Danh Sư. Thiền Vị

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Toàn thân là mắt.

Đạo Ngô Tông Trí hỏi Vân Nham Đàm Thạnh :
-Quán Âm ngàn mắt ngàn tay, mắt nào là chánh.
-Như người trong đêm sờ cái gối.
-Đệ hiểu rồi.
-Ông hiểu thế nào ?
-Toàn thân đều là mắt.
(Công Án 100)

Cầu Pháp 17 "Có bao nhiêu loại mắt...?" Và "Toàn thân đều là mắt, đó là mắt gì ?" :eek:nion78:
384356_416889148376167_23127189_n.jpg

Người ăn mày mua bánh.

Có một trưởng lão một chùa nọ tinh thông kỹ xảo làm bánh tiêu. Bánh tiêu của chùa làm vừa thơm, vừa ngon khiến các khách đến viếng cảnh đều vui vẻ mua để thưởng thức. Chùa càng ngày càng hưng thịnh. Một hôm có một gã ăn mày từ xa lại muốn thưởng thức bánh tiêu. Các chú tiểu thấy gã quần áo rách rưới hôi hám, ngăn không cho gã vào phòng bếp. Hai bên tranh cãi náo loạn. Lúc đó trưởng lão đi ra bảo đồ đệ :​

-Kẻ xuất gia phải có lòng từ bi, các chú sao lại làm thế ?
Nói rồi thân lựa một cái bánh tiêu to cung kính đưa cho gã. Gã ăn mày rất cảm động, ăn xong mang 3 xu ra trả:​

-Đây là tiền con xin được, xin trưởng lão nhận cho.
Trưởng lão thâu tiền, chắp tay nói :​

-Đa tạ ! Thí chủ lên đường mạnh giỏi.​

Gã ăn mày đi rồi, chúng đệ tử phiền muộn hỏi :
-Trưởng lão đã bố thí sao còn nhận tiền ?
-Ông ta không ngại từ ngàn dậm tới chỉ để thưởng thức bánh tiêu, nên tôi tặng không cho ông ta.​

Nhưng không ngờ ông ta là người hiểu chuyện cho nên tôi lại nhận 3 xu của ông ta là để trân trọng và khích lệ, tương lai sự thành tựu của ông ta chắc là vô lượng.​

Chúng đệ tử không cho là phải, nghĩ sư phụ là lão hồ đồ, chỉ nói chuyện trong mộng.​


292796_551430024872613_1293158261_n.jpg
Vào khoảng 10 năm sau, một vị phú thương đến lễ Phật, dâng cúng tiền nhang đèn rất nhiều. Chư tăng trông thấy đều kinh ngạc : Ông chính là...
(Nhất Thiến Nhất Thế Giới)​

Cầu Pháp 18 " Chúng đệ tử kinh ngạc, có phải ông nhà giàu này là...? "​

"Lòng tự trọng của gã ăn mày trong tích truyện đem đến cho ta cái...?"​
pencil.png
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Một sinh vạn pháp, vạn pháp trở về một.

Long Đàm Sùng Tín vốn người Hồ Nam. Khi chưa xuất gia, bán bánh bên cạnh chùa, nghèo khổ đến chỗ ở cũng không có. Đạo ngộ thương tình cho ông ở nhờ ở một gian phòng nhỏ.

Để trả ơn, Sùng Tín mỗi ngày đều mang biếu Đạo Ngộ 10 cái bánh. Mỗi lần Đạo Ngộ đều sai thị giả trả lại một cái.

Một hôm Sùng Tín phản đối :
-Con mang bánh tặng thầy, tại sao mỗi lần thầy đều trả lại một cái ?

-Ông mỗi ngày đều tặng tôi 10 cái bánh, tại sao tôi lại không thể trả lại một cái ?

-Thầy trả lại một cái là có ý gì ?

Đạo Ngộ cười ha hả :
-Trả lại một cái không đủ sao ? 10 cái ông không cho là nhiều, một cái lại cho là ít sao ?

Sùng Tín nghe rồi có chỗ sở ngộ, xin được xuất gia. Đạo Ngộ ưng thuận.

Đạo Ngộ lại nói :
-Một sinh 10, 10 sinh 100, trăm sinh ngàn vạn, chư pháp đều do một sinh ra.
Sùng Tín đáp lại :
-Một sinh vạn pháp, vạn pháp đều là một.

(Sách Nhất Thiền Nhất Thế Giới)

Cầu Pháp 19 :eusa_dance:"Đạo Ngộ nói về lý tánh trong kinh...? "

1005_213251825474589_1499410737_n.jpg
pencil.png
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Hòa thượng và công sai.

Có vị hòa thượng phạm tội, bị công sai đến bắt đưa vào ngục.
Trên đường đi, lúc nghỉ ngơi, hòa thượng mời công sai uống rượu, uống đến say mèm.

Hòa thượng bèn cạo đầu công sai trọc lóc, sau đó trốn đi.
Khi công sai tỉnh rượu, đi tìm hòa thượng khắp nơi mà không thấy đâu, vô ý thức gãi đầu thấy đầu trọc lóc, bèn tự hỏi :

-A ! Thì ra hòa thượng ở đây, còn ta ở đâu ?
(Sách Thiền Tư)
73819_440529492673702_1377340946_n.jpg
Cầu Pháp 20 :eusa_dance: Đời người sống trong mộng, làm việc mộng, nói việc mộng... Mà cứ tưởng là thật. Thật là chán. Chán như kẻ say, say không tỉnh say không xét.​

Tu là sửa, sửa hoài, sửa mãi, sửa cho tới chết. Đường lối tu như vậy, có đúng hay là không?​
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
kính đạo hữu Cầu Pháp

Đố vui xin giải đố nhé thưa đạo hữu?

"Có bao nhiêu loại mắt...?" Và "Toàn thân đều là mắt, đó là mắt gì

Có năm loại mắt : nhục nhãn, thiên nhãn, huệ nhãn, pháp nhãn. Phật nhãn.
Thân Bồ Tát , đó là : Pháp nhãn vì đó là mắt trí tuệ của Bồ tát .Gọi là nhãn , mắt , nhưng đó không phải là mắt bằng cơ bắp của thân thể mà là chỉ khả năng thấu suốt các pháp hữu tướng và pháp vô tướng , hay có thể hiểu là con mắt của tâm .

" Chúng đệ tử kinh ngạc, có phải ông nhà giàu này là...? "
"Lòng tự trọng của gã ăn mày trong tích truyện đem đến cho ta cái...?"


Kính thưa đạo hữu, ông nhà giàu này là người ăn mày ngày xưa trả tiền bánh cho chùa phải hôn ?

Kính thưa , lòng tự trọng của người ăn mày đem đến cho chúng ta sự cảm phục , nhưng hơn thế nữa , vị sư ở chùa đã nhận tiền bánh từ người ăn mày , mới " tuyệt chiêu" hơn .Xin kính tặng đạo hữu :

Trả Tiền Bánh
Hành khất nghèo xin ăn
Xin được ba đồng tiền
Nhận bố thí từ sư
Bánh kia ôi ngọt ngào
Của chùa của thường trụ
Ta nay nhận không sao ?
Dâng sư ba đồng tiền
Sư mỉm cười từ tốn
Nhận của gã tiền đồng
Tiểu tăng chùa nhốn nháo :
Với kẻ nghèo hành khất
Sao nhận tiền mà chi ?
_Sao nhận tiền chi ư ?
Để rồi con sẽ hiểu ...

"Đạo Ngộ nói về lý tánh trong kinh...?
Kính thưa ,về nội dung này thì spl chỉ biết , có một công án của thiền sư Triệu Châu : " Vạn pháp quy về một , vậy cái một này quy về đâu ?"

Có vị hòa thượng phạm tội, bị công sai đến bắt đưa vào ngục.
Trên đường đi, lúc nghỉ ngơi, hòa thượng mời công sai uống rượu, uống đến say mèm.

Hòa thượng bèn cạo đầu công sai trọc lóc, sau đó trốn đi.
Khi công sai tỉnh rượu, đi tìm hòa thượng khắp nơi mà không thấy đâu, vô ý thức gãi đầu thấy đầu trọc lóc, bèn tự hỏi :

-A ! Thì ra hòa thượng ở đây, còn ta ở đâu ?

Trước khi đáp
Xin mạn phép hỏi đạo hữu : tại sao Hòa Thượng lại phạm tội ? Hòa thượng ngài phạm tội gì ?

Hì hì .Đáp trúng có thưởng gì không

KÍNH
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Trả Tiền Bánh
Hành khất nghèo xin ăn
Xin được ba đồng tiền
Nhận bố thí từ sư
Bánh kia ôi ngọt ngào
Của chùa của thường trụ
Ta nay nhận không sao ?
Dâng sư ba đồng tiền
Sư mỉm cười từ tốn
Nhận của gã tiền đồng
Tiểu tăng chùa nhốn nháo :
Với kẻ nghèo hành khất
Sao nhận tiền mà chi ?
_Sao nhận tiền chi ư ?
Để rồi con sẽ hiểu ...
Hay hay, Hảo Thiện tri, hữu trí thức.

533692_389828467762022_1984075851_n.jpg
Trước khi đáp
Xin mạn phép hỏi đạo hữu : tại sao Hòa Thượng lại phạm tội ? Hòa thượng ngài phạm tội gì ?

Hì hì .Đáp trúng có thưởng gì không
Đáp trúng không có thưởng mà phải trả thêm tiền.
602444_445056605530751_1044433577_n.jpg
Tặng đ/h hình này, có dịp mua vé máy bay đến, hé...!

1345860523751849_574_574.jpg
Người cởi chính là người buộc.

Lúc trước có một người luôn đau khổ, phiền não. Ông ta nghe bạn bè nói Phật có thể giải trừ mọi phiền não, bèn đi tìm Phật hỏi. Đức Phật bảo ông :
-Người có thể giải thoát phiền não của ông là chính ông .

-Nhưng chính con trong tâm bị phiền não đau khổ mà ?

-Ông thử nghĩ coi phiền não, đau khổ trong tâm ông là do ai đem vào ?


Ông ta im lặng suy nghĩ. Phật từ bi khai thị :
-Người nào đem vào thì người đó đem ra !

(Sách:Thiền Tư)


Cầu Pháp 21 :eusa_dance: "Người đau khổ sau cùng đã hiểu hay không hiểu, thì không biết!" Nhưng chúng sanh ngày nay hiểu rất nhiều, nhưng lại không muốn hiểu, Tại... Vì... Nhưng... Bị... Bởi....Đó là cái gì?
 

Nhuận Tâm

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
7 Thg 10 2012
Bài viết
271
Điểm tương tác
115
Điểm
43
Địa chỉ
Canada
ĐH Cầu Pháp & ĐH suongphale thân mến ! Danh Sư - Thiền vị mỗi bài đều có vấn đáp nên NT xin tóm tắt câu :
"Vạn Pháp Quy Nhất, Nhất Quy Hà Xứ ?
Dịch: Các pháp đi về một, vậy cái một nầy đi về đâu?
Nhất thiết pháp không!
Dịch: Tất cả các pháp đều không!

---------------------------
Phật tại Tâm

Có một tín đồ Phật giáo ngoan đạo nọ gặp việc nan giải, bèn đến chùa cầu xin Quan Âm “cứu khổ cứu nạn” cho mình. Khi vào chùa, anh ta thấy một người đang đứng trước tượng Quan Âm khấn vái. Lạ một điều là người đó giống hệt như tượng Quan Âm kia.
Tín đồ bèn hỏi : “ Người có phải là Quan Âm không ?
Người nọ đáp : “Phải”
Tín đồ : “ Vậy sao Người còn khấn vái cầu xin cho chính mình ? “
Người nọ cười :”Vì ta gặp việc nan giải, nhưng ta biết cầu xin người khác không bằng cầu xin chính bản thân mình“
Người ta nói :

Khi gặp những thất bại trong công việc, hay những điều buồn khổ trong cuộc sống, chúng ta thường cầu viện, dựa dẫm vào những thế lực siêu nhiên hoặc người khác. Mà chúng ta không hay rằng không ai hiểu mình bằng mình, không ai giúp mình bằng mình giúp mình. Nếu tự tin và cố gắng hết sức, thì chúng ta sẽ vượt qua tất cả những khó khăn, thử thách. Nếu người nào làm được điều đó, tức là đã trở thành Phật của chính mình.
(Theo Chan Gushi)
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Phật trong tâm.jpg
Con cóc và quả cà.

Đời Tống, thiền sư Thanh Viễn Pháp Nhãn có kể cho đại chúng nghe câu chuyện sau :

Có một ông tăng tu giới. Ông giữ giới rất nghiêm, chưa từng phạm giới. Một đêm có việc phải ra ngoài. Đêm đó trời rất tối, ông ta đi vội, đột nhiên ông cảm thấy mình đạp phải một vật gì dưới chân, hình như một con vật gì phát ra tiếng kêu khổ não. Ông tăng tự nhủ :

-Hỏng rồi ! Là con cóc chăng ? Đúng là con cóc rồi ! Trời ơi tôi đã sát sanh rồi ! Nhỡ nó là cóc mẹ, trong bụng còn nhiều con nữa . . .

Ông tăng đó vừa sợ vừa hối. Đêm đó trằn trọc mãi không ngủ được. Sau một lúc mệt quá ngủ thiếp đi thấy cả trăm con cóc đến đòi mạng, ông sợ quá hét lên, giật mình tỉnh dậy thì ra chỉ là một cơn ác mộng. Ngày hôm sau ông vội chạy tới hiện trường, chẳng thấy xác con cóc đâu cả, chỉ thấy một quả cà dập nát nằm ở giữa đường. Ông tăng thở phào nhẹ nhõm.


Kể xong chuyện này Thanh Viễn tiếp :
-Người tu hành phải lìa tình niệm, nếu không sẽ khổ. Giờ tôi hỏi các ông : Ông tăng đó đạp trúng con cóc hay quả cà ? Nếu là con cóc thì khi trời sáng sao lại nhìn ra là quả cà ? Nếu là quả cà thì sao trong mộng lại có cóc đến đòi mạng ? Ai có thể giải thích ?
(Sách: Thiền Tư)
Cầu Pháp 22 :eusa_dance: "Người nghi ngờ quá nhiều thân không thể an...?"
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Kính đạo hữu Cầu Pháp và các đạo hữu

spl Xin có vài lời

Có vị hòa thượng phạm tội, bị công sai đến bắt đưa vào ngục.
Trên đường đi, lúc nghỉ ngơi, hòa thượng mời công sai uống rượu, uống đến say mèm.

Hòa thượng bèn cạo đầu công sai trọc lóc, sau đó trốn đi.
Khi công sai tỉnh rượu, đi tìm hòa thượng khắp nơi mà không thấy đâu, vô ý thức gãi đầu thấy đầu trọc lóc, bèn tự hỏi :

-A ! Thì ra hòa thượng ở đây, còn ta ở đâu ?
(Sách Thiền Tư)

Cái con người tự do đó - tượng trưng bằng hình ảnh của hòa thượng đầu trọc _hiện hữu trong anh ta người khâm sai _ _
Mà anh ta không hay biết . Anh ta lại đi tìm Hòa thượng ở bên ngoài .Sau khi nhận ra hòa thượng mà anh ta muốn tìm kiếm con người cũ của mình . Nghiệp ??
Thiền vị này hiểu như vậy cũng được chớ ?

Người tu hành phải lìa tình niệm, nếu không sẽ khổ. Giờ tôi hỏi các ông : Ông tăng đó đạp trúng con cóc hay quả cà ? Nếu là con cóc thì khi trời sáng sao lại nhìn ra là quả cà ? Nếu là quả cà thì sao trong mộng lại có cóc đến đòi mạng ? Ai có thể giải thích

Chúng ta biết rằng người tu phải lìa vọng tưởng. Bây giờ biết là : phải lìa tình niệm, tức phải lìa nghi ngờ ?

Người nghi ngờ quá nhiều thân không thể an

Làm sao trong đêm tối vị ấy có thể biết chắc không nghi ngờ đó không phải con cóc

Có một người luôn luôn đau khổ ...xin đức Phật chỉ dạy cách làm cho hết đau khổ ...
Phật dạy : Người nào đem vào thì người đó đem ra
Cầu Pháp 22- Người đau khổ cũng đã hiểu hay không hiểu thì không biết nhưng chúng sanh ngày nay hiểu rất nhiều nhưng lại không muốn hiểu .Tại...vì...nhưng... bị... bởi ... Đó là cái gì ?

Đó là do người đời thấy có thành /bại, được /mất. khen/ chê, hạnh phúc/ bất hạnh và muốn hạnh phúc mà không muốn bất hạnh , muốn được mà không muốn mất ,....vv...

Tặng đạo hữu hình này , có dịp mua vé máy bay đến nhé

Ủa ! Như vậy đạo hữu là người nước ngoài ?
ĐH có ý định mời các đạo hữu trong D Đ sang tham quan bên ấy để giao lưu ?Nếu đúng thì xin cám ơn ĐH và xin chúc ĐH và gia đình của ĐH vui vẻ nhiều .Có điều là với những người như cô Nhuận Tâm thì chỉ cần mua vé máy bay , còn với SPL thì không phải chỉ mua vé thôi đâu .

Xin góp lời
Thân kính


 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Kính Nhuận Tâm
Bữa nay SPL xin làm thầy bói đoán , Nhuận Tâm là Sư Cô đúng không ?Cho biết nhé
Nếu đúng thì :
Sư Cô Nhuận Tâm ơi , về câu này thì con có ý kiến
Có một tín đồ Phật giáo ngoan đạo nọ gặp việc nan giải, bèn đến chùa cầu xin Quan Âm “cứu khổ cứu nạn” cho mình. Khi vào chùa, anh ta thấy một người đang đứng trước tượng Quan Âm khấn vái. Lạ một điều là người đó giống hệt như tượng Quan Âm kia.
Tín đồ bèn hỏi : “ Người có phải là Quan Âm không ?

Người nọ đáp : “Phải”
Tín đồ : “ Vậy sao Người còn khấn vái cầu xin cho chính mình ? “

Đó là : người kia tuy giống Quan Thế Âm BT nhưng chỉ giống một phần nào thôi chớ không giống hoàn toàn đâu .
Nghĩa là người kia vẫn chưa thể đồng hóa mình với QTABT được đâu Sư Cô
Sư Cô đồng ý với con chứ .
Kính
 

Nhuận Tâm

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
7 Thg 10 2012
Bài viết
271
Điểm tương tác
115
Điểm
43
Địa chỉ
Canada
Kính Nhuận Tâm
Bữa nay SPL xin làm thầy bói đoán , Nhuận Tâm là Sư Cô đúng không ?Cho biết nhé
Nếu đúng thì :
Sư Cô Nhuận Tâm ơi , về câu này thì con có ý kiến
Có một tín đồ Phật giáo ngoan đạo nọ gặp việc nan giải, bèn đến chùa cầu xin Quan Âm “cứu khổ cứu nạn” cho mình. Khi vào chùa, anh ta thấy một người đang đứng trước tượng Quan Âm khấn vái. Lạ một điều là người đó giống hệt như tượng Quan Âm kia.
Tín đồ bèn hỏi : “ Người có phải là Quan Âm không ?
Người nọ đáp : “Phải”
Tín đồ : “ Vậy sao Người còn khấn vái cầu xin cho chính mình ? “

Đó là : người kia tuy giống Quan Thế Âm BT nhưng chỉ giống một phần nào thôi chớ không giống hoàn toàn đâu .
Nghĩa là người kia vẫn chưa thể đồng hóa mình với QTABT được đâu Sư Cô
Sư Cô đồng ý với con chứ .
Kính
Sương Pha Lê khả ái ! Câu chuyện "Phật tại Tâm" là vi tiếu sự ẩn dụ cho chúng ta suy nghiệm mà hành trì đúng Chánh pháp vì Tâm do ý dẫn dắt nên tác nghiệp thiện sẽ được phước báu , phàm là chúng sanh không thể sánh với hàng Bồ tát thì làm sao đồng hóa giống Đức Quán Thế Âm .
NT cũng như SPL cùng tu học trong một Đạo tràng thanh tịnh cùng chia sẽ sự hiểu biết của mình để bổ túc cho nhau chân lý Phật pháp vì học đến hết đời cũng không sao học hết , tuy chưa được thập toàn nhưng chúng ta cũng ngộ được phần nào Đạo Phật huyền nhiệm vô cùng .
Nhuận Tâm có phải là Sư Cô không?Thêm một chữ và bớt một chữ vẫn bình thường vì SPL cũng đã gọi là Cô Nhuận Tâm rồi đúng không?NT rất tán thán tri kiến của SPL và hi vọng SPL được nhiều lợi lạc trong Pháp đàm.
Chúc bình an
NT

PHẬT Ở ĐÂU ?


Những người chủ nghĩa duy lý không hiểu sao người ta lại cứ ngồi lâm râm niệm Phật từ giờ này qua giờ khác, thật là mê tín, vô ích, vô lý và rõ ràng là thiếu cơ sở.
Một người trong nhóm họ không chịu nổi sự vô lý đó nên đến hỏi Sư cho ra lẽ:
- Không ai thấyPhật ở đâu sao người ta lại niệm?
Sư nói :
- Nhưng nếu có Phật ở đâu thì ai lại niệm làm gì?
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Kính đạo hữu Cầu Pháp và các đạo hữu

spl Xin có vài lời



Cái con người tự do đó - tượng trưng bằng hình ảnh của hòa thượng đầu trọc _hiện hữu trong anh ta người khâm sai _ _
Mà anh ta không hay biết . Anh ta lại đi tìm Hòa thượng ở bên ngoài .Sau khi nhận ra hòa thượng mà anh ta muốn tìm kiếm con người cũ của mình . Nghiệp ??
Thiền vị này hiểu như vậy cũng được chớ ?



Chúng ta biết rằng người tu phải lìa vọng tưởng. Bây giờ biết là : phải lìa tình niệm, tức phải lìa nghi ngờ ?



Làm sao trong đêm tối vị ấy có thể biết chắc không nghi ngờ đó không phải con cóc



Đó là do người đời thấy có thành /bại, được /mất. khen/ chê, hạnh phúc/ bất hạnh và muốn hạnh phúc mà không muốn bất hạnh , muốn được mà không muốn mất ,....vv...



Ủa ! Như vậy đạo hữu là người nước ngoài ?
ĐH có ý định mời các đạo hữu trong D Đ sang tham quan bên ấy để giao lưu ?Nếu đúng thì xin cám ơn ĐH và xin chúc ĐH và gia đình của ĐH vui vẻ nhiều .Có điều là với những người như cô Nhuận Tâm thì chỉ cần mua vé máy bay , còn với SPL thì không phải chỉ mua vé thôi đâu .

Xin góp lời
Thân kính

Đạo hữu @suongphale giỏi quá,
Cầu Pháp mời thưởng thức....

Nem công chả phụng.jpg

Thật sự mình ở Âu Châu. đ/h ở Việt Nam có tuệ tri như vậy, hiếm thấy. Thật khâm phục.

Xin mời đ/h nếm thêm hương vị thiền....

Chúc an lạc trong Chánh Pháp.
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
PHẬT Ở ĐÂU ?

Những người chủ nghĩa duy lý không hiểu sao người ta lại cứ ngồi lâm râm niệm Phật từ giờ này qua giờ khác, thật là mê tín, vô ích, vô lý và rõ ràng là thiếu cơ sở.

Một người trong nhóm họ không chịu nổi sự vô lý đó nên đến hỏi Sư cho ra lẽ:

- Không ai thấy Phật ở đâu sao người ta lại niệm?

Sư nói :
- Nhưng nếu có Phật ở đâu thì ai lại niệm làm gì?

Cầu Pháp 23 :eusa_dance:" Dùng sự tướng đối trị sự tướng của Thiền sư thật là hay. NẾU CÓ PHẬT Ở ĐÂU THÌ AI NIỆM LÀM GÌ...!? "

(Đính chánh về câu này cho Các Bạn Tu Tịnh Độ, Không phải lập topic là để đả kích Tông phái. Với lại topic này thuộc thể loại thư giãn, cho những ai thích nếm thiền vị thì mới thấy ngọt, mặn, nhạc, mùi cho vui..., ngoài ra không có mục đích nào khác, xin cảm thông. Thật cám ơn.)

188539_509387259086362_285151042_n.jpg
Có Mất Mát Gì

Sư đang đi kinh hành. Một đệ tử hỏi:

- Làm sao thấy được chân tướng của vạn pháp?

Sư đáp:

- Bỏ ý muốn ấy đi.

- Không muốn thấy làm sao thấy được?


Sư mắng:

- Ngươi không thấy thì chân tướng có mất mát gì đâu...!? (Sưu tầm)

Cầu Pháp 24 :eusa_dance:" Nhình hình ông Tổng Thống Obama tắm Phật, cũng "CÓ MẤT MÁT Gì...!?". Bởi gì người tu có cần phải tìm cái....?
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Một người trong nhóm họ không chịu nổi sự vô lý đó nên đến hỏi Sư cho ra lẽ:
- Không ai thấyPhật ở đâu sao người ta lại niệm?
Sư nói :
- Nhưng nếu có Phật ở đâu thì ai lại niệm làm gì?
<!-- BEGIN TEMPLATE: ad_showthread_firstpost_sig --><!-- END TEMPLATE: ad_showthread_firstpost_sig -->




Có người lại hiểu khác :
_ Không thấy Phật đâu mà có nghe nói có Phật, mà vì không thấy Phật nên phải niệm Phật (để cho thấy Phật trong tâm mình)
_ Nếu có Phật ở tâm thì... OK rồi nhưng với điều kiện là ông Phật này phải thường trực chớ không phải ông Phật chợt đến chợt đi


Đạo hữu @suongphale giỏi quá

Khen mà chi , để nhận quà tặng ha :

images

_ Cám ơn món "nem công chả phượng " chay thật độc đáo của CP nhé.

Tặng lại bộ hình đẹp để đáp lễ :
images

images



Thân
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Không một vật.

Nghiêm Dương đến tham học với Triệu Châu, ông hỏi :
-Khi tu hành đạt tới cảnh giới không một vật, trừ hết tạp niệm, mọi tư duy thì sao ?

-Ông hãy bỏ niệm đầu không một vật xuống đi.

-Nếu đã không một vật thì còn gì để bỏ xuống nữa ?

-Nếu không bỏ xuống được, thì ông hãy mang nó đi.

Nghiêm Dương cuối cùng đã ngộ.
(Tứ Lý Thiền)
(Thiền nhấn mạnh đến không nhưng nhiều người lại chấp vào không coi đó như một giáo điều thành ra “không” không còn là không nữa.)


Hoa 4.jpg
(Cảm ơn đ/h cho vé máy bay, hiện là mùa thu sắp lập đông. Mà hoa anh đào vẫn nở rộ, đẹp quá...)

Cầu Pháp 25 :eusa_dance:" Ngài Triệu Châu nói với thiền sư Nghiêm Dương "
-Ông hãy bỏ niệm đầu không một vật xuống đi." Là ý gì...! Trong khi đó thiền sư đã đạt tới cảnh giới "Vô Niệm"...?
 

bitridung

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
84
Điểm tương tác
27
Điểm
18
Kính cô Nhuận Tâm , đạo hữu Cầu Pháp , và các Đạo Hữu<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Bi Trí Dũng xin chia sẻ câu chuyện này : <o:p></o:p>
<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
"Có một nhà sư tu Thiền .Tu trong một cái am do bá tánh dựng lên.<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Một hôm có một bà già đi qua thấy am liền đi vào trong am<o:p></o:p>
Bà đi vào trong am lúc giữa ban ngày , thấy có một cái bảng đề :"Tâm như tro lạnh "<o:p></o:p>
Bà mới hỏi nhà sư :" Bạch thầy , Tâm của thầy như thế nào ?".Nhà sư trả lời : " Tâm ta như tro lạnh "<o:p></o:p>
Bà cụ đi ra <o:p></o:p>
Lát sau lại quay trở lại, bà cụ thảng thốt nói :"Bạch thầy, thầy nói tâm như .... như gì con quên rồi ?"<o:p></o:p>
Nhà sư gằn giọng : " Thầy nói : Tâm như tro lạnh, là tâm của thầy "<o:p></o:p>
Bà cụ quay ra , rồi lại trở lại , hỏi lại như cũ :<o:p></o:p>
_ Thầy nói , tâm thầy như gì nhỉ ? Con quên mất nữa rồi ?<o:p></o:p>
Vị thầy có vẻ bực mình :<o:p></o:p>
_ Nhớ này : Tâm như tro lạnh <o:p></o:p>
Bà cụ quay ra , rồi lại trở vào hỏi một câu cũ . Như thế đến gần mười lần .Lần sau cùng , vị sư bực mình quát lớn :<o:p></o:p>
_Tâm như tro lạnh , tâm như tro lạnh , tâm như tro lạnh. Nghe rõ chưa , nhớ chưa ? Đừng hỏi nữa nhé <o:p></o:p>
Bà cụ cười nói :<o:p></o:p>
_ Thầy nóng tính như vậy thì tâm như than hồng thì có , làm sao như tro lạnh .<o:p></o:p>
Rồi bà đi ra không quay trở lại nữa " <o:p></o:p>
<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
Thưa quý đạo hữu <o:p></o:p>
Bà cụ là một người am hiểu lý Thiền rất sâu sắc .<o:p></o:p>


Bi Trí Dũng cám ơn và xin được quý vị chia sẻ ,có thể bằng câu chuyện hay.KÍNH
<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
<o:p> </o:p>
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Chào Bi Trí Dũng
Rất vui khi hôm nay có sự tham dự của em. Em có khỏe không
Sao không bình luận thêm về Thiền Vị của đạo hữu Cầu Pháp
Có nói thêm cũng không sao đâu

Đạo hữu Cầu Pháp kính
Có lẽ BTD sợ rẳng Thiền mà bình giải nhiều quá e mất tính chất của Thiền đi
Nhưng không sao
Ngài Triệu Châu nói với nhà tu thiền Nghiêm Dương :" Ông hãy bỏ niệm đầu "không một vật xuống đi " là ý gì ?"
Xin thưa đó là ý nhắc nhở Nghiêm Dương là Nghiêm Dương đang CHẤP KHÔNG , có đúng không
Xin đạo hữu Cầu Pháp chỉ dạy thêm và chỉ dạy về câu chuyện Thiền mà bạn BTD đưa ra .
KÍNH

Cảm ơn đạo hữu cho vé máy bay, hiện là mùa thu sắp lập đông mà hoa anh đào vẫn nở rộ đẹp quá

(_ À mà spl ở Việt Nam chớ đâu có ở xứ Hoa Anh Đào đâu mà đạo hữu Cầu Pháp nói chuyện bay qua xứ Hoa Anh Đào .
Dù sao đi nữa cũng cảm ơn CP và chúc CP và xứ CANADA mùa lập đông năm nay không quá lạnh lẽo , được không hở người ở Canada ?Thân)
 

Nhuận Tâm

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
7 Thg 10 2012
Bài viết
271
Điểm tương tác
115
Điểm
43
Địa chỉ
Canada
Quý ĐH thân mến ! Nếu tâm như tro lạnh thì thân sẻ bị hoại diệt nên chúng ta cần nhen nhúm đống tro tàn lúc nào cũng còn chút lửa , tu mà tâm luôn vững chải thì không có tro tàn chỉ có sự ấm áp của tình Đạo Pháp . NT ở Canada xứ lạnh tình nồng nên tuần nào cũng sinh hoạt ở Đạo tràng rất lợi lạc , hi vọng chúng ta nơi đây cũng kết nối được vòng tay của Hiểu và Thương .
Ngã Mạn.
Sư không ăn chay. Một tín đồ tỏ vẻ không phục không chịu đảnh lễ.
Sư nói:
- Chỉ mới được một bụng rau cải mà đã ngã mạn như thế, huống nữa được "Làm Phật" thì ngã mạn biết chừng nào.

picture.php



 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Bà cụ là một người am hiểu lý Thiền rất sâu sắc .Bi Trí Dũng cám ơn và xin được quý vị chia sẻ ,có thể bằng câu chuyện hay.KÍNH
Kính mừng đ/h Bi Trí Dũng đến chơi với topic thiền lý. @Cầu Pháp, và các đ/h khác đồng hoan hỉ thâu nhận các bài thiền vị có ý nghĩa. Thật cảm ơn đ/h Bi Trí Dũng.
Bài "Tâm như tro lạnh" của đ/h là: Ý bà cụ nói "Hát hay không bằng hay hát..." Hà hà, có ý nghĩa.

==============
==============
Ngài Triệu Châu nói với nhà tu thiền Nghiêm Dương :" Ông hãy bỏ niệm đầu "không một vật xuống đi " là ý gì ?"
Xin thưa đó là ý nhắc nhở Nghiêm Dương là Nghiêm Dương đang CHẤP KHÔNG , có đúng không
Xin đạo hữu Cầu Pháp chỉ dạy thêm và chỉ dạy về câu chuyện Thiền mà bạn BTD đưa ra .

(Tứ Lý Thiền)
(Thiền nhấn mạnh đến không nhưng nhiều người lại chấp vào không coi đó như một giáo điều thành ra “không” không còn là không nữa.)
Theo như @Cầu Pháp hiểu thì sách "Tứ Lý Thiền" soạn giả đã giải về ý "không" ruuuuuuiiiii rồi. Nhưng theo thiển cận mình hiểu, nếu Thiền sư Nghiêm Dương nói ra là sẽ rớt vào chổ chấp... Giống như bài " Tâm như tro lạnh" của đ/h Bi Tri Dũng đăng.

Do đó thiền lý chúng ta học thì khác, nhưng nói về pháp Thực Hành thì không thể nói được. Chỉ có vậy, hi hi...

Cũng... Giống bài của cô Nhuận Tâm...
Ngã Mạn.
Sư không ăn chay. Một tín đồ tỏ vẻ không phục không chịu đảnh lễ.
Sư nói:
- Chỉ mới được một bụng rau cải mà đã ngã mạn như thế, huống nữa được "Làm Phật" thì ngã mạn biết chừng nào.

===
@Cầu Pháp thưởng thức các Thiền vị của các bạn, thật là hay và có ý nghĩa.

Xin đáp lễ...

526193_375511835867895_1421386080_n.jpg Ăn đấm có ngon không ?

Một thiền sinh thưa! Thưa thầy con an tịnh tâm không được?

Tại trò "Tu không thẳng thét"

Thiền sinh đáp "Thế nào là tu thẳng thét"

Thiền sư tung chưởng! "Đở"

Thiền sinh! "A", ui da.

Thiền sư hỏi! " Hiểu chưa, nếu chưa hiểu thì học lại, nhe!!!"

Thiền sinh đáp... !? (Học giả Thiên Nhạn)






<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-comhttp://www.diendanphatphap.com/diendan/ /><o:p></o:p>[/SIZE][/FONT]
*
*
<font size=" /><o:p></o:p>
<FONT size=3 face=Tahoma><o:p></o:p>
<o:p><FONT size=3></o:p>
<FONT size=3><!-- BEGIN TEMPLATE: ad_showthread_firstpost_sig --><!-- END TEMPLATE: ad_showthread_firstpost_sig -->
[INDENT]<FONT size=3>
[/INDENT]<FONT size=3><FONT size=3>
<FONT size=3>
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Nếu tâm như tro lạnh thì thân sẻ bị hoại diệt nên chúng ta cần nhen nhúm đống tro tàn lúc nào cũng còn chút lửa , tu mà tâm luôn vững chải thì không có tro tàn chỉ có sự ấm áp của tình Đạo Pháp


kính cô Nhuận Tâm
Thân thể máu thịt của chúng ta tồn tại trong sự sống với nhịp đập của tim , thì có hơi ấm và cần hơi ấm . Khi dứt tuyệt hơi ấm có nghĩa là thân hoại diệt hay nói cách khác là chết.
Đó là sự chết của xác thân. Thần thức vẫn tồn tại và bắt đầu có hoạt động mới .
Còn khi xác thân vẫn khỏe mạnh mà nói rằng "tâm như tro lạnh" là ý muốn nói tâm đã hết mọi dục vọng , không còn ham muốn những gì của trần gian nữa
Cô Nhuận Tâm nói "tu mà tâm luôn vững chãi thì không có tro tàn chỉ có sự ấm áp của tình đạo pháp" , điều này cũng đúng.Có điều là , sự ấm áp trong tâm người tu là từ đạo pháp .Phải chăng sự ấm áp của đạo pháp chỉ có khi tâm chạy theo dục vọng của hồng trần đã dứt , không ham muốn nữa . Mới nghe qua tưởng như mâu thuẫn , nhưng cũng là một ý .

Sư không ăn chay. Một tín đồ tỏ vẻ không phục không chịu đảnh lễ.

Sư cũng có quyền ăn mặn sao ?
Kính ĐH Cầu Pháp

Ngài Triệu Châu nói với nhà tu thiền Nghiêm Dương :" Ông hãy bỏ niệm đầu "không một vật xuống đi " là ý gì ?"
Trong khi Thiền sư Nghiêm Dương đã đạt đựoc Vô Niệm


Vô Niệm là gì ? Vô niệm là phép thực tập tu thiền hay là trạng thái tu chứng. Xin đạo hữu chỉ dạy
Kính
 

Nhuận Tâm

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
7 Thg 10 2012
Bài viết
271
Điểm tương tác
115
Điểm
43
Địa chỉ
Canada
Sư không ăn chay. Một tín đồ tỏ vẻ không phục không chịu đảnh lễ.
Sư cũng có quyền ăn mặn sao ?
Kính ĐH Cầu Pháp
Ăn uống là tùy vùng văn hóa, quốc độ, thổ nhưỡng
Theo Tam Tạng Kinh Điển dịch ra từ Pali (gọi là đạo Phật Nguyên Thủy) vốn được xem là gần gũi nhất với lời Phật dạy và sinh hoạt của tăng đoàn thời Phật, không hề thấy có giới luật ăn chay. Tỳ - kheo đi khất thực ai có tấm lòng cho gì thì ăn đấy.
Trong thời kỳ ban đầu của đạo Phật, do điều kiện khách quan còn nhiều khó khăn, chưa thể hoạt động mạnh mẽ ở tất cả mọi phương diện nên Đức Phật đã phải tùy nghi phương tiện khất thực để vừa hoằng pháp, vừa phát triển, lại vừa sinh tồn.
Theo đó, các quốc gia theo đạo Phật hay các hệ phái Phật giáo có cách ăn uống khác nhau. Điều này, là do tâm chúng sinh khác biệt, do căn cơ và môi trường sinh sống của chúng sinh khác biệt, lại do không gian và thời gian khác biệt.
<table class="image center" align="center" cellpadding="3" cellspacing="0" width="500"> <tbody> <tr> <td>
images983202_Phatgiao.jpg
</td> </tr> <tr> <td class="image_desc" align="center">Việc ăn uống của người con Phật không giống nhau, tùy vào vùng văn hóa, quốc độ và thổ nhưỡng.</td> </tr> </tbody> </table> Có nhiều nước không thể có nhiều loại thực phẩm từ thực vật, ngũ cốc dồi dào được thì họ dùng tạm thực phầm từ thịt. Ví dụ như sang các nước sa mạc hoang vu, tuyết phủ quanh năm… họ phải dự trữ những thực phẩm từ động vật bằng cách phơi, nướng… thịt.
Người Phật giáo tu theo hệ phái Bắc Tông ăn chay nghiêm túc hơn nhưng ăn rất cầu kỳ, có khi thức ăn được làm gần như thật các món thịt cá của thế tục.
Còn tu theo Phật giáo Nam Tông, người xuất gia được phép thọ dụng các thức ăn thịt cá… do cúng dường, gọi là “tam tịnh nhục” (không thấy, không nghe và không nghi - PV). Nhưng theo truyền thống Phật giáo Đại thừa ở Trung Quốc người xuất gia không được ăn mặn, cho dù những loại thịt đó là tam tịnh nhục.
Ở Việt Nam có 3 truyền thống Phật giáo chính đó là: Nam Tông, Bắc Tông và Khất Sĩ. Trong đó Bắc Tông và Khất Sĩ thì ăn chay còn chư Tăng Ni của phật giáo Nam Tông thì còn dùng thực phẩm mặn.
Ngoài ra, hoàn cảnh quý Tăng Ni theo truyền thống Bắc Tông ở miền Nam Việt Nam ăn chay, cũng khác với một số Tăng Ni theo truyền thống Bắc Tông sống tại miền Bắc từ năm 1954 đến năm 1975 không ăn chay do hoàn cảnh chính trị và xã hội.
Theo:kienthuc.net.vn
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)

    TOP 5 Tài Thí

    Bên trên