HÔM NAY KỶ NIỆM NGÀY ĐỨC PHẬT THÍCH CA XUẤT GIA

Kiên trì làm Phước

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 2 2022
Bài viết
95
Điểm tương tác
20
Điểm
8
Địa chỉ
Thái Nguyên, Việt Nam
KỶ NIỆM NGÀY ĐỨC PHẬT THÍCH CA XUẤT GIA (MÙNG 8 THÁNG 2 ÂM LỊCH)

Trong cuộc đời của Đức Phật, có những thời điểm mà mỗi khi nhắc đến ta không khỏi rung cảm sâu xa, thời khắc Ngài đản sanh, Ngài thành đạo dưới cội bồ đề và lúc Ngài quyết tâm xuất gia tầm đạo chính là một trong những thời khắc như thế.

Sau khi nhìn thấy 4 hình ảnh ( sự già, sự bệnh, sự chết và một vị sa môn tu hành) thái tử Tất Đạt Đa càng hiểu rõ lòng mình và quyết tâm hơn với ý định xuất gia tìm cầu chân lý, vượt thoát khỏi sinh tử luân hồi.

Một đêm khuya nhân lúc quân lính canh gác và cung phi mỹ nữ say ngủ, sau một tiệc linh đình, Thái Tử trở dậy, đến bên giường nhìn vợ con lần cuối, rồi đánh thức tên giữ ngựa Xa Nặc dậy, thắng yên cương, thái tử cưỡi ngựa Kiền Trắc vượt qua sông Anoma, rời khỏi kinh thành Ca Tỳ La Vệ.

Hình ảnh vị thái tử cởi bỏ trang phục vương giả, cắt phăng đi mái tóc của mình như tạc vào đất trời một hình ảnh quá đỗi thiêng liêng. Từ đây, Ngài từ bỏ cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con xinh, phụ hoàng, mẫu hậu, gác đi tình riêng, để quyết tâm tầm đạo. Lúc bấy giờ nhằm đêm mồng tám tháng hai, và Ngài được 29 tuổi.

“Hành trình vạn dặm bắt đầu từ bước chân đầu tiên” từ bước đi đầu tiên và vững chãi này thái tử Tất Đạt Đa đã trải qua vô vàn những khó khăn thử thách để cuối cùng dưới cội Bồ Đề, Ngài đã đạt được sự giác ngộ, giải thoát. Với tâm từ bi vô lượng, Đức Phật đã thuyết giảng chánh Pháp, đem lại sự an vui và con đường thoát khổ cho khắp chúng sinh.

Đến mùng 8 tháng 2 âm lịch, tất cả người con Phật chúng ta lại có dịp cùng nhau ôn lại tiểu sử cuộc đời Đức Phật, những lời dạy minh triết của người về nhân quả, duyên sinh, nghiệp báo, Bát chánh đạo, Tứ diệu đế. Từ đó làm nền tảng tu học để có được đời sống an lạc, không còn đau khổ.

Nguồn: Thầy Thích Tâm Đức
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Kiên trì làm Phước

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 2 2022
Bài viết
95
Điểm tương tác
20
Điểm
8
Địa chỉ
Thái Nguyên, Việt Nam
KỶ NIỆM NGÀY ĐỨC PHẬT NHẬP NIẾT BÀN:
TỐI THƯỢNG TRONG HÀNG ĐỆ TỬ CỦA PHẬT!

Hôm nay Rằm tháng hai âm lịch, kỷ niệm Ngày Phật Thích-ca nhập niết-bàn. Nhập niết-bàn ở đây còn được biết là Vô dư y niết-bàn hay là trạng thái lâm chung, nhập diệt, thân tan rã không còn để lại bất kỳ trạng thái phiền não nào của thân và tâm nữa; khác với hữu dư y niết-bàn là trạng thái chứng ngộ không còn phiền não, lậu hoặc của tâm nhưng vẫn còn phiền não của cái thân đang hiện hữu.
Ngay trước khi nhập niết-bàn Phật Thích-ca đã để lại những lời di chúc rất quan trọng, qua đó ngài tóm tắt những pháp môn tu tập cần thiết cho một hành giả ứng dụng để hướng đến mục tiêu giải thoát khỏi mọi phiền não, khổ đau ngay trong cuộc sống hiện tại. Trong những lời di chúc quý báu ấy, người viết tâm đắc nhất là đoạn ngài dặn A-nan:
Ngươi phải tự mình thắp đuốc lên mà đi, hãy nương tựa mình không nương tựa ai khác; tự mình thắp lên ngọn đuốc chánh-pháp, hãy y tựa chánh-pháp, không y tựa gì khác. Người nào nhiệt tâm, tinh cần, chánh niệm, tỉnh giác, nhiếp phục tham-ưu ở đời, sống quán thân như là thân, thọ như là thọ, tâm như là tâm, pháp như là pháp; vị ấy là tối thượng trong hàng đệ tử của ta trong hiện tại cũng như trong tương lai!
Mô Phật, chúng con xin cúi đầu đảnh lễ Thế-tôn tam bái và xin y giáo phụng hành.
Nguồn: Thầy Thích Tâm Đức
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Mô Phật, con xin cúi đầu đảnh lễ Ngài.
Mô Phật.
Mô Phật.
Mô Phật.
Mô Phật, giờ con biết đảnh lễ tự tâm...
 

Kiên trì làm Phước

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 2 2022
Bài viết
95
Điểm tương tác
20
Điểm
8
Địa chỉ
Thái Nguyên, Việt Nam
Ý nghĩa ba ngày Vía của Bồ tát Quán Thế Âm – 19/02,19/06,19/09

Quán Thế Âm (Avalokitesvara) là vị Bồ tát với hạnh nguyện luôn lắng nghe tiếng kêu khổ đau của cuộc đời rồi tìm cách cứu giúp chúng sinh. Theo kinh Pháp Hoa, Bồ tát có khả năng thị hiện vô biên thân, tùy theo hoàn cảnh và điều kiện mà hiện thân tương ứng để cứu độ muôn loài.

HỎI:

Bạch quý thầy, con thường mới chỉ biết tới ngày Khánh Đản của Đức Quán Thế Âm Bồ tát chứ chưa biết các ngày còn lại và ý nghĩa của các ngày vía này. Xin quý thầy giảng giúp chúng con hiểu ạ!

ĐÁP:

Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem Bồ tát Quán Âm là ai, Bồ tát của Hạnh nguyện gì, và tại sao có 3 ngày vía, kinh của ngài là gì, và các hình tướng của Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Quán Âm ở Việt Nam hiện diện qua hình tướng nào, xin quý Phật tử hay nghiên cứu theo đọc thật kỹ để thấu hiểu.

Bồ Tát Quán Âm là ai?

Bồ tát Quán Thế Âm, còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại (Avalokitesvara Bodhisattva) chỉ xuất hiện và xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển Đại thừa như Hoa nghiêm, Lăng nghiêm, Pháp hoa, Bát nhã Tâm kinh, Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương, Đại Từ Đà la ni, Chuẩn đề Đà la ni… và rất nhiều các ký, sớ, giải, luận về Bồ tát. Ngài được xem là vị Đại bi (trong kinh Pháp hoa) nguyện cứu độ tất cả chúng sinh và Đại trí (trong Bát-nhã Tâm kinh) liễu ngộ năm uẩn đều là không.


Tượng Phật Quan Âm tại India, Nalanda
Các kinh điển trên đều nói đến Bồ tát Quán Thế Âm với hình tướng nam tính, nam giới chứ không phải nữ giới. Bồ tát tượng trưng cho từ bi và trí tuệ. Ngài nghe hết tiếng kêu khổ, tiếng niệm danh hiệu ngài, tiếng cầu xin ngài để được như ý muốn, được cứu độ khỏi khổ đau, tai nạn…

Bồ-tát Quán Thế Âm được quan niệm là hình ảnh phụ nữ, là mẹ, là Phật… có lẽ dính dáng đến nguyên lý Mẹ mà rất nhiều văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo… theo đó đều có các thánh nữ. Đặc biệt, trong Phật giáo Mật tông Tây Tạng có thờ thánh mẫu Tara gồm nhiều vị. Truyền thuyết cho rằng vị Tara được sinh ra từ nước mắt của Đức Quán Thế Âm; rằng trong kiếp xa xưa, mẹ Tara đã là một vị công chúa quyết tâm tu, quyết giữ hình hài nữ giới cho đến khi thành Phật. Xin nói thêm, thánh nữ Tara còn được hiểu là hàng chục vị, có thể đến hơn một trăm vị, được phân biệt theo màu sắc của các tranh tượng. Tara màu xanh (Lục độ Tara) là vị tiêu biểu nhất.


Ý nghĩa cứu khổ cứu nạn vẫn được coi là tượng trưng cho hạnh nguyện của Bồ tát Quán Thế Âm.
Trong kinh Pháp hoa, phẩm Phổ môn, nêu rất rõ và rất ấn tượng về ý nghĩa cứu khổ cứu nạn vẫn được coi là tượng trưng cho hạnh nguyện của Bồ tát Quán Thế Âm.

Kinh cho ta thấy Bồ tát Quán Thế Âm là hình tượng nổi bật nhất của Đại Từ bi; những hóa thân của ngài gồm 33 hay 35 hình tướng để có thể thuận tiện cứu khổ cho chúng sinh. Lòng Đại từ bi ấy có thể xem như lòng mẹ đối với con cái, lại phù hợp với truyền thống của nhiều tôn giáo có một vị nữ được ví như là Mẹ của tất cả: Đức mẹ Kali, Đức mẹ Maria, Đức Mẫu… Do đó, mặc dù Bồ tát Quán Thế Âm có thể hóa thân thành Phật, Bích chi, Thanh văn, Phạm vương, Tự tại thiên, Đại Tự tại thiên, Đại tướng quân, Tỳ sa môn Thiên vương… Tiểu vương, Trưởng giả, Cư sĩ, Tể quan, Bà-la-môn, nam nữ Tỳ kheo... nét nổi bật nhất của hóa thân ngài vẫn là hình ảnh phụ nữ, hình ảnh mẹ hiền.

Kinh điển Đại thừa, đặc biệt là kinh Pháp hoa, được truyền sang Trung Quốc, các bản dịch chính kinh và phụ kinh của kinh này được phổ biến khá rộng từ năm 255 đến năm 601. Và quan niệm Bồ tát Quán Thế Âm mang hình tướng nữ giới được hình thành dần dần, đến đời Đường (618-907) thì hình tướng này hình như hoàn toàn phổ biến, nhất là trong giới bình dân, tạo thành một tín ngưỡng quan trọng.

Vì sao có 3 ngày vía Bồ Tát Quán Âm?

Hằng năm Phật tử khắp nơi trên thế giới thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/02, 19/06 và 19/09 đều theo âm lịch.

Nhưng đa phần chỉ biết suông là lễ vía Quán thế Âm thế thôi!

Thực ra trong Thiền môn nhật tụng cổ xưa đã ghi rõ:

Ngày 19/02 là vía Quán thế Âm Đản Sanh.

Ngày 19/06 là vía Quán thế Âm Thành Đạo.

Ngày 19/09 là vía Quán thế Âm Xuất Gia.

Mong rằng bài viết này sẽ đem đến cho quý độc giả niềm tin chân chính và thành khẩn, luôn luôn tưởng niệm đến danh hiệu Quán thế Âm Bồ tát để được giao cảm hằng thường với Bồ tát, dù tai họa đến đâu Hữu Cầu Tắc Ứng.

Hãy chánh tín, lời nói của Chư Phật không bao giờ hư dối.

Nếu muốn biết đường lối thực hành theo Tông chỉ Bồ tát Quán Thế Âm thì chúng ta cùng nhau tham khảo bài yếu chỉ Phẩm Phổ Môn, phẩm thứ 25, kinh Diệu Pháp Liên Hoa của Thiền sư Thích Duy Lực biên soạn :

PHẨM PHỒ MÔN

Thứ Hai mươi Lăm.

Phổ môn là phổ biến thị hiện sức dụng thần thông của Tự tánh.

Vô Tận Ý Bồ Tát hỏi Phật: "Quán Thế Âm Bồ Tát vì nhân duyên gì tên là Quán Thế Âm?"

Phật bảo: "Nếu có vô lượng chúng sanh chịu các khổ não, nhứt tâm xưng danh (nhứt tâm là chẳng có niệm nào khác) thì sức dụng Tự tánh Quán Thế Âm hiện ra, tất cả đều được giải thoát nên gọi là Quán Thế Âm, cũng gọi là Tự tánh tự độ".

Sức dụng của Tự tánh được hiện ra thì vào lửa chẳng cháy, xuống nước chẳng chìm, dao chém chẳng đứt, thuốc độc chẳng giết được, ác quỉ chẳng hại được, lìa được tất cả tham sân si và tà kiến.

Năm thứ quán của Bồ tát Quán Thế Âm là gì?

1. Chân quán: là lập Chân để phá Vọng. Trước tiên phải xoay cái Tánh nghe trở về Tự tánh, thoát lìa âm thanh (sở nghe). Sở nghe đã tiêu thì Năng nghe cũng hết. Nên hai tướng động tịnh chẳng sanh, do đó sự dụng của lục căn (sáu giác quan) dung thông lẫn nhau gọi là nhĩ căn viên thông cũng gọi là "phản văn văn Tự tánh".

2. Thanh tịnh quán: Là dùng thanh tịnh để đối trị sự ô nhiễm của năng sở. Năng nghe Sở nghe đã hết mà chẳng trụ nơi hết. Luôn cả tri giải về sự chẳng trụ cũng không.

3. Từ quán: Là độ cho chúng sanh được vui mà chẳng có năng độ gọi là Vô Duyên Từ.

4. Bi quán: Là độ cho chúng sanh lìa khổ mà chẳng có sở độ gọi là Đồng Thể Bi.

Khi Từ bi thể hiện thì ngã chấp (cái tôi ích kỷ) đều sạch. Tình cảm thương mến phát huy đến cùng tột, cũng như ánh sáng chiếu khắp mọi chúng sanh trong pháp giới vũ trụ, chẳng có thiếu sót. Như vậy được Hòa Quang Đồng Một (Nhiều đèn cùng chung một ánh sáng) Nên năng - sở đều diệt.

5. Quảng đại trí huệ quán: Là trí huệ chiếu khắp pháp giới, quảng đại siêu việt số lượng. Tất cả năng sở, sinh diệt đều diệt thì tịch diệt hiện tiền, đây là thực tướng vĩnh viễn tồn tại cũng như phẩm Phương Tiện đã nói : "Chư pháp tùng bổn lai, thường tự tịch diệt tướng" vậy.

Phẩm này chỉ rõ sự diệu dụng của Tự tánh tự độ

"Quán Âm Diệu Trí Lực (diệu dụng của Tự tánh)

Năng cứu thế gian khổ"

Là nghĩa này vậy.

(Trích Yếu chỉ Kinh Pháp Hoa của Thiền sư Thích Duy Lực)

Các hiện thân của Bồ tát Quán Âm tại Việt Nam

Theo kinh Phẩm Phổ Môn, nếu có ai kêu cứu, và để cần hiện ra thân gì để cứu độ thì Quan Âm hiện ra thân đó như: thân quốc vương, thân tể tướng, thân nhi đồng, thân phụ nữ...” (phẩm Phổ môn).

Truyện tích về Quan Âm Thị Kính và Quan Âm Nam Hải (Diệu Thiện) ở Việt Nam được hình thành dựa trên quá trình tiếp biến văn hóa và cơ sở “thị hiện” này.


Tượng Quan Âm Thị Kính tại Việt Nam
Bài liên quan
Hạnh nguyện Bồ Tát Quan Thế âm - Giải pháp vượt qua những khủng hoảng thời đại
Sự tích Quan Âm Thị Kính được lưu truyền phổ biến trong dân gian Việt Nam từ xưa qua nghệ thuật hát chèo, truyện thơ và gần đây nhất là truyện văn xuôi. Theo tác giả Nguyễn Lang, sách Việt Nam Phật giáo sử luận, tập II, “Truyện thơ Quan Âm Thị Kính (bản Nôm) hiện chưa biết được sáng tác trong thời gian nào. Bản Việt ngữ do Nguyễn Văn Vĩnh ấn hành năm 1911, gồm 788 câu lục bát và một lá thư Kính Tâm viết cho cha mẹ bằng văn biền ngẫu”.

Cứ vào nội dung của truyện Quan Âm Thị Kính thì có thể đây là một dị bản của Phật giáo Cao Ly (Triều Tiên): “Thị Kính là con gái của nhà họ Mãng, quận Lũng Tài, thành Đại Bang, nước Cao Ly”. Tuy vậy, bối cảnh của câu chuyện Quan Âm Thị Kính liên quan mật thiết đến một ngôi chùa cổ ở miền Bắc nước ta, Pháp Vân tự (chùa Dâu, Bắc Ninh). Và Phật Bà chùa Dâu được xem là Phật Bà Quan Âm Thị Kính, “Xem trong cõi nước Nam ta/Chùa Vân có Đức Phật Bà Quan Âm”.

Hình ảnh Quan Âm Thị Kính bồng con trên tay, qua nhiều dị bản rất gần gũi và tương đồng với những câu chuyện về Quan Âm đồng tử và Quan Âm tống tử. Theo các nhà nghiên cứu, tượng Quan Âm tay ôm đồng tử lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử tín ngưỡng tượng hình tại Việt Nam vào thế kỷ thứ XVII và đã trở nên nổi tiếng vào thế kỷ thứ XVIII, hiện nay vẫn còn bảo lưu tại nhiều chùa.

Truyện thơ Quan Âm Nam Hải gồm 1.426 câu, được lưu truyền trong dân gian trước cả truyện Quan Âm Thị Kính. Theo Nguyễn Lang (sđd), truyện Quan Âm Nam Hải vốn xuất phát từ một vị Tăng đời Nguyên bên Trung Hoa. Tích này được lưu truyền trên đất Việt kể từ khoảng cuối thế kỷ XIV hay XV và được Việt hóa. Bản Nôm cổ nhất của truyện Quan Âm Nam Hải vẫn chưa biết được khắc vào thời đại nào. Bản Việt ngữ đầu tiên Quan Âm diễn ca của Huỳnh Tịnh Của, ấn hành năm 1897.


Tượng Quan Âm Nam Hải tại Việt Nam. Truyện thơ Quan Âm Nam Hải gồm 1.426 câu, được lưu truyền trong dân gian trước cả truyện Quan Âm Thị Kính.
Bài liên quan
Chuyện về pho tượng Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn
Theo dị bản Việt hóa thì Quan Âm Nam Hải vốn là Diệu Thiện, công chúa thứ ba (về sau gọi bà Chúa Ba) con vua Diệu Trang (Subhavyùha) ở nước Hưng Lâm (có thể thuộc Ấn Độ). Nàng từ bỏ cuộc sống xa hoa của cung đình, vượt qua mọi ngăn trở của vua cha, cương quyết vượt biển đến động Hương Tích (chùa Hương ngày nay) tu hành và chứng quả tại đây. Truyền thuyết cho rằng, sau khi đắc đạo, công chúa Diệu Thiện biến thành Quan Âm nghìn mắt nghìn tay cứu độ hoàng tộc và muôn dân.

Tượng thờ Quan Âm Nam Hải xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng thế kỷ XVI. “Trong một văn bia đời nhà Mạc năm 1578, học giả nổi tiếng đương thời là Nguyễn Bỉnh Khiêm cho biết tượng Diệu Thiện được tôn thờ tại chùa Cao Dương. Văn bia còn ghi rõ Diệu Thiện là một biểu tượng rất đặc thù của giáo lý từ bi trong đạo Phật. Quan Thế Âm nghìn tay nghìn mắt trước hết có liên hệ mật thiết với sự thực tập trì chú Đại bi, dần dần đã trở nên một biểu tượng rất lớn trong các chùa viện Phật giáo” (Thích Hạnh Tuấn, Hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm nghìn tay nghìn mắt).

Như vậy, các hình thái Quan Âm Nam Hải, Quan Âm đồng tử, Quan Âm tống tử, Quan Âm Diệu Thiện, Quan Âm Thị Kính đều bắt nguồn từ lòng từ bi, hiện thân cứu độ của Bồ tát Quan Thế Âm trong kinh Pháp Hoa. Những truyện tích và tín ngưỡng Quan Âm rất phổ biến ở các nước châu Á như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Tôn tượng Bồ tát Quan Thế Âm được thờ tại chùa viện nước ta hiện nay rất đa dạng, dựa vào một trong 33 ứng hóa thân của Bồ tát.


Avalokitesvara, Quán Âm Diệu Trí Lực (diệu dụng của Tự tánh), Năng cứu thế gian khổ
Theo nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền, tượng thờ Quan Âm Nam Hải xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng thế kỷ XVI. “Trong một văn bia đời nhà Mạc năm 1578, học giả nổi tiếng đương thời là Nguyễn Bỉnh Khiêm cho biết tượng Diệu Thiện được tôn thờ tại chùa Cao Dương. Văn bia còn ghi rõ Diệu Thiện là một biểu tượng rất đặc thù của giáo lý từ bi trong đạo Phật. Quan Thế Âm nghìn tay nghìn mắt trước hết có liên hệ mật thiết với sự thực tập trì chú Đại bi, dần dần đã trở nên một biểu tượng rất lớn trong các chùa viện Phật giáo” (Thích Hạnh Tuấn, Hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm nghìn tay nghìn mắt).


Pho tượng cổ Quan Thế Âm chùa Hương, Hà Nội
Như vậy, các hình thái Quan Âm Nam Hải, Quan Âm đồng tử, Quan Âm tống tử, Quan Âm Diệu Thiện, Quan Âm Thị Kính đều bắt nguồn từ lòng từ bi, hiện thân cứu độ của Bồ tát Quan Thế Âm trong kinh Pháp Hoa.

Những truyện tích và tín ngưỡng Quan Âm rất phổ biến ở các nước châu Á như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Tôn tượng Bồ tát Quan Thế Âm được thờ tại chùa viện nước ta hiện nay rất đa dạng, dựa vào một trong 33 ứng hóa thân của Bồ tát.

Nguồn: Thích Pháp Hoà
 

Kiên trì làm Phước

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 2 2022
Bài viết
95
Điểm tương tác
20
Điểm
8
Địa chỉ
Thái Nguyên, Việt Nam
12 ĐẠI NGUYỆN CỦA QUÁN ÂM BỒ TÁT

Nguyện thứ nhất: Khi thành Bồ Tát (Quán Âm Bồ Tát đệ nhất nguyện):

Danh hiệu tôi tự tại quán âm

Viên thông thanh tịnh căn trần

Nơi nào đau khổ tầm thanh cứu liền

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nguyện thứ hai: Không nài gian khổ (Quán Âm Bồ Tát đệ nhị nguyện):

Nguyện một lòng cứu độ chúng sanh

Luôn luôn thị hiện biển đông

Vớt người chìm đắm khi giông gió nhiều

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nguyện thứ ba: Ta bà ứng hiện (Quán Âm Bồ Tát đệ tam nguyện):

Chốn u minh nhiều chuyện khổ đau

Oan gia tương báo hại nhau

Nghe tiếng than thở mau mau cứu liền

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nguyện thứ tư: Hay trừ yêu quái (Quán Âm Bồ Tát đệ tứ nguyện):

Bao nhiêu loài ma quỷ gớm ghê

Độ cho chúng hết u mê

Dứt trừ nguy hiểm ko hề nhiễu nhương

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nguyện thứ năm: Tay cầm dương liễu (Quán Âm Bồ Tát đệ ngũ nguyện):

Nước cam lồ rưới mát nhân thiên

Chúng sanh điên đảo đảo điên

An vui mát mẻ ưu phiền tiêu tan

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nguyện thứ sáu: Thường hành bình đẳng (Quán Âm Bồ Tát đệ lục nguyện):

Lòng từ bi thương sót chúng sanh

Hỉ xả tất cả lỗi lầm

Không còn phân biệt sơ thân mọi loài

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nguyện thứ bảy: Dứt ba đường dữ (Quán Âm Bồ Tát đệ thất nguyện):

Chốn ngục hình ngạ quỷ súc sanh

Cọp beo thú dữ vây quanh

Quán Âm thị hiện chúng sanh thoát nàn

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nguyện thứ tám: Giải thoát tù lao (Quán Âm Bồ Tát đệ bát nguyện):

Tội nhân bị trói hành hình rồi lại khảo tra

Thành tâm lễ bái thiết tha

Quán âm phù hộ thoát ra nhẹ nhàng

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nguyện thứ chín: Làm thuyền Bát Nhã (Quán Âm Bồ Tát đệ cửu nguyện):

Giúp cho người vượt khúc lênh đênh

Bốn bề biển khổ chông chênh

Quán Âm độ hết an nhiên niết bàn

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nguyện thứ mười: Tây Phương tiếp dẫn (Quán Âm Bồ Tát đệ thập nguyện):

Vòng hoa thơm, kỹ nhạc lọng vàng

Tràng phan, bảo cái trang hoàng

Quán Âm tiếp dẫn đưa đường về tây

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nguyện thứ mười một: Di Đà thọ ký (Quán Âm Bồ Tát đệ đệp thập nhất nguyện)"

Cảnh tây phương tuổi thọ không lường

Chúng sanh muốn sống mien trường

Quán âm nhớ niệm tây phương mau về

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nguyện thứ mười hai :Tu hành tinh tấn (Quán Âm Bồ Tát đệ thập nhị nguyện):

Dù thân này tan nát cũng đành

Thành tâm nỗ lực thực hành

Mưới hai câu nguyện độ sanh đời đời

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Nguồn: phatgiao.org.vn
 

Kiên trì làm Phước

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 2 2022
Bài viết
95
Điểm tương tác
20
Điểm
8
Địa chỉ
Thái Nguyên, Việt Nam
KỶ NIỆM NGÀY 21-02 ( ÂM LỊCH)
Đại hạnh Phổ Hiền Bồ Tát
Bồ Tát Phổ Hiền (Visvabhadhra Bodhisattva) là vị Bồ Tát Đẳng Giác có nhân duyên sâu nặng với chúng sinh. Phổ Hiền là đem điều đức thiện mà trải rộng trong vô biên vô tận pháp giới, để cho đến cả hư không cũng tràn ngập hương thơm của đức hạnh, lòng từ bi và chân lý giải thoát giác ngộ bao la.

Bồ tát Phổ Hiền là ai?
Bồ tát Phổ Hiền được xem là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo. Ngài và Bồ tát Văn Thù là thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni.
Ngài là hiện thân cho đại hạnh bao la của mười phương ba đời chư Phật. Những lời dạy của Ngài mãi là bài học thiêng liêng, cao quý cho tất cả chúng sinh. Bắt đầu từ công phu lễ kính chư Phật cho đến hạnh phổ giai hồi hướng, mỗi công hạnh đều sẽ giúp chúng sinh dần vượt qua được những chấp ngã, ích kỷ, kiêu mạn và vô số lỗi lầm trong lòng của mình, để có thể mở rộng tâm hồn đến vô tận vô biên, thành tựu được các công đức lành và tiến tu trên con đường cao thượng hướng về vô ngã.

Khi kính thờ Bồ Tát Phổ Hiền chính là đang tôn thờ những chân lý tuyệt đối của vũ trụ, đó là luật Nhân quả, Khổ, Vô thường, Vô ngã, Từ Bi Hỷ Xả,... để từng giờ từng phút luôn ý thức tinh tấn tu hành, hướng về giải thoát giác ngộ bao la. Kính lễ Ngài là kính lễ đại hạnh vô biên của Chư Bồ Tát. Mỗi khi quỳ chắp tay trang nghiêm, dâng tâm chí thành cúng dường lên Ngài là thực hành để xóa dần đi sự ích kỷ, hẹp hòi, mở rộng lòng mình mênh mông, để luôn biết thương yêu cống hiến và phụng sự cho tha nhân.

Phân biệt đức Phổ Hiển và Văn Thù Bồ tát

Kính mời Quý Phật tử cùng nhau tụng đọc mỗi ngày ạ:

Thập hạnh Phổ Hiền

Nhất giả lễ kính chư Phật

Nhị giả xưng tán Như Lai

Tam quả quảng tu cúng dường

Tứ giả sám hối nghiệp chướng

Ngũ giả tùy hỷ công đức

Lục giả thỉnh chuyển pháp luân

Thất giả thỉnh Phật trụ thế

Bát giả thường tùy Phật học

Cửu giả hằng thuận chúng sinh

Thập giả phổ giai hồi hướng.

Vô lượng công hạnh của Bồ Tát Phổ Hiền được đúc kết thành thập hạnh tiêu biểu, đó chính là bài học để chúng sinh xác định được những việc cần làm trên con đường giải thoát giác ngộ. Xin thần lực của Ngài gia hộ cho Quý Phật tử dần thành tựu được các hạnh nguyện cao quý, tinh tấn huân thập theo Thập hạnh Phổ Hiền, gây tạo được nhiều công đức lành, luôn chân thành thương yêu mọi người và gặp nhiều thuận lợi trong công việc, cuộc sống.

Trích cuốn “Thánh Độ Mệnh - Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát”.

Cảm niệm bản thân PK khi nghe nhắc đến Đại Hạnh của Ngài, hoặc tên Ngài Phổ Hiền Bồ Tát tâm đều bớt điên đảo. Thậm trí khi nghe tên, nhớ đến bất kỳ vị Bồ Tát nào đều thấy vị đó có công hạnh cơ bản của Thập Nguyện Phổ Hiền Bồ Tát.
Đây là cái nhìn cá nhân PK: Đối với cõi người hiện giờ bất kỳ vị nào kết duyên tu tập Phật Pháp từ cơ bản đến siêu cao, PK thấy hành pháp đều trong Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát. Toàn bộ Tư Tưởng Kinh Đại Thừa đối với hành giả ham mê Trí huệ, ngôn ngữ cao siêu khó tiếp cận mà thiếu sự bình dị, dễ thân cận, dễ hiểu, dễ thực hành. Thì Thập Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát đã thâu tóm đủ cho các vị căn cơ kém như PK cũng như các vị Đại Căn ưa nói Trí Huệ Đại Thừa đều biết gieo mần từ đâu, đều biết rộng độ kết duyên từ đâu?
Khi đã gieo đúng nhân Giác Ngộ thì không quảm màu chậm quả Giác Ngộ sẽ thành.

Con xin cúi đầu đảnh lễ Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.
Con xin cúi đầu đảnh lễ Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên