KIẾN TÁNH theo Tổ Đạt Ma

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính các Đạo Hữu.

Nhân có một số Bạn muốn tìm hiểu về vấn đề MINH TÂM- KIẾN TÁNH trong Đạo Phật. Khổ nỗi vấn đề này lại dễ lầm lẫn do thiếu tài liệu chân chánh để y cứ.

Để trợ giúp các Bạn Đạo, TIN sâu vào 3 NGÔI TAM BẢO, muốn tu hành theo Chánh Pháp Phật.- Viên Quang Đảnh lễ Sơ Tổ Đạt Ma. Kính xin Phật và Tổ từ bi để VQ thừa oai lực Phật và Tổ mà diễn giải lại một phần lời dạy của Bậc Giác Ngộ Tâm- Tánh, qua tiêu đề:

KIẾN TÁNH theo Tổ Đạt Ma

Bài viết này VQ xin trình bày ở Mục Tổ Sư Thiền.

Kính mời các ĐH vào xem và thảo luận.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Kính các Đạo Hữu.

Nhân có một số Bạn muốn tìm hiểu về vấn đề MINH TÂM- KIẾN TÁNH trong Đạo Phật. Khổ nỗi vấn đề này lại dễ lầm lẫn do thiếu tài liệu chân chánh để y cứ.

Để trợ giúp các Bạn Đạo, TIN sâu vào 3 NGÔI TAM BẢO, muốn tu hành theo Chánh Pháp Phật.- Viên Quang Đảnh lễ Sơ Tổ Đạt Ma. Kính xin Phật và Tổ từ bi để VQ thừa oai lực Phật và Tổ mà diễn giải lại một phần lời dạy của Bậc Giác Ngộ Tâm- Tánh, qua tiêu đề:

KIẾN TÁNH theo Tổ Đạt Ma

Bài viết này VQ xin trình bày ở Mục Tổ Sư Thiền.

Kính mời các ĐH vào xem và thảo luận.
Cách đặt vấn đề cực hay!!!

Thầy cứ khởi xướng con xin tiếp lời :D
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
TÂM ẤN PHẬT và TỔ.

"Tại Pháp hội Linh Sơn, Đức Phật trao cành hoa sen cho đại chúng. Mọi người đều im lặng không hiểu ý gì, chỉ có một mình ông Ma Ha Ca Diếp rạng rỡ mỉm cười. Đức Thế Tôn Ấn chứng:

- Ta có Chánh pháp Nhãn tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, Thực tướng Vô tướng, Vi diệu Pháp môn, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trao phó cho Ma Ha Ca Diếp.

Xưa nay Thiền Tông đều coi câu nói ấy của Đức Thế Tôn là quan trọng nhứt của Tông môn. Tông nầy lấy Tâm truyền Tâm (Tâm Ấn) làm chỗ dựa để khai ngộ."

Các Tổ truyền thừa y bát - khai ngộ Tâm pháp đến đời thứ 28 lầ Tổ Bồ Đề Đạt Ma nhấn mạnh Tông chỉ Truyền Tâm Ấn của Thiền Tông bằng câu bất hủ của Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma “giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”.

Kính các Bạn. Từ Đức Phật chí đến chư Tổ Thiền Tông . Các ngàì đối với vấn đề KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT luôn nhấn mạnh 2 ý. Đó là:

1/. KIẾN TÁNH vầ TRUYỀN TÂM. Nghĩa là Kiến Tánh phải đươc Thầy Tổ (Tăng Bảo) dùng "Tâm Ấn Tâm" mà không thể đọc vaì ba chữ ( văn tự dù lầ Kinh điển) mà có thể đắc Pháp đươc (giaó ngoai biệt truyền).

Duyên may Viên Quang đươc phước duyên đắc Pháp nơi Hoà Thượng Pháp Sư Thích Thiện Trí. Ngầi lầ bâc đắc truyền thừa từ Tổ Long Thọ (Tổ thứ 14 Thiền Tông).

Nay có duyên sự. VQ kính Đảnh lễ chư Phật chư Tổ mang Tâm Ấn nầy truyền trao kẻ hữu duyên.

Nam Mổ Tây Thiên tứ thất, Đông độ nhị tam lịch đại Tổ Sư Bồ Tát chứng minh.
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Duyên may Viên Quang đươc phước duyên đắc Pháp nơi Hoà Thượng Pháp Sư Thích Thiện Trí. Ngầi lầ bâc đắc truyền thừa từ Tổ Long Thọ (Tổ thứ 14 Thiền Tông).

Nay có duyên sự. VQ kính Đảnh lễ chư Phật chư Tổ mang Tâm Ấn nầy truyền trao kẻ hữu duyên.

Nam Mổ Tây Thiên tứ thất, Đông độ nhị tam lịch đại Tổ Sư Bồ Tát chứng minh.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính ngài Viên Quang.
Cái tôi này; một Phật Tử,,, kính đảnh lễ ngài.

Mong ngài hộ trì cho diễn đàn được hưng thịnh và đại chúng được hưởng nhiều pháp bảo.

Chúc ngài thân tâm an lạc...
Cung kính.
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Bất lập Văn Tự.

Vì sao Thiền Tông chủ truơng không nên y cứ nơi Văn Tự (dù là kinh điển) mà nên theo Tâm Ấn ? Đáp: Vì Văn Tự không điễn đạt được rốt ráo Chân lý. Như đoạn văn sau:

"Nên biết suy nghĩ văn tự với Chơn như Phật tánh chẳng thể tiếp xúc nhau. Người ta thường nói: “Chỉ có thể ý hội, chẳng thể ngôn truyền”. Kỳ thật tuyệt đối của Phật tánh muốn ý hội cũng chẳng thể được, huống là ngôn truyền ư! Chẳng những Phật tánh như thế, cho đến một kỹ thuật tinh xảo của thế gian chỗ huyền diệu của họ cũng chẳng thể ngôn truyền vậy”. Như Trang Tử nói: “Hoàn Công đọc sách nhà trên, người thợ mộc đẽo bánh xe ở nhà dưới, thợ buông chàng đục đi lên hỏi Hoàn Công rằng: xin hỏi sách Ngài đọc đó là lời nói gì? Hoàn Công trả lời: Lời nói của bậc Thánh. "Bậc Thánh đâu? "."Chết rồi". Người thợ đẽo bánh xe liền nói: "Thế thì sách Ngài đọc đó chỉ là cặn bả của bậc Thánh mà thôi! ". Hoàn Công nói: "Quả nhân đọc sách, người thợ đẽo bánh xe đâu được bàn luận? Nến nói có lý thì ta tha tội, nếu nói không được thì chém đầu". Người đẽo bánh xe thưa: "Hạ thần đem việc của hạ thần ra mà xem, nếu hạ thần đẽo bánh xe hơi lỏng một chút thì xe chạy được nhưng không an toàn vì dễ sút ra, nếu đẽo hơi chặt thì bánh xe khít mà quay không được, do sự tự ngộ của hạ thần, tâm khiến tay, tay cầm búa đẽo vào bánh xe, chẳng lỏng chẳng chặt, dùng miệng chẳng thể nói, nhưng có sự tự động ở trong đó. Dù con của hạ thần cũng là một thợ mộc danh tiếng, nhưng hạ thần chẳng thể đem sự ngộ ấy để truyền dạy cho con. Nay hạ thần còn sống, có bánh xe, có búa, có tay mà còn truyền thọ chẳng được, huống là bậc Thánh đã chết, chỉ để lại lời nói không còn gì cả!". Do đó chứng tỏ lời nói văn tự là việc gián tiếp trong gián tiếp, sức diễn tả thật rất hạn chế, huống là muốn truyền đạt bản thể của tuyệt đối ư! Nên Phật nói: “Bất khả thuyết! Bất khả thuyết!”
(theo: Ý chỉ Thiền Tông)

+ Các Bạn Lưu Ý.- Ở đoạn văn trên Tâm Pháp của sự Kiến Tánh là PHẬT TÁNH - Vấn đề này chúng ta sẽ hiểu kỷ ở các phần sau.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
TÂM ẤN PHẬT và TỔ.

"Tại Pháp hội Linh Sơn, Đức Phật trao cành hoa sen cho đại chúng. Mọi người đều im lặng không hiểu ý gì, chỉ có một mình ông Ma Ha Ca Diếp rạng rỡ mỉm cười. Đức Thế Tôn Ấn chứng:

- Ta có Chánh pháp Nhãn tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, Thực tướng Vô tướng, Vi diệu Pháp môn, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trao phó cho Ma Ha Ca Diếp.

Xưa nay Thiền Tông đều coi câu nói ấy của Đức Thế Tôn là quan trọng nhứt của Tông môn. Tông nầy lấy Tâm truyền Tâm (Tâm Ấn) làm chỗ dựa để khai ngộ."

Các Tổ truyền thừa y bát - khai ngộ Tâm pháp đến đời thứ 28 lầ Tổ Bồ Đề Đạt Ma nhấn mạnh Tông chỉ Truyền Tâm Ấn của Thiền Tông bằng câu bất hủ của Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma “giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”.

Kính các Bạn. Từ Đức Phật chí đến chư Tổ Thiền Tông . Các ngàì đối với vấn đề KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT luôn nhấn mạnh 2 ý. Đó là:

1/. KIẾN TÁNH vầ TRUYỀN TÂM. Nghĩa là Kiến Tánh phải đươc Thầy Tổ (Tăng Bảo) dùng "Tâm Ấn Tâm" mà không thể đọc vaì ba chữ ( văn tự dù lầ Kinh điển) mà có thể đắc Pháp đươc (giaó ngoai biệt truyền).

Duyên may Viên Quang đươc phước duyên đắc Pháp nơi Hoà Thượng Pháp Sư Thích Thiện Trí. Ngầi lầ bâc đắc truyền thừa từ Tổ Long Thọ (Tổ thứ 14 Thiền Tông).

Nay có duyên sự. VQ kính Đảnh lễ chư Phật chư Tổ mang Tâm Ấn nầy truyền trao kẻ hữu duyên.

Nam Mổ Tây Thiên tứ thất, Đông độ nhị tam lịch đại Tổ Sư Bồ Tát chứng minh.
Kính thầy Vienquang6,

Quả là hi hữu, thật là may mắn cho Diễn Đàn ta khi có một vị đại diện cho Tăng Bảo giám tuyên dương và nhận lãnh bổn hoài của Phật Tổ để giúp cho Chánh pháp trường cửu nơi thế gian. Ba Tuần xin được đảnh lễ tam bái.

Tâm Phật, tâm Ngài chẳng cách xa.
Thế gian chỉ thiếu một tiếng: À,
Thì ra là thế, nay mới rõ.
Chúc Ngài hỷ pháp, lạc đơm hoa.

Ps: Ba Tuần thấy rằng còn có Ngài Trừng Hải, Ngài LaughingHaHa (KTT) cũng là rồng ẩn mình, nếu được hãy vì chúng sanh mà góp lời tại đây để cho Tuệ đăng thường chiếu, Phật đạo viên thành.

Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Có người nói:
1@ Buông xuống đi.
2@ Nhìn được thấu,,, buông xuống được.
3@ Nhận được Tánh rồi,,, tâm tự buông.

Hí hí,,, chẳng biết bắt đầu từ đâu? Nhận lấy câu nào hỡi người...

Cung kính.
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Kính thầy Vienquang6,

Quả là hi hữu, thật là may mắn cho Diễn Đàn ta khi có một vị đại diện cho Tăng Bảo giám tuyên dương và nhận lãnh bổn hoài của Phật Tổ để giúp cho Chánh pháp trường cửu nơi thế gian. Ba Tuần xin được đảnh lễ tam bái.

Tâm Phật, tâm Ngài chẳng cách xa.
Thế gian chỉ thiếu một tiếng: À,
Thì ra là thế, nay mới rõ.
Chúc Ngài hỷ pháp, lạc đơm hoa.

Ps: Ba Tuần thấy rằng còn có Ngài Trừng Hải, Ngài LaughingHaHa (KTT) cũng là rồng ẩn mình, nếu được hãy vì chúng sanh mà góp lời tại đây để cho Tuệ đăng thường chiếu, Phật đạo viên thành.

Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính ngài Ba Tuần.
Mong người viết bài cho diễn đàn nhiều hơn...

Trái tim người nào cũng giống nhau,,, vậy nói người kia có tim rồng trong ấy,,, là sao? Hổng khéo người ta nghĩ mình dị biệt!

Hí hí... Là lá la... la la.
 

hoiquang

Tà ma ngoại đạo
Phật tử
Tham gia
30 Tháng 5 2021
Bài viết
112
Điểm tương tác
23
Điểm
28
Địa chỉ
ĐỒNG THÁP
TÂM ẤN PHẬT và TỔ.

"Tại Pháp hội Linh Sơn, Đức Phật trao cành hoa sen cho đại chúng. Mọi người đều im lặng không hiểu ý gì, chỉ có một mình ông Ma Ha Ca Diếp rạng rỡ mỉm cười. Đức Thế Tôn Ấn chứng:

- Ta có Chánh pháp Nhãn tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, Thực tướng Vô tướng, Vi diệu Pháp môn, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trao phó cho Ma Ha Ca Diếp.

Xưa nay Thiền Tông đều coi câu nói ấy của Đức Thế Tôn là quan trọng nhứt của Tông môn. Tông nầy lấy Tâm truyền Tâm (Tâm Ấn) làm chỗ dựa để khai ngộ."

Các Tổ truyền thừa y bát - khai ngộ Tâm pháp đến đời thứ 28 lầ Tổ Bồ Đề Đạt Ma nhấn mạnh Tông chỉ Truyền Tâm Ấn của Thiền Tông bằng câu bất hủ của Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma “giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”.

Kính các Bạn. Từ Đức Phật chí đến chư Tổ Thiền Tông . Các ngàì đối với vấn đề KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT luôn nhấn mạnh 2 ý. Đó là:

1/. KIẾN TÁNH vầ TRUYỀN TÂM. Nghĩa là Kiến Tánh phải đươc Thầy Tổ (Tăng Bảo) dùng "Tâm Ấn Tâm" mà không thể đọc vaì ba chữ ( văn tự dù lầ Kinh điển) mà có thể đắc Pháp đươc (giaó ngoai biệt truyền).

Duyên may Viên Quang đươc phước duyên đắc Pháp nơi Hoà Thượng Pháp Sư Thích Thiện Trí. Ngầi lầ bâc đắc truyền thừa từ Tổ Long Thọ (Tổ thứ 14 Thiền Tông).

Nay có duyên sự. VQ kính Đảnh lễ chư Phật chư Tổ mang Tâm Ấn nầy truyền trao kẻ hữu duyên.

Nam Mổ Tây Thiên tứ thất, Đông độ nhị tam lịch đại Tổ Sư Bồ Tát chứng minh.

Dạ! Hoiquang là 1 tà ma ngoại đạo, vì hôm nay đọc được 1 tin vui mừng khôn siết là Ngài VIENQUANG6 đắc pháp, được truyền thừa TÂM ẤN của PHẬT, của TỔ. Tà ma ngoại đạo Hoiquang được lòng từ ái của Ngài VIENQUANG6 cho tôi đến chơi ở diễn đàn này, nên tôi vội vô đây mà đãnh lễ cúi đầu xin nghe pháp.

NGÀI VIENQUANG6 LÀ TỔ SƯ THẬT SỰ!
NGÀI VIENQUANG6 LÀ PHẬT SẼ THÀNH!

CON LÀ TÀ MA NGOẠI ĐẠO TÊN LÀ HOIQUANG XIN ĐƯỢC CUNG KÍNH LỄ BÁI VÀ CHIÊM NGƯỠNG CHÁNH PHÁP Ạ!

 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Dạ! Hoiquang là 1 tà ma ngoại đạo, vì hôm nay đọc được 1 tin vui mừng khôn siết là Ngài VIENQUANG6 đắc pháp, được truyền thừa TÂM ẤN của PHẬT, của TỔ. Tà ma ngoại đạo Hoiquang được lòng từ ái của Ngài VIENQUANG6 cho tôi đến chơi ở diễn đàn này, nên tôi vội vô đây mà đãnh lễ cúi đầu xin nghe pháp.

NGÀI VIENQUANG6 LÀ TỔ SƯ THẬT SỰ!
NGÀI VIENQUANG6 LÀ PHẬT SẼ THÀNH!

CON LÀ TÀ MA NGOẠI ĐẠO TÊN LÀ HOIQUANG XIN ĐƯỢC CUNG KÍNH LỄ BÁI VÀ CHIÊM NGƯỠNG CHÁNH PHÁP Ạ!
Dạ! Hoiquang là 1 tà ma ngoại đạo, vì hôm nay đọc được 1 tin vui mừng khôn siết là Ngài VIENQUANG6 đắc pháp, được truyền thừa TÂM ẤN của PHẬT, của TỔ. Tà ma ngoại đạo Hoiquang được lòng từ ái của Ngài VIENQUANG6 cho tôi đến chơi ở diễn đàn này, nên tôi vội vô đây mà đãnh lễ cúi đầu xin nghe pháp.

NGÀI VIENQUANG6 LÀ TỔ SƯ THẬT SỰ!
NGÀI VIENQUANG6 LÀ PHẬT SẼ THÀNH!

CON LÀ TÀ MA NGOẠI ĐẠO TÊN LÀ HOIQUANG XIN ĐƯỢC CUNG KÍNH LỄ BÁI VÀ CHIÊM NGƯỠNG CHÁNH PHÁP Ạ!
Lục căn thuộc phạm vi văn tự. Y văn tự thì trùng trùng duyên khởi muôn đời khổ, chối bỏ văn tự thì là kẻ đoạn diệt hư nhưng đoạn diệt nào được- vẫn theo nhân quả mà luân hồi. Không kẹt vào hai việc đó nhưng trụ nơi vắng lặng thì là nhị thừa pháp tuy xa lìa luân hồi nhưng chưa phải chỗ chân thật. Ba thứ đó, người tu học cần phải biết và đừng mắc phải.

Căn cứ lời nói ở đây để mà kết luận: đây là tà ma hay đây là người đã Kiến Tánh thì có khế lí không?

- Nếu là tà ma thì chỉ cần dựa vào hành động, lời nói,... thì cuối cùng sẽ biểu lộ ra tham sân si trong họ một cách dễ dàng.
- Còn như người đã Kiến Tánh thì dựa vào đâu để biết? Dựa vào văn tự ư? Nếu không dựa văn tự thì lập ra văn tự về Thiền Tông với mục đích gì?

- Chưa Kiến Tánh thì không có nghĩa là tà ma ngoại đạo! Vì tà ma thì phải tính đến hành động, còn như hiểu sai nhưng vẫn làm theo điều chân chánh làm tiêu chuẩn thì không gọi là tà ma. Cho nên VNBN không nghĩ bạn là tà ma ngoại đạo. VNBN nghĩ rằng bạn nên tiếp tục quan sát để đi sâu vào chơn tánh của mình để thấy sự linh động mà bất động.

Hiện tại bạn như một bức tượng Phật chỉ có được cái hình dáng (khuôn) thôi, các chi tiết mắt mũi,...., hoa văn bạn chưa có. Tôi tin bạn không phải tà ma ngoại đạo nhưng bạn vẫn còn trong khả năng rơi vào nhị thừa.
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Lục căn thuộc phạm vi văn tự. Y văn tự thì trùng trùng duyên khởi muôn đời khổ, chối bỏ văn tự thì là kẻ đoạn diệt hư nhưng đoạn diệt nào được- vẫn theo nhân quả mà luân hồi. Không kẹt vào hai việc đó nhưng trụ nơi vắng lặng thì là nhị thừa pháp tuy xa lìa luân hồi nhưng chưa phải chỗ chân thật. Ba thứ đó, người tu học cần phải biết và đừng mắc phải.

Căn cứ lời nói ở đây để mà kết luận: đây là tà ma hay đây là người đã Kiến Tánh thì có khế lí không?

- Nếu là tà ma thì chỉ cần dựa vào hành động, lời nói,... thì cuối cùng sẽ biểu lộ ra tham sân si trong họ một cách dễ dàng.
- Còn như người đã Kiến Tánh thì dựa vào đâu để biết? Dựa vào văn tự ư? Nếu không dựa văn tự thì lập ra văn tự về Thiền Tông với mục đích gì?

- Chưa Kiến Tánh thì không có nghĩa là tà ma ngoại đạo! Vì tà ma thì phải tính đến hành động, còn như hiểu sai nhưng vẫn làm theo điều chân chánh làm tiêu chuẩn thì không gọi là tà ma. Cho nên VNBN không nghĩ bạn là tà ma ngoại đạo. VNBN nghĩ rằng bạn nên tiếp tục quan sát để đi sâu vào chơn tánh của mình để thấy sự linh động mà bất động.


Hiện tại bạn như một bức tượng Phật chỉ có được cái hình dáng (khuôn) thôi, các chi tiết mắt mũi,...., hoa văn bạn chưa có. Tôi tin bạn không phải tà ma ngoại đạo nhưng bạn vẫn còn trong khả năng rơi vào nhị thừa.

Hoan nghênh bạn có lời...

Hí hí,,, tà ma ngoại đạo chẳng có lỗi,,, mà lỗi bởi nhận là tà ma ngoại đạo... Nói Chánh Pháp Phật Ở Đây!

CMC - cho mi chết - cười mi chơi...
Hí hí...
Cung kính.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Kính ngài Ba Tuần.
Mong người viết bài cho diễn đàn nhiều hơn...

Trái tim người nào cũng giống nhau,,, vậy nói người kia có tim rồng trong ấy,,, là sao? Hổng khéo người ta nghĩ mình dị biệt!

Hí hí... Là lá la... la la.
À đạo hữu,
Các bậc có tâm vì đạo pháp và chúng sanh, lại có năng lực để hiện thực hoá điều đó giúp cho Chánh pháp cửu trú nơi thế gian thì người xưa hay gọi là bậc Long Tượng.

Cho nên gọi "rồng" là ý chỉ nghĩa ấy.

Còn Ba Tuần tất nhiên sẽ đóng góp cùng quý hữu quý thầy trong khả năng và điều kiện cho phép của mình.

Tuy chẳng dám nói là chánh lý thật pháp, nhưng cũng quyết tự xét để không đưa mình và người đi vào chốn u minh lầm lạc, mê tưởng điên cuồng.

Chúc quý hữu an lạc, tinh tấn.
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
À đạo hữu,
Các bậc có tâm vì đạo pháp và chúng sanh, lại có năng lực để hiện thực hoá điều đó giúp cho Chánh pháp cửu trú nơi thế gian thì người xưa hay gọi là bậc Long Tượng.

Cho nên gọi "rồng" là ý chỉ nghĩa ấy.

Còn Ba Tuần tất nhiên sẽ đóng góp cùng quý hữu quý thầy trong khả năng và điều kiện cho phép của mình.

Tuy chẳng dám nói là chánh lý thật pháp, nhưng cũng quyết tự xét để không đưa mình và người đi vào chốn u minh lầm lạc, mê tưởng điên cuồng.

Chúc quý hữu an lạc, tinh tấn.

Ừ ừ,,, thì cái tôi này cũng mượn sức người đưa thuyền cho người sơ cơ qua sông mà nói vậy.

Kính ngài hoan hỷ... Vì Pháp.
Cung kính.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Ừ ừ,,, thì cái tôi này cũng mượn sức người đưa thuyền cho người sơ cơ qua sông mà nói vậy.

Kính ngài hoan hỷ... Vì Pháp.
Cung kính.
Tất nhiên rồi đạo hữu.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
VQ Cung kính cảm ơn Quý ĐH BaTuần, VNBN, Bantoioi, Hoa Vô Tướng và toàn thể các ĐH đã tương thưởng mà quá lời khen thưởng. VQ chỉ là Phàm Tăng không dám nhận lễ của quý ngài. Riêng ngoại Đạo Hoi quang VQ chấp nhận lễ của người ấy để gieo duyên Chánh Pháp.

Hoi quang cố tinh tấn tu hành sẽ chóng thành chánh quả.

Nói thêm cho hoi quang rỏ: Trong Đạo Phật việc truyền Tâm Ấn là phổ thông, bất cứ người Phật tử nào cũng được phổ truyền- miễn có tín tâm- Kể từ nay hoi quang phát tâm quy y Tam Bảo sẽ có phần.

Chúc cả nhà hoan hỷ, pháp lạc.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Thiền và Kiến Tánh.

Nguyệt Khê TS trong tác phẩm Cội nguồn truyền thừa nói:
Mục đích của Tham thiền là gì? Là muốn minh tâm kiến tánh. Cái quả minh tâm kiến tánh như thế nào? Là thấu triệt bổn nguyên, vượt ngoài tam giới, liễu thoát sanh tử, chẳng thọ hậu hữu, độ mình độ người, phổ lợi chúng sanh. Ấy là mục đích cuối cùng của loài người.

Nhưng muốn minh tâm kiến tánh, trước tiên phải rõ thế nào là tâm tánh. Tâm tánh là bổn nguyên tự tánh của chúng sanh, cũng gọi là Phật tánh, họăc gọi CHƠN NHƯ, NHƯ LAI. Thiền Tông gọi là Bổn lai diện mục, Thanh tịnh Pháp thân; Duy Thức Tông gọi là Tự thân tịnh độ, Thường tịch quang tịnh độ; Tam Luận Tông gọi là Thật tướng Bát Nhã, Luật Tông gọi là Bổn nguyên tự tánh, Kim Cang bửu giới. Thiên thai tông gọi là Tự tánh thật tướng, Hoa Nghiêm Tông gọi là Nhất chơn pháp giới; Mật Tông gọi là Tịnh Bồ đề tâm ... danh hiệu dù nhiều, bản thể chỉ một. Duy Thứ Luận nói: “Chơn là chơn thật, tỏ chẳng hư vọng. Như là như thường, tỏ chẳng biến đổi. Nghĩa là cái chơn thật này, nơi tất cả pháp thường như bản tánh, nên gọi Chơn Như”. Kinh Duy Ma Cật nói “Như là chẳng hai chẳng khác”. Kinh Kim Cang nói “Như Lai là chẳng từ đâu đến, chẳng đi về đâu”.

Theo những kinh luận kể trên, nói “Tâm tánh” là chỉ ngay Chơn tâm tự tánh, chẳng phải tâm tánh của người đời.
(Trích)
Đó là sự khai thị của ngài Nguyệt Khê TS: “Tâm tánh” là chỉ ngay Chơn tâm tự tánh, chẳng phải tâm tánh của người đời. Cái Chân Tâm- Tự tánh ấy chính là PHẬT TÁNH. Kiến Tánh là KIẾN PHẬT TÁNH, chứ không phải là kiến cái tánh thô bỉ tầm thường của con người, dù đó là của tôi, là của anh, là của mọi người. Nghĩa là không có Ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng.

(vấn đề này chúng ta sẽ ôn lại ở 6 cửa vào Động Thiếu Thất của Tổ Đat Ma truyền dạy)​
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* 6 cửa vào Động Thiếu Thất .

Thiếu Thất là tên một núi nằm trong dãy Tung Nhạc, thuộc tỉnh Hà Nam, huyện Ðăng Phong. Dãy Tung Nhạc có ba mươi sáu ngọn núi, phía đông gọi là Ðại Thất (nhà lớn), phía tây gọi là Thiếu Thất hoặc Tiểu Thất (nhà nhỏ). Nhà đây là nhà đá, đá núi dựng thành nhà, xếp thành am động. Riêng núi Thiết Thất cao 860 trượng, thuở xưa vua Hậu Ngụy Hiếu Văn có dựng lên tại đây một ngôi chùa cho thiền sư Phật Ðà Thiên Trúc ở, gọi là chùa Thiếu Lâm. Chính tại ngôi chùa cổ này, vào khoảng năm 520, sư Bồ Ðề Ðạt Ma ngồi chín năm nhìn vách đá. Thiếu Thất cũng là tên riêng của sơ tổ Ðạt Ma. Vậy, sách Thiếu Thất lục môn là của Ðạt Ma. Ðúng: vì tác phẩm chứa toàn những giáo lý căn bản của Thiền Ðạt Ma, phù hợp với những tài liệu được ghi chép trong bộ Thiền sử Truyền Ðăng Lục....

+ sáu cửa là gì? Ðó là:

1– Tâm kinh tụng: tụng về bộ Bát nhã Tâm kinh.
2– Phá tướng luận: luận về phép phá tướng.
3– Nhị chủng nhập: hai đường vào đạo.
4– An tâm pháp môn: phép an tâm.
5– Ngộ tánh luận: luận về phép thấy tánh thành Phật
6– Huyết mạch luận: luận về mạch máu của đạo Phật.

(Theo Trúc đầu đà)

Ở bài viết này VQ sẽ lượt giải:
1– Tâm kinh tụng:
5– Ngộ tánh luận: luận về phép thấy tánh thành Phật.

Để hầu chuyện cùng các Bạn.

Mến
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
I/. Tâm Kinh Tụng.

Tóm tắt ý trong Tâm Kinh :

"năm uẩn đều là không. Sắc chẳng khác gì không, không chẳng khác gì sắc, sắc chính là không, không chính là sắc, thọ tưởng hành thức cũng đều như thế. Tướng không của các pháp chẳng sinh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt; trong cái không đó, không có sắc, không thọ tưởng hành thức. Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý. Không có sắc, thanh, hương vị, Không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới. Không có vô minh, mà cũng không có hết vô minh. Không có già chết, mà cũng không có hết già chết. Không có khổ, tập, diệt, đạo. Không có trí cũng không có đắc, vì không có sở đắc. "

Phần Thảo luận: Kính văn Tâm kinh chắc không xa lạ gì với chúng ta ! Nhưng để hiểu sâu thì mỗi người mỗi khác ! Để nhắc nhở tầm quan trọng, Tổ đã dụng Tâm kinh tụng làm của thứ nhất để vào Đạo Thiền, tức Minh Tâm kiến tánh.

Theo thiẽn kiến của VQ:

* Kiến Tánh.- là diện kiến Phật Tánh và Pháp Tánh.

* Tâm Kinh là Kinh nói về bản chất PHẬT TÁNH và PHÁP TÁNH là KHÔNG.

* Kiến Tánh cũng tức là diện kiến Tánh Không, là sống đúng, sống thật, sống hợp Tánh Không, là Khế hợp TÁNH KHÔNG.

Phẩm Tu di đảnh kinh Hoa Nghiêm nói:

"Quan-sát nơi các pháp
Đều không có tự-tánh
Tướng nó, vốn sanh-diệt
Chỉ là danh thuyết giả.
Tất cả pháp vô-sanh
Tất cả pháp vô-diệt
Nếu hiểu được như vậy
Chư Phật thường hiện tiền.
Pháp-tánh vốn không tịch
Vô-thủ, cũng vô-kiến
Tánh không, tức là Phật
Chẳng thể nghĩ lường được."
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Phật Tánh - Pháp Tánh ?

Kinh Pháp Hoa, Phật dạy rằng: “Ta ra đời vì một đại sự nhân duyên là khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật”. Tri kiến Phật ở đây khi ở chúng sanh chính là Phật tánh còn khi ở loài vô tình gọi là pháp tánh.

Luận Hiển dương Chánh giác nói:

Phật Tánh tại hữu tình, Pháp Tánh tại vô tri.
Phật- Pháp bản lai vô nhị tánh. Nhất hỏa năng thiêu bách vạn sài.


Nghĩa là vốn cùng một tánh Chân Như, nhưng tác động vào loài vô tình thì gọi Pháp Tánh. Tác động vào loài Hữu Tình thì gọi là Phật Tánh.- Ví như cùng là lửa mà đốt phân bò thì cháy nhỏ, mà đốt rừng thì cháy lớn.

+ Phật Tánh - Pháp Tánh là bản thể THANH TỊNH BẢN NHIÊN (vốn tự thanh tịnh). Thể Thanh tịnh này ở vô tình gọi là Pháp Tánh, Ở Hữu Tình gọi là Phật Tánh.

Tiến Sĩ Lâm Như Tạng. giải thích:

Pháp Tánh : “Bản Tánh của các Pháp, thật thể của chúng sanh và sự vật. Bản tánh của các Pháp vốn là không, không tịch, nghĩa là các Pháp không thật có, chẳng qua là những Pháp ấy món nầy giống món kia, cái nầy tiếp nối cái kia, cho nên hàng phàm phu tưởng lầm là có thật, còn chư Phật và chư Bồ Tát thấy là không, không tịch.
Pháp Tánh là tánh tự nhiên của Pháp hửu vi hoặc pháp vô vi. Pháp Tánh tức là Chơn Như. Tánh nghĩa là thể, là bản chất không thay đổi. Chơn Như là thể của các Pháp. Thể ấy thường trụ không thay đổi, cho nên gọi là Pháp Tánh.

Đức Phật lấy Pháp Tánh làm Thân, nên gọi là Pháp thân.

Trong Đạo Phật Thiền của Tổ Đạt Ma.- THẤY ĐƯỢC PHẬT TÁNH VÀ PHÁP TÁNH TỨC LÀ KIẾN TÁNH.
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Tâm kinh tụng (tt).

* Thấy Chơn Tâm có phải là Kiến Tánh ?


Vâng. Đúng mà cũng chưa đúng ! Vì sao ?

Kinh Thủ Lăng Nghiêm Phật khai thị Tánh Thấy Tánh Nghe thường hằng là biểu thị của Chân Tâm.

Đúng. Nhưng ở Tâm Kinh kinh tụng này. Thiền Đạt Ma chúng ta thấy:

+ 5 Uẩn đều Không. Nghĩa là : Sắc uẩn (thân) Thọ uẩn , tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn (Tâm) là Không. Nghĩa không có Ngã. Không có Ngã (Tôi) vậy Chân Tâm của ai ? Nếu không phải của Tôi, của Anh, của mọi người vậy Chân Tâm là cái giống gì ? của ai ?.

Kinh Kim Cang, Phật dạy:

" Như Lai thuyết chư Tâm giai vi Phi Tâm, thị danh vi Tâm. Sở dĩ dã hà ? Tu Bồ Đề ! Quá khứ Tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc. "

Dịch:

Như Lai thuyết các loại tâm (chơn tâm, vọng tâm, từ tâm, xã tâm v.v...) mà thật ra không có tâm. Vì sao vậy ? Này ông Tu Bồ Đề ! Vì Quá khứ tâm tìm không có, hiện tại tâm, tìm không có, vị lai tâm tìm không có.

TÁNH cũng vậy: Như Lai nói Chơn Tánh, thật ra không có Tánh gì cả, mà gọi là "Tánh" vậy thôi. Nên kinh Lăng Nghiêm nói:

"Chơn Tánh hữu vi Không,
Duyên sanh cố Như huyễn,
Vô vi vô khởi diệt, bất thật như không hoa,
Ngôn vọng hiển chư chơn
Vọng chơn đồng nhị vọng..."


Dịch:

"Chơn tánh của pháp hữu vi là không
Vì duyên sanh, sanh như huyễn hóa
Vô vi thì không có khởi diệt
Vì chẳng thật, như hoa đóm trong hư không

Phủ định vọng, nhằm khẳng định có chơn
Nếu chấp “chơn” thì vọng chơn đều vọng..."


Vâng. Nếu chúng ta CHẤP CHÂN TÂM thì Chân Tâm ấy là Vọng Tâm đó.

Tánh Thấy, nghe, hay, biết thường hằng ấy là BIỂU HIỆN (TƯỚNG) CỦA CHÂN NHƯ TÂM ĐÓ.

Tất cả pháp (chí đến cục phân bò v.v...) cũng đều là BIỂU HIỆN (TƯỚNG) CỦA CHÂN NHƯ TÂM. Do vậy. Người đã kiến Tánh thì thấy tất cả Pháp (không trừ pháp nào cả) đều là Kiến được Tánh (chứ không đợi phải thấy cái "Tánh Thấy thường hằng") mới là Kiến Tánh.

QUÁN TỰ TẠI BỒ TÁT
Bồ tát vượt thánh trí
Sáu xứ rốt chung đồng
Tâm không quán tự tại
Vô ngại đại thần thông
Cửa thiền vào chánh thọ
Tam muội mặc tây đông
Muời phương trải chơi khắp
Nào thấy Phật hành tung
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên