Cúng bố thí giúp

minhduchtp

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 2 2013
Bài viết
1
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Xin chào các quý tăng, ni, phật tử và các bạn. xin hãy tư vấn giúp tôi. người thân tôi qua đời, tôi muốn làm phúc, bố thí thay cho người đó thì người đó có được hưởng phúc từ việc làm nay của tôi không?
nếu như người sống mà họ ngang tàn, không tin có kiếp sau nên họ không làm phước thì tôi có thể làm phước thay họ không và họ có được phúc khôg? xin quý tăng, ni, phật tử nào hiểu về vấn đề này xin cho tôi biết. tôi thành thật cảm ơn.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Xin chào các quý tăng, ni, phật tử và các bạn. xin hãy tư vấn giúp tôi. người thân tôi qua đời, tôi muốn làm phúc, bố thí thay cho người đó thì người đó có được hưởng phúc từ việc làm nay của tôi không?
nếu như người sống mà họ ngang tàn, không tin có kiếp sau nên họ không làm phước thì tôi có thể làm phước thay họ không và họ có được phúc khôg? xin quý tăng, ni, phật tử nào hiểu về vấn đề này xin cho tôi biết. tôi thành thật cảm ơn.

Người thân của bạn có được phúc, Nếu bố thí với tâm bạn không cầu...?

Bố thí người sống được 7 phần phúc, người chết chỉ hưởng 3. Về tâm linh không có sự chứng minh, chỉ tin theo Nhân Quả và tin vào Kinh Phật Giáo. Bạn muốn hiểu rõ thì đọc kinh Địa Tạng giảng giải của Quí Tăng Ni. Có lẽ sẽ tạo thêm tín tâm.

Chúc bạn giải tỏa thắc mắc.

CP,

Chú thích: Tâm không cầu có nghĩa là bạn cúng hay bố thí cho người nào đó thì đừng nghĩ họ sẽ trả ơn cho bạn, hoặc bạn bố thể được mọi người khen cũng không tốt.
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Xin chào các quý tăng, ni, phật tử và các bạn. xin hãy tư vấn giúp tôi. người thân tôi qua đời, tôi muốn làm phúc, bố thí thay cho người đó thì người đó có được hưởng phúc từ việc làm nay của tôi không?
nếu như người sống mà họ ngang tàn, không tin có kiếp sau nên họ không làm phước thì tôi có thể làm phước thay họ không và họ có được phúc không?
Kính chào minhduchtp !
Thưa ! chắc chắn là sẽ được. Nhưng nếu muốn lợi ích lớn, thì phải bố thí như câu nói của sư-huynh Cầu-Pháp là :
" Nếu bố thí với tâm bạn không cầu...? "
Thưa , như bangtam đã từng được nghe bậc trên trước chỉ dạy : "Phải thật tâm bố-thí, là bố thí không phân-biệt; người giàu, khá, hay nghèo khổ v.v...miễn sao mình đem lại an-vui cho người mà thôi, thí dụ : mình đang đi đường chung với 1 người giàu có, tuy tánh tình người này thường ngày rất bỏn-sẻn xấu ác, nhưng giữa đường người ta quên đem theo tiền, khiến người đó đói bụng quá, thì mình dư sức biết "cái đói thì với người hay vật, nó đều làm cho ruột cồn cào khó kham chịu, cho nên mình sẵn lòng đem đồ ăn hay tiền ra để giúp người giàu đó liền , mà không cần người đó nhớ ơn, thì đó là thật tâm bố thí, cũng gần tương đương như là bố thí với tâm bạn không cầu ...?."
Thưa ! Cái nguồn gốc bố thí đã chơn thật, do bạn tỉnh tâm suy gẩm rồi bố thí, thì dẩu người thân của bạn lúc còn sống có ngang tàn như thác đổ, để nghiệp lực cuốn lôi như suối như sông đến đâu (đến đâu là thí dụ cho muôn nẽo luân hồi) đi nữa thì cũng vẫn in đậm hình bóng vầng trăng bố thí có từ nguồn tâm chân thật bố thí của bạn. bangtam có nhớ cái ý của một câu thơ rất hay là : muôn dặm nước thì muôn dặm trăng, đại khái là như vậy.(xin lổi nhe ! bangtam không có trí nhớ . hihi!)
Cho nên chuyện người thân có tin hay không tin việc Nhân-Quả, Luân-Hồi hay không, cũng chắc chắc được lợi ích trong việc bố-thí của bạn .
Vài hàng bangtam thuật lại lời người trên trước chỉ dạy, xin chia xẻ với đạo-hữu.

Kính
bangtam
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Thưa , như bangtam đã từng được nghe bậc trên trước chỉ dạy : "Phải thật tâm bố-thí, là bố thí không phân-biệt; người giàu, khá, hay nghèo khổ v.v...miễn sao mình đem lại an-vui cho người mà thôi, thí dụ : mình đang đi đường chung với 1 người giàu có, tuy tánh tình người này thường ngày rất bỏn-sẻn xấu ác, nhưng giữa đường người ta quên đem theo tiền, khiến người đó đói bụng quá, thì mình dư sức biết "cái đói thì với người hay vật, nó đều làm cho ruột cồn cào khó kham chịu, cho nên mình sẵn lòng đem đồ ăn hay tiền ra để giúp người giàu đó liền , mà không cần người đó nhớ ơn, thì đó là thật tâm bố thí, cũng gần tương đương như là bố thí với tâm bạn không cầu ...?."
Bồ thí là một Đại Hạnh của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, theo trong kinh Pháp Hoa.

Bố thí với tâm bình đẳng như thế nào, thì xin cô Diệu Đức, cô Như Tâm chia sẽ cho mọi người cùng hiểu.

CP xin mời...:chuot12:
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Anh Cầu-Pháp kính !
Buồn ngủ quá! mà ráng trả lời với anh.
<!-- END TEMPLATE: bbcode_quote -->
Bồ thí là một Đại Hạnh của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, theo trong kinh Pháp Hoa.

Bố thí với tâm bình đẳng như thế nào, thì xin cô Diệu Đức, cô Như Tâm chia sẽ cho mọi người cùng hiểu.
Thưa anh ! Cúng dường Đức Quán-Thế -Âm như thế nào thì giúp người hay vật chân-thành như thế ấy. Đó là sự bố-thí với tâm bình đẳng.

Kính
bangtam
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào các Bạn,
Chào bạn Cầu Pháp,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->Chào bạn minhducchtp,

d/đ cảm ơn bạn Cầu Pháp rất nhiều...
d/đ dạo này không có thời gian rãnh nhất định - nên không thể post bài - mặc dầu lúc này ở diễn đàn có mở nhiều chủ đề thật hay.

Riêng về câu Bạn hỏi : “bố thí với tâm bình đẳng như thế nào”. Thì thật là tế nhị nên nếu Bạn không nói đích danh d/đ thì d/đ sẽ không góp ý. Nhưng đã góp ý thì d/đ không thể nói khác điều d/đ hiểu. Vì vậy, d/đ mong Bạn và bạn minhducchtp cùng các Bạn theo dõi chủ đề này _ thông cảm.

Theo như d/đ hiểu thì khi người thân qua đời, chúng ta có thể làm phúc, bố thí thay cho người đó. Vì phước chúng ta có thể cùng nhau chung hưởng. Nhưng đó là quy luật của pháp thế gian - ứng dụng cho chúng sanh còn trong vòng sanh tử.

Còn bố thí với tâm bình đẳng là cách tu để tạo công đức - của hàng Bồ tát - tức là tu theo pháp xuất thế _ không nhơn, không quả. Vì công đức không nhơn không quả nên “tuy có mà không, tuy không mà có”. Cho nên, đối với công đức chúng ta không thể cùng nhau chung hưởng.

Còn sở dĩ các vị Bồ tát tu tạo công đức - là để có oai lực. Khi có oai lực rồi - thì các vị Bồ tát mới dùng oai lực đó để độ chúng sanh. Vì d/đ hiểu điều này là từ sự chiêm nghiệm phần con voi d/đ rờ được. Cho nên, đây chỉ là chỗ hiểu của riêng d/đ. Chỗ hiểu này tuy có thể giải thích nhưng nếu các Bạn muốn biết thì cho d/đ xin hẹn... vì muốn giải thích chỗ hiểu này - d/đ cần phải có thời gian để lục lại tài liệu.

Và vì d/đ hiểu như vậy - nên đối với d/đ - nếu bạn minhducchtp muốn tạo phước cho người thân đã qua đời thì hãy bố thí (bình thường). Và khi bố thí thì Bạn nguyện hồi hướng cho người thân đã mất của Bạn.

Riêng d/đ thì d/đ nhờ qua các cơ quan từ thiện - hay nhà chùa để thực hành bố thí (bình thường). Vì nếu chúng ta bố thí trực tiếp cho một ai đó mà không mong cầu thì là tạo công đức. Mà công đức thì không thể chia sẻ - nên sẽ không thể đem lại lợi ích cho người thân đã chết của Bạn. Còn tạo phước mà có sự mong cầu (để hồi hướng) thì chúng ta rất dễ bị lỗi vì lợi mình, hại người.

Ví dụ như khi chúng ta mua chim, cá v.v… để phóng sanh - thì chúng ta được phước. Nhưng người bắt chim cá sẽ bị nghiệp ác. Cho nên, cái phước chúng ta có được là do nhờ vào sự tạo nghiệp của người khác. Vì vậy, d/đ chọn cách nhờ nhà chùa hay các cơ quan từ thiện _ để có thể _ vừa thực hành bố thí (có kèm sự mong cầu để hồi hướng cho người thân) - vừa tránh tạo điều kiện cho người khác gây nghiệp ác.

d/đ hiểu như vậy. Xin chia sẻ…
Thân<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Còn tạo phước mà có sự mong cầu (để hồi hướng) thì chúng ta rất dễ bị lỗi vì lợi mình, hại người.

Ví dụ như khi chúng ta mua chim, cá v.v… để phóng sanh - thì chúng ta được phước. Nhưng người bắt chim cá sẽ bị nghiệp ác. Cho nên, cái phước chúng ta có được là do nhờ vào sự tạo nghiệp của người khác. Vì vậy, d/đ chọn cách nhờ nhà chùa hay các cơ quan từ thiện _ để có thể _ vừa thực hành bố thí (có kèm sự mong cầu để hồi hướng cho người thân) - vừa tránh tạo điều kiện cho người khác gây nghiệp ác.
Cô Diệu Đức cho thí dụ nay thật là hay, cp xem lại Tứ Thật Nhị Chương Kinh thì đúng đó Quí vị.
Bố thí cho một ăn xin, không bằng bố thí cho một người trì giới, Bố thí cho một người trì giới không bằng bố thí cho một vị xuất gia, Bố thì cho một vị xuất gia không bằng bố thí cho một vị Thanh Văn đệ tử Phật...Như vậy thì phúc mới được mỹ mãn. Tại sao nhiều phúc thì Cô Diệu Đức nói cho cp và thành viên vì sao mà lợi ích như vậy...

Riêng về đoạn này,,,

Còn bố thí với tâm bình đẳng là cách tu để tạo công đức - của hàng Bồ tát - tức là tu theo pháp xuất thế _ không nhơn, không quả. Vì công đức không nhơn không quả nên “tuy có mà không, tuy không mà có”. Cho nên, đối với công đức chúng ta không thể cùng nhau chung hưởng.

Còn sở dĩ các vị Bồ tát tu tạo công đức - là để có oai lực. Khi có oai lực rồi - thì các vị Bồ tát mới dùng oai lực đó để độ chúng sanh. Vì d/đ hiểu điều này là từ sự chiêm nghiệm phần con voi d/đ rờ được. Cho nên, đây chỉ là chỗ hiểu của riêng d/đ. Chỗ hiểu này tuy có thể giải thích nhưng nếu các Bạn muốn biết thì cho d/đ xin hẹn... vì muốn giải thích chỗ hiểu này - d/đ cần phải có thời gian để lục lại tài liệu.
Cô có thời gian thì chia sẽ tiếp, cảm ơn cô Diệu Đức.


Thân kính, cp.



 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính chị Diệu-Đức và anh Cầu-Pháp !
Thưa ! Trước là bangtam xin biết ơn anh Cầu-Pháp đã tìm cách nâng đở bangtam bằng những câu hỏi quá khó trong sự tu học Phật-Pháp, bangtam xin biết ơn anh .
Kính chị Diệu-Đức !
Thưa chị , tuy là chị chưa trình bày đầy-đủ hết ý-nghĩa trong bài viết của chị, cho nên em cũng chưa hiễu được gì nhiều. Nhưng qua lời này :
Vì vậy, d/đ chọn cách nhờ nhà chùa hay các cơ quan từ thiện _ để có thể _ vừa thực hành bố thí (có kèm sự mong cầu để hồi hướng cho người thân) - vừa tránh tạo điều kiện cho người khác gây nghiệp ác.
của chị thì cũng như thêm một bài học mới cho em là : "Nghĩ đến lợi mình, hãy nhớ làm điều lợi cho người trước" phải không chị ? bangtam nhớ lời người xưa có dạy : "Bố-thí là mở lòng ra, đón nhận tất cả, và phải hằng nhớ câu thường tình của con người là :" Của người Bồ-Tát, của mình lạt buột "để luôn cảnh tỉnh mình đừng có lạt buột (cột, dấu kín, ích kỷ) theo thói quen giữa dòng đời."
Em kính chúc chị nhiều sức khoẻ , và mong chị thường vào diễn-đàn nhiều hơn nhe chị .

Kính
bangtam
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Cầu Pháp,
Chào Băng Tâm,
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
d/đ cám ơn lời khích lệ của hai Bạn. Còn bạn Cầu Pháp hỏi :

Bố thí cho một ăn xin, không bằng bố thí cho một người trì giới, Bố thí cho một người trì giới không bằng bố thí cho một vị xuất gia, Bố thí cho một vị xuất gia không bằng bố thí cho một vị Thanh Văn đệ tử Phật...Như vậy thì phúc mới được mỹ mãn.
Thì ý của d/đ - bố thí nhờ các hội từ thiện và nhà chùa (có làm từ thiện) - là để có thể tạo phước cho người thân _ mà không gây hại cho người khác - chớ không phải để được phước nhiều.
d/đ sợ khi chúng ta bố thí kèm theo lời mong cầu - thì người nhận sẽ phải đáp ứng lời mong cầu của mình. Cho nên, thực hành bố thí (có kèm theo lời mong cầu) trực tiếp với những người cùng khổ - d/đ không đành lòng. Vì vậy, d/đ chọn cách bố thí gián tiếp để có thể mong cầu (hồi hướng cho người thân) mà người nhận không cần phải trả. Vì các hội từ thiện và nhà chùa khi “cho” không bao giờ có kèm theo lời mong cầu.


Còn vì sao bố thí cho một người ăn xin, không bằng bố thí cho một người trì giới. Thì theo d/đ nghĩ là tại vì khi chúng ta bố thí cho một người ăn xin là chúng ta chỉ tạm giúp cho một người. Nhưng khi chúng ta giúp cho một người trì giới thì khi người trì giới đạt đạo thì sẽ giúp cho rất nhiều người (có cả những người ăn xin).

Và sở dĩ bố thí cho người trì giới không bằng bố thí cho một vị xuất gia - là vì vị xuất gia sẽ mau đạt đạo hơn người trì giới.

Còn bố thí cho một vị xuất gia không bằng bố thí cho một vị Thanh văn đệ tử Phật - là vì vị Thanh văn đệ tử Phật _ săp đạt được đạo. Nghĩa là sự bố thí đó _ sắp có kết quả (cứu giúp được nhiều người).


Còn d/đ nói :

Còn bố thí với tâm bình đẳng là cách tu để tạo công đức - của hàng Bồ tát - tức là tu theo pháp xuất thế _ không nhơn, không quả. Vì công đức không nhơn không quả nên “tuy có mà không, tuy không mà có”. Cho nên, đối với công đức chúng ta không thể cùng nhau chung hưởng.
Là vì bố thí với tâm bình đẳng là cách bố thí của hàng Bồ tát. Mà pháp tu của Bồ tát là pháp xuất thế. Trong khi pháp xuất thế thì không nhơn, không quả. Và nếu đã không nhơn, không quả thì không thể _ phân chia _ chung hưởng.

Tuy sự bố thí của các vị Bồ tát - không nhơn, không quả. Nhưng qua sự bố thí (ba la mật) các vị Bồ tát tạo được những công đức cho riêng mình. Và các vị Bồ tát đem công đức của chính mình - ban cho tất cả mọi người - với tâm bình đẳng. Cho nên, công đức chỉ dùng để ban cho.

d/đ hiểu như vậy. Xin chia sẻ.
Thân kính
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Cô Diệu Đức đã viết: '' Còn vì sao bố thí cho một người ăn xin, không bằng bố thí cho một người trì giới. Thì theo d/đ nghĩ là tại vì khi chúng ta bố thí cho một người ăn xin là chúng ta chỉ tạm giúp cho một người. Nhưng khi chúng ta giúp cho một người trì giới thì khi người trì giới đạt đạo thì sẽ giúp cho rất nhiều người (có cả những người ăn xin).

Và sở dĩ bố thí cho người trì giới không bằng bố thí cho một vị xuất gia - là vì vị xuất gia sẽ mau đạt đạo hơn người trì giới.

Còn bố thí cho một vị xuất gia không bằng bố thí cho một vị Thanh văn đệ tử Phật - là vì vị Thanh văn đệ tử Phật _ săp đạt được đạo. Nghĩa là sự bố thí đó _ sắp có kết quả (cứu giúp được nhiều người)."
Cảm ơn Cô đã hồi âm, cp thấy Cô nói đúng, nói hay quá.

CP xin hỏi thêm những điều thắc mắc nêu ra dưới đây. Mong Cô và các bạn chia sẽ thêm.

Bố thí và cúng dường ở những nơi dưới đây, thì phúc đức họ có giống nhau thế nào, và khác nhau thế nào ?

Nơi:
1. Nhà Thương.
2. Nhà dưỡng lão, và cô nhi.
3. Nhà Chùa nơi để Phật tử lễ bái.
4. Nhà Chùa nơi để Phật tử tu học.
images

Bài viết này của cô Như Tâm đã viết " "Phải thật tâm bố-thí, là bố thí không phân-biệt; người giàu, khá, hay nghèo khổ v.v...miễn sao mình đem lại an-vui cho người mà thôi, thí dụ : mình đang đi đường chung với 1 người giàu có, tuy tánh tình người này thường ngày rất bỏn-sẻn xấu ác, nhưng giữa đường người ta quên đem theo tiền, khiến người đó đói bụng quá, thì mình dư sức biết "cái đói thì với người hay vật, nó đều làm cho ruột cồn cào khó kham chịu, cho nên mình sẵn lòng đem đồ ăn hay tiền ra để giúp người giàu đó liền , mà không cần người đó nhớ ơn, thì đó là thật tâm bố thí, cũng gần tương đương như là bố thí với tâm bạn không cầu ...?."


Có phải là Bố Thí với tâm Đại hỉ ?


Thân Kính, CP
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Cầu Pháp,
Cảm ơn Bạn đã khích lệ. Bạn hỏi :
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
Bố thí và cúng dường ở những nơi dưới đây, thì phúc đức họ có giống nhau thế nào, và khác nhau thế nào ?

Nơi:
1. Nhà Thương.
2. Nhà dưỡng lão, và cô nhi.
3. Nhà Chùa nơi để Phật tử lễ bái.
4. Nhà Chùa nơi để Phật tử tu học.
Thì theo như d/đ hiểu. Nếu chúng ta bố thí để cầu phúc đức thì phúc đức nhiều hay ít là tùy thuộc vào giá trị vật chất chúng ta bố thí - chứ không phải do chỗ bố thí là nhà thương, nhà dưỡng lão hay nhà chùa.

Còn bố thí không phân biệt như bạn Như Tâm nói - thì là do tự tâm. Mà nếu là do tự tâm thì bố thí nơi nào, cho ai cũng vậy thôi.

Vì tình thương thì không có lớn nhỏ, nhiều hay ít ; và cũng không có phân biệt kẻ sang người hèn… Và cái mà chúng ta có thể _ bố thí không phân biệt _ là tình thương. Còn d/đ cúng dường nhà chùa (không có tổ chức từ thiện) là để mong góp phần duy trì Phật Pháp.

Do hiểu như vậy, cho nên với thí dụ của bạn Như Tâm :

mình đang đi đường chung với 1 người giàu có, tuy tánh tình người này thường ngày rất bỏn-sẻn xấu ác, nhưng giữa đường người ta quên đem theo tiền, khiến người đó đói bụng quá, thì mình dư sức biết "cái đói thì với người hay vật, nó đều làm cho ruột cồn cào khó kham chịu, cho nên mình sẵn lòng đem đồ ăn hay tiền ra để giúp người giàu đó liền , mà không cần người đó nhớ ơn, thì đó là thật tâm bố thí, cũng gần tương đương như là bố thí với tâm bạn không cầu ...?."
d/đ cũng cho là “bố thí với tâm đại hỷ”.

Tuy nhiên, chúng ta cũng nên lưu ý. Khi bố thí - chúng ta không cần người đó nhớ ơn. Nhưng lại mong sau này được người khác giúp lại - thì đó cũng là bố thí có sự mong cầu


Nhưng vì chúng ta là người thế gian - nên đôi khi cũng có những ân tình cần trang trải . Do đó, khi nào chúng ta cần tạo phước hồi hướng cho người thân (hay ai đó) thì các hội từ thiện hay nhà chùa (có tổ chức từ thiện) là nơi giúp chúng ta vẹn toàn trong việc _ thực hành bố thí kèm theo sự mong cầu _để hồi hướng.

d/đ hiểu như vậy, xin chia sẻ
Thân kính
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Cô Diệu Đức đã viết: "Thì theo như d/đ hiểu. Nếu chúng ta bố thí để cầu phúc đức thì phúc đức nhiều hay ít là tùy thuộc vào giá trị vật chất chúng ta bố thí - chứ không phải do chỗ bố thí là nhà thương, nhà dưỡng lão hay nhà chùa.

Còn bố thí không phân biệt như bạn Như Tâm nói - thì là do tự tâm. Mà nếu là do tự tâm thì bố thí nơi nào, cho ai cũng vậy thôi.

Vì tình thương thì không có lớn nhỏ, nhiều hay ít ; và cũng không có phân biệt kẻ sang người hèn… Và cái mà chúng ta có thể _ bố thí không phân biệt _ là tình thương. Còn d/đ cúng dường nhà chùa (không có tổ chức từ thiện) là để mong góp phần duy trì Phật Pháp.''


CP định không hỏi nửa, mà thấy cô hôm nay vui vẽ trở lại viết bài cho Diễn đàn. Điều này các bạn điều mong đợi hết. Về bài cô viết, cp cũng nghĩ đúng như ý của Cô. "Là cúng dường nhà chùa là để mong góp phần duy trì Phật Pháp''.

Xin thưa, các bạn và cô D/Đ.

Chùa ở Việt Nam điều duy trì lễ bái Phật Pháp trên hình thức điều đúng hết, nhưng về Hoằng pháp giáo lý Phật thì khác về sự lý rất nhiều.

Vì Hoằng Pháp cho đúng nghĩa là những vị thật sự có Đạo tâm thuyết Pháp, Dịch kinh.

Chớ không phải là một người mặc áo cà sa, xuất gia điều có Đạo tâm thuyết Pháp, Dịch kinh hết.

Tóm lại Chùa hình thức lễ bái giống nhau, nhưng người trụ trì Hoằng dương Phật Pháp thì không giống nhau.

Nhân dịp tết Quý Tỵ, cp đã đọc báo Phật Giáo thì cũng chán ngán cảnh sô bồ các chùa Bắc Nam ở Việt Nam. Nếu muốn cúng dường thì chẳng biết nên cúng chùa nào.

Hiện chùa Phật tử tu học và dịch kinh sách ở Việt Nam không có nhiều, cp muốn cúng thì chọn chùa nào, mong cô và các bạn giúp thêm ý kiến, thật cảm ơn.

Thân kính, CP.
 

dieuduc

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 3 2010
Bài viết
1,053
Điểm tương tác
385
Điểm
83
Địa chỉ
pa, usa
Chào bạn Cầu Pháp,
d/đ cảm ơn Bạn.
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText>U <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]-->
d/đ cúng dường nhà chùa là tùy thuận theo tâm. Tâm muốn thì d/đ cúng dường - còn tâm không muốn thì… thôi vậy. Vì d/đ quan niệm - còn chùa thì còn đạo Phật. Cúng dường để "chùa còn" cũng là một cách góp phần duy trì Phật đạo. Còn hoằng dương Phật Pháp thì không phải vị xuất gia nào _ cũng có thể. Cho nên, chỉ cần tâm phàm d/đ muốn là được.

Vì tâm phàm - nên d/đ rất hiểu rõ tâm phàm. Cái gì tâm d/đ nói : có thể chấp nhận thì d/đ chấp nhận. Còn nếu tâm d/đ nói : “không thể chấp nhận” thì d/đ “không chấp nhận”.

Do đó, nếu Bạn hỏi d/đ - thì d/đ cũng chia sẻ với Bạn - là hãy tùy tâm đi. Tâm của Bạn là tâm của người tu học Phật đạo - đâu có khó nhận ra - chùa nào không đáng được cúng dường. :mozilla_laughing:

Thân kính
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)

    TOP 5 Tài Thí

    Bên trên