Hãy thắp đèn lên trên đó mà thôi

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
BÓNG TỐI THÀNH ÁNH SÁNG


Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Bạn hãy quán sát những biến chuyển của tâm dưới ánh sáng quán niệm. Ngay hơi thở của bạn cũng đã biến đổi rồi và cũng trở thành không hai (‘bất nhị’ – tôi không muốn dùng từ ngữ một) đối với tâm năng quán. Các tư tưởng và cảm giác cũng vậy. Tự thân chúng và tác dụng của chúng dưới ánh sáng quán niệm tự nhiên biến đổi hẳn đi, liên đới với tâm năng quán, dù bạn không có chủ ý phê phán hay đàn áp chúng. Có khi nào bạn bực bội và nỗi bực bội có thể kéo dài đến năm bảy phút không? Bạn hãy thử ngôì yên, theo dõi hơi thở bạn, mỉm một nụ cười hàm tiếu và “thắp” ý thức lên trên nỗi bực bội của bạn. Đừng có phê phán và đàn áp nỗi bực bội đó, vì nó là chính bạn. Nỗi bực bội đó có nguyên nhân, nó phát sinh, trưởng thành rồi tiềm phục hoặc tiêu diệt. Bạn hãy khoan đi tìm nguyên nhân nó và đừng chủ ý làm tiêu tán nó: hãy thắp đèn lên trên đó mà thôi. Bạn sẽ nhận thấy nó biến từ từ, liên hệ với tâm năng quán, và hoà hợp với tâm năng quán. Bất cứ một hiện tượng tâm lý nào đặt dưới tâm năng quán đều biến chuyển và mang mầu sắc của tâm năng quán. Cũng như nhà vật lý học nói bất cứ vật thể cực vi nào khi bị quán sát cũng bị chi phối và mang mầu sắc của người quán sát.

Trong suốt thời gian ngồi thiền, bạn nuôi cho mặt trơì chánh niệm có mặt thường trực. Như mặt trời vật lý soi sáng mỗi lá cây ngọn cỏ, chánh niệm cũng soi tỏ mọi dòng suy tư và cảm giác. Soi tỏ để nhận diện, để biết sự phát sinh, tồn tại và hủy diệt của chúng, chứ không phải để phán xét, đánh giá, mời mọc hay xua đuổi. Điều cần nói ở đây là bạn đừng cho mặt trời chánh niệm là “phe chánh” đem tới dàn áp “phe tà” là các tạp niệm. Đừng biến tâm bạn là một bãi chiến trường; đừng tạo cảnh “cốt nhục tương tàn”, bởi vì tất cả những vui buồn giận ghét kia đều là bạn. Chánh niệm xuất hiện như một người anh, một người chị từ hoà để nâng đỡ và soi sáng. Chánh niệm là một sự có mặt từ hoà, sáng suốt, không kỳ thị, tuyệt đối bất bạo động. Nhận diện và phân biết thì có, nhưng xếp loại chánh và tà để làm thế trận thì không. Người ta thường nói sự xung đột giữa chánh và tà như là sự xung đột giữa ánh sáng và bóng tối. Hãy nhìn một cách khác: bóng tối không chạy đi đâu cả, bóng tối không tan biến đi đâu cả, bóng tối chỉ hòa hợp với ánh sáng, bóng tối trở thành ánh sáng.

Vừa rồi tôi có nhớ là mời ông khách nở một nụ cười hàm tiếu trên môi. Ngồi thiền không phải là đánh một trận giặc. Ngồi thiền chỉ là quán sát. Nụ cười của bạn là để chứng tỏ điều ấy. Nó cũng chứng tỏ thái độ từ hòa của bạn đối với chính bạn. Nó cũng chứng tỏ sự có mặt của mặt trời quán niệm trong bạn. Có nó tức là bạn có chủ quyền đối với tình hình. Nói một cách khác hơn nữa, có nó thì bạn là bạn và bạn đạt tới một mức độ an lạc nào đó. Chính sự an lạc đó làm cho bạn tươi mát, và làm cho một đứa bé muốn tới ngồi gần bạn.

MỘT BÀI THƠ CHO BẠN CÀI NÚT ÁO

Nhưng không phải là khi ngồi xuống ta mới có an lạc. Như tôi đã nói: ta có thể làm hơn ly nước táo ở chổ ta có thể làm cho ta tự lắng trong, không những trong tư thế ngồi mà còng trong các tư thế đi, đứng, nằm, và làm việc nữa. Ai cấm không cho bạn thắp mặt trời quán niệm lên khi bạn đang đi bách bộ, hoặc khi bạn đang pha một bình trà, giặt một cái áo? Ngày tôi mới vào làm thiền sinh ở chùa Từ Hiếu, tôi được dạy thực tập quán niệm trong khi làm cỏ ngoài vườn sân, quét lá quanh bờ hồ và rửa chén bát ở nhà bếp. Tôi quán niệm theo phương pháp của thiền sư Độc Thể trong cuốn sách Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu. Sách này dạy ta phải ý thức về mọi động tác của cơ thể ta: thức dậy thì biết thức dậy, cài nút áo thì biết cài nút áo, rửa tay thì biết rửa tay. Thiền sinh lại còn làm những bài thơ nhỏ để ta thầm đọc khi ta rửa tay hoặc cài nút áo nữa, với mục đích giúp ta sống vững trãi trong chánh niệm. Đây là bài thơ để cho bạn cài áo:

Chỉnh y thức đới
Đương nguyện chúng sanh
Phục thắng thiện căn
Bất linh tán thất!

(giải này buộc, nút này gài
thiện tâm gìn giữ đêm ngày chẳng rơi)


Như vậy mặt trời quán niệm không những soi tâm mà còn soi thân nữa. Mọi tư thế và động tác của cơ thể cũng cần được đặt dưới sự soi sáng của ý thức. Hồi bé tôi thường nghe mẹ tôi dạy chị tôi: con gái làm cái gì cũng phải có ý có tứ. Hồi đó tôi mừng, tự nhủ rằng con trai thì không cần phải có ý tứ nhiều như con gái. Ai ngờ khi vào học thiền, tôi bị các thầy bắt “có ý tứ” nhiều hơn chị tôi hồi đó gấp bội. Không phải có ý tứ trong mọi động tác mà còn phải có ý tứ trong mọi “ý” và mọi “tứ” nữa.

Mẹ tôi cũng như các bà mẹ khác, biết rằng ý tứ làm cho một cô gái đẹp thêm lên. Nhờ có ý tứ mà cô không còn hấp tấp, vụt chạc và vụng về. Cô trở nên khoan thai, dịu dàng và duyên dáng. Mẹ tôi, như thế, cũng đã dạy thiền mà bà không biết.

Ngươì tu thiền, theo nguyên tắt trên, là phải đẹp. Nhìn vào một thiền sinh, quán sát thiền sinh ấy khi chú thỉnh chuông, quét sân, đặt bàn v..v… một thiền sư có thể đoán định thời gian hành đạo của thiền sinh. Oâng thấy được chất thiền nhiều hay ít trong tác phong và nhân cách của chú. Cái chất thiền ấy là kết qủa của sự thực tập quán niệm. Vâng gọi đó là thiền vị.

Còn tiếp.

http://www.*******hoasen.org/tnh-traitimmattroi-01.htm
 
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên