đọc, dịch, luận kinh thủ lăng nghiêm !

LaughingHaHa

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 4 2009
Bài viết
95
Điểm tương tác
81
Điểm
18
Địa chỉ
USA
Chào bạn Ba Tuần,

KKT có gửi tin nhắn đến cho bạn mà không được, thấy cái này:

Ba Tuần has chosen not to receive private messages or may not be allowed to receive private messages. Therefore you may not send your message to him/her.


:icon_prost:
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Chào bạn Ba Tuần,

KKT có gửi tin nhắn đến cho bạn mà không được, thấy cái này:

Ba Tuần has chosen not to receive private messages or may not be allowed to receive private messages. Therefore you may not send your message to him/her.


:icon_prost:

Oh, tớ vừa chỉnh lại Thiết lập chung của nick trong Diễn Đàn !

Bạn gửi lại đi, giờ có khi là nhận được rồi !

Cảm phiền bạn vậy !

Trước kia Ba Tuần có tắt chức năng nhận, vì đỡ phải nhận tin nhắn quảng cáo, nhưng lâu rồi nên quên mất việc này !

Mộ Phần.
 

LaughingHaHa

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 4 2009
Bài viết
95
Điểm tương tác
81
Điểm
18
Địa chỉ
USA

Oh, tớ vừa chỉnh lại Thiết lập chung của nick trong Diễn Đàn !

Bạn gửi lại đi, giờ có khi là nhận được rồi !

Cảm phiền bạn vậy !

Trước kia Ba Tuần có tắt chức năng nhận, vì đỡ phải nhận tin nhắn quảng cáo, nhưng lâu rồi nên quên mất việc này !

Mộ Phần.


Chào bạn Ba Tuần,

KKT có gửi cho bạn 2 tin nhắn để chỉnh lại âm của một số chữ Hán trong 2 bài bạn gửi lên mà hình như (?) bạn không nhận được. Nếu bạn không nhận được thì cho KKT biết nhé. Trong trường hợp này bạn thử gửi một tin nhắn cho KKT xem KKT có nhận được không.


:icon_prost:
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113

Chào bạn Ba Tuần,

KKT có gửi cho bạn 2 tin nhắn để chỉnh lại âm của một số chữ Hán trong 2 bài bạn gửi lên mà hình như (?) bạn không nhận được. Nếu bạn không nhận được thì cho KKT biết nhé. Trong trường hợp này bạn thử gửi một tin nhắn cho KKT xem KKT có nhận được không.


:icon_prost:

Bạn KKT kính,

Mình đã nhận được 2 thư bạn gửi, rất cảm ơn bạn !

Vì trình độ Hán Văn hạn hẹp hiện tại của mình, nếu mỗi ngày vừa phiên âm, vừa đăng lên được 10 đề mục; thì sẽ mất khoảng 1 tháng 15 ngày để hoàn thành, mỗi ngày phải dành ra 6 tiếng sử dụng máy tính !

Trong khi thời gian phiên âm chỉ chiếm 1/3 tổng thời gian sử dụng, còn 2/3 thời gian còn lại là dành cho việc chỉnh sửa font, với đăng tải lên Diễn Đàn.

Và như trong 2 bản mình mới đăng, thì số lỗi sai sót trùng lặp nhiều, cộng với những lỗi từ nữa cũng không ít !

Như thế, việc mình đăng bản thảo phiên âm này lên Diễn Đàn là việc không mang lại nhiều lợi ích, như mình mong muốn !

Vậy thì thay vào phí thời gian và công sức cho việc đăng lên một bản phiên âm Hán không hoàn chỉnh, mình sẽ dùng thời gian đó phiên âm toàn bộ Kinh văn sang âm Hán; rồi chia theo quyển, phân thành đề mục cũng giống như bản đăng lên này, đưa vào file word, rồi gửi cho bạn rà soát giúp có được không ?

Làm như thế thì:

- Bạn không cần phải ghé thăm chủ đề thường xuyên.

- Bạn có thể rà soát lỗi bất cứ khi nào thuận tiện.

- Thời gian chờ đợi bạn rà soát, mình có thể tham khảo thêm các bản dịch Việt văn khác, cùng nghĩa lý Kinh văn, để khi nào hoàn thành bản phiên âm, sẽ tiến hành dịch Hán - Việt (theo kiểu đối chiếu, nương nghĩa, luận văn ).

Hẹn bạn 7 ngày nữa, tính từ hôm nay, sẽ gửi file word cho bạn.

Mộ Phần.
 

LaughingHaHa

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 4 2009
Bài viết
95
Điểm tương tác
81
Điểm
18
Địa chỉ
USA


Bạn KKT kính,

Mình đã nhận được 2 thư bạn gửi, rất cảm ơn bạn !

Vì trình độ Hán Văn hạn hẹp hiện tại của mình, nếu mỗi ngày vừa phiên âm, vừa đăng lên được 10 đề mục; thì sẽ mất khoảng 1 tháng 15 ngày để hoàn thành, mỗi ngày phải dành ra 6 tiếng sử dụng máy tính !

Trong khi thời gian phiên âm chỉ chiếm 1/3 tổng thời gian sử dụng, còn 2/3 thời gian còn lại là dành cho việc chỉnh sửa font, với đăng tải lên Diễn Đàn.

Và như trong 2 bản mình mới đăng, thì số lỗi sai sót trùng lặp nhiều, cộng với những lỗi từ nữa cũng không ít !

Như thế, việc mình đăng bản thảo phiên âm này lên Diễn Đàn là việc không mang lại nhiều lợi ích, như mình mong muốn !

Vậy thì thay vào phí thời gian và công sức cho việc đăng lên một bản phiên âm Hán không hoàn chỉnh, mình sẽ dùng thời gian đó phiên âm toàn bộ Kinh văn sang âm Hán; rồi chia theo quyển, phân thành đề mục cũng giống như bản đăng lên này, đưa vào file word, rồi gửi cho bạn rà soát giúp có được không ?

Làm như thế thì:

- Bạn không cần phải ghé thăm chủ đề thường xuyên.

- Bạn có thể rà soát lỗi bất cứ khi nào thuận tiện.

- Thời gian chờ đợi bạn rà soát, mình có thể tham khảo thêm các bản dịch Việt văn khác, cùng nghĩa lý Kinh văn, để khi nào hoàn thành bản phiên âm, sẽ tiến hành dịch Hán - Việt (theo kiểu đối chiếu, nương nghĩa, luận văn ).

Hẹn bạn 7 ngày nữa, tính từ hôm nay, sẽ gửi file word cho bạn.

Mộ Phần.



Chào bạn Ba Tuần,
OK, cứ làm như vậy đi nếu như thuận tiện cho bạn.


:icon_prost:
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
ÁI - DỤC LÀ CỘI GỐC SINH TỬ.

Kinh Lăng Nghiêm Thông Nghị - Ngài Hám Sơn.

Ái dục là cội gốc sinh tử. Kinh Phạm Võng lấy việc dứt sát sanh làm đầu, Kinh này đặt việc đoạn dâm lên trên hết; vì đây là tai họa nguy hiểm nhất, chẳng có đại định thì không cách nào phá nổi !


...Thế Tôn trước tiên phóng đảnh quang để chiếu diệu soi, bằng tâm chú bí mật của hoá Phật để phá trừ, bằng đại trí của đức Văn Thù sang cứu giúp. Đây chính là nhân duyên qua cứu hộ để làm sáng tỏ thể đại định của toàn Kinh.

Từ đó có thể thấy, vì ái dục là gốc sanh tử, đại định là nhân thành Phật. Ý nói nếu chẳng phải là bậc đại giác thì không dễ gì phá được đại mộng. Không phải đại pháp thì không thể trừ được đại hoạn...

Ma Đăng Già trong mộng thì ai mang hình nữ, thấu rõ toàn Kinh cốt chỉ một việc này.


Kinh Thủ Lăng Nghiêm:

(quyển 1, tr.9): Lúc Anan đang khất thực đi ngang nhà dâm, bị nàng huyễn thuật Ma Đăng Già dùng tà chú Phạm Thiên của ngoại đạo tóc vàng, nhiếp vào nhà dâm, vuốt ve cám dỗ, sắp bị hoại giới thể.


(quyển 8, tr.252): Do lòng ái nhiễm phát khởi vọng tình, vọng tình tích chứa không thôi, sanh ra ái thủy nên: tâm tham dâm dục thì hai căn nam nữ tự nhiên chảy dịch.


(quyển 4, tr.128): Ngươi dù nói lý nhân duyên, tự nhiên chắc chắn rõ ràng, người đời khen Ngươi đa văn bậc nhất, với cái huân tâp đa văn nhiều kiếp này, chẳng thể tránh khỏi nạn Ma Đăng Già, phải nhờ thần chú của Ta, làm cho Ma Đăng Già dập tắt lửa dâm, sông ái khô cạn, chứng quả A Na Hàm nơi pháp Ta thành tựu tinh tấn, khiến Ngươi giải thoát.

Như Ma Đăng Già xưa kia là dâm nữ, do sức thần chú, tiêu diệt lòng ái dục, nay trong pháp Ta gọi là Tánh Tỳ Kheo Ni, với Gia Du Đà la, cùng ngộ nhân xưa, biết được nhân duyên nhiều kiếp, đều do tham ái làm khổ, chỉ một niệm huân tu pháp vô lậu thiện.

Anan, Ngươi dù nhiều kiếp ghi nhớ những lời bí mật nhiệm màu của Như Lai, chẳng bằng một ngày tu nghiệp vô lậu, xa lìa hai khổ yêu – ghét của thế gian.


(quyển 6, tr.207): Người tu chánh định cốt để ra khỏi trần lao, nếu tâm dâm dục chẳng trừ thì chẳng thể ra khỏi, dẫu cho có nhiều trí huệ - thiền định hiện tiền, nếu chẳng đoạn dâm, ắt phải lạc vào Ma đạo.

Ngươi dạy người đời tu Tam Ma Địa, trước nhất phải dứt dâm dục, ấy là lời dạy bảo rõ ràng trong sạch, gọi là nghĩa quyết định thứ nhất của chư Phật.

Anan ! Nếu chẳng dứt dâm dục mà tu thiền định, cũng như nấu cát mà muốn thành cơm, dù trải qua trăm ngàn kiếp, cũng chỉ là cát nóng.

Nếu lấy thân dâm mà cầu diệu quả của Phật, dẫu được khai ngộ cũng chỉ là gốc dâm, cội gốc đã thành dâm thì phải trôi lăn tromg Tam ác đạo, chẳng thể thoát khỏi, vậy làm sao có thể tu chứng đạo Niết Bàn ! Ắt phải khiến thân tâm đều dứt hết sự dâm, cả cái dứt cũng chẳng có, thì mới có thể hy vọng chứng quả Bồ Đề.

Như lời ta thuyết gọi là Phật thuyết, chẳng thuyết như thế là tà ma thuyết !


(quyển 8, tr.239): Anan ! Người tu hành nếu chẳng chẳng dứt dâm dục và sát sanh, mà muốn ra khỏi ba cõi thì chẳng có chỗ đúng. Nên phải xem sự dâm dục như rắn độc, như kẻ thù.


(quyển 8, tr.240): Anan ! Thiện nam tử ấy, dục ái khô cạn, căn và cảnh chẳng duyên nhau, cái báo thân hiện tiền này chẳng còn tiếp tục sanh nữa, giữ tâm rỗng sáng, thuần là trí huệ, tánh trí huệ sáng suốt, chiếu mười phương cõi. Chỉ có cái huệ khô cạn ấy gọi là Càn Huệ Địa.

(quyển 6, tr.202)
Ta thừa oai thần Phật
Khai giảng pháp Kim Cang
Chánh định sanh chư Phật,
Như huyễn bất tư nghì.
Ngươi nghe vô số Phật,
Tất cả pháp bí mật,
Nếu chẳng trừ dục lậu,
Chấp nghe thành lỗi lầm.
Dùng nghe, chấp lời Phật,
Đâu bằng nghe bản văn?

Nghe chẳng tự nhiên sanh,
Do tiếng có tên “nghe”
Xoay nghe thoát khỏi tiếng,
Đặt tên “nghe” cho ai?
Nhất căn trở về cội,
Lục căn thành giải thoát,
Kiến văn như bệnh nhặm,
Tam giới như hoa đốm.

Phản văn bệnh nhặm trừ,
Trần tiêu giác trong sạch,
Cực trong sáng thông suốt,
Chiếu soi khắp hư không,
Trở lại xem thế gian,
Đều như việc trong mộng,
Ma Đăng Già trong mộng,
Sao nhiếp được thân ngươi ?!


<img src="http://www.upsieutoc.com/images/2016/09/26/anan1.jpg" alt="anan1.jpg" width="600" height="500" border="0">

<img src="http://www.upsieutoc.com/images/2016/09/26/anan5.jpg" alt="anan5.jpg" width="600" height="500" border="0">

<img src="http://www.upsieutoc.com/images/2016/09/26/anan4.jpg" alt="anan4.jpg" width="600" height="500" border="0">

<img src="http://www.upsieutoc.com/images/2016/09/27/anan9.jpg" alt="anan9.jpg" width="600" height="500" border="0">

A Nan gặp Phật, đảnh lễ rơi lệ, hối hận xưa nay chỉ ham học rộng nghe nhiều, chưa tròn đạo lực, nay ân cần thỉnh hỏi Như Lai về phương tiện đầu tiên của ba thứ thiền quán: Sa Ma Tha, Tam Ma và Thiền Na,
mà mười phương Như Lai đã tu được thành Chánh Giác.

Luận bàn:

Mọi người thắc mắc, tại sao Ngài Anan đa văn bậc nhất (học hiểu, ghi nhớ lời Phật dạy nhiều nhất), thọ trì giới pháp hết sức tinh nghiêm, mà gặp Ma Đăng Già, chỉ với một tà chú nhỏ nhoi, lại không thể nào "kháng cự" nổi ?!

Xin thưa rằng, ngày xưa có "tà chú", ngày nay có một thứ công dụng cũng không kém phần, gọi là "thuốc mê kích dục"

Thuốc mê kích dục là ... loại thuốc có tác dụng kích thích tình dục cực mạnh ngoài việc kích thích ham muốn tình dục ...còn làm cho con người mê man không biết gì.

Ngày nay những loại thuốc kích dục được ngụy trang dưới nhiều loại nước hoa khác nhau chính vì thế bạn sẽ rất khó khăn trong việc nhận biết các loại nước hoa kích thích với những loại nước hoa thường.

Hầu hết những loại nước hoa này được thiết kế rất bắt mắt giống với những loại nước hoa thường nhưng tác dụng của nó thì rất mạnh. Bạn sẽ dễ dàng trao thân mà không biết mình đang bị lợi dụng bởi những loại thuốc mê kích dục dạng nước hoa kích thích.

Sắc đẹp của Ma Đăng Già, sự vuốt ve cám dỗ và "tà chú" của Tiên Phạm Thiên chỉ là ngoại duyên; nếu chẳng có tâm dâm làm nhân, thì tuyệt nhiên chẳng bị mất tự chủ như thế !

Muốn vĩnh đoạn nhân dâm dục trong tâm, phải đạt Đại định Thủ Lăng Nghiêm !

Và nếu như không tha thiết chí thành công phu tu tập, để đạt cho được đại định này; thì khi đối duyên xúc cảnh, giáo hóa chúng sanh, khó có thể nói trước được rằng, mình sẽ không mắc phải cái nạn Ma Đăng Già giống Ngài Anan. Nếu chẳng may nhân duyên chín mùi, gặp phải nạn này; thì lúc ấy đâu có Phật nào trì chú, đâu có Ngài Văn Thù nào cứu hộ cho mình thoát khỏi nàn này được đây ?!!

<iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/oOYInEJRblI" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>​

Hãy cẩn trọng ! Cẩn trọng !

Kinh Trung Bộ - Kinh Bẫy Mồi (Nivàpa sutta):

Chư Tỷ-kheo, người thợ săn bẫy mồi khi gieo đồ mồi cho đàn nai không nghĩ rằng: "Ta gieo đồ mồi này cho đàn nai ăn để đàn ấy được sống lâu, được tốt đẹp thêm và được nuôi dưỡng lâu dài hơn".

Chư Tỷ-kheo, người thợ săn bẫy mồi khi gieo đồ mồi cho đàn nai nghĩ rằng: "Ta gieo đồ mồi này cho đàn nai, để đàn này xâm nhập, tham đắm ăn các món ăn.

Sau khi xâm nhập, tham đắm ăn các món ăn, chúng trở thành mê loạn; do mê loạn, chúng trở thành phóng dật; do phóng dật chúng trở thành những vật bị làm theo ý người ta muốn, giữa các đồ mồi này".

Kinh Trung Bộ - Kinh Niệm Xứ (Satipatthàna sutta):

Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ.

Thế nào là bốn? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo:
1. Sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời;
2. Sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời;
3. Sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời;
4. Sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời...


Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo quán sát thân này, dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này: "Ðây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu". Này các Tỷ-kheo, cũng như một bao đồ, hai đầu trống đựng đầy các loại hột như gạo, lúa, đậu xanh, đậu lớn, mè, gạo đã xay rồi. Một người có mắt, đổ các hột ấy ra và quán sát: "Ðây là hột gạo, đây là hột lúa, đây là đậu xanh, đây là đậu lớn, đây là mè, đây là hột lúa đã xay rồi".

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo quán sát thân này dưới từ bàn chân trở lên trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt.

Trong thân này: "Ðây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu".

Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân, hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.

<iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/CQsTper5XxE" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>​
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
" CÁC ÔNG LÀ NGƯỜI LÀM VIỆC GÌ ? "
" Phật Phật đồng chứng pháp môn Nhất Tâm
và Tam Quán chính là yếu pháp ngộ Đạo. "

Kinh Lăng Nghiêm Thông Nghị:


Đức Thích Ca cầm một ấn thật tướng của Phật Lô Xá Na, đó là một tâm mầu nhiệm vi tế, mà pháp môn Tam Quán: không, giả, trung ; chính là vũ khí sắc bén để phá Hoặc.

Đức Thế Tôn thị hiện ở đời là muốn chúng sanh chứng được tâm này, nhưng chúng sanh phiền não cấu nặng, không dám đốn hiện tâm này.

Thế nên tạm thời trên hội A Hàm nói về giáo nghĩa Thập thiện cho Nhân Thiên để khỏi đoạ Tam Đồ, và nói các pháp Vô Thường, Khổ, Không, Vô Ngã, Tứ Đế ( Khổ, Tập, Diệt, Đạo ) và 12 nhân duyên, khiến cho các chúng sanh tạm ra khỏi ba cõi, xa lìa sanh tử.

Nhưng Niết Bàn mà họ chứng được gọi là thiên không, chấp không mà không thể biết được cái có, vì hàng Tiểu Thừa không đạt được đạo lý Duy Thức. Phật bèn nói Kinh Giải Thâm Mật để lập 9 thức, nương vào đó mà khởi 8 thức biến, khởi căn - thân - thế giới. Muốn tỏ rõ vọng tướng đều từ Duy Thức sở biến, thì tướng ấy vốn không.

Kế đến nói Bát Nhã để hiển Chân Không Huyễn Có hòng phá chấp thiên không của Tiểu Thừa, thời này cách thời A Hàm 40 năm.

Cho đến thời Pháp Hoa toàn nói về thật tướng, chỉ ngay Nhất Tâm để hiển bày Trung Đạo.

Thời Niết Bàn chính là thuyết minh Phật Tánh bình đẳng, Tam Thừa đồng quay về, ngũ tánh đều thâm nhập.

Tất cả những ai có tâm đều được thành Phật, mới thấu trọn bổn hoài xuất thế của Đấng Từ Tôn.



Cội nguồn truyền thừa và phương pháp tu trì của Thiền Tông - Ngài Nguyệt Khê :


Bản thể tức là việc rất thực tế rốt ráo, nhà Phật gọi là thật tướng, cũng gọi là Chân như Phật tánh, tên gọi rất nhiều, đều tùy dụng đặt danh, cái ý nghĩa của bản thể này với bản thể của nhà Triết học Tây phương khác nhau, muốn chứng nhập bản thể, ngoài Tham Thiền chẳng cách nào khác.

Nhà Triết học Tây phương đối với vấn đề bản thể chỉ có một thái độ nghiên cứu để nhận biết, nhà Phật đối với Chân như Phật tánh thì tỏ ra một thái độ thọ dụng thực tế, vì người Tham Thiền một khi được chứng nhập bản thể tức là kiến tánh thành Phật, ra khỏi sanh tử luân hồi, được sự thọ dụng lớn (tự do, tự tại vĩnh viễn), mục đích của người học Phật là vậy.

Nên bất cứ Tông phái nào trong Phật Giáo đều lấy pháp Thiền làm căn bản, đồng thời căn cứ theo pháp Thiền đó có thể khiến người Kiến tánh hay không mà phân biệt cao thấp.

Như Tiểu Thừa dứt công dụng của lục căn, phá ngã chấp mà lọt vào pháp chấp,

Trung Thừa phá pháp chấp mà lọt vào không chấp, ấy đều chưa thể chứng nhập bản thể, chẳng được kiến tánh thành Phật.

Đại Thừa Bồ Tát phá không chấp (vô thỉ vô minh) rồi đạt đến cảnh giới tuyệt đối của thật tướng.


Phương pháp của Thiền Tông là chẳng nhờ tất cả kinh nghiệm lý luận để đạt đến, mà chỉ là một phương pháp trực tiếp chứng nhập, gọi là Đốn ngộ thành Phật.


Ngài Nguyệt Khê đã viết:


Cội nguồn truyền thừa và phương pháp tu trì của Thiền Tông.
Link tại ĐÂY.​

TIỂU THỪA: Cũng gọi là Thanh Văn thừa, do nghe thanh giáo của Phật mà ngộ lý Tứ Đế, đoạn dứt Kiến hoặc, Tư hoặc, chứng nhập Niết Bàn Tiểu thừa, ấy là lối tu hạ căn trong đạo Phật. Kinh Thắng Man Bửu Quật rằng: “Hai chữ Thanh Văn là kẻ hạ căn theo giáo lập tên, THANH tức là Giáo vậy."

Pháp môn Tứ Đế của Thừa Thanh Văn sở tu tức là KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO. KHỔ là cái quả thọ báo, TẬP là cái nhân chiêu quả, DIỆT là đắc quả tịch diệt, ĐẠO là lối tu để đoạn trừ cái nhân chiêu quả. Nói một cách khác, tu theo TỨ ĐẾ tức là biết Khổ đoạn Tập, mộ Diệt tu Đạo, Đế là ý nghĩa xác thật. Cách tu của họ là đoạn dứt công dụng của lục căn, lắng tâm tĩnh lự, cho đến chỉ còn một chút niệm trong sạch, ấy là cảnh giới của Tiểu thừa đạt đến, quả cùng tột gọi là A La Hán.

Động cơ của người tu Tiểu thừa là nhàm chán sanh tử mà cầu thanh tịnh Tịch diệt, cho rằng trong linh tánh vốn chẳng phiền não, tất cả khổ đều do lục căn chiêu tập mới có, nên muốn được sự vui của thanh tịnh tịch diệt chỉ có tu đạo làm cho công dụng của lục căn dừng lại, chẳng sanh tác dụng chiêu tập, mắt chẳng thấy, tai chẳng nghe, mũi chẳng ngửi, lưỡi chẳng nếm, thân chẳng xúc, ý chẳng tưởng, công dụng của lục căn đã dứt sạch, sáu cửa đã đóng kín, trong linh tánh chỉ còn một niệm thanh tịnh, tịch tịnh an lạc, ấy là đạo quả sở chứng của Tiểu thừa, nhưng lục căn dù tạm dứt, mà một niệm thanh tịnh chưa được buông bỏ, ắt chẳng phải cứu cánh.

TRUNG THỪA: Cũng gọi Duyên Giác thừa, do quán Nhân Duyên mà ngộ đạo. Xưa nay xưng Bích Chi Phật, dịch nghĩa là Độc Giác. Pháp môn của Trung thừa là Thập Nhị nhân duyên, tức VÔ MINH duyên HÀNH, HÀNH duyên THỨC, THỨC duyên DANH SẮC, DANH SẮC duyên LỤC NHẬP, LỤC NHẬP duyên XÚC, XÚC duyên THỌ, THỌ duyên ÁI, ÁI duyên THỦ, THỦ duyên HỮU, HỮU duyên SANH, SANH duyên LÃO TỬ.

Thập nhị chi (mười hai nhánh) này bao gồm quá khứ, hiện tại, vị lai, tam thế nhân quả tuần hoàn chẳng dừng.

Ở đây VÔ MINH là nhất niệm vô minh, cũng gọi là tánh nhất niệm vọng động, chẳng phải vô thỉ vô minh, vì bất giác khởi niệm, bèn sanh ra đủ thứ phiền não, tạo đủ thứ thiện ác nghiệp, gọi là HÀNH, hai chi này là nhân đời trước.

THỨC là nghiệp thức, như thân trung ấm bị nghiệp lôi kéo mà đến đầu thai; DANH SẮC là lúc ở trong thai sắc thân chưa thành, tứ ấm THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC chỉ có tên gọi, chưa có thật chất; LỤC NHẬP là nói ở trong thai lục căn đã hoàn thành, là chỗ sở nhập của lục trần, XÚC là sau khi sanh ra, lục căn tiếp xúc lục trần, THỌ là lãnh thọ các cảnh giới thuận nghịch, năm chi này là quả đang thọ ở đời này.

Ái là đối với cảnh trần có sở ái, THỦ là chấp thủ việc mình ham muốn, HỮU là có quyền sở hữu, cho mình được tùy ý chi phối, ba chi này là nhân sở đắc của đời này, đời này tạo nghiệp nhân thì đời sau báo ứng nghiệp quả.

SANH là tùy theo sự gieo nghiệp nhân thành chủng tử để thọ sanh nơi kiếp sau. LÃO TỬ là kiếp sau đã có sanh, ắt phải có lão tử, hai chi này là quả báo phải thọ ở đời sau.


Ấy là nói khái quát về Thập nhị nhân duyên.

Kẻ tu pháp Trung thừa quán xét chúng sanh trong tam thế đều bị Thập nhị nhân duyên chi phối, mà Thập nhị nhân duyên thì nương nhất niệm vô minh sanh khởi, cho rằng Tiểu thừa chưa thể phá nhất niệm này, nên chưa đạt cứu cánh, nếu được đoạn dứt nhất niệm này, thì được vượt ra ngoài tam thế, liễu thoát sanh tử.

Nên cách dụng công của họ là muốn quét sạch nhất niệm vô minh, đạt đến cảnh giới mênh mông trống rỗng chẳng có gì cả, tự cho đã chứng Niết Bàn, chẳng biết đã lọt vào vô thỉ vô minh. Cái cảnh giới trống rỗng chẳng có chi cả, cũng gọi là “Không chấp”, linh tánh ám muội, chẳng khác gì gỗ đá! Huống chi nhất niệm dù tạm dừng, nếu bị kích thích vẫn có thể nổi lại, nên sở chứng của Trung thừa cũng chưa cứu cánh.

ĐẠI THỪA: Cũng gọi là Bồ Tát thừa, pháp sở tu là sáu Ba La Mật, cũng gọi là Lục độ. Sáu Ba La Mật là: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền na, Bát nhã. Người tu Đại thừa gọi là Bồ Đề Tát Đỏa, Bồ Đề dịch là Giác, Tát Đỏa dịch là Hữu tình. Ý là giác ngộ chúng sanh hữu tình, gọi tắt là Bồ Tát, tức là chúng sanh phát đại tâm Bồ Đề, lấy tâm Bồ Đề làm thể để tự độ; lấy tâm Đại bi làm dụng để độ thành, tự tha kiêm lợi, nên xưng Đại thừa.

Phẩm THÍ DỤ trong kinh Pháp Hoa rằng: “Nếu có chúng sanh nơi Phật Thế Tôn nghe pháp tín thọ, tinh tấn tu hành, cầu Nhất thiết trí, Phật trí, Tự nhiên trí, Vô sư trí, Vô sở uý, dùng sức tri kiến của Như Lai thương xót vô lượng chúng sanh, độ thoát tất cả trời, người đều được lợi ích an lạc, ấy gọi là Đại Thừa.”.

Lục độ bao gồm tam học Giới, Định, Huệ, mà lấy pháp Thiền na làm chủ yếu để dụng công, người tu Đại thừa biết nhất niệm vô minh chẳng thể phá, nên lợi dụng nhất nhiệm vô minh để phá tan vô thỉ vô minh mà được kiến tánh, ấy là phương pháp dùng tướng cướp (nhất niệm vô minh) để bắt vua cướp (vô thỉ vô minh) vậy.

TỐI THƯỢNG THỪA: Cũng gọi là Phật thừa, khi đã minh tâm kiến tánh, hiển hiện Phật tánh chơn như, phát huy diệu lý tuyệt đối, chỉ có kẻ chứng với kẻ chứng mới biết nhau được. Nên THẾ TÔN niêm hoa, CA DIẾP mỉm cười; CA DIẾP giơ tay; A NAN hiệp chưởng, dùng Tâm ấn Tâm, khế hợp ăn khớp, trình bày trước mắt, chẳng nhờ ngôn thuyết, là pháp tối cao cùng tột, chẳng còn gì hơn nữa, ấy là Tối thượng thừa Thiền.

Tiểu thừa đoạn (công dụng của) lục căn, Trung thừa đoạn nhất niệm vô minh, Đại thừa đoạn vô thỉ vô minh, Tối thượng thừa trực chỉ chơn như Phật tánh, đây là đại ý của bốn thừa.

Kinh Pháp Bảo Đàn nói: “Pháp chẳng bốn thừa, do tâm người tự có sai biệt mà hình thành, thấy, nghe, đọc, tụng là Tiểu thừa, hiểu nghĩa ngộ pháp là Trung thừa, y pháp tu hành là Đại thừa, vạn pháp đều thông, vạn pháp sẵn sàng, tất cả chẳng nhiễm, lìa chư pháp tướng, trọn vô sở đắc, gọi là Tối thượng thừa”. Thế thì đại ý của bốn thừa đã rõ ràng.


Triệu Châu Hòa Thượng nói: “Ta chẳng thích nghe một chữ PHẬT”, còn nói: “Hễ lão Tăng niệm PHẬT một tiếng thì phải súc miệng ba ngày”.

Nếu thấu rõ lời này thì chẳng bị bốn thừa trói buộc.

Ba Tuần đã viết:
Tam Giới (hay Ba cõi) gồm có: Dục giới (cõi Dục), Sắc giới (cõi Sắc) và Vô sắc giới (cõi Vô sắc).


Kinh Lăng Nghiêm - Quyển 7, tr.232.

Anan !

Do tánh sáng tỏ nơi Tâm, vì chấp tánh sáng tỏ, nên từ tánh sảng tỏ ấy phát ra vọng tánh;

Tánh vọng thì kiến chấp sanh khởi;

Từ tất cánh Vô thành cứu cánh Hữu.

Cái năng hữu, sở hữu này chẳng có tướng: năng nhân, sở nhân, năng trụ, sở trụ; trọn chẳng nguồn gốc.

Từ chỗ vô trụ này, kiến lập thế giới và chúng sanh.

Do năng hữu sở hữu phân đoạn vọng sanh, từ đó an lập Giới ( không gian ).

Từ chỗ chấp: năng nhân, sở nhân, năng trụ, sở trụ; dời đổi chẳng ngừng, nên vọng lập Thế ( thời gian).

Kinh Lăng Nghiêm - Quyển 4, tr.135

Anan, Sao gọi là thế giới chúng sanh ?

- Thế là dời đổi, Giới là phương vị.

- Về sự lưu chuyển dời đổi của thời gian có ba: Quá khứ, Hiện tại, Vị lai (tương lai).

- Về phương vị của không gian có mười: Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc, Phương trên, Phương dưới.

- Thời gian và không gian cùng với sự dời đổi trong thân của tất cả chúng sanh, giao lộn lẫn nhau, nên thành thế giới chúng sanh.

Kinh Lăng Nghiêm - Quyển 7, tr.232

Vì mê cái bổn Tâm sáng tỏ nên sanh ra hư vọng;

Tánh vọng chẳng tự thể, chẳng có chỗ nương tựa.

Toan muốn trở về chân thì cái "muốn chân" ấy vốn chẳng phải là chân tánh của Chân Như, chẳng chân mà cầu trở về chân nên thành: phi tướng, phi sanh, phi trụ, phi tâm, phi pháp; xoay vần phát sanh, sanh mãi không thôi huân tập thành Nghiệp.

Đồng nghiệp cảm nhau, do sự cảm nghiệp, nên có tướng diệt tướng sanh.

Do đó mà thành chúng sanh điên đảo.

Tam thế (quá khứ, hiện tại, tương lai), tứ phương (Đông, Tây, Nam, Bắc) hòa hợp lẫn nhau, chúng sanh biến hóa thành 12 loài.

Vì giác tri của chúng sanh, nên trong Thế giới:

- Do động có thanh,

- Do thanh có sắc,

- Do sắc có hương,

- Do hương có xúc,

- Do xúc có vị,

- Do vị biết pháp.

6 thứ vọng tưởng nhiễu loạn thành Nghiệp Tánh.

Nương theo Tướng Điên Đảo luân chuyển này mà có 12 loài:

1. Noãn sanh. (cá, chim, rùa, rắn...) - [ hư vọng luân hồi, điên đảo về động ]

2. Thai sanh. (người, súc, rồng, tiên...) - [ tạp nhiễm luân hồi - điên đảo về dục ]

3. Thấp sanh. (côn trùng, sâu bọ...) - [ chấp trước luân hồi - hướng về điên đảo ]

4. Hóa sanh. (loài thối xác phi hành...) - [ biến dịch luân hồi - điên đảo về giả ]

5. Hữu sắc.
(thần, vật tinh sáng hay dự đoán tốt xấu...) - [ ngăn ngại luân hồi - điên đảo về chướng ]

6. Vô sắc. (thần hư không, cõi vô sắc...) - [ tiêu tán luân hồi - điên đảo về mê hoặc ]

7. Hữu tưởng. (thần, quỷ tinh linh...) - [ mường tượng luân hồi - điên đảo về ảnh ]

8. Vô tưởng. (tinh thần hóa ra đất, gỗ, kim thạch...) - [ ngu độn luân hồi - điên đảo về si ]

9. Phi hữu sắc. (thủy mẫu lấy tôm làm mắt...) - [ đối đãi luân hồi - điên đảo về ngụy ]

10. Phi vô sắc. (chú nguyền rủa, yêu mị...) - [ dẫn dụ luân hồi - điên đảo về tánh ]

11. Phi hữu tưởng. (tò vo bắt con vật khác làm con mình...) - [ hợp vọng luân hồi - điên đảo về mường tượng ]

12. Phi vô tưởng. (thổ cưu, chim phá kính...ôm trái cây độc làm con, khi con lớn lên thì ăn luôn cả cha mẹ...) [ oán hại luân hồi - điên đảo về sát hại ].

Lưu chuyển chẳng ngừng.

Kinh Lăng Nghiêm - Quyển 8, tr.237.

A Nan! Như vậy chúng sanh trong mỗi loài đều gồm đủ 12 thứ điên đảo, cũng như dụi mắt thấy hoa đốm lăng xăng, thảy đều từ diệu tâm sáng tỏ vọng sanh điên đảo, nên có đủ thứ tư tưởng hư vọng tán loạn như thế...

A Nan! 12 loại chúng sanh trong thế giới, chẳng thể tự sống, phải nhờ bốn cách ăn để nuôi dưỡng, ấy là:

1. Ăn bằng cách nhai xé như con người;

2. Ăn bằng ngửi mùi hơi như Quỷ thần;

3. Ăn bằng niệm tưởng như cõi Tứ Thiền;

4. Ăn bằng ý thức như cõi Tứ không, cho nên Phật nói tất cả chúng sanh đều nhờ sự ăn mà tồn tại...


Tất cả chúng sanh, ăn ngọt thì sống, ăn độc thì chết.


A/ CÕI DỤC (Dục giới):


1. Địa ngục: Hữu gián, Vô gián, A Tỳ [8,16,38,108]. [ Vì thuần Tình mà sa đọa, nghiệp Lửa đốt cạn thì lên làm Quỷ ]

2. Quỷ: Quái quỷ, Bạt quỷ, Mỵ quỷ, Cổ độc quỷ, Lệ quỷ, Ngã quỷ, Yểm quỷ, Võng lượng quỷ, Dịch sử quỷ, Truyền tống quỷ [ Hết nghiệp Quỷ, Tình - Tưởng cả hai đều không; mới ở nơi thế gian, với người mắc nợ cũ, oán đối gặp nhau, thân làm súc sinh để trả nợ]

- A Tu La Quỷ: từ loài quỷ, dùng sức hộ pháp, nhờ thần thông vào trong hư không, loài này là noãn sanh.

3. Súc sinh:
Loài chim kêu, loài dự báo điểm xấu, loài chồn, loài giun sán, loài gia súc, loài cung cấp đồ mặc (tằm, cừu...), loài chim mùa, loài dự báo điềm tốt, loài phục tùng bên người [ Những súc sinh ấy đền trả nợ cũ, nếu trả quá nợ cũ thì trở lại làm người đòi lại phần thừa; nếu người kia có sức mạnh, lại có phước đức thì khỏi bỏ thân người mà vẫn hoàn lại phần thừa ấy được; còn nếu chẳng phước đức, thì phải làm súc sinh để trả lại phần thiếu.

- Nếu mắc nợ tiền tài, sức lực của loài vật thì đền đủ tự ngưng.

- Nếu giết hại sinh mạng hoặc ăn thịt họ thì như vậy ăn nhau, giết nhau trải qua vô số kiếp, lúc cao lúc thấp, thay phiên nhau chẳng ngừng. ]

- A Tu La Súc: sanh ở đáy biển, lặn dưới hang nước, ban ngày dạo trên hư không, ban đêm ngủ dưới nước; loài này là thấp sanh.

4. Người: hạng ngoan cố, hạng quái dị, hạng ngu dại, hạng nham hiểm, hạng hèn hạ, hạng nhu nhược, hạng nghèo khổ, hạng văn hoa, hạng thông minh, hạng thông thạo (đa tài, khéo léo). [ Nếu tu theo vọng niệm, giữ tâm củng cố hình hài, ẩn trong rừng núi, những chỗ vắng người thì thành mười loại Tiên ]

- A Tu La Người: từ cõi Trời, thất đức bị đọa, chỗ ở gần nhật nguyệt; loài này là thai sanh.

5. Tiên: Địa hành tiên (dùng đồ bổ), Phi hành tiên (dùng cỏ cây), Du hành tiên (luyện đơn), Không hành tiên (luyện khí), Thiên hành tiên (luyện tân dịch), Thông hành tiên (hấp thụ tinh hoa), Đạo hành tiên (luyện bùa chú), Chiếu hành tiên (chuyên chú tâm niệm), Tinh hành tiên (thủy hỏa giao cấu), Tuyệt hành tiên (kiên cố biến hóa). [ 10 loại Tiên chẳng tu Chánh Giác, xa cách người đời, ở trong cõi người luyện tâm, thọ muôn ngàn tuổi. Khi phước báo hết thì phải trở lại trong lục đạo. ]

6. Trời: Tứ Thiên Vương, Đao Lợi Thiên, Tu Diệm Ma Thiên, Đâu Suất Đà Thiên, Lạc Biến Hóa Thiên, Tha Hóa Tự Tại Thiên [Là những người thế gian, chẳng cầu đạo thường trụ, chưa dứt bỏ sự dâm dục; nhưng chẳng buông lung nơi tà dâm, do tâm đứng lặng phát ra sáng suốt. Sáu cõi Trời này, hình dù khỏi động mà tâm còn dính mắc.]

- A Tu La Trời: thống lãnh tất cả A Tu La trên thế giới, sức mạnh vô úy, có thể tranh quyền với Phạm Vương, Đế Thích và Tứ Thiên Vương; loài này là hóa sanh.


B/ CÕI SẮC (Sắc giới):

Kinh Lăng Nghiêm - Quyển 9, tr.271

Anan ! Tất cả người tu tâm trong thế gian, chẳng nhờ Thiền Na thì chẳng có Trí Huệ.

6.1, Sơ Thiền: Phạm Chúng Thiên, Phạm Phụ Thiên, Đại Phạm Thiên. [ Giữ thân chẳng dâm dục, khi đi khi ngồi, niệm tưởng đều không; ái nhiễm chẳng sanh, chẳng lưu luyến Dục giới. Ba bậc này, tất cả khổ não chẳng thể bức bách, dù chẳng phải chánh chân tu Tam Ma Địa; nhưng nơi tâm trong sạch, dục lậu chẳng thể lay động. ]

6.2, Nhị Thiền: Thiểu Quang Thiên, Vô Lượng Quang Thiên, Quang Âm Thiên. [ Đầy đủ phạm hạnh, lắng tâm chẳng động; do tịch lặng phát ra ánh sáng. Ba bậc này tất cả lo buồn chẳng thể bức bách, dù chẳng phải chánh chân tu Tam Ma Địa, nhưng nơi tâm trong sạch, những phiền não thô động đã uốn dẹp. ]

6.3, Tam Thiền: Thiểu Tịnh Thiên, Vô Lượng Tịnh Thiên, Biến Tịnh Thiên. [Hào quang thành âm, dùng âm thanh tỏ bày diệu lý, thành hạnh tinh tấn, thông với sự vui tịch diệt. Ba bậc này đầy đủ công hạnh đại tùy thuận, thân tâm yên ôn, được sự vui vô lượng. Dù chẳng phải thật đắc chân Tam Ma Địa, nhưng nơi tâm yên ổn trọn đủ sự hoan hỷ. ]

6.4, Tứ Thiền: Phước Sanh Thiên, Phước Ái Thiên, Quảng Quả Thiên, Vô Tưởng Thiên. [ Cõi Trời này thân tâm chẳng bị bức bách, nhân khổ đã hết, biết sự vui chẳng thường trụ, lâu ắt biến hoại, hai tâm khổ vui nhất thời cùng xả. Bốn bậc này tất cả cảnh khổ vui của thế gian chẳng thể lay động, dù chẳng phải là chỗ chân bất động của Đạo Vô Vi, nhưng nơi tâm có sở đắc, công dụng thuần thục. ]

- Từ cõi Trời Quảng Quả Thiên, tẽ ra hai đường:


1. Nếu dùng tâm sáng tỏ đầy đủ phước đức trước kia để tu chứng an trụ thì hạng này gọi là Quảng Quả Thiên.

2. Nếu nơi tâm trước kia, nhàm chán cả khổ vui, lại nghiền ngẫm cái tâm xả chẳng gián đoạn, trọn thành đạo xả. Thân tâm tiêu diệt, lắng tâm bặt tưởng, trải qua năm trăm kiếp. Nhưng vì người ấy đã lấy cái sanh diệt làm nhân thì chẳng thể phát minh tánh chẳng sanh diệt, nên nửa kiếp đầu thì diệt, nửa kiếp sau lại sanh, hạng này gọi là Vô Tưởng Thiên.

Kinh Lăng Nghiêm - Q9, tr.276

Nếu từ Vô Tưởng Thiên của ngoại đạo mà chấp thật Không, chẳng biết quày đầu, mê muội hữu lậu, chẳng nghe Chánh Pháp, bèn vào Luân Hồi.

6.5, Ngũ Tịnh Cư Thiên ( hay Bất Hoàn Thiên ): Vô Phiền Thiên, Vô Nhiệt Thiên, Thiện Kiến Thiên, Thiện Hiện Thiên, Sắc Cứu Cánh Thiên. [Đã dứt sạch 9 phẩm tập khí của cõi dưới, khổ vui đều hết, chẳng định cư ở cõi dưới, nên an lập chỗ ở nơi tâm xả của đồng phận chúng sanh. Cõi này chỉ riêng bốn vị Thiên Vương cõi Tứ Thiền mới được nghe biết, nhưng chẳng thể thấy biết. ]


- Nếu từ Thánh Đạo Bất Hoàn Thiên mà xét cùng, hạng này gọi là Bất Hồi Tâm Độn A la Hán.


Kinh Lăng Nghiêm - Quyển 9, tr.275

18 cõi Trời kể trên, dù thoát khỏi cảnh dục, nhưng chưa thoát khỏi sắc thân, gọi là Sắc Giới.


C/ CÕI VÔ SẮC (Vô sắc giới):

Kinh Lăng Nghiêm - Quyển 9, tr.275

Anan ! Từ trên đảnh của Sắc giới, lại tẽ ra hai đường:

1. Nếu nơi tâm xả, phát minh Trí Huệ, sáng suốt viên thông; bèn ra cõi trần, thành A La Hán, vào Bồ Tát Thừa, hạng này gọi là Hồi Tâm Đại A La Hán.

2. Nếu nơi tâm xả được thành tựu, thấy thân chướng ngại, tiêu ngại vào không, hạng này gọi là Không xứ.


6.6, Tứ Không: Không Xứ, Thức Xứ, Vô Sở Hữu Xứ, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. [ Cõi Tứ Không này, thân tâm dứt sạch, tánh định hiện tiền, chẳng có sắc thân của nghiệp quả.]


Những cõi Trời kể trên, mỗi mỗi đều là phàm phu đền trả nghiệp quả, khi nghiệp quả trả hết bèn vào Luân Hồi.



Kinh Lăng Nghiêm - Quyển 9, tr.276

Anan ! Do chẳng rõ Diệu Tâm Sáng Tỏ, tích chứa vọng tưởng, chấp thân trung ấm; cho nên tùy loại thọ sanh, vọng có Tam Giới, theo 7 Đạo [Địa ngục, Quỷ, Súc sinh, Người, Tiên, Trời, Atula ] mà chìm đắm.

Kinh Lăng Nghiêm - Quyển 9, tr.278

Anan ! Vọng do người tự tạo, chẳng phải lỗi của Bồ Đề, thuyết như thế gọi là Chánh Thuyết, chẳng thuyết như thế tức là Tà Thuyết.

Vọng vốn chẳng nhân, chẳng thể truy cứu cội gốc !




Luận bàn:

Trong tiệm có đốn, trong đốn có tiệm.

Như người đi từ HCM ra HN: hoặc đi bằng xe đạp, xe máy hoặc bằng ô tô, tàu hỏa, hoặc bằng máy bay.

Người đi bằng máy bay, chỉ mất 1 h 45' là tới HN; trong thời gian ngắn từ cảnh HCM đã thấy cảnh HN hiện ra trước mắt. Người này nói: thật là ngay đây, muốn thấy liền thấy ! Thật chẳng có cảnh Đà Lạt, Huế, Đà Nẵng..., chỉ một cảnh HCM và cảnh HN; cùng với cảnh ở trên máy bay mà thôi !

Người đi ô tô, tàu hỏa, xe đạp, xe máy tới HN phải mất vài ngày, hoặc vài tuần, thậm chí vài tháng. Ngoài cảnh ở HCM, và cảnh trên xe ra; còn thấy núi, thấy sông, thấy địa phận Đà Lạt, Huế, Đà Nẵng,...rất nhiều cảnh giới khác nhau.

Người đi bằng máy bay, dụ cho tu theo Thiền Tông.

Người đi bằng các phương tiện khác, dụ cho tu theo các pháp môn Niệm Phật, Trì chú, tụng Kinh, giáo quán...

Vậy thử hỏi, người đi máy bay có thật là không có đi qua các cảnh giới kia không ?

Và người đi bằng các phương tiện khác, thực chẳng thể thấy cảnh giới của người đi máy bay chăng ?

Đích đến không khác, do chỗ phương tiện, mà thành ra có sai khác; rồi phân ra đốn, tiệm khác nhau vậy !

Người đốn tu, vì cảnh lướt qua quá nhanh, nên cho rằng không có !

Người tiệm tu, vì cảnh hiện quá nhiều, nên cho rằng là thật có !

Đứng trên toàn cảnh thì cho rằng: không hay có; đều chẳng đúng ! Đứng trên từng phương tiện, thì "không" cũng đúng; mà "có" cũng đúng vậy !

Ngài Lai Quả. đã viết:
Thiền Thất Khai Thị Lục.
Link tại ĐÂY.

Trình tự của việc tham thiền, đại khái từ đa tâm đến thiểu tâm, do thiểu tâm mà đến nhất tâm, về sau từ từ đạt đến vô tâm, liễu tâm.

1. Đa tâm là sao? là tất cả cảnh giới bên ngoài, hoặc Thượng Hải, Bắc Bình, hoặc Tô Châu, Nam Kinh cho đến tất cả mọi nơi đều là đa tâm cả.

2. Đa tâm chẳng có thì còn có thiểu tâm, thiểu tâm lại là cái hình sắc thấy được, âm thanh nghe được ở chốn Thiền đường, cho đến chỗ thiểu tâm này, đại khái là có vậy.

3. Hôm nay nói câu thoại đầu này, ngày mai cũng nói câu thoại đầu này, lâu ngày rồi sẽ tự biết do thiểu tâm đến nhất tâm, nhất tâm lại là cái tâm tham thoại đầu, còn cái gì khác nữa cũng chẳng có: đi, đứng, nằm, ngồi cũng là cái tâm này; mặc áo ăn cơm cũng là cái tâm nầy.

Với cái tâm nầy đã quen thuộc rồi thì đối với vô tâm, liễu tâm đều có thể tiếp tục đạt đến được. Đây cũng là trình tự dụng công tham thiền trong Thiền Tông cũng không phải là giáo môn nói theo lục thức, nhất thức, bát thức, trần sa vô minh.

Thiền tông chỉ là: từ nhiều đến ít, từ ít đến không.

Nhiều nhất chỉ là nói thô hay tế, đó là phương tiện cùng cực.


Lại nữa, câu thoại đầu nầy, các ông thực không ưa nghe "ngày nào cũng nói, nhiều quá đi rồi, chán nãn quá! Mà có cái gì nói đâu, câu thoại đầu ấy một chút mùi vị cũng chẳng có".

Các ông đã không thích nghe mà tại sao ta còn cứ muốn nói câu nhạt nhẽo nầy? Vậy thì ta muốn hỏi các ông: muốn hay không muốn tham thiền?

Các ông là người làm việc gì?

Nếu là người tham thiền muốn liễu sanh thoát tử, vậy thì sanh tử muốn liễu thoát đó, thiền thì nhất định phải tham.

Đa tâm thì người nào cũng có, các ông dùng phương pháp nào mà có thể làm cho đa tâm thành thiểu tâm, làm cho thiểu tâm thành nhất tâm cho đến vô tâm, liễu tâm?

Trình tự tham thiền không trải qua con đường này tất không thể nào được liễu tâm.

Cái pháp tham thoại đầu này thì rất xứng đáng, thâu đa tâm thành thiểu tâm, từ thiểu tâm mà đến nhất tâm, vô tâm, liễu tâm.

Các ông không tin vào cái pháp này, thế các ông có thể tin vào cái pháp nào nữa?

Nếu các ông thực không tin, chẳng thèm nghe, ta cũng chẳng cần nói.

Câu thoại đầu cũng không có gì là phạm vi lớn cả, chỗ của nó rất nhỏ, một tấc, một phân cũng chẳng có. Nói cho gọn thì có thể nói thật là nhỏ, bỏ nó vào tay cũng được, bỏ xuống chân mà đạp lên cũng được, đặt lên đầu lông mày cũng được.

Các ông xem đó mà cho là một việc không đáng kể.

Tiếc thay! Tất cả chúng ta đều ở trong căn phòng nhỏ bé này, các ông ở trong đó ta cũng ở trong đó, thập phương Chư Phật, lịch đại Tổ sư cũng đều ở trong đó.

Các ông còn có một người nào không ở trong đó không?

Còn có thể ra khỏi phạm vi bé tí ti nầy không?

Ta hỏi các ông: có ra được hay không ra được?

Không ra được, đầu thai thành trâu cũng từ nơi này ra, ngựa cũng từ nơi nầy ra.

Các ông còn có người đứng ra nói: "Tôi không ở trong, tôi đã ra ngoài rồi".

Các ông còn có người nào đứng ra nói như thế không?

Đại khái các ông không có người nào như vậy.

Giả sử các ông có một người nói: "Ta đã ở bên ngoài rồi" cũng còn chưa đúng, ông ở bên ngoài, ta ở bên trong, đem bên trong bên ngoài quăng bỏ đi hết thì mới đúng. Nếu trong ngoài đều không vứt bỏ thì chưa được kể là liễu sự.

Câu thoại đầu mà các ông không chịu nghe nó không có mùi vị thì kết quả vẫn còn ở trong bụng nó, không ra khỏi phạm vi của nó được một bước. Có bản lĩnh lớn nhất cũng không làm gì nổi nó. Các ông còn phải tin nó không? Nếu không tin nó thì các ông có bản lĩnh gì ra khỏi phạm vi của nó không?

Tại sao muốn nói câu thoại đầu làm cho ta tất cả đều ở trong phạm vi của nó? Bởi vì một câu thoại đầu này là ai, rốt ráo không rõ được vì bị nó nhốt lại đến chặt cứng.

Cái cửa này phá không được tất nhiên thiên đường, địa ngục, thai trâu bụng ngựa cũng không phá được.

Chung qui bị nó nhốt lại, nếu muốn phá cửa này thì cần phải tham câu thoại đầu.


Hãy tham đi!

“Hữu tâm dụng đến chỗ vô tâm,
vô tâm không cho hữu tâm biết”.​

Hai câu nói về công phu này nếu các ông hành đến được thì đối với giai đoạn công phu này mới là thấy được xác thật. Con đường đi này đã gần đến đích, đã sắp ngộ rồi.

Dụng công chưa đến chỗ này thì đương nhiên nói đến tâm.

Chữ tâm là tổng danh, nói sơ lược có ba thứ ấy là: tán loạn tâm, hữu tâm và vô tâm; dù ông nói thế nào, người dụng công cũng chẳng thể lìa ba thứ tâm này.

Thế nào là tán loạn tâm? Ấy là trước khi chúng ta dụng công, nào là tham, sân, si, nào là nhân ngã, nghiệp thức, phiền não v.v… những tâm này gọi chung là tán loạn tâm. Nhưng khi ông ở trong tán loạn tâm này ông lại không biết đó là tán loạn tâm. Thứ tâm này vì quá nhiều như cát vãi chẳng thể kết tụ lại. Hạt cát này không dính với hạt cát kia, tâm niệm chúng ta cũng giống như những hạt cát ấy, không dễ gì bóp dính thành một cục được. Nếu ông có quyết chí không bóp không được thì lâu ngày cũng có thể bóp thành một cục vậy. (Mồ hôi nước mắt ra nhiều thì cũng có thể dính thành một cục được).

Ví như công phu của chúng ta ban sơ không hiểu dụng công, cứ ở trong tán loạn tâm cho qua ngày giờ.

Những tán loạn tâm này tức là nghiệp thức trần lao thiện ác biến hóa, tạo thành những thứ nghiệp thế gian như sanh tử, thiên đường, địa ngục v.v… Hôm nay tham câu thoại đầu muốn đem cái tâm tạo nghiệp sanh tử thế gian đều ngưng nghỉ hết, chỉ dùng cái pháp thiền xuất thế gian này để lìa khỏi sanh tử, ban sơ không dễ gì làm được cũng như muốn bóp cát thành một cục vậy.

Dụng công tham lâu ngày những tạp niệm tán loạn sẽ bớt đi, tham lâu nữa sẽ hết, chỉ còn một câu thoại đầu cũng như cát vãi đã được bóp thành một cục vậy. Những tán loạn tâm đó đều thu nhiếp lại vào câu thoại đầu này, câu thoại đầu này tức là hữu tâm.

Lúc hữu tâm, chỉ thấy được lúc trước đó là tán loạn tâm, chẳng thể thấy được cái vô tâm sau này.

Tại sao vậy? Nếu ông không dụng công đương nhiên chẳng biết được hữu tâm.

Có tán loạn hay không có tán loạn tất cả đều do chữ “hữu” này mới biết. Hôm nay dụng công đề lên câu thoại đầu, vọng tưởng liền đến, theo đó mà xem thì chỉ khi dụng công mới biết được cái tâm niệm trước kia là tán loạn lăng xăng, tức là nhờ câu thoại đầu này mới thấy được cái tâm tán loạn kia.

Ví như một người xuất thân là kẻ cướp, ở trong hang ổ bọn cướp suốt ngày chỉ nghĩ cách cướp giựt tài sản của người ta, họ đâu có nghĩ mình là kẻ ăn cướp không tốt. Cần phải bảo họ lìa khỏi hang ổ cướp rồi họ mới biết được trước kia họ là ăn cướp, về sau đương nhiên không chịu đi làm việc cướp giựt nữa, cũng như trước kia chưa dụng công không biết tâm mình là tán loạn tâm, tham câu thoại đầu rồi mới biết trước kia là tán loạn tâm không tốt vậy.

Tại sao nói vô tâm chẳng cho hữu tâm biết ? Cũng như kẻ ăn cướp này đã biết không tốt, không muốn đi cướp giựt nữa thì phải xa lìa cái hang ổ của bọn cướp mới được. Nếu ông không xa lìa họ, ông muốn làm người tốt cũng không được. Bởi vì họ thấy ông không đi làm ăn cướp cũng muốn ông đi, ông không đi họ cũng không cho ông tự do. Nếu ông xa lìa họ, họ không thấy ông đương nhiên được bình an vô sự.

Giả sử bị họ thấy được ông thì ông muốn làm người tốt cũng không được. Ông đã xa lìa hang ổ, bọn cướp không thấy ông, ông mới có thể làm người tốt.

Cũng thế, vô tâm ví như người tốt, nếu muốn biết họ là người tốt thì cái năng biết này của ông, tức là hữu tâm, chính là thằng ăn cướp. Cho nên nói là vô tâm chẳng cho hữu tâm biết là vậy. Tóm lại có cái hữu tâm để biết thì không kể ông là vô tâm.

Vậy hiện tại các ông đều là lúc hữu tâm, công phu vô tâm thì chưa đạt đến, nhưng cũng không thể bảo nó là tán loạn tâm được, đây là lời nói sát với thực tế. Nếu nói các ông hãy còn là tán loạn tâm thì chèn ép các ông; dù có vài vị tán loạn tâm cũng không cần nói đến họ.

Chúng ta chỉ mới nói đến cái hữu tâm hiện tại này thôi; câu thoại đầu vừa đề lên thì vọng tưởng cũng nổi lên, đã vọng tưởng thì đương nhiên phải có tướng mạo của vọng tưởng cũng như nổi vọng tưởng Thượng Hải thì tướng Thượng Hải hiện ra.

Hôm nay bảo các ông tham câu thoại đầu, muốn các ông tự hỏi lại câu thoại đầu trong tâm mình, khởi lên nghi tình, thì không tướng, thực tướng, phi không thực tướng, diệc không diệc thực tướng, tất cả đều không có.

Trước khi đề lên câu thoại đầu, vọng tưởng cũng có, nghiệp chướng cũng có, lần lần vọng tưởng cũng không nổi mà nghiệp chướng cũng khởi ra, công phu không ngừng đắc dụng, thuần thục thêm nữa, công phu thành phiến, thì mới có thể gọi là “Lạc đường tự tại” được.

Nếu các ông đến được mức này, ta có bảo các ông buông bỏ công phu để nổi vọng tưởng thì dù các ông có muốn nổi vọng tưởng cũng không nổi lên được. Chỉ còn thuần một nghi tình miên miên mật mật (liên lục không gián đoạn), tất cả niệm khác đều bặt, có muốn nổi cũng nổi không được. Như thế chân nghi hiện tiền đương nhiên tất cả tướng đều không còn.

Chẳng những quỷ thần không thấy ông, Diêm La Vương cũng không thấy ông. Diêm Vương đã không thấy ông thì sanh tử đặt ở chỗ nào? E rằng Phật Thích Ca cũng không thấy, nếu bị Phật Thích Ca thấy đến thì chẳng những có sinh tử lại còn có Niết bàn nữa.

Khi chúng ta chân nghi hiện tiền thì sanh tử chẳng trụ, Niết bàn cũng chẳng trụ vậy.

Các ông hãy phát tâm, tham đi!
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113

Ở đây đã có đầy đủ phiên âm Hán Việt, Anh ngữ và Việt văn.

Chúc quý hữu thân tâm thường lạc.

Ps: truy cập langnghiem.com, vào mục Đọc Kinh> Lăng Nghiêm sẽ thấy. Tuy nhiên bản dịch Việt văn cá nhân Ba Tuần thấy vẫn chưa hài lòng.

Ví dụ câu sau tại quyển 1:

Tương hà sở kiến, thùy vị ái nhạo ?

Ở đây lời Phật rất rõ: cái gì giúp cho thấy ( hình sắc tốt đẹp), sự ưa thích từ đâu ( do ai làm cho) xuất sanh ra ? Đó là hướng nội tự tìm tự ngộ.

Bản dịch lại là: ông lấy gì để thấy, ông ưa thích cái gì ? Dịch vậy là hướng ngoại tìm kiếm, trái bổn ý Phật.
 
Last edited:

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Đây là đoạn văn Kinh tại Quyển 4 bị thiếu mất trong hầu hết các bản dịch Phạn - Hán, Hán - Việt (cho nên không xuất hiện trong bản dịch Kinh của cư sĩ Tâm Minh, hòa thượng Nhẫn Tế; cũng như bản Kinh giảng của hòa thượng Tuyên Hóa, pháp ngữ của hòa thượng Hư Vân và sớ giải của Ngài Hàm Thị - ht Thanh Từ dịch), hiện tại chỉ thấy có bản dịch của Hòa thượng Duy Lực là có đoạn văn này:

"... cái vốn chẳng đồng dị của bản giác mới thật là pháp vô vi.

Bản giác tánh không, chẳng minh chẳng vô minh, tùy theo nghiệp thức biến hiện nên vô minh bắt đầu; một niệm vô minh bỗng khởi, thì bản giác lìa tánh không mà sanh vọng minh, tánh không cũng lìa bản giác mà sanh ám muội. "


PS: Ngài Bách Trượng Hoài Hải dạy chúng:

Cố gắng! Nhằm hiện nay cố tìm xét lấy, đừng đợi mắt mờ, tai điếc, tóc bạc, mặt nhăn, già khổ đến thân, buồn thảm triền miên mắt hằng rơi lệ, trong tâm hoảng sợ không còn một nơi y cứ, chẳng biết chỗ đi.

Đến khi ấy, muốn nghiêm chỉnh tay chân cũng không thể kiềm được, dù có phúc trí, danh dự lợi dưỡng trọn không cứu được. Vì mắt tâm chưa mở, chỉ nhớ các cảnh, không biết phản chiếu, lại chẳng thấy Phật đạo. Một đời có tạo việc thiện ác đều thảy hiện ở trước, hoặc vui hoặc sợ, Lục đạo Ngũ uẩn cả đều hiện tiền.

Trang sức, nhà cửa, ghe thuyền, xe cộ đẹp đẽ hiển hách, đều từ tham ái của mình hiện ra, tất cả cảnh ác đều biến thành cảnh thù thắng. Chỉ tuỳ tâm tham ái chỗ nào nặng, nghiệp thức dẫn đến thụ sinh, hoàn toàn không có phần tự do, rồng súc tốt xấu trọn chưa định được
 
Last edited:

Nam Mô Phật

Registered
Phật tử
Tham gia
12 Thg 11 2020
Bài viết
4
Điểm tương tác
2
Điểm
3
Đây là đoạn văn Kinh tại Quyển 4 bị thiếu mất trong hầu hết các bản dịch Phạn - Hán, Hán - Việt (cho nên không xuất hiện trong bản dịch Kinh của cư sĩ Tâm Minh, hòa thượng Nhẫn Tế; cũng như bản Kinh giảng của hòa thượng Tuyên Hóa, pháp ngữ của hòa thượng Hư Vân và sớ giải của Ngài Hàm Thị - ht Thanh Từ dịch), hiện tại chỉ thấy có bản dịch của Hòa thượng Duy Lực là có đoạn văn này:

"... cái vốn chẳng đồng dị của bản giác mới thật là pháp vô vi.

Bản giác tánh không, chẳng minh chẳng vô minh, tùy theo nghiệp thức biến hiện nên vô minh bắt đầu; một niệm vô minh bỗng khởi, thì bản giác lìa tánh không mà sanh vọng minh, tánh không cũng lìa bản giác mà sanh ám muội. "


PS: Ngài Bách Trượng Hoài Hải dạy chúng:

Cố gắng! Nhằm hiện nay cố tìm xét lấy, đừng đợi mắt mờ, tai điếc, tóc bạc, mặt nhăn, già khổ đến thân, buồn thảm triền miên mắt hằng rơi lệ, trong tâm hoảng sợ không còn một nơi y cứ, chẳng biết chỗ đi.

Đến khi ấy, muốn nghiêm chỉnh tay chân cũng không thể kiềm được, dù có phúc trí, danh dự lợi dưỡng trọn không cứu được. Vì mắt tâm chưa mở, chỉ nhớ các cảnh, không biết phản chiếu, lại chẳng thấy Phật đạo. Một đời có tạo việc thiện ác đều thảy hiện ở trước, hoặc vui hoặc sợ, Lục đạo Ngũ uẩn cả đều hiện tiền.

Trang sức, nhà cửa, ghe thuyền, xe cộ đẹp đẽ hiển hách, đều từ tham ái của mình hiện ra, tất cả cảnh ác đều biến thành cảnh thù thắng. Chỉ tuỳ tâm tham ái chỗ nào nặng, nghiệp thức dẫn đến thụ sinh, hoàn toàn không có phần tự do, rồng súc tốt xấu trọn chưa định được

Thầy ơi , thầy có bản đầy đủ của bộ Lăng Nghiêm Thông Nghị của ngài Hám Sơn không ạ, vì con xem trên trang nigioikhatsi chỉ có đến quyển sáu thôi ạ ,nên con muốn tìm bản đầy đủ.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Thầy ơi , thầy có bản đầy đủ của bộ Lăng Nghiêm Thông Nghị của ngài Hám Sơn không ạ, vì con xem trên trang nigioikhatsi chỉ có đến quyển sáu thôi ạ ,nên con muốn tìm bản đầy đủ.

Bản đầy đủ thì Ba Tuần không có đạo hữu, chắc đạo hữu cần nhờ ai đó thạo Hán Văn phiên âm và lược dịch ra thì mới đầy đủ được.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên