Kinh hộ trì - Kinh Châu báu (Ratana Sutta) và bài giảng...

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
RATANA SUTTA

Yānīdha bhūtāni samāgatāni
Bhummāni vā yāni’va antaḷikkhe
Sabbe’vabhūtā sumanā bhavantu
Atho’pi sakkacca suṇantu bhāsitaṃ
Tasmā hi bhūtāni sametha sabbe
Mettaṃ karotha mānusiyā pajāya
Divā ca ratto ca haranti ye baliṃ
Tasmā hi ne rakkhatha appamattā.

Yaṃ kiñci vittaṃ idha vā huraṃ vā
Saggesu vā yaṃ ratanaṃ paṇītaṃ
Na no samaṃ atthi Tathāgatena
Idam’pi Buddhe ratanaṃ paṇītaṃ
Etena saccena suvatthi hotu.

Khayaṃ virāgaṃ amataṃ paṇītaṃ
Yad’ajjhagā Sakyamunī samāhito
Na tena Dhammena sam’atthi kiñci
Idam’pi Dhamme ratanaṃ paṇītaṃ
Etena saccena suvatthi hotu.

Yaṃ Buddha-seṭṭho parivaṇṇayī suciṃ
Samādhim’ānantarik’aññam’āhu
Samādhinā tena samo na vijjati
Idam’pi Dhamme ratanaṃ panītaṃ
Etena saccena suvatthi hotu.

Ye puggalā aṭṭha sataṃ pasatthā
Cattāri etāni yugāni honti
Te dakkhiṇeyyā Sugatassa Sāvakā
Etesu dinnāni maha-pphalāni
Idam’pi Saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ
Etena saccena suvatthi hotu.

Ye su-ppayuttā manasā daḷhena
Nikkāmino Gotama sāsanamhi
Te patti-pattā amataṃ vigeyha
Laddhā mudhā nibbutiṃ bhuñjamānā
Idam’pi Saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ
Etena saccena suvatthi hotu.

Yath’indakhīlo pathaviṃ sito siyā
Catūbhi vātebhi asampakampiyo
Tath’ūpamaṃ sappurisaṃ vadāmi yo
Ariya-saccāni avecca-passati
Idam’pi Saṅghe ratanaṃ panītaṃ
Etena saccena suvatthi hotu.

Ye ariya-saccāni vibhāvayanti
Gambhīra paññena sudesitāni
Kiñc’āpi te honti bhusa-ppamattā
Na te bhavaṃ aṭṭhamam’ādiyanti
Idam’pi Saṅghe ratanaṃ panītaṃ
Etena saccena suvatthi hotu.

Sahāvassa dassana-sampadāya
Tayassu dhammā jahitā bhavanti
Sakkāya-diṭṭhi vicikicchitañca
Sīlabbataṃ vā’pi yad’atthi kiñci
Catūh’apāyehi ca vippamutto
Cha c’ābhiṭṭhānāni abhabbo kātuṃ
Idam’pi Saṅghe ratanaṃ panītaṃ
Etena saccena suvatthi hotu.

Kiñc’āpi so kammaṃ karoti pāpakaṃ
Kāyena vācā uda cetasā vā
Abhabbo so tassa paṭicchādāya
Abhabbatā diṭṭha-padassa vuttā
Idam’pi Saṅghe ratanaṃ panītaṃ
Etena saccena suvatthi hotu.

Vana’ppagumbe yathā bhussit’agge
Gimhāna-māse paṭhamasmiṃ gimhe
Tath’ūpamaṃ Dhamma-varaṃ adesayi
Nibbāna-gāmiṃ paramaṃ hitāya
Idam’pi Buddhe ratanaṃ paṇītaṃ
Etena saccena suvatthi hotu.

Varo var’aññū varado var’āharo
Anuttaro Dhamma-varaṃ adesayi
Idam’pi Buddhe ratanaṃ panītaṃ
Etena saccena suvatthi hotu.

Khīnaṃ purāṇaṃ navaṃ n’atthi sambhavaṃ
Viratta-citt’āyatike bhavasmiṃ
Te khīṇa-bījā aviruḷhi chandā
Nibbanti dhīrā yathā yaṃ padīpo
Idam’pi Saṅghe ratanaṃ panītaṃ
Etena saccena suvatthi hotu.

Yānīdha bhūtāni samāgatāni
Bhummāni vā yāni’va antaḷikkhe
Tathāgataṃ deva-manussa-pūjitaṃ
Buddhaṃ namassāma suvatthi hotu.

Yānīdha bhūtāni samāgatāni
Bhummāni vā yāni’va antaḷikkhe
Tathāgataṃ deva-manussa-pūjitaṃ
Dhammaṃ namassāma suvatthi hotu.

Yānīdha bhūtāni samāgatāni
Bhummāni vā yāni’va antaḷikkhe
Tathāgataṃ deva-manussa-pūjitaṃ
Saṅghaṃ namassāma suvatthi hotu.

KINH TAM BẢO

Phàm chúng thiên nhơn nào
Cư ngụ trên địa cầu
Hoặc hư không trú xứ
Đã vân tập về đây
Phát sanh lòng hoan hỷ
Chánh tâm và thành ý
Lắng nghe lời dạy này.

Tất cả chúng thiên nhơn
Hãy bi mẫn, đồng tâm
Lòng từ luôn rộng mở
Năng chuyên cần gia hộ
Đối với nữ, nam nào
Ngày đêm thường bố thí.

Phàm những tài sản gì
Đời này hay đời sau
Ngọc báu hoặc trân châu
Có cùng khắp thiên giới
Nhưng chẳng gì sánh nổi
Đức Thiện Thệ Như Lai
Chính Phật Bảo, như vậy
Là châu báu thù diệu
Mong với sự thật này
Được sống chơn hạnh phúc.

Ly dục diệt phiền não
Pháp diệu thù bất tử
Phật Thích Ca Mâu Ni
Bậc Tịch Tịnh vô vi
Trong thiền chứng ngộ Pháp
Chẳng pháp nào sánh nổi
Chính Pháp Bảo, như vậy
Là châu báu thù diệu
Mong với sự thật này
Được sống chơn hạnh phúc.

Bậc Vô Thượng Chánh Giác
Hằng ca ngợi pháp thiền
Trong sạch, không gián đoạn
Chẳng thiền nào sánh nổi
Chính Pháp Bảo, như vậy
Là châu báu thù diệu
Mong với sự thật này
Được sống chơn hạnh phúc.

Thánh Bốn Đôi Tám Vị
Bậc thiện hằng tán dương
Đệ tử đấng Thiện Thệ
Xứng đáng được cúng dường
Chính Tăng Bảo, như vậy
Là châu báu thù diệu
Mong với sự thật này
Được sống chơn hạnh phúc.

Các Ngài tâm kiên cố
Ly dục, sống chánh đạo
Khéo chơn chánh thiện hành
Lời Phật Gotama
Chứng đạt được quả vị
Thể nhập đạo bất tử
Hưởng tịch tịnh dễ dàng
Chính Tăng Bảo, như vậy
Là châu báu thù diệu
Mong với sự thật này
Được sống chơn hạnh phúc.

Ví như cột trụ đá
Khéo y tựa lòng đất
Dẫu gió bão bốn phương
Chẳng thể nào lay động
Ta nói bậc Chơn Nhơn
Liễu ngộ Tứ Thánh Đế
Cũng tự tại, bất động
Trước tám pháp thế gian
Chính Tăng Bảo, như vậy
Là châu báu thù diệu
Mong với sự thật này
Được sống chơn hạnh phúc.

Bậc Thánh Tu Đà Huờn
Thấu triệt lý Thánh Đế
Bởi thậm thâm trí tuệ
Mà đức Chuyển Pháp Vương
Đã khéo giảng, khéo dạy
Các Ngài dù phóng dật
Cũng chẳng thể tái sanh
Nhiều hơn trong bảy kiếp
Chính Tăng Bảo, như vậy
Là châu báu thù diệu
Mong với sự thật này
Được sống chơn hạnh phúc.

Nhờ vững chắc Chánh Kiến
Nhờ sáng suốt Chánh Tri
Đoạn lìa ba trói buộc
Là thân kiến, hoài nghi
Luôn cùng giới cấm thủ
Do vậy, chính các Ngài
Ra khỏi bốn đoạ xứ
Không làm sáu trọng tội
Chính Tăng Bảo, như vậy
Là châu báu thù diệu
Mong với sự thật này
Được sống chơn hạnh phúc.

Bậc Thánh Tu Đà Huờn
Dẫu phạm lỗi vô tâm
Bằng ý, lời hay thân
Chẳng bao giờ khuất lấp
Bởi vì đức tính này
Được gọi là Thấy Pháp
Chính Tăng Bảo, như vậy
Là châu báu thù diệu
Mong với sự thật này
Được sống chơn hạnh phúc.

Ví như cây trong rừng
Đâm chồi đầu mùa hạ
Cũng vậy, Đức Thế Tôn
Thuyết giảng Pháp Siêu Việt
Pháp đưa đến Niết-bàn
Tối thượng, vô năng thắng
Lợi lạc chúng hữu tình
Chính Phật Bảo, như vậy
Là châu báu thù diệu
Mong với sự thật này
Được sống chơn hạnh phúc.

Đức Phật, Bậc Vô Thượng
Liễu thông Pháp Vô Thượng
Ban bố Pháp Vô Thượng
Chuyển đạt Pháp Vô Thượng
Tuyên thuyết Pháp Vô Thượng
Chính Phật Bảo, như vậy
Là châu báu thù diệu
Mong với sự thật này
Được sống chơn hạnh phúc.

Nghiệp cũ đã chấm dứt
Nghiệp mới không tạo nên
Nhàm chán kiếp lai sinh
Chủng tử, dục đoạn tận
Ví như ngọn đèn tắt
Bậc Trí chứng Niết-bàn
Chính Tăng Bảo, như vậy
Là châu báu thù diệu
Mong với sự thật này
Được sống chơn hạnh phúc.

Phàm chúng thiên nhơn nào
Cư ngụ trên địa cầu
Hoặc hư không trú xứ
Đã vân tập về đây
Phát sanh lòng hoan hỷ
Chánh tâm và thành ý
Hãy đảnh lễ Đức Phật
Đã như thật xuất hiện
Được chư thiên, loài người
Thường cúng dường, tôn trọng
Mong với sự thật này
Được sống chơn hạnh phúc.

Phàm chúng thiên nhơn nào
Cư ngụ trên địa cầu
Hoặc hư không trú xứ
Đã vân tập về đây
Phát sanh lòng hoan hỷ
Chánh tâm và thành ý
Hãy đảnh lễ Đức Pháp
Đã như thật xuất hiện
Được chư thiên, loài người
Thường cúng dường, tôn trọng
Mong với sự thật này
Được sống chơn hạnh phúc.

Phàm chúng thiên nhơn nào
Cư ngụ trên địa cầu
Hoặc hư không trú xứ
Đã vân tập về đây
Phát sanh lòng hoan hỷ
Chánh tâm và thành ý
Hãy đảnh lễ Đức Tăng.

Đã như thật xuất hiện
Được chư thiên, loài người
Thường cúng dường, tôn trọng
Mong với sự thật này
Được sống chơn hạnh phúc.

(Chùa Huyền Không Sơn Thượng - Thừa Thiên Huế)
 

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
Nhân duyên Đức Phật dạy kinh Châu báu...

Kinh Châu Báu (Ratana Sutta) là một trong những bài kinh Paritta (kinh Bảo hộ) thường được chư Tăng tụng để đem đến sự an lành cho gia đình của các cư sĩ.

Khi xưa, vào thời Đức Phật, tại thành Vesali (Tỳ Xá Ly / Quảng Nghiêm) xảy ra ba khổ nạn là bệnh tật, phi nhơn hoành hành và nghèo đói. Ba hiểm nạn lớn đó đã khiến cho dân thành Vesali khốn đốn. Các vị Hoàng thân Licchavi khởi lên niềm tin nơi Đức Phật. Họ tin rằng chỉ có Đức Phật, với trí tuệ và uy lực của Ngài, mới có thể giúp người dân trong thành Vesali thoát khỏi khổ nạn và đem đến sự an lành.

Họ phái sứ giả đến thành Savatthi (Xá Vệ), xin vua Pasenadi (Ba tư nặc) cho phép dân chúng Vesali thỉnh Đức Phật về đây. Là một Phật tử, vua Pasenadi rất hoan hỷ chấp thuận lời thỉnh cầu.

Sau đó, mọi người đến cầu thỉnh Đức Phật. Đức Thế Tôn im lặng nhận lời. Thế là một sự chuẩn bị chu đáo để tiễn đưa Đức Phật rời Savatthi cũng như một sự sắp đặt để tiếp rước Đức Phật tại Vesali diễn ra vô cùng trong thể. Trên đường đến Vesali, phải qua con sông là ranh giới giữa hai xứ Kosala và Vajji, người ta dùng thuyền để đưa Đức Phật và Chư Tăng qua sông. Không những chỉ có thuyền của loài người không thôi mà Long Vương và Chư Thiên cũng tạo ra những chiếc thuyền để đưa rước Đức Phật và Tăng đoàn.

Đức Thế tôn ngự trên chiếc thuyền của vua Licchavi, chư Tăng ngự trên hai chiếc thuyền khác. Trên đường đi, dân chúng hai bên đã giăng cờ, biểu ngữ và rải hoa đầy đường để cúng dường Đức Phật và chư Tăng.

Đến Vesali, Đức Phật quán xét và biết rõ hiểm nạn này phần lớn là do Phi nhơn tạo ra. Nguyên nhân là do dân chúng thành Vesali bị dịch bệnh và chết hàng loạt vì thiếu thực phẩm. Do chết quá nhiều như vậy, người ta không thể làm lễ táng chu đáo cho người chết mà vất bỏ thi thể tại bãi tha ma, chiêu cảm các loài Phi nhơn, Dạ xoa hiện ra làm cho dân chúng kinh sợ.

Bấy giờ Đức Thế Tôn đã dạy tôn giả A-Nan-Đa đi chung quanh thành Vesali đọc lên bài kinh Ratana Sutta này. Trong đó, đoạn đầu Tôn giả A-Nan-Đa đã kêu mời tất cả các Chư Thiên, các sanh linh ở chung quanh đó tụ họp về để cùng đảnh lễ và tán thán Ân đức Phật, Ân đức Pháp và Ân đức Tăng.

Kế đó tôn giả A-Nan-Đa đã đọc lên nhiều bài kệ để tán dương trí tuệ của Đức Phật, tán dương oai lực của Chánh Pháp, tán dương uy đức của Tăng chúng. Cứ sau mỗi đoạn Tôn giả A-Nan-Đa đã tuyên bố bằng lời chân thật:

Saccavadi,
Etena saccena suvatthi hotu
Mong với sự thật này xin được sự thạnh lợi

Khi đọc bài Kinh, Tôn giả A-Nan-Đa đã tán thán Ân đức Phật, Ân đức Pháp, Ân đức Tăng bằng những lời lẽ chân thật, xác thực khiến cho Chư Thiên hoan hỷ và các Phi nhơn cũng được hoan hỷ. Thêm vào đó nhờ uy lực của Đức Phật, uy lực của Giáo Pháp của Tăng chúng đã thuần phục được các hàng Phi nhơn khiến cho họ không hiện ra để quấy nhiễu dân chúng thành Vesali nữa.

Bấy giờ, Đức vua trời Đế Thích cùng với các vị Chư Thiên đã làm một trận mưa thật to trong suốt ba ngày liền, rửa cho không khí thành Vesali được trong sạch, không còn ô nhiễm nữa và bệnh dịch cũng hết. Đó là duyên sự của bài kinh Ratana Sutta này.

Kể từ đó Chư Tăng Nam Tông dùng bài kinh Ratana Sutta để tụng đọc trong những ngày lễ quan trọng để đem lại sự an lành cho quốc độ, cho gia đình của các cư sĩ, xem bài Kinh này như là kinh Paritta hay kinh Cầu an.

Chuyển biên: Chánh Hạnh
Biên tập: Panna Dipa Tuệ Đăng
(Thiền Viện Phước Sơn)
Nguồn: https://thuvienhoasen.org/a21766/kinh-chau-bau

- Dẫn nguồn bản kinh song ngữ Anh - Việt: https://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbkin030.htm

- Video tụng kinh có phụ đề: https://www.youtube.com/watch?v=A3Z7ZMi2Q9g


 

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
Bài giảng kinh Tam Bảo (kinh Châu báu)...


Bài giảng của TT.Giác Đẳng, chùa Pháp Luân, Texas, USA trong room Diệu Pháp ngày 01 tháng 01 năm 2008:

Trong bài học ngày hôm nay ngày 01 tháng giêng năm 2008, chúng ta bắt đầu với bài kinh Châu báu, Ratana Sutta. Trong tất cả các tôn giáo có nhiều cách xưng tụng nói lên sự cao vợi của những đấng thiêng liêng, những đối tượng ngưỡng kính. Riêng trong đạo Phật không dùng đến chữ quyền năng, không dùng đến chữ thưởng phạt, mà dùng đến chữ Ratana hay là châu báu. Chúng ta được biết Phật Pháp Tăng là ba ngôi báu thường gọi là Tam Bảo. Châu báu không những cho chúng ta một cảm giác an ổn, mà nếu đó là một báu vật thật sự còn mang lại cho chúng ta nhiều lợi lạc trong đời này. Từ ngàn xưa, cái khát khao muôn thuở của nhân loại và của chúng sinh là đi tìm giá trị bất diệt, những giá trị vô song không gì sánh bằng.

Với một người tu tập, đây là một công án quan trọng bởi vì giữa muôn ngàn sự lựa chọn, chúng ta phải tìm ra một, hai thứ mà đó giá trị cao quý nhất, chúng ta sẽ tận tuỵ hết lòng, sẽ hy hiến dành trọn thì giờ, tâm trí cuộc sống của mình cho những gía trị đó. Với một người mới vào đạo và những năm tháng ngày sống sau đó, cho đến khi nhắm mắt cuối cùng. Đặc biệt là trong giờ phút lâm chung, kề cận cái chết, nếu mình nghĩ nhớ đến cái gì mình đã biết, mình đã nói gì, mình đã làm gì, mình đã làm chủ được điều gì. Những thứ mình đã làm chủ, sở hữu như tiền bạc, địa vị, danh vọng, bao nhiêu thứ, xem ra có cái nào cao quý hơn Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo hay không? Đó là một công án, đó là một điều mà chúng ta phải nghiền ngẫm rất nhiều.

Bài kệ này được Đức Thế Tôn thuyết giảng trong một duyên sự đặc biệt. Tôn giả A-Nan-Đa đã vâng lời Đức Phật, học thuộc lòng bài kinh này, đi chung quanh ba vòng thành Vesali, không phải chỉ tụng mà còn đem tâm tư của mình để hoà nhập cảm nhận thế nào là giá trị của Phật, của Pháp, của Tăng qua 16 bài kệ. Một điểm rất đẹp trong Tam tạng Pali cũng như bài kinh Cát tường. Kinh Cát Tường hay kinh Điềm lành xem ra có một xuất xứ liên quan đến một vị Chư thiên, nhưng không có nghĩa là vì vậy mà tính huyền thoại làm mất đi giá trị của kinh Hạnh Phúc. Cũng vậy câu chuyện xoay chung quanh duyên sự kinh Ratana hay kinh Châu báu, đối với nhiều người đó là một huyền thoại nhưng nội dung của bài kinh thật tuyệt vời.

Với 16 kệ ngôn, Đức Thế Tôn đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau của Phật, Pháp, Tăng. Những khía cạnh đó nói lên những giá trị thâm áo, những giá trị cao cả ,chân thật của Phật Pháp tăng như thế nào. Thật sự đây là một đề tài chúng ta phải nghiền ngẫm rất nhiều, chỉ khi nào chúng ta thật sự cảm nhận được giá trị của Phật là Phật bảo, Pháp là Pháp bảo, Tăng là Tăng bảo. Và chúng ta thấy rằng đó là nơi nương nhờ của chúng ta, đó là những gì chúng ta có trong cuộc đời này. Lúc bấy giờ chúng ta mới tìm đến sự an ổn vô thượng và thật sự cảm thấy mình không bị nghèo khổ giữa cuộc đời này.

Bài kinh Châu Báu nói về một nội dung, qua đó chúng ta được nhìn thấy giá trị của Phật Pháp Tăng. Không phải chỉ bằng lời xưng tán mà Đức Phật Ngài đã đơn cử tại sao Phật là Phật bảo, tại sao Pháp là Pháp bảo, tại sao Tăng là Tăng bảo. Chúng tôi xin đọc lời của bài kinh này. Đây là bài kinh có lời rất đẹp, chúng tôi mong rằng quý vị có dịp để tụng đọc lại bài kinh, nhất là vào dịp năm mới.

Chư Thiên các cõi
Dù Thiên Thiên Địa Thiên
Đã vân tập nơi đây
Mong khởi lòng hoan hỷ
Thành kính nghe lời này
Rồi với tâm bi mẫn
Năng hộ trì nhân loại
Mong đêm ngày hồi hương
Phước lành đến Chư Thiên

Đây là lời mở đầu và trong lời mở đầu này nói lên rằng, loài người là những chúng sanh có khả năng tác tạo phước lành. Nếu Chư Thiên mang lại an lạc cho loài người, loài người tạo phước lành hồi hướng đến Chư Thiên. Nói một cách khác, Chư Thiên dù là Thiên Thiên Địa Thiên, tức là Chư Thiên ở trên hư không hay trên mặt đất này. Những vị đó thường hoan hỷ với phước báu và do hoan hỷ với phước báu những vị này được thành tựu những hạnh phúc trong đời sống hằng ngày. Do vậy nếu chư Thiên hộ trì nhân loại, nhân loại có nhiều thuận duyên, phước duyên để tác tạo công đức, sẽ hồi hướng đến Chư Thiên. Bài kệ tiếp theo rất đẹp:

Những vật quý trong đời
Chốn này hay nơi khác
Cả châu báu cõi trời
Không gì sánh bằng được
Với Như Lai Thiện thệ
Do vậy chính Đức Phật
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn này
Từ thành muôn hạnh phúc.


Mỗi chúng ta có nhiều giá trị để theo đuổi trong cuộc sống này, nào là tình yêu, sự nghiệp, tài sản. Có lẽ trong một sâu kín nào đó, chúng ta có một đam mê, một tha thiết, nhưng liệu rằng sau tất cả, chúng ta có được một kết luận. Kết luận như bài kệ ở đây, những châu báu, những vật quý nào ở trong cuộc đời này dù là ở Thiên giới hay ở cõi người, không có bất cứ vật báu nào cao quý hơn Đức Phật. Đây là lời tán thán đầu tiên. Như phần đầu chúng tôi có nói, đó là một công án, một công án rất quan trọng với một người ở trong giây phút thập tử nhất sinh, kề cận với cái chết hay ở trong bất cứ trường hợp nào nghĩ và nhớ rằng, có một thứ quý hơn tất cả và đáng được tha thiết, đáng được hy cầu hơn tất cả. Đó là Phật Bảo:

Những vật quý trong đời
Chốn này hay nơi khác
Cả châu báu cõi trời
Không gì sánh bằng được
Với Như Lai Thiện Thệ
Do vậy chính Đức Phật
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn này
Từ thành muôn hạnh phúc

Sau bài kệ tán thán Đức Phật, tiếp đến là hai kệ ngôn tán thán Pháp Bảo:

Pháp bất tử tối thượng
Ly dục diệt phiền não
Phật Thích Ca Mâu Ni
Chứng Pháp ấy trong Thiền
Không gì sánh bằng được
Pháp thiền vi diệu ấy
Do vậy chính Chánh Pháp
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn này
Từ thành muôn hạnh phúc.


Pháp bất tử vô thượng ở đây là nói đến Niết-Bàn, Pháp khiến cho con người không còn khao khát nữa, không còn nhiệt não với đời sống nữa. Đức Phật đã chứng Pháp đó trong thiền định và pháp vi diệu ấy là cốt tuỷ tinh hoa của giáo pháp Đức Phật. Do vậy chính Chánh pháp là châu báu thù diệu. Bởi vì trong cuộc đời này ngay cả ngọc Ma-ni bảo châu cũng không thể làm thoả mãn lòng tham của con người. Chỉ có Chánh Pháp tối thượng làm cho con người không còn khát ái, không còn phiền não nữa. Chính Chánh Pháp đó mới có công năng đoạn diệt, dứt khổ. Như vậy Chánh Pháp là vi diệu thù thắng.

Con đường thanh lọc tâm
Là tu tập thiền định
Chứng hiện tại lạc trú
Đức Phật hằng ngợi khen
Không gì so sánh được
Như vậy chính Chánh Pháp
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn này
Từ thành muôn hạnh phúc.

Chúng ta đọc ở tại đây, một khía cạnh khác trong bài kệ thứ ba cũng là bài kệ thứ hai tán thán Pháp bảo. Trong bài kệ này nói rằng, con đường thanh lọc tâm hay con đường trở về với nội tại, con đường hoán chuyển nội tại, đó là con đường cao quý nhất. Con đường đó được Đức Phật trình bày qua Chánh Pháp.

Bài kinh tiếp theo xưng tán ân đức Tăng, qua đó chúng ta thấy rằng Đức Phật Ngài dạy về hình ảnh tiêu biểu của Tăng chúng là những vị Thánh đệ tử thành tựu đạo quả, Thánh Tám vị bốn đôi. Tám vị ở đây tức là nói Sơ đạo, Nhị đạo, Tam đạo, Tứ đạo, Sơ quả, Nhị quả, Tam quả, Tứ quả. Bốn đôi ở đây tức là Tu-Đà-Hườn đạo quả, Tư-Đà-Hàm đạo quả A-Na-Hàm đạo quả, A-La-Hán đạo quả.

Thánh tám vị bốn đôi
Là những bậc Ứng cúng
Đệ tử đấng Thiện Thệ
Được trí giả tán thán
Cúng dường đến các Ngài
Được vô lượng công đức
Do vậy chính Tăng chúng
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn này
Từ thành muôn hạnh phúc
Bậc tu hành thiểu dục
Với ý chí kiên trì
Khéo chân chánh phụng hành
Lời dạy Đức Điều ngự
Chứng đạt quả bất tử
Thể nhập đạo giải thoát
Lạc trú quả tịch tịnh
Do vậy chính Tăng chúng
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn này
Từ thành muôn hạnh phúc.


Bốn bài kệ tiếp theo cũng là bốn bài kệ xưng tán về Ân đức Tăng bảo, sẽ làm cho một số người rất ngạc nhiên, bởi vì Đức Phật đặc biệt dạy và tán thán về các phẩm chất của những bậc giác ngộ, đặc biệt là vị giác ngộ Sơ Quả (Tu đà hườn).

Ví như cột trụ đá
Khéo chôn chặt xuống đất
Dầu bốn hướng cuồng phong
Cũng không thể lay động
Ta nói bậc chân nhân
Liễu ngộ lý Thánh đế
Cũng tự tại bất động
Trước tám pháp thế gian
Như vậy chính Tăng chúng
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn này
Từ thành muôn hạnh phúc.


Ở đây Đức Phật đặc biệt nói đến quả vị bất động tâm, tức là tâm không bị giao động trước tám pháp thế gian. Ngài xác định một điều rằng chỉ có những bậc chứng và trú những gía trị cao cả mới có thể không bị giao động trước những chi phối bên ngoài như vậy. Ba bài kệ nối tiếp là ba bài kệ nói về phẩm vị của vị Tu-Đà-Hườn:

Bậc Thánh Tu-Đà-Hườn
Chứng tri lý Thánh đế
Được Đức Gotama
Khéo thuyết giảng tường tận,
Các ngài dù phóng dật
Thì cũng không bao giờ
Tái sanh kiếp thứ tám.
Do vậy chính Tăng chúng
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn này
Từ thành muôn hạnh phúc.


Bậc Tu-Đà-Hườn một khi đã đi vào trong dòng Thánh vức, đạt Thánh quả rồi, cho dù các Ngài có luân hồi trong cõi dục bao lâu đi nữa cũng không quá tám kiếp. Lý do tại sao đó là một điều thú vị để chúng ta tìm hiểu.

Nhờ chứng đạt chánh trí
Đoạn trừ ba kiết sử
Thân kiến và hoài nghi
Ngay cả giới cấm thủ
Thoát khỏi bốn đoạ xứ
Bậc nhập lưu không tạo
Sáu bất thiện trọng nghiệp
Do vậy chính Tăng chúng
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn này
Từ thành muôn hạnh phúc.

Một trong những quả chứng vi diệu đáng nói tại đây là một vị chứng sơ quả, thành tựu niềm tin bất động. Vị này không bao giờ tạo những trọng nghiệp. Ngay cả những giới như ngũ giới các vị không bao giờ phạm phải.

Bậc Thánh Tu-Đà-Hườn
Dù vô tâm phạm lỗi
Bằng thân, lời hay ý
Cũng không hề che dấu
Được xứng danh hiền Thánh
Do vậy chính Tăng chúng
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn này
Từ thành muôn hạnh phúc.


Đây là bài kệ thứ ba nói về phẩm chất khác của vị Thánh Sơ quả.

Hai bài kệ tiếp theo xưng tán Đức Phật. Trong hai bài kệ này nói lên một đặc điểm của Đức Phật, đó là giác ngộ chúng sinh bằng sự tuyên lưu giáo pháp. Trong cuộc đời này với một bậc tự mình giác ngộ đã là một điều hiếm, nhưng tự mình gíac ngộ mà có thể xây dựng một ngôi nhà Chánh Pháp, và qua ngôi nhà Chánh Pháp đó có thể mang lại lợi lạc cho quần sinh không phải một thế hệ mà nhiều thế hệ thì có lẽ khó có ai ngoài Đức Phật.

Đức Thế Tôn thuyết giảng
Pháp đưa đến Niết-Bàn
Tịnh lạc và thù thắng
Lợi ích chúng hữu tình
Ví như mưa đầu hạ
Khiến ngàn cây đâm chồi.
Do vậy chính Đức Phật
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn này
Từ thành muôn hạnh phúc.


Bài kệ này được Đức Phật Ngài giảng cho Tôn giả A-Nan-Đa trong bối cảnh của riêng xứ Ấn độ và cũng như quê hương của chúng ta. Trong sách vở người ta ghi thường mùa xuân là mùa những cây cỏ đâm chồi nẩy lộc. Trên thực tế tại những quốc gia nhiệt đới, theo ảnh hưởng hệ thống thời tiết môi sinh thì:

Như mưa cơn mưa đầu hạ
Khiến ngàn cây đâm chồi.

Bởi vì mùa xuân vẫn là mùa khô cho đến khi mùa mưa bắt đầu. Mỗi khi mưa xuống, tất cả cây cối đều đâm chồi nẩy lộc. Màu lá xanh, màu lá mạ mơn mởn hiện ra khắp cả rừng cây. Chúng tôi đã từng có những ngày sống ở Long Thành, trong rừng và có khi sống ở vườn thấy rằng, mỗi khi cơn mưa về vào đầu mùa hạ, những cây trong rừng trong vườn như lâu ngày bị khát. Bây giờ có cơn mưa xuống, cây cối tốt một cách lạ lùng. Cho chúng ta thấy màu xanh mơn mởn của lá, rất đẹp của cây khi đón cơn mưa đầu hạ. Do đó cơn mưa đầu hạ có ý nghĩa rất tuyệt vời, khi chúng ta diễn tả về Chánh Pháp, đáp ứng lai của sự khát vọng của chúng sanh trong cuộc đời này.

Đức Phật bậc Vô thượng
Liễu thông Pháp vô thượng
Ban bố Pháp vô thượng
Chuyển đạt Pháp vô thượng
Tuyên thuyết pháp vô thượng
Do vậy chính Đức Phật
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn này
Từ thành muôn hạnh phúc.

Bài kệ này nói lên tất cả nhưng điều gì mà chúng ta có thể nói về Đức Phật và Chánh pháp. Bản thân của Ngài là một bậc Anuttaro, là một bậc Vô thượng. Không những vậy mà Ngài còn là người liễu thông Pháp vô thượng, Ngài ban bố Pháp vô thượng. Liễu thông Pháp vô thượng là Ngài đã chứng, đã quán triệt tất cả những Pháp kể cả lý duyên sinh duyên hệ, những Pháp sâu kín nhất của thế gian này.

Ban bố Pháp vô thựơng là Chánh pháp vi diệu của Ngài đã ban rải đến cho những người thân trong gia đình quyến thuộc như Đức vua Tịnh Phạn, Bà Maha Basabade, cho đứa con của Ngài Rahula và cho bốn hạng chúng sanh cho dù dến từ giai cấp nào, từ Chư Thiên và nhân loại. Bởi vì Ngài là người nếm được hương vị bất tử và Ngài đã ban bố Pháp vô thượng đó.

Chuyển đạt Pháp vô thượng
Tuyên thuyết Pháp vô thượng.


Không phải dễ trong cuộc đời này một người có thể trao truyền cho một người khác những giá trị thâm áo như trường hợp của Đức Phật. Ngài đã giảng dạy các Pháp Sơ thiện Trung thiện và Hậu thiện. Có thể nói rằng không ai trong thế gian này hơn Đức Phật về phương diện chuyển đạt, tuyên thuyết Pháp vô thượng.

Do vậy Chính Đức Phật
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn này
Từ thành muôn hạnh phúc.

Cuối cùng trong bài kinh này trở lại một cách rất đáng ngạc nhiên, đó là một bài kệ xưng tán Ân đức của Tăng chúng:

Như quá khứ đã đoạn
Mầm tương lai không gieo
Với tâm không ái chấp
Không sanh hữu đời sau
Bởi tham muốn đã đoạn
Các chủng tử không còn
Ví như ngọn đèn tắt
Bậc trí chứng Niết-Bàn
Do vậy chính Tăng chúng
Là châu báu thù diệu
Mong với chân ngôn này
Từ thành muôn hạnh phúc.


Hai bài kệ trước đó là hai bài kệ xưng tán về Ân Đức Phật là bậc có thể chuyển đạt, có thể tuyên thuyết vi diệu Chánh Pháp và bài kệ này là bài kệ nói lên khả năng lãnh hội Chánh Pháp. Như một người bệnh được thuốc, như một người khát được nước, như một người cần có được những thứ mình cần. Những bậc này đã đoạn tận được phiền não sanh tử và với tâm không hy cầu đời này và đời sau, vị này chứng đắc Niết-Bàn như một ngọn đèn tắt.

Sau cùng ba bài kệ cuối nói về một lời mời thỉnh hướng đến những vị Phi nhơn nhất là Chư Thiên có chánh kiến, những vị có oai lực. Xin các Ngài cảm nhận được ân đức của Phật, ân đức của Pháp, ân đức của Tăng. Do sự cảm nhận này xin các ngài hoan hỷ hộ trì cho thế gian này được nhiều sự tốt đẹp, cát tường.

Chúng thiên nhơn các cõi
Dù Thiên Thiên Địa Thiên
Đã vân tập nơi đây
Hãy chí thành đảnh lễ
Đức Phật bậc Như Lai
Được Chư thiên nhân loại
Đảnh lễ và cúng dường
Mong với chân ngôn này
Từ thành muôn hạnh phúc.

Đức Phật là bậc tôn quý được đảnh lễ bởi Chư Thiên và nhân loại. Các bậc Phi nhơn dù ở trên mặt đất này hay ở giữa hư không, xin hãy đem tâm tư của mình hoà theo tấm lòng cung kính của Chư Thiên và nhân loại cùng hướng về bậc cao quý, đó là Đức Phật. Cũng tương tự như vậy khi nói đến Đức Phật không thể không nói đến giáo Pháp:

Chúng Thiên nhơn các cõi
Dù Thiên Thiên Địa Thiên
Đã vân tập nơi đây
Hãy chí thành đảnh lễ
Chánh Pháp đạo như Chân
Được Chư Thiên nhân loại
Đảnh lễ và cúng dường
Mong với chân ngôn này
Từ thành muôn hạnh phúc.


Bài kệ thứ ba, một lần nữa nói lên giá trị có thể nói rằng vô song của ba giá trị cùng hội tụ lại là giá trị của Phật, của Pháp, của Tăng mà ngày nay chúng ta gọi là Tam Bảo:

Chúng Thiên nhơn các cõi
Dù Thiên Thiên, Địa Thiên
Đã vân tập nơi đây
Hãy chí thành đảnh lễ
Tăng chúng bậc như Đức
Được Chư thiên nhân loại
Đảnh lễ và cúng dường
Mong với chân ngôn này
Từ thành muôn hạnh phúc.


Đức Phật là bậc Như Lai, Chánh Pháp là đạo như Chân, và Tăng chúng là bậc như Đức. Tất cả những giá trị đó đã hiện hữu trong cuộc đời này rất giống và nhất thể nhất quán đối với Phật Pháp Tăng trong quá khứ và trong tương lai. Bởi vì sao? Phật Pháp Tăng không năm trong sự thi thiết của đời thường mà nằm ở những giá trị chân thật. Do vậy những giá trị này không mảy may thay đổi theo thời gian. Có những lúc Phật Pháp Tăng không còn được biết đến trên thế gian này, nhưng một khi một vị Phật ra đời , chánh Pháp được tuyên ngôn và Tăng chúng được hình thành, thì hình thức, nội dung, tính cách, phẩm chất của Tam bảo, của Phật Pháp Tăng vẫn như trong quá khứ, được xem đức Phật là bậc Như lai, Chánh Pháp là đạo như Chân và Tăng chúng là bậc như Đức tất cả đều gíông nhau.

Không có một tông phái nào của vị Phật tương lai Phật Di-Lặc lại mâu thuẫn trái chống lại với Tông phái của đức Phật Thích-Ca-Mâu Ni. Không có một Pháp nào của Phật giảng trong qúa khứ mà trái chống với Pháp của Phật tuyên thuyết trong hiện tại và Tăng chúng cũng vậy. Do vậy xin Chư thiên và nhân loại hãy cùng đem tâm tư của mình hoà nhập với tâm tư của Chư thiên và nhân loại khác để đảnh lễ Phật là bậc Như Lai, đảnh lễ Pháp là đạo như Chân, đảnh lễ Tăng là bậc như Đức. Nguyện cầu cho sự đảnh lễ cao quý đó là nhân duyên thù thắng để chuyển hoá những nổi khổ đau mà chúng sanh đang gặp phải trong cuộc đời này.

Chúng tôi xin dứt lời tại đây.
Namo Buddhaya.

Chánh Hạnh chuyển biên.
 

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên