Hương vị của đất - Văn Lang Dị Sử

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Xin giới thiệu tác phẩm

HƯƠNG VỊ CỦA ĐẤT – VĂN LANG DỊ SỬ
Tác giả: Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản: Phương Đông 2010

Mục lục

01. Dòng sông nước ngọt .................. 3
02. Trăm trứng ...................................................... 12
03. Chuyến đi ......................................................... 20
04. Chuyến đi (II) ................................................... 32
05. Văn Lang ......................................................... 43
06. Nồng mặn ........................................................ 50
07. Bánh chưng ...................................................... 63
08. Hạt gieo ngày trước ........................................... 71
09. Nón gậy ảo hóa ................................................. 79
10. Thiên tướng ngựa sắt ....................................... 92
11. Xung đột ......................................................... 99
12. Du thuyết ........................................................ 115
13. Thành ốc ........................................................ 130
14. Ông Trọng ...................................................... 140
15. Chìm châu ...................................................... 148
16. Để tạm kết thúc .............................................. 158


huong-vi-cua-dat.jpg


Nguồn:

http://thuvienhoasen.org/p19393a25983/01-dong-song-nuoc-ngot
 

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Chương 01: DÒNG SÔNG NƯỚC NGỌT

Thuở xưa, khi trời đất còn mịt mờ, chưa có ánh sáng, có một con chim lớn bay tới đậu trên mặt đất. Hai cánh chim lớn như hai màn đêm, phủ trọn mặt đất. Trong một khoảng thời gian không biết mấy trăm triệu năm, chim Hồng Bàng nằm yên trong tư thế ấy. Rồi một lúc kia, chim đặt xuống trên đất hai chiếc trứng vĩ đại, và thong thả bay đi. Tiếng đập cánh của chim vun vút tạo thành gió, làm cho không gian rung chuyển.

Một vạn năm sau, có ánh sáng chiếu ra từ chiếc trứng lớn. Đây là chiếc trứng màu đỏ hồng. Ánh sáng càng ngày càng tỏ, soi sáng hằng vạn dặm chung quanh và xua đuổi những đám sương mù dày đặc bao vây đồi núi trong vùng.

Dần dần, chiếc trứng thứ hai cũng phát ra ánh sáng. Đây là một chiếc trứng màu ngà, nhỏ hơn chiếc trứng thứ nhất. Ánh sáng do chiếc trứng này phát ra thì dịu dàng và êm mát hơn.

Chiếc trứng màu ngà nở trước chiếc trứng màu đỏ hồng. Trước hết, chiếc trứng rung động. Rồi những tiếng rắc rắc vang lên trong không gian yên tĩnh. Vỏ trứng vỡ tan thành từng mảnh. Một con thiên nga lớn từ trong trứng bay ra, uyển chuyển, vượt lên, vượt lên cao. Ánh sáng của chim thiên nga trải xuống mặt đất, dịu dàng và hiền hậu.

Đột nhiên có tiếng nổ lớn như sấm sét: chiếc trứng màu đỏ hồng vừa nở. Ánh sáng rực trời, rực đất, chói chang, nóng bỏng. Một con quạ vàng sáng rực như lửa vỗ cánh bay lên, phát ra những tiếng kêu liên tiếp như sấm động. Quạ vàng không bay theo hướng chim thiên nga, lại bay về hướng ngược lại. Cả hai con chim vĩ đại tiếp tục đường bay của mình. Chim thiên nga vẫn uyển chuyển phát ra ánh sáng dịu dàng. Còn chim quạ vàng, suốt trên đường bay của nó, vẫn còn tiếp tục phát ra những tiếng kêu như sấm nổ. Đôi cánh lửa của nó, trong khi đập mạnh, làm tóe ra những đốm lửa sáng ngời bay tản mác trong không gian. Những đốm lửa này lơ lửng trên trời cao, không tắt, và long lanh như những hạt kim cương.

Mặt đất từ hàng triệu năm qua đã chịu cảnh lạnh lẽo u tịch. Ánh sáng đem lại sự ấm áp và vui tươi. Chiếc vỏ trứng vĩ đại của quạ vàng, sau khi chim nở, đã bốc cháy dữ dội, và cháy trong bảy năm mới tắt. Mặt đất, trên một diện tích mấy vạn dặm, đã cháy xém theo chiếc vỏ trứng. Lửa cháy trong bảy năm, khiến đất đá trong vùng cháy thành cát mịn, và cả vùng biến thành sa mạc.

Ánh sáng và sức nóng sưởi ấm mặt đất, và làm bốc hơi từ biển cả, sông hồ. Những đám mây dịu dàng bắt đầu xuất hiện, che bớt ánh sáng chói chang. Từ mặt đất, một mùi thơm dìu dịu bốc lên. Hương của đất nồng nồng, say say và làm cho cả không gian ngây ngất.

Ánh sáng dọi tới tầng trời thứ ba mươi sáu của Phạm Thiên. Một bầy tiên nữ vén mây nhìn xuống, thấy mặt đất hồng chói rạng hào quang, bỗng có ý muốn bay xuống khám phá đất mới. Tiên nữ trẻ nhất và xinh nhất trong bọn đề nghị cả bầy biến thành chim Lạc. Cả bọn tức thời biến thành một bầy chim Lạc trắng như tuyết, vỗ cánh bay sà xuống trên mặt đất màu hồng.

Thật là một cuộc khám phá kỳ diệu. Trước hết, bầy chim trắng bay qua đại dương xanh biếc. Thấy bóng mình rợp trên mặt biển, bầy chim tưởng là đại dương có ý trêu ghẹo; có ngờ đâu đó chỉ là hình ảnh của chính mình tạo ra do ánh sáng của quạ vàng chiếu xuống. Ánh sáng sao mà ấm áp dễ chịu lạ thường. Bầy chim say sưa lướt cánh trên những núi đồi màu hồng, và cuối cùng sà xuống đậu trên một cánh đồi đất mịn. Con chim đầu đàn vừa đặt chân chạm đất đã nghiêng cánh biến thành một nàng tiên nữ. Lập tức tất cả bầy chim đều nhất loạt hiện hình tiên nữ. Trên mặt đất chưa bao giờ có sự hân hoan tươi vui đến thế. Các cô cười nói, nắm tay nhau đi dạo trên đất, hoặc sắp hàng với nhau cùng chạy trên dốc đồi thoai thoải. Đất dưới chân họ mềm dịu như bông. Một lát sau, bầy tiên nữ quy tụ lại một nơi. Các cô cùng nhảy múa. Lần đầu tiên, trên mặt đất được biểu diễn những vũ khúc tuyệt vời chỉ thấy ở từng trời thứ mười ba. Nàng tiên trẻ nhất, đẹp nhất bỗng ngừng nhảy múa: cô quỳ hai chân xuống đất, hai tay vốc một nắm đất đưa lên nhìn. Đất sao mà thơm ngạt ngào. Các cô khác cũng ngừng nhảy múa và cũng vốc đất đưa lên nhìn ngắm. Bỗng một cô la lớn:

- Cơ! Âu Cơ! Đừng làm thế!

(còn tiếp)


.


*********************************
Tác giả: Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản: Phương Đông 2010
 
Last edited:

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Chương 01: DÒNG SÔNG NƯỚC NGỌT (tt).

Mọi người quay nhìn cô tiên nữ đẹp nhất và trẻ nhất có tên là Âu Cơ. Cô này thấy hương đất ngạt ngào quá đã đưa lên miệng nếm. Khi người chị tiên nhận thấy và kêu lên, thì đã trễ quá rồi. Âu Cơ đã nếm và ăn hết một nắm đất nhỏ thơm ngon ấy. Người tiên nữ có vẻ là chị ấy đưa tay vạch các bạn tiên ra và chạy tới, cầm tay nàng Âu Cơ trẻ tuổi:

- Em dại dột quá. Cõi của chúng là cõi Sắc, không phải cõi Dục. Chị sợ em đã phạm vào một lỗi lầm không thể nào chuộc lại được.

Nghe nói vậy cả bầy tiên nữ đều để rơi nắm đất hồng và phủi sạch những bàn bay xinh đẹp của họ. Rồi cả bầy tiên xúm quanh Âu Cơ.

- Bây giờ phải làm thế nào? Một cô hỏi.

- Thì lên trên ấy đừng nói cho một ai hay biết, một cô khác trả lời.

Nhưng ánh sáng trên mặt đất bỗng mờ nhạt hẳn đi. Bầy tiên giật mình. Quạ vàng trên đỉnh núi sắp sửa bay khuất sau núi. Ánh sáng rồi sẽ bay mất theo quạ vàng.

- Chúng ta phải trở về trước khi quạ vàng xuống khuất sau núi. Một nàng tiên nói như vậy, và nghiêng mình biến thành chim Lạc. Cả bầy tiên còn lại cũng bắt chước theo, tất cả đều nghiêng mình biến thành những con chim trắng muốt, vỗ cánh bay lên. Những cánh chim vỗ nhanh trên trời cao như những bàn tay vẫy về mặt đất nuối tiếc.

Ánh sáng tắt hẳn, vì quạ vàng đã bay khuất. Nhưng chẳng bao lâu, trên không, chim thiên nga đã bay về. Ánh sáng của thiên nga dọi xuống, mát rượi và dịu dàng, thay cho ánh sáng chói lọi và đôi khi gay gắt của quạ vàng lúc trước. Ngày đầu tiên của mặt đất đã đi qua, dài khoảng bảy năm. Bây giờ là bắt đầu đêm đầu tiên trên mặt đất. Một đêm dịu hiền, có ánh sáng êm mát của thiên nga chiếu xuống.

Dưới ánh sáng ấy, có một con chim Lạc bay bơ vơ. Con chim này đã không thể cùng bay lên trời với đồng bọn. Con chim này đã ở lại vì hồi chiều khi bay lên tới mây thì hai cánh trĩu nặng, chim không thể bay lên cao hơn nữa. Nàng Âu Cơ xinh đẹp, vì nếm phải hương vị đất mới, đã đánh mất thần túc. Nàng phải bay trở về mặt đất. Nàng ở lại trên mặt đất trong đêm đầu tiên, bơ vơ như chưa bao giờ từng bơ vơ. Hiện hình thành tiên nữ, nàng ngồi gục đầu trên một tảng đá và khóc.

Nước mắt nàng chảy thành một con sông dài.


*********************************
Tác giả: Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản: Phương Đông 2010
 
Last edited:

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Chương 01: DÒNG SÔNG NƯỚC NGỌT (tt).

Trong đêm, con sông nước mắt tìm ra tới biển, hòa vào nước biển. Dưới biển sâu có loài thủy tộc bỗng nếm phải những dòng nước mới này, những dòng nước có hương vị đất mới ngọt ngào và thơm tho. Hàng vạn loài cá tôm sò ốc chuyền nhau tin lạ. Hoàng tử con của Long Vương, vì đang đi chơi và không ở trong cung điện thủy phủ nên nhận được tin ấy rất sớm. Chàng hóa thân thành một con cá nhỏ, ngược theo dòng nước ngọt để mong tìm ra nguồn gốc của nó. Chàng bơi rất nhanh, và khi tìm được đến cửa một dòng sông thì đêm đầu tiên trên mặt đất cũng chấm dứt – dù rằng cái đêm sầu khổ nhất của nàng tiên Âu Cơ ấy dài tới bảy năm.

Khi hoàng tử con của Long Vương ngoi đầu lên mặt nước thì quạ vàng đã bay trở lại trên hư không. Chưa bao giờ chàng thấy mặt biển đẹp như vậy. Màu xanh trên mặt biển thắm thiết hơn màu bích ngọc của cung điện phụ hoàng dưới đáy biển. Từng đợt sóng xô nhau tung tóe, bọt trắng như tuyết. Chàng nhảy lên, cao khỏi mặt biển, vào hẳn trong không khí. Không khí sao mà mềm nhẹ trong trẻo và bao la quá. Bầu trời cũng xanh như nước biển. Xa xa thấp thoáng đất liền và núi đồi. Tất cả giống hệt như dưới đáy biển, chỉ khác là thế giới trên đất là có vẻ rộng rãi hơn, nhẹ nhàng hơn và trong suốt hơn.

văn lang dị sử - Rồng bay xuống Hoàng tử nhảy lên bờ cát và hiện thành một chàng trai tuấn tú, mắt sáng như sao, trán rộng, chân dài. Chàng dạo chơi trên bờ biển. Biết bao nhiêu cảnh đẹp làm chàng chú ý. Những ngọn núi cao chớn chở, những ghềnh đá nối nhau soi minh xuống đại dương. Chàng rời bờ biển đi sâu vào lục địa, ngắm nhìn con sông nước chảy trong veo, thứ nước ngọt thơm mà lần đầu loài thủy tộc được nếm. Chàng men theo bờ dòng sông, đi ngược lên tìm suối nước. Càng đi chàng càng thấy đẹp. Hai bên bờ sông rêu lên xanh mướt. Chàng thấy những bờ cỏ xanh rờn, thỉnh thoảng có điểm những bông hoa nhỏ màu vàng, màu tím. Chưa bao giờ chàng thấy một sự màu nhiệm như vậy. Dưới đáy biển tuy rằng có thảo mộc lả lướt, và nhiều loại hoa cỏ thơm tho, nhiều loại san hô kỳ lạ nhưng chưa bao giờ chàng thấy những tấm thảm xanh điểm những bông hoa đủ màu sắc như vậy. Chàng chắc hẳn đây là phép lạ của dòng nước ngọt, bởi phía trên kia không có ngọn đồi nào cũng như trái núi nào có được màu xanh kỳ diệu như ở ven sông.

Đây là ngày thứ hai trên mặt đất.

Hoàng tử bỗng thấy đàn bướm nhỏ xuất hiện trên bờ cỏ xanh non. Những con bướm sặc sỡ như những cánh hoa, và nếu chúng không bay, có lẽ chàng đã tưởng chúng là những cánh hoa. Dưới thủy cung chàng chưa bao giờ thấy một loài sinh vật mỏng manh như thế. Những con bướm nhẹ nhàng như khí trời, chở đầy ánh nắng trên đôi cánh và cứ quanh quẩn bên các bông hoa. Có lẽ chúng tưởng các bông hoa kia cũng là đồng loại của chúng.

Hoàng tử bắt đầu leo lên một trái núi, bởi vì chàng nhận thấy dòng sông đã từ núi chảy xuống. Nước bây giờ róc rách kêu, mơn man từng tảng đá giữa lòng suối. Những đám rêu xanh bao quanh nhiều tảng đá; và ở hai bên bờ suối, cỏ non và các bụi cây cũng đã thấy xuất hiện. Bỗng hoàng tử ngạc nhiên dừng lại. Một cảnh chưa từng có đang xảy ra trước mắt chàng.

Trên một tảng đá lớn phủ rêu xanh, một thiếu nữ đang gục đầu nằm khóc. Thiếu nữ không có xiêm y; thân hình nàng xinh đẹp như chưa có một sinh vật nào dưới thủy cung đã từng xinh đẹp. Nàng như một chiếc hoa mới nở. Cánh tay trắng nõn của nàng kê dưới trán, tóc nàng dài xanh buông xõa xuống suối, suối tóc xuôi theo dòng nước cuộn. Đó là Âu Cơ, người tiên nữ vì nếm phải đất thơm cho nên mất thần túc và phải ở lại hạ giới. Nàng đã khóc từ đầu hôm ngày hôm qua cho đến sáng hôm nay, nghĩa là trong khoảng thời gian mười mấy năm trời.

Hoàng tử không tiến thêm bước nào nữa. Chàng đứng nhìn một lát, rồi đọc một bài thơ để thức nàng dậy:

Nắng reo trên đất mới

Trời xanh như nước xanh

Theo sông dài tìm tới

Thấy bướm hồng lượn quanh

Người đã từ đâu lại?

Vì sao khóc một mình?

Thức nàng dậy? Không phải, vì tiên nữ không ngủ. Nàng đang gục đầu trên cánh tay mà khóc và chỉ ngửng lên nhìn khi nghe tiếng nói của hoàng tử thủy cung. Tiên nữ chớp mắt nhìn người con trai cao lớn. Nàng ngồi dậy và lau nước mắt bằng mớ tóc. Nàng trả lời hoàng tử, mắt nàng nhìn thẳng vào mắt chàng

Quạ vàng soi sáng

Đất mới thơm lừng

Một bầy chim Lạc

Lưng trời xuống thăm

Nếm nhằm đất mới

Mất đi thần thông

Chị em về hết

Một mình ngồi trông

Bơ vơ cảnh lạ

Khóc thành dòng sông

Rồi Âu Cơ kể cho hoàng tử nghe từng chi tiết cuộc khám phá táo bạo của bầy tiên nữ, từ lúc chị em vén mây nhìn xuống cho đến khi nàng không bay lên khỏi tầng mây thấp nhất và phải trở về mặt đất. Hoàng tử ngồi xuống một tảng đá bên cạnh và kể cho nàng nghe đời sống dưới thủy cung, nơi phụ vương chàng ngự trị, và duyên cớ nào chàng tìm được đến nơi đây. Chàng kể, giọng ấm áp và dịu dàng; mỗi khi nhắc tới ánh sáng, quạ vàng, không gian xanh biếc và núi đồi thơm ngát, mắt chàng lại sáng lên. Hai người cùng nhìn lên trời xanh, cùng nhìn ra đất đỏ và cùng cúi xuống quan sát những cỏ cây rong rêu mọc trong lòng và bên bờ suối. Hoàng tử cố an ủi tiên nữ; chàng nói rằng các chị em có thể xuống thăm nàng hôm nay hoặc ngày mai, rằng thế nào các tiên nữ cũng tìm được cách đưa nàng lên thượng giới. Hai người cùng nói chuyện rất lâu và nàng Âu Cơ, lây cái vui của hoàng tử thủy cung, đã nói cười trở lại như tai họa của nàng chưa bao giờ từng xảy tới. Họ nắm tay nhau đi bên dòng suối, tìm xuống đồng bằng. Bỗng hoàng tử nhận thấy nước sông đã gần cạn. Hai bên bờ, dưới gót chân họ, cỏ hoa đã héo úa. Đàn bướm đã biến mất. Đi một chặng nữa, họ nhận thấy cỏ dưới chân mình đã khô cháy. Trên đầu họ, quạ vàng ném xuống những tia nắng nóng bỏng. Bóng của hai người rút ngắn lại: ngày đã trưa.


*********************************
Tác giả: Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản: Phương Đông 2010
 
Last edited:

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Chương 01: DÒNG SÔNG NƯỚC NGỌT (tt).

- Mặt đất chỉ xanh và đẹp khi được tưới bằng nước mắt nàng. Trên bờ biển, ta không thấy có cây cối và hoa cỏ như hai bên dòng sông này. Như vậy, nước biển chắc chắn là không làm cho cây cỏ trên đất xanh tốt. Để ta dùng một ít nước còn lại dưới dòng kia để làm mưa.

Nàng Âu Cơ không biết làm mưa là gì, toan hỏi, thì người trai trẻ đã đi xuống gần lạch nước nhỏ còn chảy mỏng manh giữa lòng cát trắng. Chàng vốc nước vào tay và uống ba lần. Khi trở lên, chàng nói:

- Chúng ta hãy tạm ngồi xuống đây. Ta sẽ làm cho mặt đất tẩm ướt thứ nước dịu ngọt và kỳ diệu này. Nàng hãy yên lặng và đừng nói lên một lời nào trước khi có mưa. Hãy nhìn trên mặt biển và nếu thấy gì lạ đừng nên lấy làm kinh quái. Nếu nàng là giống tiên, thì ta là giống rồng, không nên vì sự khác lạ mà khiếp đảm.

Nói xong từ triền đồi thoai thoải chàng chạy nhanh xuống bờ biển. Từ đồi cao, nàng trông thấy chàng hoàng tử chấp tay lại như một búp sen và chao mình một cái, biến mất vào trong biển cả.

Một lát sau, Âu Cơ thấy mây khói hiện ra trên mặt biển cuồn cuộn. Cuồn cuộn, từng đám mây bay trên trời cao, không ngớt. Đây là những đám mây màu xám, không phải những đám mây trắng tinh có sẵn trên những tầng cao. Phút chốc mây đen đã che kín bầu trời xanh. Ánh sáng của quạ vàng chiếu xuống chỉ còn lại mờ nhạt đủ để nàng trông thấy cảnh vật… Bỗng có tiếng ầm ầm dưới biển cả. Một con rồng lớn, dài hàng mấy mươi dặm, sắc vàng chói, từ biển cả tung mình bay lên không gian, thân hình rồng uốn lượn uyển chuyển và kỳ diệu. Phút chốc rồng đã bay khuất trong mây.

Đột nhiên, có tiếng sấm nổ vang động. Một tia chớp lòe lên trên bầu trời đen kịt. Âu Cơ nghe tiếng rào rào bốn phía. Nàng hoảng hốt đứng dậy, nhìn nhưng không thấy gì lạ. Bỗng nhiên nàng có cảm giác trên da thịt mình: một cảm giác ướt, mịn, mát mẻ và dễ chịu. Nước rơi trên người nàng muôn ngàn giọt. Hoàng tử long cung đã làm mưa. Hoàng tử long cung đã làm ra mưa !

Tiếng mưa rơi đều đều và êm êm như tiếng hát. Tiếng mưa vỗ về, an ủi như giọng nói ấm áp và chậm rãi của người trai trẻ ban nãy đã cùng nàng ngồi trên bờ suối nói chuyện. Nàng đưa hai cánh tay lên đón những giọt mưa mát rượi. Nàng đưa đầu, đưa tóc, đưa vai và đưa thân thể nàng ra đón những rọt mưa mát rượi. Bỗng nàng nhận ra rằng dưới chân nàng, cỏ non đã mọc trở lại. Nhìn xuống dòng sông nàng thấy nước đã ngập đầy. Mưa như thế không biết trong bao lâu. Đến khi hầu hết các đám mây đã tan, ánh sáng đã chan hòa đây đó mặt đất thì rồng vàng, còn ẩn trên một đám mây, đưa mắt nhìn xuống.

Đây đó, có rất nhiều dòng sông đã được khơi thành. Không những hai bên bờ các con sông cỏ xanh đã mọc lên tươi tốt, mà khắp nơi, trên núi đồi, dưới đồng bằng, cỏ cây cũng đã mọc lên xanh um. Những bông hoa tím, vàng, hồng, trắng… hiện ra khắp nơi. Mặt đất đẹp lên một cách diệu kỳ. Và kia, xuôi theo những nét đẹp uyển chuyển của những dòng sông, có hình dáng của Âu Cơ nằm duỗi chân dài bên bờ đại dương, tóc xõa lên cả một vùng núi đồi, hình dáng nàng nổi bật trên màu xanh của một vùng cỏ cây xanh tốt, mát và tươi như đất mới. Âu Cơ xinh đẹp, đầy đặn và đầy sinh lực như lòng đất.

Rồng bay xuống và hiện lại thành người con trai tuấn tú, tay cầm một bông sen trắng. Chàng thao thức muốn gặp lại người con gái mà chàng đã đem lòng yêu từ phút đầu mới gặp.

Còn Âu Cơ, nàng cũng thao thức hồi hộp đợi chờ phút trở về của chàng hoàng tử thủy cung hùng dũng và xinh đẹp, có giọng nói như nắng sớm sưởi ấm lòng nàng.


*********************************
Tác giả: Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản: Phương Đông 2010
 
Last edited:

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Chương 02: TRĂM TRỨNG


Lạc Long ngồi trên một ghềnh đá cao, nhìn xuống biển. Chàng thấy một đoàn ngư dân đang kéo lưới trên bãi cát. Thân hình họ rám nắng, khỏe mạnh và xinh đẹp. Nghe lời chàng, họ đã vẽ hình giao Long trên ngồi để mỗi khi lặn xuống nước, các loài thuỷ quái biết họ cũng có thân tộc với loài rồng mà không làm hại. Thật không còn gì đẹp bằng một buổi sáng trên bờ đại dương. Chân trời màu xanh lam nối tiếp với mặt biển màu xanh thẳm.

Mặt trời đã lên tới một con sào. Ánh nắng rực rỡ đổ xuống mặt biển, những vầng hào quang đỏ thắm, chói lọi. Vài ngư dân hạ thủy một chiếc thuyền đánh cá. Loài người quả thật là thông minh và quả cảm. Sự thông minh này họ đã thừa hưởng được của bên mẹ vốn là dòng dõi tiên nữ. Sự quả cảm kia, họ đã thừa hưởng được của bên cha, vốn là dòng dõi loài rồng, dòng dõi của chàng.

Hoàng tử long cung được mọi người trong vương quốc Âu Lạc gọi là Lạc Long. Không biết theo năm tháng dưới thủy cung, thì chàng đã vắng mặt dưới đó bao lâu rồi. Chàng chỉ biết rằng từ khi cùng với tiên nữ Âu Cơ phối hợp, bảy ngàn năm đã đi qua trên mặt đất. Âu Cơ vẫn còn xinh đẹp như hồi nào vì nàng là tiên nữ, không chịu luật già chết như sinh vật sinh trưởng trên mặt đất. Nhưng trong bảy ngàn năm, loài người đã sinh sôi nảy nở và trở nên đông đảo.

Trong buổi đầu của đời sống văn minh loài người, Âu Cơ và chàng đã có mặt để dạy dỗ và che chở. Vương quốc nay đã đông đảo. Nhiều thế hệ người đã lớn lên và mất đi, nhưng dân chúng vẫn còn tiếp tục suy tôn tiên nữ Âu Cơ là nữ chúa và lấy hình chim Lạc của nàng làm biểu tượng giống nòi. Tất cả đều lấy chữ Lạc làm họ. Chính chàng, chàng cũng được dân chúng gọi là Lạc Long. Những lúc thân mật họ gọi chàng là bố.

Bảy nghìn năm đó. Đối với đời sống dưới thủy cung, có lẽ thời gian đó chỉ dài chừng năm bảy tháng nhưng ở trên mặt đất xinh đẹp này, bao nhiêu biến chuyển và tiến bộ đã xảy ra trong khoảng thời gian đó. Chàng hồi tưởng lại ngày đầu tiên bước chân lên mặt đất, theo dòng sông ngọt tìm tới Âu Cơ. Chàng nhớ tới trận mưa đầu tiên mà chàng đã làm rơi trên mặt đất bao la. Nước mắt của tiên nữ Âu Cơ là nguồn sống của cây cỏ và mọi sinh vật khác trên mặt đất. Đó là một chất nước ngọt ngào, uống vào mát gan mát ruột. Có nhiều khi chàng nghĩ Âu Cơ chính là mặt đất tươi mát xanh rờn, chứa trong lòng nàng bao nhiêu con suối ngọt không bao giờ khô cạn.

Cuộc gặp gỡ giữa chàng và Âu Cơ là một cuộc gặp gỡ mầu nhiệm. Âu Cơ là sự xinh đẹp. Âu Cơ là nguồn sống. Âu Cơ là đất mát đầy sinh lực mầu nhiệm. Từ lúc hai người gặp nhau, chàng thấy tình yêu xuất hiện. Ăn ở với nhau không lâu, thì nàng hạ sanh được một bọc trứng.

Chàng nghĩ nếu cả hai người đều cùng là loài rồng thì chắc hẳn trứng rồng sẽ nở con rồng. Nhưng đây chắc không phải vậy. Đây là cuộc phối hợp giữa rồng và tiên nữ. Cuộc phối hợp này sẽ đi đến kết quả nào, chàng phải chờ đợi nhiều ngày mới biết.

Họ ở với nhau trong một cái động ở trên một ngọn núi gọi là núi Long Trang. Để đàn con sau này được hấp thụ tinh hoa của đất trời, họ đem bọc trứng ra để ở ngoài đồng cỏ xanh mát.

Trong chín năm, ngày nào hai người cũng đi ra ngoài động thăm bọc trứng. Họ ngồi trên cỏ mướt, dưới ánh thiên nga, hoặc trong nắng ấm dưới ánh quạ vàng, lắng nghe tiếng cỏ cây, lắng nghe tiếng gió rì rào mầu nhiệm. Ngôn ngữ của họ phần lớn được làm bằng sự yên lặng, nhưng sự thông cảm giữa hai người luôn được thiết lập dễ dàng. Chàng có thể đọc ý nàng khi nhìn vào hai mắt đẹp. Và những bàn tay chàng, khi đưa lên để diễn tả bằng hình tượng, đã là một thứ ngôn ngữ nhiệm màu, như hình tượng rồng vàng uốn khúc trên không trung. Một buổi sáng kia, gió hòa nhạc trong cây. Khi hai người ra tới đồng cỏ xanh thì bọc trứng đã nở lớn như một ngọn đồi. Bọc trứng nở ra: một trăm chiếc trứng trắng như tuyết nằm trên cỏ xanh. Khi nắng lên ấm, những chiếc trứng bắt đầu nở. Từ mỗi chiếc trứng, một hài nhi bụ bẫm sinh ra.

Hai người ngạc nhiên và vui mừng hết sức. Họ tới ẵm những chú bé và cô bé hồng hào xinh đẹp trên tay. Một trăm đứa bé mà đứa nào cũng đưa tay về phía hai người. Lạc Long và Âu Cơ đem các con về động, dùng các loại cỏ cây mềm dịu như tơ để nuôi cho các con, và săn sóc từng đứa. Tinh hoa của đất trời màu nhiệm quá, sinh lực của tiên và rồng phong phú quá, bầy trẻ thơ không cần bú mớn mà đứa nào cũng lớn mau như cỏ hoa ngoài đồng nội.


*********************************
Tác giả: Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản: Phương Đông 2010
 
Last edited:

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
* Chương 02: TRĂM TRỨNG (tt).

Âu Cơ để gần hết ngày giờ ra săn sóc một trăm đứa bé xinh xắn của nàng. Nâng niu từng đứa trong hai tay, nàng nhìn ngắm không chán kết quả của Tình Yêu. Nàng thấy được làm mẹ là một diễm phúc lớn. Nàng yêu mặt đất, yêu cây cỏ, yêu sự sống mới. Thỉnh thoảng nàng vẫn nghĩ đến chị em tiên nữ của nàng, nhưng nỗi mong nhớ không còn mãnh liệt như trước. Các tiên nữ chưa bao giờ trở lại, có lẽ họ đã không được quyền trở lại trên mặt đất. Nàng nhớ chị em nhưng nàng chấp nhận sự sống trên mặt đất, xem mặt đất là quê hương của nàng.

trăm trứng - Long Quân Âu Cơ Lạc Long không nghĩ đến chuyện về thủy phủ. Chàng ở lại trên mặt đất, xây dựng cuộc sống yêm đềm bên Âu Cơ. Bọn trẻ đã lớn, thân hình cũng như trí tuệ phát triển một cách mau chóng lạ thường. Chàng dạy cho con biết nói. Chàng phối hợp tiếng nói của trời Phạm Thiên và tiếng nói của nước Long Hải để làm thành ngôn ngữ dạy cho các con. Chàng dạy các con gọi mình là Bố. Và, cũng như ngón tay lớn trong một bàn tay được gọi là ngón tay cái, Hoàng tử dạy các con gọi Âu Cơ bằng một cái tên gọi rất đẹp: Cái. Các con gái của nàng, thường gọi nàng một cách nũng nịu: “Cái ơi, cho chúng con lên đồi hái hoa, Cái nhé?”

Cùng với Âu Cơ, hoàng tử dùng ngôn ngữ mới đặt tên cho những sự vật trên mặt đất và những sự vật đã sinh trưởng trong rừng sâu hoặc dưới đồng nội. Họ gọi những vùng cây cao mọc chi chít sát nhau là rừng. Họ gọi những vùng đất vĩ đại ngất trời là núi. Họ gọi quạ vàng là Mặt Trời, thiên nga là Mặt Trăng. Họ cũng gọi các hiện tượng thiên nhiên và các loài chim để đặt tên cho một trăm đứa con của họ: núi, nước, rừng, trăng, mai, lê, đào, lý…. Một trăm đứa con nhưng hai người vẫn nhớ được tên của từng đứa.

Khi các con đã lớn, họ dạy cho các con biết vào rừng hái quả, biết đẽo gọt những dụng cụ bằng đá để săn bắn trong rừng, biết đan những cái lưới thô sơ để bắt tôm cá trong sông. Chàng nhớ lại một đêm lạnh lẽo kia Âu Cơ nằm mộng thấy một thần nhân sáng trên ngời, trên tay cầm một con quạ vàng tóe tung những lửa. Lửa cháy làm nàng cảm thấy ấm áp. Thần xưng là A Nhi. Thần chỉ vào những dụng cụ bằng đá và nói:

- Khi nào lạnh lẽo thì các ngươi có thể gọi ta. Ta là con của Mặt trời gửi xuống giúp các ngươi. Ta ở trong những tảng đá này.

Thức dậy, Âu Cơ đã kể cho chàng nghe giấc mộng. Cả hai người đến lật những dụng cụ bằng đá lên xem nhưng không thấy gì. Chợt nhớ ra rằng trong khi đẽo gọt những dụng cụ này, chàng và các con trai chàng đã làm léo ra những tia sáng giống hệt như nàng đã thấy trong mộng. Âu Cơ bèn nhắc chàng. Hoàng tử đập những tảng đá vào nhau tóe lửa. Họ dùng bùi nhùi để bắt lửa. Từ đó họ có lửa để nấu nướng và sưởi ấm.


*********************************
Tác giả: Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản: Phương Đông 2010
 
Last edited:

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
* Chương 02: TRĂM TRỨNG (tt).

Chàng dạy con đốn cây làm những chiếc nhà sàn để ở. Trời rét, chàng bảo Âu Cơ đi tước vỏ cây, đập nát xe lại thành sợi và đan thành những tấm áo choàng. Các con gái của Âu Cơ đều giúp nàng, và trong một thời gian không lâu, mọi người đều có áo mặc. Họ bứt cỏ ống, phơi khô, dệt thành chiếu để lót trên sàn nhà nằm cho ấm. Cá tôm chài lưới được và cầm thú săn bắn được, nếu ăn không hết thì họ dạy đem phơi khô. Nhưng công việc mà Âu Cơ thích hơn cả là trồng lúa nếp. Họ lấy dụng cụ bằng đá để cày cấy, gieo hạt lúa nếp. Ở những khu đất thấp, họ mở đường mương để lấy nước tưới ruộng. Hoàng tử dạy các con bỏ gạo nếp trong ống tre, lấy bùn trát lại, và quẳng vào đống lửa. Sau khi bùn đã cháy, chẻ ống tre ra, họ có cơm nếp rất thơm và rất ngon. Cứ như thế sự sống mầu nhiệm đã diễn ra trên mặt đất. Hàng ngàn năm đã đi qua. Thế hệ các con đã lớn, thế hệ các cháu ra đời. Rồi thế hệ các cháu đã lớn, chuẩn bị cho những thế hệ kế tiếp. Loài người tuy là con rồng cháu Tiên, nhưng mỗi con người chỉ sống trên mặt đất khoảng vài trăm năm. Có những con người tập phép trường sinh theo cha mẹ, cũng trở thành bất tử về sống ở thủy cung hoặc lên tiêu dao trên những cảnh nước non thanh tú không có dấu vết sinh diệt. Phần đông đều sống cuộc đời vài trăm năm trên trái đất và khi chết thì linh hồn đi về cõi Âm, nơi đó thỉnh thoảng những người sống cũng được viếng thăm.

Những trẻ em khi lớn lên, được dựng vợ gả chồng. Mỗi khi có một cuộc gả cưới như thế, chú rể và cô dâu được các anh chị và xóm làng đem tặng rất nhiều cơm nếp. Nếu một gia đình nào muốn gả chồng cho con gái thì dùng muối để đến nhà trai làm lễ hỏi. Đến ngày cưới, chú rể được rước về nhà cô dâu và vĩnh viễn thuộc về gia đình này. Hai vợ chồng mới được ở một phòng riêng. Lễ hợp cẩn rất đơn giản: hai vợ chồng mới cùng ăn cơm nếp với nhau: Muối dùng trong lễ hỏi tượng trưng cho sự mặn mà, và cơm nếp ăn trong lễ hợp cẩn tượng trưng cho sự keo sơn bền chắc. Ở những đám cưới lớn, người ta còn đem tới tặng bánh làm bột cây quang lang và cây soa đồng. Tất cả những tập tục này, chàng nhớ, đều do Âu Cơ dạy bảo. Các cặp vợ chồng này không sinh ra những bọc trứng nữa. Họ sinh ra mỗi lần một hài nhi bé bỏng. Buổi đầu bà chúa Âu Cơ dạy họ lấy lá chuối tươi lót cho đứa bé nằm và cách thức nuôi dưỡng, bú mớm.

Trước kia, vì muối là một thức hiếm, Âu Cơ dạy các con lấy rễ gừng để làm muối. Sau này, chàng đã dạy các con phơi nước biển cho khô để làm muối. Nhờ có muối, họ làm được đủ thứ mắm và nước mắm để dành. Trong buổi đầu, Âu Cơ cũng đã dạy cho các con những khúc múa và những bài hát. Bây giờ, có những đêm dân chúng trong vương quốc tổ chức những cuộc múa hát sáng đêm. Những đêm múa hát thường được tổ chức tưng bừng quanh một đống lửa lớn. Nhạc khí đầu tiên được phát minh là trống, làm đơn sơ bằng gỗ và da thú vật. Những người tham dự, lớn hay bé, đều trang sức trên đầu bằng những chiếc lông chim trắng để tự nhận là dòng giống chim Lạc. Đệm theo tiếng trống tưng bừng là tiếng chày đá giã gạo đều đều. Từng cặp hai người, một trai và một gái, cầm những chiếc chày dài bằng đá cao tới vai, phía trên có trang sức lông chim. Họ giã chày vào một cái cối đá, tiếng giã thình thịch theo nhịp của những người đang múa hát xung quanh đống lửa.

Các thế hệ sau đó đã khám phá ra chất đồng, và thay thế những chiếc trống gỗ đơn sơ bằng những chiếc trống đồng, âm thanh vang như sấm động.

Tiếng hát của dân chài từ bãi biển vọng lên, làm Lạc Long chú ý nhìn xuống, trong lưới, hàng ngàn con cá bạc lấp loáng dưới ánh mặt trời. Ngư dân vừa đánh được một mẻ cá lớn. Bỗng nhiên, Lạc Long thấy cánh tay phải rung động. Chàng giật mình. Đúng rồi, đây là dấu hiệu phụ vương chàng, vua của loài rồng, từ thủy phủ gọi. Chàng biết đã tới thời hạn phải về thủy cung để lên ngôi Long Vương. Phụ vương chàng đã đến lúc muốn ẩn cư tu luyện và muốn trao ngôi báu cho chàng. Đã lâu quá, chàng không về thăm nơi cung điện. Lạc Long xao xuyến khi nghĩ đến lúc phải từ giã mặt đất để trở về dưới nước.


*********************************
Tác giả: Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản: Phương Đông 2010
 
Last edited:

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
* Chương 02: TRĂM TRỨNG (tt).

Có một bàn tay đặt nhẹ trên vai chàng. Lạc Long nhìn lên. Chàng thấy Âu Cơ đã đến và đứng tự bao giờ trên ghềnh đá. Nàng hỏi, tay vẫn để trên vai Lạc Long:

- Chàng suy nghĩ gì vậy?

Lạc Long đứng dậy, cầm tay nàng:

Phụ vương dưới thủy cung gọi ta về, ta phải đi ngay, nàng ở lại bảo vệ các con. Ta về thủy cung chịu lễ truyền ngôi, rồi sẽ trở lên sớm.

- Chàng cho em về cùng được không?

- Trời tròn, đất vuông, nước và lửa tương khắc. Nàng là giống tiên, ta là giống rồng. Tuy cuộc phối hợp chúng ta rất đẹp đẽ trên mặt đất này, nhưng ta không thể lên thăm cõi trời Phạm Thiên, cũng như nàng không thể xuống thăm thủy phủ. Ta ao ước được mời nàng xuống thăm cung điện dưới nước, chỉ tiếc là nàng không xuống được đấy thôi.

- Thiếp cũng biết điều đó. Nhưng sau này các con của chúng ta, loài người, có thể xuống thủy cùng được không?

Các con chúng ta, tuy thuộc về giống tiên, nhưng chúng cũng thuộc về giống rồng, vì vậy có thể xuống thăm thủy cung. Tuy vậy, nếu một trai một gái cùng đi sẽ dễ dàng, ít xung khắc hơn. Sau khi đã sắp đặt công việc dưới ấy xong xuôi, ta sẽ trở lên. Trong trường hợp cấp bách, muốn gọi ta, nàng hãy cho hai đứa xuống thủy cung tìm, người nào cầm trong tay vật này là có thể đi tới cung điện của ta, không sợ nguy hiểm.

Nói xong, Lạc Long nhả ra trên tay một viên ngọc sáng ngời, trao cho Âu Cơ. Chàng nói tiếp:

- Phụ vương lại giục nữa rồi, ta phải đi ngay mới được.

Từ ghềnh đá, chàng cầm tay Âu Cơ đưa nàng xuống bãi cát trắng. Trời đã đứng bóng; ngư dân đã về xóm. Lạc Long ngước nhìn bầu trời xanh bao la. Trời xanh quá. Trưa im lặng. Trong chiều sâu của không gian, chàng thấy bảy năm qua mau như một giấc mộng. Chàng cầm tay Âu Cơ, nhìn nàng trong hai mắt một hồi lâu. Và bỗng chàng cúi xuống hôn trên hai má nàng, rồi nghiêng mình biến thành một con cá nhỏ, lội vào biển xanh. Âu Cơ đứng ngẩn ngơ một hồi. Bỗng nàng ngước mắt nhìn ra biển xanh và gọi lớn tên chàng:

- Nãga! Nãgarãja

Nhưng Lạc Long đã đi. Chàng đã đi xa. Đáp lại lời gọi của nàng, chỉ có tiếng sóng biển mỗi lúc mỗi trở thành rào rạt.


*********************************
Tác giả: Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản: Phương Đông 2010
 
Last edited:

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Chương 03: CHUYẾN ĐI

Chưa bao giờ, từ khi Âu Cơ và Lạc Long dựng nước, mà trời lại nắng khô lâu ngày đến như thế. Có hơn sáu tháng rồi trời không mưa. Các dòng sông và các dòng suối đã hầu cạn. Cỏ trên đồng cháy vàng. Lúa nếp thiếu nước không mọc được nữa. Lúa còn non mà đâu đâu cũng đã thấy cây lúa úa vàng như rơm rạ. Nắng thiêu đốt đến nỗi đó đây đất nứt nẻ ra trông rất thảm thương. Dân chúng phải chạy vào rừng trốn nắng vào những buổi trưa nóng bức nhất.

Gió cũng ít thổi. Trời im phăng phắc. Có một cái gì đè nặng trên không khí, ai cũng thấy ấm ức.

Ẩn cư tận trên đỉnh núi từ ngày Lạc Long bỏ về thủy phủ, bà Âu Cơ cũng đã tìm về đồng bằng vì nghe tiếng kêu khóc của dân chúng. Thấy con cháu rên siết vì nắng hạn, bà đau lòng. Bây giờ chỉ có một cách là cho người đi gọi Lạc Long. Hiện giờ chàng đã lên ngôi Long Vương rồi; không biết vì sao mà lâu quá chàng chưa trở lại.

Là dòng giống Tiên thuần túy bà không thể xuống Long cung được, nhưng con cháu bà vì cũng là dòng giống Rồng, nên có thể đi xuống thủy phủ. Viên ngọc quí mà Long Quân đã trao cho bà trước khi từ giã, bà đang còn giữ. Bà trao lại cho một người trai trẻ tên là Lạc Hùng, và dạy chàng tìm cách xuống long cung cầu Long Vương lên làm mưa cứu nạn. Hùng là người con trai can trường nhất và thông minh nhất của thôn Hạc Trắng. Thôn Hạc Trắng nổi tiếng là miền văn nhã của vương quốc. Ở đây có nhiều trai thanh gái lịch. Ở đây lại có một cây chiên đàn sống đã bốn nghìn năm, cao tới ngàn tầm, ngọn cây thường lẫn vào mây trắng. Tàn lá rộng che phủ cả một vùng. Có rất nhiều chim hạc đậu và làm tổ trên cây. Bà chúa Âu Cơ mỗi lần từ núi cao về hay tới dưới gốc cây để gặp gỡ dân chúng.

Hùng được cả thôn yêu mến. Bà chúa đã giao chàng sứ mệnh xuống thủy cung, nhưng chàng chưa biết cách gì xuống được thủy cung. Bà chúa cũng đã trao cho chàng một viên ngọc và dặn dò chàng nên cùng đi xuống thủy phủ với một người con gái.

Lạc Hùng có quen biết một cô con gái cùng tuổi. Nàng tên là Mỵ. Theo chàng, Mỵ là cô gái duyên dáng nhất trong thôn. Hùng nghĩ rằng đi với một người con gái như Mỵ xuống thủy phủ là một niềm vui, nàng thông minh và lanh trí, có thể giúp chàng được trong lúc đi đường. Nhưng đi với một cô gái, dù là cô gái mình yêu mến nhất, cũng là một gánh nặng. Nếu gặp những hiểm hay nguy bất trắc, sức lực của một thiếu nữ làm sao chống cự được với ác loài thủy quái hiểm độc?



*********************************
Tác giả: Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản: Phương Đông 2010
 

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Chương 03: CHUYẾN ĐI (tt)

Trên con đường đến nhà Mỵ, Hùng băn khoăn không biết sẽ khởi hành cách nào. Đành rằng bà Âu Cơ có bảo rằng mang viên ngọc quí trong mình thì có thể rẽ nước đi xuống biển; nhưng đại dương bao la như thế, biết hướng nào mà đi, di trong bao lâu cho tới thủy cung? Bỗng có người hỏi:

- Hùng suy nghĩ gì vậy?

Hùng ngửng nhìn lên. Mỵ đón đường chàng, tươi cười. Nàng nói tiếp, dáng điệu có vẻ bí mật:

- Mỵ biết anh nghĩ gì rồi.

Rồi nàng hạ thấp giọng:

- Có phải anh đang nghĩ tìm xuống thủy cung phải không? Nếu thế thì em biết, em sẽ chỉ cho

Hùng mở mắt lớn nhìn Mỵ:

- Làm sao cô biết được chuyện đi chủy cung? Bà chúa mới giao cho anh việc đó hồi sáng đây mà. Ai bảo cho cô hay vậy?

Mỵ cầm lấy tay Hùng và dắt chàng lên ngọn đồi gần đó:

- Lên trên này ngồi, em sẽ nói hết đầu đuôi câu chuyện cho anh nghe

Rồi nàng bắt đầu kể:

“Trưa hôm qua trời nắng quá em lội xuống sông, vốc nước rửa mặt. Anh biết không, nước sông đã gần cạn, chỉ còn một lạch nước nhỏ giữa dòng mà thôi. Nước cũng không được trong bởi vì đáy sông có bùn. Em vừa vốc nước trên hai tay, định đưa lên phả vào mặt thì bỗng thấy trong lòng bàn tay một chú cá nhỏ màu hồng, bằng nửa ngón tay út của em đây mà thôi. Con cá thật đẹp, mình có vẩy óng ánh, hai mắt sáng như hai viên ngọc nhỏ. Em bèn không rửa mặt nữa, cứ bụm hai tay như thế mà đem chú cá vào nhà. Em bỏ cá vào một cái bát lớn, đổ đầy nước, rồi đi dệt vải. Một lát sau nghe tiếng quẫy mạnh, em đi tới nhìn thì thấy cái bát đã nghiêng đổ, và Bố ơi, em thấy con cá đã lớn lên gấp trăm lần, to bằng bắp tay của anh đấy. Em ngạc nhiên quá nhưng cũng đem cá thả vào cái thạp nước trước nhà, nghĩ rằng như thế cá sẽ đủ nước để sống, Sáng nay thức dậy, em ra thăm cá, thì anh ơi, cá đã lớn đến nỗi không còn chỗ trong thạp mà vẫy vùng. Em biết đây là một con cá thần nên nói: “Thôi để ta đem ngươi thả xuống dòng sông trở lại”. Bỗng cá trả lời em: “Không, ta không thể biến thành nhỏ lại được nữa, vì thời hạn được phép lên đất chơi đã hết. Bây giờ chỉ có thể lớn dần lớn dần cho thành nguyên hình mà thôi. Nếu ngươi muốn cứu ta, thì xin thả ta xuống biển. Ta sẽ đền ơn ngươi. Em nghe nói, sợ quá, liền ẵm cá chạy về phiá biển. Hai cánh tay em thế này mà có lúc mang không nổi cá; mỏi quá em phải ngồi nghỉ, đặt cá xuống cỏ trước khi có thể tiếp tục mang cá ra biển. Đến bờ biển, cá nói: “ Em là công chúa thủy cung. Em cám ơn chị đã cứu mệnh. Đáng lý em không nên liều lĩnh lội ngược một dòng nước cạn như vậy. Nhưng nay thì tai nạn đã qua. Để đền ơn chị, em xin báo tin cho chị biết vì trời nắng hạn như thế này, thế nào bà chúa Âu Cơ cũng gởi người xuống thủy phủ tìm đức Long Quân, Em không dám xen vào chưyện người lớn. Nhưng em có thể mách chị: muốn xuống tới long cung, phải có một viên ngọc quý của Long Quân. Lại phải có hai người trẻ tuổi: một trai và một gái. Phải đi đường Đông Hải là đường ngắn nhất. Nhưng như vậy thì phải đi qua hang Ngư Tinh. Đức Long Quân chưa biết rằng ở Đông Hải, đã có một loài thủy quái hiện đang tàn phá giết chóc ngư dân trú gần đó. Bản lĩnh ngư tinh cao cường lắm, em cũng không có thể đối địch với nó, huống hồ một hai người chưa biết gì là pháp thuật. Tuy nhiên, em sẽ dạy cho chị một bài linh chú, đi ngang qua hàng ngư tinh mà chị đọc bài linh chú ấy lên thì ngư tinh sẽ sợ hãi để cho chị đi qua mà không quấy phá. Bài linh chú này em học được của đức Long Quân”.


*********************************
Tác giả: Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản: Phương Đông 2010
 

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Chương 03: CHUYẾN ĐI (tt)

- Thế rồi cô có học thuộc bài linh chú ấy không? Hùng vội hỏi.

- Mỵ có học thuộc; để lát nữa em sẽ dạy lại cho anh cùng học thuộc.

Bây giờ thì hãy để em kể tiếp những lời nói của công chúa thủy phủ đã. Cá thần nói: Người được giao sứ mệnh xuống thủy cung là một chàng trai. Người ấy sẽ phải đi với một cô gái. Em biết chị có quen biết với người con trai kia.Vậy những điều em báo tin cho chị đây sẽ khiến cho chị trở thành người con gái duy nhất biết đường về thủy phủ. Những người đầu tiên được xuống thủy cung sẽ có tương lai rạng rỡ sau này trên mặt đất. Những điều em dặn đây chị hãy ghi nhớ cho kỹ. Vào buổi mai khi mặt trời mới mọc, hãy nhắm đúng hướng mặt trời mà đi xuống biển. Đưa viên ngọc qúy của đức Long Vương ra cầm trên tay thì một con đường sẽ được tẻ ra dưới nước. Nhưng đi sâu xuống chừng năm trăm trượng thì sẽ không còn thấy ánh sáng soi đường. Để ý cho rõ là dưới chân phải có cát vàng. Nếu bước lên trên một tảng đá, trên một thảm rêu hoặc trên bùn đất, đó là đã đi lạc đường. Những lúc thấy lạc đường phải dừng ngay lại, cầm bảo châu soi ra xung quanh. Thấy hướng nào có màu vàng ánh tới thì đi về phía ấy. Phải tránh những hướng có tím, màu xanh và màu đỏ; nếu không sẽ đi lạc vào những hang động thủy quái. Đi chừng một ngày đường sẽ bắt đầu thấy ánh sáng. Đó là ánh sáng từ các cung điện bằng pha lê chiếu ra. Sau đó, sẽ gặp rất nhiều loại thủy tộc, tất cả đều dưới quyền thống lãnh của đức Long Quân. Nếu gặp những sinh vật cổ quái dữ tợn thì đừng sợ hãi. Hãy nói lớn: Đây là sứ giả đưa tin cho Nãgarãja! Nạt như thế thì sẽ không bị chúng cản đường hay xâm phạm tới. Nội cung của phụ hoàng không có ai canh giữ, vì người không muốn ai đến phiền nhiễu người trong giờ tĩnh tâm và làm việc. Cứ tìm vào, và xưng danh hiệu. Nếu đức Long Quân muốn tiếp kiến thì người tự hiện hình.


*********************************
Tác giả: Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản: Phương Đông 2010
 

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Chương 03: CHUYẾN ĐI (tt)

Mỵ ngừng lại một lát để thở rồi tiếp:

Chưa hết, công chúa thủy cung còn nói: “Trước khi đi, phải tìm cho ra nước suối trong và ngọt để múc một bình đem theo. Phụ hoàng cần có nước ấy mới làm mưa được. Kho mây ở ngay dưới thủy cung; chìa khóa do phụ hoàng giữ, Nhưng có nước trong thì mới có mưa tốt. Nước các dòng sông đã vẩn đục. Em biết có một cái giếng sâu cách bờ Đông Hải bảy dặm. Giếng nước ấy đã cạn. Nhưng dưới đáy giếng có một con đường đi thông ra một dòng suối trong lòng đất. Suối này còn giữ được nhiều nước ngọt rất trong ở một hốc đá lớn. Theo lòng suối cạn mà đi thì tới Đông Hải, khỏi phải leo lên miệng giếng”.

Hùng nghĩ bụng: sáng sớm mai ta phải khởi hành, và phải cùng đi với Mỵ. Chàng nhắc lại những điều chàng vừa nghe cho Mỵ, để chắc rằng chàng đã ghi nhớ được hết mọi chi tiết. Trong khi nói chàng nhìn Mỵ như dò hỏi xem coi những điều chàng nhắc lại có đúng hay không và luôn luôn hai con mắt của Mỵ chứng tỏ là chàng đã ghi nhận rất đúng.

- Bây giờ đến câu linh chú, hãy đọc lên để anh cùng học thuộc. Sợ chỉ một người biết thì có thể quên, và người kia không thể nhắc được.

- Bài linh chú ấy như thế này:

Thủy tộc vạn loài thống lãnh

Quyền oai vang động dưới trên

Chúa tể Nãga dũng mãnh

Đại dương nép phục mọi miền

Giây phút Long Vương xuất hiện

Độc long yêu quái nằm yên

Cả hai người cùng đọc linh chú với nhau cho đến khi Hùng chắc chắn là mình đã thuộc. Họ hẹn sáng ngày mai lúc tờ mờ sương sẽ gặp nhau ở đầu ngõ để cùng khởi hành.

*********************************
Tác giả: Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản: Phương Đông 2010
 

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Chương 03: CHUYẾN ĐI (tt)

Đêm hôm ấy, Mỵ đem câu chuyện ra thưa với mẹ nàng. Bà chăm chỉ nghe, thỉnh thoảng chắc lưỡi tỏ vẻ lo ngại. Nghe xong, bà đứng dậy đi vào chỗ cất chứa những vật dụng quý giá của gia đình, và lấy ra một chiếc bình nhỏ, trong đó có chừng mười mấy hạt trắng như hạt đậu. Bà nói:

- Đây là bình thuốc tiên mà ngày xưa bà Chúa đã cho ngoại. Bà đã hái và luyện thuốc này trên núi một mình. Trong thời ấy bà còn lên xuống thế gian rất thường, không ẩn hình hẳn trên cảnh tiên non cao như bây giờ. Ngoại đã đem tiên dược này cho mẹ uống một lần, hồi mẹ ốm nặng gần chết. Thuốc rất hay. Con đi chuyến này với công tử, tuy là hiểm nguy nhưng đây là một việc làm cứu dân cứu nước; con hãy mang theo bình linh dược này, cất chặt trong túi áo. Có thể công tử và con sẽ phải dùng tới nó.

Hai mẹ con thức cho tới khuya để tâm sự. Cuối cùng Mỵ nghe lời mẹ đi nghỉ để sáng mai có sức lên đường.

Sáng hôm sau, lúc Mỵ gặp Hùng ở đầu ngõ, lời đầu tiên nàng hỏi là chàng còn thuộc lời linh chú không. Hùng gật đầu. Chàng giắt theo bên lưng một cái bình làm bằng trái bầu khô. Vai chàng vác một cuộn dây thừng lớn.

Hai người yên lặng đi trong sương sớm. Lá khô xao xác kêu dưới chân họ. Trời còn mát. Hùng đưa mắt nhìn những đám ruộng khô cháy bên đường và thở dài. Nếu chuyến đi này bất thành thì thiên hạ sẽ không thoát khỏi một cơn đói khát cùng cực. Nhiều gia đình đã bỏ làng, tản cư lên miền Bắc, mong tìm được một địa phương mát mẻ hơn, ít bị hạn hán hơn. Chính gia đình Mỵ cũng đã sửa soạn để di cư lên miền Bắc. Chàng không chắc di cư lên miền Bắc thì sự tình sẽ khá hơn. Bởi vì hy vọng tìm được những hồ chứa nước lớn có thể dùng để tưới tẩm cho hoa mầu là một hy vọng mong manh. Gia đình chàng nhất định không đi, quyết ở lại sống chết với mảnh đất này. Nếu gia đình Mỵ đi thì Mỵ sẽ phải đi theo mà như vậy trời đất mênh mông, biết đâu mà tìm Mỵ sau này. Chắc hẳn là nếu trường hợp đó xảy ra, chàng sẽ mất Mỵ, Bởi Mỵ yêu chàng và chàng đã nói riêng với Mỵ nếu gia đình Mỵ có ý muốn cưới chàng về với Mỵ thì chàng sẽ bằng lòng.

Nhưng hai người đã tìm ra được tới giếng nước. Nhìn xuống giếng thăm thẳm sâu, Mỵ chẳng trông thấy gì. Hùng cũng lắc đầu tỏ vẻ e ngại. Nhưng chàng vẫn thản nhiên tháo cuộn dây thừng, buộc một đầu thừng vào thân cây to lớn bên thành giếng, và buông thõng đầu dây kia vào giếng. Chàng níu vào dây nhảy xuống. Trong chốc lát chàng đã biến mất vào lòng giếng đen ngòm.


*********************************
Tác giả: Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản: Phương Đông 2010
 

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Chương 03: CHUYẾN ĐI (tt)

Mỵ chờ một lát không thấy gì, nóng ruột. Nàng chờ thêm một hồi lâu nữa vẫn không thấy động tĩnh gì. Nàng cúi xuống giếng, hốt hoảng gọi:

- Hùng ơi, Hùng ơi!

Âm thanh vang vào thành giếng dội ngược trở lại. Nàng không nghe tiếng trả lời của Hùng. Mãi một lúc sau mới có tiếng Hùng, nhưng âm thanh không rõ lắm. Rồi Hùng trở lên, leo ngồi ở thành giếng. Chàng nói:

Giếng sâu lắm. Tối om om. Nhưng nhờ có viên bảo châu ta có thể thấy đường được. Bây giờ anh phải tìm cách đưa Mỵ xuống.

Chàng bảo Mỵ ôm choàng lấy cổ chàng. Rồi chàng tháo một sợ dây vải bên người buộc Mỵ vào thắt lưng lớn của chàng. Chàng bảo Mỵ ôm cổ chàng thật vững và đừng sợ, nếu cần thì nhắm mắt lại. Lần theo sợ dây, chàng leo xuống giếng. Mỵ nhắm mắt lại, nhưng vẫn biết là hai người đang tuột dần xuống giếng. Hai cánh tay vững mạnh của Hùng bám chắc vào sợi dây lớn, chân chàng lần vào từng hốc đá của thành giếng, từ từ leo xuống.

Giếng sâu thăm thẳm như không bao giờ có đáy. Mỵ mở mắt ra nhìn thử. Nàng ngạc nhiên thấy ánh sáng tỏ ra từ viên ngọc mang ngang lưng Hùng. Hai tay nàng ôm chặt xung quanh cổ Hùng.

Cuối cùng hai người xuống tới đáy giếng.

Hùng đặt Mỵ đứng xuống. Chàng nghỉ một vài giây để thở. Không khí đáy giếng nặng nề và ẩm mục. Chàng đưa viên ngọc ra soi quanh thành giếng. Quả có một cửa hang rộng. Chàng cúi xuống chui vào hang. Qua khỏi cửa hang, chàng nhận thấy đây là một cái động khá lớn, trần động cao hơn đầu người. Lấy viên ngọc soi lên trần, chàng thấy vô số thạch nhũ trắng tinh.

Chàng gọi Mỵ, bảo nàng chui qua cửa hang. Hai người đi theo thạch động một lát quả thấy có một dòng suối khô cạn đi ngang. Hùng và Mỵ theo lời dặn của cá thần, hướng về phía trên suối mà đi. Chân hai người đạp trên cát mịn. Đi một hồi dưới chân thấy mát. Họ trèo qua những tảng đá lớn. Bỗng họ nghe tiếng nước róc rách chảy. Nhìn lên trần chỉ thấy thạch nhũ rủ xuống như từng lớp màn buông. Phía trước từng tảng đá xanh chồng lên nhau che lấp cửa suối. Dưới chân họ là cát ướt. Nước rỉ ra dưới chân thành đá.

Hùng bảo Mỵ đứng đợi. Chàng leo thoăn thoắt lên tường đá rồi cúi mình dưới muôn ngàn giọt thạch nhũ, trườn vào phía trong. “Nước”, chàng la lên như thế, và trở lại đỡ Mỵ cùng leo lên. Chui qua được trần thạch nhũ, Mỵ thấy một cảnh tượng diệu kỳ. Một hồ nước bao la lặng im không một gợn sóng. Nhờ ánh sáng của viên ngọc, nàng thấy bốn phía thạch nhũ rủ xuống mặt hồ, và đâu đó có tiếng nước chảy róc rách êm ái. Yên lặng quá. Nàng có cảm tưởng dù trên mặt đất có cháy khô thì dưới này nước vẫn còn được cất chứa. Và nàng nghĩ tới bà Chúa Âu Cơ. Mỵ tháo trái bí khô nơi lưng của Hùng và cúi xuống dìm nhẹ chiếc bình xuống nước. Khi nước đã tràn đầy, nàng rút lên, đậy chặt nút, và đeo bình trở lại vào lưng của Hùng như cũ. Hai người leo xuống thành đá, theo lối cũ trở ra, và tự nhiên trong lòng thấy yêu thương tràn ngập. Họ thoăn thoắt chạy trên cát; không mấy chốc mà đã đi ngang qua chỗ đường hầm thông qua đáy giếng. Thay vì trở lui về giếng, họ tiếp tục đi xuống và tin chắc rằng mình đang hướng dần về phía biển Đông.


*********************************
Tác giả: Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản: Phương Đông 2010
 

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Chương 03: CHUYẾN ĐI (tt)

Đường đi là lòng suối, có cát, dễ đi. Nhưng một lát sau, có những tảng đá hiện ra giữa lòng suối và hai bên suối. Rồi bỗng nhiên đá hiện ra rất nhiều và cuối cùng chắn mất lối đi. Hai người phải leo qua nhiều tảng đá để tiến bước.

Mỵ bỗng ngửi thấy một mùi xú uế. Nàng đưa mắt nhìn Hùng định hỏi xem chàng có ngửi thấy gì không, thì mùi hôi trở nên nồng nặc và Hùng đã nói:

- Hôi quá.

Hai người chợt phát giác dưới chân mình một bộ xương người. Đây là lần đầu tiên họ thấy một bộ xương người. Mỵ rú lên. Nàng thấy rải rác đây đó những bộ xuơng người khác. Hùng bỗng ngừng bước, nắm tay Mỵ:

- Hang ngư tinh. Em hãy coi chừng. Hãy định tâm và bình tĩnh. Nhớ lại câu linh chú.

Mỵ nhẩm đọc trong đầu câu linh chú. Nàng hồi hộp lo sợ. Nhưng nàng vững tâm thấy mình còn thuộc lòng bài kệ mà cá thần đã dạy.

Hai người rón rén tìm đường tiến tới phía trước. Họ đi tới một hầm đá rộng, trần rất cao, có ánh áng tờ mờ từ trên chiếu xuống. Có tiếng sóng chạm vào ghềnh đá ầm ầm. Họ biết họ đã tới bờ Đông Hải, và gần sát động của ngưu tinh.

Đột nhiên, từ một hốc đá lớn đen ngòm phía trước, Ngư tinh xuất hiện, miệng ngậm một con người. Đó là một con quái ngư đầu lớn bằng đống rơm cao ngất trước sân nhà của Mỵ, thân hình nó dài tới hàng chục trượng có nhiều khoang trắng và đen. Đuôi của yêu quái, toàn một màu trắng, quật vào vách động như muốn làm vỡ tan thành đá. Hùng buông Mỵ, đẩy nàng về tường động phía sau và xông tới. Với tất cả sức lực của mình, chàng nhảy lên đưa cả hai chân đá vào cổ họng của yêu quái. Đòn của chàng có hiệu quả lập tức: ngư tinh nhả ngay thân người đang ngậm.

Nó quật đuôi lần thứ hai đánh rầm vào thành đá và hướng đến Hùng. Miệng của yêu tinh há rộng, hai hàm răng trông như hai hàng gươm giáo. Mỵ hét lên, nhưng Hùng đã nhảy lên phía hông của ngư tinh, tránh thoát đòn đầu tiên của quái vật. Chàng la lớn:

Mỵ bình tĩnh đọc linh chú.

Chàng biết sức mình không địch nổi ngư tinh nên chỉ cố lách tránh những đòn hiểm độc của nó. Sau khi tránh xong đòn thứ tư của ngư tinh, chàng mới nghe tiếng Mỵ, vững mạnh, vang lên trong hang đá:

Thủy tộc vạn loài thống lãnh

Quyền oai vang động dưới trên

Chúa tể Nãga dũng mãnh

Đại dương khép phục mọi miền

Tiếng Mỵ vừa đọc đến đó, đột nhiên ngư tinh dừng lại, ngơ ngác nhìn. Thấy vậy, Hùng cất cao giọng đọc tiếp những câu cuối cùng của linh chú. Giọng chàng uy mãnh lạ thường:

Giây phút Long Vương xuất hiện

Độc long yêu quái nằm yên

Gate! Paragate!

Những tiếng Gate! Paragate vang vọng lên như sấm được vách đá chuyền đi vang động cả trong ngoài… Ngư tinh bỗng quay đầu lại phía hốc đá, và nhanh như chớp, luồn ra khỏi hang động. Linh chú đã có hiệu nghiệm.


*********************************
Tác giả: Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản: Phương Đông 2010
 

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Chương 03: CHUYẾN ĐI (tt)

Khi Hùng và Mỵ quay lại để nhìn người vừa làm nạn nhân cho ngư tinh thì đã thấy người này bò dậy. Họ vui mừng nhận thấy người đó còn sống. Đây là người đàn ông làm nghề đánh cá. Trên thân hình ông ta có vẽ hình rồng, những thủy quái đã vẫn cứ làm hại. Hùng và Mỵ xem xét thân hình của người ngư phủ thấy có những dấu răng cắm phủng vào. Ông ta rên xiết đau đớn. Hùng đặt ông ta nằm xuống, bảo nằm nghỉ một lát. Mỵ tháo bình tiên dược. Một mùi thơm lan ra ngát cả hang động làm cả ba người sảng khoái. Nàng bỏ vào miệng ngư phủ một viên thuốc tiên, bảo người này nuốt. Một lát sau, mọi thương tích tự nhiên lành lặn, và người ngư phủ vùng đứng ngay dậy. Ông ta mở miệng định nói mấy lời để tạ ơn, nhưng không làm sao nói được một lời.

Hùng nói:

- Chúng cháu không phải là tiên thánh gì mà chỉ là người thường như Bác đấy thôi. Xin bác đừng tạ ơn mà tội. Chúng cháu được bà Chúa phái về thủy cung cầu đức Long Vương làm mưa và mời Ngài về lo việc nước. Đi ngang đây, chúng cháu biết thế nào cũng phải đối phó với ngư tinh. May mà cứu được bác, chúng cháu rất mừng.

Ba người tìm lối ra khỏi cửa động. Tìm mãi chỉ thấy một lối ra duy nhất, đó lối ngư tinh vừa tẩu thoát. Họ can đảm đi ra bằng phía ấy, và cuối cùng tìm cách trèo lên được một ghềnh đá. Hùng và Mỵ sung sướng thở không khí mát lành của buổi sáng trên bờ Đông Hải. Mặt trời đã lên tới một con sào, trễ hơn thì giờ dự định. Chàng dặn bác ngư phủ:

- Xin bác về báo tin với đồng bào miền duyên hải ngừng công việc chài lưới gần động ngư tinh. Cũng xin báo cho họ biết là đã có sứ giả đi xuống long cung cầu cứu đức Long Vương. Thế nào đức Long Vương trở lên, ngài cũng trừ khử được yêu nạn này. Bác cứ yên tâm tìm đường về xóm, cháu chắc yêu tinh còn sợ thần lực của linh chú, chưa dám trở lại ngay đâu.

Hai người chào bác ngư phủ và leo xuống bờ cát. Họ đứng hướng về phía mặt trời, chân họ chấm nước biển. Người con trai đưa ra phía trước một viên ngọc sáng ngời. Bỗng nhiên, nước biển trước mặt hai người rẽ ra một đường rộng. Hai người đi xuống, nước bèn khép lại phía trên.

Chứng kiến cảnh tượng diệu kỳ đó, bác ngư phủ đứng trên ghềnh đá há miệng kinh ngạc. Từ lúc được ngư tinh nhả ra, được cô gái cho uống thuốc linh dược, cho đến khi từ biệt hai người, ông đã không nói được một lời nào. Kinh hoàng và cảm động đã làm cho ông không thể mở miệng. Ông rời ghềnh đá và im lặng tìm về ngư thôn, nao nức biết mình còn sống.


*********************************
Tác giả: Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản: Phương Đông 2010
 

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
04. Chuyến đi (II)

Hùng và Mỵ đi chưa đầy vài mươi dặm thì ánh sáng mặt trời đã trở nên mờ tối. Hùng và Mỵ nương theo ánh sáng của viên ngọc tỏa chiếu mà đi. Thật là một viên ngọc dị thường. Nước hai bên trong như pha lê, thông suốt tới hàng mấy trượng nhờ có ánh sáng của nó. Phía trước, nước tiếp tục rẽ ra trước bước chân của hai người, màu cát vàng luôn luôn ảnh chiếu. Trên đầu họ, nước ở cao chừng một sải tay, xanh biếc. Còn ở hai bên, mầu sắc biến ảo rất dị kỳ: lúc thì đen ngòm, lúc thì đỏ chói như máu, có lúc tím, lại có lúc trắng nhờ, đường rất dễ đi. Hùng và Mỵ không sợ lạc, bởi vì màu vàng dẫn đạo phía trước rất rõ. Với lại hai người rất cẩn thận, không dám để lạc đường, sợ phải đối đầu với những thủy quái hiểm độc như ngư tinh hồi sáng. Nhưng Mỵ đã cảm thấy mệt; bước chân nàng không mạnh dạn như trước. Một hồi sau, nàng phải vịn vào Hùng mà đi. Bước chân của hai người chậm lại. Cuối cùng Hùng phải dừng lại cho Mỵ nghỉ. Hai người ngồi trên cát.

Một lát sau hai người lại đứng dậy đi. Sức Mỵ đã yếu, nên Mỵ thấy mệt mau chóng. Hùng bèn ôm xốc Mỵ để trên vai chàng, và mạnh dạn đi tới. Đi một khoảng khá xa. Hùng cũng bắt đầu thấy mệt. Trên vai chàng, Mỵ nói chuyện để cho chàng vui bước quên mệt… Họ nói chuyện về bà ngoại của Mỵ và do đó Mỵ nhớ tới bình tiên dược nhỏ xíu. Nàng bảo Hùng dừng bước. Nàng lần áo lấy ra bình tiên dược, mở nắp. Hương thơm kỳ diệu của tiên dược làm hai người cảm thấy khỏe khắn. Nàng lấy cho nàng một viên và Hùng một viên. Viên thuốc vừa ngậm vào miệng, cả hai đều thấy khỏe khoắn lạ thường; bao nhiêu mệt nhọc tan biến hết. Sức khỏe của họ còn như được gia tăng. Hai người hăng hái trỗi dậy, tiến bước.

Họ đi rất mau, một phần vì khỏe, một phần vì con đường dốc đi xuống. Màu vàng càng lúc càng lớn, rồi đột nhiên đổi sang màu bích ngọc. Hai người dừng lại, thấy như lạc đường. Bốn phía đều là màu bích ngọc. Họ chưa biết đi đâu thì bỗng nghe tiếng của một người con gái băng bẳng bên tai

- Hãy đi theo em

Cả hai ngơ ngác nhìn quanh nhưng không thấy bóng người. Hai người lại nghe có tiếng cười khúc khích, rồi giọng nói trong trẻo của thiếu nữ vẳng lên.

- Em ở ngay trước mặt mà chị không nhận ra được sao, chị Mỵ?

Mỵ định thần nhìn kỹ thì thấy trước mặt nàng có một con cá hồng lớn bằng nửa ngón tay, tung tăng bơi lội. Nhận ra cá thần, nàng mừng rõ. Mỵ nói:

- Chúng em lạc đường, nhờ thần ngư đưa lối hộ.

- Anh và chị cứ đi theo em.


*********************************
Tác giả: Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản: Phương Đông 2010
 

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
04. Chuyến đi .II (tt)

Cá thần trả lời rồi tung tăng lội đi trước. Hai người theo sau. Nước chung quanh hai người trong suốt như pha lê. Ánh sáng trong suốt như ban ngày Hùng và Mỵ không cần tới ánh sáng của viên ngọc nữa. Ánh sáng của cung điện thủy phủ đủ để soi sáng hàng chục dặm quanh đó. Cảnh tượng mầu nhiệm lạ lùng. Hai người không ngờ dưới thủy cung mà cảnh tượng lại đẹp đến thế. Hàng vạn cây san hô đủ màu đủ sắc, trình bày thiên hình vạn trạng. Có những loại cây giăng ra những màn lưới màu sữa bằng hàng triệu cánh lá vươn dài như những cánh tay nhỏ xíu của chúng, vuốt ve những đàn cá đủ màu bơi lội ra vào trong lòng cây. Có những loài cỏ rong xanh mướt cao tới năm bảy trượng uốn éo linh động trong nước giống hệt những cành tơ liễu phất phơ trong gió. Có cả những bông hồng, những bông hồng không giống lắm với những bông hồng trên đất, nhưng sắc tươi sáng lạ kỳ. Mỵ nghĩ rằng trong những chặng đường vừa qua sở dĩ hai người không trông thấy cảnh đẹp nào chung quanh có lẽ là tại vì ánh sáng viên ngọc của hai người chỉ đủ để soi đường, và có lẽ cũng vì hai người đã sợ lạc đường quá nên không dám nhìn kỹ hai bên. Bây giờ đây chân hai người đã bước trên một con đường lát bằng pha lê. Hai bên con đường pha lê là sạn trắng. Khúc đường nào cũng có kỳ hoa dị thảo.

- Tội nghiệp cho anh và chị! Đi xuống thủy cung mà vẫn phải mang theo một nắm không gian để thở. Để vào gần tới cung, em cho mỗi người một viên thuốc lọc không khí ra khỏi nước.

Hai người đi qua những cung điện pha lê có các loài kình ngư canh gác. Có công chúa thủy cung đi trước nên không ai xét hỏi cản ngăn. Bộ hạ của Long Vương có những dị tướng mới trông ai cũng có thể chết khiếp: những loài có hàng chục cánh tay dài vươn ra trong nước, mỗi cánh tay có mang nhiều vũ khí; những loài cá có trang bị một thanh gươm dài hơn ba trượng phía trước mõm. Gươm vừa nhọn vừa có răng cưa. Những loài kỳ dị như thế, tuy vậy, chỉ là thiểu số. Hùng và Mỵ thấy biết bao nhiêu loài tôm cá đẹp đẽ, thân hình duyên dáng và đủ hết màu sắc. Nhiều loài trông thấy rất hiền hòa, không có ý muốn làm hại ai. Khi gặp nhau họ ngừng lại, những chiếc vây thông thả bơi. Họ còn kề miệng trao đổi ý kiến với nhau. Âm thanh của những câu chuyện này hai người nghe được nhưng lại không hiểu gì hết. Lại có những con rồng có chân và có vảy, sắc bạc, sắc xanh, sắc trắng, tung mình lượn quanh, dáng điệu uyển chuyển xinh đẹp lạ thường, Thấy hai người, nhất là Hùng trên ngực có vẽ hình rồng, những con rồng trẻ kia có vẻ tò mò hướng về chàng, và sau đó lại quẫy đuôi đi xa. Hai người có cảm tưởng là những con rồng kia mỗi khi quẫy đuôi đi xa như thế hình như có nhoẻn miệng mỉn cười.

Mỵ nói:

- Họ cười chúng mình đó, anh Hùng.

Hùng cười:

- Không phải đâu, cái miệng của loài rồng ngậm lại trông giống như cười, chắc đâu họ đã cười.

Thực ra chỉ có công chúa thủy cung đi trước là đang cười khúc khích khi nghe câu chuyện ngộ nghĩnh của hai người.

Bỗng cá thần dừng lại. Cá nói:

- Đã đến cung điện của đức Long Vương. Anh chị nhìn xem: qua khỏi tòa kiến trúc pha lê có ba cửa lớn, anh chị sẽ đến một chiếc sân rộng bao la, trên sân có nhiều khoảng trồng kỳ hoa dị thảo, những loại cây cỏ quý nhất có thể tìm được dưới nước. Đi khỏi sân này là tới cung điện. Em không dám vào, bởi em không được phép vào cung nếu không có thánh chỉ gọi. Em sẽ chờ ở ngoài ngày.

Cá thần bỗng biến thành một thiếu nữ diễm tuyệt. Tóc xõa rộng, phất phơ theo dòng nước. Màu trắng trên thân hình ảnh chiếu màu xanh của lâu đài bằng pha lê; phía dưới thân hình nàng là một đuôi cá đang quẫy đi quẫy lại dịu dàng như một cây quạt. Mỵ thấy công chúa thủy cung đẹp quá. Ban đầu nàng hơi e ngại vì có mặt người yêu tại đó; nhưng sau đó nàng lại yên tâm khi thấy công chúa không có hai chân như loài người. Công chúa hình như thấu rõ tư tưởng ấy. Nàng nhìn Mỵ mỉm cười. Mỵ thẹn quá; máu trong người nàng dâng lên nóng bừng cả mặt. Nhưng công chúa đã cười hiền dịu:

- Cái đuôi của em cũng có thể biến thành hai chân được, nhưng biến thành hai chân thì khó đi trong nước lắm. Anh và chị mỗi người ngậm một viên thuốc này thì sẽ không cần đến cái bầu không khí chung quanh nữa. Và mỗi người sẽ có một cái đuôi như em để dùng tạm. Khi muốn có chân trở lại thì chỉ việc lấy viên ngọc của phụ vương ra, tự khắc đuôi biến đi, và bầy không gian xunh quanh hiện ra trở lại. Thôi em chúc hai người may mắn.


c450bf20-8d26-45fb-96d9-edcfa12b3872.png

*********************************
Tác giả: Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản: Phương Đông 2010
 

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
04. Chuyến đi .II (tt)

Mỵ và Hùng nhận thuốc bỏ vào miệng. Bầu không khí bao quanh hai người biến mất và hai người thấy đuôi mình đang ve vẩy trong nước một cách tự nhiên. Mũi hai người thở tự nhiên trong nước không khác gì trong không gian vậy. Họ gật đầu đáp lễ dáng chào thanh tao của công chúa và hướng về phía cổng tòa pha lê. Họ ngạc nhiên thấy mình quen thuộc với cái đuôi cá, và đi rất mau. Chẳng mấy chốc họ vượt khỏi lâu đài, đi qua chiếc sân bao la có trồng hoa cỏ đủ màu đủ sắc. Phút chốc họ đã vào trong cung điện trang nghiêm và mỹ lệ của Long Vương.

Mỵ nhìn lên cao: nàng không thấy trần nhà ở đâu, chỉ thấy phía trên thăm thẳm cao như bầu trời có sương bao phủ. Nhũng dãy cột lớn bằng cẩm thạch chạm trổ hình rồng cũng cao vút lẫn trong mây khói như thế, không thấy được ngọn. Gian phòng mà Hùng và Mỵ đang đứng quẫy đuôi là một gian phòng rộng thênh thang, trần thiết bằng san hô, xà cừ, mã não, trân châu, hổ phách, nghĩa là tất cả mọi thứ khoáng sản đẹp đẽ nhất có thể tìm ra dưới đáy biển và trong lòng đất đá. Sát cạnh những bức tường pha lê, các loại cây rong lá dài vươn cao uốn éo xanh rờn trông rất mỹ lệ. Cung điện hoàn toàn lạnh ngắt. Hai người đi sang những gian phòng lớn khác, nhưng ở đâu cũng im lặng như tờ, ở đâu cũng trang trí cực kỳ diễm lệ. Tới gian phòng rộng rãi và mỹ lệ nhất, có lẽ nằm giữa cung điện, hai người thấy một chiếc ngai vàng lớn – lớn bằng cả một căn nhà của ngoại Mỵ - bằng cẩm thạch, trang trí rất hoa mỹ nhưng trên ngai cũng không có người.

Mỵ nhìn Hùng, không nói. Chàng hội ý, ra đứng đối diện trước ngai, cung kính nói lớn:

Đất quằn quại rên siết

Nguồn sống đã cạn dần

Con cháu về trước điện

Xin Long Phụ hiện thân

Giọng của chàng vang lên từng âm một dội rõ vang vào vách pha lê, dư âm vang dội suốt mấy tòa cung điện. Thoáng nghe có tiếng thì thào như gió thoảng. Nhưng rồi đâu đấy lại trở thành yên lặng. Hùng đưa mắt nhìn Mỵ. Nàng ra đứng trước ngai, bên cạnh Hùng. Nhìn chú mục vào phía trước nàng cất cao giọng, đọc rành mạch ý nghĩ của nàng:

Lạc Long Quân uy dũng

Xin lắng lời cháu con

Chúa Âu Cơ mong đợi

Chúng con tuân lệnh Cái

Mời Bố về cứu dân



*********************************
Tác giả: Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản: Phương Đông 2010
 
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên