KINH KIM CANG Chú Giải

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Này nữa , thầy Tu Bồ Đề ! Pháp ấy bình đẳng , không có cao thấp nên gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác .Tu tập tất cả các thiện pháp theo tinh thần vô ngã , vô nhân,vô chúng sanh,vô thọ giả thì đạt được quả Vô thượng Chánh Đẳng Chánh giác.Tu tập tất cả các thiện pháp theo tinh thần vô ngã, vô nhân,vô chúng sanh, vô thọ giả thì đạt được quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh Giác.Tu Bồ Đề , cái gọi là thiện pháp thì Như Lai bảo không phải là thiện pháp, cho nên đó mới thật là thiện pháp .

Bây giờ chúng ta đi sang một ý niệm mới gọi là "bình đẳng tánh" (samata ).Bình đẳng có nghĩa là không này cũng không kia, không tự cũng không tha, không nhiều cũng không ít, không quý cũng không tiện, không cao cũng không thấp .Tất cả các pháp đều bình đẳng cả.Không "tự" cũng không "tha" có nghĩa là không có cái gọi là Vô thượng chánh dẳng Chánh giác biệt lập ngoài những cái mà ta gọi là không phải Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.Không có cái bình trà biệt lập ngoài những cái mà ta gọi là không-phải-bình-trà. Mây là nước,nước là mây,không có mây ngoài nước, không có nước ngoài mây.Pháp ấy bình đẳng không có cao thấp nên gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.Cũng giống như mặt trăng .Ta tưởng mặt trăng có khi mờ khi tỏ, khi khuyết khi đầy , khi có khi không.Nhưng sự thật mặt trăng không có những thuộc tính đó : là khuyết , tròn, mờ,tỏ, có , không .Mặt trăng không có những cái mình tưởng .Từ ý niệm về vô đắc chúng ta đã đi đến ý niệm về bình đẳng tính .

_Tu Bồ Đề , giả dụ có người tom góp bảy thứ châu báu chứa đầy từng đống cao như tất cả các núi Tu di trong thế giới Tam Thiên Đại Thiên này để mà bố thí thì những công đức của những vị ấy đem so với công đức của người đọc tụng và thọ trì kinh Kim Cương Năng Đoạn này rồi đem giảng nói cho người khác nghe thì trăm phần không được một , trăm ngàn vạn ức phần không được một .Phước đức của người hành trì kinh, dù chỉ là hành trì một bài kệ bốn câu, cũng không thể nào dùng ví dụ hay toán học để mà diễn tả nổi .

_Tu Bồ Đề ,các vị đừng có bảo rằng Như Lai có ý niệm "Ta sẽ độ chúng sinh ".Tu Bồ Đề , đừng nghĩ như thế.Tại sao vậy ? Sự thật thì không có chúng sinh nào để cho Như lai độ.Nếu Như Lai nghĩ là CÓ thì Như Lai đã vướng vào khái niệm Ngã, khái niệm Nhân , khái niệm Chúng sanh , và khái niệm Thọ Giả rồi .Tu Bồ Đề, cái mà Như Lai nói là có ngã vốn không phải là Có ngã mà người phàm phu cho là có ngã.Này Tu Bồ Đề , kẻ phàm phu đó , Như Lai không cho đó là phàm phu cho nên mới gọi họ là phàm phu

Kinh Kim Cang có nhiều đoạn lập đi lập lại như trên để càng tụng chúng ta càng thấm thía .Nếu chỉ nghe một lần thôi ta có thể có cảm tưởng là đã hiểu rồi, ta sẽ quá tin , quá tự đắc , điều đó có thể là nguy hiểm.Tụng kinh giống như xoa bóp, phải có công phu mới thành.Thật ra Như lai cũng dùng ngôn ngữ và ý niệm như tất cả những người khác: Như Lai cũng nói , hoa là hoa, rác là rác , bồ đề là bồ đề , phiền não là phiền não, nhưng Như Lai không bị kẹt vào những ý niệm và những tên gọi.Còn chúng sanh quen nhìn vào những cái đó như những vật cứng chắc và do đó bị kẹt vào Tướng.Cho nên Như Lai mới dùng loại ngôn ngữ này để giúp chúng sanh quán chiếu từ từ để có thể thoát khỏi.Đôi khi Bụt cũng nói như là có Ngã.Ví dụ như Bụt nói :"Thầy A nan ơi , thầy có muốn đi lên núi Linh Thứu với tôi không ?" Khi nói "thầy A nan" ơi là dùng ý niệm NHÂN rồi , khi nói "đi với tôi " là dùng ý niệm NGÃ rồi.Như Lai cũng dùng danh từ và ý niệm, nhưng Như Lai không kẹt , còn chúng sanh khi dùng chúng thì lại bị kẹt.Cái mà Như Lai nói là có ngã vốn không phải là có ngã mà người phàm phu cho là có ngã.Này thầy Tu Bồ Đề , kẻ phàm phu đó ,Như Lai không cho đó là phàm phu cho nên mới gọi họ là phàm phu.Câu này có một ý thật hay, gọi kẻ ấy là phàm phu nhưng đồng thời cũng thấy kẻ ấy là một vị Bụt.Không phải hễ gọi kẻ đó là phàm phu thì mình khinh rẻ ông ta liền.Mỗi khi nói đến chữ "Bụt" là chúng ta có sự kính nể , không bao giờ chúng ta dám nghĩ là trong con người của Bụt và của các vị Bồ Tát có thể có rác được, vì chúng ta sợ tội bất kính.Trong khi đó giáo lý Bát nhã của đạo Bụt nói rằng ngũ uẩn của Bụt cũng có chất hữu cơ .Bụt là do những yếu tố không phải Bụt làm thành .Tịnh là do những yếu tố bất tịnh làm nên .Tính chất của tình thương trong đạo Bụt là bất nhị, vì trong tình thương ấy người thương và người được thương không còn là hai.Sông, biển, rừng , núi , đất , đá ..v v.. đều là cơ thể của mình.Bảo vệ môi sinh do đó là bảo vệ chính mình.Tình thương của đạo Bụt cũng có tính chất hữu cơ .Trong tinh thần tương -tức, tất cả các vấn đề trên thế giới và của con người ta đều phải được giải quyết bằng các nguyên tắc bất nhị và hữu cơ .Phải biết những đau khổ của bên này là những đau khổ của bên kia , sụ dại dột bên này là sự dại dột bên kia , sự nóng giận của bên này bên kia cũng lãnh đủ , và sự ngu dốt của bên kia bên này cũng lãnh đủ hết .Đó là cái nhân hữu cơ của đạo Bụt về tình thương và sự tranh chấp .
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
_Tu Bồ Đề, thầy nghĩ sao ?Có nên quán tưởng Như Lai qua ba mươi hai tướng không ?

Tu Bồ Đề nói :"Thưa vâng , thưa vâng, phải dùng ba mươi hai tướng mà quán Như Lai"

Đạo Bụt có những phép quán tưởng trong đó có phép quán niệm Bụt.Theo phép quán này mình hình dung Bụt với những tướng tốt trang nghiêm, đôi khi mình gọi tên Bụt để cho hình dung Bụt hiện ra .Như vậy là để mình đạt tới sự thảnh thơi an lạc trong lòng.Các thầy đã quen cách quán đó , và mỗi khi muốn thấy hình ảnh Như Lai thì thường quán ba mươi hai tướng .Vì vậy mà thầy Tu Bồ Đề đã vô tình vội nói :"Thưa vâng , thưa vâng , phải dùng ba mươi hai tướng mà quán Như Lai"

Bụt nói :"Nếu lấy ba mươi hai tướng mà quán Như Lai thì một vị Chuyển Luân Thánh Vương cũng là Như Lai sao ?"

Theo tinh thần kinh Kim Cang, ta không nên đồng nhất cái thân ba mươi hai tướng đó với Bụt, và hãy thử đi tìm Bụt ở những nơi không có ba mươi hai tướng.Bụt trong bùn lầy nước đọng.Bụt trong người hành khất bị phong, bị hủi.Phải thấy được Bụt như vậy, phải có một cái thấy vô tướng về Bụt.Ở đây kinh không có chủ ý nói phép quán Bụt qua ba mươi hai tướng kia là sai lầm.Đối với người mới học mới tu công phu quán Bụt qua ba mươi hai tướng có thể làm cho trong tâm hồn dịu lại và niềm tin vững chãi hơn lên :
Sen quý nở đài giác ngộ
Hào quang chiếu rạng mười phương
Trí tuệ vượt tầm pháp giới
Từ bi thấm nhuận non sông
Vừa thấy dung nhan Điều Ngự
Trăm ngàn phiền não sạch không
Hướng về tán dương công đức
Tinh chuyên đạo nghiệp vun trồng

Trong những buổi công phu , chúng ta thường quán niệm Bụt ngồi trên tòa sen với ba mươi hai tướng tốt với tất cả hào quang , chúng ta xưng tán Như Lai để thân tâm khỏe khoắn và an tịnh.Đang có chuyện buồn khổ , hành giả thường hình dung ba mươi hai tướng của Bụt, và khi quán tưởng dung nhan của thầy mình hành giả thấy trong lòng mát mẻ.Kinh Kim Cương không cấm chúng ta làm như vậy.Ý kinh là chúng ta phải từ từ biết quán Bụt ở nơi những cái ngoài ba mươi hai tướng .Kinh không phủ nhận giá trị của phép quán ba mươi hai tướng .Kinh chỉ muốn cho người học trò lớn lên để có thể thấy được Bụt trong những yếu tố mà mình gọi là không phải Bụt.Ghì riết lấy Bụt thì Bụt cũng đến chết ngạt mất .Có một thiền sư kia không ưa dùng chữ Bụt mấy vì ông thấy người ta lợi dụng chữ "Bụt" quá nhiều .Một hôm ông tuyên bố trong đại chúng :"Mỗi lần bất đắc dĩ phải dùng tiếng "Bụt " thì sau đó tôi phải đi súc miệng ba lần".Nói như vậy là nói theo ngôn từ Bát nhã .Người nghe có thể nghĩ rằng câu nói có vẻ bất kính , nhưng đối với một người đã thấy được Bát-nhã thì đó là một sự ca ngợi Bụt .Nói được như vậy là đã hiểu được Bụt khá sâu sắc .Hôm ấy trong đại chúng có một người khách quý .Nghe xong người ấy đứng dậy phát biểu như sau :"Thưa thầy tôi cũng vậy , mỗi lần nghe thầy nói tiếng "Bụt" tôi phải ra sông rửa lỗ tai ba lần".Chủ như vậy , khách như vậy mới thật là xứng đáng : Cả hai đều vượt thoát được những danh từ có thể bị hư hỏng bệnh tật và không còn khả năng chuyên chở ,Có những người dùng quá nhiều danh từ Phật giáo nhưng không chuyên chở được chút nào giáo lý của Bụt .Vì vậy chúng ta phải cẩn thận : kẻ thù ta là một rổ danh từ (Nhạc Phạm Duy ).

Đoạn kinh văn trên diễn tã sự cần thiết vượt thoát hình tướng , vượt thoát khái niệm , vượt thoát ngôn từ .

Tu Bồ Đề nói :"Thế Tôn, con hiểu lời Bụt dạy rồi , không nên dùng ba mươi hai tướng mà quán Như Lai"
Lúc bấy giờ Thế Tôn nói bài kệ này :
Tìm ta qua hình sắc
Cầu ta qua âm thanh
Là kẻ hành tà đạo
Không thể thấy Như Lai

Ban đầu hành giả có thể hình dung Bụt với ba mươi hai tướng tốt , có thể nằm mơ thấy Bụt nữa .Nhưng sau khi chữa trị thương tích rồi , hành giả phải tiến tới chứ đừng nên ôm ấp những hình ảnh và ý niệm đó mãi mãi .Bụt có thể tìm thấy trong bùn lầy nước đọng, trong sinh, lão ,bệnh, tử .Niết bàn được làm bằng chất liệu của sinh , lão, bệnh , tử .Giải thoát được làm với những chất liệu của triền phược .Giác ngộ được làm bởi những chất liệu của mê mờ .Chúng ta phải gieo những hạt giống của bồ đề trong đất chứ không chứ không thể gieo trên hư không , như ta đã học trong kinh Bảo Tích
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Đoạn kinh sau này chỉnh lại những sai lầm mà ta có thể vấp phải khi đọc đoạn trên

_Tu Bồ Đề , thầy đừng nghĩ Như Lai đạt tới Vô thượng chánh đẳng chánh giác mà không cần tới các tướng đầy đủ .Tu Bồ Đề , đừng nghĩ như thế .Tu Bồ Đề , thầy đừng nghĩ là khi phát tâm Vô thượng chánh đẳng chánh giác ta phải gọi các pháp là hư vô đoạn diệt .Đừng có nghĩ như thế .Kẻ phát tâm Vô thượng Chánh đẳng chánh giác không chủ trương rằng các pháp là hư vô đoạn diệt

Hư vô đoạn diệt là một kiến chấp đối chọi với kiến chấp thường còn .Khi nhìn vào cái bàn , bông hoa, hay cái Vô thượng Chánh đẳng chánh giác , ta có thể thấy những pháp đó như những pháp Thường Còn và có thể tách rời ra khỏi những pháp khác mà tồn tại thì chúng ta lâm vào tình trạng gọi là Chấp Thường .Và khi chúng ta đi sang mé bên kia và cho là không có cái gì hết thì chúng ta rơi vào một cái hố khác gọi là Chấp Đoạn. THƯỜNG cũng không đựoc mà ĐOẠN cũng không nên.Đoạn là anihilation.Giải thoát không phải là tìm tới hư vô đoạn diệt .Đoạn kinh trước dạy ta đừng chấp vào ba mươi hai tướng .Nghe như thế có người sẽ nghĩ rằng ba mươi hai tướng đó KHÔNG CÓ MỘT GIÁ TRỊ NÀO CẢ.Thật ra sự tu học luôn luôn làm phát ra những tướng đẹp .Những dung nghi,những hoan hỷ , những hoa trái của sự tu học vốn là có thật , nhưng chúng không hiện hữu theo kiểu kiến chấp , mà chỉ hiện hữu theo kiểu mầu nhiệm .

_Tu Bồ Đề , nếu có một vị Bồ Tát đem bảy thứ châu báu nhiều cho đến nỗi chất đầy cả các thế giới nhiều như cát sông Hằng bố thí thì công đức ấy cũng không lớn bằng công đức của một người đã hiểu được rằng tất cả các pháp đều là Vô Ngã , và chấp nhận được sự thực đó một cách hoan hỷ .Vì sao ?Tu Bồ Đề , Vì Bồ tát không cần phải tom góp phước đức .
Tu Bồ Đề bạch Bụt :"Thế Tôn ,Bồ Tát không cần tom góp phước đức nghĩa là sao ?"
_Tu Bồ Đề , Bồ Tát tạo phước đức mà không vướng mắc vào ý niệm phước đức cho nên ta mới nói là Bồ Tát không cần tom góp phước đức .

Tất cả những điều vị Bồ Tát làm , những điều vị Bồ Tát nói , những tư duy của Bồ Tát đều có thể tạo nên vô lượng phước đức , nhưng Bồ Tát không bị vướng vào những cái đó , vì thế Bụt nói Bồ Tát không tom góp phước đức .Khi mình chùi rửa nồi và tự nói làm như thế là để bòn chút công đức thì mình không phải là Bồ tát .Phải thấy được niềm vui ngay trong khi rửa nồi .Rửa nồi xong ,mình không tới nói với thầy :"Thầy ơi , con rửa hết đống nồi của thầy rồi đó , thầy có thấy con giỏi không ?" NÓI VẬY LÀ HỎNG HẾT
Trong đoạn kinh này có một mệnh đề :"Chấp nhận sự thực đó một cách hoan hỷ ".Mệnh đề đó được dịch từ bốn chữ "đắc thành ư nhẫn " của kinh bản Hán Văn .Nhẫn (tiếng Phạn :ksanti) ở đây có nghĩa là CHỊU ĐỰNG ĐƯỢC SỰ THẬT.
Nếu có người biết được sự thật về Vô Ngã của các pháp và chịu đựng được sự thực đó .Chịu đựng được ở đây có nghĩa là cái lòng mình lớn , có thể dung chứa được sự thật đó chứ không phải là sự thực đó đang đè nén mình
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Tu Bồ Đề ,nếu có kẻ nói :"Thế Tôn có tới ,có đi, có ngồi , có nằm " kẻ ấy không hiểu được điều ta nói. Tại sao ?Như Lai có nghĩa là không từ đâu tới cả , và cũng không đi về đâu cả, cho nên mới gọi là Như Lai.

Có nơi định nghĩa Như Lai là từ Chân Như tới và sẽ đi về Chân Như.Đã là chân như làm gì có tới có đi, vì vậy đây là để nói về sự thực vô khứ vô lai của vạn vật.Những đoạn kinh trước đã nói về vô trước , bình đẳng , bất nhị , không thường , và không đoạn.Đoạn kinh này nói về sự thật vô khứ vô lai.Sự thật này không những chỉ áp dụng cho NHư Lai mà còn cho tất cả các pháp

Tu Bồ Đề, nếu có người con trai hay người con gái nhà lành nào đem thế giới tam thiên đại thiên nghiền thành bụi nhỏ thì thầy nghĩ sao ?Bụi nhỏ như thế có nhiều không ?
Tu Bồ Đề nói :"Bạch Thế Tôn rất nhiều .Vì sao ?Nếu bụi nhỏ mà có thật thì Bụt đã không gọi chúng là bụi nhỏ.Cái mà Bụt gọi là bụi nhỏ vốn không phải là bụi nhỏ cho nên mới gọi là bụi nhỏ.Thế Tôn , cái mà Như Lai gọi là thế giới tam thiên đại thiên , nó không phải là thế giới cho nên mới gọi đó là thế giới .Vì sao? Nếu thế giới mà có thật thì đó là một hợp tướng .Cái mà Như Lai gọi là một hợp tướng vốn không phải là một hợp tướng cho nên mới gọi là một hợp tướng ."

_Tu Bồ Đề , cái gọi là hợp tướng chỉ là một ước lệ ngôn từ , không có thực chất .Chỉ có kẻ phàm phu bị vướng mắc vào đó mà thôi .

Đoạn này rất quan trọng.Trước hết Bụt nói về ví dụ đem thế giới này nghiền nát ra thành bụi nhỏ, tức là thành ra những vi trần (nguyên tử ).Vào thời của Bụt , người ta nghĩ sự vật được thành lập do sự tập hợp của vi trần.Nhiều người thời nay cũng còn nghĩ thế.Cái bàn hay cái bình trà đều là do sự tập hợp của những nguyên tử .Một số những nguyên tử tập hợp lại và làm thành cái bàn hay cái bình. Và khi nhận thức cái bàn hay cái bình , ta làm phát khởi trong ý niệm một hình ảnh mà ta gọi là một "hợp tướng", tức là cái tướng do sự hòa hợp ,ngược với tướng đơn vị, là nguyên tử hay vi trần.Vi trần là đơn vị .Khi những vi trần tới với nhau, chúng làm ra một sự vật, cái sự vật ấy là "hợp tướng".Mình có hai ý niệm : một là ý niệm về "vi trần" , hai là ý niệm về "hợp tướng".Cả hai đều sai lầm .Lý do , cả hai đều là ý niệm, mà ý niệm thì không thể chứa đựng được sự thật.Có người dịch danh từ "hợp tướng" là seizing on a material object.Nhìn vào hợp tướng hay nhìn vào vi trần mà thấy chúng không phải là hợp tướng cũng không phải vi trần thì lúc đó mới thoát được sai lầm.Bởi vì cả hai (vi trần và hợp tướng ) đều là những ước lệ ngôn ngữ , không có thực chất , chỉ có kẻ phàm phu ( người chưa giác ngộ ) mới bị vướng mắc vào đó mà thôi .Khi nói đến Tướng ta nhớ đến những danh từ như như "tổng tướng", "biệt tướng ".Tướng có thể được dịch là mark, sign, concept, notion.Nếu cho rằng thế giới có thật như trong ý niệm thì đó là một HỢP TƯỚNG, đó là trường hợp vướng mắc vào một đối tượng.Cái mà Như Lai gọi là một hợp tướng vốn không phải là một hợp tướng cho nên mới gọi là một hợp tướng.Tu Bồ Đề , cái gọi là Hợp tướng chỉ là một ước lệ ngôn ngữ không có thực chất .Chỉ có kẻ phàm phu mới bị vướng mắc vào đó mà thôi Ở đây chúng ta thấy rằng chúng ta không thể tuyên bố gì về sự thật của thực tại cả , vì lẽ ngôn từ và ý niệm của chúng ta không thể chuyên chở được thực tại của sự vật.Đoạn kinh này nói về tính cách bất khả thuyết (không thể diễn bày ) của sự vật.Khi chúng ta nói về sự thật của sự vật chúng ta chỉ căn cứ trên ý niệm về vi trần và về hợp tướng , nhưng sự thật là khi cả hai ý niệm được vượt thoát ta mới có thể tiếp xúc thực sự với thực tại mà thôi.
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
_Tu Bồ Đề , nếu có kẻ bảo Bụt có nói về Ngã kiến, Nhân kiến, Chúng sanh kiến, và Thọ giả kiến, kẻ ấy có hiểu được ý ta không ?

_ Thưa không , Thế Tôn.Kẻ ấy không hiểu được ý Như Lai.Vì sao ?Cái mà Như Lai gọi là ngã kiến, nhân kiến,chúng sanh kiến , và thọ giả kiến vốn không phải là ngã kiến , nhân kiến, chúng sanh kiến ,và thọ giả kiến , cho nên mới là ngã kiến , nhân kiến , chúng sanh kiến , và thọ giả kiến.

_Tu Bồ Đề , kẻ phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác phải biết như thế về tất các pháp , phải thấy như thế về tất cả các pháp , phải tin hiểu như thế về tất cả các pháp , mà không có khái niệm về pháp .Tu Bồ Đề , Cái gọi là khái niệm về pháp ,Như Lai nói không phải là khái niệm về pháp, cho nên mới gọi là khái niệm về pháp .

Người đọc kinh Kim Cương chưa thấm có thể phát khởi ý niệm là bốn tướng ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả là những kẻ thù của tuệ giác , của chân như, của Như Lai và sẵn sàng đày ải bốn tướng ấy ra ngoài vòng hiện hữu ..Ở đây Bụt muốn cứu chữa thái độ lưỡng nguyên đó .Người nói tất cả các pháp đều là khái niệm: ngã nhân , chúng sanh và thọ giả là những khái niệm; mà không ngã , không nhân , không chúng sanh , không thọ giả cũng là những khái niệm .Ta không thể buông bỏ một loại khái niệm để rồi bị vướng mắc vào một loại khái niệm khác .Khái niệm về vô ngã đã nương vào khái niệm về ngã mà phát sinh, giống như bông hồng đã nương vào những yếu tố không phải bông hồng mà tồn tại.Nhìn sâu vào lòng khái niệm ngã , ta có thể thấy khái niệm vô ngã .Lông rùa và sừng thỏ là những vật không có trong thực tại , nhưng ý niệm về lông rùa và sừng thỏ là những ý niệm có thật, và đã được phát sinh từ những ý niệm khác như :lông , sừng, rùa, và thỏ.Nhìn sâu vào thực tại của những ý niệm về lông rùa và sừng thỏ , ta có thể thấy được bản chất của thế giới , của Chân như , và của Như lai .Bụt dạy chúng ta không nên kỳ thị các khái niệm về ngã , nhân ,chúng sanh , và thọ giả .Những khái niệm này phải được đặt ngang hàng với các khái niệm Không , Chân như, Như lai , Vô thượng Chánh đẳng chánh giác .Các khái niệm nương nhau mà sinh khởi .Khái niệm là một pháp .Và khái niệm còn là Tướng .Bụt đã từng dạy :nơi nào có tướng là nơi ấy còn có sự lường gạt.Tướng nào cũng vậy .Tướng Ngã , tướng Nhân , hay là tướng Chân như , tướng Như lai cũng vậy.Theo đạo lý duyên sinh , các pháp nương vào nhau để sinh khởi .Nhìn vào một pháp , ta thấy được tất cả các pháp .Đây là chủ đề mà kinh Hoa Nghiêm sẽ khai thác .Điều thiết yếu ở đây là ta đừng kỳ thị các khái niệm ngã, nhân, chúng sanh , và thọ giả .Vì những khái niệm ấy cũng là pháp , cũng không có tự tánh , như bất cứ pháp nào .Đừng kỳ thị chúng , và cũng đừng chay theo những khái niệm đối lập.Biết được một khái niệm là một khái niệm , tức là đã vượt thoát khái niệm đó và đồng thời vượt thoát cái pháp mà khái niệm ấy đại diện .Lúc đó ta bắt đầu có kinh nghiệm trực tiếp với thực tại mầu nhiệm .

Nếu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác là không thì các tướng ngã , nhân , thọ giả , chúng sanh cũng không .Tại sao chúng ta kỳ thị và sợ hãi chúng ?
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Tu Bồ Đề , nếu có người đem bảy thứ châu báu số lượng lớn đến nỗi chứa đầy các thế giới nhiều tới vô lượng A tăng kỳ để bố thí thì phước đức cũng không bằng phước đức của một người con trai hay một người con gái nhà lành khi người này phát tâm bồ đề , đọc tụng thọ trì kinh này và đem giải thuyết cho người khác nghe , dù chỉ là một bài kệ bốn câu trong ấy .Giải thuyết theo tinh thần nào ?Giải thuyết mà không kẹt vào tướng ,như như và không động chuyển .Vì sao thế ?
Tất cả pháp hữu vi
Như mộng huyễn bào ảnh
Như sương , như chớp lòe
Hãy quán chiếu như thế

Sau khi nghe Bụt nói kinh này , thượng tọa Tu bồ Đề và các vị khất sĩ , nữ khất sĩ , Ưu bà tắc , Ưu bà di và tất cả các giới trời người , A tu la đều rất hoan hỷ tin tưởng tiếp nhận để thực hành .

Trong những đoạn cuối này của kinh có một bài kệ rất đẹp , Bụt căn dặn phải thực tập và giải thuyết kinh này theo tinh thần nào thì mới thực sự có phước đức lớn .

1- Giảng thuyết mà không kẹt vào tướng
Tu sĩ hay cư sỹ nên giảng thuyết giảng thuyết kinh này theo tinh thần vô tướng .Khi đã được học kinh rrooif thì nhìn một vị giảng sư , một vị giáo sư đang giảng kinh quý vị sẽ thấy ít nhiều là người đó đang giảng kinh trong tinh thần vô tướng , hay là đang giảng kinh trong mán lưới lúng túng của khái niệm .Cái thấy của người đó , cách giải kinh của người đó , cái ý niệm "tôi là người giảng kinh còn quý vị là người đang nghe kinh" _ Những cái đó quý vị có thể nghe và cảm nhận được trong lời thuyết pháp .Nghe một người giảng kinh Kim Cương mình sẽ thấy người ấy có còn kẹt ít hay nhiều vào những khái niệm ngã, nhân , chúng sanh , và thọ giả .Thật sự nếu còn bị kẹt nặng vào bốn cái ấy thì đâu có giảng kinh Kim Cương được một cách đích thực.Tinh thần Bát Nhã sẽ không thoát ra được vào trong lời giảng.Đó là điều kiện đầu tiên - vượt thoát tướng

2-Tinh thần như như
Như như là phù hợp với sự thật.Người đó phải tiếp xúc được với sự thật bất nhị, sự thật bất khả thuyết và sự thật vô phân biệt và khi tiếp xúc được với Chân như rồi thì như mình đã đào giếng được tới chỗ có nước .Khi mình đã được trực tiếp uống nước giếng của tuệ giác thì mình không còn kẹt vào bốn tướng kia nữa và khi tiếp xúc với mình , người khác có thể thấy được mình đã thoát được các tướng đó , dù chỉ là mới một phần

3-Không động chuyển
Dù có bị la mắng báng bổ , dù có bị buộc tội là giảng kinh ngoại đạo,có bị chê là không hiểu kinh mà cũng giảng kinh, thì người giảng kinh cũng an lạc tươi cười không giận hờn gì hết .Đó là chứng cớ thứ ba cho thấy người này đang giảng kinh Bát nhã với tinh thần vô tướng và như như .Người ấy đang giảng kinh trong tinh thần không động chuyển.Bụt cho một bài kệ để kết thúc kinh .Bản chữ Hán của bài kệ như sau :
Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng huyễn , bào ảnh
Như lộ diệc như điển
Ưng tác như thị quán

Chúng ta hãy tìm hiểu những từ trong bài kệ
Hữu vi pháp là các pháp được sinh khởi , tồn tại , và hoại diệt theo luật duyên khởi .
Huyễn là có mà không thật, như trò huyễn thuật.Những sụ vật kia tuy ta có thấy rõ ràng , có nghe rõ ràng đó , nhưng chúng đều không thật.Cái bàn này đối với ta chắc thật như vậy đó , nhưng nhà khoa học vật lý có thể bảo : Cái mà anh tưởng là cái bàn thật sự nó là huyễn .Nó không phải như anh thấy đâu.Khi đi vào trong nó tôi chỉ thấy không gian , và các điện tử trong đó chay với tốc độ gần tốc độ ánh sáng mặt trời , như một đàn ong vĩ đại .

Cái nhìn của nhà khoa học đã khác với cái nhìn của mình và nhà khoa học đã thấy gần sụ thật hơn mình .Vạn vật như huyễn .Chúng hiện hữu đó nhưng không hiện hữu theo cách mình tưởng.

Bào tức là bọt nước.
Ảnh tiếng Phạn timira, một hình ảnh tuy mình có thấy nhưng không có thật.Ví dụ khi dụi mắt thật mạnh rồi mở mắt ra ta thấy có những ngôi sao hay những bông hoa trên trời .Ta tưởng như sao đó và hoa đó có thật , nhưng không phải thế
"Như lộ diệc như điển ".Lộ là những hạt sương, điển là những chớp lòe .
"Ưng tác như thị quán " có nghĩa là nên quán chiếu như thế .
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Bản dịch như sau :

Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng huyễn bào ảnh
Như lộ diệc như điển
Ưng tác như thị quán

Bốn câu này không những chỉ có nghĩa là các pháp vô thường .Nhiều người đọc kinh tới đây vẫn nghĩ rằng ý Bụt muốn nói là các pháp vô thường như mây như khói như bóng chớp."Các pháp vô thường", đúng là Bụt có dạy như vậy , nhưng không phải ở đây .Ở đây Bụt muốn nói là những gì mình thấy không phải là tự thân sự vật.Mình tưởng mình nắm được thực tại ,kỳ thực mình đang nắm những bóng hình huyễn mộng.Phải quán chiếu sâu sắc để thoát khỏi ảo giác về thực tại .Những câu kinh như vậy ta có thể nương vào khoa học mà chứng minh được một phần nào .Nhà khoa học nào cũng nói khi đi sâu vào đời sống của thế giới vật thể cực vi họ đều thấy những nhận thức thông thường hằng ngày của mình rất buồn cười .Nhà khoa học tuy vậy cũng phải sống như mọi người , cũng phải uống trà , uống sữa, ăn cơm ...như mọi người .Dù biết là cái bánh mì kia toàn là không gian và rất ít vật thể mà ông ta cũng vẫn ăn như mọi người.Thì Bụt cũng vậy ,dù Bụt biết là các pháp như mộng huyễn , bào, ảnh, nhưng mà Bụt vẫn sống , vẫn ăn cơm , uống nước .Nhưng có một điều khác là Bụt sống với tinh thần Vô Chấp và Vô Tướng.Còn chúng ta thì không thế.

Sau khi nghe Bụt nói kinh này , thượng tọa Tu Bồ Đề và các vị khất sĩ , khất sĩ nữ, ưu bà tắc, ưu bà di và tất cả các giới trời, người , A tu la đều rất hoan hỷ , tin tưởng tiếp nhận để thực hành .

Ở đây chúng ta thấy có một điều đặc biệt :Không có vị Bồ tát nào trong thính chúng cả .Đây là một chứng cớ cho thấy kinh Kim Cương là một trong những kinh xuất hiện sớm nhất trong lịch sử văn học Bát Nhã .Giảng xong kinh Kim Cương Năng Đoạn, tôi xin có đôi lời kết thúc .Kinh Kim Cương là để học , để quán chiếu , nhưng cũng là để tụng.Tụng là một trong những phương pháp hành trì hay nhất của kinh Kim Cương .Để tâm hồn lắng đọng , tụng kinh này trong đêm khuya,thỉnh thoảng quý vị sẽ đạt tới những cái thấy sáng chói và bất ngờ .Tụng kinh Kim Cương cũng như tưới tẩm những hạt giống tuệ giác nằm sâu trong lòng đất tâm của chúng ta .Nếu có ai hỏi tại sao đã hiểu kinh rồi mà còn tụng kinh nhiều lần, ta sẽ trả lời : tụng kinh là tưới nước .Tưới một lần không bao giờ đủ .Phải được tưới tẩm thường xuyên, những hạt giống tuệ giác mới nẩy mầm và đâm chồi .Huống nữa , cái thấy của chúng ta về Kim Cương chưa có thể gọi là thấu đáo .Càng tụng đọc ta càng có cơ hội mở mang tuệ giác của ta .Tụng kinh ta thấy Bụt và thầy Tu bồ Đề tiếp tục đối thoại với nhau và nhắc lại nhiều lần những điều đã nói .Đó cũng là một hình thức tụng.Chúng ta đừng ngại sự lặp đi lập lại.Có những câu nói mà chúng ta cần lặp đi lập lai trọn đời.Có những bài hát càng hát càng thấm .Kinh Kim Cương cũng vậy.

Chúng ta đã có may mắn được học kinh này với nhau.Mai mốt nếu có cơ hội chúng ta sẽ cùng học lại.Và chắc chắn lần sau chúng ta sẽ có thêm nhiều khám phá mới .

Xin đại chúng chắp tay trì tụng bài hồi hướng để tỏ lòng biết ơn Tam Bảo

Trì thuyết kinh thâm diệu
Tạo công đức vô biên
Đệ tử xin hồi hướng
Cho chúng sinh mọi miền

Pháp môn xin nguyện học
Ân nghĩa xin nguyện đền
Phiền não xin nguyện đoạn
Quả Bụt xin chứng nên.

KINH KIM CƯƠNG chú giải : hết

TÁC GIẢ Chú Giải : Thầy THÍCH NHẤT HẠNH
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên