ĐĐ.Thích Chân Tín: Phật tử phải báo hiếu và tri ân Cha Mẹ theo chánh tín

tt_chuyenphapluan

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
6 Thg 8 2010
Bài viết
1,020
Điểm tương tác
193
Điểm
63
ĐĐ.Thích Chân Tín:
Phật tử phải báo hiếu và tri ân Cha Mẹ theo chánh tín

(PGVN)Thể theo lòng mong mỏi và nguyện vọng của đông đảo tín đồ Phật tử. Nhân mùa Vu Lan báo hiếu PL.2557 – DL.2013, tại Hội trường chùa Quán Sứ đã long trọng tổ chức lễ quy y cho hàng trăm phật tử đến từ các tỉnh thành trong cả nước.

<center> <table style="text-align: justify;"> <tbody> <tr> <td align="center">
quyytambaothainguyen00007.jpg
</td> </tr> <tr> <td align="center">Chứng minh và làm lễ Quy Y Tam Bảo có ĐĐ.Thích Chân Tín – Chánh văn phòng Ban HDPT TW. </td> </tr> </tbody> </table> </center> Trước khi làm lễ quy y cho đại chúng, Đại đức đã có một bài thoại ngắn nói về ý nghĩa “Quy Y Tam Bảo”. Chúng ta tìm một nơi nương tựa để thoát khỏi bánh xe luân hồi vào ngôi nhà Phật pháp chính là quay về nương tựa ba ngôi quý báu bao gồm Phật, Pháp và Tăng: Phật là vị Thầy đã giác ngộ viên mãn, Pháp là chân lý do đức Phật dạy và Tăng là cộng đồng sống phạm hạnh theo lời Phật dạy.

<center> <table style="text-align: justify;"> <tbody> <tr> <td align="center">
quyytambaothainguyen00002.jpg
</td> </tr> <tr> <td align="center">Quay về nương tựa phát xuất từ sự chân thành và thành kính </td> </tr> </tbody> </table> </center>Ý nghĩa xác thực của Tam Bảo, điều cốt yếu là không phải đến bên ngoài mà đó chính là sự giác ngộ tính Phật vốn có sẵn bên trong của mỗi người ”. <center> <table style="text-align: justify;"> <tbody> <tr> <td align="center">
quyytambaothainguyen00009.jpg
</td> </tr> <tr> <td align="center"> “Quy y Phật, chúng ta chuyển hóa sự sân hận thành từ bi; quy y Pháp chúng ta học chuyển hóa vô minh thành trí tuệ, quy y Tăng chúng ta học chuyển hóa sự tham lam thành sự rộng lượng.” </td> </tr> </tbody> </table>
</center>
Phóng viên phatgiao.org.vn đã có cuộc phỏng vấn Đại đức Thích Chân Tín nhân mùa Vu Lan báo hiếu PL.2557- DL.2013
PV: Bạch thầy các phật tử tại gia cần làm những việc gì để báo hiếu?

Phật tử tại gia cùng hướng về cầu nguyện cho cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp được siêu sinh tịnh độ, tưởng nhớ công ơn dưỡng dục của Cha Mẹ hiện tiền, quan tâm hướng về đấng sinh thành đã cho ta hình hài và vóc dáng.
Đây là dịp đoàn tụ cùng nhau tưởng nhớ, trong tinh thần đoàn kết hòa hợp, các thành viên trong gia đình cùng lắng nghe và san sẻ cho nhau mọi công việc trong cuộc sống, quan trọng là tiếp nối truyền thống giữa các thế hệ , Ông bà, cha mẹ và con chaú…Cha Mẹ có truyền được tinh thần cho các con về việc nhớ ơn, báo hiếu Ông bà và Tổ tiên thì sau này các con cháu sẽ noi theo và tiếp nối truyền thống cao đẹp đó. <center> <table style="text-align: justify;"> <tbody> <tr> <td align="center">
quyytambaothainguyen00013.jpg
</td> </tr> <tr> <td style="text-align: center;"> ĐĐ.Thích Chân Tín - Chánh Văn phòng Ban HDPT TW</td></tr></tbody></table></center> PV: Hiện nay tập tục đốt vàng mã vẫn còn rất nhiều, cần làm gì để hạn chế?
Tập tục đốt vàng mã là do bị ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa. Xã hội phong kiến của Trung Quốc ngày xưa khi vua chúa chết đi thì tất cả những vật dụng quý giá của họ khi còn sống kể cả thê thiếp, thuộc hạ được sủng ái cũng đều phải chôn theo, sau nhiều các đời vua đã có nhiều hình thức chuyển đổi đồ thờ cúng bằng gỗ, bằng đá, bằng đất đá men …sau chuyển hóa sang bằng giấy. Quá trình dẫn đến việc dùng vàng mã đã có một thời gian dài trải qua nhiều thời đại với nhiều hình thức biến đổi khác nhau .
Như đã nói, dân tộc ta đã từng trải qua hằng ngàn năm bị Bắc thuộc nên chịu ảnh hưởng rất nhiều về những phong tục tập quán của người Trung Hoa. Tục đốt vàng mã cũng từ đó mà có, đã ăn sâu trong tiềm thức mọi tầng lớp nhân dân từ đời này sang đời khác chỉ với mục đích mơ hồ không thực tế, không có sự kiểm soát và định hướng cụ thể.
Chúng ta phải có chính tín , Phật đã dạy “muốn cho linh hồn được siêu thoát thì thân nhân phải biết thành tâm thực hành theo hạnh bố thí”. Sao ta lại không dùng số tiền tiêu phí của việc đốt vàng mã để bố thí cho những người neo đơn bất hạnh, hồi hướng công đức ấy cho người quá cố thì đó chính là việc làm phúc đức".
Hoặc nhân mùa Vu Lan chúng ta có thể sử dụng bằng hình thức hữu dụng hơn như mua đồ thật về cúng lễ sau đó mang đi làm từ thiện, phát cho các trẻ em nghèo, nhiều nơi còn thiếu thốn và khó khăn việc làm này vừa có ý nghĩa tâm linh và mang tính thực tế.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy!
Cẩm Vân thực hiện
 
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên