Đốn đoạn Nghi căn

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 7 2016
Bài viết
226
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Xưa nay chỉ thấy người nay cười, có ai thấy người xưa khóc đâu
Hai chữ Tu Hành thật cay đắng ! Muốn hỏi cho rõ, hay giả vờ ngây ngô,
Chỉ có thể biết nhiều hay ít ! Khó có thể biết cho đủ !

Trên chỗ biết mà Hành, thì sự Tu bị chướng ngại; trên chỗ không biết mà Hành thì đủ Duyên liền thông đạt. Đạt đến chỗ chẳng đạt, thì Nghi Căn bị đốn đoạn ! Nói đốn đoạn thì nghĩa là vẫn chưa đoạn vậy.

Đệ tử tập khi huân tập nhiều kiếp, chưa thể nhất thời tẩy trừ, xong trước Chánh Pháp hưng vong, chẳng khỏi trở thành kẻ bao đồng lắm chuyện. Nên lập chủ đề này, ngưỡng mong chư Đại đức mắt sáng, chẳng thấy sự ngu tối mà chán bỏ không nói; chẳng vì sự ngu đần mà chẳng đánh cho khôn !
Cúi xin các Ngài chẳng xả Bi Tâm, thẳng tay đánh hét, ngõ hầu giúp đệ tử mau chóng tiến bộ trên đường học tu Chánh Pháp. Được vậy thì phước phần của đệ tử vẫn còn. May lắm, may lắm !

Nam mô A Di Đà Phật.
 

nguoidienhocphat1

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
31 Thg 8 2015
Bài viết
1,934
Điểm tương tác
347
Điểm
83
Xưa nay chỉ thấy người nay cười, có ai thấy người xưa khóc đâu
Hai chữ Tu Hành thật cay đắng ! Muốn hỏi cho rõ, hay giả vờ ngây ngô,
Chỉ có thể biết nhiều hay ít ! Khó có thể biết cho đủ !

Trên chỗ biết mà Hành, thì sự Tu bị chướng ngại; trên chỗ không biết mà Hành thì đủ Duyên liền thông đạt. Đạt đến chỗ chẳng đạt, thì Nghi Căn bị đốn đoạn ! Nói đốn đoạn thì nghĩa là vẫn chưa đoạn vậy.

Đệ tử tập khi huân tập nhiều kiếp, chưa thể nhất thời tẩy trừ, xong trước Chánh Pháp hưng vong, chẳng khỏi trở thành kẻ bao đồng lắm chuyện. Nên lập chủ đề này, ngưỡng mong chư Đại đức mắt sáng, chẳng thấy sự ngu tối mà chán bỏ không nói; chẳng vì sự ngu đần mà chẳng đánh cho khôn !
Cúi xin các Ngài chẳng xả Bi Tâm, thẳng tay đánh hét, ngõ hầu giúp đệ tử mau chóng tiến bộ trên đường học tu Chánh Pháp. Được vậy thì phước phần của đệ tử vẫn còn. May lắm, may lắm !

Nam mô A Di Đà Phật.

Một người có tâm cầu học đạo như bạn, tự phá ngã chấp để mong tiến bộ trên đường tu như vậy rất tốt và rất hiếm gặp. Người điên tin rằng một ngày không xa hoa sen sẽ nở dưới gót chân bạn. Còn việc cầu chánh pháp thì đâu đâu cũng là chánh pháp cả, cứ nghi đi rồi sẽ ngộ. Chúc bạn tinh tấn và an lạc. A di đà Phật!
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 7 2016
Bài viết
226
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Hỏi : Trước nay thấy người tu pháp quán tâm kiến Tánh, chứng đắc rất ít. Phải chẳng là pháp này khó hành, chẳng hợp thời cơ, chẳng còn nên dụng tâm theo học ?

Đáp: Đây là vì chư Ngài mắt sáng, tùy duyên hóa độ, người có đại nhân duyên mới đứng ra hoằng dương Chánh Pháp. Vì người hoằng dương ít, nên lầm tưởng rằng người hành tu pháp này ít, người chứng đắc chẳng nhiều. Thực ra, chỗ ẩn thân của các Ngài, chỗ mật hạnh của các Ngài, chỗ Từ Bi của các Ngài, kẻ mắt mù tà kiến chẳng thể nhất thời rõ biết được vậy. Khiến cho nói ra lời, thì nghịch ý trái lòng; đánh một gậy thì quay đầu bỏ chạy!

Nay nếu biết học hạnh của Bất Khinh Bồ Tát, lắng dịu thân tâm, thành thật xả bỏ kiến chấp, lãnh nhận sự giáo hóa chặt đứt suy lường, thì ngay chỗ chạy mà ngừng chạy, ngay chỗ xoay mà nhận ra Chánh Pháp xưa nay thường trụ chẳng hoại.

Đúng như lời Ngài Hư Vân nói: Pháp chẳng có Chánh, Mạt; Chỉ là lỗi tại người đó thôi !

Mấy lời ngu muội chân thành, nói ra nhẹ lòng, cúi mong chư đạo hữu hoan hỷ liễu tri cho.

Nam mô A Di Đà Phật.
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 7 2016
Bài viết
226
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Hỏi: "Y Kinh liễu nghĩa, bất y Kinh bất liễu nghĩa", câu này nên hiểu như thế nào ?

Đáp: Hết thảy lời dạy được kim khẩu đức Phật thuyết ra, đều là Kinh liễu nghĩa cả, vì được lưu xuất ra từ Trí Huệ Bát Nhã sẵn có của tự Tánh. Nhưng với người chưa liễu ngộ tự Tánh thì đối với lời Kinh này lại trở thành bất liễu nghĩa. (chẳng hiểu đúng nghĩa)

Khi Phật phó chúc rằng " nên y Kinh liễu nghĩa", thì có nghĩa là tất thảy chúng sanh cần phải liễu ngộ tự Tánh sẵn có nơi chính mình, nhờ thế mới hiểu đúng nghĩa lời Kinh Phật dạy !

Nếu chưa liễu ngộ tự Tánh mà diễn nói Kinh Pháp, thì Kinh đó gọi là Kinh bất liễu nghĩa, chẳng nên y cứ.

Nam mô A Di Đà Phật.
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 7 2016
Bài viết
226
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Hỏi: Người niệm Phật, nguyện vãng sanh Tây Phương, nếu Tín Nguyện đầy đủ thì lâm chung quyết định được Phật lai nghinh tiếp dẫn về Cực Lạc, chẳng còn 4 sự khổ - vĩnh viễn không thối lui trên đường thành Phật. Nay ta tu pháp kiến Tánh, chẳng rõ khi nào mới kiến Tánh ?

Đáp: Tu có Tông, Hành có Chỉ. Tông chỉ Tu Hành của pháp vãng sanh chẳng giống với Tông chỉ của pháp Kiến Tánh. Sở dĩ người hỏi lời này là còn tâm mong cầu giác ngộ. Xưa nay Nguyện và Cầu khác nhau. Nguyện thì đi liền với Hạnh, Cầu thì đi liền với Nghi.

Người mong cầu thì nghi mình, nghi pháp, nghi người. Người phát nguyện thì tin pháp, tin mình, tin người.

Chẳng những Tịnh Tông, mà Thiền Tông cũng phải lấy Tín quyết định làm chỗ sơ phát tâm. Muốn Tín quyết định thì phải thấy Phật đã hành, Tổ đã thành, đường đã rõ làm nơi y cứ sanh khởi Tín Tâm.

Phải biết trước nay, người Tu pháp vãng sanh ngoài tin lời Phật ra cũng chưa từng diện kiến Cực Lạc (ngoại trừ những bậc chứng đắc Tam Muội ngay trong hiện đời hoặc nương Phật lực gia trì mà thấy biết được !). Hành giả Liên Tông chỉ một lòng Tin Phật son sắt mà thành tựu.

Nay ta tu Thiền cũng phải quyết Tin sâu lời dạy của Phật như thế, chẳng được mảy may Nghi hoặc. Phải biết rằng, người làm được ta nhất định sẽ làm được. Làm không được là vì chưa rõ pháp, chưa tin pháp, chưa chịu làm, dễ bỏ cuộc mà thôi.

Nếu chẳng luyến tiếc thân mạng hay ngũ dục thế gian, quyết hành theo pháp này, mà hiện đời không kiến Tánh. Con nguyện theo người luần hồi tu tiếp, cho tới khi đốn Ngộ mới thôi !

Chư Phật chẳng bỏ chúng sanh mê,
Nhất là hành Pháp Phật KHÔNG NGHI !
Hộ Pháp, Long Thiên, chư Bồ Tát;
Đời đời kiếp kiếp dắt lối đi !


VÔ SỞ SỢ ! VÔ SỞ SỢ ! VÔ SỞ SỢ !

VÔ SỞ CẦU ! VÔ SỞ CẦU ! VÔ SỞ CẦU !

VÔ SỞ TRỤ ! VÔ SỞ TRỤ ! VÔ SỞ TRỤ !


Nam mô A Di Đà Phật

-----------------------------------------
"Ưng vô sở trụ, sanh kỳ tâm"
Hành giả chớ chấp, lại kẹt Không.
Cội nguồn khổ cực là do nó,
"Đập chết", "phanh thây" mới thỏa lòng !

Mày là đứa nào ? Hiện nguyên hình đi !
 

nguyenjobvn

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 7 2016
Bài viết
226
Điểm tương tác
79
Điểm
28
BIÊN NIÊN TỰ THUẬT - NGÀI HƯ VÂN (trích)

"...Tôi lại bắt đầu khởi hương đi ba bộ một lạy nơi núi Sư Tử. Từ Tô Bắc tôi vào tỉnh Hà Nam, đi qua Phương Dương, Hào Châu, Hạo Lăng, Tung Sơn, chùa Thiếu Lâm, đến chùa Bạch Mã tại Lạc Dương. Ngày đi đêm nghỉ, gió mưa sáng tối, cứ như thế mà đi, cứ như thế mà lạy; khổ vui đói khát, không quên chánh niệm, nhất tâm xưng thánh hiệu Bồ Tát.

Tháng chạp, tôi lạy đến bến Thiết Tá nơi sông Hoàng Hà, đi qua lăng Quang Võ. Ngày đầu, ngủ tại lữ xá. Ngày thứ hai liền băng qua sông. Lúc ấy trời vừa sập tối nên không dám đi. Nơi ấy, bốn bề không người, không khói bếp. Trên đường lộ, có một lều tranh nhỏ, không người ở. Tôi tạm dừng chân nơi đây, kiết già thiền tọa. Tối đến, trời lạnh thấu xương, tuyết rơi dầy đặc. Hôm sau, mở mắt ra, thấy bốn bề đều trắng xóa như thế giới lưu ly, tuyết dầy cả thước, không còn thấy đuờng đi, không người qua lại, nên không biết đi đâu, chỉ ngồi trơ ra mà niệm Phật. Bụng đói da lạnh, chòi tranh không vách che, thu mình ngồi trong góc nhỏ. Tuyết rơi thêm nhiều, gió lạnh càng thâm, bụng càng thêm đói, chỉ còn hơi thở, nhưng chánh niệm không mất. Một ngày, hai ngày, ba ngày, tuyết vẫn rơi như thế, giá lạnh cũng như thế, bụng đói vẫn như thế; từ từ nhập vào trạng thái hôn mê. Trưa ngày thứ sáu, tuyết ngừng rơi, thấy bóng mặt trời mờ mờ, nhưng vì đã lâm bệnh nên không đứng dậy được. Sáng ngày thứ bảy, có một người ăn xin đến, thấy nằm trên tuyết, hỏi han vài câu, nhưng tôi không thể trả lời được. Biết nhuốm bệnh nặng, nên ông gạt tuyết ra, lấy rơm nhóm lửa, nấu cháo bằng gạo vàng cho tôi ăn. Ắn xong, mình toát mồ hôi, khí lực bình phục lại.

Ông hỏi: “Ngài từ đâu đến đây?”

Đáp: “Thưa, tôi từ núi Phổ Đà, Nam Hải đến.”

Hỏi: “Vậy Ngài đi đâu?”

Đáp: “Thưa, tôi triều bái đến núi Ngũ Đài.”

Tôi hỏi lại danh tánh của ông. Ông đáp: “Tôi họ Văn, tên Cát.”

Tôi lại hỏi: “Vậy Ngài đi đâu?”

Đáp: “Tôi từ núi Ngũ Đài, nay trở về Trường An.”

Hỏi: “Từ núi Ngũ Đài đến, vậy ông có biết hết chư tăng ở đó không?”

Đáp: “Trên đó, ai ai cũng biết tôi cả!”

Hỏi: “Từ đây đến núi Ngũ Đài, tôi phải đi qua những vùng nào?”

Đáp: “Ngài phải đi qua Bồng Huyện, Hoài Khánh, Hoàng Sơn Lĩnh, Tân Châu, Thái Tục, tỉnh Thái Nguyên, Đại Châu, Nga Khẩu, tức đến núi Ngũ Đài. Khi tới Bí Ma Nham, nơi đó, sẽ gặp một vị tăng từ miền Nam lên, tên Thanh Nhất, là bậc tu hành rất thâm cao.”

Tôi hỏi tiếp: “Từ đây đến núi lộ trình bao xa?”

Đáp: “Hơn hai ngàn dặm.”

Hôm sau, khi mặt trời vừa lên, ông nấu cháo gạo vàng với tuyết.Thấy tuyết đang tan thành nước trong nồi, ông chỉ tay vào và hỏi: “Ở Nam Hải có vật này không?”

Đáp: “Thưa, không.”

Hỏi: “Vậy Ngài uống bằng gì?”

Đáp: “Thưa, tôi uống bằng nước.”

Khi tuyết trong nồi đã tan, ông lại chỉ tay vào nước, hỏi: “Vậy chứ đây là gì?”


Tôi không trả lời đuợc.

Ông hỏi tiếp: “Ngài đi lễ lạy danh sơn để mong cầu điều chi?”

Tôi đáp: “Khi vừa sanh ra thì không còn thấy mẹ. Thế nên, nay muốn lễ lạy để báo ân sanh thành của mẹ hiền.”

Hỏi: “Vai mang hành lý, đuờng xa trời lạnh, bao giờ Ngài mới đến được núi Ngũ Đài? Khuyên Ngài chớ bái lạy làm chi.”

Đáp: “Thệ nguyện đây đã định trước rồi, thì không cần hỏi chi năm tháng ngắn hay dài.”

Bảo: “Thệ nguyện như Ngài khó mà lập được. Hiện nay thời tiết tốt, nhưng tuyết vẫn chưa tan, không thể tìm đường nào được. Thế nên, Ngài hãy theo dấu chân tôi mà đi. Khoảng hai mươi dặm sẽ gặp núi Tiểu Kim. Thêm hai mươi dặm nữa sẽ đến Bồng Huyện; nơi đó sẽ có chùa mà nghỉ ngơi.”

Sau đó chúng tôi chia tay, tạm biệt. Nhân vì tuyết dầy không thể lạy, nên chỉ quay lưng lại, lễ bước chân của mình. Đến núi Tiểu Kim tôi nghỉ qua đêm. Hôm sau, khởi hương đi qua Bồn Huyện. Từ Bồn Huyện đi đến Hoài Khánh. Trên đường đến chùa Hồng Phước, có một lão hòa thượng tên là Đức Lâm, thấy tôi lễ lạy trên đường, liền đến cầm phụ cây hương và nói: “Thỉnh Thượng Tọa vào chùa nghỉ ngơi.”

Sau đó, lại bảo đệ tử mang hành lý của tôi vào chùa, ân cần tiếp đãi. Ắn cơm uống trà xong, Hòa Thượng hỏi: “Thượng Tọa bắt đầu từ nơi nào khởi hương lễ bái?”

Tôi liền kể sơ lại rằng vì muốn báo đáp thâm ân của cha mẹ nên từ núi Phổ Đà khởi hương lễ lạy đến nơi đây, đã hơn hai năm trường.

Đang khi đàm đạo, biết tôi xuất gia tại Cổ Sơn, lão Hòa Thượng bất giác rơi lệ mà nói: “Tôi có hai huynh đệ đồng tu từ Hành Dương và Phước Châu đến. Cả ba chúng tôi đều hành hương lên núi Ngũ Đài, đồng ở lại đây ba mươi năm trường. Sau đó, họ chia tay với tôi để trở về quê quán. Từ đó bặt tăm tin tức. Nay nghe giọng nói Hồ Nam của Thượng Tọa, lại cũng là Phật tử Cổ Sơn, chợt như gặp được huynh đệ đồng tu thuở xưa, bất giác động niệm. Tôi nay đã ngoài tám mươi lăm. Chùa đây vốn đầy đủ gạo lúa, nhưng năm rồi giảm thiểu đôi chút. Tuyết rơi nhiều như vầy, chắc năm tới sẽ thu hoạch khá hơn. Thượng Tọa có thể ở lại.”

Vì lòng chí thành khẩn thiết của lão Hòa Thượng, nên tôi miễn cưỡng lưu trú lại chùa qua năm..."


----------------------
Chí thành, tha thiết chẳng hoài nghi
Nguyên kia quyết tử, có quản gì;
Gió lạnh, tuyết rơi, thân bụng đói;
Chánh niệm vẫn giữ chẳng mất đi !

Bồ Tát hiện thân cứu độ ngay !
Người tu tha thiết, chí thành này.
Từ bi khai thị, mang hành lý.
Chỉ lối cho người, người đâu hay !

Nam mô Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát Thường trụ khắp mười phương !
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên