Hòa thượng viết kinh lá

tt_chuyenphapluan

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
6 Thg 8 2010
Bài viết
1,020
Điểm tương tác
193
Điểm
63
Hòa thượng viết kinh lá

Hòa thượng Chau Ty (Khanh Đek Ko), trụ trì chùa Soài So (xã Núi Tô, H.Tri Tôn, An Giang), được biết như là truyền nhân thứ 9 còn giữ “nhân duyên” viết kinh lá, hiện cũng là người duy nhất làm loại kinh được xem là “báu vật” của người Khmer.
Kỳ công kinh lá
Cơn mưa đầu mùa bất ngờ ập xuống. Vị hòa thượng vừa trở về sau quãng đường xa chợt vui rực lên khi nghe khách lạ hỏi thăm về kinh lá. Vẻ mệt mỏi biến mất, ông gọi đệ tử vào lấy quyển kinh được gói cẩn thận trong tấm vải đầy hoa văn. Cách cung kính khi đón đỡ, mở cũng đủ thấy quyển kinh được gìn giữ quý báu thế nào.
Chau Ty là hòa thượng từng tu học ở nhiều ngôi chùa khác nhau và những nơi ông có mặt người ta đều thấy những quyển kinh lá như thế này.
<table align="center"> <tbody> <tr> <td>
files.php

Kinh lá được các tín đồ Phật giáo Nam tông coi như “báu vật” - Ảnh: T.T
</td> </tr> </tbody> </table>Không mấy thạo tiếng Việt, thỉnh thoảng ông lại gọi đệ tử đến thông ngôn những câu hỏi khó. Thế nhưng, khi nói về kinh lá, ông có cả những chất chứa trong lòng.
Hòa thượng Chau Ty xuất gia từ nhỏ. Trước khi tiếp thu (1975), chùa Soài So còn nằm trên núi Cô Tô, một trong những ngọn núi được liệt vào hàng tiêu biểu, làm nên địa danh Thất Sơn huyền thoại. Vì đây là vùng căn cứ nên thường diễn ra giao tranh. Hòa thượng nói rằng chùa Soài So xưa kia còn rất nhiều kinh lá cổ. Thế rồi loạn lạc, bom đạn đã không chừa chốn tu hành. Hòa thượng cùng thầy phải tản cư nơi khác để tránh chiến tranh. Nhiều kinh lá cũng bị phá hủy luôn từ đó.
Chuyện làm kinh lá không hề đơn giản. Từ chế tác lá cho đến khâu viết kinh đều đòi hỏi kỳ công. Cây lá buông là loại cây hiếm, thỉnh thoảng người ta phát hiện chúng mọc trong rừng rậm ở núi Cấm, núi Cô Tô. Lá buông làm kinh được lựa chọn cẩn thận, từ màu sắc đến tuổi lá, để khi được chặt đúng lứa thì lá có độ mềm, dai và dày thích hợp. Lá buông khi đem về, để tăng độ bền, chống mối mọt, ẩm mốc, người ta lại ngâm với một loại nhựa cây rồi đem phơi. Công đoạn khó nhất là viết kinh lên lá. Người viết phải dùng một loại bút sắt, cán gỗ (gọi là đék cha) để viết. Lúc viết, phải tập trung, giữ lực sao cho đều nét.
Thật ra, không phải ai khéo tay cũng có thể viết được kinh lá. Nhiều người cho rằng đó là “cái duyên”. Bởi quan niệm của tín đồ Phật giáo, việc chép kinh cũng phải là một việc làm cao quý, đòi hỏi người có đức độ, thấm nhuần kinh mới viết ra được cái “hồn” của kinh. Chính vì điều này mà viết kinh lá không phải ai làm cũng được. Đôi khi viết xong một quyển kinh là mòn hết cả cây kim sắt. Viết xong, người viết phải dùng một loại tro từ cây mặc nưa, pha với một lớp nhựa cây để bôi lên từng trang lá. Màu đen của loại mực đặc biệt này quyện vào từng nét khắc, lộ ra những dòng kinh. Các trang lá được xâu lại thành một quyển kinh hoàn chỉnh. Mỗi bộ kinh lá dày 50 trang như thế phải làm ròng rã hơn 1 tháng. Nhờ chất liệu đặc biệt nên kinh lá để vài trăm năm cũng chẳng bị mối mọt hay mục ruỗng.
<table align="center"> <tbody> <tr> <td>
files.php

Kinh viết trên lá buông - Ảnh: T.T
</td> </tr> </tbody> </table>Do cây buông ngày càng hiếm, quá trình chế tác lại đòi hỏi kỳ công, viết kinh lá cần có người thấm nhuần đạo pháp, nên kinh lá rất kén người làm. Cho đến nay, hòa thượng Chau Ty là người duy nhất biết làm loại kinh quý giá này.

Nỗi lo thất truyền

<table align="right" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td>
</td> <td> <table style="width: 250px;" align="right" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td align="left" valign="middle">
</td> </tr> <tr> <td> Kinh lá là một hình thức kinh có từ lâu đời của Phật giáo Nam tông. Trong những cuộc kiếm tìm hình thức truyền thụ những điều Phật dạy, các tín đồ đã thử qua nhiều loại vật liệu. Cuối cùng, người ta phát hiện lá của cây buông (một loại cây lá xòe giống như cây cọ, cây thốt nốt, nhưng thấp hơn) là thích hợp nhất để gửi gắm kinh Phật.
</td> </tr> <tr> <td align="left" valign="middle">
</td> </tr> </tbody> </table> </td> </tr> </tbody> </table>Trở lại những tháng năm loạn lạc, hòa thượng Chau Ty về tu học tại một ngôi chùa ở thị trấn Tri Tôn. Tại đây, ông gặp một trưởng lão Tà Riêng. Nghe ông Chau Ty mở lời muốn học làm kinh lá, ông Tà Riêng mừng rỡ khăn gói từ Sóc Triết vào thị trấn, ở hẳn trong chùa để dạy cho thầy Chau Ty. Khi thầy Chau Ty làm được kinh lá thì ông Tà Riêng cũng qua đời với lời trăn trối người học kinh lá hãy cố gắng làm nhiều kinh quý để tạo phước cho bá tánh.
Hòa thượng Chau Ty nói ông không nhớ hết hơn 40 năm qua, ông đã làm ra bao nhiêu bộ kinh lá tặng cho các chùa. Mỗi lần thỉnh kinh, các chùa đều tổ chức buổi lễ trang trọng, quy tụ nhiều chư tăng, phật tử đến cầu nguyện, rước kinh về như đón một báu vật. Vì hầu hết kinh làm ra là cho tặng, nên hiện hòa thượng Chau Ty chỉ còn giữ lại duy nhất quyển kinh Kre Pay làm bằng lá buông. Hôm gặp chúng tôi, ông nói đây cũng có thể là quyển kinh cuối cùng.
Lo ngại bị thất truyền, khi trở lại chùa Soài So, hòa thượng Chau Ty đã truyền dạy những tinh túy của bí quyết làm kinh lá cho một vị sư trẻ trong chùa. Nhưng, vị hòa thượng nói: “Có lẽ không có duyên nên chưa học xong, vị sư này đã xuất tu, về nhà cưới vợ”.
“Bây giờ muốn học cũng không thể được nữa”, vị hòa thượng nói trong luyến tiếc và cho biết cây buông bây giờ gần như đã tuyệt tích ở vùng Bảy Núi. Dạo trước, có một phật tử tìm được một cây buông, mang về hiến cho nhà chùa, nhưng trồng chẳng bao lâu, cây trổ bông rồi chết. Thỉnh thoảng, hòa thượng Chau Ty nhờ người qua lại vùng Kam Pốt, Tà Keo (Campuchia) để tìm lá về, cốt là để có vật liệu mà truyền lại phương pháp làm kinh quý giá này. Nhưng sau những chuyến đi về, gặp ông người ta chỉ lắc đầu...
Nguồn: Thanh Niên online
 
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên