Giải thoát tri kiến.

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
I/. Duyên khởi.


Thắp nén tâm hương trước Phật đài,
Ngũ phần dâng trọn Đức Như Lai,
Cầu xin nhân loại lên bờ Giác,
Hạnh phúc bình an khắp muôn loài.

....... Thưa các Bạn. Ngũ phần hương là hương thơm tối thượng, mà người Phật tử ai ai cũng hằng mong ước tìm được .

....... Hôm nay VQ kính mời các Bạn. Chúng ta cùng nhau tìm vào rừng tâm, với cây đuốc chánh pháp. Hãy chú tâm thành ý, mong sao tìm được bắp trầm "Giải thoát tri kiến hương" để kính dâng cúng 10 phương chư Phật.

....... Để phát thảo tấm bản đồ, hầu tìm được "danh hương". VQ kính xin cống hiến bản sơ đồ để chúng ta cùng nhau tìm kiếm như sau:

I/. Duyên khởi.

II/.Định nghĩa tri kiến.

1/. Vì sao phải giải thóat tri kiến.

2/. Tri kiến sai lầm.

III/. Phật tri kiến

1/. Khai, thị, ngộ, nhập

2/. Thể, tướng, dụng của Phật tri kiến.

IV/. phương pháp giải trừ tri kiến (ý thức)

1/. Tri kiến lập tri.

2/. Tri kiến vô kiến.

V/. Lợi ích của sự giải trừ.

1/. vấn đề chứng đắc.

2/. Vấn đề giải thoát sanh tử.

Kết luận.

Kính mời các bạn. chúng ta sẽ bắt đầu...
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
II/.Định nghĩa tri kiến.

* Tri kiến là gì ?

+ TRI: Là sự nhận biết của 6 giác quan đối với ngoại cảnh.

Thí dụ: Đối với ánh nắng mặt trời chói chan vào buổi trưa hè, nếu với đầu trần, chân đất đi trên đoạn đường trán nhựa, tôi sẽ cảm nhận rõ ràng (Tri) cái nóng hầm hập của môi trường bên ngoài.

+ KIẾN: Là sự nhận biết của tâm thức (đại biểu là con mắt).

Thí dụ: đứng trước một đóa hoa hồng đep đẻ tươi thắm, tôi sẽ thấy được màu sắc, sự tươi thắm, vẻ rực rở yêu kiều của nó (kiến).

+ TRI KIẾN là nhóm từ ngữ "đại biểu" cho sự hoạt động nhận thức của con người nói riêng, của loài hữu tình nói chung, đối với các sự vật hiện tượng thông qua 6 giác quan : Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý.

....... Con người, nếu thiếu mất đi một phần tri kiến .- ví dụ người mất đi trí nhớ, hay người mất đi khả năng thấy (mù), v.v... hoặc do một dị tật bẩm sinh mà một người bị thấy sự vật không còn đúng như bản chất của nó.- Thì đó là một sự đau đớn, mất mát vô cùng lớn lao...

images


Như vậy Tri kiến là một năng lực tối cần thiết, để một con người có được diệu dụng, hữu ích và thăng hoa hơn loài vô tình bất tri gổ đá. Như vậy vì sao lại phải thoát ly ra khỏi nó ? Tại sao lại đặc vấn đề [MOVRIGHT]GIẢI THOÁT TRI KIẾN ?[/MOVRIGHT]
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
II/.Định nghĩa tri kiến.

1/. Vì sao phải giải thóat tri kiến.

....... Kính các Bạn : Tri kiến là một năng lực tối cần thiết, để một con người có được diệu dụng, hữu ích và thăng hoa hơn loài vô tình bất tri gổ đá. Nhưng đối với phàm phu chưa học Phật, vì Tri kiến giống như một quặng mỏ vàng chưa khai thác. Nghĩa là còn vàng thao, đất đá lẫn lộn . Phải trãi qua tinh luyện, phân tích, trầm lắng, thăng hoa nhiều cách, nhằm loại bỏ phần tri kiến sai lầm.

images


....... Loại bỏ tri kiến sai lầm, tinh luyện thành Tri kiến Phật .- Đó là " giải thoát tri kiến".

2/. Tri kiến sai lầm.

....... Những gì là tri kiến sai lầm ?

Tri kiến sai lầm là những sự thấy biết do vô minh che tâm mà sự thấy không đúng chân lý. Kinh Đại Bát Niết Bàn có dạy về những điên đão sai lầm trong phẩm Tứ Đão như sau:

+ Nơi chẳng phải khổ tưởng cho là khổ”.
+ Nơi khổ cho là chẳng khổ.
+ Nơi thường tưởng là vô thường,
+ nơi vô thường tưởng là thường.
+ Nởi vô ngã tưởng là ngã.
+ Nởi ngã tưởng là vô ngã.
+ v.v...

Nói tóm gọn : Tri kiến sai lầm là những cái thấy biết sai lầm do chấp ý thức làm tự ngã, nên không không nhận thức đúng mức NGÃ và PHÁP. Đó là Vô minh.

images


* Hóa giải Vô minh.- Đó là giải thoát tri kiến.

....... Như vậy: Sau khi giải thoát tri kiến sai lầm, ta sẽ còn lại gì ?
Đó là còn lại tri kiến Như thật. Tri kiến như thật là

[MOVRIGHT] Phật Tri kiến.[/MOVRIGHT]



 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
III/. Phật tri kiến

....... Phật tri kiến, Không những chỉ mang ý nghĩa "tri kiến Phật" của Phật, mà còn có ý nghĩa "Tri kiến Phật" của chính mình.

+ PHẨM “NGŨ BÁ ĐỆ TỬ THỌ KÝ” THỨ TÁM Kinh Pháp hoa, có nói sự tích hạt châu trong chéo áo gả cùng tử. Như vậy đức Phật đã chỉ rõ, mỗi người đã sẳn Phật tri kiến của chính mình. Nhưng than ôi ! Chúng sanh không thể tự biết được, ví như quặng vàng không thể tự thành vàng, mà phải do khoáng sư, chỉ dạy và rèn luyện mới thành vàng. Do vậy mà Kinh Pháp hoa dạy :


Xá Lợi Phất ! Các đức Phật theo thời nghi nói pháp ý thú khó hiểu. Vì sao? Ta dùng vô số phương tiện các món nhơn duyên, lời lẽ thí dụ diễn nói các pháp.
Pháp đó không phải là suy lường phân biệt mà có thể hiểu, chỉ có các đức Phật mới biết được đó. Vì sao ? Các đức Phật Thế Tôn, chỉ do một sự nhơn duyên lớn mà hiện ra nơi đời.
Xá Lợi Phất ! Sao nói rằng các đức Phật Thế Tôn chỉ do một sự nhơn duyên lớn mà hiện ra nơi đời ? Các đức Phật Thế Tôn vì muốn cho chúng sanh khai tri kiến Phật để đặng thanh tịnh mà hiện ra nơi đời; Vì muốn chỉ tri kiến Phật cho chúng sanh mà hiện ra nơi đời ; Vì muốn cho chúng sanh tỏ ngộ tri kiến Phật mà hiện ra nơi đời ; Vì muốn cho chúng sanh chứng vào đạo tri kiến Phật mà hiện ra nơi đời.
Xá Lợi Phất ! Đó là các đức Phật do vì một sự nhơn duyên lớn mà hiện ra nơi đời.

images


....... Phật tri kiến không phải dể biết được. Đức Phật đã thương xót mà cặn kẻ chỉ bày qua 4 bước :

[MOVRIGHT] KHAI, THỊ, NGỘ, NHẬP,[/MOVRIGHT]
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
III/. Phật tri kiến

1/. Khai, thị, ngộ, nhập.

....... Phật tri kiến là một danh tự tương đương với những danh tự Chơn Tâm thường trú, thể tánh tịnh minh, Phật Tánh, Pháp Thân, Chân Như, Bản Lai Diện Mục, Vô Sư Trí, Bạch Tịnh Thức, Niết bàn diệu tâm v.v...

....... Phật tri kiến chỉ có Phật với Phật mới thấu tỏ rốt ráo. Vì thế Đức Phật dùng phương tiện để chúng sanh có thể tiếp cận, phương tiện đó là 4 cách Khai, thị, ngộ, nhập.

.......a). Khai Phật tri kiến.

....... Cái "Chơn lý tuyệt đối" là Tánh không, là Như, những điều đó chúng sanh không hề hay biết, để "khai mở" cho chúng sanh biết điều đó, ở kinh Bát nhã đức Phật đã dạy:

Này Xá Lợi tử, sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy.
Này Xá Lợi tử, tướng Không của các pháp không sinh không diệt, không nhơ không sạch, không tăng không giảm. Cho nên trong Không không có sắc; không có thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không có nhãn giới cho đến ý thức giới; không có vô minh cũng không có cái hết vô minh, cho đến không có già chết, cũng không có hết già chết. Không có khổ, tập, diệt, đạo; không có trí tuệ cũng không có chứng đắc, vì không chỗ chứng đắc.

....... Như vậy là đức Phật .- Khai Phật tri kiến. Phật tri kiến đó là các pháp Tánh không, bát bất trung đạo.l

....... Hay như ở kinh thủ Lăng nghiêm. Để khai thị về "Chân Tâm thường trú" Đức Phật đã khai thị cho ngài A Nan như sau:

Phật dạy: "Hay thay, A-nan, các ông nên biết hết thảy chúng-sinh từ vô-thủy đến nay sống chết nối luôn, đều do không biết thể-tính trong-sạch sáng-suốt của thường-trụ chân-tâm mà lại chỉ dùng các vọng-tưởng, vì vọng-tưởng đó không chân-thật nên mới có luân-hồi. Nay ông muốn học đạo vô-thượng Bồ-đề, phát-minh chân-tính thì nên lấy tâm ngay-thẳng mà đáp lại những câu hỏi của tôi. Thập phương Như-lai đều do một đường thoát-ly sinh-tử là dùng tâm ngay-thẳng. Tâm mà nói là ngay-thẳng thì cứ như vậy, từ địa-vị đầu đến địa-vị cuối cùng, chặng giữa, hẳn không có những tướng quanh-co.
A-nan, nay tôi hỏi ông : "Ðương khi ông do 32 tướng của Như-lai mà phát-tâm thì ông đem cái gì mà thấy và cái gì ưa-muốn?"
Ông A-nan bạch Phật: "Thưa Thế-tôn, ưa-muốn như vậy là dùng cái tâm và con mắt của tôi. Do mắt thấy tướng tốt Như-lai, tâm sinh ưa-muốn nên tôi phát-tâm muốn tu-hành thoát khỏi sống chết".
Phật bảo ông A-nan: "Như lời ông nói : Thật do tâm và con mắt mà có ưa muốn. Nếu không biết tâm và con mắt ở đâu thì không thể hàng-phục được trần-lao; ví như ông vua một nước bị giặc xâm-lấn, phát-binh đánh-dẹp, thì binh ấy cần biết giặc ở chỗ nào mới đánh-dẹp được. Hiện ông còn mắc phải luân-hồi là lỗi tại tâm và con mắt của ông". Nay tôi hỏi ông: "Tâm và con mắt ấy hiện ở chỗ nào?"
(sau 7 chỗ gạn tâm, thì ngài A Nan và chúng sanh ngộ ra được chân tâm)

....... Như vậy là đức Phật .- Khai Phật tri kiến. Phật tri kiến là Chân tâm thường trú.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
1/. Khai, thị, ngộ, nhập.

* b). Thị Phật tri kiến.

Kinh dạy: Này Xá-lợi-phất, các đức Phật chỉ giáo hóa hàng Bồ-tát, muốn đem tri kiến Phật chỉ thị cho chúng sanh.

Thị tri kiến Phật, tức là đức Phật triển khai những nghĩa lý sâu mầu, để chúng sanh nương vào đó mà lần vào Chơn như Tâm. Như đoạn kinh sau đây:

ĐỨC PHẬT NÓI KINH CHÁNH PHÁP CHƯA TỪNG CÓ
Lại nữa Đại Vương! Chư Phật Như Lai ở trong tướng vô trụ, ngưng nhiên không động, dụng công nhưng thường vắng lặng. Vì sao? Vì pháp không thể dời, vì nó “ly” xứ nhưng “phi” xứ; pháp không thể đặng vì lìa các chấp tướng. Đại Vương nên biết! Các pháp chẳng sinh, cũng chẳng phải không sanh, chẳng lớn, chẳng nhỏ, không chân thật, không chẳng chân thật, chẳng phải hữu tưởng, chẳng phải vô tưởng, không chỗ tạo tác, chẳng phải không tạo tác, không trí không ngu, không chấp tướng, chẳng phải không chấp tướng, không tập hợp, không tan mất, không lại, không đi, chẳng điên đảo, chẳng lìa điên đảo, không tức phiền não, không ly phiền não, chẳng phải tự nhiên sanh, chẳng phải do người khác sanh. Đại Vương! Các pháp như hư không vì không động chuyển, các pháp không so sánh vì lìa bạn lữ; các pháp không hai tướng vì không sai biệt; các pháp không có biên giới, vì không thể thấy; các pháp không có hạn lượng vì không lớn nhỏ; các pháp không cùng tận vì thường bị chuyển; các pháp rộng lớn vì nó không trong, ngoài và chính giữa; các pháp không phân biệt vì nó xa lìa vọng tưởng; các pháp là thường vì không chuyển biến; các pháp là lạc vì không khổ não; các pháp có chủ tể vì lìa vọng chấp; các pháp là thanh tịnh vì không cấu nhiễm; các pháp tịch tĩnh vì thường trạm nhiên; các pháp vộ sở đắc vì lìa ngã tướng (32); các pháp không đáng vui vì tướng giải thoát; các pháp không bỉ thử vì lìa ngã thủ (33); các pháp không phá hoại vì lìa các thứ cháp tướng; các pháp nhất vị vì đồng tánh giải thoát; các pháp một tướng vì xa lìa các tướng khác; các pháp đều không vì lìa các kiến chấp; các pháp vô tướng vì tướng nó thanh tịnh; các pháp vô nguyện vì xa lìa ba đời; các pháp không bị nhiếp trong ba đời vì quá khứ, hiện tại và vị lai không thể đặng, sanh tử, niết bàn vốn bình đẳng; các pháp đều bình đẳng; Đại Vương! Các pháp đã như thế, phiền não, nghi hoặc có thể sanh được không?
 Không thể. Vua đáp. Các pháp đều không, phiền não, nghi hoặc làm sao mà có được!
Bồ Tát Diệu Kiết Tường nói:
 Phiền não không sanh, pháp cũng không nói, phiền não tánh không, các pháp bình đẳng; sanh tử; niết bàn vốn bình đẳng, phiền não, bồ đề cũng bình đẳng.

Hay như kinh Kim Cang. Đức Phật dạy:

Phàm sở hữu tướng gia thị hư vọng, Nhược kiến chư tướng, phi tướng tức kiến Như Lai. ( cái gì có tướng, thì là không thật, bằng ai thấy các tướng, là chẳng phải tướng.- Đó là thấy Như Lai)

Như vậy là .- Thị Tri kiến Phật.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
1/. Khai, thị, ngộ, nhập.

....... c). Ngộ Phật tri kiến.

....... "Ngộ" là một thoáng bắt gặp chân như.

Như chuyện Thiền Sư Hương Nghiêm:

banlaidienmuc.jpg


Thiền sư Hương Nghiêm Trí Nhàn là đệ tử của Thiền sư Bá Trượng, sau khi học hết kinh luận (của thầy) thì đến tham học với sư huynh là Thiền sư Linh Hựu. Một hôm, Thiền sư Linh Hựu nói:

- Ta nghe nói thầy là một người học rộng, nghe nhiều, bây giờ Ta xin hỏi một câu, chớ khi cha mẹ chưa sinh ra ta thì mặt mũi đích thực của ta thế nào?

Thiền sư Trí Nhàn nghe hỏi một câu như vậy thì bí lối, bèn trở về tìm hết kinh sách nhưng cũng không có câu trả lời. Bấy giờ Trí Nhàn liền quay lại chỗ Linh Hựu, cung kính thưa rằng:

- Xin Hòa thượng từ bi khai thị cho con, thế nào là mặt mũi xưa kia khi cha mẹ chưa sinh ra?

Thiền sư Quy Sơn Linh Hựu lạnh lùng đáp:

- Ta không thể nói cho ngươi nghe, bởi vì nếu ta nói cho ngươi nghe thì ta nói tùm lum việc của ta, đâu có liên can gì đến ngươi; ta mà nói cho ngươi nghe thì mai sau thế nào ngươi cũng oán ta.

Thiền sư Trí Nhàn biết sư huynh không chỉ cho mình, trong lòng chua xót, bèn đem tất cả kinh điển học tập bấy lâu đốt sạch. Rồi từ đó sư đến thẳng Nam Dương, khi đi qua chỗ di tích của quốc sư Tuệ Trung, sư bèn trụ lại bên núi. Bấy giờ, ngày đêm sáu thời sư ôm ấp câu hỏi của Thiền sư Linh Hưu, tư duy thiền quán, câu hỏi cứ ấm ức trong lòng như người câm nuốt phải hỏa châu.

Một hôm, sư cuốc đất làm vườn, bất chợt hòn đá văng lên va vào cán cuốc nghe cái cốc, sư hoát nhiên đại triệt đại ngộ. Sư bèn vào tắm gội sạch sẻ, rồi mặc pháp phục trang nghiêm, đốt hương trầm hướng về núi Quy Sơn đảnh lễ Thiền sư Linh Hựu, nói rằng:

- Hòa thượng thật là đại bi! Nếu năm xưa Hòa thượng nói cho con biết thì làm sao hôm nay con có được niềm hỷ lạc này!

Trạng thái giác ngộ của sự tu tập thiền định không thể đem nói cho người khác hiểu được, giống như người uống nước, nóng lạnh tự biết. Cho nên, mỗi người hãy tự hành trì để tự mình lãnh hội lấy.


+ Vâng thưa các bạn:

- Các pháp do duyên sanh, duyên chưa sanh thì mặt mũi các pháp thế nào ? Nếu nói mặt mũi các pháp trước khi duyên sanh ra, thì là hý luận.

- Các duyên đã sanh pháp rồi, mới nói mặt mũi nó, thì là nói chuyện thừa thải.

- Ngay nơi căn trần giao tiếp, nếu nhận ra các pháp vốn "vô sanh" và mãi mãi "vô diệt" thì mới có cơ may tiếp xúc được "thực tại hiện tiền". Một thoáng "đối diện thực tại". Đó là Ngộ Phật tri kiến .
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
1/. Khai, thị, ngộ, nhập.

.......* d). Nhập Phật tri kiến.

....... Nhập Phật tri kiến, là hòa nhập hoàn toàn huyễn ngã vào Tri kiến Phật.

....... Tiền thiên đức Phật nhập Tri kiến Phật, nhân Tỳ kheo Cittahattha đắc quả A- la- hán (Tích truyện Pháp Cú- Phẩm Tâm) diễn tả giai đoạn này:

* Trưởng Lão Tâm Ðược Ðiều Phục

Ai không tâm an trú ...

Lúc ngụ tại Xá-vệ, Phật đã dạy Trưởng lão Cittahattha, người-bị- tâm-sai-sử câu kệ trên.

Một chàng trai thuộc gia đình khả kính sống ở Xá-vệ vào rừng kiếm con bò bị lạc. Giữa trưa anh tìm thấy và đưa nó về bầy. Nhưng đói khát quá, anh vào tinh xá gặp các Tỳ-kheo cúi chào và đứng cung kính một bên. Thấy anh quá kiệt sức, các Tỳ-kheo chỉ thức ăn thừa trong bình, bảo anh lấy ăn (khi Phật còn hiện đời luôn luôn có cháo được cùng dường dồi dào cùng với nhiều thứ nước sốt và cà ri). Chàng trai ăn uống no nê xong rửa tay, chào các Tỳ-kheo và hỏi:

- Chư Tôn giả! Chắc hôm nay nhà nào mới thỉnh các Ngài?

- Không cư sĩ ạ! Các Tỳ-kheo thường xuyên nhận được thức ăn như thế.

Chàng trai thấy rằng dù làm lụng tích cực vất vả liên tục ngày và đêm cũng không bao giờ được chaó ngon như vậy. Trong khi các Tỳ-kheo, theo lời họ, vẫn được ăn liên miên. Thế tại sao ta cứ sống đời cư sĩ ? Ta sẽ xuất gia. Anh đến các Tỳ-kheo xin và được nhận vào Tăng đoàn. Sau khi làm tròn bổn phận chính và phụ chỉ trong vài ngày được chia phần trong số phẩm vật cúng dừơng, anh tròn trịa và phương phi hẵn ra, nhưng rồi anh hết thích đời sống khất thực nên hoàn tục. Trở về nhà làm việc chỉ vài ngày thân hình anh lại tiều tụy. Anh lại xuất gia, rồi bất mãn, rồi lại về nhà. Thời gian ở chung, anh hay giúp đở các Tỳ-kheo nên về nhà rồi xin tu trở lại, họ nghĩ tình chấp nhận. Cứ như thế anh ra vào đến sáu lần liên tiếp. Các Tỳ-kheo đặt tên anh là Cittahattha, tức người bị tâm sai sử.

Ra vào lui tới như thế, vợ anh mang thai. Lần thứ bảy anh từ rừng trở về mang theo nông cụ. Cất nông cụ xong anh bước vào phòng, lòng phân vân ray rứt muốn khoác y trở lại. Bấy giờ vợ anh đang ngủ, quần áo trong tuột ra, nước miếng nhễ nhại, miệng mở toang hoác, ngáy vang trời, trông chẳng khác nào một tử thi trương phình lên. Anh thấy rõ trong thế gian này tất cả đều vô thường và khổ não. Liền đó anh nhận ra suốt thời gian đi tu chỉ vì nghĩ đến cô ta mà anh thối tâm nản chí. Tay nắm viền chiếc y vàng vừa anh quấn vào bụng vừa chạy ra khỏi nhà.

Mẹ vợ anh chợt thấy anh phóng vụt qua, kêu lên thất thanh, nhưng anh chẳng thèm nghe, một mực chạy thẳng. Bà chỉ còn biết lầm bầm:

- Cái gã phản bội này, vừa mới từ rừng về, lại bỏ nhà, mình quấn y mà chạy vào tinh xá. Thế là sao?

Bước vào nhà thấy con gái nằm ngủ, bà hiểu ngay lý do. Bà lay con gái dậy mắng:

- Dậy đi, đồ phù thủy! Chồng mày thấy mày nằm ngủ, nó gớm ghiếc quá nên bỏ đi rồi. Mày không còn chồng nữa kể tù đây!

Cô gái dịu mắt, giọng lè nhè:

- Ði đi, mẹ! Anh ta đi hay ở có gì quan trọng đâu! Vài bữa nữa anh ta lại về.

Trên đường, Cittahattha ôn đi ôn lại câu "Các pháp trong thế gian đều vô thường, trói buộc trong đau khổ", và anh chứng quả Dự lưu. Ðến gặp các Tỳ-kheo anh cúi chào và xin vào Tăng đoàn. Lần này anh bị từ chối quyết liệt:

- Không! Chúng tôi không thể nhận anh. Tại sao anh đi tu nữa? Ðầu anh cứng như cục đá mài.

Anh khẩn khoản:

- Chư Tôn giả! Hãy nhận con vào Tăng đoàn một lần nữa thôi!

Và chỉ sau vài ngày ông chứng quả A-la-hán cùng các thần thông. Các Tỳ-kheo không hiểu tại sao lần này ông ở lâu, được các ông giải thích là trước đây ông còn quyến luyến thế gian nên rời bỏ Tăng đoàn, nay đã cắt hết mọi trói buộc nên không bỏ đi nữa. Các Tỳ-kheo không tin, thưa lại với Thế Tôn câu chuyện. Phật bảo:

- Ðúng vậy, các Tỳ-kheo! Ðệ tử của Ta khi tâm không kiên định, khi không biết pháp lành thì đi tu cứ hay về nhà. Nhưng bây giờ ông ta đã buông bỏ cả thiện và ác.

Và Ngài nói Pháp Cú:

(38) Ai tâm không an trú,
Không biết chân diệu pháp,
Tịnh tín bị rúng động,
Trí tuệ không viên thành.

(39) Tâm không đầy tràn dục
Tâm không (bận) công phá,
Ðoạn tuyệt mọi thiện ác,
Kẻ tỉnh không sợ hãi.

Một hôm các Tỳ-kheo lại bàn tán về Tỳ-kheo đi tu bảy lần và hoàn tục bẩy lần, cũng vì tham dục xấu xa tại hại ghê gớm. Phật vào Pháp đường ngồi xuống Phật tòa, nghe thế liền dạy:

- Quả vậy các Tỳ-kheo! Tham dục xấu xa rất là tai hại. Giả sử mấy thứ tham dục ấy có hình dạng cụ thể để ta đem bỏ đâu, thì một thế giới cũng còn quá nhỏ, cõi trời Ðại Phạm cũng còn quá thấp, không chứa nổi chúng. Ta không thể đắt chúng vào đâu cả. Ngay một người trí tuệ và dòng dõi cao qúy như Ta cũng bị chúng áp đảo nữa. Thử hỏi ai có thể tả được ảnh hưởng của nó? Trong một tiền kiếp, chỉ vì một xị đậu giống và cái cuốc cùn mà Ta đã đi tu và ra đời sáu lần liên tiếp.

Các Tỳ-kheo hỏi:

- Chuyện đó xảy ra hồi nào, Bạch Thế Tôn?

- Các ông muốn nghe sao? Ðó là:

Chuyện quá khứ

Kuddàla Và Cái Cuốc

Ngày xưa, thời Phạm-ma-đạt cai trị Ba-la-nại, có một người thiện trí tên Kuddàla, có nghĩa là "vị Thánh Cuốc"

Ông là một tu sĩ ngoại đạo đã sống tám tháng trong Hy-mã-lạp-sơn. Một đêm vào mùa mưa, thấy mặt đất ẩm ướt ông nhớ đến ở nhà còn một chai đậu giống. Sợ giống hư ông trở lại thế gian lấy cuốc dọn một miếng đất nhỏ, tỉa đậu và rào chung quanh. Ðậu già, ông hái xuống, để một số trong chai làm trái giống, phần còn lại thì ăn. Nhưng chẳng bao lâu ông lại chán cuộc sống thế gian, vào núi tu suốt tám tháng. Cứ như thế, chỉ vì chai đậu giống và cái cuốc cùn, ông đi tu đến bảy lần.

Lần thứ bảy, ông chợt nghiệm ra rằng chỉ vì cây cuốc cùn này mà phải đi tu rồi lại hoàn tục mãi nên quyết định ném bỏ nó, luôn cả chai đậu giống. Ông đến bờ sông Hằng buộc cái chai đậu giống trong một miếng vải buộc vào cán cuốc, tay nắm chạt đầu cuốc, nhắm mắt lại, quay cuốc ba vòng trên đầu rồi ném xuống sông. Ông cố tình làn như thế để đừng thấy chỗ cuốc rơi, sợ sau này động tâm lại xuống sông vớt lên. Và ông la lớn ba lần lớn:

- Ta đã chiến thắng! Ta đã chiến thắng!

Lúc bấy giờ vua Ba-la-nại vừa trở về sau cuộc dẹp loạn ở biên giới, cắm trại bên bờ sông Hằng và xuống sông tắm. Chợt nghe tiếng Kuddàla vang lên liền hỏi:

- Chỉ có ta vừa mới hạ được kẻ thù mới gọi là chiến thắng, còn ngươi cũng xưng chiến thắng, nghĩa là sao?

Kuddàla đáp:

- Ngài đã chiến thắng bọn giặc cướp ở bên ngoài. Chiến thắng của Ngài có thể sẽ bị thua trở lại. Còn tôi đã chiến thắng một kẻ thù ở bên trong, kẻ cướp tên là Tham Dục. Hắn sẽ không bao giờ thắng tôi được nữa. Chiến thắng được hắn mới thực sự là chiến thắng.

Rồi ông đọc bài kệ sau:

Chiến thắng không thực sự.
Khi bị thua trở lại.
Chiến thắng là thật sự.
Khi chẳng còn bị bại.

Cùng lúc ấy, do nhìn sông Hằng và quán tưởng về yếu tố nước, ông đạt thần thông. Ông bay lên trời, ngồi kiết già trong hư không.

Nhà vua sau khi nghe bài thuyết của Bồ-tát Kuddaala liền đảnh lễ Ngài, xin được nhận làm tu sĩ. Vua cùng toàn quân đông dài khoảng một dặm đường đều đi tu. Vua nước láng giềng nghe tin muốn đánh chiếm vương quốc Ba-la-nại, nhưng khi thấy thành quách thịnh vượng đó trống không, mới hiểu rằng một vị vua từ bỏ một kinh thành tráng lệ như thế để đi tu chắc chắn là không phải muốn bị trói buộc. Vua bèn đảnh lễ Bồ-tát xin được đi tu với đoàn tùy tùng của mình. cứ như thế bảy vị vua lần lượt đi tu. Cùng với hội chúng đông đảo đó, Bố-tát Kuddaala sống đời Phạm hạnh và sanh lên cõi trời Ðại phạm.

Thế Tôn kết luận:

- Các Tỳ-kheo! Lúc đó Ta là Kuddàla. Hãy học từ chuyện này để biết tham dục nguy hiểm trầm trọng đến mức nào.


Kính các bạn :

"Chiến thắng không thực sự.
Khi bị thua trở lại.
Chiến thắng là thật sự.
Khi chẳng còn bị bại."

Lúc tiền thân đức Phật tuyên bố dõng dạc : - Ta đã chiến thắng! Ta đã chiến thắng!

"Còn tôi đã chiến thắng một kẻ thù ở bên trong, kẻ cướp tên là Tham Dục. Hắn sẽ không bao giờ thắng tôi được nữa. Chiến thắng được hắn mới thực sự là chiến thắng."

Đó là lúc Nhập Phật tri kiến. Nhập Phật tri kiến một lần là vĩnh viễn thiên thu .
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
III/. Phật tri kiến

2/. Thể, tướng, dụng của Phật tri kiến.

....... Khi tu tập Phật tri kiến. Chư Tổ đức xưa thường chia ra làm 3 khía cạnh là : Thể, tướng, dụng .

....... a). Thể Phật tri kiến: Tức là bản thể, Bản thể là uyên nguyên tịch lặng, là NHƯ, Như là vô ngôn tịch diệt, tuyệt ngôn ngữ, tuyệt suy lường. Không thể dùng 6 căn, 6 trần, 6 thức mà thấy được.

....... b). Tướng Phật tri kiến: Tức là những chân lý mà đức Phật đã khai thị trong tam tạng kinh điển. Có thể tóm thành Tam Pháp ấn và Nhất Thật Tướng ấn.

.......* Tam Pháp ấn gồm: 1. Vô thường ấn, 2. Vô ngã ấn, 3. Niết Bàn tịch diệt ấn.

....... * Nhất Thật Tướng ấn: tức là Chư pháp không tướng, thật tướng, vô tướng.

....... c). Dụng Phật tri kiến: tức là diệu dụng của sự xả bỏ Tri kiến (giải thoát tri kiến).- Đó là : Tam thân, Tứ Trí , Ngũ nhãn, lục thông, bá thiên Đà La ni môn của chư Phật, Bồ tát.

....... * Tứ Trí : Là 4 Trí do chuyển 8 thức mà thành. Đó là:

- 5 thức trước chuyển thành,- Thành Sở tác Trí.

- Ý thức chuyển thành .- Diệu quan sát trí.

- Mạc na thức chuyển thành .- Bình đẳng tánh trí.

- A lại da thức , chuyển thành .- Đại viên cảnh trí.

....... * Ngũ nhãn: Là 5 thứ nhãn quan của người học đạo. Gồm 1. Nhục nhãn, 2. Thiên nhãn. 3. Pháp nhãn, 4. Huệ nhãn, 5. Phật nhãn.

....... * Lục thông : Là 6 loại thần thông.... (Ở đây chỉ nói lượt mà thôi).
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
IV/. phương pháp giải trừ tri kiến

* Chuyển thức thành trí là phương pháp "giải thoát tri kiến".

....... Như trên chúng ta đã nhận thức rõ, do vô minh mà những nhận thức (tri kiến) của chúng ta trở thành sai lầm. Phần tri kiến lẫn lộn với vô minh gọi là "Thức", tịnh 8 thức, nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, mạc na, A- lại- da, thì ngay nơi đó trở thành 4 Trí :

- 5 thức trước chuyển thành,- Thành Sở tác Trí.

- Ý thức chuyển thành .- Diệu quan sát trí.

- Mạc na thức chuyển thành .- Bình đẳng tánh trí.

- A lại da thức , chuyển thành .- Đại viên cảnh trí.

....... Nhưng khi tìm vào thực tu chuyển trí, thì hành giả sẽ nhận ra "Ý thức" lại là mấu chốt của vấn đề. Vì 5 thức (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân,) phải cùng với Ý thức cộng hưỡng mới hình thành tri kiến lập tri (sẽ khảo sát ở phần sau). Giải trừ được Ý thức là đã thành công gần hết được vấn đề. Như câu chuyện ngụ ý sau đây:

....... Xưa trong một cánh rừng hoang vắng ít người qua lại, khách bộ hành đi qua đó sẽ bị quỉ dữ ăn thịt.

....... Quỉ dữ thường hóa hình thành một con ngựa rất đẹp và hiền hòa đang gặm cỏ ngòai bìa rừng. Khách bộ hành khi đến bìa rừng thấy con ngựa tốt liền khởi tâm muốn mượn đở để nhanh chóng lướt qua khỏi nơi nguy hiểm, liền lên lưng ngựa và dục giả bôn hành...

....... Đi đến giữa đường con ngựa Quỉ bổng hý vang rồi quay lại hỏi khách lữ hành : Nhà ngươi thấy ngựa chạy như vầy có hay không ? Quá kinh khiếp người lữ hành té xuông ngựa và bị quỷ ăn thịt....

....... Một hôm có vị tráng sĩ tay cầm gươm bén cũng đến bìa rừng, ngài cũng lên ngựa bôn hành....

....... Đi đến giữa đường con ngựa Quỉ cũng hý vang rồi quay lại hỏi tráng sĩ : Nhà ngươi thấy ngựa chạy như vầy có hay không ?

....... Cầm chắc tay gươm, tráng sĩ bình tỉnh kề ngay vào cổ ngựa và hỏi lại : Còn nhà ngươi thấy gươm này có bén không ?

....... Thế là con ngựa vô phương vùng vầy, đành phải để cho tráng sĩ chế ngự cả đoạn hành trình.

images


....... Cũng như vậy. Trên đường tu chúng ta cần phải trí tri:

[MOVRIGHT]Tri kiến lập tri và tri kiến vô kiến.[/MOVRIGHT]
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên