Cùng tu học Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Thích nhất Hạnh đã viết:
Kinh Pháp Hoa (Diệu Pháp Liên Hoa) là một kinh rất nổi tiếng, có thể nói là nổi tiếng nhất trong tất cả các kinh điển của đạo Bụt Đại Thừa. Cái tư tưởng tôn xưng kinh Pháp Hoa là Vua của tất cả các kinh đã có từ lâu. Chúng ta phải tìm hiểu nguồn gốc của tư tưởng đó, nhất là phải biết lý do tại sao kinh Pháp Hoa đã đạt đến địa vị tột cùng của nó trong khu vườn kinh điển Đại Thừa.
.
Tên đầy đủ là "Vô Lượng nghĩa giáo Bồ Tát Pháp Phật Sở Hộ niệm Kinh", Tôi nay tâm vọng động trí kém cỏi, sự nhu nhẩn còn nhiều vướng víu, những mong cùng xem, cùng suy nghĩ, và cùng tu học trên diễn đàn Phật Pháp.

Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo.

Cúi lạy Đấng Tam Giới Tôn.
Quy mạng cùng mười phương Phật.
Con nay phát nguyện rộng.
Nghiên tầm Kinh Pháp Hoa.
Trên đền bốn ân nặng.
Dưới cứu khổ tam đồ.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp.
Bá thiên vạn ức kiếp nan tao ngộ.
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì.
Nguyện giải Như Lai chơn thật nghĩa.
Nam Mô Khai Bảo Tạng Bồ Tát.

Hơn sáu muôn lời thành bảy cuốn.
Rộng chứa vô biên nghĩa nhiệm mầu.
...
Dầu cho tạo tội hơn núi cả.
Chẳng nhọc Diệu Pháp vài ba hàng.
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Phật cùng Bồ Tát.

Chúng ta đã chuẩn bị đầy đũ, nào lên đường.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Tam quy.

Trước khi vào chủ đề chính, nghỉ củng cần nói sơ lược về Tam Quy, vì thiết nghĩ trước là định rõ mình ở cấp nào hoặc nâng cấp độ mình lên mới hiểu được ý Kinh.

Tam Quy, là Quy Y Phật, Quy Y Pháp, Quy Tăng. Mặc dù, mang tiếng là quy y nhưng theo tôi có rất nhiều cấp độ, tạm chia làm ba cấp.

Cấp 1: Quy y Tam Bảo là nương tựa Phật, Pháp, Tăng. Ở cấp này, xem Tam Bảo như là vị "Thánh Linh" có khả năng cứu rỗi, đảnh lễ Phật để được phước báu, tụng kinh để tăng trưởng phước báu, và tôn kính Chư Tăng để thọ lãnh phước báu. Cấp này biến Đạo Phật thành như bao tôn giáo khác.

Cấp 2: Quy Y Tam Bảo là Tôn kính Phật, nghe hiểu ý kinh pháp, và tin tưởng chư Tăng, quyết tâm thực hành để đặng Niết Bàn. Đây là hạng Tiểu Thừa.

Cấp 3: Quy Y Tam Bảo đồng thời phát Bồ Đề tâm, trên nguyện thành Phật, dưới nguyện độ tận chúng sanh.
"như nhứt chúng sanh vị thành Phật, chung bất ư thử thủ nê hòan", như có chúng sanh nào chưa thành Phật tôi nguyện không chứng quả vị tối thượng. Đây là bậc quy y cấp Thượng Thừa.

Trong ba cấp kể trên, nếu còn trụ mãi cấp 1 thì không cần vào xem bài thảo luận dưới đây (tất cả đã có Tam Bảo lo).

Cấp 2 mà tâm không chuyển đổi lên cấp 3, thì cũng không cần vào xem, bao nhiêu đấy đủ rồi!

Cấp 3, học, thảo luận, trao đổi để Bồ Đề tâm thêm kiên cố, tăng trưởng trí tuệ, phá vở vô minh. Nhưng trao đổi, học hỏi để tu tập đừng giữ lấy biến thành "sở tri", cái biết của tôi, thì vô minh không phá vỡ mà càng dày thêm ra.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Phẫm Tựa.

Phẫm Tựa, là phẫm giới thiệu nguyên nhân xuất hiện Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (DPLH) thường bắt đầu bằng câu: Như thị ngã văn,..., đây là Lục chủng thành tựu. Phẩm này là một cửa ngõ để đi vào kinh Pháp Hoa, mở ra cho thấy cái không khí, cái khung cảnh trong đó kinh Pháp Hoa được thuyết giảng. Trong đây chúng ta chú ý là Vị Vua A Xà Thế con Bà Vi Đề Hi cũng có mặt. Chi tiết này cho thấy rằng Phật đã nói kinh Pháp Hoa vào khoảng thời gian lúc Ngài gần nhập diệt, vì lúc đó Vua Tần-Bà-Xa-La, vua xứ Ma-kiệt-đà đã qua đời và con Vua là Vua A-Xà-Thế có mặt.

“Bấy giờ Đức Thế Tôn vì các Bồ Tát mà thuyết kinh Đại thừa Vô lượng nghĩa giáo Bồ Tát pháp Phật sở hộ niệm. Thuyết kinh này xong Đức Thế Tôn ngồi xếp bằng nhập vào chánh định “Vô lượng nghĩa xứ” thân và tâm đều không lay động”.
Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn từ nơi tướng lông trắng giữa chặn mày phóng ra luồng hào quang chiếu cả một muôn tám nghìn cõi ở phương Đông, dưới thời chiếu đến địa ngục A Tỳ, suốt thấu trời Sắc Cứu Cánh.
Khi hiện tượng mầu nhiệm đó xảy ra thì Bồ Tát Di Lặc thầm nói, hôm nay chắc là Đức Thế Tôn sắp làm một điều gì rất đặc biệt, nên Ngài mới phóng hào quang và làm ra phép lạ này. Lúc đó Bồ Tát Di Lặc mới nghĩ rằng muốn biết có điều gì sẽ xảy ra hôm nay thì ta nên hỏi Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, vì Bồ Tát đã từng gần gũi với Phật và cũng đã từng phụng sự vô lượng vô số Chư Phật trong các đời quá khứ. Thế nào Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử cũng có thể nói cho mình nghe điều gì sắp xảy ra. Nghĩ vậy, Bồ Tát Di Lặc liền tới gần Pháp Vương Tử Văn Thù Sư Lợi và hỏi:
_ Thưa Bồ Tát, hôm nay vì lý do gì mà Thế Tôn hiện thần tướng như vậy, chắc Bồ Tát biết điều gì sẽ xảy ra, xin Bồ Tát cho hay.
Lúc đó Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời rằng:
_ Trong quá khứ tôi đã có lần thấy các vị Phật hiện thần tướng như thế này, phóng những luồng hào quang từ giữa chặn lông mày và chiếu đến tất cả các cõi trời, phía trên, phía dưới, và như vậy là dấu diệu hôm nay Phật sẽ bắt đầu tuyên thuyết một bài Pháp rất quan trọng. Như chỗ tôi biết thì ngày hôm nay Đức Thế Tôn muốn nói một Pháp lớn, muốn làm một trận mưa Pháp lớn, muốn thổi loa Pháp lớn, muốn đánh trống Pháp lớn, và muốn nói một Pháp nghĩa rất lớn". Bồ Tát Văn Thù nói thêm, "Ngày xưa, có lần tôi được thân cận một Đức Phật tên là Nhật Nguyệt Đăng Minh. Hôm đó Phật cũng nói Kinh Vô Lượng Nghĩa Xứ, cũng đi vào trong định, rồi trên trời cũng mưa xuống những loại hoa như Mạn Đà La, Mạn Phù Sa rồi cũng từ nhục-kế , Bụt phóng ra một luồng hào quang, làm sáng tỏ tất cả những cõi Phật trên và dưới, sau đó thì Phật thuyết kinh Pháp Hoa. Vì vậy hôm nay tôi tin rằng đức Thế Tôn, thầy của chúng ta, thế nào cũng thuyết kinh Pháp Hoa".
Đó là đại ý của phẩm này, phẩm này là chuẩn bị tâm lý cho thính chúng, để người ta biết rằng mình sắp được nghe một Pháp rất là quan trọng, một điều rất mới mẻ mà lâu nay mình chưa được nghe. Các vị đại đệ tử, các vị Bồ Tát như Bồ Tát Di Lặc là những người đã thực tập, học hỏi rất nhiều từ Phật, nhưng có lẽ cũng chưa được nghe pháp này lần nào. Chỉ có Bồ Tát Văn Thù là đã được nghe.

Đọc đến đây chúng ta lại thấy rõ hơn về ý chỉ trong kinh. Ngài Di Lặc là một vị “nhất sinh bổ xứ Bồ Tát” cùng với Ngài Văn Thù bồ Tát đều là bậc thượng thủ. Nên đối với điềm lành trên đâu phải không biết. Ngài sẻ thị hiện để độ thoát chúng sinh, và Ngài sẻ dùng phương tiện Duy thức quán, tượng trưng cho thức.

Thức thì làm sao tránh khỏi vọng niệm điên đảo mê lầm. Nên khi thấy việc hi hữu khó nghĩ, khó bàn, đâu có thể suy lường được.
Chỉ có Ngài Văn Thù Sư Lợi đủ đức Căn Bản Diệu Trí, mới tương ứng với điềm lành hi hữu ấy. Do vậy ta có thể hiểu rằng Ngài Di Lặc đâu phải không biết việc này.
Tất cả những ảnh tượng trên đã cho chúng ta cảm nhận được rằng chỉ có trí huệ mới không mắc kẹt hai bên. Và cũng chỉ có trí huệ mới thấu rõ được một cách toàn triệt về nguyên nhân sinh tử, nguyên nhân tu hành giải thoát.


(còn tiếp)
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Phẫm Tựa (tt).

Phàm phu chúng ta chỉ chấp hình tướng mà không quay về bản thể, cho nên những điều từ bản thể lưu xuất thì cho là "huyển hoặc" hoặc cho là chuyện Thần Thánh, không căn cứ, mê hoặc người đời, như một đoạn kinh dưới đây:
[BUBBLE]“Khi đó trời mưa hoa Mạn đà la, hoa Ma ha Mạn đà la, hoa Mạn thù sa, hoa Ma ha Mạn thù sa, để rải trên Đức Phật cùng hàng đại chúng, khắp cõi Phật sáu điệu vang động”[/BUBBLE]
hay
[BUBBLE]“Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn từ nơi tướng lông trắng giữa chặn mày phóng ra luồng hào quang chiếu cả một muôn tám nghìn cõi ở phương Đông, dưới thời chiếu đến địa ngục A Tỳ, trên suốt thấu trời Sắc Cứu Cánh”[/BUBBLE]
Những ý nầy muốn dụ cho "Tâm" thính chúng, đang lắng nghe đang nhìn thấy, mà trăm hoa đua nở trong tâm để cung kính cúng dường Thế tôn. Thí dụ, mình đang mắc cơn bịnh hiễm nghèo không thuốc chửa, bỗng gặp vị lương y chửa được và chửa khỏi bệnh cho mình thì khi hết bệnh là tâm trạng mừng vui, tôn kính, và dâng hết những gì có được cho vị lương y, tâm mừng vui tôn kính là mưa hoa Mạn đà la, hoa Ma ha Mạn đà la, hoa Mạn thù sa, hoa Ma ha Mạn thù sa, vậy.
Và, hình ảnh lông trắng ở giữa là tượng trưng cho sự không mắc kẹt ở hai bên. Hào quang là tượng trưng cho Trí Tuệ Bát Nhã. Chính Trí Tuệ ấy mới soi thấy tất cả sự lý nhân quả các loài chúng sinh trong lục đạo. Chỉ có trí tuệ Bát Nhã mới soi tận cùng hầm sâu vô minh của chúng sanh, địa ngục A Tỳ, soi tới tận trên cùng Tam giới là trời Sắc Cứu Cánh. Một muôn tám nghìn, (18.000), là lục căn(6), lục trần (6) và lục thức (6) cộng lại rồi nhân với 1.000, là số tượng trưng sự lưu chuyển qua lại không khi nào dứt.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Trung Hoa có nghệ thuật ẩn dụ rất truyền thống, độc đáo, điêu luyện, ngay cả chữ viết cũng mang tính ẩn dụ rất sâu sắc, cái nào tượng hình được thì chữ tượng hình, còn ngược lại đều mang tính ẩn dụ, thí dụ chữ "cát" nghĩa là tốt, thì trên chữ "sỉ" là người có học dưới chữ "khẩu" là cái miệng, nghĩa là "điều được nói từ miệng của người có học là TỐT".
Trở lại Kinh Pháp Hoa, thì bậc Tổ Sư soạn, viết, biên lại là cho người Trung Hoa trong đó có rất nhiều ẩn dụ. Hay nói chắc chắn rằng tòan bộ kinh là những ẩn dụ.
Danh hiệu Nhật Nguyệt Đăng Minh là một ẩn dụ với ý nghĩa thâm diệu là ánh sáng trí huệ như mặt trời, mặt trăng hay đèn có đủ khả năng chiếu sáng tỏa nơi tăm tối mê muội. Vì nói đến Phật là nói đến sự “giác ngộ”, nói đến trí huệ Bát Nhã tuyệt vời. Đức Phật Nguyệt Đăng Minh là ảnh tượng tượng trưng cụ thể cho tánh giác của muôn loài. Học Phật là mồi ánh sáng trí tuệ của Trí Tuệ. Học đạo giác ngộ là học cái sáng.Thế nên danh hiệu Nhật Nguyệt Đăng Minh Như Lai đến hai muôn mà vẫn cùng danh hiệu. Tất cả Đức Phật đều gì chúng sinh mà thuyết pháp.
Kinh viết đã viết:
“Đức Phật rốt sau lúc chưa xuất gia có tám vị vương tử : người thứ nhất tên là Hữu Ý, thứ hai tên Thiện Ý, thứ ba tên Vô Lượng Ý, thứ tư tên Bửu Ý, thứ năm tên Tăng Ý, thứ sáu tên Trừ Nghi Ý, thứ bảy tên Hưởng Ý, thứ tám tên Pháp Ý. Tám vị vương tử ấy có oai đức tự tại đều lãnh trị bốn châu thiên hạ. Nghe vua cha xuất gia chứng đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cũng đều bỏ ngôi báu cũng xuất gia theo”.
Đức Phật sau rốt lúc chưa xuất gia có tám người con, người nào cũng mang tên có chữ ở sau là “Ý” cả. Nghĩa là từ “tánh giác viên minh” hay từ “Như Lai tạng tâm” của mỗi chúng sinh đã có tự muôn đời, nhưng khi mê nên bị ẩn tàng mà sinh ra tám thức. Dưới đây là những ẩn dụ:
- A_lại_da thức mang tên Hữu ý, vì thức này làm căn bản cho hữu vậy.
- Mạt na thức mang tên Thiện ý, vì thức này là chỗ nương của các pháp thiện, ác, nhiễm, tịnh.
- Ý thức mang tên Vô lượng ý, vì ý thức này năng duyên với tất cả các pháp.
- Thân thức thì mang tên Bảo ý.
- Thiệt thức thì nang tên là Năng ý.
- Tỷ thức thì mang tên là Trừ Nghi ý.
- Nhãn thức thì mang tên là Pháp Ý.
- Nhĩ thức thì mang tên là Hưởng ý (hưởng là tiếng vang).
Đây là những ẩn dụ rất hay của những bậc Tổ Sư viết sọan Kinh , từ Đức Phật tượng trưng "tánh giác viên mãn" cho đến 8 người con và cũng đều muốn chỉ cho người thọ trì Kinh, chính mình là Đức Phật chứ không nói đâu xa. Hành giả phải hiểu ngay đây là mỡ ra bày ra Tánh Phật của mình, gọi là "Khai tri kiến Phật".


Trong bài có tham khảo Bài Giảng Kinh Diệu Pháp Liện Hoa của Giảng Sư Hòa Thượng Thích Thiện Trí.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Phẫm Phương tiện.

Trong Đạo Phật thường dùng hai từ cứu cánh và phương tiện, cứu cánh trong Kinh muốn chỉ là : Nhập tri kiến Phật, và phương tiện là Khai Thị Ngộ tri kiến Phật, nghĩa là mở ra, chỉ bày, nhận thấy tri kiến Phật cũa chính người thọ trì Kinh. Theo tôi, chuổi "Khai thị ngộ " chính là "Nhập" rồi vậy, nếu không dễ rơi vào ma đạo. (làm Phật ...oải lắm, hi, hi)
Tri kiến Phật, khó nghĩ khó bàn, bản giác diệu minh, ly ngôn thật tướng, không thễ lấy cái thấy của Thanh Văn, Duyên Giác mà thấy được "Tri kiến Phật"
Thich Nhat Hanh"8][SIZE="5 đã viết:
* Nếu nhìn Bụt bằng cặp mắt của một vị Thanh văn, mình chỉ thấy Bụt là một vị Thanh văn;* nếu nhìn Bụt với đôi mắt của một vị Duyên giác, mình chỉ thấy Bụt là một vị Duyên giác.* Nhưng Bụt lớn hơn như vậy nhiều; đem con mắt gì để nhìn, mình chỉ thấy bằng con mắt đó mà thôi.* Như vậy có nghĩa là nếu có tham vọng thì khi nhìn, mình thấy ai cũng có tham vọng cả, nếu nhìn bằng con mắt giận hờn và nhỏ mọn thì mình thấy ai cũng giận hờn và nhỏ mọn hết.* Vì vậy mà đem con mắt của Thanh văn và Duyên giác mà nhìn Bụt thì không thể thấy Bụt chân thật được, mà chỉ có thể thấy được Thanh văn và Duyên giác mà thôi.

[/size]
 
P

phapchieumt

Guest
A di đà Phật!
Những kiến giải của Bác Chiếu Thanh ở trên rất hay nhất là hình ảnh ẩn dụ Bát thức tương ứng với 8 vị vương tử. Kiến giải này của Bác ít người đọc kinh mà hiểu được, thật vậy đa số kinh điển đại thừa là dùng hình ảnh ẩn dụ, chỉ có những Bậc Thiện Tri thức như bác công phu nghiên cứu kinh điển sâu dày mới có những kiến giải như vậy. Thật đáng khâm phục. Mình đang kê ghế ngồi xem bác kiến giải tiếp đây. A di đà Phật!
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Chúng ta hảy cùng đọc lại Kinh DPLH theo một bản dịch Việt ngử khác.
Bấy giờ đức Thế Tôn lặng lẽ và sáng suốt xuất định và hỏi ngài Xá-lợi-phất: “Vì chư Phật có thể nhập vào trạng thái chân thực của mọi sự vật, trí tuệ của chư vị rất thâm sâu và vô lượng. Môn trí tuệ của chư Phật thì khó hiểu và khó nhập, hàng Thanh văn và Bích chi không thể lĩnh hội được. Vì sao ? Vì chư Phật đã từng thân thiết với vô số chư Phật mà thực hành trọn vẹn Pháp vô lượng của hết thảy chư Phật một cách dõng mãnh và nhiệt tâm, đã thăng tiến và nổi danh khắp chốn.

“Vì chư Phật đã thành tựu Pháp thâm sâu, chưa từng có nên những ai không tu tập Pháp này một cách thâm sâu thì không thể hiểu được ý nghĩa của Pháp này. Chư Phật cũng đã thuyết giảng Pháp này bằng nhiều cách khác nhau khi có cơ hội thuận tiện; người nghe rất khó hiểu ý định thực sự của chư Phật và rất khó hiểu chư Phật thuyết giảng như thế là nhằm mục đích gì.

“Này Xá-lợi-phất ! Từ khi Ta thành Phật, bằng nhiều lập luận, nhiều thí dụ, Ta đã thuyết giảng rộng rãi, và bằng vô số phương tiện thiện xảo khiến chúng sanh xa lìa những ý niệm vị ngã [mọi thủ chấp]. Vì sao ? Vì Như Lai viên mãn toàn hảo trong phương pháp dẫn đạo chúng sanh, trong sự thiện xảo và năng lực của Ngài để nêu rõ trạng thái thực sự của mọi sự vật.

“Xá-lợi-phất ! Trí tuệ của Như Lai thì rộng lớn, sâu xa; Như Lai có thể thấy rõ hết thảy từ quá khứ vô lượng đến vị lai vô lượng. Ngài có bốn tâm lớn sau đây (Tứ vô lượng tâm) mà một người bình thường không thể nào tưởng tượng được: đức từ vô lượng [mong muốn rằng đời mình làm cho những người khác hạnh phúc], đức bi vô lượng [mong muốn rằng công hạnh của mình gỡ bỏ nỗi khổ đau của những người khác], đức hỷ vô lượng [niềm vui khi thấy người khác được hạnh phúc] và đức xả vô lượng [cái tâm từ bỏ cả ý niệm trả thù vì bị người khác gây hại lẫn thủ chấp vào sự đền bù cho hành vi tốt của mình]. Tri kiến của Ngài không bị chướng ngại; năng lực, sự vô úy, Thiền định, giải thoát, tam muội của Ngài khiến Ngài nhập vào các cảnh giới vô biên và thành tựu hết thảy các Pháp chưa từng có”.

“Xá-lợi-phất ! Như Lai có thể phân biệt những người nghe, có thể giảng pháp một cách khéo léo cho từng người, dùng lời nhu hòa và khích lệ mọi người. Xá-lợi Phất ! Nói một cách cơ bản, đức Phật đã thành tựu trọn vẹn Pháp vô lượng, vô biên và chưa từng có.”
Ta thấy, Thế Tôn đã từng dạy "Pháp" này bằng những cách khác nhau, trong những điều kiện khác nhau, với những cơ hội khác nhau có thể, bây giờ đơn giản hóa là khế lý, khế cơ. Khi thì dùng lời nhu hòa, khi thì khích lệ, khi thì im lặng và không bao giờ ... động thủ (đánh). Và người nghe "Pháp" rất khó hiểu ý định thực sự của Chư Phật, khó hiểu Chư Phật thuyết giảng như thế nhằm mục đích gì?
như Tứ Diệu Đế, nghe thì hiểu "khổ, tập, diệt, đạo", nhưng ý định thực sự của Chư Phật là gì ? nhằm mục đích gì ?
Bấy giờ bỗng nhiên đức Thế Tôn yên lặng. Một lát sau, Ngài lại nói: “Thôi đủ rồi, Xá-lợi-phất, không cần nói nữa. Vì sao ? Vì Pháp mà đức Phật đã thành tựu là Pháp chủ yếu chưa từng có và khó hiểu. Chỉ có Phật cùng với Phật mới thấu hiểu chân tướng của tất cả các Pháp, tức là mọi hiện hữu có hình thái như thế (như thị tướng), bản tính như thế (như thị tính), biểu hiện như thế (như thị thể), năng lực như thế (như thị lực), hành tác như thế (như thị tác), nguyên nhân như thế (như thị nhân), duyên cớ như thế (như thị duyên), kết quả như thế (như thị quả) báo đáp như thế (như thị báo) và toàn bộ nền tảng rốt ráo như thế (như thị bổn mạt cứu cánh)”.
Mười phạm trù này được gọi là học thuyết Thập Như thị vì chúng gồm mười thuật ngữ đằng trước có từ “như thị”. Học thuyết Thập Như thị là chân lý áp dụng cho tất cả mọi sự vật trong vũ trụ.
Sự hiện hữu của tất cả các sự vật, sự việc ( pháp) nhất định có sắc tướng. Đây gọi là “như thị tướng”.
Cái gì có một sắc tướng thì nhất định có một bản tính. Đây gọi là “như thị tính”.
Cái gì có một bản tính thì nhất định có một chất thể. Đây gọi là “như thị thể”.
Cái gì có một chất thể thì nhất định có năng lực. Đây gọi là “như thị lực”.
Khi nó có năng lực, nhất định nó tạo ra nhiều chức năng hướng ngoại khác nhau. Đây gọi là “như thị tác”.
Vô số vật thể có hình thể hiện hữu trong vũ trụ. Vì thế, các chức năng hướng ngoại của chúng có liên hệ hỗ tương với tất cả các sự vật. Không có cái gì trong vũ trụ là một hiện hữu riêng lẻ không có liên hệ gì với các sự vật khác. Tất cả các sự vật đều có nhưng liên quan phức tạp với nhau. Chúng phụ thuộc lẫn nhau và qua tác động hỗ tương của chúng, chúng tạo ra nhiều hiện tượng khác nhau. Nguyên nhân tạo ra những hiện tượng như thế được gọi là “như thị nhân”.
Dù có một nguyên nhân, nguyên nhân ấy cũng không tạo ra kết quả nếu nó không tiếp xúc với một cơ hội hay điều kiện nào đó. Một cơ hội hay điều kiện như thế được gọi là “như thị duyên” .
Khi một nhân (nguyên nhân chủ yếu) gặp một duyên (nguyên nhân thứ yếu) thì một hiện tượng, tức kết quả, được tạo nên. Đây gọi là “như thị quả”.
Một kết quả không chỉ tạo ra một hiện tượng mà còn để lại một dấu vết, hậu quả hay tồn dư nào đó. Cái chức năng để lại một dấu vết hay tồn dư được gọi là “như thị báo”.
Chín như thị nêu trên xảy ra liên tục trong xã hội và trong cái tổng thể là vũ trụ. Chúng liên hệ với nhau một cách phức tạp, khiến cho trong hầu hết trường hợp, con người không thể phân định được cái nào là nhân, cái nào là quả. Nhưng các như thị này không bao giờ không vận hành theo quy luật của chân lý phổ quát và không người nào, không sự vật nào và không chức năng nào thoát khỏi quy luật này. Mọi sự vật đều vận hành theo luật Thập Như thị, từ tướng cho đến báo, tức là từ đầu cho đến cuối. Đây là ý nghĩa của “như thị bổn mạt cứu cánh” (tổng thể cơ bản rốt ráo từ đầu đến cuối).
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Ba lần thưa thỉnh

Xá Lợi Phất ba lần thưa thỉnh Phật và chỉ nhận lời từ chối, Vì như Phật trả lời :
1/ ..., nếu nói việc đó tất cả trong đời các Trời và người đều sẻ kinh sợ, nghi ngờ, không tin .

Ồ!, việc gì mà ghê gớm vậy.
Chỉ có một việc đó là "Ta (Phật), cùng các người (chúng sanh) không khác" . Đúng là việc này kinh sợ thật, như nói "mình và ông Tổng Thống thì không khác" còn có thể tin, hay "mình và Thượng Đế không khác" thì thấy sợ sợ, nhưng bảo rằng "mình và Bậc Chí Tôn, Vô Thượng Sỉ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế Tôn, không khác" thì quả thật kinh sợ, nghi ngờ, và ... không dám tin.

2/ ... nếu nói việc đó thì ,..., Tỳ Kheo tăng thượng mạn sẻ phải sa vào hầm lớn!

Hầm lớn là chỉ Địa ngục lớn và vỉnh viển không thoát ra.
Tăng thượng mạn, là chưa chứng mà nói chứng. Vì lớn tiếng tự tuyên bố " Ta (giờ đây) và Phật (ba đời) không khác".

3/ ... Ông đã ba phen thưa thỉnh đâu đặng chẳng nói...

Thế là 5000 người Tỳ Kheo, Tỳ Kheo ni, cận sự nam, cận sự nử rời chổ lể Phật mà lui về. Thế Tôn yên lặng không ngăn cản. Vì biết rỏ những người ấy 1/ gốc tội sâu nặng. 2/ Tăng thượng mạn, chưa đặng mà tự tuyên đã đặng, chưa chứng mà tự tuyên đã chứng.

Thoạt nhìn, thái độ của đức Phật có vẻ như tỏ ra thờ ơ với những người khác, nhưng thâm tâm Ngài tràn đầy đại trí tuệ, đại từ bi của đức Phật. Điều này lại càng rõ ở tình tiết nêu ở phẩm 8: “Năm trăm đệ tử được thọ ký” (Ngũ bách đệ tử thọ ký): khi Ngài bảo trước cho rất nhiều vị A-la-hán rằng các vị sẽ thành Phật tùy theo sự tu tập của mình, Ngài bảo cùng ngài Ca-diếp (Kà'syapa): “Hàng Thanh văn kia cũng sẽ như họ. Đối với những người không ở trong hội chúng này, Ông hãy tuyên thuyết lời Ta cho họ”. Lời của đức Phật “những người không ở trong hội chúng này” trỏ vào năm trăm vị Tỳ-kheo đã đứng dậy khỏi chỗ ngồi và rời bỏ hội chúng trước. Sự việc Ngài chủ ý không ngăn cản họ lúc ấy chứng tỏ năng lực lớn lao của Ngài về phương tiện thiện xảo.

“Đức Phật giảng pháp bằng vô số phương tiện thiện xảo với nhiều lập luận, nhiều thí dụ khác nhau. Không thể hiểu rõ mục đích việc thuyết pháp này được. Thực tế là chư Phật, Thế Tôn xuất hiện ở thế gian chỉ nhằm để thuyết giảng một đại sự nhân duyên. Đại sự nhân duyên ấy là gì ? Đấy chỉ là vì chư Phật muốn khiến người ta hiểu đấy là mục đích mà họ sống - tức là, Phật-tri kiến. Nếu mọi người hiểu được thì sẽ thành Phật và sẽ có thể đạt hạnh phúc chân thật.

“Để đạt được mục đích này, hết thảy chúng sanh trước hết phải hiểu rằng tất cả họ đều có Phật tính. Khi họ hiểu được rằng họ có bản tính như bản tính của đức Phật thì họ sẽ từ bỏ những tư tưởng ích kỷ nhỏ nhen và sẽ có tâm thanh tịnh. Chư Phật xuất hiện ở đời vì muốn khai mở cho hết thảy chúng sinh thấy Phật-tri kiến. Đối với những ai hiểu được Phật-tri kiến, chư Phật muốn chỉ cho họ mà nêu rõ thế giới là gì trong mắt của đức Phật và trong trí của Ngài. Sau khi đã hiểu được thực tướng của thế giới, nếu họ có Phật-tri kiến, họ sẽ nhận ra rằng thế giới này là một cõi tịch lặng, bình an, không có khổ đau. Chư Phật xuất hiện ở đời vì muốn khiến tất cả chúng sanh ngộ Phật-tri kiến. Nhưng các chúng sanh tự nhiên không thể đạt được trạng thái tâm thức như thế. Đấy là một trạng thái tâm thức mà họ chỉ có thể đạt được khi họ nỗ lực tinh cần tu tập. Chư Phật xuất hiện ở đời vì muốn tất cả chúng sanh nhập vào con đường của Phật-tri kiến.

“Bằng phương tiện thiện xảo để khai mở cho tất cả các chúng sanh thấy Phật-tri kiến, tỏ rõ Phật-tri kiến cho họ, để họ thông hiểu Phật-tri kiến và để họ nhập vào con đường của Phật-tri kiến; chư Phật muốn tất cả các chúng sinh đạt được Phật-tri kiến và chư vị dạy rằng người ta phải thực sự hiểu mục đích mà người ta sống. Chư Phật chỉ nhằm độc nhất cái mục đích lớn lao này mà xuất hiện ở đời”

Tự suy.

Vì vậy, người tu phải cẩn thận không phải ai đến với mình cũng đem giáo lý Phật Pháp ra để mà thuyết, nhất là giáo lý "nhất thừa" Pháp Hoa Huyền nghĩa, chỉ khi nào người đạt đến trình độ nhất định và sự khao khát đến chín muồi.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên