Đàn Kiến và cây Cau

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Với ánh nắng vàng nhạt của mùa xuân, trong tiết trời mát mẻ và dịu dàng đó nhưng vẫn không làm cho khí hậu vùng đất cát ven biển dịu mát bởi tính chất đặc biệt của nó.

Cây Cau ! đã lâu lắm rồi, nó chưa được tưới nước, cành lá trông yếu ớt , nó rất thèm những giọt nước, thèm như con nhỏ khát sữa mẹ, nó cần nước để duy trì sự sống, nếu hôm nay nó không được thỏa mãn cơn tham lam được uống nước thì sự sống của nó sẽ bị ảnh hưởng, vì vậy nó rất cần nước .

Cầm trên tay một xô nước, định tưới vào cho nó sau bao ngày khát nước, nhưng khi đến gần ……thì một sự thật khó xử đã xảy ra trước mắt, dưới gốc cây, hôm nay sao mà nhiều kiến quá, trên tay cầm xô nước mà trong lòng phân vân, nữa khóc nữa cười, dẫu biết rằng nếu ta tưới thì ít nhất vài trăm con Kiến sẽ bị chết, nếu như không tưới thì cây Cau đó cũng sẽ chết……… Vì sao lại không tưới ?

Vì :Cây Cau ! nó cũng có sự sống ? Con Kiến ! nó cũng có sự sống ?

Vì Đức Phật dạy rằng, mọi chúng sanh đều tham sống sợ chết, nên hãy tôn trọng sự sống của chúng sanh. Nên sau đó đành đem xô nước đi vào………chọn phương pháp là không sát sanh đàn Kiến cho dù cây Cau cũng có sự sống và cây Cau đó đang cần nước để sống. Lựa chọn như vậy có phải đã phạm giới sát không ?

Có nhiều ý kiến cho rằng, tất cả chúng sanh đều có sự sống, tại sao phải cắt đứt sự sống của cây cỏ mà không chọn đàn Kiến, làm như vậy có công bằng không, có từ bi không ?

Nhưng theo giáo lý đạo Phật chúng sinh được phân chia làm hai loại:

1) Chúng sinh hữu tình là các loài có tình thức, có hệ thần kinh, biết cử động, biết đi, biết bò, biết bay, biết lội, nói chung là tất cả động vật có sinh mạng, bao gồm cả con người.

2) Chúng sinh vô tình là những sinh vật không nằm trong các loài chúng sinh hữu tình như đất đá, cỏ cây. Cỏ, cây là sinh vật sống nhưng không được xếp vào hàng chúng sinh hữu tình vì chúng không có giác quan, không có hệ thần kinh, không có biểu hiện của ngũ ấm, không có cảm xúc, tư tưởng, hành, nghiệp.

Vì vậy, chúng ta là một người cư sĩ tại gia thì chúng ta hãy học và hành cho đúng tam quy, ngũ giới cộng với thiền định và chỉ khi nào chúng ta đạt đến mức độ của bậc cao hơn như Chư Phật, Bồ Tát thì chúng ta mới bàn luận về sự sát sanh của chúng sanh vô tình, chứ đừng bao giờ thảo luận những điều gì khi ta chưa trãi nghiệm và chứng đắc.

Trong kinh Lăng Nghiêm Đức Phật dạy rằng: "Người tu thiền định, khi hành ấm hết, tướng sanh diệt đã diệt, chơn tâm tịch diệt chưa hiện bày, lúc bấy giờ thấy thức ấm biến khắp tất cả, rồi sanh tâm chấp: "Mười phương cây cỏ cũng đều là hữu tình, cùng với người không khác. Cỏ cây chết làm người, người chết trở lại làm cỏ cây". Vì mê mờ tánh Bồ Đề, mất chánh kiến, nên sẽ làm bè bạn với hai chúng ngoại đạo Bà Tra và Tán Ni, chấp tất cả vạn vật đều có tri giác (biết)."

Trích (Phật Học Phổ Thông Khóa thứ 6-7, Đại Cương Kinh Lăng Nghiêm, Hòa Thương Thiện Hoa, Phật Học Viện Quốc Tế tái xuất bản năm 1987, Bài thứ 16: Mười Món Ma Về Thức Ấm, phân đoạn 4, chấp cỏ cây cũng đều biết, trang 252).

Tùy bút, Nguyên Chiếu.
 
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên