Học Tham Thiền & đọc tham thiền

P

phamvandung57

Guest
Gửi Linhthoai

Chào các Bạn.

Linhthoai cũng theo dõi chủ đề này. Phát hiện ra một việc là Bạn phamvandung57 lâu lâu quăng vào một mớ hổn độn không đầu không đuôi, rồi bảo từ từ tìm hiểu . Làm gợi nhớ một câu chuyện về anh hề không biết hát. Khi lên sân khấu hát. -Anh ta mặc bộ đồ dân tộc thiểu số, bắt nhịp câu đầu Lửa bập bùng, bập bùng.... và anh ta chỉ bập bùng mãi mà không thêm được câu nào !!!

MC hỏi đến thì anh ta nói Ở trên núi của tôi lửa cháy bập bùng cả cây to này lâu hết lắm... Bó tay.

Tuy có theo dõi nhưng " Mắt " bị hỏng nên chẳng thấy được gì. Cần phải chữa gấp mới được
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chùa Phước Thành

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 6 2013
Bài viết
121
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Chánh định & Tà định

Kính các bạn. với 2 câu hỏi:

1* Thế nào là Chánh Định ? Chánh Định có những đặc điểm gì ?

2* Thế nào là Tà Định? Tà định sẽ đưa chúng ta đến đâu ?

Xem ra các bạn không ai có hứng thú chỉ giáo. Thế thì Chúng con xin được nêu ra thiển kiến thế này:

1/. Chánh định là phương pháp Thiền Định do Đức Phật Thích Ca Mưu ni truyền dạy, ghi lại trong các kinh điển Phật giáo, hoặc do Chư Tổ đệ tử đắc Đạo của Phật (như Tổ Đạt Ma v.v...) truyền dạy, trong các tông phái PG.

....... Chánh định có đặc điểm là phù hợp với Kinh điển PG, đưa chúng sanh đến các Tam Muội, và cảnh giới an lành, đỉnh cao là đạt được Chơn Trí huệ, thể nhập Niết bàn.

2/. Tà định: là các pháp thiền định của Ngoại đạo, do ức tưởng sanh ra, hoặc gia cố cho bản ngã, trái với kinh Phật, và thuận theo Vô minh.

....... Tà định đưa chúng sanh đến mê lầm, dục lạc, ngã chấp và Vô minh.,cuối cùng đưa vào mê lộ sanh tử luân hồi.

Như vậy. suy ra Chánh và Tà phải căn cứ trên kinh điển nhà Phật để làm khuông vàng thước ngọc, để điều chỉnh định hướng cho các Pháp Thiền Đinh của người đệ tử Phật.
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Không phải là không có hứng thú khi bàn đến vấn đề chánh tà, vì vấn đề này rất tế nhị không muốn đụng chạm đến các tông phái khác như Bà la môn, Ấn giáo, Cơ Đốc giáo, Hồi giáo, Nho, Lão v.v... Nên nhớ "Thiền định" xuất hiện trong ngoại đạo có trước Phật giáo đấy và bây giờ vẫn còn có đa số người tu tập theo phép Thiền định của tông phái họ, thế mà có bao giờ nghe họ nói thiền định của Phật giáo là "Tà" hay nói thiền của họ là "Chánh"...
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đạo nhà ai nấy thờ và thực hành, mình là Phật tử nên theo pháp "Trung Đạo" của Phật Thích Ca đã dạy và cứ chuyên tâm tu tập pháp môn mà mình đã chọn lựa hợp với căn cơ, rồi dồn hết tâm lực vào đó để đạt đến mục đích giác ngộ, xóa tan màn vô minh dày đặc mà trong đó vì chánh tà (như đã thảo luận) làm tâm mình chẳng được an định, sanh ra phiền não chướng ngại trên đường giải thoát v.v...
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tới đây xin dừng, không muốn đi xa thêm, xin thông cảm dùm!
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kính.
</span></span>
 

Chùa Phước Thành

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 6 2013
Bài viết
121
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Chánh định

Kính cáo lỗi cùng Bác Tuấn Tú. Vì chúng con sơ ý không nói rỏ về từ Chánh Định.

* Chánh định ở đây là một thuật ngữ của Đạo Phật. Một trong bát chánh Đạo.

* Nó không mang ý nghĩa Chánh Tà giữa các Tôn giáo .

* Chính định, tiếng pali viết là Sammàsamàdhi : kiên định tập trung tâm tư vào con đường chân chính không để bất cứ điều gì lai chuyển làm thoái chí, phân tâm.

* Tùy theo Nam Tông hay Bắc tông mà từ này có thể có nhiều nghĩa khác nhau:

+ Theo Nam Tông là:Tập trung tâm ý đạt bốn định xuất thế gian (sa. arūpa-samādhi).

+theo Bắc Tông là: Chính định là giữ tâm vô phân biệt bằng cách vô niệm.

Kính.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
HÃY TÌM HIỂU TỪ TỪ nhé

Tác giả: Thiền Sư Phổ Chiếu
Dịch giả: Thích Đắc Pháp

---o0o---
CHƠN TÂM TRỰC THUYẾT

1. Chánh tín Chơn Tâm
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tín là nguồn của Đạo, là mẹ của các công đức hay nuôi lớn tất cả căn lành”. Trong Duy Thức ...


...
...

Mười phương thế giới chỉ một chơn tâm, toàn thân thọ dụng không riêng gá nương. Lại đối với môn thị hiện thì tùy ý qua lại mà không chướng ngại. Trong Truyền Ðăng có chép rằng: “Thượng Thơ Ôn Tháo hỏi Ngài Khuê Phong: Người ngộ lý một phen tuổi thọ hết, gá nương chỗ nào? Khuê Phong đáp: Tất cả chúng sanh đều có đầy đủ cái linh minh giác tánh, cùng với chư Phật không khác. Nếu hay ngộ tánh nầy tức là pháp thân, vốn tự vô sanh có gì nương gá? Cái linh minh chẳng muội, rõ ràng thường biết, không chỗ đến cũng không chỗ đi. Chỉ lấy không-tịch làm tự thể, chớ nhận sắc thân. Lấy linh tri làm tự tâm, chớ nhận vọng niệm. Vọng niệm nếu dấy lên đều không theo nó, đến lúc mạng chung, khi ấy, nghiệp tự nhiên không thể cột. Tuy có thân trung ấm mà chỗ đến tự do. Cõi người cõi trời tùy ý gởi nương. Ðây tức là chơn tâm truớc và chỗ đến của thân sau ấy vậy”.
.

Hiểu rồi, hiểu rồi !

Giống như câu chuyện dưới đây chứ gì. !!!


Một hôm, Đức Sơn đến thỉnh giáo Hòa Thượng Long Đàm. Đến tối, hòa thượng mới bảo:

_Trời đã khá khuya, ngươi cũng liệu xuống núi mà về.

Đức Sơn không biết làm sao bèn chào từ biệt, cuốn rèm lên định ra ngoài. Nào ngờ bên ngoài đen kịt nên phải quày lại. Ông giải thích:

_Thưa, tại chung quanh trời tối quá!

Hòa Thượng Long Đàm mới thắp ngọn đề đăng (ngọn đèn cầm tay) rồi trao cho. Lúc Đức Sơn chực cầm lấy đèn, hòa thượng bỗng thổi tắt cái phụt. Lúc đó, Đức Sơn bèn ngộ đạo, kính cẩn cúi rạp chào Long Đàm. Hòa thượng mới hỏi:

_ Nhà ngươi ngộ được điều gì nào?

Đức Sơn đáp:

_Từ ngày hôm nay trở đi, tôi sẽ không còn lạc lối trong những lời bàn của các bậc Hòa Thượng Thiền Sư trong thiên hạ nữa.

Đến sáng hôm sau, khi lên bục giảng thuyết pháp, Hòa Thượng Long Đàm mói nói:

_Một anh chàng răng như rừng chông sắc, miệng như chậu máu, nhỡ ai quật một gậy cũng chẳng thèm quay nhìn, thì kẻ ấy sẽ có ngày nào đó. một thân trên đỉnh cô phong (không cần nương tựa vào lời chỉ bảo của ai và không ai có thể đuổi kịp), dấy lên được mối đạo của chính mình .

Đức Sơn bèn đem bộ chú thích (sớ sao) kinh Kim Cương tùy thân và một bó đuốc lớn đến trước phòng giảng pháp, huơ qua huơ lại:

_Nghiên cứu giáo nghĩa của đạo Phật nhiều bao nhiêu, chẳng khác gì cọng lông đem so với vủ trụ . Dù nắm hết bí quyết để sống sao cho khôn khéo ở đời, chẳng qua nhểu một giọt nước xuống vực núi sâu mà thôi.

Nói xong, đốt hết kinh sách , cáo từ thầy rồi xuống núi.
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hi, hi! Nhớ đã đọc được bài kệ này lâu lắm rồi, mà chẳng biết ai là tác giả!? Vậy ra mình cô phụ họ rồi, nhưng thà đọc để mà hiểu... trong trường hợp này!
<p style="padding-left: 56px;">Đạo vốn không nhan sắc
Mà ngày thêm gấm hoa
Trong ba ngàn cõi ấy
Đâu chẳng phải là nhà!?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kính.
 
P

phamvandung57

Guest
Góp lời cùng mọi người

Kính các bạn. với 2 câu hỏi:

1* Thế nào là Chánh Định ? Chánh Định có những đặc điểm gì ?

2* Thế nào là Tà Định? Tà định sẽ đưa chúng ta đến đâu ?

Xem ra các bạn không ai có hứng thú chỉ giáo. Thế thì Chúng con xin được nêu ra thiển kiến thế này:

1/. Chánh định là phương pháp Thiền Định do Đức Phật Thích Ca Mưu ni truyền dạy, ghi lại trong các kinh điển Phật giáo, hoặc do Chư Tổ đệ tử đắc Đạo của Phật (như Tổ Đạt Ma v.v...) truyền dạy, trong các tông phái PG.

....... Chánh định có đặc điểm là phù hợp với Kinh điển PG, đưa chúng sanh đến các Tam Muội, và cảnh giới an lành, đỉnh cao là đạt được Chơn Trí huệ, thể nhập Niết bàn.

2/. Tà định: là các pháp thiền định của Ngoại đạo, do ức tưởng sanh ra, hoặc gia cố cho bản ngã, trái với kinh Phật, và thuận theo Vô minh.

....... Tà định đưa chúng sanh đến mê lầm, dục lạc, ngã chấp và Vô minh.,cuối cùng đưa vào mê lộ sanh tử luân hồi.

Như vậy. suy ra Chánh và Tà phải căn cứ trên kinh điển nhà Phật để làm khuông vàng thước ngọc, để điều chỉnh định hướng cho các Pháp Thiền Đinh của người đệ tử Phật.


Trước hết góp lời cùng Chùa Phước Thành:
Còn khởi Tà - Chánh : là Tà
Chẳng khởi Tà - Chánh: là Chánh
Tà - Chánh đều quét, cái quét đó cũng quét luôn, cái quét luôn cũng quét luôn mới gọi là Chánh Định, cũng goi là TỔ SƯ THIỀN, cũng gọi là Đại ĐỊNH ( VÔ TRỤ ).
Góp lời cùng Chiếu Thanh:
Cái Ngộ của Ngài Đức Sơn, cái hành vi đốt Kinh sách của Ngài e rằng Chiếu Thanh không làm nổi. Chừng nào không còn đọc kinh điển nữa mà ai hỏi đến đâu trả lời ngay tức khắc đến đó. mở miệng là nói những lời xuất cách. Không biết Chiếu Thanh đã làm được chưa? nay người học Phật đáng lẽ phải được ý quên lời, không chuyển được kinh, ngược lại còn bị kinh chuyển. Xem ra mọi người quen dùng cỗ xe có chỗ ngồi, có Tài xế, lượn đi lượn lại rất an toàn. Nay có cỗ xe mới, Phóng như tên bay lại không có chỗ ngồi, tay lái cũng không. mới nhìn qua có người đã thấy đau đầu chóng mặt, Chẳng ai dám bước vào. Xem ra con tàu THAM THIỀN ít người dám ngồi lắm.
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Trước hết góp lời cùng Chùa Phước Thành:
Còn khởi Tà - Chánh : là Tà
Chẳng khởi Tà - Chánh: là Chánh
Tà - Chánh đều quét, cái quét đó cũng quét luôn, cái quét luôn cũng quét luôn mới gọi là Chánh Định, cũng goi là TỔ SƯ THIỀN, cũng gọi là Đại ĐỊNH ( VÔ TRỤ ).
Góp lời cùng Chiếu Thanh:
Cái Ngộ của Ngài Đức Sơn, cái hành vi đốt Kinh sách của Ngài e rằng Chiếu Thanh không làm nổi. Chừng nào không còn đọc kinh điển nữa mà ai hỏi đến đâu trả lời ngay tức khắc đến đó. mở miệng là nói những lời xuất cách. Không biết Chiếu Thanh đã làm được chưa? nay người học Phật đáng lẽ phải được ý quên lời, không chuyển được kinh, ngược lại còn bị kinh chuyển. Xem ra mọi người quen dùng cỗ xe có chỗ ngồi, có Tài xế, lượn đi lượn lại rất an toàn. Nay có cỗ xe mới, Phóng như tên bay lại không có chỗ ngồi, tay lái cũng không. mới nhìn qua có người đã thấy đau đầu chóng mặt, Chẳng ai dám bước vào. Xem ra con tàu THAM THIỀN ít người dám ngồi lắm.

Thiền sư Huệ Sinh có bài thơ:

Pháp bản như vô pháp
Phi hữu diệc phi vô

Nhược nhân tri thử pháp
Chúng sanh dữ Phật đồng.
Tịch tịch Lăng-già nguyệt
Không không độ hải chu.
Tri không, không giác hữu
Tam-muội nhậm thông châu.


Pháp gốc như không pháp,
Chẳng có cũng chẳng không.
Nếu người biết pháp ấy,
Chúng sanh cùng Phật đồng.
Trăng Lăng-già vắng lặng
Thuyền Bát-nhã rỗng không.
Biết không, không giác có
Chánh định mặc thong dong.



Muốn bàn về lý như huyễn thì phải tu "30 năm đầu thấy núi sông vẫn là núi sông.30 năm sau thấy núi sông không phải là núi sông.30 năm sau nữa thì núi sông lại là núi sông".Còn không thì phải là người có căn cơ như Lục tổ Huệ Năng thi mới nên bàn.

Bạn Dũng năm nay bao nhiêu tuổi rồi nhỉ???



 

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
Tham gia
21 Thg 4 2012
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43
Thực tế đi

Phamvandung57:Xem ra mọi người quen dùng cỗ xe có chỗ ngồi, có Tài xế, lượn đi lượn lại rất an toàn. Nay có cỗ xe mới, Phóng như tên bay lại không có chỗ ngồi, tay lái cũng không. mới nhìn qua có người đã thấy đau đầu chóng mặt, Chẳng ai dám bước vào. Xem ra con tàu THAM THIỀN ít người dám ngồi lắm.

Đầu mồm nói phét trăm phần diệu.
Dưới gót không ly một điểm trần!
Nói cao nói thấp “ma” nào sợ ?
Tam Muội đã “thành” chưa ? Vội nói ngoa.
 

Chùa Phước Thành

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 6 2013
Bài viết
121
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Phá ngã chấp

Kính thưa ĐH phamvandung57, và Quý Đạo Hữu.

Trong quyển đường lối thực hành Tổ Sư Thiền của HT Thích Duy Lực. có dạy:

1 – PHÁ NGÃ CHẤP :
Theo Phật pháp, bất cứ Tiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa, cho đến Tối thượng thừa, chẳng có thừa nào là không phá ngã chấp cả. Nếu không phá ngã chấp thì không được giải thoát cái khổ sanh tử, không được ra khỏi sanh tử luân hồi. Vậy tham thiền phải phá ngã chấp bằng cách nào?


Vậy theo ĐH khi tham thiền chúng ta có nên phá ngã chấp không? và biểu hiện của người "phá được Ngã chấp " là thế nào ?

Kính cảm ơn.
 
P

phamvandung57

Guest
gửi minhđịnh

Thiền sư Huệ Sinh có bài thơ:

Pháp bản như vô pháp
Phi hữu diệc phi vô

Nhược nhân tri thử pháp
Chúng sanh dữ Phật đồng.
Tịch tịch Lăng-già nguyệt
Không không độ hải chu.
Tri không, không giác hữu
Tam-muội nhậm thông châu.


Pháp gốc như không pháp,
Chẳng có cũng chẳng không.
Nếu người biết pháp ấy,
Chúng sanh cùng Phật đồng.
Trăng Lăng-già vắng lặng
Thuyền Bát-nhã rỗng không.
Biết không, không giác có
Chánh định mặc thong dong.



Muốn bàn về lý như huyễn thì phải tu "30 năm đầu thấy núi sông vẫn là núi sông.30 năm sau thấy núi sông không phải là núi sông.30 năm sau nữa thì núi sông lại là núi sông".Còn không thì phải là người có căn cơ như Lục tổ Huệ Năng thi mới nên bàn.

Bạn Dũng năm nay bao nhiêu tuổi rồi nhỉ???




Với tôi cũng có thể là thế : 90 năm. Nhưng nói như minh Định nói thì 9000 năm nữa Minh Định chưa chắc đã hiểu được lời mình nói
 

Chùa Phước Thành

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 6 2013
Bài viết
121
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Đắc Thiền chưa phải là hết việc.

Kính chư vị Thiện Tri Thức.

Theo chúng con biết.- Khi đã đắc Thiền, thì gọi là ĐẮC TAM MUỘI. Chư Bồ tát có đắc Vô lượng Tam Muội, nhưng không phải như vậy mà đã là Thành Phật và Việc cần làm đã làm xong. Vì sao ?

Vì dù có đắc sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tư thiền, cho đến đắc Phi tưởng phi phi tưởng xứ định cũng còn ở ngoài vòng Phật Pháp .

Thưở Đức Phật còn tại thế. Ngài Đề Bà Đạt Đa đã đắc được Đệ Tam Thiền mà vẫn bị đọa vào địa ngục. Ông Uất Đầu Lam Phất đã đắc Phi tưởng phi phi tưởng xứ định vẫn còn trong Tam giới mà thôi....

Với Thiền Nam truyền, thì phải đạt đến Diệt Tận Định diệt thọ tưởng định mới là Chánh Định.

Với thiền Bắc Truyền , thì phải đạt đến "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" mới là Tam Muội. v.v...

Nhưng dù đã được Tam Muội đối với quả vị A Nậu Đa La Tam miệu Tam Bồ Đề hãy còn rất xa vời vậy.

Cho nên tu Thiền trước phải DIỆT NGÃ - PHÁ CHẤP đã, Ngã - Pháp đã muội lượt rồi, mới có cơ may mà mon men gần Chánh Định.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Kính.
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Kính chư vị Thiện Tri Thức.

Theo chúng con biết.- Khi đã đắc Thiền, thì gọi là ĐẮC TAM MUỘI.

Kính thành viên "chùa Phước Thành" !

Ngọc Quế xin phép được góp ý.

Tất cả Ngoại đạo đều có thể đắc Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền (Dhyãna)nhưng không phải là đắc Tam Muội (Chánh Định _ Samãdhi).

Chư Bồ tát có đắc Vô lượng Tam Muội, nhưng không phải như vậy mà đã là Thành Phật và Việc cần làm đã làm xong. Vì sao ?

Vì dù có đắc sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tư thiền, cho đến đắc Phi tưởng phi phi tưởng xứ định cũng còn ở ngoài vòng Phật Pháp .

Thưở Đức Phật còn tại thế. Ngài Đề Bà Đạt Đa đã đắc được Đệ Tam Thiền mà vẫn bị đọa vào địa ngục. Ông Uất Đầu Lam Phất đã đắc Phi tưởng phi phi tưởng xứ định vẫn còn trong Tam giới mà thôi....

Đúng thế !

Với Thiền Nam truyền, thì phải đạt đến Diệt Tận Định diệt thọ tưởng định mới là Chánh Định.

Đến trình độ này mà vẫn không bỏ chúng sinh để nhập Niết Bàn thì mới được định danh là Thực Tướng Vô Tướng Tam Muội, còn nếu ngay nơi đây mà nhập Niết Bàn thì chỉ là Diệt Tận Định.

Với thiền Bắc Truyền , thì phải đạt đến "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" mới là Tam Muội. v.v...

Đức Lục Tổ Huệ Năng do câu này mà lọt vào Tam Muội, những vị Tổ khác thì nhờ vào những nhân duyên khác; tất cả chỉ là "ôn lại cái biết xưa".

Với chúng ta thường thì câu này "vào lỗ tai bên ni, ra lỗ tai bên tê", chỉ là ngôn từ rỗng mà thôi.

Nhưng dù đã được Tam Muội đối với quả vị A Nậu Đa La Tam miệu Tam Bồ Đề hãy còn rất xa vời vậy.

Đúng thế !

Cho nên tu Thiền trước phải DIỆT NGÃ - PHÁ CHẤP đã, Ngã - Pháp đã muội lượt rồi, mới có cơ may mà mon men gần Chánh Định.

Câu này đề nghị "chùa Phước Thành" sửa lại như sau :

_ Cho nên tu Thiền trước phải PHÁ NGÃ CHẤP & PHÁP CHẤP, Ngã chấp & Pháp chấp đã "mõng" rồi, mới có cơ may "một phen mất xác" lọt vào Chánh Định. (Nghĩa là cần thêm thời gian để đầy đủ công đức, như trái trên cây cần có thời gian để chín mùi mới rụng).

Ngọc Quế xin trình bày những điều sở học như thế, không biết đúng sai thế nào, xin các bậc bề trên chỉ giáo lại.

Kính !

 
M

maituan

Guest
Xin hỏi?

[NEON][/NEON]

Kính thành viên "chùa Phước Thành" !

Ngọc Quế xin phép được góp ý.

Tất cả Ngoại đạo đều có thể đắc Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền (Dhyãna)nhưng không phải là đắc Tam Muội (Chánh Định _ Samãdhi).



Đúng thế !



Đến trình độ này mà vẫn không bỏ chúng sinh để nhập Niết Bàn thì mới được định danh là Thực Tướng Vô Tướng Tam Muội, còn nếu ngay nơi đây mà nhập Niết Bàn thì chỉ là Diệt Tận Định.



Đức Lục Tổ Huệ Năng do câu này mà lọt vào Tam Muội, những vị Tổ khác thì nhờ vào những nhân duyên khác; tất cả chỉ là "ôn lại cái biết xưa".

Với chúng ta thường thì câu này "vào lỗ tai bên ni, ra lỗ tai bên tê", chỉ là ngôn từ rỗng mà thôi.



Đúng thế !



Câu này đề nghị "chùa Phước Thành" sửa lại như sau :

_ Cho nên tu Thiền trước phải PHÁ NGÃ CHẤP & PHÁP CHẤP, Ngã chấp & Pháp chấp đã "mõng" rồi, mới có cơ may "một phen mất xác" lọt vào Chánh Định. (Nghĩa là cần thêm thời gian để đầy đủ công đức, như trái trên cây cần có thời gian để chín mùi mới rụng).

Ngọc Quế xin trình bày những điều sở học như thế, không biết đúng sai thế nào, xin các bậc bề trên chỉ giáo lại.

Kính !


Chào mọi người,cho tôi hỏi có ai trong các Đạo hữu tu theo đường lối Tham Tổ Sư Thiền hay không ? Nếu có , xin được chia sẻ kinh nghiệm thực tế cùng tôi ? Xin cảm ơn!(Xin đừng trích dẫn kinh điển, tôi rất cần kinh nghiệm thực hành).
 

Hý Luận

Registered
Phật tử
Tham gia
3 Thg 10 2011
Bài viết
98
Điểm tương tác
20
Điểm
8


Chào mọi người,cho tôi hỏi có ai trong các Đạo hữu tu theo đường lối Tham Tổ Sư Thiền hay không ? Nếu có , xin được chia sẻ kinh nghiệm thực tế cùng tôi ? Xin cảm ơn!(Xin đừng trích dẫn kinh điển, tôi rất cần kinh nghiệm thực hành).

Chào maituan !

Tôi chẳng có duyên học Tổ Sư Thiền ! Nhưng kinh nghiệm thì có chút chút.

Trước hết, bạn trả lời thực .

_ Thấy không?



:060:
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Chào mọi người,cho tôi hỏi có ai trong các Đạo hữu tu theo đường lối Tham Tổ Sư Thiền hay không ? Nếu có , xin được chia sẻ kinh nghiệm thực tế cùng tôi ? Xin cảm ơn!(Xin đừng trích dẫn kinh điển, tôi rất cần kinh nghiệm thực hành).

Chào maituan !
Có thể bạn đã vào "lộn tiệm" rồi đó !

Ở đây chỉ có một mình thành viên phamvandung57 có thể đạt tiêu chí để nói chuyện với bạn, nhưng rất tiếc bạn ấy đang "nhập nhị thất" để tham chủ đề "kẻ vô minh không nên nói giọng Tổ Sư".

Vậy bạn có thể chờ cho bạn ấy tìm được đáp án rồi sẽ online hầu chuyện cùng bạn, chứ bây giờ mà gián đoạn công phu thì giống như "nấu cháo bằng củi ướt", gạo sẽ sình chứ không bao giờ chín nỗi.

Bạn hãy chờ đi nhé !
 
M

maituan

Guest


Chào maituan !
Có thể bạn đã vào "lộn tiệm" rồi đó !

Ở đây chỉ có một mình thành viên phamvandung57 có thể đạt tiêu chí để nói chuyện với bạn, nhưng rất tiếc bạn ấy đang "nhập nhị thất" để tham chủ đề "kẻ vô minh không nên nói giọng Tổ Sư".

Vậy bạn có thể chờ cho bạn ấy tìm được đáp án rồi sẽ online hầu chuyện cùng bạn, chứ bây giờ mà gián đoạn công phu thì giống như "nấu cháo bằng củi ướt", gạo sẽ sình chứ không bao giờ chín nỗi.

Bạn hãy chờ đi nhé !
Tôi sinh năm 1961 .Tôi được biết đến Phật Pháp 2 năm nay, học và thực hành qua mạng .Tính tôi nghiêm túc .Tôi nghĩ , trang Phật Pháp là trang mạng diễn đàn nghiêm túc nhất có thể , vậy kính mong đươc chia sẻ kinh nghiệm thực hành Tham Thiền .Tôi không tin là sẽ không có những người thực hành Tham Thiền và có tâm huyết với Tham Thiền .Tôi mới đến với Pháp môn Tham Thiền này được nửa năm nay và rất mong được có Sư phụ thực hành lâu Tham thiền chỉ bảo kinh nghiệm thực hành.Kính,
 
M

maituan

Guest
Kính chào: Hý Luận



Chào maituan !

Tôi chẳng có duyên học Tổ Sư Thiền ! Nhưng kinh nghiệm thì có chút chút.

Trước hết, bạn trả lời thực .

_ Thấy không?



:060:


Tôi là người chân thật, không biết mới vào đây để học hỏi. nay lại được nghe lời từ một người chẳng có duyên với Tổ Sư Thiền mà lại đem lời chỉ dạy, liệu có lý ?
Hơn nữa như tôi tìm hiểu thì thấy câu " thấy không?" là câu Thiền Ngữ. mà theo như Tổ Sư Thiền thì Thấy hay Không Thấy đều bỏ. Không biết như thế có đúng ? Mong được chỉ giáo thêm . Kính
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên