựu viên mãn thì sẽ hóa hiện ra cõi Cực Lạc tịnh độ, tiếp dẫn chúng sanh của mười phương chư Phật vào đây để tiếp độ giáo hóa đến bờ giác, thế nên Cực Lạc thế giới liên đới với cả tất cả thế giới tịnh độ khác, do đó được mười phương chư Phật khuyên tin và hộ niệm vãng sanh sang đó!

Hành giả muốn sanh sang Cực Lạc thì theo nương 48 đại nguyện mà đã được cụ thể hóa thành các nhân duyên vãng sanh trong các kinh A Di Đà, Vô Lượng Thọ Phật, Quán Vô Lượng Thọ Phật, Niệm Phật Ba La Mật,...

* Để giúp các bạn hiểu phần nào việc sanh tịnh độ, pháp nào tu thù thắng trong thời mạt phá, xin trích dẫn một đoạn trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật, các bạn hãy bỏ thời gian ra đọc hết để hiểu tường tận và thực hành, rất là vi diệu!



Nầy cư sĩ Diệu-Nguyệt, hãy chăm chú lắng nghe, ta sẽ vì ông mà nói:

- "Diệu-Nguyệt, tất cả các loại chúng sanh chết ở nơi đây, rồi sanh sang nơi kia, sống chết nối nhau không dứt. Mỗi khi sắp mạng chung thì các loại nghiệp lành dữ trong một đời hiển hiện rõ ràng. Chúng sanh nào sống thuần bằng tư tưởng, thì bay lên hóa sanh nơi các cõi Trời. Nếu trong sự thuần tưởng, lại gồm cả phước huệ và tịnh nguyện thì tự nhiên tâm trí khai mở mà được thấy mười phương chư Phật, tùy theo nguyện lực của mình mà sanh về Tịnh-độ.

Chúng sanh nào tình ít, tưởng nhiều thì vào hàng phi tiên, bay đi nhẹ nhàng nhưng không được xa bằng hạng thuần tưởng.

Chúng sanh nào tình và tưởng bằng nhau thì sẽ phát sanh vào cõi người. Bởi vì sao như vậy ? Bởi tưởng là thông sáng, tình là mê tối. Nếu tình và tưởng ngang bằng nhau thì không bay lên và cũng không đi xuống.

Chúng sanh nào tình nhiều, tưởng ít thì sẽ lạc vào bàng-sanh, nhẹ thì làm chim bay, nặng thì làm thú chạy.

Chúng sanh nào có bảy phần tình và ba phần tưởng, sẽ bị đọa làm thân ngạ quỷ, thường chịu nóng bức, đói khát trải qua trăm ngàn kiếp dài lâu.

Chúng sanh nào có chín phần tình và một phần tưởng, thì sẽ đọa vào địa ngục. Nhẹ thì vào nơi địa ngục hữu gián, nặng thì sẽ đọa vào ngục Đại A-tỳ. Nếu ngoài cái tâm thuần tình ấy, còn kiêm thêm các trọng tội như hủy giới cấm của Phật, khinh báng Đại-thừa, thuyết pháp sai lầm, đắm tham của tín thí, lạm thọ sự cung kính, và phạm vào thập ác ngũ ngịch, thì sẽ chiêu cảm quả báo luân chuyển sanh về các ngục Vô-gián ở khắp mười phương.

Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ ! Trong thời kỳ Chánh pháp diệt tận, chúng sanh nơi cõi Diêm-phù-đề tình nhiều tưởng ít, tâm địa bỏn sẻn, tham lam ghét ganh, các căn lành phước báo kém cỏi. Lúc sanh tiền thọ nhận đủ loại nghiệp dữ, sau khi mạng chung sẽ chịu các quả báo đau khổ trong ba nẻo ác dữ với hạn kỳ lâu dài. Vì thế mà chư Phật khắp mười phương xót thương vô cùng, luôn luôn tìm cách cứu trừ khổ não cho các hạng chúng sanh kia.

Các đức Như-Lai hiện ra nơi đời, mục tiêu chân chánh là không chỉ tuyên dương diệu pháp bí áo sâu xa cho những bậc Thánh giả, hiền nhân - mà mục tiêu khẩn thiết nhất vẫn lànhằm cứu vớt các loại chúng sanh tội khổ, nặng về tình, nhẹ về tưởng.

Chư Phật đã dùng Phật nhãn quán sát khắp mười phương, thấy rõ nghiệp lực chúng sanh lành dữ không đồng đều, thấy thân tướng và cảnh giới của chúng sanh xấu tốt có sai biệt. Nhưng điểm sanh khởi chẳng rời sát-na tâm sanh diệt, chỗ hội quy cũng không rời sát-na tâm sanh diệt. Muốn hàng phục và chuyển biến cái sát-na tâm sanh diệt ấy, thì không có pháp nào hơn là pháp NIỆM PHẬT.

 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
2. Y CỨ VÀ TÔNG CHỈ TU HÀNH TỊNH ĐỘ CỰC LẠC

Như đã nói ở trên, nguồn gốc Tịnh Độ Cực Lạc được Đức Thích Ca Mâu Ni giới thiệu trong các kinh: A Di Đà, Vô Lượng Thọ Phật, Quán Vô Lượng Thọ Phật, Niệm Phật Ba La Mật,... Do đó, pháp tu sanh sang Cực Lạc lấy các kinh điển nêu trên làm y cứ. Do đó, bất kì ai đều có thể y cứ nơi các kinh điển này để tu tập và khuyên răn người người!

Y cứ các kinh điển trên thì ta thấy các nhân duyên vãng sanh, được cụ thể hóa thành 9 phẩm vãng sanh và vùng biên địa nghi thành. Tổng quát hóa, 9 phẩm vãng sanh này thì nhơn duyên vãng sanh gồm có: TÍN, NGUYỆN, HẠNH.

Do đó, trước khi để hiểu tại sao tông chỉ tu hành gồm Tín, Nguyện, Hạnh quý vị phải đọc và tìm hiểu rõ các kinh trên, nhất là phần nói đến nhân duyên vãng sanh. Tôi sẽ trở lại vấn đề này ở phần cuối cùng. Bạn nào muốn tìm hiểu thì cứ vào google gõ tên kinh tìm kiếm tìm hiểu trước.

* Để giúp các bạn hiểu phần nào về nguyên lý pháp môn niệm Phật, cũng như suy rộng ra các pháp tu khác, xin phép trích Kinh Niệm Phật Ba La Mật, có thời gian các bạn nên đọc hết Kinh điển này:

Bạch đức Thế-Tôn, con thường tin và nghĩ rằng Niệm Phật tức là thành Phật ngay trong đời nầy. Thế thì tại sao hôm nay đức Thế-Tôn lại ân cần khuyên bảo chúng con phải phát nguyện vãng sanh Cực-Lạc quốc độ ở Tây phương ?"

Khi ấy, đức Thích-Ca mỉm cười, giơ cao cánh tay hữu, lấy bàn tay xoa trên đỉnh đầu của Trưởng-giả Diệu-Nguyệt, mà nói lời nầy:

- "Hay thay ! Hay thay ! Diệu-Nguyệt cư sĩ, đây là pháp khó tin, khó hiểu bậc nhất mà Như-Lai chưa từng nói. Đây là pháp tối thượng Nhứt thừa, chứa đựng vô lượng vô biên ý nghĩa vi diệu mà Như-Lai đợi đến đúng lúc, đúng thời mới ban cho, tự như hoa Ưu-đàm-bát-la mấy muôn ngàn năm mới nở một lần. Đây là Tạng Pháp bí mật của chư Phật ba đời, ví như viên bảo châu trên búi tóc Luân-vương không thể khinh xuất giao cho người khác. Mà Như-Lai chỉ truyền giao cho bất cứ chúng sanh nào quyết chí hoàn thành địa vị Thiên Nhân Sư, tiếp nối hạt giống Bồ-đề.

Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, nay ta dùng cặp mắt toàn giác để quan sát Tâm hiện tiền của chúng sanh, thì thấy rõ bản chất của cái Tâm ấy gọi là Tâm-thể, Tâm thể ấy vốn không có hình dáng, tướng mạo, không có sắc chất, không dài, không ngắn, không quá khứ, không hiện tại, không vị lai, không dữ, không lành, không sanh, không diệt, cũng chẳng phi sanh diệt. Tâm-thể ấy luôn luôn xa rời tất cả luận giải của thế gian. Do vì Tâm-thể nhơ bẩn mà chúng sanh mãi luân chuyển trong ba cõi, sáu đường, đời đời chịu khổ. Do vì Tâm-thể ấy trở nên thanh tịnh, mà chúng sanh được thành tựu giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, đắc quả A-la-hán ... nhẫn đến địa vị Phật Đà.

Bởi duyên với các pháp ác, mà Tâm-thể ấy tạo ra cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, trời, người, A-tu-la nhẫn đến chìm trôi triền miên bất tận nơi những cõi khổ khắp mười phương. Bởi duyên với các pháp lành mà Tâm-thể ấy tạo ra cảnh giới Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền v.v...

Lại nữa, do vọng niệm tương tục nối nhau không dứt, mà biến hiện đủ loại hình tướng, sắc thân, thọ mạng, ẩm thực, quyến thuộc, phiền não để hưởng dụng trong các cảnh giới kia. Hoặc cam chịu những quả báo khổ lạc do những nhân tố sai biệt. Đời đời như thế mãi, chưa lúc nào tạm ngừng nghỉ.

Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, nên biết rằng danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật chính là Pháp-thân Viên-mãn Chu-biến Nhất-thiết-xứ, là Phật-tánh thậm thâm có đầy đủ mọi năng lực vô úy bất khả tư nghị, có đầy đủ diệu dụng vô ngại bất tư nghị. Là cứu cánh siêu việt tối thượng, có đầy đủ năng lực bất khả thuyết, bất khả xưng tán, để chuyển hóa vô minh thành ra giác ngộ, sinh tử thành Niết-bàn. Là phương tiện vi diệu bật nhất, thường cải biến hết thảy Sở-y và Sở-hành của mọi chúng sanh, đưa tất cả tướng trạng hữu lậu, trói buộc, trở về với Bản-tánh Vô-lậu, Giải-thoát.

Cho nên, nếu chúng sanh nào đem Tâm-thể của mình mà duyên với danh hiệu Nam-Mô A-Di-Đà Phật, thì Tâm-thể của người ấy dần dần trở nên vô cấu nhiễm, dần dần phát sanh vô lượng vô biên đức tướng Như-Lai. Do vậy, tự nhiên thấy mình ở trong thế giới Cực-Lạc trang nghiêm, thù thắng. Cùng một lúc, cái niệm tưởng Nam-mô A-Di-Đà Phật sẽ phát khởi thân lượng, oai nghi, tướng hảo và quang minh của đức A-Di-Đà cùng chư vị Thánh-chúng.

Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, người ở nơi ý nghĩa ấy phải nên hiểu rõ như thế !

Pháp môn Niệm Phật chính là là chuyển biến cái Tâm-thể của chúng sanh, bằng cách không để cho Tâm-thể ấy duyên với vọng niệm, với lục trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp, với huyễn cảnh, với trí lực, với kiến chấp, với mong cầu, với thức phân biệt v.v... Mà chỉ đem Tâm-thể ấy duyên mãi với danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật. Không bao lâu, người niệm Phật tự nhiên đi vào chỗ vắng lặng, sáng suốt, an lạc cảm ứng với nguyện lực của đức A-Di-Đà, thấy mình sanh vào cõi nước Cực-Lạc, thân mình ngồi trên tòa sen báu, nghe Phật và Bồ-Tát nói pháp, hoặc thấy Phật lấy tay xoa đảnh ...

Lại nữa Diệu-Nguyệt, nếu có chúng sanh nào chí thành xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, thì uy lực bất khả tư nghị của danh hiệu khiến cho Tâm-thể thanh tịnh mà chúng sanh ấy không hề hay biết, tự nhiên chứng nhập Sơ-phần Pháp-thân, âm thầm ứng hợp với BI TRÍ TRANG NGHIÊM của Phật - nhưng chưa thể đắc Tam-minh, Lục-thông, vô lượng Đà-ra-ni, vô lượng Tam-muội, nhẫn đến chưa thể đắc Nhất-thiết Chủng-trí, chẳng thể đồng đẳng với chư Phật được mà chỉ thành tựu bước đầu tiên trên lộ trình Như-Thật-Đạo.

Thí dụ như làm gạch để xây nhà vậy. Tuy đã nhào trộn đất sét, bỏ vô khuôn và đã đúc ra hình dạng của viên gạch. Nhưng muốn viên gạch được bền lâu, chắc chắn, không hư rã, chịu được nắng chói mưa sa, thì cần phải đưa vào lò lửa nung đốt một hạn kỳ. Người niệm Phật cũng lại như thế. Tuy công phu niệm Phật trong hiện kiếp đã đặt nền tảng vững vàng cho sự nghiệp giải thoát, nhưng sau đó phải vãng sanh Tịnh-độ, lãnh thọ sự giáo hóa của Phật và Thánh-chúng cho tới khi thành tựu Vô-sanh Pháp-nhẫn. Sau đó, mới đủ năng lực hiện thân khắp mười phương hành Bồ-Tát đạo, ra vào sanh tử mà không trói buộc, trở lại chốn ác trược mà chẳng nhiễm ô, cứu độ chúng sanh không có hạn lượng.


 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
3. CÁC VỊ TỔ CỦA TỊNH ĐỘ TÔNG CỰC LẠC

Trong Tịnh Độ Tông không có TỔ, vì chỉ y cứ Kinh Điển tạo lập Nhân Duyên mà tái sanh (hóa sanh) đến Cực Lạc, bất kì ai cũng có thể theo đó mà làm được cho nên không cần người "ấn chứng". Không luận trình độ, khả năng nhận thức là trí hay ngu thì đều có thể vãng sanh, chỗ của người ngu làm được thì người trí ắt sẽ làm được, ngoại trừ chẳng đủ lòng tin không muốn vãng sanh.

Nhưng những vị tu giỏi được tự tại vãng sanh và có công hoằng truyền tịnh độ cực lạc được cộng đồng tu học Tịnh Độ Cực Lạc suy tôn làm Tổ để noi gương theo đó mà tu hành.
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
4. ĐẶC ĐIỂM ƯU VIỆT CỦA THẾ GIỚI CỰC LẠC

48 đại nguyện: https://thuvienhoasen.org/a16641/48-dai-nguyen-cua-duc-phat-a-di-da
Phật Thuyết A Di Đà Kinh: https://thuvienhoasen.org/a199/kinh-a-di-da
Kinh Vô Thượng Thọ Phật:https://thuvienhoasen.org/a775/kinh-vo-luong-tho-phat
Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật:https://thuvienhoasen.org/a928/kinh-quan-vo-luong-tho-phat

Kinh Niệm Phật Ba La Mật: https://thuvienhoasen.org/a15171/kinh-niem-phat-ba-la-mat


Cực Lạc tịnh độ có rất nhiều đặc điểm đúng theo 48 đại nguyện của Đức Phật A Di Đà và đã được tuyên nói trong các Kinh điển nêu trên.

Tuy nhiên, hai đặc điểm mà tôi liệt kê sau đây, chính là đặc điểm khiến cho thế giới Cực Lạc là một điểm đến toại ý cho mọi đối tượng bất luận là thánh hay phàm đều được ích lợi to lớn trên con đường tu tập giải thoát, còn các đặc điểm khác không quan trọng lắm đâu. Chính vì nhờ hai đặc điểm đó, mà mười phương chư Phật đồng thanh ca ngợi và đều khuyên mọi chúng sanh nên sanh về đó.


>
Đặc điểm ưu việt thứ nhất: đã là dân chúng Cực Lạc thì chắc chắn được thành quả như sau: đối với bậc chưa phát tâm Bồ Đề thì chứng A LA HÁN quả; đối với bậc đã phát tâm Bồ Đề thì đều chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn, tự tại thâm nhập Phật Tánh tự thân đủ sức tự tại sanh tử mà thực hiện hạnh nguyện giáo hóa chúng sanh không nhàm mỏi. Ngoại trừ bậc Bồ Tát có hạnh nguyện riêng muốn giáo hóa chúng sanh cõi khác thì chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn xong có thể đi; tất cả những người theo đạo Bồ Đề còn lại đều tu tập đến Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát, rời khỏi Cực Lạc là giáng sanh thành Phật!

Do đó, đến với Cực Lạc là đồng nghĩa với giải thoát, đồng nghĩa với thành Phật.

>
Đặc điểm ưu việt thứ hai: Thâu nhiếp mọi trình độ, cụ thể là 9 phẩm vãng sanh, từ kẻ ngũ nghịch, đến bậc thượng nhân đều có thể đến Cực Lạc, miễn đảm bảo có Tín , Nguyện, Hạnh.

Nhờ có đặc điểm này thì mọi phàm phu đều có phần, không nhất thiết phải chứng đạo giải thoát mới vãng sanh đến Cực Lạc; chỉ cần đảm bảo Tín, Nguyện, Hạnh; lấy nhiếp tâm 10 niệm nối tiếp không gián đoạn làm cơ sở chung. Nếu chứng đạo tự tại sanh tử thì càng tốt!
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
5. TÍN TÂM TRONG TỊNH ĐỘ CỰC LẠC

Đây là nền móng để bạn có thể tu hành vãng sanh, giống như xây dựng cái nhà kiên cố thì nền móng phải thật đảm bảo. Tín Tâm không đúng thì không thể vãng sanh. Chẳng hạn như có người cho rằng Cực Lạc cũng giống như một cõi trời thông thường, như vậy người đó sẽ chọn cõi trời sống trong ta bà này chứ không chọn vãng sanh. Lại nữa, có người cũng tin Phật Pháp nhưng họ lại cho rằng cõi Cực Lạc sung sướng châu báo đầy đường mà lại sống dai để hưởng thụ nên họ làm mọi việc thiện để niệm Phật về đó thì họ sẽ đến vùng biên địa nghi thành. Như vậy Tín Tâm của chúng ta phải đúng đắng mới ứng hợp với Thế Giới Cực Lạc thì mới vãng sanh đến đó được. Do đó, trong việc phổ truyền pháp niệm Phật, người tuyên truyền phải xây dựng cho đại chúng Tín Tâm thật là đúng đắng thì mới có thể thi hành được và đúng pháp, khi ấy trăm người tu vãng sanh đủ trăm người, chẳng sót!


Bây giờ, tôi sẽ bàn tới TÍN TÂM này như thế nào? Tùy theo sở học và căn duyên từng người mà Tín Tâm có sâu cạn không đồng đều nhưng sẽ có những tín tâm tối thiểu bắt buộc phải có. Đó là những gì?

+ Một là phải tin tưởng có sự tồn tại của thế giới Cực Lạc do 48 đại nguyện của Đức Phật A Di Đà thành tựu mà hóa thành. Sự tin tưởng này có thể xảy ra bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn do tin tưởng vào Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Tức là có lòng tin vào Phật trí của Phật tột cùng, không gì không biết rõ. Do đó, lời nói của Ngài là chân thật vô tư lợi, vì lợi ích giải thoát cho chúng sanh mà khuyên răn giảng nói. Đức Phật sẽ phê phán tất cả những pháp không có mục đích đưa đến giải thoát. Do đó, pháp tu mà Ngài khuyên chúng sanh trong hội chúng nào đó thì phải biết đó là pháp tu mà cuối cùng sẽ đi đến giải thoát.

+ Hai là, tin tưởng Cực Lạc là nơi mà sống tại đó chắc chắn giải thoát dưới sự ấn chứng của Đức Phật A Di Đà, vì Cực Lạc không dung chứa những điều xấu ác, đau khổ hay tác nhân gây đau khổ nói chung. Cuộc sống của dân chúng nơi đó là cuộc sống tu hành miên mật để tẩy trần vô minh, xóa hết lậu hoặc nội tâm trở bản chất vô lậu, giải thoát, xia lìa vĩnh viễn nguồn gốc gây khổ đau và tội lỗi. Và phải có sự ấn chứng của Đức Phật mà cụ thể là Đức A Di Đà Phật thì mới hoàn toàn đảm bảo.

+ Ba là, tin tưởng lòng từ bi vô hạn của Đức Phật A Di Đà đã kiến tạo phương tiện tiếp dẫn cho tất cả ai tin tưởng hai điều trên mà muốn sanh về Cực Lạc. Mà cơ sở chung là 10 niệm không gián đoạn.


Đó là ba sự tin tưởng cốt lỗi phải có khi tu pháp vãng sanh Cực Lạc này vậy!
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
6. NGUYỆN TRONG TU HÀNH VÃNG SANH TỊNH ĐỘ CỰC LẠC

Nguyện chính là phát tâm sanh về cõi nước Cực Lạc. Và một câu hỏi ngầm là "về đó để làm gì?"

Khi hành giả đã có Tín Tâm như bên trên đã nêu thì ắt hẳn mục tiêu thứ nhất là hoàn thành tự lực giải thoát đủ năng lực bản thân mình ra khỏi tam giới ngũ dục. Rồi theo sau đó lại có thêm câu hỏi " hoàn thành xong tự lực rồi thì làm gi?", để trả lời câu hỏi này thì mỗi người một kiểu theo sở học, hạnh học của mỗi người. Có người chỉ muốn nhập Niết Bàn không muốn làm gì nữa, có người phát tâm chứng Phật Quả như các chư Phật mười phương. Điều này phải tùy vào mỗi người không bắt buộc, cơ bản mình phải biết bơi qua ải sanh tử trước đã!

Tuy nhiên, Người chỉ muốn giải thoát cho riêng mình thì người đó phải đảm bảo trong cuộc sống không tạo ác nghiệp, nghiêm trì giới luật thanh tịnh thì có thể nguyện về Cực Lạc an vui giải thoát là ổn thõa.

Với người tạo nhiều ác nghiệp, nghiệp chướng nhiều thì nên phát tâm Bồ Đề vì rộng độ chúng sanh mà cầu vãng sanh Cực Lạc thọ lãnh giáo pháp và ấn chứng đủ năng lực của Đức Phật A Di Đà thì mới tương ưng được bi trí của Phật, mới đảm bảo sự vãng sanh.


Nhìn chung, tất cả dân chúng cõi Cực Lạc dầu rằng có người chưa phát tâm Bồ Đề nhưng tất thảy đều có Tín Tâm nơi Vô Thượng Bồ Đề dù là ít nhiều. Trong 48 đại nguyện và trong các Kinh điển mà tôi đã nêu thì có nói rằng tại Cực lạc hoàn toàn cứu cánh lên địa vị Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ tát, sau đó rời Cực Lạc giáng sanh thành Phật. Đây là một điều tuyệt vời cho nhưng ai theo Đại Thừa Phật Pháp, vãng sanh lúc này lúc này đồng nghĩa với việc thành Phật luôn rồi. Do đó, không phát tâm Bồ Đề trên đền ân Phật, dưới độ chúng sanh thì thật là uổng quá chưa tận dụng đặc điểm tối ưu của Cực Lạc thế giới!

Những ai đã thực tâm muốn giải thoát, giải thoát rốt ráo chỉ trong một đời, không trôi dạt bôn ba nữa thì nên nhất tâm một lòng nguyện sanh về cõi nước Cực Lạc. Để làm việc này, mỗi tâm niệm phải khắc cốt ghi tâm, xả bỏ những tư niệm bám chấp thế gian này mà luôn luôn hướng về Cực Lạc, hướng về Đức Từ Phụ A Di Đà!
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
7. HẠNH TU VÃNG SANH TỊNH ĐỘ CỰC LẠC

Theo như trong Kinh thì rất nhiều, gồm tất cả hạnh mà Đức Phật và thiện tri thức khuyên làm trong tất cả Kinh Điển. Và được chia làm hai nhóm.

Nhóm thứ nhất: niệm Phật A Di Đà, có 4 hình thức niệm Phật: thật tánh niệm Phật, quán tưởng niệm Phật, quán tượng niệm Phật, trì danh niệm Phật. Trong đó, trì danh niệm Phật được khuyến khích hơn cả vì dễ thực hành và vẫn đạt mục đích như các cách kia. Trì danh niệm Phật được dạy trong Kinh A Di Đà và kinh Niệm Phật Ba La Mật, và Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật.

Trì Danh Niệm Phật trong Kinh A Di Đà: chấp trì Phật hiệu cho đến nhất tâm bất loạn thì được vãng sanh. Cách này lấy Phật hiệu cột tâm mình đạt được các mức Định Tâm nhập lưu vào dòng pháp vô lậu. Tâm người này đạt được chánh niệm trong cuộc sống thường nhật. Lâm chung, Phật A Di Đà cùng thánh chúng tiếp dẫn.

Trì Danh Phật trong KInh Niệm Phật Ba La Mật: phải phát tâm Bồ Đề và hiểu rõ Phật Trí, như chỗ vô niệm mà niệm, hiện đời tâm an ổn, mạng chung vãng sanh Cực Lạc. Người niệm Phật như thế: lắng nghe tiếng niệm Phật của chính mình mà không khởi niệm khác ngoài niệm Phật, không duyên pháp trần, cũng đạt được định tâm. Tuy nhiên, phải nguyện vãng sanh Cực Lạc tiếp tục hoàn thiện mới thành tựu thật sự, mới đủ sức tự tại. Các bạn tìm hiểu thêm ở Kinh Niệm Phật Ba La Mật sẽ rõ.

Trì Danh Niệm Phật trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật: tất cả pháp niệm Phật đều có nói ngắn gọn danh tự trong Kinh này, chủ yếu dạy quán tưởng, nhưng ở đây chú ý trường hợp trì danh niệm Phật của người hạ phẩm hạ sanh. Người hạ phẩm hạ sanh này cuối đời ăn năn hối hận, nhờ thiện tri thức chỉ bảo mà sám hối quyết không tái phạm và tin tưởng giáo pháp của Phật nói chung và Phật A Di Đà nói riêng, cận tử nghiệp dốc lòng trì được 10 câu Phật hiệu không gián đoạn trừ được sự chiêu cảm của nghiệp đã tạo mà được vãng sanh. Người này, nếu không có thiện tri thức chỉ bảo lúc lâm chung và có căn duyên sâu dày với Phật Pháp thì tâm liền tán loạn, ắt đọa địa ngục!


Nhóm thứ hai: tu các hạnh khác mà Phật và thiện tri thức khuyên làm, tâm niệm thanh tịnh đem công đức, phước đức làm được, nhớ nghỉ không thôi Cực Lạc và Đức A Di Đà mà hồi hướng phát nguyện vãng sanh.
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
8. VÃNG SANH VÀO THỜI ĐIỂM NÀO?

Khi thân mạng đang còn sự sống thì đó là nghiệp căn chưa hết. Giống như một cây xanh, đầu tiên có hạt giống, hạt giống muốn nảy mầm phải gặp đất, nước, ánh sáng; rồi phát triển một thời gian , rồi đơm hoa kết trái, rồi già cỏi và chấm dứt mọi hoạt động sự sống. Một người nghiệp căn chưa hết thì thân mạng vẫn tồn tại, ứng với nghiệp căn đó trổ quả đầy đủ rồi thì mới diệt mất.

Lâm chung là thời điểm giao thời của sự chấm dứt cuộc sống của thân hiện tại và tái tạo kiếp sống mới. Thân mạng mới sẽ được tạo ra là sự kết hợp giữa tâm niệm hiện khởi và nghiệp nhân đã tạo. Như trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật mà Phật đã dạy: "tất cả các loại chúng sanh chết ở nơi đây, rồi sanh sang nơi kia, sống chết nối nhau không dứt. Mỗi khi sắp mạng chung thì các loại nghiệp lành dữ trong một đời hiển hiện rõ ràng. Chúng sanh nào sống thuần bằng tư tưởng, thì bay lên hóa sanh nơi các cõi Trời. Nếu trong sự thuần tưởng, lại gồm cả phước huệ và tịnh nguyện thì tự nhiên tâm trí khai mở mà được thấy mười phương chư Phật, tùy theo nguyện lực của mình mà sanh về Tịnh-độ".

Khi người lâm chung nhiếp trì tâm mình vào câu Phật hiệu không rời, mong muốn vãng sanh thì đó là vừa có thuần tưởng, vừa có phước huệ, vừa có tịnh nguyện, nên vãng sanh cõi Cực Lạc Tịnh Độ dưới sự tiếp dẫn của Đức Phật A Di Đà và thánh chúng như bổn nguyện của Ngài.

Như vậy, lúc lâm chung thì là thời điểm nghiệp căn ban đầu khi tái sanh nay đã tàn lụi, sắp tạo ra thân mới, nhân cơ hội này hành giả tạo cho mình nguyên liệu mới vào thế giới mới là Cực Lạc Tịnh Độ. Nguyên liệu đó là sự thuần tưởng, phước huệ, tịnh nguyện có được bằng cách Tin - Nguyện - Hạnh niệm Phật không gián đoạn.


Liệu có đủ ba thứ đó nhưng không đợi lâm chung có được vãng sanh? Như đã nói, thân mạng đang còn thì là nghiệp căn đang trổ quả, chư cây đang sinh trưởng không thể vô cớ mất đi mà sanh ra cây mới. Phải có biện pháp can thiệp. Là phải tu tập sao cho thân tâm của mình tương ứng với thân tâm của dân chúng cõi Cực Lạc. Cái thân hiện tại thì không được hình dáng, chỉ thay đổi được tính chất gắn liền với tâm và diễn biến thiện -ác của nó.

Hành giả không đợi lâm chung vãng sanh, phải niệm Phật dũng mãnh theo pháp niệm Phật tam muội sao cho tâm vào chánh định trừ được ác nghiệp nơi thân hiện tại, thân tâm thanh tịnh, thấy thân mình trong cõi nước Cực Lạc , rộng ra là cảm ứng được với Cực Lạc thì muốn vãng sanh lúc nào cũng được, được Phật báo trước ngày giờ, hoặc lúc lâm chung. Nghiã là hành giả chứng được niệm Phật tam muội! Tuy nhiên, không chắc là đã đủ tự lực vượt sanh tử, nghĩa là bỏ sự gia trì của 48 nguyện và Đức Phật A Di Đà thì vẫn có thể chưa ra khỏi sanh tử luân hồi. Vì đã đoạn trừ ác nghiệp nơi thân tâm và tâm đã vào chánh định có lòng tin sáng suốt nơi pháp vô lậu giải thoát nên ứng hợp với thân tâm dân chúng cõi Cực Lạc, chưa hẳn đoạn trừ được lậu hoặc vi tế bên trong!
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
9. NIỆM PHẬT CHUYỂN NGU THÀNH TRÍ

Đúng theo quy luật: Giới, Định, Huệ. Người niệm Phật thâu nhiếp thân - tâm vào câu Phật hiệu, đình chỉ hoạt động của lục căn không tạo tác, đó là giới, trên cớ sở đó giữ cho tâm niệm và Phật hiệu không rời nhau, không tạp loạn đó là định, trong định này nhờ có chánh Tín nơi Pháp giải thoát nên thoát khỏi tướng trạng niệm Phật, Phật hiệu vốn rỗng không thanh tịnh, tâm mình nhất như với Phật hiệu không khác, người niệm và danh hiệu đều không, cái thấy đó là huệ vậy. Tuy nhiên đạt đến chõ nhất như đó, quả thật không dễ, chỉ có thể nói là chứng nhập theo từng phần thứ lớp. Do đó, vẫn phải nguyện vãng sanh Thế Giới Cực Lạc thân cận Phật A Di Đà và Thánh Chúng câu hội một chỗ mà miên mật tu trì tiếp tục cho đến khi đạt trí tuệ liễu sanh thoát tử.

Hỏi: niệm danh hiệu Phật khác có sanh trí tuệ không?

Trả lời: có, người đó phải biết thật tánh danh hiệu cũng là thật tánh của mọi pháp nói chung. Cho nên trong định, với sự hiểu biết như thế thì sự hiểu biết đó ứng nghiệm lên chính mình nên hành giả sẽ có trí tuệ. Nhưng cần phải miên mật, phải niệm miên mật, tâm tư lắng động thì mới có thể phát sanh trí tuệ. Lúc này, pháp niệm Phật không khác gì pháp tham cứu công án Thiền.

Hỏi: vậy niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà có lợi ích gì khác không?

Trả lời: có! Chư Phật trí tuệ đồng nhau nhưng hạnh nguyện độ sanh thì không giống nhau. Đức Phật A Di Đà có phát 48 đại nguyện, tâm mình duyên vào danh hiệu của Ngài là phát khởi tác dụng của 48 đại nguyện. Do đó, niệm danh hiệu Phật A Di Đà thì được uy lực của 48 đại nguyện gia trì, Phật A Di Đà phóng hào quang âm thầm nhiếp thọ, làm cho chúng sanh ấy dần dần thâm nhập những chỗ thâm sâu của Phật Pháp mà chính bản thân chúng sanh đó không hề hay biết, mãn duyên ta bà lại được tiếp tuc được 48 đại nguyện gia trì hiện ra thế giới Cực Lạc dẫn chúng sanh vào đó để tiếp tục giáo hóa cho đến khi thật sự có trí tuệ liễu sanh thoát tử, mà không cần phải lên xuống luân hồi.
 
Last edited:
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên