Cùng nhau tìm hiểu Phật Thuyết Kinh A Di Đà Kinh

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Trước hết xin phép nêu lại nội dung Kinh Phật Thuyết A Di Đà Phật

Như vậy tôi nghe: Một thuở nọ, Phật ở nước Xá Vệ, vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc, cùng với đại Tỳ-kheo một nghìn hai trăm năm mươi vị cùng ở chung, đều là bậc đại A La Hán, mọi người đều biết đến.

Đó là Trưởng lão Xá-lợi-phất, Ma-ha Mục-kiền-liên, Ma-ha-Ca-diếp, Ma-ha Ca-chiên-diên, Ma-ha Câu-hy-la, Ly-bà-đa, Châu-lợi-bàn-đà-dà, Nan-đà, A Nan-đà, La-hầu-la, Kiều-phạm-ba-đề, Tân-đầu-Lô phả-la-đọa, Ca-lưu-đà-ni, Ma-ha Kiếp-tân-na, Bạc-câu-la, A-nậu-lâu-đà, và các vị đệ tử lớn như vậy nhiều nữa; cùng các vị Bồ-tát Ma-ha-tát như Văn-thù-sư-lợi Pháp vương tử, A-dật-đa Bồ-tát, Càn-đà-ha-đề Bồ-tát, Thường Tinh Tấn Bồ tát và các vị Bồ-tát lớn nhiều như thế nữa; cùng với Thích Đề Hoàn Nhơn..v..v.. vô lượng chư thiên đại chúng đồng câu hội.

Bấy giờ đức Phật bảo Trưởng lão Xá-lợi-phất: "Từ đây qua phương Tây cách mười vạn ức cõi Phật, có một thế giới tên là Cực Lạc, nước ấy có Phật hiệu là A Di Đà hiện đang thuyết pháp ở đó.

Này Xá-lợi-phất! Vì sao gọi nước kia tên là Cực Lạc?

Vì chúng sanh của nước ấy không có các khổ não, chỉ hưởng những điều vui, cho nên gọi là Cực Lạc.

Lại này Xá-lợi-phất! Cõi nước Cực Lạc có bảy lớp lan thuẩn, bảy lớp lưới giăng, bảy lớp hàng cây đều bằng bốn thứ báu vây quanh giáp vòng, cho nên nước ấy tên là Cực Lạc.

Lại này Xá-lợi-phất! Cõi nước Cực Lạc có ao bảy báu, nước tám công đức tràn đầy trong đó. Đáy ao toàn trải cát bằng vàng. Thềm đường bốn phía do vàng, bạc, lưu ly, pha lê hợp thành. Bên trên có lầu có các, cũng dùng đủ loại vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não để trang sức.

Hoa sen trong ao lớn như bánh xe, màu xanh có ánh sáng xanh, màu vàng có ánh sáng vàng, màu đỏ có ánh sáng đỏ, màu trắng có ánh sánh trắng, thơm ngát vi diệu.

Này Xá-lợi-phất, cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm như thế!

Lại này Xá-lợi-phất, cõi nước Phật kia, thường trổi nhạc trời, vàng ròng làm đất, ngày đêm sáu thời, mưa hoa Mạn-đà-la cõi trời. Chúng sanh ở cõi ấy, cứ mỗi sáng sớm, thường dùng đãy y, đựng các hoa đẹp, đem cúng dường mười vạn ức Phật ở phương khác, vừa đến giờ ăn, trở về nước mình, ăn cơm, kinh hành.

Này Xá-lợi-phất, cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm như thế! Lại này nữa Xá-lợi-phất, cõi nước kia thường có các loài chim mầu sắc kỳ diệu, như Bạch Hạc, Khổng Tước, Anh Võ, Xá-lợi, Ca-lăng-tần-già, Cộng Mạng. Những thứ chim này, ngày đêm sáu thời, hót lên tiếng hòa nhã, tiếng ấy diễn xướng năm căn, năm lực, bảy Bồ-đề phần, tám thánh đạo phần. Các pháp như thế ấy, chúng sanh ở nước kia nghe âm thanh này rồi, thảy đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng! Này Xá-lợi-phất, ông chớ cho rằng chim này thiệt là do tội báo sanh ra. Tại sao thế? Vì cõi nước của Phật kia không có ba ác đạo. Này Xá-lợi-phất, cõi nước của Phật kia còn không có tên của ác đạo, huống chi lại có thật. Các thứ chim ấy đều là do Phật A Di Đà muốn cho tiếng Pháp âm truyền khắp mà biến hóa ra như thế.

Này Xá-lợi-phất, cõi nước Phật kia, gió nhẹ lay động các hàng cây báu và các lưới báu, phát ra âm thanh vi diệu, giống như trăm nghìn thứ âm nhạc đồng trỗi một lượt. Ai nghe tiếng này rồi, tự nhiên đều sanh tâm niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Này Xá-lợi-phất, cõi nước Phật kia thành tựu công đức trang nghiêm như thế.

Này Xá-lợi-phất, ý ông nghĩ sao? Tại sao Đức Phật kia có tên là A Di Đà? Này Xá-lợi-phất, Đức Phật kia có ánh sáng vô lượng, chiếu suốt mười phương cõi nước không bị chướng ngại, cho nên có tên là A Di Đà. Lại này Xá-lợi-phất, mạng sống của Phật kia và nhân dân của Ngài, vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp, cho nên có tên là A Di Đà. Này Xá-lợi-phất, Phật A Di Đà thành Phật đến nay đã mười kiếp. Lại này Xá-lợi-phất, Đức Phật kia có vô lượng vô biên chúng đệ tử Thanh Văn đều là bực đại A-la-hán, không thể tính đếm mà biết được, các chúng Bồ-tát cũng nhiều như thế.

Này Xá-lợi-phất, cõi nước Phật kia thành tựu công đức trang nghiêm như thế! Lại này Xá-lợi-phất, cõi nước Cực Lạc, chúng sanh sanh về đều là bực A-bệ-bạt-trí. Trong đó có nhiều vị Nhất sanh bổ xứ. Số đó nhiều đến nỗi không thể tính đếm mà biết được, chỉ có dùng số vô lượng vô biên a-tăng-kỳ để nói. Này Xá-lợi-phất, chúng sanh nghe được những điều này, phải nên phát nguyện, nguyện sanh về nước kia. Tại sao thế? Vì được ở cùng một chỗ với các bậc Thượng thiện nhơn. Này Xá-lợi-phất, không nên cho rằng có chút ít nhơn duyên phước đức căn lành mà được sanh về nước kia đâu.

Này Xá-lợi-phất, nếu có hàng thiện nam thiện nữ nào nghe nói về Phật A Di Đà rồi chấp trì danh hiệu Ngài, hoặc một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, bẩy ngày, nhất tâm bất loạn. Người ấy khi lâm chung thấy Phật A Di Đà cùng các Thánh chúng hiện ra trước mặt. Khi chết người ấy tâm không điên đảo, liền được vãng sanh về thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà. Này Xá-lợi-phất. ta thấy những điều lợi ấy nên mới nói như vậy. Nếu có chúng sinh nào nghe ta nói đây, phải nên phát nguyện sanh về nước kia.

Này Xá-lợi-phất, như ta hôm nay ngợi khen lợi ích về công đức không thể nghĩ bàn của Phật A Di Đà. Ở phương Đông cũng có Phật A Súc Bệ, Phật Tu Di Tướng, Phật Đại Tu Di, Phật Tu Di Quang, Phật Diệu Âm. Giống như vậy hằng hà sa số chư Phật, mỗi vị đều ở cõi nước của mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật như vầy: Chúng sanh các ngươi phải nên tin vào công đức khen ngợi không thể nghĩ bàn và "Kinh được tất cả chư Phật hộ niệm" này.

Này Xá-lợi-phất, ở thế giới phương Nam có Phật Nhật Nguyệt Đăng, Phật Danh Văn Quang, Phật Đại Diệm Kiên, Phật Tu Di Đăng, Phật Vô Lượng Tinh Tấn. Giống như vậy hằng hà sa số chư Phật, mỗi vị đều ở cõi nước của mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật như vầy: Chúng sanh các ngươi phải tin vào công đức khen ngợi không thể nghĩ bàn và "Kinh được tất cả chư Phật hộ niệm" này.

Này Xá-lợi-phất, ở thế giới phương Tây có Phật Vô Lượng Thọ, Phật Vô Lượng Tướng, Phật Đại Quang, Phật Đại Minh, Phật Bảo Tướng, Phật Tịnh Quang. Giống như vậy hằng hà sa số chư Phật, mỗi vị đều ở cõi nước của mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật như vầy: Chúng sanh các ngươi phải tin vào công đức khen ngợi không thể nghĩ bàn và "Kinh được tất cả chư Phật hộ niệm" này.

Này Xá-lợi-phất, ở thế giới phương Bắc có Phật Diệm Kiên, Phật Tối Thắng Âm, Phật Nan Trở, Phật Nhật Sanh, Phật Võng Minh. Giống như vậy hằng hà sa số chư Phật, mỗi vị đều ở cõi nước của mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật như vầy: Chúng sanh các ngươi phải tin vào công đức khen ngợi không thể nghĩ bàn và "Kinh được tất cả chư Phật hộ niệm" này.

Này Xá-lợi-phất, thế giới phương Dưới có Phật Sư Tử, Phật Danh Văn, Phật Danh Quang, Phật Đạt Ma, Phật Pháp Tràng, Phật Trì Pháp. Giống như vậy hằng hà sa số chư Phật, mỗi vị đều ở cõi nước của mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật như vầy: Chúng sanh các ngươi phải tin vào công đức khen ngợi không thể nghĩ bàn, và "Kinh được tất cả chư Phật hộ niệm" này.

Này Xá-lợi-phất, ở thế giới phương Trên có Phật Phạm Âm, Phật Tú Vương, Phật Hương Thượng, Phật Hương Quang, Phật Đại Diệm Kiên, Phật Tạp Sắc Bảo Hoa Nghiêm Thân, Phật Ta La Thọ Vương, Phật Bảo Hoa Đức, Phật Kiến Nhất Thiết Nghĩa, Phật Tu Di Sơn. Giống như vậy hằng hà sa số chư Phật, mỗi vị đều ở cõi nước của mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, nói lời thành thật như vầy: Chúng sanh các ngươi phải tin vào công đức khen ngợi không thể nghĩ bàn, và "Kinh được tất cả chư Phật hộ niệm" này.

Này Xá-lợi-phất, ý của ông nghĩ sao? Tại sao gọi là "Kinh được tất cả chư Phật hộ niệm"? Này Xá-lợi-phất, nếu có kẻ thiện nam người thiện nữ nào nghe Kinh này mà thọ trì, và nghe được danh hiệu của chư Phật, thì những thiện nam thiện nữ ấy đều được tất cả chư Phật hộ niệm cho và đều được không thối chuyển nơi đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Cho nên này Xá-lợi-phất, các ông hãy nên tin nhận lời ta và lời chư Phật nói.

Này Xá-lợi-phất, nếu có người đã phát nguyện, đang phát nguyện, sẽ phát nguyện muốn sanh về nước của Phật A Di Đà thì những người đó đều được không thối chuyển nơi đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Ở nước Phật kia, những người này hoặc đã sanh, hoặc đang sanh về, hoặc sẽ sanh. Cho nên này Xá-lợi-phất, các thiện nam tử thiện nữ nhân, nếu ai có lòng tin hãy nên phát nguyện sanh về cõi nước kia.

Này Xá-lợi-phất, như ta hôm nay khen ngợi công đức không thể nghĩ bàn của chư Phật, các Đức Phật kia cũng ngợi khen công đức không thể nghĩ bàn của ta và nói như thế nầy: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã làm được những việc rất khó làm và ít có; ở trong cõi nước Ta Bà, trong đời ác năm trược: Kiếp trược, Kiến trược, Phiền não trược, Chúng sanh trược, Mạng trược được quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề. Ngài giảng cho các chúng sanh nghe pháp tất cả thế gian khó tin này.

Này Xá-lợi-phất, nên biết ta ở đời ác năm trược làm việc khó làm này, được quả A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề, nói cho tất cả thế gian pháp khó tin này, thật là rất khó!

Phật nói Kinh này rồi, ngài Xá-lợi-phất và các Tỳ-kheo, tất cả người, trời, A-tu-la... ở thế gian nghePhật nói rồi đều hoan hỉ tin nhận, lễ Phật mà lui ra.

Chấm dứt Kinh Phật Thuyết A Di Đà
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
VỀ PHẦN DUYÊN KHỞI: chúng ta thấy rằng, không có ai thưa thỉnh mà Đức Thích Ca Mâu Ni Phật trực tiếp nói pháp với đại chúng mà trong đó Ngài như chỉ muốn nói với Ngài Xá Lợi Phất.

Ngài Xá Lợi Phất được mệnh danh là trí tuệ bậc nhất trong các đệ tử A LA HÁN. Nhưng trước lời dạy của Phật thì Ngài Xá Lợi Phất chỉ cung kính lắng nghe lời truyền dạy này. Đó là sự truyền thụ một chiều từ ân sư đến các đệ tử. Hàng hậu học chúng ta không thể so sánh với Ngài Xá Lợi Phất, cho nên không tin thì thôi, đừng sanh lòng phỉ báng!

Có một điều đặc biệt trong hội chúng này: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni không dùng thần lực để hiển thị thế giới Cực Lạc cho đại chúng thấy mà chỉ từ kim khẩu của Ngài miêu tả các đặc điểm của thế giới Cực Lạc. Và trong kinh này cũng không thấy ai yêu cầu phải cho thấy thế giới Cực Lạc cả!

Từ đây cho chúng ta thấy rằng, ở hội chúng này, nhân thiên đều đặt trọn niềm tin vào Thế Tôn, chẳng có nghi ngờ lời dạy của Thế Tôn. Cho nên họ không cần phải yêu cầu Thế Tôn minh chứng cho những lời Ngài nói. Có thể nói rằng đây là hội chúng lúc này gồm những người ưu tú, có niềm tin sâu sắc với Thế Tôn.

Vì họ thừa biết rằng: năng lực của Thế Tôn là tối tôn, ngài thấu đạt trọn vẹn chân lí nhân sinh quan vũ trụ, từ chỗ nhỏ như hạt vi trần cho đến các thế giới khu biệt nhau nằm la liệt trong vũ trụ này, Đức Phật thấy rõ như thấy các đường chỉ tay trong lòng bàn tay. Và Đức Phật giới thiệu cho họ thế giới Cực lạc là để đem đến lợi ích cho chúng sanh, chứ không vì mục đích riêng nào.
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
ĐỊNH VỊ CÕI NƯỚC CỰC LẠC:
Từ chỗ pháp hội, bằng Phật nhãn, xuyên thẳng theo hướng Tây qua 100.000.000.000 cõi Phật khác thì đến thế giới Cực Lạc.

Trong vũ trụ bao la, gồm nhiều thế giới khu biệt nhau, mỗi thế giới có những điều kiện nhất định, mỗi thế giới có một vị Phật làm giáo chủ. Về điều kiện tự nhiên các cõi Phật độ được chia làm hai loại là: uế độ là cõi nước do nghiệp lực thiện -ác của chúng sanh chiêu cảm mà thành; tịnh độ là các cõi nước do nguyện lực của chư Phật mà thành. Nói là uế nhưng không phải lúc nào cũng là xấu, có những giai đoạn thì cõi uế độ vẫn có tốt đẹp! Như vậy, Phật bảo rằng từ ta bà này trãi qua 100 tỷ cõi Phật độ mới đến cõi nước Cực Lạc mà giáo chủ là Đức Phật A Di Đà hiện đang tại thế thuyết pháp.

Chúng ta đừng cho rằng, cõi uế độ thì Phật không bằng cõi tịnh độ. Tất cả Phật đều bình đẳng, còn làm Phật ở cõi nước như thế nào thì do hạnh nguyện riêng của từng vị Phật, Phật không ở trong một thế riêng nào như Ngài Văn Thù từng nói: "Cảnh Giới Phật Là Không Tất Cả Cảnh Giới".

Một cõi nước xa xôi như vậy thì rõ ràng không thể dùng phương tiện vật chất mà đến đó được, hơn nữa ở đó không có sắc chất, tất cả chỉ là sự hóa hiện mà thôi, tất cả vật chất ở ta bà này chẳng thể tồn tại ở Cực Lạc được. Chúng ta không thể mang nhà cửa, kim loại, xác thân ngũ uẩn,... đến đó được, phải bỏ lại chúng ở ta bà này!
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
unnamed (2).jpg


(chấp tay) *Quy mạng lễ A Mi Đà Phật
Ở phương tây thế giới an lành
Con nay xin phát nguyện vãng sinh
Cúi xin đức từ bi tiếp độ.
Nam mô Tây Phương Cực Lạc thế giới đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư A Mi Đà Phật.


*Con nay nương oai thần bổn nguyện của đức từ phụ A Mi Đà Phật, xin Ngài từ bi tiếp dẫn con vãng sinh về Tây Phương Cực Lạc thế giới.

*Khi tôi thành Phật, mười phương chúng sinh nghe danh hiệu tôi; chí tâm vui vẻ tin ưa, đem hết thảy "thiện căn" tâm tâm hồi hướng, nguyện sinh về cõi nước tôi, cho đến mười niệm nếu không được vãng sinh. Ta thề không thành Phật, duy trừ ngũ nghịch phỉ báng chánh pháp.

* Nam mô Tây Phương Cực Lạc thế giới đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư A Mi Đà Phật.

*Niệm 4 chữ A Mi Đà Phật 10 lần hoặc 20 lần.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Trí tuệ tiểu thừa chỉ nhìn giới hạn vài ngàn đời, một số cõi Phật. Một đơn vị chư Phật giáo hóa ít nhất là 1 tỷ thế giới (tam thiên đại thiên 1000x1000x1000) do đó, 10 vạn ức cõi chư Phật vượt quá trí tuệ Thanh Văn, Duyên Giác.

Vì những vị tổ lớn như ngài Mã Minh, Long Thọ, Thiên Thân đều phát nguyện sinh đến Tây Phương Cực Lạc thế giới thân cận A Mi Đà Phật; những kinh như Hoa Nghiêm đều chỉ cho chúng ta phương hướng cầu sinh Tịnh Độ để sớm viên mãn hai tư lương (phước-tuệ). Vì vậy quan trọng là bất luận tu pháp môn nào, hạng người nào, nếu tín-nguyện tha thiết đều quyết định vãng sinh.

Đây là những giáo lý từ Thích Ca Mâu Ni Phật truyền xuống, chúng ta nên hoan hỷ phụng hành.
 
Last edited:
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên