Để hiểu mình thì tôi phải thành thật với chính mình

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
UNDERSTANDING

(SỰ THẤU HIỂU)

Quý vị có hiểu cái tâm thiện và tâm bất thiện không? Tôi nghĩ đây là một nền tảng cơ bản nhất trong việc thực hành. Tôi muốn nói đây không phải là sự hiểu biết thông qua việc đọc sách hay suy nghĩ mà tôi muốn nói đến việc nhìn chúng một cách chính xác và thông qua việc nhìn cái trạng thái thay đổi của tâm khi nó là tâm thiện hay là tâm bất thiện.

Đôi lúc tôi nhìn tâm bất thiện một cách rõ ràng và tôi hiểu rằng trạng thái đó nó không là gì cả. Nên có một cách hợp lý mà không có tâm bất thiện để đối diện với trạng thái khó chịu, đây là một sự khôn ngoan. Để có thể sống trong bất cứ hoàn cảnh mà không có tâm thiện, để có sự khôn ngoan đó trước tiên chúng ta chánh niệm một cách rõ ràng về những phản ứng của tâm đối với hoàn cảnh hay tất cả mọi thứ mà chúng ta nhìn thấy hoặc nghe thấy v.v…

Tất cả những gì mà tôi hy vọng là nhìn cái sự thật trong tôi. Thậm chí khi tôi nhìn những lỗi lầm của mình, tôi không lấy làm buồn phiền hay khó chịu, tôi không vội vàng để xua đuổi chúng vì tôi không thể làm điều đó mà tôi chỉ duy nhất có thể nhìn chúng như chúng thật sự là mà thôi. Khi tôi nhìn chúng để rồi tôi vặn vẹo nó. Cái tâm thì rất giỏi về việc làm méo mó một điều gì đó, đó là việc tự lừa gạt chính nó. Tôi đã lừa gạt chính tôi hầu hết thời gian, và tôi đang học cách để nhìn việc tự lừa gạt lấy chính mình. Tôi thật sự không buồn phiền khi nhìn sự việc đó.

Sự bao dung, lòng từ bi, niềm thân ái, tính chân thật thuộc về đạo đức, sự quan tâm, chánh niệm và sự khôn ngoan, tất cả những điều này thật sự được chánh niệm trong cuộc sống. Nếu quý vị phát triển chúng thì nó sẽ làm thay đổi cuộc sống của quý vị.

Việc thỏa mãn lòng tham thì không phải là cái cách mà chúng ta thực hiện, mà tôi nghĩ rằng điều đầu tiên và quan trọng nhất là một người hành giả nên nhìn lại thật rõ việc thực hành của mình để thấy được cái sự thật mà những suy nghĩ bất thiện đã làm cho họ không được hạnh phúc. Đừng cố để đánh bại chúng mà chỉ nhìn chúng một cách chân thật và rõ ràng.

Nếu quý vị chánh niệm và thêm một chút khôn ngoan thì quý vị không bao giờ thua. Đối với con người những hiểu biết chung về thiên nhiên của con người và đặc biệt là sự hiểu biết về cái tâm là một điều tuyệt diệu nhất.

Tôi đã tiếp xúc vài người mà họ thì lấy làm thú vị trong giáo pháp của Đức Phật nhưng hầu hết họ đều không tỉnh thức với những trạng thái của tâm. Tất cả họ đều có trạng thái tâm thiện và tâm bất thiện, và để tỉnh thức với cả 2 trạng thái tâm này là điều trước tiên và quan trọng nhất để thực hành. Chúng ta hoàn toàn không có bất cứ sự thật nào để chế ngự được cái tâm và đó là tại sao mà nó được gọi là Anatta (Vô Ngã), quý vị hãy hiểu rằng mình không thể thay đổi được những trạng thái của tâm.

Hãy tìm hiểu bản chất thật của tâm, mà đó là bản chất của tham, bất toại nguyện, ảo tưởng, tính toán, keo kiệt, bủn xỉn, lo lắng và cũng để hiểu luôn sự chánh niệm, sự tập trung, sự khôn ngoan, lòng bao dung, việc sở hữu v.v… Càng quan trọng hơn là đạt được một số trạng thái của tâm hay thoát khỏi bất cứ ô nhiễm nào. Sự nhận biết là điều sinh khởi trước, sau đó là vấn đề vượt trạm sẽ xảy ra một cách tự nhiên. Hãy chấp nhận sẵn sàng để nhìn bất cứ cái gì đang xảy ra tại thời điểm hiện tại và nhận biết cái bản chất của nó là việc đầu tiên. Nếu quý vị lấy làm buồn phiền bởi vì có một tâm tham, bất toại nguyện hay bất cứ một trạng thái tâm nào thì quý vị sẽ không nhìn nó được rõ ràng, và tâm quý vị bị khuấy động bởi vì quý vị có một tâm bất toại nguyện đó và chỉ khi nào quý vị sẵn sàng xuyên thấu đối tượng mà không có bất cứ một cảm giác tội lỗi, không có mong cầu để làm bất cứ điều gì, do đó quý vị sẽ nhìn nó một cách rõ ràng. Khi đó nó sẽ thua quý vị bởi vì nó đã được bộc lộ rõ, thấu hiểu là ở chỗ đó.

Cái thái độ đúng đắn là một cái nhân của tâm thiện, không thể có tâm thiện mà không có thái độ đúng đắn. Thái độ không chơn chánh là nhân của bất thiện. Sự chấp nhận cái sự thật là cách để giải phóng cái tâm, không thể có sự tiến triển về tâm lý thật sự mà lại không có sự hiểu biết sâu sắc, và chính chúng là cái hướng mà chúng ta phải thực hiện. Sự thanh bình trong phút chốc và hạnh phúc thật sự thì rất được khích lệ, nhưng nếu chỉ có điều đó không thôi thì không thể đem đến một sự biến đổi lớn về nội tâm.

Hầu hết mọi người đều không có bất cứ một sự chỉ dẫn nào trong cuộc sống của họ, tôi muốn nói rằng họ luôn tìm một sự chỉ dẫn từ bên ngoài, trong kinh thánh hay trong những quyển sách linh thiêng của những người phương Đông, tâm lý học hoặc trong khoa học. Bất cứ một lời chỉ dẫn nào mà con người nhận được mà phát xuất từ bên ngoài thì đều không phải là lời chỉ dẫn đích thựcđó là những lời chỉ dẫn trong bóng tối và đầy kỳ dị. Cái phương hướng phát xuất từ bên ngoài chỉ có thể là một sự ám chỉ, mà con người cần tìm một sự chỉ dẫn từ bên trong thì chúng sẽ phải thất bại. Không có nguồn cảm hứng nào từ việc đọc những quyển sách về thần linh hay thực hành theo một vị Thánh hay một vị đại sư mà có thể đem đến cho chúng ta một sự chỉ dẫn đích thực. Tôi đã quan sát điều này ở khắp mọi nơi, chỉ khi một người mà họ tuyệt vọng về sự vô nghĩa, sự mất phương hướng và việc thiếu hụt những sự chỉ dẫn thì họ mới có thể có những thay đổi trong việc tìm kiếm lời chỉ dẫn đích thực, trong trường hợp này thì họ cần nhiều sự thông minh và óc quan sát.

Họ luôn luôn tìm kiếm những viên hồng ngọc đầy màu sắc mà họ lại không nhìn thấy được những viên kim cương thì thật ra nó không có màu sắc.

Vâng một số người nghĩ rằng cái năng lực thấu hiểu đầu tiên thì không là gì cả, họ không hiểu nó khác nhau như thế nào, để có thể thoát khỏi cách nhìn sai trái đó thì hãy dánh bại về mê tín và nhìn một cách rõ ràng rằng việc thực hành giáo pháp là con đường duy nhất đem đến sự tự do và hạnh phúc. Do họ không hiểu cái diều khác thường ở cái chỗ là cái năng lực thấu hiểu đó không có bất cứ một sự ganh tỵ nào, luôn hoan hỷ với những thành công của người khác và chia sẻ với bất cứ những người xung quanh. Sự chấm dứt đau khổ là việc đánh bạt tất cả những nghi ngờ đối với việc hành tập và không có bất cứ sự nghi ngờ nào đối với con đường mà mình đang tiến bước.

Việc nhận thức rõ sự si mê và những sự mê tín của mọi người là một phần trong cách học tập của tôi. Nhưng nếu tôi giữ cho chính mình đừng buồn phiền do những suy nghĩ về những lỗi lầm của người khác, thì tôi chắc rằng tôi có thể làm điều đó đối với quãng đời còn lại của mình, nó thật khá dễ dàng. Một câu hỏi mà tôi luôn đặt ra cho chính mình đó là có phải tôi muốn làm điều đó chăng? Một câu hỏi quan trọng đối với tôi trong khoảnh khắc hiện tại này là việc bất toại nguyện là một sự đau khổ.

Nhìn lại những giới hạn của chính mình, tôi nhận thấy thật khó làm sao để nhìn thấy những chỗ mình bị dính mắc và làm sao để đừng bị dính mắc. Chỉ khi nào quý vị nhìn một cách rõ ràng cái chỗ mà mình bị dính mắc thì khi đó quý vị mới có thể trở nên không bị dính mắc. Mọi người cư xử giống như họ đang làm một điều gì đó và họ biết rằng mình đang làm cái gì, có phải họ biết rằng mình đang làm cái gì không?

Đoi lúc thật là đau khổ khi nhìn lại những khuyết điểm của chúng ta mà nó thì cần nhiều sự khuyến khích và lòng chân thật. sự không bền vững ở đây là tùy thuộc vào mức độ của câu chuyện. Việc đọc lấy một điều gì đó trong một quyển tạp chí và tìm hiểu sự không bền vững là trí tuệ. Khi quý vị nhìn nó một cách rõ ràng như nó thật sự là thì quý vị đang kinh nghiệm tại một hiện tại gần nhất mà không có sự suy nghĩ.

Có một số người họ nghĩ rằng, nếu họ hiểu được những học thuyết về những biến đổi của nó thì họ có thể hiểu biết mọi thứ một cách trọn vẹn, điều đó thật xa rời với thực tế.

Tôi lấy ví dựnh nhiều người đọc một cái bản đồ và có những ý kiến khác nhau về phong cảnh thực tế. Bản đồ thì rất hữu ích nhưng néu không có bản đò thì quý vị sẽ bị lạc hướng. Như quý vị lại phải đi đây đó để khám phá và tìm hiểu một nơi nào đó mà trong thực tế thì trông nớnh thế nào. có một sự khiếm khuyết lớn giữa tấm bản đồ và phong cảnh thực tế, mặc dù có 2 cách nhìn hơi khác nhưng nó vẫn có mối quan hệ lẫn nhau và một tấm bản đồ là một bản mô phỏng đơn giản lại cái phong cảnh thực tế.

Tôi đã quên hết những gì mà tôi đã học từ những quyển sách, tôi không muốn nhớ quá nhiều điều, tôi muốn tâm mình trống rỗng hơn, sáng suốt và rõ ràng. Đừng quá đặt nặng đối với việc tìm tòi và học hỏi. Tôi không có điều gì để chứng minh bảo vệ hay truyền bá gì cả mà tôi luôn đầy ắp những thực tế và những ý tưởng và tôi vẫn còn muốn biết thêm nhiều điều khác nữa.

Chúng ta nghĩ rằng mình biết được điều gì tốt hay xấu, bởi vì chúng ta luôn nghĩ rằng mình tốt. Tôi không cần những người xung quanh hiểu mình nhưng tôi sẽ luôn coi trọng họ nếu họ làm một điều tốt. Để hiểu mình nhưng tôi sẽ luôn coi trọng họ nếu họ làm một điều tốt, để hiểu một người nào đó thì không phải dễ dàng. Tôi thật sự không hiểu những người khác nhưng tôi sẽ cố gắng, và cũng thật là khó để hiểu được một người khác? Và để hiểu mình thì làm thế nào tôi hiểu được một người khác? Và để hiểu mình thì tôi phải thành thật với chính mình, thật sự khó để thành thật với chính chúng ta. chúng ta lúc nào cũng tự lừa dối chính mình. chúng ta là những kẻ đạo đức giả, thật là đau khổ để chấp nhận nó.

vài người họ thương mến và coi trọng tôi nhưng không ai hiểu tôi như là một con người thặt sự. Tôi không ngớ ngẫn chút nào vì tôi biết rằng mình tốt hay xấu.

Chúng ta vừa là thiên thần vừa là quỷ dữ, nếu chúng ta phủ nhận điều đó thì chính nó sẽ ám ảnh chúng ta trong đêm tối. Hãy để quỷ dữ bước ra ngoài ánh sáng.

Chúng ta thường cho rằng mọi người thì không tốt, nhưng sau khi dã chấp nhận thì chúng ta có thể thật sự coi trọng khi chúng ta nhìn thấy những mặt tốt của người đó.

Ngày qua ngày tôi dần trở nên ngớ ngẩn, ngày càng quên đi những gì mà tôi đã học từ sách vở nhưng tôi chỉ nhìn và học hỏi nhiều từ cuộc sống. Cuộc sống là quyển sách bổ ích nhất cho tôi, tâm tôi đang dần trở nên đơn giản và cởi mở. Tôi thật sự chán nản về những sự bày vẽ. Đã có quá nhiều sự bày vẽ đã làm cho cuộc sống không thực tế. Con người hành động, hoàn cảnh và cả cuộc sống đèu nằm trong tổng thể của sự giả định hay còn gọi là sự bày vẽ.

Khi quý vị chấp nhận đối diện với chính mình thì cuộc sống của quý vị bước sang một ngã rẽ mới và lúc đó cần một người bạn tốt và họ cũng thật sự hiểu và thật sự chấp nhận chính họ, và không ngần ngại để nhìn sự việc như chính nó và họ cũng đã từng nhìn sự vật bằng cách nhìn mà hầu hết mọi người đều né tránh. Nó giống như việc lặn thật sâu dưới đại dương và quý vị nhìn những sự vật mà quý vị chưa từng tưởng tượng ra, nó không giống như những hình dáng và những màu sắc, một số thì rất đẹp còn một số thì rất ghê tởm.

Để hiểu một cách sâu sắc thì càng thỏa mãn hơn là những cảm giác thấp hèn, do đó để sống một cuộc sống có ý nghĩa là điều tối quan trọng nhất.

Sự hiểu biết đến với ai mà người đó không vội vàng để hiểu biết giống như một loại cây ăn quả, và nó cần thời gian để phát triển tốt và càng không thể bắt buộc nó ra hoa kết trái. Điều quan trọng nhất đối với con người, đó là người thông minh, họ có thể hành động là để sống một cuộc sống chân thật, nghiêm túc, đầy xúc cảm và phải luôn cố gắng hiểu biết chính mình một cách sâu sắc.

Thật dễ dàng để yêu thương hơn là hiểu biết, nhưng nó sẽ tốt hơn nếu nó luôn song hành cùng nhau. Nếu quý vị muốn có được sự an lạc thì quý vị phải chấp nhận cơn đau khi nó sanh khởi. Nếu quý vị không chấp nhận nó thì sẽ không đạt được sự an lạc, những ô nhiễm làm cho cuộc sống của chúng ta thêm phức tạp, nếu không có tham, sân, si dính mắc thì quý vị có thể sống cuộc sống thật đơn giản.

Tôi không bảo rằng quý vị phải trở thành một nhà sư, tôi biết điều đó thật khó đối với quý vị. Nhưng ít nhất cũng có thể là một người Phật tử sống một đời sống thật đơn giản. Quý vị luôn có những khao khát mâu thuẩn lẫn nhau, do đó quý vị giống như một con lừa giữa 2 đống cỏ khô. Cho nên điều đầu tiên nhất là mình phải hiểu tâm mình một cách sâu sắc, quý vị muốn sống cái cuộc sống của mình như thế nào? Và làm cái gì có lợi ích nhất trong cuộc sống?

Trước khi quý vị muốn tháo gở những dính mắc của mình đối với một ai đó hay một vật nào đó thì hãy nhìn sự dính mắc trong tâm. Chỉ có sự hiểu biết một cách sâu sắc về những dính mắc thì mới có thể giải phóng cái tâm ra khỏi những điều đó. Nếu quý vị bắt buộc cái tâm tháo gở những dính mắc mà lại không có cái nhìn thật sự về bản chất của nó thì những sự dính mắc đó sẽ trở lại sớm hơn.

Cái chết là gì? Cuộc đời là gì? Cái gì là điều quan trọng nhất để làm trong cuộc đời này? Chúng ta sống vì cái gì? có phải chúng ta hiểu biết thật sự lẫn nhau không? chúng ta có thật sự yêu thương chính chúng ta không? Có phải chúng ta thật sự yêu mến bất cứ một người nào đó phải không? Có dễ dàng để yêu thương không? thế chúng ta có thể làm một điều gì đó cho bất cứ một người nào khác không? Tôi có quá nhiều câu hỏi, tốt hơn là nên chánh niệm trong khoảnh khắc này mà không phải cố tìm kiếm những câu trả lời cho những câu hỏi đó. Sự chánh niệm là nơi trú ẩn duy nhất cho tôi.

Đức Phật đã nói: “Ta có thể nhìn thấy một thân thể của sống khỏe mạnh được 1 ngày, 2 ngày, 1 năm, 2 năm. Nhưng giá mà bất cứ một người nào đó nói rằng tâm của anh ta khỏe mạnh dù chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi thì anh ta được coi là một gã thật ngớ ngẫn?”.

Thế quý vị là ai, bạn của tôi chăng? Có phải quý vị khỏe mạnh về nội tâm không hay quý vị là một người ngớ ngẫn?

Kinh điển Pali giống như một ngân hàng thuộc loại bậc nhất về châu báu, có quá nhiều sự chỉ dẫn và lời khuyên nhủ, nhưng không có cái gì nhạt nhẽo giống như những lời nói và những quyển sách viết về những điều giả mạo của Gurus, châu Mỹ, một đảo thuộc Gurus.

Từ “Đức Phật” là một cách gọi mới, mà ngày xưa thì họ sử dụng “samma - ditthi - vadi”. Ngày nay có phải đạo Phật có được quan điểm đúng đắn không?

Người ta cho rằng chúng tôi thì quan trọng, nhưng đó là những ảo tưởng. Quý vị chỉ duy nhất hiểu lấy những giới hạn của mình.

Nếu tôi cho rằng bất cứ một điều gì mà chính Đức Phật đã nói đều là đúng thì tôi không thể được gọi là người đi tìm cái sự chân thật. Tôi không thể tin vào một điều gì đó ngoài sự tôn kính Ngài (tôi luôn có sự thành kính tuyệt đối với Ngài) tôi muốn hiểu chính mình hơn, từ khi không tôi tin vào bất cứ một giáo điều nào cả mà tôi luôn tìm kiếm câu trả lời của chính mình, người ta không hiểu được cái sự thật về tâm linh là gì và họ đã hiểu nhầm cái thuộc về tâm linh với đức tin, một đức tin mù quáng, tôi có quyền tự do về tâm linh, tôi muốn sống giữa ban ngày chứ không phải trong giấc mơ.

Để được vui vẻ thì chưa đủ đối với tôi mà tôi muốn hiểu biết một cách sâu sắc, hiểu biết không chỉ bằng việc suy nghĩ mà nó thông qua cái cách sống, sống một đời sống chân thật mà không có những ý tưởng.

Quý vị không nghĩ rằng tôi đau khổ, có phải quý vị cho rằng cuộc sống của tôi là một niềm hạnh phúc vĩnh cửu chăng? Đó là đau khổ trên đỉnh của sự đau khổ, tôi cam chịu nó và chấp nhận, tôi phải trả giá, tôi chịu đựng nhưng không phàn nàn. Tôi hy vọng rằng tôi xứng đáng với những đau khổ của mình, sự đau khổ được quan sát một cách bình tĩnh.

Tôi có thói quen đồng cảm mình với con người. Tất cả mọi thứ là một vấn đề đối với nhân loại, đó là sự lo âu của tôi, tôi không biết nó tốt hay xấu nhưng bằng cách đó tôi đã học được nhiều điều, nhưng bây giờ tôi hiểu được cái gì là gánh nặng cho mình. Thật ra tôi có thói quen là tự giải quyết những vấn đề, nhưng tại sao tôi lại phải cố giải quyết tất cả những vấn đề? Tôi là ai mà lại có thể giải quyết những vấn đề đó? Tôi không đủ những việc để giải quyết, một số người cho rằng tôi chẳng có bất cứ một vấn đề nào cả, vâng, nó không thuộc những vấn đề mà họ thường gặp phải, nhưng tôi cần có những vấn đề của riêng mình. Thật sự thì tôi đang cố tìm ra những câu trả lời cho những câu hỏi cho chính mình, những điều mà hầu hết mọi người đều không nghĩ đến. Câu trả lời thật sự thỏa mãn đối với những người khác nhưng đối với tôi thì thật sự không có tính thuyết phục một chút nào cả. Đối với hầu hết mọi người thì câu trả lời đều nằm trong sách vở, nhưng đối với tôi thì không.

Tôi xin lỗi về những lỗi lầm của mình, khi quý vị thay đổi tốt hơn thì đối với quý vị cả cái thế giới này cũng sẽ thay đổi.

Tôi là một người trên một con tàu nằm giữa biển, chỉ một mình mà không có bất cứ một cái radio nào đó liên lạc cả, nhưng tôi có cái la bàn cho chính mình đó là sự chánh niệm.

Tôi cảm thấy mệt mỏi đối với những mâu thuẫn, tôi muốn sông một cuộc sống thanh bình và tìm ra một cách để sống mà không hề có sự đồng tình với cái thế giới điên cuồng và cả mâu thuẫn về cái thế giới đó. Hãy để thế giới tự nó đi theo cái cách điên cuồng còn tôi sẽ đứng sang một bên mà thôi.

Cái tiếng tăm thật sự là một điều thật buồn cười làm sao, thật trống rỗng và phiền não. Mặc dù cha mẹ sanh ra cái thân này nhưng tôi già hơn nhiều so với cha mẹ tôi, tôi đã kể cho con gái tôi về điều này bởi vì nói một cách khác thì nó không thể hiểu tôi, đây là lần đầu tiên không hiểu sao tôi lại chắn chắn về điều đó. Khi tôi trở nên nhận thức rằng “tôi đã già” nó trở nên thật rõ ràng hơn, điều đó cho biết rằng cuộc sống thì rất ngắn ngủi, có nhiều thứ đã được hoàn tất.

Điều quan trọng nhất là được chánh niệm, hãy chánh niệm về những suy nghĩ khi nó sanh rồi diệt mà quý vị hiểu rằng cuộc sống là tất cả và là cái nơi mà những vấn đề được sanh khởi, những vấn đề của quý vị được sanh khởi nơi tâm của quý vị. Nhưng khi quý vị đạt đến một điểm mà chính nơi đó quý vị thật sự hiểu tâm mình một cách sâu sắc. Tôi sống một cách bình tâm hẳn vì tôi hiểu tâm mình một cách sâu sắc.

Quý vị đang tìm kiếm những gì bên ngoài, mà đó là những gì mà quý vị nên tránh lập tức. Tóm lại tôi chỉ muốn thêm một lời khuyên nữa là cứ tiếp tục, thật yên lặng và thật nghiêm túc, xuyên qua cả sự phát triển của quý vị, quý vị cũng không nên lấy làm lo lắng bất cứ một điều gì hay là tìm kiếm chờ đợi những câu trả lời từ bên ngoài đối với những câu hỏi cho những cảm giác thầm kín nhất của quý vị, và trong những giây phút thanh thản nhất đó có thể chính là câu trả lời cho quý vị.

http://kimcang.org/

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
<table border="0" cellpadding="0" cellspacing="0"><tbody><tr><tr> <td style="padding: 0px; background-color: rgb(255, 255, 255);" bgcolor="#ffffff"> Giác Ngộ là gì?

Có một ông lão ăn xin ngồi ở bên lề đường đã hơn ba mươi năm… Ngày nọ, có một người khách lạ đi qua, ông lão đưa tay chìa chiếc nón cũ ra và nói:

- Xin ông có chút tiền lẻ nào cho tôi?

Người khách đáp:

- Tôi chẳng có gì để cho ông, nhưng kìa, ông đang ngồi trên cái gì vậy?

Lão ăn xin trả lời:

- Đó chỉ là chiếc hòm cũ thôi, tôi đã lê lết với nó từ rất lâu rồi!

Người khách lại hỏi:

- Ông có bao giờ để mắt nhìn xem bên trong có thứ gì không?

Lão ăn xin hờ hững trả lời:

- Chưa bao giờ!

Rồi lão nói thêm:

- Nhưng mở ra để làm gì chứ, tôi đã biết nó chẳng có gì bên trong mà!

Ông khách vẫn khuyến khích:

- Nhưng bây giờ ông hãy thử mở xem nào.

Lúc đó, vì nể lời vị khách nên lão ăn xin miễn cưỡng đưa tay mở nắp chiếc hòm ra. Vừa nhìn vào trong – ông lão bỗng sửng sốt – không thể tin vào mắt mình: Bên trong chiếc hòm cũ kỹ ấy chứa đầy những thỏi vàng…

Tôi chính là người khách qua đường ấy, tôi không có gì để tặng bạn, chỉ khuyên bạn nên quay vào bên trong, không phải nhìn vào cái hòm gỗ như trong câu chuyện ngụ ngôn trên, mà bạn hãy nhìn vào một nơi còn gần hơn thế nữa: Nhìn vào trong chính mình.

Bạn có thể bất mãn thốt lên: “Nhưng tôi không phải là kẻ ăn xin ấy!”.

Thật ra, bất cứ ai dù có sản nghiệp đồ sộ đến đâu đi nữa, mà vẫn chưa nhận ra niềm vui của sự ung dung tự tại và niềm an lạc sâu thẳm không gì có thể lay động của bản thân thì người đó vẫn chỉ là một người hành khất trong cuộc đời này. Ngay cả khi những người đang sở hữu sự giàu có và thừa thãi về vật chất, họ vẫn luôn đi tìm những mảnh vụn của những lạc thú nhất thời, sự thỏa mãn của bản thân để muốn chứng minh cho mình một giá trị, một cảm giác khẳng định, ngay cả trong tình yêu nam nữ. Họ không hề biết rằng họ vốn đã và đang sở hữu một kho báu ở bên trong. Gia tài vô giá ấy còn to lớn và ý nghĩa hơn bất kỳ những gì mà thế giới này có thể mang đến cho họ.

Từ “Giác Ngộ” thường gợi lên trong ta ý tưởng về một thành tựu tâm linh nào đó có tính chất siêu phàm – và tự ngã của bạn cứ mong là bạn mãi nắm khư khư lấy cái điều sai lầm này. Nhưng thực ra, đó chỉ là một trạng thái cảm nhận sự đồng nhất của mình với sự an nhiên tự tại. Đó là một trạng thái liên hệ mật thiết với Cái-Mà-Ta-Không-Thể-Khái-Niệm, Nghĩ-Bàn được. Đó là Cái Một, Cái Duy-Nhất, Cái Đại Thể không bao giờ có thể bị hủy diệt, khi ta mới thoạt nghe như là một điều rất nghịch lý, vì nó vừa là bạn nhưng cũng vừa lớn lao hơn chính bạn. Đó là sự tìm ra bản chất chân thực nhất của bạn, điều này vượt lên trên mọi hình tướng và tên gọi. Khi ta đánh mất khả năng trực nhận sự liên hệ mật thiết này ở trong ta, thì ta dễ phát sinh ra một ảo tưởng rằng mình đã bị tách rời ra khỏi Đại Thể. Từ đó ta cảm thấy một cách có ý thức hay không có ý thức, rằng mình chỉ là một mảnh vụn của đời sống, cách biệt hoàn toàn với thế giới chung quanh. Cảm giác sợ hãi sẽ dấy lên trong ta, và sự tranh chấp giữa bên trong và bên ngoài ta trở thành một điều không thể tránh khỏi.

Tôi rất thích cách định nghĩa đơn giản của Đức Phật về trạng thái Giác Ngộ. Đó là trạng thái đã “chấm dứt tất cả mọi mê muội” trong ta. Đâu có gì quá siêu phàm trong sự thực này, đúng không? Dĩ nhiên, nếu đó là một định nghĩa thì quả thực đó chưa phải là một định nghĩa toàn vẹn. Vì nó chỉ nói với bạn những gì ngược lại với trạng thái Giác Ngộ: Là Chấm Dứt Khổ Đau. Nhưng cái gì sẽ còn lại ở trong ta, khi ta đã dứt hết khổ đau? Đức Phật không nói. Sự im lặng của Ngài giúp bạn tự tìm ra câu trả lời cho chính mình. Ngài dùng định nghĩa theo lối phủ định để giúp cho trí năng(1) của ta không thể nắm bắt nó, hay bám vào đó như là một điều gì để tin theo. Hoặc sai lầm hơn khi ta cho đó là một thành tựu của những bậc siêu phàm, một mục tiêu mà chúng ta khó có thể đạt tới được. Mặc dù Đức Phật đã báo trước rõ như thế, đa số người học đạo vẫn tin rằng Giác Ngộ là trạng thái chỉ dành riêng cho Đức Phật và một số người đặc biệt, mà không phải cho chính họ, những con người bình thường. Ít ra thì trong kiếp sống hiện tại, họ vẫn tin rằng họ không bao giờ có thể đạt tới trạng thái này.

http://www.trungtamhotong.org/thuvie...=detail&id=140

</td></tr></tr></tbody></table>
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên