đạo phật và khoa học hiện đại

nhuphong

Registered
Phật tử
Tham gia
11 Thg 8 2014
Bài viết
41
Điểm tương tác
0
Điểm
6
Cư sỹ Như Trụ biên soạn
ĐẠO PHẬT VÀ KHOA HỌC HIỆN ĐẠI.
NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO

1.jpg

Phật lịch 2559 Dương Lịch 2015
LỜI NÓI ĐẦU

Tôi đã đọc sách “Hướng dẫn ứng dụng năng lượng sinh học” của tiến sĩ Nguyễn Đình Phư.
Sách đã được hội đồng khoa học trung tâm đào tạo CEFIN thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam chọn làm giáo trình huấn luyện ứng dụng năng lượng sinh học, nhằm nâng cao hiểu biết và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.
Sách đã tập hợp khá đầy đủ những thành tựu khoa học và các công trình nghiên cứu ứng dụng năng lượng sinh học.
Lại đề xuất những phương pháp đào tạo, huấn luyện rất mới mẻ, đã và đang thực hành có hiệu quả về cách chữa bệnh không phải dùng thuốc.
Liên hệ giữa nhận thức về nội dung cuốn sách với kiến thức khoa học và Phật học là nguyên nhân khiến tôi biên soạn bài: “Đạo Phật và khoa học hiện đại”.
Bài biên soạn nhằm chia sẻ với bạn đồng tu về Pháp môn Niệm Phật, với độc giả có duyên với Phật Pháp để cùng hiểu về: đức Phật, Đạo Phật và Pháp môn Niệm Phật.
Đó là mục đích của tôi khi biên soạn bài này vậy.
Nam mô A Di Đà Phật.

MỤC LỤC
I. Khoa học hiện đại phát triển tới đâu, ở đó đã có Đạo Phật. ................................9
II. Trong kinh Hoa nghiêm Phật chỉ rõ thể tính của năng lượng bản thể giác tính
(Phật tính)...........................................15
III. Từ kinh Lăng Nghiêm thấy ra được nguyên nhân xuất hiện chúng sinh khắp
Pháp giới.............................................31
IV. Vận dụng Phật Pháp và khoa học hiện đại để nhận biết thân tâm con người...36
1. Nhận biết về thân con người.........................38
a. Về thần kinh hệ ........................................39
b. Về xác thân sinh diệt ...............................40
c. Liên hệ giữa chủng tử nghiệp với ghen di truyền có trong hợp tử ( trứng đã thụ tinh) của cha
mẹ trong quá trình hình thành bào thai .............43
2. Nhận thức về tâm con người.........................53
a. Nhận thức về tâm mê của con người ........53
b. Nhận thức về tâm giác vốn có của con người .....................................................................59
3. Nhận thức bổ sung về thân, tâm con người..............................................................................59
a. Vận dụng, liên hệ, đối chiếu giữa kiến thức Phật pháp, kiến thức khoa học và thành tựu khoa
hoc hiện đại về 7 vầng hào quang bao quanh cơ thể con người đẻ lý giải lời dạy của Phật....................59
b. Thành tựu khoa học hiện đại về bảy vầng hào quang bao quanh cơ thể con người đã làm sáng
tỏ đạo lý nhân quả luân hồi của Phật là chân thật, khách quan và khoa học.......................................73
c. Nhận thức về sự khác nhau giữa chúng sinh hữu tình là con người và chúng sinh hữu tình là
thực vật và động vật............................................114
V. Pháp môn niệm Phật là pháp môn khoa học hiện đại về hào quang năng lượng trí
tuệ Phật.............................................117
1. Pháp môn niệm Phật là pháp tha lực về hào quang năng lượng trí tuệ Phật............................117
a) Sơ lược tiểu sử của Phật A Di Đà và xuất xứ của Pháp Môn Niệm Phật...................................117
b) Nội dung của đại nguyện 13, 14 (trích kinh Vô Lượng Thọ do cư sĩ Hạ Liên Cư hội tập).......118
c) Nội dung của đại nguyện thứ 18.............122
d) Thành tựu khoa học hiện đại về 7 vầng hào quang bao quanh cơ thể con người và kiến thức về bản chất sóng năng lượng sinh học đã làm sáng tỏ pháp môn niệm Phật là pháp môn khoa học hiện đại về hào quang năng lượng trí tuệ Phật và việc hồi hướng công đức niệm Phật là chân thật, khách quan và khoa học ................................................127
e) Điều kiện để người tu Pháp môn niệm Phật được Phật A Di Đà tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc là chính niệm tín và nguyện.................................131
f) Người tu pháp môn niệm Phật giữ được chính niệm (tín, nguyện) cho đến trước khi lâm
chung. Đến khi lâm chung được Phật A Di Đà cùng Thánh chúng tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc..134
g) Sơ đồ Nhân Duyên Quả của Pháp môn Niệm Phật.....................................................................139
2. Trong thời kỳ Mạt Pháp chỉ có pháp môn niệm Phật là pháp môn duy nhất, Phật độ chúng sinh
phàm phu giải thoát khỏi biển khổ luân hồi sinh tử và tu tiếp thành Phật......................................140

I. Khoa học hiện đại phát triển tới đâu, ở đó đã có Đạo Phật.
Trong Phật Pháp có khái niệm về chúng sinh.
Vậy chúng sinh là gì?
Số nhiều, số đông gọi là chúng.
Số nhiều số đông sinh ra (tạo ra ) mới có gọi là chúng sinh.
To như dãy núi, nhỏ như hạt bụi.
Lớn như con voi, bé như con kiến.
Cao như ngọn cây, thấp như ngọn cỏ… Đều là chúng sinh cả.
Chúng sinh chia làm hai loại chính:
Chúng sinh vô tình, khoa học gọi là vật chất vô sinh.
Chúng sinh hữu tình, khoa học gọi là vật chất hữu sinh.

Lại còn có chúng sinh vô hình và chúng sinh hữu hình.v.v... Phần tử nhỏ nhất của vật chất vô sinh là phân tử.
Phân tử vẫn là chúng sinh vì còn do nguyên tử cấu tạo nên (Thuyết Phân tử- Nguyên tử).
Nguyên tử vẫn còn là chúng sinh vì còn do hạt nhân và electron (điện tử) cấu tạo nên Thuyết Cấu tạo Nguyên tử).
Hạt nhân nguyên tử vẫn còn là chúng sinh vì còn do nơtron và *** cấu tạo nên (Thuyết Cấu tạo Hạt nhân Nguyên tử).
Chỉ còn nơtron, ***, electron nó không từ cái gì sinh ra (tạo ra) nên không phải là chúng sinh mà thôi.
Nơtron, ***, electron là năng lượng bản thể cấu tạo nên vũ trụ.
Nó có thể tính riêng biệt: Nơtron không tích điện (trung hòa điện), nó tập trung khối lượng của cả nguyên tử, mỗi nơtron có khối lượng là 1đvC.
*** tích điện dương, mỗi *** tích 1 đơn vị điện tích dương (+1).
Electron tích điện âm.
Mỗi electron tích 1 đơn vị điện tích âm (-1).
Vì là thể tính riêng biệt nên gọi là tự tính.
Kinh Lăng Nghiêm Phật gọi là Pháp giới tính.
Bát Nhã Tâm Kinh Phật gọi là tính không.
Thế nên, Bát Nhã Tâm Kinh có đoạn “Này xá lợi tử sắc (vật chất) chẳng khác không (năng lượng), không chẳng khác sắc.
Sắc tức là không, không tức là sắc, thọ tưởng hành thức cũng đều như thế Này xá lợi tử!
Tướng “không” của vạn pháp, không sinh không diệt, không nhơ không sạch, không thêm không bớt.
Cho nên trong chân không không có nhãn nhĩ…”.

Trong kinh Lăng Nghiêm đoạn nói về đại địa, Phật mô tả như sau: “Ông hãy xét cái tính của đại địa to thì làm đất liền, nhỏ thì làm vi trần cho đến lân hư trần, do chẻ chất cực vi là sắc tướng nhỏ tột ra thành bảy phần mà thành.
Nếu chẻ lân hư trần nữa thì thật là tính hư không.
A nan. Nếu cái lân hư trần đó chẻ ra thành được hư không thì biết hư không cũng sinh ra được sắc tướng…”.

Như vậy đối chiếu với thành tựu thực nghiệm của khoa học hiện đại thì: Vi trần là sắc tướng nhỏ tột chính là phân tử Lân hư trần chính là nguyên tử Tính hư không chính là năng lượng bản thể của nơtron, *** và electron.
Bát Nhã Tâm Kinh và Kinh Lăng Nghiêm Phật nói cách đây gần hai nghìn sáu trăm năm.
Cho đến thế kỷ thứ 20 nhà bác học vĩ đại Anhxtanh mới tiên đoán về sự tương đương giữa vật chất và năng lượng: “Vật chất là năng lượng cô đặc lại. Năng lượng là vật chất phân tán ra.”
Và Anhxtanh đã phát biểu: “Khoa học hiện đại phát triển tới đâu, ở đó đã có đạo Phật.”
Nhờ khoa học hiện đại khám phá ra 3 năng lượng bản thể nơtron, *** và electron, con người mới hiểu được nguồn gốc cấu tạo nên vật chất vô sinh (chúng sinh vô tình).
Còn nguồn gốc sinh ra vật chất hữu sinh (chúng sinh hữu tình), khoa học hiện đại chưa khám phá ra được.
Nhưng kinh Lăng Nghiêm Phật nói: Pháp giới tính duyên khởi ra chúng sinh vô tình và hữu tình khắp Pháp giới (vũ trụ).
Trong Pháp giới tính đó ngoài ba năng lượng bản thể nơtron, *** và electron (thuộc năng lượng vật lý) còn có năng lượng bản thể thứ tư.
Đó là năng lượng bản thể giác tính.
Tính thấy tính biết đúng sự thật về nhân sinh và vũ trụ (năng lượng tâm linh).
Kinh Hoa nghiêm gọi là Phật tính.
Bát Nhã Tâm Kinh gọi là tính chân không.
Trong sách Hướng dẫn ứng dụng năng lượng sinh học tiên đoán là năng lượng thông tin.
Tại sao lại gọi giác tính là Phật tính?
Đức Phật Thích Ca thành đạo dưới gốc cây Bồ Đề, người Ấn Độ thời đó gọi ngài là Bútđa.
Nghĩa của từ Bút đa là giác.
Người Trung Quốc gọi ngài là giác giả và chuyển âm của từ Bútđa là Phật Đà, bỏ chữ Đà còn lại chữ Phật.
Phật là giác, nên giác tính cũng là Phật tính vậy.
Thành Phật là trở về với Pháp giới tính (bản thể tuyệt đối).
Nên tâm của Phật là năng lượng bản thể giác tính (Phật tính) phủ trùm Pháp giới (vũ trụ).
Thân của Phật trở về với năng lượng bản thể của ***, nơtron và electron có trong thân của chúng sinh vô tình và hữu tình khắp Pháp giới, nên gọi là Pháp thân.
Đức Phật nói: “Như vàng kia lấy ra từ quặng.
Thành vàng rồi, vàng không trở lại thành quặng được nữa.
Cũng như thế, Phật là do chúng sinh tu thành.
Thành Phật rồi, Phật không trở lại thành chúng sinh được nữa”.

Thế nên thành Phật là trở thành đấng Vô Thượng Giác hay Đấng giác ngộ Vô Thượng, không còn là chúng sinh nữa.
Những vấn đề trình bày ở trên là để hiểu về Đức Phật.
Còn thế nào là đạo Phật?
Đạo Phật là con đường tu hành thành Phật, con đường tu hành này như thế nào sẽ đề cập tới ở phần cuối bài.
II. Trong kinh Hoa nghiêm Phật chỉ rõ thể tính của năng lượng bản thể giác tính (Phật tính).
Thành Phật rồi, Phật mới hiểu và chỉ rõ thể tính của năng lượng bản thể giác tính gồm tám chữ:
Linh (linh thiêng), Minh (sáng biết),Đổng (rỗng rang), Triệt (thông thấu), Trạm (trong trẻo), Tịch (vắng lặng), Thường (còn), Hằng (lâu).

Xin trích lời chú giải tám chữ này từ kinh A Di Đà Sớ Sao: “Linh là tính linh giác (khôn biết).
Minh là trí sáng suốt.
Mặt trời, mặt trăng tuy có ánh sáng nhưng không được gọi là linh thiêng vì là vô tình.
Nay chỉ trong bản tính sáng suốt rất hay lạ khó lường, với sự sáng suốt ấy, không thể lấy chi so sánh cho cùng nên gọi là linh và minh.
Nghĩa là vừa khôn thiêng vừa sáng biết.
Đổng, Triệt là thông suốt, đổng là sự thông suốt cực điểm.
Mặt trời, mặt trăng tuy chiếu khắp nhưng không thể soi thấu vật trong chậu úp.
Thế là thông suốt mà chưa được hoàn toàn thông suốt vì còn bị chướng ngại.
Nay tính linh minh đây soi khắp đất trời, thấu trong vàng đá, bốn phương trên dưới không hề chướng ngại.
Vì là bản tính sáng suốt thông thấu, không chỗ nào là chẳng thông suốt như Thiên nhãn thông, Tha tâm thông.
Cái thông đây không phải là như đối với sự ngăn cách mà nói rằng thông, nên gọi là Đổng Triệt.
Trạm là không nhiễm ô, Tịch là không lay động.
Đại địa tuy tịch nhưng không thể bảo là trạm vì còn nhuốm màu chiến tranh, núi lở đất động.
Nay chỉ có bản tính rất vắng lặng, trong sạch vì không cặn bã.
Sự vắng lặng ấy không thể lấy chi so sánh cho cùng tận nên gọi là trạm tịch.
Hằng là hằng lâu, Thường là sự hằng lâu cực điểm.
Đại địa tuy bền chắc nhưng không tránh khỏi kiếp hoại.
Thế là lâu mà chưa thật là lâu.
Nay trạm tịch đây, với trước từ vô thủy, kéo sau vẫn vô chung, suốt xưa, suốt nay không hề biến đổi, bởi vì thường còn mãi mãi, không bao giờ chẳng thường, chẳng phải như cái thường đối với cái tạm mà nói rằng lâu, nên gọi là Thường Hằng.”

Do thể tính của bản thể giác tính như vậy, nên trí tuệ chân tâm Phật gồm có bốn trí: Thành sở tác trí, Diệu quan sát trí, Bình đẳng tính trí và Đại viên kính trí .
Thành sở tác trí
là trí tuệ muốn cái gì là cái đó hiện ra, không muốn nữa nó tự biến đi.
Diệu quan sát trí là trí tuệ quan sát vi diệu gồm có lục thần thông: như túc mạng thông là trí tuệ biết được mạng sống của mình, của người nhiều kiếp về quá khứ.
Tha tâm thông là trí tuệ biết được ý nghĩ của người khác.
Thiên nhãn thông là trí tuệ thấy biết rất xa xuyên qua từng vách lòng đất.
Thấy biết cảnh giới hữu hình và vô hình.
Thấy biết những điều xảy ra trong tương lai..v.v. và Thiên nhĩ thông là trí tuệ nghe biết thấu suốt xa gần.
Thần túc thông là trí tuệ tạo ra thần lực, khả năng biến hóa khôn lường như đằng vân, phân thân, v..v.
Lậu tận thông, đã tận diệt lậu hoặc là kiến hoặc và tư hoặc.
Các bậc thánh từ A La Hán trở lên đã có trí tuệ Diệu quan sát trí, tức 6 thần thông.
Nhưng đạt đến quả vị Phật thì Túc mạng thông trở thành Túc mạng minh (thấy biết mạng sống tột cùng quá khứ).
Thiên nhãn thông trở thành thiên nhãn minh (thấy biết tột cùng vị lai).
Lậu tận thông trở thành Lậu tận minh (tận diệt được lậu hoặc là vô minh hoặc).
Và có đủ 5 nhãn (mắt): nhục nhãn (mắt người), thiên nhãn (mắt trời), tuệ nhãn (mắt của Alahán), pháp nhãn (mắt của Bồ Tát) và Phật nhãn (mắt của Phật).
Bình đẳng tính trí
là trí tuệ bình đẳng tuyệt đối, không còn phân biệt ta, người chúng sinh vì đồng chung bản thể vậy.
Đại viên kính trí là trí tuệ siêu việt thấy đúng biết đúng, tột cùng sự thật về nhân sinh và vũ trụ nên gọi là vô thượng giác.
- Theo Phật pháp, tâm của con người tạo nên bởi tám thức:
(1) Nhãn thức (cái biết do mắt thấy).
(2) Nhĩ thức (cái biết do tai nghe).
(3) Tỵ thức (cái biết do mũi ngửi).
(4) Thiệt thức (cái biết do lưỡi nếm).
(5) Thân thức (cái biết do thân xúc).
(6) Thức thứ sáu được gọi là Ý thức (cái biết do ý căn nghĩ ngợi) chính là tâm thức.
(7) Thức thứ 7 gọi là Mạtna thức (thức chấp ngã) vừa là ý vừa là ý căn.
(8) Thức thứ 8 là A lại da thức, còn gọi là thần thức, chính là tâm trí tuệ hay tâm Phật của con người.

Kinh Lăng Nghiêm gọi là thức tinh nguyên minh, thức còn giữ nguyên tính Phật.
Nên mới có câu Phật tại tâm là như vậy.
Đặc tính của 8 thức được Đại sư Trần Huyền Trang, đời nhà Đường bên Trung Quốc thể hiện qua bài kệ như sau: “Anh em tám chú, một chàng si* (thức thứ 7) Riêng thức thứ 6 thật linh ly** (ý thức).
Năm chú ở ngoài lo buôn bán***
Làm chủ trong nhà đệ bát y” (thức thứ 8 hay thần thức).
Ghi chú: * Chàng si: si là si mê, sinh ra phiền não, tham, sân, thúc đẩy thân khẩu gây ác nghiệp.
** Thật linh ly: khôn ngoan, lanh lợi, tính toán, phân biệt...

*** Năm chú ở ngoài lo buôn bán: Năm chú ở ngoài là 5 thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỵ thức, thiệt thức, thân thức, 5 thức này nhận biết những điều thấy, nghe hay do năm căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân duyên theo năm trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc, rồi đưa những nhận biết này vào ký trong tàng thức (bộ nhớ) của thức thứ 8 tạo ra Pháp trần.
Những pháp trần này ví như những món lãi về tiền của.
Vì thế mới gọi năm thức ở ngoài lo buôn bán là như vậy.
Đặc tính của tám thức này còn đặc trưng bởi bốn chữ: Minh, ký, ức, trì.
Minh là sáng biết.
Ký là ghi lại trong tàng thức (kho thức).
Ức là nhớ lại.
Trì là giữ lại trong tàng thức.
Quá trình tu hành thành Phật, tám thức này chuyển dần thành bốn trí.

Tu chứng quả A la hán, năm thức: nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân thức chuyển thành Thành sở tác trí.
Thức thứ sáu chuyển thành Diệu quan sát trí.
Tu tiếp chứng quả vị Bồ tát Bát địa, thức thứ bảy là Mạtna thức chuyển thành Bình đẳng tính trí.
Tu tiếp chứng quả vị Phật, thức thứ tám A lại da chuyển thành Đại viên kính trí.
Khả năng siêu việt tiềm ẩn trong tâm con người, khoa học ngày nay đã đề cập tới. Trích trang 26 - 27 sách Hướng dẫn ứng dụng năng lượng sinh học:
“Con người mới khai thác được 1% năng lượng của vũ trụ, và đối với bản thân mình thì chưa quá 4% khả năng của bộ não”.
Ngoài trí thông minh, kỹ năng kỹ xảo, con người còn có nhiều khả năng tiềm ẩn khác mà khoa học giáo dục hiện nay chưa có khả năng phát huy lên được.
Những khả năng tiềm ẩn ấy là:
a. Thần giao cách cảm: Là khả năng thông tin của các cơ thể sống không dùng phương tiện vật lý.
Khả năng thần giao cách cảm có thể được dùng vào công tác ngoại giao, đối tác làm ăn, trong quân sự.
b. Nhìn xuyên không gian và thời gian: Là khả năng nắm bắt được sự kiện xảy ra trong quá khứ, hiện tại hay trong tương lai ở mọi lúc, mọi nơi.
Khả năng thấu thị được ứng dụng vào ngành sinh học định vị, khoa học tự dự báo…
Có ý nghĩa đối với cuộc sống.
c. Đoán và đọc ý nghĩ của người khác: Là khả năng nhận biết ý nghĩ của người khác, thậm chí bành trướng ý thức, buộc người khác hành động ngoài ý muốn của họ.
Khả năng này được ứng dụng trong thôi miên chữa bệnh, trong việc tìm đối tác làm ăn, ngoại giao
d. Hiệu ứng toàn lực và toàn thức:
- Hiệu ứng toàn lực: tương tác giữa các vật chất làm tan biến và tái tạo vật chất không bằng lực vật lý.
Tạp chí Vật lý có uy tín trên thế giới (Physical Review Letter 3 – 1993) có đề cập đến khả năng làm tan biến một con người thành các hạt siêu nhẹ và tái tạo tại một nơi khác.
- Hiệu ứng toàn thức: là khả năng tự có trí thông minh, sự hiểu biết không cần học, nhất là trong lĩnh vực tính toán, ngoại ngữ.
e. Chữa bệnh không dùng thuốc: Có nhiều phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.
Ở đây chúng ta đề cập đến khả năng chữa bệnh bằng năng lượng sinh học, ở các mức khác nhau: xung, sóng và màu sắc năng lượng…”

 Những hình ảnh trình chiếu về khả năng siêu việt của Tề Thiên Đại Thánh trong phim Tây Du Ký chính là mô tả thần thông trí tuệ Phật, nhưng ở mức độ thấp (chưa chứng A la hán).
Vì thế Tề Thiên Đại Thánh hay đến Nam Hải cầu Bồ Tát Quan Âm đến giúp.
Xin trích một số truyện kể về việc sử dụng thần thông của Đức Phật Thích Ca và các vị Thánh Tăng:
 Truyện kể về Đức Phật đi khất thực: Một hôm Đức Phật đến khất thực tại nhà ông trưởng giả (nhà giàu).
Khi mới đến cửa nhà, một con chó đang nằm trong gậm giường chạy bổ ra sủa rất dữ dội.
Phật để chó sủa một lúc mới lẩm bẩm (nói nhỏ) thuyết pháp cho nó.
Thế là chó ngừng cắn, cúp đuôi đi vào nằm lại trong gậm giường.
Vừa lúc chủ nhà mang cơm ra cúng Phật, thấy được cảnh ấy.
Con chó sau khi nghe Phật thuyết pháp, nó nằm lì không chịu ra ăn uống nữa.
Phật quán thấy con chó đã chết và được siêu thoát mới trở lại gia đình để khất thực.
Phật vừa tới cửa, chủ nhà chạy ra nói những lời rất nặng: “Mấy hôm trước ông nói gì với con chó nhà tôi mà sau đó nó không chịu ra ăn uống và đã chết?
Nó là con chó trông nhà rất tốt, tôi rất quý nó.
Thế mà vì ông, nó chết.
Ông còn quay lại đây làm gì nữa?”.
Phật nói: “Con chó ấy chính là bố ông đấy.
Bố ông làm được nhiều tiền mà chẳng dám tiêu, lại chẳng cho ai, giúp ai.
Có bao nhiêu thì mua vàng bạc tích lũy dần rồi cho vào lọ chôn ngay dưới gậm giường của mình, lúc sắp chết tiếc của không nói cho con cháu biết.
Sau khi chết đầu thai vào con chó của nhà mình, ngay khi còn bé nó đã nằm tại nơi chôn lọ vàng để canh giữ. Không tin, ông đào lên sẽ rõ.
Ông còn tham lam bỏn xẻn hơn cả bố ông đấy.
Hãy lấy bài học của bố ông để sửa mình.”

Chủ nhà sau đó đào lên, thấy đúng có lọ vàng như Phật nói.
Một số kinh khi Phật nói, Phật cũng vận dụng thần thông, phóng hào quang qua đỉnh đầu, tạo thành một màn hình cực lớn, trình chiếu những cảnh diễn ra để minh họa.
Trích một đoạn trong kinh Lăng Nghiêm: “Phóng hào quang khắp thị hiệnLúc đó đức Thế Tôn từ nơi nhục kế phóng ra trăm thứ hào quang báu, trong hào quang hiện ra hoa sen báu ngàn cánh, có hóa thân Như Lai, ngồi trên hoa sen.
Trên đỉnh phóng ra mười đạo hào quang bách hảo!
Trong mỗi đạo hào quang đều hiện ra những vị Kim Cương Mật Tích.
Số lượng bằng mười số cát sông Hằng, sách núi, Cẩm xứ khắp cõi hư không.
Đại chúng ngửa mặt lên xem, vừa yêu vừa sợ, cầu Phật thương xót che chở, nhất tâm nghe đức Phóng Quang Như Lai, nơi vô kiến đỉnh tướng của Phật, tuyên nói Thần chú…”

 Truyện kể về Hòa thượng Hư Vân, một thánh tăng Trung Quốc.
Ngài sinh năm 1840, thọ trên 120 tuổi.
Trong cuốn Hư Vân tự truyện có ghi: Ngài vận dụng thần thông trí tuệ để giải quyết một số việc khó. Trích một chuyện (trang 423– 425) tựa đề:
Cảm ứng “Khoảng tháng sáu năm Dân quốc thứ 33 (1944) lúc san mặt bằng bắt đầu xây dựng điện Thiên Vương (Tổ đình Vân Môn), tại phía hữu của trai đường hiện nay có một cây chương già rễ cây chằng chịt ăn sâu vào lòng đất.
Thân cây có chu vi khoảng hai tầm (mười sáu thước Tàu), cao khoảng vài trượng, lá che rợp đến nửa mẫu.
Thân cây rất nặng lại nghiêng về phía điện Tổ.
Nếu chừa cây này lại thì không tiện cho công trình xây mới, nhưng nếu chặt ngã thì e tổn hại nhiều mặt.
Bởi vì phía tây bắc của cây là điện Tổ cũ, phía đông bắc là Tăng liêu, phía tây nam là Đại điện cũ cùng Tam môn, chỉ có phương đông nam là không có trở ngại.
Nhưng sức nặng của thân cây lại nghiêng về phía ngược lại.
Khi chặt cây phải mất nửa tháng, càng đốn nó càng nghiêng về phía tây bắc, ngôi nhà cũ như điện Tổ, Đại điện càng thêm nguy khốn.
Đại chúng hoảng sợ, bối rối tìm cách cứu vãn tình thế.
Có người đề nghị dùng dây cáp kéo nó về phương đông nam, có người bàn dùng cọc chống ở phía tây bắc. Có người nói phải hạ cái nhà cũ đã.
Nghe bàn tán, Sư chỉ cười bảo: “Hãy để đó, hãy theo kế hoạch cũ mà đốn thôi, đừng có lo lắng hay rụt rè chi cả.”
Mỗi ngày trước khi mặt trời lặn, Sư đều đích thân chặt vài rìu.
Lâu ngày nó nghiêng về phía tây bắc, mặt tổ điện càng thêm bị đe dọa.
Một hôm sau giờ ngọ trai, Sư dẫn Tăng tục lên điện niệm Bồ Tát Quán Thế Âm như thường lệ, vừa nhiễu Phật xong, Sư ngồi kiết già trên chiếc ghế dài sắp ở mặt trước phía đông tây.
Gió lớn bỗng nhiên nổi lên, rung chuyển cả mái ngói, đại chúng biết cây đại thọ sắp đổ, sợ bị nó đè.
Chỉ thấy Sư điềm nhiên ngồi kiết già như thường lệ, không chút dao động, không hề phòng bị chi cả.
Trong phút chốc có tiếng ầm nổi lên, đất động nhà xiêu, bụi bay mù trời, không còn phân biệt rõ chi cả.
Lát sau biết cây đại thụ đã ngã mà chưa đè sập điện Tổ, đại chúng mới định thần sắc, đi ra ngoài xem, thấy cây đại thọ đổ về hướng đông nam, ngược lại với khuynh hướng thường ngày của nó.
Các phương khác đều vô ngại.
Đại chúng bàn tán xôn xao, ai cũng bảo là Hòa thượng có thần lực không thể nghĩ bàn.
Lúc bấy giờ biên giả cùng cư sĩ Hoàng Nhật Quang đang có mặt tại hiện trường, tận mắt thấy được sự thật này.”

 Một chuyện khác kể về Hòa thượng Tuyên Hóa, một Thánh Tăng Trung Quốc, hoằng pháp tại Mỹ từ năm 1962 đến 1995.
Trích trong quyển Khai thị trang 48 - 50. “Khi còn ở Đông bắc (Trung Quốc), vì phải xây chùa Tam Hoa, tôi vào thôn trang kiếm xe chở vật liệu.
Đến đâu cũng trả lời: Không có xe, không có thời giờ.
Bỗng một cô tới hỏi:
Con tôi bệnh nặng, bác sĩ đã chối không chữa cho nữa, nhà chùa có cứu được không?
Tôi đáp vì cô không hiếu thảo với cha mẹ chồng nên có sự không may.
Cô phải đối trước bàn thờ Tổ tiên sám hối, đối trước cha mẹ chồng từ nay ăn ở phải đạo thì con cô sẽ khỏi.
Cô ta làm đúng như lời, rồi bế đứa bé đến chùa.
Tôi định thần khấn Tam Bảo gia bị, vừa xoa đầu đứa trẻ, vừa chúc nguyện.
Nó liền mở mắt, một lúc sau rời tay mẹ, tụt xuống đất đi chơi.
Thế là ông thôn trưởng đưa ngay chín cái xe đến cho nhà chùa dùng.
Từ đó người ta tranh nhau làm công quả.
Giáo lý cao siêu, chỉ những bậc thượng căn mới biết quy ngưỡng.
Ngôi Tam Bảo lâu lâu cũng phải thị hiện thần lực để lòng người cảm phục mà quay về tu hành.
III. Từ kinh Lăng Nghiêm thấy ra được nguyên nhân xuất hiện chúng sinh khắp Pháp giới.
Mê thấy ra hư không, kết đặc (hóa hợp) thành sắc.

- Hư không kết đặc thành sắc chính là vật chất mà vật chất là chúng sinh.
Chúng sinh vô tình thuộc về năm đại: Đất đại, Nước đại, Gió đại, Hỏa đại, Không đại do nơtron, protron, electron tạo nên.
Chính là vô số dải ngân hà, vô lượng các vì sao, vô biên các thái dương hệ, trong đó có mặt trời, mặt trăng, núi rừng đất liền, sông ngòi biển cả, bầu khí quyển.v.v… Thêm hai đại nữa là kiến đại, thức đại.
Cùng với năm đại kể trên sinh ra chúng sinh hữu tình khắp pháp giới.
Do mê khiến thành chúng sinh, mà đã là chúng sinh hữu tình thì năng lượng của bản tâm không còn là năng lượng bản thể giác tính nữa, nó chuyển thành năng lượng sinh học có tần số dao động của sóng năng lượng thấp hơn rất nhiều tần số dao động của sóng năng lượng giác tính (Phật tính).
Nó tạo nên kiến đại và thức đại. Từ năng lượng bản thể giác tính là trí tuệ tâm Phật do mê nên chuyển thành năng lượng của chúng sinh.
Khoa học ngày nay gọi là năng lượng sinh học là trí tuệ bản tâm của các bậc Thánh.
Mê thêm một tầng nữa (mê đặc), năng lượng sinh học bản tâm của thánh A La Hán tiềm ẩn trong các tế bào thần kinh, của thần kinh hệ chính là thức thứ tám hay thần thức, là bản tâm của chúng sinh thuộc cảnh giới Phàm mà con người là trung tâm.
Vì thế Kinh Hoa Nghiêm Phật nói “Lạ thay, tất cả chúng sinh đều đầy đủ đức năng trí tuệ Như Lai (Phật đã thành) chỉ do vọng tưởng chấp trước (mê) mà không chứng đắc (không thành Phật).”
Như vậy, nguyên nhân có chúng sinh là do tâm bị mê.
Giác là Phật, mê là chúng sinh.
Vì giác là biết đúng sự thật, mê là biết sai sự thật.
Xin lấy ví dụ hình ảnh để làm rõ giữa tâm giác và tâm mê.
Một hồ nước trong vắt đứng lặng, mặt nước không hề gợn sóng, dụ cho tâm Phật (giác).
Đêm rằm mặt trăng soi bóng tròn rõ như thật.
Khi có gió thổi (gió dụ cho tâm mê) mặt nước gợn sóng, bóng trăng sai khác, nhìn không thật nữa.
Mặt nước gợn sóng dụ cho thức tâm chúng sinh.
Sóng nước cũng là nước trong hồ nước đứng lặng.
Thế nên thức tâm chúng sinh với chân tâm Phật không hai không khác, chỉ do mê – giác mà có hai có khác mà thôi, nên kinh Phật nói “Phiền não tức Bồ đề” vậy.
- Trong bản đồ mười pháp giới, có chín cõi giới là chúng sinh gồm: Bồ tát, Duyên giác, Thanh văn, Trời, Atula, Người, Súc sinh, Ngạ quỷ, Địa ngục.
Trong 9 pháp giới có 3 pháp giới thuộc cảnh giới Thánh là Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn và 6 pháp giới thuộc cảnh giới Phàm là Trời, Atula, Người, Súc Sinh, Ngạ Quỷ, Địa ngục gọi là 6 đạo luân hồi.
Nguyên nhân mà con người phải trôi lăn trong Lục đạo luân hồi là gì?

Khi sống tạo thiện nghiệp nhiều hơn hoặc ít hơn ác nghiệp một chút, khi chết sẽ được sinh lên ba cõi lành: Atula, Người, Trời.
Nếu tạo nghiệp ác quá nhiều so với nghiệp thiện cho tới không tạo thiện nghiệp nào, khi chết sẽ đọa vào ba ác đạo Súc sinh, Ngạ quỷ, Địa ngục.
Nên nguyên nhân con người phải trôi lăn trong lục đạo luân hồi là nghiệp.
Vậy nghiệp là gì?
Những điều thiện, điều ác do thân tức việc làm, miệng tức lời nói, ý tức ý nghĩ tạo ra thì gọi là nghiệp.
Việc làm thiện, lời nói thiện, ý nghĩ thiện gọi là nghiệp nhân thiện.
Nói, làm, nghĩ ác gọi là nghiệp nhân ác.
Khi gieo nghiệp nhân thiện thì được quả báo là phúc (gọi là phúc báo).
Khi gieo nghiệp nhân ác thì chịu quả báo khổ (gọi là khổ báo). Nghiệp là nhân, báo là quả.
Khi nhân quả nghiệp báo nối tiếp không ngừng thì gọi là luận hồi vậy.
IV. Vận dụng Phật Pháp và khoa học hiện đại để nhận biết thân tâm con người.

Phần tử nhỏ nhất của vật chất vô sinh (chúng sinh vô tình) là phân tử.
Phần tử nhỏ nhất của vật chất hữu sinh (chúng sinh hữu tình) là tế bào Tế bào có hai loại: tế bào thần kinh (còn gọi là nơron thần kinh) và tế bào sinh diệt.
- Tế bào thần kinh do vật chất thanh tịnh (tịnh sắc) kết đặc lại mà thành có nguồn gốc từ năng lượng sinh học ở môi trường, nên Phật Pháp gọi là tế bào tịnh sắc hay tế bào thắng nghĩa.
Nó ví như một chiếc pin nhưng là pin tế bào.
Chiếc pin thường thì nạp năng lượng của dòng điện một chiều là năng lượng vật lý, dùng hết năng lượng thì bỏ hoặc nạp lại.
Còn pin tế bào thì nạp năng lượng sinh học hay nhân điện, là năng lượng thần thức, chính là tâm trí tuệ của con người.
Khác với pin thường, pin tế bào chỉ nạp năng lượng một lần dùng cho cả đời, nó không bị tiêu hao.
Khi chết năng lượng thần thức này lại rút đi để nạp vào tế bào thần kinh của thân mới (nếu được sinh lại làm người).
Chức năng của tế bào thần kinh là bảo quản và truyền đạt năng lượng thần thức do sự điều hành của các cơ quan của thần kinh hệ.
- Tế bào sinh diệt: Phật Pháp gọi là tế bào phù trần.
Theo di truyền học, tế bào sinh diệt được cấu tạo bởi nhiều đại phân tử nhưng chủ yếu là phân tử prôtêin, đại phân tử ADN, gen di truyền và các nhiễm sắc thể.
Thành phần đặc trưng của tế bào con người gồm 46 nhiễm sắc thể, ghép thành 23 cặp, mỗi cặp có một nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ cha, một nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ mẹ.
Trên mỗi nhiễm sắc thể có hàng triệu phân tử ADN, trên mỗi phân tử ADN lại có vô số các gen di truyền.
Tế bào có hai loại: Tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục, tế bào sinh dưỡng có 23 cặp nhiễm sắc thể, tế bào sinh dục gọi là giao tử,có số nhiễm sắc thể bằng nửa số nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng.
Gồm hai loại: Tế bào trứng có 22 nhiễm sắc thể thường và 1 nhiễm sắc thể giới tính X, tế bào tinh trùng có 22 nhiễm sắc thể thường và một nhiễm sắc thể giới tính X hoặc Y (tế bào trứng chỉ có một loại nhiễm sắc thể X, tế bào tinh trùng có hai loại nhiễm sắc thể giới tính X hoặc Y).
Nhờ có khả năng tự phân đôi của phân tử ADN và nhiễm sắc thể, nên tế bào mới có khả năng sinh sôi phát triển.
1. Nhận biết về thân con người Phật dạy thân con người là thân tứ đại: Đất, Nước, Gió, Lửa.
Những thứ gì là chất rắn thuộc về đất, những thứ gì là chất lỏng thuộc về nước, những thứ gì chuyển động như máu chảy, không khí hít thở… thuộc về gió, thân nhiệt thuộc về lửa.
Phật còn gọi thân người là thân năm uẩn: Sắc uẩn, Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn, Thức uẩn, là năm nhóm vật chất.
Sắc uẩn là xác thân sinh diệt . Bốn uẩn thọ, tưởng, hành, thức là thần kinh hệ .
a. Về thần kinh hệ .
Nghiệp lực dẫn thần thức đi đầu thai.
Tế bào thần kinh hình thành ngay khi trứng mới được thụ tinh và năng lượng thần thức nạp ngay vào các tế bào thần kinh đó.
Tế bào thần kinh phân chia dần cùng với sự hình thành dần thân thể của hài nhi và phân chia đầy đủ thành hệ thần kinh hoàn chỉnh trước khi hài nhi chào đời.
Thần kinh hệ tồn tại không sinh diệt từ khi hài nhi chào đời cho đến lúc chết.
Nó chỉ bị rối loạn từng phần khi thân bị mắc bệnh hay suy nhược khi phải làm việc trí óc nhiều hoặc lúc về già.
Nó không nhận thức ăn từ môi trường đưa vào xác thân, trừ một số thần kinh trung ương phải làm việc về suy nghĩ và thấy nghe hay biết thì cần năng lượng lấy từ chất đạm mà thôi.
Thần kinh hệ tập hợp hơn 2 tỷ tế bào thần kinh, có chức năng bảo quản và truyền đạt năng lượng thần thức hay thức thứ tám tới các hệ cơ quan khác và các tuyến nội tiết… làm cho nó hoạt động và còn điều hòa hoạt động của các cơ quan… đó.
Nó còn bức xạ hào quang năng lượng thần thức ra ngoài tạo nên năm ấm chính là tâm mê của con người.
Tóm lại thần kinh hệ chỉ là công cụ bảo quản và phát huy tác dụng của thần thức đối với thân tâm của con người mà thôi.
b. Về xác thân sinh diệt.
Theo di truyền học, khi còn trong bào thai xác thân sinh diệt hình thành từ một tế bào sinh dưỡng hoàn chỉnh (23 cặp nhiễm sắc thể) gọi là hợp tử (trứng đã thụ tinh).
Nếu hợp tử có 22 cặp nhiễm sắc thể thường và một cặp nhiễm sắc thể giới tính XX thì bào thai phát triển thành con gái.
Nếu hợp tử có 22 cặp nhiễm sắc thể thường và 1 cặp nhiễm sắc thể XY thì bào thai phát triển thành con trai.
Tế bào sinh dưỡng (hợp tử) sinh sôi phát triển là nhờ vào nguồn dinh dưỡng lấy từ máu mẹ qua nhau thai và năng lượng sinh học qua thân mẹ.
Các tế bào sinh dưỡng mới sinh hợp thành các cơ, các mô, đến các cơ quan và thành xác thân sinh diệt hoàn chỉnh trước khi hài nhi chào đời.
Sau khi chào đời, hài nhi phải hít thở không khí qua cửa mũi và nhận thức ăn qua cửa miệng.
Thức ăn bất luận từ loại thực phẩm gì, nhưng qua tiêu hóa phải có đủ các chất chính:
Chất bột đường (phân tử gluxít), chất béo (phân tử lipit), chất đạm (phân tử protit), muối khoáng và vitamin.v.v...
Chất đường có tác dụng tạo năng lượng cho cơ bắp hoạt động đi đứng nằm ngồi.
Chất béo dùng để dự trữ, nó còn có tác dụng sinh năng lượng chống rét và chuyển hóa thành đường.
Còn chất đạm một phần tạo năng lượng cho 4% số tế bào thần kinh mà con người sử dụng cho hoạt động trí óc, phần còn lại cùng với một số chất, một số khoáng chất được đưa vào nhân tế bào để sản sinh ra tế bào mới.
Theo Di truyền học thì quá trình sinh hóa tạo ra tế bào mới do sự điều hành của năng lượng thông tin (sao mã, giải mã).
Năng lượng thông tin này do đại phân tử ADN bảo quản và truyền đạt.
Câu hỏi đặt ra là: Năng lượng thông tin khoa học hiện đại hiện nay xác định là năng lượng sinh học, nó do đâu mà có?
Mặt khác lại thấy, tế bào là phần tử sổng nhỏ nhất hợp thành xác thân.
Đã là phần tử sống thì phải dựa vào nguồn năng lượng nào đấy để tồn tại và sinh sôi phát triển.
Năng lượng đó chính là năng lượng sinh học có trong môi trường, đưa vào tế bào, nhưng qua cửa nào?
Khoa học hiện đại ngày nay về trường sinh học đã trả lời câu hỏi ở trên (trang 138 sách hướng dẫn ứng dụng năng lượng sinh học) và xác định cửa đó là luân sa.
Trích trang 33 – Sách Hướng dẫn ứng dụng năng lượng sinh học: “Cơ thể năng lượng sinh học quanh mỗi con người không ngừng vận động và tạo ra các điểm hút.
Quan sát thực tiễn, các nhà khoa học còn nhận thấy cơ thể năng lượng sinh học tồn tại dưới dạng sóng vật chất.
Giao thoa của 21 sóng năng lượng tạo ra đại huyệt (luân xa chính).
Giao thoa của 14 sóng năng lượng tạo ra trung huyệt (luân xa phụ).
Giao thoa của (n ≤ 7) sóng năng lượng tạo ra huyệt châm cứu (có tới 1000 huyệt).

Như vậy rõ ràng luân xa là cửa ngõ, nơi giao tiếp năng lượng của thân thể với môi trường.
c. Liên hệ giữa chủng tử nghiệp với ghen di truyền có trong hợp tử ( trứng đã thụ tinh) của cha mẹ trong quá trình hình thành bào thai Trên bản đồ mười Pháp giới có nêu nhân quả để được sinh lại làm người như sau:
Giữ gìn ngũ giới
Dù ít, dù nhiều
Sang, hèn, thọ, yểu
Theo nghiệp cảm chiêu.

Ngũ giới là năm điều luật ngăn cấm Phật tử tại gia tránh làm điều ác (gây nghiệp nhân ác).
Năm giới gồm:
- Một là: Không sát hại (từ bi không sát hại chúng sinh).
- Hai là: Không trộm cắp (ngay thẳng không lấy của người).
- Ba là: Không tà dâm (trong sạch, không quan hệ bất chính).
- Bốn là: Không nói dối (chân thật, không dối gạt).
- Năm là: Không uống rượu (ngày nay thêm không dùng chất kích thích, ảnh hưởng đến sức khỏe và thần kinh, khi say dễ bị kích động làm điều tàn ác).

Khi sống ta gây nghiệp, năng lượng nghiệp nhân của y nghiệp thiện ác được giữ lại trong tàng thức (bộ nhớ) của thức thứ 8 hay thần thức.
Năng lượng nghiệp nhân của thân khẩu nghiệp thiện ác được giữ lại trong phân tử ADN của nhân tế bào sinh diệt được gọi là chủng tử nghiệp.
Các chủng tử nghiệp trong phân tử AND liên kết với từng chủng loại của gen di truyền.
Trong từng chủng loại của gen di truyền đó, gen nào liên kết với chủng tử nghiệp thiện là gen tốt (đẹp).
Gen nào liên kết với chủng tử nghiệp ác gọi là gen xấu (kém).
Kinh Phật dạy “Khi chết muôn thứ mang chẳng được chỉ có nghiệp theo mình”. “Mình” là thần thức còn “nghiệp theo mình” gồm hai loại nghiệp chủ yếu là tích tụ nghiệp và cận tử nghiệp.
Tích tụ nghiệp gồm chủng tử nghiệp tạo ra trong kiếp sống trước khi chết, cộng với chủng tử nghiệp của quá khứ.
Cận tử nghiệp là nghiệp tạo ra trước khi chết. “Nghiệp theo mình” này khi sống là chủng tử nghiệp, khi chết theo thần thức rời bỏ xác thân dưới dạng năng lượng thông tin gọi là nghiệp lực.
Nghiệp lực này là động lực rất mãnh liệt nên nó dẫn thần thức đi đầu thai vào thân mới.
Kinh Phật còn dạy: “phi ân oán bất thành phụ tử”.
Có ơn thì đầu thai làm con để đền ơn (hoặc trả nợ).
Có oán thì đầu thai làm con để báo oán (hoặc đòi nợ).
Nếu đầu thai để đền ơn thì nghiệp lực đó là thiện vì tâm thiện mới nghĩ đến đền ơn.
Nghiệp lực thiện đó sẽ cảm chiêu nhiều với chủng tử nghiệp thiện của cha mẹ (cha mẹ giữ gìn ngủ giới nhiều).
Nhờ chủng tử nghiệp thiện nhiều đó mà bào thai phát triển tốt và ra đời nhờ nghiệp nhân thiện tạo ra ở kiếp trước sẽ được hưởng phúc báo là giàu sang phú quý, mạnh khỏe sống lâu.
Nếu đầu thai để báo oán thì sẽ ngược lại với đền ơn.
Đúng với nhân quả sinh lại làm người là “theo nghiệp cảm chiêu”.
Kiến thức của nền văn minh cổ Ấn Độ thì gọi là “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”.
Còn theo Di truyền học: Nếu bào thai tập trung (hay chọn) được nhiều gen tốt của cha mẹ có trong hợp tử, sẽ phát triển thành người con xinh đẹp hơn, mạnh khỏe sống lâu hơn và có tương lai tiền đồ hơn cha mẹ (bản sao tốt).
Nên tục ngữ có câu “con hơn cha là nhà có phúc”.
Ngược lại bào thai tập trung nhiều gen xấu của cha mẹ, sẽ phát triển thành người con xấu hơn, ốm yếu, mạng yểu hơn cha mẹ.
Đúng với câu tục ngữ “Đời cha ăn mặn đời con khát nước”.
Qua nhận thức như trên thấy chủng tử nghiệp thiện ác và gen di truyền có trong hợp tử của cha mẹ, đều là nhân tố quyết định người con được hưởng phúc báo (bản sao tốt) hay phải chịu khổ báo (bản sao xấu).
Nên nó đồng với nhau là một, là nguyên nhân dẫn đến kết luận về có sự giống nhau giữa đạo lý nhân quả luân hồi của Phật pháp với Di truyền học của khoa học hiện đại.
Nhưng tại sao có trường hợp nghiệp lực thiện dẫn thần thức đầu thai vào bố mẹ có chủng tử nghiệp thiện lại sinh ra người con hèn kém (bản sao xấu)?
Bởi vì có sự khác nhau về chức năng giữa cận tử nghiệp và tích tụ nghiệp.
Nghiệp lực của cận tử nghiệp có động lực mãnh liệt hơn động lực của tích tụ nghiệp, nên dẫn thần thức đến người có duyên ân oán để đầu thai.
Còn nghiệp lực của tích tụ nghiệp mới “cảm chiêu” với chủng tử nghiệp thiện ác (hay gen tốt, xấu) của cha mẹ, để nhận quả báo “sang, hèn, thọ, yểu”.
Thường thì cận tử nghiệp giống với tích tụ nghiệp (cùng thiện hay cùng ác) như những trường hợp nêu ở trên.
Còn khác nhau chỉ là cá biệt, nó chỉ xảy ra khi chủng tử nghiệp thiện hay ác của hậu báo biến thành hiện báo trước lúc chết.
Thí dụ: có người cả đời gieo nghiệp nhân ác nhiều hơn thiện (giữ gìn ngũ giới ít), nhưng trước khi chết (hấp hối), cuốn phim trải nghiệm cuộc đời quay lại những cảnh ác mình đã làm, bỗng nhiên thấy hổ thẹn, muốn được sống tiếp để đền bù thì bị tắt hơi (chết), nên cận tử nghiệp đó là thiện.
Nghiệp lực của cận tử nghiệp đó dẫn thần thức tìm đến đầu thai vào người mà mình chịu ơn, nhưng nghiệp lực của tích tụ nghiệp lại là ác nhiều hơn thiện sẽ cảm chiêu (chọn gen), với chủng tử nghiệp ác nhiều hơn thiện (gen xấu) của cha mẹ nên phải chịu khổ báo (bản sao xấu).
Vì thế mới xảy ra trường hợp cha mẹ thuộc gia đình hiền lương lại sinh con ngỗ nghịch.
Ngược lại cận tử nghiệp là ác tích tụ nghiệp là thiện sẽ xảy ra ngược lại như trên, nên mới xảy ra trường hợp cha mẹ hèn kém sinh con quý tử.
Qua phần phân tích hai hiện tượng như trên rút ra kết luận:
- Hai hiện tượng xảy ra như trên thuộc về biến dị của Di truyền học.
- Việc cảm chiêu với chủng tử nghiệp hay chọn gen tốt xấu của cha mẹ là chức năng của tích tụ nghiệp. Nghiệp lực của tích tụ nghiệp là thiện sẽ chọn được những gen tốt.
Nghiệp lực của tích tụ nghiệp là ác, chỉ chọn được những gen xấu mà thôi.
Việc chọn gen tốt xấu này bắt đầu từ khi trứng chưa được thụ tinh, bởi vì mỗi lần giao hợp có tới chục nghìn tế bào tinh trùng, vậy tế bào tinh trùng nào được cùng tế bào trứng tạo thành hợp tử?
Đó là công việc của nghiệp lực tích tụ nghiệp.
Ngoài việc chọn gen tốt xấu có trong tinh trùng lại còn chọn tinh trùng có nhiễm sắc thể giới tính X hay Y.
Vì trong số tế bào tinh trùng, một nửa mang nhiễm sắc thể giới tính X, một nửa mang nhiễm sắc thể giới tính Y.
Việc chọn tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính phụ thuộc vào thần thức của người nữ hay người nam tham gia đầu thai.
Nếu là nữ thì nghiệp lực tích tụ nghiệp theo cảm ứng giới tính chỉ chọn tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính X, còn nam là Y.
Cảm ứng giới tính này mang tính đặc thù nhưng cá biệt cũng có trường hợp thay đổi.
Thí dụ: có một người nữ nào đấy thấy thân nữ quá khổ, như phải mang nặng đẻ đau, nuôi con vất vả, lại phải thọ nhận cái thân yếu ớt và còn bị sức ép tâm lý về tập quán trọng nam kinh nữ .v.v... nên phát nguyện mạnh mẽ cầu Hồng Ân Tam Bảo được đổi sang thân nam ở kiếp sau và dũng mãnh tu hành làm lành lánh dữ, chắc cũng có thể thắng được cảm ứng giới tính của nghiệp lực tích tụ nghiệp mà chọn tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính Y để được mang thân nam ở kiếp sau.
Còn đối với nam, nếu người đó trọng nam khinh nữ một cách cực đoan, lại có những hành động tàn ác đối với vợ mình và những người nữ khác, thì chắc sẽ phải chuốc lấy hậu quả là nghiệp lực tích tụ nghiệp sẽ chọn tinh trùng có nhiễm sắc thể giới tính X để chuyển sang thân nữ ở kiếp sau.
Xin trích câu chuyện trong tác phẩm Thức Thứ Tám của tiến sĩ Lâm Như Tạng để minh chứng việc đổi từ thân nam kiếp này sang thân nữ kiếp sau:
Câu chuyện sau đây do bác sỹ Lan Ste-venson- giáo sư đại học Virgina Hoa Kỳ sưu tầm và thuyết trình tại đại học Virginia: Một cô gái Miến Điện (nay đã có gia đình) lúc sinh ra, các ngón tay trên bàn tay phải bị cụt gần sát bàn tay.
Cô thường nhớ về tiền kiếp kinh hoàng đã thuật lại cho người nhà nghe như sau: Kiếp trước cô là một người đàn ông đã tạo nhiều đau khổ cho người vợ khiến người vợ phải tự tử.
Người mẹ vợ rất căm giận quyết lập kế trả thù cho con gái mình.
Một hôm bà thuê một tên giết mướn dùng một thanh kiếm chặn đường chém người rể độc ác kia, anh ta sợ hãi quá liền đưa tay phải ra đỡ và la lên: Trời ơi! Đừng giết tôi!
Nhưng tên giết mướn vẫn không dừng tay, đưa một đường kiếm cắt đứt các ngón tay phải và đâm anh ta chết ngay tại chỗ.
Giáo sư Lan Stevenson đã cho cử tọa xem hình chụp bàn tay và giải thích đó là dấu tích của sự luân hồi bị chặt đứt ngay từ kiếp trước.
Việc đổi từ thân nam kiếp trước thành thân nữ kiếp này qua chuyện kể trên tương ứng với biến dị của di truyền học.
Qua hai kết luận nêu trên cùng với kết luận của phần trước khẳng định có sự giống nhau giữa đạo lý nhân quả luân hồi của Phật với Di truyền học của khoa học hiện đại.
Thế nên đạo lý nhân quả luân hồi là một học thuyết khoa học, nó khách quan và công bằng tuyệt đối.
Nếu gieo nhân thiện thì được hưởng quả phúc, gieo nhân ác phải chịu quả khổ ngàn vạn lần chẳng hề sai khác.
Chỉ vì chúng sinh không biết, không hiểu, không tin nhân quả nên mới bị hai tên giặc tham, sân thúc đẩy gây nghiệp nhân ác mà phải chịu trôi lăn mãi trong biển khổ luân hồi từ vô thủy kiếp đến nay.
Đức Phật vì thế xót thương mở ra pháp môn Thù Thắng cho chúng sinh tu hành, xả bỏ xác thân sinh diệt là xác thân vay mượn, là giả thân, Phật pháp gọi là giả tướng, để trở về với thật tướng là thân năng lượng, chính là báo thân Phật ở cõi Tịnh độ của đức Phật A Di Đà.
Pháp môn Thù Thắng đó là Pháp môn niệm Phật vậy.
2. Nhận thức về tâm con người.
a. Nhận thức về tâm mê của con người Tâm mê của con người còn gọi là vọng tâm, kinh Lăng Nghiêm gọi là thức tâm phan duyên hay căn bản sinh tử, kinh Tứ Niệm Xứ gọi là tâm vô thường, luận Đại Thừa Khởi Tín của Tổ Mã Minh gọi là tâm sinh diệt.

Trích bài giảng “Món ăn tinh thần” trong quyển Khai thị của Hòa thượng Tuyên Hóa để thấy rõ tâm này.
“Linh minh giác tính, hiện đang hoạt động ở sáu căn.
Tính thấy ở mắt, tính nghe ở tai, tính ngửi ở mũi, tính nếm ở lưỡi, tính xúc ở thân, tính biết ở ý.
Kinh Lăng nghiêm gọi giác tính này là căn bản Bồ Đề.
Bát Nhã gọi là căn bản trí.
Phật tính bản hữu này, nếu đứng quyền làm chủ nhân ông thì chính niệm hiện tiền, làm gì cũng tự tại, không chướng ngại.
Chúng ta sẽ là Thánh, Hiền, làm Tổ làm Phật.
Ngu si ám chướng, chúng ta không an định sống trong tính Bồ đề, cứ theo tâm phân biệt.
Suốt ngày đưa sáu trần ảo ảnh (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) vào tâm (Si).
Tôn sùng hai giặc tham sân làm chủ, tạo nghiệp sát đạo dâm vọng.
Cảm quả luân hồi sinh tử trong sáu đạo Trời, Người, Atu-la, Súc sinh, Ngạ quỷ, Địa ngục.
Thế là quên tính Phật vào cuộc đời ma Sách dạy một niệm không sinh, Phật tính hiện tiền Sáu thức vừa động, tâm bị che mờ.
Diệu minh bản hữu, thông thiên, triệt địa, viên mãn khắp mười phương, vẫn là thể chất của chúng ta, vẫn là nòng cốt sự sống của chúng ta.
Nhưng mê hẳn, hiện nay chúng ta đang theo nghiệp báo, nhận thân máu mủ tanh hôi làm thể xác.
Cả ngày tôi khổ, tôi vui, nhận thọ ấm là mình.
Tôi yêu tôi ghét, nhận tưởng ấm là mình.
Tôi thiện tôi ác, nhận hành ấm là mình.
Tôi nhận tôi biết, nhận thức ấm là mình.
Bị giam chặt trong năm ấm như thế, dù chỉ một lời nói, một việc làm sơ hở liền thành trâu, ngựa, gà, vịt vv... Đáng thương nhất là những người tu hành.
Một lòng muốn thoát ba đường ác.
Chỉ vì không phân biệt hai căn bản sinh tử và Bồ Đề ở ngay nơi sáu căn mà cứ vô tình bỏ Phật theo ma.
Chỉ học Phật, biết tới trí tuệ bản hữu mới hy vọng tỉnh ngộ.
Trong sáu đạo luân hồi, cõi Trời sung sướng quá, sáu căn gây mê quá mạnh nên khó tỉnh.
Các cõi dưới khổ quá, tinh thần bị cùm trong một thần kinh hệ không phương tiện giác tỉnh.
Chỉ có bộ óc con người có khả năng ngộ đạo.
Thân người là cơ quan tiến đạo, nhưng nó có bệnh đói khát.
Nếu không cho ăn uống thì mình khô sắc tụy, không thể thành đạo nghiệp.
Chúng ta phải ăn uống nuôi thân, nhưng thân hoạt động được, bộ máy tuần hoàn, bộ máy tiêu hóa, bộ máy hô hấp… đều do thần kinh hệ điều hòa, mà chủ chốt toàn bộ thần kinh là Phật tính.
Cho nên người tu phải tham thiền niệm Phật.
Trí tuệ quang minh mới là thực phẩm chính yếu”.

- Hòa thượng Tuyên Hóa dạy: “Quên tính Phật vào cuộc đời ma”.
Tính Phật chính là năng lượng thần thức tiềm ẩn trong toàn bộ tế bào thần kinh.
Khoa học đã tính được hơn hai tỷ tế bào thần kinh mà con người mới sử dụng có 4% năng lượng thần thức có trong hơn hai tỷ tế bào thần kinh đó.
Xin kể lại câu chuyện về Phật Thích Ca khi còn tại thế gian: “Trên đường đi giáo hóa chúng sinh, Phật dừng chân ngồi nghỉ tại một khu rừng.
Ngài nhặt một nắm lá trên tay và bảo ông Anan (thị giả của Phật): Con có biết không?
Những điều ta nói ra chỉ ít như nắm lá trên tay.
Còn những điều ta biết, nhiều như lá của cả rừng đại ngàn này.

Những điều Phật nói là ngôn từ thuộc về thức tâm dụ cho 4% số tế bào thần kinh mà Phật sử dụng khi mang thân người.
Còn những điều Phật biết thuộc về trí tuệ Phật là năng lượng bản thể giác tính phủ trùm vũ trụ, thấu suốt tận cùng quá khứ (túc mạng minh), tận cùng vị lai (thiên nhãn minh).
Chúng sinh sử dụng quá ít số tế bào thần kinh cho sự thấy biết, nên sự thấy biết đó quá mê lầm, chính là bỏ Phật theo ma vậy!
- Ngài còn dạy: “…hiện ta đang theo nghiệp nhận thân máu mủ tanh hôi là thể xác (sắc ấm).
Cả ngày tôi khổ, tôi vui, nhận thọ ấm là mình.
Tôi yêu tôi ghét, nhận tưởng ấm là mình.
Tôi thiện tôi ác, nhận hành ấm là mình.
Tôi nhận tôi biết, nhận thức ấm là mình…”

Sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm và thức ấm mà Tổ dạy ở trên Phật gọi là 5 lớp mê lầm do 5 uẩn ngăn che trí tuệ mà sinh ra.
Con người đã nhận 5 lớp mê lầm 5 ấm này là tâm tính của mình.
Chính là vọng tâm sinh diệt hay tâm mê của mình vậy.
- Kinh Lăng Nghiêm Phật dạy: Quá trình tu hành mà phá sạch được ba lớp mê lầm: Sắc ấm, Thọ ấm, Tưởng ấm thì kiến hoặc, tư hoặc sẽ không còn.
Tư hoặc chính là ba độc tham, sân, si.
Ba độc tham, sân, si không còn dẫn đến nghiệp sạch tình không là xả bỏ được xác thân sinh diệt, trở về với thân kim sắc là ứng thân Phật.
Người tu đã ra khỏi luân hồi sinh tử trong sáu đạo mà chứng quả vị thánh Alahán vậy.
b. Nhận thức về tâm giác vốn có của con người.
Tâm giác vốn có của con người kinh Lăng Nghiêm gọi là Thức Tinh Nguyên Minh hay căn bản Bồ Đề.
Luận Đại Thừa Khởi Tín của Tổ Mã Minh gọi là Tâm Chân Như.
Duy Thức Luận gọi là Thức Thứ Tám hay thức A lại da, chính là thần thức.
Nó là trí tuệ Phật của con người bị năm uẩn ngăn che, sinh ra tâm mê năm ấm.
Tâm mê năm ấm tạo ra nghiệp và chính nó lại bị nghiệp lực dẫn đi đầu thai hết vào thân này lại sang thân khác từ vô thủy kiếp đến nay chưa bao giờ tạm dừng.
3. Nhận thức bổ sung về thân, tâm con người.
a. Vận dụng, liên hệ, đối chiếu giữa kiến thức Phật pháp, kiến thức khoa học và thành tựu khoa hoc hiện đại về 7 vầng hào quang bao quanh cơ thể con người đẻ lý giải lời dạy của Phật “Năm uẩn ngăn che trí tuệ, sinh ra năm ấm” dẫn đến kết luận: sáu vầng hào quang bức xạ từ luân xa 1 đến luân xa 6 chính là 5 lớp mê sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm và thức ấm:
a/1. Thành tựu khoa học hiện đại về bảy vầng hào quang bao quanh cơ thể con người.
(Trích sách Hướng dẫn ứng dụng năng lượng sinh học.
Tác giả: Nguyễn Đình Phư do Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin phát hành tháng 8/1995 từ trang 138 - 143).
1. Cấu trúc và hào quang của con người.

Hệ thống hào quang được nhìn nhận từ xưa đến nay, có những khác biệt về tên gọi, màu sắc, số vầng.
Hào quang có thể cao 2,5m và rộng 1m bao quanh thân người.
Hình dạng hào quang giống hệt như một quả trứng.
Trường hào quang là nơi giao tiếp năng lượng và thông tin của cơ thể và môi trường chung quanh.
Hào quang được phân ra nhiều vầng khác nhau.
Các vầng lẻ 1, 3, 5, 7 có màu rõ rệt, còn các vầng chẵn hơi mờ.
2. Cấu trúc cụ thể.
Năng lượng sinh học bao quanh con người tạo ra bảy vầng hào quang khác nhau.
Đặc thù của mỗi vầng quyết định hình thái của cơ thể sống.
Trong phạm vi nghiên cứu một cách phổ cập, chúng ta quan sát bảy vầng hào quang theo thứ tự:
a. Vầng cảm giác.
- Vị trí: từ da ra 2,5cm, bao sát thân thể, có hình dạng như thân thể.
Giữ vai trò như một cái khung gồm những vạch năng lượng để tế bào dựa vào tồn tại và sinh sôi phát triển.
- Màu sắc: Màu xanh trong, nhạt, có khi xanh xám.
- Đặc trưng: cảm giác thể chất, hoạt động thể chất.
b. Vầng cảm xúc.
- Vị trí: Cách da 2,5 – 7,5cm.
- Màu sắc: Màu thay đổi từ vàng chói đến xám xịt nhưng lại chứa tất cả các màu của cầu vồng.
- Đặc trưng: Cảm xúc, cảm nghĩ.
c. Vầng tâm thần.
- Vị trí: cách da 7,5 – 20,5cm.
- Màu sắc: màu vàng chói.
- Đặc trưng: Đời sống tư duy.
d. Vầng tinh tú.
- Vị trí: cách da 15 – 25cm.
- Màu sắc: màu hồng là chủ yếu.
- Đặc trưng: tình cảm yêu thương.
e. Vầng hình thái bổ sung.
- Vị trí: Cách da 15 – 60cm, vầng hình trái xoan.
- Màu sắc: màu trong suốt trên nền cô ban.
- Đặc trưng: thái độ, lời nói, trách nhiệm.
f. Vầng thượng giới.
- Vị trí: cách da 60 – 82cm.
- Màu sắc: màu phấn là chủ yếu.
- Đặc trưng: trí tưởng tượng, suy đoán vượt qua giới hạn hữu hình.
g. Vầng nhân quả.
-Vị trí: tiếp nối vùng hình thái bổ sung, kích thước tùy thuộc bản thể.
- Màu sắc: gồm những sợi tơ vàng lấp lánh, cấu trúc vỏ dày 0,6 – 1,3cm, là nơi giao tiếp và phòng vệ năng lượng với môi trường, có tần số rung động lớn.
- Đặc trưng: Bản thể vật chất và đời sống tâm linh là nơi chứa đựng sơ đồ cuộc sống, trải nghiệm trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Đóng vai trò như một màn hình display để trình chiếu các cuốn băng video - tế bào ghi trải nghiệm cuộc sống.
Như vậy, hào quang của con người phân thành bảy vùng, luôn biểu hiện cảm giác, cảm xúc, ý nghĩ, ký ức, những trải nghiệm cuộc đời, bộc lộ tính cách đặc trưng và trạng thái sức khỏe của người đó. Hào quang hình thành lớp vỏ giao tiếp và phòng vệ năng lượng cho bản thể.”
3. Hào quang và luân xa.
Các sóng năng lượng sinh học tồn tại trong hào quang.
Theo các nhà nghiên cứu thì sóng này là sóng đứng, chúng đan chéo nhau giao thoa tạo ra điểm hút năng lượng.
Mối quan hệ giữa sóng năng lượng và hệ thống luân xa được mô tả như sau:
a. Luân xa chính.
Là giao thoa của 21 sóng năng lượng sinh học, chúng nằm trên dòng chảy lớn theo mạch nhâm về mạch đốc.
b. Luân xa phụ.
Là giao thoa của 14 sóng năng lượng sinh học.
Luân xa phụ nằm trên hai lòng bàn tay và lòng bàn chân.
c. Các huyệt châm cứu.
Là giao thoa của n (n<=7) sóng năng lượng sinh học.
Chúng có tới hơn một nghìn điểm nằm rải rác khắp cơ thể.
Luân xa là cửa ngõ, nơi giao tiếp năng lượng của thân thể với môi trường.
Chính tại mỗi luân xa, vầng vật chất tự phát sáng.
Mỗi luân xa liên quan đến một vầng hào quang và có chức năng riêng trong sự thụ nhận, điều chỉnh năng lượng bảo vệ sức khoẻ.
4. Mối quan hệ giữa các luân xa và các vầng hào quang.
Quan hệ giữa luân xa và các vầng hào quang được kiểm nhận qua trải nghiệm tập luyện và quan sát thực tiễn:
a. Vầng cảm giác liên quan đến luân xa 1
b. Vầng cảm xúc liên quan đến luân xa 2
c. Vầng tâm thần liên quan đến luân xa 3
d. Vầng tinh tú liên quan đến luân xa 4
e. Vầng hình thái bổ sung liên quan đến luân xa 5
f. Vầng thượng giới liên quan đến luân xa 6
g. Vầng nhân quả liên quan đến luân xa 7 Mức năng lượng sinh học ở mỗi luân xa liên quan đến độ sáng, màu sắc và kích thước của mỗi vầng hào quang.
Vấn đề này chúng ta sẽ có dịp làm quen trong các bài giảng về bản chất ánh sáng của năng lượng sinh học.

2.jpg


a/2. Lý giải lời dạy của Phật.
“Năm uẩn ngăn che trí tuệ sinh ra năm ấm”
dẫn đến kết luận: sáu vầng hào quang bức xạ từ luân xa 1 đến luân xa 6 chính là 5 lớp mê sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm và thức ấm.
 Lý giải về năm uẩn.
Thân thể con người do năm uẩn tạo nên.
Uẩn là chứa nhóm.
Vậy thân thể con người gồm năm nhóm vật chất là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn.
Trong năm nhóm vật chất này thì sắc uẩn là thân thịt xương da máu mủ.
Bốn uẩn còn lại chính là phần còn lại của thân thể là hệ thần kinh.
Hệ thần kinh là do hơn hai tỷ tế bào thần kinh tạo nên.
Hơn hai tỷ tế bào thần kinh này tích chứa hay tiềm ẩn năng lượng trí tuệ của con người, chia thành bốn nhóm.
Nhóm tế bào thần kinh tích chứa hay tiềm ẩn năng lượng trí tuệ thuộc về thọ (cảm giác, cảm xúc khổ vui).
Nhóm thuộc về tưởng (tư duy, tình cảm).
Nhóm thuộc về hành (thiện, ác).
Nhóm thuộc về thức (nhận biết).
 Lý giải về ngăn che trí tuệ.
* Trí tuệ:
Trí tuệ của con người chính là năng lượng của thức A lại da hay thức thứ 8 còn gọi là thần thức: Năng lượng trí tuệ thần thức này tích chứa hay tiềm ẩn trong hơn hai tỷ tế bào thần kinh chia làm bốn nhóm thọ tưởng hành thức.
Có thể ví mỗi tế bào thần kinh của hệ thần kinh như một chiếc pin.
Pin thường thì nạp bằng năng lượng của dòng điện một chiều (năng lượng vật lý).
Còn pin tế bào thì nạp bằng năng lượng trí tuệ thần thức (năng lượng tâm linh).
Pin thường dùng hết điện năng thì bỏ hoặc làm lại, còn pin tế bào nạp năng lượng một lần khi thần thức nhập thai, sử dụng cho đến khi chết.
Thần thức rời khỏi xác thân lại rút năng lượng trí tuệ thần thức ra khỏi pin tế bào của hệ thần kinh xác thân này.
Đến khi nhập thai lại nạp năng lượng trí tuệ thần thức vào pin tế bào hệ thần kinh của thân mới.
* Ngăn che trí tuệ.
Do bị năm uẩn ngăn che trí tuệ.

Cụ thể là hơn 2 tỷ tế bào thần kinh của hệ thần kinh (4 uẩn: thọ, tưởng, hành, thức) và lớp da bọc ngoài của thân thịt xương da máu (sắc uẩn) ngăn che.
Nên con người không sống bằng tâm trí tuệ thần thức được, mà phải sống bằng tâm mê do trí tuệ thần thức bị năm uẩn ngăn che mà sinh ra.
Đó là năm ấm: sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm và thức ấm.
 Lý giải về năm ấm.
Tâm con người vốn là trí tuệ thần thức, thấy nghe biết bằng thần thông trí tuệ rất vi diệu.
Nhưng vì bị năm uẩn ngăn che sinh ra năm ấm là: sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm và thức ấm.
Là năm lớp mê lầm mà con người đã nhận năm lớp mê lầm năm ấm này là tâm tính của mình.
Nhận cái thân thịt xương da máu hôi tanh là thể xác của mình (sắc ấm).
Cả ngày tôi khổ tôi vui, nhận thọ ấm là mình.
Tôi yêu tôi ghét, nhận tưởng ấm là mình.
Tôi thiện tôi ác, nhận hành ấm là mình.
Tôi nhận tôi biết, nhận thức ấm là mình.

Cái xác thân thịt xương da máu nó có sáu căn là mắt tai mũi lưỡi thân ý.
Sáu căn này duyên theo sáu trần là sắc thanh hương vị xúc pháp nên có thấy nghe hay.
Do sáu căn có thấy nghe hay mà sáu thức trong lớp mê thức ấm mới nhận biết được những cái thấy nghe hay ấy của 6 căn đối với cảnh ngoài.
Vì thế kinh Lăng Nghiêm mới gọi cái tâm mê lầm năm ấm là thức tâm phan duyên, chính là vọng tâm hay tâm mê của con người vậy.
So sánh đối chiếu giữa sáu vầng hào quang từ vầng 1 đến vầng 6 bao quanh cơ thể con người với năm lớp mê năm ấm thấy chúng đều từ các tế bào thần kinh có trong thần kinh hệ hay các tế bào thần kinh của bốn nhóm thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn bức xạ ra hay sinh ra.
Cùng với sự giống nhau giữa đặc trưng của sáu vầng với đặc trưng của 5 lớp mê năm ấm.
Rút ra kết luận: sáu vầng hào quang từ 1 đến 6 chính là 5 lớp mê năm ấm.
So sánh đối chiếu theo sơ đồ sau.

3.jpg


b. Thành tựu khoa học hiện đại về bảy vầng hào quang bao quanh cơ thể con người đã làm sáng tỏ đạo lý nhân quả luân hồi của Phật là chân thật, khách quan và khoa học.
b/1 Vận dụng Phật Pháp để nhận biết về bảy vầng hào quang bao quanh cơ thể:
 Năng lượng thần thức trong các tế bào thần kinh của thần kinh hệ (bốn uẩn thọ tưởng hành thức) bức xạ ra ngoài qua 6 luân xa lớn từ 1-6 trên mặt da của xác thân (sắc uẩn) thành 6 vầng hào quang 5 ấm (sắc, thọ, tưởng, hành, thức ấm).

Con người đã nhận đặc trưng của 6 vầng hào quang năm ấm là tâm tính của mình:
- Thân này là tôi, của tôi là đặc trưng của vầng hào quang cảm giác, sắc ấm (qua LX1).
- Tôi vui, tôi khổ, đặc trưng của vầng hào quang cảm xúc thọ ấm (LX2).
- Tôi tư duy, đặc trưng của vầng hào quang tâm thần tưởng ấm (LX3).
- Tôi yêu, tôi ghét, đặc trưng của vầng hào quang tinh tú tưởng ấm (LX4).
- Tôi thiện, tôi ác, đặc trưng của vầng hào quang hình thái bổ sung hành ấm (LX5).
- Tôi nhận, tôi biết, đặc trưng của vầng hào quang thượng giới thức ấm (LX6).
Cái tâm tính này Phật Pháp gọi là vọng tâm hay tâm sinh diệt vậy.
Còn vầng hào quang nhân quả bức xạ qua luân xa 7 do đâu mà có?
Xin lý giải như sau: Tâm con người lúc thiện lúc ác là do đặc trưng của vầng hào quang hình thái bổ sung hành ấm.
Khi đặc trưng tâm của vầng hào quang hình thái bổ sung hành ấm là thiện sẽ thúc đẩy thân và khẩu (miệng) hành nghiệp thiện.
Khi đặc trưng tâm của vầng hào quang hình thái bổ sung hành ấm là ác (si) sẽ sinh phiền não tham sân, thúc đẩy thân và khẩu hành nghiệp ác.
Năng lượng nghiệp nhân thiện ác của thân khẩu này được giữ lại trong nhân tế bào sắc uẩn và từ gen tốt xấu của nhân tế bào sắc uẩn bức xạ qua luân xa 7 tạo thành vầng hào quang nhân quả.
Vị trí tiếp nối với vầng hòa quang hình thái bổ sung hành ấm.
Tại sao vầng hào quang nhân quả lại tiếp nối với vầng hào quang hình thái bổ sung hành ấm?
Vì năng lượng của vầng hào quang hình thái bổ sung hành ấm là năng lượng của nghiệp nhân ý nghiệp thiện ác.
Khi năng lượng của nghiệp nhân ý nghiệp thiện ác tăng thì năng lượng nghiệp nhân thiện ác của thân khẩu cũng tăng.
Vầng hào quang hình thái bổ sung hành ấm giãn ra xa thân thì vầng hào quang nhân quả cũng giãn ra xa thân.
Và ngược lại, vầng hào quang hình thái bổ sung hành ấm co lại thì vầng hào quang nhân quả cũng co lại.
Vậy hai vầng hào quang là khác nhau, tuy là hai nhưng chính lại là một: vầng hào quang của nghiệp nhân, ý, thân, khẩu, nghiệp thiện ác vậy.
Vầng hào quang nhân quả bao bọc sáu vầng hào quang năm ấm, có vỏ bọc dày từ 0,6cm đến 1,3cm, có tần số dao động lớn, là nơi giao tiếp và phòng vệ năng lượng với môi trường.
Vị trí của vầng và kích thước của vỏ bọc phụ thuộc bản thể.
Vị trí xa thân và kích thước của vầng được xác định được như sau:
Khi vị trí xa thân của vầng hào quang hình thái bổ sung hành ấm là 60cm, vầng hào quang nhân quả tiếp nối với vầng hào quang hình thái bổ sung hành ấm ở vị trí 60cm nên có kích thước là 100cm – 60cm=40 cm (100cm là vị trí xa thân của bảy vầng hào quang mà vầng hào quang nhân quả là vầng ngoài cùng nên cũng là vị trí xa thân của vầng hào quang nhân quả).
Kích thước 40cm này của vầng là không thay đổi vì nó được tạo bởi năng lượng nghiệp nhân thiện ác của thân khẩu nghiệp thiện ác từ gen di truyền tốt xấu trong nhân tế bào bức xạ ra.
Khi năng lượng nghiệp nhân thiện của thân khẩu nghiệp thiện tăng thì năng lượng nghiệp nhân ác của thân khẩu nghiệp ác giảm và ngược lại nên tổng số vẫn là như thế.
Khi vầng nối tiếp với vầng hào quanghình thái bổ sung hành ấm ở vị trí xa thân nhất là 60cm, vầng chứa thuần năng lượng nghiệp nhân thiện của thân khẩu nghiệp thiện, kích thước vỏ bọc của vầng là mỏng nhất và bằng 0,6cm.
Khi vầng nối tiếp với vầng hào quang hình thái bổ sung hành ấm ở vị trí gần thân nhất là 15cm, vầng chứa thuần năng lượng nghiệp nhân ác của thân khẩu nghiệp ác, kích thước vỏ bọc của vầng là dày nhất và bằng 1,3cm.
 Mỗi vầng hào quang từ 2 đến 6 đều có 2 vị trí gần thân và xa thân.
Khoảng cách giữa hai vị trí là kích thước của vầng.
Khi vị trí xa thân là xa nhất, kích thước của vầng là dày nhất.
Khi vị trí xa thân co lại gần vị trí gần thân, kích thước của vầng mỏng dần.
Vị trí xa thân co tiếp chập một với vị trí gần thân, kích thước của vầng bằng 0, vầng không còn.
Vị trí xa thân co lại dần, kích thước vầng mỏng dần khiến cho:
- Màu sắc của các vầng cũng mờ nhạt dần.
- Đặc trưng của vầng hào quang thượng giới thức ấm thấy biết kém sáng suốt dần.
- Đặc trưng của vầng hào quang hình thái bổ sung hành ấm, tâm thiện giảm dần, tâm ác tăng dần.
- Đặc trưng của vầng hào quang tinh tú tưởng ấm yêu thương giảm, ghét bỏ tăng.
- Đặc trưng của vầng hào quang cảm xúc thọ ấm vui ít dần khổ tăng dần.
Sở dĩ có sự biến đổi trên là do mức năng lượng của thần thức bức xạ ra mạnh hay yếu.
Nguyên nhân khiến có mức năng lượng mạnh hay yếu là bởi đặc trưng tâm của vầng hào quang hình thái bổ sung hành ấm.
Khi đặc trưng tâm của vầng hào quanghình thái bổ sung hành ấm là thiện, chính là ý nghiệp thiện.
Khi đặc trưng tâm của vầng hào quang hình thái bổ sung là ác, chính là ý nghiệp ác.
Năng lượng của ý nghiệp thiện, ác này chính là năng lượng thần thức bức xạ ra mạnh hay yếu vậy.
b/2 Vận dụng kiến thức về bảy vầng hào quang đã xác định ở phần trên để nhận biết quá trình luân hồi của tâm con người khi còn đang sống.
 Khi đặc trưng tâm của vầng hào quang hình thái bổ sung hành ấm là thuần thiện, vị trí xa thân của vầng là xa nhất bằng 60cm, kích thước của vầng là dày nhất là 60cm – 15cm = 45cm, màu sắc của vầng: trong suốt trên nền xanh cô ban, là sáng đẹp nhất.

- Vầng hào quang nhân quả tiếp nối với vầng hào quang hình thái bổ sung ở vị trí 60cm, kích thước của vầng là 40cm, chứa thuần năng lượng nghiệp nhân thiện của thân khẩu nghiệp thiện.
Vỏ của vầng cách thân là 60cm + 40cm = 100cm.
Kích thước của vỏ vầng là mỏng nhất 0,6cm.
- Vầng hào quang thượng giới thức ấm cũng ở vị trí xa thân nhất là 82cm, kích thước của vầng là dày nhất: 82cm – 60cm=22cm.
Màu sắc của vầng: màu phấn là chủ yếu, sáng đẹp nhất.
Đặc trưng của vầng: nhận biết sáng suốt nhất.
- Vầng hào quang tinh tú tưởng ấm cũng ở vị trí xa thân nhất là 25cm, kích thước của vầng: 25cm – 15cm=10cm, màu sắc của vầng: màu hồng là chủ yếu, sáng đẹp nhất, đặc trưng: thuần yêu thương.
- Vầng hào quang tâm thần tưởng ấm cũng ở vị trí xa thân nhất là 20,5cm, kích thước của vầng là dày nhất: 20,5cm – 7,5cm = 13cm, màu sắc: màu vàng chói sáng đẹp nhất, đặc trưng: tư duy tốt nhất.
- Vầng hào quang cảm xúc thọ ấm cũng ở vị trí xa thân nhất là 7,5cm.
Kích thước của vầng là dày nhất bằng 7,5cm - 2,5cm = 5cm, màu sắc: thay đổi từ vàng chói đến xám xịt, nhưng lại chứa tất cả các màu của cầu vồng, vẫn là sáng đẹp nhất, đặc trưng: thuần vui.
Người có cảnh giới tâm này là bậc vĩ nhân hoặc thánh nhân.
 Khi đặc trưng tâm của vầng hào quang hình thái bổ sung hành ấm thiện nhiều hơn ác, vị trí xa thân co lại 15 cm nên cách thân là: 60cm-15cm= 45 cm, kích thước của vầng mỏng bớt: 45cm – 15cm = 30cm, màu sắc của vầng đã kém vẻ sáng đẹp.

Vầng hào quang nhân quả co lại nối tiếp với vầng hào quang hình thái bổ sung hành ấm ở vị trí 45cm, vỏ của vầng cách thân 45cm+40cm = 85cm.
Vầng chứa nhiều năng lượng nghiệp nhân thiện của thân khẩu nghiệp thiện hơn năng lượng nghiệp nhân ác của thân khẩu nghiệp ác, kích thước vỏ bọc dày hơn 0,6cm.
Vị trí xa thân của các vầng hào quang còn lại tiếp tục co về gần với vị trí gần thân, kích thước của các vầng vẫn lớn hơn kích thước trung bình của vầng, mầu sắc của các vầng vẫn còn sáng đẹp, đặc trưng của các vầng như vầng hào quang thượng giới thức ấm vẫn thấy biết sáng suốt, vầng hào quang tinh tú và tâm thần tưởng ấm vẫn yêu thương nhiều, tư duy tốt, vầng hào quang cảm xúc thọ ấm vẫn còn vui nhiều.
Người có cảnh giới tâm này là người giữ gìn ngũ giới nhiều.
 Khi đặc trưng tâm của vầng hào quang hình thái bổ sung hành ấm ác nhiều hơn thiện.
Vị trí xa thân tiếp tục co thêm 15cm nữa, nên cách thân là 45cm-15cm=30cm, kích thước vầng là 30cm-15cm=15cm, mỏng hơn kích thước trung bình của vầng, khiến màu sắc của vầng đã mất đi vẻ sáng đẹp.

- Vầng hào quang nhân quả tiếp tục co về nối tiếp với vầng hào quang hình thái bổ sung hành ấm, ở vị trí cách thân là 30cm, vỏ của vầng cách thân là 30cm+40cm = 70cm.
Năng lượng của vầng nhiều nghiệp nhân ác của thân khẩu nghiệp ác hơn là năng lượng nghiệp nhân thân khẩu nghiệp thiện, kích thước vỏ bọc dày lên rất nhiều.
Vị trí xa thân của các vầng hào quang còn lại tiếp tục co về gần với bị trí gần thân, kích thước của các vầng đều mỏng hơn kích thước trung bình của vầng, nên màu sắc của các vầng đã mất đi vẻ sáng đẹp.
Đặc trưng của các vầng như vầng hào quang thượng giới thức ấm, thấy biết đã kém sáng suốt.
Vầng hào quang tinh tú và tâm thần tưởng ấm ghét bỏ nhiều hơn yêu thương, tư duy kém, vầng hào quang cảm xúc thọ ấm khổ nhiều hơn vui.
Người có cảnh giới tâm này là người giữ gìn ngũ giới ít.
 Khi đặc trưng tâm của vầng hào quang hình thái bổ sung hành ấm là quá ác, vị trí xa thân của vầng tiếp tục co thêm 10cm nữa nên cách thân: 30cm-10cm=20cm.

- Vầng hào quang nhân quả cũng co lại gần thân và tiếp nối với vầng hào quang hình thái bổ sung hành ấm ở vị trí cách thân là 20cm, vỏ bọc của vầng cách thân 20cm+40 cm = 60cm.
Vầng hào quang nhân quả là vầng ngoài cùng mà vị trí gần thân của vầng hào quang thượng giới thức ấm là 60 cm nên vầng hào quang thượng giới thức ấm không còn.
Các vầng hào quang khác tuy còn nhưng kích thước đều rất mỏng, màu sắc mờ nhạt.
Vầng hào quang thượng giới thức ấm không còn, cảnh giới tâm của con người mất đi sáu thức nên chỉ sống bằng bản năng, tương đương với cảnh giới của loài thú.
Vì thế thường bị người đời mắng nhiếc bằng những câu thậm tệ nhưng đích thực như đồ vô ý thức, đồ súc sinh v.v..
Người có cảnh giới tâm này chỉtương đương với súc sinh.
 Khi đặc trưng tâm của vầng hào quang hình thái bổ sung hành ấm là cực ác:

- Vị trí xa thân của vầng hào quang hình thái bổ sung hành ấm tiếp tục co thêm 5cm nữa nên cách thân là 20cm-5cm=15cm khiến cho vị trí xa thân chập một với vị trí gần thân. Vì thế vầng không còn.
- Vầng hào quang nhân quả co lại tới vị trí gần thân là 15cm là vị trí gần thân của vầng hào quang hình thái bổ sung hành ấm đã mất.
Vầng hào quang tinh tú tưởng ấm có vị trí gần thân là 15 cm cũng không còn, chỉ còn vầng hào quang tâm thần co về sát với vị trí gần thân là 7,5cm.
Vầng hào quang thọ ấm cũng co về sát với vị trí gần thân là 2,5 cm, tạo nên cảnh giới tâm chỉ còn bốn vầng hào quang là vầng hào quang cảm giác sắc ấm, vầng hào quang cảm xúc thọ ấm, vầng hào quang tâm thần tưởng ấm và vầng hào quang nhân quả bao bọc bên ngoài cách thân ở vị trí gần nhất là 15cm.
Kích thước của vầng là 40cm, chứa thuần nghiệp nhân ác của thân khẩu.
Vỏ bọc của vầng là dày nhất (1,3cm).
Người có cảnh giới tâm này đã bị mất ba vầng hào quang là vầng thượng giới thúc ấm (ý thức), vầng hào quang tinh tú tưởng ấm (tình cảm yêu thương) và vầng hào quang hình thái bổ sung hành ấm (tâm thiện).
Nên họ tham lam, bỏn sẻn, ích kỷ, ghét ganh, thấy lợi giành tranh....
Cảnh giới tâm của họ còn thấp hơn loại thú.
 Khi đặc trưng tâm của vầng hào quang hình thái bổ sung hành ấm là thuần ác, vị trí xa thân của vầng hào quang tâm thần tưởng ấm và vị trí xa thân của vầng hào quang cảm xúc thọ ấm, co lại chập một với vị trí gần thân làm mất thêm hai vầng hào quang nữa, tạo nên cảnh giới tâm chỉ gồm có hai vầng hào quang là vầng hào quang cảm giác sắc ấm cách thân 2,5cm và vầng hào quang nhân quả bao ngoài cách thân là 15cm, kích thước là 40cm chứa thuần năng lượng nghiệp nhân ác của thân khẩu nghiệp ác, kích thước của vỏ bọc là dày nhất bằng 1,3cm.
Người có cảnh giới tâm này còn thấp hơn loài thú dữ.

Họ là những tên đầu trộm đuôi cướp, đâm thuê chém mướn, xì ke ma túy nặng, mãi dâm chuyên nghiệp v.v…
Hạng người này khó bề cải tạo bởi vì ý thức, tâm thiện, tình cảm yêu thương, cảm xúc vui vẻ đã mất sạch trong tâm của họ nên giáo dục bằng lời chỉ như nước đổ lá khoai, nếu dùng hình phạt cũng như lấy đá đè cỏ mà thôi.
Tuy nhiên, rất cá biệt cũng có người có thể do nghiệp nhân thiện quá khứ chín mùi hay nghiệp nhân thiện thuộc hậu báo biến thành hiện báo khiến họ hồi tâm, ăn năn hối cải, tiếp thu sự giáo dục, thực thi luật pháp, tự giác lao động cực nhọc để chịu quả khổ do nhân ác họ đã gây nên, thế rồi nghiệp giảm phúc tăng, các vầng hào quang đã mất dần dần hiển lộ cho đến khi xuất hiện đầy đủ bảy vầng hào quang bao quanh cơ thể.
Thế là họ đã trở lại thành người với đầy đủ tính người vốn có, và cứ thế tiếp tục làm lành lánh ác họ sẽ trở lại thành người lương thiện.
 Như trình bày ở trên thì con người khi sống đã tạo ra sáu cảnh giới tâm thiện ác là:
- Cảnh giới tâm thuần thiện của bậc vĩ nhân hoặc thánh nhân gồm 7 vầng hào quang, kích thước của 7 vầng hào quang là lớn nhất.
- Cảnh giới tâm thiện nhiều hơn ác của người giữ gìn ngũ giới nhiều gồm 7 vầng hào quang, kích thước của 7 vầng hào quang thu nhỏ lại.
- Cảnh giới tâm ác nhiều hơn thiện của người giữ gìn ngũ giới ít gồm 7 vầng hào quang, kích thước của 7 vầng hào quang là nhỏ nhất.
- Cảnh giới tâm quá ác của người ngang với loài thú gồm 6 vầng hào quang.
Kích thước nhỏ hơn kích thước 7 vầng hào quang của người giữ gìn ngũ giới ít.
- Cảnh giới tâm cực ác của người thấp hơn loài thú gồm 4 vầng hào quang.
Kích thước thu lại quá nhỏ so với những người có cảnh giới tâm quá ác.
- Cảnh giới tâm thuần ác của người thấp hơn loài thú dữ gồm 2 vầng hào quang.
Kích thước là nhỏ nhất.
Ở sáu cảnh giới tâm này con người đã gieo nhân thiện ác để rồi được hưởng phúc báo của nhân thiện hay chịu khổ báo của nhân ác sau khi chết vậy.
 Quá trình hình thành cảnh giới tâm cao hơn cảnh giới tâm của con người:
Khi vị trí xa thân của vầng hào quang hình thái bổ sung hành ấm là xa nhất (60cm), đặc trưng tâm của vầng hào quang hình thái bổ sung hành ấm là thuần thiện thì đặc trưng tâm của vầng hào quang thượng giới thức ấm vẫn trong vòng thấy biết của cảnh giới hữu hình.
Vị trí xa thân của vầng hào quang thượng giới thức ấm chỉ cách thân tối đa là 82cm.
Vì sao năng lượng thần thức bức xạ qua luân xa sáu lại không vượt quá 82cm?
Vì bị hai lớp ngăn che: ở bên trong là thân năm uẩn (tế bào thần kinh và luân xa 6), ở bên ngoài là vỏ bọc của vầng hào quang nhân quả.
Vậy muốn cho năng lượng thần thức qua luân xa sáu vượt được vị trí xa thân là 82cm thì phải tu hành theo pháp môn thiền định.
Vậy thiền định là gì?
Bên ngoài tâm không duyên theo cảnh gọi là thiền,bên trong tâm không động thì gọi là định.
Nếu tu thiền mà tâm không động thì gọi là đắc định.
Có đắc định mới có định nghiệp và lực của định nghiệp mới thắng được sự ngăn che của năm uẩn để năng lượng thần thức qua luân xa 6 vượt được vị trí xa thân là 82cm và vượt qua vỏ bọc của vầng hào quang nhân quả, phóng thẳng ra ngoài thành vầng hào quang trí tuệ, có vị trí xa thân không dùng đơn vị đo là cm mà phải dùng đơn vị đo lớn hơn.
Năng lượng vượt qua vầng hào quang nhân quả thì gọi là thần thông (thần thức đã thông ra ngoài).
Thần thông là trí tuệ thấy, nghe, biết vượt qua giới hạn hữu hình.
Nó rất vi diệu, như thiên nhãn thông nhìn thấu trong lòng đất, nhìn qua tường vách, nhìn thấy được sự việc sẽ xảy ra ở vị lai, như tha tâm thông biết được ý nghĩ của người khác, như túc mạng thông thấy biết được các kiếp quá khứ của mình và của người v.v…
Người tu thiền càng vào sâu trong định, định lực càng mạnh, vầng hào quang trí tuệ càng dãn xa thân.
Theo Phật Pháp thì có tám mức định thấp mà người tu thiền có thể đạt được gồm bốn mức tứ thiền thiên: sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền.
Ở bốn mức định này tâm của người tu không còn lòng dục, chỉ còn vui ở trong định.
Khi ở trong định mà xả được tâm vui thì chuyển lên bốn mức định cao hơn là tứ thiền không bao gồm: không xứ định, thức xứ định, vô sở hữu xứ định, phi tưởng phi phi tưởng xứ định.
Đạt được mức định phi tưởng phi phi tưởng là cao tột, không vượt được nữa.
Bởi vì muốn vượt được mức định này thì phải tu đến nghiệp sạch tình không là tận diệt thân khẩu ý nghiệp.
Thân khẩu nghiệp còn tận diệt được chứ ý nghiệp thì khó tận diệt vậy.
Thế nên tu thiền mà không cùng tu giới luật thì không thể nghiệp sạch tình không được.
Đạt được mức định phi tưởng phi phi tưởng xứ định rồi mà không giữ được vẫn bị tụt xuống mức định thấp hơn, hoặc mất hẳn, như chuyện xảy ra ở Ấn Độ thời đức Phật Thích Ca còn là thái tử Tất Đạt Đa mới xuất gia tu hành.
Thời ấy có đạo sĩ Út Đầu Lan Thất đã đắc mức định phi tưởng phi phi tưởng.
Đạo sĩ được các đức vua xứ Ấn Độ thời đó rất kính mộ.
Theo thông lệ hàng năm đạo sĩ được đức vua Ba Tư Nặc mời xuống hoàng cung để thết đãi và tham vấn.
Đến hẹn, đạo sĩ đằng vân xuống hoàng cung nhưng nhà vua có việc đột xuất phải để ái phi thay tiếp.
Đạo sĩ vừa nhìn thấy ái phi, sắc đẹp tuyệt trần, trang phục lộng lẫy liền bị động tâm, đã nhắm mắt rồi mà tiếng oanh vàng vẫn còn thỏ thẻ cứ rót vào tai khiến đạo sĩ mất thần thông phải đi bộ về núi, sau phải tu hành vất vả mãi mới hồi phục lại mức định như cũ.
Thế mới biết khi chưa tận diệt được nghiệp, tâm con người vẫn bị nghiệp lực trói buộc trong cảnh giới luân hồi vậy.
b/3 Vận dụng Phật Pháp và kiến thức về bảy vầng hào quang để nhận biết cảnh giới sáu đạo luân hồi và ba cõi luân hồi của con người sau khi chết.
Theo Phật Pháp cảnh giới của lục đạo luân hồi là cảnh giới mà con người phải chịu khổ báo hoặc được hưởng phúc báo của nhân ác, nhân thiện do họ tạo ra khi còn sống:
 Cảnh giới địa ngục.
Nếu cảnh giới tâm của con người khi sống là thuần ác nên chỉ còn 2 vầng hào quang.
Khi chết thần thức nhận vầng hào quang cảm giác sắc ấm làm thân (thân sắc ấm) và vầng hào quang nhân quả có vỏ bọc dầy nhất 1,3 cm bao bọc bên ngoài. Rồi rời khỏi sắc thân.
Do chỉ còn 2 vầng hào quang, kích thước là nhỏ nhất nên nặng liền bị chìm sâu trong lòng đất vì thế gọi là cảnh giới địa ngục.
Do vỏ bọc của vầng hào quang nhân quả là dầy nhất nên thần thức không thông ra ngoài được vì thế không có thần thông trí tuệ thấy nghe biết.
Cho nên thần thức hoàn toàn bị cô lập với cảnh ngoài.
Những chủng tử ý nghiệp ác trong tàng thức (bộ nhớ ) của thần thức luôn hiện ra trong tâm những cơn ác mộng triền miên không bao giờ dứt về những cảnh họ bị tra tấn cực hình, chết đi sống lại hãi hùng không sao tả siết.
Chịu quả báo ý nghiệp ác của địa ngục cho đến khi thần thức bức xạ thêm 2 vầng hào quang nữa là vầng hào quang cảm xúc thọ ấm và vầng hào quang tâm thần tưởng ấm.
Mới chịu xong quả báo ý nghiệp ác của cảnh giới địa ngục, và được sinh lên cảnh giới cao hơn là cảnh giới ngạ quỷ để tiếp tục chịu nốt món nợ ý nghiệp ác của cảnh giới ngạ quỷ này.
* Cảnh giới ngạ quỷ.
Nếu cảnh giới tâm của người khi sống là cực ác nên chỉ còn 4 vầng hào quang.
Khi chết thần thức nhận vầng hào quang cảm giác sắc ấm làm thân, cùng với vầng hào quang cảm xúc thọ ấm, vầng hào quang tâm thần tưởng ấm và vầng hào quang nhân quả có vỏ bọc dày nhất bao bọc bên ngoài. Rồi rời khỏi xác thân.
Kích thước của 4 vầng vẫn còn quá nhỏ nên còn nặng liền bị chìm vào những hầm hố hang động dưới mặt đất.
Gọi là cảnh giới ngạ quỷ.
Do vầng hào quang nhân quả vẫn còn ở vị trí gần thân nhất, vỏ bọc của vầng vẫn dày nhất, nên cũng giống với cảnh giới địa ngục là thần thức hoàn toàn bị cô lập với cảnh ngoài.
Những chủng tử ý nghiệp ác mà họ đã tạo ra ở kiếp trước được giữ lại trong tàng thức của thần thức luôn hiện ra trong tâm những cơn ác mộng triền miên không bao giờ dứt về những cảnh đói khát, kêu la vô cùng thảm thiết.
Họ phải chịu quả báo về ý nghiệp ác cho đến khi thần thức bức xạ thêm ra 2 vầng hào quang nữa là vầng hào quang tinh tú tưởng ấm và vầng hào quang hình thái bổ sung hành ấm, là chịu xong quả báo về cảnh giới ngạ quỷ.
Mới được sinh lên cảnh giới cao hơn là cảnh giới súc sinh, để phải chịu tiếp quả báo về thân khẩu nghiệp ác mà họ gây ra ở kiếp sống trước.
*Cảnh giới súc sinh.
Nếu cảnh giới tâm con người khi sống là quá ác nên chỉ còn 6 vầng hào quang.
Khi chết thần thức của họ nhận vầng hào quang sắc ấm làm thân cùng với 4 vầng hào quang là vầng hào quang cảm giác thọ ấm, vầng hào quang tâm thần tưởng ấm, vầng hào quang tinh tú tưởng ấm, vầng hào quang hình thái bổ sung hành ấm và vầng hào quang nhân quả có vỏ bọc mỏng hơn 1,3cm một chút bao bọc bên ngoài. Rồi rời khỏi sắc thân.
Kích thước 6 vầng hào quang vẫn nhỏ nên còn hơi nặng.
Vỏ bọc của vầng hào quang nhân quả vẫn còn quá dày nên thần thông trí tuệ thấy nghe biết mờ mịt thấp kém.
Cảnh giới tâm khi sống lại bị mất vầng hào quang thượng giới thức ấm là vầng thứ 6 (không còn ý thức).
Vì thế cảnh giới tâm của họ thấp hơn cảnh giới tâm của con người còn đủ 7 vầng hào quang.
Nên phải tìm đến đầu thai vào cảnh giới tương ứng là súc sinh (gia súc, gia cầm) mà có thấy nghe hay, và nhờ vào thân súc sinh ấy mà “trả nợ cho người” về những nghiệp ác của thân khẩu do họ gây ra khi còn sống.
Nhân quả nghiệp báo về cảnh giới súc sinh ghi trong bản đồ 10 Pháp Giới đã làm rõ ý phân tích ở trên:
“ Ngu si biếng nhác
Dối gạt móc biêu.
Làm thân súc vật.
Trả nợ cho người”.

Họ phải chịu quả báo về cảnh giới súc sinh này cho đến khi thần thức bức xạ thêm vầng hào quang thứ 6 là vầng hào quang thượng giới thức ấm, để có đủ 7 vầng hào quang mới sinh lên cảnh giới tâm cao hơn đó là cảnh giới tâm của người âm, rồi chờ duyên cha mẹ để được sinh lại làm người.
*Cảnh giới con người.
Cảnh giới tâm đủ bảy vầng hào quang, sau khi chết thần thức nhận vầng hào quang cảm giác sắc ấm làm thân, rời khỏi xác thân cùng với năm vầng hào quang bốn ấm, bị vầng hào quang nhân quả bao bọc dẫn đi tìm duyên cha mẹ để đầu thai vào thân mới.
Nếu gặp duyên cha mẹ thì được sinh lại làm người.
Quá trình hình thành bào thai diễn ra như sau:
Thần thức nhập thai cùng thời điểm với trứng được thụ tinh.
Năng lượng của sáu vầng hào quang năm ấm rút vào thần thức ngay trong thời điểm đó, để rồi nạp vào tế bào thần kinh.
Cũng trong thời điểm đó, năng lượng nghiệp nhân thiện ác của thân khẩu nghiệp thiện ác trong vầng hào quang nhân quả cũng rút vào nhập thai để làm nhiệm vụ chọn gen sinh ra xác thân của hài nhi.
Khi hài nhi chào đời, thần thức lại bức xạ năng lượng qua sáu luân xa của hài nhi tạo ra sáu vầng hào quang năm ấm.
Sáu vầng hào quang năm ấm này có vị trí xa thân gần thân, mầu sắc và đặc trưng của các vầng đúng như cảnh giới của sáu vầng trước lúc nhập thai.
Cùng lúc đó năng lượng nghiệp nhân thiện ác sau khi làm nhiệm vụ chọn gen lại bức xạ qua luân xa bảy của hài nhi thành vầng hào quang nhân quả bao bọc sáu vầng hào quang năm ấm và xác thân của hài nhi đó.
Qua quá trình hình thành bào thai, xin rút ra nhận định và kết luận sau:
Gen di truyền từ thân thế hệ trước sang thân thế hệ sau, hai thân là khác nhau, nhưng thần thức, năm ấm và nghiệp thiện ác của thân khẩu do thân trước tạo ra tồn tại cho đến lúc nhập thai, truyền từ thân trước sang thân sau không hề thay đổi.
Chỉ vì tâm mê năm ấm, khi chết thì u minh mờ mịt, khi nhập thai lại u minh mờ mịt hơn, khi ra thai xác thân vừa đau đớn vừa phải tiếp xúc với môi trường khác hẳn khi còn nằm trong bụng mẹ như không khí, ánh sáng, nhiệt độ v.v…nên quên hết tiền kiếp là như vậy.
Trong kinh Phật có câu: “Bồ tát còn quên khi cách ấm, Thanh Văn chẳng nhớ lúc ra thai”.
Bồ Tát, Thanh Văn là các vị tu hành đắc đạo, có trí tuệ mà khi “cách ấm” (năm ấm trước lúc nhập thai và năm ấm sau khi ra thai cách nhau giữa hai thân cũ, mới qua thời gian chín tháng ở trong thai) còn quên mất tiền kiếp huống chi là con người bình thường.
Trong câu chuyện thay thân đổi xác giữa cô Cà Mâu và cô Bạc Liêu.
Thần thức, năm ấm và nghiệp của cô Cà Mâu sau khi chết không phải vào thai ra thai mà nhận ngay thân mới có sẵn của cô Bạc Liêu nên vẫn nhớ nguyên tiền kiếp đã làm sáng tỏ nhận định và kinh Phật dẫn ở trên.
Câu chuyện về cô Cà Mâu trích trong tập Phật học phổ thông của Hòa thượng Thích Thiện Hoa xảy ra như sau: “Tại sứ Đầm Dơi Cà Mâu ở làng Tân Việt.
Gia đình ông Cả Hiêu có cô con gái 19 tuổi bị bệnh rồi qua đời.
Gia đình khóc thương thảm thiết, trong niềm đau đớn tột độ đó, ai cũng mong sao cho con gái sống trở lại với gia đình vì cô còn quá trẻ, lại là cô gái đẹp đẽ dễ thương, dễ mến.
Cùng thời điểm đó có chuyện lạ lùng là cách đó khoảng 100 cây số ở làng Vĩnh Mỹ Bạc Liêu.
Gia đình ông Hương Thừa có cô con gái trẻ dễ thương, đẹp đẽ cũng bị bệnh rồi qua đời.
Gia đình khóc thương thảm thiết chuẩn bị ma chay tẩm liệm.
Thế nhưng như một phép lạ, một ngày sau khi chết cô gái bỗng nhiên sống dậy và chỉ sau vài ngày tĩnh dưỡng, cô gái đã mạnh khỏe như thường, không nhắc chi bệnh trạng đã làm cô chết.
Cả gia đình nửa mừng nửa sợ không biết tại sao cô sống lại được, trong khi cô đã chết một ngày rồi.
Cả nhà còn đang hồi hộp bán tín bán nghi cô gái nói cô là con gái của ông Cả Hiêu ở làng Tân Việt sứ Đầm Dơi Cà Mau chứ không phải con của gia đình này.
Gia đình càng hoảng sợ cho rằng ma nhập xác nên đã mời thầy trừ tà đến cúng.
Cô gái thì tỉnh bơ và cứ nhắc đi nhắc lại là cô không phải là ma quỷ mà là con gái ông Cả Hiêu và đòi dẫn về nhà cũ ở cách đó độ 100 cây số.
Qua mấy ngày trắc nghiệm thấy cô không phải quỷ ám ma nhập gì cả mà hoàn toàn là cô không hiểu chi về gia đình này một mảy may nào.
Cô cũng không biết gì về thời thơ ấu của cô cho đến hiện tại, quả thật cô là một người hoàn toàn khác.
Do đó mà gia đình nhà ông Hương Thừa đồng ý theo sự dẫn đường của cô đi Cà Mau đến làng Tân Việt để tìm hiểu thật hư thế nào.
Khi vừa vào nhà ông Cả Hiêu, cả nhà còn ngơ ngác chưa biết thật hư thế nào cô đã chạy đến ôm hôn cha mẹ là ông bà Cả Hiêu nói rằng con đã về đây, chào hỏi mừng rỡ với mọi người trong gia đình rồi đi rót nước pha trà mời mọi người khách đúng như người con gái trong gia đình, cái gì để chỗ nào cũng biết.
Sau nhiều lần trắc nghiệm hỏi cô về quá khứ của cô và những việc trong gia đình.
Ông Cả Hiêu xác nhận đúng là con gái yêu quý của họ thật sự mặc dầu với một thân hình khác.
Từ đó hai gia đình kết thân với nhau, cô gái ấy sau này được hưởng hai phần gia tài của hai gia đình ”.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp nhưng rất cá biệt là khi thần thức năm ấm và nghiệp nhập thai ra thai mà vẫn nhớ nguyên tiền kiếp như câu chuyện do hòa thượng Thích Thiện Hoa du học ở Đê Ly thủ đô Ấn Độ sưu tầm và kể lại như sau: Một cô bé mới sáu tuổi sinh ra trong một gia trình ở Đê Ly nhớ lại tiền kiếp.
Cô bé kể lại cho bố mẹ nghe về chồng con và nơi ở của cô ở kiếp trước rất rõ ràng.
Bố mẹ cô cho là cô bị bệnh thần kinh, tìm thầy chữa bệnh nhưng cô bé vấn chẳng sao, thỉnh thoảng lại kể về chuyện đó và xin bố mẹ cho cô về thăm lại chồng con.
Đến năm tám tuổi, cha mẹ mới đồng ý và mời một phóng viên nhà báo cùng đi.
Đường xa hơn hai trăm cây số, khi về tới nhà bố mẹ chồng, cô bé mừng rỡ và kể lại chuyện cũ, bố mẹ chồng đều công nhận là đúng.
Khi về tới cửa nhà mình, cô nói với mọi người tường vôi trước là màu trắng, nay đã quét lại mầu khác.
Vào nhà gặp lại đứa con.
Cô ôm lấy nó và nói mẹ đã về đây.
Gặp chồng (người chồng này đã lấy vợ khác) cô mừng rỡ và kể lại chuyện cũ.
Người chồng đó xác nhận những điều cô nói là đúng.
Đặc biệt, cô chỉ chiếc đồng hồ treo trên tường và nói chiếc đồng hồ này là quà tặng có ghi chữ ở mặt sau. Khi hạ chiếc đồng hồ xuống xem thì đúng như lời cô nói.
Cô bé tám tuổi đó lớn lên học sư phạm và làm hiệu trưởng một trường học ở Đê Ly.
Hòa thượng Thích Thiện Hoa đã đến thăm và chụp chung với bà hiệu trưởng đó một kiểu ảnh để làm nhân chứng cho chuyện kể của mình.
Việc nhớ lại tiền kiếp còn xảy ra trong những trường hợp xuất hiện các thần đồng.
Có phải họ là những người tài giỏi, trước khi chết họ rất tiếc khả năng tài ba của họ, muốn sống tiếp để được tiếp tục cống hiến hoặc công trình nghiên cứu còn đang dang dở hay cuốn sách họ viết chưa xong họ muốn sống tiếp để hoàn thành thì bị chết.
Do nguyện vọng tốt đẹp và ý chí mạnh mẽ đó đã tạo nên phúc báo lớn ở kiếp sau, khiến họ nhớ lại kiến thức và khả năng tài ba ở kiếp trước chăng?!...
Quá trình hình thành bào thai để được sinh lại làm người và các chuyện kể, đã làm sáng tỏ chết không phải là hết mà là luân hồi trong sáu đạo, và khi chết muôn thứ mang chẳng được, chỉ có nghiệp theo mình như lời Phật dạy vậy.
Nếu không gặp duyên cha mẹ, thần thức vẫn nhận vầng hào quang cảm giác sắc ấm làm thân cùng năm vầng hào quang bốn ấm thọ tưởng hành thức và vầng hào quang nhân quả bao ngoài (bảy vầng) cùng tồn tại với cảnh giới của con người.
Vì sắc thân của họ là hào quang năng lượng, mắt người không nhìn thấy được nên gọi là bóng ma.
Không gian mặt đất của bóng ma là một với không gian mặt đất của con người nên phân biệt gọi là người âm. Vì thế có câu “trần sao âm vậy”.

Họ vẫn đi về trên con đường mà khi còn sống họ đi, họ cũng đi chợ mà khi còn sống họ thường đến, họ đến gian hàng của người nhà hay người quen mà chẳng ai hỏi họ, họ muốn giao tiếp mà chẳng giao tiếp được vì họ không còn thân người, không còn sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý để tiếp xúc với sáu trần sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp nên sáu thức trong vầng hào quang thượng giới thức ấm không hiện hành ra được, vì thế họ không còn thấy nghe hay biết như khi còn sống.
Nhưng họ thấy nghe biết bằng thần thông do phúc báo mà có.
Tại sao do phúc báo lại có thần thông?
Vì khi chết, thần thức không còn bị lớp ngăn che bên trong là thân năm uẩn (tế bào thần kinh và sáu luân xa) chỉ còn bị hai lớp ngăn che bên ngoài là vầng hào quang cảm giác sắc ấm và vỏ bọc của vầng hào quang nhân quả nên năng lượng thần thức hiển lộ ra ngoài vỏ bọc này thành thần thông trí tuệ thấy nghe biết cảnh ngoài cả cảnh giới hữu hình (cảnh giới của người đang sống) và cảnh giới vô hình (cảnh giới của người âm).
Vỏ bọc càng mỏng thần thông càng mạnh.
Vỏ bọc mỏng là do năng lượng nghiệp nhân thiện của thân khẩu nghiệp thiện lớn hơn năng lượng nghiệp nhân ác của thân khẩu nghiệp ác.
Vì thế nói nhờ phúc báo mà có thần thông là như vậy (phúc báo là quả báo của nghiệp nhân thiện).
Thần thông thuộc về năng lượng trí tuệ nên nó chân thật, không so đo tính toán, phân biệt khôn ngoan như ý thức của con người khi còn sống.
Nếu khi sống giữ gìn ngũ giới nhiều, hành nhiều nghiệp thiện về thân khẩu, thần thông của họ sẽ mạnh nên có câu “sống khôn chết thiêng”.
Nhờ có thần thông mạnh mà họ phù hộ được cho con cháu, người thân còn đang sống và cho ma quyến thuộc nương nhờ.
Do có thiên nhãn thông nên họ biết trước những chuyện tốt xấu sẽ xảy ra với người thân, họ gửi thông tin qua người khác, hoặc nhập vào người khác để nói hay báo mộng cho mà biết.
Cũng có khi họ biết người thân sẽ bị tai nạn xảy ra ở đâu, họ sẽ theo và khi tai nạn xảy ra, họ dùng thần túc thông giúp người thân thoát khỏi tai nạn đó v.v…
Nếu khi sống giữ gìn ngũ giới ít thần thông sẽ yếu hay rất yếu, họ không có khả năng phù hộ cho người thân, họ chỉ là những bóng ma vật vờ nơi đầu đường góc chợ hoặc thường quẩn quanh bên mộ của mình, gắn bó với cái xác chết chôn dưới đó v.v…
Việc tiến cúng vào những ngày giỗ hay tuần rằm tết nhất, người âm chỉ thọ nhận những thứ tiến cúng chứ không thọ hưởng được vì họ không có sáu căn tiếp xúc với những thứ tiến cúng nên sáu thức trong vầng hào quang thượng giới thức ấm không hiện hành để thọ hưởng được.
Còn thọ nhận là do thần thông mà thần thông thuộc về trí tuệ nên chỉ thọ nhận các thứ tiến cúng chứ không so đo phân biệt nhiều ít, đẹp xấu v.v…
Vì thế chỉ nên cúng giỗ đơn giản.
Nếu làm to, cúng mặn khiến họ phải chịu thêm nghiệp sát, làm giảm thần thông của họ mà thôi.
Người âm không thọ hưởng được các thứ tiến cúng nhưng lại thọ hưởng được tình cảm thương nhớ, ý nghĩ tốt đẹp đối với họ và thường cầu mong cho họ được mát mẻ, siêu thoát, bởi vì đặc trưng tâm của họ vẫn còn đủ tình cảm yêu thương, hờn giận, khổ, vui.
Họ lại có tha tâm thông nên đọc được những ý nghĩ, tình cảm đó của người thân đối với họ.
Ở cảnh giới cõi âm vì không có thân người nên họ không tạo được thiện nghiệp.
Họ cần người sống tạo thiện nghiệp hồi hướng công đức cho họ sớm gặp duyên cha mẹ để được sinh lại làm người.
 Cảnh giới Atula.
Cảnh giới Atula là cảnh giới tâm của con người khi sống đạt tới mức thuần thiện, nhưng vì tính tình nóng nảy, cương trực nên đối trước những sự việc ngang tai trái mắt thường nổi sung giận dữ.
Họ thích tranh luận, đấu đá, kiện cáo, đôi khi còn cống cao ngã mạn, vì thế trong bản đồ mười pháp giới có ghi: “Phúc ngang bằng Trời, đức lại kém với, sân giận lật đổ, tranh đấu khắp nơi”.
Những người khi sống có cảnh giới tâm này, khi chết sẽ đầu thai vào một trong hai cảnh giới tương ứng là: Trời dục giới và người, người âm.
Nếu cảnh giới tâm là thuần thiện, khi chết sẽ được đầu thai lên cõi trời dục giới để hưởng phúc báo về ý nghiệp thiện cho đến khi màu sắc của bảy vầng hào quang bớt vẻ sáng đẹp, kích thước của bảy vầng co lại một chút sẽ phải đầu thai trở lại cảnh giới con người để hưởng tiếp phúc báo của thân khẩu nghiệp thiện.
Nếu cảnh giới tâm thấp hơn cảnh giới tâm thuần thiện mà gặp duyên cha mẹ thì đầu thai trở lại làm người (người có máu Atula) để hưởng phúc báo của thân khẩu ý nghiệp thiện và trả khổ báo của thân khẩu ý nghiệp ác mà mình đã tạo ra ở kiếp trước.
Nếu không gặp duyên cha mẹ thì tồn tại ở cõi âm.
Do có phúc báo lớn, thần thông của họ rất mạnh nên rất linh thiêng, thường được người đời lập miếu để thờ gọi là thần nhưng không có sắc phong, chính là thần Atula vậy.
Các vị thần Atula nếu gặp duyên cha mẹ lại đầu thai trở lại làm người.
 Cảnh giới trời dục giới.

Nếu đặc trưng tâm con người khi sống là thuần thiện, cảnh giới tâm đầy đủ bảy vầng hào quang, các vầng có vị trí xa thân là xa nhất, kích thước của các vầng là dày nhất, màu sắc sáng đẹp rực rỡ nhất, đặc trưng tâm thấy biết sáng suốt nhất, tình cảm thuần yêu thương, thuần vui v.v…
Vầng hào quang nhân quả chỉ còn năng lượng nghiệp nhân thiện của thân khẩu nghiệp thiện, vỏ bọc của vầng là mỏng nhất 0,6cm.
Người có cảnh giới tâm này khi chết được sinh lên cảnh giới tương ứng là Trời dục giới để hưởng phúc báo về ý nghiệp thiện mà họ đã tạo ra khi còn sống.
Do phúc báo quá lớn nên thần thông của họ quá mạnh vì thế gọi là thiên nhãn thông - mắt của các vị Trời, thiên nhĩ thông - tai của các vị Trời v.v…Phải chăng vì có thần thông quá mạnh mà các vị Trời thường ban phát phúc lành cho con người dưới hạ giới khi họ cầu xin các Ngài?...Thân của các vị Trời là thân hào quang năng lượng cảm giác sắc ấm nên chỉ hưởng phúc báo của ý nghiệp thiện.
Chủng tử của nghiệp nhân ý nghiệp thiện được giữ lại trong tàng thức luôn hiện ra trong tâm thành những giấc mộng đẹp triền miên không bao giờ dứt về những cảnh sinh hoạt ăn uống tiệc tùng, vui chơi, đàn ca, nhảy múa trong những lâu đài nguy nga tráng lệ, sung sướng không sao tả siết.
Vì kích thước của bảy vầng hào quang là lớn nhất nên nhẹ, vì thế cảnh giới tâm ở trên tầng cao nên gọi là cõi Trời. Hưởng hết phúc báo ý nghiệp thiện, màu sắc của bảy vầng hào quang dần dần bớt đi vẻ sáng đẹp, kích thước của các vầng dần dần co lại sẽ nặng hơn, tương ứng với cảnh giới tâm cực thiện của con người nên đầu thai trở lại làm người để hưởng tiếp phúc báo của thân khẩu ý nghiệp thiện.
 Cảnh giới của ba cõi: cõi Dục giới, cõi Sắc giới và cõi Vô sắc giới.
Sau khi chết con người đầu thai vào sáu cảnh giới tương ứng, từ cảnh giới Trời dục giới xuống tới cảnh giới Địa ngục gọi là sáu đạo luân hồi.
Chúng sinh trong sáu đạo này còn lòng dục nên gọi là cõi dục giới.
Nếu khi sống mà đạt tới cảnh giới tâm thuần thiện là đã xả bỏ được năm thứ dục thô là: tài (tiền của), sắc (dâm dục), danh (danh giá, địa vị), ăn, ngủ.
Lại tu tiếp bằng pháp môn thiền định cho đến khi xả bỏ hết sáu thứ dục vi tế là: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, sẽ đắc bốn mức định là sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền.
Khi chết theo định nghiệp sinh thẳng lên cõi trời sắc giới để hưởng phúc báo của định nghiệp (sống ở trong định – tứ thiền thiên).
Cõi trời sắc giới cao hơn cõi trời dục giới.

Nếu khi còn sống đắc được bốn mức định cao hơn nữa là: không xứ, thức xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Ở bốn mức định này cảnh giới tâm không còn hai vầng hào quang cảm giác sắc ấm và cảm xúc thọ ấm, vì thế khi chết theo định nghiệp sinh thẳng lên cõi trời cao hơn cõi trời sắc giới và vì không còn vầng hào quang cảm giác sắc ấm nên gọi là cõi trời vô sắc giới để hưởng phúc báo thiền định của tứ thiền không.
Hưởng hết phúc báo định nghiệp tứ thiền không ở cõi trời vô sắc giới, lại chuyển sinh xuống hưởng phúc báo định nghiệp của tứ thiền thiên ở cõi trời sắc giới, lại chuyển sinh xuống hưởng phúc báo ý nghiệp thiện của cõi trời dục giới, lại chuyển sinh xuống cảnh giới người để hưởng phúc báo thân khẩu ý nghiệp thiện.
Chuyển sinh lên xuống giữa ba cõi như thế gọi là luân hồi trong ba cõi (tam giới).
 Kết luận.

Thành tựu khoa học hiện đại về bảy vầng hào quang bao quanh cơ thể con người đã giúp ta nhận biết quá trình luân hồi của tâm con người khi còn sống và cảnh giới lục đạo luân hồi sau khi chết bằng những hình ảnh cụ thể, đã hiện tướng ra trên giấy trắng mực màu.
Một lần nữa làm sáng tỏ đạo lý nhân quả luân hồi của Phật là chân thật, khách quan và khoa học vậy.
c. Nhận thức về sự khác nhau giữa chúng sinh hữu tình là con người và chúng sinh hữu tình là thực vật và động vật.
Như ở phần III của bài đã viết: Chúng sinh vô tình thuộc về năm đại là đất đại, nước đại, gió đại, lửa đại và không đại.

Do ba bản thể năng lượng Nơtron, ***, electron hòa hợp duyên khởi mà tạo nên.
Chúng sinh hữu tình phải có thêm hai đại nữa là kiến đại và thức đại là năng lượng về cái thấy và cái biết của chúng sinh, có nguồn gốc từ năng lượng bản thể giác tính, là năng lượng về tính thấy, tính biết của Phật, do mê nên mức năng lượng giảm mà sinh ra.
Nó chính là năng lượng sinh học mà khoa học hiện đại đã khám phá ra được.
 Chúng sinh hữu tình là thực vật và động vật chỉ do sáu đại: đất đại, nước đại, gió đại, lửa đại, không đại và kiến đại hòa hợp duyên khởi mà sinh ra.
Như động vật bậc cao là loài thú cũng chỉ sống được bằng năm giác quan và ba bản năng sinh tồn mà thôi.
Thí dụ: Trước mắt con trâu là cái cây to, nó chỉ nhìn thấy cái cây chứ không biết là cây gì, mít hay nhãn, ai trồng, trồng từ bao giờ, quả có ngon hay không ngon…
Hay gần đấy có người gảy đàn, nó chỉ nghe thấy âm thanh phát ra từ cây đàn chứ không biết là đàn gì ghi ta hay đàn bầu, ai gảy bài nhạc nào, có hay hay không hay.
Là bởi vì tâm của nó chỉ sinh ra từ kiến đại (cái thấy) mà không có thức đại (cái biết).
Lại nữa, một bầy chó trong sân nếu vứt cho một khúc xương chúng liền xô tới tranh nhau, con nào khỏe giành được chạy đi ăn một mình.
Nó không biết nhường nhịn chia nhau cùng ăn, vì nó chỉ sống bằng bản năng sinh tồn, nó không có ý thức tức không có thức đại (cái biết) vậy.
Các loài động vật bậc thấp thì không đủ năm giác quan, con ốc, con hến chỉ có một giác quan là xúc giác. Còn thực vật thì không có giác quan vì nó không có tế bào thần kinh, nhưng nó vẫn có cảm giác thấy, như cây nào cũng đều hướng về ánh sáng, cây xấu hổ ban ngày lá nó xòe ra, tối đến hoặc đụng tay vào nó liền cụp lại. Khoa học ngày nay đã chụp ảnh được hào quang bao quanh lá cây.
 Chúng sinh hữu tình là con người thì đầy đủ bảy đại: đất, nước, gió, lửa, không, kiến và thức đại, hòa hợp duyên khởi mà sinh ra.
Có như vậy khoa học mới xác định được con người là vũ trụ thu nhỏ hay tiểu vũ trụ.
Còn Phật pháp thì chỉ rõ con người là Phật vị lai, bởi vì tâm con người mới tiềm ẩn đầy đủ tính Phật nên mới tu thành Phật được và mới nói Phật tại tâm được.
V. Pháp môn niệm Phật là pháp môn khoa học hiện đại về hào quang năng lượng trí tuệ Phật.
1. Pháp môn niệm Phật là pháp tha lực về hào quang năng lượng trí tuệ Phật.
a) Sơ lược tiểu sử của Phật A Di Đà và xuất xứ của Pháp Môn Niệm Phật A Di Đà Phật là tiếng Phạn, dịch: vô lượng quang, vô lượng thọ.
Ngài là giáo chủ thế giới cực lạc về phía tây.
Theo kinh Cổ Âm Vương, thì đời quá khứ lâu xa, có nước Diệu Hỷ.
Vị quốc vương là Kiều Thi Ca.
Bấy giờ có Phật Tự Tại Vương Như Lai ra đời.
Kiều Thi Ca xuất gia đầu Phật, hiệu là Pháp Tạng.

Lại kinh Vô Lượng Thọ nói: “ Pháp Tạng tỳ khưu ở nơi Phật Thế Tự Tại Vương Như Lai phát lòng bồ đề, lại phát 48 lời nguyện, mỗi nguyện như thế lại nói: nếu không được như thế, tôi thề không thành Phật”.
Những đại nguyện ấy đã thành tựu và ngài Pháp Tạng đã thành Phật, tức là đức A Di Đà ở Thế Giới Cực Lạc hiện nay.
Trong 48 đại nguyện có hai đại nguyện 13, 14 mở ra pháp tha lực, còn đại nguyện 18 là đại nguyện tiếp dẫn chúng sinh về Tây Phương Cực Lạc mở ra Pháp môn Niệm Phật, là xuất xứ của Pháp Môn Niệm Phật là pháp tha lực vậy.
b) Nội dung của đại nguyện 13, 14 (trích kinh Vô Lượng Thọ do cư sĩ Hạ Liên Cư hội tập) “Khi tôi thành Phật, quang minh vô lượng chiếu khắp mười phương.
Vượt hơn quang minh của thảy chư Phật.
Vượt hơn ánh sáng mặt trời, mặt trăng ngàn vạn ức lần.
Nếu có chúng sinh thấy được quang minh chiếu chạm thân mình, đều được an lạc, tâm từ hành thiện. Được sinh nước tôi.
Nếu không như nguyện, không thành Chính giác”.

Phật là do chúng sinh tu thành.
Phải đầy đủ vô lượng quang, vô lượng thọ, vô biên công đức.
Mới chứng quả vị Phật.
Tuy nhiên nguyện tu hành của Chư Phật có mức độ khác nhau nên nguyện lực cũng khác nhau.
Vì muốn độ tận chúng sinh nên đức Phật A Di Đà đã phát đại nguyện 13 và 14 để có nguyện lực lớn, chính là Pháp tha lực.
Do có Pháp Tha Lực, Phật A Di Đà mới phát tiếp đại nguyện thứ 18, là đại nguyện tiếp dẫn chúng sinh về Tây Phương Cực Lạc để mở ra Pháp Môn Niệm Phật là Pháp Tha Lực.
Nên 3 đại nguyện 13,14 và 18 đã mở ra Pháp Môn Niệm Phật là Pháp Tha Lực vậy.
Ba đại nguyện này tổ Pháp Nhiên Thượng Nhân gọi là Di Đà bản nguyện.
Còn khi nói, viết nguyện 18 là Di Đà bản nguyện là nói tắt, viết tắt.
Cũng như thế khi nói, viết Pháp Môn Niệm Phật là nói tắt, viết tắt.
Còn nói đủ viết đủ phải là Pháp Môn Niệm Phật là Pháp Tha Lực.
Hay nói, viết niệm Phật cũng là nói tắt viết tắt.
Nói đủ viết đủ phải là Tha Lực Niệm Phật.
Có hiểu như thế mới đồng với ý nghĩa của Pháp Môn Niệm Phật là Pháp Tha Lực vậy.
Trong Niệm Phật Tông Yếu, Tổ Pháp Nhiên Thượng Nhân dạy: “Kinh Quán Vô Lượng Thọ chép rằng: “Quang minh soi chiếu khắp 10 phương thế giới, thâu nhiếp không rời chúng sinh niệm Phật”.
Quang minh đức Phật A Di Đà chỉ soi chiếu người niệm Phật chẳng soi chiếu người tu các hạnh khác.
Bởi thế người cầu sinh sang Cực Lạc phải biết niệm Phật là trọng yếu”.

Quang minh chính là tha lực của Phật A Di đà vậy.
Trong Niệm Phật Cảnh, có người hỏi Tổ Thiện Đạo: Nói về pháp môn thì vô lượng Pháp nào là tự lực, pháp nào là tha lực.
Tổ đáp: “ Như Lai nói 84000 pháp môn, nhưng chỉ có một môn Niệm Phật là tha lực.
Các môn tu hành khác đều là tự lực”.
Hỏi tiếp: Tu hành tự lực y theo lời dạy trong kinh Phật bao giờ mới thành tựu?
Tu hành theo tha lực bao giờ mới thành tựu ?
Tổ đáp : “Tu hành tự lực theo lời dạy trong kinh Phật từ lúc mới phát tâm tu qua một đại A tăng tỳ kiếp mới đến sơ địa bồ tát, ngang với quả vị A la hán.
Lại một đại a tăng tỳ kiếp nữa mới đến bát địa bồ tát. Đây là tự lực.
Tu hành theo tha lực là pháp môn niệm Phật, mau thì một ngày, chậm thì bảy ngày niệm Phật A Di Đà vãng sinh tịnh độ.
Ngang hàng với Bồ Tát bát địa.
Tại sao? Vì nương vào sức mạnh bản nguyện của Phật A Di Đà.
Trong kinh A Di Đà nói: “Chúng sinh được sinh về cực lạc đều là bậc bất thoái chuyển”.
Tức là Bồ Tát bát địa vậy.”
Lại hỏi tiếp: Tha lực và tự lực ý nghĩa thế nào?
Tổ đáp: “Tha lực giống như con kiến bám vào cánh đại bàng.
Đại bàng liền đem kiến để lên đỉnh núi Tu Di.
Kiến được lên cao thọ hưởng những điều thích thú. Phàm phu niệm Phật cũng như thế, nương vào nguyện lực của Phật mau được trở về Tây Phương thọ hưởng sự vui thích giống như con kiến nương vào sức mạnh đại bàng mà được lên núi, đấy là tha lực.
Các môn tu khác, giống như con kiến dùng tự lực bò lên đỉnh núi, chẳng thể tới được, đấy là tự lực. Vả lại tự lực giống như kẻ phàm phu què, không thể đi mau.
Tha lực giống như Chuyển Luân Vương, bay trên hư không, qua lại khắp tứ thiên hạ, vì nương vào sức mạnh của bánh xe báu.
Nương vào nguyện lực của Phật A Di Đà cũng như thế, trong một khoảnh khắc liền được vãng sinh Tây phương vào bậc bất thoái.
Pháp môn niệm Phật nương vào sức mạnh bản nguyện của Phật A Di Đà mà mau chóng thành Phật. Vượt qua các Pháp môn khác gấp trăm nghìn vạn ức lần.”

c) Nội dung của đại nguyện thứ 18 “Nếu chúng sinh nào muốn về nước ta.
Một lòng tin ưa xưng danh hiệu ta cho đến 10 niệm. Như không được sinh ta không thành Phật”.

Từ nội dung của đại nguyện 18 rút ra ba điều kiện: Muốn về nước ta là cầu vãng sinh.
- Một lòng tin mà cầu vãng sinh hay không nghi ngờ gì về chuyện vãng sinh, gọi là tin sâu (điều kiện 1).
- Một lòng ưa mà cầu vãng sinh hay chỉ một lòng cầu vãng sinh gọi là nguyện thiết (điều kiện 2).
- Xưng danh hiệu ta hay niệm Phật (điều kiện 3).
Trong 3 điều kiện thì tín đứng hàng đầu và mở ra hai điều kiện sau.
Bởi vì có tín mới có nguyện.
Có nguyện mới xưng danh hiệu ta hay niệm Phật.
Nếu tín mà không nguyện thì gọi là tín xuông.
Nếu nguyện mà không xưng danh gọi là nguyện hão.
Nên khi nói nguyện thiết là đã có tin sâu (gồm 2 điều kiện).
Ba điều kiện này là cần và đủ.
Cần là không thể thiếu một điều kiện nào trong 3 điều kiện.
Đủ là không cần thêm điều kiện nào nữa vào 3 điều kiện.
Vì đại nguyện 18 mở ra Pháp môn Niệm Phật nên 3 điều kiện này cũng là 3 điều kiện của Pháp Môn Niệm Phật vậy.
Trong 3 điều kiện thì 2 điều kiện tin sâu, nguyện thiết thuộc về tâm.
Vậy tâm tin sâu nguyện thiết là tâm gì?
Là tâm chân thật.
Vì sao? Vì tâm con người mong cầu đủ thứ.
Nhưng chỉ một lòng cầu vãng sinh (tin sâu, nguyện thiết) là chân thật.
Vì cầu vãng sinh là cầu giải thoát và cầu thành Phật.
Còn lại, kể cả cầu Phật cũng đều là cầu nhân ngã.
Cầu là để thỏa mãn lòng tham của mình mà thôi.
Tâm chân thật thì khởi niệm chân thật.
Niệm chân thật gọi là chính niệm.
Nên hai điều kiện tin sâu, nguyện thiết hay tín nguyện còn gọi là chính niệm vậy.

Trong niệm Phật Cảnh, tổ Thiện Đạo cũng khuyên dạy người tu Pháp Môn Niệm Phật như vậy:
“Luôn luôn niệm Phật phải chân thật
Y theo lời Phật chớ hồ nghi
Điều phục tâm viên đừng phóng dật.”

Còn điều kiện thứ 3 xưng danh hiệu ta hay niệm Phật là hành động của miệng lưỡi thuộc về thân.
Nên xưng danh hiệu ta hay niệm Phật chỉ là phương tiện do thân miệng thực hiện để phục vụ cho tâm chân thật (tin sâu nguyện thiết) của người tu Pháp Môn Niệm Phật được vãng sinh Tây Phương Cực Lạc mà thôi.
Trong niệm Phật Tông yếu, Tổ Pháp Nhiên Thượng Nhân dạy: “Chỉ một lòng cầu vãng sinh mà niệm Phật. Đó là tha lực niệm Phật”.
Chỉ một lòng cầu vãng sinh là hai điều kiện tin sâu, nguyện thiết, niệm Phật là điều kiện thứ 3.
Vậy niệm Phật mà đủ 3 điều kiện thì gọi là tha lực niệm Phật.
Nếu không đủ 3 điều kiện thì niệm Phật đó gọi là tự lực niệm Phật.

Tha lực niệm Phật sẽ nhận được quang minh hay tha lực của Phật chiếu trạm như đại nguyện 14 của Phật A Di Đà đã chỉ rõ. “… đều được an lạc, tâm từ hành thiện…”.
Kinh Quán Vô Lượng Thọ đã làm rõ ý này của đại nguyện 14. “Một câu niệm Phật tiêu trừ 80 ức kiếp trọng tội sinh tử. Lại được 80 ức kiếp công đức vi diệu”.
Xưng danh hiệu Phật hay niệm Phật (điều kiện 3) chỉ là tín hiệu địa chỉ để tha lực hay quang minh của Phật định hướng về người niệm Phật đó.
Còn có chiếu chạm hay không là tuỳ thuộc vào tâm người niệm Phật có đủ 2 điều kiện tin sâu, nguyện thiết hay không.
Nếu tâm người niệm Phật không có 2 điều kiện tin sâu, nguyện thiết, niệm Phật là để cầu nọ, cầu kia hoặc có 2 điều kiện tin sâu, nguyện thiết mà bị tà niệm che mất thì quang minh hay tha lực của Phật cũng không chiếu chạm được.
Vì thế, không phải câu niệm Phật nào cũng là tha lực niệm Phật.

Pháp môn niệm Phật là pháp tha lực nên người tu theo pháp môn phải có tâm độ mình và độ người.
Khi ta tha lực niệm Phật, nhận được quang minh hay tha lực của Phật chiếu chạm là đã tự độ cho mình, gọi là cảm ứng đạo giao.
Lại nhờ nhận được tha lực của Phật chiếu chạm để độ cho người khác gọi là hồi hướng công đức niệm Phật, chính là thần giao cách cảm vậy.
d) Thành tựu khoa học hiện đại về 7 vầng hào quang bao quanh cơ thể con người và kiến thức về bản chất sóng năng lượng sinh học đã làm sáng tỏ pháp môn niệm Phật là pháp môn khoa học hiện đại về hào quang năng lượng trí tuệ Phật và việc hồi hướng công đức niệm Phật là chân thật, khách quan và khoa học.
Bản chất sóng năng lượng sinh học (trích trang 202-203 sách Hướng dẫn ứng dụng năng lượng sinh học, tác giả Nguyễn Đình Phư).

- Sóng năng lượng sinh học định hướng và mang thông tin.
Khi bức xạ đủ mạnh, chủ nhân có thể phát thông tin kèm theo và định hướng cho sự lan truyền sóng. Khoảng cách như thu hẹp lại, đối tượng dù ở đâu cũng lọt vào vùng bức xạ của sóng năng lượng sinh học. Vật cản hoàn toàn biến mất.
- Sóng năng lượng sinh học tương tác lên các vật chất, đặc biệt mạnh với cơ thể sống.
Trường năng lượng sinh học như nhau thì cộng hưởng, khác nhau thì chinh phục.
- Ít bị tiêu hao.
Năng lượng thần thức chính là năng lượng trí tuệ Phật, do mê nên mức năng lượng giảm đi quá nhiều. Con người là chúng sinh nên năng lượng thần thức cũng chính là năng lượng sinh học vậy.
 Làm sáng tỏ đại nguyện 13, 14, 18 hay Pháp Môn Niệm Phật là pháp môn khoa học hiện đại về hào quang năng lượng trí tuệ Phật.
Khi ta xưng danh hiệu Phật hay niệm Phật là ta đã phát tín hiệu địa chỉ khiến cho năng lượng thông tin Bản nguyện của Phật định hướng về phía ta.
Nếu năng lượng thông tin của ta phát ra từ tâm chân thật (thần thức) là một lòng cầu vãng sinh hay tín nguyện thì đồng với năng lượng thông tin Bản nguyện của Phật, nên vỏ bọc của vầng hào quang nhân quả cho giao tiếp.
Chính là chiếu chạm vào vầng hào quang nhân quả.
Vì vỏ bọc của vầng hào quang nhân quả là nơi giao tiếp năng lượng thông tin của bản thể với năng lượng thông tin của môi trường.
Khi vỏ bọc của vầng hào quang nhân quả cho năng lượng thông tin Bản nguyện của Phật giao tiếp với năng lượng thông tin của ta phát từ năng lượng thần thức.
Năng lượng thông tin Bản nguyện của Phật cực mạnh nên chinh phục năng lượng thông tin thần thức của ta khiến cho năng lượng thông tin thần thức bức xạ năng lượng mạnh thêm qua sáu luân xa, làm cho các vầng hào quang dãn ra xa thân.
Năng lượng nghiệp nhân ý nghiệp thiện của vầng hào quang hình thái bổ sung hành ấm tăng.
Vầng hào quang nhân quả nối tiếp với vầng hào quang hình thái bổ sung hành ấm cũng dãn xa thân khiến cho nghiệp nhân thiện của thân khẩu nghiệp thiện tăng thêm, vỏ bọc của vầng hào quang nhân quả mỏng thêm.
Vì thế khi ta tha lực niệm Phật sẽ được Phật A Di Đà hỗ trợ nghiệp nhân thiện thân khẩu ý cho ta là như vậy.
 Làm sáng tỏ về hồi hướng công đức niệm Phật là chân thật Khi ta tha lực niệm Phật.
Năng lượng thông tin Bản nguyện của Phật cực mạnh đã chinh phục năng lượng thông tin thần thức của ta, làm cho trường hào quang năng lượng của ta mạnh thêm.
Nhờ có trường hào quang mạnh thêm này, ta định hướng về những chúng sinh để chinh phục trường hào quang năng lượng của họ, làm cho trường hào quang năng lượng của họ mạnh thêm, kích thước của các vầng hào quang dãn ra xa thân, vỏ bọc của vầng hào quang nhân quả mỏng thêm.
Chính là ta đã hồi hướng công đức niệm Phật cho họ.
Nếu chúng sinh đó còn đang sống.
Nghiệp nhân thân khẩu ý của họ tăng, khiến cho nghiệp chướng tiêu trừ làm bớt đi những chướng ngại trong cuộc sống đời thường.
Thiện căn lại thêm lớn giúp họ gặp nhiều may mắn để được hưởng thêm phúc báo...
Nếu chúng sinh đó đang ở cõi âm.
Do vỏ bọc của vầng hào quang nhân quả mỏng thêm mà thần thông của họ mạnh thêm.
Họ sẽ bớt khổ hơn, lại có thể phù hộ được cho con cháu.
Và sớm gặp duyên cha mẹ để được sinh lại làm người.
Nếu chúng sinh đó đang phải đọa vào ác đạo, sẽ giúp cho họ trả ác nghiệp nhanh hơn.
Trường hào quang của họ mạnh dần lên và rồi họ sẽ chuyển dần từ cảnh giới thấp địa ngục lên các cảnh giới cao hơn là ngã quỷ, súc sinh, để rồi từ những cảnh giới ác đạo đó chuyển lên thành người âm và đợi duyên cha mẹ để được sinh lại làm người.
Có câu “Một người tu bảy họ được nhờ”. Chắc là nói về người tu Pháp Môn Niệm Phật vậy.
Những điều trình bày ở trên cho thấy tác dụng của việc hồi hướng công đức niệm Phật là chân thật khách quan và khoa học.
e) Điều kiện để người tu Pháp môn niệm Phật được Phật A Di Đà tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc là chính niệm tín và nguyện Phàm phu tội chướng thời kỳ Mạt Pháp hiện nay nghiệp chướng quá sâu dày, thiện căn quá yếu kém, căn cơ quá hạ liệt, thường bị nội ma tham, sân, si quấy phá làm cho tâm đầy tán loạn, không giữ được 2 điều kiện tin sâu, nguyện thiết khi ngồi yên tĩnh niệm Phật và cản trở khiến cho người tu không luôn luôn niệm Phật được.
Lại còn bị ngoại ma ra sức phá hoại, lòng tin vào Di Đà Bản Nguyện hay Pháp môn Niệm Phật như gửi thông tin qua người khác, hoặc nhập vào người khác để nói hoặc đưa tài liệu làm cho người tu bị lạc đường.
Nhưng không phải vì thế mà phàm phu tội chướng khó được vãng sinh.
Trong niệm Phật Tông Yếu, Tổ Pháp Nhiên Thượng Nhân dạy: “Đã sinh làm người trong cõi tán địa này thì tâm đều tán loạn cả.
Nếu phải bỏ cái tâm tán loạn mới được vãng sinh thì thật là vô lý.
Tán tâm niệm Phật mà được vãng sinh là chỗ đáng quý của Di Đà Bản Nguyện vậy”.

Tổ Tri Húc cũng có lời dạy: “Niệm Phật còn nhiều tán loạn, nếu được vãng sinh thì về hạ hạ phẩm. Nếu ít tán loạn thì về trung hạ phẩm.
Nếu không còn tán loạn thì về thượng hạ phẩm.
Nếu chứng tam muội sự thì về ba phẩm trung.
Chứng niệm Phật tam muội lý thì về ba phẩm thượng”.

Tổ còn dạy: “ Được sinh cùng chăng toàn do tín nguyện có hay không.
Về phẩm thấp cao là do niệm Phật sâu hay cạn”.

Lời dạy này của tổ Tri Húc đã được Tổ Ấn Quang khẳng định “Đây là luận án thép, nghìn Phật ra đời cũng không thay đổi”.
Vậy người tu pháp môn niệm Phật phải gắng sức nhiếp tâm niệm Phật để có được nhiều câu niệm Phật là tha lực niệm Phật, mới chuyển được tâm đầy tán loạn xuống còn nhiều tán loạn.
Có thế mới có thể giữ được chính niệm là tín và nguyện để được Chư Phật Mười Phương hộ niệm cho đến trước khi lâm chung là 2 điều kiện cần phải có để đến khi lâm chung được Phật A Di Đà hiện ra tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc.
f) Người tu pháp môn niệm Phật giữ được chính niệm (tín, nguyện) cho đến trước khi lâm chung. Đến khi lâm chung được Phật A Di Đà cùng Thánh chúng tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc Theo kinh Phật, lúc lâm chung thân ngũ uẩn gồm sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn.
Sắc uẩn là thân thịt xương máu mủ, bốn uẩn còn lại là thần kinh hệ, đang bị phân ly và liệt hoại làm cho thân thể bị đau đớn. Còn tâm thì hiện ra ấm cảnh (cuốn phim cuộc đời) làm cho điên đảo.
Ấm cảnh là gì? Ấm cảnh là cảnh giới của lục đạo luân hồi do nghiệp nhân thiện ác mà con người gây ra khi còn sống và một số nghiệp nhân quá khứ tạo nên.
Đến sát na lâm chung là một loáng thời gian trước khi chết, ấm cảnh hay cảnh giới nào mạnh sẽ lôi kéo thần thức và thân ngũ ấm người chết đó vào cảnh giới tương ứng của lục đạo luân hồi.
Từ đặc điểm trên của khi lâm chung, liên hệ với Kinh A Di Đà “Chỉ có những người một lòng chuyên niệm danh hiệu của Phật A Di Đà…
Người ấy khi nào lâm chung Phật cùng Thánh chúng hiện ra trước mặt, tâm không điên đảo, người ấy liền sinh sang nước Cực Lạc của Phật A Di Đà”.

Như vậy thì chỉ có những người tu Pháp môn niệm Phật giữ được chính niệm (tin, nguyện) cho đến trước khi lâm chung.
Vì chính niệm (tin, nguyện) đồng với Đại nguyện tiếp dẫn của Phật thì khi lâm chung Phật cùng Thánh chúng mới hiện ra trước mặt để tiếp dẫn.
Phật hiện nên ấm cảnh không hiện ra được, vì thế tâm người niệm Phật mới không điên đảo vẫn giữ được chính niệm (tin nguyện).
Trong niệm Phật Tông Yếu Tổ Pháp Nhiên Thượng Nhân cũng dạy như vậy: “Người niệm Phật có lòng cầu vãng sinh và không nghi ngờ Di Đà bản nguyện, khi lâm chung không bị điên đảo.
Sở dĩ được vậy là nhờ chư Phật lai nghinh.
Phật lai nghinh để người tu niệm Phật cầu vãng sinh lúc lâm chung được chính niệm, không phải lúc lâm chung cần phải chính niệm thì Phật mới lai nghinh.
Người không biết nghĩa này cho rằng lúc lâm chung cần phải chính niệm niệm Phật Phật mới lai nghinh. Kiến giải như vậy là không tin vào Phật nguyện và không hiểu kinh văn nữa”.

Nhưng chính niệm lúc lâm chung mới chỉ là tâm chân thật của phàm phu tội chướng, Phật chưa tiếp dẫn về Tịnh độ được.
Phải đợi đến khi tâm chân thật của phàm phu trở thành tâm thanh tịnh, Phật mới phóng quang tiếp dẫn về Tịnh độ của Phật.
Lời khuyên người niệm Phật của Tổ Thiện Đạo trong Niệm Phật Cảnh làm rõ ý này.
Niệm Phật trước trừ tâm tham ái
Lâm chung tâm định thấy Di Đà
Tợ trăng sáng tỏ soi đầm biếc.
Có trừ được tâm tham ái mới giữ được chính niệm trước khi lâm chung.
Còn khi lâm chung tâm định mới thấy Di Đà.
Tâm có định mới sinh trí tuệ.
Trí tuệ tâm Phật chính là tâm thanh tịnh.

Nhờ có con mắt trí tuệ của tâm thanh tịnh mới thấy Di Đà, bởi thân của Phật là thân năng lượng, giống như hình hiện trên ti vi. Mắt của người không thấy được.
Nhưng tâm định vào thời điểm nào của khi lâm chung?
Tâm định vào sát na lâm chung, sát na lâm chung là một loáng thời gian trước khi chết, trong một loáng thời gian này, thân ngũ uẩn vừa liệt hoại xong (hơi dứt mạng hết) đột ngột không ngăn che trí tuệ tâm Phật, ví như đèn hết dầu phụt sáng trước khi tắt.
Vậy sát na lâm chung tâm người niệm Phật mới được thanh tịnh và Phật A Di Đà tiếp dẫn họ vào thời điểm này.
Tổ Pháp Nhiên Thượng Nhân cũng xác định như vậy: “Sát na lâm chung dễ như cắt sợi tơ, người ngoài không biết được, chỉ có Phật và người niệm Phật biết được mà thôi” (Trích Niệm Phật Tông Yếu).
Còn những người tu pháp môn niệm phật không giữ được chính niệm (tin nguyện) cho đến trước khi lâm chung.
Khi lâm chung ấm cảnh hiện, làm cho tâm điên đảo.
Đến sát na lâm chung, ấm cảnh hay cảnh giới nào mạnh liền lôi kéo thần thức (sắc thân) những người đó vào cảnh giới tương ưng của lục đạo luân hồi.
Vì thế tổ Thiện Đạo có lời khuyên dạy như sau: “Việc luân hồi sinh tử rất lớn lao, phải tự mình gắng sức mới được.
Nếu một niệm sai lầm để luống qua thì nhiều kiếp chịu khổ.
Có ai thay thế cho mình! Nên suy nghĩ kỹ, nên suy nghĩ kỹ”.
g) Sơ đồ Nhân Duyên Quả của Pháp môn Niệm Phật.

4.jpg


2. Trong thời kỳ Mạt Pháp chỉ có pháp môn niệm Phật là pháp môn duy nhất, Phật độ chúng sinh phàm phu giải thoát khỏi biển khổ luân hồi sinh tử và tu tiếp thành Phật.
Xin trích dẫn kinh Phật và lời Tổ để làm rõ ý này:
a) Kinh Pháp Hoa có đoạn:
Trong cõi Phật mười phương
Chỉ có pháp Nhất thừa
Không Hai cũng không Ba
Trừ Phật phương tiện nói”.

Pháp Nhất thừa là pháp tu thẳng thành Phật. Pháp Môn Niệm Phật có nhân tu là tha lực niệm Phật, quả tu là vãng sinh Cực Lạc.
Trong kinh Niệm Phật Ba la mật Phật Thích Ca xác quyết “Vãng sinh là thành Phật”.
Thế nên Pháp Môn Niệm Phật là pháp môn tu thẳng thành Phật, cũng chính là pháp Nhất thừa vậy.
Không Hai là không có Nhị thừa gồm Thanh Văn thừa và Duyên Giác thừa.
Không Ba là không có Tam thừa là Bồ Tát thừa.
Vì chúng sinh chấp tướng, nên Phật phải nói ra các pháp Nhị thừa, Tam thừa làm phương tiện cho chúng sinh căn cơ bậc thượng tu hành trong thời kỳ chỉnh pháp và Tượng pháp đó thôi.
b) Kinh Đại tập Phật dạy: “Thời kỳ Mạt pháp muôn ức người tu hành không có lấy một người giải thoát. Phải nương vào Pháp Môn Niệm Phật mà ra khỏi luân hồi”.
Tổ Pháp Nhiên Thượng Nhân sơ tổ Tịnh tông Nhật Bản là hóa thân của Bồ tát Đại Thế Chí đã làm rõ đoạn kinh này bằng lời dạy sau: “Thánh đạo môn (gồm Luật tông, Giáo tông, Thiền tông, Mật tông), tuy thâm diệu, nhưng thời điểm và căn cơ chẳng tương ứng.
Tịnh độ môn hình như nông cạn, nhưng thời điểm và căn cơ đều tương ứng.
Thời Mạt pháp một vạn năm, các kinh điểnkhác đều bị tiêu diệt, chỉ còn Pháp Môn Niệm Phật để cứu độ chúng sinh”.

c) Kinh Tịnh Độ Quyết Nghi Phật chỉ rõ: “Sau khi Phật diệt độ năm trăm năm, trong thời kỳ chính pháp, Trì giới được thành tựu.
Một nghìn năm thời Tượng pháp, Thiền định được thành tựu.
Một vạn năm thời Mạt pháp Niệm Phật được thành tựu”.

Hiện nay đã vào thời kỳ Mạt pháp được hơn một nghìn năm.
d) Lời Phật dạy trong Kinh Pháp cú:
“Không làm những việc ác
Nên làm những việc lành
Thanh tịnh tâm ý minh
Là lời chư Phật dạy”.

Con người luôn phải chịu tám khổ từ vô thủy kiếp đến nay mà chưa từng biết.
Tám khổ là: Sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, yêu nhau mà phải xa nhau khổ, oán ghét nhau mà phải sống chung khổ, cầu không được khổ, ngũ ấm si thịnh khổ.
Bởi thế Phật mới giáng sinh để mở đường diệt khổ cho chúng sinh.
Giúp chúng sinh giải thoát khỏi sự trói buộc giam hãm trong biển khổ luân hồi, từ vô thủy kiếp đến nay.
Đức Phật trụ thế 49 năm dạy chúng sinh.
Cuối cùng Phật nói: “Ta chỉ dạy một điều khổ và diệt khổ”.
Phật dạy con người .
“Không làm những việc ác
Nên làm những việc lành”.

Để khi chết được sinh lại làm người, khỏi phải đọa lạc vào ác đạo.
Nhưng làm lành lánh ác trong thời kỳ Mạt pháp đâu có dễ dàng, vì tâm chúng sinh quá mê lầm sinh ra phiền não tham sân, thúc đẩy thân khẩu gây quá nhiều ác nghiệp, làm sao mà tránh khỏi đọa lạc được.
Trong Niệm Phật Tông Yếu, Tổ Pháp Nhiên Thượng Nhân dạy “Làm lành lánh ác là lời răn chung của chư Phật.
Nhưng hạng phàm phu thời Mạt pháp chúng ta thường làm ngược lại!
Nếu tự mình không nương vào Di Đà Bản nguyện thì e rằng khó ra khỏi luân hồi sinh tử”.

Ngài còn dạy: “Tất cả Phật Pháp dùng để chế phục điều ác.
Vì hạng phàm phu ngu si không dễ gì làm được, nên khuyên niệm Phật để diệt tội”.
Cho dù “Không làm những việc ác.
Nên làm những việc lành”
được đi nữa cũng chỉ có chút phúc báo sinh lại làm người.
Nhưng vẫn bị trói buộc mãi trong biển khổ luân hồi sinh tử mà thôi.
Vậy chúng sinh phàm phu muốn giải thoát khỏi biển khổ luân hồi sinh tử trong thời kỳ Mạt pháp này thì phải thực hiện lời dạy của Phật: “Thanh tịnh tâm ý mình”.
Muốn thanh tịnh tâm ý mình thì phải sinh về cõi Tịnh độ của đức Phật A Di Đà.
Muốn sinh về cõi Tịnh độ của đức Phật A Di Đà thì phải tu Pháp Môn Niệm Phật là pháp tha lực.
Y vào kinh Phật và lời Tổ đã trích dẫn ở trên, rút ra kết luận:
- Trong thời kỳ Mạt pháp, Pháp môn Niệm Phật là pháp môn duy nhất, Phật độ chúng sinh phàm phu thoát khỏi biển khổ luân hồi sinh tử và tu tiếp thành Phật.
- Pháp môn niệm Phật lại là pháp môn khoa học hiện đại về hào quang năng lượng trí tuệ Phật nên hợp thời, hợp với căn cơ của chúng sinh trong thời kỳ khoa học kỹ thuật hiện đại phát triển như hiện nay và sau này.
Vì thế Pháp Môn Niệm Phật chính là con đường tu hành thành Phật của chúng sinh.
Cho nên trong kinh Nguyệt Đăng Tam Muội Phật Thích Ca nói: “Tất cả chư Phật quá khứ, vị lai và hiện tại, trong mười phương ba đời đều y Pháp Môn Niệm Phật mà chứng được đạo Giác Ngộ Vô Thượng’’. là như vậy.
Với tâm nguyện tha thiết, muốn được chia sẻ với bạn đồng tu về Pháp môn Niệm Phật và những độc giả có nhân duyên với Phật Pháp.
Tôi mạnh dạn biên soạn bài này.
Đề tài thì quá lớn mà khả năng về kiến thức khoa học và nhận thức về Phật pháp của tôi còn yếu kém.
Nhờ vận dụng những điểm thuộc phần khế lý trong kinh Phật và chuyên cần tha lực niệm Phật mới có thể viết được như vậy.
Mong các bạn đồng tu và quý độc giả góp ý kiến để tôi đính chính lại những điểm còn thiếu sót.
Hy vọng có thêm nhiều bài viết về đề tài này để cho mọi người hiểu về đức Phật, Đạo Phật và Pháp môn Niệm Phật.
Phát tâm cùng tu hành để cùng sinh về cõi Tịnh độ tức Tây phương Cực Lạc của đức Phật A Di Đà. Đó là điều mong muốn tha thiết nhất của tôi vậy.
Nếu có được chút công đức biên soạn, xin đem hồi hướng cho bốn ân, ba cõi, nguyện cùng pháp giới chúng sinh, đồng sinh về Tây phương Cực Lạc.
Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới, đại từ đại bi, tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật.


Cư sĩ Như Trụ kính biên soạn
Thế danh: Dương Nguyễn Thạch
Địa chỉ: 110 dãy B khu tập thể 3 tầng
Phố Lê Hồng Phong - Quận Hà Đông - TP Hà Nội
ĐT: (04)33511553
Phần đã in:
Trang 71
So sánh đối chiếu giữa sáu vầng hào quang từ vầng 1 đến vầng 6 bao quanh cơ thể con người ...............
Cùng với sự giống nhau giữa đặc trưng của sáu vầng với đặc trưng của 5 lớp mê năm ấm.
Rút ra kết luận: sáu vầng hào quang từ 1 đến 6 chính là 5 lớp mê năm ấm.
Trang 73
Năng lượng thần thức ..................bức xạ ra ngoài qua 6 luân xa lớn từ 1-6 trên mặt da của xác thân
(sắc uẩn) thành 6 vầng hào quang 5 ấm (sắc, thọ, tưởng, hành, thức ấm).
Con người đã nhận đặc trưng của 6 vầng hào quang năm ấm là tâm tính của mình: ...
- Thân này là tôi, của tôi là đặc trưng của vầng hào quang cảm giác, sắc ấm (qua LX1).
Đính chính:
Trang 71
So sánh đối chiếu giữa năm vầng hào quang từ vầng 2 đến vầng 6 bao quanh cơ thể con người ...........
Cùng với sự giống nhau giữa đặc trưng của năm vầng hào quang với đặc trưng của 5 lớp mê năm ấm. Rút ra kết luận: năm vầng hào quang từ 2 đến 6 chính là 5 lớp mê năm ấm.
Trang 73
Năng lượng thần thức ................ bức xạ ra ngoài qua 5 luân xa lớn từ 2-6 trên mặt da của xác thân
(sắc uẩn) thành 5 vầng hào quang 5 ấm (sắc, thọ, tưởng, hành, thức ấm).
Con người đã nhận đặc trưng của 5 vầng hào quang năm ấm là tâm tính của mình: ...
- Thân này là tôi, của tôi là đặc trưng của vầng hào quang cảm xúc sắc ấm (qua LX2).
PHẦN ĐÍNH CHÍNH.
Sơ đồ trang 72 sẽ được đính chính lại như sau:

5.jpg


Tế bào thần kinh Thức uẩnVầng hào quang thượng giới
Hệ Thần kinh Qua LX 6
Thức ấm
Tế bào thần kinh
Hành uẩn
Vầng hào quang hình thái bổ sung
Qua LX 5
Hành ấm
Tế bào thần kinh
Tưởng uẩn
Qua LX
Qua LX
Vầng hào quang tinh tú 4
Vầng hào quang tâm thần 3
Tưởng ấm
Tế bào thần kinh
Thọ uẩn
Bức xạ
Qua LX
Qua LX
Vầng hào quang cảm xúc 2
Vầng hào quang cảm giác 1
Thọ
Bức xạ
Bức xạ
Bức xạ
Bức xạ
ấm
Sắc ấm
Bức xạ
Thân năm
uẩn
Sắc uẩn
Đính chính
Cảnh giới địa ngục (trang 93).
Khi chết thần thức và vầng hào quang cảm giác và vầng hào quang nhân quả có vỏ bọc dầy nhất 1,3 cm bao bọc bên ngoài. Rồi rời khỏi sắc thân.
Cảnh giới ngạ quỷ (trang 94).
Khi chết thần thức và vầng hào quang cảm giác, cùng với vầng hào quang cảm xúc thọ ấm, vầng hào quang tâm thần tưởng ấm và vầng hào quang nhân quả có vỏ bọc dày nhất bao bọc bên ngoài. Rồi rời khỏi xác thân.
Phần đã in Cảnh giới địa ngục (trang 93).
Khi chết thần thức nhận vầng hào quang cảm giác sắc ấm làm thân (thân sắc ấm) và vầng hào quang nhân quả có vỏ bọc dầy nhất 1,3 cm bao bọc bên ngoài. Rồi rời khỏi sắc thân.
Cảnh giới ngạ quỷ (trang 94).
Khi chết thần thức nhận vầng hào quang cảm giác sắc ấm làm thân, cùng với vầng hào quang cảm xúc thọ ấm, vầng hào quang tâm thần tưởng ấm và vầng hào quang nhân quả có vỏ bọc dày nhất bao bọc bên ngoài. Rồi rời khỏi xác thân.
Do có phần đính chính ở trên và phần bổ sung nên trong mục b/2 từ trang 93 đến trang 98 viết về cảnh giới, ngạ quỷ, súc sinh và con người sẽ đính chính như sau:
Cảnh giới súc sinh (trang 96).
Khi chết thần thức của họ nhận vầng hào quang sắc ấm làm thân cùng với 4 vầng hào quang là vầng hào quang cảm giác thọ ấm, vầng hào quang tâm thần tưởng ấm, vầng hào quang tinh tú tưởng ấm, vầng hào quang hình thái bổ sung hành ấm và vầng hào quang nhân quả có vỏ bọc mỏng hơn 1,3cm một chút bao bọc bên ngoài. Rồi rời khỏi sắc thân.
Cảnh giới con người (trang 98).
Cảnh giới tâm đủ bảy vầng hào quang, sau khi chết thần thức nhận vầng hào quang cảm giác sắc ấm làm thân, rời khỏi xác thân cùng với năm vầng hào quang bốn ấm, bị vầng hào quang nhân quả bao bọc dẫn đi tìm duyên cha mẹ để đầu thai vào thân mới.
Cảnh giới súc sinh (trang 96).
Khi chết thần thức của họ và vầng hào quang cảm giác cùng với 4 vầng hào quang là vầng hào quang cảm giác thọ ấm, vầng hào quang tâm thần tưởng ấm, vầng hào quang tinh tú tưởng ấm, vầng hào quang hình thái bổ sung hành ấm và vầng hào quang nhân quả có vỏ bọc mỏng hơn 1,3cm một chút bao bọc bên ngoài. Rồi rời khỏi sắc thân.
Cảnh giới con người (trang 98).
Cảnh giới tâm đủ bảy vầng hào quang, sau khi chết thần thức và vầng hào quang cảm giác, rời khỏi xác thân cùng với năm vầng hào quang bốn ấm, bị vầng hào quang nhân quảbao bọc dẫn đi tìm duyên cha mẹ để đầu thai vào thân mới.
BỔ SUNG ĐỂ HIỂU VỀ THÂN PHẬT VỐN CÓ CỦA CON NGƯỜI.
Năng lượng thần thức tiềm ẩn trong nhóm tế bào thần kinh thọ uẩn của hệ thần kinh, bức xạ qua luân xa 2 thành vầng hào quang cảm xúc cảm nghĩ, chính là 2 lớp mê sắc ấm và thọ ấm.
Còn vầng hào quang cảm giác từ da ra 2,5 cm bao sát thân thể, có hình dáng như thân thể.
Giữ vai trò như một cái khung, gồm những vạch năng lượng để tế bào dựa vào tồn tại và sinh sôi phát triển, liên quan đến luân xa1. Có nguồn gốc từ năng lượng nào vậy?
Xin lý giải như sau: Trong kinh Phật dạy, sắc uẩn hay thân thịt da xương máu mủ, nó là thân sinh diệt, nên là giả thân hay giả tướng.
Còn thật tướng là vô tướng.
Thật tướng là thân chân thật hay thân Phật vốn có của con người, còn vô tướng là thân không có hình tướng, nên là thân năng lượng của con người.
Vậy vầng hào quang cảm giác bao quanh thân thể, có bề dày 2.5 cm, có hình dáng như thân thể.
Chính là thân năng lượng của con người, nên là thật tướng, là thân chân thật hay thân Phật vốn có của con người. Và là thân Phật thì vầng hào quang cảm giác liên quan đến luân xa1 phải là năng lượng có nguồn gốc từ năng lượng của ba bản thể notron, *** và electron vậy.
Năng lượng thần thức là tâm Phật của con người bị các tế bào thần kinh của hệ thần kinh ngăn che ở bên trong, lại còn vầng hào quang cảm giác là thân Phật của con người bao ở bên ngoài và cả hai đều bị vầng hào quang nhân quả là năng lượng nghiệp nhân thiện ác do tâm mê của con người thúc đẩy thân khẩu gây ra, bao bọc (trói buộc).
Là nguyên nhân khiến cho con người bị trôi lăn mãi trong biển khổ luân hồi từ vô thủy kiếp đến nay vậy.
ĐẠO PHẬT VÀ KHOA HỌC HIỆN ĐẠI.
Cư sỹ Như Trụ (biên soạn)
NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO
53 Tràng Thi - Hoàn kiếm - Hà Nội
ĐT: 04-37822845 - Fax: (04).37822841
Email: nhaxuatbantongiao@gmail.com
Chịu trách nhiệm xuất bản
Giám đốc - Tổng biên tập
Nguyễn Công Oánh
Biên tập: Lê Hồng Sơn
Trình bày: Văn Chiến
Sửa bản in: Cư sỹ Như Trụ
Đơn vị liên kết: Ông Dương Nguyễn Thạch
Địa chỉ: Số nhà 110 dãy B khu tập thể 3 tầng phố Lê Hồng Phong,
quận Hà Đông Hà Nội.
Số lượng in 1000 bản, khổ 14.5x20.5cm.
Tại Công ty TNHH In - TM&DV Nguyễn Lâm, 352 Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Số ĐKXB: 2047-2015/CXBIPH/07-251/TG. Mã ISBN: 978-604-61-2625-6
QĐXB số: 551/QĐ-NXBTG ngày 19 tháng 8 năm 2015.
In xong và nộp lưu chiểu quý III năm 2015.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)

    TOP 5 Tài Thí

    Bên trên