T

Gửi lời Hòa Thượng Tuyên Hóa đến chi Hoatihon

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

thanhvan

Registered
Phật tử
Tham gia
9/9/13
Bài viết
156
Điểm tương tác
56
Điểm
28
Xin kính chào Chị Hoatihon! Thanvan tôi vốn chỉ thích nghe là chính, bấy lâu vẫn âm thầm nghe mọi người chỉ bảo, phiền nỗi có những điều nghe nhiều mà không thể nào chịu vô cái lỗ tai này vì thấy nó ngang phè phè, nên đành góp chút lời những mong giải tỏa được chút nào cho cả chúng ta. Nhưng nói thật là không được ngọt ngào lắm. Trước hết mượn lời đại lão Hòa Thượng Tuyên Hóa đã:

" Chân Kinh Vô Tự
Trong phẩm thứ nhất Niệm Phật của Đại Tạng Kinh có nói: “Phật bảo Xá Lợi Phất: Người không thông đạt các pháp đều là vì lời nói che phủ. Do vậy Như Lai biết ngôn ngữ là tà vạy. Dù ngay cả có chút ít ngôn ngữ, người nầy cũng không đạt được sự chân thật.” Đức Phật bảo Tôn giả Xá Lợi Phất: “Phàm kẻ không thể hiểu rõ tất cả pháp là đều bị ngôn ngữ che đậy.” Vì sao? Bởi vì họ chưa có “không” về pháp chấp. Bởi nguyên nhân nầy, cho nên Phật biết tất cả ngôn ngữ đều không đúng, đều sai lầm. Hễ có ngôn ngữ là có chỗ che đậy, có che đậy là có chướng ngại cho trí huệ vốn có của chúng sanh. Cho đến ngay cả một câu nói hoặc một chữ, cũng đều là không chân thật. Vì sao? Bởi vì phàm nói ra dù một chữ là chúng ta vẫn còn có chỗ chấp. Cho nên nói “Nhất pháp bất lập,” đó tức là một chữ cũng không có vậy.

Người biết đọc kinh, chẳng những họ biết đọc kinh có chữ mà cũng biết đọc cả kinh không chữ nữa. Nếu như biết đọc kinh không chữ, thì đó mới thật là người chân chánh hiểu rõ Phật Pháp. Quý vị có thể đọc kinh có chữ và cứ niệm đi niệm lại, thì đó là người vô sự tìm việc để làm thôi. Nếu quý vị biết đọc chân kinh vô tự (không chữ), thì đó là quý vị đã có phương pháp rồi. Nhưng nếu phải đọc “chân kinh vô tự” thì quý vị có đọc được không? Như quả quý vị không biết đọc chân kinh vô tự, thì trước là hãy đọc kinh có chữ, rồi sau đó mới có thể hiểu rõ được kinh không chữ. Chờ đến lúc đã hiểu rõ kinh không chữ rồi, quý vị sẽ không cần đọc kinh có chữ. Cho nên nói: “Biết thì không khó, khó thì không biết.” Học Phật Pháp cũng giống như thế thôi!

Rốt cuộc thì kinh vô tự là gì? Tức là “một niệm không sanh.” Quý vị mà có thể một niệm không sanh thì tự nhiên sẽ trở về với không tịch. Tất cả Phật Pháp là như thế và cũng không có gì khác hơn! Nếu như quý vị không thể “nhất niệm bất sanh” thì quý vị hãy còn phải làm nhiều công đức, vun bồi nhiều căn lành Bồ đề và tu nhiều Bồ đề đạo. Chờ khi quý vị được lục độ viên mãn, muôn hạnh đều đầy đủ, đến lúc đó tự nhiên quý vị sẽ “nhất niệm bất sanh và không tịch hiện tiền.”

Vì sao nói Phật không có thuyết Pháp? Trong kinh là nói như thế, luận sớ cũng nói như thế. Vậy rốt cuộc thì Phật có thuyết Pháp hay không? Nếu nói là Phật không thuyết Pháp, vậy thì kinh Hoa Nghiêm mà chúng ta đang giảng đây là từ đâu ra? Nếu như nói Phật có thuyết Pháp, thì tại sao Phật không tự thừa nhận là Ngài đã từng thuyết Pháp? Nếu nói Phật đã thuyết Pháp, thế là phỉ báng Phật. Nhưng hễ quý vị rời xa kinh điển dù chỉ một chữ, tức là ma nói. Như thế thì làm sao giảng Pháp đây?

Vì sao Phật không thừa nhận Ngài đã nói Pháp? Bởi phàm có lời nói là làm ngăn trở nghĩa chân thật. Chân Pháp thì không có người nào có thể nói ra được. Những Pháp mà Phật đã nói đều là Pháp phương tiện cả. Tuy là tạm khai quyền để hiển bày cái thật, nhưng cái thật nầy, nếu hiển bày ra được tức không phải là thật rồi!

Giảng ngày 22 tháng 11 năm 1980 "
"
Quý vị! Đừng bao che những chỗ thiếu sót của mình, mà hãy nên phát huy những cái hay của mình, gọi là: “Kiến hiền tư tề,” tức là thấy người hiền bèn lo chấn chỉnh lấy mình để được như họ. Chúng ta nên noi gương và học tập theo tác phong của thầy Tăng Tử. Trong Luận Ngữ có ghi rằng:

“Tăng Tử viết: Ngô nhật tam tỉnh ngô thân.
Vị nhân mưu nhi bất trung hồ.
Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ.
Truyền bất tập hồ,”

Thầy Tăng Tử nói: “Mỗi ngày tôi có ba việc cần phải tự kiểm điểm bản thân là: Trong việc làm, mình có thật lòng làm hết khả năng chưa? Khi giao tiếp với bạn bè, mình có chỗ nào không thành thật chăng? Các bài tập được học mỗi ngày, mình có ôn luyện, nghiên cứu lại không?”

Vì vậy chúng ta cũng nên noi theo những câu nói đó để làm gương soi lấy mình.

Tam Tự Kinh đã bắt đầu bằng những câu nói như: “Nhân chi sơ, tánh bổn thiện. Tánh tương cận. Tập tương viễn, cẩu bất giáo, tánh nãi thiên.” Nghĩa là: Lúc các hài nhi mới lọt lòng mẹ, bản tánh của chúng đều là lương thiện. Bởi vì bản tánh và cái thiện gần nhau, cho nên nói “tánh tương cận,” khi lớn lên, dần dần chúng bị huân tập theo hoàn cảnh và bị ô nhiễm bởi các tập khí. Như câu nói: “Nhuộm xanh sẽ thành xanh, nhuộm vàng sẽ thành vàng.” Thế là tánh tình của chúng dần dần rời xa cái thiện, cho nên nói: “Tập tương viễn.” Trong thời kỳ nầy, nếu con người không được giáo dục đàng hoàng để sửa đổi lại các tập khí cũ và phục hồi tánh thiện hảo, thì tánh tình của họ sẽ bị biến đổi.

Lúc tuổi còn trẻ, chúng ta được cha mẹ, thầy cô dạy dỗ, sửa đổi những thói hư nết xấu của chúng ta để trở nên tốt lành hơn. Nhưng khi lớn lên thì đâu còn ai dạy dỗ ta nữa. Vì vậy, nếu chúng ta muốn sửa đổi tánh tình cho tốt, tất phải do tự mình sửa đổi lấy mình. Bởi vì cớ nầy, nên đề tài hôm nay là: “Cải Biến Tập Khí Cũ, Tuyển Chọn Tông Chỉ Mới.”

"
Trông bề ngoài thì hành động rất tốt, nhưng bên trong thì đầy vọng tưởng, cái đó cũng không mang lại kết quả. Phải làm sao cho trong ngoài như một, không chạy theo vọng tưởng mới được. Có những người trong tâm thì đầy vọng tưởng, nghĩ rằng người ngoài không ai biết, rồi cứ như vậy ngày ngày vọng tưởng, cho đến khi xuống địa ngục cũng mang theo, mà chính mình thì không biết tại sao đọa địa ngục. Những hạng người như vậy thật đáng thương!

Chúng ta là người tu học, ở chung phải giữ miệng. Ðại chúng ở chung một nơi, phải đề phòng chuyện thị phi. Có câu nói rất chí lý: "Họa tòng khẩu xuất, bệnh tòng khẩu nhập." Nghĩa là họa do bởi lời từ miệng thốt ra, bệnh cũng do từ miệng mang vào. Chúng ta không nên bạ đâu nói đấy, cố tránh chuyện phiền phức, giữ miệng cho kín là tốt hơn cả. Lại có câu: "Thị phi chỉ vì hay mở miệng, phiền não đều do cưỡng xuất đầu." Ðộc tọa phòng tâm, nghĩa là khi ngồi một mình chúng ta phải cẩn thận đề phòng tâm ý, chớ theo vọng tưởng, nhất là các tư tưởng về dâm dục. Người xuất gia càng phải đặc biệt chú ý, quản lý kỹ càng cái tâm, không cho những tư tưởng vô ích đến quấy nhiễu.
Có người biết rõ lỗi của mình mà không sửa đổi, biết mà vẫn làm quấy. Những hạng người này rất khó giáo hóa, họ chẳng kham nổi Phật pháp, chẳng thể học gì thêm. Người ta nói: "Gỗ mục khó đẽo gọt, tường bằng phân khó trét," nếu chính mình không tự giúp cho mình, tự mình coi thường mình, thì ai còn coi trọng mình, ai còn giúp đỡ mình nữa? Ðó là điều cần phải tự xét cho kỹ. "

CÒN DÂY LÀ CÁI NHÌN VỀ LÃO TỬ CỦA NGÀI TUYÊN HÓA:
Chúng ta học Phật pháp là để tu đạo, tu đạo là để thành Phật; muốn thành Phật, ắt phải học Phật pháp; học Phật pháp nhất định phải tu đạo, có tu mới thành Phật, đây là đạo lý bất di bất dịch. Trong thời gian tu đạo thì mọi hành động mọi tạo tác đều vượt ra ngoài phạm vi tư tưởng cùng hành vi của thế gian. Người đời thì còn dính mắc với sanh hoạt của gia đình, còn ham khoái lạc sung sướng, ham thụ hưởng. Người xuất gia thì sống ngược hẳn lại, xả bỏ khoái lạc, xả bỏ an vui, xả bỏ hưởng thụ. Người ta nói: "Xả bất liễu tử, hoán bất liễu sanh; xả bất liễu giả, thành bất liễu chân." Tức là: Không xả được cái chết, không đổi được sự sống; không xả được cái giả, không thành được cái chân. Buông bỏ cái giả xuống thì lượm cái chân lên. Học Phật pháp, phải tu đạo. Ðạo thực ra là gì? Ðạo không có hình tướng gì cả, bởi vậy Lão tử nói rằng:

Ðại đạo vô hình, sinh dục thiên địa. Ðại đạo vô tình, vận hành nhật nguyệt. Ðại đạo vô danh, trưởng dưỡng vạn vật. Ngô bất tri kỳ danh, cưỡng danh vị đạo. Phù đạo giả, hữu thanh hữu trược, hữu động hữu tĩnh, thiên thanh địa trược, thiên động địa tĩnh. Nam thanh nữ trược, nam động nữ tĩnh, giáng bổn lưu mạt, nhi sanh vạn vật.

Trên đây là một đoạn kinh văn trong Thanh Tịnh Kinh của Lão tử. Lão tử phân tích nghĩa "đạo" một cách rõ ràng, có thể dùng để tham khảo.

Truyền thuyết trong Phật giáo thì ghi rằng Lão tử chính là hóa thân của tôn giả Ðại Ca-diếp, bởi Tôn giả ưa thích già lão, dù già nhưng chí không già, khi đã luống tuổi rồi vẫn còn tinh cần tu hạnh đầu-đà, thường ăn những thứ người ta không ăn được, mặc những đồ người ta không thèm mặc, trú ngụ tại những nơi người ta không trú được, đây chỉ là mấy điều trong mười hai điều khổ hạnh của Tôn giả mà người đời sau thường lấy đó làm mực thước.

Theo truyền thuyết thì Lão tử ở trong bụng mẹ tám mươi mốt năm trước khi ra đời. Tại sao như vậy? Bởi trong một kiếp trước Lão tử từng học kinh Dịch nên ít nhiều có sự tâm đắc, và đối với Bát-tự về thời điểm sanh, ông nghiên cứu kỹ để chọn lựa thời gian nào ra đời tốt đẹp nhất, căn cứ theo sự phối hợp của năm, tháng, ngày, giờ (bốn yếu tố thời gian này tính theo cả can và chi, nên gọi là Bát-tự [tám chữ]), lúc đó ông mới ra đời. Có điều, gặp được năm tốt thì tháng lại không tốt, gặp được tháng tốt thì ngày lại không tốt v.v.. cứ như thế ông chờ tới tám mươi mốt năm mà không kiếm ra được một thời điểm cát tường. Khi ông ra đời, đầu tóc đã bạc, râu đã bạc, nhưng tinh thần lại trẻ, đúng là "hạc phát đồng nhan" (tóc trắng như hạc, dung nhan thì trẻ), không có vẻ gì là già lọm khọm. Bởi vậy, người đời gọi ông là Lão tử.

Lão tử sanh vào thời Ðông Châu, đồng thời với Khổng tử. Sử ký chép rằng: "Khổng tử hỏi Lão Ðam (Lão tử) về lễ, khi về có cái cảm thán (người đó) cũng giống như rồng." Triều đại nhà Châu, Lão tử có làm chức Thủ-tạng-lại (người coi thư viện), về sau ông cỡi trâu xanh, khi đi qua cửa quan Hàm Cốc, bị quan Lệnh doãn Hỷ nhận ra, ông này đến cầu mà học được đạo. Lão tử nói hai thiên Ðạo Ðức Kinh, thiên trên nói về đạo, thiên dưới nói về đức, tổng cộng hơn năm ngàn lời. Về sau không ai biết tung tích gì nữa.

Lão tử nghiên cứu thiên văn học, lại nghiên cứu địa lý học, đối với nhân văn ông cũng nghiên cứu, do đó ông viết ra bộ kinh gọi là Thanh Tịnh Kinh. Kinh văn như sau :

Ðại đạo vô hình, sinh dục thiên địa: Vũ trụ lớn rộng như vậy, nhưng lại do đạo mà sanh ra. Nếu không có đạo, thì trời đất, trăng sao v.v.. đều không có, tất cả chỉ là một cái thể hỗn độn. Bởi có đạo nên mới có trời, đất, vạn vật, rồi có tiên, Phật, thánh nhân.

Rốt cuộc đạo là cái gì? Ðạo không có hình tướng, nhưng có tác dụng "sinh sinh bất tức, hóa hóa vô cùng." Ðạo cũng là cái O (vòng tròn), vậy mới có thể sanh trời, sanh đất, sanh vạn vật, sanh tiên, Phật, thánh nhân. Cái đó đều do từ tính chất của cái O mà ra.

Ðại đạo vô tình, vận hành nhật nguyệt: Ðại đạo thì không có tình cảm, đối trước vạn vật thì bình đẳng; không giống như con người, hành động trong tình cảm, có nhân tình, có ái tình. Người xuất gia cũng có đạo tình - quý vị thấy đó! Tu đạo phải nên dứt tình, phải vô tình, một chút cảm tình cũng nên bỏ, tức là "quét hết thẩy tình, đoạn hết thẩy dục." Có người nói: "Như vậy là giống như cây cỏ bất nhân hay sao?" Không phải vậy. Ðó là hiện tượng vượt pháp thế gian.

Mặt trời là tinh hoa của yếu tố dương, mặt trăng là tinh hoa của âm, cả hai đều vận hành bất tuyệt trong quỹ đạo, do đó mới có bốn mùa là xuân, hạ, thu, đông, chi tiết hơn thì phân ra thành hai mươi bốn tiết, bẩy mươi hai hậu. Tiết và hậu đều phát sinh từ sự vận hành của mặt trăng và mặt trời vậy.

Ðại đạo vô danh, trưởng dưỡng vạn vật: Ðại đạo không có tên, nhưng hết thẩy vạn vật đều từ trong đại đạo mà sanh ra và lớn lên. Cảnh giới này, càng nghiên cứu càng thấy nó ảo diệu vô cùng.

Khi tôi mới mười sáu tuổi, tôi đã từng làm bài kệ sau đây: "Vạn vật nhân đạo sanh, đắc giả tự thông linh, ngộ triệt cá trung lý, Bồ-đề bất giảm tăng," đại ý như thế này: Hết thẩy mọi thứ đều do đạo mà sanh ra. Ai muốn thì sẽ có trí huệ, sẽ thông đạt mọi thứ không trở ngại, và hết thẩy đều sáng tỏ. Có tam thân, tứ trí, ngũ nhãn, lục thông. Tại sao Phật lại được như thế? Bởi vì Phật đắc đạo, đã được khai ngộ, đã chứng Phật quả. Chúng ta tại làm sao không được như thế? Bởi vì chúng ta bị tập khí ràng buộc một cách kiên cố, khiến cho thủy chung không hề có sự canh cải để đổi mới, nên không biết phân biệt rõ ràng. Nếu như có trí huệ, tự nhiên sẽ có nhận định phân minh về các diệu lý, biết đạo giác ngộ là không tăng cũng không giảm, vì tới đây là đã đạt được quả vị vô học.

Ngô bất tri danh, cưỡng danh vị đạo: Lão tử nói rằng: "Ta không biết tên của nó là gì, ấy là ta miễn cưỡng đặt cho nó một cái tên, gọi là 'Ðạo' mà thôi!" Tiếp theo Lão tử giải thích như sau:

Phù đạo giả! hữu thanh hữu trược, hữu động hữu tĩnh: Cái đạo này, có thanh, cũng có trược. Thanh tịnh đến cực điểm thì hóa ra trược, trược đến cực điểm thì hóa ra thanh. Cái đạo này, tánh chất của nó là tự nhiên, giống như hơi điện vậy nó có động có tĩnh, động là dương và tĩnh là âm, cho nên có câu: "nhất dương nhất âm chi vị đạo," một dương với một âm là đạo.

Thiên thanh địa trược, thiên động địa tĩnh: Trời thì thanh, khí thanh bốc lên tạo thành bầu trời; đất thì trược, khí trược chìm xuống thành ra đất. Trời thì động, có mặt trăng mặt trời vận hành, các sao di động, đều là động cả. Ðất thì tĩnh, núi sông, đất rộng, và nhà cửa đều ở trạng thái tĩnh.

Nam thanh nữ trược, nam động nữ tĩnh: Phái nam thì thuộc về thể thanh tịnh, phái nữ thì thuộc thể ô trược. Nam thì động, chủ về phía ngoài, gây dựng sự nghiệp, đi bôn ba khắp nơi. Nữ thì tĩnh, chủ về bên trong, giúp chồng dạy con, quản lý gia đình. Vợ chồng phân công hợp tác, tạo nên gia đình tốt đẹp. Nay thì nam nữ bình quyền, kinh tế bình đẳng, thậm chí đi đến chỗ đồng tính luyến ái, cái đó chính là phản lại luật âm dương của trời đất, tạo thành tai vạ, ắt đọa địa ngục.

Giáng bổn lưu mạt, nhi sanh vạn vật: Từ gốc đi tới ngọn, vào trong luân hồi lục đạo, sanh ra làm người hay chẳng phải người, đó là các loại động vật hữu tình, rồi trăm ngàn thứ kỳ lạ, cái gì cũng có cả. Nói về con người chẳng hạn, ta thấy biết bao nhiêu loại chủng tộc, mầu da không giống nhau, tướng mạo và thân hình cao lớn khác nhau, tính tình cũng chẳng giống nhau nữa, tóm lại, có rất nhiều tướng trạng khác biệt. Các loài động vật khác, thì cứ suy ra khắc biết, cũng nhiều điều dị biệt. Vạn vật là nói chung, bao gồm cả chúng sanh hữu tình và vô tình. Hữu tình là các loài động vật, chúng sanh vô tình là các loài thực vật và khoáng vật.

Các vị hãy nghĩ lại cho kỹ, nếu như chúng ta không tu đạo một cách đàng hoàng thì chi bằng chúng ta đừng xuất gia. Sống tại gia, chúng ta còn có thể ăn uống, vui chơi, tùy hứng, không bị bó buộc, không gặp trở ngại. Khi đã xuất gia, lại không chịu tu hành, thì xuất gia như vậy rốt cuộc là để làm gì? Há chẳng phải là ngu si lắm sao? Nói cho đúng ra thì quả là đáng thương lắm! Xuất gia thì chỉ một việc tu hành, mới không uổng công, không lãng phí thời giờ, mới không phụ cái tâm nguyện lúc bắt đầu. Hãy hiểu cho thấu mục đích xuất gia của mình, đó là sự khai ngộ, là thành Phật. Nếu nửa đường lùi bước, sanh tâm thoái chuyển, thì như vậy, ở trên sẽ có lỗi với chư Phật, cha mẹ, các vị thầy tổ đã kỳ vọng nơi mình, ở dưới sẽ đắc tội với chúng sanh đã có lòng gởi gắm. Chúng sanh đương hy vọng chúng ta sẽ cứu độ họ thoát khỏi biển khổ, nhưng nếu như trong trường hợp vừa nói, chúng ta đã làm cho họ hoàn toàn thất vọng rồi !
Trung sĩ văn đạo, nhược tồn nhược vong (Hạng trung sĩ nghe đạo, lúc còn lúc mất): Ðây là bậc trung đẳng, cũng là hạng người bình thường. Ðầu óc loại này thì một nửa trí huệ, một nửa ngu si. Nghe xong đạo này thì tựa hồ nhớ được chút ít, cũng tựa hồ quên chút ít, tóm lại vừa đúng vừa sai, chẳng có gì là chắc chắn. Có khi họ chấp không, có khi chấp có, không dứt khoát.
Hạ sĩ văn đạo, đại tiếu chi. Bất tiếu bất túc dĩ vi đạo (Hạng hạ sĩ nghe đạo, bật cười lớn. Chẳng cười chẳng gọi là đạo): Hạ sĩ để chỉ hạng ngu si. Nếu chúng ta bảo họ trừ dục cắt ái là tu đạo, hay giữ quy củ là tu đạo, thì họ sẽ trả lời ngay: "Ấy! Vậy là ngốc quá! Các người tu hành đúng là ngu si hết mức, cớ gì mà không ham tiền tài, sắc đẹp, danh tiếng, ăn uống, ngủ nghỉ? Ðó là khoái lạc về ngũ dục, thú biết mấy!" Bởi vậy, nghe đạo thì họ bật cười, cho rằng tu đạo là ngu ngốc. Nếu họ không cười như vậy, thì không phải là đạo.

Người tu hành phải giống như nước. Tánh của nước là khiêm nhượng, không tranh công, không tham đức, cái gì tốt thì để cho người, cái gì xấu thì giữ lấy cho mình. Lão tử nói: Cái thiện tột cùng giống như nước. Nước đem lợi ích cho vạn vật mà không tranh. Nước ở nơi mà mọi người khinh rẻ, do đó nước hợp với Ðạo".

Thiện tột cùng chỉ những hành giả ưu hạng. Họ được ví như nước. Nước chảy tới những chỗ thấp, nước đem lại lợi ích cho muôn vật mà không tranh công tranh đức. Bất kể đối với loài nào, chim chóc, cá tôm, động vật hay thực vật, bất kể sanh ra do thai, do trứng, do khí ẩm, hay là hóa sanh, nước đều đối xử ngang nhau và cho đều tất cả. Người tu hành cũng vậy, đối với tất cả chúng sanh đều coi như cha mẹ của mình trong quá khứ, như các vị Phật trong tương lai. Người tu phải rải tâm từ bi, tìm các phương tiện để cứu chúng sanh ra khỏi bể khổ; trú ở những nơi mà chúng sanh không muốn trú. Có được những tư tưởng đó thì hành giả đã gần tới Ðạo. Còn như tâm hơn thua là không hợp với tông chỉ của kẻ tu hành, ngược lại với Ðạo vậy.
VÀ CÒN NHIỀU NHIỀU LẮM hẹn lần sau
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Xin kính chào Chị Hoatihon! Thanvan tôi vốn chỉ thích nghe là chính, bấy lâu vẫn âm thầm nghe mọi người chỉ bảo, phiền nỗi có những điều nghe nhiều mà không thể nào chịu vô cái lỗ tai này vì thấy nó ngang phè phè, nên đành góp chút lời những mong giải tỏa được chút nào cho cả chúng ta. Nhưng nói thật là không được ngọt ngào lắm. Trước hết mượn lời đại lão Hòa Thượng Tuyên Hóa đã:

" Chân Kinh Vô Tự
Trong phẩm thứ nhất Niệm Phật của Đại Tạng Kinh có nói: “Phật bảo Xá Lợi Phất: Người không thông đạt các pháp đều là vì lời nói che phủ. Do vậy Như Lai biết ngôn ngữ là tà vạy. Dù ngay cả có chút ít ngôn ngữ, người nầy cũng không đạt được sự chân thật.” Đức Phật bảo Tôn giả Xá Lợi Phất: “Phàm kẻ không thể hiểu rõ tất cả pháp là đều bị ngôn ngữ che đậy.” Vì sao? Bởi vì họ chưa có “không” về pháp chấp. Bởi nguyên nhân nầy, cho nên Phật biết tất cả ngôn ngữ đều không đúng, đều sai lầm. Hễ có ngôn ngữ là có chỗ che đậy, có che đậy là có chướng ngại cho trí huệ vốn có của chúng sanh. Cho đến ngay cả một câu nói hoặc một chữ, cũng đều là không chân thật. Vì sao? Bởi vì phàm nói ra dù một chữ là chúng ta vẫn còn có chỗ chấp. Cho nên nói “Nhất pháp bất lập,” đó tức là một chữ cũng không có vậy.

Người biết đọc kinh, chẳng những họ biết đọc kinh có chữ mà cũng biết đọc cả kinh không chữ nữa. Nếu như biết đọc kinh không chữ, thì đó mới thật là người chân chánh hiểu rõ Phật Pháp. Quý vị có thể đọc kinh có chữ và cứ niệm đi niệm lại, thì đó là người vô sự tìm việc để làm thôi. Nếu quý vị biết đọc chân kinh vô tự (không chữ), thì đó là quý vị đã có phương pháp rồi. Nhưng nếu phải đọc “chân kinh vô tự” thì quý vị có đọc được không? Như quả quý vị không biết đọc chân kinh vô tự, thì trước là hãy đọc kinh có chữ, rồi sau đó mới có thể hiểu rõ được kinh không chữ. Chờ đến lúc đã hiểu rõ kinh không chữ rồi, quý vị sẽ không cần đọc kinh có chữ. Cho nên nói: “Biết thì không khó, khó thì không biết.” Học Phật Pháp cũng giống như thế thôi!

Rốt cuộc thì kinh vô tự là gì? Tức là “một niệm không sanh.” Quý vị mà có thể một niệm không sanh thì tự nhiên sẽ trở về với không tịch. Tất cả Phật Pháp là như thế và cũng không có gì khác hơn! Nếu như quý vị không thể “nhất niệm bất sanh” thì quý vị hãy còn phải làm nhiều công đức, vun bồi nhiều căn lành Bồ đề và tu nhiều Bồ đề đạo. Chờ khi quý vị được lục độ viên mãn, muôn hạnh đều đầy đủ, đến lúc đó tự nhiên quý vị sẽ “nhất niệm bất sanh và không tịch hiện tiền.”

Vì sao nói Phật không có thuyết Pháp? Trong kinh là nói như thế, luận sớ cũng nói như thế. Vậy rốt cuộc thì Phật có thuyết Pháp hay không? Nếu nói là Phật không thuyết Pháp, vậy thì kinh Hoa Nghiêm mà chúng ta đang giảng đây là từ đâu ra? Nếu như nói Phật có thuyết Pháp, thì tại sao Phật không tự thừa nhận là Ngài đã từng thuyết Pháp? Nếu nói Phật đã thuyết Pháp, thế là phỉ báng Phật. Nhưng hễ quý vị rời xa kinh điển dù chỉ một chữ, tức là ma nói. Như thế thì làm sao giảng Pháp đây?

Vì sao Phật không thừa nhận Ngài đã nói Pháp? Bởi phàm có lời nói là làm ngăn trở nghĩa chân thật. Chân Pháp thì không có người nào có thể nói ra được. Những Pháp mà Phật đã nói đều là Pháp phương tiện cả. Tuy là tạm khai quyền để hiển bày cái thật, nhưng cái thật nầy, nếu hiển bày ra được tức không phải là thật rồi!

Giảng ngày 22 tháng 11 năm 1980 "
"
Quý vị! Đừng bao che những chỗ thiếu sót của mình, mà hãy nên phát huy những cái hay của mình, gọi là: “Kiến hiền tư tề,” tức là thấy người hiền bèn lo chấn chỉnh lấy mình để được như họ. Chúng ta nên noi gương và học tập theo tác phong của thầy Tăng Tử. Trong Luận Ngữ có ghi rằng:

“Tăng Tử viết: Ngô nhật tam tỉnh ngô thân.
Vị nhân mưu nhi bất trung hồ.
Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ.
Truyền bất tập hồ,”

Thầy Tăng Tử nói: “Mỗi ngày tôi có ba việc cần phải tự kiểm điểm bản thân là: Trong việc làm, mình có thật lòng làm hết khả năng chưa? Khi giao tiếp với bạn bè, mình có chỗ nào không thành thật chăng? Các bài tập được học mỗi ngày, mình có ôn luyện, nghiên cứu lại không?”

Vì vậy chúng ta cũng nên noi theo những câu nói đó để làm gương soi lấy mình.

Tam Tự Kinh đã bắt đầu bằng những câu nói như: “Nhân chi sơ, tánh bổn thiện. Tánh tương cận. Tập tương viễn, cẩu bất giáo, tánh nãi thiên.” Nghĩa là: Lúc các hài nhi mới lọt lòng mẹ, bản tánh của chúng đều là lương thiện. Bởi vì bản tánh và cái thiện gần nhau, cho nên nói “tánh tương cận,” khi lớn lên, dần dần chúng bị huân tập theo hoàn cảnh và bị ô nhiễm bởi các tập khí. Như câu nói: “Nhuộm xanh sẽ thành xanh, nhuộm vàng sẽ thành vàng.” Thế là tánh tình của chúng dần dần rời xa cái thiện, cho nên nói: “Tập tương viễn.” Trong thời kỳ nầy, nếu con người không được giáo dục đàng hoàng để sửa đổi lại các tập khí cũ và phục hồi tánh thiện hảo, thì tánh tình của họ sẽ bị biến đổi.

Lúc tuổi còn trẻ, chúng ta được cha mẹ, thầy cô dạy dỗ, sửa đổi những thói hư nết xấu của chúng ta để trở nên tốt lành hơn. Nhưng khi lớn lên thì đâu còn ai dạy dỗ ta nữa. Vì vậy, nếu chúng ta muốn sửa đổi tánh tình cho tốt, tất phải do tự mình sửa đổi lấy mình. Bởi vì cớ nầy, nên đề tài hôm nay là: “Cải Biến Tập Khí Cũ, Tuyển Chọn Tông Chỉ Mới.”

"
Trông bề ngoài thì hành động rất tốt, nhưng bên trong thì đầy vọng tưởng, cái đó cũng không mang lại kết quả. Phải làm sao cho trong ngoài như một, không chạy theo vọng tưởng mới được. Có những người trong tâm thì đầy vọng tưởng, nghĩ rằng người ngoài không ai biết, rồi cứ như vậy ngày ngày vọng tưởng, cho đến khi xuống địa ngục cũng mang theo, mà chính mình thì không biết tại sao đọa địa ngục. Những hạng người như vậy thật đáng thương!

Chúng ta là người tu học, ở chung phải giữ miệng. Ðại chúng ở chung một nơi, phải đề phòng chuyện thị phi. Có câu nói rất chí lý: "Họa tòng khẩu xuất, bệnh tòng khẩu nhập." Nghĩa là họa do bởi lời từ miệng thốt ra, bệnh cũng do từ miệng mang vào. Chúng ta không nên bạ đâu nói đấy, cố tránh chuyện phiền phức, giữ miệng cho kín là tốt hơn cả. Lại có câu: "Thị phi chỉ vì hay mở miệng, phiền não đều do cưỡng xuất đầu." Ðộc tọa phòng tâm, nghĩa là khi ngồi một mình chúng ta phải cẩn thận đề phòng tâm ý, chớ theo vọng tưởng, nhất là các tư tưởng về dâm dục. Người xuất gia càng phải đặc biệt chú ý, quản lý kỹ càng cái tâm, không cho những tư tưởng vô ích đến quấy nhiễu.
Có người biết rõ lỗi của mình mà không sửa đổi, biết mà vẫn làm quấy. Những hạng người này rất khó giáo hóa, họ chẳng kham nổi Phật pháp, chẳng thể học gì thêm. Người ta nói: "Gỗ mục khó đẽo gọt, tường bằng phân khó trét," nếu chính mình không tự giúp cho mình, tự mình coi thường mình, thì ai còn coi trọng mình, ai còn giúp đỡ mình nữa? Ðó là điều cần phải tự xét cho kỹ. "

CÒN DÂY LÀ CÁI NHÌN VỀ LÃO TỬ CỦA NGÀI TUYÊN HÓA:
Chúng ta học Phật pháp là để tu đạo, tu đạo là để thành Phật; muốn thành Phật, ắt phải học Phật pháp; học Phật pháp nhất định phải tu đạo, có tu mới thành Phật, đây là đạo lý bất di bất dịch. Trong thời gian tu đạo thì mọi hành động mọi tạo tác đều vượt ra ngoài phạm vi tư tưởng cùng hành vi của thế gian. Người đời thì còn dính mắc với sanh hoạt của gia đình, còn ham khoái lạc sung sướng, ham thụ hưởng. Người xuất gia thì sống ngược hẳn lại, xả bỏ khoái lạc, xả bỏ an vui, xả bỏ hưởng thụ. Người ta nói: "Xả bất liễu tử, hoán bất liễu sanh; xả bất liễu giả, thành bất liễu chân." Tức là: Không xả được cái chết, không đổi được sự sống; không xả được cái giả, không thành được cái chân. Buông bỏ cái giả xuống thì lượm cái chân lên. Học Phật pháp, phải tu đạo. Ðạo thực ra là gì? Ðạo không có hình tướng gì cả, bởi vậy Lão tử nói rằng:

Ðại đạo vô hình, sinh dục thiên địa. Ðại đạo vô tình, vận hành nhật nguyệt. Ðại đạo vô danh, trưởng dưỡng vạn vật. Ngô bất tri kỳ danh, cưỡng danh vị đạo. Phù đạo giả, hữu thanh hữu trược, hữu động hữu tĩnh, thiên thanh địa trược, thiên động địa tĩnh. Nam thanh nữ trược, nam động nữ tĩnh, giáng bổn lưu mạt, nhi sanh vạn vật.

Trên đây là một đoạn kinh văn trong Thanh Tịnh Kinh của Lão tử. Lão tử phân tích nghĩa "đạo" một cách rõ ràng, có thể dùng để tham khảo.

Truyền thuyết trong Phật giáo thì ghi rằng Lão tử chính là hóa thân của tôn giả Ðại Ca-diếp, bởi Tôn giả ưa thích già lão, dù già nhưng chí không già, khi đã luống tuổi rồi vẫn còn tinh cần tu hạnh đầu-đà, thường ăn những thứ người ta không ăn được, mặc những đồ người ta không thèm mặc, trú ngụ tại những nơi người ta không trú được, đây chỉ là mấy điều trong mười hai điều khổ hạnh của Tôn giả mà người đời sau thường lấy đó làm mực thước.

Theo truyền thuyết thì Lão tử ở trong bụng mẹ tám mươi mốt năm trước khi ra đời. Tại sao như vậy? Bởi trong một kiếp trước Lão tử từng học kinh Dịch nên ít nhiều có sự tâm đắc, và đối với Bát-tự về thời điểm sanh, ông nghiên cứu kỹ để chọn lựa thời gian nào ra đời tốt đẹp nhất, căn cứ theo sự phối hợp của năm, tháng, ngày, giờ (bốn yếu tố thời gian này tính theo cả can và chi, nên gọi là Bát-tự [tám chữ]), lúc đó ông mới ra đời. Có điều, gặp được năm tốt thì tháng lại không tốt, gặp được tháng tốt thì ngày lại không tốt v.v.. cứ như thế ông chờ tới tám mươi mốt năm mà không kiếm ra được một thời điểm cát tường. Khi ông ra đời, đầu tóc đã bạc, râu đã bạc, nhưng tinh thần lại trẻ, đúng là "hạc phát đồng nhan" (tóc trắng như hạc, dung nhan thì trẻ), không có vẻ gì là già lọm khọm. Bởi vậy, người đời gọi ông là Lão tử.

Lão tử sanh vào thời Ðông Châu, đồng thời với Khổng tử. Sử ký chép rằng: "Khổng tử hỏi Lão Ðam (Lão tử) về lễ, khi về có cái cảm thán (người đó) cũng giống như rồng." Triều đại nhà Châu, Lão tử có làm chức Thủ-tạng-lại (người coi thư viện), về sau ông cỡi trâu xanh, khi đi qua cửa quan Hàm Cốc, bị quan Lệnh doãn Hỷ nhận ra, ông này đến cầu mà học được đạo. Lão tử nói hai thiên Ðạo Ðức Kinh, thiên trên nói về đạo, thiên dưới nói về đức, tổng cộng hơn năm ngàn lời. Về sau không ai biết tung tích gì nữa.

Lão tử nghiên cứu thiên văn học, lại nghiên cứu địa lý học, đối với nhân văn ông cũng nghiên cứu, do đó ông viết ra bộ kinh gọi là Thanh Tịnh Kinh. Kinh văn như sau :

Ðại đạo vô hình, sinh dục thiên địa: Vũ trụ lớn rộng như vậy, nhưng lại do đạo mà sanh ra. Nếu không có đạo, thì trời đất, trăng sao v.v.. đều không có, tất cả chỉ là một cái thể hỗn độn. Bởi có đạo nên mới có trời, đất, vạn vật, rồi có tiên, Phật, thánh nhân.

Rốt cuộc đạo là cái gì? Ðạo không có hình tướng, nhưng có tác dụng "sinh sinh bất tức, hóa hóa vô cùng." Ðạo cũng là cái O (vòng tròn), vậy mới có thể sanh trời, sanh đất, sanh vạn vật, sanh tiên, Phật, thánh nhân. Cái đó đều do từ tính chất của cái O mà ra.

Ðại đạo vô tình, vận hành nhật nguyệt: Ðại đạo thì không có tình cảm, đối trước vạn vật thì bình đẳng; không giống như con người, hành động trong tình cảm, có nhân tình, có ái tình. Người xuất gia cũng có đạo tình - quý vị thấy đó! Tu đạo phải nên dứt tình, phải vô tình, một chút cảm tình cũng nên bỏ, tức là "quét hết thẩy tình, đoạn hết thẩy dục." Có người nói: "Như vậy là giống như cây cỏ bất nhân hay sao?" Không phải vậy. Ðó là hiện tượng vượt pháp thế gian.

Mặt trời là tinh hoa của yếu tố dương, mặt trăng là tinh hoa của âm, cả hai đều vận hành bất tuyệt trong quỹ đạo, do đó mới có bốn mùa là xuân, hạ, thu, đông, chi tiết hơn thì phân ra thành hai mươi bốn tiết, bẩy mươi hai hậu. Tiết và hậu đều phát sinh từ sự vận hành của mặt trăng và mặt trời vậy.

Ðại đạo vô danh, trưởng dưỡng vạn vật: Ðại đạo không có tên, nhưng hết thẩy vạn vật đều từ trong đại đạo mà sanh ra và lớn lên. Cảnh giới này, càng nghiên cứu càng thấy nó ảo diệu vô cùng.

Khi tôi mới mười sáu tuổi, tôi đã từng làm bài kệ sau đây: "Vạn vật nhân đạo sanh, đắc giả tự thông linh, ngộ triệt cá trung lý, Bồ-đề bất giảm tăng," đại ý như thế này: Hết thẩy mọi thứ đều do đạo mà sanh ra. Ai muốn thì sẽ có trí huệ, sẽ thông đạt mọi thứ không trở ngại, và hết thẩy đều sáng tỏ. Có tam thân, tứ trí, ngũ nhãn, lục thông. Tại sao Phật lại được như thế? Bởi vì Phật đắc đạo, đã được khai ngộ, đã chứng Phật quả. Chúng ta tại làm sao không được như thế? Bởi vì chúng ta bị tập khí ràng buộc một cách kiên cố, khiến cho thủy chung không hề có sự canh cải để đổi mới, nên không biết phân biệt rõ ràng. Nếu như có trí huệ, tự nhiên sẽ có nhận định phân minh về các diệu lý, biết đạo giác ngộ là không tăng cũng không giảm, vì tới đây là đã đạt được quả vị vô học.

Ngô bất tri danh, cưỡng danh vị đạo: Lão tử nói rằng: "Ta không biết tên của nó là gì, ấy là ta miễn cưỡng đặt cho nó một cái tên, gọi là 'Ðạo' mà thôi!" Tiếp theo Lão tử giải thích như sau:

Phù đạo giả! hữu thanh hữu trược, hữu động hữu tĩnh: Cái đạo này, có thanh, cũng có trược. Thanh tịnh đến cực điểm thì hóa ra trược, trược đến cực điểm thì hóa ra thanh. Cái đạo này, tánh chất của nó là tự nhiên, giống như hơi điện vậy nó có động có tĩnh, động là dương và tĩnh là âm, cho nên có câu: "nhất dương nhất âm chi vị đạo," một dương với một âm là đạo.

Thiên thanh địa trược, thiên động địa tĩnh: Trời thì thanh, khí thanh bốc lên tạo thành bầu trời; đất thì trược, khí trược chìm xuống thành ra đất. Trời thì động, có mặt trăng mặt trời vận hành, các sao di động, đều là động cả. Ðất thì tĩnh, núi sông, đất rộng, và nhà cửa đều ở trạng thái tĩnh.

Nam thanh nữ trược, nam động nữ tĩnh: Phái nam thì thuộc về thể thanh tịnh, phái nữ thì thuộc thể ô trược. Nam thì động, chủ về phía ngoài, gây dựng sự nghiệp, đi bôn ba khắp nơi. Nữ thì tĩnh, chủ về bên trong, giúp chồng dạy con, quản lý gia đình. Vợ chồng phân công hợp tác, tạo nên gia đình tốt đẹp. Nay thì nam nữ bình quyền, kinh tế bình đẳng, thậm chí đi đến chỗ đồng tính luyến ái, cái đó chính là phản lại luật âm dương của trời đất, tạo thành tai vạ, ắt đọa địa ngục.

Giáng bổn lưu mạt, nhi sanh vạn vật: Từ gốc đi tới ngọn, vào trong luân hồi lục đạo, sanh ra làm người hay chẳng phải người, đó là các loại động vật hữu tình, rồi trăm ngàn thứ kỳ lạ, cái gì cũng có cả. Nói về con người chẳng hạn, ta thấy biết bao nhiêu loại chủng tộc, mầu da không giống nhau, tướng mạo và thân hình cao lớn khác nhau, tính tình cũng chẳng giống nhau nữa, tóm lại, có rất nhiều tướng trạng khác biệt. Các loài động vật khác, thì cứ suy ra khắc biết, cũng nhiều điều dị biệt. Vạn vật là nói chung, bao gồm cả chúng sanh hữu tình và vô tình. Hữu tình là các loài động vật, chúng sanh vô tình là các loài thực vật và khoáng vật.

Các vị hãy nghĩ lại cho kỹ, nếu như chúng ta không tu đạo một cách đàng hoàng thì chi bằng chúng ta đừng xuất gia. Sống tại gia, chúng ta còn có thể ăn uống, vui chơi, tùy hứng, không bị bó buộc, không gặp trở ngại. Khi đã xuất gia, lại không chịu tu hành, thì xuất gia như vậy rốt cuộc là để làm gì? Há chẳng phải là ngu si lắm sao? Nói cho đúng ra thì quả là đáng thương lắm! Xuất gia thì chỉ một việc tu hành, mới không uổng công, không lãng phí thời giờ, mới không phụ cái tâm nguyện lúc bắt đầu. Hãy hiểu cho thấu mục đích xuất gia của mình, đó là sự khai ngộ, là thành Phật. Nếu nửa đường lùi bước, sanh tâm thoái chuyển, thì như vậy, ở trên sẽ có lỗi với chư Phật, cha mẹ, các vị thầy tổ đã kỳ vọng nơi mình, ở dưới sẽ đắc tội với chúng sanh đã có lòng gởi gắm. Chúng sanh đương hy vọng chúng ta sẽ cứu độ họ thoát khỏi biển khổ, nhưng nếu như trong trường hợp vừa nói, chúng ta đã làm cho họ hoàn toàn thất vọng rồi !
Trung sĩ văn đạo, nhược tồn nhược vong (Hạng trung sĩ nghe đạo, lúc còn lúc mất): Ðây là bậc trung đẳng, cũng là hạng người bình thường. Ðầu óc loại này thì một nửa trí huệ, một nửa ngu si. Nghe xong đạo này thì tựa hồ nhớ được chút ít, cũng tựa hồ quên chút ít, tóm lại vừa đúng vừa sai, chẳng có gì là chắc chắn. Có khi họ chấp không, có khi chấp có, không dứt khoát.
Hạ sĩ văn đạo, đại tiếu chi. Bất tiếu bất túc dĩ vi đạo (Hạng hạ sĩ nghe đạo, bật cười lớn. Chẳng cười chẳng gọi là đạo): Hạ sĩ để chỉ hạng ngu si. Nếu chúng ta bảo họ trừ dục cắt ái là tu đạo, hay giữ quy củ là tu đạo, thì họ sẽ trả lời ngay: "Ấy! Vậy là ngốc quá! Các người tu hành đúng là ngu si hết mức, cớ gì mà không ham tiền tài, sắc đẹp, danh tiếng, ăn uống, ngủ nghỉ? Ðó là khoái lạc về ngũ dục, thú biết mấy!" Bởi vậy, nghe đạo thì họ bật cười, cho rằng tu đạo là ngu ngốc. Nếu họ không cười như vậy, thì không phải là đạo.

Người tu hành phải giống như nước. Tánh của nước là khiêm nhượng, không tranh công, không tham đức, cái gì tốt thì để cho người, cái gì xấu thì giữ lấy cho mình. Lão tử nói: Cái thiện tột cùng giống như nước. Nước đem lợi ích cho vạn vật mà không tranh. Nước ở nơi mà mọi người khinh rẻ, do đó nước hợp với Ðạo".

Thiện tột cùng chỉ những hành giả ưu hạng. Họ được ví như nước. Nước chảy tới những chỗ thấp, nước đem lại lợi ích cho muôn vật mà không tranh công tranh đức. Bất kể đối với loài nào, chim chóc, cá tôm, động vật hay thực vật, bất kể sanh ra do thai, do trứng, do khí ẩm, hay là hóa sanh, nước đều đối xử ngang nhau và cho đều tất cả. Người tu hành cũng vậy, đối với tất cả chúng sanh đều coi như cha mẹ của mình trong quá khứ, như các vị Phật trong tương lai. Người tu phải rải tâm từ bi, tìm các phương tiện để cứu chúng sanh ra khỏi bể khổ; trú ở những nơi mà chúng sanh không muốn trú. Có được những tư tưởng đó thì hành giả đã gần tới Ðạo. Còn như tâm hơn thua là không hợp với tông chỉ của kẻ tu hành, ngược lại với Ðạo vậy.
VÀ CÒN NHIỀU NHIỀU LẮM hẹn lần sau

Bài này viết bậy hoàn toàn !

Xin các bạn đừng đăng những bài "tầm bậy" như vầy vào diễn đàn Phật pháp. Vị Hòa thượng kia khoát áo nhà Phật nhưng toàn giảng dạy những giáo lý Nho, Lão, ....và ngoại đạo. Đạo Phật không phải là "tùm lum đạo".

Những điều nói bậy trong bài thì nhiều lắm (không kể xiết).

Người Phật tử không phải là người nhẹ dạ mê tín để ai "nói hươu nói vượn" cũng nghe mà không biết phân biệt.

Diễn đàn này không hoan nghinh những bài thuyết pháp "đáng xấu hỗ" như thế này !

Xin nhắc lại một câu của bạn hoatihon :

"Khi toàn thể Phật tử đều "nhận Ngoại đạo làm Cha" như thế này thì Phật pháp thật sự suy tàn, cáo chung rồi vậy ! "

KÍNH THÔNG BÁO !
 

thanhvan

Registered
Phật tử
Tham gia
9/9/13
Bài viết
156
Điểm tương tác
56
Điểm
28
Kính chị Hoatihon - Phó tổng quản Hắc Phong

Bài này viết bậy hoàn toàn !

Xin các bạn đừng đăng những bài "tầm bậy" như vầy vào diễn đàn Phật pháp. Vị Hòa thượng kia khoát áo nhà Phật nhưng toàn giảng dạy những giáo lý Nho, Lão, ....và ngoại đạo. Đạo Phật không phải là "tùm lum đạo".

Những điều nói bậy trong bài thì nhiều lắm (không kể xiết).

Người Phật tử không phải là người nhẹ dạ mê tín để ai "nói hươu nói vượn" cũng nghe mà không biết phân biệt.

Diễn đàn này không hoan nghinh những bài thuyết pháp "đáng xấu hỗ" như thế này !

KÍNH THÔNG BÁO !

Không biết Phó tổng quản Hắc Phong - Hoatihon đã đạt được viên mãn như ngài Tuyên Hóa chưa mà dám nói giáo huấn của ngài là nói bậy. Tôi nói thẳng nhé hình như Phó tổng quản Hắc Phong - Hoatihon bị chứng tự kỷ ám thị đấy ( tự thôi miên ), cái chức danh này không còn được bao lâu nữa. Vâng hãy tự tưởng thưởng mình cho thỏa mãn và gói lại vào ký ức những ngày TỰ DO PHÓNG TÚNG . Hãy cất giữ như những vật báu rồi đem theo sau này làm quà trình Diêm Vương nhé
 

Ngọc Tuấn

Registered
Phật tử
Tham gia
5/8/12
Bài viết
630
Điểm tương tác
278
Điểm
63
thanhvan đã viết:
Truyền thuyết trong Phật giáo thì ghi rằng Lão tử chính là hóa thân của tôn
giả Ðại Ca-diếp, bởi Tôn giả ưa thích già lão....

Kính quý trưởng bối !

Một vị "Đại Tôn Sư" sao lại ăn nói hàm hồ như thế nhi ?
Truyền thuyết này ở đâu ra ?
Nếu ta có nghe ai nói lại thì cũng phải có sự xét đoán riêng của mình (trạch pháp nhãn) chứ có đâu vội tin mà không xét đoán; đã vậy còn "phao tin thất thiệt" nữa (trong khi lời của vị này được thu âm, phổ biến khắp nơi).

Một vị lảnh đạo tinh thần của hàng vạn Phật tử mà nói bậy như vầy thì quả là "SƯ TỬ TRÙNG THỰC SƯ TỬ NHỤC", chính những vị này đã GIẾT Phật pháp.

Kính !
 

Mục đồng

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
10/12/12
Bài viết
438
Điểm tương tác
298
Điểm
63
Không biết Phó tổng quản Hắc Phong - Hoatihon đã đạt được viên mãn như ngài Tuyên Hóa chưa mà dám nói giáo huấn của ngài là nói bậy. Tôi nói thẳng nhé hình như Phó tổng quản Hắc Phong - Hoatihon bị chứng tự kỷ ám thị đấy ( tự thôi miên ), cái chức danh này không còn được bao lâu nữa. Vâng hãy tự tưởng thưởng mình cho thỏa mãn và gói lại vào ký ức những ngày TỰ DO PHÓNG TÚNG . Hãy cất giữ như những vật báu rồi đem theo sau này làm quà trình Diêm Vương nhé
Kính các bậc bề trên !

Vị Hòa thượng này đã "viên mãn" Ma sự, hũy hoại Phật pháp.

Mục đồng kính đề nghị KHÓA NICK người đăng bài để làm gương. Vì những bài như vầy trái với chủ trương của diễn đàn chúng ta.

Kính !
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,310
Điểm tương tác
943
Điểm
113
Kính các bậc bề trên !

Vị Hòa thượng này đã "viên mãn" Ma sự, hũy hoại Phật pháp.

Mục đồng kính đề nghị KHÓA NICK người đăng bài để làm gương. Vì những bài như vầy trái với chủ trương của diễn đàn chúng ta.

Kính !

_____________________________

Kính một số quý hữu trong DIỄN ĐÀN PHẬT PHÁP ONLINE,

Xin đừng thốt lên những lời cực đoan quá khích như vậy. Phật Giáo bao nhiêu năm qua vốn đứng bên lề mọi tranh chấp thuộc về tôn giáo mà trong lịc sử toàn thế giới các tôn giáo khác đều không ít thì nhiều đều có liên quan đến. Đó là một trong những điều đáng tự hào khi bản thân xưng là người theo Phật Giáo.

Còn về việc lên án Hòa Thượng Tuyên Hóa là làm việc "Ma Sự" rồi đòi kháo nick một thành viên thì Trừng Hải này thấy trong các box khác vẫn có bài giảng của Hòa Thượng Tuyên Hóa đấy, ví dụ như đạo hữu Sangaha 1 nghe và ghi lại lời giảng của Hòa Thượng (Xin lỗi đạo hữu Sangaha 1 lượng thứ vì đã trích dẫn ra đây, bởi bài viết có lời xác tín của đạo hữu rất ấn tượng nên liền nhớ ra. Xin lượng thứ, đa tạ, đa tạ). Sao trước đây các đạo hữu không phản ánh mà khóa nick??? Thứ nữa chúng ta vốn chỉ là cư sĩ, sao dám thốt những lời như đã thốt ra, mà là với một Đại Lão Hòa Thượng danh tiếng thế giới chỉ qua một bài viết đã đọc???

Xin hãy bình tĩnh và lý luận bằng kiến giải TỨC THUẦN TRI THỨC.

ĐỒNG KÍNH
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27/3/12
Bài viết
1,216
Điểm tương tác
403
Điểm
83
Cùng thành viên thanhvan !

Bạn đã vi phạm điều 10 trong Nội Quy của Diễn Đàn Phật Pháp Online này :

_ 10) Không đăng bài ca ngợi hay phổ biến các nội dung của tôn giáo khác, vì đây là diễn đàn Phật giáo.

(Trong bài trên Hòa thượng Tuyên Hóa đã tuyên truyền cho Lão Giáo, Khổng giáo)

Nay nhắc nhở, cảnh cáo bạn.

Nếu cố tình tái phạm sẽ bị khóa nick.

Trân trọng THÔNG BÁO !
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Ý kiến riêng

Mô Phật.

Kính Quý Ban Tổng Quản và Ban Điều Hành diễn đàn.

Những bài viết về HT Tuyên Hóa, trước đây chúng ta đã có thảo luận rồi.- Nhưng vẫn không đi đến đâu. !!!

Theo ý riêng của V/Q :

1/. Nếu thấy bài viết không thích hợp, chúng ta nên đưa vào mục : bài biết xem như bị xóa (để tránh tranh cải vô ích).

2/. Theo ý Thầy Admin, thì trước khi khóa nick, chúng ta nên nhắc nhở họ. sau 3 lần mà vẫn vi phạm thì hãy khóa (trừ trường hợp vi phạm quá nặng).- Như vậy Đại chúng sẽ yên tâm hơn.

Kính chúc Quý Ban thân tâm an lạc, Phật sự thuận hành.

A Di Đà Phật.
 

thanhvan

Registered
Phật tử
Tham gia
9/9/13
Bài viết
156
Điểm tương tác
56
Điểm
28
Kính Chào Ngài Viên Quang 6

Mô Phật.

Kính Quý Ban Tổng Quản và Ban Điều Hành diễn đàn.

Những bài viết về HT Tuyên Hóa, trước đây chúng ta đã có thảo luận rồi.- Nhưng vẫn không đi đến đâu. !!!

Theo ý riêng của V/Q :

1/. Nếu thấy bài viết không thích hợp, chúng ta nên đưa vào mục : bài biết xem như bị xóa (để tránh tranh cải vô ích).

2/. Theo ý Thầy Admin, thì trước khi khóa nick, chúng ta nên nhắc nhở họ. sau 3 lần mà vẫn vi phạm thì hãy khóa (trừ trường hợp vi phạm quá nặng).- Như vậy Đại chúng sẽ yên tâm hơn.

Kính chúc Quý Ban thân tâm an lạc, Phật sự thuận hành.

A Di Đà Phật.

Hình như đây là qui định của diễn đàn, vậy xin được tiếp thu ý kiến, và cám ơn ngài đã chỉ rõ và nhắc nhở. Kính chúc Ngài và Admin mạnh khỏe
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7/9/10
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Kính ghi nhận ý kiến Thầy Viên Quang và Admin !

Tuy nhiên chủ đề này sẽ vẫn được duy trì ở đây để cảnh báo mọi người, khi đăng bài nên thận trọng hơn, không đăng những bài tuyên truyền cho Ngoại đạo (bất luận là của vị Tôn túc "hữu danh vô thực" nào _ nếu có sẽ bị di chuyển vào "thùng rác").

Kính !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

TOP 5 Tài Thí

Bên trên