Đốt quần áo vàng mã người chưa siêu thoát nhận được!

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
*TRONG QUYỂN BÁCH KHOA TOÀN THƯ PHẬT GIÁO ĐỜI ĐƯỜNG (TỨC PHÁP UYỂN CHÂU LÂM 100 QUYỂN) CÓ NHẮC ĐẾN CÂU CHUYỆN TRONG CHƯƠNG QUỶ THẦN CẢM ỨNG.
-QUỶ THẦN NHẬN ĐƯỢC ĐỒ ĐỐT VÀNG MÃ, TRONG QUYỂN MINH BÁO KÝ CŨNG CÓ VÀI CÂU CHUYỆN TƯƠNG TỰ NHƯ TRÊN. (Nhân Thiến nói: “Vật dụng của quỷ đều khác với người, chỉ có vàng và lụa thì thông dụng như nhau, nhưng tốt nhất là đồ giả. Lấy màu vàng bôi lên thiếc trắng làm vàng, lấy giấy làm bạc là giá trị nhất. Văn Bản theo lời mà sắm sửa. Khi Cảnh đã ăn uống xong, mới cho các tùy tùng ăn uống. Văn Bản đem tặng các thứ vàng lụa chế tạo, Cảnh rất hoan hỷ, cám ơn: “Nhân ông Huề nói ra, khiến cậu phải bận lòng sắm sửa mọi thứ! Cậu muốn biết tuổi thọ không?”. Văn Bản từ chối: “Không mong biết đến!”. Cảnh cười rồi ra đi.)


Huề Nhân Thiến là người Hàm Đan ở quận Triệu đời Đường: Thưở nhỏ theo học sách Nho, không tin quỷ thần. Thường muốn xem quỷ thần có thực hay không, đã đến một người dạy cho thấy quỷ học hơn mười năm, cũng chẳng thấy gì. Về sau dời nhà sang huyện Hướng. Trên đường đi, gặp một người giống quan lớn, áo mão rất lộng lẫy, cưỡi ngựa tốt, có hơn năm mươi tùy tùng, nhìn Nhân Thiến nhưng chẳng nói gì. Sau đó, vẫn thường gặp người ấy, nhưng thái độ vẫn như thế. Suốt hơn mười năm, cả thảy mấy chục lần. Sau nữa, bỗng dừng ngựa gọi Nhân Thiến, nói: “Thường gặp ông luôn, lòng ta rất hâm mộ. Xin được kết giao cùng ông”. Nhân Thiến liền vái chào, hỏi: “Ông là ai thế?”. Đáp: “Ta chính là quỷ đây. Họ là Thành, tên Cảnh, vốn người ở Hoằng Nông, làm Biệt giá thời Tây Tấn, hiện làm Trưởng sử ở nước Hồ”. Nhân Thiến hỏi: “Nước ấy ở đâu? Nhà vua tên họ gì? Đáp: “Phía Bắc Hoàng Hà đều là lãnh thổ của nước ấy. Kinh đô đóng tại phía Tây Bắc Lâu Phiền, là Sa Thích đấy mà! Nhà vua chính là Vũ Linh vương của nước Triệu ngày xưa, nay cai trị nước ấy, dưới sự thống lãnh của Thái Sơn. Hằng tháng, nhà vua đều sai Thượng tướng về chầu Thái Sơn. Thế nên, ta thường đi qua nơi đây và cùng ông gặp gỡ. Ta cũng có thể giúp cho ông biết trước tai họa để tránh né, thoát khỏi thiệt hại. Chỉ trừ định mệnh sống chết và báo ứng của họa phước lớn lao thì không thể thay đổi được mà thôi”. Nhân Thiến bằng lòng. Do đó, Thành Cảnh tặng cho một viên tùy tùng là thư ký họ Thường, sai đi theo Nhân Thiến và dặn dò: “Có chuyện sắp xảy ra, hãy báo trước cho Nhân Thiến biết. Chuyện gì nhà ngươi không biết nổi, phải đến báo cho ta hay”. Liền đó, từ biệt ra đi. Thường thư ký luôn luôn đi theo Nhân Thiến, giống như người hầu. Mỗi khi có chuyện cần tham vấn, chắc chắn đều biết trước. Bấy giờ, vào đầu niên hiệu Đại Nghiệp, Chi Tượng ở Lăng Sầm lành lệnh doãn tại Hàm Đan. Con là Văn Bản, tuổi còn niên thiếu. Chi Tượng mời Nhân Thiến đến nhà giảng sách cho Văn Bản. Nhân Thiến đem chuyện này kể cho Văn Bản nghe, rồi nói: “Thành Trưởng sử nói với ta, có một chuyện xấu hổ với ông lắm, không thể nói ra được. Nhưng đã chơi thân với ông, không thể không nói cho ông hay. Đường quỷ thần cũng có ăn uống thật, nhưng ăn không được no, luôn luôn khổ vì đói. Nếu ăn được một bữa của người, thì sẽ no suốt một năm. Vì thế, phần đông bọn quỷ đều đi ăn trộm của người. Ta đã có địa vị cao sang, không thể làm chuyện trộm cắp như thế. Xin ông cho một bữa ăn”. Khi Nhân Thiến đem chuyện ấy nói với Văn Bản, Văn Bản cho làm cỗ đủ các món ăn ngon quý. Nhân Thiến nói: “Quỷ không muốn vào nhà người, phía 18 ngoài bờ sông, nên giăng màn trải chiếu, bày tiệc dọn rượu lên trên”, Văn Bản làm theo lời ấy. Đến ngày, Nhân Thiến thấy Cảnh và khách khứa cùng đến, hơn trăm tùy tùng cũng đã ngồi yên. Văn Bản đứng lên vái chào, tạ lỗi vì cơm rượu chưa mấy tinh mỹ, đồng thời cũng truyền đạt lòng cảm tạ của Cảnh. Trước đó, khi Văn Bản sắp thết đãi, Nhân Thiến xin sắm vàng lụa để làm quà tặng. Văn Bản hỏi: “Đó là những thứ gì?”. Nhân Thiến nói: “Vật dụng của quỷ đều khác với người, chỉ có vàng và lụa thì thông dụng như nhau, nhưng tốt nhất là đồ giả. Lấy màu vàng bôi lên thiếc trắng làm vàng, lấy giấy làm bạc là giá trị nhất. Văn Bản theo lời mà sắm sửa. Khi Cảnh đã ăn uống xong, mới cho các tùy tùng ăn uống. Văn Bản đem tặng các thứ vàng lụa chế tạo, Cảnh rất hoan hỷ, cám ơn: “Nhân ông Huề nói ra, khiến cậu phải bận lòng sắm sửa mọi thứ! Cậu muốn biết tuổi thọ không?”. Văn Bản từ chối: “Không mong biết đến!”. Cảnh cười rồi ra đi. Mấy năm sau, Nhân Thiến mắc bệnh, tuy không nặng lắm, nhưng không gượng dậy nổi. Đã hơn một tháng trôi qua, Thiến hỏi Thường thư ký, nhưng Thường không biết, liền hỏi trưởng sử. Trưởng sử trả lời: “Hiện không biết được việc trong cả nước, chờ tháng sau, nhân đi chầu Thái Sơn, hỏi thăm tin tức rồi sẽ báo lại”. Đến tháng sau, trưởng sử báo rằng: “Do chính người làng là ông Triệu làm chủ sự ở Thái Sơn, vì còn thiếu một viên, đã tiến cử ông vào chức ấy, nên làm báo cáo trình bày, xin triệu ông. Khi báo cáo làm xong thì sẽ chết”. Nhân Thiến hỏi: “Xin đem báo cáo cho xem”. Cảnh nói: “Tuổi ông thọ hơn sáu mươi, nay mới bốn mươi, chỉ vì chủ bạ họ Triệu xin trưng dụng ông mà ra nông nỗi này thôi! Phải xin lại giúp ông mới được!”. Rồi nói thêm: “Chủ bạ họ Triệu có hỏi thăm, nói anh Huề là bạn học ngày xưa, tình sâu nghĩa nặng. Tôi may mắn được làm chủ bạ ở Thái Sơn. Vừa rồi có thiếu một viên ở đó. Vua Diêm La ra lệnh kiếm người. Tôi đã đem bẩm với ngài, và được chấp thuận. Anh ấy không thể sống mãi, chắc chắn phải chết. Chết đi, dù có cơ may, chưa chắc đã được làm quan. Tiếc chi một vài mươi năm kéo dài cuộc sống tạm bợ? Nay văn thư đã ban hành, không thể chậm lại. Mong anh ấy quyết định ý hướng đến đây, đừng nên chần chờ gì nữa!”. Nhân Thiến lo sợ, bệnh càng nặng thêm. Cảnh bảo Thiến rằng: “Chủ bạ họ Triệu chắc chắn muốn mời ông đến. Ông có thể thân hành lên Thái Sơn, đến trước vua Diêm La kêu cầu, may ra có thể thoát được”. Thiến hỏi: “Làm sao có thể ra mắt vua Diêm La?”. Cảnh bảo: “Chỉ loài quỷ mới có thể gặp được mà thôi. Đến miếu Thái Sơn, vượt qua một dãy núi nhỏ về phíaĐông, đến chỗ đất bằng, đó là kinh đô của ngài. Ông tự mình đến ra mắt ngài đi”. Thiến đem báo cho Văn Bản, Văn Bản sửa soạn giúp hành trang. Được mấy hôm, Cảnh lại báo với Thiến: “Văn thư sắp xong rồi, sợ ông kêu cầu cũng không thoát khỏi. Hãy mau mau làm một tượng Phật, văn thư ấy tự nhiên sẽ tiêu tan”. Thiếu báo cho Văn Bản, rồi đem 3 nghìn tiền mướn vẽ một tượng Phật lên vách phía Tây nhà chùa, vừa xong, Cảnh lại đến báo: “Thoát rồi!”. Thật tình, Thiến không tin Phật. Trong lòng vẫn còn hồ nghi, nên hỏi Cảnh rằng: “Phật pháp nói có nhân quả ba đời, điều này hư thật ra sao?”. Cảnh trả lời: “Đều thật cả”. Thiến lại hỏi: “Đã như thế, thì người chết sao phải phân chia sáu đường, lẽ nào tất cả đều làm quỷ? Tại sao Vũ Linh vương và ông đến nay vẫn còn làm quỷ?”. Cảnh hỏi: “Trong huyện của ông có bao nhiêu nhà?”. Thiến đáp: “Hơn vạn nhà”. Lại hỏi: “Trong ngục có bao nhiêu tù?”. Thiến đáp: “Bình thường, dưới hai mươi đứa”. Lại hỏi tiếp: “Trong vạn nhà ấy, có bao nhiêu người làm quan ngũ phẩm?”. Thiếp đáp: “Không có ai cả”. Lại hỏi nữa: “Từ cửu phẩm trở lên. Có bao nhiêu người làm quan?”. Thiến đáp: “Vài chục người”. Cảnh nói: “Ý nghĩa của sự phân chia vào trong sáu đường cũng như thế mà thôi. Được sinh lên đường Trời, vạn người chưa có được một, giống như trong huyện của ông không có ai được làm quan ngũ phẩm. Được sinh vào đường người, vạn người có được vài ba, giống như trong huyện của ông có vài chục người làm quan cửu phẩm. Đọa vào địa ngục, vạn người cũng có mấy chục, giống như số tù nhân trong nhà ngục của huyện ông. Chỉ có ngạ quỷ và súc sinh là nhiều nhất, giống như số nhà phải chịu thuế má phu phen trong huyện của ông. Ngay trong đường này cũng có thứ bậc”. Nhân đó, Cảnh chỉ vào kẻ tùy tùng rồi nói: “Người ấy hoàn toàn không giống như ta. Những kẻ không bằng người ấy, lại càng nhiều hơn nữa”. Thiến hỏi: “Quỷ có chết không?”. Trả lời: “Có chứ”. Thiến hỏi: “Chết xong sẽ sinh vào đường nào?”. Trả lời: “Không biết. Giống như người chỉ biết chuyện sống mà không biết chuyện sau khi chết xong”. Thiến hỏi: “Đạo gia đặt ra sớ chương cúng vái, liệu có cầu khẩn thêm được gì không?”. Cảnh đáp: “Đạo gia chủ trương Thiên đế quản lảnh khắp cả sáu đường, gọi đó là Thiên tào. Vua Diêm La giống như Thiên tử của thế gian. Chúa của Thái Sơn giống như Tể tướng. Những vị thần coi năm đường giống như các Thượng thư. Còn nước của bọn ta giống như châu, quận lớn. Mỗi khi nhân gian có chuyện cầu xin, gọi là dâng chương sớ. Như chuyện cầu phước, cũng giống cầu thần ban cho ơn phước. Thiên tào nhận lấy, giao xuống cho Diêm La, bảo ngày tháng đó, có người đó kêu cầu chuyện đó. Cần xem xét tận tình, đừng để oan uổng, lạm phép. Vua Diêm La nhận lấy và tuân hành theo, giống như người ta tuân theo chiếu chỉ. Chuyện phi lý, không thể cầu khẩn van nài. Có oan uổng, chắc chắn được làm sáng tỏ. Làm gì có chuyện cầu khẩn thêm được!”. Thiến còn hỏi: “Nhà Phật tu phước thì thế nào?”. Cảnh đáp: “Phật là bậc đại Thánh. Không có văn thư sai khiến xuống dưới. Hễ ai tu phước thì sẽ được thiên thần kính nể. Phần đông đều được hưởng khoan hồng. Như người nào phúc hậu, dẫu có tên trong sổ bộ của bên đường ác, cũng không được phép bắt bớ. Đó là điều ta không biết và cũng không hiểu tại sao lại như thế”. Cảnh nói xong, liền ra đi. Một vài ngày sau, Thiến có thể ngồi dậy nổi và lành bệnh hẳn.

Sau khi Văn Bản mất cha, liền trở về quê. Thiến gửi thư nói: “Quỷ thần thật giỏi tham lam ton hót. Ngày trước, muốn cậu cho ăn uống, nên rất thân thiết ân cần. Khi biết không còn lợi dụng được nữa, liền tỏ ra rất lạnh nhạt xa lạ. Tuy thế, Thường thư ký vẫn còn họp mặt. Vừa qua huyện nhà bị giặc vây, số người chết chóc, thất tán gần hết. Ta nhờ Thường thư ký báo trước, nên cũng bình tâm. Giặc không bắt gặp, nên vẫn được an toàn”.

Ngày mồng 8 tháng chín năm Trinh Quan thứ mười sáu, các văn thần được nhà vua ban cho tập bắn ở cửa Huyền Vũ. Bấy giờ, Văn Bản làm Trung thư thị lang, cùng đi với anh ruột làm Thái thường khanh và Thị thư thị ngự sử Mã Châu, Cấp sự trung Vi Côn. Khi ngồi vào chỗ với nhau, Văn Bản tự mình đem kể với các đồng liêu nghe như thế. (Chuyện trên đây rút từ Minh Báo Ký).


Theo bài viết của Web: tangthuphathoc thì câu chuyện cảm ứng này đánh dấu số 5.
Link:https://tangthuphathoc.net/phap-uyen-chau-lam-quyen-06/
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Bản thân mình đã đọc toàn bộ quyển sách Minh Báo Ký có câu chuyện tương tự như trên. Nhưng phải giải thích làm sao? Những thứ chúng ta đốt đó những người nhận được toàn là những người chưa siêu thoát còn quanh quẩn đó đây. Còn những người trong Địa Ngục hoặc Ngạ Qủy (bị giam cầm) hoặc đã đầu thai thì không thể nhận được.

Nếu các nào từng tiếp xúc với những người luyện bùa chú của yêu đạo rất lạ lùng. Họ đốt bùa dùng phép trù ẻo, mà bên khác lại bị dính, cho nên ngài Nguyệt Xứng và Long Thọ: Các pháp do phụ thuộc duyên, nên không thật có, đủ nhân đủ duyên với có, chứ không phải không có gì cả.


Nghiên cứu về hình nhân thế mạng đoạt giải Ig Nobel 2018
Link: https://vnexpress.net/khoa-hoc/nghien-cuu-ve-hinh-nhan-the-mang-doat-giai-ig-nobel-2018-3808975.html
Bản dịch này của Linh Sơn Pháp Bảo.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
1502359929_vy%C3%AD413880643.png


BẢN DỊCH CỦA TRUNG TÂM THẦY THÍCH NGUYÊN CHƠN.
TRONG QUYỂN BÁCH KHOA TOÀN THƯ PHẬT GIÁO ĐỜI ĐƯỜNG (TỨC PHÁP UYỂN CHÂU LÂM 100 QUYỂN) CÓ NHẮC ĐẾN CÂU CHUYỆN TRONG CHƯƠNG QUỶ THẦN CẢM ỨNG.

(– Những vật mà quỉ sử dụng khác với loài người. Chỉ có vàng và lụa là thông dụng, nhưng cũng chẳng bằng vật giả, đó là dùng màu vàng thoa lên thỏi thiếc lớn làm vàng, dùng giấy làm lụa, như thế là vô cùng quí giá với loài quỉ.)


Đời Đường, Tuy Nhân Thiến: Ông quê ở Cam Đan, lúc nhỏ theo Nho học, không tin quỉ thần. Vì muốn thử xem thật có quỉ thần hay không, nên ông đến một người có năng lực thấy quỉ để học theo. Trải qua hơn hơn mười năm, ông vẫn không thấy. Sau ông dời nhà đến huyện Hướng, trên đường đi, ông thấy một người như quan cõi trời, áo mão rực rỡ, cưỡi ngựa quí, có năm mươi kị mã theo hầu. Người này thấy ông nhưng không nói hỏi gì. Từ đó về sau, trong khoảng thời gian mười năm, hai bên gặp nhau mấy mươi lần, nhưng cũng như vậy. Bỗng một hôm, người ấy dừng ngựa gọi ông đến nói:
– Lâu nay đã gặp bạn nhiều lần, nên trong lòng ta rất mến mộ, mong được kết giao!
Ông vái chào và hỏi:
– Ngài là ai?
– Ta là thần, họ Thành, tên Cảnh, vốn người Hoằng Nông, làm Biệt giá thời Tây Tấn. Nay làm quan Trưởng sử nước Hồ.
Ông lại hỏi quốc gia ấy nằm ở đâu, vua nước ấy tên họ là gì.
– Vùng đất từ Hoàng hà trở về phương bắc đều thuộc nước Hồ, kinh đô đóng tại Sa châu, tây bắc Lâu Phiền. Vua nước này chính là Vũ Linh vương nhà Triệu thời xưa, thuộc quyền cai quản của Thái sơn Phủ quân. Mỗi tháng các sứ giả đều lên hội kiến tại Thái sơn. Vì thế mấy năm nay, ta thường đi ngang qua đây và đã gặp ngươi. Ta có thể giúp ích cho ngươi, khiến ngươi biết trước được tai họa mà tránh, khỏi bị chết oan. Chỉ có vận mệnh sinh tử, quả báo họa phúc thì không thể dời đổi.
Nhân Thiến liền vâng theo. Nhân đó Thành Cảnh bảo một kị mã tùy tùng là Thường chưởng sự luôn đi theo Nhân Thiến và dặn dò: “Nêu có việc gì thì báo trước cho Nhân Thiến, còn việc gỉ không biết thì đến hỏi ta”. Việc xong hai bên từ biệt, từ đó Chưởng sự đi theo Nhân Thiến như một thị giả, có gì muốn hỏi thì đều biết trước.
Niên hiệu Đại Nghiệp thứ nhất (605), sầm Chi Tượng người Giang Lăng có con trai tên Văn Bản tuổi chưa được hai mươi. Một hôm Chi Tượng mời Nhân Thiến đến nhà dạy Văn Bản viết chữ. Thiến bèn nói việc này cho Văn Bản biết và bảo:
– Thành trưởng sử nói với ta: ‘Có một việc thật hổ thẹn, bạn không được nói cho ai biết, nhưngđã kết giao rồi thì không thể không nói. Đó là quỉ thần cũng phải ăn uống, nhưng không lúc nào được no đủ, thường bị khổ đói khát. Nếu được thức ăn của loài người thì no trong một năm. Chúng quỉ thường hay trộm thức ăn của con người, nhưng ta thuộc hàng tôn quí, nên không thể trộm được. Nên nay xin bạn một bữa cơm!’.
Nghe Nhân Thiến nói vậy, Văn Bản liền chuẩn bị thức ăn, với những món ngon nhất. Nhân Thiến lại nói:
– Quỉ không thể vào nhà của người, nên đến bờ sông giăng màn, đặt bàn rồi bày biện thức ăn rượu thịt trên đó.
Văn Bản làm đúng như vậy. Đến giờ, Nhân Thiến thấy Thành Cảnh cùng với hai yị khách và hơn trăm tùy tùng đến ngồi vào tiệc. Văn Bản hướng về đó lễ lạy, tạ lỗi vì thức ăn không được ngon. Nhân Thiến cũng truyền lại lời cảm tạ của Thành Cảnh.
Lúc mới chuẩn bị thức ăn, Nhân Thiến xin vàng và lụa để tặng các quỉ thần, Văn Bàn hỏi:
– Nên tặng những gì?
– Những vật mà quỉ sử dụng khác với loài người. Chỉ có vàng và lụa là thông dụng, nhưng cũng chẳng bằng vật giả, đó là dùng màu vàng thoa lên thỏi thiếc lớn làm vàng, dùng giấy làm lụa, như thế là vô cùng quí giá với loài quỉ.
Văn Bản làm đúng như vậy. Thành Cảnh ăn xong, bảo những quỉ đi theo thay mình ngồi vào bàn ăn. Văn Bản liền dâng tặng vàng và lụa, Thành Cảnh vui mừng, cảm tạ và nói:
– Do Nhân Thiến mà phiền cậu phải cung cấp muốn biết thọ mạng của mình không?
– Dạ thưa, không muốn!
Thành Cảnh cười mỉm cười rồi từ biệt. Vài năm sau, Nhân Thiến bị bệnh, tuy không nặng lắm, nhưng không ngồi dậy được. Hơn tháng sau, Nhân Thiến hỏi Thường chưởng sự, Thường không biết, lại đến hỏi Trưởng sử. Trưởng sử báo:
– Trong nước không ai biết. Tháng sau các nước đồng triều kiến tại Thái sơn, ta dò la tin tức rồi sẽ báo cho biết.
Một tháng sau, Trưởng sử Cảnh đến báo:
– Một người họ Triệu cùng quê của huynh làm quan chủ bạ ở Thái sơn. Hiện nơi đây đang khuyết một chức này, người này đã tiến cử huynh nhận chức đó, cho nên đang soạn thảo công văn triệu tập.Nếu công văn đen thì huynh sẽ chết.
Nhân Thiến xin được xem vàn án, Cảnh nói:
– Thọ mạng của huynh đến hơn sáu mươi, nay mới bốn mươi, nhưng vỉ Triệu chủ bạ bỗng dung trưng dụng, ta đã vi huynh cầu xin, nhưng Triệu chủ bạ nói: “Huynh Nhân Thiến là bạn đổng học khi xuavới ta, có ân tình rất sâu nặng. Hôm nay ta may mắn được làm chủ bạ ở Thái Sơn, gặp lúc nơi đây khuyết một viên chủ bạ, Minh phủ đang tuyển chọn người bổ sung, ta đã tâu với Phủ quân, ngài đã đồng ý trọng dụng huynh ấy. Huynh ấy đã không thể trường thọ, nhất định phải chết; nếu khi chết gặp lúc nơi đây đã đầy đủ quan viên, thì chưa hẳn được làm quan. Sao lại tiếc một hai mươi năm thọ mạng, muốn sống lâu ư? Nay văn thư đã phát, không thể dừng được, xin huynh nhất định làm theo ý này, không nên nghi ngờ nữa! Nhân Thiến nghe nói vậy, trong lòng buồn rầu lo sợ, nên bệnh càng nặng thêm. Thành Cảnh nói:
– Triệu chủ bạ nhất định muốn triệu tập huynh, huynh hãy đến Thái Sơn bày tỏ với Phủ Quân, may ra có thể thoát chết.
– Làm sao gặp được Phủ Quân?
– Làm quỉ mới gặp được! Huynh đến miếu Thái Sơn, đi về phía đông vượt qua một tòa núi nhỏ, thì đến nơi một bằng phẳng, đó là kinh đô của Phủ Quân. Huynh đến đó tự nhiên sẽ gặp được!
Nhân Thiến báo cho Văn Bản, Văn Bản chuẩn bị hành trang. Vài ngày sau, Cảnh đến báo:
– Văn thư sắp đến, dù huynh cỏ bày tỏ lên Phủ Quân, e rằng cũng không tránh được. Hãy tạo gấp một tượng Phật thì văn thư kia tự tiêu.
Nhân Thiến bảo Văn Bản dùng ba nghìn đồng để họa một tượng Phật ngồi trên vách phía tây của chùa. Sau đó Thành Cảnh đến báo: “Huynh đã thoát chết rồi!”.
Nhân Thiến vốn không tin Phật, qua việc này mà lòng vẫn nghi. Nhân đó hỏi Thành Cảnh:
– Trong Phật pháp nói có nhân quả ba đời, điều này thật hay giả?
– Đều thật cả! Cảnh đáp.
– Như vậy, người chết sẽ phân vào sáu đường, đâu thể tất cả đều làm quỉ, mà nay Triệu Vũ Linh vương và huynh vẫn còn làm quỉ?
– Trong huyện của huynh có bao nhiêu hộ?
– Khoảng một vạn hộ.
– Trong ngục có bao nhiêu tù nhân? Cảnh lại hỏi.
– Thường có khoảng dưới hai mươi người
– Trong một vạn hộ có bao nhiêu quan ngũ phẩm?
– Không có người nào cả.
– Từ cửu phẩm trở lên được mấy người? Cảnh hỏi.
– Khoảng vải chục người ,_Nhân Thiến đáp. Thành Cảnh lại nói:
– Đạo lí phân sinh trong sáu đường hoàn toàn giống như vậy. Vạn người không có một người sinh vào cõi trời, giống như trong huyện của huynh không có một người làm quan ngũ phẩm. Được sinh vào loài người thì vạn người được vài mươi người, như trong huyện của huynh có vài mươi người làm quan cửu phẩm. Sinh vào địa ngục, trong vạn người cũng vài mươi người, như vài mươi tù nhân trong ngục ở huyện của huynh vậy. Chỉ có sinh vào loài quỉ và súc sinh thì rất nhiều vô kể, như những hộ dân làm lao dịch trong huyện. Nhưng trong mỗi mỗi cõi đều có thứ bậc khác nhau. Như những quỉ chúng tùy tùng ta đây thì không bằng ta, còn quỉ này cũng hơn rất nhiều những quỉ khác.
– Quỉ có chết không?
– Dĩ nhiên có chết!
– Sau khi chết sinh về đâu?_Nhân Thiến hỏi.
– Không biết! Như loài người chỉ biết sinh mà không biết việc sau khi chết.
– Như Chương tiêu của Đạo gia cỏ ích lợi gì chăng?
– Nói về đạo, thì thiên đế tổng quản lục đạo, gọi là Thiên tào. Diêm-la vương giống như thiên tử ở nhân gian. Thái Sơn Phủ Quân giông như Thượng thư lịnh. Các vị thần quản lí ghi chép năm đườnggiống như các thượng thư. Các nước của chúng tôi cũng như các châu quận lớn, thường phân xử các việc của nhân gian. Mỗi khi Đạo gia dâng sớ cầu phúc, như cầu thần ban ơn, thì Thiên Tào thu nhận rồi hạ lệnh cho Diêm vương:
– Vào ngày đó tháng đó, nhận được văn thư của người đó bày tỏ như vậy, như vậy… Diêm vương nên xử lí cho đúng, chớ để oan uổng.
Diêm vương cung kính lãnh chiếu phụng hành, giống như người thế gian phụng chiếu vua vậy. Nếu vô lí thì không thể cầu xin miễn tội, nếu có oan uổng thì nhất định sẽ được minh oan. Như vậy Chương tiêu đâu có ích gì!
– Trong Phật pháp, người tu phúc thì như thế nào?_ Nhân Thiến lại hỏi.
– Phật là bậc Đại thánh, không có văn thư ban hành xuống các cấp. Nhưng người tu phúc thì trời thần cung kính, nên đều được khoan hồng. Nếu người tạo phúc sâu dày, dù có ghi tên ở đường ác, nhưng vẫn không được truy bất. Điều này tôi chẳng biết và cõng không rõ vì sao như thế.
Nói xong Thành Cảnh từ biệt. Vài hôm sau, Nhân Thiến hết bệnh. Sau đó, vì cha mất, nên Văn Bản trở về quê hương. Bấy giờ Nhân Thiến gửi cho Văn Bản một phong thư, trong đó có ghi: “Quỉ thần tham lam, nịnh hót, ngày trước vì muốn được thức ăn thức uống của cháu, nên mói thiết tha như thế.
Nay biết không còn lợi lộc gì nữa, nên chẳng muốn đến gặp nhau nữa, nhưng vẫn thấy Thường chưởng sự đi theo. Một hôm huyện của bác bị giặc cướp đánh chiếm, chúng giết chết gần hết dân trong huyện, may bác được Chưởng sự dẫn đường lẫn tránh, tuy có gặp, nhưng giặc không thấy. Vì thế bảo toàn được mạng sống gia đình”.
Ngày mồng tám tháng chín niên hiệu Trinh Quán mười sáu (642), các quan văn được hoàng đế ban hiệu tại Huyền Vũ môn. Bấy giờ Văn Bản là Trung thư thị lang, cùng với anh ruột là Thái phủ Hương, Trị thư thị ngự Mã Điều, cấp sự trung Vi Côn cùng ngồi với Lâm, và Bản đã kể lại việc này.
4.4.9.6. Yêu mị vùng Lâm Xuyên: Các huyện miền núi ở vùng Lâm Xuyên hay có yêu mị xuất hiện vào những lúc mưa to gió lớn. Loài này phát ra tiếng hú, có thể bắn độc vào người. Nếu trúng vào người nào, trong chốc lát toàn thân sưng phù, vì cực độc. Chúng gồm hai loại là đực và cái, độc của con đực thì phát tác rất nhanh, chi trong khoảng một buổi; độc của con cái thì chậm hơn, trong khoảng một đêm. Nếu có người bên cạnh thì cứu được, nhưng nếu chậm một tí thi không kịp, mọi người gọi là quỉ Đao Lao.
Cho nên sách thế gian có nói: “Quỉ thần là loài chứng nghiệm họa phúc hiện bày ở thế gian”. Lão Tử nói: “Xưa có những thành phần đã được Nhất: trời được Nhất thì trong, đất được Nhất thi yênđịnh, thần được Nhất thì linh, khe hang được Nhất thì đầy, vương hầu được Nhất thì làm chủ thiên hạ”. Thế thì trời đất, quỉ thần đồng sinh với ta vậy. Nếu khí đã phân thì tính sẽ khác biệt, cõi đã lập thì hình chẳng đồng, không ai có thể gồm đủ. sống thì thuộc về dương, chết thì thuộc về âm. Chỗ gá nương của tính, mỗi mỗi đã định đặt ở một phương cõi riêng biệt. Vì thế trong chốn u minh có linh vật tồn tại.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)

    TOP 5 Tài Thí

    Bên trên