Danh Sư. Thiền Vị

vovi

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 12 2012
Bài viết
54
Điểm tương tác
12
Điểm
8
Vovi hôm nay ghé qua thấy mọi người bàn rôm rả quá cũng góp chút cho vui
Ngày xưa Ngài A Na Luật bị mù, Ngài bị rách chiếc Y thì đích thân đức Phật đã vá chiếc y rách ấy cho Ngài, sau đó Ngài A Na Luật hạ quyết tâm "vượt lên chính mình" và kết quả là vị này đã mở Thiên nhãn (thấy quả địa cầu này như thấy quả A Ma Lặc trong lòng bàn tay).
Điều này chứng minh rằng "Người mù không chửa vẫn sáng được" !
Trước khi Ngài A Na Luật mở được thiên nhãn thì cũng là người chưa thấy phật tánh thôi, chúng ta cũng vậy đó. Hoatihon đã thấy Phật tánh chưa?
Thưa tiền-bối ! Nếu nhìn theo sự-tướng thì có vô số tướng như tướng mù (mắt), tướng sáng (mắt), tướng người, tướng loài vật, mặt trời mặt trăng v.v...Nhưng Đức Phật dạy, các tướng có ra là do nơi nghiệp thức u-mê của muôn loài mà tạm có, mà nghiệp u-mê thì không thật, thì thời-gian cũng không thật. Cho nên các tướng không thật, nghiệp-thức không thật, thời-gian không thật, thì dựa vào đâu để nói Phật-tánh (bản-thể) là đủ hay thiếu hở tiền-bối .
BT nói đúng lắm vì đâu để nói Phật-tánh (bản-thể) là đủ hay thiếu lênchúng ta phải xem xét. Phật tánh của các vị Bồ tát, đức Phật là vàng dòng, Phật tánh của chúng sinh thì là quặng vàng. Quặng vàng mà muốn thành vàng thì phải tôi luyện đúng không BT.
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Ngày xưa Ngài A Na Luật bị mù, Ngài bị rách chiếc Y thì đích thân đức Phật đã vá chiếc y rách ấy cho Ngài, sau đó Ngài A Na Luật hạ quyết tâm "vượt lên chính mình" và kết quả là vị này đã mở Thiên nhãn (thấy quả địa cầu này như thấy quả A Ma Lặc trong lòng bàn tay).
Điều này chứng minh rằng "Người mù không chửa vẫn sáng được" !
Đó là Ngài đã đắc được "Thiên nhãn thông". Nhưng người phàm, mắt phàm thì cũng gọi là mù. Hi hi.

Như chúng sanh trong loài súc sanh thì chờ tu đến trăm ngàn kiếp lận, mới đủ Phật tánh như con người.
Câu này cho huynh nói lại đó !
Huynh chịu thua trước đi, nhờ Tâm muội giải "lý do thế nào!".
<!-- BEGIN TEMPLATE: bbcode_quote -->
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Thưa! bangtam không có ý khách sáo đâu, nhưng bangtam cũng xin tiền-bối bỏ qua cho sự vụng về của bangtam nhe tiền-bối.
Chào Trung tiền bối mod Băng Tâm,

Như thế thì việc lớn dành cho người lớn. Còn tiểu tiền bối Cầu Pháp nhỏ, thì chỉ thích tu nhỏ, hi hi.

Thưa tiền-bối ! Nếu nhìn theo sự-tướng thì có vô số tướng như tướng mù (mắt), tướng sáng (mắt), tướng người, tướng loài vật, mặt trời mặt trăng v.v...Nhưng Đức Phật dạy, các tướng có ra là do nơi nghiệp thức u-mê của muôn loài mà tạm có, mà nghiệp u-mê thì không thật, thì thời-gian cũng không thật. Cho nên các tướng không thật, nghiệp-thức không thật, thời-gian không thật, thì dựa vào đâu để nói Phật-tánh (bản-thể) là đủ hay thiếu hở tiền-bối .
Cái này à, tiểu tiền bối học lóm trong Kinh Kim Cang có dạy mà, tại mình thấy có ngã, có nhân, có chúng sanh và có thọ giả, Nên nghiệp mới có chiêu cảm thấy cái gì cũng có cái "danh". Còn bản thể chỉ là một... Cái này để Trung tiền bối chỉ dạy hay Đại Tiền Bối (Tu sĩ, Tiến sĩ Phật học thì có nhiều thời gian hơn). Nếu lở nói tầm bậy, tầm bạ, có thể quí Thầy khóa mỏ lại thì chết Cầu Pháp thôi, hi hi.

Dạ ! Tiền-bối nói vậy thì kệ tiền-bối, còn bangtam thì vẫn thấy lời các tiền-bối là lời khai-thị chỉ dạy cho bangtam. hihi!
Một lần nữa bangtam kính xin tiền-bối đừng nghĩ là bangtam khách sáo, khi mà bangtam đã cố-gắng trình bày sự tu-học của bangtam như trên nhe tiền-bối.
Tiểu tiền bối chỉ có nước khai mỏ thôi... hít.
Trung tiền bối mod nên khai khẩu chỉ dạy mới phải chớ. hi. Hoặc
Đại tiền bối mới nói '' khai thị'' cho chúng ta. Xin trung tiền bối đừng làm tổn phước, nên dùng từ Đạo hữu hay nickname gì cũng được.
***************************************************************
***************************************************************

Nói chơi nẩy giờ, xin Đạo hữu Băng Tâm đừng để tâm bắt lỗi nhé, vì topic này thật sự là không có ai chỉ dạy ai được đâu, Phật pháp thậm thâm vi diệu khó luận bàn.

Giả lại sở học của mỗi hành giả mỗi khác. Chúng ta là người học Phật thì chỉ nói thư giản chút đỉnh thì được, còn giảng Pháp là để những người có đạo hạnh lâu năm như HT. Thích Thanh Từ, HT Thích Nhất Hạnh.
Do đó cầu pháp không dám và cũng không bao giờ nghĩ tới "với cao thì có ngày té càng nặng'' khổ lắm.



Trở lại câu hỏi của đ/h Băng Tâm. Cầu Pháp chỉ hiểu thêm ý mình. Tại vì mình chấp mới bị nghiệp dẫn đi, rồi khổ, điều do nơi tâm mình tạo...

Vi dụ cho thật dể hiểu: Như âm ngữ mình phát ra thì ai cũng có thể làm cho người khác hiểu (giống như tiếng địa phương nói cho người địa phương).

Nhưng khi gặp đối tượng khác phái thì âm ngữ mình nghĩ khác nói khác.
Khi ai chọc mình giận thì nói khác.
khi ai thương mình thì nói khác. Cho tới người giàu, người nghèo, ông chủ, bạn đồng nghiệp cũng điều nói khác.

Đó là do chúng ta chấp mình, chấp người.v.v. Nên mới có thái độ như vậy.

Nếu không có thái độ như vậy thì ta cũng bằng Bồ Tát rồi nhỉ, đâu có tệ.... Hé...!?

(Bạn nào có thí dụ khác, thì cho Cầu Pháp này học ké.)

Thân kính. <!-- BEGIN TEMPLATE: bbcode_quote -->
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
BÁT NHÃ
Bát Nhã là cứu cánh giải thoát của đạo Phật
Chân lý Bát Nhã cứu cánh tự nó bất khả định nghĩa, và bất khả lĩnh hội bằng ý thức , hay bằng sáu căn . Vì vậy có Thiền là phương tiện để nắm bắt chân lý này .Thiền là một giáo lý rất thực tiễn ở chỗ mục tiêu chính của nó là đem người hành thiền đến giác ngộ bằng con đường nhanh chóng và trực chỉ nhất , trực chỉ chân tâm .Và vì mỗi người có một căn cơ khác nhau nên các Thiền sư khi trực tiếp chỉ bảo các đệ tử có nhiều cách dậy khác nhau tùy theo những căn cơ khác nhau ngõ hầu làm cho Thiền có hiệu quả và thực tiễn

*Làm sao cái chân lý bát nhã cứu cánh khó giải thích định nghĩa mà Thiền có thể giải minh được ?
Chữ "định nghĩa" cho thấy hình ảnh một ngón tay chỉ một đối tượng , và chữ "lĩnh hội" gợi hình một bàn tay cầm chắc một cái gì .Mặt khác , tác động của định nghĩa có nghĩa là cầm cố một cái gì như một đối tượng của tâm thức và truyền ý tưởng đến tâm thức khác . Thì đối tượng ấy hẳn bản chất của nó cũng hạn chế và hữu hạn , trong khi chân lý Bát Nhã cứu cánh :

_ Không là một cái gì hẹp hòi hữu hạn
_ Không là đối tượng nhận biết bằng tâm thức

Trong lối tư duy suy tưởng của con người , chân lý Bát Nhã trở thành là một chiếc bóng lửng lơ, lẫn tránh mãi không cho ta nắm bắt .
* Bằng những chỉ thị nào mà thiền có thể áp dụng giáo lý thực tiễn của nó để đưa các đệ tử trực tiếp đến Ngộ ?
Có thể trả lời : không có những chỉ thị nhất định để Thiền tuân theo , nhưng tạm phân chia có ba loại Thiền ngữ giúp hành giả ngộ chân lý Bát nhã
1- Thiền ngữ giải minh Bát nhã bằng tính xác nhận
Ví dụ
"Sư Hoàng Bá nói trong bài kệ thuyết pháp , "Chư Phật và tất cả chúng sinh " chỉ là một tâm này , chẳng có pháp nào khác . Từ vô thỉ đến giờ tâm này chưa từng sinh , chưa từng diệt . Không xanh không vàng , không hình không tướng .Không thuộc hữu vô, chẳng kể mới cũ , chẳng dài chẳng ngắn , không lớn không nhỏ , vượt qua tất cả giới hạn , đạo lượng, danh hiệu, ngôn ngữ, tông tích , đối đãi. Đương thể tiện thị , khởi niệm liền sai. Nó giống như không , chẳng có ngằn mé , không thể suy lường , trắc đạc. Duy chỉ một cái tâm này là Phật vậy ... "

" Lời của Lục Tổ nói với Huệ Minh :" Ông đã vì pháp mà đến đây , thì nên dứt bặt các duyên , đừng sinh một niệm , tôi sẽ vì ông mà nói pháp ". Huệ Minh tịnh tâm giây lát . Lục Tổ nói :"Đừng nghĩ thiện , đừng nghĩ ác ", chính trong lúc ấy , cái đó là bổn lai diện mục của Minh thượng tọa đấy .Huệ minh nghe lời ấy đại ngộ ."

2- Thiền ngữ giải minh Bát Nhã bằng cách phủ nhận
Ví dụ :
" Phật là gì ? Một cái que cứt khô "

" Một ông tăng hỏi Triệu Châu , "Triệu Châu là gì ?".Triệu Châu đáp :" Đông môn, Tây môn, Nam môn , Bắc môn "

3-Thiền ngữ giải minh Bát nhã bao hàm cả hai loại 1- và 2-
Ví dụ
"Sư Nhan hỏi Thiền Sư:
- Thế nào là Lý Bản Thường (Bổn Thường) ?
Thiền sư đáp: - ĐỘNG !!!
Sư Nhan lại hỏi tiếp:
- Thế nào là ĐỘNG ?
Thiền sư đáp: - Không phải Lý Bản Thường !!!
Sư Nhan cúi đầu suy nghĩ vì không hiểu ý Thầy mình .....
Thiền sư bảo: - Nếu Nhận thì con sẽ mãi trôi nổi trong luân hồi - Còn nếu con Không Nhận thì sẽ chìm hoài trong Sanh, Tử !!!
Ngay đây, Sư Nhan hốt nhiên Đại Ngộ !!!"

Ở Trung Hoa Thiền cũng còn được gọi là Tâm Tông , có nghĩa là Tâm Giáo , hay giáo lý về Tâm . Chữ này có lẽ là lược ngữ hay nhất để chỉ tất cả những gì Thiền muốn nói , vì những gì Thiền giảng dạy chính là đường lối để giác ngộ viên mãn về Tâm . Ngộ chỉ là một tên khác chỉ sự khai mở của cái tâm nội tại.Ngoài cõi miền sâu thẳm và mênh mông của tâm thì chẳng có gì để ngộ cả .Do đó , muc tiêu duy nhất của Thiền là khiến ta có đủ khả năng để hiểu , thực hiện , và toàn thiện tâm của mình . Tâm là chủ đề và then chốt của việc nghiên cứu Thiền
( Trích và viết lại từ sách Thiền học )
-Viết tặng Tiền Bối Kim Cang, đạo hữu Na Tiên , chị Bạch Vân Nhi và diễn đàn-
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
huynh Cầu Pháp ơi !cho phép P Thụy Du gọi huynh là huynh nhé , vừa qua muội rất thấy vui trong ngôi nhà thiền vị do huynh xây dựng, với một Cầu Pháp anh hùng , một Chỉ Chờ chết cao kiến , một Nhuận Tâm từ bi ,một bi trí dũng can đảm , một pha lê cởi mở ,và các đạo hữu có nhã ý .
Muội chỉ còn biết cám ơn thiện ý của huynh và chúc huynh nhiều kiên nhẫn , trí tuệ...


images




images



 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
BÁT NHÃ

Bát Nhã là cứu cánh giải thoát của đạo Phật
Chân lý Bát Nhã cứu cánh tự nó bất khả định nghĩa, và bất khả lĩnh hội bằng ý thức , hay bằng sáu căn ....

*Làm sao cái chân lý bát nhã cứu cánh khó giải thích định nghĩa mà Thiền có thể giải minh được ?

Chữ "định nghĩa" cho thấy hình ảnh một ngón tay chỉ một đối tượng , và chữ "lĩnh hội" gợi hình một bàn tay cầm chắc một cái gì .Mặt khác , tác động của định nghĩa có nghĩa là cầm cố một cái gì như một đối tượng của tâm thức và truyền ý tưởng đến tâm thức khác . Thì đối tượng ấy hẳn bản chất của nó cũng hạn chế và hữu hạn , trong khi chân lý Bát Nhã cứu cánh :

_ Không là một cái gì hẹp hòi hữu hạn
_ Không là đối tượng nhận biết bằng tâm thức....
***********
**************
1- Thiền ngữ giải minh Bát nhã bằng tính xác nhận
Ví dụ
"Sư Hoàng Bá nói trong bài kệ thuyết pháp , "Chư Phật và tất cả chúng sinh " chỉ là một tâm này , chẳng có pháp nào khác ...
*****
*****
" Lời của Lục Tổ nói với Huệ Minh :" Ông đã vì pháp mà đến đây , thì nên dứt bặt các duyên , đừng sinh một niệm , tôi sẽ vì ông mà nói pháp ". Huệ Minh tịnh tâm giây lát . Lục Tổ nói :"Đừng nghĩ thiện , đừng nghĩ ác ", chính trong lúc ấy , cái đó là bổn lai diện mục của Minh thượng tọa đấy .Huệ minh nghe lời ấy đại ngộ ."...

2- Thiền ngữ giải minh Bát Nhã bằng cách phủ nhận
Ví dụ :
" Phật là gì ? Một cái que cứt khô "

" Một ông tăng hỏi Triệu Châu , "Triệu Châu là gì ?".Triệu Châu đáp :" Đông môn, Tây môn, Nam môn , Bắc môn "

3-Thiền ngữ giải minh Bát nhã bao hàm cả hai loại 1- và 2-
Ví dụ
"Sư Nhan hỏi Thiền Sư:
- Thế nào là Lý Bản Thường (Bổn Thường) ?
Thiền sư đáp: - ĐỘNG !!!
Sư Nhan lại hỏi tiếp:
- Thế nào là ĐỘNG ?
Thiền sư đáp: - Không phải Lý Bản Thường !!!
Sư Nhan cúi đầu suy nghĩ vì không hiểu ý Thầy mình .....
Thiền sư bảo: - Nếu Nhận thì con sẽ mãi trôi nổi trong luân hồi - Còn nếu con Không Nhận thì sẽ chìm hoài trong Sanh, Tử !!!
Ngay đây, Sư Nhan hốt nhiên Đại Ngộ !!!" ....

( Trích và viết lại từ sách Thiền học )

-Viết tặng Tiền Bối Kim Cang, đạo hữu Na Tiên , chị Bạch Vân Nhi và diễn đàn-
Chào muội Phi Thụy Du,
Đã cảm ơn sự quá khen, Huynh đây không có dám cảm nhận, e sợ mai sau mình làm trật thì muội cũng bị lây. E rằng để tự nhiên tốt hơn.

Về bài trích dẫn của Thiền học về tuệ Bát Nhã thật là sâu sắc. Hiểu ra rồi, hành Bát Nhã thật không khó. Mà khó vì lòng người ngại mình thua kém, khinh chê, nghèo đói mà ngại thôi. Hay mình biết sự ô nhiểm của bản ngã là một như "Một con trâu đen" trong truyện mười bức tranh chăn trâu. Thì biết ngăn chặn mỗi khi nó quậy phá là người đã phá được vô minh một phần...Đã biết rõ đường "Bát Chánh Đạo" là như vậy thì phải khéo huân tập hàng ngày "tam vô lậu học", thì lo gì không có một ngày thấy được Phật tánh. Hi hi.

Huynh cũng có một bài văn của Thiền sư Ajahn Chah - Thích Hải Tâm dịch còn thực tế hành Bát Nhã như thế nào. Huynh trích dẫn dưới đây, để biết thêm về hương vị thiền.

201211282128531qosobynac.jpg
Sống trong Phật pháp

Không ít người vẫn còn chưa biết bản chất của sự thực tập thiền định là gì. Họ nghĩ rằng thiền hành, ngồi thiền và nghe pháp là thực tập. Ðiều này không sai, nhưng đây chỉ mới là cái vỏ của sự thực tập. Thực tập thực sự là những lúc tâm đối với cảnh.

Khi nói rằng tôi thích cái này hoặc không thích cái kia nghĩa là chúng ta đang sống với những cảm thọ bằng lòng, thỏa mãn (lạc thọ) hay bực bội (khổ thọ). Chính lúc này là lúc phải thực tập. Ta sẽ phải làm như thế nào với chúng? Ðây là điều hết sức quan trọng. Nếu chúng ta cứ chạy lòng vòng rêu rao về những hạnh phúc suốt đời thì thật là phí, vì nó không có ý nghĩa gì cả.

Khi gặp một điều bất như ý, con người thường bực bội. Ta phải làm gì khi bị người khác chỉ trích? Trước hết, hãy bình tĩnh để lắng nghe xem họ nói những gì, có đúng không? Có thể những lời nói đó bắt nguồn từ một cái cớ nào đó, và có thể nó đúng hoặc không. Nếu đó là khuyết điểm, ta nên cố gắng trừ bỏ để hoàn thiện chính mình. Ðây là cách mà những người thông minh sẽ thực tập.

Nơi nào có sự rối rắm là nơi ấy an lạc có thể nảy sinh. Vì thiếu sự hiểu biết, người ta thường không chấp nhận những lời phê bình. Họ tảng lờ hoặc tranh cãi gay gắt. Ví dụ về cách cư xử của người lớn đối với trẻ con. Trẻ con đôi khi có những lời nói rất thông minh nhưng nhiều bậc cha mẹ lại không chấp nhận, bởi đơn giản một điều vì họ là người lớn (và hẳn nhiên là phải hơn trẻ con)! Ðây là những suy nghĩ không đúng.

Vào thời kỳ đức Phật tại thế, Ngài có một vị đệ tử rất thông minh và khéo léo. Một hôm, đức Phật đang thuyết pháp bỗng Ngài đứng dậy rồi quay sang một vị Tỳ kheo và hỏi: "Này Xá Lợi Phất, con tin điều này chăng?" Tôn giả Xá Lợi Phất đáp rằng :"Không, bạch đức Thế Tôn, con chưa tin điều này". Và lúc đó đức Phật liền khen ngợi :"Thật là tốt, này Xá Lợi Phất, con là người có thiên tư rất thông minh. Một người thông minh thì không bao giờ sẵn sàng tin vào mọi điều, anh ta sẽ lắng nghe bằng tinh thần cởi mở, rồi cân nhắc sự thật của vấn đề trước khi quyết định tin hay là không tin".

Ðức Phật là một tấm gương sáng về mẫu mực của một người thầy. Những gì mà Tôn giả Xá Lợi Phất nói là đúng, Ngài chỉ đơn giản nói lên những cảm nghĩ thật của mình. Một vài người có suy nghĩ rằng, khi ta nói lên những điểm mà ta không tin đối với lời dạy của bậc thầy, điều đó như là một sự xúc phạm với thầy, nên họ ngại nói những điều như thế. Họ chỉ im lặng và đồng tình. Qua câu chuyện trên, đức Phật đã gửi đến cho chúng ta một bức thông điệp rằng, Phật tử phải là người có trí tuệ, phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tin vào bất kỳ một điều gì. Ðừng có bảo thủ, cố chấp vị trí xã hội của mình, ta có thể học hỏi bất cứ ở đối tượng nào, ngay cả ở những em bé nhỏ.

Hãy nhìn vào những cảm thọ của mình, ta sẽ thấy những duyên cớ nổi lên ý nghĩ thích hay không thích thật là trớ trêu. Con người trong xã hội thường nói và suy nghĩ theo trí nhớ, Phật pháp đòi hỏi con người phải nhìn nhận đúng sự thật. Và như thế, để giải thích sự thật cho mọi người chấp nhận không phải là chuyện dễ. Do đó, hiểu được Phật pháp là khó khăn. Nếu ta hiểu được Phật pháp, ta sẽ thực tập mà không cần phải đợi trở thành một tu sĩ, mặc dầu cuộc sống của người tu sĩ rất thuận lợi để thực tập.

Nhưng nếu chúng ta đang bị ràng buộc bởi gia đình và những trách nhiệm khác thì làm sao có thể thực tập? Không ít người nghĩ rằng, hình thức cư sĩ thì không thể thực tập Phật pháp. Ðó là ý tưởng hoàn toàn sai lầm. Dù với cương vị nào, nghề nghiệp nào, là giáo viên, bác sĩ, người giúp việc... ta cũng có thể thực tập ngay trong mỗi giây phút của cuộc sống, nó như hơi thở của mỗi người. Ta ý thức những điều mà mắt, tai, mũi... của ta cảm thọ được. Tâm nảy ý tưởng thích thú, ta biết đó là ý tưởng thích thú; khi khổ thọ nảy sinh, ta nhận diện chúng ngay...

Ta có thể tìm thấy hạnh phúc ở đâu trong thế giới này? Không lẽ ta trông chờ mọi người cư xử tốt đẹp với ta suốt cả đời sao? Ðiều đó là không thể có. Nên biết rằng, cuộc sống là đơn giản, ta phải biết được sự thật của nó. Ðức Phật đã từng sống trong thế giới này chứ không ở đâu khác. Ngài đã từng có gia đình nhưng Ngài đã nhận ra những giới hạn và ràng buộc của nó. Thế tại sao ta còn nghi ngờ về khả năng thực tập của người cư sĩ?

Không ít người đi giảng chỉ để nghe mà thôi, nghĩa là họ không thực sự lắng nghe, người thì tán gẫu những chuyện đâu đâu, người thì phì phèo thuốc lá... Nghe pháp trong tâm trạng" khi nào thì thầy giảng xong nhỉ?..." thì làm sao mà có kết quả?

Giá trị của Phật pháp không phải ở trong sách vở mà ở trong đời sống kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Nếu ta nhận biết Phật pháp ngay trong ta, ta mới thấy được chân lý.

Hạnh phúc và an lạc hiện hữu ngay trong cuộc đời này. Phải kiếm tìm bằng cách thực tập không ngừng trong từng phút giây hiện tại, ở bất cứ vị trí xã hội nào, chắc chắn bạn sẽ cảm nhận hương vị ngọt ngào của chánh pháp sự sống.

Thiền sư Ajahn Chah - Thích Hải Tâm dịch
Sống trong Phật Pháp còn gọi là sống trong tuệ Bát Nhã đó các bạn.
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
"Đốn ngộ nhập đạo yếu môn" của Huệ Hải (Đại Châu):

Thiền sư Huệ Hải là đệ tử của Mã Tổ Đạo Nhất, cháu đời thứ ba của Lục Tổ Huệ Năng.​

***" Vô niệm là ở tất cả chỗ mà không tâm, không tất cả cảnh, không có những nghĩ cầu, đối các cảnh sắc hằng không khởi động. Được vô niệm gọi là chân niệm. Nếu dùng niệm khởi nghĩ làm niệm là tà niệm, chẳng phải chánh niệm."​

***"Người được vô niệm, sáu căn không nhiễm, tự nhiên được vào tri kiến chư Phật."​

1- Đã nói vô niệm làm Tông, chưa biết vô niệm là vô niệm nào ?
- Vô niệm là không tà niệm, chớ chẳng phải không chánh niệm.​

2- Thế nào là tà niệm ? Thế nào là chánh niệm ?

- Niệm có, niệm không, là niệm tà, chẳng niệm có không là niệm chánh; niệm thiện, niệm ác là niệm tà, chẳng niệm thiện ác là niệm chánh; cho đến niệm khổ vui, sanh diệt, thủ xả, oán thân, yêu ghét thảy đều là niệm tà, chẳng niệm khổ vui… là niệm chánh.​

3- Thế nào là chánh niệm ?
- Chánh niệm là chỉ niệm Bồ-đề .​

4- Bồ-đề có thể được chăng ?
- Bồ-đề không thể được.​

5- Đã không thể được làm sao chỉ niệm Bồ-đề ?
- Bồ-đề chỉ là danh tự giả lập, thật không thể được. Cũng không có trước sau được. Vì không thể được nên không có niệm. Chỉ cái không niệm ấy gọi là chân niệm. Bồ-đề không có chỗ niệm. Không có chỗ niệm tức là tất cả chỗ không tâm, ấy là không có chỗ niệm."​

6- Tâm trụ chỗ nào là trụ ?
- Tâm trụ chỗ không trụ là trụ.​

7- Thế nào là chỗ không trụ ?
- Chẳng trụ tất cả chỗ, ấy là trụ chỗ không trụ.​

8- Thế nào là chẳng trụ tất cả chỗ ?
- Chẳng trụ tất cả chỗ là : Chẳng trụ nơi lành dữ, có không, trong ngoài, chặng giữa, chẳng trụ không, cũng chẳng trụ chẳng không, chẳng trụ định, cũng chẳng trụ chẳng định, tức là chẳng trụ tất cả chỗ. Chỉ cái chẳng trụ tất cả chỗ, ấy là chỗ trụ. Người được như thế, gọi là tâm không trụ. Tâm không trụ là tâm Phật."​

-"Nếu tự biết rõ ràng tâm chẳng trụ tất cả chỗ, gọi là rõ ràng thấy được bản tâm, cũng gọi là rõ ràng thấy tánh vậy. Chỉ cái tâm chẳng trụ tất cả chỗ ấy, tức là tâm Phật, cũng gọi là tâm giải thoát, tâm Bồ-đề, tâm vô sanh, sắc tánh không. Kinh nói : “chứng vô sanh pháp nhẫn” đó vậy." (Tâm Thái).
===========================
===========================​
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Ngón Tay Quá Lớn

images

Một học giả đến thăm Thiền viện thấy đa số tăng chúng có vẻ quê mùa, chất phác thì có ý khinh thường. Thỉnh thoảng ông đưa ra những vấn đề cao xa trong các luận phái Phật giáo để thảo luận nhưng Tăng chúng chẳng mấy quan tâm. Cuối cùng ông trách Sư:

- Sao Thầy chẳng dạy Tăng chúng kinh luận gì hết?

Sư nói:

- Ông chỉ thấy danh mà không thấy thực, thấy tướng mà không thấy tánh.

- Sao lại không, tất cả Kinh Luận đều phân biệt danh - thực, tướng - tánh, sắc - không, sinh - tử, Niết - Bàn, chân đế - tục đế, hữu - vô v.v... không học sinh luận thì làm sao hiểu được.
SmiliesDTK004.gif


Sư than:

- Ôi! Quả là ngón tay của ông đã lớn hơn mặt trăng mất rồi...!? (Sưu tầm)
images

**********************************************
Lời bàn: Nhục thị vô nhân là thói phàm phu của kẻ tự cao tự đại, tu đạo tưởng như tu đời. Nói giỏi, luận khéo là hay. Chê bai người hiền. Là lối tu ngoại vi. Càng tu thì cái ngã càng lớn chẳng có lợi ích gì!
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
......
Lời bàn: Nhục thị vô nhân là thói phàm phu của kẻ tự cao tự đại, tu đạo tưởng như tu đời. Nói giỏi, luận khéo là hay. Chê bai người hiền. Là lối tu ngoại vi. Càng tu thì cái ngã càng lớn chẳng có lợi ích gì!

Hiền huynh Cầu Pháp ơi !
Hiền huynh hãy cám ơn tiểu muội đi, vì tiểu muội chính là người "Mục thị vô nhơn" (trong con mắt không thấy có ai).
:khicon35::khicon35::khicon35:
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Hiền huynh Cầu Pháp ơi !
Hiền huynh hãy cám ơn tiểu muội đi, vì tiểu muội chính là người "Mục thị vô nhơn" (trong con mắt không thấy có ai).
:khicon35::khicon35::khicon35:
Mục thị hỉ nhơn thì đúng hơn. Chẳng lẽ Huynh không biết.

Lục Tổ Huệ Năng khi nghe " Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm '' mà ngộ và

Huynh hình như còn nhớ lời Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã nói "Tôi là ai?'' "ai là tôi?"...Có phải đó là những công án của tổ ?

Còn Đức từ phụ của chúng ta là Ngài Thích Ca Mâu Ni Phật, khi còn là Thái-Tử Ngài nói gì trước khi tầm đạo ?
:heocon59:
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Một ông tăng cung kính hỏi Huệ Lâm Từ Ái :
-Một người ngộ đạo có thể nói ra sự cảm thọ và ngộ cảnh không ?
-Nếu đã ngộ, không thể nói ra.

-Khi không nói ra được thì cảnh tượng thế nào ?
-Giống như người câm ăn mật.

(Ông tăng hỏi câu thứ hai)

-Một người chưa ngộ nhưng có biện tài, những gì ông ta nói có thể coi là thiền ngộ không ?
-Nếu chưa ngộ, những gì nói ra sao có thể coi là thiền ngộ được ?

-Không ngộ coi là ngộ thì giống gì ?
-Giống như vẹt học nói tiếng người.


(Nghi vấn)

-Người câm ăn mật là biết và vẹt học nói tiếng người là không biết, như trẻ con học nói nhưng không hiểu nghĩa.

(Ông tăng hỏi câu thứ ba)

-Người chưa ngộ làm sao thuyết pháp độ sinh ?
-Mình biết nói cho người khác biết, mình không biết không nói cho người khác biết.


-Hiện lão sư biết hay không biết ?
-Tôi như người câm ăn hoàng liên bị đắng nói không ra. Cũng như vẹt học nói rất giống. Ông nói tôi biết hay không biết ?
(Tinh Vân Thiền Thoại:Ngộ và không ngộ. )

Ông tăng ngay đó giác ngộ. Còn Cầu Pháp đời này nghe vẩn mù tịt...hi hi!?
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Lâm Tế hét, Đức Sơn đánh.

Chúng ta thường thấy một bộ ba bức tranh thiền treo ở thiền viện. Bức vẽ tổ sư Đạt Ma treo ở giữa, một bên treo Lâm Tế mở miệng hét, một bên là Đức Sơn cầm gậy. Bộ tranh này được gọi là Ma Đức Lâm. Cây gậy và tiếng hét đã được coi như tiêu biểu cơ dụng của Thiền Môn. Hai người đó được coi như những bực anh hùng. Nhưng thiền cơ không chỉ nhờ vào hét, đánh, như Triệu Châu dùng ba tấc lưỡi cũng đã làm mọi người tin phục.

Có một ông tăng hỏi Thủ Sơn :
-Lâm Tế hét, Đức Sơn đánh cứu cánh là ý nghĩa gì ?

-Ông thử nói coi.
Ông tăng hét lên một tiếng.
-Đồ mù.

Ông tăng lại hét lên một tiếng nữa.
-Đồ mù hỗn, chỉ hét bậy, còn ra thể thống gì !
Ông tăng vái lậy lui ra. Thiền sư lại nện cho ông một gậy.
(Nhất Nhật Nhất Thiền Ngữ)

Forum:

Tại sao! Ông tăng bị Thiền sư nện cho một gậy, còn cám ơn Thiền sư...!?
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Bí quyết thành công.

Chúng đệ tử muốn biết bí quyết thành công là gì, bèn đi hỏi sư phụ. Thiền sư không trực tiếp trả lời, chỉ vung 2 tay ra trước rồi vẫy về sau và nói :
-Từ hôm nay trở đi, mỗi ngày các ông đều làm động tác này 300 lần.
Một tháng sau thiền sư hỏi :
-Ai làm theo lời tôi dặn.

Hầu hết các thiền sinh đều giơ tay. Thiền sư gật đầu. Lại một tháng sau nữa thiền sư lại hỏi, chỉ có một nửa số thiền sinh giơ tay. Một năm sau thiền sư lại hỏi thì chỉ có một thiền sinh giơ tay.
(Nhất Nhật Nhất Thiền)

Sự thực, việc dễ làm nhất lại là việc khó làm nhất. Và việc khó làm nhất lại có thể biến thành dễ làm, quan trọng ở chỗ chúng ta có chịu kiên trì làm hay không.
*******************************
Sự lạm bàn cp:

Bài này đâu phải là công án! - Chỉ là lối giảng theo sự ám thị hay thí dụ mà thôi. Các bạn thử nghĩ xem, tu là sửa, sửa được mới chính là tu. Việc nhỏ không làm được thì làm sao lo việc lớn. Cầu thành Bồ Tát thì rất là khó rồi.

Vậy, việc nhỏ là gì trong đời sống chúng ta ?
 
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên