Đâu là mình xưa nay?(Thực thể, vô minh, Kiến tánh, Thành Phật)

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Một bước hoặc trọng yếu trong hành trình tu hành Phật Thừa đó chính là nhận ra mình xưa nay là cái gì?

Không biết đúng mình xưa nay là cái gì thì tu hành chẳng thể được thành tựu, hạt giống Bồ Đề chưa thể trổ quả. Phật xuất hiện ở thế gian chỉ có mục đích duy nhất là giúp cho chúng sanh tự nhận ra bản chất thật là mình xưa nay.

Thật sự mà nói, viết ra cái đó là cái gì là không thể nào, vì văn tự tướng pháp làm sao đủ để miêu tả mà hễ cái gì được miêu tả đều được chính minh nhận biết, đã bị nhận biết thì đó không thể là mình được. Trong tu học, hễ có 2 mình là sai, phải chiêm nghiệm quán sát lại.

Chúng ta hãy chiêm nghiệm như sau: ngồi thiền, lắng động tâm tư để tiếp thu tác động của môi trường xung quanh. Chúng ta hãy để ý xem: mình vừa nghe, vừa thấy, vừa cảm giác, vừa ngửi, vừa có vị ở lưỡi,.... lại có niệm khởi hoặc niệm nhận biết.

Chúng ta dễ dàng nhận ra rằng: ngoại vật được nhận biết qua sáu căn, không chỗ nào là mình. Tất cả những gì làm đối tượng cho mình đều không phải là mình.

Vậy thì "kẻ nhận biết mọi thứ này là ai? kẻ khởi niệm này là ai? Đó là chính mình ư?"

Nếu nói kẻ có nhận biết là mình, kẻ có khởi niệm là mình thì lúc bất tỉnh chết ngất, chẳng biết gì nữa, lẽ nào mình biến mất theo? Tất nhiên là không, vì sau đó mình tỉnh lại và lại nhận biết tiếp. Điều này cho thấy rằng: hoạt động nhận biết, khởi niệm cũng chỉ là ngoại lai, chẳng phải mình, chỗ đó không quyết định là mình.

Kế tiếp, "ai chứng nghiệm Phật quả? Riêng đây mới là mình?" Hê hê, cũng không phải nốt! Vì nếu nói cái Phật quả là mình thì khi còn vô minh thì mình không có sao! Tất nhiên không phải, mình có bao đời nay đó mà, do ngu thì là chúng sanh, khôn ra thì làm Phật.


Kakakaka, vậy mình là cái gì đây?

Mình vô minh, mình giác ngộ, mình có nhận biết, mình không nhận biết, ...... đều có duy nhất một cái mình nhưng các hoạt động, trạng thái (từ chúng sanh đến thành Phật) không có chỗ nào là mình cả, tất cả hiện tượng đó đều vô ngã. Còn mình thì có đó nhưng không có dấu vết gì để chỉ ra trong vũ trụ này.

Vậy cổ nhân nói "tu học trở về nguồn cội chính mình là sao?"

Tự mình đã là kim cang bất hoại nhưng không nằm ngoài vũ trụ này, do đó, về mặt đối ngoại sẽ có Vô Minh và giác Ngộ. Tất nhiên vô minh là cái xuất hiện trước, vô minh hết thì gọi là giác ngộ, giác ngộ rồi thì không thể vô minh trở lại. Tự tánh mình nhân cái vô minh này và duyên vũ trụ mà sản sinh các niệm phân biệt đối đãi NHƯ là chỗ vô minh và duyên vũ trụ, bổng thấy mình trong sanh tử. Nếu cái vô minh này biến mất thì không còn cái gì làm nhân cản trở trong đối ngoại nên tự tánh mình tự hiện biến chiếu khắp vũ trụ không có ngần mé. Khi ngoại duyên đưa đến thì lập tức được phản ứng tức thì "NHƯ LÀ" chính nó về cho các duyên, chứ không thu nạp lưu giữ, mà đó cũng là đặc tính của mình xưa nay, giờ được hiện tiền nên gọi là trở về cội nguồn xưa, là Như Lai đó.

Và vô minh chính là không rõ chính mình (nên cũng chẳng rõ vũ trụ), cho nên đó là lí do vì sao VNBN cố gắng viết bài này.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
* Sao cái gọi là Phật quả chẳng phải là mình xưa nay?
Thí dụ, mặt trời là mình xưa nay, lúc bị mây che và lúc không có mây che thì mặt trời vẫn là mặt trời không có gì đổi khác. bầu trời có mây thì không phải mặt trời mà đó là bầu trời và bầu trời trong suốt thì sự trong suốt đó cũng đâu phải mặt trời mà là bầu trời. Chỉ là có mây thì ánh sáng của mặt trời bị ngăn che thành tối đen, còn khi mây hết thì ánh sáng chiếu thông suốt khắp nơi. Còn mặt trời cứ vẫn là mặt trời không có gì đổi khác, chỉ là hết mây thì không có gì khác ngoài mặt trời tự hiện.

Những ai lầm tưởng cái "trong suốt của bầu trời" là mình thì rơi vào nhị thừa. Tự nơi mình xưa nay vốn chẳng có vô minh hay giác ngộ, huống chi nói là trụ đắc.

* Cá nhân thành Phật thì là mình xưa nay?
Đúng vậy.
Mặt trời lúc không bị mây che với mặt trời bị mây che thì vẫn là mặt trời đó, không có gì khác, cho nên mình xưa nay khi không còn bị vô minh che khuất thì vẫn là mình xưa kia bị vô minh che khuất, khi vô minh tan biến thì mình xưa nay chiếu khắp mười phương, hiển thị ra toàn pháp giới bản chất Như vốn có của mình.

*Tâm vô niệm là mình xưa nay?
Đúng vậy, trạng thái vô niệm không phải là mình xưa nay nhưng cái "tâm" với trạng thái vô niệm chính là mình xưa nay. Nơi cái tâm xưa nay đó vốn chẳng có vô minh, chẳng có niệm hay vô niệm. Nhưng nhờ sự vô niệm mà thị hiện thuần túy bản chất thật xưa nay.

Tâm vô niệm ở đây không phải là do nghỉ chơi, tuyệt giao với vũ trụ không sinh niệm; mà do rõ mình vốn bất hoại không cần thêm bớt gì và rõ toàn bộ vũ trụ này vốn không một vật làm tự thể. Tâm ấy chẳng làm gì để trở nên vô niệm, vì vốn chẳng có niệm hay vô niệm. Nhân trong pháp giới có Phật Pháp nên vô minh tan biến, các niệm vô minh biến mất, gọi là vô niệm.

Ai thủ đắc trạng thái vô niệm cho là mình, liền rơi vào nhị thừa. Vì mình xưa nay vốn chẳng có niệm hay vô niệm, huống chi nói là thủ đắc!

* Cái biết thường trụ là mình xưa nay?

Không phải là mình xưa nay, mình xưa nay vốn chẳng có biết hay không biết, huống chi là biết như thế nào!
Chủ nhân của cái biết thường trụ là mình xưa nay. Vì cái biết thường trụ này chính là vô minh tan biến, không còn sự che khuất, mình xưa nay thị hiện thuần túy tính chất của mình xưa nay, chủ nhân ấy là mình xưa nay đó vậy.

Ai thủ đắc xem "cái biết trường trụ" là mình xưa nay thì sẽ luôn gìn giữ cái biết đối kháng sanh tử, rơi vào nhị thừa. Vì mình xưa nay vốn chẳng mặc định là biết hay không biết vậy.

* Có phải chỉ loài hữu tình mới có cái gọi mình xưa nay không?
Cái gọi là mình xưa nay không thể tìm thấy trong vũ trụ này mặc dù nó không hề ở bên ngoài.
Hữu tình hay vô tình đều là các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ, cho nên không thể căn vào các tướng pháp hữu tình hay vô tình mà nói ở trong đó có hay không có mình xưa nay.
Vũ trụ-pháp giới vô ngã, tức chẳng có một thực thể cố định nào.

* Chủ nhân sanh tử có phải là mình xưa nay?
Đúng vậy nhưng không thể tìm thấy mình trong trong sanh tử cũng như bên ngoài sanh tử. Sanh tử là do đối ngoại mà sanh ra chứ tự thân mình xưa nay vốn chẳng có sanh tử hay Niết Bàn.
Mình xưa nay ấy nhân cái vô minh và duyên vũ trụ mà xuất sanh hiện tượng sanh tử, mình xưa nay phản chiếu cái vô minh và duyên vũ trụ thành ra hiện tượng sanh tử, khi vô minh hết thì mình xưa nay chẳng còn cái gì để phản chiếu bèn chỉ còn mình nó tự hiện.
Còn lúc phản chiếu ra hiện tượng sanh tử thì chỉ thấy hiện tượng xuất sanh ra từ nó chứ không phải là nó. Cho nên căn cứ chấp lấy vào hiện tượng thì đó là vô minh, mình xưa nay bị che xuất chẳng hiển lộ.
Trong cái sanh tử chẳng có thực thể mặc dù mình xưa nay là chủ nhân của sanh tử., nói cách khác: sanh tử là hiện tượng mà mình xưa nay là bản chất, hiện tượng thì không thể là bản chất.

* Vậy có kẻ tạo tội thì ai là người lãnh quả báo?
Tạo tội hay nhận quả báo đều có chủ nhân là mình xưa nay, nhưng mình xưa nay không phải là sự việc tạo tội hay sự việc lãnh quả báo. Không thể tìm thấy ai trong hành vi tạo tội hay lãnh quả báo nhưng không phải là không có chủ nhân, chủ nhân ấy là mình xưa nay. Mình xưa nay nếu đã phản chiếu ra hành vi tạo tội thì tự phản chiếu ra việc nhận quả báo chứ không ai khác.

 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
VŨ TRỤ VẠN VẬT DO ĐÂU MÀ CÓ?
Do cộng đồng thực thể (những cái mình) tương tác nhau mà có.
Mỗi thực thể đều bất hoại không hai nhưng lại tương tác nhau nên xuất sanh phương tiện tương tác gồm hai mặt: vật chất và tinh thần. Vật chất được tổng kết thành các hiện tượng: đất, nước, lửa, gió, khoảng không (chúng không có sự nhận biết). Tinh thần gồm các hiện tượng của: thức, kiến (có sự nhận biết).

Hai yếu tố vật chất và tinh thần luôn tồn tại cùng nhau trong vũ trụ này. Chúng nó nương gá vào nhau để thành lập chứ không thể tự đứng riêng. Toàn vũ trụ này nhìn một cách tổng thể thì mọi thứ trong nó đều nương gá nhau hiện hữu, nghĩa là luôn luôn có sự bảo toàn, trong vũ trụ thì các sự vật hiện tượng xảy ra ồn ào náo nhiệt, mà tổng quan bên trên chụp xuống thì phẳng lặng im bặt, chỗ này thiên lệch thì sẽ có chỗ kia lấy thăng bằng,...., tự đã bảo toàn về mặt tổng thể.

Đặc điểm nổi bật của vũ trụ này là sự hiện hữu cùng nhau của những mặt đối lập, một mặt không đứng riêng được mà chúng nương nhau thành lập, tức là chúng không thực sự đối lập vì ít nhất cũng được nhận thức bởi một thức biết nào đó. Như không ác thì thiện cũng thành lập được, không thiện thì ác cũng chẳng hiện hữu, không vô minh thì không thể có giác ngộ, không có sự việc giác ngộ thì vô minh cũng chẳng thể có được.....

Tóm lại, vũ trụ này là thế giới phương tiện do cộng đồng thực thể giao tiếp mà sản sanh ra, mọi hiện tượng trong nó dù được khái niệm thế nào đi nữa cũng đều là giả lập chẳng có gốc rễ đứng vững, không có hiện tượng nào đứng riêng một mình cô lập. Xét về thực chất thì vũ trụ vốn đã cân bằng bảo toàn mọi thứ, không do riêng thực thể hay nhóm nào sản sanh hay không vô cớ mà có.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
SỰ TƯƠNG TÁC (PHẢN CHIẾU) CỦA MỖI THỰC THỂ ĐỐI VỚI NGOẠI DUYÊN

Tự thân mỗi thực thể đã là bất hoại không hai mà phải tương tác với các thực thể còn lại nên pháp nhị (hai) được thành lập. Ban đầu thực thể không thể có bất kì một hiểu biết hay kinh nghiệm về chính mình và các thực thể khác, vũ trụ này đối với nó là một màu tối đen. Đó là trình trạng vô thủy vô minh, 100% không biết.

Nhân nơi tối đen đó, mà phải tương tác nên thực thể phản chiếu sự tối đen đó sản sanh các hiện tượng của vật chất không có yếu tố biết (thức tánh). Những thực thể ở hiện trạng này cùng nhau tạo ra thế giới vật chất, luân chuyển không ngừng. Có hai chủng tánh vô tình là: ngẫu nhiên và tất định, các hiện tượng ngẫu nhiên không chịu sự điều khiển của tinh thần, còn chủng tánh tất định thì có phần tuân theo lôgic, chịu sự phần nào tác động điều khiển của tinh thần.

Trong vũ trụ, bên cạnh vật chất còn có yếu tố tinh thần cùng hiện hữu đâu đó, nên các hiện tượng vô tình trên có quan hệ khắn khít với các hoạt động nhận biết của loài hữu tình. Khi đủ duyên (lưu vết các hành động của loài hữu tình) thì trong trạng thái tối đen đột nhiên xuất hiện thức tánh, xuất sanh hiện tượng nhận biết xung quanh, thấy mình là loài hữu tình. Chỗ này chính là niệm vô minh tối sơ, bắt đầu hành trình luân hồi sanh tử.

Khác với vũ trụ, vật chất và tình hiện hữu cùng nhau trong vũ trụ, còn ở mỗi thực thể, hiện tượng được sản sanh trước tiên là vật chất, rồi tập nhiễm hành động loài hữu tình thì thực thể mới phản chiếu ra hiện tượng hữu tình chúng sanh. Như vậy, từ không biết gì hết, nhờ tương tác (duyên) với cộng đồng thực thể sẵn đủ mọi pháp, mỗi thực thể xuất sanh cái thức biết.

Khi đã loài hữu tình, nhờ duyên với Tam Bảo, tập nhiễm các hành động của Thánh Nhân, đủ duyên thì sản sanh ra trạng thái là Thánh Nhân, nhẫn cho đén thành Phật: do thu nạp Phật Tri kiến nên thực thể phản chiếu ra Phật Quả.
Phật Tri Kiến giúp chấm dứt các nhị pháp đối lập do trạng thái tối đen gây nên, thực thể không còn nhân gì để phản chiếu thì suốt vũ trụ này chỉ một niệm bất nhị mà không cần phá bỏ các nhị nơi vũ trụ này.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
SỰ TƯƠNG TÁC (PHẢN CHIẾU) CỦA MỖI THỰC THỂ ĐỐI VỚI NGOẠI DUYÊN (tóm tắt lại)

Khi thực thể này giao tiếp với các thực thể còn lại, cái bên ngoài đó vốn cũng là các thực thể cũng bất hoại mà vạn biến chung một thuộc tánh thanh tịnh bản nhiên, cái không gian ấy vốn thanh tịnh không có sanh tử niết bàn, nhưng do chẳng biết (vô minh) nên nhị cực đối lập phát sanh mà thực thể vốn chẳng có hai pháp độc lập nên xuất sanh sự xoay chuyển như một dòng chảy, trong quáy trình xoay chuyển thu nạp thêm các duyên, trong đó duyên với Tri Kiến Phật, thu nạp tri kiến này thì cái nhị cực đối lập được nhận biết và bắt đầu quá trình xoay chuyển ngược lại, làm cho các cực đối lập tan biến, nhân sự tan biến này thực tánh mình không còn gì ngăn che mà chiếu rọi khắp mười phương không ngăn ngại, vĩnh viễn không còn hiện tượng sanh tử trong sự tương tác của thực thể ấy.
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
KIẾN TÁNH
Kiến = thấy, Tánh = cái thật của vạn pháp.
Kiến Tánh là nhận rõ sự thật nơi mình và vạn pháp vốn không hai, sự thật rằng mình và những cái mình khác(cùng nhau tạo ra pháp giới, vũ trụ) từ xưa giờ chẳng có sanh diệt. Tất cả hiện tượng xảy ra với mình đều là sự phản chiếu của thực tánh mình với các nhân duyên bên ngoài: Nhân vì cái "không biết-vô minh" nên biến chiếu ra hiện tượng sanh tử, nhân vì "niệm phân biệt tan biến hết" nên không còn sanh tử và thực tánh chiếu rọi mười phương không có ngăn ngại.
Cái nhận rõ này không phải dựa vào sự suy luận mà biết, không dựa vào sự so đo mà biết, không mắc kẹt trong sự đối đãi, nói cách khác người Kiến Tánh là người đã có "TRI KIẾN RỐT RÁO" siêu vượt các ý niệm phân biệt, chẳng bị ý niệm phân biệt làm ảnh hưởng. Với tri kiến rốt ráo đó, người này không còn bị lầm đường lạc lối, nhận ra đâu là chân, đâu là ngụy, đâu là cảnh giới rốt ráo, đâu là cảnh giới của sanh tử.

Tóm lại, người Kiến Tánh là người đã có tri kiến trọn vẹn về Lý Tánh đệ nhất nghĩa, không còn tri kiến nào hơn nữa.


NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI ĐÃ KIẾN TÁNH

Do người Kiến Tánh đã đạt trọn vẹn về mặt Lý Tánh, về mặt tri kiến nên họ LÀM CHỦ "LÁI" CÁC KHỞI NIỆM chứ không phải đã dứt hẳn triệt để việc khởi niệm phân biệt. Khi cần thiết thì họ vẫn ở trong sanh tử, khi không cần thiết thì họ ở Niết Bàn như Niết Bàn của bậc Thanh Văn Duyên Giác chỉ khác là trong Niết Bàn đó họ vẫn không đoạn diệt thế gian, chẳng qua do tạm thời duyên chưa đến nên họ không vào thế gian.

Người đã Kiến Tánh nếu dụng công hạnh tu tập thì có thể tự tại nhập Niết Bàn không lệ thuộc thân mạng.
Nếu họ chưa muốn đoạn lìa dục vọng thì lúc chết đều hoàn toàn có thể nhập Niết Bàn, tại vì lúc đó mọi thứ quay về chỗ khởi niệm, mà họ đã làm chủ lèo lái khởi niệm: muốn sanh thì sanh, muốn không sanh thì không sanh, tức còn phụ thuộc vào các duyên.

Nhắc lại, tuy năng lực của họ tuyệt vời như thế, luân hồi sanh tử chẳng trói buộc được nhưng họ chưa hoàn toàn dứt hẳn việc sanh tử. Năng lực của người Kiến Tánh trong các Kinh nói là chứng "VÔ SANH PHÁP NHẪN" trong các Kinh Lăng, Hoa Nghiêm, Niệm Phật Ba La Mật, Bát Nhã,.... Là người biết rõ "Vô Sanh" mà bắt tay làm hết các công hạnh, tu tập phạm hạnh không có nhàm mỏi.


KIẾN TÁNH KHỞI TU PHẠM HẠNH, CÔNG HẠNH VIÊN MÃN THÀNH PHẬT
Họ biết rõ tổng thể vũ trụ này vốn chẳng sanh ra một pháp nhưng các hiện tượng cụ thể trong vũ trụ thì có cái biết có cái không, như họ không biết giải một phương trình vi phân, họ có thể không biết lịch sử của thân họ đời đời kiếp kiếp về trước hay tương lai, họ chưa thật rõ nguồn gốc phát sanh ra từng loại chúng sanh cụ thể, ....... Nói cách khác, họ không bị ngăn che về mặt Lý nhưng về Sự vẫn còn bị ngăn che nhất định nào đó.

Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Phật dạy rằng: "Căn nguyên của năm ấm ấy trùng điệp sinh khởi. Sinh thì nhân Thức ấm mà có; diệt thì từ Sắc ấm mà trừ. Luận về thì là đốn ngộ, nhân cái ngộ đó mà tất cả vọng tưởng đều tiêu liền; luận về sự thì không thể tiêu trừ ngay, mà phải tuần tự theo thứ lớp."

Chỗ đốn ngộ đó là chỗ Kiến Tánh. Họ chủ động chỗ "Sinh" nhưng còn bị động về chỗ "Diệt". Thí dụ như: một người đạp xe đạp, xe đang chạy tượng trưng cho dòng chảy sanh tử, ý niệm phân biệt đối đãi là chân đạp lên bàn đạp thì họ không còn đạp chân lên bàn đạp nửa nhưng cái xe vẫn chưa có thể dừng lại được. Muốn dừng thì phải còn tùy thuộc về cái thắng của họ như thế nào, cái thắng xe đó ví dụ cho "công hạnh, phạm hạnh". Phạm hạnh là hạnh tu tập giải thoát cho cá nhân mình, công hạnh là hạnh xiển dương giáo pháp làm lợi lạc chúng sanh thiên hạ, công hạnh lấy phạm hạnh làm nền tảng và công hạnh là cái phạm hạnh hướng đến.

Người Kiến Tánh mà khi thọ sanh vào sanh tử thì sẽ bị ngũ ấm ngăn che. Có ba trường hợp xảy ra sau đó:
- Trường hợp 1: có văn tự Phật Pháp thì họ liền nhận lại và xiển nói chính xác Phật Tri Kiến.
- Trường hợp 2: không có văn tự Phật Pháp tại thế gian và họ chưa viễn mãn công hạnh thì họ đều là bậc thông thái về tri kiến cao nhất của thời đại, tuy nhiên họ không lấy đó làm chỗ đắc chứng.
- Trường hợp 3: không có văn tự Phật Pháp tại thế gian và họ đã đủ công hạnh thì sẽ tự mình chứng nghiệm lại toàn bộ Phật Tri Kiến, do không trụ vào đâu(không y cứ vào đâu cả) mà tự mình biết được chỗ khởi niệm, nhị pháp đối đãi diệt hoàn toàn, toàn bộ vũ trụ hiện ra từng chi tiết không còn chỗ nào bị ngăn che, ở nơi đó chỉ thuần một tâm biết rõ uyên thuyên chiếu rọi bủa khắp, hoàn toàn không còn ở trong nhị pháp thế gian, không có sanh tử nữa, toàn thực thể giao nhau chẳng ngại: Mình tức là vũ trụ, vũ trụ tức là mình, không phải một chẳng phải hai.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
THẾ NÀO LÀ PHẬT QUẢ?
Phật là người đã biết rõ tất cả về vũ trụ này cũng như bản thân Ngài, đối duyên chẳng sanh một niệm riêng là vì đã rõ hết rồi chẳng còn gì không biết. Thí dụ như một người cất một hủ vàng nên kín đáo thách mọi người tìm kiếm, người cất hủ vàng đã rõ hủ vàng nằm ở chỗ nào cho nên không cần phải suy nghĩ hủ vàng ở đâu, còn những được thách đố thì họ chẳng biết nên khởi các niệm tìm kiếm so đo suy luận. Đức Phật không còn so đo suy luận về các pháp trong vũ trụ này vì đã rõ hết thảy các việc ấy, từ chỗ tổng quát cho đến các chi tiết nhỏ nhặt như hạt bụi...

Cho nên những ai chưa đạt đến trình độ ấy mà xưng Phật đều là tà mị, tự cao ngã mạn. Tu học mà không rõ được đều ấy dễ rơi vào ngộ nhận, được một chút ít bất động, được chút ít huyền diệu liền tự cho là chỗ của Phật. Những người như vậy nên nghiên cứu nhiều Kinh văn để thấy năng lực của Phật.

PHẬT QUẢ là trạng thái tâm bất động chiếu khắp mười phương, chiếu suốt nghĩa là không vướng vào bất kì thái cực nào, không còn chỗ nào ngăn ngại, không có chỗ nào mà Ngài không biết. Hễ còn có chỗ không biết thì đó chưa phải là một vị Phật. Còn PHẬT NHÂN chính là tri kiến Phật, đem tri kiến rốt ráo đó áp dụng lên thân tâm của bạn, lúc viên dung thì thành Phật Quả.

Chỗ của Phật không phải gom nhặt những cái biết trong vũ trụ mà chính là cái biết (tự mình chứng kiến) về nguồn gốc vũ trụ và thân tâm này ngay trong thân tâm này chứ không đâu xa cả. Chính vì rõ biết chỗ khởi phát chúng sanh và vũ trụ nên tự động tất cả các hiện tượng không còn che đậy được Ngài. Đức Thích Ca Mâu Ni Phật lúc ngồi dưới cội bồ đề chính ngày đã khám phá chỗ phát sinh ra vũ trụ và bản thân hiện có của Ngài, nó ở ngay nơi tâm niệm của Ngài, .... Đó là một huân tập dũng mãnh nhiều đời nơi Ngài, cụ thể là huân tập sự nhiếp phục thân tâm đến chỗ tiêu bặt hết sự đối đãi, đúng nghĩa không trong sự đối đãi (chú ý tuyệt giao với đối đãi cũng là đối đãi), khi đó sự thật được hiển bày mà chẳng cần một tư niệm nào để thêm vào, biết hết không cần một lời nào biện giải.

Người kiến tánh không bị các sự đối đãi làm nhiễu động, chủ động trong đỗi đãi chứ chưa gọi là hết bặt sự đối đãi cao tột đó, do đó phải huân tập ứng dụng vào thân tâm này để cái thân này chẳng còn chỗ che đậy tâm tánh mình.

Các vị thiền sư đắc đạo, khi nhìn các hiện tượng của vũ trụ như núi sông đất đá và cái thân xác thịt này tuy không còn chấp niệm về chúng nhưng sự thấu đạt chi tiết về chỗ sinh khởi ra chúng thì có sự sai lệch nhau, tùy theo mức độ nhiếp phục thân tâm mà thị hiện diệu dụng về sự thâm nhập vào các pháp, chỉ đến khi thành Phật mới chứng kiến tường tận chỗ phát khởi ra vũ trụ và bản thân, thâm nhập toàn vũ trụ, tịch chiếu không ngăn ngại: không gì không rõ.


Niết Bàn của Thanh Văn, Duyên Giác thì chỉ tại một chất điểm, tách mình ra khỏi thế gian, ánh sáng chỉ phát ra ở nội tại, vũ trụ vẫn là tối đen. Còn Niết Bàn của các bậc đã kiến tánh (Bồ Tát chứng vô sanh pháp nhẫn, y nơi thật tướng thực hành ba la mật) thì tùy theo sự nhiếp phục tâm niệm mà ánh sáng đó chiếu sáng một phần vũ trụ. Chỉ có Niết Bàn của Phật mới chiếu sáng toàn vũ trụ này không còn sự ngăn ngại.

Tóm lại, chỗ của Phật thì các Bậc Thánh như Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát còn không thể lường được huống chi là phàm phu. Tuy nhiên chỗ đó với sanh tử của phàm phu chỉ cách nhau một sợi tóc (tâm niệm), khéo tu học đều có thể nhận ra như các vị Phật đã từng làm.
 
Last edited:

Kiên trì làm Phước

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 2 2022
Bài viết
95
Điểm tương tác
20
Điểm
8
Địa chỉ
Thái Nguyên, Việt Nam
Mong An Lạc Trong Chánh Pháp!
Hành giả nhân duyên thường thường cũng thấy được cái 1 chất điểm đó. Nếu Phán đó là Niết Bàn gắn cho các Thánh đệ tử Phật cũng chỉ như thế thôi. Ai còn chấp vào chỗ này và ai đọc tri kiến chấp tin vào chỗ này. E rằng ngày hiện đời không thể có thành tựu nữa.

Người không Giác và góp nhặt tri kiến cố nói. Gây cho chúng sinh si mê . Chưa nói đến tội mà bản thân công hạnh thấy đây là vọng ngữ, hoang tưởng của tưởng chấp.

Chỗ của Bậc Đại Giác. Phật. Đức Thế Tôn chẳng thể dùng ngôn ngữ mà nói. Chỉ hành giả dùng tâm cảm. Cảm hời hợt lầm mê thì bế tắc. Chớ gieo cái duyên này cho chúng sinh đời sau! Thà nhu thuận, tự tại kết từng phúc duyên mỏng vì thấy đâu đâu cũng là Phật, còn hơn cố bày chỗ Thế Giới Phật mà hại chúng sinh mãi mê mờ ức kiếp.

Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Vô Lượng Phật!
Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Vô Lượng Phật!
Nam Mô Thập Phường Thường Trụ Vô Lượng Phật!
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Mong An Lạc Trong Chánh Pháp!
Hành giả nhân duyên thường thường cũng thấy được cái 1 chất điểm đó. Nếu Phán đó là Niết Bàn gắn cho các Thánh đệ tử Phật cũng chỉ như thế thôi. Ai còn chấp vào chỗ này và ai đọc tri kiến chấp tin vào chỗ này. E rằng ngày hiện đời không thể có thành tựu nữa.

Người không Giác và góp nhặt tri kiến cố nói. Gây cho chúng sinh si mê . Chưa nói đến tội mà bản thân công hạnh thấy đây là vọng ngữ, hoang tưởng của tưởng chấp.

Chỗ của Bậc Đại Giác. Phật. Đức Thế Tôn chẳng thể dùng ngôn ngữ mà nói. Chỉ hành giả dùng tâm cảm. Cảm hời hợt lầm mê thì bế tắc. Chớ gieo cái duyên này cho chúng sinh đời sau! Thà nhu thuận, tự tại kết từng phúc duyên mỏng vì thấy đâu đâu cũng là Phật, còn hơn cố bày chỗ Thế Giới Phật mà hại chúng sinh mãi mê mờ ức kiếp.

Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Vô Lượng Phật!
Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Vô Lượng Phật!
Nam Mô Thập Phường Thường Trụ Vô Lượng Phật!
Niết Bàn của bậc Thanh Văn Duyên Giác là một chất điểm tách mình ra khỏi thế gian (thế gian = pháp tướng hữu vi), tâm tự tại chiếu sáng nội tâm bất động; còn hành giả hiện tiền trong nhân duyên với thế gian mà thấy mình là chất điểm thì đó là ngã chấp. Bạn không đọc kỹ mà lầm tưởng một ý là chất điểm, rồi châm châm vào đó, cho nên trước khi muốn phán xét đều gì thì mình phải khách quan nhìn nhận trọn ý người muốn nói.

Niết Bàn của Thanh Văn Duyên Giác là một chất điểm tự tại nội tâm xa lìa hữu vi pháp tướng, tuy nhiên bản thân các Ngài ấy không nhận ra được điều đó, cứ trụ trong đó nên Phật bảo họ như là ruộng khô đất cháy hạt giống Bồ Đề không thể phát triển. Đợi đúng lúc thì Như Lai sẽ nhắc nhở họ.


Hành giả chỉ dùng tâm cảm thì còn thiếu lắm. Mà phải dùng trí tuệ để quán chiếu (học hỏi từ Tam Bảo, Đại thừa kinh điển). VNBN tự tin biết tất cả những chỗ nào không phải Phật, chỉ cần biết tất cả những gì không phải Phật thì tất nhiên tự động đến chỗ Phật.

Tham cứu, học hỏi, chiêm nghiệm thì là việc phải luôn luôn làm, chớ nên an phận.


Nếu bạn thấy việc làm của VNBN là sai trái thì nên hãy vì Phật Pháp thiên hạ chúng sanh, phản biện để bài trừ tên VNBN này, công đức của bạn sẽ rất nhiều.
 
Last edited:

Kiên trì làm Phước

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 2 2022
Bài viết
95
Điểm tương tác
20
Điểm
8
Địa chỉ
Thái Nguyên, Việt Nam
Chúc cho tất cả An Lạc trong Chánh Pháp!
Đoạn 1: không cần trả lời!
Cái chấm mà người ta thấy thì chấp Ngã ( OK chấp Ngã)
Vậy sao cái Chấm kia mà cứ khăng khăng bắt các vị A La Hán nhảy vô? ( dó VN BN với Trị Tuệ của mình đã thấy rõ các với A Là Hán như thế ???)
Cái chấm của bản thân?
Nhân quả: Hiện đời những vị tin như thế này không có thành tựu !
Đoạn 2:
Cái gọi Dùng Tầm, Hay thêm Trí Huệ chỉ là biểu hiện Ngôn Ngữ không muốn luận bàn.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Chúc cho tất cả An Lạc trong Chánh Pháp!
Đoạn 1: không cần trả lời!
Cái chấm mà người ta thấy thì chấp Ngã ( OK chấp Ngã)
Vậy sao cái Chấm kia mà cứ khăng khăng bắt các vị A La Hán nhảy vô? ( dó VN BN với Trị Tuệ của mình đã thấy rõ các với A Là Hán như thế ???)
Cái chấm của bản thân?
Nhân quả: Hiện đời những vị tin như thế này không có thành tựu !
Đoạn 2:
Cái gọi Dùng Tầm, Hay thêm Trí Huệ chỉ là biểu hiện Ngôn Ngữ không muốn luận bàn.
hehehe
Các vị ấy tách mình ra khỏi thế gian, nội tâm an trụ tánh bất động cô lập chứ đâu phải do VNBN bắt các vị ấy phải thế. Còn bạn nói cái chấm thì đó là do bạn diễn giải quá lố thôi, như VNBN nói đó là chấp ngã, đã là chấp ngã lẽ nào VNBN lại lôi các vị A LA HÁN vào đó chứ. Chỗ chất điểm đó của các vị A LA HÁN thì 6 thức này đâu thể thấy được, các vị ấy đã cắt tác nhân gây ra sinh tử luân hồi rồi nhưng lại an trụ nơi rỗng rang thanh tịnh lấy đó làm tâm đắc.

Họ chẳng biết tánh thanh tịnh rỗng rang ấy vốn là bản nhiên chứ không phải rời sanh tử mới có. Nhưng họ tưởng rời sanh tử mới có nên họ đoạn lìa tất cả tác nhân gây sanh tử, chẳng muốn liên can gì đến chúng.
 

Kiên trì làm Phước

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 2 2022
Bài viết
95
Điểm tương tác
20
Điểm
8
Địa chỉ
Thái Nguyên, Việt Nam
Chúc cho tất cả An Lạc trong Chánh Pháp!
Phần 1: không cần trả lời!
Cái chấm mà người ta thấy thì chấp Ngã ( OK chấp Ngã)
Vậy sao cái Chấm kia mà cứ khăng khăng bắt các vị A La Hán nhảy vô? ( dó VN BN với Trí Tuệ của mình đã thấy rõ các với A Là Hán như thế ???)
Cái chấm của bản thân?
Nhân quả: Hiện đời những vị tin như thế này không có thành tựu !
Phần 2:
Cái gọi Dùng Tâm, Hay thêm Trí Huệ chỉ là biểu hiện Ngôn Ngữ không muốn luận bàn.
Tự tin là Phật Pháp!.
Sự việc trên đời: chỗ nào không phải là Pháp? có chỗ nào mới đúng là Pháp?
Cái tế nhị ở đây khi mình tương tác mình sẽ cảm nhận thấy người nghe, người thấy sẽ khởi cái gì, chấp cái gì và sẽ dựa vào đó sẽ nổi cái tưởng gì, sẽ động cái gì và dẫn đến sẽ quả báo gì?
Còn dùng ảo tưởng cho chúng sinh ngôn ngữ Phật Giới ầm ầm thì chúng sinh càng bị vùi dập trong luân hồi. Ngay mà cái tôi là Phật Pháp, ông kia tu không là Phật Pháp gây thế gian điên đảo. Học Đại Thừa mà chỉ nhìn mỗi việc tư tin mình là Phật Pháp thì cũng hơi là lạ đó?
Nó giống như việc: Một Vị Phật cất tiếng mà chúng sinh tâm linh bừng Giác và ngày nay cũng nội dung giống thế một Chúng Sinh cất tiếng nói và chúng sinh hay hay à. Nguyên nhân là do đâu? Vì sao nhân duyên như thế? Tại mấy ông nghe ngu dốt cang cường, quá chấp ngã vô minh chăng? Chứ tôi nói không những đúng mà có khi còn có cái hay hơn Phật đó! Nguyên nhân do đâu? Nhân duyên gì? Tại sao lại thế? Thấy thế rồi cần làm gì?
Ai mà không thấy chỗ nào cũng có âm đức, diệu hạnh của Bồ Tát thể hiện khắp nơi nơi, xuất hiện ở tất cả các Chúng Sinh mà cứ nhăn nhăm giác ngộ cho mọi người thì tri kiến thu thập tại Kinh Đại thừa là gông cùm, gắng nặng, trói buộc. Khác là cái trói buộc này thì nâng nâng thấy có tự tại hơn hỷ nộ của người đời thôi.
Vẫn là nhân quả tự đoạn đường Giác.

Tại sao các vị Đại Bồ Tát thể hiện trong Đại Thừa diệu dụng, thân thông khủng khiếp, độ sinh không thể nghĩ tưởng...về sau tất cả quy thuận, cúng dường, hầu cận, hồi hướng, nhu thuận, hoan hỷ về bên Đức Phật để nghe Đức Phật thuyết pháp. Tại sao lại thế? Nguyên nhân gì phải như thế?
Giờ ai cũng có kinh Đại Thừa thì thực tế thế nào ?
Vậy mà kinh điển rơi vào thế gian học xong thể hiện thấy lạ lẫm lắm ?

Cuối cùng: Nếu VKBN muốn thử có thể cùng PK thử một chút chăng?

Mong thứ lỗi: PK dùng điện thoại không thuần thục. Nhưng Phần đầu không cần trả lời rồi mà.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Chúc cho tất cả An Lạc trong Chánh Pháp!
Phần 1: không cần trả lời!
Cái chấm mà người ta thấy thì chấp Ngã ( OK chấp Ngã)
Vậy sao cái Chấm kia mà cứ khăng khăng bắt các vị A La Hán nhảy vô? ( dó VN BN với Trí Tuệ của mình đã thấy rõ các với A Là Hán như thế ???)
Cái chấm của bản thân?
Nhân quả: Hiện đời những vị tin như thế này không có thành tựu !
Phần 2:
Cái gọi Dùng Tâm, Hay thêm Trí Huệ chỉ là biểu hiện Ngôn Ngữ không muốn luận bàn.
Tự tin là Phật Pháp!.
Sự việc trên đời: chỗ nào không phải là Pháp? có chỗ nào mới đúng là Pháp?
Cái tế nhị ở đây khi mình tương tác mình sẽ cảm nhận thấy người nghe, người thấy sẽ khởi cái gì, chấp cái gì và sẽ dựa vào đó sẽ nổi cái tưởng gì, sẽ động cái gì và dẫn đến sẽ quả báo gì?
Còn dùng ảo tưởng cho chúng sinh ngôn ngữ Phật Giới ầm ầm thì chúng sinh càng bị vùi dập trong luân hồi. Ngay mà cái tôi là Phật Pháp, ông kia tu không là Phật Pháp gây thế gian điên đảo. Học Đại Thừa mà chỉ nhìn mỗi việc tư tin mình là Phật Pháp thì cũng hơi là lạ đó?
Nó giống như việc: Một Vị Phật cất tiếng mà chúng sinh tâm linh bừng Giác và ngày nay cũng nội dung giống thế một Chúng Sinh cất tiếng nói và chúng sinh hay hay à. Nguyên nhân là do đâu? Vì sao nhân duyên như thế? Tại mấy ông nghe ngu dốt cang cường, quá chấp ngã vô minh chăng? Chứ tôi nói không những đúng mà có khi còn có cái hay hơn Phật đó! Nguyên nhân do đâu? Nhân duyên gì? Tại sao lại thế? Thấy thế rồi cần làm gì?
Ai mà không thấy chỗ nào cũng có âm đức, diệu hạnh của Bồ Tát thể hiện khắp nơi nơi, xuất hiện ở tất cả các Chúng Sinh mà cứ nhăn nhăm giác ngộ cho mọi người thì tri kiến thu thập tại Kinh Đại thừa là gông cùm, gắng nặng, trói buộc. Khác là cái trói buộc này thì nâng nâng thấy có tự tại hơn hỷ nộ của người đời thôi.
Vẫn là nhân quả tự đoạn đường Giác.

Tại sao các vị Đại Bồ Tát thể hiện trong Đại Thừa diệu dụng, thân thông khủng khiếp, độ sinh không thể nghĩ tưởng...về sau tất cả quy thuận, cúng dường, hầu cận, hồi hướng, nhu thuận, hoan hỷ về bên Đức Phật để nghe Đức Phật thuyết pháp. Tại sao lại thế? Nguyên nhân gì phải như thế?
Giờ ai cũng có kinh Đại Thừa thì thực tế thế nào ?
Vậy mà kinh điển rơi vào thế gian học xong thể hiện thấy lạ lẫm lắm ?

Cuối cùng: Nếu VKBN muốn thử có thể cùng PK thử một chút chăng?

Mong thứ lỗi: PK dùng điện thoại không thuần thục. Nhưng Phần đầu không cần trả lời rồi mà.
OK, bạn cứ nói đi, VNBN sẽ lắng nghe bạn chia sẽ quan điểm, bạn cứ nói hết những điều trọng yếu.

Khúc cuối bạn nói "về sau tất cả quy thuận, cúng dường, hầu cận, hồi hướng, nhu thuận, hoan hỷ về bên Đức Phật để nghe Đức Phật thuyết pháp", VNBN thấy chẳng đúng, thời Phật tại thế vẫn có người chống phá Ngài, vẫn có người theo ngoại đạo chứ chẳng theo Ngài, thậm chí đạo Phật xuất hiện ở Ấn Độ thì nay chỉ là bảo tàng.

Bạn nói "Cái gọi Dùng Tâm, Hay thêm Trí Huệ chỉ là biểu hiện Ngôn Ngữ không muốn luận bàn" thì điều này chỉ tốt cho những người một mực tham cứu. Còn như đã không tham cứu, cũng không luận bàn thì là người không biết gì như từ mặt đất chui lên không biết gì.


Tóm lại, có những người nói rom rả bên ngoài nhưng cũng có người lại rom rả bên trong lòng, tất cả đều còn bóng dáng của "tri kiến", chỉ là tri kiến như thế nào thôi.
 

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên