Gởi bạn tuổi Tỵ

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
<?xml:namespace prefix = v ns = "urn:schemas-microsoft-com:vml" /><v:shapetype id=_x0000_t75 coordsize="21600,21600" o:spt="75" o:preferrelative="t" path="m@4@5l@4@11@9@11@9@5xe" filled="f" stroked="f"><v:stroke joinstyle="miter"></v:stroke><v:formulas><v:f eqn="if lineDrawn pixelLineWidth 0"></v:f><v:f eqn="sum @0 1 0"></v:f><v:f eqn="sum 0 0 @1"></v:f><v:f eqn="prod @2 1 2"></v:f><v:f eqn="prod @3 21600 pixelWidth"></v:f><v:f eqn="prod @3 21600 pixelHeight"></v:f><v:f eqn="sum @0 0 1"></v:f><v:f eqn="prod @6 1 2"></v:f><v:f eqn="prod @7 21600 pixelWidth"></v:f><v:f eqn="sum @8 21600 0"></v:f><v:f eqn="prod @7 21600 pixelHeight"></v:f><v:f eqn="sum @10 21600 0"></v:f></v:formulas><v:path o:extrusionok="f" gradientshapeok="t" o:connecttype="rect"></v:path>ffice:eek:ffice" /><?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com
><o:lock aspectratio=
</o:lock></v:shapetype><v:shape style="WIDTH: 12pt; HEIGHT: 12pt" id=_x0000_i1025 alt="Giảm" type="#_x0000_t75"><v:imagedata src="file:///C:\DOCUME~1\admin\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image001.gif" o:href="http://phathoc.net/Home/Images/minus.gif"></v:imagedata></v:shape> <v:shape style="WIDTH: 12pt; HEIGHT: 12pt" id=_x0000_i1026 alt="Tăng" type="#_x0000_t75"><v:imagedata src="file:///C:\DOCUME~1\admin\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image002.gif" o:href="http://phathoc.net/Home/Images/plus.gif"></v:imagedata></v:shape><o:p></o:p>

Từ Đầu xuân : Năm Tỵ nói chuyện Rắn

GN - Trong thế giới động vật, rắn là một loài bò sát không chân, di chuyển nhanh nhạy, bắt mồi như chớp; hiền lành như rắn nước, cực độc như rắn hổ mây, nhỏ xíu như con liu điu, to xác như con mãng xà... Loài rắn rất đa dạng, khoảng gần năm trăm loài, trong đó khoảng 250 loài cắn có thể làm chết người. Từ thời xa xưa, không biết vì sao loài người gán cho rắn bao nhiêu là “tai tiếng”, nói về cái gì ác độc, xấu xa. <o:p></o:p>
Nhiều thành ngữ đến nay vẫn còn sử dụng: “Khẩu Phật tâm xà”, ý nói lời nói có vẻ hiền lương mà tâm địa thì độc ác. “Khẩu xà tâm Phật”, ý nói miệng nói dường như thô bạo nhưng tâm lại hiền lương. Người độc ác thì bị mắng: “gian manh xảo quyệt như loài rắn độc”; người phụ nữ đôi khi cũng bị gán với loài này “đồ đàn bà rắn độc”...<o:p></o:p>

<v:shape style="WIDTH: 341.25pt; HEIGHT: 273.75pt" id=_x0000_i1027 alt="2-25.jpg" type="#_x0000_t75"><v:imagedata src="file:///C:\DOCUME~1\admin\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image003.jpg" o:href="http://phathoc.net/UserImages/2013/01/25/1/2_25.jpg"></v:imagedata></v:shape><o:p></o:p>


Ngay cả trong chuyện “Vàng hay rắn độc” kể lại trong một lần đi khất thực, Phật cùng chúng đệ tử, trong đó có A Nan. Tôn giả A Nan thấy bên bờ có một chĩnh vàng. Đức Phật dừng lại và hỏi với A Nan rằng: “Này, A Nan, con có thấy đây là một loài rắn độc không?”. Tôn giả A Nan cung kính bạch với Đức Thế Tôn rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, đó thật là một loài rắn độc, đáng sợ hãi”. Phật và cả Tăng chúng tiếp tục đi. Một người nông dân nghe thấy tưởng rắn độc thật, tò mò chạy đến xem thì thấy cả một chĩnh vàng, ông ta lóa cả mắt. Người nông dân cười, cho rằng Phật và các vị Tăng không biết giá trị của vàng. Ông liền mang về mua đất, mua sắm các vật dụng để xài, cuộc sống theo đó cũng đổi khác. Thiên hạ xầm xì, tiếng đồn đến tai quan. Quan xét điều tra, biết được chĩnh vàng có nguồn gốc trộm cắp từ cung vua. Người nông dân bị ghép tội chết. <o:p></o:p>
Thế nhưng, trong chuyện dân gian, chuyện cổ tích, chuyện dã sử và cả chuyện hiện đại cũng đề cập không ít những chuyện về rắn có tâm linh, biết cách ứng xử như người, biết đền ơn báo oán, biết lắng nghe kinh kệ.<o:p></o:p>
Truyện cổ tích có chuyện “Cứu vật vật trả ơn, cứu nhơn nhơn trả oán” (Cổ tích Việt ffice:smarttags" /><?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com
><st1:place alt=
</st1:place><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region>
- Tác giả Nguyễn Đổng Chi) kể chuyện một con rắn được một người cứu vớt trong cơn lũ lụt. Sau, người này bị hại, bị vu oan nên bị giam cầm, may nhờ rắn và các loài vật khác như kiến, chuột tìm cách giải oan, lại có cách chữa trị cho công chúa khỏi bị bệnh câm nên được lấy công chúa làm vợ. Câu chuyện nói về trí thông minh của rắn, biết đền ơn người đã cứu giúp mình thoát chết trong cơn đại hồng thủy.<o:p></o:p>

Chuyện ngày nay, là chuyện có thực, vào thập niên 40 của thế kỷ 20 (những năm 1940), tại chùa Tra Am, xã Hương Khê, tỉnh Thừa Thiên Huế, vào những ngày rằm, ba mươi, mùng một, khi các sư thầy gõ mõ, tụng kinh, có hai con rắn to, dài gần 2m, một con dài, một con cụt hơn “rủ” nhau bò vào chính điện, nằm khoanh tròn nghe các thầy tụng kinh, không gây hại ai. Các thầy thấy lạ, ban đầu cũng sợ, sau rồi quen dần. Nghe hết thời kinh, cả hai cùng bò vào hốc cây, hang đá sau chùa. Cặp rắn này tu tại chùa nhiều năm. Sau do chiến tranh, các thầy không thấy cặp rắn này vào chùa nghe kinh nữa. Nhiều cụ già lớn tuổi còn nhắc lại cặp rắn tu hành này cho du khách đến chùa, chỉ chỗ hốc cây hang đá nơi cặp rắn sinh sống.<o:p></o:p>
Qua những mẩu chuyện trên, ta thấy, rắn là một loài vật, một động vật mà giáo lý nhà Phật xếp vào hàng súc sinh trong lục đạo (thiên, nhơn, a-tu-la, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục) mà còn có thiên hướng tu hành. Nay ta được thân người, mà như Phật dạy muốn có thân người là một trong những điều khó được ở đời. Lại có cơ duyên, hiểu biết Phật pháp, sớm hôm cần chuyên công tu học, hành trì giới luật, giữ giới-định-huệ để tăng tiến trong tu hành, có cuộc sống an ổn, tự tại, biết cứu giúp người hoạn nạn, bố thí cho người nghèo khó. Do đó, là người học Phật, cần “thiểu dục, tri túc” (ham ít, biết đủ) thì cuộc sống thanh tịnh. Đây là điều cần thiết để vững bước trên đường tu học vậy.<o:p></o:p>
Khó thay được làm người!<o:p></o:p>
Khó thay sống an vui!<o:p></o:p>
Khó thay nghe diệu pháp!<o:p></o:p>
Khó thay Phật ra đời!<o:p></o:p>
(Kinh Pháp cú 182)<o:p></o:p>
Nhân dịp xuân Quý Tỵ cũng xin có đôi lời luận về người tuổi Tỵ. Mỗi con vật trong thập nhị chi (mười hai con giáp) ứng vào tuổi con người, tuy không tin dị đoan, nhưng kiểm nghiệm cũng thấy người tuổi Tỵ có những nét rất hay, ứng với những đặc tính của loài rắn.<o:p></o:p>
Trước hết, người tuổi Tỵ thường rất thông minh, nhanh nhạy trong suy nghĩ, sâu sắc trong tính toán. Trước bất kỳ vấn đề gì, người tuổi Tỵ suy nghĩ thật sâu, tính diễn biến sự việc tiếp theo thêm năm bảy bước, thật chắc rồi mới làm, ít khi quyết định vội vàng, bộp chộp. Nên những người tuổi Tỵ thích hợp với ngành kinh doanh, thương mại, nắm bắt thị trường. Tuổi thiếu niên thường gian nan, ra đời sớm, đấu tranh với đời. Nhờ sự khôn lanh mà vượt qua được nhiều cơn nguy khốn. Được học hành, học giỏi nhưng ít đạt được bằng cấp, nhưng ra đời thì lại may mắn có được những tính toán phù hợp, nhờ đó gặt hái thành công. Tình duyên người tuổi Tỵ thường không được ‘xuôi chèo mát mái’, phải nhẫn nhịn mới bảo toàn mái ấm, một số người phải lận đận tình duyên, sau đổ vỡ mới tìm được hạnh phúc chân thật. <o:p></o:p>
Người tuổi Tỵ gây ấn tượng, khôn ngoan, hấp dẫn và khá lãng mạn, hướng về tinh thần nhiều hơn về vật chất, phong cách tao nhã, sang trọng, phù hợp với công việc cần tập trung tinh thần. <o:p></o:p>
Người đàn ông tuổi Tỵ có trí tuệ đặc biệt bẩm sinh, nho nhã, lịch sự, rộng rãi chuyện tiền nong; nhiệt tình, hào phóng, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người; có khát vọng lớn về danh vọng và tiền bạc.<o:p></o:p>
Người phụ nữ tuổi Tỵ thường là mỹ nữ, gương mặt sáng láng và bình thản, an lành, xinh đẹp; tính tự tin, hiền lương, thẳng thắn, trong sáng, thong thả. Tuy nhiên đầu óc luôn suy nghĩ bận rộn. Nữ thường có số đào hoa nhưng lại thường rơi vào tình cảnh đơn lẻ.<o:p></o:p>
Người tuổi Tỵ khi biết đạo cũng tin đạo pháp nhưng vẫn thường dùng lý trí xét đoán giả chơn, hư thực rồi mới tin. Trong làm phước, bố thí cũng biết cân phân nơi nào cần trước, nơi nào thực sự khó khăn, ít khi làm mà không tính. Nhưng đã làm việc thiện lại không cần danh, không phô trương, không khoe khoang để cho nhiều người biết. Đối với bạn đạo thì hết sức quý trọng. Đối với quý Tăng/ Ni thì có giữ một khoảng cách với lòng tôn trọng. Đối với việc thiện thì gặp việc thiện thì làm. Gặp người nghèo khổ, khó khăn thì “giúp cần câu chứ không cho cá”. Tấm lòng người tuổi Tỵ thật rộng rãi, nếu tiếp tục tu học thì tiếp tục hưởng thụ cuộc sống đầy đủ, hưởng phước báu đời trước và cả đời nay, như bài kinh: <o:p></o:p>
Người tạo được thiện nghiệp,<o:p></o:p>
Làm xong không ăn năn,<o:p></o:p>
Hoan hỷ lòng phơi phới,<o:p></o:p>
Hái quả phúc thường hằng.<o:p></o:p>

(Kinh Pháp cú 68) <o:p></o:p>

HT.Thích Đạt Đạo (GNO).<o:p></o:p>
<v:shape style="WIDTH: 15pt; HEIGHT: 15pt" id=_x0000_i1029 alt="Chia sẻ bạn bè qua Digg" type="#_x0000_t75"><v:imagedata src="file:///C:\DOCUME~1\admin\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image010.gif" o:href="http://phathoc.net/home/images/digg.gif"></v:imagedata></v:shape><v:shape style="WIDTH: 15pt; HEIGHT: 15pt" id=_x0000_i1030 alt="Chia sẻ bạn bè qua Facebook" type="#_x0000_t75"><v:imagedata src="file:///C:\DOCUME~1\admin\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image011.gif" o:href="http://phathoc.net/home/images/facebookicon.gif"></v:imagedata></v:shape><v:shape style="WIDTH: 15pt; HEIGHT: 15pt" id=_x0000_i1031 alt="Chia sẻ bạn bè qua Twitter" type="#_x0000_t75"><v:imagedata src="file:///C:\DOCUME~1\admin\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image012.gif" o:href="http://phathoc.net/home/images/twittericon.gif"></v:imagedata></v:shape><v:shape style="WIDTH: 15pt; HEIGHT: 15pt" id=_x0000_i1032 alt="Chia sẻ bạn bè qua Yahoo" type="#_x0000_t75"><v:imagedata src="file:///C:\DOCUME~1\admin\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_image013.gif" o:href="http://phathoc.net/home/images/yahooicon.gif"></v:imagedata></v:shape><o:p></o:p>
<o:p>DẾN CHUYỆN RẮN THẦN </o:p>
<o:p>Rắn thần , hay Thần Rắn là một trong tám loại chúng sinh có căn tu , thường đến dự các pháp hội do đức Phật giảng thuyết , tám loại này gọi là Thiên Long Bát Bộ , gồm : Thiên , Long , Atula, Dạ Xoa , Càn Thát Bà, Ca Lâu La, Khẩn Na La . Ma Hầu La Già .</o:p>
<o:p>Theo một số tàii liệu Ma Hầu La Già ( Mahoraga ) được minh họa hình dạng thần mình người đầu rắn hay đoi khi hình rắn thiêng có đầu dẹp , mỏng .</o:p>
<o:p>Như vậy rắn còn là biểu tượng của linh vật .</o:p>
<o:p></o:p>
<o:p></o:p>
 
Last edited:

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhân câu chuyện "Vàng hay rắn độc" của chị "suongphale" trích dẫn trong kinh điển Phật giáo làm quà tặng đầu năm Quý Tỵ cho những người mang tuổi Tỵ. Tôi cũng xin kể lại một câu chuyện đời xửa đời xưa, khi còn ấu thơ, được nghe bà nội kể chuyện cổ tích, thỉnh thoảng lại cười khúc khích với nhau rất là vui vẻ. Chuyện cổ tích của bà kể thì rất nhiều, phần đông ngụ ý: người làm lành thì hưởng phước, kẻ làm ác thì mang họa. Câu chuyện "Hũ vàng và Rắn độc" dưới đây mang ý nghĩa đó, câu chuyện kể rất ngắn, giản dị hợp với tuổi nhỏ đang lớn. Bây giờ tôi kể lại theo trí nhớ, thỉnh thoảng thêm "mắm muối" chút đỉnh cho đậm đà, có gì không phải xin quý vị bỏ qua:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đời xửa đời xưa..., có hai vợ chồng bác nông phu rất nghèo, sống nhờ mấy công đất của cha mẹ để lại. Chồng ban ngày đi cày, vợ ở nhà nấu cơm nước, làm việc nhà v.v...
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngày nọ, bác đang cày thửa ruộng nhà, gần đến trưa sắp sửa nghỉ để ăn cơm, thình lình lưỡi cày vấp phải một vật gì rất cứng, lưỡi cày bung lên nghiêng qua một bên, đi lệch đường cày một đỗi. Bác dừng trâu lại để xem vật gì, thấy trong luống cày có một vật gì màu đen nằm lẫn trong lớp đất vụn. Bác lấy tay phủi lớp đất, thấy một cái hũ bằng đất bị lưỡi cày neo phải cái nắp sắp bung ra. Bác lấy con dao bầu lúc nào cũng mang theo để chặt cỏ, đào lớp đất xung quanh cái hũ, cẩn thận moi cái hũ lên. Bác dùng lưỡi dao cạy cái nắp ra để xem bên trong đựng vật gì, thì ngạc nhiên quá đỗi, trong hũ có nhiều thoi vàng sáng chói lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời, làm bác bị hoa mắt... Phải một lúc lâu bác mới đậy nắp hũ lại, để cái hũ trên bờ ruộng dưới mấy cây trâm bầu, rồi cho trâu nghỉ, còn bác ăn cơm và nghỉ trưa...
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chiều về, bác dấu hũ vàng trong gốc cây trâm bầu sau khi chặt mấy nhánh trâm bầu phủ lên, xong vào nhà tắm rửa, ăn cơm chiều. Khuya đến khi đi ngủ, nằm trên giường bác kể lại câu chuyện cày được cái hũ đựng vàng cho bà vợ nghe. Bà vợ nghe xong cằn nhằn quá đỗi, hỏi:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Vậy anh dấu cái hũ ở đâu, sao không mang vào nhà cho tôi xem.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Vội gì, tôi dấu nó trong gốc cây trâm bầu ngoài bờ ruộng, thủng thẳng tôi sẽ mang vào cho bà xem.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Không ngờ khuya đó có một tên ăn trộm rình sau hè, nghe hai vợ chồng nói đến cái hũ vàng, hắn bèn đi ra gốc trâm bầu lấy cái hũ vàng và mở nắp xem. Vàng đâu không thấy chỉ thấy trong cái hũ một bầy rắn loi nhoi nhô đầu lên chực mổ. Hết hồn, hắn đậy nắp hũ lại, nghĩ:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Té ra mình bị lão nông phu gạt, rắn mà lão nói là vàng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nghĩ xong, hắn để cái hũ vàng vào chỗ cũ rồi về nhà.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sáng hôm sau, bác nông phu lại ra ruộng cày tiếp, bác thấy hũ vàng vẫn còn đó, nên yên chí tiếp tục cày ruộng. Đến chiều về nhà, tắm rửa ăn cơm xong, đến khuya đi ngủ. Bà vợ hỏi:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Hũ vàng đâu sao anh không mang vô nhà.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Vội gì, nó vẫn còn đó, nếu mình có phần thì tự nhiên nó sẽ bò về nhà cho mình hưởng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khuya đó, tên ăn trộm vẫn rình sau hè để nghe hai vợ chồng nói gì! Đến khi nghe bác nông phu nói hũ vàng còn đó. Anh ta vội vã ra ngoài gốc trâm bầu moi hũ vàng lên xem lại, mở nắp ra thì vẫn thấy lũ rắn loi nhoi nhô đầu lên chực mỗ. Hắp vội đậy nắp lại và nói:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Trong hũ rõ ràng toàn là rắn, mà lão lại bảo là vàng, được rồi mầy muốn nó bò về nhà thì tao cho bò vô để rắn cắn chết vì cái tội nói láo.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói xong, hắn mang cái hũ vàng vào để trước cửa nhà hai vợ chồng bác nông phu để sáng mai rắn chắn chết cho bõ ghét.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sáng dạy, bác nông phu mở cửa ra đi rửa mặt, thấy hũ vàng nằm trước cửa, liền kêu vợ ra xem:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Nó bò về rồi nè, bà ra đây mà xem.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bà vợ nghe chồng nói, lật đật chạy ra thấy hũ vàng nằm dước đất, lấy lên mở nắp ra thấy trong hũ nhiều thoi vàng sáng chói, mừng rỡ vội đậy nắp lại và đem vô nhà cất.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Còn tên trộm sau nhiều ngày theo dõi, không thấy chuyện gì xảy ra, hắn không hiểu được tại sao rắn không cắn chết hai vợ chồng người nông phu...
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Câu chuyện đến đây là hết với lời nói của bà nội: "Ăn hiền ở lành thì được phước".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong kinh Bách Dụ, của tác giả Cầu Na Tỳ Địa, do Thích Phước Cẩn dịch, trang 94-95, có một câu chuyện "Được chuột vàng" hóa thành rắn như sau:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thuở xưa, có một người đi đường lượm được một con chuột bằng vàng, lòng mừng hớn hở, ôm giữ trong lòng, rồi tiếp tục hành trình. Đến bờ sông, người ấy cởi áo để bơi qua, bỗng nhiên chuột vàng đang ôm hóa thành rắn độc. Người ấy đắn đo suy nghĩ: "Thà bị rắn độc cắn chết, chứ không buông bỏ".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói xong, anh ta ôm cứng nó vào lòng rồi bơi qua sông. Do lòng thành cảm động nên rắn độc hóa lại thành chuột vàng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bấy giờ, có người quê mùa trong thấy cho là rắn độc nhất định sẽ biến thành vàng ròng. Người ấy bắt rắn độc ôm vào lòng, liền bị rắn cắn chết.
<CENTER><TABLE BORDER=0 CELLSPACING=0 BORDERCOLOR="#034400" CELLPADDING=0 WIDTH=500>
<TR><TD WIDTH="50%" VALIGN="MIDDLE" HEIGHT="50%">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Mẫu chuyện này dụ cho người thấy các bậc tu hành chân chánh được nhiều sự cúng dường, rồi nương tựa vào Phật pháp, mong được lợi dưỡng chứ không thật tâm tu hành. Do đó, sau khi chết họ bị đọa vào đường dữ. Như người kia bắt rắn ôm vào lòng và bị cắn chết vậy.</P>
</TD>
</TABLE></CENTER>
</span></span>
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính Tuấn-Tú cùng các bậc trên-trước !
bangtam cũng có câu chuyện về Rắn-Thần nè ! câu chuyện này là chuyện sự thật đó ! để bangtam kể nhe.
Cố Hoà Thượng Thích-Đức-Niệm là người ở tỉnh miền Tây, Ngài tu tại gia lúc năm, sáu tuổi, đến lúc trưởng-thành Ngài chính-thức xuất-gia, do chí-nguyện hoằng-dương Phật-Pháp, nên Ngài không quản-ngại đường xa gian-khổ để đến xứ Đà-Lạt quanh năm ảm-đạm sương mù, mà phương-tiện giao-thông vào thời đó còn nhiều khó-khăn dữ lắm.
Miếng đất Ngài trụ-trì ở Đà-Lạt là miếng đất hoang-sơ, cây cối um-tùm vì nó không phải ở trong thành phố, cho nên để có mái tranh che nắng che mưa thì Ngài phải tự thân cuốc đất, cắt tranh bện lại rồi mới lợp thành nhà, rồi Ngài còn phải đào giếng v.v...Biết bao là cực-nhọc oằn nặng trên dáng vóc thư-sinh (Thầy óm-nhom, óm nhách hà). Đó là chưa kể đến những vị khách địa-phương đáng ngại như : nhện rừng, bò-cạp, rắn rít luôn quấn-quít theo bước chân thầy, vậy mà qua bao năm tháng chúng chưa một lần dám nhiễu-hại Ngài cả.
Vào một buổi chiều nọ, đang làm công việc , thì thầy nhìn thấy có một con rắn đang nằm kế bên một gò mối lớn, thấy vậy nên thầy đi qua hướng khác mà làm vườn, vậy mà nó cứ lẩn-quẩn theo bên thầy hoài. Cho đến khuya hôm đó thì có tiếng người đập vách cửa cầu cứu với thầy, khi thầy mở cửa thì có hai người lớn một nam, một nữ, họ xưng là đôi vợ chồng, mà họ ăn mặc rằn-ri kỳ-dị lắm, họ thưa với thầy là : "Hồi sớm lúc Thầy cuốc đất, vô tình Thầy đã làm bị thương con của chúng con, cho nên kính xin thầy từ-bi cứu nó ." Thầy nói với họ là thầy rất ngạc-nhiên, vì khi làm vườn thì tuyệt-nhiên thầy không có thấy một đứa bé nào hết. Đợi thầy nói dứt câu thì cả hai liền trình bày với thầy là : " Gia-đình chúng con là rắn, tu-luyện đã lâu năm (nếu bangtam nhớ không lầm là cả ngàn năm gì đó), nên chúng con có thể hoá thành thân người, nay vì con của chúng con bị thương, cầu xin thầy cứu nó ". ( Lời thầy kể lại trong sách rất là hay, nhưng bangtam không thể nhớ được hết). Thầy nghe vậy bèn lấy chén nước lọc rồi trì thần-chú Đại-Bi vào, đoạn thầy rưới lên mình (bangtam không nhớ là thầy rưới nước trì chú lên mình con rắn nhỏ, hay là thân hình một đứa bé) thì những vết thương rỉ máu trên thân đứa bé liền lành-lặn trở lại. Tất cả ba người vui-mừng chấp tay cám ơn thầy và xin được quy-y.
Bắt đầu từ đó, rắn lớn rắn nhỏ vô nhà thầy nằm la-liệt, khiến cho thầy đi lại thật khó-khăn, vì lúc đó cây đèn dầu hôi nhỏ xíu không đủ sáng, nên đêm hôm mà thầy có việc cần muốn bước xuống giường thì thiệt là không tiện một chút xíu nào, nên thầy phải kêu tất cả chỉ được tập trung ngoài hiên nghe tụng kinh thôi, chớ không được nằm đầy dưới giường thầy nữa. Khi thầy vừa dứt lời thì tất cả rắn liền bò ra ngoài sân, nằm có trật tự, và không quên chừa một lối đi chính-giữa cho thầy. Về sau, dường như hiện tượng này không còn nữa khi có nhiều Phật-tử đến làm công quả, và người ta có xây cất một căn phòng nhỏ xíu trong sân chùa để thầy ngủ nghỉ, thì chư Tăng-Đức và nhiều Phật-tử đều nhìn thấy là về đêm có nhiều vị Tăng chấp tay đi kinh-hành chung quanh hành lang chỗ phòng ngủ của thầy, thì thầy nói cho mọi người biết đó là những rắn-thần, đã đến quy-y với thầy.
Về sau, trước khi viên-tịch, thầy có căn dặn mọi người trước ba, bốn tháng là khi chôn thầy xong thì có hai con rắn (thầy nói màu gì, và trên đầu có cái gì thì bangtam quên mất rồi) đến thọ tang, thì quả thật đến ngày hôm đó có hai con rắn bò ra làm lễ trước mộ của thầy, trước sự chứng-kiến của mấy trăm người, sau khi cung-kính lễ trước mộ phần xong thì hai vị đó bò vô bụi đi mất, kể từ đó đến giờ không ai còn trông thấy nữa.

* Kính thưa ! Câu chuyện này bangtam đọc đã mười mấy năm rồi, nên chỉ nhớ đại-khái là vậy, thì việc thiếu-sót chi-tiết rất nhiều, cho nên kính mong người đọc thông cảm và có thể bổ-túc cho câu chuyện sự-thật này được đúng với lời của Cố Hoà-Thượng đã kể, thì thật là hạnh-phúc biết bao cho bangtam cùng hậu-thế về sau nầy được biết rõ hơn để truyền tụng, tán-thán oai-đức từ-bi của Ngài đã cứu-độ cho nhiều vị rắn-thần.

Nam-Mô A-Di-Đà Phật !

Kính
bangtam
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
Chào các đạo hữu
Cám ơn các đạo hữu đã góp ý trong đề tài này
Và sau đây là một món quà riêng tặng cho hai bạn Tuấn Tú và Băng Tâm
Chung tặng các bạn không phải tuổi Tỵ
Ngày xưa có một người lữ hành đang di chuyển trên một con đường xa .
Vào một buổi xế chiều nọ , lữ khách vưa đến bờ của một con sông nhỏ . Lữ khách có nhu cầu muốn vượt qua sông bằng phương tiện thuyền hoặc tự lội qua sông để đến bờ bên kia .
Thế nhưng vào lúc ấy trời đã nhá nhem tối , và chàng nhìn thấy nơi bờ đất đỏ bờ sông xuất hiện một vật gì dài tròn như con rắn nằm vắt vẻo , rõ là một con rắn Lục sẫm màu rất độc hại . Chàng thầm lo không biết có khi còn nhiều con nữa không chừng . Vì vậy lữ khách không dám đứng đó và không dám lội qua sông . Mà lúc đó thì đò đưa người của ông lái đã nghỉ .Lữ khách bèn nghỉ dưới gốc cây xa xa đó qua đêm .
Sáng hôm sau chàng trở lại bờ sông để xem có còn rắn ở đó và xem có đò không.Thì chàng chợt nhận ra "con rắn" chàng nhìn thấy đêm qua : chỉ là một khúc dây thừng to bản của một cái neo nào đó ! chàng hổ thẹn tự trách mình quá nhiều cảm xúc lo sợ , nên đã nhìn dây mà tưởng đó là rắn !

Lại có một chuyện khác : Một người võ sĩ tài ba cũng đến một bờ sông nọ vào một buổi xế chiều trời nhá nhem .Võ sĩ nhìn thấy một vật gì tựa hồ một con rắn to nằm bắt qua bờ đất men sông . Anh ta định thần nhìn kỹ lại thì cho đó chỉ là một khúc dây thừng to bản ! Có lẽ đó là khúc dây cũ để cột neo của một chiếc thuyền nào đó bỏ lại.Võ sĩ mau mắn nhảy xuống sông để lội sang bên kia bờ sông .Chẳng ngờ "khúc dây" mà võ sĩ tưởng , chính là con rắn lục , nó đã chạm vào da thịt chân của võ sĩ và cắn vào chân võ sĩ , ra tới giữa dòng võ sĩ chết vì nọc độc của rắn!



Thưa các bạn
Cái thấy của chúng sinh có chính xác không khi bị Tình thức chi phối hoặc dẫn dắt ?
Nếu chúng ta không biết chính xác đối tượng là rắn hay dây , chúng ta có nên phiêu lưu ?

Còn câu chuyên tỷ dụ trong kinh Bách Dụ về con chuột vàng và con rắn độc thì pha lê hiểu như sau :ban đầu đã THẬT SỰ là báu vật thì nó sẽ là báu vật , nếu sau này chuột vàng dưới mắt mình trở thành rắn độc thì do cái thấy đã bị sai lạc nhất thời .Cho nên người ta nói , bước đầu tu rất là quan trọng . Khởi đầu mà không rõ ràng đường đi thì thật tai hại .
Con người nông dân tham VÀNG mà từ ban đầu là con rắn độc mà nhất định hy vọng hão huyền nó là chuột bằng VÀNG thì rõ ràng anh ta đã bị Tham dẫn dắt nên tai hại thay.

Thật ra đó chỉ là suy nghĩ riêng của pha lê , chư thật sự pha lê chỉ biết về rắn như sau : nhà mình trước đây ở ngoại ô , bãi đất sau nhà có khi thấy một hai con rắn nhỏ dài độ trên dưới một thước tây . .Có một hôm mình phát hiện có một con rắn chiều dài trên dưới một thước tây , bò vào cửa sau nhà .Mình sợ hãi , thì hình như rắn biết người theo dõi nó , nó bò rất nhanh lên nhà trên để tránh , nó bò nhanh đến nỗi mình không thể theo dõi biết nó đã trốn vào góc nào của nhà .Mình rình lối ra cửa sau để chắc chắn rắn đã ra khỏi nhà chưa . Nhưng không bao giờ thấy lại con rắn ấy và con rắn nào khác.Người ta bảo rắn khôn biết tàng hình không cho người thấy nó để bảo vệ an toàn ?Mình thắc mắc chuyện này mãi
Thân chào và mời các bạn góp ý thêm nếu có .
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<CENTER><B>RẮN BÁO OÁN</B>
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi</CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngày ấy, trong một gò đất cây cối mọc um tùm ở làng Nhị Khê gọi là gò Rùa, có một con rắn mẹ sống với một đàn con. Con rắn làm tổ ở đó đã ngót một trăm năm, chỉ còn chờ ít lâu nữa là thành xà tinh có thể đi mây về gió, biến hóa huyền diệu. Vào thời ấy có một ông đồ họ Nguyễn mở trường dạy học trong làng. Thấy đám đất ở gò Rùa có mạch rất đẹp: trước mặt là đầm làm minh đường, sau lưng là gò làm án, ông đồ bèn xin làng cấp cho mình đám đất để dựng một ngôi nhà làm nơi tĩnh mịch dạy học. Được phép làng, một buổi chiều nọ trước khi tan lớp, thầy bảo trò:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Từ mai các con tạm nghỉ học một vài ngày rồi đến phát dọn hộ cho thầy đám đất bên gò Rùa kia.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nghe tin ông đồ sắp cho người đến phá phách chỗ ở của mình, đêm ấy rắn mẹ bèn đến báo mộng cho ông đồ biết. Ông đồ đang ngủ mơ màng thấy có một người đàn bà vẻ mặt hầm hầm đến sừng sộ:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Này ông kia! Nào ta có gây thù chuốc oán gì với nhà ngươi mà nhà ngươi lại toan phá nhà cửa của ta. Muốn tốt thì chớ có động đến, nếu không thì đừng hòng ăn ngon ngủ yên với ta đâu
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói xong quay ngoắt trở ra. Ông đồ giật mình tỉnh dậy thì trời đã sáng. Suy nghĩ mãi về giấc mộng lạ, ông chưa hiểu thế nào cả. Sực nhớ hôm nay là ngày học trò mình bắt tay khai phá đám đất hoang, ông cho rằng hẳn có ma quỷ gì ở đấy muốn ngăn cản không cho mình tới ở. Sợ tai vạ, ông đã toan bảo học trò ngừng tay, nhưng suy đi nghĩ lại, ông thấy không nên: - "Ồ, mộng mị vô chừng, tội gì phải bận tâm cho mệt". Rồi đó ông đồ chống gậy đi đến khoảnh đất mới xem học trò làm việc. Lúc đến nơi thì thấy học trò đã dọn quang một đám khá rộng. Ông đồ hỏi: - "Các con có thấy gì lạ không?". Học trò đáp: - "Thưa thầy, không có gì lạ cả". - "Nếu có gì lạ hãy báo cho thầy biết nghe không".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đêm hôm sau con rắn lại báo mộng. Ông đồ đang mơ mơ màng màng, bỗng thấy người đàn bà hôm trước lại đến, tay bế ba đứa con nhỏ, nhưng lần này vẻ mặt thay đổi hẳn: - "Xin nhà thầy hoãn cho ba hôm nữa, để cho đàn con tôi cứng cáp đã rồi sẽ xin đi". Thấy người đàn bà vật nài mấy lần, ông đồ động lòng trắc ẩn, nói: - "Được, được, tôi sẵn lòng để cho nhà chị nán lại ít hôm".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sáng dậy ông đồ nghĩ mãi vẫn chưa hiểu ra thế nào. Ông bèn đi tới đám đất đang được phát dọn xem sao. Vừa đến nơi, người trưởng tràng đã chạy đến nói với ông: - "Thầy ạ, vừa rồi có một con rắn lớn, tiếc rằng chúng con mới chém phải một nhát ở đuôi thì nó đã chạy mất. Trong hang có một ổ ba con rắn con, chúng con đều đánh chết cả". Ông đồ bèn hiểu ra, bèn tặc lưỡi ân hận: - "Đúng là người đàn bà ở trong con rắn đã đến cầu khẩn với ta. Nhưng ta không kịp cứu bầy con nó như lời ta đã hứa".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lại nói đến con rắn mẹ tự nhiên bị chết mất cả đàn con lại bị thương tích nặng nề, thì căm tức ông đồ vô hạn. Nó quyết tìm dịp báo thù. Một tối trong khi ông đồ đang đọc sách ở một ngôi nhà vừa mới dựng xong, con rắn lẻn bò vào mái tranh, đến gần sát chỗ ông ngồi, toan cắn chết. Nhưng ông đồ vừa liếc thấy đã kịp hô hoán cho người nhà chạy lại. Rắn ta hoảng hốt bỏ trốn, chỉ kịp nhỏ xuống trang sách một giọt máu. Ông đồ kinh hãi nhìn lại trang sách thì thấy giọt máu nhỏ thấm tới tờ thứ ba. Thở dài, ông lẩm bẩm: - "Chắc nó sẽ báo oán đến đời con cháu ta chứ không sai".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Mấy chục năm đã trôi qua. Con rắn ẩn nấp trong chằm lúc này đã lành vết thương và đã trở thành xà tinh. Nhớ lại món nợ cũ, nó bèn hóa thành một người con gái rất đẹp đi tìm kẻ thù. Lúc này ông đồ đã mất, con ông cũng lưu lạc chết ở quê người, chỉ còn cháu bé lúc này là Nguyễn Trãi bấy giờ đang làm quan đại thần ở kinh đô, chức cả quyền cao, vua quan đều trọng vọng. Một hôm, Nguyễn Trãi nhân thong thả đi chơi chợ ở phía ngoài kinh thành. Con rắn biết tin, bèn hóa thành một người con gái gánh một gánh chiếu đi chợ bán. Cho nên, lúc ông vào đến chợ, đã trông thấy một cô gái trẻ tuổi đang đặt gánh chiếu đứng đọc tờ cáo thị dán ở cổng. Thấy người con gái bán chiếu ăn mặc nghèo khổ mà mặt mũi đẹp tựa trăng rằm, lại dáng điệu thanh tú, chẳng có gì là lam lũ, ông sai dừng cáng, bảo người lính hầu gọi cô tới và hỏi:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Ả tên là gì, con cái nhà ai, tại sao lại làm nghề này?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nàng đáp:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Thiếp tên là Nguyễn Thị Lộ, vì bố mẹ đã mất cả không biết nương tựa vào ai, nên đi ở với một người dệt chiếu.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Làm sao lại biết chữ?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Hồi còn nhỏ, cha mẹ thiếp có cho theo đòi bút nghiên.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Nếu vậy thì ta có bài thơ này, thử họa lại xem:
<p style="padding-left: 56px;"><I>Ả ở đâu, bán chiếu gon?
Chẳng hay chiếu ấy hết hay còn?
Xuân xanh chừng độ bao nhiêu tuổi?
Đã có chồng chưa? Được mấy con?</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cô gái liền đọc bài thơ sau:
<p style="padding-left: 56px;"><I>Tôi ở Tây Hồ bán chiếu gon
Cớ chi ông hỏi hết hay còn
Xuân xanh mới độ trăng tròn lẻ
Chồng còn chưa có, có chi con.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nguyễn Trãi tấm tắc khen:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Chao ôi! Tài này thật nàng Ban, ả Tạ dễ không sánh kịp! Ta đang cần một người hầu bút nghiên, chẳng hay nàng có muốn bỏ nghề bán chiếu, về ở với ta trong phủ không?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Biết là mưu đã dắt, cô gái gật đầu. Sau lần đi dạo chợ ấy, Nguyễn Trãi đưa Thị Lộ về làm hầu gái. Càng ngày ông càng yêu vì nết, trọng vì tài. Với ông, Thị Lộ vừa là một người vợ, vừa là một người bạn văn chương. Sắc đẹp của nàng làm cho cả phủ nổi ghen. Nhưng nàng lại rất khôn ngoan, biết lấy lòng tất cả mọi người. Đối với Nguyễn Trãi thì hết sức chiều chuộng, lại giúp ông thảo các giấy tờ việc quan rất trôi chảy, nên ông rất yêu dấu.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tiếng đồn về người hầu gái của Nguyễn Trãi chẳng mấy chốc vang đi khắp nơi. Buổi ấy nhà vua đang cần một người hầu giảng sách, nghe tiếng Thị Lộ tài sắc hơn đời, vua bèn buộc Nguyễn Trãi dâng luôn cho mình. Thị Lộ lại trổ tài và hết mực chiều chuộng ông vua trẻ. Càng ngày vua càng yêu mến không rời, phong cho làm nữ học sĩ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Một hôm, mẹ vua bị bệnh đau mắt rất nặng, thái y viện không có cách gì chữa khỏi. Nghe tin này, Thị Lộ bèn tâu vua: - "Thiếp ngày xưa, ngoài việc học chữ còn võ vẽ đôi chút về nghề y. Nếu được phép bệ hạ, thiếp xin thử chữa cho hoàng thái hậu xem sao". Vua không ngờ nữ học sĩ lại lắm tài nghề, bèn y cho. Thị Lộ đến nơi, chỉ dùng lưỡi mình liếm vào con mắt của mẹ vua, tự nhiên bệnh đau mắt của mẹ vua khỏi hẳn, không cần tra thuốc men gì. Sau việc ấy vua lại càng yêu dấu và tin cậy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Một hôm, vua bị bệnh đau lưỡi. Sực nhớ tới Thị Lộ, nhà vua bèn đòi nàng vào cung để chữa cho mình. Thấy đúng là cơ hội báo thù đến nơi, Thị Lộ bèn bảo nhà vua lè lưỡi cho mình chữa. Vua thè lưỡi ra, rắn liền cắn vào lưỡi một cái. Vua ngã chết ngay không kịp kêu lên một tiếng. Triều đình lập tức bắt giam Thị Lộ và bắt giam luôn cả họ nhà Nguyễn Trãi để xét xử. Chẳng mấy chốc mà cái án giết vua đã thành.Thị Lộ bị tội trảm quyết. Khi đao phủ sắp sửa đem xử tù, thì nàng xin phép được xuống sông tắm gội lần chót. Người ta y theo lời xin, cho một người lính gác tù đi theo canh giữ. Nhưng khi vừa bước xuống nước, rắn lập tức trở lại nguyên hình và trườn xuống sông mất tích. Người lính gác để sổng mất nữ tù liền bị bắt giam và theo luật phải chết thay.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vụ án Thị Lộ, vì chính phạm trốn mất, nên búa rìu dư luận tự nhiên giáng xuống đầu cả họ Nguyễn Trãi. Theo lệnh triều đình, bà con thân thích của ông bất kể nam nữ già trẻ, tất cả đều bị xử giáo. Riêng có Nguyễn Trãi và người lính gác tù thì bị đem đi chôn sống. Người ta đào một cái hố, đẩy phạm nhân xuống rồi lấp đất lại. Đó là cách hành hình kinh khủng nhất của triều đình. Hôm thi hành bản án, người lính gác là kẻ chịu cực hình đầu tiên. Khi sắp sửa đến lượt Nguyễn Trãi, bỗng có một người đàn bà vợ anh lính gác, ở đâu chạy tới nhảy chồm lên mộ chồng gào khóc thảm thiết, đòi một hai chết theo cho trọn đạo. Trước cảnh thương tâm, Nguyễn Trãi khuyên chị:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Ta vì một người thiếp mà chết oan cả họ, còn chồng nàng thì lại vì ta mà bị thiệt thân. Thôi, nàng hãy coi đó là số mệnh, đừng khóc nữa. Hãy ngửa bàn tay cho ta ghi lại một chút dấu tích. Sau này nếu có việc gì thì đừng quên ta!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi người đàn bà ngửa tay ra trước mặt ông, ông bèn nhổ vào lòng bàn tay một bãi nước bọt.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vợ người lính gác vừa hứng lấy bãi nước bọt thì bỗng nhiên rùng mình cảm động. Từ đấy nàng có mang, đủ chín tháng mười ngày sinh được một người con trai rất khôi ngô. Nàng đặt tên là Anh Vũ. Và nghĩ rằng đó là dấu tích của vị đại thần bị chết oan, nên tuy mình họ Phạm, nàng cũng khai cho con họ Nguyễn. Khi con lớn khôn, nàng cố gắng cho nó đi học. Anh Vũ thông minh, học chóng tấn tới. Năm Anh Vũ hai mươi tuổi cũng là năm có lệnh ân xá cho cả nhà Nguyễn Trãi, vì đức hoàng đế mới lên ngôi đã thấu rõ mối oan tày trời của bậc công thần. Tất cả những của cải, ruộng đất, nô tỳ trước đây triều đình tịch thu đều trả lại cho dòng dõi của ông. Nhưng dòng dõi của Nguyễn Trãi thì chẳng còn một ai. Thấy thế, vợ người lính gác bèn đưa Anh Vũ đến kinh thành đánh trống đăng văn. Nhà vua cho gọi vào. Trước sân rồng, nàng kể lại cho vua nghe mọi việc kể từ lúc Nguyễn Trãi nhổ bãi nước bọt vào tay đến lúc mình nuôi con khôn lớn. Vua nghe đoạn trầm ngâm một hồi, rồi phán rằng: - "Đúng đây là dấu tích của Nguyễn Trãi. Chưa nói đến sự hiển ứng, chỉ xem nét mặt cũng phảng phất giống vị công thần". Anh Vũ bèn được coi là con đẻ của Nguyễn Trãi và được bổ làm quan. Càng ngày lòng vua thương xót vị đại thần chết oan càng dồn vào Anh Vũ. Sau một thời kỳ bước dần lên nấc thang danh vọng, Anh Vũ được cử đi sứ Trung Quốc vì nhà vua biết chàng không những có tài văn chương mà còn có tài hùng biện.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lại nói chuyện con rắn từ ngày báo được thù cũ và trốn thoát thì nó ngao du trên mọi ngả sông hồ, không có chỗ ở nhất định. Một hôm, nghe tin dòng dõi của Nguyễn Trãi vẫn còn, lòng căm tức của nó lại bừng bừng bốc lên. Lúc thuyền sứ bộ qua hồ Động Đình thì bỗng dưng mọi người thấy một con rắn lớn đuổi theo thuyền; đuôi nó như cột buồm quẫy sóng rất dữ làm cho thuyền tròng trành cơ hồ muốn chìm nghỉm. Cả đoàn sứ bộ và thủy thủ đều sợ xanh mắt. Một lúc sau, con rắn vừa lội theo thuyền vừa ngóc đầu lên khỏi mặt nước réo tên Anh Vũ. Thấy vậy, Anh Vũ biết là món nợ của tổ tiên hãy còn dai dẳng chưa thôi. Ông phải tính liệu một bề để cứu lấy mọi người trên thuyền. Suy nghĩ một chốc, ông ra đứng ở mũi thuyền nói to: - "Hỡi rắn thần, nghe ta nói đây! Hãy để cho ta làm tròn sứ mạng của nhà vua. Xong việc nước, ta sẽ về đây nộp mình".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói đoạn tự nhiên sóng êm, gió lặng. Con rắn đã biến đi mất.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Mấy tháng sau, công việc giao thiệp đã xong, thuyền sứ bộ lại trên đường về qua hồ Động Đình. Rắn lại hiện ra đằng mũi thuyền sứ réo tên Anh Vũ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sau khi dặn dò sứ bộ mọi điều, Anh Vũ cầm một con dao nhọn vào tay và nói:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Tôi phải xuống để báo thù cho cha tôi!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đoạn từ mũi thuyền, chàng lao thẳng xuống mặt hồ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cả đoàn sứ bộ nhìn theo ứa nước mắt khi thấy vị chánh sứ trẻ tuổi của mình một đi không trở lại. Nhưng lúc ấy, bọt tung sóng vỗ, rồi máu đỏ lênh láng trên mặt nước<SUP><B>(1)</B></SUP>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>KHẢO DỊ</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đuy-mu-chiê (Dumoutier) kể đoạn kết truyện trên như sau:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lúc trở về hồ Động Đình thấy con rắn thần hiện ra, Anh Vũ bèn viết hai bức thư: một cho vua Trung Quốc, một cho vua Việt Nam để nói rõ trường hợp cái chết của mình, rồi cho người mang đi. Đoạn ông mang áo mão sứ thần nhảy xuống nước. Rắn đã chực sẵn vội vồ lấy và nuốt ngay.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vua Trung Quốc nhận được thư ông, liền sai một pháp sư nổi tiếng mang một đạo bùa đến hồ để trị con quái vật. Kết quả con rắn bị phép thần đánh chết, xác nổi lên mặt nước. Người ta kéo lên bờ mở bụng lấy xác Anh Vũ ra làm đám trọng thể, rồi chặt rắn làm ba khúc ném xuống hồ. Ba khúc hóa thành ba hòn đảo nổi lên giữa hồ, ngày nay vẫn còn. Vua Trung Quốc lại sai dựng đền thờ Anh Vũ ở trên bờ. Vì thế hồ là hồ Trung Quốc nhưng thần là thần Việt Nam<SUP><B>(2)</B></SUP>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>CHÚ THÍCH</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) Theo lời kể của người miền Bắc, Lăng-đờ (Landes), sách đã dẫn và Ức trai thi tập.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) Đuy-mu-chiê (Dumoutier), Lược khảo về người Bắc kỳ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nguồn: http://kinhdotruyen.com/tac-gia-ngu...ruyen-co-tich-loai-158-ran-bao-oan-37824.html
<span></span>
 
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên