KINH KIM CANG Chú Giải

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
KINH KIM CANG CHÚ GIẢI
HT THÍCH NHẤT HẠNH
Xin đại chúng lấy lòng thanh tịnh mà nghe kinh Kim Cương .Tôi xin đại chúng chớ vội đọc những chú giải và bị ảnh hưởng chú giải . Chúng ta nên đi trực tiếp vào văn của kinh và nhờ vậy đôi khi có thể khám phá được những điều mà những nhà chú giải chưa khám phá được . Chúng ta có thể giảng kinh này trong vòng ba tháng , nhưng cũng có thể giảng trong một ngày hay một buổi và trong khi đọc kinh chúng ta nên có tinh thần như là chúng ta đang tụng kinh "Kim Cang kinh tụng chân thành từng trang ". Chúng ta phải đem nhận thức thanh tịnh của chúng ta mà tiếp xúc với lời kinh:chúng ta phải đem những đau khổ và những kinh nghiệm của chúng ta ra để hiểu kinh và thường xuyên chúng ta phải đặt ngay câu hỏi là những điều Bụt nói đây có dính líu gì đến đời sống hàng ngày của mình hay không ?Những ý niệm trừu tượng trên mây tuy đẹp đẽ vô cùng , tuy được nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhưng có thể chẳng dính líu gì tới sự sống của mình cả . Vì vậy phương pháp học của chúng ta là luôn luôn đặt câu hỏi . Những điều nói trong kinh kia có dính líu gì đến tôi không , đến sự sống hằng ngày của tôi không ? Những điều ấy có dính líu gì đến chuyện ăn cơm uống trà , bổ củi , gánh nước ... nói tóm lại đến sinh hoạt hằng ngày của tôi không ?Với tâm niệm đó quý vị sẽ khám phá những điều mà nhà chú giải không hề nói tới .

Tên của kinh là Năng Đoạn Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh .Năng Đoạn là có khả năng chặt đứt , chặt đứt những phiền não và mê lầm của chúng ta . Ở Việt Nam , cũng như ở Trung Hoa , ta hay có khuynh hướng nói tắt là Kinh Kim Cương . Thật ra từ quan trọng trong này là kinh Năng Đoạn , tức là khả năng cắt đứt . Do đó chúng ta có lề thói gọi kinh này là kinh Kim Cương năng đoạn. Công phu hành trì kinh Kim Cương Năng Đoạn có thể giúp ta cắt đứt đoạn trừ vô minh và tà kiến của chúng ta .

Đây là những điều tôi được nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Kỳ Thọ Cấp Cô Độc gần thành Xá Vệ , với đại chúng khất sĩ gồm một ngàn hai trăm năm mươi vị

Câu mở đầu kinh Kim Cang có thể cho chúng ta thấy rằng kinh này có khác với những kinh Bát Nhã khác . Kinh này không nói đến sự có mặt của hằng hà sa số những vị Bồ tát từ cõi này hay cõi kia tới dự pháp hội. Chi tiết này cho ta thấy rằng kinh này là một trong những kinh ra đời sớm nhất trong toàn bộ văn học Bát Nhã . Mặc dù trong kinh , Bụt có nói đến những vị Bồ Tát , nhưng chủ lực của thính chúng lúc đó là các vị Thanh Văn.

Hôm ấy vào giờ khất thực , Bụt mặc áo và đi vào thành Xá Vệ. Trong thành , người theo phép thứ đệ khất thực. Khất thực xong , người về lại tu viện thọ trai. Thọ trai xong , người xếp y bát , rửa chân, trải tọa cụ mà ngồi .

Đây là hành động được lập đi lập lại mỗi ngày của tăng chúng tu viện Cấp Cô Độc . Có một chi tiết mà chúng ta nên để ý là đi khất thực ta không được phân biệt nhà giàu và nhà nghèo , trái lại phải đi tuần tự từ nhà này sang nhà khác . Khất thực như vậy là một pháp môn hành đạo để chứng tỏ và biểu lộ tâm bình đẳng của mình để có cơ hội tiếp xúc với mọi hạng người trong xã hội để làm công việc hoằng hóa.Đôi khi biết trước là nhà đó không dễ thương , không cúng dường , mà mình vẫn phải đến và đứng yên vài phút để chờ đợi dù biết trước rằng họ sẽ ra mắng vào mặt mình vài tiếng . Phải đứng đó để nhận lời mắng trước khi tiếp tục bước sang nhà khác
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Lúc ấy , từ chỗ ngồi của mình trong đại chúng, thượng tọa Tu Bồ Đề đứng dậy, trịch vai áo bên phải ra , quỳ chân hữu xuống, chắp tay cung kính bạch với Phật rằng : " Thế Tôn , người thật là bậc hiếm có ! Thế Tôn thường đặc biệt hộ niệm và đặc biệt giao phó sự nghiệp cho các vị Bồ tát"

Đây là học trò khen ngợi thầy . Thầy Tu Bồ Đề nói rằng trên đời này hiếm có một người như Bụt. Tại sao vậy ?Tại vì Bụt có khuynh hướng yểm trợ và nâng đỡ cho các vị Bồ tát . Như vậy có nghĩa là Bụt để ý tới những người có tâm địa Bồ tát , và nâng đỡ cho họ nhiều hơn là những người không có tâm địa Bồ tát . Những người có tâm niệm Bồ tát là những người tới tu với mục đích làm vơi những đau khổ không những của mình mà của người khác nữa . Tất cả các người khác đều là đối tượng của sự tu học của mình . Tôi tới tu không phải là để cho một mình tôi, tôi tới tu là để cho cả gia đình tôi, cả xóm làng tôi, cả đất nước tôi cùng được lợi lạc. Cũng như một chàng sinh viên ở Việt Nam ra được nước ngoài luôn nhớ tưởng rằng mình ra được tới đây là phải học , phải thành đạt để cho cả gia đình ở bên nhà được nhờ cậy . Chàng thanh niên đó không để cho những thú vui , những cạm bẫy của thành phố cám dỗ mình.Tôi biết có một chàng sinh viên Việt Nam hiện đang ở Bordeau , anh chàng này viết trên bàn giấy anh ta mấy chữ : "Phải cắn răng lại mà tranh đấu ". Có lẽ anh ta nghĩ rằng trong một thành phố Tây phương có quá nhiều cám dỗ về thanh và về sắc và nếu anh ta bị rơi vào những cám dỗ đó thì bao nhiêu trông đợi của gia đình bên kia sẽ không bao giờ được thành tựu . Cho nên anh ta quyết tâm học hành . Tâm niệm gần giống như tâm niệm Bồ tát , của những người đang tu học . Mình tu không phải chỉ để cho riêng mình mà để cho đa số những người đang bị khổ đau . Khi thấy một anh chàng sinh viên như vậy , mình rất thương , mình nói :đối với những người như chàng sinh viên này ta phải có tâm yểm trợ và giúp đỡ . Còn với những chàng sinh viên chỉ biết ăn chơi và chìm đắm trong xã hội Tây phương , quên mẹ , quên cha , quên anh , quên chị , thì ta biết ủng hộ mấy chàng đó không có công đức gì cả , không có hiệu quả chi cả . Vì vậy Bụt nhìn những người có tâm niệm Bồ tát với cái nhìn đặc biệt và Bụt săn sóc , yểm trợ nhiều cho những người đó , không phải vì kỳ thị mà vì muốn đầu tư . Đầu tư vào Bát Nhã . Lâu nay tôi hay nói với giới trẻ là tôi muốn đầu tư vào giới trẻ . Vì sao ? Không phải vì tôi kỳ thị người lớn , nhưng vì nghĩ rằng qua thời đại chiến tranh dai dẳng ở Việt Nam , tâm hồn người lớn bị thương tích quá nhiều. Con người của chúng ta sau thời gian ba bốn chục năm chiến tranh dai dẳng không còn được đẹp đẽ như xưa . Con người nhỏ mọn hơn , đa nghi hơn , nhiều giận hờn và thù oán hơn . Do đó , nơi đất tâm gai góc và cỏ cú đã mọc đầy.Hạt giống gieo nơi đó khó mọc . Gieo một trăm hạt có thể chỉ có mười hạt hoặc hai chục hạt mọc mà thôi. Trong khi đó thì những người trẻ chưa bị thương tích lớn của chiến tranh , tương đối là những vết thương của họ nhẹ hơn . Tâm của họ là một miếng đất rất phì nhiêu , vì vậy nếu ta để dành những hạt giống để gieo vào đất tâm của họ thì trong một trăm hạt có thể lên tới bảy tám chục hạt . Lựa những người trẻ để gieo vào đất tâm của họ những hạt giống tốt , đó là công việc đầu tư có thông minh chứ không phải là kỳ thị người lớn . Cố nhiên là mình cũng phải giúp đỡ yểm trợ những người lớn tuổi nhưng mình biết rằng thì giờ , tâm lực , và hạt giống của mình có hạn cho nên công việc gieo hạt giống vào những đám ruộng tốt phải được xem là ưu tiên .

Năm ngoái học kinh Đại Tạng Nam truyền , ta có học tới chỗ một vị cư sĩ phân bì là tại sao Bụt chăm sóc các thầy và các Sư Cô nhiều hơn là chăm sóc họ . Bụt nói rằng vì các thầy và các Sư cô đang để hết thì giờ và tâm lực vào chuyện tu học cho nên những thửa ruộng tâm của họ phì nhiêu hơn , vì vậy Bụt để thì giờ nhiều hơn cho các thầy và các Sư cô. Thầy Tu Bồ Đề là một thầy lớn nên gọi là trưởng lão , thầy biết rõ là Bụt có biệt nhãn với các vị Bồ tát , tức là những bậc đệ tử có chí nguyện lớn tu học - Tu là vì đời chớ không phải chỉ để cho riêng mình - Và Bụt yểm trợ đặc biệt cho những vị đó
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Thế Tôn , người thật là bậc hiếm có !
Thế Tôn thường đặc biệt hộ niệm và đặc biệt giao phó sự nghiệp cho các vị Bồ tát . Nếu trong Đại chúng mà chỉ có những vị chủ muốn tu cho riêng mình thôi thì đại chúng làm sao mà tin tưởng và phó thác cho người đó những công tác có lợi ích cho quần sanh ?Vì vậy nên Bụt chẳng những đã yểm trợ cho các vị Bồ tát đó mà còn đặt niềm tin và giao trách nhiệm cho họ nữa .
Thế Tôn , những người con trai hiền và những người con gái hiền nào muốn phát tâm Vô Thượng chánh đẳng chánh giác thì nên nương tựa vào đâu và làm sao mà điều phục tâm của họ ?

Khi bước lên đường tu học thì mình có cái tâm tu học . Khi mình phát tâm Bồ tát , tức là tâm muốn đạt đến cái thấy cao nhất và cái sự nghiệp độ sinh cao nhất , thì cái tâm đó phải nương vào đâu và làm sao mà mình có thể điều phục được tâm mình ?

Bụt bảo : "Hay lắm ! Thầy Tu Bồ Đề ! Thầy nói thật đúng , Như Lai thường đặc biệt hộ niệm và giao phó sự nghiệp cho các vị Bồ tát . Này thầy hãy lắng nghe cho kỹ . Như Lai sẽ vì thầy mà trả lời . Những người con trai hiền hay những người con gái hiền nào muốn phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thì phải nương tựa và phải điều phục tâm của họ như thế này ".Thầy Tu Bồ Đề nói : Bạch Thế Tôn , chúng con rất mong được nghe người chỉ dạy

Bồ tát ( Boddhisattva ) là người đã giác ngộ và đang giúp cho người khác giác ngộ . Sattva có nghĩa là Hữu tình . Chữ Hữu tình hay hơn chữ "người" vì trong các loại Hữu tình , loài người chỉ là một loài thôi . Điều đó có nghĩa là các giống Hữu tình khác cũng có khả năng giác ngộ .Bodhisattva là một sinh vật đã được giác ngộ và đang đi giác ngộ cho những loài Hữu tình khác . Chúng ta chỉ đọc là Bồ tát thôi nhưng kỳ thực ra nói cho đủ là Bồ đề Tát đỏa . Còn chữ Ma Ha Tát ( Mahasattva ) nói cho đủ là Ma Ha tát đỏa . Maha là lớn , là đại . Mahasattava là Đại hữu tình , đại nhân hoặc là con người lớn hoặc cũng có thể gọi là vĩ nhân .

Bụt bảo Tu Bồ Đề :"Các bậc Bồ tát đại nhân nên hàng phục tâm họ như sau . Có cả thảy bao nhiêu loại chúng sanh , hoặc sinh bằng trứng, hoặc sinh bằng thai, hoặc sinh từ sự ẩm ướt , hoặc bằng sự biến hóa , hoặc có hình sắc , hoặc không có hình sắc , hoặc có tri giác , hoặc không có tri giác , hoặc không phải có tri giác cũng không phải không có tri giác , ta phải đưa tất cả các loài đó vào Niết Bàn tuyệt đối để được giải thoát

Giải thoát đây là đạt tới Niết Bàn . Niết bàn có nghĩa là tắt ngấm . Làm tắt ngấm những nguyên nhân của khổ đau và đạt tới trạng thái an lạc không còn khổ đau dằn vặt thì gọi là giải thoát , là Niết Bàn , hay là Diệt độ . Các bậc đại nhân thường phát nguyện thật lớn là độ tất cả chúng sanh , đưa tất cả các chúng sanh về Niết Bàn tuyệt đối để cho họ thừa hưởng sự an lạc
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Niết bàn tuyệt đối cũng gọi là Niết Bàn Vô Dư , đối với Niết Bàn Hữu Dư , tức là Niết Bàn còn sót lại chút ít quả báo . Có người giải thích Hữu Dư Niết Bàn là trạng thái Niết bàn trong đó cái thân ngũ ấm ( sắc, thọ , tưởng, hành, thức ) vẫn còn tồn tại . Thân ngũ ấm còn lại trong mấy chục năm đó gọi là Hữu dư , tức là quả báo còn sót lại . Và khi chết rồi , thì năm yếu tố (sắc , thọ ... ) tan rã hoàn toàn rồi thì người đạt Niết Bàn , đi vào Niết Bàn Vô Dư ., không còn để lại dấu vết gì cả . Tôi không đồng ý lắm với lối giải thích đó . Những nguyên do của đau khổ đã gây ra trong quá khứ , khi được mình đoạn tận và chuyển hóa , cố nhiên sẽ không còn đưa tới kết quả đau khổ nữa, nhưng mà cái gì tồn tại thật lâu đến khi bị cắt đứt vẫn có thể còn tiếp tục một thời gian mới ngưng hẳn được . Cái mà ta bảo là đã ngưng hẳn đây không phải là thân ngũ uẩn của mình mà chính là cái nghiệp báo còn lại . Ví dụ như khi mình bật quạt máy lên thì cánh quạt bay vù vù . Và khi mình tắt quạt , tuy điện tắt rồi mà cánh quạt vẫn còn quay. Nghĩa là nhân đã đoạn rồi nhưng quả vẫn còn . Quả đây là những quả khổ còn rơi rớt lại chớ không phải là thân ngũ uẩn . Thân ngũ uẩn là khác , mà cái quả khổ là khác . Ví dụ là, tuy Bụt đã giác ngộ rồi mà một hôm vẫn còn bị Đề Bà Đạt Đa lăn đá vào bị thương nơi chân . Bị thương chân không phải là do ngũ uẩn . Bụt không còn nghiệp nhân , tại sao còn nghiệp báo ?Mình chỉ có thể cắt nghĩa rằng tuy đã hết nghiệp nhân rồi nhưng cái đà nghiệp báo vẫn còn . Và như thế không phải có nghĩa là sau khi Bụt nhập diệt rồi , người mới đạt Niết bàn Vô dư .Kinh Đại thừa hay nói là Bồ tát cưỡi trên sóng sanh tử mà đi . Cỡi trên sóng sanh tử là tuy có sanh có tử nhưng mà mình không chìm đắm trong sanh tử . Trong khi dạo chơi trong sanh tử các vị thánh nhân ấy đang an trú trong Vô dư Niết Bàn chớ không phải là đang ở trong Hữu Dư .Tuy là có thân thể , tuy đang cỡi trên pháp thuyền mà đi nhưng họ không thấy khổ đau . Vì vậy Hữu dư ở đây không là thân ngũ uẩn mà là những khổ đau còn rơi rớt lại do cái đà nghiệp báo . Câu kinh ta đang đọc này có nghĩa , bất cứ các loài chúng sanh nào , bất cứ sinh ra dưới hình thức nào , tôi cũng có nguyện muốn đưa họ từ biển sanh tử đi qua bờ Niết bàn tuyệt đối . Câu này nói về chí nguyện lớn của một vị Bồ tát . Đó là điều kiện tiên quyết để một con người trở nên một vị Bồ tát , một con người giác ngộ , một con người lấy sự nghiệp giác ngộ làm sự nghiệp của đời mình, một con người gọi là Ma ha tát , một Đại nhân , một con người mà Bụt đặc biệt giúp đỡ và ân cần giao trách nhiệm
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Đây không phải chỉ là điều kiện căn bản mà còn là điều kiện đầu tiên. Nếu không có lời phát nguyện này thì không có gì hết. Nó là nền tảng của Vô thượng Bồ Đề, của chí nguyện Bồ tát. Bây giờ chúng ta hãy nhìn lại cái tâm của ta , nhìn lại cái tăng thân của chúng ta và thử đặt câu hỏi : Câu kinh này có dính líu gì tới đời sống hôm nay của chúng ta ở Xóm Thượng và xóm Hạ hay không ?Chúng ta đang thực tập vì chúng ta hay vì những người khác? Chúng ta chỉ muốn thoát khỏi những khổ đau ray rứt trong tâm chúng ta hay là chúng ta thực tình đang có tâm niệm lớn tu học để sau này đem hạnh phúc tới cho đời ?Nhìn lại để xem chúng ta có phải là con người mà Bụt đang nhìn, đang nâng đỡ , đang đầu tư vào hay không ?Và nếu ta đang quả thật có tâm đó , thì biết ngay rằng ta đang có , không phải là sau bao nhiêu năm tu học rồi , tâm đó mới phát hiện . Nếu chúng ta quả thật đang có tâm ấy thì ta có thể thấy tâm ấy phát hiện ngay trong giờ phút này , ngay trong ngày hôm nay. Đối với con mèo , con chuột , hay con sâu, con ốc ngay trong vườn rau của chúng ta, ta cũng sẽ biết đối xử với chúng bằng tâm Bồ Đề của chúng ta . Khi rửa nồi , thấy có mấy hạt cơm còn dư lại , ta cũng sẽ nghĩ rằng những hạt cơm này để ra một bên thì cũng có thể cho chim ăn được . Hành động nhỏ ấy chứng tỏ chúng ta có lòng thương tưởng đến mọi loài chúng sanh . Vậy nên đời sống hằng ngày của chúng ta hoặc biểu lộ hoặc không biểu lộ đại tâm của những vị Bồ Tát Đại Nhân . Trong khi chúng ta học kinh Đại thừa , học về hành động của các vị Bồ tát , chúng ta hãy tập nhìn lại bản thân , nhìn lại hành động hằng ngày của chúng ta , để quán sát cách chúng ta uống trà , cách chúng ta uống nước ăn cơm , cách chúng ta rửa nồi , cách chúng ta trông rau ... như vậy chúng ta sẽ biết được rằng chúng ta đã có hay chưa có cái đại tâm đó ở trong lòng . Điều đó mỗi người chúng ta có thể tự biết và các bạn cùng tu nhìn vào ta cũng có thể biết được . Những loài chúng sinh được nhắc đến trong kinh này đâu có xa ta ?Trước hết họ là những sư tỷ , sư muội , sư huynh , và sư đệ của mình .Họ đang có những niềm vui và niềm đau của họ . Chúng ta phải thấy họ , tốt với họ , và cởi mở với họ . Còn như chúng ta chỉ là một hải đảo cô đơn , độc lập , sống trong một tăng thân mà không thấy được tăng thân đó , không mỉm được một nụ cười với tăng thân đó , thì chúng ta quả thực đang là những kẻ độc hành và không có tâm Bồ tát . Ngoài những pháp huynh , pháp tỷ , pháp muội , pháp đệ ... còn những loài động vật khác trong vườn , trong sân , trên trời ... Tất cả đều là những loài chúng sanh mà trong kinh này nói tới . Chúng ta phải thấy được rằng những loài chúng sinh đó có liên hệ tới sự thực tập của chúng ta , sự tu học của chúng ta. Nếu trong chúng ta có cái tâm Bồ đề kia , thì tự nhiên chúng ta sẽ có liên hệ trực tiếp với đời sống hằng ngày của chúng ta , ngay bây giờ . Sau khi nói câu quan trọng đó thì Bụt sẽ lại nói thêm một câu nữa , cũng rất quan trọng: câu này đi ngay tới phương pháp của Bát nhã . Nguyên tắc của Bát nhã là phát tâm đại thừa và đại bi thì mới gọi là Bồ tát. Phương pháp của Bát nhã là phải thực hiện những điều đó bằng tinh thần vô tướng . Đó là nội dung của câu kế tiếp :

Giải thoát cho vô số, vô lượng , vô biên chúng sanh như thế , mà kỳ thực ta không thấy có chúng sinh nào được giải thoát
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Đó là tiếng sét đầu của tinh thần kinh Kim Cang nhằm khơi mở tinh thần Vô Tướng. Hành giả thực hiện việc độ sanh một cách tự nhiên không thấy có sự phân biệt đây là người làm , đây là người được giúp đỡ , đây là người độ , và đây là người được độ , đây là người thực tập từ bi và đây là người hưởng thụ sự thực tập từ bi . Hành động với tinh thần đó mới đúng là hành động theo tinh thần Bát Nhã . Khi bàn tay trái bị thương, bàn tay phải nắm lấy và tìm cách băng bó . Trong khi đó bàn tay phải không tuyên bố :"Ta là bàn tay phải , ta đang săn sóc ngươi, ngươi là đối tượng hành đạo của ta . Chính vì ngươi mà ta đang phát được cái tâm từ bi ". Bàn tay phải không bao giờ nói và không bao giờ có tâm niệm như thế . Vị bồ tát cũng làm y hệt như bàn tay mặt đối với bàn tay trái , không có ý niệm về người làm và người được thừa hưởng . Đó là tinh thần Vô Tướng .Tại sao. Tại vì bàn tay phải biết quá rõ là bàn tay trái cũng chính là nó : tay phải và tay trái không phải là hai , giữa hai bên không có sự phân biệt. Đó là tinh thần tương tức (interbeing ). Tương tức là cộng hữu , nghĩa là cùng có mặt với nhau, cùng nương nhau mà có mặt . Cái này có vì cái kia mới có . Với nhận thức tương tức đó , bàn tay phải giúp bàn tay trái một cách Vô tướng , không thấy có bàn tay phải cũng không thấy có bàn tay trái . Khi một vị Bồ tát làm việc độ sanh , vị ấy không thấy rằng mình đang độ một chúng sanh nào cả . Mình làm như là mình thở vậy. Người sư huynh mình đang đau khổ , mình tới an ủi giúp đỡ sư huynh một cách tự nhiên , như mình thở , hay uống trà . Mình không nói :Ta phải để ra một thời gian cho các sư huynh và các sư muội , tại vì ta phải thực tập giáo lý , tại vì thầy đã nói như vậy, đã dạy mình phải làm như vậy. Không cần có tư tưởng phải giúp . Tự nhiên mình thấy cần phải làm như vậy , thế thôi . Không thấy có sư huynh cần phải giúp và thấy rằng mình là người sư đệ cần phải giúp sư huynh . Điều này đâu phải là một điều khó hiểu . Nếu làm được như tinh thần Vô tướng thì sau này mình sẽ không nói : Cái huynh đó há , ngày xưa khi còn bệnh , mỗi ngày tôi đều giúp đỡ - cạo gió nè, nấu cháo nè,tôi làm cái này, cái nọ ...- và bây giờ thì tệ với tôi như thế đó . Nếu bây giờ nói như thế thì ta biết là biết bao năm qua ta đã làm trong tinh thần Hữu tướng , hữu chấp ... và như vậy thì theo tinh thần Bát nhã , ta đã không có một chút công đức nào cả .Cái vô tướng nói đây là cái chuyện có thể sờ mó được. Đó không phải là những tư tưởng cao vời trên trời dưới biển mà là chuyện mình có thể thực tập ở đây và ngay ngày hôm nay .
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Nếu mình thấy một sư muội làm biếng hơi nhiều, làm biếng ngoài ngày làm biếng ( Bị chú : Ở Làng Hồng mỗi tuần có một ngày gọi đùa là "ngày làm biếng", không có chuông bảng , không có chuông khóa chính thức , và mọi người được khuyến khích thư giãn càng nhiều càng tốt. Ngày này tuy vậy rất thanh tịnh và đầy chánh niệm) và trong khi làm việc cực nhọc mình bỗng nảy sinh ra vài tư tưởng phiền não, nghĩ rằng mình đang làm việc cực nhọc như vậy mà cô ấy không chịu làm gì cả , chỉ ở trong phòng cô ấy thôi và giờ này cô đang nghe nhạc.v v..Càng nghĩ mình càng thấy bực bội và trong khi có sự bực bội ấy thì những công tác mình đang làm không đem lại công đức tối thiểu nào cả . Mình làm là mình chỉ làm thôi. Không có mặt các sư huynh sư muội khác thì đã sao? Mình làm là mình làm cho mình thôi và cũng làm cho đại chúng nữa , vì đại chúng chính là mình. Và vì đang làm một cách Vô Tướng nên mình không nghĩ và không nói rằng :" mình làm nhiều còn người đó không làm gì cả ." Nếu còn có ý tưởng là mình làm nhiều còn người đó không làm gì cả tức là mình còn kẹt vào Hữu tướng . Khi làm mà mình không thấy có ai đang làm và có ai không đang làm cả thì lúc đó mình đang thực sự tu hạnh Vô tướng . Ai nói rằng chúng ta không áp dụng được tinh thần Bát Nhã ngay trong đời sống hằng ngày ? Hãy áp dụng nó khi ta đang rửa nồi hoặc đang chùi nhà vệ sinh . Quý vị làm như bàn tay phải đang băng bó cho bàn tay trái với tinh thần vô phân biệt .Giải thoát cho vô lượng vô số , vô lượng , vô biên chúng sanh như thế mà kỳ thực ta không thấy có chúng sanh nào được giải thoát là như vậy . Nói như vậy không phải là nói suông . Có đưa qua thật , có đưa qua rất nhiều chúng sanh thật, nhưng mà thấy như là không có đưa người nào cả . Bụt không dạy chúng ta làm thể dục trí óc trong đầu với những tư tưởng này nọ . Bụt dạy chúng ta thật sự giúp đỡ và tế độ các loài chúng sinh. Nếu Bụt chỉ nói một câu đó mà các đệ tử có thể hiểu được thì quả thật là hay quá đi , tại vì chính câu nói đó chứa đựng đầy đủ ý nghĩa rồi.Nhưng vì thương một só người chưa hiểu nên Bụt nói tiếp để cắt nghĩa câu ấy :

Vì sao ? Này Tu Bồ Đề ! Nếu một vị Bồ tát mà còn có khái niệm về Ngã, về Nhân , về Chúng Sanh, và về Thọ Giả thì vị ấy không phải là một vị Bồ tát đích thực
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Hồi nãy bàn tay phải của chúng ta đã là vị Bồ tát đích thực vì vị Bồ tát đó không có sự phân biệt "ta là bàn tay phải , kia là bàn tay trái, ta đang giúp kia " . Nếu bàn tay phải nói với bàn tay trái "Ta đang giúp ngươi" thì bàn tay phải không là vị Bồ tát . Trong câu này kinh có mấy danh từ quan trọng cần tìm hiểu .

Khái niệm về Ngã
Đây là ý niệm về một thực thể đồng nhất bất biến trong ta . Theo đạo Bụt thì không có cái đó . Không có cái gì thường tại và bất biến trong ta cả . Đó là sự thực về vô ngã . Nếu một vị Bồ tát còn thấy có một cái ngã thì vị Bồ tát ấy chỉ có danh mà không có thực.

Khái niệm về Nhân
Nhân ở đây dịch từ chữ Pudgala nghĩa là con người . Thường đọc trong chữ Hán ta cứ nghĩ Nhân , đây là đối với Ngã : Nhân là người , Ngã là mình , cũng giống như Tự và Tha . Nhưng kỳ thực chữ Nhân đây chỉ có nghĩa là con người . Nếu cái mà chúng ta gọi là Ngã là do những yếu tố Phi Ngã tạo thành , là thật sự không có Ngã , thì Nhân cũng vậy, cũng do những yếu tố Phi Nhân ( không phải người ) tạo thành . Mặt trời, đám mây , thóc lúa , không gian ..v v..đâu phải là Người , nhờ những yếu tố không phải là người đó mà có được cái chúng ta gọi là Người . Vì vậy cho nên , có ý niệm về Người biệt lập với ý niệm về Không người là sai lạc . Điều này cũng dễ hiểu . Chúng ta có ý niệm về Ngã là tại vì chúng ta có những ý niệm về những cái Không phải là Ngã . Chúng ta lấy lưỡi gươm chặt thực tại ra nhiều mảnh vụn , và chúng ta gọi một mảnh là Tôi, còn những mảnh còn lại không phải là Tôi. Lưỡi gươm đó là lưỡi gươm của khái niệm phân biệt. Ý niệm về Nhân cũng được tạo ra do lưỡi gươm phân biệt . Ví dụ như khi ta nói , trời sinh ra con người rồi sinh ra những thứ khác để phục vụ con người như trâu , bò, gà, vịt , trời , đất , trăng , sao..vv.. là ta bị kẹt vào Nhân tướng . Mọi sự vật của thế gian đều có đóng góp vào sự có mặt của con người cả , và những sự vật đó chúng ta tạm gọi là những pháp không phải là Người . Và chúng ta phân biệt ra hai bên , một bên là người , và một bên là những cái không phải là Người . "Ôi những mảnh rời nhau , khổ đau , tách ra ngoài đại thể " (thơ Nhất Hạnh). Ngã cũng vậy , Nhân cũng vậy . Những ý niệm phân biệt giữa Nhân và Không Nhân , Ngã và Không Ngã , đều là những ý niệm sai lầm được gọi là Ngã tướng và Nhân tướng .Nếu ta áp dụng cái thấy này vào đời sống hiện tại thì ta thấy rõ ràng quan niệm hiện tại của đa số chúng ta là chỉ có con người là quan trọng và tất cả vạn vật trong vũ trụ chỉ là để phục vụ con người . Thiên hạ làm mọi thứ để phục vụ con người trong khi đó họ tàn phá những yếu tố không phải người như rừng cây , sông hồ , biển cả , làm cho thiên nhiên ô nhiễm và hư nát , thì con người của ta cũng sẽ ô nhiễm và hư nát . Con người đã bắt đầu bị ô nhiễm và hư nát trầm trọng và bệnh tật cũng như quái thai xuất hiện . Đó là kết quả của sự phân biệt giữa Người và Không người . Do đó bảo vệ những yếu tố Không Người tức là bảo vệ yếu tố Người . Đây là nền tảng của cái thấy rất cần cho những nhà hoạt động sinh môi.
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Khái niệm về Chúng sanh
Chúng sanh là các loại hữu tình . Ở đây chúng ta lại tiếp tục dùng lưỡi gươm phân biệt nữa . Trước kia chúng ta tách Ngã rời ra những cái mà chúng ta gọi là phi - ngã , tách Nhân ra khỏi những cái gọi là phi-nhân. Bây giờ chúng ta lại tách chúng sanh ra khỏi cái gọi là không-chúng -sanh.Chúng sanh ở đây gọi là sattva , hữu tình . Mình tách hữu tình ra khỏi những cái mình gọi là vô tình. Ta cho cỏ , cây, đất, đá là vô-tình và ta nói phải có từ bi với loài hữu-tình và không cần từ bi với loài vô tình. Cái đó cũng là một kiến chấp . Cái mà ta gọi là vô tình đã giúp làm ra các loài hữu tình . Nếu mà ta đối xử tệ hại với loài vô tình thì ta đang giết những loài hữu tình . Thành ra hữu tình và vô tình tuy hai mà một, giữa hai bên quả tình không có giới hạn . Một thi sĩ Pháp đã có lần hỏi :"Objets inanimé , avez vous done une ame?"( "Các vật vô tình kia ơi, chúng bay có linh hồn không vậy ?"). Có vẻ như ông ta bắt đầu đặt câu hỏi về nhận thức thông thường của chúng ta , cái nhận thức dựa trên sự phân chia các loài hữu tình và vô tình . Trong khi đó thì bài kinh sám nguyện của chúng ta có câu :"Tình dữ vô tình , đồng viên chủng trí " ("Con nguyện rằng nhờ sự tu tập của con mà các loài hữu tình và các loài vô tình đều đạt tới nhất thiết trí cả "). Người viết ra lời nguyện này đã vượt khỏi chúng sanh tướng . "Làm sao em biết bia đá không đau ?" (Nhạc Trịnh Công Sơn ). Cái mà mình nghĩ là vô-tình không hẳn là vô-tình đâu. Năm uẩn của chúng sanh được thiết lập bởi những yếu tố gọi là vô -tình. Trịnh Công Sơn có nói thêm :" Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau". Sỏi đá mà còn cần nhau , huống hồ là người . Đó là một tia chớp lóe của tâm thức . Nó cho thấy loài người, loài thú, loài cây , loài sỏi đá là một. Và lòng từ bi của chúng ta không có giới hạn.Khi chúng ta thực sự biết thương chúng ta thì chúng ta thương luôn những loài cỏ cây và đất đá . Cho nên khi lạy thù ân ( tức là lạy để tỏ lòng biết ơn ), không những chúng ta tỏ ra biết ơn cha mẹ , thầy bạn , và mọi loài chúng sanh , mà chúng ta còn biết ơn luôn những loài cỏ cây và đất đá. Cái lạy đó là cái lạy giúp cho ta thấy được sự vô phân biệt giữa tình và vô-tình , cái lạy nhằm quán tưởng sự bất nhị giữa hữu tình và vô tình . "Đệ tử nhớ ơn mọi loài chúng sanh , cây cỏ và đất đá , cúi đầu đảnh lễ tam bảo thường trụ trong mười phương ". Trong khi lạy , hành giả phải quán chiếu sâu thì mới thấy sâu tinh thần Bát nhã
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Khái niệm về Thọ Giả
Thọ giả là thời gian của một sinh mệnh. Khi mình vừa sinh ra thì thời gian đó đã bắt đầu và khi chết đi thì thời gian đó chấm dứt . Thời gian đó còn gọi là Thọ mạng. Ta cứ nghĩ là ta chỉ được sống trong thời gian ấy thôi , trước đó thì ta chưa sống và sau đó thì ta không còn sống , và trong thời gian đó trong ta chỉ có sự sống thôi ngoài ra không có cái gì chết cả . Đây lại là một nhát gươm phân biệt chặt thực tại ra làm nhiều mảnh , cho rằng bên này là cái chết , bên kia là sự sống. Mình nghĩ rằng hôm má mình đưa mình ra đời thì mình mới bắt đầu sống và khi nhắm mắt lìa đời là mình chết . Đó là một khái niệm sai lạc gọi là tướng Thọ Giả .Học kinh Bát nhã ta thấy sinh và diệt là một và nếu không có Diệt thì không có Sinh. Chúng ta đi ngang sinh diệt trong mỗi giây phút . Trong thời gian mà ta gọi là thọ mạng thì cái diệt đi ngang cái sinh hàng triệu lần và do đó làm cho cái sinh có thể có mặt . Mỗi ngày trong cơ thể ta có hàng triệu tế bào chết đi . Tế bào óc, tế bào da thịt trong cùng khắp thân thể . Mỗi tế bào là một đơn vị của cơ thể . Nếu mỗi khi có một tế bào chết mình lại làm đám ma mà khóc thì mỗi ngày như vậy mình phải làm đám ma mà khóc bao nhiêu triệu lần ?Trái đất chúng ta là một cơ thể và mỗi chúng ta là một tế bào , chúng ta nghĩ chúng ta có đủ thì giờ để khóc và làm đám ma . Thấy được cái chết xảy ra trong mỗi giây phút để làm cho cái sống có thể có mặt ta mới thấy cái chết cần thiết cho cái sống đến mức độ nào . Theo tinh thần Bát nhã , đi tìm cái sống bằng cách chạy trốn cái chết là một thái độ không thông minh. Trong kinh Tạp A Hàm , Bụt nói :"Có đủ điều kiện thì con mắt phát hiện , thiếu những điều kiện đó thì con mắt ẩn tàng ." Cái thân và cái thức của mình cũng vậy . Thường thường mình chỉ thấy cái sanh khác với cái diệt . Cái sanh là cái mình ưa thích và ghì chặt lấy . Còn cái diệt là cái mình lo lắng sợ hãi và muốn chạy trốn . Thái độ đó đưa tới rất nhiều lo lắng và sợ hãi . Sở dĩ mình có thái độ đó là vì mình đang bị kẹt vào một cái thấy gọi là Thọ -giả-tướng.Chữ tướng trong nguyên bản tiếng Phạn là tưởng (samjna).Tưởng là một tri giác ( perception hoặc notion ). Tưởng , theo ánh sáng của Duy-thức- học có hai phần :phần chủ thể (còn gọi là kiến phần , tức là phần BIẾT )và phần đối tượng (còn gọi là tưởng phần ), tức là phần BỊ BIẾT . Thấy sợi dây mà nghĩ là con rắn . Ấy là một ảo-tưởng hay vọng-tưởng .Bốn tri giác sai lầm , bốn vọng tưởng này là nguồn gốc cho nhiều khổ đau , nhiều phân biệt : Ngã tướng , Nhân tướng, Chúng sanh tướng , và Thọ -giả tướng . Một vị Bồ tát đích thực là một vị Bồ tát không bị kẹt vào bốn vọng tưởng đó .
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Tôi là người rất yêu quý thiên nhiên và quý vị cũng biết rằng khi từ thành phố về quê thì mình có cái thú là được đi tiểu ở ngoài thiên nhiên. Không khí ở ngoài rất là mát mẻ và đi tiểu ở ngoài dễ chịu hơn là đi ở những cầu tiểu thành phố khi những nhà cầu dơ bẩm hôi hám. Nhưng ngày xưa có nhiều khi tôi thật bối rối: tới gần một thân cây tôi thấy cây đó đẹp quá và vì có niềm kính trọng với cây ấy thành tôi không muốn đi tiểu gần đó , thấy như mình không dễ thương và không có lễ phép . Tôi lại xây qua bụi cây khác và lại thấy cũng không được : tại sao mình phân biệt gốc cây này đẹp hơn bụi cây kia và tôi cũng không muốn đi tiểu vào nơi đó . Thành ra nhiều khi tôi đi rất xa mà vẫn chưa tìm ra được chỗ tiểu .Mình thường có cảm tưởng rằng phòng vệ sinh làm bằng gạch đá là loài vô tri thành ra mình có thể đi tiểu một cách an tâm hơn. Học kinh Kim Cương Năng Đoạn rồi thì mình thấy gỗ đá và xi măng cũng là mầu nhiệm . Chỉ có một nẻo thoát thôi là khi đi tiểu thì mình nên đi rất chánh niệm . Đây là một hành động bình đẳng với mọi hành động khác trong đời sống bình thường như uống trà, rửa bát, lạy Bụt .... Khi tôi lạy Bụt thì tôi cũng lạy bằng tinh thần chánh niệm này và xin quý vị cây cỏ thông cảm .Đó là kinh nghiệm của tôi và kinh nghiệm ấy đã được thực sự thấm nhuần công phu tu học của mình.

Này nữa , thầy Tu Bồ Đề ! Vị Bồ tát thực hiện phép bố thí nhưng không dựa vào bất cứ một thứ gì cả , nghĩa là không dựa vào Sắc để mà bố thí , cũng không dựa vào Thanh, Hương, Vị, Xúc , và Pháp mà bố thí .

Tôi tin là quý vị đã hiểu câu này rồi dù mới nghe đọc lần đầu . Nguyên tắc được đưa ra là khi làm công việc độ sanh thì ta phải làm với tinh thần Vô tướng không phân biệt ta và Người . Không nên dựa vào những vọng tưởng về ngã, nhân, hữu tình , và thọ mạng . Tinh thần đó có thể biểu lộ trong hành động bố thí , trì giới , nhẫn nhục, tinh tấn và thiền định.Ở đây Bụt đưa ra một ví dụ về bố thí . Có ba thứ bố thí :1-tài thí , tức là hiến tặng những điều kiện vật chất để cho người kia đạt được an ổn về vật chất - 2-Pháp thí , hiến tặng phương pháp người kia có thể sanh sống và tu tập - 3-Vô úy thí , là hiến tặng sự an ninh , tâm trạng không sợ hãi . Những lực lượng cảnh sát nếu thực tập đúng luật thì đó là hiến tặng sự an ninh cho chúng ta , đó là một hình thức Vô úy thí . Nhưng trên thực tế lại có nhiều nhân viên cảnh sát lạm dụng quyền hành của họ và làm cho chúng ta sợ hãi , đó là họ làm ngược lại tinh thần hiến tặng an ninh(vô úy thí . Vô úy thí là pháp môn thực tập rất lớn của Bồ tát Quan Thế Âm.Có nhiều người vượt biên trên ghe chỉ mang theo tâm kinh. Tâm kinh là một kinh văn của hệ thống Bát Nhã , là một tặng phẩm về Vô Úy Thí . Đọc kinh đó mình thấy không sợ hãi. Thật ra khi thực tập điều Bụt dạy về bốn vọng tưởng , không để cho Bốn Vọng Tưởng trấn ngự , thì chúng ta đạt tới cõi không sợ hãi rồi . Khi thực tập bố thí , các vị Bồ tát thực tập theo tinh thần Vô tướng , không bị ràng buộc bởi bốn vọng tưởng kia . Mà vọng tưởng do đâu mà có ? Đó là do sự u mê của chúng ta về thực chất của sắc, thanh, hương, vị, xúc, và pháp .Vì không nhận thức thấu được bản chất của chúng , chúng ta đã có vọng tưởng về chúng và vì còn bị kẹt trong sự phân biệt nên chúng ta không thực hiện được phép bố thí theo tinh thần của một vị Bồ tát.
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Chúng ta có thể đem thực phẩm ra mời một người đói , không cần đòi hỏi đó là người Việt , người Pháp , người Mỹ,hay người Phi Châu. Hễ đói thì ta đem thức ăn tới .Ví dụ thứ hai là khi đem thức ăn tới cho người ấy ta không thấy rằng ta là người đang thực tập Bát Nhã Bố Thí độ ., ta đang làm công việc mà Bụt đang trông cậy ta làm . Làm mà có phân biệt như vậy là tu có Tướng (tướng nhân và tướng ngã)rồi .Bốn tướng mà ta được nghe Bụt nói vừa rồi là Bốn tướng căn bản, bốn vọng tưởng lớn . Những vọng tưởng này đã do những vọng tưởng khác tạo thành , những vọng tưởng về sắc , về thanh, về hương , về vị , về xúc , và về pháp . Chúng ta tưởng sắc là những gì rắn chắc , trong khi Bụt đã từng dạy rằng Sắc chỉ như bọt nước .Vật chất có tính cách trống rỗng bên trong , không chắc thực và có tính cách tan rã dễ dàng. Ngày xưa mà dùng ví dụ về bọt nước thay cho Sắc đã là hay quá rồi.Bây giờ khoa học tiến bộ chỉ cho ta thấy rằng cái mà ta gọi là vật chất thật sự bên trong chỉ là trống rỗng . Vật chất hầu như chỉ làm bằng không gian thôi . Cái mà chúng ta cho là rắn chắc bất di bất dịch kỳ thực không phải là rắn chắc bất di bất dịch. Những nguyên tử tập họp thành một khối vật chất dù là đá, sắt , hay gỗ , tất cả những nguyên tử ấy đều di động. Mỗi nguyên tử bên trong có nhân và xung quanh có nhiều điện tử xoay quanh với tốc độ gần ba trăm ngàn cây số một giây. Nhìn sâu vào vật chất ta thấy đó là một tổ ong luôn luôn di động, và sự di động đó mau hơn sự di động của những con ong rất nhiều . Và khi mình thấy được những điện tử đang xoay quanh những nhân nguyên tử với tốc độ gần ba trăm ngàn cây số một giây thì mình thấy cái quan niệm và cái thấy của chúng sinh về vật chất (về Sắc ) sai lạc quá chừng . Các nhà khoa học thấy rằng khi đi vào thế giới nguyên tử họ thấy thế giới của nhận thức thông thường của mình là thế giới mộng ảo . Đi bằng con đường thiền quán hay là bằng đường khoa học vật lý đều có thể thấy được điều đó ..vì vậy cho nên ngày xưa Bụt ví vật chất (Sắc )là một đám bọt nước . Ví dụ đó diễn tã được không gian ở trong sắc . Nếu bọt nước tan ra thì không còn gì cả , bên trong chỉ toàn là hư không thôi. Rồi kinh cũng nói như vậy về thanh, hương, vị , xúc , và pháp . Do nhận thức sai lầm của chúng ta về sắc , thanh, hương , vị, xúc , và pháp , ta đã đi tới bốn khái niệm sai lầm chánh là Ngã, Nhân , chúng sanh, và Thọ giả .
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Cho nên vị Bồ tát trong khi thực tập hạnh bố thí phải vượt thoát ý niệm sai lầm về sắc , thanh, hương, vị , xúc , pháp , và không còn bị kẹt vào những ý niệm đó. Không nương tựa , không trụ vào bất cứ thứ gì , tại vì nếu nương tựa vào một cái gì dễ sụp đổ thì mình cũng dễ sụp đổ. Một ngôi chùa , một trung tâm tu học như làng Hồng chẳng hạn, cũng chỉ là Sắc.Mình cần tới Sắc , nhưng mình không nương dựa và bám víu quá trên cái đó . Mình cứ tu học, cứ hành đạo , cứ thiền quán . Nếu không có làng Hồng thì mình cũng có thể tu chỗ khác , không phải là vì không có làng Hồng mà mình không thể tu. Như vậy mình đạt tới cái tâm rất là tự tại, vô úy, mình sử dụng được sắc, thanh, hương, vị , xúc, và pháp một cách tự do,mình biết được cái thể tính của những pháp đó và mình không bị kẹt vào các pháp đó , không nô lệ cho những thứ đó . Những thứ đó khi tập hợp lại không làm cho mình thêm niềm tin , và khi tan vỡ ra chúng cũng không làm cho mình mất niềm tin . Bồ tát thực hiện sáu hạnh Ba la mật ( bố thí, trì giới, nhẫn nhục , thiền định,tinh tấn , và trí tuệ) phải làm theo tinh thần ấy . Nếu nghĩ rằng có tiền thì mới thực tập bố thí được là không đúng . Theo tôi , không có tiền thì tập bố thí còn dễ hơn. Đừng có than rằng "chúng ta đâu có tiền mà làm cái việc bố thí ". Thật sự chúng ta có thể hiến tặng rất nhiều niềm vui và hạnh phúc cho người khác.Có những thiếu niên đang lớn nói : "Con phải có một cái nghề làm ra thật nhiều tiền thì mới có thể giúp người được ".Và cố nhiên là em muốn đi học Bác Sĩ hay Kỹ Sư ...Ta biết rằng , khi học cho đậu được cái bằng bác sĩ hay kỹ sư thì hầu như tất cả thì giờ của mình sẽ bị cuốn hút vào trong đó . Hành nghề bác sỹ cũng bận rộn không kém . Mình bố thí cho mình còn không có thì giờ ,nói gì bố thí cho người khác . Đó là một cái kẹt. Kẹt vào sắc , thanh...

Tu Bồ Đề , Bồ tát nên bố thí theo tinh thần ấy , không dựa vào tướng . Tại sao ?Nếu Bồ tát bố thí mà không dựa vào tướng thì phước đức sẽ không thể nghĩ bàn .

 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Phước đức của người bố thí theo tinh thần vô tướng sẽ lớn như hư không . Chúng ta thường nói kết quả của sự tu học mà ta mong ước là thảnh thơi giải thoát . Sự thảnh thơi giải thoát mà được ví với hư không thì thật là lớn lắm . Nếu ngồi rửa nồi mà cứ nghĩ rằng mình đang làm việc cực nhọc trong khi các chị ấy chỉ biết ngồi chơi ..v v.. thì vừa làm ta vừa đau khổ . Vậy thử hỏi phước đức ấy được bao nhiêu ? Ít lắm . Tuy rằng rửa xong ta có mấy cái nồi sạch thật đó , nhưng mà phước của ta chỉ lớn bằng mấy cái nồi thôi . Còn nếu ta ngồi rửa với tâm trạng thênh thang, thư thái mỉm cười . thì phước đức sẽ lớn bằng hư không . Tâm trạng thênh thang ấy đã có thể (tạm ) gọi là giải thoát. Và giải thoát là phước đức của chính mình . Quý vị có thấy lời kinh dính líu tới đời sống hàng ngày của chính mình chưa ?

"Tu Bồ Đề , thầy nghĩ sao ?Không gian về phía đông có thể nghĩ lường được không ?
_ Bạch đức Thế Tôn không .
_Này thầy Tu Bồ Đề , không gian về phương Tây , phương Nam , phương Bắc , phương Trên , phương Dưới có thể nghĩ và lường được không ?
_Bạch Đức Thế Tôn không
_ Này thầy Tu Bồ Đề , nếu Bồ tát không nương vào đâu cả để thực hiện pháp bố thí thì phước đức cũng nhiều như hư không vậy, không thể nghĩ được , không thể lường được . Này Tu Bồ Đề , các vị Bồ Tát nên trú tâm theo những lời chỉ dẫn vừa đưa ra .
_ Tu Bồ Đề , thầy nghĩ sao ?Có thể nhận diện Như Lai qua thân tướng hay không ?
_ Bạch Đức Thế Tôn , không .Cái mà Như Lai nói là thân tướng , vốn không phải thân tướng .
Bụt bảo thầy Tu Bồ Đề :"Nơi nào có tướng là nơi đó còn có sự lường gạt . Nếu thấy được tính cách không tướng của các tướng , tức là thấy được Như Lai "

Thân tướng Như Lai màu vàng , có tám mươi vẻ đẹp và ba mươi hai tướng tốt . Có thể nhận diện Như Lai qua thân tướng đó hay không ?Tướng luôn luôn có liên hệ tới Tưởng .Tưởng là nhận thức của chúng ta . Mà nhận thức của chúng ta có nhiều trình độ sai lầm khác nhau, có khi chúng ta sai lầm nhiều , có khi chúng ta sai lầm ít . Khi nhận thức đạt đến phẩm chất gọi là trí tuệ rồi thì nhận thức không còn được gọi là tưởng nữa . Ta gọi nó là Bát Nhã .Bát Nhã vượt được các tướng . Đó là Trí . Ở đây chúng ta gặp cái có thể được gọi là biện chứng tư tưởng Bát Nhã (dialectic of Prajnaparamita ). Thường thường trí óc chúng ta hay nhận thức sự vật qua nguyên tắc đồng nhất (principe d' identité). Nguyên tắc đồng nhất là căn bản của lý luận và nhận thức mà chúng ta thường dùng trong đời sống hằng ngày . Ví dụ A là A. Đó là luật đông nhất ..Thúy chỉ có thể là Thúy thôi , không thể là ai khác được .A không thể nào là B được . Thế nhưng soi ánh sáng Bát nhã vào ta thấy phải vượt qua nguyên tắc đồng nhất ta mới thấy được sự thật. Bát Nhã nói :"A không phải là A. Cái mà Như Lai gọi là thân tướng vốn không phải là thân tướng. Tại sao vậy ?Sau này khi học sâu vào kinh Kim Cương Năng Đoạn , ta sẽ thấy có những câu được lập đi lập lại nhiều lần như : Như Lai nói là phước đức nhiều , thật ra không phải là phước đức nhiều , cho nên mới gọi là phước đức nhiều
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Đây là ngôn ngữ của biện chứng Bát Nhã. Nhìn bông hồng , Bụt có nhận diện bông hồng là bông hồng như chúng ta không ?Có chứ , nhưng mà trước khi nói bông hồng là bông hồng , thi Bụt đã thấy được rằng bông hồng không phải là bông hồng . Bông hồng vốn do những yếu tố không phải bông hồng làm ra và thật sự không thể có sự phân biệt rành rẽ giữa bông hồng và những cái không phải là bông hồng. quý vị còn nhớ bốn vọng tưởng căn bản là Ngã, Nhân, Chúng sanh , và Thọ mạng không ? Khi nhận thức chúng ta dùng lưỡi gươm phân biệt chặt thực tại ra làm nhiều mảnh và nói :"Đây là A và dĩ nhiên A không phải là B, C, D hay Đ...Nhưng nhìn vào A dưới ánh sáng duyên sinh, chúng ta thấy A chỉ toàn là do B,C,D,Đ, E,G,H... hợp lại . A riêng biệt không bao giờ có thể tự mình có mặt. Nhìn vào A và nhìn thật sâu, ta chỉ thấy B,C, D, Đ và E... mà thôi . Cho nên ta mới nói , A không phải là A , và khi đã thấy A không phải là A rồi thì ta mới thật sự thấy được chân tướng của A. Còn nếu không thì ta chỉ có vọng tưởng về A mà thôi . Bây giờ quý vị hãy thử nhìn vào Thúy để thấy Thúy không phải là Thúy, để thấy muôn ngàn yếu tố đã tạo ra Thúy. Và khi đã thấy được Thúy như vậy rồi thì ta mới thật sự thấy Thúy . Và bây giờ có thể thấy Thúy với sự hiểu biết và thương yêu. Nếu không thì mình vẫn còn kỳ thị, vẫn còn giận hờn đủ thứ hết . Cái thấy đó là cái thấy có công dụng lấy ra hết những vô minh và những phiền não khác của mình. Khi nhìn một người mình thương hay một người nào mình ghét, ta phải nhìn như thế nào để thấy được rằng người đó không phải là người đó . Người đó sở dĩ mà như thế là do những nhân duyên giáo dục , kinh tế, xã hội, văn hóa, di truyền , mẹ cha , ... v v... tạo ra , và khi nhìn thấy được người đó như vậy rồi thì mới thật sự thương yêu được người đó , thấy được giá trị người đó , hay là chấp nhận được người đó có nhiều cái đã làm ta khó chịu . Ta biết những cái khó chịu kia không phải do người đó muốn mà do những điều kiện xa gần đã tạo ra trong người đó . Nếu mình thấy nơi Thúy có những cái dễ thương, những vẻ đẹp thì mình biết rằng những cái dễ thương đó , những vẻ đẹp đó , là do những yếu tố này kia tạo ra . Và nếu mình muốn Thúy giữ được những yếu tố đó trong Thúy , thì mình phải biết bảo vệ những yếu tố ngoài Thúy.Chớ không phải chỉ bảo vệ những yếu tố trong Thúy mà đủ.Trong số những yếu tố làm cho Thúy dễ thương , có cả bản thân mình nữa . Nếu mình tiếp tục sống tươi mát dễ thương thì Thúy sẽ tiếp tục sống tươi mát và dễ thương . Vì vậy nhìn vào A sâu sắc để thấy A không phải là A, như vậy mình mới bắt đầu thấy được A. Bụt nhìn bông hồng như vậy đó . Vì vậy Bụt không bị bông hồng ràng buộc , trong khi đó, nhìn bông hồng chúng ta còn bị bông hồng ràng buộc vì chúng ta còn trú tướng . Một vị thiền sư nói :
Trước khi tu thiền , tôi thấy núi là núi và sông là sông
Trong khi tu thiền tôi thấy núi không phải là núi , và sông không phải là sông nữa
Nhưng rồi sau đó tôi lại thấy núi là núi , và sông là sông .

Đó là Biện Chứng Bát Nhã, mình có thể nói bông hồng vô tướng, nhưng bông hồng vô tướng không có nghĩa là không có bông hồng , không có Thúy, không có sư cô Như Phước. Ta phải nhìn bông hồng , nhìn vào Thúy , nhìn vào sư cô Như Phước một cách sâu sắc để thấy cái không phải là bông hồng ,cái không phải là Thúy ,cái không phải là sư cô Như Phước , trong bông hồng , trong Thúy, và trong sư cô Như Phước , và lúc đó , thương mới thật sự là thương , bố thí mới thật sự là bố thí , trì giới mới thật sự là trì giới , nâng đỡ mới thất sự là nâng đỡ .Một người tu hành cũng có tướng của người tu: đầu tóc khác, áo mặc khác, cách đi cách đứng , cách nằm , cách ngồi khác .. Do những tướng đó mà mình nhận ra người tu . Nhưng mà những người tu hành có tính cách hình thức cũng có thể có cái tướng đó .Cho nên nếu chỉ biết căn cứ vào tướng thì không được an ninh mấy .Ta phải làm thế nào để vượt được hàng rào của TƯỚNG mà đi vào nội dung . Nhận diện Như Lai qua ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp cũng là chuyện nguy hiểm , tại vì thiên ma cũng có thể hiển hình tướng như vậy và một vị Chuyển Luân Thánh Vương cũng có thể có được ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp ấy ." Vì vậy tôi khuyên thầy đừng tìm Như Lai qua thân tướng ". Bụt đã nói thế , Bụt nói rằng , hễ còn Tướng thì còn hư vọng , nghĩa là hễ còn Tưởng ( tri giác ) thì còn có thể bị lường gạt.Tướng luôn luôn có nội dung là Tưởng. Và khi tu tập để TƯỞNG được chuyển thành trí thì lúc đó TƯỞNG không còn được gọi là TƯỞNG nũa , mà gọi là TUỆ.Lúc đó , tuy các Tướng vẫn còn đó nhưng không còn đánh lừa được mình nữa , và vì vậy cái nhìn bây giờ đã thành ra cái nhìn Vô Tướng ."Nếu thấy đựoc tánh cách không tướng của các tướng, tức là thấy được Như Lai "
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Như Lai tức là sự chân thật, cái bản chất chân thật của sự sống, của trí tuệ , của tình thương , của hạnh phúc, và chỉ khi nào mình thấy được tánh cách phi tướng của của các tướng thì mình mới mong thấy được Như Lai.Ví dụ như bông hồng . Nhìn vào bông hồng và không bị kẹt vào tướng của bông hồng , thấy được tánh KHÔNG của bông hồng thì bắt đầu thấy được Như Lai trong bông hồng . Nhìn vào một hòn sỏi , nhìn vào một cái cây , nhìn vào một em bé , với phương pháp đó ta đều có thể thấy được Như Lai cả . Như Lai (Tathagata )có nghĩa là không có tướng đến và không có tướng đi . Kinh Kim Cương Năng Đoạn định nghĩa Như Lai là không từ đâu tới cả và sẽ không đi về đâu cả .Không có tướng đến và không có tướng đi.Không có tướng Không và cũng không có tướng Có , không có tướng Sinh và cũng không có tướng Diệt .Trong bản tiếng Hán ta đọc :"vô sở tùng lai diệc vô sở khứ thị danh Như Lai" (Không từ đâu tới cả và cũng không đi về đâu thì gọi là Như Lai)

Chúng ta tiếp tục học kinh Kim Cương . Trước khi học tiếp , chúng ta hãy đọc lại Kinh Văn để ôn lại những gì mình đã nghe. Khi đã hiểu Kinh Văn rồi thì ta sẽ nghe kinh này như là nghe nhạc :

Đây là những điều tôi được nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Kỳ Thọ Cấp Cô Độc gần thành Xá Vệ , với đại chúng khất sỹ gồm một ngàn hai trăm năm mươi vị . Hôm ấy vào giờ khất thực , Bụt mặc áo và ôm bát đi vào thành Xá Vệ . Trong thành , người theo phép thứ đệ khất thực . Khất thực xong , người về lại tu viện thọ trai . Thọ trai xong , người xếp y bát , rửa chân , trải tọa cụ mà ngồi .

Lúc ấy , từ chỗ ngồi của mình trong đại chúng , thượng tọa Tu Bồ Đề đứng dậy , trịch vai áo bên phải ra , quỳ chân hữu xuống , chắp tay cung kính bạch với Bụt rằng :"Thế Tôn ! Người thật là bậc hiếm có ! Thế Tôn thường đặc biệt hộ niệm và đặc biệt giao phó sự nghiệp cho các vị Bồ tát . Thế Tôn ! Những người con trai hiền và những người con gái hiền nào muốn phát tâm Vô thượng Chánh đẳng chánh giác thì nên nương tựa vào đâu và làm sao điều phục tâm của họ ? ".
Bụt bảo :"Hay lắm thầy Tu Bồ Đề !Thầy nói thật đúng ! Như Lai thường đặc biệt hộ niệm và giao phó sự nghiệp cho các vị Bồ tát .Này thầy hãy lắng nghe cho kỹ . Như lai sẽ vì thầy mà trả lời . Những người con trai hiền hay những người con gái hiền nào muốn phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác thì phải nương tựa và điều phục tâm của họ như thế này "

Thầy Tu Bồ Đề nói :"Bạch Thế Tôn ,chúng con rất mong được nghe người chỉ dạy ."

Bụt bảo Tu Bồ Đề :"Các bậc Bồ tát đại nhân nên hàng phục tâm họ như sau :Có cả thảy bao nhiêu loại chúng sinh , hoặc sinh bằng trứng, hoặc sinh bằng thai, hoặc sinh bằng sự ẩm ướt , hoặc bằng sự biến hóa , hoặc có hình sắc , hoặc không có hình sắc , hoặc có tri giác hoặc không có tri giác , hoặc không phải có tri giác cũng không phải không có tri giác , ta phải đưa tất cả các loài đó vào Niết Bàn tuyệt đối để được giải thoát . Giải thoát cho vô số , vô lượng vô biên chúng sanh như thế , mà kỳ thực ta không thấy có chúng sanh nào được giải thoát . Vì sao ?Này Tu Bồ Đề , nếu một vị Bồ tát mà còn có khái niệm về Ngã, về Nhân , về Chúng Sanh , và về Thọ Giả , thì vị ấy không phải là một vị Bồ tát đích thực .

Này nữa này thầy Tu Bồ Đề , vị bồ tát thực hiện phép bố thí nhưng không dựa vào bất cứ một thứ gì cả , nghĩa là không dựa vào sắc để bố thí , cũng không dựa vào thanh , hương, vị, xúc , và pháp để bố thí . Tu Bồ Đề , bồ tát nên bố thí theo tinh thần ấy , không dựa vào tướng .Tại sao ?Nếu Bồ tát bố thí mà không dựa vào tướng thì phước đức sẽ không thể nghĩ bàn
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Tu Bồ Đề, thầy nghĩ sao ?Không gian về phương đông có thể nghĩ lường được không ?

_Bạch Thế Tôn không
_Này thầy Tu Bồ Đề , không gian về phương Tây , phương Nam , phương Đông , phương Bắc , phương Trên và phương Dưới có thể nghĩ lường được không ?
_Bạch Đức Thế Tôn không !

_Này thầy Tu Bồ Đề , nếu Bồ tát không nương vào đâu cả để thực hiện pháp bố thí thì phước đức cũng nhiều như hư không vậy , không thể nghĩ được , không thể lường được. Này Tu Bồ Đề , các vị Bồ tát nên trú tâm theo những lời chỉ dẫn vừa đưa ra .Tu bồ Đề thầy nghĩ sao ?Có thể nhận diện Như lai qua thân tướng hay không ?

_ Bạch Đức Thế Tôn không .Cái mà Như Lai nói là thân tướng , vốn không phải là thân tướng

Bụt bảo thầy Tu Bồ Đề :"Nơi nào có tướng là nơi đó còn có sự lường gạt . Nếu thấy đươc tính cách không tướng của các tướng tức là thấy được Như Lai"

Quý vị có thấy khi mình hiểu kinh rồi thì đọc kinh như nghe nhạc phải không ?Chúng ta hãy đọc đoạn kế tiếp của Kinh văn :

Thầy Tu Bồ Đề thưa với Bụt rằng :"Bạch Đức Thế Tôn , trong tương lai , nếu được nghe những câu nói như thế , người ta có thể phát sinh lòng tin chân thật hay không ?
Bụt bảo :"Thầy đừng nói như thế .Năm trăm năm sau khi Như Lai diệt độ , sẽ có những người biết giữ giới và tu phước . Những người đó khi nghe được những lời này sẽ có thể phát sinh lòng tin và nhận ra đó là sự thật.Ta nên biết rằng những người ấy đã gieo trồng những hạt giống tốt không phải ở nơi một vị Bụt , mà thật đã gieo trồng những hạt giống lành ở nơi vô lượng ngàn muôn vị Bụt. Người nào chỉ trong một giây phút thôi phát sinh nièm tin thanh tịnh khi nghe những lời những câu ấy , thi Như lai tất nhiên BIẾT được người ấy , THẤY được người ấy , và người ấy sẽ đạt được vô lượng phước đức như thế . Vi sao ?Vì những người như thế không còn kẹt vào những khái niệm về Ngã , về Nhân . về Chúng Sanh , vê Thọ Giả , vê Pháp và Không Phải Pháp, về Tướng và về Không Phải Tướng .Vì sao ?Nếu còn chấp vào ý niệm Pháp thì còn kẹt vào tướng Ngã , Nhân , Thọ Giả ; và nếu còn chấp vào ý niệm Không Phải Pháp , thì cũng vẫn còn kẹt vào tướng Ngã, Nhân , Chúng Sanh , và Thọ Giả như thường.
Thế cho nên , đã không nên chấp vào pháp mà cũng không nên chấp vào Không phải pháp.
Vì vậy mà Như Lai đã mật ý nói :Này các vị khất sĩ , nên biết rằng Pháp tôi nói được ví dụ như chiếc bè , pháp còn nên bỏ ,huống là Không phải Pháp



Những lời Bụt giảng đó , thầy Tu Bồ Đề đã hiểu thấu được . Tuy thầy đã chấp nhận và tin tưởng được những lời ấy nhưng vì thấy các tư tưởng này cao siêu quá thây sợ rằng sau này sẽ có những người khi nghe những câu nói như vậy sẽ sinh lòng nghi hoặc . Vì những lời Bụt nói trái chống quá với nhận thức thông thường của người ta , nên thầy mới e ngại như thế . Thầy nói :Bạch Đức Thế Tôn , bây giờ có Người ngồi ở đó thì cái gì cũng dễ , nhưng sau này khi Người đã diệt độ rồi chừng năm trăm năm sau , khi nghe những câu nói như thế này , có thể người ta khó phát được lòng tin và cho đây là sự thật . Bụt mới trấn an thầy Tu Bồ Đề, bảo rằng trong tương lai , năm trăm năm sau khi đức Như Lai vào Niết Bàn , thế nào cũng sẽ có những người biết thực hành giới luật , biết tu tập phước đức , và những người đó khi có cơ hội nghe tới những lời và những câu nói này thì cũng có thể phát sinh được lòng tin và chấp nhận được những điều thầy vừa chấp nhận
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Sự thật , thưa đại chúng , bây giờ đã hai nghìn mấy trăm năm qua rồi mà trong số thính chúng này cũng có những người có khả năng chấp nhận điều Bụt nói và cho đó là sự thật. Bụt dạy: những người đó không phải tự nhiên mà được như vậy. Khi nghe những điều khó tin , khó hiểu và khó nhận như vậy mà vẫn hiểu và chấp nhận được là vì những người đó đã có những hạt giống tốt trồng từ những kiếp xưa. Tâm mình là một thửa ruộng lớn, mình là một vị Bụt tương lai, và mỗi khi mình tạo tác một nhân tốt thì cố nhiên mình đã gieo một hạt giống tốt vào một vị Bụt , tức là vào tâm địa của chính mình. Ở đây Bụt nói rằng những người đó đã gieo trồng những nhân lành đó không phải ở nơi một vị Bụt, mà hai vị ,ba vị , bốn vị, năm vị , và hằng hà sa số các vị Bụt. Trong câu này có hai từ ngữ mà ta phải chú ý lâu lắm mới thấy được tầm quan trọng của chúng . "Người nào chỉ cần trong một giây phút thôi phát sinh được niềm tin thanh tịnh khi nghe những lời , những câu ấy thì Như Lai tất nhiên biết được người ấy , thấy được người ấy , và người ấy sẽ đạt được vô lượng phước đức như vậy." Trong một giây rất ngắn như là một sát na mà phát khởi được lòng tin về những điều vừa nghe thì người đó đã có nhiều phước đức lắm, và người đó chính Bụt đang trông thấy , đang nhìn thấy . Như Lai BIẾT người đó đang đứng đó , đang ngồi đó . Như Lai THẤY người đó đang đứng đó , đang ngồi đó . Những từ quan trọng trong câu này, là BIẾT và THẤY. Được một đức Như Lai biết mình ở chỗ đó , thấy mình đang hành đạo ở đó là một nguồn cảm hứng vô biên ,một nguồn an ủi vô biên, một nguồn yểm trợ vô biên cho người đang hành đạo . Điều này chỉ cần được xét trong trường hợp của chính mình thì cũng đủ biết . Nếu mình có được người bạn thân có thể biết mình, hiểu được mình, biết được mình đang làm gì , đang theo đuổi sự nghiệp nào , thì mình đã thấy có sự yểm trợ rồi , có sự hộ niệm lớn rồi .Huống hồ người thấy và biết mình đó lại là một bậc Giác ngộ thì sức yểm trợ lớn biết bao nhiêu. Người đó không làm gì cả , người đó chỉ cần thấy mình thôi , chỉ cần biết mình đang ở đó thôi , là mình đã có rất nhiều năng lực rồi .Có một hôm đọc lại bài thơ mà tôi viết cho các em thuộc trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội, tôi chợt hiểu được câu này trong kinh Kim Cương. Lạ thật , khi đọc kinh thì không hiểu hết , mà khi đọc qua cái khác thì mình lại hiểu kinh . Đọc kinh như là trồng cây vào trong người của mình. Rồi khi đi ngắm trời , ngắm biển, ngắm mây , hóng gió, mình biết phải làm cách nào để trở về với cái cây mà mình đã trồng đó . Năm đó chiến tranh Việt Nam trở nên hung bạo vô cùng và con số người chết ở thôn quê tăng lên rất nhiều . Trong khi đó các thanh niên , thiếu nữ , các cô , các chú , và các thầy ở trong trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội đi ra ngoài làm việc rất đông và thỉnh thoảng tôi lại nghe tin các em chết , các thầy chết , các cô và các chú chết (Mình phải đi ra ngoài trận mạc, hoặc xóm làng để mà tải thương , để mà giúp các em bé bị thương , những người lớn bị kẹt vào những vùng lửa đạn , cho nên thân mạng mình cũng có thể bị chiến tranh tàn hại như là thân mạng của đồng bào ). Hồi đó trong cả hai phía lâm chiến , phía chống cộng và phía cộng sản , không có phía nào ưa phong trào Phật giáo cả , vì Phật giáo không chấp nhận anh em một nhà giết nhau. Phật tử muốn đi đến giải pháp hòa giải giữa hai phía lâm chiến . Hồi đó có một bài thơ của tôi rất được ham chuộng , đó là bài "Kẻ thù ta không phải là người ". Kẻ thù ta là tham lam là vu khống , là bạo tàn . Chúng ta chống những cái cuồng tín , bạo tàn , tham lam , vu khống . Nhưng chúng ta không chống con người . Phạm Duy đã soạn bài nhạc Kẻ thù ta không phải là người theo ý đó . Các cô chú , các thanh niên thiếu nữ trong trường Xã Hội đi ra làm việc là phải chấp nhận sự kiện là đi ra thì có thể chết , có thể chết vì bom đạn nhưng cũng có thể chết vì các phía lâm chiến .Một bên thì nghi mình theo CIA, một bên thì nghi mình theo cộng sản . Và trong giới chống Cộng cũng có những giới cuồng tín , khi thấy mình không theo họ thì họ nghĩ là mình theo bên kia . Rồi bên cộng sản cũng vậy , họ cũng có thể nghĩ mình là tình báo cho quốc gia . Các thanh niên về quê làm việc rất giỏi , một hôm nọ có người nông dân hỏi: chớ các anh lương được chính phủ trả bao nhiêu mà làm giỏi như vậy ?Mấy chú trả lời rất hay : Dạ thưa lương tiền gì đâu, chúng con đi làm công quả mà .
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Ngày xưa mình vào chùa làm công quả nhưng ngày nay loạn lạc, dân lành khổ quá. Bụt cũng phải ra ngoài này để mà phù trợ thì tụi con cũng phải đi ra tận ngoài này để mà giúp đỡ bà con, chứ không ở trong chùa làm công quả như xưa nữa.Trả lời như vậy là thông minh.Đó là theo chủ thuyết "đạo Phật đi vào cuộc đời " (engaged Buddhism )phát sinh vào thời đó . Hồi đó tôi cũng có viết một cuốn sách tên "Đạo Phật Đi Vào Cuộc Đời ". Có năm chàng thanh niên phụng sự xã hội được phái tới một thôn làng tên Bình Phước ở gần bờ sông để thực tập. Hôm đó sư cô Chân Không , một nhân viên của ban giám đốc trường Xã Hội, đã tới thăm họ và họ có mời sư cô ở lại nghỉ đêm để bàn công việc. Sư cô rất ưa ở lại nhưng vì đã lỡ hẹn trước với bà cụ rồi nên phải về. Đêm hôm đó , năm chú bị giết. Nhưng có một chú sống sót .Chú kể lại là họ mang năm chú ra bờ sông và hỏi : Các anh có phải là Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội không ?Mình nói : Dạ phải. Họ nói : Rất tiếc chúng tôi buộc lòng phải giết các anh. Và họ bắn năm người trên bờ sông . Hồi đó tôi đã xuất ngoại, khi nghe tin các em và các chú bị ám sát và tử nạn như vậy thì đau đớn vô cùng và tôi đã khóc . Có người bạn , giáo sư Windmiller, nói với tôi rằng: Tại sao thầy khóc ?Thầy là một viên đại tướng thống lãnh một đoàn quân bất bạo động để làm công việc của tình thương . Cố nhiên là đoàn quân nào cũng phải gánh chịu những tổn thất cả . Mình đâu có làm việc giết người , mình chỉ đi cứu người thôi, mình là những chiến sĩ của tình thương thì thế nào quân đội bất bạo động của mình cũng không thể tránh được sự tổn thất _ Tôi nói rằng tôi không phải là một vị tướng lãnh, tôi chỉ là một người thường . Tôi đã gọi các em tới để phục vụ và bây giờ các em chết thì tôi khóc .Và tôi có viết một bài thơ với nhan đề là "Dặn Dò " và gởi về cho các em trong trường Xã Hội và yêu cầu các em đọc cho kỹ . Trong bài thơ đó tôi đã nói "đừng có bao giờ quay trở lại thù oán con người , dù con người có thù oán mình, đàn áp mình, có giết mình, có dẫm lên sinh mạng mình, như là dẫm lên giun dế . Nếu ở vào trường hợp phải chết vì bạo lực thì các em hãy quán từ bi và tha thứ cho người đã giết và áp bức các em.Chết với tâm trạng từ bi như vậy thì mới xứng là người con của Bụt". Chính khi tôi đọc lại bài này thì tôi hiểu được ý của Bụt trong kinh Kim Cương Năng Đoạn . Cô Nhất Chi Mai trước khi tự thiêu để kêu gọi các phe lâm chiến ngưng chém giết nhau cũng đã đọc bài này trong băng nhựa để lại cho cha mẹ:

Xin hứa với tôi hôm nay
Trên đầu chúng ta có mặt trời
Và buổi trưa đứng bóng
Rằng : em không bao giờ thù hận con người
Dù con người có đổ chụp lên đầu em
Cả ngọn núi hận thù, tàn bạo
Dù con người giết em
Dù con người dẫm lên mạng sống em như là dẫm lên giun dế
Dù con người móc mật moi gan em
Đầy ải em vào hang sâu tủi nhục
Em vẫn phải nhớ lời tôi căn dặn:
"Kẻ thù chúng ta không phải con người"
Xứng đáng chỉ có tình xót thương
Vì tôi xin em đừng đòi điều kiện
Bởi không bao giờ oán hờn lên tiếng
Đối đáp được
Sự tàn bạo con người

Có thể ngày mai
Trước khuôn mặt bạo tàn
Một mình em đối diện
Hãy rót cái nhìn dịu hiền từ đôi mắt
Hãy can đảm
Dù không ai hay biết
Và nụ cười em hãy để mở
Trong cô đơn
Trong thống thiết


Những người yêu em
Dù lênh đênh qua ngàn trùng sinh diệt
Vẫn sẽ nhìn thấy em


Tôi sẽ đi một mình
Đầu tôi cúi xuống
Tình yêu thương
Bỗng trở nên bất diệt


Đường xa và gập ghềnh muôn dặm
Nhưng hai vầng nhật nguyệt
Sẽ vẫn còn
Để soi bước cho tôi


Chết trong sự đàn áp , tàn bạo , và tủi nhục. Nhưng nếu người đó mỉm cười được với lòng tha thứ thì người ấy quả thật có nhiều sức mạnh. Tôi xin đọc lại câu :Hãy rót cái nhìn dịu hiền từ đôi mắt, hãy can đảm dù không ai hay biết những người yêu em dù lênh đênh trong ngàn trùng sinh diệt, vẫn sẽ nhìn thấy em .Chính nhờ đọc lại câu này mà tôi hiểu được Kinh .
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Nếu người kia chết được như vậy , chết được với lòng từ bi trong tâm hồn thì người kia cũng là ngọn đuốc soi sáng cho mình. Tôi sẽ đi một mình và đầu tôi cúi xuống,cúi xuống để nhớ người đó , để THẤY được người đó , dể BIẾT người đó và do đó tình yêu thương bỗng trở nên bất diệt.Đường xa và gập ghềnh muôn dặm, nhưng hai vầng nhật nguyệt sẽ vẫn còn để soi bước cho tôi.Có ảnh hưởng qua lại giữa hai người , có từ bi , có sự tha thứ .Giữa mình với nhau , giữa những người thương , những chúng sanh mà vẫn cần sự có mặt của nhau, người này cần được người kia thấy thì mới có thêm sức mạnh . Huống hồ là có được một vị Bụt nhìn thấy , thì dù trong cô đơn đàn áp , khổ đau theo đường lý tưởng , mình vẫn cảm thấy có một nguồn năng lực vô biên nâng đỡ mình . Trong những phút như vậy mình không trở nên yếu đuối và sẽ không phản bội lý tưởng từ bi của mình.

Người nào chỉ trong một giây phút thôi, phát sinh được niềm tin thanh tịnh khi nghe những lời những câu ấy , thì Như Lai tất BIẾT được người ấy , THẤY được người ấy và người ấy sẽ đạt được vô lượng phước đức như thế . Vì sao thế ? Vì những người như thế không còn kẹt vào những khái niệm về Ngã, về Nhân , về Chúng Sanh, về Thọ Giả , về Pháp và Không phải Pháp , về Tướng và về Không phải tướng .Vì sao ?Nếu còn chấp vào ý niệm Pháp thì còn kẹt vào tướng Ngã , Nhân , Chúng sanh , và Thọ giả như thường . Thế cho nên đã không nên chấp vào Pháp , cũng không nên chấp vào Không phải pháp . Vì vậy mà Như Lai đã mật ý nói : Này các vị khất sĩ , pháp tôi nói được ví dụ như chiếc bè : pháp còn nên bỏ , hà huống là Không phải pháp .

Trong bản chữ nho không có các chữ Tưởng và Không phải Tưởng . Tưởng đây là khái niệm . Mình có khái niệm về cái gì thì cái đó hiện ra trong khái niệm mình . Ví dụ như khi mình có khái niệm về bình trà thì trong khái niệm đó có hình ảnh của bình trà : đó là Tưởng. Danh từ Phật học là Tưởng , danh từ ngoài đời là khái niệm . Thông thường khái niệm của sự vật không phải là tự thân về sự vật . Ví dụ như khi ta có khái niệm về bàn thì tướng bàn chẳng qua chỉ là khái niệm của chúng ta thôi , tưởng ấy có thể rất khác với tự thân cái bàn. Khái niệm "bàn" của ta có thể rất khác với khái niệm cái bàn của một con mọt. Đối với con mọt thì cái bàn là một kho lương thực và không có những công dụng như để bình hoa , đặt cuốn sách để viết lách như khái niệm bàn của chúng ta . Đối với một nhà khoa học thì khái niệm về bàn cũng có thể rất khác . Chúng ta đã học đã tu nên khái niệm của chúng ta về Phật giáo rất khác với khái niệm về Phật giáo đối với những người chưa học chưa tu theo đạo Bụt . Họ có những khái niệm về thiền hành , về ông thầy tu , về Bụt ..v v.. rất khác chúng ta . Các khái niệm của chúng ta về đạo Bụt gần với sự thật hơn. Nhờ công phu quán chiếu tu học , những cái tưởng của chúng ta càng ngày càng thoát ly những sai lầm để một ngày nào đó đạt tới chất liệu của trí tuệ . Lúc đó chúng ta sẽ không được gọi là tưởng nữa mà gọi là trí . Chúng ta đã được nghe nói về bốn khái niệm Ngã, Nhân, Chúng sanh , và Thọ giả . Giờ đây ta nghe thêm về khái niệm Pháp .
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên