P

Học giáo lý Bát Nhã vì sao loạn tưởng

  • Thread starter phapchieumt
  • Ngày bắt đầu
P

phapchieumt

Guest
*** Thật ra những ai đề cập đến Cảnh Giới Bát Nhã là làm một việc quá sức của mình, nên gọi là bệnh loạn tưởng.

Tùy bút, Nguyên Chiếu.

A di đà Phật! Cho mình hỏi câu trên là bạn viết hay bác Trửng Hải viết vậy? Nếu Bác Trừng Hải viết thì mình hỏi Bác Trừng Hải có phải là bác đang bàn luận giáo lý bát nhã không? Còn nếu bạn Nguyên Chiếu Viết thì mình xin có ý kiến. Phật pháp không phân biệt bạn là xuất gia hay cư sĩ, phật pháp bình đẳng với mỗi chúng sanh, và giáo pháp của Đức Phật cũng bình đẳng với tất cả chúng sanh. Nhưng căn cơ chúng sanh không đồng, bệnh thì khác nhau thì chính ta là người chọn pháp hay tự bốc thuốc đối trị tương ứng để chữa chính căn bệnh mình. Vì thế, không có lý do gì mà người cư sĩ có nên nói hay không nên nói bát nhã hay không? Pháp chỉ là phương tiện là công cụ qua sông tự nó không có cao hay thấp, hay hay dở. Do tâm của mình suy nghĩ nó vậy mà thôi.
Vậy mình đặt câu hỏi người cư sỹ có nên mạn đàm Phật pháp hay không? Người cư sỹ có nên vào diễn đàn Phật pháp hay không? Diễn đàn Phật pháp này có nên thành lập ra hay không? Sẽ có vô số câu hỏi tương tự như vậy.
Nhưng có vấn đề này mình chia sẻ và đồng cảm với bạn là học đi đôi với hành. Nghĩa là một hành giả nói thao thao bất tuyệt tam tạng kinh điển, có kiến thức thâm sâu về bát nhã nhưng hành động không đi đôi với lời nói đó thì điều đó chỉ là con số không tròn trĩnh, chỉ là hý luận, chỉ là nói cho sướng cái miệng, cho sướng cái ngã. Cái trí tuệ mà hành giả đó có được chỉ là trí tuệ thế gian (trí tuệ phàm phu) chứ không phải trí tuệ xuất thế gian của những bậc chân tu. Thì việc này nên cảnh tỉnh hành giả đó quay về nội tâm tìm kiếm tự tánh của chính mình.

"Vì vậy, là cư sĩ chúng ta học và hành từng bước theo kiến thức và khả năng của mình, cũng như trong thảo luận về Phật Pháp. Nếu một Cư sĩ khi thảo luận về giáo lý với đồng đạo là Cư sĩ sơ cơ mà dùng giáo lý Bát nhã là những người chỉ biết về mặt chữ nghĩa, nên lời nói đó chỉ là con số không." Bạn nói cái này mình đồng ý quan điểm. Tùy căn cơ của hành giả mà lựa chọn cách tiếp cận sao cho hành giả đó hiểu được chổ mình đang dính mắc, một khi họ hiểu được thì họ mới hành được để cho trên đường đạo của hành giả đó có một bước tiến tốt, đó mới là cách độ sanh của một Thiện Tri Thức đang hành Bồ Tát đạo. Còn mình dùng những giáo lý thâm sâu, ngôn ngữ cao siêu quá mà hành giả sơ cơ mới bước vào đạo thì sao họ lãnh hội tiếp nhận cho được. Đó chính là không khế cơ, không quán xét được Nhân Duyên thì cái hành này không phải của một Thiện Tri thức đang thực hành Bồ tát đạo. Mà nếu trong tâm khởi ý ngã mạn dùng ngôn ngữ cao siêu để chứng tỏ mình giỏi giang để nói chuyện với các đạo hữu sơ cơ thì đó là đang tạo tác thêm nghiệp nhưng vì vô minh nên không nhận ra. Và thực tế đa số diễn đàn và trong cuộc sống hiện hữu hạng người này cũng rất nhiều.
Kính gửi Bác Trừng Hải đọc bài viết trên Phapchieumt rất kính trọng trí tuệ và kiến thức Phật pháp của bác.
Đôi điều từ ngu ý của phapchieumt chia sẻ mong các quý đạo hữu và thiện tri thức chỉ dạy.
Nam mô A Di đà Phật!
Nam mô bổn sư thích ca mâu ni Phật




Kính chào đạo hữu Phapchieut, đây là mục không được thảo luận, nếu có gì thắc mắc, đạo hữu có thể mở chuyên mục mới để thảo luận. Xin cám ơn. Nguyên Chiếu kính báo.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

P

phapchieumt

Guest
A di đà Phật!
Thành thật xin lỗi bạn Nguyên Chiếu. Thì ra có cái mục không được thảo luận. Vậy khác nào phapchieumt nhiều chuyện rồi, nhưng xin bác thứ lỗi vì thấy bác hỏi nên mình nhào vô trả lời mà cái mặt dáo dác không ngó trước ngó sau. heeeee.
A di đà Phật!
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5/5/14
Bài viết
993
Điểm tương tác
392
Điểm
83
Kính chào đạo hữu Phapchieumt ,

Phapchieumt
A di đà Phật! Cho mình hỏi câu trên là bạn viết hay bác Trửng Hải viết vậy? Nếu Bác Trừng Hải viết thì mình hỏi Bác Trừng Hải có phải là bác đang bàn luận giáo lý bát nhã không? Còn nếu bạn Nguyên Chiếu Viết thì mình xin có ý kiến. Phật pháp không phân biệt bạn là xuất gia hay cư sĩ, phật pháp bình đẳng với mỗi chúng sanh, và giáo pháp của Đức Phật cũng bình đẳng với tất cả chúng sanh. Nhưng căn cơ chúng sanh không đồng, bệnh thì khác nhau thì chính ta là người chọn pháp hay tự bốc thuốc đối trị tương ứng để chữa chính căn bệnh mình. Vì thế, không có lý do gì mà người cư sĩ có nên nói hay không nên nói bát nhã hay không? Pháp chỉ là phương tiện là công cụ qua sông tự nó không có cao hay thấp, hay hay dở. Do tâm của mình suy nghĩ nó vậy mà thôi.
Vậy mình đặt câu hỏi người cư sỹ có nên mạn đàm Phật pháp hay không? Người cư sỹ có nên vào diễn đàn Phật pháp hay không? Diễn đàn Phật pháp này có nên thành lập ra hay không?

Kính chào đạo hữu Phapchieumt ,

Câu trên là lời của bác Trừng Hải, do Ng-chiếu trích dẫn sai kỹ thuật vi tính.

Về phần câu hỏi của đ/h thì Ng-chiếu trả lời là : Cư sĩ có thể bàn luận giáo lý Bát Nhã, nếu có là điều đáng mừng. Nhưng phải biết mình đang ở đâu, học và hành được bao nhiêu lời Phật dạy, độ Tinh Tấn như thế nào, sự diệt tham sân si như thế nào, cái bản Ngã có còn hay không........rồi mới học giáo lý Bát Nhã, nếu như mình mới sơ cơ học đạo, hay là chỉ học được giáo lý Bát Nhã thôi rồi sinh tâm chấp trước, sinh lòng khinh miệt thì có nên hay không.

Ý của Ng-Chiếu không nói là Cư sĩ không được học Bát Nhã, nhưng muốn học Bát Nhã thì phải có trí tuệ và từ bi thì mới hiểu được giáo lý Bát Nhã.

Vài lời phàm nhân của Ng-chiếu, có gì sai , xin các đạo hữu hoan hỷ.
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18/9/11
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Kính chào đạo hữu Phapchieumt ,



Kính chào đạo hữu Phapchieumt ,

Câu trên là lời của bác Trừng Hải, do Ng-chiếu trích dẫn sai kỹ thuật vi tính.

Về phần câu hỏi của đ/h thì Ng-chiếu trả lời là : Cư sĩ có thể bàn luận giáo lý Bát Nhã, nếu có là điều đáng mừng. Nhưng phải biết mình đang ở đâu, học và hành được bao nhiêu lời Phật dạy, độ Tinh Tấn như thế nào, sự diệt tham sân si như thế nào, cái bản Ngã có còn hay không........rồi mới học giáo lý Bát Nhã, nếu như mình mới sơ cơ học đạo, hay là chỉ học được giáo lý Bát Nhã thôi rồi sinh tâm chấp trước, sinh lòng khinh miệt thì có nên hay không.

Ý của Ng-Chiếu không nói là Cư sĩ không được học Bát Nhã, nhưng muốn học Bát Nhã thì phải có trí tuệ và từ bi thì mới hiểu được giáo lý Bát Nhã.

Vài lời phàm nhân của Ng-chiếu, có gì sai , xin các đạo hữu hoan hỷ.


Chào bạn Nguyên Chiếu,chào bạn phapchieu...Ồ, hai bạn có cùng chữ Chiếu cả ... hihih

Cho minh định xin tham gia trả lời.

Đó nên là tùy duyên.Lấy ví dụ bản thân minh định mà nói.Hồi minh định theo Tịnh Độ,trong thời khóa Nhật tụng,minh định chỉ có mỗi hứng thú khi đọc đoạn Kinh bát Nhã này thôi,mà là đọc hẳn tiếng Hán nhé,đọc tiếng Việt minh Định lại không thích,dù chỉ hiểu sơ sơ nhưng minh định lại thích đoạn Kinh này,thích cái âm hưởng của nó,thích cái câu : Yết đế,yết đế,ba la tăng yết đế...Bồ đề tát bà ha ...Chả biết tại sao lại vậy nữa.Minh định còn thuộc làu làu đoạn Kinh này trước nhất,trong khi đọc những đoạn khác là phải lật sách ra coi...hiihi.Bây giờ thì minh định lại ít đọc Kinh Bát Nhã này,có lẽ do các Thầy đã dịch ra tiếng Việt nên nó mất đi vẻ huyền bí của mình chăng?

Nhưng dù thế nào thì Kinh Bát Nhã này cũng là nhân duyên khiến mình gắn bó với Đạo Phật,đó là động lực bước đầu giúp mình tu học đến giờ.Đây chính là bản Kinh mà hồi mới biết Đạo Phật mình hay bàn luận,thảo luận,thậm trí tranh luận như các bạn nói ở trên đó...Vậy có nên hay không bàn luận đến Bát Nhã Tâm Kinh?

Thân.
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5/5/14
Bài viết
993
Điểm tương tác
392
Điểm
83
Chào bạn Nguyên Chiếu,chào bạn phapchieu...Ồ, hai bạn có cùng chữ Chiếu cả ... hihih

Cho minh định xin tham gia trả lời.

Đó nên là tùy duyên.Lấy ví dụ bản thân minh định mà nói.Hồi minh định theo Tịnh Độ,trong thời khóa Nhật tụng,minh định chỉ có mỗi hứng thú khi đọc đoạn Kinh bát Nhã này thôi,mà là đọc hẳn tiếng Hán nhé,đọc tiếng Việt minh Định lại không thích,dù chỉ hiểu sơ sơ nhưng minh định lại thích đoạn Kinh này,thích cái âm hưởng của nó,thích cái câu : Yết đế,yết đế,ba la tăng yết đế...Bồ đề tát bà ha ...Chả biết tại sao lại vậy nữa.Minh định còn thuộc làu làu đoạn Kinh này trước nhất,trong khi đọc những đoạn khác là phải lật sách ra coi...hiihi.Bây giờ thì minh định lại ít đọc Kinh Bát Nhã này,có lẽ do các Thầy đã dịch ra tiếng Việt nên nó mất đi vẻ huyền bí của mình chăng?

Nhưng dù thế nào thì Kinh Bát Nhã này cũng là nhân duyên khiến mình gắn bó với Đạo Phật,đó là động lực bước đầu giúp mình tu học đến giờ.Đây chính là bản Kinh mà hồi mới biết Đạo Phật mình hay bàn luận,thảo luận,thậm trí tranh luận như các bạn nói ở trên đó...Vậy có nên hay không bàn luận đến Bát Nhã Tâm Kinh?

Thân.

Chào đ/h Minhdinh,

Khi mới bước chân vào đạo mà đ/h thuộc câu : Yết đế,yết đế,ba la tăng yết đế...Bồ đề tát bà ha ...thì theo Ng-chiếu đ/h cũng có duyên với Kinh Bát Nhã, và với câu Kinh này Ng-chiếu hi vọng đ/h cũng sẽ được sống với nó trong quá trình tu học.

Chúc đ/h an vui.
 
P

phapchieumt

Guest
Chào bạn Nguyên Chiếu,chào bạn phapchieu...Ồ, hai bạn có cùng chữ Chiếu cả ... hihih

Cho minh định xin tham gia trả lời.

Đó nên là tùy duyên.Lấy ví dụ bản thân minh định mà nói.Hồi minh định theo Tịnh Độ,trong thời khóa Nhật tụng,minh định chỉ có mỗi hứng thú khi đọc đoạn Kinh bát Nhã này thôi,mà là đọc hẳn tiếng Hán nhé,đọc tiếng Việt minh Định lại không thích,dù chỉ hiểu sơ sơ nhưng minh định lại thích đoạn Kinh này,thích cái âm hưởng của nó,thích cái câu : Yết đế,yết đế,ba la tăng yết đế...Bồ đề tát bà ha ...Chả biết tại sao lại vậy nữa.Minh định còn thuộc làu làu đoạn Kinh này trước nhất,trong khi đọc những đoạn khác là phải lật sách ra coi...hiihi.Bây giờ thì minh định lại ít đọc Kinh Bát Nhã này,có lẽ do các Thầy đã dịch ra tiếng Việt nên nó mất đi vẻ huyền bí của mình chăng?

Nhưng dù thế nào thì Kinh Bát Nhã này cũng là nhân duyên khiến mình gắn bó với Đạo Phật,đó là động lực bước đầu giúp mình tu học đến giờ.Đây chính là bản Kinh mà hồi mới biết Đạo Phật mình hay bàn luận,thảo luận,thậm trí tranh luận như các bạn nói ở trên đó...Vậy có nên hay không bàn luận đến Bát Nhã Tâm Kinh?

Thân.

A di đà Phật!
Rất vui khi được minh định chia sẻ chân thành ví dụ thực tế bản thân của mình. Tuy bạn mới bước vào tu tập nhưng bạn rất hứng thú khi đọc kinh này và rồi thuộc kinh này làu làu trước nhất và tìm hiểu bàn luận kinh này, quả thật bạn rất có duyên với Bát nhã tâm kinh và nhờ nhân duyên này đã giúp bạn tiến sâu vào con đường học Phật? Vậy nghĩa là Bát nhã tâm kinh đã mang đến lợi lạc cho bạn? Vậy thì suy nghĩ của Bác Trừng Hải đúng hay sai khi nhận định: "Thật ra những ai đề cập đến Cảnh Giới Bát Nhã là làm một việc quá sức của mình, nên gọi là bệnh loạn tưởng."

Mình có thể giải thích hiện tượng trên vì sao lại vậy theo ý kiến riêng của mình có gì bạn bỏ qua cho nhen, heeeeeee, thấy trên diễn đàn này mình hay nhiều chuyện quá heeee. Theo mình nghĩ tuy bạn mới sơ cơ bước vào tu học lại có duyên với bát nhã nhưng nhiều người vì cái tôi lớn quá nên cứ cho rằng bát nhã tâm kinh là dành cho những người tu tập lâu năm, có chứng đắc như mình, nhưng họ không có quán xét nhân duyên. Vì sao lại vậy? Vì tuy bạn sơ cơ mới bước vào đường tu nhưng chỉ là kiếp này bạn mới biết đến Phật pháp nhưng sự tu của bạn là nhiều đời nhiều kiếp, nhiều kiếp huân tập trì tụng và có thể ngộ nhập bát nhã tâm kinh, cái sự huân tập này khi bạn chuyển kiếp đi nó không mất đi mà nó lưu giữ trong tàng thức (Alaida thức) khi đủ dyên chín muồi thì tự nhiên phát khởi ra.

Cũng như ngài lục tổ Huệ Năng là người không có học vấn, sanh trong một gia đình nghèo khó, là một người dân tộc ít người (là Người Việt của mình mà thời đó Trung Hoa họ xem mình là dân tộc thiểu số), từ nhỏ không có tiếp xúc Phật pháp nhưng khi nghe một câu trong kinh Kim Cang (Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm mà ngộ đạo). Vậy lý giải chuyện này như thế nào?

Mình thì kém hơn bạn nhiều, cái bài tâm kinh đó mình tụng hơn 2 năm mới thuộc, đơn giản là mình không có căn duyên với nó, nên mình không có tìm hiểu, không có nhập tâm thì sao mà thuộc. Mà khi mới vào con đường Phật pháp mình lại có căn duyên Mật tông trì chú, và mình đam mê nó, mình tìm hiểu về nó. Do đó, lấy sở trường của mình mà khởi tâm cao thấp với sở đoản của bạn đạo thì mình đang nuôi dưỡng cái ngã của chính mình.

Vì thế, pháp chỉ là phương tiện giúp hành giả tu tập tinh tấn mà thôi, tuyệt nhiên không có pháp nào hay hơn pháp nào, pháp nào dở hơn pháp nào, không có pháp nào mà đề cập đến mà bi loạn tưởng. Loạn tưởng có thể xảy ra khi tâm người tu khởi tâm tham sân si mạn nghi thì bây giờ có tu bất kỳ pháp môn nào cũng loạn tưởng chứ không phải riêng gì bát nhã. Pháp chỉ là pháp, chỉ là phương tiện không có chánh hay tà, hay hay dở mà chánh tà hay dở là tâm người tu mà thôi.
Kính minh định thân tâm an lạc và có nhiều chia sẻ trên diễn đàn!
A di đà Phật!
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5/5/14
Bài viết
993
Điểm tương tác
392
Điểm
83
Ng-Chiếu xin chào đ/h Phapchieumt,

Rất vui khi được minh định chia sẻ chân thành ví dụ thực tế bản thân của mình. Tuy bạn mới bước vào tu tập nhưng bạn rất hứng thú khi đọc kinh này và rồi thuộc kinh này làu làu trước nhất và tìm hiểu bàn luận kinh này, quả thật bạn rất có duyên

Thưa đ/h khi học thuộc làu làu thì chưa chắc đã hiểu thông làu làu .....hì hì

Khi đọc những bài viết của đ/h thì Ng-Chiếu đánh giá rất cao sự học Phật Pháp của đ/h, nhưng với phần trích dẫn này của Ng-Chiếu về lời Bác Trừng Hải mà đ/h không hiểu những gì Bác Trừng Hải nói à, Ng-chiếu xin trích dẫn lại một lần nữa để đ/h đọc và hiểu nhé, mong sao lần này đ/h sẽ hiểu và không còn những câu thắc mắc với lời ngây ngô của một người học Phật Pháp tốt như bạn.

"_ Mọi người thường khi trích dẫn câu kinh "Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng" trong Kim Cương Kinh, thì đa phần đều đề cập đến chữ "tướng" với những lời nhì nhằng là "tướng" có cũng như không, không không có có, có mà không không mà có rất là hí tiếu; mà thật ra câu kinh trên chủ yếu là nói về chữ "sở hữu", đó mới chính là chỗ quán chiếu Bát nhã tức Pháp Giới chớ không phải chữ "tướng" là Pháp tướng là cảnh sở quán của Pháp tướng tông hay Duy thức tông. Đúng là râu ông nọ cắm cằm bà kia.

_ Thứ nữa, Nhất thiết hữu vi pháp là do nhân duyên nên là vô tự tánh chỉ mà một trong 18 phương diện-bộ mặt của chữ KHÔNG (thập bát Không) trong phép Quán Chân Không (hay Vô Vi quán). Nhưng bởi vì được nhiều người chú giải nên những ai không biết đến điều đó nên cứ mở miệng là nói các pháp do duyên nên duyên đến thì thành duyên hết thì tan bởi vì không tánh mà không biết những lời đó rất tức cười vì ấu trĩ, ngô nghê.

_ Cũng với ý như trên, khi thí dụ thì ai cũng nói về cái bàn, cái ghế hay chiếc thuyền không phải là chiếc thuyền vì chiếc thuyền vốn là không mà do gỗ, đinh, ốc...tạo nên khi tháo gở thì đâu còn cái gì gọi là thuyền...vân vân và vân vân...Nhưng thật ra thí dụ trên là đề cập đến "cảnh giới giả hữu" hay "tương tự hữu" trong "cảnh sở quán" thuộc Tam Tánh Tứ Phần của Ngũ Trùng Duy Thức Quán, chớ không phải Trung Quán Tông vì với Trung Quán thì DUYÊN cũng là KHÔNG.

Và sở dĩ những người hay nói về Bát nhã bị mọi người phản đối cũng do...ví dụ trên. Tất cả mọi vật dụng (thuật ngữ gọi là khí giới hay khí thế giới) sở dĩ hiện hữu là do CÔNG DỤNG của bản thân vật dụng chứ không phải là hình tướng. Chiếc thuyền người ta tạo ra để đi trên sông nước, chớ đâu có liên quan gì đến "hình tướng" mà nói hình tướng kia là KHÔNG.

Càng quái gở hơn nữa, có người nói tiền bạc, nhà cửa...là không (là những của cải mà ai ai cũng mất cả đời người mới có); nếu là KHÔNG thì những ai nói lời này đừng có ăn, có uống, đừng có mặc...áo quần; thử hỏi có dám không mà nói KHÔNG.

*** Thật ra những ai đề cập đến Cảnh Giới Bát Nhã là làm một việc quá sức của mình, nên gọi là bệnh loạn tưởng."

Chúc đ/h an vui.
 
P

phapchieumt

Guest
A di đà Phật!
Ngay bài đầu mình tán thán bài viết của bác Trừng Hải và xuyên suốt trong tất cả bài viết của mình đều có tư tưởng như Bác Trừng Hải nhưng mình chỉ thắc mắc cái câu cuối cùng đó tại sao lại vậy?. Chắc nếu theo dõi xuyên suốt chủ đề có bài viết đó là một phần trong chủ đề đó thì mình sẽ hiểu dụng ý bác nói vì chỉ xem một đoạn trích dẫn nên rất dễ hiểu lầm. Thành thật xin lỗi Bác Trừng Hải và các đạo hữu. Vì thế đánh giá một vấn đề nào đó cần phải tìm hiểu xuyên suốt cả một quá trình và rất nhiều bài viết của đạo hữu đó, xem xét cái tâm đạo cũng như quá trình tu tập của họ. Chứ cứ trích dẫn một câu nào đó cắt ngang, hoặc một đoạn trích nào đó rất dễ gây hiểu lầm, cứ chấp vào ngữ nghĩa văn tự, rồi lôi nó ra đứng riêng một mình phân tích, đó là người kém trí tuệ, chấp ngã rất lớn, cứ đi soi mói tìm lỗi người, chỉ thấy lỗi người mà không thấy cái điều to lớn hơn là cái trọng tâm đạo hữu mình muốn chia sẻ là gì, chỉ chấp nhỏ mà bỏ lớn, mình thấy mình thật là vô minh. Đó là sai sót của phapchieumt vì chưa có đọc bài nào của bác Trừng Hải, chưa nắm rõ bác Trừng Hải là như thế nào, thành thật rút kinh nghiệm và thành thật xin lỗi. Mong bác Trừng Hải và các đạo hữu lượng thứ.
A di đà Phật!
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5/5/14
Bài viết
993
Điểm tương tác
392
Điểm
83
A di đà Phật!
Ngay bài đầu mình tán thán bài viết của bác Trừng Hải và xuyên suốt trong tất cả bài viết của mình đều có tư tưởng như Bác Trừng Hải nhưng mình chỉ thắc mắc cái câu cuối cùng đó tại sao lại vậy?. Chắc nếu theo dõi xuyên suốt chủ đề có bài viết đó là một phần trong chủ đề đó thì mình sẽ hiểu dụng ý bác nói vì chỉ xem một đoạn trích dẫn nên rất dễ hiểu lầm. Thành thật xin lỗi Bác Trừng Hải và các đạo hữu. Vì thế đánh giá một vấn đề nào đó cần phải tìm hiểu xuyên suốt cả một quá trình và rất nhiều bài viết của đạo hữu đó, xem xét cái tâm đạo cũng như quá trình tu tập của họ. Chứ cứ trích dẫn một câu nào đó cắt ngang, hoặc một đoạn trích nào đó rất dễ gây hiểu lầm, cứ chấp vào ngữ nghĩa văn tự, rồi lôi nó ra đứng riêng một mình phân tích, đó là người kém trí tuệ, chấp ngã rất lớn, cứ đi soi mói tìm lỗi người, chỉ thấy lỗi người mà không thấy cái điều to lớn hơn là cái trọng tâm đạo hữu mình muốn chia sẻ là gì, chỉ chấp nhỏ mà bỏ lớn, mình thấy mình thật là vô minh. Đó là sai sót của phapchieumt vì chưa có đọc bài nào của bác Trừng Hải, chưa nắm rõ bác Trừng Hải là như thế nào, thành thật rút kinh nghiệm và thành thật xin lỗi. Mong bác Trừng Hải và các đạo hữu lượng thứ.
A di đà Phật!

Theo như lời đạo hữu Phapchieumt, thì câu trích dẫn tô màu đỏ thì Ng-chiếu cũng có phần lỗi.

Nam mô hoan hỷ tạng Bồ Tát ma ha tát.
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24/1/15
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
A di đà Phật!
Ngay bài đầu mình tán thán bài viết của bác Trừng Hải và xuyên suốt trong tất cả bài viết của mình đều có tư tưởng như Bác Trừng Hải nhưng mình chỉ thắc mắc cái câu cuối cùng đó tại sao lại vậy?. Chắc nếu theo dõi xuyên suốt chủ đề có bài viết đó là một phần trong chủ đề đó thì mình sẽ hiểu dụng ý bác nói vì chỉ xem một đoạn trích dẫn nên rất dễ hiểu lầm. Thành thật xin lỗi Bác Trừng Hải và các đạo hữu. Vì thế đánh giá một vấn đề nào đó cần phải tìm hiểu xuyên suốt cả một quá trình và rất nhiều bài viết của đạo hữu đó, xem xét cái tâm đạo cũng như quá trình tu tập của họ. Chứ cứ trích dẫn một câu nào đó cắt ngang, hoặc một đoạn trích nào đó rất dễ gây hiểu lầm, cứ chấp vào ngữ nghĩa văn tự, rồi lôi nó ra đứng riêng một mình phân tích, đó là người kém trí tuệ, chấp ngã rất lớn, cứ đi soi mói tìm lỗi người, chỉ thấy lỗi người mà không thấy cái điều to lớn hơn là cái trọng tâm đạo hữu mình muốn chia sẻ là gì, chỉ chấp nhỏ mà bỏ lớn, mình thấy mình thật là vô minh. Đó là sai sót của phapchieumt vì chưa có đọc bài nào của bác Trừng Hải, chưa nắm rõ bác Trừng Hải là như thế nào, thành thật rút kinh nghiệm và thành thật xin lỗi. Mong bác Trừng Hải và các đạo hữu lượng thứ.
A di đà Phật!

Chào đạo hữu phapchieumt!
Bác Trừng Hải là ngoại lệ đấy, ta thấy giống nhưng chẳng giống. Bởi như phàm phu chúng ta bảo rằng Chúng ta biết cái điện thoại này, thì nghĩa là ta biết lắp ráp nó, biết sử dụng các ứng dụng của nó, thậm chí biết sửa nó đôi chút, như hư cục sạc thì mua cục khác thay vậy. Còn như bác Trừng Hải bảo biết cái điện thoại là biết cái nguyên lí của nó, cấu tạo vi tế của nó, vì bác ấy hiểu cái phần mềm bên trong nó, biết sử dụng cái phần mềm đó nên bác ấy có thể cài lại phần mềm cho cái điện thoại, và tạo ra tạo ra các ứng dụng mới cho chiếc điện thoại củ. Hai cái biết này là khác nhau xa. Cái biết của chuyên gia và cái biết của người sử dụng điện thoại thông thường. Vậy nên trên diển đàn này vodanh từng tán thán rằng: bác Trừng Hải như con rồng không thấy đầu cũng chẳng thấy đuôi. Mặc dù bác ý nói chuyện nước bọt văng tùm lum, vừa nghe vừa phải lấy tay che mặt.
Thân chào đ/h Phapchieumt!
 
P

phapchieumt

Guest
Chào đạo hữu phapchieumt!
Bác Trừng Hải là ngoại lệ đấy, ta thấy giống nhưng chẳng giống. Bởi như phàm phu chúng ta bảo rằng Chúng ta biết cái điện thoại này, thì nghĩa là ta biết lắp ráp nó, biết sử dụng các ứng dụng của nó, thậm chí biết sửa nó đôi chút, như hư cục sạc thì mua cục khác thay vậy. Còn như bác Trừng Hải bảo biết cái điện thoại là biết cái nguyên lí của nó, cấu tạo vi tế của nó, vì bác ấy hiểu cái phần mềm bên trong nó, biết sử dụng cái phần mềm đó nên bác ấy có thể cài lại phần mềm cho cái điện thoại, và tạo ra tạo ra các ứng dụng mới cho chiếc điện thoại củ. Hai cái biết này là khác nhau xa. Cái biết của chuyên gia và cái biết của người sử dụng điện thoại thông thường. Vậy nên trên diển đàn này vodanh từng tán thán rằng: bác Trừng Hải như con rồng không thấy đầu cũng chẳng thấy đuôi. Mặc dù bác ý nói chuyện nước bọt văng tùm lum, vừa nghe vừa phải lấy tay che mặt.
Thân chào đ/h Phapchieumt!

A di đà Phật!
Khi Nguyên Chiếu có ý kiến trên mình đã thay đổi cách nhìn về Bác Trừng Hải như bạn viết đó, và đọc đoạn comment bác Trừng Hải viết trong bài ngược dòng mình đã nhận thấy đây là cao nhân mà mình phải học hỏi. Cũng vì sơ xót của Phapchieumt không tìm hiểu kỹ. Mong mọi người hoan hỷ. A di đà Phật!
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18/9/11
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63


A di đà Phật!
Rất vui khi được minh định chia sẻ chân thành ví dụ thực tế bản thân của mình. Tuy bạn mới bước vào tu tập nhưng bạn rất hứng thú khi đọc kinh này và rồi thuộc kinh này làu làu trước nhất và tìm hiểu bàn luận kinh này, quả thật bạn rất có duyên với Bát nhã tâm kinh và nhờ nhân duyên này đã giúp bạn tiến sâu vào con đường học Phật? Vậy nghĩa là Bát nhã tâm kinh đã mang đến lợi lạc cho bạn? Vậy thì suy nghĩ của Bác Trừng Hải đúng hay sai khi nhận định: "Thật ra những ai đề cập đến Cảnh Giới Bát Nhã là làm một việc quá sức của mình, nên gọi là bệnh loạn tưởng."

Mình có thể giải thích hiện tượng trên vì sao lại vậy theo ý kiến riêng của mình có gì bạn bỏ qua cho nhen, heeeeeee, thấy trên diễn đàn này mình hay nhiều chuyện quá heeee. Theo mình nghĩ tuy bạn mới sơ cơ bước vào tu học lại có duyên với bát nhã nhưng nhiều người vì cái tôi lớn quá nên cứ cho rằng bát nhã tâm kinh là dành cho những người tu tập lâu năm, có chứng đắc như mình, nhưng họ không có quán xét nhân duyên. Vì sao lại vậy? Vì tuy bạn sơ cơ mới bước vào đường tu nhưng chỉ là kiếp này bạn mới biết đến Phật pháp nhưng sự tu của bạn là nhiều đời nhiều kiếp, nhiều kiếp huân tập trì tụng và có thể ngộ nhập bát nhã tâm kinh, cái sự huân tập này khi bạn chuyển kiếp đi nó không mất đi mà nó lưu giữ trong tàng thức (Alaida thức) khi đủ dyên chín muồi thì tự nhiên phát khởi ra.

Cũng như ngài lục tổ Huệ Năng là người không có học vấn, sanh trong một gia đình nghèo khó, là một người dân tộc ít người (là Người Việt của mình mà thời đó Trung Hoa họ xem mình là dân tộc thiểu số), từ nhỏ không có tiếp xúc Phật pháp nhưng khi nghe một câu trong kinh Kim Cang (Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm mà ngộ đạo). Vậy lý giải chuyện này như thế nào?

Mình thì kém hơn bạn nhiều, cái bài tâm kinh đó mình tụng hơn 2 năm mới thuộc, đơn giản là mình không có căn duyên với nó, nên mình không có tìm hiểu, không có nhập tâm thì sao mà thuộc. Mà khi mới vào con đường Phật pháp mình lại có căn duyên Mật tông trì chú, và mình đam mê nó, mình tìm hiểu về nó. Do đó, lấy sở trường của mình mà khởi tâm cao thấp với sở đoản của bạn đạo thì mình đang nuôi dưỡng cái ngã của chính mình.

Vì thế, pháp chỉ là phương tiện giúp hành giả tu tập tinh tấn mà thôi, tuyệt nhiên không có pháp nào hay hơn pháp nào, pháp nào dở hơn pháp nào, không có pháp nào mà đề cập đến mà bi loạn tưởng. Loạn tưởng có thể xảy ra khi tâm người tu khởi tâm tham sân si mạn nghi thì bây giờ có tu bất kỳ pháp môn nào cũng loạn tưởng chứ không phải riêng gì bát nhã. Pháp chỉ là pháp, chỉ là phương tiện không có chánh hay tà, hay hay dở mà chánh tà hay dở là tâm người tu mà thôi.
Kính minh định thân tâm an lạc và có nhiều chia sẻ trên diễn đàn!
A di đà Phật!

Chào bạn phapchieu,

Minh định trước hết xin đính chính ngay với bạn là hồi đó tuy mình thuộc làu làu Bát Nhã Tâm Kinh nhưng không phải là mình đã hiễu rõ Bát Nhã Tâm Kinh để mà tranh luận.Mình tranh luận chẳng qua vì chỉ muốn biểu diễn kiến thức,tranh hơn thua với người ta mà thôi.Xin phải nói ngay như vậy chứ không phải như bạn diễn giải đâu,bạn diễn giải như vậy thì có lẽ cả diễn đàn này chắc vào chửi minh định tối mặt tối mày ngay....hihii:002:.Mình đã nói rõ,mình thích Bát Nhã Tâm Kinh vì cái âm hưởng của nó,cái vần điệu tiếng Hán của nó nghe cứ huyền bí thế nào vậy...Cho nên nó đi vào lòng mình,khiến mình thuộc làu làu trước các Kinh khác.

Còn cái phần bạn viết về Duyên với Kinh thì mình đồng ý với bạn.Bỏ qua phần nội dung đúng sai trong cách hiểu Bát Nhã Tâm Kinh,thì chính nhờ sau những lần tranh luận hơn thua với người khác nó khiến mình có động lực tìm hiểu Phật pháp hơn.Và càng tìm hiểu sâu thì mình càng ...ít đọc Bát Nhã Tâm Kinh,ít nghiên cứu nó hơn...hihihi:002: bởi càng ngày mình càng thích Tứ Diệu Đế hơn.

Cho nên bạn cũng đừng vội nghe bác Trừng Hải mà vội đồng ý với bác ấy.Sự diệu dụng của Kinh không chỉ đến từ mặt tích cực như bác Trừng Hải nói.Mà theo minh định,nó còn là duyên,là phương tiện cho những ai bén duyên với Phật pháp.Hiểu nghĩa Kinh là chuyện lâu dài,nhưng tích cực đọc nó,nghiên cứu nó,dù có thể hiểu sai cũng chẳng sao.Chúng ta có hiểu sai,có biện giải sai thì mới có cơ hội cho bác Trừng Hải "biểu diễn" chứ,nếu ai cũng không dám nói lên suy nghĩ của mình thì biết bao giờ ta mới được nghe những lời "vàng ngọc" như vậy.Lại nữa,nếu nói là không nên bình giải Bát Nhã Tâm Kinh thì cũng có thể nói,không nên tranh luận về Kinh Hoa Nghiêm,Kinh Kim Cang,Kinh Đại Niết Bàn...không nên bàn về Bồ Tát,không nên bàn về Phật tánh,không nên bàn về gần như tất cả Kinh điển rồi còn gì...hihihi,Tứ Diệu Đế còn chưa thông thì lấy gì bàn về Vô Ngã,Khổ và Vô thường chưa tỏ thì lấy gì bàn về Duyên Khởi hay sao ?

Ngày xưa có Đức Phật chỉ bày nên hành giả có thể học từng bước,từng bước...nhưng ngày nay Phật tử tự học là chính,lại thiếu bài bản thì làm sao ngăn được họ bàn những chuyện xa vời đây ?...Cái gì cũng có Nhân và Duyên của nó cả.Nói như bác trừng Hải là đúng nhưng là dành cho những người học Phật lâu năm,còn đối quảng đại những Phật tử mới tiếp xúc với Đạo Phật thì hãy để họ Tùy Duyên mà đi.

Thân.
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24/1/15
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Chào bạn phapchieu,

Minh định trước hết xin đính chính ngay với bạn là hồi đó tuy mình thuộc làu làu Bát Nhã Tâm Kinh nhưng không phải là mình đã hiễu rõ Bát Nhã Tâm Kinh để mà tranh luận.Mình tranh luận chẳng qua vì chỉ muốn biểu diễn kiến thức,tranh hơn thua với người ta mà thôi.Xin phải nói ngay như vậy chứ không phải như bạn diễn giải đâu,bạn diễn giải như vậy thì có lẽ cả diễn đàn này chắc vào chửi minh định tối mặt tối mày ngay....hihii:002:.Mình đã nói rõ,mình thích Bát Nhã Tâm Kinh vì cái âm hưởng của nó,cái vần điệu tiếng Hán của nó nghe cứ huyền bí thế nào vậy...Cho nên nó đi vào lòng mình,khiến mình thuộc làu làu trước các Kinh khác.

Còn cái phần bạn viết về Duyên với Kinh thì mình đồng ý với bạn.Bỏ qua phần nội dung đúng sai trong cách hiểu Bát Nhã Tâm Kinh,thì chính nhờ sau những lần tranh luận hơn thua với người khác nó khiến mình có động lực tìm hiểu Phật pháp hơn.Và càng tìm hiểu sâu thì mình càng ...ít đọc Bát Nhã Tâm Kinh,ít nghiên cứu nó hơn...hihihi:002: bởi càng ngày mình càng thích Tứ Diệu Đế hơn.

Cho nên bạn cũng đừng vội nghe bác Trừng Hải mà vội đồng ý với bác ấy.Sự diệu dụng của Kinh không chỉ đến từ mặt tích cực như bác Trừng Hải nói.Mà theo minh định,nó còn là duyên,là phương tiện cho những ai bén duyên với Phật pháp.Hiểu nghĩa Kinh là chuyện lâu dài,nhưng tích cực đọc nó,nghiên cứu nó,dù có thể hiểu sai cũng chẳng sao.Chúng ta có hiểu sai,có biện giải sai thì mới có cơ hội cho bác Trừng Hải "biểu diễn" chứ,nếu ai cũng không dám nói lên suy nghĩ của mình thì biết bao giờ ta mới được nghe những lời "vàng ngọc" như vậy.Lại nữa,nếu nói là không nên bình giải Bát Nhã Tâm Kinh thì cũng có thể nói,không nên tranh luận về Kinh Hoa Nghiêm,Kinh Kim Cang,Kinh Đại Niết Bàn...không nên bàn về Bồ Tát,không nên bàn về Phật tánh,không nên bàn về gần như tất cả Kinh điển rồi còn gì...hihihi,Tứ Diệu Đế còn chưa thông thì lấy gì bàn về Vô Ngã,Khổ và Vô thường chưa tỏ thì lấy gì bàn về Duyên Khởi hay sao ?

Ngày xưa có Đức Phật chỉ bày nên hành giả có thể học từng bước,từng bước...nhưng ngày nay Phật tử tự học là chính,lại thiếu bài bản thì làm sao ngăn được họ bàn những chuyện xa vời đây ?...Cái gì cũng có Nhân và Duyên của nó cả.Nói như bác trừng Hải là đúng nhưng là dành cho những người học Phật lâu năm,còn đối quảng đại những Phật tử mới tiếp xúc với Đạo Phật thì hãy để họ Tùy Duyên mà đi.

Thân.

Minh định đúng là minh định!
Ta học ta đọc ta bàn để có kiến thức nhưng ta phải làm chủ nó.
Vodanh quan niệm như thế này: nếu ta thấy điều gì sai (theo quan điểm của ta), khi ta nói: Tôi thấy điều này sai! Đó là ta phát biểu một sự thật.
Nếu ai đó đem đến 1 sự thật tốt hơn và chứng minh được nó tốt hơn, tôi sẽ nhận sự thật mới. Chỉ có thế.
vodanh không lấn cấn chuyện anh đúng tôi sai hay ngược lại, như vậy sự trao đổi tư tưởng được nhẹ nhàng và đi vào vấn đề chính.
Rất vui được gặp minhdinh!
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18/9/11
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Ng-Chiếu xin chào đ/h Phapchieumt,



Thưa đ/h khi học thuộc làu làu thì chưa chắc đã hiểu thông làu làu .....hì hì

Khi đọc những bài viết của đ/h thì Ng-Chiếu đánh giá rất cao sự học Phật Pháp của đ/h, nhưng với phần trích dẫn này của Ng-Chiếu về lời Bác Trừng Hải mà đ/h không hiểu những gì Bác Trừng Hải nói à, Ng-chiếu xin trích dẫn lại một lần nữa để đ/h đọc và hiểu nhé, mong sao lần này đ/h sẽ hiểu và không còn những câu thắc mắc với lời ngây ngô của một người học Phật Pháp tốt như bạn.



Chúc đ/h an vui.


Hôm nay đọc kỹ lại lời Bác trừng Hải thì thấy hình như bác hiểu lầm các ví dụ thì phải.

Nói đến Bát Nhã là nói về TÁNH KHÔNG chứ nào phải nói nó không hiện hữu,khi nêu ví dụ về cái bàn,cái ghế người ta nói cái bàn,cái ghế là Không vì nó không có tự tánh,không có tự hiện hữu được mà phải nhờ các Duyên hợp lại mà thành.Bác Trừng Hải lại nghĩ người ta ví dụ nói nó là Không,tức là không có thật,không hiện hữu ... Hihiiih

Và sở dĩ những người hay nói về Bát nhã bị mọi người phản đối cũng do...ví dụ trên. Tất cả mọi vật dụng (thuật ngữ gọi là khí giới hay khí thế giới) sở dĩ hiện hữu là do CÔNG DỤNG của bản thân vật dụng chứ không phải là hình tướng. Chiếc thuyền người ta tạo ra để đi trên sông nước, chớ đâu có liên quan gì đến "hình tướng" mà nói hình tướng kia là KHÔNG.

Càng quái gở hơn nữa, có người nói tiền bạc, nhà cửa...là không (là những của cải mà ai ai cũng mất cả đời người mới có); nếu là KHÔNG thì những ai nói lời này đừng có ăn, có uống, đừng có mặc...áo quần; thử hỏi có dám không mà nói KHÔNG.



Chà còn cái đoạn này nữa...Chẳng lẽ các Pháp không phải do Duyên tạo thành sao ? Bác trừng hải đúng là : "người khôn ăn nói nửa lời... làm cho minh định rối bời óc ra...":119:...Nhưng mà bác chê ấu trĩ,ngô nghê thì cũng chả sao,nếu không có ngô nghê thì làm sao có sâu sắc,nếu không có ấu trĩ thì làm gì có hiểu biết đây ...Người ta nói do duyên sanh thì cũng do duyên diệt không phải bởi vì "không tánh" của các Pháp mà là do qui luật vô thường đó thôi,nào phải vì tánh không của các Pháp.Tánh không của các Pháp chỉ nói vể bản chất của các Pháp giống như nước thì có tánh ướt chứ nước đâu thể bị diệt vì tánh ướt...


_ Thứ nữa, Nhất thiết hữu vi pháp là do nhân duyên nên là vô tự tánh chỉ mà một trong 18 phương diện-bộ mặt của chữ KHÔNG (thập bát Không) trong phép Quán Chân Không (hay Vô Vi quán). Nhưng bởi vì được nhiều người chú giải nên những ai không biết đến điều đó nên cứ mở miệng là nói các pháp do duyên nên duyên đến thì thành duyên hết thì tan bởi vì không tánh mà không biết những lời đó rất tức cười vì ấu trĩ, ngô nghê.
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24/1/15
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
Hôm nay đọc kỹ lại lời Bác trừng Hải thì thấy hình như bác hiểu lầm các ví dụ thì phải.

Nói đến Bát Nhã là nói về TÁNH KHÔNG chứ nào phải nói nó không hiện hữu,khi nêu ví dụ về cái bàn,cái ghế người ta nói cái bàn,cái ghế là Không vì nó không có tự tánh,không có tự hiện hữu được mà phải nhờ các Duyên hợp lại mà thành.Bác Trừng Hải lại nghĩ người ta ví dụ nói nó là Không,tức là không có thật,không hiện hữu ... Hihiiih

Và sở dĩ những người hay nói về Bát nhã bị mọi người phản đối cũng do...ví dụ trên. Tất cả mọi vật dụng (thuật ngữ gọi là khí giới hay khí thế giới) sở dĩ hiện hữu là do CÔNG DỤNG của bản thân vật dụng chứ không phải là hình tướng. Chiếc thuyền người ta tạo ra để đi trên sông nước, chớ đâu có liên quan gì đến "hình tướng" mà nói hình tướng kia là KHÔNG.

Càng quái gở hơn nữa, có người nói tiền bạc, nhà cửa...là không (là những của cải mà ai ai cũng mất cả đời người mới có); nếu là KHÔNG thì những ai nói lời này đừng có ăn, có uống, đừng có mặc...áo quần; thử hỏi có dám không mà nói KHÔNG.



Chà còn cái đoạn này nữa...Chẳng lẽ các Pháp không phải do Duyên tạo thành sao ? Bác trừng hải đúng là : "người khôn ăn nói nửa lời... làm cho minh định rối bời óc ra...":119:...Nhưng mà bác chê ấu trĩ,ngô nghê thì cũng chả sao,nếu không có ngô nghê thì làm sao có sâu sắc,nếu không có ấu trĩ thì làm gì có hiểu biết đây ...Người ta nói do duyên sanh thì cũng do duyên diệt không phải bởi vì "không tánh" của các Pháp mà là do qui luật vô thường đó thôi,nào phải vì tánh không của các Pháp.Tánh không của các Pháp chỉ nói vể bản chất của các Pháp giống như nước thì có tánh ướt chứ nước đâu thể bị diệt vì tánh ướt...


_ Thứ nữa, Nhất thiết hữu vi pháp là do nhân duyên nên là vô tự tánh chỉ mà một trong 18 phương diện-bộ mặt của chữ KHÔNG (thập bát Không) trong phép Quán Chân Không (hay Vô Vi quán). Nhưng bởi vì được nhiều người chú giải nên những ai không biết đến điều đó nên cứ mở miệng là nói các pháp do duyên nên duyên đến thì thành duyên hết thì tan bởi vì không tánh mà không biết những lời đó rất tức cười vì ấu trĩ, ngô nghê.

Minh định cũng có lúc bực mình sao? Đứng gần bác Trừng Hải là phải lấy ta che mặt. Nhưng bác ấy không lầm.
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18/9/11
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Minh định cũng có lúc bực mình sao? Đứng gần bác Trừng Hải là phải lấy ta che mặt. Nhưng bác ấy không lầm.

bác trừng hải tuy giỏi nhưng ngôn ngữ thật khó hiểu,mà ngôn ngữ càng khó hiểu thì càng chẳng thể giúp người,chỉ là tạo ra sự khác biệt mang vẻ huyền bí mà thôi bạn vodanhladanh...
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
30/7/13
Bài viết
1,240
Điểm tương tác
876
Điểm
113
Chào quý đạo hữu cùng minhdinh

_ Nửa ổ bánh mì đã không phải là ổ bánh mì huống hồ là những mẫu vụn bánh mì, hề hề nhưng, dù là mẫu vụn, phân nửa hay thật sự là ổ bánh mì đều có chỗ khởi dụng làm no lòng lữ khách trên con lộ tử sanh sanh tử mà xin chớ tìm chỗ cứu cánh nơi...phân bón hay "nhất bản vạn lợi" tìm quả giàu sang với danh xưng mĩ miều là "từ thiện", hề hề...

_ Vì chỉ trao đổi kiến thức mang tính thông tin làm no lòng NGƯỜI chớ bất khả thọ dụng chỗ "xúc, tư và thức thực" thuộc cảnh giới phi hữu phi vô bất thường bất đoạn...nên lời Trừng Hải chỉ phần nào làm sáng tỏ hai chữ TÁNH KHÔNG nên gọi là ý nhỏ mà thôi.

Về văn tự thì, KHÔNG là VÔ VI PHÁP, TÁNH KHÔNG là THẬT TÁNH của PHÁP VÔ VI gọi là PHÁP TÁNH tương ưng với Phạn ngữ Pali - SUNNA, SUNNATA theo A TỲ ĐÀM nghĩa là rỗng không, không hiện hữu "Void is the world" (S.XXXV, PTS) và TÁNH KHÔNG là tên gọi khác của GIÁO PHÁP VÔ NGÃ.

Cũng vì vậy lời "Nói đến Bát Nhã là nói đến TÁNH KHÔNG"(minhdinh),
là do kiến văn hạn hẹp vì làm "rơi rụng" chỗ cứu cánh NIẾT BÀN là OAI LỰC VÔ THƯỢNG-HỒNG PHƯỚC VÔ BIÊN của MƯỜI PHƯƠNG CHƯ PHẬT, dụ như giáo pháp CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU của Tam Luận Tông chẳng hạn nên gọi là "ấu trĩ, ngô nghê" vậy, hề hề.

"Chẳng lẽ các pháp không do duyên tạo thành" (minh định),
Các pháp do duyên tạo thành là hữu vi pháp, thuộc về "thế giới tất đàn" thuộc về Pháp Tướng nhưng VĂN TỰ BÁT NHÃ vô lượng đại từ đại bi, mang cả Tam Thiên Đại Thiên đến bến bờ hạnh phước như như chỉ rỏ đạo lộ đưa về chánh tánh ly sanh "Vị Nhân Tất Đàn" lẫn phương tiện thiện xảo "Đối Trị Tất Đàn" nên mới gọi là "râu ông nọ cắm cằm bà kia" rất là hí tiếu, hề hề...hề hề...hề hề...

*** Tóm lại dụng Lý Bát Nhã ở chỗ KHÔNG TÁNH là bởi vô tri mậu ngộ vì do kiến thủ kiến; mà đề cập chỗ CẢNH GIỚI BÁT NHÃ, nhẹ thì gọi là PHÉT LÁC, nặng thì LOẠN TƯỞNG bởi rối loạn tri giác mộng-thật vì tri kiến "chữ cửa" chính là "cái cửa" hề hề...

Vậy thì kinh văn BÁT NHÃ là gì rứa? Dạ thưa, kinh văn BÁT NHÃ chính là VĂN TỰ như thật là DANH-TƯỚNG chân nguyên PHI VĂN TỰ, hề hề.

Thân Chào, Trừng Hải


 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18/9/11
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Chào quý đạo hữu cùng minhdinh

_ Nửa ổ bánh mì đã không phải là ổ bánh mì huống hồ là những mẫu vụn bánh mì, hề hề nhưng, dù là mẫu vụn, phân nửa hay thật sự là ổ bánh mì đều có chỗ khởi dụng làm no lòng lữ khách trên con lộ tử sanh sanh tử mà xin chớ tìm chỗ cứu cánh nơi...phân bón hay "nhất bản vạn lợi" tìm quả giàu sang với danh xưng mĩ miều là "từ thiện", hề hề...

_ Vì chỉ trao đổi kiến thức mang tính thông tin làm no lòng NGƯỜI chớ bất khả thọ dụng chỗ "xúc, tư và thức thực" thuộc cảnh giới phi hữu phi vô bất thường bất đoạn...nên lời Trừng Hải chỉ phần nào làm sáng tỏ hai chữ TÁNH KHÔNG nên gọi là ý nhỏ mà thôi.

Về văn tự thì, KHÔNG là VÔ VI PHÁP, TÁNH KHÔNG là THẬT TÁNH của PHÁP VÔ VI gọi là PHÁP TÁNH tương ưng với Phạn ngữ Pali - SUNNA, SUNNATA theo A TỲ ĐÀM nghĩa là rỗng không, không hiện hữu "Void is the world" (S.XXXV, PTS) và TÁNH KHÔNG là tên gọi khác của GIÁO PHÁP VÔ NGÃ.

Cũng vì vậy lời "Nói đến Bát Nhã là nói đến TÁNH KHÔNG"(minhdinh),
là do kiến văn hạn hẹp vì làm "rơi rụng" chỗ cứu cánh NIẾT BÀN là OAI LỰC VÔ THƯỢNG-HỒNG PHƯỚC VÔ BIÊN của MƯỜI PHƯƠNG CHƯ PHẬT, dụ như giáo pháp CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU của Tam Luận Tông chẳng hạn nên gọi là "ấu trĩ, ngô nghê" vậy, hề hề.

"Chẳng lẽ các pháp không do duyên tạo thành" (minh định),
Các pháp do duyên tạo thành là hữu vi pháp, thuộc về "thế giới tất đàn" thuộc về Pháp Tướng nhưng VĂN TỰ BÁT NHÃ vô lượng đại từ đại bi, mang cả Tam Thiên Đại Thiên đến bến bờ hạnh phước như như chỉ rỏ đạo lộ đưa về chánh tánh ly sanh "Vị Nhân Tất Đàn" lẫn phương tiện thiện xảo "Đối Trị Tất Đàn" nên mới gọi là "râu ông nọ cắm cằm bà kia" rất là hí tiếu, hề hề...hề hề...hề hề...

*** Tóm lại dụng Lý Bát Nhã ở chỗ KHÔNG TÁNH là bởi vô tri mậu ngộ vì do kiến thủ kiến; mà đề cập chỗ CẢNH GIỚI BÁT NHÃ, nhẹ thì gọi là PHÉT LÁC, nặng thì LOẠN TƯỞNG bởi rối loạn tri giác mộng-thật vì tri kiến "chữ cửa" chính là "cái cửa" hề hề...

Vậy thì kinh văn BÁT NHÃ là gì rứa? Dạ thưa, kinh văn BÁT NHÃ chính là VĂN TỰ như thật là DANH-TƯỚNG chân nguyên PHI VĂN TỰ, hề hề.

Thân Chào, Trừng Hải



Chào bác Trừng Hải,

Minh định rất vui vì bác chịu trò chuyện cùng minh định.Nhưng minh định cũng phải xin nói thật với bác là muốn hiểu được lời bác nói quả không dễ,nó làm minh định phải căng óc ra suy nghĩ,đọc kỹ từng lời bác viết mà vẫn chưa hiểu gì cả.Có lẽ minh định không đủ duyên để hiểu lời bác nói chăng?

Minh định đồng ý với bác ở hai điểm mà minh định hiểu được,đó là Tánh Không cũng là Vô Ngã và nói về cảnh giới của Bát Nhã thì đối với bản thân minh định bây giờ thì chẳng khác gì người mù xem tranh.Còn chuyện trao đổi về Bát Nhã với minh định thì không chỉ là làm "no lòng" không thôi,mà có thể gọi là gieo duyên với Bát Nhã trước vậy,cũng giống như xem phim,ta xem phim trailer trước vậy thôi mà bác,điều đó giúp chúng ta có một chút khái niệm,một chút làm quen với Tâm Kinh,và giúp chúng ta hiểu rằng còn có một "điều gì đó" lớn lao mà chúng ta chưa biết,đừng vội tự sinh ra ngã mạn,tự cho rằng ta đã biết hết cả rồi...

Kính bác.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên