Duy-thức-học

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
PHẦN THỨ NHẤT
TỔNG-QUÁT VỀ DUY-THỨC-HỌC


Tuệ Quang
Huyền-Cơ Phật-Học-Viện


Duy-thức-học thành-lập trên căn-bản:
-« Thức bao-trùm hết mọi sự vật trong pháp-giới bao-la, trên khoảng thời-gian
vô-tận. »

Muốn tiện việc học, ta hãy giả-lập, chia làm hai phần chân, vọng:
-Về mặt « VỌNG » : Thức là trí-biết hẹp-hòi, nông-cạn của chúng-sinh.
-Về mặt « CHÂN » : Thức là trí-biết tuyệt-đối, bao-trùm pháp-giới của Phật.

Cũng gọi là trí, là chân-tâm, là Chân-lý v.v…

* * *
Nay ta đứng về mặt vọng, nghiên-cứu về vọng thức của chúng-sinh.
Tính đặc-biệt của thức là : PHÂN-BIỆT.
Phân-biệt mình, người, lớn, bé, tốt, xấu v.v…
Phân-biệt cảnh.
Đối với thức là bề trong, cảnh là bề ngoài.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->

* * *
Muốn tiện việc học, ta chia thức làm 8 phần :
Đó là 8 thức :
-5 thức đầu
-Thức thứ 6.
-Thức thứ 7.
-Thức thứ 8.

* * *
[FONT=&quot] Năm thức đầu, chúng ta biết rất rõ. Khoa-học ngày nay gọi là ngũ-quan.
Đó là các phạm-vi thấy biết của mắt, tai, mũi, lưỡi và thân-thể.
[/FONT]
M[FONT=&quot]ắt nhìn. Cái gì mắt thấy, gọi là TRẦN, hay CẢNH. Ví-dụ như lọ mực. Mắt gọi là CĂN, tức là cơ-quan hoạt-động để thu hình-ảnh. Lọ mực là CẢNH hay là TRẦN. Cái biết lọ mực là THỨC của con mắt, hay là NHÃN-THỨC.[/FONT]
Thân sờ-mó, đụng chạm. Nhất là tay sờ sự-vật biết nhẵn, trơn, nóng, lạnh, mềm, cứng v.v.. Ví dụ tay sờ cái mặt bàn. [FONT=&quot]Tay[FONT=&quot] sờ là CĂN. Mặt bàn là TRẦN. Cái cảm giác trơn, lạnh là THỨC, nói rỏ hơn là TRẦN-THỨC.[/FONT][/FONT]
[FONT=&quot] Vậy chúng ta nương vào ngũ-quan để biết sự-vật. [/FONT]
* * *
[FONT=&quot] Còn thức thứ 6, là tư-tưởng, phân-biệt, so-sánh, suy-luận, ngược giòng thời-gian tìm nhân, xuôi dòng tìm quả. Suy từ hẹp đến rộng, từ gần đến xa.[/FONT]
[FONT=&quot] Đó là Ý-THỨC.[/FONT]
[FONT=&quot] Ý-thức giao-thiệp với 5 thức trên, bao quát cả sự-vật. Tổng quát các điều tai nghe mắt thấy để hiểu rõ sự-vật. [/FONT]
[FONT=&quot] Căn của ý-thức, gọi là ý. Tức là cả thần-kinh-hệ có liên-quan đến cái biết, đến trí thông-minh. Trần của ý-thức, gọi là PHÁP, tức là sự-vật. Một pháp tức là một sự-vật. Vật đó có thể có hình hay vô-hình, như những tư-tưởng thầm-kín trong lòng người.<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
[/FONT]
[FONT=&quot] Nhân-loại ngày nay nương vào ý-thức để tìm hiểu sư-vật, để xây-dựng cuộc-đời, để làm chủ vũ-trụ.[/FONT]
[FONT=&quot] Ý-thức ngày nay phát-triển quá đáng.[/FONT]
[FONT=&quot] Tóm-lại, 6 căn là : nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân, ý ; tức là : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. [/FONT]
[FONT=&quot] Sáu trần là : Sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp ; tức là : Những hình ảnh mắt thấy ; những tiếng động, tĩnh tai nghe ; những mùi ngửi ; những vị lưỡi nếm ; những cảm-giác tay và thân sờ-mó, đụng-chạm. ; những sự-vật ý biết.[/FONT]
[FONT=&quot] Tức là : Các phạm-vi thấy biết của mắt, của tai, của mũi, của lưỡi, của thân, của ý.[/FONT]

* * *
[FONT=&quot] Khoa-hoc. Và tiểu-thừa chỉ biết 6 thức trên. Phật và các bồ-tát còn biết các thức thứ 7 và thứ 8. Khi đã tu-chứng lên cao, mới biết được hành-tướng của thức thứ 7. [/FONT]
[FONT=&quot] Thức này chuyên về CHẤP NGÃ. Ví như con ốc cứ bo-bo bám lấy vỏ ốc của mình, cho là cả cuộc đời, cả vũ-trụ. Quý-báu lắm, không dám dời ra bao giờ.<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
[/FONT]
[FONT=&quot] Thức thứ bảy thầm-thầm chấp ngã, quá yêu ngã, tôn-thờ ngã, nên giữ chặt lấy, không dám dời ra. [/FONT]
[FONT=&quot] Nó hay so-sánh, khởi ra yêu-ghét thiên-lệch, ví như người nhỏ-nhen, vừa ích-kỷ, vừa hay ghen-ghét, vừa tham-lam, vừa keo-kiệt, chỉ muốn vơ về mình.[/FONT]
[FONT=&quot] Có tu-chứng cao, từ A-la-hán trở lên, mới thoát khỏi nô-lê cho thức này.Khi còn là chúng-sinh, ta bị nó ràng-buộc. Vậy nên biết chính nó làm ta khổ. Đừng a-tòng binh nó, mà nô-lệ mãi cho nó, không bao-giờ giải-thoát được.[/FONT]
[FONT=&quot] Cái gốc khổ-não, cái gốc tội-lỗi, cái gốc mê-lầm, chính là thức thứ bảy. [/FONT]
[FONT=&quot] Ta biết thế, tìm cách giải-thoát khỏi thức này, không chịu để nó lôi kéo. Hãy đi ngược với nó để chóng giải-thoát. Đó là : quán trí-vô-phân-biệt.[/FONT]

* * *

[FONT=&quot] Phật lại biết một thức nữa, đó là thức thứ 8.[/FONT]
[FONT=&quot] Thức này rất nhỏ-nhiệm. Có Phật mới biết được. Thức này chuyên-chú về CHỨA-NHÓM. Nó có đủ các hạt giống của tất cả sự-vật trong các cõi. [/FONT]
[FONT=&quot] Các hạt giống đó do HUÂN-TẬP mà phát-triển. HUÂN nghĩa là ướp. Ví như chè để cạnh hoa. Chè đượm hương thơm của hoa.Nói rộng ra, đó là ảnh-hưởng của hoàn-cảnh. Hoàn-cảnh hay, ta được hay, Hoàn-cảnh dở, ta chịu ảnh-hưởng dở. [/FONT]
[FONT=&quot] TẬP là tập mãi thành thói-quen. Đứa trẻ tập nhìn, tập nói, tập đi, tập viết, tập đọc, tâp chào, tập suy-nghĩ, tập lễ-độ v.v. [/FONT]
[FONT=&quot] Chúng-sinh tập bao thứ thành thói quen. Nhưng, nên nhớ, ta đã có các hạt giống sẵn có từ bao kiếp trước, nên nay tập mới chóng thạo. chứ nếu không tập lâu lắm.[/FONT]
[FONT=&quot] Ví dụ con gà con, nó vừa ở trứng chui ra, đã biết chạy đi tìm mồi, biết mổ hạt thóc, biết chạy trốn trước nguy-hiểm.[/FONT]
[FONT=&quot] Ví dụ con cọp nhỏ, tuy tập bắt mồi, nhung tài năng, khuynh-hướng đã sẵn có từ cha truyền con nối.[/FONT]

* * *

[FONT=&quot] Vậy thức thứ tám ví như cái kho. Các hạt giống nằm trong đó. Cảnh ngoài và các thức trước có huân-tập cái gì, nó giữ cái đó. Nếu được hoàn-cảnh tốt, các hạt giống tốt phát-triển, phát-triển mãi, thành hiện-hành, và hiên-hành lại phát-triển chủng-tử.<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
[/FONT]
[FONT=&quot] Một ngày kia, ta sẽ hoàn-toàn hiện-hành Phật.
Thức tứ 8 chỉ là cái kho, chứa giữ chủng-tử. Còn anh chấp là thức thứ 7, ví như người giữ kho, không cho ai lấy cái gì trong kho ra.
[/FONT]
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
[FONT=&quot] Áp-dụng : TU DUY-THỨC[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] 1. - TU THEO CĂN.[/FONT][FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]Đã biết rõ thế, ta áp-dụng để tu, lợi-ích cho ta. Hãy tu theo căn.[/FONT]
[FONT=&quot]Căn không phân-biệt. Ví-dụ : con mắt nhìn lọ mực. Trong thời-gian rất ngắn đầu-tiên, hình ảnh lọ mực vào con mắt. Con mắt nhận hình-ảnh đó, nhưng chưa phân-biệt. [/FONT]
[FONT=&quot]Sau anh thức thứ 6 mới nắm lấy mà phân-biệt so-sánh đủ thứ… [/FONT]
[FONT=&quot]Rồi anh thức thứ 7 mới sinh ra yêu, ghét, chê, khen v.v… [/FONT]
[FONT=&quot]Vậy tu theo căn, như đứa trẻ sơ-sinh, rất ngây-thơ, không phân-biệt, ngày càng trong sạch.<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->[/FONT]

[FONT=&quot]Như gương soi các vật. Soi mà không phân-biệt. Cứ quan-sát như thế, không bị nô-lệ cho thức thứ 6 và thức thứ 7. [/FONT]
[FONT=&quot]Thói-quen này phát-triển mãi, ta sẽ tu-chứng, sẽ gần chân-lý. Vì mắt ta trong-sạch, thấy sự-thực của sự-vật, tức là gần chân-lý.<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->[/FONT]

[FONT=&quot]Cái biết chưa bị các thức thứ 6 và thứ 7 làm xuyên-tạc theo nghiệp của chúng.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->[/FONT]

* * *
[FONT=&quot] 2. - TU THEO HIỆN-LƯỢNG.[/FONT][FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Tu như thế là tu theo hiện-lượng, theo trực-giác. Trí biết trong sáng, như gương soi vật. Không có phân-biệt. Càng ngày càng trong, càng thuần, càng gần chân-lý.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
* * *
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] 3. - TU THEO TRÍ KHÔNG PHÂN-BIÊT. [/FONT]
[FONT=&quot] Tu như thế tức là tu theo trí không phân-biệt.[/FONT]
[FONT=&quot] Thói-quen không phân-biệt đi ngược với thói-quen phân-biệt của hai thức 6 và 7. Nó ngày càng giải-thoát ta. Dần dần ta được trí không phân-biệt, và tu-chứng lên cao…[/FONT]
* * *
[FONT=&quot] 4. – XA-LÌA CHẤP NGÃ VÀ CHẤP PHÁP, XA-LÌA NĂNG, SỞ.[/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] Ta biết gốc mọi sự khổ, nguyên-nhân luân-hồi sinh-tử là anh thức thứ 7. Thức này chấp ngã.[/FONT]
[FONT=&quot] Rồi đến thức thứ 6. Thức này chấp pháp, tức là cho sự-vật thực có, rồi yêu sự-vật, nô-lệ cho sự-vật. [/FONT]
[FONT=&quot] Ta hãy quán : ly-huyễn. [/FONT]
[FONT=&quot] Xa-lìa ngã va pháp. Mọi sự-vật đều huyễn. Cái gì ta yêu, ta quý, ta thiết-tha, cũng là huyễn. Xa lìa năng, sở. Không thấy có mình, có người, có hay, dở. [/FONT]
[FONT=&quot] Cứ xa-lìa như thế mãi, sẽ tu-chứng.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
* * *
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Ta hãy luôn-luôn đối-phó với thức thứ 7. Nó thầm-thầm chấp ngã. [/FONT]
[FONT=&quot] Khi ta chưa tu-chứng đến A-la-hán, nó vẫn đeo ta hoài. [/FONT]
[FONT=&quot] Ta khó thoát nổi nó xui-dục.[/FONT]
[FONT=&quot] Vậy hãy đề-phòng nó tìm cách hoành-hành.[/FONT]
[FONT=&quot] Ta cứ yên-trí là bệnh ta còn nặng, còn phải chữa, còn phải đối-trị. [/FONT]
[FONT=&quot] Ai bảo mình không chấp ngã là nhầm. Vì câu-sinh ngã-chấp rất nhỏ-nhiệm, rất khó trừ.[/FONT]
[FONT=&quot] Đó là bệnh lâu đời của chúng-sinh.[/FONT]
* * *[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]Trên đây là những điều cốt-yếu để tu theo duy-thức. Học duy-thức có cái lợi là biết rõ tâm-lý mình và chúng-sinh, không lầm bênh-vực bệnh của mình. Như thế giúp nhiều cho sự tu-học.[/FONT]
[FONT=&quot] Nhưng khi ta đã có căn-bản về duy-thức, nên học nhiều về pháp-tính, tức là các kinh liễu-nghĩa.[/FONT]
[FONT=&quot] Muốn hiểu sâu quyển [/FONT]«[FONT=&quot] Duy-Thức-Học [/FONT]»[FONT=&quot] này, trước hết nên nghiên-cứu bộ [/FONT]«[FONT=&quot] Phật giáo1 [/FONT]»[FONT=&quot] để có căn-bản về đạo Phật.[/FONT]
[FONT=&quot]Rồi nên nghiên-cứu kinh [/FONT]«[FONT=&quot] Lăng-nghiêm [/FONT]»[FONT=&quot], ta càng sâu hiểu đạo.[/FONT]
[FONT=&quot]Sau mới đọc quyển [/FONT]«[FONT=&quot] Duy-thức-học<sup>3</sup> [/FONT]»[FONT=&quot], này, mới hiểu rõ-ràng, và thêm căn-bản vững-chắc về pháp-tướng và pháp-tính.[/FONT]
[FONT=&quot]Lại nên nghiên-cứu kinh [/FONT]«[FONT=&quot] Duy-ma-cật<sup>4</sup> [/FONT]»[FONT=&quot], để biết rộng thêm về các hạnh tu của Bồ-tát. Kinh này cảm-hóa ta, làm ta càng thêm cao-thượng, trong-sạch, từ-bi. Tâm-hồn càng mở rộng.[/FONT]
<center> </center><center> </center><center> </center><center> </center><center> </center><center> </center><center>
</center>[FONT=&quot]Rồi phát-tâm nghiên-cứu kinh [/FONT]«[FONT=&quot] Viên-giác

[/FONT]
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
Phần Thứ Hai
LƯỢC-SỬ VỀ DUY-THỨC-HỌC[FONT=&quot]
[/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]
[FONT=&quot]Lúc Phật còn tại thế, đã giảng-dạy về duy-thức trong nhiều bộ kinh như Lăng-già. Giải-thậm-mật, Đại-thừa a-tỳ-đạt-ma, Lăng-nghiêm v.v.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Khoảng 900 năm sau Phật có hai nhà học Phật lỗi-lạc là Vô-Trước và Thế-Thân lập ra duy-thức học, thành một trong hai hệ-thống lớn của đại-thừa Phật-giáo ở Ấn-độ.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
*
[FONT=&quot] * *[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Ngài Vô-Trước (Asanga) sinh ở khoảng cuối thế-kỷ thứ 7 Tây-lịch ở Bắc-Ấn.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Ngài nhập-định lên cõi trời Đâu-xuất nghe Bồ-tát Di-lặc (Maitreya) dạy về duy-thức.[/FONT]
[FONT=&quot] Ngài viết được nhiều sách. Đây là những tác-phẩm chính, đã được dịch sang chữ Hán :[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Phần trước-tác của ngài Di-Lặc :[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]1) [/FONT]«[FONT=&quot] Du-già sư-địa-luận [/FONT]»[FONT=&quot] (100 quyển). Ngài Huyền-Trang dịch.[/FONT]
[FONT=&quot]2) [/FONT]«[FONT=&quot] Đại-thừa trang-nghiêm kinh luận [/FONT]»[FONT=&quot].[/FONT]
[FONT=&quot]3) [/FONT]«[FONT=&quot] Thập địa kinh luận [/FONT]»[FONT=&quot].[/FONT]
[FONT=&quot]4) [/FONT]«[FONT=&quot] Trung-biên phân-biệt luận [/FONT]»
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Phần trước-tác của ngài Vô-Trước[/FONT][FONT=&quot] :[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]5) [/FONT]«[FONT=&quot] Hiển-dương thánh-giáo luận [/FONT]»[FONT=&quot] (20 quyển). Ngài Huyền-Trang-dịch.[/FONT]
[FONT=&quot]6) [/FONT]«[FONT=&quot] Nhiếp đại-thừa-luận [/FONT]»[FONT=&quot] (3 quyển). Ngài Chân-Đế dịch.[/FONT]
[FONT=&quot]7) [/FONT]«[FONT=&quot] Đại-thừa A-tỳ-đạt-ma tạp luận [/FONT]»[FONT=&quot] (7 quyển). Ngài Huyền-Trang dịch.[/FONT]
[FONT=&quot]8) [/FONT]«[FONT=&quot] Kim-cương bát-nhã ba-la-mật-đa kinh luận [/FONT]»[FONT=&quot] (3 quyển).[/FONT]
[FONT=&quot]9) [/FONT]«[FONT=&quot] Thuận-trung-luận [/FONT]»[FONT=&quot] (2 quyển).[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]Các bộ [/FONT]«[FONT=&quot] Du-già sư địa-luận [/FONT]»[FONT=&quot], [/FONT]«[FONT=&quot] Hiển-dương thánh-giáo-luận [/FONT]»[FONT=&quot], [/FONT]«[FONT=&quot] nhiếp-đại-thừa-luận [/FONT]»[FONT=&quot] nghiên-cứu về duy-thức và nêu thuyết [/FONT]«[FONT=&quot] A-lại-da duyên-khởi [/FONT]»[FONT=&quot].[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
*
[FONT=&quot] * *[/FONT]
[FONT=&quot]Ngài Thế-Thân (Vasubandhu) là em ngài Vô-Trước.[/FONT]
[FONT=&quot] Ngài viết rất nhiều sách. Đây là mấy bộ chính trong số những bộ đã được dịch sang chữ Hán :[/FONT]
[FONT=&quot]1) [/FONT]«[FONT=&quot] Duy-thức tam-thập-luận tụng [/FONT]»[FONT=&quot] 1 quyển, ngài Huyền-Trang dịch.[/FONT]
[FONT=&quot]2) [/FONT]«[FONT=&quot] Duy-thức nhị-thập-luận [/FONT]»[FONT=&quot] 1 quyển, ngài Huyền-Trang dịch.[/FONT]
[FONT=&quot]3) [/FONT]«[FONT=&quot] Đại-thừa bách-pháp minh-môn-luận [/FONT]»[FONT=&quot], 1 quyển, ngài Huyền-Trang dịch.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]Mấy quyển trên là căn-bản cho duy-thức-học.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->[/FONT]

*
[FONT=&quot] * *[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Duy-thức-học do hai ngài Vô-Trước và Thế-Thân lập ra, tràn-lan khấp Ấn-độ.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Cho đến thế kỷ thứ 6, trong khoảng 200 năm, có nhiều luận-sư lỗi-lạc xuất-hiện.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Ta có thể kể các ngài Thân-Thắng, Hỏa-Biện, Đức-Tuệ, Trần-Na, An-Tuệ, Nan-Đà, Tịnh-Nguyệt, Hộ-pháp, Giới-Hiền, Thắng-Hữu, Tối-thắng-Tử, Trí-Nguyệt.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Đó là các bậc đại-luận-sư về duy-thức.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
*
[FONT=&quot] * *[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Ngài Trần-Na (Dignàga) ở cuối thế-kỷ thứ 5 người Nam-Ấn.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Ngài rất giỏi về nhân-minh, và làm môn học này rực-rỡ.
[/FONT]

[FONT=&quot] Ngài viết nhiều bộ luận để tuyên-dương duy-thức-học.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
*
[FONT=&quot] * *[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Ngài Hộ-Pháp (Dharmapàla) là học-trò của ngài Trần-Na.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Ngài viết nhiều sách, đáng kể nhất là bộ « Thành-duy-thức-luận », 10 quyển, ngài Huyền-Trang dịch.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Bộ này giải-thích bộ « Duy-thức-tam-thập-tụng », của ngài Thế-Thân.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Nay ngài Huyền-Trang căn-cứ ở bộ sách của ngài Hộ-pháp làm chính, và tổng-hợp 9 nhà khác mà dịch thành bộ « Thành-duy-thức-luận »,[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Quyển sách này là bản dịch bộ trên, của cụ Trí-Độ.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->[/FONT]

[FONT=&quot] Có thể nói đây là căn-bản của duy-thức-học.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
*
[FONT=&quot] * *[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Ngài Giới-Hiền (Siladhadra) là đệ-tử Ngài Hộ-Pháp.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Năm 636 tây-lịch, ngài Huyền-Trang từ Trung-Hoa qua Ấn-Độ, được ngài Giới-Hiền truyền cho duy-thức-học.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->[/FONT]

*
[FONT=&quot] * *[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]Ngài Huyền-Trang (600-664) có công du-học Ấn-Độ, mang cái học duy-thức chân-truyền về Trung-Hoa. Ngài chu-du khắp các nước Ấn-Độ, mang được nhiều kinh sach quý về Trung-Hoa. [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Ngài dịch rất nhiều kinh, sách, gồm 76 bộ, 1349 quyển.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->[/FONT]

[FONT=&quot] Đáng kể là bộ « Thành-duy-thức-luận », của ngài Hộ-Pháp, được coi là một trong những bộ giá-trị do ngài Huyền-Trang dịch.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
*
[FONT=&quot] * *[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Ngài Khuy-Cơ (632-682) là đệ-tử lỗi-lạc của ngài Huyền-Trang, càng làm rực-rỡ duy-thức-học.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Ngài viết nhiều bộ sách giá-trị, đáng kể nhất là bộ « Thành-duy-thức-luận thuật-ký » (20 quyển).[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
*
[FONT=&quot] * *[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Từ đây, duy-thức-học tràn-lan khắp nước Trung-Hoa, rồi sang Nhật, rồi khắp Á-Đông.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Nhật-bản phát-triển mạnh mẽ ngành học này, và nay nghiễm-nhiên là nước đứng đầu thế giới về duy-thức.[/FONT]

*
[FONT=&quot] * *[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Ở Việt-Nạm mới xuất-hiện. một Tam-Tạng Pháp sư lỗi-lạc, cái học uyên-bác, cao-thâm, có thể sánh với các ngài Thế-Thân, Huyền-Trang, Khuy-Cơ. Đó là ngài Huyền-Cơ.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Chúng tôi xin công-bố tài-liệu quý báu của ngài về « thành-lập duy-thức », trong quyển sách này.
[/FONT]

[FONT=&quot] Ngài Huyền-Cơ làm Phật-pháp rực-rỡ trong thời-đại nguyên-tử này.[/FONT]
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
Phần Thứ Ba
[FONT=&quot] THÀNH-LẬP DUY-THỨC[/FONT]


[FONT=&quot] ĐOẠN I[/FONT]
[FONT=&quot] MỤC-ĐÍCH[/FONT]

[FONT=&quot] Học duy-thức là để biết rõ tâm-lý chúng-sinh và mình để tiện việc tu-học.[/FONT]

[FONT=&quot] Khi đã biết rồi, nên nghiên-cứu về pháp-tính, tức là lối học tổng-quát, lời Phật dạy ở các kinh liễu-nghĩa như Duy-ma-cật, Viên-giác v.v… Tu dễ và chóng hơn.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->[/FONT]

*
[FONT=&quot]* *[/FONT]

[FONT=&quot] ĐOẠN II[/FONT]
[FONT=&quot] AI LẬP RA DUY-THỨC ?[/FONT]

[FONT=&quot] Duy-thức do Phật lập ra.[/FONT]

[FONT=&quot] Phật đã tu-chứng rồi, mới bao được hết, nên thành-lập tâm-lý học của các chúng-sinh.[/FONT]
[FONT=&quot] Đứng trên cao nhìn xuống, Phật mới bao-trùm được toàn phần vọng-thức của chúng-sinh.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->[/FONT]

[FONT=&quot] *[/FONT]
[FONT=&quot] * *[/FONT]

[FONT=&quot] ĐOẠN III[/FONT]
[FONT=&quot] DUY-THỨC LÀ GÌ ?[/FONT]

[FONT=&quot] Duy-thức[/FONT][FONT=&quot] nghĩa là : « Không ngoài ý thức ».[/FONT]

[FONT=&quot] Ta đã biết pháp-giới bao-la, trong đó các thế-giới, các cõi Phật nhiều như bụi nhỏ ở hư-không.[/FONT]
[FONT=&quot] Chữ « Thức » chỉ pháp-giới bao-la đó.[/FONT]


*
[FONT=&quot] * *[/FONT]


[FONT=&quot] Nay muốn tiện việc học, ta thử giả-lập, chia ra 2 mặt chân, vọng :[/FONT]
<center> <table id="AutoNumber1" border="2" cellspacing="1" width="64%" height="8"> <tbody><tr> <td width="50%" height="190">
37duythuchoc03.jpg
</td> <td width="50%" height="190">
</td> </tr> <tr> <td align="center" width="50%" height="33">VỌNG</td> <td align="center" width="50%" height="33">CHÂN</td> </tr> </tbody></table> </center>​


[FONT=&quot]Mặt « vọng » là mặt chúng-sinh.[/FONT]

[FONT=&quot]Mặt « chân » là cảnh-giới Phật.[/FONT]

[FONT=&quot] Chữ « thức » bap-trùm cả hai mặt « chân, vọng ».[/FONT]

[FONT=&quot] Vậy chữ « thức » cũng đồng nghĩa với chữ « tâm ».[/FONT]

[FONT=&quot] Phật dùng chữ « tâm ».[/FONT]

[FONT=&quot] Bồ-tát dùng chữ « thức ».[/FONT]

[FONT=&quot] Lời Phật nói, gọi là « kinh ».[/FONT]

[FONT=&quot] Sách Bồ-tát viết, gọi là « luận ».[/FONT]

*
[FONT=&quot] * *[/FONT]

[FONT=&quot] Đó là nghĩa :[/FONT]
[FONT=&quot] « Tam giới duy-tâm, vạn pháp duy-thức » [/FONT]
[FONT=&quot]Tức là : Tâm bao-trùm ba cõi, thức bao gồm muôn vât.[/FONT]


*
[FONT=&quot] * *[/FONT]




[FONT=&quot] ĐỒNG-NGHIỆP VÀ BIỆT-NGHIỆP[/FONT]


[FONT=&quot]1) [/FONT][FONT=&quot] Vũ-trụ bao-la, pháp-giới mênh-mong, trong đó có nhiều cõi Phật, nhu bụi nhỏ ở hư-không. [/FONT]
[FONT=&quot]2) [/FONT][FONT=&quot]Để tiện việc học, chia các phật-sát làm nhiều nhóm.[/FONT]
[FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Ta thấy có đồng, có biệt :[/FONT]
[FONT=&quot]a) [/FONT] [FONT=&quot] đồng [/FONT][FONT=&quot]:nói chung các nhóm.[/FONT]
[FONT=&quot]b) [/FONT] [FONT=&quot] Biệt [/FONT][FONT=&quot]: nói riêng từng nhóm.[/FONT]
[FONT=&quot]3) [/FONT][FONT=&quot]Cứ thế chia ra từ rộng xuống hẹp, thì có đồng có biệt.[/FONT]

*
[FONT=&quot] * *[/FONT]
[FONT=&quot]4) [/FONT][FONT=&quot] THÀNH-LẬP DUY-THỨC[/FONT]
[FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot] Thành lập trên hai căn-bản.[/FONT]
[FONT=&quot]a) [/FONT] [FONT=&quot] Đồng-nghiệp[/FONT]
[FONT=&quot]b) [/FONT] [FONT=&quot] Biệt-nghiệp[/FONT]

*
[FONT=&quot] * *[/FONT]

ĐOẠN V

[FONT=&quot] NÓI RIÊNG VỀ PHẬT-SÁT CỦA PHẬT THÍCH-CA, TỨC LÀ CÕI SA-BÀ THẾ GIỚI NÀY :[/FONT]

a) [FONT=&quot]Đồng [/FONT][FONT=&quot]: gồm cả sa-bà thế-giới.[/FONT]
[FONT=&quot]Thế-giới này có ba nghìn nghìn triệu thái-dương-hệ (3000,000,000,000).[/FONT]

[FONT=&quot]b) [/FONT][FONT=&quot] Biệt :[/FONT]
[FONT=&quot]I. [/FONT][FONT=&quot] Chúng-sinh hữu-tình : gồm các chúng-sinh có trí biết phân-biệt. Những chúng-sinh này thấy biết giống nhau, có nhiều điểm chung.[/FONT]

[FONT=&quot]Cùng chung một đồng-nghiệp.[/FONT]

[FONT=&quot]II. [/FONT][FONT=&quot] Chúng-sinh vô-tình : gồm các sự-vật, có liên-quan đến chúng-sinh trong Phật-sát.[/FONT]

*
[FONT=&quot] * *[/FONT]



[FONT=&quot]I. [/FONT][FONT=&quot] CHÚNG-SINH HỮU-TÌNH LẠI LÀ ĐỒNG.[/FONT]

[FONT=&quot]Khi nói gồm cả các chúng-sinh đó.[/FONT]

[FONT=&quot]A) [/FONT] [FONT=&quot] Nhân-loại[/FONT][FONT=&quot] : lại là biệt.[/FONT]
[FONT=&quot]B) [/FONT] [FONT=&quot]Các loại khác [/FONT][FONT=&quot]: là biệt.[/FONT]

[FONT=&quot]Cứ thế chia mãi, thảy đều có đồng, có biệt. :[/FONT]

[FONT=&quot]- [/FONT] [FONT=&quot]Xét nhân-loại : [/FONT][FONT=&quot]là đồng.[/FONT]
[FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot] Nhân-loại có nhiều giống người : là biệt[/FONT]
[FONT=&quot]Mỗi giống người da trắng, da vàng, da đen là biệt.[/FONT]

[FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot] Trái đất này có nhiều châu: Á, Âu, Mỹ, Phi, Úc v.v. [/FONT]
[FONT=&quot]Mỗi châu là biệt, trái đất là đồng.[/FONT]

[FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot] Chia đến từng dân-tộc, từng nước, từng tỉnh, từng quận, từng làng, thảy đều có đồng có biệt.[/FONT]

[FONT=&quot]- [/FONT][FONT=&quot]Cho đến một người, lại có đầu, mình, chân, tay, các bộ máy tiêu-hóa, tuần-hoàn, lại chia bao bộ phận như gan, ruột v.v. chia cho đến các tế-bào. Thảy đều có đồng, có biệt.[/FONT]

*
[FONT=&quot] * *[/FONT]

[FONT=&quot] ĐOẠN VI[/FONT]
[FONT=&quot] ĐỨNG VỀ MẶT CHÚNG-SINH :[/FONT]

[FONT=&quot]«[/FONT][FONT=&quot] Thức » là cái biết hẹp-hòi, nông-cạn của chúng-sinh.[/FONT]
[FONT=&quot]«[/FONT][FONT=&quot] Nhất-thiết duy-tâm tạo » : đều do thức biết mà có chúng-sinh, thế giới.[/FONT]
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên