Khi người xuất gia đi học "trường đời"

TamDuc

Phó Trưởng Ban Đại Biểu nhiệm kỳ I (2011-2012)
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 1 2010
Bài viết
890
Điểm tương tác
114
Điểm
43
Địa chỉ
Canada
Khi người xuất gia đi học "trường đời"

(PGVN)Tại buổi lễ trao bằng Thạc sĩ đợt 1 tại trường Đại học KHXH & NV ngày 19/7/2013, tôi có cơ duyên được ngồi trò chuyện một tân Thạc sĩ - một người có lẽ là "nổi bật" nhất trong 283 tân Thạc sĩ được nhận bằng. Đó là Đại đức Thích Thiện Hải trụ trì chùa Hương Cầu (Bắc Ninh).

<center> <table> <tbody> <tr> <td>
dSC_0400.jpg
</td> </tr> <tr> <td style="text-align: left; background-color: #dbeef3;" align="center">Đại đức Thích Thiện Hải nhận bằng Thạc sĩ, ngành Hán Nôm tại trường Đại học KHXH & NV
</td> </tr> </tbody> </table>
</center>Ngồi trò chuyện với tôi, thầy Thiện Hải chia sẻ: "Là một người tu sĩ đi học "trường đời" có nhiều cung bậc cảm xúc lắm. Niềm vui, nỗi buồn, khó khăn, thuận lợi... luôn đan xen nhau.
Cách đây 6 năm khi thầy bắt đầu đi học trường Đại học của người tại gia, thầy thường gọi vui đó là "trường đời". Sư phụ của thầy có chút gì đó e ngại, băn khoăn không cho thầy đi học. Vì người xuất gia phải sống và học trong môi trường của người xuất gia thì phù hợp hơn, còn học ở ngoài trường đời, sư phụ sợ thầy bị "nhiễm" những tạp khí của người tại gia rồi lại "khó tu". Phải mất một thời gian dài, cuối cùng thầy cũng đã thuyết phục được sư phụ cho đi học.

Vậy là sau khi học xong bốn năm đại học, hai năm học cao học, đến nay thầy đã hoàn thành việc học "trường đời" với nhiều kỷ niệm khó quên. Những ngày đầu đi học, thầy cũng thấy ngại ngùng vì cả lớp có mấy chục người, thầy là người "nổi bật" nhất với hình tướng đầu tròn áo vuông. Ngày nào đi học cũng chỉ mặc bộ đồ nâu sòng, chiếc túi vải màu vàng, đôi dép lê,...không giống như các bạn sinh viên khác. Do vậy, nhiều sinh viên cũng thấy đó làm lạ, tò mò...nhưng một thời sau cũng quen.

Khi quen rồi, thầy và các bạn sinh viên không còn khoảng cách xa lạ như trước nữa. Những lúc nghỉ ngơi, thầy và mọi người lại ngồi lại bên nhau để chia sẻ những câu chuyện trong chùa, ngoài đời.

Thứ nữa, như chúng ta đều biết Phật giáo Việt Nam luôn nêu cao tinh thần "Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác", nghĩa là giáo pháp của đức Phật có mặt trong thế gian, không rời khỏi thế gian mà có thể nhận thức rõ được. Vì thế, khi có thời gian gần các bạn sinh viên, thầy đã có cơ hội trao đổi và chia sẻ Phật pháp với mọi người. Hướng dẫn và dạy họ tụng những bài kinh thông thường, hướng dẫn ngồi thiền, dạy họ tránh xa việc mê tín, cúng bái một cách thoái quá...Nhờ vậy, nhiều người đã thực hành rất tốt, giúp họ tránh xa những mê lầm, tà đạo.

Bên cạnh đó, thầy học ngành Hán Nôm. Là một người xuất gia, ở chùa đã được sư phụ dạy học chữ Hán Nôm một cách chi tiết, đầy đủ rồi nên thầy cũng biết nhiều hơn các bạn sinh viên trong lớp. Nhưng nhiều môn học "ngoài đời" thầy không biết bằng họ nên thầy và mọi người luôn có sự chia sẻ và giúp đỡ nhau trong học tập, để cùng nhau học tốt hơn.

Mỗi khi ở chùa của thầy có phật sự gì, cả lớp lại tổ chức một chuyến hành hương về chùa để lễ Phật, ăn cơm chay nên ai cũng vui. Những bữa như vậy, khiến tình đạo giữa thầy và mọi người càng gần gũi, hiểu nhau hơn.

Hôm nay, nhận được bằng Thạc sĩ, phật tử đến chúc mừng đông đủ, thầy cũng thấy vui lắm. Vì quãng thời gian đi học ấy, thầy cũng gặp nhiều khó khăn. Bởi mình là một thầy tu thì luôn gương mẫu và cố gắng học tốt, nhất là phải đi học đều đặn. Hơn nữa, ở chùa công việc phật sự đa đoan, việc học tập ở "trường đời" cũng nhiều.
Do vậy, thầy phải đi lại từ chùa về trường và ngược lại. Nhiều khi như chạy đua với thời gian. Phải sắp xếp công việc, thời gian "khéo léo" thì mới hoàn thành việc chùa, việc trường được.
Bây giờ, việc học ở "trường đời" của thầy đã được hoàn mãn. Trở về chùa, với những công việc phật sự hằng ngày, thầy sẽ cố gắng làm tốt được nhiều việc để giúp cho phật tử ở nơi thầy làm trụ xứ nói riêng và ở thập phương nói chung gặp nhiều niềm vui, an lạc, tránh xa mê lầm..."
Tịnh Phương (ghi lại)
 

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên