Khổ

thapkem

Registered
Phật tử
Tham gia
21 Thg 7 2017
Bài viết
29
Điểm tương tác
2
Điểm
3
Kính chào các hiền hữu,
Em thấy học giỏi biết nhiều cũng khổ, mà học dốt cũng khổ.
Kiểu gì cũng khổ. Không lúc nào là không có khổ.
Thật ra điều này có đáng buồn không? Thật ra chẳng đáng buồn, vì lúc nào mà không có khổ. Có điều khi vấp phải khổ đau, ta cứ chông chênh. Biết thế, chỉ còn biết Niệm Phật thôi. Mà Niệm Phật cũng lười ạ. Tập khí tu hành của em nó còn yếu. Làm việc khác thì thích, chứ nói đến tu là mình lại cứ xa xa, lười lười.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

H

hoiquangphanchieu

Guest
Kính chào các hiền hữu,
Em thấy học giỏi biết nhiều cũng khổ, mà học dốt cũng khổ.
Kiểu gì cũng khổ. Không lúc nào là không có khổ.
Thật ra điều này có đáng buồn không? Thật ra chẳng đáng buồn, vì lúc nào mà không có khổ. Có điều khi vấp phải khổ đau, ta cứ chông chênh. Biết thế, chỉ còn biết Niệm Phật thôi. Mà Niệm Phật cũng lười ạ. Tập khí tu hành của em nó còn yếu. Làm việc khác thì thích, chứ nói đến tu là mình lại cứ xa xa, lười lười.

...
hi hi hi 17h50 chiều ngày 24/8/17
chào bạn.
bạn còn ở diễn đàn chứ? bạn có thể nói rõ hơn cho tôi biết bạn niệm phật như thế nào? niệm phật khi bạn tọa thiền hay trong lúc làm việc? bạn niệm ra miệng? hay niệm trong tâm?
theo bạn niệm phật có phải là niệm bản lai thanh tịnh không? bản lai là cái gì, nếu bạn biết chút gì xin bạn nói cho tôi biết cũng một chút thôi được chứ?
bạn vui lòng chăng?
hi hi hi
hy vọng bạn viết vài câu trả lời tôi chắc sẽ không làm bạn khổ thêm có phải không bạn THÁP KEM!? hi hi hi
 

thapkem

Registered
Phật tử
Tham gia
21 Thg 7 2017
Bài viết
29
Điểm tương tác
2
Điểm
3
bạn còn ở diễn đàn chứ? bạn có thể nói rõ hơn cho tôi biết bạn niệm phật như thế nào? niệm phật khi bạn tọa thiền hay trong lúc làm việc? bạn niệm ra miệng? hay niệm trong tâm?
theo bạn niệm phật có phải là niệm bản lai thanh tịnh không? bản lai là cái gì, nếu bạn biết chút gì xin bạn nói cho tôi biết cũng một chút thôi được chứ?
bạn vui lòng chăng?
hi hi hi
hy vọng bạn viết vài câu trả lời tôi chắc sẽ không làm bạn khổ thêm có phải không bạn THÁP KEM!? hi hi hi[/QUOTE]

Chào thiện hữu,
Cám ơn thiện hữu đã dành thời gian chia sẻ :)
Thường thì khi có khổ não em sẽ chịu khó Niệm Phật một chút (tức là tập trung hơn). Dạo này thì em lười thật. Em đang tập phương pháp thập niệm mà cũng thấy khó. Có những lúc em cũng chịu ngồi một chỗ để Niệm nhưng mà được vài phút lại thôi. Đấy là tình trạng bây giờ. Còn ngày xưa, cái thuở đầu được giới thiệu pháp môn Niệm Phật thì em chịu khó hơn một chút: có một hôm cũng quyết tâm dành vài tiếng ra Niệm Phât (tuy là cũng không phải niệm tù tì một lúc ), dù sao thì hồi đó tín tâm của em nó cũng mạnh hơn bây giờ. Lang thang bên thiền một thời gian, giờ em quay lại pháp NIệm phật, nhưng không được "định tâm như ngày xưa (nói là định tâm thôi chứ cũng không phải vậy, hồi đó em có cái hại là chỉ đọc có mỗi cái phương pháp Niệm Phật thôi, không đọc gì kinh điển Tịnh độ, cũng chẳng tham gia đạo tràng hay diễn đàn nào, gặp khó em đành bỏ thôi). Tóm lại là bây giờ em chịu khó học kinh điển hơn, nhưng mà cái phần tín tâm thì nó cũng phải xây đắp dần dần
Và tóm lại là em hơi trì trệ ạ.
Còn đạo hữu hỏi bản lai diện mục thì em không hiểu đâu ạ :)
Kính!
 
H

hoiquangphanchieu

Guest
Chào bạn THAPKEM
hình như đọc trên trang từ điển Wikipedia tiếng việt thì niệm phật chia ra 4 phương pháp niệm phật:

(Có 4 phương pháp niệm Phật:
1. Trì danh niệm Phật
2. Quán tượng niệm Phật
3. Quán tưởng niệm Phật
4. Thật tướng niệm Phật

Trì danh niệm Phật

Trì danh niệm Phật là xưng niệm danh hiệu A Di Ðà Phật. Thiện Ðạo đại sư bảo: ‘Chỉ có con đường tắt tu hành là niệm Phật A Di Ðà’.
Các môn tu hành khác gọi là vượt tam giới theo chiều dọc như trùng sanh trong tre: đục dọc theo thân tre khó thoát ra, nên là đạo khó hành. Còn niệm Phật như trùng đục ngang ống tre thời dễ thoát ra, là vượt tam giới theo chiều ngang, gọi là đạo dễ hành. Pháp này được ví như đường tắt vì phương tiện thẳng chóng, thành công nhanh chóng.

Quán tượng niệm Phật

Quán tượng niệm Phật: Bày biện tượng Phật, chú mục ngắm nhìn. Hiềm rằng có tượng mới quán được, rời khỏi tượng lại khó quán: Tịnh nhân dễ mất, giữ cho liên tục càng khó. Vì vậy, cổ đức bảo: ‘Tượng đi rồi lại là không, cho nên trở thành gián đoạn’.
Vì vậy, cách này chẳng tiện dụng như trì danh niệm Phật, lúc nào, chỗ nào cũng tu được.

Quán tưởng niệm Phật

Quán tưởng niệm Phật: Như các phép quán dạy trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ: ‘Dùng con mắt trong tâm ta, tưởng đức Như Lai kia’. Khổ nỗi, tâm phàm phu tạp loạn, phù động, hiếm có lúc tịnh định, khó nhập pháp quán vi diệu. Vì vậy, mới nói: ‘Cảnh tế tâm thô, diệu quán khó thành’.
Do đó, cách này chẳng bằng trì danh tiện dụng dễ hành, chẳng nề thượng trí, hạ ngu, nào luận khổ, vui, rảnh, bận, ai cũng niệm được, kẻ nào cũng hành được.

Thật tướng niệm Phật

Thật tướng niệm Phật: xa lìa các tướng sanh diệt, có, không, năng sở, ngôn thuyết, danh tự, tâm duyên... chuyên niệm tự tính vốn sẵn đức Phật thiên chơn. Khốn nỗi, chúng sanh chưa thoát luân hồi, tâm sanh diệt niệm niệm tiếp nối như kinh Viên Giác dạy: ‘Chưa thoát luân hồi mà bàn đến Viên Giác thì tánh Viên Giác ấy cũng bị xoay chuyển. Ðã như vậy mà mong thoát được luân hồi thì quyết chẳng thể được’.
Kinh còn dạy: ‘Huống hồ là tâm cấu trược sanh tử chuyển vần chưa từng thanh tịnh, quán Viên Giác của Phật làm sao lãnh hội được’
Ví như loài trùng rất nhỏ chỗ nào cũng bu được, chẳng thể đậu trên lửa. Ví như tâm chúng sanh, duyên chỗ nào cũng được chỉ chẳng duyên nổi Bát Nhã. Bởi thế, ông Phật của Thật Tướng, tính Viên Giác tuy chúng sanh sẵn đủ, nhưng bởi vọng tâm niệm niệm sanh diệt nên chẳng quán nổi. Vì vậy, trong kinh Quán Phật Tam Muội, Phật bảo phụ vương: Bổn đức của chư Phật: chơn như thật tướng v.v... chẳng phải là cảnh giới phàm phu hành nổi nên Phật khuyên phụ vương niệm Phật.
Do những điều trên, thấy được rằng: trong các pháp, pháp môn Niệm Phật được xem là đường tắt, trong bốn phép Niệm Phật, Trì Danh Niệm Phật lại là phương tiện rốt ráo nên được gọi là đường tắt nhất trong các đường tắt.)

...
hi hi hi
PHẢN CHIẾU tôi rất là dốt kinh điển không biết trích ra đoạn trên cho bạn có giúp ích gì cho bạn không.
Tôi trước đây rất là ghét pháp niệm phật, nhưng gần đây pháp gì tôi cũng không ghét, bảo tôi niệm chú cũng được, bảo tôi ngồi tọa niệm lục tự cũng được, bảo tôi ngồi quán khúc cũi khô cũng được, bảo tôi ngồi quán hơi thở cũng được, quán màn hình vi tính cũng được...

Tôi bây giờ kỳ lạ lắm, chả hiểu sao tôi thấy pháp tu gì cũng là từ sáu căn này, miệng không nói ra tiếng thì mắt nhìn tai nghe, tâm suy nghĩ...dù làm cái gì cũng không ra khỏi sáu căn.
Hình như từ BẢN LAI DIỆN MỤC gì đó xuất phát trong thiền tông, chứ khi xưa ĐỨC PHẬT không dùng mà dùng từ CÁI HẰNG NGHE, HẰNG THẤY? chỉ cho A NAN và đại chúng lúc xưa...

Chào bạn.
 

thapkem

Registered
Phật tử
Tham gia
21 Thg 7 2017
Bài viết
29
Điểm tương tác
2
Điểm
3
Kính chào đạo hữu,

Cảm ơn sự nhiệt tâm của đạo hữu. Em cũng đang học hỏi kinh điển, chủ yếu là kinh điển Tịnh Độ của các Tổ sư. Em cũng giải tỏa nghi vấn được nhiều ạ. Quan trọng hơn nữa là đem nó vào thực hành thôi ạ.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên